Thiên Đồng

Cây Trồng Theo Phong Thủy Lạc Việt

2 bài viết trong chủ đề này

Bài viết đăng báo Thế giới Gia Đình số 06 ngày 22-2-2012

======================

Cây trồng theo Phong thủy Lạc Việt

Thiên Anh - Nguyễn Hoàng Anh

Thành viên nghiên cứu phong thủy Lạc Việt

Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương

Do tính tương tác rất mạnh với môi trường xung quanh nên trong Phong thủy cây xanh được xử dụngnhiều để hóa giải sát khí và mang lại sức sống cho môi trường sống và làm việccủa con người.

Phong thủy Lạc Việt xác định rằng những cây có cành lá sum suê có tác dụng hấp thu và hóa giải sát khí mang lại bình an cho căn nhà.

Cũng như con người và vũ trụ, dựa vào phương pháp phân loại căn cứ vào màu sắc của cây xanh, hình thể của từng loại cây, ngành phong thủy cũng phân loại theo tính chất ngũ hành. Vì vậy, việc sử dụng cây xanh phải tuân theo nguyên lý Âm Dương Ngũ Hành tức là phải căn cứ trên tính chất Âm Dương, Ngũ Hành của cây xanh và môi trường xung quanh để kết hợp cho hài hòa.

1. Phía trước nhà nên trồng các loại cây sau:

Hoa có màu sắc rực rỡ, hoặc cành lá xum xuê như: Đào, Mai, Kim quýt…

Posted Image

Cây Kim quýt _ Dạng cây có cành lá xum xuê

Các loại cây có trái tròn như cam, táo, bưởi …thuộc Kim hình, nên trồng ở những vị trí thích hợp ( Phía Tây Nam đến Tây Bắc) sẽ có tác dụng hấp thụ sinh khí dễ mang lại tài lộc cho căn nhà.

2. Trong nhà nên trồng các loại cây như

Posted Image

Ngân hậu

Posted Image

Lan tuyết

Không nên trồng các cây như: Vạn niên thanh, cây trầu bà…những cây này ban đêm hút O2 nhả CO2 làm ô nhiễm phòng không có lợi cho người trong nhà. Những loại cây này nên trồng ở vườn bên trái nhà tính từ trong nhìn ra.

Posted Image

3. Phía sau nên trồng các loại cây cao như cau, dừa....

Các loại cây cao và lá to như chuối do tính hấp thụ dương quang rất mạnh nên dễ gây cảm giác ấm cúng, tình cảm, bình yên trongcăn nhà.

Ngoài ra có thể trồng các loại cây sau để hóa giải khí xấu

Trúc để hấp thu những luồng sát khí.

Posted Image

Dùng xương rồng các loại để trồng những nơi được coi là phương vị xấu của gia chủ, để hóa giải những bức xạ xấu.

Posted Image

-Không nên trồng những cây lá rủ trong khu vực nhà ở và môi trường kinh doanh vì nó thể hiện tính bạc nhược, không có ý chí vươn lên như cây: Thiết mộc lan (Lan phát tài),Hoàng Nam…

Posted Image

Thiết mộc lan

Posted Image

Hoàng Nam

Không nên trồng một số loài dạ hương vì hương quá nồng, dễ gây buồn ngủ mệt mỏi không tốt cho người mắc bệnh tim và cao huyết áp. Hoặc không nên trồng những cây như hoa Trạng Nguyên, Thụy Hương vì thải ra khí độc. Những loại cây này chỉ nên trồng ở công viên, vườn rộng để tránh tụ khí xấu của nó.

Posted Image

Trạng nguyên

Posted Image

Posted Image

Thụy hương

Hoa loa kèn cũng không nên dùng, ngoài hình tượng hoa rủ xuống thì cây còn thải chất độc, có thể gây mê sảng hoặc tử vong

Posted Image

Lan chuông và Cẩm tú cầu là các loài hoa rất đẹp nhưng chúng đều thải độc nhẹ thì gây dị ứng nặng thì có ảnh hưởng đến đường tiêu hóa

Posted Image

Cẩm tú cầu

Posted Image

Lan chuông

Trong cây lá rủ thì có thể trồng được cây liễu do tính chất thuần nhất của cây này là cành lá đều mang một dáng vẻ mềm yếu phù hợp với tính chất của lá rủ mà vẫn có thể trồng được ở vị trí ao, hồ để cân bằng Âm Dương

Posted Image

Liễu bên hồ gươm

Trong phong thủy cây xanh còn được sử dụng như một nhân tố trấn yểm ( cải tạo môi trường) phong thủy của mảnh đất, căn nhà dựa trên tính chất ngũ hành của từng loại cây và vị trí, hình thể căn nhà, mảnh đất.

Lưu ý khi cây trồng có hiện tượng khô héo phải chăm sóc kịp thời hoặc thay loại cây khác phù hợp với môi trường để cây luôn xanh tươi, tạo hình tượng đẹp trong phong thủy.

Như vậy ngoài mục đích làm đẹp để con người thưởng ngoạn, cây xanh còn là nhân tố vô cùng quan trọng bảo vệ sức khỏe con người và mang lại tài lộc cho căn nhà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết đăng báo Thế giới Gia Đình, báo điện tử

Trồng cây xanh thêm sinh khí

Thiên Anh - Nguyễn Hoàng Anh

Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương.

trích báo: www.thegioigiadinh.com

Thứ Hai, 12/03/2012, 02:41

Mang cây cỏ vào không gian sống là sở thích của nhiều người. Song trong phong thủy, không phải loại cây nào cũng thích hợp trồng trong, trước hoặc sau nhà.

Posted Image

Do có tính tương tác mạnh với môi trường xung quanh nên trong phong thủy, cây xanh được sử dụng để hóa giải sát khí và mang lại sức sống cho môi trường và không gian làm việc của con người. Phong thủy Lạc Việt cho rằng những cây sum suê có tác dụng hấp thu sát khí, mang lại bình an cho gia chủ.

Tuy nhiên, căn cứ vào màu sắc, hình dáng của cây, phong thủy phân loại theo tính chất ngũ hành. Do đó, việc sử dụng cây xanh phải tuân theo nguyên lý Âm dương ngũ hành, kết hợp với không gian cho hài hòa.

1. Cây trồng trước nhà

Posted Image

Hoa có màu sắc rực rỡ, cành lá sum suê như: đào, mai, kim quýt hoặc các loại cây có trái tròn như cam, táo, bưởi… thuộc hành Kim, phù hợp khi trồng ở những vị trí từ phía Tây Nam đến Tây Bắc của căn nhà. Cây sẽ hấp thu sinh khí, mang lại tài lộc đến cho gia chủ.

2. Cây trồng trong nhà

Không nên trồng các cây như: vạn niên thanh, trầu bà… ở trong nhà, về cơ bản những cây này ban đêm hút ô-xy, ban ngày nhả carbonic, làm không gian ngột ngạt, không có lợi cho gia chủ, vì thế không mang lại sinh khí cho ngôi nhà và không sinh tài lộc cho gia chủ. Chỉ nên trồng ở vườn bên trái nhà tính từ trong nhìn ra.

3. Cây trồng sau nhà

Các loại cây cao và lá to như: chuối, cau... do tính hấp thụ dương quang rất mạnh nên dễ mang lại cảm giác ấm cúng, ổn định tình cảm, bình yên cho gia chủ. Ngoài ra có thể trồng các loại cây như: trúc, xương rồng để hóa giải khí xấu.

Lưu ý

Không nên trồng cây thiết mộc lan, hoàng nam... trong khu vực nhà ở và môi trường kinh doanh vì thể hiện tính bạc nhược, không có chí vươn lên.

Tránh trồng cây dạ hương, trạng nguyên, thụy hương trong nhà vì những loại cây này dễ tụ khí xấu. Nếu nhà có ao, hồ nên trồng cây liễu để cân bằng âm dương.

Trong phong thủy, cây xanh còn được sử dụng như một nhân tố trấn yểm nơi ở dựa trên tính chất ngũ hành của từng loại cây và vị trí, hình dáng từng căn nhà, mảnh đất.

Lưu ý, khi cây trồng bị khô héo, phải chăm sóc kịp thời hoặc thay loại cây khác phù hợp với môi trường để cây luôn xanh tươi, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa giúp mang sinh khí cho căn nhà. Như vậy, cây xanh không đơn thuần chỉ là vật trang trí cho ngôi nhà, nó còn là nhân tố quan trọng bảo vệ sức khỏe con người và mang lại tài lộc.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites