Thiên Sứ

Giải nghĩa lịch sử

1 bài viết trong chủ đề này

Giải nghĩa lịch sử

Lê Hải

bbcvietnamese.com

-------------------------------------------------- Posted ImagePosted ImagePosted Image

Bộ sách "Giải nghĩa lịch sử" được xuất bản liên tục từ 2002 đến nay

Lịch sử phải được viết lại bằng phương pháp mới, được xây dựng thông qua quá trình phá bỏ ngay chính khái niệm "lịch sử", đó là hướng đi của ngành sử học đương đại, trong đó có nhóm lý thuyết gia Đức do giáo sư Jorn Rusen dẫn đầu.

Trong bối cảnh giới sử gia Việt Nam đang quan tâm đến công trình soạn thảo quốc sử và chỉnh sửa sách giáo khoa lịch sử, BBC tiếng Việt xin giới thiệu thêm một góc nhìn tham chiếu từ lĩnh vực lý thuyết sử học.

Giải nghĩa lịch sử

Trong thập niên 1990, nhiều lời cáo chung cho lịch sử thế giới được phát biểu mà nổi bật nhất là tuyên bố của giáo sư người Mỹ gốc Nhật Francis Fukuyama: "Hồi kết của lịch sử".

Phá bỏ quan niệm truyền thống về phương pháp sử, mở rộng đối thoại liên ngành và liên văn hóa, nhóm nghiên cứu từ Essen (Đức) năm nay tiếp tục giới thiệu các nghiên cứu về phương pháp sử học xoay quanh mục tiêu "giải nghĩa lịch sử" (Making Sense of History), một công trình khởi đầu từ năm 1994 và liên tục xuất hiện qua 11 tập sách bắt đầu từ năm 2002.

Trong vòng mười năm trở lại đây, nhiều đầu sách về lịch sử ở các nước phương Tây bắt đầu xuất hiện với những từ khóa như "giải nghĩa" (Making Sense), "ký ức" (Historical Memory), hay "liên văn hoá" và "liên ngành" (Intercultural, Interdiscipline), trong đó có cả các nghiên cứu về lịch sử Việt Nam.

GS Jorn Rusen ghi nhận "một làn sóng toàn cầu" của các công trình nghiên cứu viết sử theo hướng mới này, "tìm hiểu quá trình xây dựng bản sắc cá nhân và tập thể thông qua ký ức, ứng dụng và chức năng trong văn hóa, xã hội và chính trị của phép kể chuyện quá khứ, và các kết cấu tâm lý của quá trình ghi nhớ, ức chế và hồi tưởng".

Ký ức lịch sử

Quá trình nghiên cứu cũng ghi nhận tiến trình xâm nhập không gian văn hóa đại chúng như các kênh truyền hình chuyên về lịch sử và phim truyện Hollywood của các khái niệm "lịch sử" và "ký ức lịch sử", tức là cách nhìn lịch sử của mỗi cá nhân đương đại.

Posted Image Lý thuyết mới

Posted Image

Posted Image Từ sau ngày lịch sử bị khai tử, các vấn đề lịch sử dường như đang quay lại báo thù. Tình thế này [...] đòi hỏi phải có một hệ thống lý thuyết mới cho ngành sử học.

Posted Image

GS Jorn Rusen

Khoảng trống vắng về lý thuyết cho các nghiên cứu ký ức lịch sử chính là mục tiêu xây dựng cho các công trình của Viện nghiên cứu cao cấp về nhân loại ở Essen, mà giáo sư Jorn Rusen giữ chức chủ tịch, đã khởi xướng từ năm 1994 với tiêu chí "giải nghĩa lịch sử" (Historische Sinnbildung).

Các nhà nghiên cứu ghi nhận "bất kỳ khảo sát nào vào ký ức lịch sử trong bối cảnh văn hóa khác nhau đều không chỉ là nghiên cứu mang tính đột phá, mà còn là viên gạch cho cả một lý hệ thống lý thuyết bao quát hơn cho môn lịch sử".

"Bất kỳ phân tích nào đối với dù ngay cả một trạng thái đơn giản của ký ức lịch sử cũng chạm ngay vào các vấn đề lý thuyết và triết học cho môn lịch sử", GS Rusen viết trong lời dẫn nhập cho 10 tập sách đã xuất bản.

Liên ngành và liên văn hóa

Theo đó, nghiên cứu viết sử từ ký ức đòi hỏi cái nhìn đa ngành, "từ sử gia, chuyên gia nhân học, triết gia, các nhà xã hội học, tâm lý học và lý thuyết gia văn chương, cũng như các chuyên gia trong những ngành như truyền thông và nghiên cứu văn hóa cùng nhau khám phá các vấn đề như sau: Cái gì tạo ra ý và nghĩa (sense and meaning) cho lịch sử?".

Khi mở rộng phạm vi học thuật thì khái niệm thời gian không còn đơn giản là một đường thẳng theo một chiều tuyến tính, mà là khái niệm chuyển tải nhiều nội dung khác nhau trong các nền văn hóa khác nhau, liên quan đến hệ giá trị và nhân sinh quan riêng.

Do vậy, tuyên ngôn của giáo sư Jorn Rusen cũng kêu gọi thiết lập môi trường liên lạc liên văn hóa (intercultural communication), cũng là tên một ngành học đương đại, để xây dựng một mặt bằng chung cho học thuật trong thời đại toàn cầu hóa, vốn đã xóa bớt khoảng cách trên bình diện chính trị và kinh tế nhưng phần nào lại gia tăng khoảng cách trên bình diện văn hóa.

Và tất nhiên, trong các hệ thống ngành học có liên quan đến công trình này không thể thiếu các thành quả của ngành phân tâm học, vốn cũng từng xuất thân từ nước Đức, trong các nghiên cứu về không gian nhận thức tiềm ẩn và quá trình chuyển giao thông tin khoa học và phi khoa học trong ký ức lịch sử.

Nhời bàn của Thiên Sứ:

Từ trước 2002 - tức là trước khi cuốn sách đầu tiên của vị giáo sư khả kính này ra đời - để nói đến cái nhìn đa ngành trong lịch sử; trước cả khi cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc công nhận di sản văn hóa phi vật thể là bằng chứng khoa học minh chứng cho lịch sử - tháng 5/ 2002 - thì Thiên Sứ tôi đã ứng dụng điều này từ năm 1998. Lý thuyết của giáo sư này chỉ là một trường hợp riêng của Thiên Sứ minh chứng cho lịch sử văn hiến trải gần 5000 của Việt tộc.

Nhưng rất tiếc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay