Thiên Sứ

Bộ Sưu Tầm Cổ Vật Và Việt Sử 5000 Năm Văn Hiến

9 bài viết trong chủ đề này

BỘ SƯU TẦM CỔ VẬT VÀ VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN
Kính thưa quí vị.
Quan điểm của tôi rất rõ ràng: Khi đi tìm lại qúa khứ một thời kỳ lịch sử đã chìm sâu vào dĩ vãng thì những di vật khảo cổ, những văn bản cổ có nội dung mâu thuẫn với nhau, những di sản văn hóa phi vật thể .....đều là những hiện thực khách quan để minh họa cho một giả thuyết khoa học về lịch sử của quá khứ cần làm sáng tỏ. Một giả thuyết được coi là khoa học - trong bất cứ lĩnh vực nào - trong đó có giả thuyết về lịch sử về một thời đã chìm sâu vào dĩ vãng - được coi là đúng thì phải thỏa mãn tiêu chí khoa học cho một giả thuyết, một lý thuyết nhân danh khoa học.
Bởi vậy, những cổ vật mà tôi trưng bày qua hình ảnh ở đây - được công nhận là thật hay là được phục chế, không phải là điều tôi quan tâm - nhưng nó góp phần củng cố cho hệ thống luận điểm của tôi xác định Việt sử 5000 năm văn hiến một thời huy hoàng ở bờ nam sông Dương tử. Nước Văn Lang dưới sự trị vì của các vua Hùng : Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Tây giáp Ba thục và Đông giáp Đông Hải.
Dưới đây là ảnh chụp những di sản có từ hơn 2500 năm cách ngày này đến hơn 4000 năm cách ngày nay có những dấu hiệu của nền văn hiến Việt một thời huy hoàng bên bờ nam sông Dương tử sẽ lần lượt đưa vào topic này để quí vị và anh chị em khảo sát.
Cảm ơn sự quan tâm của quí vị và anh chị em.


Những thanh gươm cổ với những ký tự liên quan đến thời Xuân Thu Chiến Quốc

IMG_9147.jpg

IMG_9138.jpg

IMG_9139.jpg

IMG_9141.jpg

IMG_9142.jpg

IMG_9143.jpg

IMG_9144.jpg

IMG_9145.jpg

Còn tiếp

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

BỘ SƯU TẦM CỔ VẬT VÀ VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN
Tiếp theo

Những cổ vật bằng mã não và đá bán quý

IMG_9080.jpg
Kỳ lân hơn 3000 năm cách ngày nay.....

IMG_9087.jpg
IMG_9086.jpg
Nam tả nữ hữu.

IMG_9085.jpg
IMG_9083.jpg

IMG_9084.jpg

IMG_9082.jpg
IMG_9081.jpg
Những chiếc sọ người bằng mã não này liên quan gì đến những chiếc sọ người bằng thủy tinh đầy bí ẩn tìm được ở nhiều nới trên thế giới?

Còn tiếp

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

BỘ SƯU TẦM CỔ VẬT VÀ VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN
Tiếp theo

Kính thưa quí vị.
Đã có những bộ sưu tầm cổ vật cực kỳ giá trị liên quan đến Việt sử 5000 năm văn hiến, nhưng đám tư duy "ở trần đóng khố" đã phủ nhận một cách vô liêm sỉ văn hóa sử truyền thống Việt - một mực phủ nhận cho rằng "không có giá trị", rằng "chưa được kiểm chứng bằng phương pháp khoa học", rằng "chưa có cơ sở chắc chắn, bởi vị trí đào cổ vật không theo phương pháp khoa học truyền thống"...vv....Mặc dù, chủ nhân của nó thách đố tất cả các nhà khoa học liên quan chứng minh được cứ một món đồ cổ của anh ta là giả thì chủ sở hữu trả 10.000 USD. Tôi đã chụp ảnh toàn bộ những cổ vật có giá trị nghiên cứu và sẽ đưa lên đây để quý vị quán xét khi có dịp.

Hóa thạch cổ 125 triệu năm
IMG_9027.jpg
IMG_9028.jpg
Một con ốc sên có niên đại 125 triệu năm đã hóa thạch, cơ thể bên trong lớp vỏ biến hóa thành một loại đá gần như thạch anh cực quý. Con ốc được tách làm đôi từ hàng ngàn năm trước và để thành vật trang trí.


Cổ vật đồng có niên đại từ 3000 đến hơn 4000 năm cách ngày nay.
IMG_9089.jpg
Thố đựng rượu 4000 năm cách ngày nay

IMG_9088.jpg.
Cổ vật đồng khảm bạc 2500 năm cách ngày nay.

IMG_9092.jpg

Cổ vật đồng khảm bạc 2500 năm cách ngày nay.

IMG_9093.jpg

IMG_9094.jpg

Cổ vật đồng khảm bạc và chữ cổ xác định vật dụng trong vương phủ. 2500 năm cách ngày nay. Điều này xác định nghề khảm xà cử và khảm bạc đã có từ lâu trong văn hóa đời sống Việt và đây chính là danh từ có nghĩa của người Việt với khái niệm quẻ Khảm trong Kinh Dịch. Khảm nghĩa là đặt một vật chế lấp vào cái khuyết lõm. Đây cũng là hình tượng của quẻ Khảm.


IMG_9091.jpg
Cổ vật đồng khảm bạc và chữ cổ xác định vật dụng trong vương phủ.
2500 năm cách ngày nay.

Bộ cổ vật đồng miêu tả hình tượng trời tròn đất vuông
IMG_9095.jpg

IMG_9096.jpg
Người chim, hình tượng được cách điệu làm giá đỡ cổ vật. Hình tượng người chim có trong tất cả các nền văn minh huy hoàng thời cổ đại. Kể cả Ai Cập và văn minh Maya.

IMG_9099.jpg
Những hoa văn cách điệu ở trên cổ vật này gần giống với phong cách trang trí trên những cổ vật của nền văn minh Maya


Đồ thờ tự
hoặc đựng sách quý
IMG_9100.jpg
Cổ vật đồng hơn 3000 năm cách ngày nay

IMG_9101.jpg
Một chi tiết ở cổ vật này ở trên là: Một con rồng được cách điệu. Điều đặc biệt đáng lưu ý là con rồng này có cánh.

IMG_9102.jpg
Rồng được cách điệu - Một chi tiết khác cũng ở cổ vật này.


IMG_9103.jpg
Hình tượng chim Lạc trên đỉnh cổ vật


Còn tiếp

9 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những bộ lịch Cổ đại của các nước


1) Mayan-Aztec

Posted ImagePosted Image


Posted Image

2) Lịch cổ Egypte

Posted ImagePosted Image

3) Lịch cổ Liên Xô

<br style="line-height: 1.22em; ">Posted Image

4) The Canterbury Astrolabe Quadrant

Posted Image

5) Lịch Cổ Ấn Độ, Bengali, Nepali, Tamil, Kannanda.

Posted Image

<br class="Apple-interchange-newline">
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đó là các loại lịch được thiết lập từ vị trí địa dư cũng như thời đại khác nhau.. dựa vào các tinh tú qua sự hiễu biết, nhận định khác nhau mà làm lịch.


Họ thường dựa vào sự di chuyễn của Mặt Trời, Mặt Trăng và một số tinh tú khác. Rồi từ đó ..họ chia ra số ngày trong năm, tháng, v v


Quý độc giã đừng cảm thấy lạ lùng khi số ngày khác nhau giữa các lịch..


Ví dụ lịch Mayan-Aztec (ỡ khu vực Trung Mỹ) chia lịch ra 2 lãnh vực: 365 ngày trong năm là để dành cho Nông Nghiệp và Tế Tự. Đặc biệt cũa loại lịch ni là trong năm có dư ra một số ngày -- không nằm trong lịch -- mà không dựa vào thời gian !!


Lịch Mayan-Aztec dược xem là rất chính xác và đại cầu kỳ !!


 


Lịch Cổ Ai cập thì ra đời đã lâu lắm ..ít nhất cũng phải là 5 nghìn năm trước Chúa Giêsu Giáng Sinh. Lịch này được chia ra 12 tháng, mỗi tháng 3 tuần và mỗi tuần 10 ngày ..còn dư ra 5 ngày ?? Mấy cái vòng là dùng để mô tả lụt lội ..

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bộ xương chủ nhân ngôi mộ cổ thời Chiến Quốc biến mất bí ẩn

Phương Anh (Vietnam+)

lúc : 18/09/15 07:28

 

 

20150918_khaoco1.jpg
Hiện trường khai quật mộ cổ. (Nguồn: xxcb.cn)

Ngày 15/9, một ngôi mộ cổ có nhiều đặc điểm giống mộ Mã Vương Đôi thời Hán vừa được phát hiện tại một công trường xây dựng quận Khai Phúc, Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, miền Nam Trung Quốc.

Một công nhân họ Lưu tại công trường nói: "Những dụng cụ nhà bếp dưới lớp đất này rất giống những hiện vật trong bảo tàng nên chúng tôi đã lập tức thông báo cho lực lượng chức năng."

Máy xúc đào một hố vuông sâu 3, 4m nhưng dưới đáy hố chỉ còn lại một tấm quan tài được đắp bằng tầng đất màu trắng xám cao hơn 1m. Bên cạnh các hố vuông là gò đất, chứa rải rác rất nhiều mảnh quan tài dày hơn 10cm, và vẫn nhìn thấy rõ ràng những sơn mài màu đỏ ở trên.

Hiện vật được phát hiện có thể chia làm hai loại: bằng đồng và bằng sơn mài.

Nhân viên khảo cổ giới thiệu rằng lớp đất trắng có tác dụng bảo vệ các ngôi mộ và thực tế đã chứng minh tác dụng của nó.

Sau đó, họ còn phát hiện một thanh kiếm.

"Theo nhận định ban đầu thì ngôi mộ cổ này có từ cuối thời Chiến quốc đến đầu đời Tây Hán," Hà Húc Hồng, Viện trưởng Viện khảo cổ thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam.

Ông Hà nói những hiện vật được phát hiện lần này đều rất đẹp và nguyên vẹn gồm: chậu rửa mặt, kiếm, mác nồi bằng đồng và hoa tai, bao kiếm, tượng bằng sơn mài nhưng điều lạ lùng là không tìm thấy bộ xương chủ nhân ngôi mộ.

Theo phán đoán, chủ nhân ngôi mộ là một vị quý tộc thời Chiến quốc đến Tây Hán. Bởi kiếm và mác được tìm thấy nên người ta cho rằng chủ nhân ngôi mộ rất có thể là một người đàn ông.

Nhân viên khảo cổ nhận định những nét vẽ, chạm khắc trên những đồ vật vừa được khai quật rất giống với những đồ vật trong ngôi mộ Mã Vương Đôi thời Hán. "Ngôi mộ này mà mộ Mã Vương Đôi đều có quan tài được đắp bằng bột đất trắng và những đồ vật bằng đồng và sơn mài," Trương Đại Khả, nhân viên Viện khảo cổ Trường Sa cho biết.

Dưới đây là những hình ảnh về hiện trường khai quật ngôi mộ:

 

20150918_khaoco2.jpg
Thanh kiếm được phát hiện không hề han gỉ. (Nguồn: xxcb.cn)
 
20150918_khaoco3.jpg
Mác cũng được tìm thấy trong ngôi mộ. (Nguồn: xxcb.cn)
 
20150918_khaoco4.jpg
(Nguồn: xxcb.cn)
============================
Vào thời Chiến Quốc, biên giới Hán tộc chưa vươn tới Hồ Nam. Ngay cả thời Tây Hán đến Hán Vũ Đế Nam Việt Vương thống trị một vùng đất rộng lớn vẫn thuộc về văn minh Việt tộc. Tư Mã Thiên là một nhà sử học danh tiếng từ thời Tây Hán đã xác định rõ ràng trong cuốn sách nổi tiếng của ông, là cuốn "Sử Ký", đã viết: "Nam Dương tử là nơi Bách Việt ở". Bởi vậy, sự xuất hiện ngôi mộ này vào niên đại trên cho thấy một nền văn minh rực rỡ phi Hán đã phát triển ở miền Nam sông Dương Tử.
 
Hiện, tôi đang có những cố gắng cuối cùng để chứng minh cho Việt sử - chẳng phải vì sự ham hố danh vọng, tiền bạc - mà chỉ là cảnh lời cảnh báo về một chân lý bị vùi lấp sẽ gây hậu quả vô cùng tai hại.
Tôi rất hy vọng với phương pháp chứng minh của tôi sẽ có những phản biện mang đầy đủ tinh thần học thuật.

 

 

 

ĐÂY NỮA NÀY:

======================

Trung Quốc thấy bằng chứng về thành phố cổ lâu đời hơn Rome

(TTXVN/Vietnam+)

lúc : 17/06/15 17:57

 

Tại di chỉ Tam Tinh Đôi có niên đại hơn 3.000 năm, ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều đoạn tường thành của một thành phố cổ.

 

tam_tainh_doi_1.jpg
Di tích kiến trúc nằm dưới chân bức tường thành cổ ở Tam Tinh Đôi. (Nguồn: sohu.com)
 

Các đoạn tường thành ở phía Đông, Nam và Tây đã được tìm thấy, bên cạnh một số ngôi mộ cổ. Theo các chuyên gia, những đoạn tường thành xác nhận việc Tam Tinh Đôi đã từng là một thành phố cổ, chứ không chỉ đơn thuần là một điểm cúng tế như người ta tưởng.

Giới chuyên gia đánh giá Tam Tinh Đôi thậm chí từng là một trong những thành phố lớn nhất ở miền Nam Trung Quốc dưới thời nhà Thương (1600-1046 trước Công nguyên). Di chỉ này còn lâu đời hơn thành Rome của Italy được lập vào năm 753 trước Công nguyên và nhiều khả năng đã có một vị quân vương đứng đầu thành phố. Tuy nhiên, Tam Tinh Đôi đã bị lãng quên trong hàng ngàn năm và đến năm 1929 mới được tái phát hiện.

Hồi năm 1986, các nhà khảo cổ còn tìm thấy hai hố cúng tế lớn từ đời Thương và hàng ngàn di sản từ thời kỳ đồ đồng ở di chỉ này. Từ đó đến nay, họ đã làm việc say mê nhằm tạo được một bức tranh hoàn chỉnh về một nền văn minh đã mất.

Các chuyên gia vẫn chưa biết vì sao toàn bộ dân cư đã rời khỏi thành phố này. Việc không còn văn kiện cổ nào tồn tại tới nay khiến người ta càng khó xác định lý do. Có suy đoán cho rằng nơi này từng hứng chịu một trận động đất lớn./.

 

======================

Cách đây 3000 năm - Tức vào đầu thời Xuân Thu, người Hán chưa có cửa đặt chân quá Nam sông Dương Tử. Hiểu không? Vậy làm gì có "Đời nhà Thương" gây ảnh hưởng ở vùng đất này.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cận cảnh chiếc trống đồng Đông Sơn tại Timor Leste

lúc : 01/12/15 15:32

Trung Sơn (Vietnam+)
 

Chiếc trống đồng với đường kính 1,03 mét, cao 78 cm, nặng 80kg này được phát hiện tình cờ tại một địa điểm xây dựng ở Baucau, thành phố thứ hai của Timor Leste, vào cuối năm ngoái.

 

vnp_trongdong1.jpg

Nhà khảo cổ Nuno Vasco Oliveira giới thiệu về phát hiện đáng chú ý này. (Ảnh: Trung Sơn/Vietnam+)
 
vnp_trongdong2.jpg

Hình ảnh chiếc trống đồng Đông Sơn đang được lưu giữ, bảo quản tại Ủy ban Văn hóa Nghệ thuật Timor Leste. (Ảnh: Trung Sơn/Vietnam+)

 

vnp_trongdong3.jpg

Hình ngôi sao 12 cánh trên mặt trống, có thể tượng trưng cho 12 tháng trong năm. (Ảnh: Trung Sơn/Vietnam+)

 

vnp_trongdong4.jpg

Một trong 4 khối tượng cóc trên mặt trống. (Ảnh: Trung Sơn/Vietnam+)

 

vnp_trongdong5.jpg

Mặt trống. (Ảnh: Trung Sơn/Vietnam+)

 

vnp_trongdong8.jpg

 

Thân trống được tái hiện bằng công nghệ đồ họa. (Ảnh: Trung Sơn/Vietnam+)

 

vnp_trongdong9.jpg

Công tác phục chế. (Ảnh: Trung Sơn/Vietnam+)

=====================================

Thưa quý vị và anh chị em.

Tôi đã nhiều lần trình bày về sự di dân của các dân tộc trên đất nước Văn Lang xưa, mà chủ yếu là Việt tộc, đặc biệt sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại. Trống đồng Đông Sơn được tìm thấy ở Indo và nhưng di sản văn hóa phi vật thể Việt tồn tại ở đây, cho thấy rõ sự chính xác của luận điểm này. Bài viết này về một di sản khảo cổ tìm thấy ở Indo, một lần nữa xác định sự di tản trong một giai đoạn lịch sử khốc liệt của Việt tộc, trước sự thống trị của Bắc Phương.

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những giải mã bất ngờ về trống đồng Việt Nam

 

 

Thần Đồng (trống đồng) của Việt Nam khởi nguyên là vật linh (ấn tín) hay nhạc khí?
Thần Đồng (trống đồng) của Việt Nam khởi nguyên là vật linh (ấn tín) hay nhạc khí? Để trả lời được câu hỏi này, cần làm rõ một số vấn đề sau: Về nguyên tắc thì hợp kim của một loại nhạc khí là phải có 17% kim loại thiếc và không có kim loại chì: Thiếc có âm thanh đẹp, trong cứng, còn chì sẽ làm câm tiếng. Do đó, hợp kim đồng thau đúc Thần Đồng của Việt Nam kim loại thiếc chỉ có 0,5% tạo độ cứng, còn kim loại chì đến 25% - chì làm câm tiếng lại, nhưng chì mềm điền đầy các họa tiết hoa văn. Vậy Thần Đồng của Việt Nam không phải loại nhạc khí mà là Ấn tín của thời đại Hùng Vương.
Vật linh ấn tín biểu tượng vương quyền
Mỗi dân tộc trong thời tiền sử thường có một vật linh biểu tượng quyền uy của vị đứng đầu một tôn giáo hoặc tù trưởng: Có tộc, vật linh là chiếc gậy, có tộc vật linh là chiếc mũ. Vật linh ấy nếu kèm theo một câu Thần chú thì tạo nên sự linh nghiệm vô song như chiếc “Gậy”, cái “Nón” của Chử Đồng Tử – Tiên Dung. Về sau chiếc gậy, cái nón ấy là cây Vương trượng và chiếc mũ Niệm: Khi bị lột mũ Niệm, cất cây Vương trượng thì người đó không còn uy quyền gì nữa. Đó là giá trị của vật linh biểu chương Vương quyền.
Đến thời cổ đại, có tổ chức Nhà nước thì xuất hiện loại vật linh Ấn tín của nhà vua như Đỉnh đồng của nhà Thương Trung Quốc và Thần Đồng - Ngọc Lũ của vua Hùng nhà nước Văn Lang. Đến thời đại có chữ viết thì vật linh của các tôn giáo là Sử thi nói về lịch sử của tôn giáo đó, như đạo Phật có Kinh Phật, đạo Cơ Đốc có Kinh Thánh, đạo Hồi có Kinh Koran... 
 
 
 
Sự ra đời của mỗi loại vật linh ấy là kết tinh – hệ quy chiếu về nền văn hóa tư tưởng của mỗi Tôn giáo và Nhà nước đó. Đặc biệt, hoa văn Thần Đồng - Ngọc Lũ từ thời chưa có chữ viết, bằng những ký hiệu mật mã tạo nên bản Sử thi của dân tộc Kinh - Giao Chỉ biểu đạt về khởi nguyên và tiến trình vòng đời của con người: Đồng thời qua đó, mà hình dung về lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc từ khởi thủy cho đến ngày vua Hùng tuyên bố thành lập nước Văn Lang (xem bài Ý nghĩa hoa văn “Thần Đồng” Ngọc Lũ Báo KH&ĐS số 122 - Thứ 6 (10/10/2014).
Vào thời đại Hùng Vương, khi đội ngũ các “nhà khoa học”: Phù thủy, chiêm tinh, thầy bói phục vụ trong triều đình Văn Lang đã hoàn thành sứ mệnh, đúc vật linh Ngọc Lũ: Một hiện vật biểu tượng văn hóa mang tính quốc gia - kiệt tác có một không hai của nhân loại – hiện vật tâm linh, gọi là hèm. Hèm là từ khóa; kiêng dè, cấm kỵ, húy tiếng quốc tế gọi là Tapu, tiếng Thái ở Tây Bắc gọi là căm dam: linh thiêng, huyền bí, bí hiểm, điều không được nói ra động đến thánh thần, không phải dễ, ai cũng biết, muốn biết phải thông qua thần chú của thầy mo - khi đúc xong vật linh thì có lễ “hô thần nhập tượng” nên vật linh đã trở thành “thần”.
Vì thế, vật hèm Thần Đồng Ngọc Lũ đó là biểu tượng quyền uy, Ấn tín và là báu vật truyền ngôi của thời đại Hùng Vương. Tương truyền, trong những lần Vua Hùng cầm quân đi dẹp loạn bảo vệ sự thống nhất lãnh thổ của nước Văn Lang, Thần Đồng đã hiện hình giúp nhà Vua thắng trận. Vì vậy, vua Hùng đã phong cho Thần là Đại vương, và lập đền thờ Ngài trên núi Khả Lao, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa - còn gọi là “núi Thần Đồng” - nơi tìm ra kim loại đồng đầu tiên. 
 
Kẻ thù thay đổi tên của ấn tín
Người xưa cho rằng, cống nạp Ấn tín là tỏ lòng thuần phục, dùng sức mạnh đánh cướp Ấn tín là nước đó không còn Vua – mất Chủ, hoặc thay đổi tên của Ấn tín thì dù cư dân của nước đó có chôn giấu Ấn tín thì cũng không còn giá trị nữa. Vì thế, Mã Viện trong lần đưa quân sang Giao Chỉ đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40 - 43) biết giá trị của Ấn tín cho nên y gọi là “đồng cổ” – (trống đồng) thứ nhạc cụ. Chủ trương thâm hiểm đó của kẻ thù đã được chúng thực hiện thành công. Về sau này, khi chúng ta đào được Thần Đồng thì đều gọi là “đồng cổ” (trống đồng) thứ nhạc cụ, chứ không ai nghĩ đó là Ấn tín của thời đại Hùng Vương nữa.   
Tuy nhiên, để thực hiện được ý đồ xóa tinh thần Ấn tín, kẻ thù còn phải dùng một loạt biện pháp tiến hành triệt để nữa - tức là trong một ngàn năm Bắc thuộc, giới thống trị đã cho viết trên 40 đầu sách rêu rao, quảng bá thứ đồng cổ - trống đồng, và cho dân vùng Lưỡng Quảng biểu diễn tiết mục đánh trống đồng, nhưng phải kiên trì, lâu dài. Bởi lẽ, khi gọi hiện vật “đồng cổ” - (trống đồng) của Giao Chỉ là thứ nhạc cụ là mới mẻ quá, chưa đi vào nhận thức của cư dân ở vùng đó, cho nên nhà hào trưởng khi đúc trống đồng xong không dùng dùi đánh thử, để nghe tiếng kêu mà đặt trống đồng giữa sân, mở tiệc rượu mời đồng loại đến mừng. Người đến chật nhà, con trai con gái nhà hào phú dùng vàng bạc đúc thành thoa (hoa tai) dùng thoa gõ vào trống đồng rồi để lại cho nhà chủ - chỉ dùng thoa “gõ” thôi chứ không dùng dùi đánh thử (sách Quảng Châu ký của Bùi Thị khoảng năm 420 - 488). Phải đến sách Cựu Đường thư (940 - 946) mới xuất hiện việc đánh trống đồng và coi đó là một nhạc cụ. Từ giữa thế kỷ thứ X trở đi vùng Lưỡng Quảng mới chính thức đánh trống đồng thành tiết mục biểu diễn.
Nghĩa là kể từ khi Mã Viện gọi thứ vật linh hèm Ấn tín của người Kinh - Giao Chỉ là “đồng cổ” thứ  nhạc cụ thì sau 900 năm, sử của Trung Quốc mới chính thức gọi thứ vật linh hèm ấy là thứ nhạc cụ, đưa ra hai tiêu chí về đánh trống đồng cho vùng Lưỡng Quảng thực hiện.
GS H.Loofs - Wwiosowa người Australia, gốc Đức, từng ở trong đội quân viễn chinh Pháp có nhiều hiểu biết về văn hoá Việt Nam, với thuyết Biểu chương vương quyền coi Trống Đồng là vật tượng trưng cho quyền lực hợp pháp. Ông cho  rằng, có một quyền uy tôn giáo tồn tại ở Bắc Việt Nam trong thời cổ, tương tự với quyền uy của giáo hoàng phương Tây. Theo ông các tù trưởng bộ lạc ở nhiều vùng Đông Nam Á đã cử sứ bộ đến Bắc Việt Nam để xin ban các Trống Đồng mà với chúng, họ có thể làm vua hợp pháp.
====================================================
Điều này hoàn toàn đã có thể xảy ra. 
 
 
 
4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chùm ảnh:

Cận cảnh vũ khí cực manh của người Việt hơn 2000 năm trước

 

Sức mạnh vô song của nỏ Đông Sơn - vũ khí hủy diệt của người Việt đã được huyền thoại hóa và lưu truyền cho đến nay.

 

Redsvn-No-Dong-Son-01.jpg

red.png
 Không chỉ nổi tiếng với trống đồng, nền văn hóa Đông Sơn còn được biết đến với những loại vũ khí rất đa dạng và độc đáo. Trong số đó, nỏ Đông Sơn là một thứ vũ khí hủy diệt cực kỳ tinh xảo với sức hủy diệt đáng sợ, được lưu truyền trong sử sách. 

Redsvn-No-Dong-Son-02.jpg

Trong các cuộc khai quật ở Việt Nam, giới khảo cổ đã tìm thấy những chiếc lẫy nỏ bằng đồng có kết cấu rất phức tạp, được làm từ nhiều bộ phận đúc rời.

Redsvn-No-Dong-Son-03.jpg

 Lẫy nỏ Đông Sơn loại hình thành sớm thường gồm 3 bộ phận.

Redsvn-No-Dong-Son-04.jpg

 Những lẫy nỏ giai đoạn sau phức tạp hơn với 6 bộ phận là hộp cò, lẫy cò, thước ngắm và các chốt liên kết.

Redsvn-No-Dong-Son-05.jpg

 Chúng được chế tác hoàn hảo đến mức khi nhìn vào nhiều người sẽ lầm tưởng chúng là sản phẩm cơ khí của hàng nghìn năm sau.

Redsvn-No-Dong-Son-06.jpg

 Những hiện vật này chứng tỏ cha ông ta cách đây hơn 2.000 năm đã có trình độ kỹ thuật đáng khâm phục.

Redsvn-No-Dong-Son-07.jpg

 Mặc dù những gì còn sót lại không đủ để khôi phục lại hình hài toàn vẹn của nỏ Đông Sơn, nhưng sức mạnh của loại vũ khí này đã được huyền thoại hóa và lưu truyền cho đến nay.

Redsvn-No-Dong-Son-08.jpg

 Đó chính là câu chuyện về thành Cổ Loa được bảo vệ bằng nỏ thần của vua An Dương Vương, có khả năng bắn mỗi phát ra hàng loạt mũi tên đồng làm cho quân xâm lược phương Bắc phải khiếp vía.

Redsvn-No-Dong-Son-09.jpg

 Đây chắc chắn là một truyền thuyết được tạo nên từ sự kiện lịch sử có thật, khi các cuộc khai quật trong thế kỷ 20 đã phát lộ những kho chứa hàng vạn mũi tên đồng của thời Đông Sơn.

Redsvn-No-Dong-Son-10.jpg

 Đây chủ yếu là loại mũi tên ba cạnh, ba cánh đều nhau, có trụ thân, có chuôi, có họng tra cán và kích thước lớn, được chế tạo hoàn hảo, sắc nhọn.

Redsvn-No-Dong-Son-11.jpg

 Khi sử dụng, mỗi mũi tên được cắm vào chuôi bằng tre dài khoảng 1m, làm cân đối trọng lượng để tên bay xa và có khả năng sát thương lớn.

Redsvn-No-Dong-Son-12.jpg

 

 

 Dựa trên về truyền thuyết nỏ thần, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng người Việt cổ đã phát triển kỹ thuật tạo ra loại lẫy để một lần bóp cò có thể bắn được nhiều tên, còn gọi là nỏ Liên Châu...

 

http://www.reds.vn/index.php/dat-viet/10305-no-dong-son

Share this post


Link to post
Share on other sites