Thiên Sứ

Vị Trí Ngoại Cảm Ở Đâu Trong Việc Tìm Mộ Liệt Sĩ?

2 bài viết trong chủ đề này

Gia đình và dòng họ tôi không có ai hy sinh, hoặc bị chết trong suốt hai cuộc chiến tranh. Nhưng việc tìm mộ những liệt sĩ và những người chết trong chiến tranh là một vấn đề nhân đạo và trách nhiệm của mọi người. Nhân bài viết trên web Dất Việt, tôi xin đưa chủ để này để cùng quí vị và anh chị em bàn về vị trí của các nhà ngoại cảm trong việc tìm mộ liệt sĩ và những người chết trong chiến tranh.

Xin cảm ơn sự quan tâm của mọi người.

===================================

Hai vấn đề 'nóng' về thân nhân liệt sĩ

Cập nhật lúc :6:29 PM, 13/04/2012

Vị trí phương pháp ngoại cảm nên ở đâu và chế độ trợ cấp thân nhân liệt sĩ cần được nghiên cứu trong tình hình kinh tế - xã hội mới là hai vấn đề nóng trong Hội thảo của VMFSA

(ĐVO) Sáng nay (13/4), Hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam (VMFSA) đã tổ chức buổi hội thảo công bố báo cáo về các thực trạng mới nhất của thân nhân các gia đình liệt sĩ.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam, Trung tướng Lê Văn Hân cho biết: “Xác định thực trạng thân nhân liệt sĩ là trách nhiệm, là tình cảm và là nhiệm vụ của VMFSA. Nắm được thực trạng trong giai đoạn hiện nay chính là cơ sở để Hội tổ chức tốt các hoạt động tri ân liệt sĩ và thực hiện tôn chỉ mục tiêu cao cả của Hội. Trên cơ sở thực trạng về thân nhân liệt sĩ mà Hội nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ và các cơ quan chức năng các chính sách về liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ một cách khoa học”.

Ngay sau khi thành lập và tiến hành đại hội lần thứ nhất, hội đã bắt tay thực hiện khảo sát thực trạng gia đình thân nhân liệt sĩ tại ba tỉnh thuộc ba miền: Bắc, Trung, Nam là Hưng Yên, Gia Lai và Bến Tre. Tuy chỉ thống kê điều tra tại 3 tỉnh, 6 huyện, 12 xã và đại diện thân nhân của 100% liệt sĩ ở 12 xã nhưng báo cáo đã đưa ra những con số và kết luận hết sức cụ thể về liệt sĩ đã hy sinh, những người thân trong gia đình, đánh giá tình hình thực hiện chính sách liệt sĩ như chính sách tiền tuất, chính sách đối với người thờ cúng liệt sĩ và chính sách bảo hiểm y tế đối với gia đình liệt sĩ.

Theo báo cáo của VMFSA, vấn đề quy tập mộ liệt sĩ và chế độ trợ cấp thân nhân liệt sĩ được nêu lên và trao đổi một cách nghiêm túc, thẳng thắn.

Làm việc với đoàn công tác của VMFSA, giám đốc sở Lao động - Thương binh - Xã hội tỉnh Hưng Yên cho biết: “Vài năm gần đây, việc tìm kiếm mộ bằng phương pháp ngoại cảm trở nên phổ biến trong địa bàn tỉnh. Các gia đình bắt đầu việc tìm kiếm thông tin qua các nhà ngoại cảm trước rồi mới đi tìm bằng các phương pháp khác. Trong khi đó, vấn đề ngoại cảm chưa được đánh giá về mặt khoa học để đưa vào áp dụng chính thức, đã làm phức tạp thêm công tác tìm kiếm, qui tập hài cốt, quản lý mộ liệt sĩ trong các nghĩa trang. Tìm kiếm hài cốt liệt sĩ trở thành vấn đề chính trị xã hội hiện nay, là sự mong mỏi của thân nhân liệt sĩ và là vấn đề tâm linh hết sức phức tạp đòi hỏi phải giải quyết, cần tăng cường nghiên cứu khoa học, quản lý và ứng xử phù hợp vấn đề nhạy cảm đang có chiều hướng gia tăng trong công tác tìm kiếm hài cốt liệt sĩ”.

Cũng đồng tình với ý kiến trên, đồng chí Trưởng phòng Lao động-Thương binh-Xã hội huyện Đắc Đoa, tỉnh Gia Lai, tâm sự: “Những năm gần đây số lượng thân nhân đến tỉnh Gia Lai tìm kiếm mộ liệt sĩ bằng phương pháp ngoại cảm ngày càng tăng, phòng xác định là sai qui định, nhưng không xác định thì lương tâm áy náy với thân nhân liệt sĩ đã bỏ công sức lặn lội vào tìm người thân mà không được toại nguyện”.

Còn đồng chí Đại tá, Chủ nhiệm chính trị Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai phân tích: “Nhà ngoại cảm do gia đình nhờ tìm hài cốt tự do, không báo cáo cơ quan quân sự, khi bốc chỉ là đất, yêu cầu cơ quan quân sự xác nhận mộ liệt sĩ để di chuyển về quê hương là rất khó khăn cho các cơ quan quân sự địa phương”.

Trước khi kết thúc, Hội thảo đã đưa ra những kết luận và kiến nghị hết sức cụ thể và cần thiết, trong đó nêu rõ: các chính sách của Nhà nước đối với gia đình liệt sĩ trong nhiều năm qua dần dần được hoàn thiện đầy đủ hơn, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước và của xã hội ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, cũng còn nhiều nội dung chưa phù hợp cần phải sớm điều chỉnh.

Một trong những kiến nghị nhận được sự đồng thuận của các ngành, các cấp thuộc địa bàn nghiên cứu, đó là nâng mức trợ cấp cho gia đình thân nhân các liệt sĩ. Mức trợ cấp 876.000 đồng một thân nhân liệt sĩ cũng đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước, nhưng đây là mức mà hiện nay chưa đủ để đảm bảo cuộc sống ở mức trung bình... Vì vậy, Hội kiến nghị cần phải nâng mức trợ cấp cho thỏa đáng hơn và cho phù hợp hơn với sự biến động của giá cả thị trường, cụ thể là nên lấy mức lương tối thiểu và thay đổi khi mức lương đó thay đổi.

Ngoài ra, một kiến nghị khác cũng nhận được sự đồng thuận cao tại Hội thảo, là việc hiện nay nhiều liệt sĩ chỉ có người thờ cúng và đến lúc tất cả các liệt sĩ trong toàn quốc chỉ còn có người thờ cúng chứ không còn thân nhân. Vì vậy, báo cáo của VMFSA đề xuất nghiên cứu lại chính sách đối với người thờ cúng để thực hiện được khẩu hiểu “Đời đời nhớ ơn liệt sĩ”.

Với sự hoan nghênh, cổ vũ của đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quan tâm của các Bộ, ngành trung ương liên quan đến vấn đề liệt sĩ, Ban vận động thành lập Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam đã được công nhận theo Quyết định số 545 QĐ-BLĐTBXH ngày 28/4/2010 Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội. Và ngày 17/9/2010 Bộ trưởng Bộ Nội Vụ đã có Quyết định số 1081/QĐ-BNV, cho phép thành lập hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam.

Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam là một tổ chức xã hội hoạt động theo phương châm tự nguyện và ân tình, nhằm mục tiêu: Hỗ trợ các gia đình liệt sĩ tiếp cận và thực hiện các chế độ, chính sách của Đảng và Chính phủ; giúp các gia đình liệt sĩ thu thập thông tin tìm kiếm hài cốt liệt sĩ còn thất lạc hoặc chưa xác định được danh tính; tham gia khảo sát, nghiên cứu và đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước và Chính phủ về các giải pháp thực hiện chế độ, chính sách nhằm tôn vinh và tri ân các liệt sĩ và gia đình liệt sĩ.

Phan Anh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị và anh chị em.

Ngoại cảm là một hiện tượng khách quan tồn tại và là khả năng có thật trong một số ít người. Những nhà ngoại cảm chân chính đã góp phần tìm được hàng ngàn, hàng vạn những hài cốt liệt sĩ và người chết trong chiến tranh bị mất tích. Nhưng đấy là điều mà tri thức khoa học hiện đại ngày nay chưa giải thích được cơ chế tương tác nào và từ những cấu trúc vật chất như thế nào có trong những nhà ngoại cảm, để có thể thực hiện điều đó. Nhưng không thể vì trí tuệ của văn minh nhân loại hiện nay quen gọi là "khoa học chưa giải thích được" để phủ nhận một thực tại khách quan là hiện tượng ngoại cảm đã tồn tại trên thực tế.

Nhiều ý kiến cho rằng: Ngoại cảm là không đáng tin cậy; là cần kiểm chứng ADN; là phải đối chiếu hồ sơ...vv....Nhưng vấn đề ở đây là: Những mộ liệt sĩ và người chết mất tích nằm rải rác trên khắp các chiến trường, thậm chí trong cả rừng sâu, núi thẳm chưa tìm thấy. Vậy thì lấy đâu ra ADN để kiểm chứng; và có thể căn cứ vào hồ sơ để đi tìm mộ được không?

Do đó, trước khi những tri thức khoa học vào cuộc để thử ADN, để đối chiếu hồ sơ và nhân chứng....để gọi là "chứng minh khoa học" thì cần phải có những nhà ngoại cảm đi tìm những ngôi mộ mất tích đó đã.

Đó chính là vị trí của ngoại cảm trong việc đi tìm mộ liệt sĩ và những người mất tích trong chiến tranh.

Rất nhiều ý kiến cho rằng: Đã nhiều lần những nhà ngoại cảm thất bại trong việc tìm mộ. Điều đó đúng! Nhưng không thể vì vài cái ví dụ về sự thất bại của các nhà ngoại cảm để phủ nhận tất cả khả năng ngoại cảm, đã chứng tỏ trên thực tế của chục ngàn những ngôi mộ đã tìm thấy. Nếu chỉ với những ví dụ như vậy thì ngành y khoa tiên tiến nhất hiện nay cũng đầy những ví dụ ngớ ngẩn như vậy, dẫn đến hậu quả chết người. Nhưng chắc chẳng ai đề nghị dẹp tất cả những bệnh viện đã mắc sai lầm và quay trở về thời trung cổ cả.

Bởi vậy, theo tôi những nhà ngoại cảm đích thực đã chứng tỏ khả năng của mình, cần phải có những vị trí hàng đầu và tiên phong trong việc chỉ ra vị trí những hài cốt bị mất tích trong chiến tranh. Và sau đó mới đền việc kiểm ADN và đối chiếu hồ sơ...vv....

Ngoài ra cũng rất cần phải có luật, qui định, qui chế rõ ràng về những trường hợp tìm mộ liệt sĩ bởi khả năng ngoại cảm.

Thí dụ:

Với bao công lao tìm kiếm. Nhưng khi đến nơi đào lên thì xương cốt đã hòa với đất không xác định được. Hoặc, mộ liệt sĩ đã quy tập, nhưng vô danh và các nhà ngoại cảm xác định tên tuổi liệt sĩ với sự tìm kiếm của người thân thì có cần xác định ADN trước khi cho bốc về hay không? ...vv....Luật, hoặc qui định , qui chế phải ghi rõ và chi tiết.....

Vài lời chia sẻ.

.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay