wildlavender

Về hiện tượng Duy Tuệ và "thiền minh triết":

43 bài viết trong chủ đề này

Sư chỉ lên tượng Phật nhưng lại nói:"lấy mấy tượng gỗ kia xuống chẻ làm củi" có động chạm gỉ đết "đốt" Phật đâu?

Trời lạnh, thiếu củi đốt thì...lấy tượng gỗ làm củi...cái "Lý" là vậy...

Phật trong ta, Phật trong ngươi, Phật trong chúng sinh, Phật "thấy" khắp mọi nơi, đâu nhất thiết trong các tượng "gỗ" kia...

Còn nếu vẫn cứ cho rằng Phật hiện hiện trong các tượng "gỗ" đó...thì khi đông tàn, sang xuân trời ấm áp, ta lại đốn "cây" về tạc "tượng", Phật lại về với ta vậy...(Chùa mà không có tượng Phật...sao gọi là chùa...)

Đốt xong rồi chẻ, cầu trôi nước không trôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư chỉ lên tượng Phật nhưng lại nói:"lấy mấy tượng gỗ kia xuống chẻ làm củi" có động chạm gỉ đết "đốt" Phật đâu?

Trời lạnh, thiếu củi đốt thì...lấy tượng gỗ làm củi...cái "Lý" là vậy...

Phật trong ta, Phật trong ngươi, Phật trong chúng sinh, Phật "thấy" khắp mọi nơi, đâu nhất thiết trong các tượng "gỗ" kia...

Còn nếu vẫn cứ cho rằng Phật hiện hiện trong các tượng "gỗ" đó...thì khi đông tàn, sang xuân trời ấm áp, ta lại đốn "cây" về tạc "tượng", Phật lại về với ta vậy...(Chùa mà không có tượng Phật...sao gọi là chùa...)

Thiên Bồng giải thích hay. Đúng theo ngôn ngữ Lý học. Nhưng vẫn lấy hình tượng để giải thích một hình tượng. Chưa rốt ráo.

Cháu nghĩ Thiền Sư có ý đốt Tượng Phật, đây là cách thuyết pháp sống, trực chỉ trực nhận. Như vậy cũng có tác dụng đưa hành giả vượt qua chữ nghĩa sách vở, không bị chết trên ngôn ngữ kiến giải.

Đây là kiến giải vốn được cảm nhận của tha nhân và đã được các bậc trí giả nhắc tới từ lâu. Nếu đưa hành giả vượt qua ngữ nghĩa sách vở thì hành giả dựa vào đâu để hiểu Phật Pháp?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Bồng và Rubi thân mến.

Thế gian không chịu "Dịch tiếng Việt ra tiếng Việt", người nào người nấy cứ thích dùng ngôn ngữ chiên môn của mình, nên khó thông cảm. Tôi thí dụ: Khi chúng ta nói: "Công Đức của Đức Phật" thì có thể diễn nôm là" Sự đóng góp của Đức Phật" vào kho tàng tri thức của nhân loại. Nhưng tiếng Việt vốn phong phú, đa dạng - một thứ ngôn ngữ cao cấp trong suốt qúa trình phát triển của văn minh nhân loại - nên tùy theo ngữ cảnh mà sử dụng. Không thể vào chùa mà sửa chữ hòm "Công Đức" thành hòm "đóng góp" được.

Từ khi Phật Pháp phổ biến trong xã hội Đông phương thì mỗi người, nhóm người tùy cơ duyên mà tiếp thu kiến thức của Phật Pháp. Trong hàng ngàn năm lưu truyền trong tha nhân, tất có những bậc cao tăng, trí giả nhận thức được bản thể của vũ trụ và hòa nhập. Tất nhiên khi họ đã ngộ được - tiếp thu được tinh hoa của Phật Pháp - thì họ đưa ra những ý tưởng để truyền đạt. Bởi vậy mới có "thiên kinh, vạn quyển" lưu truyền trong thế gian. Rồi những buổi giảng đạo, thuyết pháp của các thiền sư, tất cũng không ít những lần giảng theo kiến giải của cá nhân. Hàng ngàn năm trôi qua, nhưng khía cạnh khác nhau trong ý tưởng của Đức Phật được khái thác, được hiểu từ các vị cao tăng và nó trở thành những dòng tu riêng biệt. Ấy là nói theo Thiên Chúa giáo. Còn nói theo Phật giáo thì gọi là những Pháp môn (Lưu ý: Việc này khác với việc hình thành các trường phái trong phong thủy từ cổ thư chữ Hán về bản chất).

Đức Phật nói: "8.4000 pháp môn đều đi tới giải thoát".

Nhưng trong quá trình chiêm nghiệm, phân tích kiến giải đó, sẽ không thiếu hiện tượng hiểu sai những luận cứ, luận điểm của Phật pháp và diễn giải sai. Bởi vậy, Đức Phật đã lường trước điều này và đã nói - Đại ý: "Sau này có những kẻ nói giống ta, nhưng làm sai những ý tưởng của ta. Đó là Ma ba tuần".

Bởi vậy, Thiên Bồng mới thấy tính cần thiết của phương pháp "Bát chính", trong đó quan trong là: "Chính tư duy" - cá nhân tôi rất tôn trong phương pháp này. Chính tư duy để phân biệt đúng - sai. Nhưng muốn chính tư duy thì bản chất lại rất khó. Vì như thế nào được coi là "chính tư duy"? Những cái mà ta cho là đúng có thật chính tư duy không? Hay là nó chỉ phản ánh thực trạng nhận thức của chính ta? Bởi vậy nó mới cần đến sự suy nghiệm, cần phương pháp suy nghiệm. Tỷ như đối chiếu, so sánh để tìm bản chất của vấn đề - mà cũng chỉ là bản chất trong mối tương quan của sự so sánh đối chiếu ấy. Nó rất phụ thuộc vào những kiến thức ta tiếp thu được và nó chỉ làm sáng tỏ trong mối tương quan những kiến thức mà ta đem ra so sánh để đối chiếu. Do đó, khi gặp một mâu thuẫn bởi những nhận thức mới thì - nếu không có một tinh thần cởi mở, nhận thức và phân biệt đúng tính khách quan hay chủ quan của vấn đề - dễ bị "Tẩu hỏa nhập ma" do sự mâu thuẫn giữa hiện tượng, hay vấn đề được nhận thức mới với sở kiến vốn có (Phật pháp quen gọi là "chấp").

Trong minh triết Tây Phương có một nhận định gần gũi và phản ánh một trong những khía cạnh của chính tư duy là:

- Những kẻ không chịu suy luận là những kẻ cuồng tín.

- Những kẻ không thể suy luận là những kẻ ngu xuẩn.

- Những kẻ không dám suy luận là những kẻ nô lệ.

Nhưng trong ý tưởng minh triết này còn thiếu ít nhất một yếu tố - theo ý tưởng của tôi - là: Vậy những con người tự do và suy luận sai thì sao?

Bởi vậy, chỉ một việc thực hiện đúng pháp là 1/ 8 điều Bát Chính của Đức Như Lai "Chính tư duy" đã là cả một kho tàng minh triết phức tạp.

Từ những vấn đề được đặt ra này, chúng ta cùng chiêm nghiệm hành vi của vị Thiền Sư khi ngài quyết định chẻ tượng Phật làm củi để sưởi.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa SP,

BW xin phép copy một đoạn phân tích của một người bạn trao đổi ngoài Facebook về chủ đề liên quan đến tượng Phật để bổ sung thêm ý bàn luận:

Có thể nói là như vầy, trong Phật học, theo chủ quan tớ thì Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh là quan trọng nhất, là kinh cao diệu nhất và cũng là tâm kinh, cốt lõi của tâm niệm cách vật, trí tri, hiểu rõ tánh không của vạn vật

"Cố tri BNBLMĐ, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thực bất hư"

Nếu như am hiểu được câu đầu tiên của Bát nhã ba la mật đa tâm kinh, con người ta đã lên một đẳng cấp khác thì người nào ngẫm đi ngẫm lại câu tớ vừa nêu trên sẽ có 1 trí tuệ cao hơn nhiều phần. Từ việc đả phá ngũ uẩn, diệt trừ phàm ngã, đưa chúng ta về lại trạng thái vô cực, từ vô cực đó chúng ta sẽ hiểu đâu là chân ngã, đâu là thực, đâu là hư,.. hiểu được vũ trụ cũng như tánh không của vạn vật.

Tuy nhiên nếu chưa đạt được đẳng cấp đó, như đã nói lúc sáng, khi con người thiền định không chuyên, chưa thực sự hành vô niệm thì không thể hiểu chánh niệm, khi chưa diệt trừ được phàm ngã thì chưa thể tìm ra chân ngã. Và vì vậy nếu dùng cái lý của người đã ngộ để áp dụng trong khi mình chưa ngộ thì nguy hiểm vô cùng. Đó cũng là lý do tớ rất ái ngại khi nêu lên những lập luận này.

Nhưng nếu đã biết lắng nghe cơ thể, lắng nghe vũ trụ. Hiểu được Luân Hồi thì sẽ hiểu được Sanh, Lão, Bệnh, Tử. Từ việc hiểu Sanh, Lão, Bệnh, Tử đó sẽ hiểu ra giá trị của việc tu hành, và hiểu được giá trị của cuộc sống thật sự. Và để tăng hiệu quả tu hành, việc giữ ấm cho cơ thể cũng theo đó mà cnầ thiết.

Lại nói về việc nhận thức được thực hư, tánh không của vạn vật, việc tượng gỗ được đúc thành hình Phật là do tâm niệm mà thành. Nếu không có sự tồn tại của vị thiền sư và những người xung quanh thì bức tượng gỗ ấy cũng không là gì cả. Tự tánh của bức tượng gỗ không phải là tượng Phật. Nếu một người trong tâm đã có Phật thì nhìn đâu cũng là Phật, dù chỉ là tảng đá, gốc cây thì cũng là Phật; nói phần này nếu lý giải sâu xa nữa thì sẽ rất dài. Việc chẻ tượng gỗ làm củi, nếu đã có thể quán tâm mình thì việc đó không sao cả, nhưng nếu quán rằng khúc cây nhặt được ngoài kia là Phật để rồi dùng sai mục đích thì ấy mới chính là tà tâm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa SP,

BW xin phép copy một đoạn phân tích của một người bạn trao đổi ngoài Facebook về chủ đề liên quan đến tượng Phật để bổ sung thêm ý bàn luận:

Mặc dù chưa viết xong bài viết. Nhưng tôi đặt vấn đề phản biện về một số khái niệm sau đây:

*

chưa thực sự hành vô niệm thì không thể hiểu chánh niệm,

Một người bị đánh thuốc mê, hoặc ngủ sâu và một người vô niệm khác nhau ở chỗ nào?

Niệm chú có phải là niệm không? Hay là vô niệm?

*

Hiểu được Luân Hồi thì sẽ hiểu được Sanh, Lão, Bệnh, Tử. Từ việc hiểu Sanh, Lão, Bệnh, Tử đó sẽ hiểu ra giá trị của việc tu hành, và hiểu được giá trị của cuộc sống thật sự.

Sanh , lão, bệnh, tử là nhận thức trực quan. Chính từ nhận thức đó Đức Phật mới đi tìm sự giải thoát. vậy sao lại cần hiểu "Sinh , lão, bệnh, tử"?

Khoa học hiện đại đã nhận thức được sự bất định của vạn vật. Sự phát triển tiếp theo của khoa học hiện đại cũng sẽ đi đến chân lý cuối cùng. Giả sử họ tìm được Hạt của Chúa - thì sau Hạt của Chúa sẽ là cái gì nữa? Nếu không tìm được Hạt của Chúa thì sau các hạt đã tìm thấy sẽ là cái gì? Phải chăng họ cũng sắp tìm ra tính vô thường của vạn hữu?

Khi xác định được tính vô thường của vạn hữu thì tất yếu họ cũng sẽ tìm được quy luật của vạn hữu và đến với thuyết Âm Dương Ngũ hành để phục vụ cho con người. Chân lý chỉ có một thôi. Sẽ không thể có hai học thuyết phản ánh một vũ trụ này.

Tôi thường đặt câu hỏi: "Thành Phật rồi thì làm gì nữa?". Nếu là tiếp tục độ chúng sinh thì hãy dộ ngay bây giờ trong hoàn cảnh có thể!Nếu không thể hoằng Pháp vì chưa hiểu thấu pháp Phật thì sống vì tình yêu thương con người và có trách nhiệm cũng tốt vậy!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi chưa nghiên cứu Đạo Phật nhiều, nhưng cũng xin phán thử 1 câu theo cách hiểu của tôi: Có thể Phật đựơc sinh ra theo Nguyện lực của chúng sinh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Bồng thân mến.

Trong thế giới Hậu Thiên này, luôn có đối đãi phân biệt. Nếu không có phân biệt thì không có phát triển vì không có tương tác. Bởi vậy Lý học đưa ra khái niệm Âm Dương để mô tả tính phân biệt đó. Kinh sách của Phật Pháp thể hiện trong nét chữ, ngôn từ, ngữ nghĩa, câu cú...là Âm so với tinh thần Phật pháp là Dương thể hiện qua cuốn kinh đó. Ngôn từ, ngữ nghĩa, câu cú, chữ viết là những quy ước chung của thế nhân nhằm chuyển tải và phổ biến kiến thức. Nó mô tả bản chất của hiện tượng và vấn đề, nhưng không phải bản chất của hiện tượng và vấn đề. Do tính giới hạn của nó trong quy ước về ngôn từ, câu chữ..... Giới hạn lớn nhất của cuốn kinh chính là độ dày của tập sách và nội dung miêu tả trong tập kinh đó. Nhưng nếu như không có sách vở và tri thức truyền lại thì con người từ mỗi cá thể cho đến cả một công đồng dân tộc hay toàn thể thế giới sẽ luôn phải làm lại từ đầu những tri thức mà nó tiếp thu được trong một kiếp người ngắn ngủi. Đó là lý do mà sách vở kiến thức đời xưa truyền lại chính là sự tích lũy tri thức của bao thế hệ đã được chọn lọc và lưu truyền những tinh hoa của nó - để con người thế hệ sau tiếp bước trên nền tảng tri thức đã có trong lịch sử phát triển văn minh nhân loại, để con người không phải làm lại từ đầu. Đó cũng là lý do mà tôi cho rằng mọi sự hủy diệt văn hóa phi tự nhiên đều là hành vi man rợ. Hủy diệt văn hóa chính là sự hủy diệt cả một qúa trình tiến hóa của một dân tộc hay của cả nhân loại.

Vậy hành vi của vị Thiền Sư kia có phải là một hành vi hủy diệt văn hóa không?

Chúng ta phải quán xét hành vi này chỉ mang tính cục bộ trong ngôi chùa. Nó khác hẳn hành vi hủy diệt văn hóa của một dân tộc. Thí dụ như đạo quân Trương Phụ hủy diệt văn hóa Việt tộc theo lệnh của vua Minh Tuyên Đức. Về tính cục bộ thì bức tượng Phật gỗ chỉ là biểu tượng của minh triết Phật. Tượng gỗ được tôn thờ chính vì nó là hình tượng của người có công lao lớn đóng góp cho văn minh nhân loại. Chứ không phải tự thân bức tượng đó linh thiêng huyền vĩ, khiến người ta phải tôn thờ. Hay nói cách khác: Hình tượng Đức Phật được tôn thờ chính vì những gía trị tư tưởng siêu việt của Phật pháp thể hiện trong kinh Phật qua những lời giảng của Ngài. Tượng Phật chỉ là phương tiện nhắc nhở thế nhân đến Phật pháp và không phải Phật Pháp. Tương tự như vậy - ở một mức độ nhận thức cao cấp hơn - Kinh Phật hướng thế nhân đến chân lý và chưa phải chân lý. Đó là "ngón tay chỉ lên mặt trăng và không phải mặt trăng".

Tôi nghe nói có vị thiền ni tự đốt ngón tay trỏ của mình cúng dường Đức Phật trong khi tụng kinh và lấy ngay lửa của ngón tay đó làm ánh sáng để tụng. Theo tôi đấy chỉ là thể hiện quyết tâm đi theo Phật pháp chứ chưa chắc đã chứng ngộ. Bởi vì, ngay với ý niệm cúng dường Đức Phật thì đã có phân biệt giữa Phật và phi Phật - trong đó có ta, có bản ngã. Tất nhiên chưa thể phải là Phật được.

Một vị thiền sư đã nói với tôi: "Đức Phật không độ cho ai cả?". Hồi mới nghe câu này tôi hơi ngạc nhiên. Vậy bao công lạo tâm niệm chí thành tôn trọng Ngài mà Ngài không độ thì chán quá! Cá nhân tôi và bá chúng biết nương tựa vào đâu, để an ủi cho kiếp người lênh đênh trên bề khổ trần gian này - chưa nói đến sự trầm luân của nó? Sau này tôi có xem một bộ kinh thì quả là Đức Phật có nói - Đại ý: "Các người chớ vội tin lời ta nói, mà hãy chiêm nghiệm và tự tìm lấy chân lý". Nhưng sau này có thời gian suy nghiệm, tôi mới nhận thấy rằng: Tất cả hành vi Phật đạo: "Ăn chay, niệm Phật"....Đều có một ý nghĩa tích cực trong việc mang lại bình an cho cuộc sống và hướng tới một sự an lành. Đó chính là sự giải nghiệp mà Đức Phật nói tới. Tùy căn cơ mà mức độ giải nghiệp sẽ khác nhau. Chí ít thì lấy hình tượng Đức Phật từ bi để noi theo (Vào chùa lễ Phật), cao hơn thì xem kinh sách để hành đạo và trên tất cả là sự giải thoát.

Hồi còn trẻ, có lần một cư sĩ kể tôi nghe về Đức Địa tạng vương bồ tát nói rằng: Ngài nguyện khi nào độ hết chúng sinh trong cõi Ta Bà này thành Phật, ngài mới thánh Phật". Tôi lấy kiến thức "khoa học" bác bỏ lại: "Chúng sinh ở đây gồm tất cả sinh vật sống, kể cả con vi trùng. Nó phải tiến hóa trong muôn ức kiếp mới thành người rồi tu thành Phật thế thì lâu quá! Biết chứng nào Bồ Tát mới thành Phật được?" . Vị cư sĩ cười: "Tai anh lấy cái kiếp của anh nên thấy nó lâu. Chứ với sự vô lượng, vô biên - phi thời gian, phi không gian, phi lượng số - của vũ trụ thì sự tồn tại của cả cái thế giới này chỉ là một satna mà thôi!". Mãi sau này, khi tìm hiểu về thuyết Âm Dương Ngũ hành thì chính những sự giác ngộ từ những chi tiết ấy tôi mới hiểu được bản chất của Thái Cực một tập hợp bao trùm tất cả các tập hợp, cho dù mỗi tập hợp đền là phần tử của một tập hợp lớn hơn nó. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà Einstein nói:

"Đạo Phật chính là tôn giáo của tương lai".

Bởi vậy, khi vị thiền sư cho chẻ cái tượng gỗ trong chùa của ông thì chỉ làm ngạc nhiên cho những người có tín ngưỡng và chấp vào hình tượng. Ông không hề báng bổ Phật Pháp khi ông vẫn chí thành giảng cho chú tiểu những giáo lý của Phật.

BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mặc dù chưa viết xong bài viết. Nhưng tôi đặt vấn đề phản biện về một số khái niệm sau đây:

*

Một người bị đánh thuốc mê, hoặc ngủ sâu và một người vô niệm khác nhau ở chỗ nào?

Niệm chú có phải là niệm không? Hay là vô niệm?

*

Sanh , lão, bệnh, tử là nhận thức trực quan. Chính từ nhận thức đó Đức Phật mới đi tìm sự giải thoát. vậy sao lại cần hiểu "Sinh , lão, bệnh, tử"?

Khoa học hiện đại đã nhận thức được sự bất định của vạn vật. Sự phát triển tiếp theo của khoa học hiện đại cũng sẽ đi đến chân lý cuối cùng. Giả sử họ tìm được Hạt của Chúa - thì sau Hạt của Chúa sẽ là cái gì nữa? Nếu không tìm được Hạt của Chúa thì sau các hạt đã tìm thấy sẽ là cái gì? Phải chăng họ cũng sắp tìm ra tính vô thường của vạn hữu?

Khi xác định được tính vô thường của vạn hữu thì tất yếu họ cũng sẽ tìm được quy luật của vạn hữu và đến với thuyết Âm Dương Ngũ hành để phục vụ cho con người. Chân lý chỉ có một thôi. Sẽ không thể có hai học thuyết phản ánh một vũ trụ này.

Tôi thường đặt câu hỏi: "Thành Phật rồi thì làm gì nữa?". Nếu là tiếp tục độ chúng sinh thì hãy dộ ngay bây giờ trong hoàn cảnh có thể!Nếu không thể hoằng Pháp vì chưa hiểu thấu pháp Phật thì sống vì tình yêu thương con người và có trách nhiệm cũng tốt vậy!

Vâng thưa SP, BW chỉ đọc sơ qua và chưa có suy ngẫm nhiều vì bị chi phối bởi nhiều công việc. Chỉ copy thêm để đóng góp cho những bàn luận về vấn đề liên quan thôi. Cảm ơn SP đã giảng giải thêm. :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói chung về hiện tượng kiến giải của một số Người là thế này:

Có một số người, tu thiền không chuyên, rơi vào văn tự chữ nghĩa nhưng chưa đạt đến trình độ Phật học theo chính quy. Hiện tượng ở những người này, kiến giải có cái có vẻ đúng nhưng có cái thì sai lồ lộ. So sánh những Người ấy với nhau thì thấy có sự đối lập:

Người đứng ở quan điểm Thiền này: cho rằng cái A của Phật pháp là sai và cái B của Phật pháp là đúng.

Người đứng ở quan điểm Thiền kia: cho rằng cái A của Phật pháp là đúng và cái B của Phật pháp là sai.

Vậy thì Rubi có ý kiến: học Phật thì cảnh giác rơi vào tình thức, đừng có tôn trọng Sư Thầy thái quá mà quên đi sự Chính Tư Duy của mình. Trừ những Thầy đi tu từ nhỏ, học vị cao, hành thiền thâm sâu. Nên theo những Sư Thầy có Gia Phong Tông môn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy thì Rubi có ý kiến: học Phật thì cảnh giác rơi vào tình thức, đừng có tôn trọng Sư Thầy thái quá mà quên đi sự Chính Tư Duy của mình. Trừ những Thầy đi tu từ nhỏ, học vị cao, hành thiền thâm sâu. Nên theo những Sư Thầy có Gia Phong Tông môn.

Thì sao...?

Theo những thầy như thế...là mau "đạt đạo" hơn ư?

Minh Sư xuất Cao Đồ....?

Nhưng những người gọi là "thầy"...ở trên...ai là Minh Sư...?

Và nếu...đã là Minh Sư...chắc gì...họ sẽ "chọn" bạn mà "đào tạo" thành Cao Đồ...?

Nếu bạn đã thành "Cao Đồ"...bạn làm gì nữa...?

Hãy bỏ đi...một chữ:...CHẤP !....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thì sao...?

Theo những thầy như thế...là mau "đạt đạo" hơn ư?

Minh Sư xuất Cao Đồ....?

Nhưng những người gọi là "thầy"...ở trên...ai là Minh Sư...?

Và nếu...đã là Minh Sư...chắc gì...họ sẽ "chọn" bạn mà "đào tạo" thành Cao Đồ...?

Nếu bạn đã thành "Cao Đồ"...bạn làm gì nữa...?

Hãy bỏ đi...một chữ:...CHẤP !....

Cậu Trư từ từ hẵng khuyên ai đó vấn đề chấp nhé.

Có Thánh tăng Chân sư xuất hiện thì nên mau đến lễ bái nghe pháp, như vậy thì trí tuệ sẽ tăng trưởng và tội chướng sẽ tiêu trừ. Ngược lại, nếu cứ phụ thuộc vào một vị Thầy, lâu ngày dễ trở thành ếch ngồi đáy giếng. Một vị Sư Thầy thường cho Đệ tử tham học với những vị Thầy khác là lẽ như thế.

Tiên học lễ, hậu học văn tốt lắm, nhưng mà ngược lại rất dễ sinh bệnh chấp: quá nặng tình thức, không biết chọn sự trung thành với Thầy hay chọn một con đường sáng của Đạo pháp. Mà ngày nay, Thầy cúng nhiều hơn Thầy pháp. Thấy cúng thì cứ đồng hóa mọi điều với Phật pháp, điều này nguy hiểm thêm vào sự nặng tình nhẹ tưởng thì cả Thầy lẫn trò đều dễ chìm đắm tu lùi, suốt đời tà kiến mà không biết. Rồi thì trong những Thầy pháp, Pháp tà thì nhiều mà Pháp chính thì ít.

Minh Sư phải biết dạy trò gạt bỏ tình thức thế thì mới là Minh Sư. CHỈ ĐƯỢC BÁO ƠN CHÍNH MÌNH, KHÔNG PHẢI BÁO ƠN ÔNG THẦY. BÁO ƠN CHÍNH MÌNH ĐƯỢC THÌ TỰ NHIÊN SẼ BÁO ƠN ÔNG THẦY.

Chỗ này, Trư Bát Giới bàn tiếp Chấp nữa hay không ?

Chẳng phải Minh Sư xuất Cao Đồ mà là Chân lý xuất Minh Sư và Cao Đồ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chẳng phải Minh Sư xuất Cao Đồ mà là Chân lý xuất Minh Sư và Cao Đồ.

Phải biết mình cần gì...từ đó sẽ biết được mình kiếm ai...làm thầy...

Ví như...

Tôi muốn ra Hà Nội...nhưng tôi có chứng "sợ độ cao"...

Thì tôi không thể đi "máy bay" được...

Anh không thể vì..."máy bay" là phương tiện nhamh nhất, an toàn nhất, nên khuyên tôi hãy quên "chứng sợ độ cao" mà phải đi...cho nhanh...

Chân lý có một...nhưng cái tương tự chân lý thì có hàng ngàn...

Nên...

Tôi tìm ai...học "pháp"...thì do tôi quyết định...

Còn tôi có được ai đó nhận không...thì "vạn sự tùy duyên"...

Được gần một người...mình mong là thầy...

Cảm giác thật vui sướng...

Được gần vài người...mình mong là huynh đệ...

Cảm giác thật bình an...

Đời người bao nhiêu năm, vui sướng, bình yên được bao khoảnh khắc...?

"Đạo" nằm trong khỏanh khắc đó đó...!

Hạnh phúc...không phải ở cuối con đường...mà là trên đường chúng ta đi...

Vậy thôi...

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phải biết mình cần gì...từ đó sẽ biết được mình kiếm ai...làm thầy...

...

Hạnh phúc...không phải ở cuối con đường...mà là trên đường chúng ta đi...

Vậy thôi...

Đạo Phật là đạo không có Thầy. Ông Thầy không làm cho mình giải thoát được.

Như Nhị Tổ Thiền Tông A Nan, tướng tốt y như Phật, thuộc hàng Thập Đại Đệ Tử Phật, Phật thuyết bao nhiêu pháp thì Tổ A Nan đều ghi nhớ hết. Nhưng không vì thế mà có thể dựa vào Phật để giải thoát. Ngay sau Phật nhập diệt, trong lần kết tập Kinh điển đầu tiên, những vị nào đã chứng A LA HÁN thì mới được dự. Tổ Ca Diếp không cho Tổ A Nan dự vì Tổ A Nan chưa chứng A LA HÁN. Tổ A Nan buồn rầu mới trở về thiền định, kết quả Tổ chứng A LA HÁN và kịp thời tham gia sự kết tập Kinh điển.

Phật Thích Ca có rất nhiều Thầy, nhưng chẳng ông Thầy nào trả lời được nghi vấn của Thái Tử Thích Ca. Mặc dù theo các ông Thầy, Thái Tử đã tu chứng tới cảnh giới cao tột Phi tưởng Phi Phi tưởng. Cảnh giới này vẫn thuộc trong Tam giới, không thoát khỏi sinh tử luân hồi. Cuối cùng Thái Tử Thích Ca tự thiền định và chứng ngộ diệu dụng giải thoát của Tính Biết.

Mỗi người đều có một ông Thầy, đó chính là Tính Biết. Tính Biết vốn sống cho nên đó là đường giải thoát. Hạnh phúc thay, Tính Biết là Niết Bàn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đạo Phật là đạo không có Thầy. Ông Thầy không làm cho mình giải thoát được.

Như Nhị Tổ Thiền Tông A Nan, tướng tốt y như Phật, thuộc hàng Thập Đại Đệ Tử Phật, Phật thuyết bao nhiêu pháp thì Tổ A Nan đều ghi nhớ hết. Nhưng không vì thế mà có thể dựa vào Phật để giải thoát. Ngay sau Phật nhập diệt, trong lần kết tập Kinh điển đầu tiên, những vị nào đã chứng A LA HÁN thì mới được dự. Tổ Ca Diếp không cho Tổ A Nan dự vì Tổ A Nan chưa chứng A LA HÁN. Tổ A Nan buồn rầu mới trở về thiền định, kết quả Tổ chứng A LA HÁN và kịp thời tham gia sự kết tập Kinh điển.

Phật Thích Ca có rất nhiều Thầy, nhưng chẳng ông Thầy nào trả lời được nghi vấn của Thái Tử Thích Ca. Mặc dù theo các ông Thầy, Thái Tử đã tu chứng tới cảnh giới cao tột Phi tưởng Phi Phi tưởng. Cảnh giới này vẫn thuộc trong Tam giới, không thoát khỏi sinh tử luân hồi. Cuối cùng Thái Tử Thích Ca tự thiền định và chứng ngộ diệu dụng giải thoát của Tính Biết.

Mỗi người đều có một ông Thầy, đó chính là Tính Biết. Tính Biết vốn sống cho nên đó là đường giải thoát. Hạnh phúc thay, Tính Biết là Niết Bàn.

Phật là gì?

Là "Người Giác Ngộ"

Nhưng không phải "giác ngộ suông" mà không "tu tập".

Bởi vậy "thấy" Phật rồi mà không "Quy Y Tam Bảo" thì sao mà "Thành Phật".

Còn nếu như chỉ cần "Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật" thì thế gian này...Phật đầy.

Đức A Nan, có thể hiểu hết những lời Phật dạy, nhưng không "tu tập" thì không thể gọi là "đạt đạo".

Là vì sao? cái mục đích trước mắt không phải thoát liền "sinh lão bệnh tử" mà là dứt ... "Nghiệp".

Chúng ta...không thể không dừng tạo Nghiệp trong từng giây từng phút...nên dù biết "ánh trăng" trên cao nhưng không thể "với" tới.

Khi "Nghiệp lực" còn nặng thì ta không thể nói một câu "dứt là dứt" mà phải hãm cái bánh đà "Nghiệp" đó từ từ.

Mà muốn hãm bánh đà đó phải dùng "Pháp", vậy là phải học "Pháp", tu tập theo "Pháp".

Mà muốn hành "Pháp" thì phải có "Thầy". Có "Tám vạn bốn trăm ngàn pháp" thì chọn "pháp" nào là quyền của ta. Và tùy theo Nghiệp Lực của ta mà được "thầy chọn".

nên mới gọi là..."Vạn Sự Tùy Duyên"...

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phật là gì?

Là "Người Giác Ngộ"

Nhưng không phải "giác ngộ suông" mà không "tu tập".

Bởi vậy "thấy" Phật rồi mà không "Quy Y Tam Bảo" thì sao mà "Thành Phật".

Còn nếu như chỉ cần "Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật" thì thế gian này...Phật đầy.

...

Bồ Tát là Phần giác, Phật là Toàn giác.

Lấy Tâm ấn Tâm, chẳng lập văn tự, ngoài Kinh điển truyền riêng, chỉ thẳng tâm người, thấy tính thành Phật.

Phật đầy ư ? Không đâu.

Kiến tính thành Phật phải được Tâm ấn Tâm, phải được truyền gia bảo để người ngộ biết bảo nhiệm không bị ngoại đạo đánh lừa. Kiến tính mà vẫn bị đánh lừa thì không phải thật Kiến tính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phải biết mình cần gì...từ đó sẽ biết được mình kiếm ai...làm thầy...

Ví như...

Tôi muốn ra Hà Nội...nhưng tôi có chứng "sợ độ cao"...

Thì tôi không thể đi "máy bay" được...

Anh không thể vì..."máy bay" là phương tiện nhamh nhất, an toàn nhất, nên khuyên tôi hãy quên "chứng sợ độ cao" mà phải đi...cho nhanh...

Chân lý có một...nhưng cái tương tự chân lý thì có hàng ngàn...

Nên...

Tôi tìm ai...học "pháp"...thì do tôi quyết định...

Còn tôi có được ai đó nhận không...thì "vạn sự tùy duyên"...

Được gần một người...mình mong là thầy...

Cảm giác thật vui sướng...

Được gần vài người...mình mong là huynh đệ...

Cảm giác thật bình an...

Đời người bao nhiêu năm, vui sướng, bình yên được bao khoảnh khắc...?

"Đạo" nằm trong khỏanh khắc đó đó...!

Hạnh phúc...không phải ở cuối con đường...mà là trên đường chúng ta đi...

Vậy thôi...

Phật là gì?

Là "Người Giác Ngộ"

Nhưng không phải "giác ngộ suông" mà không "tu tập".

Bởi vậy "thấy" Phật rồi mà không "Quy Y Tam Bảo" thì sao mà "Thành Phật".

Còn nếu như chỉ cần "Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật" thì thế gian này...Phật đầy.

Đức A Nan, có thể hiểu hết những lời Phật dạy, nhưng không "tu tập" thì không thể gọi là "đạt đạo".

Là vì sao? cái mục đích trước mắt không phải thoát liền "sinh lão bệnh tử" mà là dứt ... "Nghiệp".

Chúng ta...không thể không dừng tạo Nghiệp trong từng giây từng phút...nên dù biết "ánh trăng" trên cao nhưng không thể "với" tới.

Khi "Nghiệp lực" còn nặng thì ta không thể nói một câu "dứt là dứt" mà phải hãm cái bánh đà "Nghiệp" đó từ từ.

Mà muốn hãm bánh đà đó phải dùng "Pháp", vậy là phải học "Pháp", tu tập theo "Pháp".

Mà muốn hành "Pháp" thì phải có "Thầy". Có "Tám vạn bốn trăm ngàn pháp" thì chọn "pháp" nào là quyền của ta. Và tùy theo Nghiệp Lực của ta mà được "thầy chọn".

nên mới gọi là..."Vạn Sự Tùy Duyên"...

Thiên Bồng lý luận sâu sắc. Đang học lớp nào đấy?

Khái niệm "Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật" là khái niệm suy cho cùng là sự tự chứng ngộ, sau khi nghe Pháp. Tất nhiên ra rất khó. Xác xuất xảy ra khó y như có sinh vật ngoài hành tinh vậy - thậm chí khó hơn.

Chân lý chỉ có một thôi. Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là bộ phận tri thức quan trọng của văn minh nhân loại. Tôi nghĩ đó chính là phần còn lại ngoài nắm lá trên tay Đức Phật đấy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Bồng... đang học lớp nào đấy?

Thưa Sư phụ, TB đã vào đến lớp Cao cấp... nhưng chủ yếu vẫn ngồi "dựa cột" thôi ạ.

Vì còn "lăn tăn" lắm (Như lời huynh Thiên Đồng). Vậy thà "chậm mà chắc", từ từ "thưa thốt" sau.

Mong Sư phụ đừng trách.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hạnh phúc...không phải ở cuối con đường...mà là trên đường chúng ta đi...

Vậy thôi...

Thích cái câu này quá! Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay