futureprecedor

Gödel & Sự Kết Thúc Của Vật Lý

21 bài viết trong chủ đề này

Về bài giảng của Stephen Hawking: “GÖDEL & SỰ KẾT THÚC CỦA VẬT LÝ”

(nguồn: http://vietsciences.free.fr/timhieu/trietly-giaoduc/vebaigiangHawkingGodel.htm)

Vietsciences- Phạm Việt Hưng 29/01/2012 Những bài cùng tác giả

Những bài cùng đề tài

Năm 2002, Stephen Hawking công bố bài giảng ““Gödel & The End of Physics[1] (Gödel & sự kết thúc của vật lý), thể hiện một sự thay đổi mang tính cách mạng trong nhận thức của ông về “Lý thuyết Cuối cùng” (Final Theory) của vật lý học, khác xa với những gì ông đã trình bầy trong cuốn “Lược sử thời gian[2] 11 năm trước. Thật ngạc nhiên khi thấy một bài giảng quan trọng như thế mà đến nay dường như vẫn chưa được nhắc đến trên sách báo tiếng Việt. Nếu đây là một lỗ hổng lớn về thông tin thì bài báo này là một cố gắng bù lấp lỗ hổng đó. Công việc này đòi hỏi phải có một cái nhìn toàn cảnh đối với tham vọng của vật lý học nói riêng và khoa học nói chung, qua đó nhận thấy một nghịch cảnh: tham vọng của nhận thức là vô hạn trong khi khả năng nhận thức là có hạn. Đó là một mâu thuẫn lớn của nhận thức. 1* Mâu thuẫn lớn của nhận thức:

Năm 2000, khi tìm hiểu Hệ tiên đề Hilbert, tôi phát hiện ra một sự thật khó tin: Số tiên đề được công bố trên các tài liệu khoa học không thống nhất với nhau, mặc dù các tài liệu này đều thuộc loại hàn lâm kinh điển. Thậm chí có tài liệu nói mập mờ có “khoảng 19 tiên đề”, hoặc “khoảng 30 tiên đề”. Tôi đã viết thư thông báo tình hình không thể chấp nhận đó cho một số nhà toán học trên thế giới biết, và nhận được nhiều hồi âm đáng suy nghĩ. Chẳng hạn, giáo sư Edmund Robertson, một chuyên gia về lịch sử toán học tại Đại học St.Andrew ở Anh, tỏ ra ngạc nhiên, nói: “Tôi luôn luôn tin rằng Hilbert nêu lên 21 tiên đề. Tôi không hiểu tại sao những nguồn khác mà ông trích dẫn lại đưa ra số tiên đề khác biệt…”, trong khi giáo sư Giuseppe Longo tại École Normale Supérieure ở Pháp thể hiện một sự hoài nghi: “Trong công trình của Hilbert, không có một cấu trúc có chủ định và mang tính nền tảng nào để chúng ta có thể kiểm tra tính đầy đủ…”.

Thực ra, như tôi đã trình bầy trong một bài báo[3] trước đây, Hệ tiên đề Hilbert có 20 tiên đề và không phải là một hệ tiên đề hoàn hảo, vì chưa chứng minh được tính đầy đủ. Ngay cả khi chứng minh được tính đầy đủ, nó vẫn không thể được coi là hoàn hảo, vì chứng minh vẫn dựa vào Số học, nhưng bản thân Số học cũng không hoàn hảo – không có cách nào chứng minh Số học là đầy đủ và phi mâu thuẫn.

Câu chuyện trên chỉ là một trong số rất nhiều sự kiện logic nói lên rằng nhận thức là có hạn: lý lẽ không bao giờ có thể đi tới cùng kỳ lýkhông tồn tại bất kỳ một lý thuyết nào có thể coi là lý thuyết cuối cùng, theo nghĩa là sau nó không cần có một lý thuyết nào khác giải thích thêm. Điều này là hệ quả tất yếu của Định lý Bất toàn (Theorem of Incompleteness) do Kurt Gödel công bố năm 1931.

Nhưng trớ trêu thay, việc tìm kiếm một lý thuyết cuối cùng dường như là một khát vọng bản năng của khoa học. Khát vọng này đóng vai trò tích cực khi nó làm chất men kích thích sáng tạo, nhưng lại trở thành tiêu cực khi nó dẫn khoa học vào những cuộc phiêu lưu không tưởng. Hiểu rõ điều này hơn ai hết, Gödel nhắc nhở chúng ta: “Ý nghĩa của thế giới là ở chỗ biết phân biệt ước muốn với hiện thực”.

Thời trung cổ, các nhà giả kim thuật (alchemist) đã từng khổ công tìm kiếm “vật chất linh diệu” (catholick matter) – một dạng vật chất duy nhất vô hình có thể chắt lọc thành bất cứ dạng vật chất nào nhìn thấy. Ngay một nhà khoa học vĩ đại như Isaac Newton, trong khi đã trở thành đại diện của nền khoa học mới trong thế kỷ 17, vẫn đứng một chân trong thế giới quan cũ – ông cũng tin vào sự tồn tại của “vật chất linh diệu” và từng mất công tìm kiếm nó. Nhưng rốt cuộc, “vật chất linh diệu” chỉ là một giấc mơ hão huyền.

Vật lý học trong mấy chục năm qua đang dồn mọi nỗ lực vào việc tìm kiếm Lý thuyết Cuối cùng, hay còn gọi là “Lý thuyết về mọi thứ”, gọi tắt là TOE (Theory of Everything). Sẽ không quá cường điệu khi nói rằng “hạt giống TOE” thực ra đã “nẩy mầm” từ hơn 2500 năm trước, khi Pythagore nêu lên tư tưởng cho rằng mọi bí mật của vũ trụ nằm trong các con số – “giải mã” được các con số thì sẽ khám phá ra mọi bí mật của vũ trụ. Nói theo ngôn ngữ hiện đại: nếu xây dựng được một mô hình toán học thâu tóm đầy đủ những quy luật cơ bản của tự nhiên thì sẽ giải thích được mọi hiện tượng tự nhiên.

Tư tưởng này thống trị khoa học trong suốt mấy ngàn năm qua, tạo nên một xu hướng được gọi là chủ nghĩa Pythagore (Pythagoreanism). Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa này không chỉ bao gồm những môn đệ trực tiếp của Pythagore, mà bao gồm tất cả những ai chủ trương mô tả hiện thực thông qua mô hình toán học. Với cách hiểu này, René Descartes phải được xem như một Pythagorean[4] vĩ đại, vì đã tìm ra phương pháp đại số hoá hình học, cho phép quy trình hoá lời giải của nhiều bài toán hình học phức tạp mà trước đó đòi hỏi phải có một trực giác nhậy bén mới giải được. Điều này tạo ra một niềm lạc quan chưa từng có trong việc sử dụng toán học để giải thích mọi hiện tượng tự nhiên. Đó là tiền đề dẫn tới sự bùng nổ cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong các thế kỷ 17, 18, 19, làm thay đổi tận gốc bộ mặt của nền văn minh. Trong cuộc cách mạng đó, lần đầu tiên khoa học tìm thấy một TOE cho phép giải thích được hầu hết mọi hiện tượng vật lý quan sát được cho tới cuối thế kỷ 19, đó là Cơ học Newton.

Trước vẻ đẹp kỳ vĩ ôm bọc lấy vũ trụ của lý thuyết này, nhà toán học lỗi lạc Louis Lagrange đã phải thốt lên rằng Newton là nhà khoa học vĩ đại nhất và cũng may mắn nhất, vì đã tìm ra một hệ thống lý thuyết hoàn hảo mô tả toàn bộ vũ trụ mà không ai có thể tìm ra một hệ thống nào khác nữa.

Vũ trụ của Newton tuân thủ những định luật chặt chẽ, chính xác như một chiếc đồng hồ, được gọi là “đồng hồ Newton” (Newtonian clock). Do đó, với chiếc đồng hồ này, khoa học có thể tiên đoán bất kỳ một trạng thái nào của vũ trụ trong quá khứ hoặc tương lai, miễn là biết trạng thái của nó tại một thời điểm cho trước. Đó chính là Quyết định luận Laplace (Laplace’s Determinism), ra đời trong khoảng đầu thế kỷ 19, có thể xem như sự phát triển tột cùng của chủ nghĩa Pythagore. Nếu khả năng quan sát của khoa học mãi mãi bị giới hạn trong không-thời-gian thông thường (kích thước thông thường và tốc độ thông thường) thì Cơ học Newton có thể đã là một lý thuyết cuối cùng của khoa học. Nhưng…

Dường như Bà Mẹ Tự Nhiên (The Mother Nature) không muốn những đứa con của Trái Đất sống trong ảo tưởng nên đã bất ngờ để cho khoa học thế kỷ 20 rơi vào khủng hoảng: “Theo những trải nghiệm của những người hiện còn sống, thế kỷ 20 đã có ít nhất 3 cuộc khủng khoảng nghiêm trọng, trong đó có 2 cuộc khủng hoảng về vật lý, được gọi là khủng hoảng về nhận thức, đó là việc khám phá ra thuyết tương đối và lý thuyết lượng tử. Cuộc khủng hoảng thứ ba xẩy ra trong toán học[5], đó là nhận định của John von Newman, một trong những cha đẻ của computer.

Cuộc khủng hoảng thứ ba là cuộc khủng hoảng nghịch lý đe doạ làm sụp đổ toà lâu đài toán học, nơi xưa nay vốn được coi là ngôi đền thiêng của khoa học, bởi ở đó không có chỗ cho những mâu thuẫn nghịch lý. Nhưng rốt cuộc, nghịch lý đã xuất hiện ngay từ trong nền móng của toà lâu đài đó. Nhu cầu sống còn của toán học buộc các nhà toán học tài ba nhất lao vào ứng cứu và sửa chữa toán học. Đó là lý do ra đời Chủ nghĩa toán học hình thức, với mục tiêu là xây dựng lại toán học, tạo ra một hệ thống toán học tuyệt đối phi mâu thuẫn. Hệ tiên đề Hilbert chỉ là một thử nghiệm nhỏ trong hàng loạt nhiệm vụ to lớn mà chủ nghĩa hình thức đề ra. Bất chấp sự chống đối mạnh mẽ từ phía những người nhìn xa trông rộng như Henri Poincaré, chủ nghĩa hình thức đã càn quét khắp lục địa Âu Châu đầu thế kỷ 20, rồi lan ra khắp thế giới trong nửa sau thế kỷ 20, để rồi suy yếu dần trong hai thập kỷ cuối thế kỷ 20, khi nhân loại bắt đầu bừng tỉnh để nhận ra ý nghĩa sâu xa của Định lý Gödel.

Thật lạ lùng khi biết rằng Định lý Gödel ra đời từ năm 1931 nhưng mãi đến những năm cuối thế kỷ 20 nó mới được đem ra bàn luận sôi nổi trên các diễn đàn khoa học tại các quốc gia phát triển nhất, cứ như nó mới ra đời vậy. Điều này nói lên rằng nhân loại dường như nhận thức được ý nghĩa của định lý này quá muộn. Bằng chứng là nhiều nhà khoa học hoạt động trong phạm vi toán-lý mãi đến gần đây mới được biết đến sự tồn tại của một định lý cực kỳ quan trọng như Định lý Gödel.

Nhưng muộn còn hơn không bao giờ! Thật vậy, vào thời điểm bản lề chuyển từ thế kỷ 20 sang thế kỷ 21, một hình ảnh đập vào mắt khi bước vào các hiệu sách ở Tây phương là mô hình Tam giác Penrose trên các trang bìa của nhiều cuốn sách như một minh hoạ cho Định lý Gödel.

Người ta bàn về ý nghĩa của định lý này không chỉ trong phạm vi toán học, mà còn mở rộng sự phán xét của nó sang các lĩnh vực bên ngoài toán học: khoa học computer, khoa học về trí thông minh nhân tạo (AI), vật lý học, giáo dục học, thần kinh học, triết học về nhận thức, thậm chí cả xã hội học, kinh tế học và chính trị học.

Điều đó có nghĩa là cuộc khủng hoảng toán học trong thế kỷ 20 phải chờ tới cuối thế kỷ mới tìm thấy lối thoát: Người ta bắt đầu vỡ nhẽ ra rằng Chủ nghĩa hình thức là một sai lầm, một ảo tưởng tìm thấy thiên đường nơi hạ giới, một thứ TOE của toán học!

Toán học ngày nay đã từ bỏ chương trình tìm kiếm TOE, để quay về những bài toán có nội dung cụ thể. Điển hình như 7 bài toán thiên niên kỷ mà Viện Clay treo giải thưởng 1 triệu USD cho mỗi lời giải[6]. Liệu bài học của toán học có ý nghĩa gì đối với vật lý học hay không? Câu chuyện sau đây sẽ đưa ra một câu trả lời.

2* “Giấc mơ về một Lý thuyết Cuối cùng”:

Giấc mơ về một Lý thuyết Cuối cùng” (Dreams of a Final Theory) là tên một cuốn sách best-seller năm 1992 của Steven Weinberg, một trong ba nhà vật lý đoạt Giải Nobel năm 1979 vì công lao xây dựng nên Lý thuyết điện-từ-yếu. Tên gọi “Lý thuyết cuối cùng” hàm ý nếu nó thành công, vật lý được xem như hoàn thành nhiệm vụ, sau đó không còn lý thuyết lớn nào nữa. Tuy nhiên tư tưởng căn bản của nó là thống nhất: chứng minh mọi tương tác vật lý có một bản chất thống nhất – tìm ra Cái Một trong cái Đa Dạng của Tự Nhiên. Cũng vì thế, nó còn được gọi là “Lý thuyết về mọi thứ”, vì nó sẽ cho phép giải thích được “mọi thứ” của vật lý. Liệu có thể có một lý thuyết như thế không?

Hãy nghe Steven Weinberg trình bầy quan điểm trong bài “A Unified Physics by 2050?” (Một Vật lý Thống nhất vào năm 2050?) trên Scientific American Tháng 12/1999:

Một trong các mục tiêu nguyên thuỷ của vật lý học là hiểu được tính đa dạng kỳ diệu của tự nhiên theo một cách thống nhất. Những thành tựu vĩ đại nhất trong quá khứ là những bước đi tiến tới mục tiêu này: cơ học trên trái đất thống nhất với cơ học thiên thể bởi Isaac Newton trong thế kỷ 17; quang học thống nhất với các lý thuyết về điện và từ bởi James Clerk Maxwell trong thế kỷ 19; hình học của không-thời-gian thống nhất với lý thuyết hấp dẫn bởi Albert Einstein trong những năm 1905 – 1916; hoá học thống nhất với vật lý nguyên tử thông qua việc phát minh ra cơ học lượng tử trong những năm 1920.

Einstein đã hiến dâng 30 năm cuối đời cho việc tìm kiếm bất thành một “lý thuyết trường thống nhất” (unified field theory) nhằm hợp nhất thuyết tương đối tổng quát, lý thuyết của chính ông về không-thời-gian và hấp dẫn, với lý thuyết điện từ của Maxwell. Hiện nay tư tưởng thống nhất của vật lý đã đạt được nhiều tiến bộ hơn, nhưng theo một hướng khác. Lý thuyết hiện nay của chúng ta về các hạt cơ bản và lực, được gọi là Mô hình Tiêu chuẩn của vật lý hạt cơ bản, đã thống nhất thuyết điện từ với lý thuyết về tương tác yếu – lực chịu trách nhiệm để neutron và proton biến đổi thành nhau trong các quá trình phóng xạ và trên các ngôi sao. Mô hình Tiêu chuẩn cũng đưa ra những mô tả riêng biệt nhưng tương tự về tương tác mạnh – lực giữ các quark lại với nhau bên trong proton và neutron đồng thời giữ proton và neutron lại với nhau bên trong hạt nhân nguyên tử.

Chúng ta đã có ý tưởng làm thế nào để lý thuyết tương tác mạnh có thể hợp nhất với lý thuyết về tương tác yếu và điện từ, thường được gọi là Lý thuyết Thống nhất Lớn (Grand Unification), nhưng điều này chỉ có thể thực hiện được nếu bao gồm cả lực hấp dẫn vào trong đó, mà như thế thì sẽ gặp những khó khăn nghiêm trọng. Chúng ta ngờ rằng sự khác biệt bên ngoài giữa các lực này hình thành bởi những sự kiện xẩy ra vào thời điểm rất sớm của big bang, nhưng chúng ta không thể nắm bắt được những chi tiết của lịch sử vũ trụ tại thời điểm sớm sủa đó mà không có một lý thuyết tốt hơn về lực hấp dẫn và các lực khác. Có một cơ may để công trình thống nhất vật lý được hoàn tất vào năm 2050, nhưng chúng ta không thể tự tin vào điều đó”.

Nghĩa là theo Weinberg, Lý thuyết Cuối cùng là một chân lý tồn tại ở cuối cuộc hành trình của vật lý học. Con đường dẫn tới chân lý đó là đúng đắn và tất yếu, mặc dù không thể dự đoán chính xác bao giờ sẽ đạt tới đó. Rất nhiều khó khăn kỹ thuật đang chờ ở phía trước, nhưng những khó khăn đó không thể lay chuyển niềm tin vào sự tồn tại của chân lý cuối cùng.

Weinberg nói: “Không thể nói bao giờ thì những khó khăn này sẽ được vượt qua. Chúng có thể được giải quyết trong một báo cáo công bố vào ngày mai bởi một nhà lý thuyết trẻ nào đó. Cũng có thể đến năm 2050 hay thậm chí 2150 chúng vẫn chưa được giải quyết. Nhưng khi chúng được giải quyết, thậm chí dù chúng ta không thực hiện được những thí nghiệm ở mức năng lượng 1016 GeV hoặc không thể nhìn vào những chiều cao hơn, chúng ta sẽ không có bất kỳ một chút băn khoăn lo lắng nào trong việc thừa nhận chân lý của lý thuyết thống nhất”.

Có nghĩa là dù có tìm ra Lý thuyết Cuối cùng hay không thì chân lý của lý thuyết ấy vẫn cứ tồn tại một cách khách quan, độc lập với con người. “Steven Weinberg tin rằng Lý thuyết Cuối cùng đang tồn tại ở ngoài kia – như Cực Bắc của Trái Đất vậy – ngay cả khi chúng ta chẳng bao giờ tìm ra lý thuyết đó”, đó là ý kiến của ký giả khoa học Tim Radford trên tờ Guardian ở Anh ngày 08/07/2011.

Dù Weinberg có lúc thể hiện những suy tư triết học thâm trầm, chẳng hạn ông nói đại ý rằng Lý thuyết Cuối cùng không phải là sự kết thúc của vật lý, nhưng là sự kết thúc của một kiểu vật lý nhất định, hoặc vũ trụ càng có thể hiểu được nhiều hơn thì lại càng có vẻ vô nghĩa hơn, … nhưng những triết lý đó vẫn không giấu được niềm tin của ông vào sự tồn tại của Lý thuyết Cuối cùng và tham vọng khám phá ra lý thuyết đó.

Đó cũng là tham vọng của vật lý học hiện đại. Tham vọng này lớn đến nỗi nó bất chấp mọi khó khăn trở ngại hiện ra ngày càng rõ rệt, tiêu tốn những số tiền khổng lồ cho những máy gia tốc khổng lồ, và dường như không lúc nào dừng lại để đặt dấu hỏi liệu tham vọng này có phải là một cuộc phiêu lưu hay không. Ký giả Tim Radford viết:

Vật lý năng lượng cao là một lĩnh vực đang biến đổi rất nhanh, nhưng thế giới vẫn đang chờ đợi khám phá ra cái gì có thể là Lý thuyết Cuối cùng, trong khi luôn luôn giả định rằng con người đủ thông minh để nhận ra lý thuyết đó khi nhìn thấy nó, và thậm chí luôn luôn giả định rằng tồn tại một Lý thuyết Cuối cùng”.

Dường như Tim Radford cố ý dùng chữ “giả định” để gợi ý rằng đó là cái có thể không tồn tại. Thật vậy, ông chất vấn: “Liệu có tồn tại một sự giải thích (một lý thuyết) không cần đến một sự giải thích nào khác hỗ trợ cho nó không?”. Đây là một câu hỏi mang dấu ấn Gödel rõ rệt, mặc dù Radford không hề nhắc tới Gödel.

Phải chăng các nhà vật lý trong thế kỷ 20 không biết Định lý Gödel, hoặc biết mà không hiểu hết ý nghĩa của nó, nên đã để cho tham vọng của họ bùng nổ vô giới hạn, như Radford mô tả:

Đây là một vấn đề: những người cùng thời với Weinberg tại CERN bắt đầu nói về Lý thuyết Thống nhất Lớn vào những năm cuối 1970 và sau đó giới thiệu thuật ngữ Lý thuyết về Mọi thứ. Năm 1988 Stephen Hawking phát biểu một câu nói nổi tiếng rằng một ngày nào đó các nhà vật lý sẽ “biết được ý Chúa”. Leon Lederman viết một cuốn sách về một thực thể bí ẩn mà hiện nay đang được săn đuổi tại CERN và ông gọi nó là hạt của Chúa[7]”.

Radford tỏ ra ngạc nhiên khi thấy cuốn “Giấc mơ về một Lý thuyết Cuối cùng” của Weinberg, mặc dù đã có gần 20 năm tuổi, nhưng vẫn được nhiều người hâm mộ. Tuy nhiên, theo Radford, có 3 lý do:

Một, Weinberg có một văn phong trong sáng, hấp dẫn người đọc.

Hai, câu hỏi Weinberg nêu lên vốn là câu hỏi của loài người trong suốt chiều dài của nền văn minh, ít nhất là trong 3000 năm qua: Tại sao thế giới lại tồn tại như nó đang tồn tại? Ai hoặc cái gì đã tạo ra nó theo cách như thế? Những câu hỏi phổ quát và vô thời gian như thế luôn luôn có sức hấp dẫn phổ quát và vô thời gian. Nhưng đó là những câu hỏi mang tính triết học nhiều hơn là khoa học.

Lý do thứ ba mới thực sự là điều đáng nói. Radford viết: “Ba, lý do này là rõ ràng: cuốn sách vẫn hoàn toàn cập nhật, vì trong suốt 20 năm qua, không có bất cứ ai ở bất cứ đâu tiến gần tới một Lý thuyết Cuối cùng!”.

Radford không thể nói rõ hơn, nhưng qua cách viết đó, người đọc có thể hiểu ngầm ý ông muốn nói Lý thuyết Cuối cùng đến nay vẫn chỉ là một giấc mơ thuần tuý, và vì nó không bao giờ biến thành sự thật nên nó tiếp tục kích thích mơ mộng, nếu không có tiếng chuông nào làm thức tỉnh vật lý học. Nhưng cuối cùng thì tiếng chuông đó đã vang lên.

3* Bài giảng của Hawking:

Năm 1991, khi viết cuốn “Lược sử Thời gian”, Hawking tỏ ra rất thận trọng khi tiên đoán tương lai của Lý thuyết Thống nhất của vật lý. Nhưng rốt cuộc ông vẫn cho rằng trước sau vật lý sẽ tìm ra lý thuyết đó, thậm chí ngày huy hoàng đó không còn xa: “… hiện nay triển vọng để tìm ra một lý thuyết như thế rất sáng sủa bởi vì chúng ta đã biết về vũ trụ khá nhiều”, ông viết.

Sau khi nhắc lại một phát biểu vội vã của Max Born năm 1928 rằng vật lý “sẽ kết thúc trong vòng 6 tháng”, Hawking nhấn mạnh: “Dẫu nói lên điều này, tôi vẫn tin rằng đã có nhiều cơ sở cho một niềm lạc quan thận trọng rằng chúng ta hiện nay đang ở gần giai đoạn cuối trên quá trình tìm ra những định luật cơ bản của thiên nhiên”. Phải chăng khi đó Hawking vẫn chưa hay biết gì về Định lý Gödel? Điều này thật khó tin, vậy chỉ có thể nghĩ rằng khi đó ông vẫn chưa thực sự thấm nhuần ý nghĩa sâu xa của định lý này. Nếu thấm nhuần Gödel, rằng “Giải thích mọi điều là bất khả”, thì chắc chắn Hawking không thể viết như sau: “Một lý thuyết thống nhất chặt chẽ và hoàn chỉnh chỉ mới là bước đầu: mục tiêu của chúng ta là một sự hiểu biết hoàn chỉnh về mọi sự cố chung quanh và về bản thân sự tồn tại của chúng ta”. Trong chương kết, mặc dù đã chỉ ra rằng Quyết định luận Laplace là không thể thực hiện được, rằng Cơ học lượng tử là một thách thức đối với tham vọng dự đoán chính xác các sự kiện của vật lý, v.v. Hawking vẫn hướng tới điểm tận cùng của trí tuệ: “Nếu chúng ta tìm được câu trả lời, thì đó là sự thắng lợi cuối cùng của trí tuệ con người – chúng ta sẽ biết được ý Chúa”. Tinh thần lạc quan này chỉ có thể nẩy sinh từ một niềm tin mạnh mẽ vào sự tồn tại của một Lý thuyết Cuối cùng (ý Chúa), và khả năng tìm ra lý thuyết ấy (khả năng “biết được ý Chúa”).

Nhưng sau 11 năm, trong bài giảng “Gödel và sự kết thúc của vật lý”, chúng ta được chứng kiếm một Stephen Hawking đã khảng khái phủ nhận quan điểm của chính mình trong quá khứ. Đó là một nhân cách khoa học chân chính! Thật vậy:

Ngay trong câu mở đầu bài giảng, Hawking đã đặt vấn đề “liệu chúng ta có thể đi bao xa trong cuộc tìm kiếm sự hiểu biết và tri thức”. Điều đó gián tiếp ngụ ý rằng nhận thức có giới hạn, và đó chính là tinh thần chủ yếu của Định lý Gödel.

Ngay sau đó ông nêu lên một nghi vấn mà ông chưa từng đặt ra: “Liệu có bao giờ chúng ta tìm thấy một dạng thức đầy đủ của các định luật tự nhiên hay không?”. Một dạng thức đầy đủ, ông giải thích, là một tập hợp các quy tắc mà về nguyên tắc ít nhất sẽ cho phép chúng ta dự đoán được tương lai với độ chính xác tuỳ ý, nếu biết trạng thái của vũ trụ tại một thời điểm cho trước. Và ông đã trả lời:

Cho tới hiện nay, hầu hết mọi người đã hoàn toàn thừa nhận rằng có một lý thuyết cuối cùng mà trước sau chúng ta sẽ khám phá ra. Thật vậy, bản thân tôi đã gợi ý rằng chúng ta có thể sớm tìm ra lý thuyết đó. Tuy nhiên, Lý thuyết M[8] đã làm tôi băn khoăn liệu nó có đúng hay không. Có lẽ không thể trình bầy chính xác lý thuyết về vũ trụ trong một số hữu hạn những lời phát biểu được. Chính điều này gợi nhớ lại Định lý Gödel. Định lý này nói rằng bất kỳ một hệ tiên đề hữu hạn nào cũng không đủ để chứng minh mọi kết quả trong toán học”.

Sau khi giải thích rằng công trình của Gödel tuy rất khó đọc, nhưng tư tưởng của nó lại rất dễ hiểu, Hawking viết:

Định lý Gödel có liên hệ gì với vấn đề liệu có thể trình bầy chính xác lý thuyết về vũ trụ dưới dạng một số hữu hạn các nguyên lý? Mối liên hệ là rõ ràng hiển nhiên. Theo triết học thực chứng của khoa học, một lý thuyết vật lý là một mô hình toán học. Vậy nếu có những kết quả toán học không thể chứng minh được, thì cũng có những bài toán vật lý không thể dự đoán được” (tôi tô đậm để nhấn mạnh, PVHg).

Hawking lấy Giả thuyết Goldbach làm ví dụ: Liệu một số chẵn có phải là tổng của hai số nguyên tố hay không? Thí dụ: 8 = 3 + 5 hoặc 12 = 5 + 7 hoặc 24 = 11 + 13, v.v. Điều này “có vẻ” đúng với rất nhiều số chẵn, nhưng không thể quyết định có đúng với mọi số chẵn hay không, vì số số chẵn là vô hạn. Chính yếu tố vô hạn đã làm cho bài toán trở thành không thể dự đoán được – tính xác định của bài toán hữu hạn không thể áp dụng cho bài toán vô hạn, điều mà Blaise Pascal đã nói từ xa xưa: “Làm thế nào để một thành phần có thể hiểu được cái toàn bộ?[9]. Đó chính là vấn đề nan giải của vật lý học khi nó muốn kết hợp lý thuyết lượng tử với lý thuyết hấp dẫn để tìm ra Lý thuyết Cuối cùng.

Nhưng lý do chủ yếu để không thể có một Lý thuyết Cuối cùng, theo Hawking, là ở chỗ “…chúng ta không phải các thiên thần nhìn vũ trụ từ bên ngoài. Đúng ra, cả chúng ta lẫn mô hình của chúng ta đều là những thành phần của vũ trụ mà chúng ta mô tả. Do đó một lý thuyết vật lý là một mô hình tự quy chiếu, giống như trong Định lý Gödel. Do đó chúng ta có thể cho rằng nó hoặc không nhất quán hoặc không đầy đủ. Những lý thuyết mà chúng ta đang có vừa rất không nhất quán vừa không đầy đủ”.

Một hệ tự quy chiếu là một hệ tự nó phán xét về nó. Khái niệm này không mới lạ trong khoa học logic, nhưng chỉ đến khi Định lý Gödel ra đời thì người ta mới khẳng định được rằng mọi hệ tự quy chiếu đều không hoàn hảo: hoặc nó tự mâu thuẫn hoặc nó không đầy đủ.

Phải chăng bài giảng của Hawking là một tin buồn đối với vật lý học hiện đại? Xin lắng nghe Hawking trả lời:

Một số người sẽ rất thất vọng nếu không có một lý thuyết cuối cùng được trình bầy chính xác dưới dạng một số hữu hạn các nguyên lý. Tôi từng nằm trong số những người đó, nhưng tôi đã thay đổi suy nghĩ. Tôi lấy làm vui mừng rằng cuộc tìm kiếm của chúng ta đối với sự hiểu biết sẽ không bao giờ đi tới điểm kết thúc, và rằng chúng ta sẽ luôn luôn có sự thách thức của khám phá mới. Không có nó, chúng ta sẽ bị mụ mẫm trí óc. Định lý Gödel bảo đảm rằng sẽ luôn luôn có công việc cho các nhà toán học. Tôi nghĩ rằng Lý thuyết M cũng sẽ làm điều tương tự đối với các nhà vật lý”.

Thật thú vị khi thấy bài giảng “Gödel & sự kết thúc của vật lý” lại đi tới kết luận rằng vật lý sẽ không bao giờ kết thúc, mặc dù những nhà vật lý giỏi nhất đã bắt đầu tỉnh thức sau “Giấc mơ về một Lý thuyết Cuối cùng”.

Sydney, ngày 01 tháng 01 năm 2012

PVHg

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có lẽ ngài SW Hawking đã quên mất một câu của chính ngài đã nói ra trong cuốn Lược sử thời gian - mà tôi rất khâm phục và luôn trích dẫn câu này:

Nếu quả thật có một lý thuyết thống nhất vũ trụ thì chính nó quyết định chúng ta sẽ tìm ra nó hay không?

Nếu như tất cả các nhà khoa học trên thế giới này viện dẫn tất cả những tri thức đã có để xác định rằng:

Không có một lý thuyết thống nhất! Như vậy chính lý thuyết này đã quyết định như vậy. Còn nếu tất cả các nhà khoa học trên thế giới này cho rằng có thể có một lý thuyết thống nhất thì hãy vào trang web lyhocdongphuong.org.vn , chúng tôi sẽ chứng minh với các vị rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất. Tất nhiên việc đầu tiên chúng ta cần thảo luận về cội nguồn của lý thuyết này từ Việt sử 5000 năm văn hiến , một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử đã.

=================

PS: Tất cả những vấn đề được đặt ra trong bài viết trên đều đã thể hiện trong những phương pháp ứng dụng và sự mô tả của Lý học Đông phương. Cụ thể là thuyết ADNH. Tối nay tôi sẽ chứng minh điều này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Có lẽ ngài SW Hawking đã quên mất một câu của chính ngài đã nói ra trong cuốn Lược sử thời gian - mà tôi rất khâm phục và luôn trích dẫn câu này:

[/font]

Nếu như tất cả các nhà khoa học trên thế giới này viện dẫn tất cả những tri thức đã có để xác định rằng:

Không có một lý thuyết thống nhất! Như vậy chính lý thuyết này đã quyết định như vậy. Còn nếu tất cả các nhà khoa học trên thế giới này cho rằng có thể có một lý thuyết thống nhất thì hãy vào trang web lyhocdongphuong.org.vn , chúng tôi sẽ chứng minh với các vị rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất. Tất nhiên việc đầu tiên chúng ta cần thảo luận về cội nguồn của lý thuyết này từ Việt sử 5000 năm văn hiến , một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử đã.

=================

PS: Tất cả những vấn đề được đặt ra trong bài viết trên đều đã thể hiện trong những phương pháp ứng dụng và sự mô tả của Lý học Đông phương. Cụ thể là thuyết ADNH. Tối nay tôi sẽ chứng minh điều này.

Cháu chào bác! Cháu thấy việc đi tìm 1 lý thuyết thống nhất khó như việc đi tìm hạt của chúa. Chắc nó chỉ có thể là sản phẩm của trí tưởng tượng.

Bản thân một câu chuyện thần thoại nó đã phủ nhận định lý của hệ tự quy chiếu.

1 câu chuyện thần thoại là không có thật

Nhưng 1 câu chuyện thần thoại lại có ảnh hưởng to lớn và sâu sắc tới đời sống thật của 1 dân tộc.

Về ý kiến của bác , trên quan điểm cá nhân cháu cũng đồng ý với bác bởi tự bản thân cháu chiêm nghiệm (cũng có thể sai) ra 1 điều là: Đỉnh cao của khoa học DUY VẬT sẽ là DUY TÂM. Duy Tâm không gì khác là khoa Thần Linh Học là sản phẩm Tuyệt Hảo của văn hóa Phương Đông mà cái nôi của nó ở lưu vực sông Dương Tử.

Edited by futureprecedor

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Cháu chào bác! Cháu thấy việc đi tìm 1 lý thuyết thống nhất khó như việc đi tìm hạt của chúa. Chắc nó chỉ có thể là sản phẩm của trí tưởng tượng.

Bản thân một câu chuyện thần thoại nó đã phủ nhận định lý của hệ tự quy chiếu.

1 câu chuyện thần thoại là không có thật

Nhưng 1 câu chuyện thần thoại lại có ảnh hưởng to lớn và sâu sắc tới đời sống thật của 1 dân tộc.

Về ý kiến của bác , trên quan điểm cá nhân cháu cũng đồng ý với bác bởi tự bản thân cháu chiêm nghiệm (cũng có thể sai) ra 1 điều là: Đỉnh cao của khoa học DUY VẬT sẽ là DUY TÂM. Duy Tâm không gì khác là khoa Thần Linh Học là sản phẩm Tuyệt Hảo của văn hóa Phương Đông mà cái nôi của nó ở lưu vực sông Dương Tử.

Future...đã lang thang từ F319 san đây cơ à, ..., vũ trụ huyền diệu ở chữ dịch, nó vận động thay đổi không ngừng, do vậy đi tìm một lý thuyết thống nhất, cố định, không thay đổi phản ánh mọi quy luật của vũ trụ vận động thay đổi không ngừng là đi ngược của chữ DỊCH..., Stephen Hawking quả thực vĩ đại khi dám thừa nhận sai lầm của mình về chuyện có lý thuyết cuối cùng...

Edited by langbavibo
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Future...đã lang thang từ F319 san đây cơ à, ..., vũ trụ huyền diệu ở chữ dịch, nó vận động thay đổi không ngừng, do vậy đi tìm một lý thuyết thống nhất, cố định, không thay đổi phản ánh mọi quy luật của vũ trụ vận động thay đổi không ngừng là đi ngược của chữ DỊCH..., Stephen Hawking quả thực vĩ đại khi dám thừa nhận sai lầm của mình về chuyện có lý thuyết cuối cùng...

Hiii, lang thang cho no' dzui.

Tks langbavibo!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Stephen Hawking quả thực vĩ đại khi dám thừa nhận sai lầm của mình về chuyện có lý thuyết cuối cùng...

Sai lầm này của ngài Hawking là do langbavibo phát hiện và phản biện khiến ông ta nhận thức được và dũng cảm nhận sai lầm hay là langbavibo nghe ông ta nói thế thì khen vậy?

Trước đây chính ông ta và nhiều nhà khoa học đã đặt vấn đề về lý thuyết thống nhất, lúc ấy họ cho là đúng và có lẽ rất nhiều nhà khoa học hạng hai vỗ tay. Bây giờ ông ta bảo ông ta sai, cũng thấy có người vỗ tay.

Còn tôi, nếu như ông Hawking và tất cả các nhà khoa học hàng đầu của đủ mọi thứ lý thuyết đến đây, tôi vẫn xác định rằng: Thuyết ADNH chính là lý thuyết thống nhất. Và tôi cũng lưu ý rằng : Chính tôi là người đầu tiên và duy nhất cho đến lúc này xác định rằng: Không có Hạt của Chúa!

Tôi luôn khẳng định quan điểm của tôi.

Tôi định viết một bài phân tích như tôi đã viết ở trên vào tối này. Nhưng thấy mấy anh nói vậy nên thôi. Tôi không muốn trao đổi ở đây.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện đời nghĩ cũng buồn cười.

Bởi vậy, trang lyhocdongphuong.org.vn hạn chế không phải ai cũng vào được mục trao đổi học thuật là vậy. Ít nhất cũng phải có cái "tâm" hướng tới chân lý và khách quan, cho dù hiểu biết có kém cỏi.

Lúc các nhà khoa học hàng đầu - cho rằng: Có một lý thuyết thống nhất - thì không thiếu gì người vỗ tay, làm như chính họ nghĩ ra điều ấy, còn không cũng chia sẻ với một thiên tài mà họ biết trước. Rồi khi những nhà khoa học ấy nghĩ họ có thể sai lầm về chính điều đó, cũng không ít người vội khen ngợi làm như chính họ phát hiện ra vậy.

Mà cũng lạ thật - chính tôi là người đầu tiên và duy nhất trên thế gian này xác định : "không có Hạt của Chúa!" từ trước khi thí nghiệm của nhóm CERN thực hiện trên LHC năm 2008. Nhắc lại là chỉ một mình tôi trong hơn 7 tỷ người ở thế gian này, chưa có người ủng hộ - kể cả học trò tôi - ít nhất cho đến bây giờ. Và cho đến bây giờ, những nhà khoa học ở trên toàn thế giới cũng chưa hề thừa nhận thất bại trong thí nghiệm LHC - tôi cũng chưa nhận được sự ủng hộ của ai nhân danh bất cứ một hệ thống tri thức nào trên thế gian này.

Xin lỗi mấy anh . Tầm các anh mà ủng hộ tôi - hoặc bất cứ ai ủng hộ tôi trên thế gian này về việc xác định "Không có Hạt của Chúa"- cũng chỉ mang tính an ủi, chứ không hề có ý nghĩa học thuật. Không đủ tầm để vỗ tay - các anh hiểu không?

Bởi vậy, tất nhiên các anh có chê bai, nói cạnh nói khóe cũng chỉ làm tôi bực mình, chứ chưa đủ tầm để tôi thay đổi quan niệm học thuật. Bày đặt khen chê hợm hĩnh, chẳng qua cũng muốn gây chú ý của thiên hạ. Vớ vẩn. Cho nên, tôi tạm đưa hai anh ra khỏi diễn đàn này để suy ngẫm và chiêm nghiệm chân lý đích thực. Chính tư duy. Phật Pháp dạy thế. Tôi cần cảm hứng để viết và phân tích nội dung quan điểm của ông Hawking qua bài dịch của ông PVH và chưa muốn bực mình bởi những thứ phê phán vớ vẩn trong lúc này.

Tôi cũng cần xác định - nhân danh sự hiểu biết của tôi về hệ thống phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về nền văn hiến Việt rằng:

Cho dù không tìm thấy Hạt của Chúa thì thí nghiệm trên LHC vẫn là một thí nghiệm vĩ đại của nhân loại. Sự thất bại của nó được thừa nhận một cách khách quan , sẽ khiến cho tất cả những nhà khoa học phải xem xét lại toàn bộ hệ thống lý thuyết của mình. Bởi vì, cho dù nền khoa học trực quan hiện nay đã tìm thấy tất cả các hạt vật chất nhỏ nhất và mọi sự vận động của nó thì nó cũng chưa tìm thấy được bản chất cơ chế tương tác của mọi vật thể từ những hạt vật chất nhỏ nhất cho đến mọi thiên hà khổng lồ - mà nó chỉ nhận thức được phần nào một cách trực quan hệ quả của sự tương tác ấy. Do đó khi thừa nhận không có Hạt của Chúa thì họ - hoặc là sẽ phải xây dựng một mô hình lý thuyết khác giải thích vũ trụ này một cách hợp lý hơn - phù hợp với những thí nghiệm đã chứng thực qua LHC, hoặc là họ tìm về "một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại" - như bà Vanga đã tiên tri - mà tôi xác quyết rằng: Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm huyền vĩ ở bờ nam sông Dương tử.

Về mặt khách quan, nếu họ xác định rằng: Có Hạt của Chúa và họ công bố rõ ràng có tính thuyết phục thì - cá nhân tôi cũng sẽ xem xét lại toàn bộ hệ thống lý thuyết của mình. Tôi không phải là kẻ nói phong long và ảo tưởng. Mà tôi đang chứng minh cho cả một hệ thống lý thuyết đồ sộ huyền vĩ thể hiện qua những phương pháp ứng dụng của nó tồn tại hàng thiên niên kỷ trong nền văn minh nhân loại thuộc về nền văn hiến Việt. Tôi hiểu rất rõ việc tôi đang làm.

Trong ngày hôm nay, nếu tối có cảm hứng và không bị quấy rầy bới mấy thứ vớ vẩn, tôi sẽ phân tích sai lầm của ông SW Hawking trong quan niệm của ông ta thể hiện qua bài viết trên.

Tôi tạm khóa topic này cho đến hết ngày 15/ 3 Âm lịch. Nếu sau ngày này mà tôi không viết nổi chỉ ra sai lầm của ông Hawking thì tôi sẽ mở lại để mọi người bình luận.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị.

Tôi chép lại nguyên văn bản dịch của ông Phạm Việt Hưng để quí vị có thể đối chiếu, nhằm bảo đảm tính khách quan khi tôi trình bày vấn đề này.

Tôi rất khâm phục những ý tưởng thiên tài của ông SW Hawking trong cuốn "Lược sử thời gian", nhưng đây cũng không phải lần đầu tiên tôi có những quan điểm không tán thành những ý tưởng của ông ta.

http://vietsciences....awkingGodel.htm

=======================================

Về bài giảng của Stephen Hawking:

“GÖDEL & SỰ KẾT THÚC CỦA VẬT LÝ”

Vietsciences- Phạm Việt Hưng

29/01/2012

Những bài cùng tác giả

Những bài cùng đề tài

Posted Image

Năm 2002, Stephen Hawking công bố bài giảng ““Gödel & The End of Physics[1] (Gödel & sự kết thúc của vật lý), thể hiện một sự thay đổi mang tính cách mạng trong nhận thức của ông về “Lý thuyết Cuối cùng”(Final Theory) của vật lý học, khác xa với những gì ông đã trình bầy trong cuốn “Lược sử thời gian[2] 11 năm trước. Thật ngạc nhiên khi thấy một bài giảng quan trọng như thế mà đến nay dường như vẫn chưa được nhắc đến trên sách báo tiếng Việt.

Nếu đây là một lỗ hổng lớn về thông tin thì bài báo này là một cố gắng bù lấp lỗ hổng đó. Công việc này đòi hỏi phải có một cái nhìn toàn cảnh đối với tham vọng của vật lý học nói riêng và khoa học nói chung, qua đó nhận thấy một nghịch cảnh: tham vọng của nhận thức là vô hạn trong khi khả năng nhận thức là có hạn. Đó là một mâu thuẫn lớn của nhận thức.

1* Mâu thuẫn lớn của nhận thức:

Năm 2000, khi tìm hiểu Hệ tiên đề Hilbert, tôi phát hiện ra một sự thật khó tin: Số tiên đề được công bố trên các tài liệu khoa học không thống nhất với nhau, mặc dù các tài liệu này đều thuộc loại hàn lâm kinh điển. Thậm chí có tài liệu nói mập mờ có “khoảng 19 tiên đề”, hoặc “khoảng 30 tiên đề”. Tôi đã viết thư thông báo tình hình không thể chấp nhận đó cho một số nhà toán học trên thế giới biết, và nhận được nhiều hồi âm đáng suy nghĩ. Chẳng hạn, giáo sư Edmund Robertson, một chuyên gia về lịch sử toán học tại Đại học St.Andrew ở Anh, tỏ ra ngạc nhiên, nói: “Tôi luôn luôn tin rằng Hilbert nêu lên 21 tiên đề. Tôi không hiểu tại sao những nguồn khác mà ông trích dẫn lại đưa ra số tiên đề khác biệt…”, trong khi giáo sư Giuseppe Longo tại École Normale Supérieure ở Pháp thể hiện một sự hoài nghi: “Trong công trình của Hilbert, không có một cấu trúc có chủ định và mang tính nền tảng nào để chúng ta có thể kiểm tra tính đầy đủ…”.

Thực ra, như tôi đã trình bầy trong một bài báo[3] trước đây, Hệ tiên đề Hilbert có 20 tiên đề và không phải là một hệ tiên đề hoàn hảo, vì chưa chứng minh được tính đầy đủ. Ngay cả khi chứng minh được tính đầy đủ, nó vẫn không thể được coi là hoàn hảo, vì chứng minh vẫn dựa vào Số học, nhưng bản thân Số học cũng không hoàn hảo – không có cách nào chứng minh Số học là đầy đủ và phi mâu thuẫn.

Câu chuyện trên chỉ là một trong số rất nhiều sự kiện logic nói lên rằng nhận thức là có hạn:lý lẽ không bao giờ có thể đi tới cùng kỳ lýkhông tồn tại bất kỳ một lý thuyết nào có thể coi là lý thuyết cuối cùng, theo nghĩa là sau nó không cần có một lý thuyết nào khác giải thích thêm. Điều này là hệ quả tất yếu của Định lý Bất toàn (Theorem of Incompleteness) do Kurt Gödel công bố năm 1931.

Nhưng trớ trêu thay, việc tìm kiếm một lý thuyết cuối cùng dường như là một khát vọng bản năng của khoa học. Khát vọng này đóng vai trò tích cực khi nó làm chất men kích thích sáng tạo, nhưng lại trở thành tiêu cực khi nó dẫn khoa học vào những cuộc phiêu lưu không tưởng. Hiểu rõ điều này hơn ai hết, Gödel nhắc nhở chúng ta: “Ý nghĩa của thế giới là ở chỗ biết phân biệt ước muốn với hiện thực”.

Thời trung cổ, các nhà giả kim thuật (alchemist) đã từng khổ công tìm kiếm “vật chất linh diệu” (catholick matter) – một dạng vật chất duy nhất vô hình có thể chắt lọc thành bất cứ dạng vật chất nào nhìn thấy. Ngay một nhà khoa học vĩ đại như Isaac Newton, trong khi đã trở thành đại diện của nền khoa học mới trong thế kỷ 17, vẫn đứng một chân trong thế giới quan cũ – ông cũng tin vào sự tồn tại của “vật chất linh diệu” và từng mất công tìm kiếm nó. Nhưng rốt cuộc, “vật chất linh diệu” chỉ là một giấc mơ hão huyền.

Vật lý học trong mấy chục năm qua đang dồn mọi nỗ lực vào việc tìm kiếm Lý thuyết Cuối cùng, hay còn gọi là “Lý thuyết về mọi thứ”,gọi tắt là TOE (Theory of Everything). Sẽ không quá cường điệu khi nói rằng “hạt giống TOE” thựcra đã “nẩy mầm” từ hơn 2500 năm trước, khi Pythagore nêu lên tư tưởng cho rằng mọi bí mật của vũ trụ nằm trong các con số – “giải mã” được các con số thì sẽ khám phá ra mọi bí mật của vũ trụ. Nói theo ngôn ngữ hiện đại: nếu xây dựng được một mô hình toán học thâu tóm đầy đủ những quy luật cơ bản của tự nhiên thì sẽ giải thích được mọi hiện tượng tự nhiên.

Tư tưởng này thống trị khoa học trong suốt mấy ngàn năm qua, tạo nên một xu hướng được gọi là chủ nghĩa Pythagore (Pythagoreanism). Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa này không chỉ bao gồm những môn đệ trực tiếp của Pythagore, mà bao gồm tất cả những ai chủ trương mô tả hiện thực thông qua mô hình toán học. Với cách hiểu này, René Descartes phải được xem như một Pythagorean[4] vĩ đại, vì đã tìm ra phương pháp đại số hoá hình học, cho phép quy trình hoá lời giải của nhiều bài toán hình học phức tạp mà trước đó đòi hỏi phải có một trực giác nhậy bén mới giải được. Điều này tạo ra một niềm lạc quan chưa từng có trong việc sử dụng toán học để giải thích mọi hiện tượng tự nhiên. Đó là tiền đề dẫn tới sự bùng nổ cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong các thế kỷ 17, 18, 19, làm thay đổi tận gốc bộ mặt của nền văn minh. Trong cuộc cách mạng đó, lần đầu tiên khoa học tìm thấy một TOE cho phép giải thích được hầu hết mọi hiện tượng vật lý quan sát được cho tới cuối thế kỷ 19, đó là Cơ học Newton.

Trước vẻ đẹp kỳ vĩ ôm bọc lấy vũ trụ của lý thuyết này, nhà toán học lỗi lạc Louis Lagrange đã phải thốt lên rằng Newton là nhà khoa học vĩ đại nhất và cũng may mắn nhất, vì đã tìm ra mộthệ thống lý thuyết hoàn hảo mô tả toàn bộ vũ trụ mà không ai có thể tìm ra một hệ thống nào khác nữa.

Vũ trụ của Newton tuân thủ những định luật chặt chẽ, chính xác như một chiếc đồng hồ, đượcgọi là “đồng hồ Newton” (Newtonian clock). Do đó, với chiếc đồng hồ này, khoa học có thể tiên đoán bất kỳ một trạng thái nào của vũ trụ trong quá khứ hoặc tương lai, miễn là biết trạng thái của nó tại một thời điểm cho trước. Đó chính là Quyết định luận Laplace (Laplace’s Determinism), ra đời trong khoảng đầu thế kỷ 19, có thể xem như sự phát triển tột cùng của chủ nghĩa Pythagore. Nếu khả năng quan sát của khoa học mãi mãi bị giới hạn trong không-thời-gian thông thường (kích thước thông thường và tốc độ thông thường) thì Cơ học Newton có thể đã là một lý thuyết cuối cùng của khoa học. Nhưng…

Dường như Bà Mẹ Tự Nhiên (The Mother Nature) không muốn những đứa con của Trái Đất sống trong ảo tưởng nên đã bất ngờ để cho khoa học thế kỷ 20 rơi vào khủng hoảng: “Theo những trải nghiệm của những người hiện còn sống, thế kỷ 20 đã có ít nhất 3 cuộc khủng khoảng nghiêm trọng, trong đó có 2 cuộc khủng hoảng về vật lý, được gọi là khủng hoảng về nhận thức, đólà việc khám phá ra thuyết tương đối và lý thuyết lượng tử. Cuộc khủng hoảng thứ ba xẩy ra trong toán học[5], đó là nhận định của John von Newman, một trong những cha đẻ của computer.

Cuộc khủng hoảng thứ ba là cuộc khủng hoảng nghịch lý đe doạ làm sụp đổ toà lâu đài toán học, nơi xưa nay vốn được coi là ngôi đền thiêng của khoa học, bởi ở đó không có chỗ cho những mâu thuẫn nghịch lý. Nhưng rốt cuộc, nghịch lý đã xuất hiện ngay từ trong nền móng của toà lâu đài đó. Nhu cầu sống còn của toán học buộc các nhà toán học tài ba nhất lao vào ứng cứu và sửa chữa toán học. Đó là lý do ra đời Chủ nghĩa toán học hình thức, với mục tiêu là xây dựng lại toán học, tạo ra một hệ thống toán học tuyệt đối phi mâu thuẫn. Hệ tiên đề Hilbert chỉ là một thử nghiệm nhỏ trong hàng loạt nhiệm vụ to lớn mà chủ nghĩa hình thức đề ra. Bất chấp sự chống đối mạnh mẽ từ phía những người nhìn xa trông rộng như Henri Poincaré, chủ nghĩa hình thức đã càn quét khắp lục địa Âu Châu đầu thế kỷ 20, rồi lan ra khắp thế giới trong nửa sau thế kỷ 20, để rồi suy yếu dần trong hai thập kỷ cuối thế kỷ 20, khi nhân loại bắt đầu bừng tỉnh để nhận ra ý nghĩa sâu xa của Định lý Gödel.

Thật lạ lùng khi biết rằng Định lý Gödel ra đời từ năm 1931 nhưng mãi đến những năm cuối thế kỷ 20 nó mới được đem ra bàn luận sôi nổi trên các diễn đàn khoa học tại các quốc gia phát triển nhất, cứ như nó mới ra đời vậy. Điều này nói lên rằng nhân loại dường như nhận thức được ý nghĩa của định lý này quá muộn. Bằng chứng là nhiều nhà khoa học hoạt động trong phạm vi toán-lý mãi đến gần đây mới được biết đến sự tồn tại của một định lý cực kỳ quan trọng như Định lý Gödel.

Nhưng muộn còn hơn không bao giờ! Thật vậy, vào thời điểm bản lề chuyển từ thế kỷ 20 sang thế kỷ 21, một hình ảnh đập vào mắt khi bước vào các hiệu sách ở Tây phương là mô hình Tam giác Penrose trên các trang bìa của nhiều cuốn sách như một minh hoạ cho Định lý Gödel.

Posted Image

Người ta bàn về ý nghĩa của định lý này không chỉ trong phạm vi toán học, mà còn mở rộng sự phán xét của nó sang các lĩnh vực bên ngoài toán học: khoa học computer, khoa học về trí thông minh nhân tạo (AI), vật lý học, giáo dục học, thần kinh học, triết học về nhận thức, thậm chí cả xã hội học, kinh tế học và chính trị học.

Điều đó có nghĩa là cuộc khủng hoảng toán học trong thế kỷ 20 phải chờ tới cuối thế kỷ mới tìm thấy lối thoát: Người ta bắt đầu vỡ nhẽ ra rằng Chủ nghĩa hình thức là một sai lầm, một ảo tưởng tìm thấy thiên đường nơi hạ giới, một thứ TOE của toán học!

Toán học ngày nay đã từ bỏ chương trình tìm kiếm TOE, để quay về những bài toán có nội dung cụ thể. Điển hình như 7 bài toán thiên niên kỷ mà Viện Clay treo giải thưởng 1 triệu USD chomỗi lời giải[6]. Liệu bài học của toán học có ý nghĩa gì đối với vật lý học hay không? Câu chuyện sau đây sẽ đưa ra một câu trả lời.

2* “Giấc mơ về một Lý thuyết Cuối cùng”:

Giấc mơ về một Lý thuyết Cuối cùng” (Dreams of a Final Theory) là tên một cuốn sách best-seller năm 1992 của Steven Weinberg, một trong ba nhà vật lý đoạt Giải Nobel năm 1979 vì công lao xây dựng nên Lý thuyết điện-từ-yếu. Tên gọi “Lý thuyết cuối cùng” hàm ý nếu nó thành công, vật lý được xem như hoàn thành nhiệm vụ, sau đó không còn lý thuyết lớn nào nữa. Tuy nhiên tư tưởng căn bản của nó là thống nhất: chứng minh mọi tương tác vật lý có một bản chất thống nhất – tìm ra Cái Một trong cái Đa Dạng của Tự Nhiên. Cũng vì thế, nó còn được gọi là “Lý thuyết về mọi thứ”, vì nó sẽ cho phép giải thích được “mọi thứ” của vật lý. Liệu có thể có một lý thuyết như thế không?

Hãy nghe Steven Weinberg trình bầy quan điểm trong bài “A Unified Physics by 2050?”(Một Vật lý Thống nhất vào năm 2050?) trên Scientific American Tháng 12/1999:

Một trong các mục tiêu nguyên thuỷ của vật lý học là hiểu được tính đa dạng kỳ diệu của tự nhiên theo một cách thống nhất. Những thành tựu vĩ đại nhất trong quá khứ là những bước đi tiến tới mục tiêu này: cơ học trên trái đất thống nhất với cơ học thiên thể bởi Isaac Newton trong thế kỷ 17; quang học thống nhất với các lý thuyết về điện và từ bởi James Clerk Maxwell trong thế kỷ 19; hình học của không-thời-gian thống nhất với lý thuyết hấp dẫn bởi Albert Einstein trong những năm 1905 – 1916; hoá học thống nhất với vật lý nguyên tử thông qua việc phát minh ra cơ học lượng tử trong những năm 1920.

Einstein đã hiến dâng 30 năm cuối đời cho việc tìm kiếm bất thành một “lý thuyết trường thống nhất” (unified field theory) nhằm hợp nhất thuyết tương đối tổng quát, lý thuyết của chính ông về không-thời-gian và hấp dẫn, với lý thuyết điện từ của Maxwell. Hiện nay tư tưởng thống nhất của vật lý đã đạt được nhiều tiến bộ hơn, nhưng theo một hướng khác. Lý thuyết hiện nay của chúng ta về các hạt cơ bản và lực, được gọi là Mô hình Tiêu chuẩn của vật lý hạt cơ bản, đã thống nhất thuyết điện từ với lý thuyết về tương tác yếu – lực chịu trách nhiệm để neutron và proton biến đổi thành nhau trong các quá trình phóng xạ và trên các ngôi sao. Mô hình Tiêu chuẩn cũng đưa ra những mô tả riêng biệt nhưng tương tự về tương tác mạnh – lực giữ các quark lại với nhau bên trong proton và neutron đồng thời giữ proton và neutron lại với nhau bên trong hạt nhân nguyên tử.

Chúng ta đã có ý tưởng làm thế nào để lý thuyết tương tác mạnh có thể hợp nhất với lý thuyết về tương tác yếu và điện từ, thường được gọi là Lý thuyết Thống nhất Lớn (Grand Unification), nhưng điều này chỉ có thể thực hiện được nếu bao gồm cả lực hấp dẫn vào trong đó, mà như thế thì sẽ gặp những khó khăn nghiêm trọng. Chúng ta ngờ rằng sự khác biệt bên ngoài giữa các lực này hình thành bởi những sự kiện xẩy ra vào thời điểm rất sớm của big bang, nhưng chúng ta không thể nắm bắt được những chi tiết của lịch sử vũ trụ tại thời điểm sớm sủa đó mà không có một lý thuyết tốt hơn về lực hấp dẫn và các lực khác. Có một cơ may để công trình thống nhất vật lý được hoàn tất vào năm 2050, nhưng chúng ta không thể tự tin vào điều đó”.

Posted Image

Nghĩa là theo Weinberg, Lý thuyết Cuối cùng là một chân lý tồn tại ở cuối cuộc hành trình của vật lý học. Con đường dẫn tới chân lý đó là đúng đắn và tất yếu, mặc dù không thể dự đoán chính xác bao giờ sẽ đạt tới đó. Rất nhiều khó khăn kỹ thuật đang chờ ở phía trước, nhưng những khó khăn đó không thể lay chuyển niềm tin vào sự tồn tại của chân lý cuối cùng.

Weinberg nói: “Không thể nói bao giờ thì những khó khăn này sẽ được vượt qua. Chúng có thể được giải quyết trong một báo cáo công bố vào ngày mai bởi một nhà lý thuyết trẻ nào đó.Cũng có thể đến năm 2050 hay thậm chí 2150 chúng vẫn chưa được giải quyết. Nhưng khi chúng được giải quyết, thậm chí dù chúng ta không thực hiện được những thí nghiệm ở mức năng lượng 1016 GeV hoặc không thể nhìn vào những chiều cao hơn,chúng ta sẽ không có bất kỳ một chút băn khoăn lo lắng nào trong việc thừa nhận chân lý của lý thuyết thống nhất”.

Có nghĩa là dù có tìm ra Lý thuyết Cuối cùng hay không thì chân lý của lý thuyết ấy vẫn cứ tồn tại một cách khách quan, độc lập với con người. “Steven Weinberg tin rằng Lý thuyết Cuối cùng đang tồn tại ở ngoài kia – như Cực Bắc của Trái Đất vậy – ngay cả khi chúng ta chẳng bao giờ tìm ra lý thuyết đó”, đó là ý kiến của ký giả khoa học Tim Radford trên tờ Guardian ở Anh ngày 08/07/2011.

Dù Weinberg có lúc thể hiện những suy tư triết học thâm trầm, chẳng hạn ông nói đại ý rằng Lý thuyết Cuối cùng không phải là sự kết thúc của vật lý, nhưng là sự kết thúc của một kiểu vật lý nhất định, hoặc vũ trụ càng có thể hiểu được nhiều hơn thì lại càng có vẻ vô nghĩa hơn, … nhưng những triết lý đó vẫn không giấu được niềm tin của ông vào sự tồn tại của Lý thuyết Cuối cùng và tham vọng khám phá ra lý thuyết đó.

Đó cũng là tham vọng của vật lý học hiện đại. Tham vọng này lớn đến nỗi nó bất chấp mọi khó khăn trở ngại hiện ra ngày càng rõ rệt, tiêu tốn những số tiền khổng lồ cho những máy gia tốc khổng lồ, và dường như không lúc nào dừng lại để đặt dấu hỏi liệu tham vọng này có phải là một cuộc phiêu lưu hay không. Ký giả Tim Radford viết:

Vật lý năng lượng cao là một lĩnh vực đang biến đổi rất nhanh, nhưng thế giới vẫn đang chờ đợi khám phá ra cái gì có thể là Lý thuyết Cuối cùng, trong khi luôn luôn giả định rằng con người đủ thông minh để nhận ra lý thuyết đó khi nhìn thấy nó, và thậm chí luôn luôn giả định rằng tồn tại một Lý thuyết Cuối cùng”.

Dường như Tim Radford cố ý dùng chữ “giả định” để gợi ý rằng đó là cái có thể không tồn tại. Thật vậy, ông chất vấn: “Liệu có tồn tại một sự giải thích (một lý thuyết) không cần đến một sự giải thích nào khác hỗ trợ cho nó không?”. Đây là một câu hỏi mang dấu ấn Gödel rõ rệt, mặc dù Radford không hề nhắc tới Gödel.

Phải chăng các nhà vật lý trong thế kỷ 20 không biết Định lý Gödel, hoặc biết mà không hiểu hết ý nghĩa của nó, nên đã để cho tham vọng của họ bùng nổ vô giới hạn, như Radford mô tả:

Đây là một vấn đề: những người cùng thời với Weinberg tại CERN bắt đầu nói về Lý thuyết Thống nhất Lớn vào những năm cuối 1970 và sau đó giới thiệu thuật ngữ Lý thuyết về Mọi thứ. Năm 1988 Stephen Hawking phát biểu một câu nói nổi tiếng rằng một ngày nào đó các nhà vật lý sẽ “biết được ý Chúa”. Leon Lederman viết một cuốn sách về một thực thể bí ẩn mà hiện nay đang được săn đuổi tại CERN và ông gọi nó là hạt của Chúa[7]”.

Radford tỏ ra ngạc nhiên khi thấy cuốn “Giấc mơ về một Lý thuyết Cuối cùng” của Weinberg, mặc dù đã có gần 20 năm tuổi, nhưng vẫn được nhiều người hâm mộ. Tuy nhiên, theo Radford, có 3 lý do:

Một, Weinberg có một văn phong trong sáng, hấp dẫn người đọc.

Hai, câu hỏi Weinberg nêu lên vốn là câu hỏi của loài người trong suốt chiều dài của nền văn minh, ít nhất là trong 3000 năm qua: Tại sao thế giới lại tồn tại như nó đang tồn tại? Ai hoặc cái gì đã tạo ra nó theo cách như thế? Những câu hỏi phổ quát và vô thời gian như thế luôn luôn có sức hấp dẫn phổ quát và vô thời gian. Nhưng đó là những câu hỏi mang tính triết học nhiều hơn là khoa học.

Lý do thứ ba mới thực sự là điều đáng nói. Radford viết: “Ba, lý do này là rõ ràng: cuốn sách vẫn hoàn toàn cập nhật, vì trong suốt 20 năm qua, không có bất cứ ai ở bất cứ đâu tiến gần tới một Lý thuyết Cuối cùng!”.

Radford không thể nói rõ hơn, nhưng qua cách viết đó, người đọc có thể hiểu ngầm ý ông muốn nói Lý thuyết Cuối cùng đến nay vẫn chỉ là một giấc mơ thuần tuý, và vì nó không bao giờ biến thành sự thật nên nó tiếp tục kích thích mơ mộng, nếu không có tiếng chuông nào làm thức tỉnh vật lý học. Nhưng cuối cùng thì tiếng chuông đó đã vang lên.

3* Bài giảng của Hawking:

Năm 1991, khi viết cuốn “Lược sử Thời gian”, Hawking tỏ ra rất thận trọng khi tiên đoán tương lai của Lý thuyết Thống nhất của vật lý. Nhưng rốt cuộc ông vẫn cho rằng trước sau vật lý sẽ tìm ra lý thuyết đó, thậm chí ngày huy hoàng đó không còn xa: “… hiện nay triển vọng để tìm ra một lý thuyết như thế rất sáng sủa bởi vì chúng ta đã biết về vũ trụ khá nhiều”, ông viết.

Sau khi nhắc lại một phát biểu vội vã của Max Born năm 1928 rằng vật lý “sẽ kết thúc trong vòng 6 tháng”, Hawking nhấn mạnh: “Dẫu nói lên điều này, tôi vẫn tin rằng đã có nhiều cơ sở cho một niềm lạc quan thận trọng rằng chúng ta hiện nay đang ở gần giai đoạn cuối trên quá trình tìm ra những định luật cơ bản của thiên nhiên”. Phải chăng khi đó Hawking vẫn chưa hay biết gì về Định lý Gödel? Điều này thật khó tin, vậy chỉ có thể nghĩ rằng khi đó ông vẫn chưa thực sự thấm nhuần ý nghĩa sâu xa của định lý này. Nếu thấm nhuần Gödel, rằng “Giải thích mọi điều là bất khả”, thì chắc chắn Hawking không thể viết như sau: “Một lý thuyết thống nhất chặt chẽ và hoàn chỉnh chỉ mới là bước đầu: mục tiêu của chúng ta là một sự hiểu biết hoàn chỉnh về mọi sự cố chung quanh và về bản thân sự tồn tại của chúng ta”. Trong chương kết, mặc dù đã chỉ ra rằng Quyết định luận Laplace là không thể thực hiện được, rằng Cơ học lượng tử là một thách thức đối với tham vọng dự đoán chính xác các sự kiện của vật lý, v.v. Hawking vẫn hướng tới điểm tận cùng của trí tuệ: “Nếu chúng ta tìm được câu trả lời, thì đó là sự thắng lợi cuối cùng của trí tuệ con người – chúng ta sẽ biết được ý Chúa”. Tinh thần lạc quan này chỉ có thể nẩy sinh từ mộtniềm tin mạnh mẽ vào sự tồn tại của một Lý thuyết Cuối cùng (ý Chúa), và khả năng tìm ra lý thuyết ấy (khả năng “biết được ý Chúa”).

Nhưng sau 11 năm, trong bài giảng “Gödel và sự kết thúc của vật lý”, chúng ta được chứng kiếm một Stephen Hawking đã khảng khái phủ nhận quan điểm của chính mình trong quá khứ. Đó là một nhân cách khoa học chân chính! Thật vậy:

Ngay trong câu mở đầu bài giảng, Hawking đã đặt vấn đề “liệu chúng ta có thể đi bao xa trong cuộc tìm kiếm sự hiểu biết và tri thức”.Điều đó gián tiếp ngụ ý rằng nhận thức có giới hạn, và đó chính là tinh thần chủ yếu của Định lý Gödel.

Ngay sau đó ông nêu lên một nghi vấn mà ông chưa từng đặt ra: “Liệu có bao giờ chúng ta tìm thấy một dạng thức đầy đủ của các định luật tự nhiên hay không?”. Một dạng thức đầy đủ,ông giải thích, là một tập hợp các quy tắc mà về nguyên tắc ít nhất sẽ cho phép chúng ta dự đoán được tương lai với độ chính xác tuỳ ý, nếu biết trạng thái của vũ trụ tại một thời điểm cho trước. Và ông đã trả lời:

Cho tới hiện nay, hầu hết mọi người đã hoàn toàn thừa nhận rằng có một lý thuyết cuối cùng mà trước sau chúng ta sẽ khám phá ra. Thật vậy, bản thân tôi đã gợi ý rằng chúng ta có thể sớm tìm ra lý thuyết đó. Tuy nhiên, Lý thuyết M[8] đã làm tôi băn khoăn liệu nó có đúng hay không. Có lẽ không thể trình bầy chính xác lý thuyết về vũ trụ trong một số hữu hạn những lời phát biểu được. Chính điều này gợi nhớ lại Định lý Gödel. Định lý này nói rằng bất kỳ một hệ tiên đề hữu hạn nào cũng không đủ để chứng minh mọi kết quả trong toán học”.

Sau khi giải thích rằng công trình của Gödel tuy rất khó đọc, nhưng tư tưởng của nó lại rất dễ hiểu, Hawking viết:

Định lý Gödel có liên hệ gì với vấn đề liệu có thể trình bầy chính xác lý thuyết về vũ trụ dưới dạng một số hữu hạn các nguyên lý? Mối liên hệ là rõ ràng hiển nhiên. Theo triết học thực chứng của khoa học, một lý thuyết vật lý là một mô hình toán học. Vậy nếu có những kết quả toán học không thể chứng minh được, thì cũng có những bài toán vật lý không thể dự đoán được” (tôi tô đậm để nhấn mạnh, PVHg).

Hawking lấy Giả thuyết Goldbach làm ví dụ: Liệu một số chẵn có phải là tổng của hai số nguyên tố hay không? Thí dụ: 8 = 3 + 5 hoặc 12 = 5 + 7 hoặc 24 = 11 + 13, v.v. Điều này “có vẻ” đúng với rất nhiều số chẵn, nhưng không thể quyết định có đúng với mọi số chẵn hay không, vì số số chẵn là vô hạn. Chính yếu tố vô hạn đã làm cho bài toán trở thành không thể dự đoán được – tính xác định của bài toán hữu hạn không thể áp dụng cho bài toán vô hạn, điều mà Blaise Pascal đã nói từ xa xưa: “Làm thế nào để một thành phần có thể hiểu được cái toàn bộ?[9]. Đó chính là vấn đề nan giải của vật lý học khi nó muốn kết hợp lý thuyết lượng tử với lý thuyết hấp dẫn để tìm ra Lý thuyết Cuối cùng.

Posted Image

Nhưng lý do chủ yếu để không thể có một Lý thuyết Cuối cùng, theo Hawking, là ở chỗ “…chúng ta không phải các thiên thần nhìn vũ trụ từ bên ngoài. Đúng ra, cả chúng ta lẫn mô hình của chúng ta đều là những thành phần của vũ trụ mà chúng ta mô tả. Do đó một lý thuyết vật lý là một mô hình tự quy chiếu, giống như trong Định lý Gödel. Do đó chúng ta có thể cho rằng nó hoặc không nhất quán hoặc không đầy đủ. Những lý thuyết mà chúng ta đang có vừa rất không nhất quán vừa không đầy đủ”.

Một hệ tự quy chiếu là một hệ tự nó phán xét về nó. Khái niệm này không mới lạ trong khoa học logic, nhưng chỉ đến khi Định lý Gödel ra đời thì người ta mới khẳng định được rằng mọi hệ tự quy chiếu đều không hoàn hảo: hoặc nó tự mâu thuẫn hoặc nó không đầy đủ.

Phải chăng bài giảng của Hawking là một tin buồn đối với vật lý học hiện đại? Xin lắng nghe Hawking trả lời:

Một số người sẽ rất thất vọng nếu không có một lý thuyết cuối cùng được trình bầy chính xác dưới dạng một số hữu hạn các nguyên lý. Tôi từng nằm trong số những người đó, nhưng tôi đã thay đổi suy nghĩ. Tôi lấy làm vui mừng rằng cuộc tìm kiếm của chúng ta đối với sự hiểu biết sẽ không bao giờ đi tới điểm kết thúc, và rằng chúng ta sẽ luôn luôn có sự thách thức của khám phá mới. Không có nó, chúng ta sẽ bị mụ mẫm trí óc. Định lý Gödel bảo đảm rằng sẽ luôn luôn có công việc cho các nhà toán học. Tôi nghĩ rằng Lý thuyết M cũng sẽ làm điều tương tự đối với các nhà vật lý”.

Thật thú vị khi thấy bài giảng “Gödel & sự kết thúc của vật lý” lại đi tới kết luận rằng vật lý sẽ không bao giờ kết thúc, mặc dù những nhà vật lý giỏi nhất đã bắt đầu tỉnh thức sau “Giấc mơ về một Lý thuyết Cuối cùng”.

Sydney, ngày 01 tháng 01 năm 2012

PVHg

Share this post


Link to post
Share on other sites

CÓ HAY KHÔNG MỘT LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT?

Nếu quả thật có một lý thuyết thống nhất thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không.

SW Hawking

Lúc tôi xác định về bản chất của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong các sách xuất bản đến năm 2001, tôi chưa quan tâm nhiều đến nội dung cuốn "Lược sử thời gian" của ông Hawking. Hay nói đúng hơn, tôi chưa đặt vấn đề thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất. Nhưng cho đến khi viết tiểu luận: "Định mệnh có thật hay không?" tôi mới nhận ra điều này qua chính tác phẩm của ông Hawking. Đó là cuốn "Lược sử thời gian" . Trong cuốn sách nổi tiếng này, ông Hawking cũng xác định rằng: Trí thức khoa học hiện đại cũng mới chỉ mơ ước đến một lý thuyết thống nhất và cũng chưa hề biết đến mặt mũi của nó ra sao. Hay nói chính xác hơn những nền tảng của trí thức khoa học hiện đại chưa đủ khả năng là cơ sở cho sự xuất hiện lý thuyết này. Tuy nhiên họ đã nhận thấy một khả năng tồn tại của một lý thuyết thống nhất và từ đó đã đặt ra những tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất. Và chính từ tiêu chí này sẽ quyết định một lý thuyết khoa học nào đó xuất phát từ nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại mà thỏa mãn các tiêu chí của một lý thuyết thống nhất thì điều đó có nghĩa là nó sẽ chính là Lý thuyết thống nhất. Nhưng chưa có một lý thuyết khoa học hiện đại nào kể cả được công bố ngay bây giờ - sau khi tôi gõ xong hàng chữ này - thỏa mãn được những tiêu chí của một lý thuyết thống nhất mà trong cuốn "Lược sử thời gian" của ông Hawking đã đặt ra.

Nhưng tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất khoa học thực sự đã tồn tại.

Mặc dù lý thuyết đó chưa hề có mặt trong hàng trăm lý thuyết khoa học đồ sộ và vĩ đại của nền văn minh hiện đại.

Đây mới chính là vấn đề cốt lõi cho việc nhận định về thuyết Âm Dương Ngũ hành có phải là một lý thuyết thống nhất hay không - khi so sánh với chính tiêu chí đó. Và điều này hoàn toàn không liên quan gì đến việc ông Hawking cho rằng tri thức và sự phát triển trong tương lai của nền văn minh nhân loại có tìm ra hay không tìm ra lý thuyết thống nhất.

Do đó, khi ông Hawking và những nhà khoa học tài ba mà bài giảng của chính ông dẫn chứng xác định rằng: Nhân loại không thể tìm ra được lý thuyết thống nhất khoa học. Thì điều này chỉ đơn giản là "Chính Lý thuyết đó đã quyết định như vậy". Nhưng điều đó không có nghĩa ông Hawking và các nhà khoa học đã phủ nhận những tiêu chí của một lý thuyết thống nhất.

Bởi vậy, khi nào mà ông Hawking phải tự bác bỏ bằng những luận cứ xác đáng rằng: Những tiêu chí về một lý thuyết thống nhất là sai và tất cả mọi người đều thừa nhận rằng những tiêu chí đó sai - trong đó có tôi - thì lúc đó thuyết Âm Dương Ngũ hành mới không còn là lý thuyết thống nhất mà tôi đã chứng minh, khi so sánh với chính tiêu chí đó. Và lúc ấy thì thuyết Âm Dương Ngũ hành vẫn là một học thuyết khoa học căn cứ vào tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học. Và cũng tương tự như vậy, khi nào các nhà khoa học tự phủ nhận tất cả các tiêu chí khoa học thì chính nền khoa học hiện đại sẽ sụp đổ - trong đó có thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Câu chuyện chỉ đơn giản vậy thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qua bài viết trên của ông Hawking cho thấy một điều chắc chắn rằng:

Thuyết ADNH không thuộc về lịch sử văn minh hiện đại - bắt đầu từ đồ đá, đồ đồng, đồ cơ khí, đồ điện, đồ ngu...Í lộn - đồ điện tử.

Tất nhiên chúng ta nên xóa ngay khỏi bộ nhớ ảo tưởng ngớ ngẩn nó thuộc về văn minh Hán. Mà nó thuộc về nền văn minh toàn cầu huyền vĩ đã tồn tại trên trái đất này. Nền văn minh này đã bị hủy diệt và chính người Lạc Việt là hậu duệ còn sống sót của nền văn minh này đã lưu giữ những di sản còn lại sau khi nền văn minh này bị hủy diệt. Do đó, chỉ có nền văn hiến truyền thống Việt mới đủ khả năng để phục hồi học thuyết này. Ngoài ra thì - các bạn cũng thấy - nền khoa học hiện đại đã bất lực và bế tắc khi chính bài giảng của ông Hawking đã xác định:

Không thể tìm ra lý thuyết thống nhất.

Nhưng đấy là những tri thức của khoa học hiện đại thuộc về nền văn minh này. Còn thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về nền văn minh khác. Nếu các nhà khoa học tầm cỡ thế giới đồng ý tổ chức một cuộc tranh luận tại Việt Nam. Thiên Sứ tôi xin hầu chuyện. Và nếu như Thiên Sứ tôi không chứng minh được điều này - thuyết ADNH chính là lý thuyết thống nhất thì mọi chi phí của cuộc tranh luận này Thiên Sứ tôi trả hết. Cùng lắm bán nhà đi trả là cùng(Nhà đang xâyPosted Image).

Tất nhiên trong cuộc đối thoại này Thiên Sứ tôi không đồng hạng với đám tư duy "Ở trần đóng khố" và yêu cầu không có mặt đám này cho đỡ tốn thời gian. Một trong những khách mới sẽ chính là ông Hawking.

Còn nếu như tôi chứng minh được thì tất nhiên Việt sử 5000 năm văn hiến phải được xác định.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Thiên Sứ đã chứng minh những điều chú nói trong các quyển sách đã xuất bản rồi phải không? Nếu thế thì chú dịch nó sang tiếng Anh đi. Nếu Stephen Hawking đọc được biết đâu ông ấy mời chú trước ấy chứ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Thiên Sứ đã chứng minh những điều chú nói trong các quyển sách đã xuất bản rồi phải không? Nếu thế thì chú dịch nó sang tiếng Anh đi. Nếu Stephen Hawking đọc được biết đâu ông ấy mời chú trước ấy chứ.

Híc! SW Hawking nói:

Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất thì nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?

Lý thuyết đó quyết định chú chưa có tiền để dịch ra tiếng Anh.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

CÓ HAY KHÔNG MỘT LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT?

Lúc tôi xác định về bản chất của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong các sách xuất bản đến năm 2001, tôi chưa quan tâm nhiều đến nội dung cuốn "Lược sử thời gian" của ông Hawking. Hay nói đúng hơn, tôi chưa đặt vấn đề thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất. Nhưng cho đến khi viết tiểu luận: "Định mệnh có thật hay không?" tôi mới nhận ra điều này qua chính tác phẩm của ông Hawking. Đó là cuốn "Lược sử thời gian" . Trong cuốn sách nổi tiếng này, ông Hawking cũng xác định rằng: Trí thức khoa học hiện đại cũng mới chỉ mơ ước đến một lý thuyết thống nhất và cũng chưa hề biết đến mặt mũi của nó ra sao. Hay nói chính xác hơn những nền tảng của trí thức khoa học hiện đại chưa đủ khả năng là cơ sở cho sự xuất hiện lý thuyết này. Tuy nhiên họ đã nhận thấy một khả năng tồn tại của một lý thuyết thống nhất và từ đó đã đặt ra những tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất. Và chính từ tiêu chí này sẽ quyết định một lý thuyết khoa học nào đó xuất phát từ nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại mà thỏa mãn các tiêu chí của một lý thuyết thống nhất thì điều đó có nghĩa là nó sẽ chính là Lý thuyết thống nhất. Nhưng chưa có một lý thuyết khoa học hiện đại nào kể cả được công bố ngay bây giờ - sau khi tôi gõ xong hàng chữ này - thỏa mãn được những tiêu chí của một lý thuyết thống nhất mà trong cuốn "Lược sử thời gian" của ông Hawking đã đặt ra.

Nhưng tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất khoa học thực sự đã tồn tại.

Mặc dù lý thuyết đó chưa hề có mặt trong hàng trăm lý thuyết khoa học đồ sộ và vĩ đại của nền văn minh hiện đại.

Đây mới chính là vấn đề cốt lõi cho việc nhận định về thuyết Âm Dương Ngũ hành có phải là một lý thuyết thống nhất hay không - khi so sánh với chính tiêu chí đó. Và điều này hoàn toàn không liên quan gì đến việc ông Hawking cho rằng tri thức và sự phát triển trong tương lai của nền văn minh nhân loại có tìm ra hay không tìm ra lý thuyết thống nhất.

Do đó, khi ông Hawking và những nhà khoa học tài ba mà bài giảng của chính ông dẫn chứng xác định rằng: Nhân loại không thể tìm ra được lý thuyết thống nhất khoa học. Thì điều này chỉ đơn giản là "Chính Lý thuyết đó đã quyết định như vậy". Nhưng điều đó không có nghĩa ông Hawking và các nhà khoa học đã phủ nhận những tiêu chí của một lý thuyết thống nhất.

Bởi vậy, khi nào mà ông Hawking phải tự bác bỏ bằng những luận cứ xác đáng rằng: Những tiêu chí về một lý thuyết thống nhất là sai và tất cả mọi người đều thừa nhận rằng những tiêu chí đó sai - trong đó có tôi - thì lúc đó thuyết Âm Dương Ngũ hành mới không còn là lý thuyết thống nhất mà tôi đã chứng minh, khi so sánh với chính tiêu chí đó. Và lúc ấy thì thuyết Âm Dương Ngũ hành vẫn là một học thuyết khoa học căn cứ vào tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học. Và cũng tương tự như vậy, khi nào các nhà khoa học tự phủ nhận tất cả các tiêu chí khoa học thì chính nền khoa học hiện đại sẽ sụp đổ - trong đó có thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Câu chuyện chỉ đơn giản vậy thôi.

Dare này thấy chú Thiên Sứ lý luận chưa thỏa đáng. Kiểu như có 2 người đang tranh luận về việc có Đức chúa trời toàn năng hay không. Người bảo có, kẻ bảo không. Lý luận của người bảo có là: chính đức chúa trời sẽ quyết định anh có tìm thấy ngài hay không. Như vậy, nếu anh chưa thấy đức chúa trời toàn năng thì là do ông ta chưa muốn cho anh nhìn thấy!

Các tiêu chí khoa học chỉ đúng trong một giới hạn. Tiêu chí này phụ thuộc vào trình độ nhận thức của chính những người đặt ra nó. Nó sẽ thay đổi theo thời gian. Nếu xem một thứ là đúng tuyệt đối mà không gắn nó vào một hệ quy chiếu không gian - thời gian - trình độ khoa học thì là sai lầm. Một người muốn chứng minh 1 lý thuyết thống nhất tuyệt đối nhưng lại phụ thuộc vào việc tiêu chí của lý thuyết thống nhất này cũng phải đúng tuyệt đối thì cuối cùng cũng phải tự chấp nhận một cái gì đó siêu hình tách khỏi đời sống. Đó chính là chấp nhận đức chúa trời toàn năng vậy (mặc dù dare thấy chú TS không khoái ông này).

Vài lời trong mục mạn đàm Dare mong chú không giận Dare nếu nói sai ý chú.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dare này thấy chú Thiên Sứ lý luận chưa thỏa đáng. Kiểu như có 2 người đang tranh luận về việc có Đức chúa trời toàn năng hay không. Người bảo có, kẻ bảo không. Lý luận của người bảo có là: chính đức chúa trời sẽ quyết định anh có tìm thấy ngài hay không. Như vậy, nếu anh chưa thấy đức chúa trời toàn năng thì là do ông ta chưa muốn cho anh nhìn thấy!

Các tiêu chí khoa học chỉ đúng trong một giới hạn. Tiêu chí này phụ thuộc vào trình độ nhận thức của chính những người đặt ra nó. Nó sẽ thay đổi theo thời gian. Nếu xem một thứ là đúng tuyệt đối mà không gắn nó vào một hệ quy chiếu không gian - thời gian - trình độ khoa học thì là sai lầm. Một người muốn chứng minh 1 lý thuyết thống nhất tuyệt đối nhưng lại phụ thuộc vào việc tiêu chí của lý thuyết thống nhất này cũng phải đúng tuyệt đối thì cuối cùng cũng phải tự chấp nhận một cái gì đó siêu hình tách khỏi đời sống. Đó chính là chấp nhận đức chúa trời toàn năng vậy (mặc dù dare thấy chú TS không khoái ông này).

Vài lời trong mục mạn đàm Dare mong chú không giận Dare nếu nói sai ý chú.

Tạm thời bây giờ nó được coi là đúng. Và tôi đang lấy cái mà thế nhân đang coi là đúng để chứng minh. Còn khi nào nó thay đổi như Dera nói thì tính sau. Dera muốn phản biện thì cần chứng minh tiêu chí đó sai. Tức là chứng minh ông Hawking sai. Dera chưa đủ khả năng làm việc này. .

Tôi tạm ngưng 30 ngày cho sinh hoạt của Dera để suy ngẫm. Sau đó Dera có thể vào trang hội viên tranh luận (Sẽ do tôi quyết định, nếu tôi nhớ). Diễn đàn đang loại dần những người chưa đủ khả năng phản biện, nhưng thích chứng tỏ làm mất thì giờ.

Tôi ít khi giận ai và giận cũng không lâu. Nhưng tôi không muốn mất thì giờ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dare này thấy chú Thiên Sứ lý luận chưa thỏa đáng. Kiểu như có 2 người đang tranh luận về việc có Đức chúa trời toàn năng hay không. Người bảo có, kẻ bảo không. Lý luận của người bảo có là: chính đức chúa trời sẽ quyết định anh có tìm thấy ngài hay không. Như vậy, nếu anh chưa thấy đức chúa trời toàn năng thì là do ông ta chưa muốn cho anh nhìn thấy!

Các tiêu chí khoa học chỉ đúng trong một giới hạn. Tiêu chí này phụ thuộc vào trình độ nhận thức của chính những người đặt ra nó. Nó sẽ thay đổi theo thời gian. Nếu xem một thứ là đúng tuyệt đối mà không gắn nó vào một hệ quy chiếu không gian - thời gian - trình độ khoa học thì là sai lầm. Một người muốn chứng minh 1 lý thuyết thống nhất tuyệt đối nhưng lại phụ thuộc vào việc tiêu chí của lý thuyết thống nhất này cũng phải đúng tuyệt đối thì cuối cùng cũng phải tự chấp nhận một cái gì đó siêu hình tách khỏi đời sống. Đó chính là chấp nhận đức chúa trời toàn năng vậy (mặc dù dare thấy chú TS không khoái ông này).

Vài lời trong mục mạn đàm Dare mong chú không giận Dare nếu nói sai ý chú.

Tôi đưa anh Darettolead ra khỏi diễn đàn vì thái độ của anh trong phản biện học thuật - Gần đây anh tỏ ra thiếu quán sát chu đáo trước khi phản biện nên mang tính phản biện bừa bãi. Điều này rất ảnh hưởng đến uy tín của diễn đàn có mục đích trao đổi học thuật và đạt đến chân lý. Bởi vì thế gian này không phải ai cũng có chuyên môn sâu về lý học - còn kẻ tự nhận và có thể cũng có tên tuổi - thì đầy. Việc phản biện bừa bãi chỉ có ở những kẻ thiếu suy xét, muốn thể hiện hoặc tệ hơn nữa là xuất phát từ sự nhỏ nhen, ích kỷ. Và chính vì những sự phản biện bừa bãi thiếu suy xét này sẽ làm ảnh hưởng đến những người không chuyên môn hoài nghi tính chân lý và mục đích của diễn đàn. Cho nên tôi buộc lòng phải loại những người như anh ra khỏi diễn đàn này. Nhưng để chứng tỏ quyết định của tôi là đúng đắn và anh có thời gian suy ngẫm rút kinh nghiệm - nếu anh cảm thấy cần suy ngẫm - Tôi phân tích rõ hơn sai lầm của anh trong bài viết mà anh phản biện tôi.

Anh viết:

Các tiêu chí khoa học chỉ đúng trong một giới hạn. Tiêu chí này phụ thuộc vào trình độ nhận thức của chính những người đặt ra nó. Nó sẽ thay đổi theo thời gian. .

Điều này anh nói đúng ở phần đầu (Tôi tô đậm) . Và tôi bổ sung thêm để anh và những người quan tâm là: Hiện nay ngay khái niệm gọi là "Khoa học" cũng rất mơ hồ và chưa có một định nghĩa cuối cùng cho khái niệm này. Điều này tôi nói nhiều rồi. Còn vấn đề tiêu chí khoa học thì hiện nay cũng chưa hề có một hệ thống tiêu chí khoa học hoàn chỉnh, được công nhận là căn bản cho thế giới khoa học. Mà nó chỉ là sự tập hợp những tiêu chí riêng rẽ được cá nhân, hoặc một nhóm những nhà khoa học có uy tín đưa ra và được các nhà khoa học mặc nhiên công nhận và ứng dụng.

Bởi vậy, khi biện minh vấn đề - "Phong thủy là khoa học" với nhà khoa học Nguyễn Văn Tuấn trong chuyên đề: Hội thào Phong thủy - thì tôi căn cứ vào chính những tiêu chí khoa học mà ông Nguyễn Văn Tuấn đưa ra để biện minh, mà không cần biết những tiêu chí đó là của cá nhân ông ta hay đã được những nhà khoa học trên thế giới công nhận. Đơn giản chỉ vì ông Nguyễn Văn Tuấn là một nhà khoa học có uy tín quốc tế , tất nhiên những tiêu chí mà ông ta đưa ra sẽ mang tính khách quan xuất phát từ tri thức của ông ta, chứ không phải vì một sự ích kỷ, hoặc có tính vụ lợi trong việc phản biện tôi.

Nói như vậy để anh biết rằng về bản chất những tiêu chí khoa học, tôi hiểu rõ hơn anh nhiều. Nhưng anh sai ở phần sau. Vì đã là tiêu chí thì không có thể thay đổi. Nó chỉ có thể bổ sung mà thôi. Anh tự suy ngẫm điều này. Nhưng để đỡ mất thời giờ tranh luận vô bổ - tôi cũng tạm công nhận là anh cũng đúng luôn và cũng coi luôn đó là tiêu chí để xem xét vấn đề liên quan đến "tiêu chí của một lý thuyết thống nhất" mà ông SW Hawking đã đề cập đến trong cuốn "Lược Sử thời gian" của ông ta.

Ông Hawking đã đưa ra tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất. Có thể nói đây là sự tổng hợp ý kiến của nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới. Anh tự xem và tìm hiểu tiêu chí này trong cuốn sách nói trên - tôi không có thời gian dẫn trang mấy, dòng mấy, sách xuất bản bản năm nào...vv... Những tiêu chí này được đưa ra một cách khách quan - ít nhất có thể hiểu theo nghĩa nó không phải là do tôi tự đưa ra. Còn việc nó có thể thay đổi sau khi tôi gõ xong hàng chữ này - như anh nói: Nó sẽ thay đổi theo thời gian - thì chuyện đó là việc sau đó. Còn bây giờ những tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất được ông Hawking đưa ra trong cuốn "Lược sử thời gian" phổ biến khắp thế giới với hàng triệu bản riêng tiếng Anh - tất nhiên trừ những người khốn khổ bán ve chai lông vịt và bươi rác kiếm sống - nên mặc nhiên nó được thừa nhận như một tiêu chí khoa học cho một lý thuyết thống nhất ở tầm quốc tế. Và tôi căn cứ vào chính những tiêu chí đó để so sánh với thuyết Âm Dương Ngũ hành phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt và những tiêu chí khoa học khác để xác định rằng:

Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất.

Vì rằng thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử một thời huyền vĩ ở bờ nam sông Dương tử - thỏa mãn hoàn toàn với tiêu chí khoa học do ông SW Hawking công bố. Và cho đến bài giảng của chính ông Hawking - do ông Phạm Việt Hưng dịch - về việc tri thức khoa học hiện đại không có khả năng tiến tới một lý thuyết thống nhất - thì - đó là do hạn chế của tri thức khoa học hiện đại, chứ không phải là sự phủ nhận những tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất. Bởi vậy, khi ai đó muốn phủ nhận quan điểm của tôi xác định rằng thuyết Âm Dương Ngũ hành là lý thuyết thống nhất thì trước hết hãy gửi email đến ông Hawking chỉ ra những sai lầm của ông ta và các nhà khoa học thế giới trong việc đưa ra những tiêu chí của Lý thuyết thống nhất đã. Hoặc chí ít thì cũng phải vạch ra sự so sánh giữa các hiện tượng liên quan đến hệ thống lý thuyết của thuyết Âm Dương Ngũ hành với những tiêu chí của một lý thuyết thống nhất là khập khiễng. Tối thiểu cũng phải như vậy. Nhưng đấy không phải khả năng của mấy anh hoặc một cá nhân nào đó có thể làm được.

Bởi vậy với tầm tri thức như mấy anh - tốt nhất - nếu quả thực muốn tích lũy tri thức thì hãy tìm hiểu đi đã và cái gì không biết thì khiêm tốn học hỏi một cách lễ phép. Nếu rảnh thì tôi sẽ vui lòng chỉ bảo.

Khi ông Hawking dẫn những lý thuyết khoa học để xác định rằng: Không thể tìm ra được lý thuyết thống nhất và điều này phổ biến trên toàn thế giới thì các anh nên hiểu rằng:

Nếu quả thật có một lý thuyết thống nhất thì nó phải có giá trị vượt trội hơn hẳn tất cả các lý thuyết của nền khoa học hiện đại. Chứ đừng vội thấy người ta bảo có thì cũng nói có , khi người ta bảo không thì cũng bảo không. Đã vậy còn bày đặt khen ông Hawking là dũng cảm . Cứ làm như chính mính đã phản biện ông ta xong và ông ta nhận được sai lầm vậy. Vớ vẩn. Đấy là hạng người vỗ tay thuê, hùa theo số đông để kiếm chút danh lợi. Các anh hiểu không. Nhiều người cũng bảo tôi háo danh đấy! Nhưng nếu quả thực tôi háo danh thì tôi cũng làm như họ. Hơi đâu mà lao vào việc mà cả cái thế giới này chưa biết đến

Hãy suy ngẫm kỹ rồi hãy phát biểu nha.

Nick Daretolead từ nay sẽ không sinh hoạt trên diễn đàn này. Nên rút kinh nghiệm khi sinh hoạt ở diễn đàn khác nha. Và nếu như ở đâu đó có người nói rằng: "Làm gì có Lý thuyết thống nhất, cái tay Thiên Sứ ba sạo!" - thì các quí vị hãy nên nhớ rằng: "Chính cái lý thuyết ấy đã quyết định như vậy!" - Đó là Setephen Wiliam Hawking bảo thế!.

Hiện nay tôi cũng có thể quyết định như vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất.

Đạo Phật khởi nguồn từ chữ “ỨC” tất cả các sinh vật lúc sinhra đề thuần khiết như một giọt nước trong. Khi lớn lên phát triển thì “ỨC” chuyểnthành “TỨC” và “THỨC” rồi sinh ra “NGŨ UẨN”.

Tại sao không phải là lục uẩn hay tứ uẩn hay trong lý thuyết âm dương ngũ hành thì là tứ hành hay là lục hành. Liệu có sự liên hệ giữa đạo Phật và lý thuyết âm dương ngũ hành hay không?Ngũ hành là biểu hiện bên ngoài cuả tất cả về mặt vật chất còn ngũ uẩn thể hiệncái nội tâm bên trong của tất cả mọi sự vật. Phải chăng là đã tồn tại một lý thuyết chung cho toàn bộ thế giới từ rẩt lâu và do cơ duyên dân tộc Việt thì lưu giữ được phần xác của ly thuyết này và Ngài Thích Ca Mầu Ni nhân được phần hồn của nó. Cũng như trong tử vi Ấn Độ đổi chỗ Thuỷ Hoả, không giống tử vi Tàu mà giống tử vi Lạc Việt ta.

http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/17301-phong-thuy-tu-vi-an-do-va-doi-cho-thuy-hoa/

Vài lời thiển ý mongcác cô chú và anh chị chỉ bảo thêm cho.

Edited by motminhmotnoibuon

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đạo Phật khởi nguồn từ chữ “ỨC” tất cả các sinh vật lúc sinhra đề thuần khiết như một giọt nước trong. Khi lớn lên phát triển thì “ỨC” chuyểnthành “TỨC” và “THỨC” rồi sinh ra “NGŨ UẨN”.

Tại sao không phải là lục uẩn hay tứ uẩn hay trong lý thuyết âm dương ngũ hành thì là tứ hành hay là lục hành. Liệu có sự liên hệ giữa đạo Phật và lý thuyết âm dương ngũ hành hay không?Ngũ hành là biểu hiện bên ngoài cuả tất cả về mặt vật chất còn ngũ uẩn thể hiệncái nội tâm bên trong của tất cả mọi sự vật. Phải chăng là đã tồn tại một lý thuyết chung cho toàn bộ thế giới từ rẩt lâu và do cơ duyên dân tộc Việt thì lưu giữ được phần xác của ly thuyết này và Ngài Thích Ca Mầu Ni nhân được phần hồn của nó. Cũng như trong tử vi Ấn Độ đổi chỗ Thuỷ Hoả, không giống tử vi Tàu mà giống tử vi Lạc Việt ta.

http://diendan.lyhoc...i-cho-thuy-hoa/

Vài lời thiển ý mongcác cô chú và anh chị chỉ bảo thêm cho.

Trên diễn đàn này - tôi không nhớ nó nằm ở đâu - có một bài viết của ai đó đưa ra luận điểm của một giáo sư (Chưa rõ tên) cho rằng: Nếu đã là một lý thuyết thống nhất thì nó phải giải thích được cả những vấn đề tôn giáo và tâm linh. Tôi trả lời ngay: Đúng như vậy.

Vừa rồi ra Hanoi, có người đặt vấn đề tổ chức một buổi nói chuyện do tôi làm diễn giả chính, chủ đề tôi đặt ra là: Khoa học và những vấn đề tâm linh. Tuy nhiên đấy mới chỉ là những lời hứa của họ, tôi cũng quen với những lời hứa kiểu này rồi ....chìm xuồng.

Tất nhiên nói như thế có nghĩa là Phật Pháp và thuyết Âm Dương Ngũ hành cũng rất nhiều điểm tương đồng. Tôi cũng đã xác định ở đâu đó rằng: Nếu không có nhưng minh triết của Phật pháp thì tôi chưa chắc đã dám xác quyết thuyết ADNH chính là lý thuyết thống nhất và xác định rằng: Thuyết Big bang sai. Và rằng: Không bao giờ có Hạt của Chúa!

Nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương tử.

======================

PS:Tất cả mỗi cá nhân đều không cần quan tâm đến có hay không một lý thuyết thống nhất vũ trụ. Ngay bây giờ nếu ai đó không tin trái đất tròn và đứng yên với mặt trời quay quanh nó thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến công việc của họ.

Bởi vậy, khi tôi nói: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Mọi người đều có quyền không tin và tôi cũng không có quyền gì để bắt mọi người tin. Cũng chẳng ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới.

Lý thuyết thống nhất vũ trụ không phải để dùng bán ve chai lông vịt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đức chúa trời toàn năng!

Thuyết Âm Dương Ngũ Hành giải thích được Ngài là ai thông qua việc giải thích Địa Ngục ở nơi nào, do tất cả các nhà khoa học đều bế tắc trong việc giải thích cội nguồn của vũ trụ đành chấp nhập một "ai đấy" đã "sinh" ra vũ trụ.

Vâng, nó chính là học thuyết thống nhất vũ trụ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đức chúa trời toàn năng!

Thuyết Âm Dương Ngũ Hành giải thích được Ngài là ai thông qua việc giải thích Địa Ngục ở nơi nào, do tất cả các nhà khoa học đều bế tắc trong việc giải thích cội nguồn của vũ trụ đành chấp nhập một "ai đấy" đã "sinh" ra vũ trụ.

Vâng, nó chính là học thuyết thống nhất vũ trụ.

Đấy là hoangnt nói.

Tôi chỉ có mối liên hệ giữa hình tương Chúa Ba Ngôi, Phật Chuẩn Đề ba mặt với Tam Dương trong Đồ hình Hậu Thiên Lạc Việt và câu khắc trên đất sét của nền văn minh cổ Ba Tư:

Trên trời chỉ có ba

Dưới đất chỉ có ba

Theo tôi đó chính là hình tượng được tôn giáo hóa mô tả những quan niệm về khởi nguyên của vũ trụ của thuyết ADNH.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Mật Tông ra đời sau khi Phật Thích ca nhập diệt khoảng một nghìn năm. Lúc này Đạo Phật đã phân chia và suy vong. Và cũng tại thời điểm này, triết lý Đại Thừa đang hồi sung mãn nhất. Các Đại sư Ấn Độ đã sử dụng và sáng tạo từ Triết lý Đại Thừa một cách vô cùng phong phú. Trong đó triết lý Tánh Không và Bát Nhã được đặt làm nền tảng. Triết lý Sự Sự vô ngại và Lý Sự vô ngại của kinh Hoa Nghiên cũng được vận dụng. Tuy thế Mật Tông lại giữ cho sự phát triển bay bổng của nó một định hướng đúng đắn của Đạo Phật, bằng cách giữ nguyên truyền thống Giới – Định – Huệ, và sự tôn trọng các kinh điển thời Đạo Phật còn nguyên thủy. Mật Tông diễn tả bản thể nguyên thủy của thế giới tức PHẬT TÁNH bằng năm vị Phật Thiền (dhyana-Budhas), thường được gọi là Ngũ Trí Như Lai. Năm vị Phật Thiền tức năm Trí được chuyển hóa từ năm thức của tâm thế gian khi giác ngộ.

Posted Image

- Nhãn nhĩ tỉ thiệt thân thức sau khi giác ngộ sẽ biến thành Thành sở tác trí, được biểu tượng bằng Phật Bất Không Thành Tưu (Amoghasiddhi)

- Ý thức sau khi giác ngộ sẽ biến thành Diệu Quán Sát trí, được biểu tượng bằng Phật Vô Lượng Quang (Amitabha)

- Mạt-na thức khi giác ngộ sẽ biến thành Bình Đẳng Tánh trí, được biểu tượng bằng Phật Bảo Sanh (Ratnasambhava)

- Alaya thức khi giác ngộ sẽ biến thành Đại Viên Kính trí, biểu tượng bằng Phật Bất Động (Akshobyha).

- Trí Huệ toàn mãn gọi là Pháp Giới Thể Tánh trí, được biểu tượng bằng Phật Đại Nhật (Mahavairocana)

Phật giáo có tính minh triết lớn, nhưng xuyên suốt nó phải có một lý thuyết định hướng. Khởiđầu nguyên thuỷ là Ngài Cồ Đàm nhận thấy con người sinh ra lớn lên, già rồi chếtđi. Ai ai cũng vậy kể cả muông thú; ngài như vậy, con ngài rồi cháu của ngài cũngvậy….. tất cả đều không biết minh sinh ra để làm gì? Sao phải tuân theo quy luậtđấy? phải chịu mọi sự đau khổ bất hạnh của cuộc sống nhân gian. Luân hồi của mọingười chính là con họ, cháu chắt của họ. Muốn thoát khỏi luân hồi khổ sở đó conngười phải tự giải thoát cho mình. Trước khi ngồi dưới gốc Bồ Đề nghiền ngẫm đâutranh với bản ngã của mình, ngài Cồ Đàm đi học, đi thụ giáo của rất nhiều giáosỹ, của các vị Bà La Môn những người có học thức lúc đó. Phải chăng ngài đã tiếpnhận được lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành trong lúc đi tìm đạo rồi Ngài phát triển nó theo hướng Ngài đi giáo hoámọi người.

Edited by motminhmotnoibuon

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một thành viên trên diễn đàn gửi cho tôi một bài viết của giáo sư Tương Lai bàn về giáo dục. Tôi không mấy quan tâm đến nội dung bài viết, nhưng thấy đoạn kết của ông thật thú vị và tôi đưa lên topic này mặc dù nó có vẻ không liên quan gì đến nhau.

Câu chuyện thật của thế kỷ 21 để suy nghĩ thêm về cảm xúc con người trong xã hội.

Tại trại xe điện ngầm Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn vào buổi sáng tháng giêng lạnh lẽo năm 2007, một người đàn ông đàn liên tục 6 tấu khúc của Bach trên cây đàn vĩ cầm trong 45 phút . Ước chừng hơn 2000 người qua lại trạm xe điện ngầm trong khoảng thời gian đó và hầu hết những người ấy đều trên đường đi làm.

Sau ba phút, một người đàn ông trung niên nhận ra là có người đang chơi nhạc. Ông ta chậm bước và ngừng chân trong vài giây rồi lại hối hả theo thời khắc biểu đã định sẵn. Bốn phút sau, người đàn vĩ cầm nhận được đồng tiền đầu tiên: một phụ nữ vừa đi vừa liệng tiền vô cái nón mà không hề ngừng lại.

Phút thứ sáu: một thanh niên trẻ dựa vào tường và lắng nghe tiếng đàn, sau đó liếc nhìn đồng hồ đeo nơi tay và bước đi. Phút thứ mười: một bé trai khoảng 3 tuổi đứng lại nhưng bị mẹ lôi đi vội vã. Cậu bé trì lại và nhìn người chơi đàn lần nữa. Dù bị mẹ kéo đi, cậu bé vẫn luôn ngoái đầu nhìn. Nhiều đứa bé khác cũng quay đầu nhìn như thế và không cha mẹ nào lại không nhanh chóng kéo con mình đi cả.

Bốn mươi lăm phút đàn không ngừng, chỉ có 6 người thật sự dừng hẳn lại và lắng nghe trong một lúc. Khoảng 20 người cho tiền mà vẫn tiếp tục bước đi. Người chơi đàn nhận được tất cà là 32 đô la.

Sau một giờ, người đàn ông chấm dứt, thôi đàn và không gian trở nên im vắng. Không ai để ý. Không ai vỗ tay khen và cũng chẳng có ai lưu tâm. Nhưng không một ai biết điều này, người chơi đàn vĩ cầm đó là Joshua Bell, một cầm thủ lẫy lừng trên thế giới. Với cây đàn vĩ cầm trị giá trên 3 triệu rưỡi đô la, Joshua Bell đã trình diễn những tấu khúc tuyệt vời mà không ai có thể viết hay hơn đưọc nữa, đàn hay hơn được nữa. Hai ngày trước đây, Joshua Bell đã trình diễn ở Boston, nơi mà giá trung bình là 100 đô la một vé và nhạc viện bán sạch không còn dư một vé nào.

Đây là một câu truyện thật: việc Joshua Bell lặng lẽ chơi đàn tại trạm xe điện ngầm được báo Washington Post sắp xếp để xem cảm xúc con người trong xã hội như thế nào, họ nhận thức và lựa chọn ra sao…

Câu hỏi được đặt ra là tại nơi chốn thông thường trong giờ giấc không thuận lợi cho lắm, liệu chúng ta có nhìn ra được tài năng với bối cảnh không ngờ, và liệu chúng ta có nhận thức được cái đẹp và ngưng lại để thưởng thức nó hay không ?

Có thể kết luận về chuyện này như sau: Nếu chúng ta không có thì giờ ngừng lại một chút để lắng nghe người nghệ sĩ lừng danh trên thế giới đàn những tấu khúc mà không ai có thể viết hay hơn được nữa trên một cây đàn có những âm thanh tuyệt vời nhất thì chúng ta sẽ còn mất mát và bỏ qua bao nhiêu thứ tốt đẹp khác nữa trên cõi đời này.

30-3-12

Tôi lẩn thẩn nghĩ đến một số tình huống xảy ra:

A - Một người nào đó chợt nhận ra ông xẩm kéo đàn cò Tây ấy chính là Joshua Bell và hô lên: "Thiên tài Joshua Bell đang chơi nhạc Bach ở đây!". Thế là cả không gian của thế giới xe điện ngầm New York nhốn nháo. Họ rùng rùng kéo đến và bày tỏ sự ngưỡng mộ một thiên tài. các đồng cent và Dollar lẻ tung ra tới tấp. Chẳng mấy lúc thành một núi tiền trước mặt ông xẩm Hoa Kỳ. Trong đó có cả những tờ mệnh giá 100 dol.

Rồi họ về kể cho cả nhà nghe rằng thì là hôm nay trên đường xe điện ngầm, họ đã nhận ra Joshua Bell và đã cho hẳn 100 dollar. Nếu ở Việt Nam thì câu truyện sẽ được nói oang oang ở quán trà 5xu cho cả phố nghe thấy. "Mày không biết Joshua Bell là ai à? Đấy là một thiên tài chơi vĩ cầm với cây đàn 3.5 triệu Dol"

B - Một người ngưỡng mộ Joshua Bell đang chen chúc trước phòng bán vé và tỏ vẻ thất vọng vì hết vé vào xem buổi trình diễn của ông. Vé chợ đen cao ngất ngưởng (Ấy là tôi tưởng tượng Hoa Kỳ giống Việt Nam). Chợt Joshua Bell nhìn thấy ông ta:

B1 - Này anh soát vé! Cho tay kia vào xem miễn phí. Hôm nọ ở dưới đường xe điện ngầm thằng này là người duy nhất dựa lưng vào tưởng nghe tôi chơi nhạc đấy. Nó có vẻ có tai âm nhạc.

B2 - Này anh soát vé! Tống cổ thằng khốn nạn này ra khỏi cửa. Nó có vé cũng không cho nó vào. Hôm nọ ở dưới đường xe điện ngầm thằng này nó dựa lưng vào tưởng nghe tôi chơi nhạc đấy. Nhưng sau đó nó đi thẳng và chẳng cho tôi xu nào!

C - Tổng biên tập tờ Washington Post nói với Joshua Bell:

- 32 Dolla là thu nhập trong buổi trình diễn dưới đường xe điện ngầm theo hợp đồng giữa chúng ta thì tòa báo có 50%. Xin ông cầm 16 Dollar theo thỏa thuận. Qua đó ông thấy rằng: Thực chất thiên tài và thằng ăn mày đâu có khác gì nhau, nếu chẳng ai biết đến ông. Lấy 50% thu nhập là rẻ. Đáng nhẽ chúng tôi phải lấy đến 60% vì công PR cho ông.

Chỉ cần Việt sử 5000 năm văn hiến được công nhận và được hiểu là một chân lý. Thiên Sứ tôi rao bán lý thuyết thống nhất vũ trụ với giá 10. 000 VND, tương đương 50 cent.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay