wildlavender

Về hiện tượng Duy Tuệ và "thiền minh triết":

43 bài viết trong chủ đề này

Về hiện tượng Duy Tuệ và "thiền minh triết":

“Cái kim bọc trong giẻ lâu ngày cũng lòi ra”

GN - Thêm góc nhìn cùng tìm hiểu cái gì đằng sau hiện tượng “Duy Tuệ và thiền minh triết”.

Duy Tuệ cạo đầu, mặc y phục na ná với tu sĩ Phật giáo, cũng bàn luận về Phật học, tu thiền, đôi khi choàng cả “y hậu” màu đỏ làm chủ lễ... Với hình thức của ông ta, khiến không ít người nhầm lẫn cho rằng ông ta là Tăng sĩ Phật giáo, thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhầm cho rằng “thiền minh triết” là thiền Phật giáo, “sách viết về lối sống” của ông ta là triết lý sống nhà Phật... như một số cơ quan truyền thông, đài truyền hình đã từng giới thiệu. Tiếp theo những bài viết trên Giác Ngộ Online (www.giacngo.vn), Câu chuyện trong tuần kỳ này giới thiệu bài viết của tác giả Thái Nam Thắng, góp thêm góc nhìn cùng tìm hiểu cái gì đằng sau hiện tượng “Duy Tuệ và thiền minh triết”.

Bài liên quan: >> Cùng tìm hiểu cái gì đằng sau hiện tượng này; >> Công kích Phật giáo, để làm gì?>> Duy Tuệ: Mượn đạo lập đời >> Duy Tuệ: Từ biến thái đến bệnh thái

“Đạo sư” Duy Tuệ cũng có một xuất phát điểm như “Vô thượng sư” Thanh Hải, đó là tiếp cận các nhà sư và tìm hiểu giáo lý đạo Phật, sau đó tuyên bố mình đã “chứng ngộ”, rồi nhanh chóng lập pháp môn, lập phái để truyền “đạo”. Tuy nhiên, “Vô thượng sư” Thanh Hải được xem là một dạng tà đạo biến tướng thì Duy Tuệ lại có một vỏ bọc kỹ hơn, an toàn hơn khi núp dưới danh xưng “Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Ứng dụng Phật học Việt Nam” do chính ông ta làm Chủ tịch Hội đồng sáng lập.

Cả Thanh Hải và Duy Tuệ đều học lỏm các giáo lý của đạo Phật, mượn vào các nội dung, hình thức Phật giáo để phổ biến những thứ “pháp môn” đã được gia công nhào nặn. Duy Tuệ, một người thế tục, bỗng một hôm, cạo trọc đầu, mặc áo tràng tay thụng màu đỏ boọc-đô có viền đen, trông giống như các nhà sư, khiến cho mọi người hiểu lầm rằng nó thuộc về đạo Phật hay thuộc về Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Điều đáng nói, ban đầu cả Duy Tuệ và Thanh Hải đều thuyết giảng khá hay về giáo lý Phật giáo, sau một thời gian chiếm được niềm tin của những người có cảm tình với Phật giáo, họ liền chuyển sang chống phá Phật giáo như xuyên tạc kinh điển, phủ nhận những giáo lý căn bản của đạo Phật, kêu gọi mọi người rời xa “Tam bảo” (Phật - Pháp - Tăng), không cần phải tìm đến chùa chiền hay lễ tụng, chỉ cần làm theo những điều họ “phát minh” ra là sẽ đạt đạo.

Nhưng nếu chỉ xuyên tạc, chống phá Phật giáo thì mọi người sẽ nghi ngờ động cơ không trong sáng đó, nên họ mới lồng ghép những việc như kêu gọi bảo vệ môi trường, kêu gọi tình yêu thương; phong cho những người tu theo là “hiền giả minh triết”, “doanh nhân minh triết”; gọi những người trẻ là “niềm tự hào dân tộc”; lập các quỹ từ thiện…, rồi nhân đó “khai ngộ” bằng một mớ những giáo lý pha tạp, lẫn lộn giữa Phật tính và Tiên thiên, Thượng đế, đồng thời sử dụng các thuật ngữ Phật giáo, các hình thức như ngồi thiền, quán niệm, khai mở ánh sáng, minh triết…

Duy Tuệ xuất hiện trong khoảng chục năm nay, tuy nhiên không có cách gì để chính danh hoạt động như một tổ chức gắn với danh nghĩa “Phật giáo Việt Nam”. Đúng lúc ấy, có một nhóm trí thức quan tâm và bàn đến “Minh triết Việt”, Duy Tuệ nhanh nhảu chớp thời cơ để lập ra cái gọi là “Thiền Minh triết”, để nhập nhằng với Thiền Minh Sát - một phương pháp thiền căn bản trong đạo Phật. Phật giáo chính thống ở các quốc gia dù có phát triển nhiều dòng thiền, nhiều pháp môn, nhưng vẫn phải dựa trên căn bản của quá trình tu học Giới, Định, Tuệ (Giới sinh Định, Định sinh Tuệ, trong Giới có Định, Tuệ, trong Định có Giới, Tuệ, trong Tuệ có Giới, Định).

Sự đại vọng ngữ khi tự xưng là “Đạo sư” của Duy Tuệ đã phản lại với những phương pháp tu tập Giới, Định, Tuệ. Đáng nói, do thiếu lương thiện ngay từ động cơ ban đầu, nên Duy Tuệ đã nhào nặn các phương pháp thiền của Phật giáo để lập ra cái gọi là “Thiền Minh triết”. Đến khi thấy mọi người quan tâm đến tư tưởng của Phật hoàng Trần Nhân Tông, Duy Tuệ cũng nhanh nhảu tiếp cận và mượn vào “Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Ứng dụng Phật học Việt Nam” để trao tặng tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông cho Trung tâm Phật giáo Quốc tế của Thái Lan nhằm tìm cho mình những mối quan hệ mang tính “quốc tế” (sic). Sau đó, Duy Tuệ dùng chính những ảnh hưởng này để tuyên truyền chống phá Phật giáo. Những giáo lý căn bản của Phật giáo như “Nhân quả”, “Nghiệp báo”, “Tứ đế”, “Bát Chánh đạo”… đều bị Duy Tuệ đem ra xuyên tạc. Duy Tuệ ra sức bác bỏ giáo lý “Bát Chánh đạo” (Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định) chỉ vì bản thân việc làm của Duy Tuệ không những không có “chính danh” mà còn không có bất kỳ chữ “chánh” nào như tám chữ “chánh” đã nêu.

Duy Tuệ đang cố gắng lập nhóm để sinh hoạt, và rất có thể đây là sẽ một biến tướng khác giống như “đạo” của Thanh Hải trong một tương lai không xa. Một khi nó mọc chân rết và bám chắc ở Việt Nam dưới những vỏ bọc an toàn hơn là “Phật học Việt Nam”, “UNESCO”, “Trần Nhân Tông” gì gì đó mang dáng dấp của “Đạo học phương Đông”, Dân tộc, thì sẽ rất nguy hại cho đất nước, nhất là khi người dân không còn biết tin Nhân quả. Bài học về một “giáo sư Phật học”, “nhà sư chém gió” Thích Minh Tâm với tôn chỉ “Chấn hưng nước Việt” vẫn còn đó. Chỉ mất khoảng 6 tháng “tu tập”, Nguyễn Thiếu Văn đã “biến hóa” thành “Thượng tọa Tiến sĩ Thích Minh Tâm”, rồi lọt vào làm chủ tọa điều khiển trong một hội nghị quốc tế về Phật học tại Việt Nam.

Xin hãy cảnh giác khi sử dụng lý trí và niềm tin của mình. Bởi bất cứ khi chọn lựa một điều gì, chúng ta cũng phải kiểm tra nó kỹ càng. Với một điều quan trọng như thực hành giáo lý đạo Phật, chúng ta càng phải xem xét cho cẩn thận, trước khi tìm đến một vị thầy. Xã hội đang tràn lan và gần như mất kiểm soát đối với những thứ giả giá trị, đặc biệt khi chúng biết làm giả như thật, từ đó chống phá các tôn giáo chân chính để trục lợi cho riêng mình.

Duy Tuệ cũng chỉ là một dạng trùng biến hình, nhưng chúng ta không thể không nói đến những người quản lý vô trách nhiệm, tiếp tay cho ông ta để làm hại đến thanh danh của Phật pháp. Điều này còn nguy hiểm hơn là phê phán một Giáo hội, vì ra sức xuyên tạc Phật giáo từ bên trong những giáo lý căn bản như Nhân quả, Nghiệp báo, Bát chánh, Tứ đế… thì sẽ gây ra những hệ quả tiêu cực đến đời sống con người, nhất là khi chủ nghĩa thực dụng, tôn sùng vật chất lên ngôi.

Nếu đây là một âm mưu trá hình, chống phá Phật giáo bằng các phương tiện thông tin chính thống như đài phát thanh, đài truyền hình quốc gia, nhà xuất bản uy tín thì sẽ vô cùng nguy nan cho Phật giáo Việt Nam. Những phát biểu xuyên tạc của Duy Tuệ xúc phạm nghiêm trọng Phật pháp, tạo ra những vết thương tinh thần khó lành cho những người tìm đến giáo lý đích thực, lừa gạt những người sơ cơ đang có cảm tình tìm đến với đạo Phật. Để mọi người không tiếp tục bị lừa gạt, mong Giáo hội Phật giáo Việt Nam có tiếng nói trước dư luận về hiện tượng này.

Ông Duy Tuệ tự xưng là “đạo sư” trái với tinh thần của đạo Phật, dùng tà thuyết để phỉ báng giáo lý đạo Phật. Nhưng với hình thức của ông ta, khiến không ít người nhầm lẫn với Phật giáo, với Tăng sĩ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Ngoại trừ những Tăng Ni, Phật tử nằm trong tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam, khi chưa được phép, không ai có quyền nhân danh các tổ chức núp dưới danh xưng “Phật giáo Việt Nam” hay “Phật học Việt Nam” để hoạt động. Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Ứng dụng Phật học Việt Nam, không phù hợp để tồn tại một khi nó xuất hiện để nhằm mục đích đánh phá Phật giáo. Đặc biệt, Giáo hội không thể tiếp tục để những con người hủy báng Chánh pháp như vậy được phép tiếp cận hình ảnh Phật hoàng Trần Nhân Tông, một đấng anh minh của dân tộc, sau khi rời bỏ ngôi vua, xuất gia và đi khắp hang cùng ngõ hẻm để khuyên dân chúng giữ gìn mười điều lành, xiển dương Chánh pháp.

Các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo, xuất bản, truyền thanh, truyền hình cần phải rõ ràng và minh bạch về vấn đề này. Bởi nếu thuyết giảng, truyền bá những nội dung trái với đạo Phật, công khai đánh phá Phật giáo, thì phải chăng Duy Tuệ đang muốn xây dựng một tổ chức “Giáo hội” trá hình? Thật ngược ngạo, khi ông Duy Tuệ hủy báng Chánh pháp và không có liên hệ gì với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhưng tại sao có thể đại diện liên lạc với các tổ chức Phật giáo quốc tế để trao tặng những biểu tượng của Phật giáo Việt Nam?

Các nhà xuất bản cho in những sách chống phá Phật giáo của “đạo sư” Duy Tuệ không biết có ý định gì? Điều đáng nói, việc quản lý các ấn phẩm Phật giáo không nằm trong tay Giáo hội, mà ở những người không có đủ kiến thức chuyên môn về Phật giáo, nên những sách chống phá Phật giáo một cách công khai của Duy Tuệ mới lọt ra thị trường. Ngạc nhiên hơn, Duy Tuệ còn có cả một chương trình phổ biến “Thiền Minh triết” trên sóng phát thanh quốc gia.

Cá nhân ông Duy Tuệ có thể tự do giảng đạo, truyền bá một pháp môn gọi là “Thiền Minh triết”, vậy ông ta thuộc tổ chức Giáo hội nào, ai cho phép thành lập? Phải chăng ai cũng có quyền tự lập hội, lập giáo phái, lập pháp môn và tự do truyền giảng dưới danh nghĩa tôn giáo khi chính thức được một số cơ quan thông tin uy tín “lobby” cho? Rõ ràng điều này hoàn toàn trái với Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo của Chính phủ.

Người Việt có câu “Cái kim bọc trong giẻ lâu ngày cũng lòi ra”. Giá trị giả mãi mãi vẫn chỉ là giá trị giả. Quả báo nhãn tiền mà “Vô thượng sư” Thanh Hải đã gặp phải càng củng cố cho mọi người thấy một hoạt cảnh tương tự sẽ diễn ra cho “đạo sư” Duy Tuệ. Mọi người vẫn hy vọng đó chỉ là một mánh khóe để trục lợi cá nhân của Duy Tuệ, không phải là chủ trương từ những người có trách nhiệm trong quản lý tôn giáo.

Thái Nam Thắng

giacngo.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sách xuyên tạc Phật giáo được tôn vinh tại Văn Miếu!

Posted Image

Theo thông tin của Báo Tiền Phong online – cơ quan của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, vừa qua, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội, đã “chính thức giới thiệu phương pháp Duy Tuệ” với các sách, video chứa những nội dung phỉ báng, xuyên tạc Phật giáo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam của tác giả Duy Tuệ.

Theo đó, buổi giới thiệu đã có mặt của lãnh đạo Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, cùng một số nhân vật khác. Hơn nữa, buổi giới thiệu chính thức này lại diễn ra sau hàng loạt bài phân tích, phản ánh trên các phương tiện thông tin, báo chí Phật giáo.

Điều đáng nói là những người chịu trách nhiệm cấp giấy phép xuất bản thuộc một cơ quan quản lý Nhà nước lại có những lời phát biểu không thể hiểu nổi khi nói về cuốn sách “Ta là ai” –chứa nhiều nội dung phỉ báng, xuyên tạc Phật giáo, xin trích dẫn lại: “Tôi thấy rất hạnh phúc vì nhà XBVHTT (Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin - NKT) có cơ hội biên tập những tác phẩm của tác giả Duy Tuệ, đưa tới độc giả Việt nam những tác phẩm mang nặng tình yêu quê hương, đất nước, tình nghĩa với con người Việt nam” (!?)

Một cuốn sách phỉ báng Phật giáo – tôn giáo đồng hành với dân tộc hơn hai ngàn năm qua, nói như Giáo sư Sử học Trần Văn Giàu: “Bình minh của lịch sử dân tộc ta đã gắn với Phật giáo” (1) lại được tôn vinh như thế, hơn nữa, ngay tại Văn Miếu Quốc Tử Giám giữa lòng thủ đô Hà Nội!

Trong nhiều tháng qua, các trang thông tin, báo điện tử, Báo Giác Ngộ đã có nhiều phân tích, phản ánh về hiện tượng “Duy Tuệ” qua các sách, video được cấp giấy phép phát hành, được giới thiệu và “lăng-xê”, quảng bá trên các phương tiện truyền thông quốc gia như Đài Truyền hình VN, Đài Truyền hình Hà Nội… Một cá nhân công khai xuyên tạc, phỉ báng Phật giáo, xúc phạm Giáo hội, nhưng vẫn được các cơ quan chức trách quản lý Nhà nước về tư tưởng và văn hoá bảo hộ, được tổ chức họp báo, quảng bá bất chấp những phản ứng của Tăng Ni Phật tử ngay trên đất nước Việt Nam.

Điều đó phải được hiểu sao đây?

Nguyễn Khánh Tuệ

Theo GNO

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cá nhân tôi là một Phật tử, có Pháp danh Minh Tính, được thọ giới bởi Hòa Thượng Thích Minh Thông và được sự giới thiệu của Đại Đức Thích Tấn Tuệ - Bây giờ là Thượng Tọa Thích Tấn Tuệ. Tôi theo Phật pháp không phải với hy vọng Phật độ cho tôi lên cõi Niết Bàn. Mà tôi muốn có điều kiện tìm hiểu sâu về Minh Triết của Phật pháp. Chính những minh triết của Phật pháp đã giúp cho tôi đến sự xác định Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ và khả năng giải thoát là một hiện thực khi nhận thức được bản thể vũ trụ. Đó cũng chính là "Tự do cuối cùng" của thế nhân khi thoát khỏi mọi sự ràng buộc của nghiệp chướng và tính chấp của tư duy.

Bởi vậy, tôi cũng sốc khi nghe thông tin có người xuyên tạc Phật giáo. Nhưng với tinh thần "Chính tư duy", "Chính tri kiến" trong Bát chánh của Phật pháp, tôi sẽ không có ý kiến cá nhân nào phê phán ông Duy Tuệ, khi chưa biết các luận điểm của ông ta.

Rất hy vọng các bậc trí giả và anh chị em - mà quan tâm đến hiện tương này - có ai tán thành hoặc phê phán các luận điểm, luận cứ của ông Duy Tuệ có thể dẫn chứng trong topic này để chúng ta cùng tham khảo dưới góc độ học thuật.

Xin trân trọng cảm ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sách xuyên tạc Phật giáo được tôn vinh tại Văn Miếu!

Posted Image

Tìm cuốn này coi sao? nhiều "giáo sư, tiến sĩ" khen quá (hao hao tinh thần "AQ")...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có nhiều cách đi vào lòng người nhưng nếu chọn cách xúc xiểm 1 tôn giáo, tôi e rằng đây không phải là 1 phật tử thuần chính danh?? Mà nếu tác phẩm này có hướng khai phá cho giáo phái mới thì có lẽ bắt nguồn cũng là nhà nghiên cứu phải đi qua con đường tìm hiểu về đạo Phật.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thật không khó để tìm những thông tin về Đạo Sư Duy Tuệ và nội dung tác phẩm "Ta là ai?" trên Google....

"Đạo sư" Duy Tuệ xuyên tạc gì về đạo Phật?

“Không có nghiệp chướng gì của đời trước để đời này phải trả, phải chịu cảnh cơ hàn cực khổ, thiếu cơm ăn, áo mặc hay nhà ở. Nhìn theo kiểu phải trả nghiệp là tự đưa mình vào ngõ cụt, xuống vực thẳm hay đường cùng”.

TỪ TIẾP THỊ BÁN SÁCH

Cách đây vài tháng, theo thông tin trên mạng, tôi đến dự đêm thiền của một nhà hoạt động nghệ thuật tổ chức tại một khu vườn rất đẹp ngoại ô TPHCM.

Khi đêm xuống, vì chỉ có những ngọn nến đặt trong lồng đèn hoa sen được thả xuống mặt hồ giữa vườn, nên không gian quanh bờ hồ, nơi có gần cả ngàn người đang chờ đợi để nghe buổi “chia sẻ” (tên gọi khá lạ về một buổi thuyết giảng ngoài trời của một sư cô trước cử tọa đông đảo), trở nên tối tăm mờ mịt, thì có một thanh niên, vóc dáng cao lớn, mặc đồng phục nhà vườn, tiến đến chỗ tôi đang ngồi bắt chuyện. Vì lúc đó chỉ có tôi ngồi một mình trên chiếc ghế dài, nên cuộc làm quen diễn ra rất dễ dàng.

Người thanh niên lạ hỏi tôi, giọng ngọt ngào, đầm ấm, gần gũi:

- Dạ, chào anh, thưa anh, chắc anh là Phật tử và quan tâm đến thiền?

- Vâng, tôi theo đạo Phật, có đọc sách thiền học, nhưng thực hành chưa nhiều.

- Vậy, anh có nghe nói đến “Thiền Minh Triết” của đạo sư Duy Tuệ chưa?

Thấy một tên người là một từ trong một thành ngữ quen thuộc với đạo Phật “Duy tuệ thị nghiệp” và lại là “đạo sư”, nên tôi hỏi lại:

- Thầy ở chùa nào vậy?

- Dạ, đạo sư Duy Tuệ không phải sư thầy trong Phật giáo, và thiền Minh Triết cũng không phải là kiểu thiền trong đạo Phật. Đây là một

cách thiền hoàn toàn mới, em đã luyện tập và thấy rất có kết quả.

Thấy tôi còn chưa hình dung “thiền mới”, “không phải thiền Phật giáo”, đạo sư mà “không phải sư thầy”, anh ta nói tiếp:

- Để có thể biết “thiền minh triết”, và tư tưởng ưu việt, tuyệt vời của đạo sư Duy Tuệ, qua môn Duy tuệ học, thể hiện trí tuệ dân tộc, tự chủ, tiến bộ hơn rất nhiều so với những học thuyết, tôn giáo du nhập từ nước ngoài, mời anh tìm đọc những quyển sách do đạo sư Duy Tuệ biên soạn, hiện có bán tại các nhà sách lớn, hay có thể, nếu anh cần thì… [lúc đó anh thanh niên chỉ đi tay không].

Tôi ngắt ngang vì ngại kiểu bán sách tiếp thị trực tiếp này, vì làm sao xem trong bối cảnh tối om, mặt còn không nhìn rõ thế này. Hơn nữa, người ta mất công mang sách đến nhưng mình không mua thì cũng khó xử…

- Anh có thể giới thiệu cho tôi tựa sách của đạo sư Duy Tuệ mà anh nghĩ là tôi nên đọc trước tiên để hiểu về tư tưởng của đạo sư và thiền minh triết.

- Dạ, anh là Phật tử, vậy xin giới thiệu đến anh quyển: ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm”, trình bày một cách hiểu mới về đạo Phật rất sáng tạo. Thưa, nghệ thuật gia tổ chức buổi thiền hôm nay có viết bài giới thiệu cho quyển sách này.

- Tôi thường đi nhà sách, tôi sẽ tìm quyển sách mà bạn vừa giới thiệu ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm”

(Sau này, khi mua quyển ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm”, tôi không thấy lời tựa của nhà hoạt động nghệ thuật mà anh thanh niên nói, thay vào đó là bài “Thay lời tựa” do một người được giới thiệu là một giáo sư sống tại Cộng hòa “Czech” (nguyên văn ghi trong sách)).

ĐẾN VIỆC MỜI… GIA NHẬP TỔ CHỨC

Anh thanh niên thấy tôi quan tâm đến quyển sách qua việc nhắc lại đúng tựa đề khá dài, nên nhiệt thành nói tiếp:

- Dạ anh đọc xong, nếu chia sẻ với những tư tưởng của đạo sư Duy Tuệ được trình bày qua quyển sách ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm” và thiền Minh Triết, thì mong anh gia nhập tổ chức Đại Gia đình Minh Triết do đạo sư Duy Tuệ chủ trì, anh sẽ có Phật tâm danh, được thực hành Thiền Minh Triết và Duy Tuệ học.

Anh thanh niên lấy điện thoại, bấm cho tôi xem một số ảnh đạo sư Duy Tuệ, trong đó có một vài ảnh ông cạo đầu mặc áo vàng và áo nâu, với kiểu khiến người ta rất dễ lầm với một nhà sư Phật giáo.

Tôi dần dần thấy một cái gì đó không bình thường: không phải đạo Phật mà có “Phật tâm danh”, thực hành Thiền, đạo sư cạo tóc na ná như tu sĩ Phật giáo. Tôi hỏi vặn:

- Tổ chức Đại Gia đình Minh Triết chắc giống tổ chức “Gia đình Phật tử”, vậy có liên hệ gì đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam không?

- Dạ, không có liên hệ gì hết. Tổ chức Đại Gia đình Minh Triết là một tổ chức quy mô toàn cầu, gồm cả Việt Nam, hoạt động tâm linh và xã hội, quy tụ rất nhiều hiền giả Minh Triết, dưới sự chỉ đạo của Đạo sư Duy Tuệ. Dạ, anh có thể xem trang web của đạo sư Duy Tuệ là duytue.org, đọc bài, nghe và xem pháp âm của đạo sư và các hiền giả trong tổ chức Đại Gia đình Minh Triết để từ đó liên hệ gia nhập tổ chức.

Tôi hỏi căng:

- Vào tổ chức của anh thì có sao không? Có giống như tổ chức của Bà Thanh Hải?

Anh thanh niên lộ vẻ lúng túng, lo lắng. Sau một lúc anh ta trấn tĩnh, trả lời giọng run run:

- Dạ không ạ, tổ chức Đại Gia đình Minh Triết hoàn toàn khác với tổ chức của Bà Thanh Hải. Sách của Đạo sư Duy Tuệ được xuất bản rộng rãi tại Việt Nam theo đúng luật pháp, khác hẳn việc bị cấm đoán như đối với tác phẩm của Bà Thanh Hải. Ngoài ra, công ty Minh Triết cũng được cấp phép và hoạt động rất mạnh, phân phối nhiều sản phẩm mang tính giáo dục.

Tôi thấy anh thanh niên không còn tự nhiên như trước nữa. Anh thôi không nói chuyện gia nhập tổ chức, mà quay trở lại việc tiếp thị quyển sách ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm”. Rồi vội vàng bỏ đi sau một cái chào lấm lét.

Tôi chợt nhớ lại cách đây đã vài năm ở một quán cơm chay, tôi đã được một đệ tử của bà Thanh Hải sà đến bắt chuyện, giới thiệu “Vô thượng sư”, các “tác phẩm” và “Quan Âm pháp” (thay vì Thiền Minh Triết)…

QUYỂN SÁCH ĐƯỢC TIẾP THỊ VIẾT NHỮNG GÌ VỀ ĐẠO PHẬT?

Theo lời giới thiệu của anh thanh niên “hiền giả” trong tổ chức Đại Gia đình Minh Triết, tôi không khó để tìm mua được quyển ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm” của tác giả Duy Tuệ. Sách do Công ty Minh Triết và nhà xuất bản Văn hóa Thông tin liên kết xuất bản. Tên của Công ty Minh Triết in hẳn trên bìa sách trước cả logo nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, cho thấy đây là sách “liên kết”, tức không phải là sách kế hoạch A của Nhà xuất bản, mà là sách do công ty Minh Triết đầu tư vốn, nhà xuất bản chỉ cấp giấy phép.

Sách được trình bày với đối tượng chủ yếu là người Phật tử, làm ra có vẻ như sách giáo lý, với những tiêu đề các phần như:

I. Con đường đến với Đức Phật:

- Ước mơ và con đường thực hiện ước mơ của thái tử Tất Đạt Đa.

- Thế nào là “thành Phật”?

- Sau khi thành Phật, ngài ước mơ là làm những gì?

…”

Hay

“II. Cuộc sống của người Phật tử tu tại gia:

- Việc thờ phụng trong nhà và ở chùa

- Ăn chay

Tuy nhiên, không cần đọc kỹ lắm người đọc dễ dàng nhận thấy những câu chữ rất không bình thường đối với Phật giáo. Xin phép sẽ được ghi nhận dưới đây.

Để tìm hiểu tư tưởng của tác giả, bạn đọc có thể không cần mua sách, vì giá sách rất đắt (209 trang, bìa mềm, khổ 14 x 20, có kèm dĩa CD, bán 70.000 đồng) mà có thể tìm hiểu trên trang duytue.org, đặc biệt là các bài gọi là “pháp âm” và trang minhtriet.vn.

Mong bạn đọc hãy nghe những gì người tự xưng là “đạo sư”, trong tiếng Anh là “Master”, này nói và viết với những người trong và ngoài tổ chức của ông, đặc biệt hướng tới giới Phật tử để có thể cùng nhau đi đến kết luận thực chất là gì đàng sau hiện tượng này.

Sau đây là một số đoạn văn trích từ quyển ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm”:

Trang 12 : “Nếu nói Bát Chánh đạo là chìa khoá giải quyết vấn đề khổ đau, thì tại sao mấy ngàn năm qua không phát huy tác dụng? Tám con đường đó là giải quyết tình trạng của cái đầu mỗi người, chứ không phải lên thiên đàng hay về cõi Phật như kinh sách nói, nhưng tại sao không giải quyết được?”.

Trang 28: “Theo truyền thuyết trong kinh sách, khi đạt được trạng thái an lạc nội tâm thì Đức Phật tuyên bố đại ý rằng: Ta vừa trải nghiệm một trạng thái rất đặc biệt, một trạng thái hoàn toàn không thấy khổ đau nữa. Giờ đây ta đã hiểu rõ nguyên nhân của khổ đau nữa. Giờ đây ta đã hiểu rõ nguyên nhân của khổ đau là gì, ta tuyên bố “Ta đã thành Phật”.

Tuyên bố trên của Đức Phật rất quan trọng. Do ân phước tôi cũng tự nhiên rơi vào trạng thái đặc biệt ấy, và tôi khẳng định rằng trạng thái an lạc tuyệt đối có sẵn trong mỗi con người là có thật. Khi vào trạng thái ấy, con người sẽ mở ra một sự thấy hết sức đặc biệt. Và cái thấy xuất hiện đầu tiên là thấy nguyên nhân nào khiến con người không được sung sướng, mãn nguyện với kiếp người của mình”. Người trích dẫn nhấn mạnh câu “Do ân phước tôi cũng rơi vào trạng thái đặc biệt ấy…” (tức là thành Phật?)

Trang 35: “Nếu đi chùa mà không cải thiện gì thì đừng đi nữa. Nếu niệm Phật mà không giúp ích gì thì đừng niệm nữa

Trang 39: “Dân chúng cũng như tất cả Phật tử xưa nay luôn mải mê với vấn đề xuất gia và giải thoát. Thế nên, nhiều người bỏ nhà cửa, bỏ gia đình và bỏ sự nghiệp để đi tu và giải thoát. Qua những trình bày trên của tôi quý vị đã rõ người ta đã nghĩ sai hoàn toàn ý nghĩa của giải thoát. Việc hiểu sai dẫn đến sự tự hành hạ mình hết năm nay đến năm khác và cả cuộc đời, rồi truyền hết đời này đến đời khác. Hiểu không đúng thì làm sao thực hành có hiệu quả được!?”

Trang 41: “Nhưng với đa số người, khi cạo đầu vào chùa lại chỉ xuất gia bên ngoài chứ không xuất gia bên trong được. Vì sao? Vì họ bắt đầu phát triển chuyện kiếm tiền, đệ tử, Phật tử, tranh giành chức tước, kể cả chức trụ trì. Vật dụng cũng tuỳ chức phẩm, đại loại như khi ăn thì người trụ trì được sử dụng bát (chén) cao sang hơn. Lúc đầu mang hình tướng xuất gia sau lại ràng buộc và hình thành ý tưởng giai cấp mới trong đầu”. Người trích dẫn nhấn mạnh tác giả quyển sách dùng cụm từ “đa số người”.

Trang 61: Không phải hoàn thành giới luật là không trộm cắp, không tà dâm, không sát sanh, không uống rượu, không nói dối. Đó là vấn đề nhỏ và căn bản đã có từ thời xa xưa.Thời ấy con người mới có mặt trên hành tinh, chưa biết gì nên đưa ra những giới luật đó để dạy họ biết làm người và coi như một thứ pháp luật trong tôn giáo để góp phần bảo vệ trật tự cộng đồng và hạnh phúc cá nhân. Giờ đã qua mấy ngàn năm, con người đã biết giới luật đó rồi, không phải dạy nữa. Giới luật hiện giờ là dạy con người sống phù hợp với cộng đồng, với môi trường và thiên nhiên”.

Trang 67: “Làm gì mà thấy không hiệu quả và gây mệt mỏi thì quý vị không nên làm. Quý vị đều thấy sự phát triển của đời sống hiện tại. Đa số người ta không còn muốn đọc sách nữa, chỉ thích nhìn hình ảnh thôi. Ở nhiều chùa, các thầy cũng không tụng kinh nữa mà cho máy tụng hộ”.

Trang 69: “Ngày xưa, trình độ khoa học kém, muốn hiểu, thấy rõ mọi chuyện không phải dễ, nên họ tạo ra những pháp tu làm cho cái đầu thanh tịnh, để suy nghĩ và nhìn thấy rõ ràng. Nhưng giờ đây, tất cả phơi bày ra hết, nhiều khi đầu không cần phải thanh tịnh vẫn thấy rõ. Do đó, quý vị phải chạy theo cho kịp sự phát triển của khoa học và sự phát triển của nhân loại, chứ đừng như “ếch ngồi đáy giếng”, tưởng mình làm gì cũng đúng, không chịu khó học tập”.

Trang 81: “Nhưng không ít Phật tử đã tạo sự hư hỏng cho một số nhà sư. Họ cấu kết với tăng ni xây dựng chùa lớn, vay mượn để chùa mang nợ. Thông đồng với chùa cho vay nặng lãi, buôn bán kim cương, vàng bạc và đô la trong chùa… Những chuyện như thế vẫn xảy ra, nhưng Phật tử lại lạy lục, tâng bốc, làm đủ thứ chuyện khiến họ hư hỏng”. Người trích dẫn nhấn mạnh, tác giả dùng từkhông ít”.

Trang 84: “Cần hiểu rằng sáng kiến của Đức Phật không phải để lập Phật giáo, mà trước nhất là huấn luyện đệ tử. Về sau, con người nghiên cứu và phổ biến nó trở thành tài sản kiến thức của nhân loại. Những tăng ni xuất gia, đi theo con đường của Đức Phật mới tạo ra Phật giáo. Cho nên, phải biết rằng việc khai thác trí tuệ Đức Phật hiện nay đang được cả nhân loại tiến hành. Và chắc chắn, người ta khai thác tốt hơn tín đồ tu sĩ Phật giáo. Bởi họ nghiên cứu vô tư, khách quan. Họ có tri thức, chịu khó học, nghiên cứu, áp dụng và quả thực họ đã áp dụng có hiệu quả. Còn người trong đạo Phật là theo chủ quan, đội cái mũ đạo Phật trên đầu và cho thế là xong rồi. Do đó, cần thấy rõ tín đồ Phật giáo vẫn nặng về cảm xúc và tưởng tượng, mê tín nhiều lắm. Có lẽ chỉ có một số tín đồ Phật giáo mới bỏ hàng tỷ đồng Việt Nam ra để thực hành các nghi lễ cúng tế hết sức lãng phí và có vẻ bị tâm thần này!”.

Trang 97: “Bởi chính các vị Phật, thánh nhân hay bậc thầy đều dạy và trang bị cho đệ tử hay người khác những đức tin tốt đẹp. Các ngài có thể bảo: “Con hãy tin rằng có Phật, Bồ tát bên cạnh bảo vệ, cứ làm đi. Cứ tỉnh táo nhìn nhận, cái gì đúng thì làm. Hãy cố gắng, đừng sợ thất bại. Lỡ phạm sai lầm, gây đau khổ hay lỡ phá sản… cũng đừng sợ vì lúc nào cũng có Phật, thánh bên cạnh con”. Người nghe như vậy liền làm thật dũng mãnh, không sợ gì cả. Lỡ thất bại thì vẫn tin tưởng có Đức Phật giúp đỡ, thua keo này lại bày keo khác. Như vậy, đức tin được dùng để trấn an sợ hãi, nhút nhát, hèn yếu và sự bình tĩnh, tự tin cho họ. Nghĩ lại mà thấy đau lòng. Cây cối trong rừng chẳng cần đức tin nào mà vẫn sừng sững trước phong ba bão táp, trong khi con người lại cố tìm đức tin gắn vào đầu mà vẫn nhiều tuyệt vọng yếu hèn!”.

Trang 99: “Không có nghiệp chướng gì của đời trước để đời này phải trả, phải chịu cảnh cơ hàn cực khổ, thiếu cơm ăn, áo mặc hay nhà ở. Nhìn theo kiểu phải trả nghiệp là tự đưa mình vào ngõ cụt, xuống vực thẳm hay đường cùng”.

Trang 100: “Trong khái niệm văn hóa, cần chú ý cái nào là văn hóa gốc của dân tộc, cái nào bị tiêm nhiễm sai lầm từ tôn giáo. Không thể đem vào nền văn hóa của chúng ta những lời nói vu vơ từ nền văn hóa khác, cũng không đưa vào đó tư tưởng từ sách vở của một số người chán ngán cuộc đời hoặc điều họ tuyên bố từ tâm trạng bất mãn, chán chường… rồi chúng ta lắp ghép vào nền văn hóa Việt Nam, gây ra suy nghĩ tiêu cực trong đầu óc con người Việt Nam”.

Trang 107: “Biết là sẽ không làm vừa lòng nhiều nơi hay nhiều chùa nhưng tôi vẫn phải nói rằng việc tổ chức triền miên các khóa học cho Phật tử ở chùa, với năm bảy trăm hay cả ngàn người bỏ bê nhà cửa, khăn gói tới chùa học chắc chắn không hiệu quả gì”.

Chúng tôi chỉ mới trích dẫn từ nửa quyển sách, nhưng vì bài đã dài, nên việc trích dẫn sẽ được tiếp tục ở bài sau.

Tuy nhiên, những trích dẫn như trên đã hé lộ được nhiều vấn đề. Đó là gì, xin để bạn đọc suy xét và tiếp tục bàn luận.

Ở bài đầu tiên này, xin phép chỉ giới hạn ở mức tường thuật, ghi nhận, với một số những lưu ý tối thiểu. Chúng tôi chưa đưa ra bình luận, nhận xét cụ thể. Vì vậy, rất mong ý kiến của bạn đọc.

MT

nguồn phattuvietnam

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đạo sư Duy Tuệ: Xin hãy dừng lại!

Sau khi báo Phattuvietnam.net có đưa một số luận điểm của đạo sư Duy Tuệ về thuyết lý Phật giáo, vế thế giới quan….. tôi có vào trang web Duytuequote.com xem kỹ hơn một số vấn đề. Qua chuyên mục: Những trải nghiệm thông qua thiền định …Tôi đã nhận ra rằng: Sự lệch lạc trong tâm thức của ông hiện nay chính là những ma chướng mà ông đã gặp phải trong quá trình hành thiền phá sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

Tôi viết bài này với mong muốn được ông và các đệ tử của ông xem. Những hành giả đang tu tập theo pháp môn thiền định hãy thông qua trường hợp của ông làm bài học tránh lạc lối đi vào con đường tà đạo.

Việc ông Duy Tuệ sử dụng pháp Phật rồi phủ nhận Pháp Phật… các bạn có thể vào trang web của ông để thấy rõ, nhất là những bạn đọc đã khá thông hiểu về thuyết lý nhà Phật.

Trong bài viết này tôi xin được nêu rõ vì sao một người đã từng hành thiền lại nghiên cứu Phật pháp như ông Duy Tuệ lại bị sai đường lạc lối vào con đường tà đạo.

Thông qua những điều ông nói, ông viết phải công nhận một điều rằng, nó cũng khá hợp lý, logic…và rất dễ quy phục được giới tri thức những nhà nghiên cứu chưa trải qua tu hành thiền định, niệm Phật…

Nếu đọc kỹ ba điều trải nghiệm lớn trong cuộc đời của ông Duy Tuệ ta thấy, ông là đệ tử của pháp môn tu thiền. Ông đã bước vào ngưỡng cửa sắc ấm, thọ ấm. Điều kết luận trên của tôi thông qua từ kinh nghiệm hành thiền và nghiên cứu Kinh Thủ Lăng Nghiêm mà thấy được. Bài viết này tôi sẽ sử dụng kinh Thủ Lăng Nghiêm để nói về hiện tượng của ông cũng như những tư tưởng, thuyết lý xuất hiện trong đầu ông sau khi ông đạt mức ấn chứng nhất định từ thiền định. Thông qua bộ Kinh Thủ Lăng Nghiêm chúng ta sẽ thấy những điều Đức Phật nói cách đây 2555 năm vẫn chính xác từng câu, từng chữ cho những vị hành giả gặp phải chướng ngại trên con đường tu thiền. Kinh Thủ Lăng nghiêm được cho là xương sống của những người hành thiền. Nó cho các hành giả biết được họ sẽ gặp những cảnh giới nào và những chướng ngại nào khi phá sắc, thọ, tưởng, hành, thức để thâm nhập vào pháp giới tiến về Cửa không. Tôi nghĩ rằng, nếu ông Duy Tuệ có một người thầy tốt, hoặc ông hiểu sâu sắc về Kinh Thủ Lăng Nghiêm ông sẽ không bị lạc lối vào con đường ma đạo như hiện nay. Những biểu hiện bước đầu khi phá sắc ấm của ông đó là : Ông đã nghe được âm thanh từ tánh nghe. Khi vào được tánh nghe (vào được dòng nhĩ căn viên thông) các thiền sinh thường nghe âm thanh Aum, Aum…. Với những người niệm Phật thì họ sẽ nghe được danh hiệu Phật như: Nam Mô A Di Đà Phật…, hoặc A Di Đà Phật…. Còn ông, có lẽ do đắc tâm 2 chữ “Hay thay” trong kinh Pháp hoa nên ông nghe được từ này. Ông đã nhìn thấy được (có thể chỉ là thoáng qua) hào quang của ánh sáng chân tâm, tức là nhìn được cái thấy… Nhưng những cảnh giới ông thấy được, trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm Đức Phật đã chỉ rõ “Đó chỉ là trạng thái tạm thời không phải là chứng Thánh. Nếu không khởi tâm cho rằng mình chứng Thánh thì gọi đó gọi là cảnh giới tốt. Còn nếu nghĩ rằng mình là bậc Thánh, liền rơi vào tà ma”. Thực tế, các thiền sinh chứng được cảnh giới đó là do “Tứ đại không kết hợp trong một thời gian ngắn, tâm có thể ra khỏi các ngăn ngại, ấy gọi là tinh minh trào ra tiền cảnh. Đó chỉ là do công dụng tạm thời được như thế . Không phải do chứng bậc Thánh”.

Nếu ông tiếp tục hành thiền và không chấp vào bất kỳ một cảnh giới nào thì quá trình vượt sắc, thọ, tưởng, hành, thức của ông sẽ được tiếp tục. Nhưng do cầu vọng quá nhiều nên ông đã gặp ngay chướng ma sắc ấm thứ 10 gọi là vọng kiến và vọng thuyết. Theo HT. Tuyên Hoá thì cảnh giới này gọi là:

“Tà tâm bất chính bị loài ly mỵ hoặc thiên ma nhập vào, vô cớ giảng pháp thông suốt diệu lý…Khi Tâm tà không chánh, loài ly mỵ hoặc thiên ma nhập vào tâm ông, ông sẽ giống như những người tự xưng là biết nói Pháp, tự xưng là biết giảng Kinh, tự xưng là đã khai ngộ, tự xưng là bậc trưởng lão. Những người này không duyên cớ gì lại biết thuyết pháp, và tự chính họ cũng không biết mình nói điều gì nữa. Họ nói rằng họ đã thông đạt diệu nghĩa (của Phật Pháp) nhưng thật ra không phải là diệu nghĩa hay thông đạt gì hết. Họ cho rằng thuyết pháp nhưng thật sự không phải là thuyết pháp. Họ đã lấy điều sai, cho là đúng rồi tuyên bố rằng Pháp của họ là vi diệu. Họ tự khen mình và hủy báng người, tự xưng mình là đệ nhất, là trưởng lão.”

Trường hợp của ông Duy Tuệ không những bị chướng ma sắc ấm mà còn bị gặp chướng ma thọ ấm. Tâm trạng vui sướng đến mê mẩn khi ông tiếp cận được các cảnh giới lạ trong khi hành thiền là ma thọ ấm. Đức Phật đã nói rằng:

“Lại nữa A Nan, người thiện nam kia, khi ở trong trạng thái định này thấy sắc ấm tan rã, hiểu rõ thọ ấm. Lúc ấy cảnh giới thù thắng hiện ra, cảm kích quá phần. Trong trạng thái như thế, bỗng sanh dõng mãnh vô hạn, tâm quá mạnh mẽ, cho mình bằng Phật, nói có thể vượt qua ba a-tăng-kỳ kiếp chỉ trong một niệm”.

“Lại nữa, hành giả khi ở trong định, thấy sắc ấm tiêu trừ, nhận rõ thọ ấm. Khi ở trong chốn thanh tịnh, tâm được an ổn. Bỗng nhiên phát sanh niềm vui vô hạn trong tâm, không thể kềm chế được….Nếu cho mình đã chứng Thánh, thì có loài ma thích vui (háo hoan hỷ ma) sẽ nhập vào tâm.

“A Nan! Người thiện nam kia, khi ở trong trạng thái như thế, cảm nhận một ánh sáng rực rỡ, trong tâm sinh khởi một loại cảm xúc. Do bên trong đè nén quá phần, bỗng dưng phát khởi lòng thương xót vô hạn, đến nỗi xem muỗi mòng như là con đỏ. Tâm sanh trắc ẩn, bất giác rơi lệ”.

Đọc những đoạn ma chướng trong 20 ma ấm khi vượt qua sắc ấm, thọ ấm trên không biết ông Duy Tuệ có thấy giống trạng thái của mình khi đang ngồi hành thiền không. Nếu ông nhận ra được nó thì coi như là một cảnh giới tốt còn nếu ông coi mình đã chứng Thánh thì các loại ma ngũ ấm sẽ nhập vào tâm ông. Có lẽ vì không nhận ra điều đó nên ông bị ma cuồng vọng đã nhập vào tâm ông đúng như Kinh Thủ Lăng Nghiêm, đức Phật đã nói:

Lại nữa, hành giả khi ở trong định, thấy sắc ấm tiêu trừ, tỏ rõ thọ ấm. Tự bảo là đã đủ rồi. Bỗng nhiên, vô căn vô cớ, có tâm đại ngã mạn phát sanh; cho đến tâm kiêu mạn, tâm mạn quá mạn, tâm tăng thượng mạn, hoặc ty liệt mạn đều cùng phát ra một lúc. Trong tâm khinh thường mười phương các Đức Như Lai, huống nữa là những quả vị thấp như Thanh Văn, Duyên Giác”.

Trạng thái này trong hành thiền được gọi là tự xem mình quá cao “Nhưngthiếu trí huệ để tự cứu mình”.Theo HT. Tuyên Hoá thì “ Nếu nhận ra thì không có lỗi. Nếu nhận ra đây là sai lầm thì ma sẽ không có dịp phát huy tác dụng”. Nên nói: Giác tức không mê, mà khi mê tức là không giác.

Thực sự, chúng sinh đều có tánh Phật, nhưng phải nhờ công phu tu tập mới nhận được ra Phật tánh. Ngay cả khi quyết tâm tu hành, cũng không thể trở thành Phật chỉ trong một niệm mà phải cần thời gian rất lâu xa. Theo HT. Tuyên Hoá thì khi “Người ấy tu hành nhưng không được Thiện tri thức hướng dẫn chỉ dạy mà tự mình lại không có trí huệ; cho nên, dù có tu tập cần khổ, tinh tấn cho mấy đi nữa, ông ta chỉ tăng trưởng tà tri tà kiến mà thôi. Tự thấy rằng trải qua một thời gian tu tập lâu dài như vậy mà không thành Phật, nên tuyên bố mình là Phật, nói là mình đã thành Phật rồi. Đây là tình trạng “sánh mình bằng Phật”. Tình trạng này xảy ra khi thọ ấm tan rã. Y nói rằng y đồngnhư chư Phật. Thực ra chỉ một niệm sai lầm đó, ông ta đã bị ma nhập vào.”

Để vượt qua được chướng ngại này khi phá thọ ấm, HT.Tuyên Hoá cho rằng chỉ cầnnhận rõ đó là ma thọ ấm và duy trì sự sáng suốt, lâu dần trạng thái ấy sẽ tự tiêu mất. Nhưng nếu nghĩ mình là Thánh thì sẽ liền bị ma cuồng ngông nhập vào tâm. Quý vị thấy đó, nếu quý vị không nhận biết năm mươi trạng thái ngũ ấm ma, thì làm sao mà quý vị thành Phật được? Loại ma này là loại ma ngông cuồng, cống cao, ngã mạn. Khi nó len luồng vào tâm ông, chiếm hữu ông, nó tống khứ linh hồn của ông ra ngoài, thay vào đó là “ma vương tại đường”, ma vương thay thế và trở thành linh hồn của quý vị”.

Việc bài bác nhân quả của ông Duy Tuyệ cũng không có gì là lạ. Khi ông đã bị chướng ngại ma ấm trong quá trình hành thiền thì khó có thể hiểu đúng chánh pháp của Phật đạo. Trong mười ma thọ ấm sau khi phá được sắc ấm, Kinh Thủ Lăng nghiêm có ghi:

“ Lại nữa, hành giả khi ở trong định, thấy sắc ấm tiêu trừ, nhận rõ thọ ấm. Trong chỗ tỏ ngộ đạt được tánh hư minh. Trong ấy, hành giả bỗng dưng có khuynh hướng đoạn diệt, bài bác nhân quả, cho mọi việc đều là không. Tâm chấp không chi phối mạnh mẽ, khiến hành giả có kiến giải rằng: Sau khi chết hoàn toàn đoạn diệt. Đây gọi là“Định tâm phân tán mất đi sự chiếu diệu tương ưng”. Nếu rõ biết được thì không lỗi lầm. Đó không phải là chứng Thánh quả”.

Trong Phật giáo, việc tự nhận mình đã chứng Thánh tự coi mình là Phật bài bác các thuyết lý Nhà Phật được cho là tội đại vọng ngữ sau khi mất thân nghiệp sẽ bị đoạ vào ngục Vô gián. Không biết ông Duy Tuệ có biết điều này không ?

‘Chúng sanh ngu mê, không biết suy xét tự lượng. Gặp nhân duyên này, mê không tự biết, nói là chứng Thánh, thành tội đại vọng ngữ, phải đọa vào địa ngục Vô Gián’.

Đối với các thiền sinh, do nghiệp trong quá khứ nên họ thường gặp những ma chướng trong quá trình hành thiền. Trong một số trường hợp tôi biết thì họ chỉ gặp một đến hai chướng ngại sau khi phá được sắc ấm, thọ ấm. Trường hợp của ông Duy Tuệ, đối chiều với Kinh Thủ Lăng nghiêm tôi thấy ông bị gặp khá nhiều những ma chướng khi mới bước vào ngưỡng cửa phá sắc ấm, thọ ấm. Tôi thật sự tiếc cho ông, một người nghiên cứu Phật giáo khá sâu, kiên trì hành thiền trong thời gian dài lại gặp nhiều chướng ngại như vậy. Gía như ông có một vị Thầy – Vị Thiện tri thức giúp đỡ thì ông sẽ không bị rơi vào con đường tà đạo như hiện nay.

Một điều thấy rõ nơi ông đó là trí biện thông (trí tuệ thế gian)phát triển rất mạnh do kết quả từ việc hành thiền. Chính ông cũng không ngờ là ông có thế đối đầu với bất kỳ câu hỏi và sự chất vấn nào của mọi người. Nhưng có lẽ chính ông cũng không ngờ rằng, cái trí Biện thông đó lại đang phản lại ông. Nó đang đẩy ông vào sự rối loạn của những tri thức mà ông đã tiếp nhận được. Nó chính là bát nạn (tám chướng ngại) cản trở các hành giả tiến sâu vào thiền định

Nếu ông tiếp tục hành thiền và không chấp vào bất kỳ điều gì, cảnh giới nào diễn ra trong tâm mình thì ông sẽ thấy, hành thức (phần phân tích, bình luận…)sẽ bắt đầu đông cứng lại, trực giác sẽ phát triển và trí bát nhã sẽ hiện tiền. Đó mới chính là trí tuệ của Phật giáo. Lúc đó, ông sẽ tỏ thông rất nhiều điều trong Kinh điển mà đức Phật đã thuyết. Con đường chánh đạo vẫn tiếp tục. Nếu ông tự cho mình đã chứng ngộ thì ông sẽ rơi ngay vào ma đạo, tà đạo.

Một lời khuyên chân thành, khi mọi việc còn chưa quá muộn, xin ông hãy dừng lại, hãy sám hối và tiếp tục hành thiền. Chặng đường giải thoát còn xa vời vợi. Nếu ông không tỉnh giác sẽ rơi vào địa ngục.

Nam Mô Bổ sư Thích Ca Mầu Ni Phật !

Trong thời điểm hiện nay, có không ít những đạo sư giống như ông Duy Tuệ đã sử dụng thuyết lý Phật giáo để thuyết pháp. Họ thường là những người có một chút dụng công tu hành nên trí biện thông phát triển rất mạnh. Để phân biệt đâu là Phật đạo, đâu là ma đạo. Cở sở nào giúp chúng ta phân biệt được điều đó, tôi xin được tiếp tục chuyển đến bạn đọc phần hai bài viết Phật biệt Phật đạo và ma đạo.

Hồng Vân

phattuvietnam.net

Bình luận của độc giả :Đạo Quang vào lúc 26/02/2012 11:44

AMITABHA

Thành kính tán thán lời chia sẻ của Hồng Vân. Tìm thiện hữu tri thức hoặc minh sư thì cũng hơi khó. Vả lại, kinh điển Phát triển (tạm gọi là Đại thừa) đa phần triển khai về chân như, nên tâm phàm phu khó bề lãnh hội. Nhưng mỗi khi có dụng công đi vào tự tâm, thì chính thật nghĩa trong kinh phát triển, nhất là kinh Thủ Lăng Nghiêm là kim chỉ nam giúp hành giả khỏi lạc đường. Rất tiếc cho ông Duy Tuệ!!

Mai Hương vào lúc 26/02/2012 12:50

Trong chuyến hành huơng khoảng 9 năm về trước, tôi có gặp một số Thầy đang du hoc tại Ấn Độ và cũng gặp ông Duy Tuệ này (còn là cư sĩ) đang ngồi nghe Phật pháp với 2 vị Thầy ( một đang ở Ấn Độ, một đang ở Mỹ); và ông đã xuống tóc với các vị này.

Không viết các Thầy này có xem trang web của chúng ta không? Nếu có, tôi tin rằng các vị này có thể "khuyên bảo" ông ta được.

Trí Thành vào lúc 26/02/2012 19:10

Một bài viết rất hay của Hồng Vân, thành tâm tán thán. Thời nay rất nhiều vị có chút "thế trí biện thông" thì "xem trời bằng vung". Họ rất mạnh dạn đưa ra kiến giải của mình, nhưng chẳng biết đó là một sự trở ngại lớn cho sự nghiệp tu học. Cổ Đức từng dạy: "Đêm nằm chiêm bao thấy Phật thì chắc chắn không phải là Phật, nhưng nếu nằm chiêm bao thấy Ma thì đích thị là Ma". Rất mong quý vị để tâm quán sát. A-Di-Đà-Phật!

TC vào lúc 26/02/2012 23:51

Tôi chỉ xin trích dẫn lời KHAI THỊ của HT Tuyên Hóa có đoạn : "...A Di Đà Phật” chỉ có bốn chữ, nhưng bao quát tất cả Phật pháp. Mỗi bộ Kinh do đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói ra, đều có người thưa thỉnh, chỉ riêng Kinh A Di Đà là không người thưa thỉnh, không ai hỏi mà chỉ tự Phật nói. Tại sao không có người thưa hỏi? Bởi vì không có người hiểu rõ pháp này. Pháp môn Tịnh độ, chúng ta thấy rất đơn giản, nhưng thật tế có bốn chữ “A Di Đà Phật” bao quát tất cả tam tạng Kinh điển, mười hai bộ Kinh. "

Vậy Ông Duy Tuệ đã coi,xem hay nghe HT Tuyên Hóa KHAI THỊ chưa?! mà Ông lại NGẠO MẠN - NGÃ MÃN - Mạnh mẽ vậy!!!

onlamcoc vào lúc 27/02/2012 08:02T

hật đáng tiếc cho một người đã từng là hành giả và vô cùng cảm kích tác giả đã chỉ rõ căn bệnh mà người tu thiền không cẩn thận rất dễ mắc phải.

Tôi không biết nói gì hơn, chỉ biết nguyện cầu thần lực của Tam Bảo gia hộ cho vị này sẽ tiếp tục tu tập ở ... các kiếp sau.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Bạch Tầm Xuân vào lúc 27/02/2012 10:44

Xin cảm ơn tác giả Hồng Vân. Chúng tôi xin chờ bài đọc phần hai tiếp theo

duy nghiệp vào lúc 29/02/2012 01:54ôi cầu nguyện Tam Bảo gia hộ ông Duy Tuệ nghiệp chướng tiêu trừ tinh tấn tu hành .để được trí tuệ sáng suốt trong đường học đạo và hành đạo

Nguyễn Hùng vào lúc 29/02/2012 07:50

Các tiến sĩ, cử nhân ngời ngời trong các trường viện Phật học đâu nhể? Trước sự việc này sao cứ nhắm mắt làm ngơ?

Lang thang vào lúc 01/03/2012 09:26

luận rất chặt chẽ về câu cú và những lời trích dẫn,tuy nhiên cần góp ý một chút:chữ Đạo sư không phải tùy tiện dùng trong trường hợp ông Duy Tuệ, nếu dùng nên để trong ngoặc kép giống như những bài viết, và dùng từ rất cẩn thận như các bài viết trước của tác giả Minh Thạnh

Nguyễn Hữu Minh vào lúc 02/03/2012 00:03

Cuối tháng trước, tôi tham gia Lễ hội Xuân Hồng thì bắt gặp một cửa hàng sách bày bán kha nhiều sách của đạo sư Duy Tuệ. Tôi thấy đó là những cuốn sách viết theo tư tưởng lệch lạc và tác giả đã vấp phải. Thiết nghĩ, nếu chúng ta không ngăn chặn kịp thời thì ảnh hưởng của ông ấy đến giới trẻ sẽ như thế nào. Đồng thời, các nhà xuất bản nên xem xét kỹ các cuốn sách do ông ấy viết ra.

Văn Khương vào lúc 02/03/2012 00:14

"Vô Ngã Tính" của con người, chúng sinh và vạn hữu vũ trụ là một trong những giáo lý căn bản của Đạo Phật. Và Đạo Phật lấy "CHÂN LÝ VÔ NGÃ" làm cứu cánh cho lộ trình tu tập. Trên hành trình về chân lý ấy, Đức Phật dạy mỗi hành giả phải phát khởi tứ vô lượng tâm (Từ Tâm vô lượng, Bi Tâm vô lượng, Hỷ Tâm vô lượng, Xả Tâm vô lượng). Và Đức Phật đã từng khẳng định: Bát Chánh(Bát chánh đạo) đường duy nhất, đến bình an bất tử(Vô Ngã). Như vậy, không riêng gì ông Duy Tuệ hay bà Thanh Hải... đã bị rơi vào tà đạo, mà bất cứ ai tu pháp môn nào (Thiền; niệm Phật; trì chú) mà khi hành trì bị lệch ra ngoài CHÁNH ĐẠO ấy thì cũng có nguy cơ rơi vào tà đạo!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Để rộng đường dư luận Wild search tìm 1 số trang thuyết giảng của Đạo Sư Duy Tuệ,

Bí Quyết Thoát Khỏi Nghiệp Chướng

Vấn đề giải nghiệp hay nghiệp lực là nằm ở trong con người thứ hai, con người kinh nghiệm. Nếu chưa mở trí huệ được, chưa nhận thức được rằng chúng ta vốn có sẵn huệ mạng nhưng chưa nhận thức được nên cứ đeo bám kinh nghiệm, thấy thế này là đúng, thấy thế kia là đúng, chấp cái này chấp cái kia… thì là luôn luôn ở trong con người thứ hai và cũng chính là đang ở trong con người của nghiệp báo, nghiệp lực. Ở trong con người thứ hai thì bị luật nhân quả chi phối gần như hoàn toàn, bởi vì làm cái gì cũng theo ý muốn riêng tư, tuyệt đại đa số đều vậy. Muốn cái này hay cái kia thì làm, đánh giá tất cả người khác theo ý nghĩ riêng và theo cảm xúc danh và lợi cho bản thân. Do vậy, con người thứ hai sống gần như hoàn toàn trong luật nhân quả, nghiệp báo, ác nghiệp.

Còn nếu ở trong con người huệ mạng thì quí vị biến tướng thành con người thứ hai để ra đối ứng với cuộc đời và không nằm trong luật nhân quả, nghiệp báo, đồng thời sẽ đưa quí vị tới chỗ tốt chứ không tới chỗ xấu được. Lúc bấy giờ, con người thứ hai trở thành phương tiện cho con người huệ mạng. Cho nên, người nào đã nhận ra được huệ mạng thì toàn bộ con người thứ hai trở thành con người phương tiện cho con người huệ mạng. Con người huệ mạng không có thân tứ đại cụ thể với tay, chân, mắt, mũi… mà chỉ là một trạng thái thấy biết nên phải mượn con người kinh nghiệm, phải mượn con người thứ nhất và thứ hai để làm việc. Con người thứ nhất và thứ hai là phương tiện cho con người huệ mạng. Vì vậy, nếu quí vị nhận thức được huệ mạng rồi thì sử dụng con người thứ nhất và thứ hai.

Con người thứ nhất là gì? Là thân tứ đại. Con người thứ hai là gì? Là những kinh nghiệm học được, những kiến thức có được. Dùng con người thấy biết sử dụng con người thứ nhất và thứ hai để sống ở trong đời thì sẽ tránh được nhân quả, tránh được nghiệp báo, tránh được nghiệp chướng, không có nghiệp chướng, không có nhân quả, không có luân hồi gì hết. Nếu ở chỗ con người huệ mạng sử dụng con người thứ nhất và thứ hai làm phương tiện thì hoàn toàn vượt ra khỏi nghiệp chướng, ra khỏi luật nhân quả. Cụ thể hơn, nếu quí vị an trú trong con người huệ mạng, mượn con người thứ nhất là tứ đại, mượn con người thứ hai là kiến thức và các tình cảm để thị hiện trong cuộc sống, để giao tiếp trong cuộc sống thì hoàn toàn thoát ra khỏi định luật nhân quả và thoát ra khỏi nghiệp chướng luân hồi, không bị luật nghiệp chướng luân hồi gì chi phối nữa. Khi đã ở con người huệ mạng rồi, thì mượn con người thứ nhất và thứ hai giống như là mượn tay mượn chân, mượn kiến thức, tình cảm làm phương tiện cho mình. Như vậy là sống hoàn toàn trong tỉnh giác, sống hoàn toàn trong trí tuệ giải thoát. Sống được như vậy thì cái gọi là nghiệp báo luân hồi hoàn toàn không chi phối được nữa.

Phiên tả từ bài "SMT19 – Bí Quyết Thoát Khỏi Nghiệp Báo", Thầy Duy Tuệ thuyết giảng ngày 12.06.2009.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đức Phật Tổ ngày xưa có dặn lại - Đại ý: "Sau này sẽ có những kẻ nói gần giống như ta, nhưng không phải như ý của ta. Mà diễn sai ý của ta. Đó là Ma Ba tuần".

Trong một tạng kinh khác, Đức Phật tổ cũng nói - Đại ý: "Sau này sẽ có những Đức Phật tái sinh xuống thế gian. Nhưng những kẻ tiết lộ mật nhân của Phật thì đó không phải Phật".

Tôi có cảm giác - nếu đúng như những trích dẫn từ các bài viết trên về luận điểm của ông Duy Tuệ - thì ông Duy Tuệ không hiểu gì về bản chất của Phật Pháp; nhưng lại lấy cái sở kiến của mình cho là đúng và diễn giải Phật Pháp theo ý mình. Nhưng nếu đúng như ông ta phản bác Bát chánh đạo:

Trang 12 : “Nếu nói Bát Chánh đạo là chìa khoá giải quyết vấn đề khổ đau, thì tại sao mấy ngàn năm qua không phát huy tác dụng? Tám con đường đó là giải quyết tình trạng của cái đầu mỗi người, chứ không phải lên thiên đàng hay về cõi Phật như kinh sách nói, nhưng tại sao không giải quyết được?”.

Hoặc phủ nhận nghiệp - một yếu tố rất quan trọng cấu thành hệ thống minh triết Phật pháp:

Trang 99: “Không có nghiệp chướng gì của đời trước để đời này phải trả, phải chịu cảnh cơ hàn cực khổ, thiếu cơm ăn, áo mặc hay nhà ở. Nhìn theo kiểu phải trả nghiệp là tự đưa mình vào ngõ cụt, xuống vực thẳm hay đường cùng”.

- thì có thể nói rằng: Tác giả cuốn "Tôi là ai?" đã phủ nhận Phật Pháp và diễn đạt Phật pháp theo sở kiến riêng của mình.

Tôi tạm nhận xét vậy với những gì được diễn đạt trong các bài viết mà chị W đưa lên. Tôi hy vọng những bài viết còn tiếp theo được đưa lên sẽ làm sáng tỏ hơn vấn đề.

Còn luận đề: "Con người là gì? Nó từ đâu đến và đi về đâu?" Đây là một luận đề nan giải của cả nhân loại. Nó không phải có từ bây giờ mà từ thế kỷ thứ V BC, các nhà hiền triết Hy Lạp đã đặt vấn đề này. Bây giờ có thể diễn đạt dưới một hình thức khác: "Tôi là ai?".

Để tài rất hấp dẫn. Để xem tác giả Duy Tuệ diễn giải như thế nào?

Share this post


Link to post
Share on other sites

TRÍCH MỘT SỐ LỜI ĐẠO SƯ DUY TUỆ TRỢ DUYÊN CHO CHÚNG TA ĐỂ LÀM VIỆC HÀNG NGÀY

1.Tuổi trẻ có nhiều năng lượng sống

Nên cần xác đinh mục tiêu lớn

Mục tiêu liên quan đến toàn nhân loại

Và tin chắc vào khả năng vô tận nơi tâm mình

Niềm tin này phải mãnh liệt phải say sưa mới được.

2. Nếu thiện hữu hướng mình trong tương lai

Là một nhà văn

Hãy là một nhà văn có thể làm thay đổi lòng nhân loại với quê hương của mình

Nếu là một nhà buôn

Hãy nên là một nhà buôn hữu ích cho loài người

Nếu là một hướng dẫn viên du lịch

Hãy nên là một hướng dẫn viên lôi cuốn nhất thế giới

Nếu là nhà khoa học

Hãy nên là một khoa học gia góp phần thay đổi hoàn cầu

Nếu là một nhà báo

Hãy nên là một nhà báo làm cho thế giới khâm phục

Nếu là một nhà văn hóa

Hãy nên làm cho thế giới học được gì từ văn hóa của dân tộc mình

Nếu là một nhà chính trị

Hãy làm cho thế giới kinh ngạc về con tim và trí tuệ của mình cho dân tộc cho loài người

Nếu là một nhà quân sự

Hãy để cho toàn nhân loại cúi đầu ngưỡng mộ

Cứ như vậy…

3.Đừng bao giờ đặt mục tiêu của đời mình vì tiền bạc hay danh vọng

Dù cho thiện hữu đang làm để kiếm miếng cơm manh áo

Hãy đặt mục tiêu vì lợi ích loài người trước hết.

Đừng tin vào tài lanh lợi

Chỉ tin vào sự bền chí làm việc không mệt mỏi

Đừng tin những gì mình đã học

Chỉ dựa vào trực giác của mình lúc hữu sự

Trực giác là khả năng tự nhiên trời ban.

4. Khi ngã xuống

Hãy nhìn vào tâm mình vô tận

Và tin rằng có Trời, Phật hiểu và thương mình

Rồi dùng ý chí đứng lên đi tới.

Đừng theo con đường mòn của người đi trước

Dù hiện lớp lớp người đang theo

Bởi nếu như vậy

Thiện hữu cũng chẳng làm ra sự thay đổi nào

Hãy tự tâm trực giác của mình mà sáng tạo.

5.Trong tâm trực giác

Không chứa kinh nghiệm

Nên sáng tạo là sáng tạo chứ không phải coppy

Người coppy không thể làm cho thế giới thay đổi.

Đừng sợ sệt e-dè hay dừng lại khi ai đó cản ngăn

Bởi mục tiêu thiện hữu đưa ra là lợi ích cho loài người.

NÓI VỚI CÁC HIỀN GIẢ MINH TRIẾT

Nhận xét về bài viết “Cẩm nang THIỀN MINH TRIẾT” của Đạo sư Duy Tuệ.

“Vấn đề chính là ở cái đầu. Để giải quyết tất cả các bài toán biến hoá của cuộc đời, chúng ta phải tập trung giải quyết chuyện của cái đầu, rồi thì cũng sẽ chẳng cần giải quyết bài toán nào nữa cả! Để giải quyết rắc rối của cái đầu, trong hơn mười năm qua, tôi đã chia sẻ cho rất nhiều vị nhiều phương pháp khác nhau và hầu hết đều đem lại kết quả tốt đẹp cho đời sống tinh thần và vật chất của họ. Tinh thần ổn định hơn, đời sống vật chất phát triển êm dịu hơn và ứng xử thành công hơn trước khi thực tập. Tôi tạm dùng ba chữ Thiền Minh Triết để chỉ cho các phương pháp ổn định cái đầu”.

Nhận xét (NX):

Cách dùng từ “cái đầu” thật là mới, lúc đầu đối với những người đã đọc qua sách triết và kinh sách các đạo phái thì thấy hơi “thô thiển”nhưng xét ngẫm lại thì thấy mộc mạc, bình dân và dễ hiểu cho nhiều người.

Đạo sư Duy Tuệ dùng “Thiền Minh Triết”cho phương pháp “ổn định cái đầu”thì cũng được thôi. “Dĩ văn tải đạo” mà! Nhưng như vậy thì giống như hàng Chợ Lớn – chuyên môn nhái hàng thật. Thiền Minh Triết của Đạo sư Duy Tuệ là bước cơ bản đầu tiên của hai pháp thiền trong nhiều pháp thiền của Phật giáo – đó là “Thiền định (samatha), và 'Thiền Minh Sát' (Vipassana).

Các Hiền giả Minh Triết tham khảo bài viết “Thiền là gì ?” của Venerable Ajahn Sumedho do Mỹ Thanhdịch thì rõ.

Đạo sư Duy Tuệ: “Tôi tự cho rằng mình cũng không nằm ngoài những hiện tượng của các bậc tiền bối xưa nay từng trải qua, đó là hiện tượng tình cờ được vào trạng thái bừng sáng bên trong để hiểu rõ chính cái đầu của mình.”.

NX: Đạo sư Duy Tuệ thật may mắn. Không biết Đạo sư nói có thật không vì không ai kiểm chứng được. Hiện tượng may mắn của Đạo sư tôi có thể có viết ra được và gán cho mình là đã đạt được trạng thái đó.

Các Hiền giả Minh Triết đọc “Hám Sơn Đại sư tự truyện” do thầy Thích Hồng Đạt dịch hoặc cuốn sách “Đường mây trong cõi mộng”của thầy Thích Hằng Đạt & Nguyên Phong phóng tác thì rõ. Từ lúc ngộ đạo, đi vào thiền định và cả cuộc đời Đại sư Hám Sơn … để các Hiền giả Minh Triết biết được cái “thấy, biết” qua các lần “Trải nghiệm” của Đạo sư Duy Tuệ đang ở mức độ nào?

“Những bài Thiền căn bản” của Đạo sư Duy Tuệ.

1. Thiền ngồi: Đối tượng quan sát trong thiền ngồi: Dùng hơi thở là dễ và hiệu quả nhất! Sau khi chuẩn bị xong thì bắt đầu khép mắt lại (hoặc mở một phần tư). Hướng cái nhìn về đầu mũi và đưa sự chú ý vào hơi thở đang đi vào, ra. Hơi thở đi vào thì biết rõ đang đi vào, hơi thở đi ra thì biết rõ đang đi ra. Nếu thiếu sự biết này thì không được coi là thiền….

NX: Đạo sư viết rất hay, ngắn gọn. dễ hiểu, dễ thực hành. Các Hiền giả Minh Triết muốn biết nguồn gốc của pháp hành thiến này và muốn phát triển hơn nữa thì có thể đọc “ Kinh QUÁN NIỆM HƠI THỞ “ do Thiền sư Nhất Hạnh dịch và chú giải. Nếu các Hiền giả Minh Triết muốn đọc bài viết rất hay về pháp Thiền này của một Thiền sư người Anh , đó là Thiền sư Ajahn Brahmavamso, xin đọc bài viết “Căn bản pháp hành thiền”.

Các cách thiền khác của đạo sư Duy Tuệ:

1.Thiền quan sát ý nghĩ:

2.Thiền trong lúc làm việc:

3.Thiền trong lúc đi bộ, thể thao hay khi đang dạo chơi:

4.Thiền trong lúc đang nói chuyện công cộng:

NX: Đạo sư Duy Tuệ viết rất hay, áp dụng trong thực tế tốt. Các Hiền giả Minh Triết có thể tham khảo “ Kinh Tứ Niệm Xứ” do Thiền sư Nhất Hạnh dịch để biết nguồn gốc của pháp hành thiền này và có thể rèn luyện để MINH TRIẾT hơn nữa. Còn các Hiền giả Minh Triết muốn áp dụng Thiến Tứ Niệm Xứ mọi lúc, mọi nơi thì có thể đọc thêm “Sống Thiền - Ðạo Lý Tỉnh Giác Trong Ðời Sống Thường Ngày” của Bs Thynn Thynn do ông Từ Thám dịch.

Tôi chưa phải là Phật tử, tôi còn đầy THAM – SÂN – SI nhưng tôi viết thực lòng. Tôi thành thật xin lỗi nếu những gì tôi viết có thể làm các thầy, anh, chị, bạn, các em không thích.

NGUYENHO

Viết bởi nguyenho 07 Feb 2012, 10:06

Tôi vẫn chưa biết được Đạo sư Duy Tuệ là ai nhưng tôi cảm thấy đạo sư này có "vấn đề" cần phải cảnh giác, vì:

- Đọc các sách, bài viết, nói của Đạo sư Duy Tuệ từ năm 2003 đến nay tôi thấy Đạo sư “không được bình thường”, lời nói không như nhất: “Năm bản nguyện của đạo sư Duy Tuệ” nói một đàng, cuốn sách “Ta là ai” và các bài viết sau này đi một nẻo khác. Đọc nhiều sách, bài viết của đạo sư, tôi chẳng biết “DUY TUỆ LÀ AI?”

- Các Hiền giả Minh Triết biết gì về Phật Thích Ca Mâu Ni và Điều Ngự Giác Hoàng (vua Trần Nhân Tông) qua những lời giảng cắt xén của Đạo sư Duy Tuệ ? Tại sao Đạo sư Duy Tuệ bài bác việc tu học để có thể “Minh triết” như trong bài “DOANH NHÂN HIỀN TRIẾT’ của mình. Đạo sư Duy Tuệ có biết “ ngày mồng một tết năm Mậu Thân Hưng Long thứ 16 (1308) vua Trần Nhân Tông đã chính thức hóa việc truyền y cho thiền sư Pháp Loa ở Cam Lộ đường của chùa Siêu Loại thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nay với sự chứng kiến của chính vua Trần Anh Tông và thượng tể Trần Quốc Trấn. Tại buổi lễ này, sau việc trao y và nghe Thiền sư Pháp Loa thuyết pháp, vua Trần Nhân Tông còn đem ngoài 20 hộp nhỏ kinh điển Phật giáo, còn đem 100 hộp “kinh sử ngoại thư” giao cho Thiền sư Pháp Loa và dặn dò “mở rộng việc học bên trong và bên ngoài”. (“Trần Nhân Tông – Con người và tác phẩm” của Tiến sĩ thiền sư Lê Mạnh Thát). Vậy chúng ta nên học và hành theo ý chỉ của Điều Ngự Giác Hoàng hay nghe và làm theo đạo sư Duy Tuệ?

- Đạo sư Duy Tuệ không tu học mà chỉ “may mắn” có vài lần “chìm đắm trong trạng thái tỉnh thức sâu thẳm” và nhờ đó đã “nhận ra thông điệp” và “từ đó, tôi dùng tỉnh thức thông thường mà trao lại trải nghiệm, thông điệp ấy cho nhân loại.” (trong bài viết "BA THÔNG ĐIỆP TỪ TỈNH THỨC SÂU THẲM". Các Hiển giả Minh Triết chỉ cần đọc vài bài viết của Thiền sư Thích Thanh Từ trong tập “Hoa Vô ưu” thì mới thấy tôi nghiệp cho cái “tỉnh thức sâu thẳm” của đạo sư Duy Tuệ. Chỉ là “Ếch ngồi đáy giếng” thôi!

- Các Hiền giả Minh Triết có nhận thấy đạo sư Duy Tuệ cao ngạo khi viết trong bài “Điều Để Lại Duy Nhất Khi Bỏ Xác Thân” : “Trong thân tứ đại của thầy, ánh sáng đã hòa sẵn các nơi rồi. Mặc dù thân tứ đại của thầy đang làm việc nhưng nơi thầy có năng lực tỏa ánh sáng ấy vào trong hư không, vào hữu hình và cả vô hình.” Các Hiền giả Minh Triết có thấy buồn cười không khi đạo sư viết thêm: “Thầy cũng nhận biết được trong lời nói của thầy có một sức mạnh. Từ ngày đó, âm thanh của thầy cũng thay đổi hết. Sau này có vài bác sĩ khám họng cho thầy phát hiện ra rằng cái lưỡi của thầy rất to, nó to hơn cái lưỡi của người bình thường nhiều lắm. Có lẽ do ông trời đúc sẵn thế nào mà mình không hiểu được.” ?

- Tôi thấy sợ cho cái “không sợ” , cho cái “Lực bất khả tư nghì” trong bài “Lực Bất Khả Tư Nghì Của Doanh Nhân Minh Triết” mà đạo sư Duy Tuệ viết: Đạo sự khuyên chúng ta cứ mượn nợ nhiều để xài nhiều như Mỹ, nếu không trả được nợ thì đời con trả nợ, đời cháu trả nợ… Sợ gì! Hình như bọn vô lại xưa nay đều có Lực bất khả tư nghì này rồi.

- Các Hiền giả Minh Triết hãy tạm dừng tiếp xúc, đọc, nghe các bài viết, nói của đạo sư Duy Tuệ - mà hãy tinh minh quán xét để biết “DUY TUỆ LÀ AI?”. Không nên để bị cuốn hút có thể dẫn đến phá hoại thuần phong mỹ tục, đạo đức của dân tộc, gây mất đoàn kết, “rước voi về dày mã tổ”.

Một người thầy sai lầm có thể làm hại một đời của học trò, một cuốn sách xấu có thể làm hại cả một thế hệ! Cụ đồ Chiểu – nhà yêu nước – tác giả của “Lục Vân Tiên” có viết: “Chở bao nhiêu đạo - thuyền không khẳm. Đâm mấy thằng gian - bút chẳng tà”.

Nguyenho

nguồn kientruc.vnwebblog

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi hiểu rằng:

Phật pháp thực tế là một hệ thống minh triết. Trong hệ thống minh triết này Đức Phật xác định sự giải thoát là mục đích cuối cùng. Đức Phật nói: "Nước biển chỉ có một vị mặn. Pháp của Như Lai chỉ có một mục đích là giải thoát".

Để minh chứng cho sự giải thoát, Đức Phật đã xác định một hệ luận về nghiệp chướng của chúng sinh. Cần phải khẳng định rằng: Hệ luận về nghiệp chướng là một bộ phận cấu thành có tính nền tảng của Phật pháp. Nó là tiền đề nhận thức để đi đến giải thoát. Bởi vì, nếu không có nghiệp chướng thì mặc nhiên không cần giải thoát. Do đó, phủ nhận nghiệp chướng tức là phủ nhận toàn bộ Phật Pháp, hay làm cho toàn bộ hệ thống giáo lý của Phật pháp sụp đổ. Nhưng ông Duy Tuệ lại không nhận thức được điều này, mặc dù những luận đề khác của ông có vẻ như rút ra từ Phật pháp. Ông Duy Tuệ viết:

Trang 99: “Không có nghiệp chướng gì của đời trước để đời này phải trả, phải chịu cảnh cơ hàn cực khổ, thiếu cơm ăn, áo mặc hay nhà ở. Nhìn theo kiểu phải trả nghiệp là tự đưa mình vào ngõ cụt, xuống vực thẳm hay đường cùng”.

Nếu xác định không có nghiệp chướng thì tất không cần giải thoát, cho dù hiểu ý nghĩa của nghiệp chướng như thế nào, theo "mê tín" hay "khoa học".

Đây là luận điểm phủ nhận Phật pháp quan trọng nhất có tính hệ thống của ông Duy Tuệ theo cái nhìn của tôi.

Về pháp Bát chính đạo của Đức Phật, chính là một phương tiện để nhận thức nghiệp chướng và giải thoát khỏi sự u minh của nhận thức. Nhưng ở đây ông Duy Tuệ cũng phủ nhận luôn:

Trang 12 : “Nếu nói Bát Chánh đạo là chìa khoá giải quyết vấn đề khổ đau, thì tại sao mấy ngàn năm qua không phát huy tác dụng? Tám con đường đó là giải quyết tình trạng của cái đầu mỗi người, chứ không phải lên thiên đàng hay về cõi Phật như kinh sách nói, nhưng tại sao không giải quyết được?”.

Có thể nói rằng ông Duy Tuệ, đã nhầm lẫn giữa phương tiện và sử dụng phương tiện. Đâu phải vì người ta không biết dùng mà phương tiện không hiệu quả?

Bát chánh đạo gồm: Chính kiến, Chính tư duy, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mệnh, Chính tinh tiến, Chính niệm, Chính định. Rõ ràng đây là phương tiện để nhận thức và hành đông đi đến giải thoát. Nhưng đó là một phương tiện phi vật thể và phụ thuộc rất nhiều vào cách hiểu của thế nhân. Ngay cả một phương tiện vật thể và rất đơn giản như cái cuốc để cuốc đất thì không phải ai cũng sử dụng thành thạo. Huống chi một phương tiện phi vật thể để hướng con người đến chân lý và chưa phải chân lý. Ngay cả nội dung Bát Chánh đạo cũng có những cách hiểu khác nhau. Thí dụ dưới đây là cách giải thích về Bát chánh đạo trong Wikipedia:

1/ Chính kiến là tri kiến về Pháp thân (Tam thân).

2/ Chính tư duy là từ bỏ mọi chấp trước.

3/ Chính ngữ là thấu hiểu rằng pháp vượt trên mọi ngôn ngữ.

4/ Chính nghiệp là tránh mọi hành động tạo nghiệp, kể cả thiện nghiệp.

5/ Chính mệnh là tri kiến rằng, tất cả các Pháp (sa. dharma, pi. dhamma) không hề sinh thành 6/ biến hoại.

6/ Chính tinh tiến là an trú trong tâm thức vô sở cầu.

7/ Chính niệm là từ bỏ mọi thắc mắc về có-không (hữu-vô).

8/ Chính định là giữ tâm vô phân biệt bằng cách vô niệm.

Nhưng cách hiểu của tôi thì lại có phần chưa giống như vậy. Thí dụ: "Chính tư duy" thì tôi hiểu là thành thực trong suy nghĩ. Nhưng dù là cách hiểu đúng hay sai thì đó là phương pháp sử dụng phương tiện, chứ không phủ nhận phương tiện - vốn là một bộ phận cấu thành căn bản khác của Phật pháp.

Có lẽ không cần phải phân tích nhiều. Chỉ cần với hai hệ luận căn bản của Phật pháp bị ông Duy Tuệ phủ nhận thì Phật pháp đã không còn giá trị trong thực tế nhận thức của ông Duy Tuệ. Vậy thì ông lấy cơ sở nào để dẫn con người đến chỗ Giải thoát - vốn được xác định trên cơ sở này?

Từ đó tôi thấy rất buồn cười khi ông Duy Tuệ đưa ra các giải pháp của ông:

1.Tuổi trẻ có nhiều năng lượng sống

Nên cần xác đinh mục tiêu lớn

Mục tiêu liên quan đến toàn nhân loại

Và tin chắc vào khả năng vô tận nơi tâm mình

Niềm tin này phải mãnh liệt phải say sưa mới được.

2. Nếu thiện hữu hướng mình trong tương lai

Là một nhà văn

Hãy là một nhà văn có thể làm thay đổi lòng nhân loại với quê hương của mình

Nếu là một nhà buôn

Hãy nên là một nhà buôn hữu ích cho loài người

Nếu là một hướng dẫn viên du lịch

Hãy nên là một hướng dẫn viên lôi cuốn nhất thế giới

Nếu là nhà khoa học

Hãy nên là một khoa học gia góp phần thay đổi hoàn cầu

Nếu là một nhà báo

Hãy nên là một nhà báo làm cho thế giới khâm phục

Nếu là một nhà văn hóa

Hãy nên làm cho thế giới học được gì từ văn hóa của dân tộc mình

Nếu là một nhà chính trị

Hãy làm cho thế giới kinh ngạc về con tim và trí tuệ của mình cho dân tộc cho loài người

Nếu là một nhà quân sự

Hãy để cho toàn nhân loại cúi đầu ngưỡng mộ

Cứ như vậy…

3.Đừng bao giờ đặt mục tiêu của đời mình vì tiền bạc hay danh vọng

Dù cho thiện hữu đang làm để kiếm miếng cơm manh áo

Hãy đặt mục tiêu vì lợi ích loài người trước hết.

Đừng tin vào tài lanh lợi

Chỉ tin vào sự bền chí làm việc không mệt mỏi

Đừng tin những gì mình đã học

Chỉ dựa vào trực giác của mình lúc hữu sự

Trực giác là khả năng tự nhiên trời ban.

4. Khi ngã xuống

Hãy nhìn vào tâm mình vô tận

Và tin rằng có Trời, Phật hiểu và thương mình

Rồi dùng ý chí đứng lên đi tới.

Đừng theo con đường mòn của người đi trước

Dù hiện lớp lớp người đang theo

Bởi nếu như vậy

Thiện hữu cũng chẳng làm ra sự thay đổi nào

Hãy tự tâm trực giác của mình mà sáng tạo.

5.Trong tâm trực giác

Không chứa kinh nghiệm

Nên sáng tạo là sáng tạo chứ không phải coppy

Người coppy không thể làm cho thế giới thay đổi.

Đừng sợ sệt e-dè hay dừng lại khi ai đó cản ngăn

Bởi mục tiêu thiện hữu đưa ra là lợi ích cho loài người.

Có lẽ ông Duy Tuệ viết khá nhiều, tôi chẳng có thời gian đâu mà ngồi phân tích từng câu của ông ta. Nhưng đại khái điều sau đây thì ông ta quả là một người chuyên hô khẩu hiệu và vẽ Pano quảng cáo:

2. Nếu thiện hữu hướng mình trong tương lai

Là một nhà văn

Hãy là một nhà văn có thể làm thay đổi lòng nhân loại với quê hương của mình.

Ý ông muốn nói hãy là một nhà văn thiên tài, chứ vớ vẩn thì không được. Hi.

Nếu là một nhà buôn

Hãy nên là một nhà buôn hữu ích cho loài người.

Ý ông muốn nói là nên phân phối hàng hóa phải chuẩn , đến tận vùng sâu, vùng xa và tiền lời chỉ nên đủ ăn tổ yến hầm sâmPosted Image.

Nếu là một hướng dẫn viên du lịch

Hãy nên là một hướng dẫn viên lôi cuốn nhất thế giới.

Ý ông muốn nói trên thế giới này chỉ cần một hướng dẫn viên du lịch. Vì có người thứ hai thì thằng đứng nhì chắc đau khổ lắm, do không thực hiện được điều khuyên nhủ của ông Duy Tuệ.

Nếu là nhà khoa học

Hãy nên là một khoa học gia góp phần thay đổi hoàn cầu.

Ấy da! Thế này thì ngay cả ông Ngô Bảo Châu cũng chỉ gọi là góp phần khiêm tốn. Ngay cả Đức Jesu, Đức Ala toàn năng và Đức Phật đều khóc tiếng Hin Du vì chưa thay đổi được toàn cầu - Dù đã cố gắng cả mấy ngàn năm nay. Híc!

Nếu là một nhà báo

Hãy nên là một nhà báo làm cho thế giới khâm phục.

Uh. Tốt! Cố gắng lên quí vị báo chí. Cứ đăng tin giật gân vào là thế giới xanh lè mắt ra.

Nếu là một nhà văn hóa

Hãy nên làm cho thế giới học được gì từ văn hóa của dân tộc mình.

Có lý! Vậy trong cuộc hội nhập toàn cầu này rất cần sự hiểu biết các gía trị văn hóa của các dân tộc khác nhau. Đều đáng học tập cả. Múa cột và hát Quan họ đều bình đẳng.

Nếu là một nhà chính trị

Hãy làm cho thế giới kinh ngạc về con tim và trí tuệ của mình cho dân tộc cho loài người

Hi! Thế thì cứ mỗi dân tộc đều có một vị đứng đầu giỏi và thế giới đều bình đẳng. Thằng nào xếp vẫn xếp. Vũ như Cẩn cả. Vì ai cũng nhất của dân tộc mình mà. Có ai đứng đầu quốc gia tự nhận là mình ngu đâu? Không tin hỏi xem? Nhà em thì không dám rùi ạ!

Nếu là một nhà quân sự

Hãy để cho toàn nhân loại cúi đầu ngưỡng mộ

Ui chu choa! Mèng đéc! Mế, Bầu, Bọ! Bủ ơi. Ối làng nước ơi! Cái này thì chít! Vậy phải chiến thắng tất cả các quân đội hùng mạnh trên thế giới? Thôi em chịu! Lạy Ngài. Em vốn quen sống bình an. Hòa bình thế giới muôn năm! Em vốn ủng hộ hòa bình thế giới! Posted Image

Chán quá nhỉ! Vậy mà vẫn có người vỗ tay ầm ầm mới kinh chứ?!

Thui! Nhà em chui vào cái lò gạch làng Vũ Đại trốn đây!

Posted ImagePosted ImagePosted Image

Vậy đủ rồi! Không cần phải xem ông ta giải thích "Tôi là ai" nữa.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Căn cứ vào "lời dạy" của ông Duy Tuệ. Đây:

5.Trong tâm trực giác

Không chứa kinh nghiệm

Nên sáng tạo là sáng tạo chứ không phải coppy

Người coppy không thể làm cho thế giới thay đổi.

Đừng sợ sệt e-dè hay dừng lại khi ai đó cản ngăn

Bởi mục tiêu thiện hữu đưa ra là lợi ích cho loài người.

Quí vị đừng nghe ông ấy nha! Nghe ông ấy và làm theo ông ấy là copi đấy! Posted Image

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài của Bác Thiên Sứ đơn giãn mà chuẩn xác đến từng mi li dem nhỉ? Tiếc là Bác ko có nhìu thời gian để phân tích hầu cảnh báo với những tuyên ngôn mê lầm của Duy Tuệ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài của Bác Thiên Sứ đơn giãn mà chuẩn xác đến từng mi li dem nhỉ? Tiếc là Bác ko có nhìu thời gian để phân tích hầu cảnh báo với những tuyên ngôn mê lầm của Duy Tuệ!

Tại ông ta lôi Phật giáo ra để giảng mà chẳng hiểu gì về Phật pháp cả. Còn ông ta muốn tạo ra một thứ riêng của ông thì ông cứ tự nhiên. Cái này tùy thuộc vào luật pháp và các điều kiện xã hội có cho phép và ủng hộ hay không. "Mọi công dân đều có quyền tin theo và không tin vào một tôn giáo nào" mà. Nghe nói có một số quan chức vụ, cục, bộ gì đó cũng vỗ tay. Thôi. Không dây dưa.

Nhưng thành thật khuyên ông Duy Tuê không nên đưa Phật pháp làm nền cho ông ta. Ông chẳng hiều gì về bản chất Phật pháp cả thì nên im lặng là hơn. Nếu không ông bị phản bác thì phiền cho ông đấy.

Thiện Tại! Thiên tai!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc qua các bài của ông Duy Tệ ở trên và bài phân tích của SP. BW thấy bác Duy Tệ này có vấn đề gì đó trong tư duy và đầy mâu thuẫn. Đôi lúc thì dùng lời văn "có vẻ" như gần gũi, thực tế. Kết hợp lại với đoạn đạo sư Duy Tệ trợ duyên ở trên thì lại thấy có sự thiếu thực tế và thông suốt của ông.

Nhưng nếu xét trình độ của ông ấy thì chắc cũng dư sức thấy điều đó. Có lẽ vì có mục đích gì đó hoặc do lầm đường lạc lối mà ra.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Căn cứ vào "lời dạy" của ông Duy Tuệ. Đây:

Quí vị đừng nghe ông ấy nha! Nghe ông ấy và làm theo ông ấy là copi đấy! Posted Image

Câu này của SP giống hôm qua BW đào tạo SEO trong lớp học, khi nói đến phương pháp học SEO có khuyên học viên rằng:

Hãy tự tìm con đường riêng cho mình để học và hiểu, tự đúc kết ra kinh nghiệm và kiến thức cho bản thân, đừng chỉ có bắt chước và làm bản sao của người khác... Nhưng nếu bạn làm vậy là các bạn thành bản sao của tôi rồi đấy. (cười)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Câu này của SP giống hôm qua BW đào tạo SEO trong lớp học, khi nói đến phương pháp học SEO có khuyên học viên rằng:

Hãy tự tìm con đường riêng cho mình để học và hiểu, tự đúc kết ra kinh nghiệm và kiến thức cho bản thân, đừng chỉ có bắt chước và làm bản sao của người khác... Nhưng nếu bạn làm vậy là các bạn thành bản sao của tôi rồi đấy. (cười)

Đức Phật dạy - Đại ý: "Ví như ngón tay của ta chỉ lên mặt trăng. Các người hãy nương theo ngón tay của ta mà nhìn tới mặt trăng, chứ đừng nhìn ngón tay của ta".

Như vậy Đức Phật đã nói rất rõ rằng: Những lời giảng của Ngài phản ánh một chân lý và hãy đi tìm chân lý được phản ánh qua lời giảng của ngài. Nó là phương tiện nền tảng để hướng đến chân lý tuyệt đối, nhưng không phải bản thể của chân lý.

Phật giáo là một minh triết cao siêu, thế nhân cách đây từ hơn 2500 năm trước và đến tận bây giờ không dễ gì hiểu được, nên - theo cách hiểu của tôi - nó biến tướng thành một tôn giáo để dễ lưu truyền. Nhưng nó không có bản chất của một tôn giáo - mặc dù phù hợp với những tiêu chí cho một tôn giáo. Bởi vì ngoài niềm tin tôn giáo thì Phật pháp còn mang tính minh triết hướng con người tới một nhận thức bản thể đích thực của vũ trụ và mối liên hệ có trong con người. Chính vì tính minh triết đó tôi đã xác định bản tính của Thái cực - thể bản nguyên của giây "0" trong sự khởi nguyên vũ trụ của thuyết Âm Dương Ngũ hành - chính là "Tính Thấy" trong Phật pháp. Đó chính là sự giải thoát và là tự do cuối cùng.

"Một học thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại".

Đấy chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành - Lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang tìm kiếm. Các bạn có quyền không tin điều này. Vì chính SW Hawking đã xác định:

"Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất thì chính nó quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?".

Nên các bạn có quyền không tin. Nhưng đừng vội phản bác. Đức Phật đã dạy: "Chính tư duy" - Hãy thành thực mà suy nghĩ - Ấy là tôi hiểu như thế!

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chính tư duy này của Sp đã phần nào thay đổi tư duy lối mòn của tôi, vì thế tôi vẫn tin tưởng người tôi xem như anh, Thầy, như bằng hữu của tôi đạt đến chân lý cuối cùng khi khao khát chứng minh tính logic của thuyết âm dương ngũ hành là 1 lý thuyết hoàn chỉnh mang tính thuyết phục toàn cầu!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn đã thật sự hiểu trọn vẹn câu chuyện “Chửi mắng và lời dạy của Đức Phật”?

17 Apr leanh | April 17th,2012 | Suy ngẫm | No Comments »

Posted Image

Tôi đã được một người bạn chia sẻ trên Facebook và Google Plus một câu chuyện rất hay mà chắc hẳn các bạn đã đọc qua. Đó là “Chửi mắng và lời dạy của Đức Phật”.

Tôi xin post lại câu chuyện như sau:

Posted Image

Một lần, Phật đi giáo hóa vùng Bà La Môn, Các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật chửi. Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo… sau chửi. Thấy Phật thản nhiên làm thinh , họ tức giận, chặn Phật lại hỏi:

- Cù-đàm có điếc không?

- Ta không điếc.

- Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?

- Này Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?

- Quà ấy về tôi chứ ai.

- Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.

* Người kêu tên Phật chửi mà Ngài không nhận. Còn chúng ta , những lời nói bóng, nói gió ở đâu đâu cũng lắng tai nghe, để buồn để giận. Như vậy mới thấy những lời cuồng dại của chúng sanh Ngài không chấp không buồn. Còn chúng ta do si mê, chỉ một lời nói nặng nói hơn, ôm ấp mãi trong lòng, vì vậy mà khổ đau triền miên. Chúng ta tu là tập theo gương Phật, mọi tật xấu của mình phải bỏ, những hành động lời nói không tốt của người, đừng quan tâm. như thế mới được an vui.

Trong kinh, Phật ví dụ người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận lời mắng chửi đó thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rơi xuống ngay mặt người phun. Thế nên có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Từ đây về sau quí vị có nghe ai nói gì về mình, dù tốt hay xấu, chớ nên thọ nhận thì sẽ được an vui.

Tuy có chướng duyên bên ngoài mà chúng ta biết hóa giải, không thọ nhận, đó là tu. Không phải tu là cầu an suông, mà phải có người thử thách để có dịp coi lại mình đã làm chủ được mình chưa. Nếu còn buồn giận vì một vài lí do bất như ý bên ngoài. Đó là tu chưa tiến.

Đa số chúng ta có cái tật nghe người nói không tốt về mình qua miệng người thứ hai , thứ ba, thì tìm phăng cho ra manh mối để thọ nhận rồi nổi sân si phiền não, đó là kẻ khờ, không phải người trí.

(nguồn: Facebook)

Đọc xong câu chuyện hẳn cũng để lại rất nhiều suy ngẫm trong bạn. Tôi chắc hẳn các bạn cũng ngộ ra thâm thuý và bài học từ câu chuyện, xin phép mạo muội test thử như sau: Khi một người chửi mắng nặng nhẹ bạn:Bạn phớt lờ không “nhận” vì đó là: Không “nhận” lời chửi mắng, thì sẽ không phiền não vì nó, chúng ta sẽ cảm thấy thanh thản và an vui -> bạn đang tự bảo vệ bản thân trước tác động không có lợi đến bạn

Bạn phớt lờ không “nhận” vì đó là: Không “nhận” lời chửi mắng, trước hết bạn sẽ không phải khổ tâm vì nó, sau đó là như dội ngược lại gáo nước vào đối phương, lời chửi mắng của họ, họ quăng vào mặt ta, ta không “nhận” coi như là họ tự “lãnh” lại -> bạn đang bảo vệ bản thân trước tác động không có lợi nhưng đang tồn tại trong bạn là TÂM MA, sỡ dĩ tôi nói vậy vì xét kĩ lại, bạn vẫn đang “nhận” đấy, vì bạn đang hằn học và có ý trả đũa, như vậy thì có thật sự thanh thản và an vui???

Còn trường hợp nào nữa không? Xin mạn phép được quay trở lại câu chuyện:- Cù-đàm có điếc không?

và nếu là bạn, bạn sẽ im lặng làm ngơ? Còn Đức Phật, ngài trả lời:

- Ta không điếc.

Ta không điếc, nghĩa là ta vẫn nghe thấy lời chửi của người.

Đức Phật có nghe thấy, nhưng người không nhận, nghe, không có nghĩa là nhận, bạn chỉ nhận nó khi bạn “si mê, chỉ một lời nói nặng nói hơn, ôm ấp mãi trong lòng, vì vậy mà khổ đau triền miên” …

Và ngài đã giải thích cho những con người mê muội một cách dân dã, vui vẻ mà rất thâm thuý:

- Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?

- Này Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?

- Quà ấy về tôi chứ ai.

- Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.

Bạn ngộ ra điều gì từ sự việc trên, phải chăng đó là:

Khi một người chửi mắng nặng nhẹ bạn, bạn không “nhận” lời chửi mắng, thì sẽ không phiền não vì nó, chúng ta sẽ cảm thấy thanh thản và an vui. Nhưng đừng dừng lại ở đó, hãy mở lòng hơn với những người còn u mê đấy, hãy cố gắng hiểu họ và mở tâm cho họ nếu bạn có thể. Đó là cách trọn vẹn hiểu, trọn vẹn “tu”.

Như một con người lỗi lạc

+Dalai Lama đã từng nói:

A compassionate attitude helps you communicate more easily with your fellow human beings. As a result, you make more genuine friends and the atmosphere around you is more positive, which gives you greater inner strength. This inner strength helps you spontaneously concern yourself with others, instead of thinking only about yourself.

Dịch bởi +Anh Nguyễn

Một thái độ từ lòng từ bi sẽ giúp cho bạn giao tiếp với mọi người dễ dàng hơn. Và kết quả là, bạn có thêm được những người bạn thật sự và một bầu không khí xung quanh tích cực hơn, điều này sẽ tạo ra một sức mạnh nội tâm rất lớn trong bạn. Sức mạnh nội tâm này giúp bạn quan tâm đến người khác một cách tự nhiên, thay vì chỉ suy nghĩ về bản thân mình.

Đây là vài dòng suy nghĩ của tôi, thông qua một người bạn đã giải thích và mở trí giúp tôi.

Bạn có suy nghĩ và đóng góp gì khác? Hãy cùng nhau trao đổi! Posted Image

BBW:

Phần đông khi đọc bài Chửi mắng và lời dạy của Đức Phật đều thấy hay. Bài này tôi có sưu tầm và đem về blog của mình:

http://www.babywolfv...ay-cua-duc-phat

Nhưng đa số đều chỉ thấy cái hay dừng lại ở chỗ: Phật đưa ra một tình huống rất hay để đối đáp lại và là một người điềm tĩnh, sâu sắc. Chúng ta không thọ nhận những lời chửi mắng để cảm thấy an lạc, tốt cho bản thân mình.

Thế nhưng có một chi tiết đáng lưu ý mà có lẽ ít người để ý. Đó là "Ta không điếc!" và Ngài đưa ra tình huống để giáo huấn chứ không chỉ an lạc một mình.

Chúng ta tu để có kiến thức, để có trí tuệ, từ đó quay lại giúp đỡ người khác chứ không phải chỉ cho bản thân mình được an vui là đủ.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đức Phật dạy - Đại ý: "Ví như ngón tay của ta chỉ lên mặt trăng. Các người hãy nương theo ngón tay của ta mà nhìn tới mặt trăng, chứ đừng nhìn ngón tay của ta".

Như vậy Đức Phật đã nói rất rõ rằng: Những lời giảng của Ngài phản ánh một chân lý và hãy đi tìm chân lý được phản ánh qua lời giảng của ngài. Nó là phương tiện nền tảng để hướng đến chân lý tuyệt đối, nhưng không phải bản thể của chân lý.

Phật giáo là một minh triết cao siêu, thế nhân cách đây từ hơn 2500 năm trước và đến tận bây giờ không dễ gì hiểu được, nên - theo cách hiểu của tôi - nó biến tướng thành một tôn giáo để dễ lưu truyền. Nhưng nó không có bản chất của một tôn giáo - mặc dù phù hợp với những tiêu chí cho một tôn giáo. Bởi vì ngoài niềm tin tôn giáo thì Phật pháp còn mang tính minh triết hướng con người tới một nhận thức bản thể đích thực của vũ trụ và mối liên hệ có trong con người. Chính vì tính minh triết đó tôi đã xác định bản tính của Thái cực - thể bản nguyên của giây "0" trong sự khởi nguyên vũ trụ của thuyết Âm Dương Ngũ hành - chính là "Tính Thấy" trong Phật pháp. Đó chính là sự giải thoát và là tự do cuối cùng.

"Một học thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại".

Đấy chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành - Lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang tìm kiếm. Các bạn có quyền không tin điều này. Vì chính SW Hawking đã xác định:

"Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất thì chính nó quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?".

Nên các bạn có quyền không tin. Nhưng đừng vội phản bác. Đức Phật đã dạy: "Chính tư duy" - Hãy thành thực mà suy nghĩ - Ấy là tôi hiểu như thế!

BW cảm ơn sự chia sẻ của SP, BW trước giờ cũng thấy vậy. BW nhớ có một câu nói sau của Phật nhưng không nhớ chính xác, đại ý: "Còn chấp lời ta kinh ta thì chưa thấy ta".

Share this post


Link to post
Share on other sites

BW cảm ơn sự chia sẻ của SP, BW trước giờ cũng thấy vậy. BW nhớ có một câu nói sau của Phật nhưng không nhớ chính xác, đại ý: "Còn chấp lời ta kinh ta thì chưa thấy ta".

Từ sau khi Đức Như Lai nhập Niết Bàn - Nếu ai đó hân hạnh được gặp Đức Như Lai , hoặc bất cứ một vị Phật nào trong vũ trụ này thì người đó chưa chứng quả Phật.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vô ngã tức Niết bàn, thế nào là Vô ngã ?

Hữu ngã tức Giả ngã, đối đãi sinh diệt, thuộc Vô thường.

Vô ngã tức Chân ngã, thường chiếu thường biết.

Chân ngã Vô ngã, Chân tướng Vô tướng, Chân pháp Vô pháp, Chân tâm Vô tâm!

Từ khi học được Kinh vô tự, đốt sạch kinh thư trả nghĩa Thầy. Kể ra thì cũng hơi táo bạo nhìn từ bề ngoài; nhiều lúc bắt trước đốt kinh lại thành bệnh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vô ngã tức Niết bàn, thế nào là Vô ngã ?

Hữu ngã tức Giả ngã, đối đãi sinh diệt, thuộc Vô thường.

Vô ngã tức Chân ngã, thường chiếu thường biết.

Chân ngã Vô ngã, Chân tướng Vô tướng, Chân pháp Vô pháp, Chân tâm Vô tâm!

Từ khi học được Kinh vô tự, đốt sạch kinh thư trả nghĩa Thầy. Kể ra thì cũng hơi táo bạo nhìn từ bề ngoài; nhiều lúc bắt trước đốt kinh lại thành bệnh.

Có một câu chuyện của Thiền sư Nhật Bản:

Có hai thày trò Thiền sư Nhật tu trong một ngôi chùa cổ. Mùa Đông năm ấy tuyết phủ dầy, Thiền sư sai chú tiểu đi kiếm củi. Chú tiều lang thang nhiều nơi quanh chùa không tìm thấy củi. Vị Thiền Sư chỉ lên ban thờ với những tượng Phật bằng gỗ: "Lấy mấy cái tượng gỗ kia xuống chẻ ra làm củi!".

Đây là một câu chuyện khá nổi tiếng - có thể có vài dị bản - có lẽ nhiều người biết. Không ít những trí giả tỏ ra tâm đắc với câu chuyện.

Rubi học Phật nhiều, giải thích câu chuyện này thế nào?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có một câu chuyện của Thiền sư Nhật Bản:

Có hai thày trò Thiền sư Nhật tu trong một ngôi chùa cổ. Mùa Đông năm ấy tuyết phủ dầy, Thiền sư sai chú tiểu đi kiếm củi. Chú tiều lang thang nhiều nơi quanh chùa không tìm thấy củi. Vị Thiền Sư chỉ lên ban thờ với những tượng Phật bằng gỗ: "Lấy mấy cái tượng gỗ kia xuống chẻ ra làm củi!".

Đây là một câu chuyện khá nổi tiếng - có thể có vài dị bản - có lẽ nhiều người biết. Không ít những trí giả tỏ ra tâm đắc với câu chuyện.

Rubi học Phật nhiều, giải thích câu chuyện này thế nào?

Cháu nghĩ Thiền Sư có ý đốt Tượng Phật, đây là cách thuyết pháp sống, trực chỉ trực nhận. Như vậy cũng có tác dụng đưa hành giả vượt qua chữ nghĩa sách vở, không bị chết trên ngôn ngữ kiến giải.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu nghĩ Thiền Sư có ý đốt Tượng Phật, đây là cách thuyết pháp sống, trực chỉ trực nhận. Như vậy cũng có tác dụng đưa hành giả vượt qua chữ nghĩa sách vở, không bị chết trên ngôn ngữ kiến giải.

Sư chỉ lên tượng Phật nhưng lại nói:"lấy mấy tượng gỗ kia xuống chẻ làm củi" có động chạm gỉ đết "đốt" Phật đâu?

Trời lạnh, thiếu củi đốt thì...lấy tượng gỗ làm củi...cái "Lý" là vậy...

Phật trong ta, Phật trong ngươi, Phật trong chúng sinh, Phật "thấy" khắp mọi nơi, đâu nhất thiết trong các tượng "gỗ" kia...

Còn nếu vẫn cứ cho rằng Phật hiện hiện trong các tượng "gỗ" đó...thì khi đông tàn, sang xuân trời ấm áp, ta lại đốn "cây" về tạc "tượng", Phật lại về với ta vậy...(Chùa mà không có tượng Phật...sao gọi là chùa...)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay