Thiên Sứ

Đại Số Lie Ngoại Lệ E7 Và Tử Vi

4 bài viết trong chủ đề này

Đại số Lie ngoại lệ E7 và Tử Vi

Tóm tắt

Tử vi đã có lịch sử rất lâu đời nhưng hiện tại nó vẫn có ảnh hưởng rất đáng kể trong đời sống xã hội ở Phương Đông. Yếu tố thiên văn, dáng vấp thiên văn là những điều rất dễ để nhận thấy trong cách thức trình bày của Tử vi. Tuy vậy quan điểm của bài viết này xem "Bầu trời Hoàng đạo" được liên kết đến các sao trong Tử vi có ý nghĩa chủ yếu là "khung biểu đạt thời gian lý tưởng" để diễn đạt "chương trình sống" của các đối tượng đã đạt tầm "ý thức lượng tử" như con người. Đại số Clifford Cl(16), đại số Octonion, đại số Jordan, đại số Sedenion... và nhất là đại số Lie ngoại lệ E7 theo các phát hiện gần đây cho thấy chúng rất thích hợp để mô tả các ManyWorld trong MacroSpace. Trên thực tế, mỗi một con người đều đạt được bậc liên kết thông tin > 10^18 tubulin nên đều có thể xem là một "Tiểu vũ trụ" (many-world), vì vậy việc sử dụng "Đa tạp + Nhóm" 133 chiều của đại số Lie E7 trong hệ thống Tử vi của Người xưa, rất nhiều khả năng là hiện thực...

1. Mở đầu

Con số 14 từ ngôi sao 14 cánh ở tâm của Trống đồng Ngọc Lủ theo tôi có lẽ phải mang một thông điệp hoặc một ý tứ nào đó rất thông thái từ Người xưa. Ta hãy để ý nếu cộng con số "18 chim lạc ở vòng ngoài" với "14 chim và 20 hươu ở vòng kế" thì tổng số sẽ bằng 52. Tiếp tục, nếu kể đến 12 người "lớn" ở vòng trong cùng và "14 cánh sao ở trung tâm" thì tổng số lại bằng 78 (xem hình). Vì vậy, tôi nghĩ thật ngây thơ khi cho rằng đây chỉ đơn giản là sự trùng hợp ngẫu nhiên hoặc chỉ là những họa tiết trang trí. Theo tôi chúng cũng không đơn thuần chỉ là một nghi biểu tín ngưỡng. Tử vi cũng có 14 Chính tinh, bài Tây có 52 lá, bài Tarot có 78 lá... và trên thực tế người ta thường dùng chúng như các công cụ để tiên đoán về vận mệnh của con người.

Posted Image

Hệ Can Chi được sử dụng trong Lý học để phân hoạch thời gian, nó có chu kỳ 60 và mỗi cung có ý nghĩa rất riêng mang tính chương trình. Với bán kỳ là 30, có sự liên hệ nào không trong khi nhóm Lie ngoại lệ E8 - 248 chiều cũng có biểu diễn 240 chiều phân hoạch theo 30 cung ?...

Posted Image

Thiên bàn, Địa bàn trong Tử vi chia thành 12 cung phải chăng chúng có sự liên hệ nào đó đến các nhóm Lie ngoại lệ G2, F4, E6 và E7 vì cấu trúc biểu diễn của các nhóm này cũng luôn có thể lập thành 12 cung ?...(Lưu ý chi tiết 60 là bội số chung nhỏ nhất của 30 và 12)

Posted Image

Biểu diễn 72 root system của nhóm E6 - 78 chiều

Để dự đoán các sự kiện mang tính vĩ mô Lý học Đông phương lại có môn Thái ất, với 16 cung phải chăng Thái ất có mối quan hệ nào đó đến đối tượng toán học rất đặc biệt là Sedenion ?...

Trong bài viết này chúng ta sẽ quan tâm đặc biệt đến sự tương đồng về cấu trúc của Tử vi và đối tượng toán học E7 - 133 chiều. Việc đầu tiên chúng ta hãy thử đếm xem Tử vi trên thực tế ứng dụng có tất cả bao nhiêu sao.

Hãy đếm một cách tự nhiên, không có sự gò ép, hể có sao nào được biểu diễn trên Địa bàn của Tử vi là ta đếm dù sao đó có lặp lại 2 lần như trong trường hợp các cặp Tuần lộ không vong và Triệt lộ không vong.

Theo cách này, Lá số của Tử vi Lạc Việt có đúng 126 sao. Các Lá số trên website xemtuong.com, tuviglobal.com … chỉ đếm được 113 vì người ta đã bỏ qua 4 sao Thiên sát, Ấm sát, Nguyệt sát, Quan sách và chưa kể đến 9 sao lưu động (113 + 4 + 9 = 126).

Về chi tiết 126 sao trong Tử vi Việt Nam gồm:

+ Vòng chính tinh: Tử vi, Liêm trinh, Thiên đồng, Vũ khúc, Thái dương, Thiên cơ - Thiên phủ, Thái âm, Tham lang, Cự môn, Thiên tướng, Thiên lương, Thất sát, Phá quân (14 sao).

+ Vòng Thái tuế: Thái tuế, Thiếu dương, Tang môn , Thiếu âm, Quan phù, Tử phù, Tuế phá, Long đức, Bạch hổ , Phúc đức, Điếu khách, Trực phù (12 sao).

+ Vòng Lộc tồn: Lộc tồn, Lực sĩ, Thanh long, Tiểu hao, Tướng quân,Tấu thơ, Phi liêm, Hỷ thần, Bệnh phù, Đại hao, Phục binh, Quan phủ (12 sao).

+ Vòng tràng sinh: Trường sinh. Mộc dục, Quan đới, Lâm quan, Đế vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng (12 sao).

+ Vòng Thiên mã: Thiên mã, Hoa cái, Kiếp sát, Thiên sát, Nguyệt sát, Đào hoa (6 sao).

+ Thiên quan, Thiên phúc, Thiên trù, Thiên khôi, Thiên việt, Lưu hà, Văn tinh, Bác sĩ, Kình dương, Đà la, Quốc ấn, Đường phù (12).

+ Hóa lộc, Hóa quyền, Hóa khoa, Hóa kỵ (4 sao).

+ Thiên khốc, Thiên hư, Long trì, Phượng các, Hồng loan, Thiên hỉ, Thiên đức, Nguyệt đức, Giải thần (9 sao).

+ Thiên hình, Tả phù, Hữu bật, Thiên giải, Địa giải, Thiên riêu, Thiên y, Âm sát (8 sao).

+ Địa kiếp, Địa không, Văn xương, Văn khúc, Thai phụ, Phong cáo (6 sao).

+ Thiên không, Cô thần, Quả tú, Phá toái, Quan sách (5 sao).

+ Tam thai - Bát tọa (2 sao)

+ Ấn quang - Thiên quý (2 sao).

+ Thiên tài - Thiên thọ - Đẩu quân (3 sao).

+ Thiên thương - Thiên sứ (2 sao).

+ Hỏa tinh, Linh tinh (2 sao)

+ Thiên la - Địa võng (2 sao).

+ Triệt, Tuần (tính là 4 sao, do mỗi sao được gọi tên 2 lần và được an trên 2 cung của Địa bàn).

+ Lưu Thái tuế, Lưu Lộc tồn, Lưu Thiên mã, Lưu Tang môn, Lưu Thiên hư, Lưu Thiên khốc, Lưu Bạch hổ, Lưu Kình dương, Lưu Đà la (9 sao).

Tổng cộng ta có : 14 + 12 + 12 + 12 + 6 + 12 + 4 + 9 + 8 + 6 + 5 + 2 + 2 + 3 + 2 + 2 + 2 + 4 + 9 = 126.

Ngoài ra, rất có thể người ta đã không kể đến 7 sao nữa vì 133 mới là con số đủ so với chuổi số đặc biệt 14, 52, 78, 133 và 248. Nhưng với con số 126 sao như trong Tử vi Lạc Việt đã là mô hình tốt, trong biểu diễn nhóm Lie E7 người ta cũng chỉ thể hiện 126 root đỉnh.

Lưu ý các phép (+) ở đây là phép lấy tổng trực tiếp trong lý thuyết biểu diễn, chúng làm thay đổi bậc kích thước của đa tạp, không phải là tổng của các giá trị đại số.

Nếu chúng ta kể đến 7 sao còn lại của vòng Tướng tinh (vòng Thiên mã) vốn không còn được kể đến trong các Lá số tử vi Việt Nam gồm có “Tướng tinh - Phan an – Tuế dịch -Tức Thân - Tai Sát - Chỉ Bối - Vong Thần” thì ta đã được con số 126 + 7 = 133, tức là đúng bằng kích thước của nhóm Lie ngoại lệ E7 – 133 chiều.

Về nguyên tắc chúng ta sẽ dựa vào những điều đã được chứng minh chắc chắn về các nhóm Lie ngoại lệ, đại số Octonion, đại số Clifford, đại số Jordan… cũng như về các cấu trúc octonionic để khảo sát các cấu trúc khả dĩ tương đồng của Tử vi, ta không làm điều ngược lại.

Ngoài ra cũng nên lưu ý rằng, việc người ta có thể đã bỏ bớt một số sao mà theo họ là ít quan trọng trong kinh nghiệm giải đoán khi xây dựng một số lá số Tử vi là việc bình thường. Mục đích chính lâu nay vẫn là để “coi bói” chứ không phải là làm toán. Ngay trong khoa học người ta cũng thường giải các bài toán trong điều kiện hạn chế… phù hợp với các ứng dụng cụ thể hơn là giải chính xác.

2. Về các nhóm Lie và Ma phương Freudenthal-Tits...

Tự nhiên tồn tại và chỉ tồn tại 5 nhóm Lie ngoại lệ [1]. Nhóm G2 - 14 chiều là nhóm bé nhất trong bộ 5 nhóm Lie ngoại lệ G2 - F4 - E6 - E7 - E8. Nhóm E7 - 133 chiều - 126 root đỉnh là đối tượng mà chúng ta đang quan tâm. Chỉ có một số ít cấu trúc “đa tạp + nhóm” là nhóm Lie. Nhóm Lie của các phép biến đổi trong không gian n-chiều chỉ gồm 4 họ, chúng liên quan đến các không gian đối xứng chẳng hạn như không gian chiếu và các mặt cầu nhiều chiều. Cụ thể ta có:

An - nhóm các phép biến đổi unitarity trong không gian phức n chiều CPn = SU(n+1)/S(U(n)xU(1)), mặt cầu S(2n+1) = SU(n+1)/SU(n)

Bn - nhóm các phép quay trong không gian thực có số chiều lẻ, mặt cầu trên đó có số chiều chẵn S(2n) = SO(2n+1)/SO(2n)

Cn - nhóm các phép biến đổi trong không gian quaternion n chiều HPn = Sp(n+1)/Sp(n)xSp(1), mặt cầu S(4n+3) = Sp(n+1)/Sp(n)

Dn - nhóm các phép quay trong không gian thực có số chiều chẵn, mặt cầu trên đó có số chiều lẻ S(2n+1) = SO(2n+2)/SO(2n+1)

Bn, Dn là nhóm các phép quay thực, gọi là nhóm Spin(2n+1) và Spin(2n)

An là nhóm các phép quay phức tổng quát, gọi là nhóm unitarity SU(n+1)

Cn là nhóm các phép quay quarternion tổng quát, gọi là nhóm symplectic Sp(n)

Ngoài ra ta chỉ có 5 nhóm Lie khác gọi là các nhóm Lie ngoại lệ : G2, F4, E6, E7, và E8.

Các nhóm Lie ngoại lệ đều liên hệ đến các octonion, chúng không làm thành một họ vô hạn do tính không kết hợp của các octonion.

G2 là nhóm tự đẳng cấu của các octonion. G2 có 14 chiều, biểu diễn không tầm thường nhỏ nhất là 7 chiều.

F4 là nhóm tự đẳng cấu của các ma trận octonion 3x3. F4 có 52 chiều - 48 root đỉnh, biểu diễn không tầm thường nhỏ nhất là 26 chiều.

E6 là nhóm F4 mở rộng với binion (đại số phức). E6 có 78 chiều – 72 root đỉnh và biểu diễn không tầm thường nhỏ nhất là 27 chiều.

E7 là nhóm F4 mở rộng với quarternion. E7 có 133 chiều – 126 root đỉnh và biểu diễn không tầm thường nhỏ nhất là 56 chiều.

E8 là nhóm F4 mở rộng với octonion. E8 có 248 chiều – 240 root đỉnh và biểu diễn không tầm thường nhỏ nhất cũng là 248 chiều.

Các nhóm F4 - E6 - E7 - E8 tương ứng với quan hệ của octonion-real, octonion-complex, octonion-quaternion và octonion-octonion.

Chỉ số n của An, Bn, Cn, Dn và các con số của G2, F4, E6, E7, E8 thể hiện hạng của nhóm Lie tương ứng với đại số con Cartan Abel lớn nhất của chúng (theo quan điểm của đại số Lie). Đó cũng là kích thước của không gian Euclide theo giản đồ vector root vốn là những đối xứng xác định nhóm Weyl của chúng.

Với S3 = SU(2) = Spin(3) = Sp(1)J3(O)o - 26 chiều là ma trận octonion traceless 3x3 của đại số Jordan ngoại lệ [2], ta có:

E6 = F4 + J3(O)o.

E6/(Spin(10)xU(1)) có 78 – 45 – 1 = 32 chiều thực hay 16 chiều phức và nó là mặt phẳng chiếu Rosenfeld (CxO)P2

E7 = F4 + SU(2) + (S3 x J3(O)o).

E7/(Spin(12)xSU(2)) có 133 – 66 – 3 = 64 chiều thực hay 32 chiều phức và nó là mặt phẳng chiếu Rosenfeld (HxO)P2

E8 = F4 + G2 + (S7 x J3(O)o).

E8/Spin(16) có 248 – 120 = 128 chiều thực và nó là mặt phẳng chiếu Rosenfeld (OxO)P2

Để xác định mặt cầu nào là nhóm Lie, đầu tiên ta xét các phép quay thỏa bảng nhân nhóm. Ta chỉ có các phép quay của các mặt cầu trong không gian của các đại số có phép chia định chuẩn gồm R, C, H và O. Riêng với số thực R là mặt cầu 0 - chiều nên ta không xét. Vậy thì ta sẽ có các đại số phức C, đại số quarternion H và đại số octonion O.

Họ An chứa các phép quay phức trong mặt cầu đơn vị S1 - S1 là một nhóm Lie.

Họ Bn và Cn đều chứa các phép quay quarternion trên mặt cầu đơn vị S3 - S3 cũng là một nhóm Lie.

Họ Dn chứa nhóm Lorentz trong không gian 4 chiều, gồm 2 phiên bản của S3 (3 rotate và 3 boost).

Tuy nhiên, S7 không phải là một nhóm Lie do tính không kết hợp của các octonion.

Tính không kết hợp của octonion sẽ làm cho S7 giãn nở do nhận dạng Jacobi của các octonion khác không.

Do đó S7 chỉ là một mặt cầu đơn vị 7 chiều trong Đại số có phép chia định chuẩn Octonion. Cụ thể S7 giãn nở theo tích xoắn (x) của S7 (x) S7 (x) G2 - 28 chiều tương ứng với nhóm Lie D4 hay Spin(8).

Spin(8) là nhóm các phép quay trong không gian 8 chiều – không gian của các octonion. Spin(8) vừa là nhóm Lie tiêu chuẩn D4, vừa tồn tại trong các nhóm Lie ngoại lệ của các octonion, do đó Spin(8) là một nhóm Lie rất đặc biệt với 28 chiều. Đây cũng là nhóm thể hiện siêu đối xứng triality.

Posted Image

Siêu đối xứng triality D4 = Spin(8)

Đến đây chúng ta lại có sự tương đồng về kích thước của nhóm Spin(8) – 28 chiều và con số 28 trong “Nhị thập bát tú” của Lý học. Ngoài ra, theo tôi siêu đối xứng triality thể hiện trong giản đồ Dynkin của D4 = Spin(8) có sự tương ứng rất sâu sắc với siêu đối xứng Tam Tài "Thiên - Địa - Nhân" trong Lý học.

Các cấu trúc E6 - E7 - E8 có thể xây dựng dựa trên Ma phương Freudenthal-Tits, ma phương này thể hiện mối quan hệ giữa Đại số có phép chia định chuẩn (R, C, H, O) và Đại số ma trận. Trong đó:

Đại số có phép chia định chuẩn định nghĩa các hàng của Ma phương.

Đại số Jordan định nghĩa các cột của Ma phương. Và Đại số Lie định nghĩa các phần tử của Ma phương.

Đại số Jordan là đại số của các ma trận Hermitian với tích đối xứng.

Đại số Lie là đại số của các ma trận phản - Hermitian với tích phản xứng.

Ma phương Freudenthal-Tits bao gồm tất cả các Đại số Lie ngoại lệ, nhưng chỉ chứa một vài đại số Lie tiêu chuẩn A, C, và D.

Ta có bảng:

Posted Image

+ Các cột là các đại số Jordan J = R, J3®, J3©, J3(H), J3(O) (J3(K) là đại số của các ma trận Hermitian 3x3 trên K)

+ Các hàng là các đại số A = R, C, H, O

+ Các phần tử ma phương 4x5 là các đại số Lie L được tạo thành bởi qui tắc:

L = Der(A) + (A0xJ0) + Der (J)

Trong đó Der là phép lấy vi phân, + là tổng trực tiếp, x là tích tensor, A0 là các phần tử thuần ảo của A, R0=S0, C0=S1, H0=S3, O0=S7 và J0 là các phần tử trace - zero của đại số Jordan J.

Sn là đại số của các vector tangent trên mặt cầu n-chiều. S0, S1, S3 là các đại số Lie và S7 là một đại số Malcev. Lưu ý:

A1 = SU(2), A2 = SU(3), A5 = SU(6), C3 = Sp(3), D6 = SO(12) (Spin(12) và G2, F4, E6, E7, và E8 là các đại số Lie ngoại lệ.

Xét kích thước của các đại số Lie :

Posted Image

Nếu Aij có k – kích thước thì Aii thực, kích thước ma trận là 3k + 3. Nếu trace = tổng các phần tử trên đường chéo = 0, kích thước ma trận sẽ là 3k + 2 chiều. Do đó đối với:

R: 3x1 + 2 = 5

C: 3x2 + 2 = 8

H: 3x4 + 2 = 14

O: 3x8 + 2 = 26

Ma phương Freudenthal-Tits có thể định dạng E8 [2].

Bắt đầu với D4 = Spin(8) ta có:

28 = 28 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0

Thêm 2 spinor-8 và 1 vector-8 ta được F4:

52 = 28 + 8 + 8 + 8 + 0 + 0 + 0

Bây giờ, "phức hóa" phần 8+8+8 của F4 ta được E6:

78 = 28 + 16 + 16 + 16 + 1 + 0 + 1

Kế tiếp, "quaternion hóa" phần 8+8+8 của F4 ta được E7:

133 = 28 + 32 + 32 + 32 + 3 + 3 + 3

Cuối cùng, "octonion hóa" phần 8+8+8 của F4 ta có E8:

248 = 28 + 64 + 64 + 64 + 7 + 14 + 7

Posted Image

Biểu diển 240 root system của E8

3. Về sự tương đồng hình thức biểu diễn của nhóm G2 và nhóm 14 Chính tinh

Không gian biểu diễn root system của G2-14 chiều - 12 root đỉnh thể hiện như hình 1. Biểu diễn trên mặt phẳng được phân thành 2 lớp 6/8 như hình 2.

Posted Image

Tương tự như trong hình 2, với đúng 14 chính tinh của Tử vi ta có 2 lớp 6/8 đã được đặt tên : Tử vi – Liêm trinh – Thiên đồng – Vũ khúc – Thái dương – Thiên cơ và Thiên phủ - Thái âm– Tham lang – Cự môn – Thiên tướng – Thiên lương – Thất sát – Phá quân.

Các trục màu đỏ sẽ được gọi là trục Tử vi và trục màu xanh được gọi là trục Thiên phủ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

4. Về sự tương đồng hình thức biểu diễn của nhóm F4 và nhóm 48 sao có cấu trúc riêng

Xin lưu ý khái niệm có cấu trúc riêng (đặc biêt) được dùng ở đây xét theo nghĩa có cấu trúc biểu diễn rất riêng đã được thể hiện trên Địa bàn. Theo nghĩa này ta có:

+ Vòng chính tinh: Tử vi, Liêm trinh, Thiên đồng, Vũ khúc, Thái dương, Thiên cơ - Thiên phủ, Thái âm, Tham lang, Cự môn, Thiên tướng, Thiên lương, Thất sát, Phá quân (14 sao).

+ Vòng Thái tuế: Thái tuế, Thiếu dương, Tang môn , Thiếu âm, Quan phù, Tử phù, Tuế phá, Long đức, Bạch hổ , Phúc đức, Điếu khách, Trực phù (12 sao).

+ Vòng Tràng sinh: Trường sinh. Mộc dục, Quan đới, Lâm quan, Đế vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng (12 sao).

+ Vòng Thiên mã: Thiên mã, Hoa cái, Kiếp sát, Thiên sát, Nguyệt sát, Đào hoa (6 sao).

+ Triệt - Tuần (4 sao).

Tổng cộng ta có: 14 + 12 + 12 + 6 + 4 = 48 sao, ta tạm gọi là nhóm 48 sao có cấu trúc riêng hay 48 sao đặc biệt theo nghĩa đơn giản là để phân biệt với nhóm các sao còn lại trên Địa bàn.

Không gian biểu diễn của F4 - 52 chiều , 48 root đỉnh biểu diễn trên mặt phẳng được thể hiện như ở hình 3.

Posted Image

Biểu diễn root system của F4 trong mối liên hệ đến Tử vi được thể hiện ở hình 4. Một cách hình thức ta có:

+ 14 chính tinh tương ứng với các root vector trên đỉnh 2 ngôi sao 6 cánh và 2 root vector biểu thị bằng 2 hình tròn nhỏ màu vàng.

+ 12 sao của vòng Thái tuế tương ứng với 12 root vector trên vòng tròn màu đỏ.

+ 12 sao của vòng Tràng sinh tương ứng với 12 root vector trên vòng tròn màu xám.

+ 6 sao vòng Thiên mã tương ứng với 6 đỉnh trong của 6 tam giác màu vàng.

+ 2 sao Triệt và 2 sao Tuần tương ứng với các root vector biểu thị bằng 2 hình tròn nhỏ màu đỏ và 2 hình tròn nhỏ màu xanh.

Posted Image

5. Về sự tương đồng hình thức biểu diễn của nhóm E7 và các sao của Tử vi

E6 = F4 + (S1 x J3(O)o) có 72 root đỉnh biểu diễn như hình 5.

Posted Image

Ta có E7 = F4 + SU(2) + (S3 x J3(O)o) , trong đó có 52 chiều của F4 + 3 chiều của SU(2) + 78 chiều của (S3xJ3(O)o) = 133 chiều.

Không gian biểu diễn của E7-133 chiều - 126 root đỉnh biểu diễn trên mặt phẳng được thể hiện như ở hình 6.

E7 = E6 + U(1) + J3(O) x (1 + 1*)

Ma trận octonionic J3(O): 8 + 8 + 8 + 1 + 1 + 1= 27 chiều, trong đó ký hiệu O biểu thị các Octonion)

Posted Image

Biểu diễn 126 root system khác của E7 trong mối liên hệ khả dĩ đến Tử vi có thể được thể hiện ở hình 7.

E7 = F4 + SU(2) + (S3 x J3(O)o)

Ma trận traceless octonionic J3(O)o: 12 + 12 + 1 + 1 = 26 chiều)

Posted Image

Xét biểu diễn E7 trên hình 7, bộ 48 sao trung tâm trong Tử vi một cách hình thức gồm:

+ Vòng chính tinh: Tử vi, Liêm trinh, Thiên đồng, Vũ khúc, Thái dương, Thiên cơ - Thiên phủ, Thái âm, Tham lang, Cự môn, Thiên tướng, Thiên lương, Thất sát, Phá quân (14 sao).

+ Vòng Thái tuế: Thái tuế, Thiếu dương, Tang môn , Thiếu âm, Quan phù, Tử phù, Tuế phá, Long đức, Bạch hổ , Phúc đức, Điếu khách, Trực phù (12 sao).

+ Vòng tràng sinh: Trường sinh. Mộc dục, Quan đới, Lâm quan, Đế vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng (12 sao).

+ Vòng Thiên mã: Thiên mã, Hoa cái, Kiếp sát, Thiên sát, Nguyệt sát, Đào hoa (6 sao).

+ Triệt - Tuần (4 sao)

Với 78 sao còn lại biểu diễn trên Địa bàn của Tử vi một cách hình thức ta tạm xếp làm 3 nhóm 26 sao:

+ Lộc tồn, Lực sĩ, Thanh long, Tiểu hao, Tướng quân,Tấu thơ, Phi liêm, Hỷ thần, Bệnh phù, Đại hao, Phục binh, Quan phủ + Thiên quan, Thiên phúc, Lưu hà, Thiên trù, Văn tinh, Thiên khôi, Thiên việt, Kình dương, Đà la, Bác sĩ, Quốc ấn, đường phù + Thiên la, Địa võng.

+ Thiên không, Cô thần, Quả tú, Phá toái, Quan sách + Thiên khốc, Thiên hư, Long trì, Phượng các, Hồng loan, Thiên hỉ, Thiên đức, Nguyệt đức, Giải thần, Tả phù, Hữu bật, Thiên giải, Địa giải, Thiên riêu, Thiên y, Âm sát + Hóa lộc, Hóa quyền, Hóa khoa, Hóa kỵ.

+ Tam thai, Bát tọa + Ấn quang, Thiên quý + Thiên tài, Thiên thọ, Đẩu quân + Thiên thương, Thiên sứ + Văn xương, Văn khúc, Thai phụ, Phong cáo, Hỏa tinh, Linh tinh, Địa không, Địa kiếp + Lưu Thái tuế, Lưu Lộc tồn, Lưu Thiên mã, Lưu Tang môn, Lưu Thiên hư, Lưu Thiên khốc, Lưu Bạch hổ, Lưu Kình dương, Lưu Đà la.

6. Khái quát về qui tắc an sao của Tử vi

Nhằm xác định sự phụ thuộc chính xác của từng sao tử vi vào các tham số thời gian gồm ngày, tháng, năm (can, chi), giờ sinh và giới tính tôi đã cố gắng khái quát qui tắc an sao thành các công thức hoặc bảng tra, sao cho chúng hoàn toàn tương đương với cách thức an sao truyền thống.

Dưới đây là các biểu thức số học, hoặc bảng tra cụ thể để an từng sao trong Tử vi Việt Nam.

Đầu tiên ta ký hiệu:

/ : phép chia lấy phần nguyên

% : phép chia lấy phần dư

Lấy ngày sinh, tháng sinh, năm sinh và giờ sinh theo hệ can chi (âm lịch)

Đặt:

Chi tháng sinh N(tháng) = [tháng sinh + 9]%12

Chi giờ sinh N(giờ) = [giờ sinh % 2 + giờ sinh/2 + 10]%12

Chỉ số ngày sinh N(ngày) = ngày sinh (âm lịch)

Nam : p = 0, Nữ: p = 1 và bit dấu s = (-1)^[N(năm) + p]

Posted Image

Dưới đây là công thức hoặc qui tắc an 126 sao:

Sao định vị Địa bàn: 2 sao

N(thiên la) = 2

N(địa võng) = 8

Phân cung Tử vi

N(huynh đệ) = (11 + N(tháng) – N(giờ)) % 12

N(mệnh) = (12 + N(tháng) – N(giờ)) % 12

N(phụ mẫu) = (13 + N(tháng) – N(giờ)) % 12

N(phúc đức) = (14 + N(tháng) – N(giờ)) % 12

N(điền trạch) = (15 + N(tháng) – N(giờ)) % 12

N(quan lộc) = (16 + N(tháng) – N(giờ)) % 12

N(nô bộc) = (17 + N(tháng) – N(giờ)) % 12

N(thiên di) = (18 + N(tháng) – N(giờ)) % 12

N(tật ách) = (19 + N(tháng) – N(giờ)) % 12

N(tài bạch) = (20 + N(tháng) – N(giờ)) % 12

N(tử tức) = (21 + N(tháng) – N(giờ)) % 12

N(phu thê) = (22 + N(tháng) – N(giờ)) % 12

N(thân) = ( 4 + N(tháng)+ N(giờ)) % 12

Posted Image

Mệnh, Thân phụ thuộc vào tháng và giờ. Cục phụ thuộc vào thiên can, tháng sinh và giờ sinh

Vòng chính tinh: 14 sao

Đặt:

k = (Cục – N(ngày) % Cục) % Cục

l = (Cục – k) /Cục

m = N(ngày) /Cục

N(tử vi) = [(l+1)%2] [(12+m+ k(– 1)^k)%12] + l[(m-1)%12]

N(liêm trinh) = [N(tử vi) + 4]%12

N(thiên đồng) = [N(tử vi) + 7]%12

N(vũ khúc) = [N(tử vi) + 8]%12

N(thái dương) = [N(tử vi) + 9]%12

N(thiên cơ) = [N(tử vi) +11]%12

N(thiên phủ) = [12 + N(tử vi) – 2 (N(tử vi) % 6)]%12

N(thái âm) = [N(thiên phủ) + 1]%12

N(tham lang) = [N(thiên phủ) + 2]%12

N(cự môn) = [N(thiên phủ) + 3]%12

N(thiên tướng) = [N(thiên phủ) + 4]%12

N(thiên lương) = [N(thiên phủ) + 5]%12

N(thất sát) = [N(thiên phủ) + 6]%12

N(phá quân) = [N(thiên phủ) +10]%12

Các sao vòng chính tinh phụ thuộc vào tháng sinh, ngày sinh, giờ sinh và can của năm sinh.

Vòng tràng sinh: 12 sao

Theo tử vi đẩu số:

N(trường sinh) = [(Cục + 1)%2][3((6 – Cục)/2)] + [Cục%2][6 + 3[(6 – Cục)/2]]

Theo tử vi Lạc Việt:

N(trường sinh) = [(Cục + 1)%2][3(Cục/3)] + [Cục%2][3 + 6[(6 – Cục)/2]]

N(mộc dục) = [12 + N(trường sinh) + 1s] % 12

N(quan đới) = [12 + N(trường sinh) + 2s] % 12

N(lâm quan) = [12 + N(trường sinh) + 3s] % 12

N(đế vượng) = [12 + N(trường sinh) + 4s] % 12

N(suy) = [12 + N(trường sinh) + 5s] % 12

N(bệnh) = [12 + N(trường sinh) + 6s] % 12

N(tử) = [12 + N(trường sinh) + 7s] % 12

N(mộ) = [12 + N(trường sinh) + 8s] % 12

N(tuyệt) = [12 + N(trường sinh) + 9s] % 12

N(thai) = [12 + N(trường sinh) +10s] % 12

N(dưỡng) = [12 + N(trường sinh) +11s] % 12

Các sao vòng tràng sinh phụ thuộc vào cục và bit dấu tức là phụ thuộc vào tháng sinh, giờ sinh, giới tính và can/chi của năm sinh.

Vòng Thái tuế: 12 sao

N(thái tuế) = N(năm)

N(thiếu dương) = [ 1 + N(năm)] % 12

N(tang môn) = [ 2 + N(năm)] % 12

N(thiếu âm) = [ 3 + N(năm)] % 12

N(quan phù) = [ 4 + N(năm)] % 12

N(tử phù) = [ 5 + N(năm)] % 12

N(tuế phá) = [ 6 + N(năm)] % 12

N(long đức) = [ 7 + N(năm)] % 12

N(bạch hổ) = [ 8 + N(năm)] % 12

N(phúc đức) = [ 9 + N(năm)] % 12

N(điếu khách) = [ 10 + N(năm)] % 12

N(trực phù) = [ 11 + N(năm)] % 12

Các sao vòng thái tuế chỉ phụ thuộc vào chi của năm sinh

Vòng Thiên mã: 6 sao

N(thiên mã) = [3 + 3((N(năm) % 4 + 1)%2) + 6((N(năm) % 4)/2) ] % 12

N(hoa cái) = [N(thiên mã) + 2] % 12

N(kiếp sát) = [N(thiên mã) + 3] % 12

N(thiên sát) = [N(thiên mã) + 4] % 12

N(nguyệt sát) = [N(thiên mã) + 5] % 12

N(đào hoa) = [N(thiên mã) + 7] % 12

Các sao vòng thiên mã chỉ phụ thuộc vào chi của năm sinh

Vòng Lộc tồn: 12 sao

N(Lộc tồn) tra theo bảng:

Posted Image

N(lực sĩ) = [12 + N(lộc tồn) + 1s] % 12

N(thanh long) = [12 + N(lộc tồn) + 2s] % 12

N(tiểu hao) = [12 + N(lộc tồn) + 3s] % 12

N(tướng quân) = [12 + N(lộc tồn) + 4s] % 12

N(tấu thơ) = [12 + N(lộc tồn) + 5s] % 12

N(phi liêm) = [12 + N(lộc tồn) + 6s] % 12

N(hỷ thần) = [12 + N(lộc tồn) + 7s] % 12

N(bệnh phù) = [12 + N(lộc tồn) + 8s] % 12

N(đại hao) = [12 + N(lộc tồn) + 9s] % 12

N(phục binh) = [12 + N(lộc tồn) +10s] % 12

N(quan phủ) = [12 + N(lộc tồn) +11s] % 12

Các sao vòng lộc tồn phụ thuộc vào can của năm sinh và bit dấu tức là phụ thuộc vào can/chi của năm sinh và giới tính

Sao triệt : 2 sao

N(triệt) = [2((9 – M(năm)) % 5) + 10] % 12

N(triệt*) = [2((9 – M(năm)) % 5) + 10] % 12 + 1

Các sao triệt chỉ phụ thuộc vào can của năm sinh

Sao tuần : 2 sao

N(tuần) = 10 - [12 + M(năm) – N(năm)] % 12

N(tuần*) = 11 - [12 + M(năm) – N(năm)] % 12

Các sao tuần phụ thuộc vào can/chi của năm sinh

Sao thuần chi: 11 sao

N(thiên không) = [1 + N(năm)] % 12

N(long trì) = [4 + N(năm)] % 12

N(nguyệt đức) = [ 5 + N(năm)] % 12

N(thiên hư) = [ 6 + N(năm)] % 12

N(thiên đức) = [ 9 + N(năm)] % 12

N(quan sách) = [ 11 + N(năm)] % 12

N(thiên khốc) = [ 14 – N(năm)] % 12

N(thiên hỉ) = [17 – N(năm)] % 12

N(phượng các) = [18 – N(năm)] % 12

N(giải thần) = [18 – N(năm)] % 12

N(hồng loan) = [23 – N(năm)] % 12

Sao thuần tháng: 8 sao

N(thiên riêu) = [1 + N(tháng)] % 12

N(thiên y) = [1 + N(tháng)] % 12

N(tả phù) = [4 + N(tháng)] % 12

N(địa giải) = [7 + N(tháng)] % 12

N(thiên giải) = [8 + N(tháng)] % 12

N(thiên hình) = [9 + N(tháng)] % 12

N(hữu bật) = [18 – N(tháng)] % 12

N(âm sát) = [32 – 2N(tháng)] % 12

Sao thuần giờ: 6 sao

N(văn khúc) = [4 + N(giờ)] % 12

N(thai phụ) = [6 + N(giờ)] % 12

N(phong cáo) = [2 + N(giờ)] % 12

N(địa kiếp) = [11 + N(giờ)] % 12

N(văn xương) = [18 - N(giờ)] % 12

N(địa không) = [19 - N(giờ)] % 12

Sao tháng – ngày: 2 sao

N(tam thai) = [3 + N(tháng) + N(ngày)] % 12

N(bát tọa) = [43 - N(tháng) - N(ngày)] % 12

Sao tháng – giờ: 2 sao

N(thiên thương) = [17 + N(tháng) – N(giờ)] % 12

N(thiên sứ) = [19 + N(tháng) – N(giờ)] % 12

Sao năm – tháng – giờ: 3 sao

N(thiên tài) = [14 + N(năm) + N(tháng) – N(giờ)] % 12

N(thiên thọ) = [ 6 + N(năm) + N(tháng) + N(giờ)] % 12

N(đẩu quân) = [12 + N(năm) – N(tháng) + N(giờ)] % 12

Sao giờ - ngày: 2 sao

N(thiên quý) = [30 - N(ngày) + N(giờ)] % 12

N(ấn quang) = [50 - N(ngày) - N(giờ)] % 12

Sao năm – giờ – giới tính: 2 sao

N(hỏa tinh) = [((N(năm)%4 + 1)/2 + 11)%12 + sN(giờ)] % 12

N(linh tinh) = [12 + (5( 4 - N(năm) %4 ) /4 ) + 8)% 12 - sN(giờ)]% 12

Sao thuần can: 12 sao

Tra theo bảng:

Posted Image

Bộ tứ hóa: 4 sao

Hóa quyền và Hóa lộc chỉ đồng cung với các sao của vòng chính tinh, tức là luôn phụ thuộc vào tháng sinh, ngày sinh, giờ sinh và can của năm sinh.

Hóa khoa ngoài khả năng an đồng cung với các chính tinh đôi khi chỉ đồng cung với các sao Văn xương, Văn khúc, Tả phù, Hữu bật vốn là các sao chỉ phụ thuộc vào giờ sinh (Văn xương, Văn khúc ) hoặc tháng sinh (Tả phù, Hữu bật).

Hóa kỵ có thể an đồng cung với các chính tinh hoặc đồng cung với các sao Văn xương, Văn khúc vốn là các sao chỉ phụ thuộc vào giờ sinh.

Bảng an tứ hóa

Posted Image

Sao lưu động: 9 sao

Chi năm lưu động N(năm_lđ) = [năm_lđ + 6] % 12

Can năm lưu động M(năm_lđ) =[năm_lđ + 6] % 10

N(lưu thái tuế) = N(năm_lđ)

N(lưu tang môn) = [N(năm_lđ) + 2]%12

N(lưu bạch hổ) = [N(năm_lđ) + 8]%12

N(lưu thiên hư) = [ 6 + N(năm_lđ)]%12

N(lưu thiên khốc) = [ 14 – N(năm_lđ)]%12

N(lưu thiên mã) = [3 + 3((N(năm_lđ) % 4 + 1)%2) + 6((N(năm_lđ) % 4)/2) ] % 12

An sao Lưu Lộc tồn tương tự sao Lộc tồn trong đó thay M(năm) -> M(năm_lđ) và thay N(lộc tồn) bằng N(lưu Lộc tồn) theo bảng:

Posted Image

N(lưu kình dương) = [N(lưu lộc tồn) + 1]%12

N(lưu đà la) = [N(lưu lộc tồn) + 11]%12

Trong bài viết có nói đến các sao còn lai của vòng Tướng tinh (vòng Thiên mã), dưới đây là công thức an 7 sao này:

N(tướng tinh) = 1 + 3[(N(năm) % 4 + 1)%2] + 6[(N(năm) % 4)/2]

N(phan an) = [N(tướng tinh) + 1] % 12

N(tuế dịch) = [N(tướng tinh) + 2] % 12

N(tức thân) = [N(tướng tinh) + 3] % 12

N(chỉ bối) = [N(tướng tinh) + 8] % 12

N(tai sát) = [N(tướng tinh) +10] % 12

N(vong thần) = [N(tướng tinh) +11] % 12

Share this post


Link to post
Share on other sites

7. Cấu trúc root system của Nhóm G2 và sự tương đồng với qui tắc an sao của 14 Chính tinh

Chi tiết hơn bây giờ ta sẽ xét qui tắc an sao của vòng Tử vi trong sự tương đồng khả dĩ với cấu trúc root vector của nhóm G2. Xem hình 8.

Posted Image

Ta biết theo Tử vi thì :”Sau khi an sao Tử Vi, theo chiều thuận cách sao Tử vi 3 cung an sao Liêm trinh, cách Liêm trinh 2 cung an sao Thiên đồng, tiếp theo Thiên đồng là sao Vũ khúc, sau Vũ khúc là Thái dương, cách Thaí dương 1 cung an sao Thiên cơ”.

Posted Image

Tương tự, ta xét qui tắc an sao của vòng Thiên phủ.

Theo Tử vi: “sau khi an sao Thiên phủ, theo chiều thuận, lần lượt mỗi cung an một sao, theo thứ tự: Thái âm, Tham lang, Cự môn, Thiên tướng, Thiên lương, Thất sát. Cách Thất sát 3 cung an sao Phá Quân”.

Posted Image

8. Cấu trúc root system của Nhóm F4 và sự tương đồng với qui tắc an sao của 48 sao trung tâm

48 sao trung tâm gồm:

+ Vòng chính tinh: Tử vi, Liêm trinh, Thiên đồng, Vũ khúc, Thái dương, Thiên cơ - Thiên phủ, Thái âm, Tham lang, Cự môn, Thiên tướng, Thiên lương, Thất sát, Phá quân (14 sao).

+ Vòng Thái tuế: Thái tuế, Thiếu dương, Tang môn , Thiếu âm, Quan phù, Tử phù, Tuế phá, Long đức, Bạch hổ , Phúc đức, Điếu khách, Trực phù (12 sao).

+ Vòng tràng sinh: Trường sinh. Mộc dục, Quan đới, Lâm quan, Đế vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng (12 sao).

+ Vòng Thiên mã: Thiên mã, Hoa cái, Kiếp sát, Thiên sát, Nguyệt sát, Đào hoa (6 sao).

+ Triệt - Tuần (4 sao).

Chi tiết hơn bây giờ ta sẽ xét qui tắc an sao của 48 sao trung tâm trong sự tương đồng khả dĩ với cấu trúc root vector của nhóm F4. Xem hình 9.

Xét lá số: Nam - giờ tuất, ngày 1, tháng 3 năm kỷ mão

N(năm) = mão = 1

M(năm) = kỷ = 5

N(tháng) = tháng 3 = 0

N(ngày) = ngày = 1

N(giờ) = tuất = 8

Ta có:

N(mệnh) = [12 + N(tháng) – N(giờ)]%12 = 4 = ngọ

N(thân) = [4 + N(tháng) + N(giờ)]%12 = 12%12 = 0 = dần

i = [(N(mệnh) + 1)%2 + N(mệnh) -1]/2 = [(4+1)%2 + 4 -1]/2 = 2

j = M(năm)%5 = 5%5 = 0

Theo bảng tra cục => Cục[2,0] = 5 = Thổ ngũ cục

k = (Cục – N(ngày) % Cục) % Cục = ((5 - 1)%5)%5 = 4

l = (Cục – k) /Cục = (5-1)/5 = 0

m = N(ngày) /Cục = 1/5 = 0

N(tử vi) = [(l + 1) % 2] [ (12 + m + k x (– 1)^k) % 12] + l [(m - 1) % 12] = (12+4)%12 = 4 = ngọ

N(liêm trinh) = (N(tử vi) + 4) % 12 = 8 = tuất

N(thiên đồng) = (N(tử vi) + 7) % 12 = 11 = sửu

N(vũ khúc) = (N(tử vi) + 8) % 12 = 0 = dần

N(thái dương) = (N(tử vi) + 9) % 12 = 13%12 = 1 = mão

N(thiên cơ) = (N(tử vi) +11) % 12 = 15%12 = 3 = tỵ

N(thiên phủ) = [N(tử vi) + (12 – 2 (N(tử vi)%6))]%12 = [4+(12-2(4%6))]%12 = 8 = tuất

N(thái âm) = (N(thiên phủ) + 1) % 12 = 9 = hợi

N(tham lang) = (N(thiên phủ) + 2) % 12 = 10 = tý

N(cự môn) = (N(thiên phủ) + 3) % 12 = 11 = sửu

N(thiên tướng) = (N(thiên phủ) + 4) % 12 = 12%12 = 0 = dần

N(thiên lương) = (N(thiên phủ) + 5) % 12 = 13%12 = 1 = mão

N(thất sát) = (N(thiên phủ) + 6) % 12 = 14%12 = 2 = thìn

N(phá quân) = (N(thiên phủ) +10) % 12 = 18%12 = 6 = thân

N(thái tuế) = N(năm) = 1 = mão

Theo tử vi đẩu số:

N(trường sinh) = [(Cục + 1)%2][3((6 – Cục)/2)] + [Cục%2][6 + 3[(6 – Cục)/2]]= 6 = thân

Theo tử vi Lạc Việt:

N(trường sinh) = [(Cục + 1)%2][3(Cục/3)] + [Cục%2][3 + 6[(6 – Cục)/2] = 3 = tỵ

N(thiên mã) = [3 + 3((N(năm)%4 + 1)%2) + 6((N(năm)%4)/2)]%12 = 3 = tỵ

N(hoa cái) = [N(thiên mã) + 2]%12 = 5 = mùi

N(kiếp sát) = [N(thiên mã) + 3]%12 = 6 = thân

N(thiên sát) = [N(thiên mã) + 4]%12 = 7 = dậu

N(nguyệt sát) = [N(thiên mã) + 5]%12 = 8 = tuất

N(đào hoa) = [N(thiên mã) + 7]%12 = 10 = tý

N(triệt) = [2((9 – M(năm))%5) + 10]%12 = 18%12 = 6 = thân

N(triệt*) = [2((9 – M(năm))%5) + 10] % 12 + 1 = 7 = dậu

N(tuần) = 10 - [12 + M(năm) – N(năm)]%12 = 6 = thân

N(tuần*) = 11 - [12 + M(năm) – N(năm)]%12 = 7 = dậu

Posted Image

Tử vi an tại ngọ. Trục tử vi tương ứng với trục Tý – Ngọ màu đỏ, trục thiên phủ tương ứng với trục Thìn – Tuất màu xanh và Thiên phủ sẽ được an tại Tuất. Tương tự như mục 7, các sao của vòng Tử vi tương ứng với các đỉnh của ngôi sao 6 cánh ở trung tâm, các sao của vòng Thiên phủ sẽ tương ứng với các đỉnh của ngôi sao 6 cánh lớn ở ngoài và 2 root màu vàng tương ứng với các sao Thất sát và Phá quân như trên hình 9. Tiếp theo:

Vòng Thái tuế có 12 sao tương ứng với 12 root nằm trên vòng tròn màu đỏ.

Vòng Tràng sanh có 12 sao tương ứng với 12 root nằm trên vòng tròn màu xám.

Vòng Tướng tinh thiếu hay vòng Thiên mã gồm 6 sao: Thiên mã, Hoa cái, Kiếp sát, Thiên sát, Nguyệt sát, Đào hoa nằm đúng trên các root thuộc 6 đỉnh phía trong của 6 tam giác màu vàng.

9. Cấu trúc root system của Nhóm E6 và qui tắc an sao của 72 sao trung tâm

Tuy chưa thật tường minh nhưng vẫn còn một khả năng khác trong đó cấu trúc trung tâm của Tử vi tuân theo nhóm E6 (xem hình 6). Trong trường hợp này 72 sao trung tâm của Tử vi có thể gồm:

+ Vòng chính tinh: Tử vi, Liêm trinh, Thiên đồng, Vũ khúc, Thái dương, Thiên cơ - Thiên phủ, Thái âm, Tham lang, Cự môn, Thiên tướng, Thiên lương, Thất sát, Phá quân (14 sao).

+ Vòng Thái tuế: Thái tuế, Thiếu dương, Tang môn , Thiếu âm, Quan phù, Tử phù, Tuế phá, Long đức, Bạch hổ , Phúc đức, Điếu khách, Trực phù (12 sao).

+ Vòng tràng sinh: Trường sinh. Mộc dục, Quan đới, Lâm quan, Đế vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng (12 sao).

+ Vòng Lộc tồn: Lộc tồn, Lực sĩ, Thanh long, Tiểu hao, Tướng quân,Tấu thơ, Phi liêm, Hỷ thần, Bệnh phù, Đại hao, Phục binh, Quan phủ (12 sao).

+ Vòng Thiên mã: Thiên mã, Hoa cái, Kiếp sát, Thiên sát, Nguyệt sát, Đào hoa (6 sao)

+ Triệt - Tuần (4 sao)

+ Vòng 12 sao sẽ được chọn thích hợp theo qui tắc an sao tử vi đã biết ?

Hoặc với cấu trúc khác:

+ Vòng chính tinh: Tử vi, Liêm trinh, Thiên đồng, Vũ khúc, Thái dương, Thiên cơ - Thiên phủ, Thái âm, Tham lang, Cự môn, Thiên tướng, Thiên lương, Thất sát, Phá quân (14 sao).

+ Vòng Thái tuế: Thái tuế, Thiếu dương, Tang môn , Thiếu âm, Quan phù, Tử phù, Tuế phá, Long đức, Bạch hổ , Phúc đức, Điếu khách, Trực phù (12 sao).

+ Vòng tràng sinh: Trường sinh. Mộc dục, Quan đới, Lâm quan, Đế vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng (12 sao).

+ Vòng Lộc tồn: Lộc tồn, Lực sĩ, Thanh long, Tiểu hao, Tướng quân,Tấu thơ, Phi liêm, Hỷ thần, Bệnh phù, Đại hao, Phục binh, Quan phủ (12 sao).

+ Vòng Tướng tinh: Tướng tinh, Phan an, tuế dịch, Tức thân, Hoa cái, Kiếp sát, Thiên sát, Nguyệt sát, Chỉ bối, Đào hoa, Tai sát, Vong thần (12 sao).

+ Triệt - Tuần (4 sao)

+ Vòng 6 sao sẽ được chọn thích hợp theo qui tắc an sao tử vi đã biết ?

Xét lá số: Nữ - giờ ngọ, ngày 12, tháng 6 năm mậu thân

N(năm) = thân = 6

M(năm) = mậu = 4

N(tháng) = tháng 6 = 3

N(ngày) = ngày = 12

N(giờ) = ngọ = 4

Ta có:

N(mệnh) = [12 + N(tháng) – N(giờ)]%12 = 11 = sửu

N(thân) = [4 + N(tháng) + N(giờ)]%12 = 11 = sửu

i = [(N(mệnh) + 1)%2 + N(mệnh) - 1]/2 = 5

j = M(năm)%5 = 4

Theo bảng tra cục => Cục[5,4] = 4 = Kim tứ cục

k = (Cục – N(ngày) % Cục) % Cục = ((4 - 0)%4)%4 = 0

l = (Cục – k) /Cục = 1

m = N(ngày) /Cục = 12/4 = 3

N(tử vi) = [(l + 1) % 2] [ (12 + m + k x (– 1)^k) % 12] + l [(m - 1) % 12] = 2 = thìn

N(liêm trinh) = (N(tử vi) + 4) % 12 = 6 = thân

N(thiên đồng) = (N(tử vi) + 7) % 12 = 9 = hợi

N(vũ khúc) = (N(tử vi) + 8) % 12 = 10 = tý

N(thái dương) = (N(tử vi) + 9) % 12 = 11 = sửu

N(thiên cơ) = (N(tử vi) +11) % 12 = 1 = mão

N(thiên phủ) = [N(tử vi) + (12 – 2 (N(tử vi)%6))]%12 = [2+(12-2(2%6))]%12 = 10 = tý

N(thái âm) = (N(thiên phủ) + 1) % 12 = 11 = sửu

N(tham lang) = (N(thiên phủ) + 2) % 12 = 0 = dần

N(cự môn) = (N(thiên phủ) + 3) % 12 = 1 = mão

N(thiên tướng) = (N(thiên phủ) + 4) % 12 = 2 = thìn

N(thiên lương) = (N(thiên phủ) + 5) % 12 = 3 = tỵ

N(thất sát) = (N(thiên phủ) + 6) % 12 = 4 = ngọ

N(phá quân) = (N(thiên phủ) +10) % 12 = 8 = tuất

N(thái tuế) = N(năm) = 6 = thân

Theo tử vi đẩu số:

N(trường sinh) = [(Cục + 1)%2][3((6 – Cục)/2)] + [Cục%2][6 + 3[(6 – Cục)/2]]= 3 = tỵ

Theo tử vi Lạc Việt:

N(trường sinh) = [(Cục + 1)%2][3(Cục/3)] + [Cục%2][3 + 6[(6 – Cục)/2] = 3 = tỵ

N(thiên mã) = [3 + 3((N(năm)%4 + 1)%2) + 6((N(năm)%4)/2)]%12 = [3 + 3 + 6]%12= 0 = dần

N(hoa cái) = [N(thiên mã) + 2]%12 = 2 = thìn

N(kiếp sát) = [N(thiên mã) + 3]%12 = 3 = tỵ

N(thiên sát) = [N(thiên mã) + 4]%12 = 4 = ngọ

N(nguyệt sát) = [N(thiên mã) + 5]%12 = 5 = mùi

N(đào hoa) = [N(thiên mã) + 7]%12 = 7 = dậu

N(triệt) = [2((9 – M(năm))%5) + 10]%12 = 10 = tý

N(triệt*) = [2((9 – M(năm))%5) + 10] % 12 + 1 = 11 = sửu

N(tuần) = 10 - [12 + M(năm) – N(năm)]%12 = 10 = tý

N(tuần*) = 11 - [12 + M(năm) – N(năm)]%12 = 11 = sửu

Posted Image

Vòng Chính tinh, vòng Thái tuế, vòng Tràng sinh, vòng Thiên mã và các sao Tuần - Triệt được an tương tự như mục 8. Vòng Lộc tồn tương ứng với 12 sao trên vòng tròn màu xanh lam. Như vậy thì 12 sao được an trên vòng 12 sao trên vòng tròn màu xanh lá phải được chọn thích hợp trong các sao còn lại của Tử vi. Hoặc:

Posted Image

Vòng Chính tinh, vòng Thái tuế, vòng Tràng sinh và các sao Tuần - Triệt được an tương tự như mục 8. Vòng Lộc tồn tương ứng với 12 sao trên vòng tròn màu xanh lá. Giả thiết vòng Tướng tinh tương ứng với 12 sao trên vòng tròn màu xanh lam, vậy thì 6 sao được an trên 6 đỉnh trong của 6 tam giác màu vàng phải được chọn thích hợp trong các sao còn lại của Tử vi.

(còn tiếp)

Tài liệu tham khảo

[1] Octonions - J. Baez

[2] Physics of E8 and Cl(16) - Frank D. Smith - 7/2008

[3] Clifford Algebra as Quantum Language - James Baugh, David Ritz Finkelstein, Andrei Galiautdinov - 01/2009

[4] Physics from Ancient African Oracle to E8 - Frank D. Smith - 2008

[5] Tử vi đẩu số toàn thư - Hi Di Trần Đoàn / Vũ Tài Lục biên dịch và bình chú.

[6] Tử vi khảo luận - Hoàng Thường, Hàm Chương

[7] Tử vi đẩu số tân biên - Vân Đằng Thái Thứ Lang

[8] Tử vi tinh điển - Vũ Tài Lục

[9] Tử vi hàm số - Nguyễn Phát Lộc

[10] Số Tử vi dưới mắt Khoa Học - Hà Thúc Hồng, Vu Thiên, Nguyễn Đắc Lộc.

[11] Tử vi ảo bí biện chứng học- Hà Lạc Dã Phu Việt Viêm Tử

[12] Tử vi tướng pháp trọn đời - Bửu Sơn

[13] Tử vi tổng hợp - Nguyễn Phát Lộc

[14] Tử vi hoàn toàn khoa học - Đằng Sơn

[15] Sách tử vi - Trừ Mê Tín

[16] Magic Squares of LIE Algebras - C.H. Barton and A. Sudbery - 2008

[17] Triality, Exceptional LIE Algebras and Deligne Dimension Formulas - J.M. Landsberg and L. Manivel

[18] An Exceptionally Simple Theory of Everything - A. Garrett Lisi - 11/2007

Nguyễn Xuân Quang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quí vị và anh chị em thân mến.

Từ lâu tôi đã xác định rằng: Tử Vi chính là một hệ biểu hiện của sự vận động, tương tác có tính quy luật của những ngôi sao trong và chung quanh Thái Dương hệ lên Địa cầu. Tôi cũng xác định rằng: Bát Quái Hậu thiên và Tiên thiên chính là ký hiệu siêu công thức toán học của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Đặc biệt với Bát quái Hậu thiên Lạc Việt, tôi cũng đã xác định rằng: Đó chính là hệ biểu hiện quy luật cục bộ của vũ trụ trong không gian quanh Địa cầu.

Đương nhiên cùng là sử thể hiện một thực tại hiển nhiên là quy luật vận động tương tác của không gian quanh Địa cầu thì cả Tử Vi và Hậu thiên Lạc Việt phải có cùng chung một tính chất nếu chúng được xét từ một hệ quy chiếu khác. Đó là cơ sở kiến thức của toán học hiện đại.

Qua luận cứ trên thì chúng ta cùng xem xét đồ hình của tác giả Quangnx (Nguyễn Xuân Quang) mô tả mô hình Tử Vi qua thuật toán hiện đại có cùng chung một hình thức thể hiện khi so sánh với Hậu Thiên Lạc Việt:

Posted Image

Posted Image

Hiện tượng trùng khớp giữa một lý thuyết toán học cao cấp của nền văn minh hiện đại và mô hình biểu hiện của nó với một biểu tượng của một nền văn minh cổ xưa - được phục hồi lại nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử - và cũng được xác định là ký hiệu siêu công thức toán học theo hệ nhị phân, đã cho thấy một nội dung siêu việt và huyền vĩ của nền văn minh cổ xưa này, qua mô hình thể hiện của nó khi so sánh với tri thức cao cấp nhất của nền văn minh hiện nay.

Tính siêu việt và huyền vĩ của nền văn minh cổ xưa thể hiện ở chỗ - chính là những tri thức toán học cao cấp của nền văn minh hiện đại chỉ mới tiếp cận ở sự mô tả nó. Còn ở nền văn minh cổ xưa thì đã ứng dụng với khả nna8ng tiên tri chính xác đến từng chi tiết trong hành vi của con người - xét về lý thuyết.

Share this post


Link to post
Share on other sites