wildlavender

Khóc Thầm Vì Chưa Được Đóng Phí Giao Thông!

6 bài viết trong chủ đề này

Khóc thầm vì chưa được đóng phí giao thông!

(Trái hay Phải)- Một lần nữa, trang nhất các báo ngày 4/4 lại tràn ngập hình ảnh Bộ trưởng Đinh La Thăng khi ông lên tiếng vừa phân trần vừa nhắc nhở người dân rằng nên hạnh phúc và tự hào khi được đóng phí giao thông, vì đóng phí cũng là yêu nước.

Posted Image

Khố tâm vì không được đóng phí giao thông!

Ôi chà, tất cả những người biết chữ, tức là đọc được những lời của ông Bộ trưởng trên mặt báo, cần úp mặt vào tường mà suy nghĩ, mà xấu hổ. Ừ, nói đi nói lại mãi rồi mà dân chẳng chịu nghe, trong khi đâu cần phải động não nhiều lắm mới hiểu nguyên nhân vì sao đường giao thông Việt Nam có tuổi thọ thuộc hàng thấp trên thế giới.

Này nhé, đất nước sáng chắn bão giông chiều ngăn nắng lửa, thời tiết thiên tai khắc nghiệt nên có những con đường chưa kịp khánh thành đã vội vàng ôm ấp những ổ voi, ổ trâu. Chưa kể, đất nước đang ngày càng phát triển đi lên, xe cộ ngược xuôi chạy không lúc nào ngơi nghỉ, cầu đường bị quá tải nên xuống cấp càng nhanh (chuyện này người viết đã nói nhiều lần, nhưng cứ nhắc đến ngành giao thông là lại phải tua lại cho nó khách quan, rất mong độc giả thể tất!).

Còn cái chuyện ăn bớt vật liệu, bê tông cốt tre như thủa nào PMU 18 từng làm chỉ là chuyện cá biệt, to đùng mà cá biệt nên thôi, không chấp, vả lại, đã xử trước công luận làm gương tày liếp rồi đó thôi. Đất nước đâu có thiếu vật liệu xây dựng (cưỡng chế 2 hòn đá chỉ là chuyện hi hữu xưa nay chưa từng có ở Việt Nam), xi măng sắt thép thì cũng đang thừa ê hề, nên ăn bớt làm chi cho mệt? Theo lý thì cần tư duy mở thêm nhiều dự án để tiêu thụ sắt thép, xi măng đang đắp chiếu nằm chờ kia mới phải chứ.

Các doanh nghiệp ngành giao thông có kiếm chút đỉnh thì cũng kiếm bằng cách khác, nhàn nhã và thảnh thơi hơn nhiều, như chính một quan chức của Bộ Giao thông từng thừa nhận: nhiều ban quản lý dự án đồng thuận với nhà thầu làm chậm tiến độ dự án, “ủ” giá vật liệu lên ăn chênh lệch, cứ chờ giá lên là đệ đơn kiến nghị xin điều chỉnh theo giá thị trường. Tức là, việc đường sá xuống cấp nhanh chả có liên quan gì đến trách nhiệm của các bên trong việc xây dựng, thi công hết. Rút ruột công trình ăn bớt vật liệu khiến công trình chưa bàn giao đã xuống cấp là chuyện xưa rồi Diễm ơi.

Vì vậy, nếu người dân ta quả thật có trình độ học vấn ngày càng cao như báo cáo của ngành giáo dục thì không cần phải đợi đến ông Bộ trưởng nhắc nhở mới mở hầu bao mà đóng phí, thậm chí dân chúng ta cần thiết tha đề xuất được đóng phí giao thông mới thật là yêu nước. Dân làm hỏng đường thì dân phải đóng phí mà sửa là đúng lẽ quá rồi, còn kêu cái nỗi gì?

Hãy học các doanh nghiệp ấy, giữa lúc lãi suất cao vời vợi mà vẫn giành nhau từng cái hợp đồng giao thông để được dựng xây, được cống hiến cho đất nước! Hay hãy học chính Bộ trưởng Thăng, bị dư luận phản đối như vậy mà vẫn hiên ngang tuyên bố làm mọi chuyện đều vì việc công, nên không sợ tín nhiệm cao hay thấp! Chả nhẽ chúng ta không thấy vị quan thanh liêm ở tận Tây Nguyên cũng vì tận trung báo quốc nên cũng không sợ tín nhiệm cao hay thấp đó thôi.

Biết chân lý thì là như vậy, đạo lý cũng là như vậy, nhưng chắc chắn nhiều người cũng chưa thông lắm đâu. Này nhé, lâu nay dân có phải đóng phí đâu mà Nhà nước vẫn xây dựng, vẫn bảo trì đường luôn chân luôn tay đấy thôi, nay các vị đòi dân đóng phí, thế bấy lâu nay Nhà nước toàn tự in tiền ra mà đắp đường, mà xây cầu à? Hay các doanh nghiệp xây đường xong thì nhận công bằng không khí? Xin thưa nhất định là không phải thế rồi, nhưng trong buổi thắt lưng buộc bụng hôm nay, nguồn ngân sách dành cho ngành giao thông quả cũng có phần eo hẹp hơn trước.

Chắc quý vị vẫn còn nhớ, trong năm 2011, Bộ Giao thông đã từng xin Chính phủ thêm 6.800 tỷ ngân sách, sau đó đích thân Bộ trưởng Thăng lại đăng đàn trước Quốc hội xin 40.000 tỷ đồng lãi to của ngành dầu khí. Tiếc thay, sáng kiến ấy của Bộ chẳng được chấp nhận. Không cần thông minh lắm người ta cũng phải lẩn thẩn tự hỏi rằng, phải chăng Bộ Giao thông không xin được ngân sách nên quay sang “xin” phí từ dân?

Ngân sách thì cũng là tiền thuế, là mồ hôi nước mắt, là máu xương của nhân dân cả, nhưng nói gì thì nói, tiền vào ngân sách rồi thì Bộ Giao thông muốn xin cũng chẳng thể nào tùy tiện được, xin dân đóng phí xem chừng khả thi và tiện hơn nhiều! Các bộ ngành khác nếu gặp khó khăn gì xin cứ học theo Bộ Giao thông, không xin được Quốc hội, Chính phủ thì xin dân!

Mà càng nghĩ càng thấy tội nghiệp! Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định như đinh đóng cột rằng thu phí giao thông là chủ trương chung, tuyệt nhiên không phải sáng kiến của Bộ. Ừ, nhất định là những “sáng kiến” mà bị dư luận phản đối ầm ầm thì nhất định là của chung rồi, chỉ có thành tích tai nạn giao thông giảm trên cả 3 mặt là của riêng ngành Giao thông thôi.

Nhưng mấy cái thành tích ấy làm sao mà bù lại cho được những lúc bị cánh nhà báo nó lèn, có kẻ còn ngứa mồm bảo nếu đấy là chủ trương chung thì hóa ra Bộ chẳng phải làm gì, chẳng phải nghĩ gì hay sao, thế thì ai làm Bộ trưởng cũng được à?

Riêng những người đang hàng ngày phải đi xe công tới nơi làm việc (đôi khi phải đi cả đám cưới, đám ma, đi đền, đi chùa) còn có một nỗi khổ tâm thầm kín khác. Nghe nói khi Bộ Giao thông vận tải đề xuất xe công không phải đóng phí, nhiều người trong số họ đã tỏ ý không bằng lòng đấy.

Một số hay để ý tới tiểu tiết thì so bì rằng xe công thì cũng là xe, xe nào chẳng làm hỏng đường, sao xe công lại được miễn phí, số khác thông minh sáng láng biết lấy đại cục làm trọng thì thở dài, có đóng phí cũng tiền thuế của dân thôi, bỏ tiền từ túi này sang túi kia làm gì cho phức tạp.

Chỉ còn biết than thân trách phận là ngày ngày phải đi xe công, mà chẳng có cơ hội nào để thể hiện lòng yêu nước theo lời kêu gọi của Bộ Giao thông!

Tam Thái

========================================

Ôi sao thâm thúy cái tư duy của BT, ai ai cũng phục! Khóc & Cười gần nhau sau cách mặt!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không thể nói nộp phí là yêu nước

TT - Sau hai cuộc họp báo tập trung vào đề xuất thu phí của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), một số đại biểu Quốc hội cho rằng Bộ trưởng Đinh La Thăng tuy rất nhiệt tình nhưng đang có sự nhầm lẫn.

PGS.TS Bùi Thị An (đại biểu Hà Nội):

Rõ ràng phí chồng lên phí

Đúng là Quốc hội đã ra nghị quyết đồng ý với các nhóm giải pháp đồng bộ của Chính phủ nhằm giảm thiểu tai nạn, ùn tắc giao thông, trong đó có tính đến việc thu phí lưu hành đường bộ. Tôi thấy rằng vừa qua thực hiện chủ trương này, Chính phủ đã ban hành nghị quyết và tới đây sẽ thu phí sử dụng đường bộ để lập quỹ bảo trì đường bộ theo đúng quy định của Luật đường bộ. Đây là loại phí thu trên đầu phương tiện, bộ trưởng Bộ GTVT cũng đã giải thích mục đích của phí này là để duy tu, bảo trì, nâng cấp hệ thống đường bộ, cho xe cộ lưu hành tốt hơn.

Trả lời báo chí về mục đích của phí hạn chế phương tiện cá nhân mà Bộ GTVT đang đề xuất, Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng nói là nhằm nâng cấp, xây dựng hạ tầng giao thông để xe đi lại được thuận tiện hơn. Như vậy, xét về mục đích và tính chất thì cả hai loại phí trên đều là phí lưu hành phương tiện, nếu thu cùng lúc hai loại phí này tức là “phí chồng lên phí” chứ còn gì nữa. Cách giải thích rằng không có chuyện phí chồng phí là nhầm lẫn.

Ôtô hay xe máy cũng đều là phương tiện để người dân lưu hành, để làm việc, mưu sinh. Như vậy, anh đề xuất thu phí với mức cao như thế mà cứ nói rằng nó chỉ ảnh hưởng đến một bộ phận là không đúng. Ngay cái tên phí cũng cho thấy chỉ là giải pháp tình thế, đã là tình thế thì không giải quyết được căn bản. Giải pháp căn bản là quy hoạch tổng thể, hạ tầng và phương tiện công cộng phát triển đồng bộ. Nhưng trong điều kiện thế này, phương tiện công cộng khả dĩ nhất là xe buýt lại quá tải, còn tàu điện trên cao, tàu điện ngầm chưa có, vậy người dân đi bằng phương tiện gì nếu không sử dụng xe cá nhân?

Nhà sử học Dương Trung Quốc (đại biểu Đồng Nai):

Nhầm lẫn khái niệm “thuế” và “phí”

Trước hết, tôi ủng hộ tinh thần xông pha của ông Đinh La Thăng vì ông ấy phải gánh một nhiệm vụ nặng nề mà nhiều đại biểu Quốc hội nói là đã đến tình trạng khẩn cấp. Nhưng tôi muốn nói rằng một khi đã đi vào những giải pháp cụ thể mang tính pháp lý thì cần phải có sự chính xác và tính thuyết phục cao.

Từ đề xuất thu của Bộ GTVT, tôi thấy rằng họ đang có sự nhầm lẫn giữa các khái niệm “thuế”, “phí” và “phạt”. Khái niệm phí đã được nêu trong pháp lệnh phí và lệ phí rất rõ ràng rằng phí là tiền mà cá nhân, tổ chức phải trả khi sử dụng dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác... Nghĩa là tôi sử dụng dịch vụ nào, tôi trả tiền cho dịch vụ ấy và nó có định lượng, nghĩa là tôi đi xe nhiều thì trả nhiều, đi ít thì trả ít.

Chẳng hạn, tôi có mấy chiếc xe hơi và đây là quyền tài sản của tôi, nhưng mỗi ngày ra đường tôi chỉ đi một xe, anh không thể thu phí cả mấy chiếc xe đó được. Càng không thể gọi nộp phí là yêu nước. Phí là một thứ tiền phải trả khi sử dụng dịch vụ, có gì mà gọi là yêu nước. Gọi nộp thuế là yêu nước mới đúng.

Tôi mua một chiếc xe, sau khi nộp các loại thuế đã gấp hơn hai lần một chiếc xe tương tự ở Mỹ, như vậy tôi đã đóng góp các khoản thuế để xây dựng đất nước rồi. Nếu mục tiêu là để hạn chế phương tiện cá nhân, việc đánh thuế cao là thực hiện mục tiêu này rồi. Bây giờ không thể gọi cái khoản thu hạn chế phương tiện như vậy là phí được.

Một điều nữa, anh đưa ra mức phí ngất ngưởng như vậy, trong khi mặt bằng thu nhập xã hội thế nào? Anh gọi tên phí là hạn chế phương tiện cá nhân thế sao anh không đề xuất thu đối tượng xe công? Nếu anh khẳng định cần phải hạn chế xe cá nhân để giảm ùn tắc, đồng thời anh dám khẳng định phương tiện công cộng đáp ứng được nhu cầu, anh vẫn phải đánh thuế vào xe công để khuyến khích các quan chức nhà nước phát huy tính tiên phong, gương mẫu đi lại bằng phương tiện công cộng chứ?

Tôi cho rằng tình hình cấp bách nhưng phải thận trọng khi đưa ra giải pháp, đừng nghĩ cái khoản thu của 600.000 người có xe mà anh gọi là giàu hơn người nghèo là ít tác động đến xã hội, đó là chưa nói đến việc anh thu cả người có xe máy.

Phí bảo trì đường bộ:

Cao nhất 1,4 triệu đồng/tháng

Bộ GTVT vừa gửi Bộ Tài chính dự thảo các thông tư liên tịch hướng dẫn chế độ thu, quản lý và sử dụng quỹ bảo trì đường bộ (quỹ bảo trì). Theo đó, Bộ GTVT đưa ra mức thu phí sử dụng đường bộ cho quỹ bảo trì đối với ôtô theo tám nhóm (mức thu từ 180.000 - 1,44 triệu đồng/tháng). Đối với môtô, xe máy, bộ đề xuất khung mức thu phí theo bốn nhóm (thấp nhất là 80.0

00 đồng/năm, cao nhất 180.000 đồng/năm) và đề nghị UBND cấp tỉnh quyết định mức thu trong khung mức phí trên cơ sở nghị quyết của HĐND. Thời gian bắt đầu thu phí từ ngày 1-6-2012.

Theo tính toán của Bộ GTVT tại đề án quỹ bảo trì đường bộ trình Chính phủ trước đây, dự tính số tiền thu từ đầu ôtô đạt hơn 6.800 tỉ đồng/năm; số tiền thu được từ 50% số môtô, xe máy đã đăng ký đạt 2.400 tỉ đồng.

TUẤN PHÙNG

“Tam đoạn luận” của Bộ trưởng Đinh La Thăng

“Hiện nay đường bộ VN có khoảng 280.000km, nhưng mới thu được qua trạm thu khoảng 2.500km, bằng 0,7%. Do đó phần lớn đường Nhà nước bỏ ra đầu tư thì chưa thu phí”. Sở dĩ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng nói như thế là vì cái tam đoạn luận sau:

1- Hiện có 280.000km đường bộ, Nhà nước là chủ đầu tư tất cả.

2- Hiện mới chỉ thu phí được 2.500km, còn những 277.500km đường chưa thu phí gì cả.

3- Vậy, nay phải thu mà thôi...

Ông bộ trưởng quên hẳn định nghĩa phổ quát nhất của đường sá là:

1/ đường có thu phí (toll) tức đường (cầu, đường hầm) do tư nhân hay nhà nước xây mà người lái xe khi sử dụng phải đóng phí;

2/ đường không thu phí (non-toll road) được xây từ nguồn tài chính sử dụng những nguồn thu khác, mà tiêu biểu nhất là thuế nhiên liệu hoặc nguồn thuế nói chung - những sắc thuế này ở VN đã thu đầy đủ.

Định nghĩa trên không có gì mới hoặc xa lạ ở VN, nhất là vế thứ nhì, đường không thu phí. Từ hơn trăm năm qua tính từ thời Pháp thuộc, “cha đẻ” hệ thống đường sá này, cho đến ngày nay hệ thống đường bộ ở VN đã được hình thành, xây dựng, sử dụng, duy trì trên cơ sở đường của Nhà nước và miễn phí, do lẽ Nhà nước đã thu thuế rồi.

Một trăm mấy mươi năm qua, ở VN đường sá được định nghĩa và sử dụng như thế, thu chi ngân sách quốc gia cũng vận hành trên cơ sở này. Đó không phải là một “độc đáo VN” mà là phổ quát toàn cầu qua hai thực thể đường không thu phí (Nhà nước đã thu thuế rồi) và đường thu phí (cung cấp lợi ích và tiện nghi bổ sung cần phải trả tiền).

THIÊN DI

LÊ KIÊN ghi

tuoitre online

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Đinh La Thăng có trách nhiệm trong sai phạm tại Petro VN

Sáng nay (5/4), tại buổi họp báo công bố kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng quý I/2012 ở Hà Nội, ông Ngô Văn Khánh - Phó tổng thanh tra Chính phủ - cho biết Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với các kiến nghị sau thanh tra đối với những sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam - PVN).

Posted Image

Ông Đinh La Thăng có trách nhiệm với những sai phạm tại PVN

trong thời gian lãnh đạo tập đoàn

Trong đó, Thủ tướng yêu cầu PVN phải rà soát lại việc đầu tư ngoài ngành, đề xuất xử lý những tồn tại tài chính, lộ trình thoái vốn cũng như làm việc với Bộ Tài chính trong việc xử lý vốn... Các công việc đó phải được tiến hành đúng pháp luật và chức năng nhiệm vụ Chính phủ giao cho tập đoàn này. Theo Thanh tra Chính phủ, việc đầu tư ngoài ngành của PVN vào các lĩnh vực phụ trợ, tài chính, bảo hiểm, bất động sản, ngân hàng có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn nhiều trong lĩnh vực chính ngành. Chưa hết, PVN còn mua tàu khảo sát địa chấn 2D đã quá 10 năm so với quy định đăng kiểm nhưng không báo cáo cơ quan chức năng, rồi tiếp đó lại chuyển nhượng một số tài sản lớn như tàu thăm dò địa chấn, khách sạn Du lịch Thái Bình…nhưng các thủ tục, thanh toán còn nhiều sai sót.

Thanh tra Chính phủ đánh giá, việc để xảy ra những sai phạm nói trên thì ngoài trách nhiệm của PVN thì các Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh Cà Mau, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Ban quản lý Dung Quất cũng có dính líu.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ ngành thu hồi khoản tiền trên 1.600 tỉ đồng mà PVN cho các đơn vị bên ngoài ứng vốn để đầu tư nhưng không có kế hoạch trả nợ hoặc không có khả năng thanh toán. Đồng thời tập đoàn phải xử lý khoản tiền vi phạm lên tới hơn 18.000 tỉ đồng, trong đó thu hồi về quỹ sắp xếp đổi mới doanh nghiệp khoản tiền gần 2.000 tỉ đồng từ cổ phần hóa chưa nộp và các khoản lãi.

Theo ông Ngô Văn Khánh, Thủ tướng đã chỉ đạo PVN phải sớm làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan trong việc để xảy ra những sai phạm rất lớn trong thời gian dài. Hiện việc xem xét trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm tại đang được xem xét nghiêm túc.

Posted Image

Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh (phải)

và Phó Tổng thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh (trái) tại cuộc họp báo

Trả lời câu hỏi của phóng viên về trách nhiệm của ông Đinh La Thăng trong thời gian ông làm Chủ tịch tập đoàn (2006-2011) tới đâu khi PVN mắc những sai phạm lớn như vậy, ông Khánh cho biết điều này sẽ được sáng tỏ sau khi tiến hành rà soát. “Trách nhiệm của người đứng đầu là có, tuy nhiên việc sai đó đôi khi do cấp dưới của họ cố ý làm sai và đã phải chịu trách nhiệm rồi. Nhìn vào con số sai phạm thì chưa thể nói trách nhiệm đó của ai. Việc này phải xem xét theo đúng trình tự, thủ tục trên tình thần chỉ đạo rất nghiêm túc” - ông Khánh cho biết.

Trước những ý kiến cho rằng về việc xử lý kết luận thanh tra nhiều năm nay theo kiểu “đầu voi đuôi chuột”, ông Khánh thừa nhận việc hậu kiểm chưa tốt lắm. “Chúng tôi đã kiến nghị Chính phủ cho phép thành lập một vụ thuộc Thanh tra Chính phủ chuyên phụ trách về khâu đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra. Thậm chí sẽ có chế tài mạnh về những đơn vị không thực hiện nghiêm kết luận của cơ quan thanh tra” - ông Khánh cho biết.

Ông Đinh La Thăng giữ chức Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch HĐQT và sau này là Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN từ tháng 10/2006 đến tháng 8/2011.

ÔNG NÀY HÌNH NHƯ CŨNG CÓ THỜI GIAN LÀM LÃNH ĐẠO BÊN TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ NỮA. SÔNG ĐÀ CŨNG MỚI LÀM PHÁT LỖ 10.000 TỶ ĐỒNG. Posted Image.

CHẾT TOI RỒI, ĐỊNH KỲ HÀNG THÁNG TẤT CẢ CÁC BỘ TRƯỞNG PHẢI TRẢ LỜI TRỰC TUYẾN. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Đinh La Thăng có trách nhiệm trong sai phạm tại Petro VN

Sáng nay (5/4), tại buổi họp báo công bố kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng quý I/2012 ở Hà Nội, ông Ngô Văn Khánh - Phó tổng thanh tra Chính phủ - cho biết Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với các kiến nghị sau thanh tra đối với những sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam - PVN).

Posted Image

Ông Đinh La Thăng có trách nhiệm với những sai phạm tại PVN

trong thời gian lãnh đạo tập đoàn

Trong đó, Thủ tướng yêu cầu PVN phải rà soát lại việc đầu tư ngoài ngành, đề xuất xử lý những tồn tại tài chính, lộ trình thoái vốn cũng như làm việc với Bộ Tài chính trong việc xử lý vốn... Các công việc đó phải được tiến hành đúng pháp luật và chức năng nhiệm vụ Chính phủ giao cho tập đoàn này. Theo Thanh tra Chính phủ, việc đầu tư ngoài ngành của PVN vào các lĩnh vực phụ trợ, tài chính, bảo hiểm, bất động sản, ngân hàng có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn nhiều trong lĩnh vực chính ngành. Chưa hết, PVN còn mua tàu khảo sát địa chấn 2D đã quá 10 năm so với quy định đăng kiểm nhưng không báo cáo cơ quan chức năng, rồi tiếp đó lại chuyển nhượng một số tài sản lớn như tàu thăm dò địa chấn, khách sạn Du lịch Thái Bình…nhưng các thủ tục, thanh toán còn nhiều sai sót.

Thanh tra Chính phủ đánh giá, việc để xảy ra những sai phạm nói trên thì ngoài trách nhiệm của PVN thì các Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh Cà Mau, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Ban quản lý Dung Quất cũng có dính líu.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ ngành thu hồi khoản tiền trên 1.600 tỉ đồng mà PVN cho các đơn vị bên ngoài ứng vốn để đầu tư nhưng không có kế hoạch trả nợ hoặc không có khả năng thanh toán. Đồng thời tập đoàn phải xử lý khoản tiền vi phạm lên tới hơn 18.000 tỉ đồng, trong đó thu hồi về quỹ sắp xếp đổi mới doanh nghiệp khoản tiền gần 2.000 tỉ đồng từ cổ phần hóa chưa nộp và các khoản lãi.

Theo ông Ngô Văn Khánh, Thủ tướng đã chỉ đạo PVN phải sớm làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan trong việc để xảy ra những sai phạm rất lớn trong thời gian dài. Hiện việc xem xét trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm tại đang được xem xét nghiêm túc.

Posted Image

Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh (phải)

và Phó Tổng thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh (trái) tại cuộc họp báo

Trả lời câu hỏi của phóng viên về trách nhiệm của ông Đinh La Thăng trong thời gian ông làm Chủ tịch tập đoàn (2006-2011) tới đâu khi PVN mắc những sai phạm lớn như vậy, ông Khánh cho biết điều này sẽ được sáng tỏ sau khi tiến hành rà soát. “Trách nhiệm của người đứng đầu là có, tuy nhiên việc sai đó đôi khi do cấp dưới của họ cố ý làm sai và đã phải chịu trách nhiệm rồi. Nhìn vào con số sai phạm thì chưa thể nói trách nhiệm đó của ai. Việc này phải xem xét theo đúng trình tự, thủ tục trên tình thần chỉ đạo rất nghiêm túc” - ông Khánh cho biết.

Trước những ý kiến cho rằng về việc xử lý kết luận thanh tra nhiều năm nay theo kiểu “đầu voi đuôi chuột”, ông Khánh thừa nhận việc hậu kiểm chưa tốt lắm. “Chúng tôi đã kiến nghị Chính phủ cho phép thành lập một vụ thuộc Thanh tra Chính phủ chuyên phụ trách về khâu đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra. Thậm chí sẽ có chế tài mạnh về những đơn vị không thực hiện nghiêm kết luận của cơ quan thanh tra” - ông Khánh cho biết.

Ông Đinh La Thăng giữ chức Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch HĐQT và sau này là Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN từ tháng 10/2006 đến tháng 8/2011.

ÔNG NÀY HÌNH NHƯ CŨNG CÓ THỜI GIAN LÀM LÃNH ĐẠO BÊN TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ NỮA. SÔNG ĐÀ CŨNG MỚI LÀM PHÁT LỖ 10.000 TỶ ĐỒNG. Posted Image.

CHẾT TOI RỒI, ĐỊNH KỲ HÀNG THÁNG TẤT CẢ CÁC BỘ TRƯỞNG PHẢI TRẢ LỜI TRỰC TUYẾN. Posted Image

Toi đi để mình đơ phải đóng nhiều phí giao thông bác ạ . Ông nào mới lên cũng cứ hùng hùng hổ hổ hô hào hống hách cứ thể như là toàn mất ăn mất ngủ để lo cho nhân rân ấy . Thế nhưng bới ra thì hóa là làm sai từ bảo từ bao giờ rồi ấy .

Thôi chào bác nhé .

Share this post


Link to post
Share on other sites

TTCP kết luận :PVN không làm thất thoát tài sản........

Sau khi Thanh tra Chính phủ công bố hàng loạt sai phạm của Tập đoàn Dầu khí (PVN), đơn vị này đã có văn bản giải trình thêm và cam kết sẽ xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân vi phạm để kiểm điểm xử lý.

> Thanh tra nhiều sai phạm tại PetroVietnam

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, PetroVietnam không làm thất thoát tài sản, song mắc lỗi trong việc sử dụng tiền lãi nước chủ nhà sai quy định, ứng vốn khi chưa có quyết định của Thủ tướng, đầu tư ngoài ngành kém hiệu quả... Số tiền phải xử lý lên tới trên 18.000 tỷ đồng.

Trước hàng loạt sai phạm, Tập đoàn Dầu khí đã có văn bản báo cáo khắc phục. Giải trình việc dùng trên 15.600 tỷ đồng tiền lãi nước chủ nhà để đầu tư cho 3 đơn vị không thuộc dự án trọng điểm dầu khí (Liên doanh Rusvietpetro; Liên doanh Rusvietpetro và PVEP), PetroVietnam cho biết đã báo cáo Thủ tướng về việc này. Theo đó, PVN kiến nghị Thủ tướng chấp thuận dùng lãi dầu khí cho góp vốn điều lệ, cấp vốn cho Rusvietpetro, PVEP để triển khai các dự án tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí.

“Đến nay PVN vẫn chưa nhận được ý kiến chấp thuận của Thủ tướng. Tập đoàn đang làm việc với Văn phòng Chính phủ tiếp tục dự thảo văn bản trình Thủ tướng”, nguồn tin từ PetroVietnam cho biết.

Ngoài ra, PVN còn bị kết luận đầu tư ngoài ngành kém hiệu quả với một loạt lĩnh vực không có lãi hoặc lãi ít. Tính tới tháng 12/2010, tổng giá trị các khoản đầu tư tài chính ra ngoài công ty mẹ là hơn 114.000 tỷ đồng. Việc đầu tư ngoài ngành chưa hiệu quả khi các lĩnh vực phụ trợ, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, bất động sản chỉ đạt tỷ suất lợi nhuận 2,82% trên vốn đầu tư. Trong giai đoạn 2008-2010, tập đoàn đã đầu tư vào 805 công ty cấp 3 và có 130 công ty (với số vốn 4.740 tỷ đồng) không có lãi. Trước kết luận này của thanh tra, PVN khẳng định đang tích cực triển khai việc tái cấu trúc theo chỉ đạo của Thủ tướng và Bộ Công Thương.

Trong quản lý đầu tư xây dựng, PVN đã chỉ định thầu sai quy định 2 gói thầu trị giá 32,67 tỷ đồng. Các công ty thành viên cũng chỉ định 4 gói thầu sai với 743 tỷ đồng, 110 triệu USD và 600.000 euro. PVN giải thích, các gói thầu chỉ định đòi hỏi chuyên môn sâu, trong khi thời điểm đó, đơn vị thành viên PVN chưa thể thực hiện được. Thủ tướng trước đó cũng có công văn đồng ý để Hội đồng quản trị Tập đoàn chủ động xem xét, quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu và không bắt buộc phải giao cho các đơn vị thành viên thuộc PVN.

PetroVietnam khẳng định, việc chỉ định thầu đều do yêu cầu cấp bách về tiến độ dự án và các nhà thầu đều có năng lực, kinh nghiệm. Các gói thầu này đến nay đã hoàn thành và đều tiết giảm được chi phí so với dự toán được phê duyệt hàng triệu USD. Tuy nhiên, PVN đã có chỉ thị yêu cầu các đơn vị thành viên chấm dứt việc chỉ định thầu không thuộc đối tượng được phép theo quy định, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đấu thầu.

Thanh tra kết luận, PVN đã tự ứng vốn cho các tỉnh Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Hậu Giang trên 622 tỷ đồng để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng khi không có chỉ đạo của Thủ tướng là sai quy định. Tập đoàn Dầu khí giải thích, dự kiến ký biên bản thỏa thuận với UBND tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình về việc hoàn trả tạm ứng trong quý I/2012. Số tiền PVN ứng trước cho tỉnh Sóc Trăng sẽ được khấu trừ vào tiền thuê đất của dự án Long Phú. PVN đang làm việc với tỉnh Hậu Giang để hoàn tất công tác đền bù giải phóng mặt bằng và quyết toán cho dự án sông Hậu 1.

Hết năm 2010, PVN đã cổ phần hóa được 17 công ty, tổng số tiền thu được trên 23.800 tỷ đồng nhưng vẫn còn nhiều đơn vị chưa nộp tiền về tập đoàn. PVN cho biết, tính đến cuối 2011, Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGas) đã hoàn thành việc nộp số tiền 1.903 tỷ đồng (chưa tính lãi phạt nộp chậm) về tập đoàn. Tổng công ty cổ phần Máy và Phụ tùng, Công ty Hóa dầu Dầu khí cũng đã nộp lần lượt 83,7 tỷ đồng và 5 tỷ đồng.

Trao đổi với VnExpress.net, nguồn tin từ Tập đoàn Dầu khí cho hay sẽ tổ chức họp báo vào sáng 9/4, để trả lời các câu hỏi liên quan đến kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Trước yêu kiểm điểm các trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ, PetroVietnam khẳng định, Ban thanh tra tập đoàn đang nghiên cứu các nội dung tồn tại nhằm xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân vi phạm để kiểm điểm xử lý.

Hoàng Lan

CHẠY ĐẠN NHANH NHƯ TÊN LỬA. MỚI CÁCH ĐÂY 2 HÔM, THÚ7, CHỦ NHẬT THÔI MÀ XONG PHIM. Posted ImagePosted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kinh tế 24h

PetroVietnam: Lên chương trình khắc phục sai phạm

(VEF.VN) - Tại cuộc họp báo thường kỳ quý 1/2012, Chủ tịch PVN Phùng Đình Thực đã bày tỏ bức xúc và lo lắng khi liên tiếp các thông tin từ kết quả Thanh tra của tập đoàn này chưa đầy đủ khiến uy tín và thương hiệu của PetroVietnam bị ảnh hưởng.

Mấy ngày qua, từ những thông tin mà chúng ta thấy trên báo chí, trên mạng, đặc biệt trên các blog chúng tôi thấy rằng uy tín của PVN xuống đến mức thấp nhất và rất xấu, vấn đề đã dẫn đến trong dư luận xã hội hiểu không đúng thực chất về PVN. Đặc biệt từ những thông tin đó, trên blog có những bình luận không hay và rất xấu đối với PVN và coi PVN như một Vinashin thứ hai...

Chúng tôi cảm thấy rất buồn về những việc như vậy. Rồi đây ai, các tập đoàn kinh tế nào tiếp tục hợp tác với PVN và tập đoàn nào sẽ cùng hợp tác với PVN tại nước ngoài nữa... Như thế có lợi gì khi hiểu không đúng, không chính xác về PVN.

Liên quan đến việc xử lý các sai phạm mà kết luận thanh tra Chính phủ nếu, ông Thực cho biết, ngày 20/3, Thủ tướng đã có kết luận về kết quả thanh tra Chính phủ. Sau khi kết luận thanh tra được ban hành, PVN đã họp và các biện pháp để để xử lý các vấn đề cần khắc phục. PVN đã có một chương trình để khắc phục các điểm Thanh tra Chính phủ đề nghị. Và đến nay, cơ bản đã xử lý các vấn đề mà thanh tra kiến nghị.

Trước đó, sau khi Thanh tra Chinh phủ công bố hàng loạt sai phạm của Tập đoàn Dầu khí, PetroVietnam đã có văn bản giải trình thêm về các vấn đề liên quan đến số tiền phải xử lý lên tới trên 18.000 tỷ đồng.

Trước hàng loạt sai phạm, Tập đoàn Dầu khí đã có văn bản báo cáo khắc phục. Giải trình việc dùng trên 15.600 tỷ đồng tiền lãi nước chủ nhà để đầu tư cho 3 đơn vị không thuộc dự án trọng điểm dầu khí (Liên doanh Rusvietpetro; Liên doanh Rusvietpetro và PVEP), PetroVietnam cho biết đã báo cáo Thủ tướng về việc này.

Posted Image

Kinh tế 24h

PetroVietnam: Lên chương trình khắc phục sai phạm

Tác giả: PV Bài đã được xuất bản.: 6 giờ trước

  • Recomend
  • +0
Red TIN LIÊN QUAN TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)
(VEF.VN) - Tại cuộc họp báo thường kỳ quý 1/2012, Chủ tịch PVN Phùng Đình Thực đã bày tỏ bức xúc và lo lắng khi liên tiếp các thông tin từ kết quả Thanh tra của tập đoàn này chưa đầy đủ khiến uy tín và thương hiệu của PetroVietnam bị ảnh hưởng.

Mấy ngày qua, từ những thông tin mà chúng ta thấy trên báo chí, trên mạng, đặc biệt trên các blog chúng tôi thấy rằng uy tín của PVN xuống đến mức thấp nhất và rất xấu, vấn đề đã dẫn đến trong dư luận xã hội hiểu không đúng thực chất về PVN. Đặc biệt từ những thông tin đó, trên blog có những bình luận không hay và rất xấu đối với PVN và coi PVN như một Vinashin thứ hai...

Chúng tôi cảm thấy rất buồn về những việc như vậy. Rồi đây ai, các tập đoàn kinh tế nào tiếp tục hợp tác với PVN và tập đoàn nào sẽ cùng hợp tác với PVN tại nước ngoài nữa... Như thế có lợi gì khi hiểu không đúng, không chính xác về PVN.

Liên quan đến việc xử lý các sai phạm mà kết luận thanh tra Chính phủ nếu, ông Thực cho biết, ngày 20/3, Thủ tướng đã có kết luận về kết quả thanh tra Chính phủ. Sau khi kết luận thanh tra được ban hành, PVN đã họp và các biện pháp để để xử lý các vấn đề cần khắc phục. PVN đã có một chương trình để khắc phục các điểm Thanh tra Chính phủ đề nghị. Và đến nay, cơ bản đã xử lý các vấn đề mà thanh tra kiến nghị.

Trước đó, sau khi Thanh tra Chinh phủ công bố hàng loạt sai phạm của Tập đoàn Dầu khí, PetroVietnam đã có văn bản giải trình thêm về các vấn đề liên quan đến số tiền phải xử lý lên tới trên 18.000 tỷ đồng.

Trước hàng loạt sai phạm, Tập đoàn Dầu khí đã có văn bản báo cáo khắc phục. Giải trình việc dùng trên 15.600 tỷ đồng tiền lãi nước chủ nhà để đầu tư cho 3 đơn vị không thuộc dự án trọng điểm dầu khí (Liên doanh Rusvietpetro; Liên doanh Rusvietpetro và PVEP), PetroVietnam cho biết đã báo cáo Thủ tướng về việc này.

Posted Image

Theo đó, PVN kiến nghị Thủ tướng chấp thuận dùng lãi dầu khí cho góp vốn điều lệ, cấp vốn cho Rusvietpetro, PVEP để triển khai các dự án tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí.

"Đến nay PVN vẫn chưa nhận được ý kiến chấp thuận của Thủ tướng. Tập đoàn đang làm việc với Văn phòng Chính phủ tiếp tục dự thảo văn bản trình Thủ tướng", nguồn tin từ PetroVietnam cho biết.

Ngoài ra, PVN còn bị kết luận đầu tư ngoài ngành kém hiệu quả với một loạt lĩnh vực không có lãi hoặc lãi ít. Tính tới tháng 12/2010, tổng giá trị các khoản đầu tư tài chính ra ngoài công ty mẹ là hơn 114.000 tỷ đồng. Việc đầu tư ngoài ngành chưa hiệu quả khi các lĩnh vực phụ trợ, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, bất động sản chỉ đạt tỷ suất lợi nhuận 2,82% trên vốn đầu tư. Trong giai đoạn 2008-2010, tập đoàn đã đầu tư vào 805 công ty cấp 3 và có 130 công ty (với số vốn 4.740 tỷ đồng) không có lãi.

Trước kết luận này của thanh tra, PVN khẳng định đang tích cực triển khai việc tái cấu trúc theo chỉ đạo của Thủ tướng và Bộ Công Thương.

Trong quản lý đầu tư xây dựng, PVN đã chỉ định thầu sai quy định 2 gói thầu trị giá 32,67 tỷ đồng. Các công ty thành viên cũng chỉ định 4 gói thầu sai với 743 tỷ đồng, 110 triệu USD và 600.000 euro.

PVN giải thích, các gói thầu chỉ định đòi hỏi chuyên môn sâu, trong khi thời điểm đó, đơn vị thành viên PVN chưa thể thực hiện được. Thủ tướng trước đó cũng có công văn đồng ý để Hội đồng quản trị Tập đoàn chủ động xem xét, quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu và không bắt buộc phải giao cho các đơn vị thành viên thuộc PVN.

PetroVietnam khẳng định, việc chỉ định thầu đều do yêu cầu cấp bách về tiến độ dự án và các nhà thầu đều có năng lực, kinh nghiệm. Các gói thầu này đến nay đã hoàn thành và đều tiết giảm được chi phí so với dự toán được phê duyệt hàng triệu USD. Tuy nhiên, PVN đã có chỉ thị yêu cầu các đơn vị thành viên chấm dứt việc chỉ định thầu không thuộc đối tượng được phép theo quy định, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đấu thầu.

Thanh tra kết luận, PVN đã tự ứng vốn cho các tỉnh Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Hậu Giang trên 622 tỷ đồng để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng khi không có chỉ đạo của Thủ tướng là sai quy định. Tập đoàn Dầu khí giải thích, dự kiến ký biên bản thỏa thuận với UBND tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình về việc hoàn trả tạm ứng trong quý I/2012. Số tiền PVN ứng trước cho tỉnh Sóc Trăng sẽ được khấu trừ vào tiền thuê đất của dự án Long Phú. PVN đang làm việc với tỉnh Hậu Giang để hoàn tất công tác đền bù giải phóng mặt bằng và quyết toán cho dự án sông Hậu 1.

Hết năm 2010, PVN đã cổ phần hóa được 17 công ty, tổng số tiền thu được trên 23.800 tỷ đồng nhưng vẫn còn nhiều đơn vị chưa nộp tiền về tập đoàn. PVN cho biết, tính đến cuối 2011, Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGas) đã hoàn thành việc nộp số tiền 1.903 tỷ đồng (chưa tính lãi phạt nộp chậm) về tập đoàn. Tổng công ty cổ phần Máy và Phụ tùng, công ty Hóa dầu Dầu khí cũng đã nộp lần lượt 83,7 tỷ đồng và 5 tỷ đồng.

Trước yêu kiểm điểm các trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ, PetroVietnam khẳng định, Ban thanh tra tập đoàn đang nghiên cứu các nội dung tồn tại nhằm xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân vi phạm để kiểm điểm xử lý.

Trước đó, trong quá trình thanh tra tại Petro Vietnam, cơ quan thanh tra đã tập trung vào các nội dung chính là việc quản lý vốn và tài sản, đầu tư dự án, mua sắm tài sản, quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp. Kết quả thanh tra cho thấy, việc Petro Vietnam sử dụng 15.601,100 tỷ đồng thuộc khoản tiền lãi dầu khí nước chủ nhà để lại cho các hoạt động tài chính không thuộc dự án trọng điểm dầu khí là chưa đúng với quy định của Chính phủ về việc quản lý tài chính công ty mẹ - Petro Vietnam.

Cùng với đó, việc đầu tư tài chính tại các công ty liên kết và đầu tư dài hạn khác cũng như một số ngành như tài chính, bảo hiểm, bất động sản... của Petro Vietnam có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn nhiều so với đầu tư vào các lĩnh vực thuộc ngành nghề chính như khai thác, thăm dò dầu khí hoặc công ty con 100% vốn nhà nước.

Đáng chú ý, Petro Vietnam đã thực hiện việc ứng vốn xây dựng các công trình ngoài hàng rào nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) và một số công trình tại các địa phương khác nhau theo chỉ đạo của Chính phủ với số tiền hơn 1.647 tỷ đồng đã kéo dài trong nhiều năm nhưng đến nay các đơn vị được ứng vốn đều không có kế hoạch trả nợ hoặc không có khả năng thanh toán.

Petro Vietnam cũng tự ý dùng hơn 413 tỷ đồng từ quỹ đầu tư phát triển để xây dựng một số công trình đường sá, trường học... vốn không thuộc danh mục các dự án dầu khí, sai với quy định của Chính phủ.

Petro Vietnam cũng tự ý ứng vốn cho một số địa phương như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Sóc Trăng, Hậu Giang với giá trị trên 622 tỷ đồng để các địa phương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng khi chưa có chỉ đạo của Thủ tướng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay