ChanThienNhan

Cô Tăng Vạn Lý Tìm Đại Đạo, May Gặp Di Lặc Chuyển Luân Vương

27 bài viết trong chủ đề này

Cô tăng vạn lý tìm Đại Đạo, May gặp Di Lặc Chuyển Luân Vương

Tác giả: Vương Tĩnh Văn

Để truy tìm chân lý Phật Pháp, bà đã chịu muôn thứ khổ; để tu luyện hoàn nghiệp, bà đã lưu lại truyền kỳ, nhiều phen thập tử nhất sinh, tựa như tái hiện Phật Milarepa thuở xưa. Hoa Ưu Đàm Bà La ghi lại trong kinh Phật đã khai nở, chính là lúc Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế độ nhân; câu chuyện của Thích Chứng Thông thật đáng để chúng ta suy ngẫm.

Câu chuyện này bắt đầu từ một tai nạn xe hơi tại Cao Hùng, Đài Loan vào tháng 6 năm 2002.

Hôm ấy trên phố người đi lại đông đúc, một chiếc xe gắn máy màu tím đang chạy trên đường, thì đột nhiên một chiếc xe hơi màu xám từ bên trái cấp tốc quẹo phải, trong chớp mắt đã đụng vào chiếc xe gắn máy, cả chiếc xe hơi đè lên người lái xe gắn máy. Khi ấy hai tiểu thư trên xe sợ quá: đây chẳng phải cán chết người hay sao? Hai người lập tức xuống xe, chỉ thấy một nữ tăng nhân tầm 40, 50 tuổi đang gắng sức ngọ nguậy để đứng dậy.

Hai cô gái sợ quá, một cô hỏi: “Thưa bà, bà không sao chứ?” Không thấy đối phương đáp lại. Chỉ thấy tăng nhân hai mắt nhắm chặt, mỗi cử động đều khiến toàn thân run rẩy. Một lúc lâu sau, bà mới mở mắt ra, gắng sức dùng tay ra hiệu một cách điềm tĩnh, có ý bảo đẩy giùm xe gắn máy lại. Sau đó, một cách rất khó khăn, bà lấy ra hai tờ truyền đơn từ ba lô đưa cho hai cô gái, đồng thời ra hiệu cho họ đi. Hai vị cô nương rất mừng vì tự mình đã chứng kiến kỳ tích, gặp được một ni cô câm mà hảo tâm. Đợi hai cô đi rồi, người ta mới thấy nữ tăng nhân cật lực bò lên xe gắn máy, chầm chậm lái đi.

Vị nữ tăng nhân này chính là pháp sư Thích Chứng Thông, năm nay gần 70 tuổi. Những ai hiểu được bà đều không khỏi cảm thán trước truyền kỳ về trải nghiệm thập tử nhất sinh của bà; để truy tìm chân lý Phật Pháp, bà đã chịu muôn vàn thứ khổ; có người đem trải nghiệm của bà ví như tái hiện cố sự Phật Milarepa năm xưa.

Vâng mệnh cha kết hôn, sinh con vẫn không giảm nguyện vong xuất gia

Posted Image

Thích Chứng Thông sinh ra tại một thôn làng nhỏ nghèo khó tại xã Lý Cảng, huyện Bình Đông, thuộc miền Nam Đài Loan. Bà từ nhỏ đã không thích chốn náo nhiệt, sau khi tan học thường đến một ngôi chùa ở gần đó, lặng lẽ ngồi tọa dưới gốc cây. Các nhà sư trong chùa hỏi bà có muốn xuất gia không, bà thành thực gật đầu. Năm hơn bốn tuổi, một hộ trong thôn làm đám cưới con, người cả thôn đều đi uống rượu cưới, bà hỏi nhỏ phụ thân: “Vì sao phải kết hôn vậy cha? Con lớn lên sẽ không như người này đâu”.

Vì bà bẩm sinh tính vừa lanh lợi vừa giản dị, nên từ năm 15 tuổi đã bắt đầu có người đến xin kết thông gia không ngớt, nhưng đều bị bà cự tuyệt. Tuy nhiên năm 21 tuổi, anh trai thầy giáo bà và phụ thân bà đi xa buôn bán cùng nhau, khi trở về đã định chuyện cưới xin, do vậy bà xuất giá.

Nháy mắt đã hai chục năm trôi qua, bà kinh doanh một công ty gia đình xuất khẩu thương mại. Bất chấp sự nghiệp phát đạt, được chồng quan tâm, hai trai một gái hiếu thuận, tất cả dường như không đem lại hạnh phúc thật sự cho bà. Bà thường khóc một mình, nước mắt đẫm hai má. Sau khi sắp xếp xử lý công việc bận rộn, bà đều ngồi xếp bằng trên ghế dựa, cung kính lấy ra kinh thư cất trong ngăn kéo rồi nghiêm túc đọc. Cảm thấy đời người ngắn ngủi, vạn sự vô thường, nguyện vọng xuất gia của bà càng ngày càng mạnh mẽ.

Nhất tâm hướng Phật đợi cơ duyên, cuối cùng cạo đầu đi tu

Hồi ấy Thích Chứng Thông mỗi ngày đều đả tọa vào sáng sớm, có thể nhìn thấy rất nhiều cảnh tượng. Thực ra bà từ bé đã khai mở thiên mục, có thể nhìn thấy rất nhiều cảnh tượng kỳ dị, chỉ là bà cho rằng ai ai cũng đều nhìn thấy như thế nên không đi nói với ai. Thời thơ ấu bà nhìn thấy vạn sự vạn vật đều đang sống, mỗi lần qua cầu, bà đều nói với cây cầu: “Xin lỗi, phiền cho ta qua nhé”. Nhìn thấy hoa cỏ cây cối, bà đều chào và hỏi thăm.

Có một lần vào buổi sớm một hôm nọ, bà ngồi đả tọa tại công ty và nhìn thấy đủ loại cá xếp thành hàng ngũ đang bơi qua, miệng đều ngoảnh về phía bà như đang kể lại điều gì. Bà thấy rất kỳ quái, mới hỏi một đồng nghiệp thích câu cá trong công ty: “Hôm qua anh đi đâu?” Người kia nghe xong đáp ngay: “Á! Chị biết rồi à! Không phải tôi làm đâu, tôi chỉ là chạy xe chở họ đi bắt cá thôi; họ dùng điện, đem bắt tất cả cá lên”. Bà nghe xong hai hàng nước mắt chảy dài.

Vừa mới học lái xe, một lần bà đột nhiên nhìn thấy xe huấn luyện viên biến thành rộng rãi phi thường, xuất hiện một cảnh tượng Phật quốc thù thắng trang nghiêm. Nguyên là trên xe huấn luyện viên mới treo một tấm bùa hình Phật khoảng hai tấc. Còn có một lần, bà từ phòng làm việc công ty đi tới nhà xưởng, đột nhiên nghe thấy “bang” một tiếng, chỉ thấy trên không trung nở ra một đóa hoa sen rất lớn. Bà thực sự cảm thấy tồn tại chân thật của thế giới Phật quốc, kinh Phật nói chẳng sai.

Sống giữa dòng thế tục thấm đẫm danh lợi tình, bà cảm thấy như bị giày vò ngày qua ngày. Khi ấy bà đã thụ “Bồ Tát giới tại gia”, đây đã là giới luật tối cao của cư sĩ không xuất gia, sau nữa là phải tu xuất gia.

Khi ở bên các con, bà thường kể chuyện Phật giáo cho chúng nghe, lại nói với chúng rằng một ngày nào đó mẹ của chúng sẽ ly khai thế tục, xuất gia tu hành. Bà nhất tâm hướng Phật, đến năm hơn 40 tuổi, cơ duyên cuối cùng đã chín muồi, người nhà của bà không nhẫn tâm lại để bà tiếp tục chịu giày vò nữa, đều đồng ý để bà xuất gia. Sau 40 năm chờ đợi đằng đẵng trong khổ sở, bà đã hoàn thành nhân duyên thế tục; bà cạo đầu trở thành một vị ni cô, pháp hiệu Thích Chứng Thông.

Làm trụ trì xây tinh xá, hành hương sang Tây Tạng suýt mất mạng

Đài Loan bảo lưu truyền thống văn hóa kính Thần của Trung Hoa, bởi vậy người ta đều tôn kính phi thường với người xuất gia, và các cư sĩ cũng cực lực cung dưỡng tăng nhân. Xuất gia không lâu, Thích Chứng Thông đã trở thành trụ trì của ngôi chùa. Sau đó dưới sự khẩn cầu của cư sĩ, bà xây dựng một miếu thờ (tinh xá) trên núi hoang.

“Khai phá núi rất khổ cực, làm cỏ san đất, tất cả đều tự mình làm. Một ngày tôi một mình làm đến nửa đêm, đột nhiên một con rắn độc, loại bách bộ xà bò tới, dừng trước mặt tôi. Tôi bảo nó quy y theo Phật, để nó đi thật xa, không được hại người, cũng không bị người làm hại. Nó nghe xong thuận theo gác thang mà bò đi”. Cũng như vậy, để khiến thật nhiều người hữu duyên tiếp xúc Phật Pháp, pháp sư Thích Chứng Thông trước sau đã xây ba tinh xá tại ba chỗ trên ngọn núi hoang.

Để tìm kiếm chân lý nhân sinh, khi đảm nhiệm chức trụ trì, Thích Chứng Thông còn nhiều lần thăm viếng danh sơn thắng địa để truy tìm dấu vết của Đại Giác Giả. Bà đã từng qua Tây Tạng, Himalaya, Trường Giang, thượng nguồn Hoàng Hà, núi Côn Lôn, Nepal và Ấn Độ.

Hành hương là rất khổ sở. Đường đi đều là nơi hoang dã, hoang mạc hoặc bãi sông, khi ăn cơm chỉ có thể đào một cái hố trên mặt đất để đun nước, sinh hoạt gian khổ phi thường. Khi đến Tây Tạng, do không khí loãng, Thích Chứng Thông bắt đầu xuất hiện phản ứng cao nguyên, cộng thêm gánh nặng chịu thống khổ cho một vị nữ cư sĩ đi cùng, kết quả tâm tạng chịu không nổi, suýt nữa mất mạng.

Tâm không thoái thác, cầm bát vân du, khổ tìm đường trở về

Tuy nhiên sau khi tiêu tốn rất nhiều tiền bạc và nỗ lực, Thích Chứng Thông vẫn không thu hoạch được gì mấy sau nhiều chuyến hành hương, “trong tâm không có cảm giác chắc chắn, đối với tu luyện lên tầng thứ cao như thế nào vẫn y nguyên không minh bạch. Đặc biệt là nhiều người bám theo tôi, khiến tôi cảm thấy rất hoảng hốt. Ngay cả tôi cũng không biết viên mãn như thế nào, thì làm sao giúp được họ đây?”

Để có trách nhiệm với người ta, Thích Chứng Thông kiên quyết ly khai đạo trường truyền thống, lựa chọn “chân trần cầm bát vân du”, phương thức truy tìm Phật Pháp thuần khiết nhất và cũng là khổ nhất của thời đại Phật Thích Ca Mâu Ni. Chính như bà viết trong một bài thơ: “Một bát cơm nghìn nhà, Cô tăng vạn lý du, Chỉ để thoát sinh tử, Hóa độ khắp xuân thu”.

Cầm bát vân du là phi thường gian nan. Ly khai tinh xá, một chút nguồn sinh hoạt cũng không có, quần áo, lương thực, nơi ở, thảy đều không có, hỏi sống làm sao đây? Đặc biệt trong xã hội hiện đại không có tôn trọng đối với tăng nhân như thời đại Phật Thích Ca Mâu Ni, để từ nhà người ta xin một chút cơm ăn, phải chịu các loại nhạo báng, nhục mạ, vũ nhục và bất lý giải, “đến đâu cũng thấy mỗi người một vẻ, có một nụ cười thiện tâm đối với tôi là một niềm cổ vũ lớn lao”. Tuy nhiên hết thảy đều không ngăn được niềm tin hướng về chân lý Phật Pháp của Thích Chứng Thông.

Mỗi ngày Thích Chứng Thông đều mang theo một cái ô, hành lý, túi ngủ, v.v. chân trần bước đi, liên tục không ngừng. Hai chân rất nhanh cọ sát đến mọc bóng nước, gan bàn chân tróc da, chảy cả máu, nhưng bà vẫn tiếp tục đi. “Khi bước đi trên đường nhựa rất bỏng, dẫm nhầm hòn đá trên đường, chân đau buốt đến tận tim. Tôi từng ngủ cạnh ngôi mộ, ngủ ngoài trời dưới gốc cây, ma nạn mà thân tâm phải chịu đựng là không cách nào biểu đạt. Tôi chỉ mong tìm được một con đường phản bổn quy chân, tìm được một vị sư phụ chân chính dẫn tôi trở về nhà”.

Thích Chứng Thông vô cùng khiêm tốn nội tâm, bà không nguyện ý nói ra nỗi khổ mà mình phải chịu, rất nhiều người ngoài coi là sự việc kinh thiên động địa, nhưng đối với bà đó chỉ là một hai câu ngắn ngủi mà bà kể lại mà thôi.

Thân tâm bên bờ tuyệt vọng, may gặp được Đại Pháp

Tuy nhiên vân du cũng không thể khiến Thích Chứng Thông đã hơn 50 tuổi tìm thấy chân Pháp chân Đạo, trái lại thân thể với bao bệnh tật thời niên thiếu, lại chịu bao đau khổ dằn vặt khi vân du khắp trong và ngoài nước, kết quả bách bệnh triền thân. “Phàm là những bệnh mà bệnh viện có thể kể tên ra, thì tôi đều có gần hết, đặc biệt là bệnh tim, bệnh dạ dày, bệnh thận, đau nhức kinh lạc, vẹo lệch sống eo, trật khớp cột sống, v.v. có rất nhiều”.

Các bệnh trên thân thể, cộng thêm tâm bệnh tìm không thấy chân lý, trong ngoài đều khốn đốn, khiến Thích Chứng Thông gần như tuyệt vọng, đặc biệt là sau năm 1992. “Trước kia tôi xem kinh thư, thấy đằng sau đều có nội hàm. Tôi có thể nhìn thấy chư Phật Bồ Tát, các chủng cảnh tượng thiên đường; tuy nhiên từ sau năm 1992, chúng đều biến mất. Điều này khiến tôi cảm thấy rất kỳ quái, cũng rất tuyệt vọng. Kinh Phật là dùng để độ nhân, nhưng hiện tại Pháp thân của Phật đã ly khai nhân gian rồi, rốt cuộc đã phát sinh sự việc gì?”

Mãi tới một ngày đầu năm 1998, một vị bác sĩ y thuật cao minh tặng bà một bản «Chuyển Pháp Luân». “Tuy khi ấy tôi còn chưa biết đây là cuốn sách gì, nhưng trước khi mở, hai tay tôi giương cuốn sách lên quá đỉnh đầu, rồi mới mở ra. Vừa nhìn thấy ảnh Sư phụ, nước mắt tôi bỗng chốc tuôn rơi, không biết là vì sao. Tôi hình như đã sáng tỏ thân phận, lai lịch của Sư phụ; tôi biết tôi cuối cùng đã tìm thấy Sư phụ chân chính rồi. Khi ấy nước mắt tôi cũng như những hột trân châu, nhỏ xuống từng giọt”.

Posted Image

“Đoạn thời gian ấy nước mắt tôi tựa hồ không ngừng tuôn rơi. Khi tôi nhìn thấy lần đầu học viên luyện công đả thủ ấn, nước mắt tôi chỉ là không ngừng nhỏ xuống, cảm giác phi thường thân thiết. Lần đầu tiên luyện công, tôi đã nghe thấy huyệt dũng tuyền ở hai chân tách mở ‘păng’ một cái, tôi thực sự thể nghiệm được cảm giác ‘trăm mạch đồng thời vận chuyển’. Toàn bộ cơ thể tôi rất nhanh ở trong trạng thái thoát thai hoán cốt, các loại bệnh đều tiêu mất sạch”.

Thích Chứng Thông kể, khi ấy bà mới minh bạch, Sư phụ Lý Hồng Chí là đang chân chính cứu người. Thảo nào hồi năm 1992 xem kinh thư Phật giáo, phát hiện thấy không có nội hàm nào đằng sau, bởi vì Sư phụ đã bắt đầu truyền Đại Pháp rồi, chúng Thần đều rời đi rồi.

“Sư phụ dùng toàn ngôn ngữ thiển bạch nhất của nhân loại, mà đem đạo lý cao thâm ra giảng xuất lai. Ví như nói, trong Phật giáo có các chủng giải thích đối với Phật, nhưng Sư phụ giảng: Người tu luyện giác ngộ rồi được gọi là ‘Phật’, chỉ một câu mà đã bao hàm nội dung hàng vạn quyển kinh thư. Lại ví như tu luyện rốt cuộc là gì, Sư phụ giảng, tu luyện chính là quá trình không ngừng tống khứ tâm chấp trước của con người; đây đều là đạo lý mà chúng tôi tu Phật mấy chục năm qua vẫn chưa minh bạch, Sư phụ chỉ một câu đã chỉ rõ ra rồi”.

Đại Pháp tựa như chiếc xe tốc hành, khiến con người viên mãn nhanh nhất

“Tháng 8 năm 1998, tôi may mắn được gặp Sư phụ sau Pháp hội Singapore, khi ấy tôi hỏi Sư tôn: ‘Con trước đây đã là đệ tử của Phật, hiện nay vẫn là đệ tử của Phật, xin hỏi con có thích hợp tham gia hoạt động Đại Pháp hay không?’ Sư tôn sau khi khai thị một đoạn Pháp lý, nói có thể tu”.

Posted Image

Posted Image

Từ đó, Thích Chứng Thông đem toàn thân tâm đặt vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, lại nghĩ đem lịch trình muôn vàn khổ sở tìm kiếm chân lý của mình cho nhiều người hơn nữa biết. Bà trước tiên tìm những người xuất gia và cư sĩ mà bà biết trước đây, thế nhưng trong số họ không ít người không thể lý giải. Có người nói bà phản bội sư môn, có người phản đối bà mặc y phục người xuất gia để đi hồng truyền Pháp Luân Công, thậm chí có người nửa đêm gọi điện thoại quấy nhiễu bà.

Thích Chứng Thông lúc này mới minh bạch, vì sao lần đầu tiên gặp được Sư phụ, trong tâm bà vang lên câu: “Chư vị đang hô khẩu hiệu, luôn miệng nói phải tu luyện, nhưng thực sự khi đến lúc, chư vị lại không đến đắc chân Pháp”. Tuy nhiên bà cũng không vì vậy mà chán nản, bởi vì có rất nhiều người hữu duyên đang đợi ngoài chùa chiền. Thế là bà đến đâu cũng giới thiệu Pháp Luân Công với người ta, dạy người luyện công học Pháp, giúp thành lập điểm luyện công mới.

Một lần tại lớp dạy Pháp Luân Công cho các giáo viên Đài Loan, bà giới thiệu với các giáo viên ở dưới bục: “Tôi nguyên là tu luyện Phật giáo, nhưng tôi đến muộn rồi; tôi không bắt kịp truyền pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni, chỉ bắt kịp thời kỳ mạt pháp. Nhưng tôi rất có may mắn, lỡ mất dịp này, nhưng lại gắng sức lên được chiếc xe tốc hành; tuy rằng cất bước chậm, nhưng tôi đã đạt mục đích, Pháp Luân Công tựa như chiếc xe tốc hành ấy, có thể khiến con người viên mãn mau lẹ nhất”.

Posted Image

Về không ít người trước đây từng học qua pháp môn khác mà nay không dám luyện Pháp Luân Công vì sợ sư phụ cũ không vui, Thích Chứng Thông nói: “Cũng giống như chúng ta đi học, từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học, nghiên cứu sinh, đến tiến sĩ, thầy giáo trước đây của chúng ta không chỉ vì chúng ta nhận thầy giáo khác mà không cao hứng, chỉ cần chúng ta đề cao lên, thì sư phụ trước đây của chúng ta càng cao hứng”.

Nhẫn chịu trọng thương tông xe, luyện công hồng Pháp giảng chân tướng

Trong khi giúp nhiều người hơn nữa liễu giải Pháp Luân Công, Thích Chứng Thông trước sau bị 5 lần xe hơi đâm rất nghiêm trọng, đúng là thập tử nhất sinh. Sáng sớm một ngày năm 1999, trời còn chưa sáng, bà đã lái xe máy tham gia điểm luyện công buổi sáng sớm và bị một kẻ say rượu đâm trúng. Lúc ấy xương cánh tay trái của bà bị đâm gẫy, mạch máu bị vỡ, toàn bộ cánh tay biến thành tím đen, lại sưng phù lên.

Khi kẻ say rượu tỉnh lại, anh ta hét lên: “Thật xin lỗi, để tôi đưa bà đi bệnh viện nhé, nếu không chị gái tôi mắng chết tôi”. Nhưng Thích Chứng Thông từ từ bò dậy khỏi mặt đất, nói mình không hề gì và để anh ta đi. Bà leo lên xe gắn máy đến điểm luyện công, nhưng không nói với ai về sự việc tông xe, mà nhẫn nhịu đau đớn do gãy xương và luyện công cùng đám đông. Sau khi đồng tu phát hiện ra, họ vô cùng kính phục lực nhẫn nại của bà.

Hơn một tháng sau, trong tình huống không có trị liệu nào, đoạn xương gẫy của bà đã liền lại, so với trị liệu của bệnh viện còn nhanh hơn. Sau đó một người trong giới y học hiểu biết sự việc nói: “Theo phân tích hiện trường, xương sườn của bà khẳng định đã bị đâm gẫy, không tin cứ hỏi bà”. Thích Chứng Thông cười, nói: “Đúng vậy, gẫy rồi, người ta không nhìn thấy, tôi cũng không nói nữa”.

Cũng như vậy, bằng nghị lực siêu thường, Thích Chứng Thông đã vượt qua mấy ma nạn nữa, và trong mắt bà, những tai nạn đụng xe này đều là hoàn trả nghiệp lực còn thiếu trong quá khứ, chịu khổ có thể tiêu nghiệp. Có một lần đụng xe, ngón tay ở tay phải của bà bị đâm quẹo ngược ra đằng sau, nhưng bà nhẫn chịu đau đớn, tự mình bẻ ngón tay quặt trở lại. Tuy nhiên do dây chằng bị kéo đứt, tới hiện tại ngón tay bà có lúc vẫn còn đau.

Trở lại sự kiện Thích Chứng Thông bị xe hơi chèn lên toàn thân như cối xay. Kỳ thực khi ấy bà bị nội thương nghiêm trọng, phần thân trên, tim và phổi đều đau buốt. “Lúc ấy trong tâm tôi chỉ nghĩ tới một sự việc, tôi phải đuổi kịp tàu hỏa và tham gia hội đọc sách, các ý niệm khác đều không có nữa”. Lúc bấy giờ bà đau đến mức không mở mắt ra được, nói không ra lời, người khác lại cho rằng bà bị câm. Hôm ấy bà nhẫn chịu đau đớn để bắt kịp xe lửa, ngồi trên xe lửa ba tiếng đồng hồ, đến miền Trung tham gia học Pháp tập thể cứ cách một ngày. Tối hôm đó xách hành lý lên lầu, đau đến mức ngủ không nổi, cũng không còn sức lực để mà nằm xuống nữa.

Đau đớn dữ dội, mỗi phút mỗi giây đều như vậy, nhưng không để người khác biết. Sáu ngày sau, bà nhẫn chịu đau đớn đi sang Nga là nơi thủ lĩnh Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân viếng thăm, cùng cộng đồng học viên Pháp Luân Công kêu gọi chấm dứt bức hại. Trong bốn ngày bốn đêm, bà liên tục lấy từ bi hồng đại và phát xuất ý niệm cường đại với hy vọng quy chính bầu không khí chính-tà. Sau đó, bà cùng đồng tu tới Iceland và đả tọa phát chính niệm trên một sườn núi nhỏ; mỗi tế bào của Thích Chứng Thông đều vật lộn trong đau đớn, thế nhưng bà vẫn kiên trì giữ vững.

Buổi tối trước khi trở về Đài Loan, Thích Chứng Thông cảm thấy bản thân đang ở trong trạng thái hấp hối. Bà tĩnh tĩnh ngồi dậy đả tọa, vừa nhẫn chịu vừa nghe tiếng các bạn cùng phòng thảo luận, cuối cùng rơi vào giấc ngủ. Hôm sau tỉnh dậy, bà cảm thấy mình đã sống lại rồi. Đối với lần khảo nghiệm sinh-tử này, Thích Chứng Thông vẫn đối đãi bình thản như mọi ngày.

Ưu Đàm Bà La hoa khai, Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế độ nhân

Theo kinh Phật ghi lại: Long Hoa tam hội nguyện tương phùng, sau năm mươi ức năm, Phật Di Lặc hạ thế, giảng Pháp tam biến, độ hết tất cả chúng sinh hữu duyên.

Thích Chứng Thông nói: “Ngay từ lần đầu tiên nhìn thấy ảnh Sư tôn, bỗng chốc nước mắt tôi tuôn rơi, không hiểu vì sao, trong nội tâm hình như đã sáng tỏ về thân phận và lai lịch của Sư tôn. Mãi tới hai năm sau, khi tôi lần đầu tiên xem băng hình giảng Pháp của Sư tôn tại Bắc Kinh năm 1996, xem đến đoạn giảng Pháp về Phật Di Lặc chuyển thế, mới minh bạch ra: Sư tôn chính là Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế, cũng là Phật Di Lặc tái sinh”. Tới năm 2008, khi Thích Chứng Thông tận mắt nhìn thấy hoa Ưu Đàm Bà La, bà lại càng minh bạch hơn nữa về sự việc này.

Posted Image

Về hoa Ưu Đàm Bà La, quyển 4 kinh «Pháp Hoa Văn Cú» viết: “Ưu Đàm hoa, có nghĩa là may mắn linh thiêng. Ba nghìn năm mới nở một lần, khi nở là Kim Luân Vương xuất hiện”. Quyển 8 kinh «Huệ Lâm Âm Nghĩa» ghi rõ: “Ưu Đàm hoa, là lược dịch sai từ tiếng Phạn cổ. Đúng Phạn ngữ là Ô Đàm Bạt La, nghĩa là điềm lành linh dị. Đây là Thiên hoa, thế gian không có loại hoa này. Nếu Như Lai giáng sinh, Kim Luân Vương xuất hiện ở thế gian, thì nhờ đại phúc đức của Ngài mà xuất hiện loài hoa này.” «Chuyển Luân Thánh Vương tu hành kinh» cũng nói: “Bấy giờ Chuyển Luân Vương dũng mãnh nói: ‘Kim Luân này đúng là vật báu báo điềm lành của Ta, Ta hiện nay đúng là Chuyển Luân Thánh Vương’”.

Trên thực tế, ngay từ đầu năm 2005, người ta đã phát hiện khoảng chục đóa hoa Ưu Đàm Bà La mọc trên tượng Bồ Tát trong thiền viện Tu Di Sơn ở Hàn Quốc. Sau đó, các nơi trên thế giới liên tục xuất hiện loại hoa mang điềm lành này. Thân hoa Ưu Đàm Bà La mỏng như sợi tơ tằm, sắc hoa trắng như tuyết, xung quanh tỏa ra vầng sáng nhàn nhạt, có bông còn phát xuất hương thơm thoang thoảng. Điều đặc biệt nhất là loài hoa này có thể mọc trên bất kỳ vật dẫn nào, cho dù là tượng đồng, sắt thép, thủy tinh, hay là keo dán, trái cây, thực vật, v.v. Bất kể nóng lạnh thế nào, bất kể nơi chốn nào, đều có thể khai nở.

Posted Image

Hoa Ưu Đàm Bà La được phát hiện mọc trên kính lớp học ở trường tiểu học Dân Hùng Quốc tại Gia Nghĩa, Đài Loan. (Ảnh: Tô Thái An/Đại Kỷ Nguyên)

“Sau này tôi mới minh bạch ra, Phật Tổ nói năm mươi ức năm sau Phật Di Lặc hạ thế, đối ứng với nhân gian chính là ngày hôm nay, bởi vì không gian khác nhau có khái niệm thời gian khác nhau. Trải qua hơn 10 năm tu Đại Pháp, tôi ngày càng kiên tín, Sư tôn là đến phổ độ chúng sinh”. Tại hội trường cuộc thi Piano do Đài truyền hình Tân Đường Nhân tổ chức—ở Đại học Đài Nam, bên ngoài bức tường nhẵn bóng của thính phòng âm nhạc, Thích Chứng Thông đã tận mắt chứng kiến hoa Ưu Đàm Bà La. Điều này khiến bà càng minh bạch rằng Chuyển Luân Thánh Vương đã hạ thế truyền Pháp phổ độ chúng sinh, con người có thể không ly khai thế tục mà tu thành Như Lai.

Hồi tưởng lại hơn 10 năm tu luyện trong Đại Pháp, Thích Chứng Thông cảm thán nói: “Tôi có dùng hết ngôn ngữ của nhân loại cũng không cách nào biểu đạt được cảm ân và tôn kính của mình đối với Sư tôn. Càng tu càng thấy Đại Pháp vô biên, không lời biểu đạt, càng tu càng thấy bản thân còn thua xa yêu cầu của Sư tôn. Vào ngày sinh nhật của Sư tôn 13 tháng 5, tôi xin dùng bài thơ dưới đây để biểu đạt lòng cảm kích của tôi: ‘Khi Phật tại thế ta đắc Pháp, Khi Phật Chính Pháp ta đang tìm, Mừng gặp kiếp này đủ phúc phận, Được thấy chân Phật thân vàng kim’”.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đáng suy ngẫm thêm nữa là:

Nếu giả thuyết Lý Hồng Chí là Bồ Tát Di Lặc hạ sinh tu chứng Thành Phật.

Thì tai sao lời nói của Lý Hồng Chí lại tiêu cực, khô khan như vậy. Có thể nói là hạ thấp (một cách lầm lẫn) về cuộc đời tu và truyền đạo của Phật Thích Ca, cũng như của Tổ Bồ Đề Đạt Ma.

Phật Thích Ca truyền lại Y Bát để các Tổ làm vật tín ấn chứng, cho đền đời Lục Tổ Huệ Năng thì Y Bát trả về cho Tổ Ca Diếp, Tổ Ca Diếp sẽ trao Y Bát đó cho Phật Di Lặc.

Nay hỏi Lý Hồng Chí xem có Y Bát của Phật Thích Ca không nhé, nếu có thì mâu thuẫn với sự kiện Lý Hồng Chí có vợ có con.

Ma cảnh giới, đầy thứ tà kiến.

Suy ngẫm đi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đáng suy ngẫm thêm nữa là:

Nếu giả thuyết Lý Hồng Chí là Bồ Tát Di Lặc hạ sinh tu chứng Thành Phật.

Thì tai sao lời nói của Lý Hồng Chí lại tiêu cực, khô khan như vậy. Có thể nói là hạ thấp (một cách lầm lẫn) về cuộc đời tu và truyền đạo của Phật Thích Ca, cũng như của Tổ Bồ Đề Đạt Ma.

Phật Thích Ca truyền lại Y Bát để các Tổ làm vật tín ấn chứng, cho đền đời Lục Tổ Huệ Năng thì Y Bát trả về cho Tổ Ca Diếp, Tổ Ca Diếp sẽ trao Y Bát đó cho Phật Di Lặc.

Nay hỏi Lý Hồng Chí xem có Y Bát của Phật Thích Ca không nhé, nếu có thì mâu thuẫn với sự kiện Lý Hồng Chí có vợ có con.

Ma cảnh giới, đầy thứ tà kiến.

Suy ngẫm đi.

Chuyện này có liên quan gì đến Lý Hồng Chí đâu? Chuyện ông ta lấy vợ và lý thuyết của ông ta là hai vấn đề khác nhau. Tôi không hiểu gì về Pháp Luân Công và bản thân cũng là tín đồ Phật giáo . Nhưng việc ông Lý Hồng Chí thuyết phục hàng trăm triệu con người thì cũng cần xem xét xem kỹ lý thuyết ấy có gì hấp dẫn hay ma mị. Không nên vội chỉ trích hay ủng hộ. Nếu quả là lý thuyết Pháp Luân Công sai thì cần phân tích và chỉ ra cái sai đó, chứ chỉ trích cực đoan làm cho người ngoài cuộc có khi hiểu nhầm Phật giáo.

Vài lời chia sẻ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện này có liên quan gì đến Lý Hồng Chí đâu? Chuyện ông ta lấy vợ và lý thuyết của ông ta là hai vấn đề khác nhau. Tôi không hiểu gì về Pháp Luân Công và bản thân cũng là tín đồ Phật giáo . Nhưng việc ông Lý Hồng Chí thuyết phục hàng trăm triệu con người thì cũng cần xem xét xem kỹ lý thuyết ấy có gì hấp dẫn hay ma mị. Không nên vội chỉ trích hay ủng hộ. Nếu quả là lý thuyết Pháp Luân Công sai thì cần phân tích và chỉ ra cái sai đó, chứ chỉ trích cực đoan làm cho người ngoài cuộc có khi hiểu nhầm Phật giáo.

Vài lời chia sẻ.

Cháu xem lời chú rồi tìm đọc Chuyển Pháp Luân II.

Phật Thích Ca thấy thì nhiều như lá ở trong rừng, còn nói thì ít như lá ở trong nắm tay. Nhưng Lý Hồng Chí lại chấp rằng Phật Thích Ca nói thế nào thì chỉ thấy được tới ấy.

Tại vi quan, họ có thể thấy được rằng trong một hạt cát có tam thiên đại thiên thế giới. Phật Thích Ca Mâu Ni từng giảng học thuyết tam thiên đại thiên thế giới mà. Ông nói hệ Ngân Hà có ba nghìn tinh cầu giống như [của] nhân loại chúng ta, và con người như con người chúng ta. Thực ra, đâu chỉ là ba nghìn. Ông cũng giảng rằng, trong một hạt cát có tam thiên đại thiên thế giới. Trong một hạt cát cũng có tồn tại ba nghìn thế giới như của nhân loại; quả là bất khả tư nghị. Khai mở thiên mục rồi thì có thể phóng đại mà nhìn các thứ; Ông đã tại vi quan mà thấy được vi quan đến thế rồi. Nhưng, hãy thử nghĩ tiếp, trong một hạt cát có tam thiên đại thiên thế giới, như vậy tam thiên đại thiên thế giới trong hạt cát đó chẳng phải là cũng có biển sao, có sông sao? Như vậy trong hạt cát của sông ấy cũng lại có tam thiên đại thiên thế giới phải không? Do đó, Phật Thích Ca Mâu Ni chưa thấy đến bản nguyên của vật chất. Ông giảng rồi, ‘kỳ tiểu vô nội’, nhỏ đến mức không thấy bản nguyên của vật chất.

@All:

Cứ đà suy luận như Lý Hồng Chí thì đảm bảo Thiền Tông là tu chắc ăn nhất, nhất định là như thế. Nhưng Lý Hồng Chí lại chặn Thiền Tông ngay từ lời nói đầu trong sách.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại vi quan, họ có thể thấy được rằng trong một hạt cát có tam thiên đại thiên thế giới. Phật Thích Ca Mâu Ni từng giảng học thuyết tam thiên đại thiên thế giới mà. Ông nói hệ Ngân Hà có ba nghìn tinh cầu giống như [của] nhân loại chúng ta, và con người như con người chúng ta. Thực ra, đâu chỉ là ba nghìn. Ông cũng giảng rằng, trong một hạt cát có tam thiên đại thiên thế giới. Trong một hạt cát cũng có tồn tại ba nghìn thế giới như của nhân loại; quả là bất khả tư nghị. Khai mở thiên mục rồi thì có thể phóng đại mà nhìn các thứ; Ông đã tại vi quan mà thấy được vi quan đến thế rồi. Nhưng, hãy thử nghĩ tiếp, trong một hạt cát có tam thiên đại thiên thế giới, như vậy tam thiên đại thiên thế giới trong hạt cát đó chẳng phải là cũng có biển sao, có sông sao? Như vậy trong hạt cát của sông ấy cũng lại có tam thiên đại thiên thế giới phải không? Do đó, Phật Thích Ca Mâu Ni chưa thấy đến bản nguyên của vật chất. Ông giảng rồi, ‘kỳ tiểu vô nội’, nhỏ đến mức không thấy bản nguyên của vật chất.

Theo đoạn trích dẫn trên thì đúng là ông Lý Hồng Chí hiểu sai rồi. Hình ảnh "tam thiên, đại thiên thế giới trong một hạt cát", hoặc "vũ trụ trong đầu mảy lông" là Đức Phật muốn nói so với cái vô cùng thì mọi cái hữu hạn - dù lớn đến như cả vũ trụ - đều nhỏ. Trong tất cả cái hữu hình và vô hình đều có cùng tính chất. Tương tự như Lý học: "Mỗi con người đều là một tiểu vũ trụ" và đều bao hàm "tính thấy" theo Phật pháp....Đấy là tận cùng của giải thoát. Là tự do cuối cùng. Nhưng nhận thức được là một chuyện, còn đạt được hay không thì hành trình còn nhiều gian nan....

Hôm nào rảnh tôi sẽ phân tích chi tiết đoạn trên so với minh triết Phật giáo. Tất nhiên là sự phân tích khách quan có đối chiếu với các hệ quy chiếu khác là Lý học, Khoa học....vv....

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cách hiểu của họ Lý khá là nông cạn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Diễn đàn Lyhocdongphuong cũng dễ dãi hợp lý để cho các thành viên bàn luận. Thấy tiềm năng như vậy nên mấy năm trước Rubi đã dụ các học viện PLC tìm vào đây http://lyhoc.vstatic.net/public/style_emoticons/default/1.gif.

Bên diễn đàn Chinhphap gì đó, Rubi có nick, hình như là Hapro. Hapro mà bàn bên chinhphap thì chắc là sẽ bị chủ diễn đàn cấm khẩu.

Cơ địa là như vầy http://lyhoc.vstatic.net/public/style_emoticons/default/39.gif .

Ps:

Ở các diễn đàn khác, các học viên PLC cũng không được thuận lợi như ở đây đâu. Nhưng có một điểm khác là cách viết bài của các Học viên PLC có sự rút kinh nghiệm cho nên khi đăng bài ở đây thấy có vẻ đỡ "cuồng" hơn. Xem sách của Lý Hồng Chí viết bao nhiều là điều phi thường, các học viên PLC không cuồng lên mới là chuyện lạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cô tăng vạn lý tìm Đại Đạo, May gặp Di Lặc Chuyển Luân Vương

....

Về hoa Ưu Đàm Bà La, quyển 4 kinh «Pháp Hoa Văn Cú» viết: “Ưu Đàm hoa, có nghĩa là may mắn linh thiêng. Ba nghìn năm mới nở một lần, khi nở là Kim Luân Vương xuất hiện”. Quyển 8 kinh «Huệ Lâm Âm Nghĩa» ghi rõ: “Ưu Đàm hoa, là lược dịch sai từ tiếng Phạn cổ. Đúng Phạn ngữ là Ô Đàm Bạt La, nghĩa là điềm lành linh dị. Đây là Thiên hoa, thế gian không có loại hoa này. Nếu Như Lai giáng sinh, Kim Luân Vương xuất hiện ở thế gian, thì nhờ đại phúc đức của Ngài mà xuất hiện loài hoa này.” «Chuyển Luân Thánh Vương tu hành kinh» cũng nói: “Bấy giờ Chuyển Luân Vương dũng mãnh nói: ‘Kim Luân này đúng là vật báu báo điềm lành của Ta, Ta hiện nay đúng là Chuyển Luân Thánh Vương’”.

Trên thực tế, ngay từ đầu năm 2005, người ta đã phát hiện khoảng chục đóa hoa Ưu Đàm Bà La mọc trên tượng Bồ Tát trong thiền viện Tu Di Sơn ở Hàn Quốc. Sau đó, các nơi trên thế giới liên tục xuất hiện loại hoa mang điềm lành này. Thân hoa Ưu Đàm Bà La mỏng như sợi tơ tằm, sắc hoa trắng như tuyết, xung quanh tỏa ra vầng sáng nhàn nhạt, có bông còn phát xuất hương thơm thoang thoảng. Điều đặc biệt nhất là loài hoa này có thể mọc trên bất kỳ vật dẫn nào, cho dù là tượng đồng, sắt thép, thủy tinh, hay là keo dán, trái cây, thực vật, v.v. Bất kể nóng lạnh thế nào, bất kể nơi chốn nào, đều có thể khai nở.

Posted Image

Hoa Ưu Đàm Bà La được phát hiện mọc trên kính lớp học ở trường tiểu học Dân Hùng Quốc tại Gia Nghĩa, Đài Loan. (Ảnh: Tô Thái An/Đại Kỷ Nguyên)

“Sau này tôi mới minh bạch ra, Phật Tổ nói năm mươi ức năm sau Phật Di Lặc hạ thế, đối ứng với nhân gian chính là ngày hôm nay, bởi vì không gian khác nhau có khái niệm thời gian khác nhau. Trải qua hơn 10 năm tu Đại Pháp, tôi ngày càng kiên tín, Sư tôn là đến phổ độ chúng sinh”. Tại hội trường cuộc thi Piano do Đài truyền hình Tân Đường Nhân tổ chức—ở Đại học Đài Nam, bên ngoài bức tường nhẵn bóng của thính phòng âm nhạc, Thích Chứng Thông đã tận mắt chứng kiến hoa Ưu Đàm Bà La. Điều này khiến bà càng minh bạch rằng Chuyển Luân Thánh Vương đã hạ thế truyền Pháp phổ độ chúng sinh, con người có thể không ly khai thế tục mà tu thành Như Lai.

Sự vụ Hoa Ưu Đàm giống hệt Trứng Côn Trùng là điểm quái đản. Hoa Ưu Đàm có ai thấy bao giờ đâu nhỉ, mấy năm trước mới thắy các học viên PLC phô ảnh Hoa Ưu Đàm, giờ lại thấy phô ảnh trứng côn trúng nở ra những côn trùng giống như bọ xít. Hoa Ưu Đàm mà lại giống trứng côn trùng thì lạ, e rằng chẳng phải Hoa Ưu Đàm thật.

Lại có chuyện các học viên PLC giữ gìn Hoa Ưu Đàm trong nhà mấy năm nay mới ngộ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cô tăng vạn lý tìm Đại Đạo, May gặp Di Lặc Chuyển Luân Vương

...

Hồi tưởng lại hơn 10 năm tu luyện trong Đại Pháp, Thích Chứng Thông cảm thán nói: “Tôi có dùng hết ngôn ngữ của nhân loại cũng không cách nào biểu đạt được cảm ân và tôn kính của mình đối với Sư tôn. Càng tu càng thấy Đại Pháp vô biên, không lời biểu đạt, càng tu càng thấy bản thân còn thua xa yêu cầu của Sư tôn. Vào ngày sinh nhật của Sư tôn 13 tháng 5, tôi xin dùng bài thơ dưới đây để biểu đạt lòng cảm kích của tôi: ‘Khi Phật tại thế ta đắc Pháp, Khi Phật Chính Pháp ta đang tìm, Mừng gặp kiếp này đủ phúc phận, Được thấy chân Phật thân vàng kim’”.

Posted Image

Vễ Lý Hồng Chí đẹp nhờ.

Nhục kế nổi cao trên đầu Rubi cũng có à nha, 100%, mẹ Rubi còn ngạc nhiên khi một lần sờ vào, các huynh đệ của Rubi cũng đều biết. Nhục kế là biểu tượng của Vô Kiến Đỉnh Tướng, tức là biểu trưng của Phật Tính, của Tâm Tông, của Thiền Tông.

Lý Hồng Chí nói trong Chuyển Pháp Luân I: Thiền Tông là pháp môn dùi sừng bò gì đó. Vậy thì nên thay cái sừng bò vào đỉnh tướng của Lý Hồng Chí trong bức hình trên.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Không biết nói sao khi nhìn cái hình trên. Thiệt là họ Lý này tham dục hết chỗ nói!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Do đó, Phật Thích Ca Mâu Ni chưa thấy đến bản nguyên của vật chất. Ông giảng rồi, ‘kỳ tiểu vô nội’, nhỏ đến mức không thấy bản nguyên của vật chất.

Đoạn trên của ông Lý Hồng Chí thì tôi đã phân tích rồi. Còn đoạn này - nếu đúng là ông Lý Hồng Chí đã phát biểu như vậy thì tôi nghĩ ông ta đã hiểu sai rất căn bản của Phật pháp.

Phật pháp chia vật chất làm bẩy dạng gọi là "vi trần". Dạng nhỏ nhất là "Lân vi trần" và sau "lân vi trần" thì vật chất không tồn tại ở dang có trọng lượng - nói theo ngôn ngữ khoa học. Nguyên văn bản dịch tiếng Việt là "biến thành hư không". Đây chính là một dạng tồn tại của vật chất mà Lý học gọi là "Khí".

Nhưng trong tạng kinh "Phật đỉnh Thủ Lăng Nghiêm" - mà tôi đã trích dẫn rất nhiều trong cuốn sách đã xuất bản : "Đức Phật khai ngộ về tính thấy" (Sau này khi viết lại tôi bỏ đoạn này vì đã định nghĩa lại về vật chất) - thì Phật pháp không coi hư không là hoàn toàn "không". Vì - theo lý luận của Đức Phật - khi người ta nhận thức được hư không thì thì hư không đã chứa đựng "Tính thấy" - chứ không đơn giản là so sánh giữa cái có và cái không. Bởi vậy, cho rằng Phật Pháp không nhận thức được bản chất của vật chất là một sai lầm rất căn bản của ông Lý Hồng Chí.

Có thể nói rằng: Nếu thiếu kiến thức về Phật Pháp thì tôi không dám xác định : Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang mơ ước. Và có lẽ tôi còn chần chừ khi xác định rằng: "Không có Hạt của Chúa". À! Mà hết tháng Ba dương lịch rồi, sao chưa thấy công bố kết quả thí nghiệm của CERN nhỉ?

Nhân đây xin muôn vạn lần cảm tạ anh linh tổ tiên đã để lại một biểu tượng rất độc đáo để con cháu đời sau tìm về nguồn cội của một tri thức siêu việt với danh xưng văn hiến. Đó chính là chuyện "Sự tích cây nêu". Chiếc áo cà sa của Đức Phật phủ bóng lên cây nêu - một trong những ý nghĩa của hình tượng này là hãy đi tìm bản chất của Thái cực - khởi nguyên của vũ trụ - trong minh triết Phật giáo. Đó chính là "Tính thấy" và sự giải thoát.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thi thoảng có 1 giáo (môn) phái nào đó được phát triển mạnh mẽ,ở đây đúng sai chưa kiểm chứng thì Giáo Chủ hay ảo tưởng mình là đấng tối cao, thật bất kính khi thay đổi hình khí của Đức Phật!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tìm kiếm miệt mài: Nguyện vọng tăng nhân Hàn Quốc cuối cùng đã toại nguyện

[Vi phạm nội quy] Vào giữa tháng Năm, đoàn nghệ thuật Thần vận Mỹ quốc kết thúc 81 xuất trình diễn luân lưu thế giới của năm 2007. Ở cuối tháng Tư, đoàn nghệ thuật Thần vận cũng từng trình diễn 3 xuất tại Hàn Quốc, đã cảm động dân tộc Hàn Quốc vốn có nguồn gốc văn hóa Trung Hoa nồng hậu. Rất đặc biệt ở chỗ có rất nhiều tăng nhân, tăng ni, tu nữ đến xem diễn xuất, tại sao người tu luyện lại có hứng thú đối với nghệ thuật diễn xuất?

Trong đó có một vị đến xem diễn xuất tên là Ngô Vĩnh Khuê, ông ta là một vị tăng nhân 85 tuổi. Ông nói: “Tôi vốn không có hứng thú đối với bất cứ mọi việc trên đời, từ nhỏ thì đã chưa từng xem diễn xuất gì, xem diễn xuất nghệ thuật gì cũng không cảm thấy hứng thú. Nhưng diễn xuất của Thần vận không giống như vậy. Sự diễn xuất như vậy không thể hoàn toàn đem nó xem là biểu diễn nghệ thuật, nội dung trong ấy rất thâm sâu, bao gồm rất nhiều đạo lý tu luyện, mĩ miều không thể miêu tả bằng ngôn ngữ. ”Ngô vĩnh Khuê nói rằng trong quá trình xem diễn xuất, ông không ngừng rơi lệ, tại sao có những cảm xúc đặc biệt như thế đối với diễn xuất như vậy, thì phải bắt dầu nói từ cuộc đời của Ngô vĩnh Khuê.

Mộng của bà mẹ mang thai

Posted Image

Nhà sư Ngô Vĩnh Khuê đang tập thiền Pháp Luân Công.

Trước khi Ngô vĩnh Khuê chào đời, mẹ của ông đã sinh bốn đứa con gái, vì mãi sanh con gái, đối với gia đình Hàn Quốc trong Nho giáo mà nói đây đương nhiên là một bất hạnh lớn. Thậm chí trong nhà có người lên tiếng đuổi bà ra khỏi nhà cho nên bà thường đến miếu lạy Phật, sau này thì đã mang thai. Trưóc khi sinh Ngô vĩnh Khuê, bà đã nằm mộng, trong mộng thấy Phật từ trên trời xuống cho bà một cuốn sách, lại mộng thấy một đứa bé nhảy qua nhảy lại, nhưng nhảy đến trong nước cũng không bị ngộp, nhảy đến trong lửa cũng không bị phỏng. Bà liền nghĩ nguyên nhân có thể là vì bà ta thường xuyên lạy Phật, sau này đợi đứa bé trưởng thành phải cho nó đến Miếu học hỏi.

Mong đợi của tuổi thơ ấu

Tại quê của Ngô vĩnh Khuê có một người già, là người hầu của Hoàng đế Cao Tông của thời đại Triều Tiên Hàn Quốc. Ngô vĩnh Khuê bái ông ta làm Sư lúc tám tuổi, theo ông ta học chữ Hán, lúc đó vị thầy này đã ngoài 70 tuổi, ông ta rất quen thuộc với cuốn sách “Cách Am Di Lục”. ( “Cách Am Di Lục” là một cuốn sách tiên tri rất nổi tiếng tại Hàn Quốc, nghe nói vào thời trung kỳ Triều Tiên một học giả chuyên về Thiên văn tên là Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, thời thiếu niên gặp một Thần nhân được bí cấp khi lên núi Kim Cương nhưng Nam Sư Cổ thông suốt thiên văn địa lý vẫn chưa lãnh hội ý sâu sắc trong đó, cho nên chỉ là dựa theo sự dặn dò của Thần nhân mà đem ghi chép xuống. Nam Sư Cổ bút hiệu Cách Am cho nên đặt tên cuốn sách là “Cách Am Di Lục”. ) Ông thầy không những truyền dạy chữ Hán, đồng thời cũng thường xuyên giảng dạy học sinh đạo lý làm người và đạo lý nhân sinh, Ông ta từng nói với Ngô vĩnh Khuê rằng: “Nếu con có thể sống đến trên 70 tuổi, thì có thể thấy được Phật Di Lặc đến trần thế truyền Chính Pháp, lúc đó thế giới này sẽ trở thành tốt. Sẽ xảy ra sự biến hóa giống như khai thiên lập địa vậy. Ta thì không đợi được đến ngày ấy lại không có con cháu rất là đáng tiếc. Nhưng con muốn sống được đến lúc ấy, thì nhất định phải làm được là mọi việc đều nghĩ đến người khác; phải hiếu thảo cha mẹ, khi xảy ra sự biến hóa khai thiên lập địa, chỉ có con có hiếu mới có thể sống sót; còn không được làm việc trái với Pháp; phải kính trọng bất cứ ai, sự thật một người thiết tha nghĩ đến người khác thì cũng là vì bản thân. ” Những lời dặn của thầy, Ngô vĩnh Khuê mãi nhớ trong lòng, vì tuân theo lời của thầy mà ông ta đã cố gắng rất nhiều, luôn thiết nghĩ đến người khác, giúp đỡ người, như giúp ngưòi khiêng đồ đạc…đã trở thành thói quen, sự việc như vậy xảy ra rất nhiều.

Ngô vĩnh Khuê nói rằng, có một năm vào Tết. Chị của ông đã may một bộ áo mới cho ông, lúc ấy mẹ ông đã qua đời, gia đình cũng không khá giả. Ngô vĩnh Khuê mặc bộ áo mới ấy vào vui vẻ đi tìm bạn nhỏ, nhưng sau khi đến nhà bạn, nhìn thấy bạn đang khóc, bởi vì cha của người bạn ưa cờ bạc, sinh kế trong nhà đều dựa vào bà mẹ may quần áo cho người ta mà duy trì, rất là khó khăn. Trong mùa Tết, tuổi trẻ đều có áo mới mà bạn ông ta không có. Ngô vĩnh Khuê hay được thì trong lòng rất là khó chịu, nên ông đã đem bộ quần áo mới của mình cho người bạn nhỏ ấy, chính mình mặc lại quần áo cũ, đã bị chị của ông ta mắng một trận bởi sự việc này. Lúc ấy, trong đầu óc của Ngô vĩnh Khuê chỉ có một cách nghĩ, thì là nhất định phải đợi đến ngày Chính Pháp khai truyền.

Tìm kiếm mãi mấy mươi năm

Sau này Ngô vĩnh Khuê từng đến chùa, nhưng tăng nhân trong chùa lại theo đuổi tiền bạc, trong chùa không xong, lại bắt đầu đến hang núi tu luyện, đã từng sống một thời gian với một người tu Đạo. Nhưng lại phát hiện Đạo sĩ này đã tu 30 năm rồi, vẫn còn vì chút việc nhỏ nhặt mà thường xuyên bực tức, nóng giận, nên Ngô vĩnh Khuê cho rằng ở nơi như vậy tu thêm 100 năm cũng vô ích.

Thời gian thấm thoát trong sự tìm kiếm thì Ngô vĩnh Khuê đã là người gần 60 tuổi. Ngô vĩnh Khuê cảm thấy phải đọc kỹ lưỡng tám vạn Đại Tạng kinh một cách có hệ thống nên đã xuất gia đi tu. Sau này thì đã vào Đại học Phật Giáo. Khi đi học Đại học Phật Giáo, lúc ấy giảng Niết Bàn Kinh (những năm cuối của Phật Thích Ca tức là kinh đã giảng trong thời sắp niết bàn). Những năm cuối của Phật Thích Ca giảng: “Tôi truyền Pháp 48 năm, những gì đã giảng đều là giả nghĩa sĩ, là vì xây nền tảng cho chân nghĩa sĩ xuất hiện trong tương lai. Từ nay bắt đầu giảng những tình huống chân chính. ” Nội dung sau đó chính là đã ghi chép trong “Kinh Niết Bàn”, đã giảng là vào thời kỳ mạt Pháp sẽ xuất hiện sự việc Chuyển Luân Thánh Vương (cũng gọi là Pháp Luân Thánh Vương). Ngô vĩnh Khuê nói, lúc ông nghe đến câu truyện này lập tức tỉnh táo.

Sau này Ngô vĩnh Khuê đã đến một chùa ở Giang Nguyên Đạo (địa danh Hàn Quốc), học tập kinh sách tại nơi ấy, rồi bị giữ lại tại nơi ấy giảng kinh. Nhưng đọc kinh trong chùa chỉ học những gì ở bề ngoài, Phật kinh phải mất 20 năm mới có thể học xong thì trong vòng một năm đã giảng hết rồi, giảng bài chỉ cần nhanh chóng lật trang là được rồi. Ngô vĩnh Khuê nói: “Tâm đố kỵ và lòng tham vẫn còn rất nghiêm trọng ở trong chùa, có một tăng nhân còn ép chúng tôi ăn thịt, sau đó tôi rời khỏi nơi ấy đến nhà một người bạn. Người bạn này ở gần tại quê quán của Giang Tăng Sơn (người sáng lập Tăng Sơn Đạo tại Hàn Quốc). Làng này đại khái có 2.000 hộ, người già trong làng đều là đệ tử Giang tăng Sơn.

Có một lần, Ngô vĩnh Khuê nhìn thấy một số người già đang chỉ vào một cánh đồng lúa, vỗ tay kêu lên Phật Di Lặc đã đến thế gian, tại sao chúng ta còn không hay biết? Ngô vĩnh Khuê nghe được câu nói này rất là kinh ngạc, hỏi rằng: “Ý của các vị là như thế nào? Phật Di Lặc ở đâu?” họ đã trả lời, Thời xưa ông Giang đã tiên đoán rằng khi cánh đồng cây tùng trước thôn làng trở thành vườn dâu, sau đó lại trở thành cánh đồng ruộng, thì Di Lặc Phật sẽ đến. Thời ấy ở đó vì mở đuờng sá, thật sự đã đem vườn dâu xưa ấy trở thành cánh đồng ruộng.

Thời ấy là năm 1982, tôi thấy được dự ngôn này thật sự hiện ra, thì nói với bạn tôi rằng: “Hiện giờ tôi đã không cần thiết có nhà cửa, tôi phải đi tìm Di Lặc Phật”. Thì như vậy, Ngô vĩnh Khuê đã rời khỏi nhà bạn, vân du khắp nơi cả nước Đại Hàn, nhưng lại không tìm được. Sau này đột nhiên Ngô vĩnh Khuê nhớ lại một câu nói của Giang Tăng Sơn: “Đi tìm Di Lặc Phật chỉ tốn công, nếu ngồi mà tu Đức, Di Lặc Phật sẽ đến tìm các vị”, cho nên Ngô vĩnh Khuê bắt đầu định tâm lại, khắc khổ tu hành tại một chùa, giờ phút nào cũng đểu suy nghĩ làm như thế nào mới có thể làm tốt.

Pháp Luân Thánh Vương đã thuật trong kinh sách Phật Giáo

Bắt đầu từ năm 1988, Ngô vĩnh Khuê tập trung học tập “ Niết Bàn Kinh” vì kinh này giải thích rất khó, nhưng Ngô vĩnh Khuê có thể lý giải, nên đã giảng kinh này cho học giả và tăng nhân, nhưng người có thể hiểu rõ thì không bao nhiêu. Trong kinh này giảng “Ý trong kinh rằng không đến thời điểm ấy thì nghe không hiểu”. Trong quyển 17 giảng: “Chưa đến lúc thì đừng nên mở sách ra”, có lẽ giảng là ý như vậy. Nội dung trong kinh đều giảng: “Khi Pháp Luân Thánh Vuơng xuất hiện mới là chính Pháp. Trước đó thì không có chính Pháp”. Trong kinh sách nói: “Kinh sách của Phật Pháp Tiểu Thừa đều là vì nghênh đón Chuyển Luân Thánh Vương ra đời mà xuất hiện, ngoại trừ việc này ra thì không có một ý nghĩa khác”. Đây chính là nội dung chủ yếu nhất của “Niết Bàn Kinh”. “Niết Bàn Kinh” nói: “Từ cổ chí kim Chuyển Luân Thánh Vương chỉ có một vị, Chuyển Luân Thánh Vương không xuất hiện thì không xuất hiện chính Pháp, Chuyển Luân Thánh Vương một khi xuất hiện thì đạo tặc trên thế giới sẽ huớng về Thiện”. “Niết Bàn Kinh” còn nói: “Pháp Luân Thánh Vương đang đào tạo Bồ Tát, Đại Bồ Tát, một ngày nào đó đột nhiên xuất hiện, khiến người đời chấn động kinh hoàng, đến lúc ấy tất cả đều sẽ thay đổi. ” “Bí mật Tạng” trong Phật Giáo cũng nói về câu chuyện của Chuyển Luân Thánh Vương.

Cơ duyên đã đến, Ngô vĩnh Khuê nói sinh mạng của ông chính là vì chờ đợi chính Pháp, trong “Cách Am Di Lục” nói đến chính Pháp truyền ra vào năm 1993, năm 2005 truyền khắp thế giới, đừng nên mất đi cơ duyên tu Đạo này, trong thời gian phát sinh biến hóa khai thiên tịch địa, phải vượt qua được mà sống sót. Sách dự ngôn này còn nói, tương lai có thể không nhất định giống y như sách đã giảng. Phật Chủ (Di Lặc Phật) đến thế gian là Phật Chủ làm Chủ tất cả, đến lúc ấy tuyệt đối không giống như trong sách dự ngôn đã giảng. Tại vì phương pháp tu luyện hiện nay đều không thể tu thành. Vậy thì Ngô vĩnh Khuê bắt đầu vừa giảng sự lý giải của “Niết Bàn Kinh” cho người khác nghe lẫn đem soạn thành cuốn sách, vừa chờ đợi cơ duyên thuộc về chính mình.

Posted Image

Ngô Vĩnh Khuê và Xa Pháp Liên đọc kinh sách Pháp Luân Công.

Năm vừa rồi trong một đêm, Tăng ni mà cùng nhau tu hành tên Xa Pháp Liên hỏi Ngô vĩnh Khuê, đã quyết định hai ngày trước đi Hán Thành (Seoul) chưa? Tại vì nếu Ngô vĩnh khuê đi Hán Thành thì bà ta phải dậy sớm chuẩn bị cơm nước cho Ngô vĩnh Khuê, ông nói không, không cần thiết phải đi Hán Thành, rồi ông về phòng. Ông tiếp tục kể, nhưng sau khi về phòng không biết tại sao lại muốn đi Hán Thành, mãi cảm thấy hình như có điềm tốt đang chờ đợi mình. Không thể yên ổn chờ đợi tại nhà, nhưng đã bảo Tăng ni là không đi, kế hoạch đi đã hai lần thay đổi, mới vừa nói là không đi, bây giờ lại đổi ý mà nói với bà ta thì hình như ái ngại quá! Ngô vĩnh Khuê nghĩ thầm, dứt khoát sáng mai tự mình nấu mì ăn là được rồi.

Đến sáng, Ngô vĩnh Khuê đến nhà bếp, nhìn thấy lão Tăng ni đã chuẩn bị xong cơm nước thì ngạc nhiên mà hỏi: “Tại sao bà chuẩn bị cơm nước?”Lão tăng ni trả lời, khi bà đang ngủ mê thì đột nhiên có một thanh niên hình dạng như học sinh trung học, một bàn tay bỏ vào trong túi quần, đứng ở ngoài gỏ cửa, mà còn rất lạ là màng cửa tại sao trở thành trong suốt vậy, có thể nhìn thấy rất là rõ rệt cảnh ở bên ngoài, bà vừa muốn đứng dậy đi mở cửa, chàng thanh niên ấy lại không thấy nửa. Xa Pháp Liên đang giấc ngủ mê man nên cũng không nghĩ quá nhiều, nằm xuống tiếp tục ngủ, nhưng sau một hồi, thanh niên ấy lại đến gõ cửa, gõ vài cái cũng như lần trước. Lão tăng ni còn chưa kịp đi mở cửa, anh ta lại không gõ nữa. Lúc này Xa Pháp Liên đã tỉnh dậy và suy nghĩ: “Có phải Ngô vĩnh Khuê phải đi Hán thành, cần mình chuẩn bị cơm nước cho ông chăng? Thôi thì đi nấu cơm”.

Nguyện vọng đã tròn

Ngồi trên xe lửa đến Hán Thành, Ngô vĩnh Khuê nhìn thấy một người đàn bà ngồi đối diện, trong tay cầm một cuốn sách màu vàng viền kim tuyến, trong tâm nghĩ thầm thông thường chỉ có kinh sách mới có thể làm thành như vậy, nhưng nhìn cuốn sách này lại không giống những kinh sách từ trước đã thấy, cho nên ông cong lưng xuống xem thử tên cuốn sách là gì. Khi nhìn thấy ba chữ “Chuyển Pháp Luân”, Ngô vĩnh Khuê giật mình lập tức nghĩ đến sự việc Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế mà trong “Niết Bàn Kinh” đã giảng, trên thế giới này ngoại trừ Pháp Luân Thánh Vương, còn ai dám nói là đang Chuyển Pháp Luân?

Rồi nói với người đàn bà ấy: “đây là một cuốn sách rất là trân quý”,

Bà ấy trả lời rằng: “Lão sư phụ, ông cần xem hả?”

Ngô vĩnh Khuê nói: “Đúng vậy, nhưng cuốn sách trân quý như vậy, tôi không thể nhận không, nếu như bà có thể để lại số điện thoại cho tôi gửi tiền lại cho bà”.

Ngô vĩnh Khuê vội vã mở cuốn sách ra, trước tiên đọc được bài văn ngắn “Luận Ngữ” ở phần trước của “Chuyển Pháp Luân”, Ngô vĩnh Khuê nói rằng: “Sau khi đọc qua, lúc ấy kinh ngạc đến nổi đầu óc trống rỗng, Pháp lý giảng trong sách tinh thâm huyền bí như vậy, cảm giác chính mình dường như đã đuợc nguyên lý vũ trụ”. Vừa đọc xong “Luận Ngữ”, Ngô vĩnh Khuê liền gọi điên thoại cho lão tăng ni Xa Pháp Liên: “Từ nay bắt đầu không cần phải đọc “Niết Bàn Kinh” nữa, tôi tặng bà một cuốn sách vô cùng trân quý, từ nay trở đi đọc cuốn sách này là được rồi.

Vừa về đến trong chùa, Ngô vĩnh Khuê liền đem cuốn sách cho Xa Pháp Liên đọc, bà vừa mở cuốn sách trang đầu nhìn thấy hình ảnh của Sư Phụ Lý Hồng Chí nói một cách kinh ngạc : “Chính là vị này sáng nay gọi tôi thức dậy”. Từ đó về sau, lão tăng ni Xa Pháp Liên cũng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, yêu cầu nghiêm khắc chính mình chiểu theo những gì giảng trong “Chuyển Pháp Luân” mà làm theo. Xa Pháp Liên nói mãi đến gần đây, nhìn thấy được hình tượng của Sư Phụ trong lúc tịnh tọa vẫn giống như hình tượng buổi sáng ngày ấy đã nhìn thấy, rất là trẻ, giống như một học sinh trung học, một bàn tay bỏ vào trong túi quần.

Ngô vĩnh Khuê thì nói: “Hiện giờ đọc [Hồng Ngâm] của Sư Phụ (một cuốn kinh sách trong Pháp Luân Đại Pháp), nước mắt thì không ngừng rơi, trong đầu óc của tôi hiện giờ nghĩ đến là làm thế nào để Pháp này cho càng nhiều người biết đến, chỉ có duy nhât cách nghĩ này”. Trong lúc xem diễn xuất của đoàn nghệ thuật Thần vận Mỹ Quốc, Ngô vĩnh Khuê nói rằng, ông càng biết được một cách xác thực ý nghĩa sâu xa sự chờ đợi của cả một đời.

Nguon:

Vi phạm nội quy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có những đoạn nêu trên thì không tranh luận, chỉ cố tình đưa link của PLC và đưa bài, thực ra là cố gắng quảng cáo chứ không tranh luận đúng sai. Mấy người PLC này kể cũng bỉ nhỉPosted Image

Pháp Luân Công nói cung nhiều nhưng cuối cùng chẳng đi đến đâu. Hạt gạo làng đề nghị Ban quản trị diễn đàn xem xét để giảm bớt PLC hòng cho những người khác đỡ bị lầm lạc.

Vừa rồi cũng có người của PLC gửi mail những bài kiểu như thế này cho HGL để quảng bá, thật bỉ ổi hết chỗ nói. Họ lợi dụng đủ mọi cách để lôi kéo người tham gia PLC, híc, lần đầu tiên có một loại tôn giáo như vậy, thế mà cũng đòi chỉ dạy cho người khác.

Mong ban quản trị xem xét

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vễ Lý Hồng Chí đẹp nhờ.

Nhục kế nổi cao trên đầu Rubi cũng có à nha, 100%, mẹ Rubi còn ngạc nhiên khi một lần sờ vào, các huynh đệ của Rubi cũng đều biết. Nhục kế là biểu tượng của Vô Kiến Đỉnh Tướng, tức là biểu trưng của Phật Tính, của Tâm Tông, của Thiền Tông.

Lý Hồng Chí nói trong Chuyển Pháp Luân I: Thiền Tông là pháp môn dùi sừng bò gì đó. Vậy thì nên thay cái sừng bò vào đỉnh tướng của Lý Hồng Chí trong bức hình trên.

Xem cái hình này thật là bất kính hết chổ nói. Huynh nói đúng, nên gắn thêm cái sừng bò vào giữa đỉnh đầu Lý Hồng Chí. Nhìn tấm hình đó như có cảm giác Lý Hồng Chí là Ma vương tái thế chứ Chuyển Luân Pháp Vương cái gì. Posted Image

p/s: Hình như Ruby giỏi photoshop thì phải. Yêu cầu huynh làm ngay một cái sừng bò hay sừng trâu vào ngay cái đỉnh đầu Lý Hồng Chí dùm đệ chút. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

có thể những ngày đầu truyền dạy khí công chữa bệnh của LHC rất thực tâm là muốn nhân dân đc khỏe mạnh, an vui. Rồi có lẽ được nhiều người tín quá, lại thêm bọn đệ tử nịnh bợ thầy ko ngớt.

Dần dân ông ta đã tu sai con đường mình đã chọn. Giờ đây là 1 ảo tưởng về quyền lực của chính mình, có thể thay trời hành đạo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có những đoạn nêu trên thì không tranh luận, chỉ cố tình đưa link của PLC và đưa bài, thực ra là cố gắng quảng cáo chứ không tranh luận đúng sai. Mấy người PLC này kể cũng bỉ nhỉPosted Image

Pháp Luân Công nói cung nhiều nhưng cuối cùng chẳng đi đến đâu. Hạt gạo làng đề nghị Ban quản trị diễn đàn xem xét để giảm bớt PLC hòng cho những người khác đỡ bị lầm lạc.

Vừa rồi cũng có người của PLC gửi mail những bài kiểu như thế này cho HGL để quảng bá, thật bỉ ổi hết chỗ nói. Họ lợi dụng đủ mọi cách để lôi kéo người tham gia PLC, híc, lần đầu tiên có một loại tôn giáo như vậy, thế mà cũng đòi chỉ dạy cho người khác.

Mong ban quản trị xem xét

Kính.

Cảm ơn Hatgaolang có ý kiến.

Nhưng tôi quan niệm thế này: Pháp Luân Công hiện đã trở thành một thứ tôn giáo. Nếu họ chưa vi phạm nội quy - như quảng cáo đường link các trang web khác không đường phép - và bị cảnh cáo nhiều lần và đưa bài đúng chủ đề thì chúng ta cũng chưa thể đưa họ ra khỏi diễn đàn ngay được. Chúng ta hãy cân nhắc kỹ đã.

Chúng ta không ngại mấy cái giảng đạo kiểu huyền bí này. Nhưng vấn đề là cơ sở minh triết của PLC ở chỗ nào. Nếu cứ như trích dẫn của Rubi thì có lẽ chỉ nên coi là một phương pháp tập dưỡng sinh hơn là một Đạo pháp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự thật là người ta bị mê hoặc và lầm lẫn giữa phương pháp khí công và đạo pháp. Họ bị lôi kéo là chủ yếu. người ta cứ nghĩ có hiệu quả tập dưỡng sinh trị bệnh tức là họ Lý đạo pháp cao, quả là ngu muội.

Chưa kể những thứ quản cáo rầm rộ, trích dẫn những hiện tượng lạ trong tự nhiên và xã hội như lịch Mây, những vòng tròn bí ẩn ktre6n cánh đồng, hiện tượng Notradammuus...để tỏ ra huyền bí và chứng minh là có thật, để lôi kéo quần chúng. Toàn là nhảm nhí!

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong quá trình tu tập theo Phật “tâm ma” hay “bản ngã” luônxuất hiện cản trở quá trình tu luyện của mỗi người. Ngay cả Ngài Thích Ca MầuNi trong lúc thiền ở gốc Bồ Đề thì ma tâm trong ngài xuất hiện ngăn cản Ngài dướimọi hình mọi dạng. Bản thân tôi chưa biết nhiều vê Pháp Luân Công nhưng thấytuyên truyền của các môn đồ PLC, dườngnhư thầy trò họ đang nhập cửa ma rồi.

Phật tại tâm” tâmta có Phật thì Phật chính là ta rồi còn phải đi tìm làm chi nữa chứ.

Ta là Phật,

Phật cũng là Ta,

Phật,Phật, Ta, Ta

Ta, Ta, Phật.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ta là Phật,

Phật cũng là Ta,

Phật,Phật, Ta, Ta

Ta, Ta, Phật.

Mô Phật...!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ta Phật Phật Ta, Lão Lý vin vào đó cũng xưng là phật và làm hình ảnh poster như ở trên rồi thấy không?

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đoạn trên của ông Lý Hồng Chí thì tôi đã phân tích rồi. Còn đoạn này - nếu đúng là ông Lý Hồng Chí đã phát biểu như vậy thì tôi nghĩ ông ta đã hiểu sai rất căn bản của Phật pháp.

Phật pháp chia vật chất làm bẩy dạng gọi là "vi trần". Dạng nhỏ nhất là "Lân vi trần" và sau "lân vi trần" thì vật chất không tồn tại ở dang có trọng lượng - nói theo ngôn ngữ khoa học. Nguyên văn bản dịch tiếng Việt là "biến thành hư không". Đây chính là một dạng tồn tại của vật chất mà Lý học gọi là "Khí".

Nhưng trong tạng kinh "Phật đỉnh Thủ Lăng Nghiêm" - mà tôi đã trích dẫn rất nhiều trong cuốn sách đã xuất bản : "Đức Phật khai ngộ về tính thấy" (Sau này khi viết lại tôi bỏ đoạn này vì đã định nghĩa lại về vật chất) - thì Phật pháp không coi hư không là hoàn toàn "không". Vì - theo lý luận của Đức Phật - khi người ta nhận thức được hư không thì thì hư không đã chứa đựng "Tính thấy" - chứ không đơn giản là so sánh giữa cái có và cái không. Bởi vậy, cho rằng Phật Pháp không nhận thức được bản chất của vật chất là một sai lầm rất căn bản của ông Lý Hồng Chí.

Có thể nói rằng: Nếu thiếu kiến thức về Phật Pháp thì tôi không dám xác định : Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang mơ ước. Và có lẽ tôi còn chần chừ khi xác định rằng: "Không có Hạt của Chúa". À! Mà hết tháng Ba dương lịch rồi, sao chưa thấy công bố kết quả thí nghiệm của CERN nhỉ?

Nhân đây xin muôn vạn lần cảm tạ anh linh tổ tiên đã để lại một biểu tượng rất độc đáo để con cháu đời sau tìm về nguồn cội của một tri thức siêu việt với danh xưng văn hiến. Đó chính là chuyện "Sự tích cây nêu". Chiếc áo cà sa của Đức Phật phủ bóng lên cây nêu - một trong những ý nghĩa của hình tượng này là hãy đi tìm bản chất của Thái cực - khởi nguyên của vũ trụ - trong minh triết Phật giáo. Đó chính là "Tính thấy" và sự giải thoát.

Hư không là khái niệm chưa được gắn kết cho một sự vật, hiện tượng cụ thể nhưng có thể xem là so sánh tới "mọi thứ" mà ta muốn so sánh, như vậy khi một người tư duy về Hư không thì chủ thể rõ ràng đã có liên kết tới Tính thấy và đối tượng Hư không trong mối quan hệ nhân quả chính là bất cử cái gì đang tồn tại mà ta có thể biết hoặc định hình tới.

Điều này chỉ ra rằng Hư không cũng có Tính thấy thông qua đối tượng định hình như trên, hay lúc này tương tác đã tới khắp vũ trụ, chúng ta có thể hình dung giống như ta đang suy nghĩ câu: Tôi đang suy nghĩ vậy.

Tính thấy không phải là Khí, phải chăng Tính thấy chính là thuộc tính cơ bản của vật chất, kể cả từ Thái cực cho tới Hậu Thiên, nhằm đảm bảo cho sự liên kết mọi sự vật, hiện tượng vận động theo quy luật vũ trụ. Từ đây, có thể hình dung Tính thấy là mọi "Lực" tương tác giữa các trạng thái vật chất, là tổng hợp mọi thứ tương tác - khoa hiện nay chỉ mới biết 5% mà thôi, ví dụ lực hấp dẫn, lực điện từ...

Tính thấy rõ ràng khác biệt với Khí nếu Khí là dạng vật chất nhỏ nhất không phân chia, bởi vì tự thân giữa các hạt vật chất này khi tồn tại trong môi trường khởi nguyên - Thái cực cũng phải có tương tác. Dù là vô cùng nhỏ nhưng không thể là 0, đây chính là lý giải tồn tại sự tương tác giữa chúng và tồn tại "một khoảng không gian" giữa các hạt vật chất cơ bản này, giả sử với kích thước tối ưu là hình cầu. Lúc này, các lực tương tác giữa chúng sẽ trực tiếp với nhau và xuyên qua khoảng không gian đó.

Hậu thiên vận động với Khí tụ thành hình cũng chỉ ra đến một lúc nào đấy cũng sẽ cạn kiệt Khí nhưng Hình sẽ nhiều lên, tương tác giữa chúng trong một lúc nào đấy sẽ bị phá vỡ và kéo theo tan rã toàn vũ trụ, dĩ nhiên sẽ phải là phản ứng hạt nhân nguyên tử?

Từ đây, ta thấy đối với bệnh nhân oxy nguyên chất cho người bệnh phải có thêm không khí bình thường tức thêm Khí nữa?.

Vấn đề Khí được xem là Lân vi trần là dạng vật chất nhỏ nhất - làm sao có thể chứng minh và phân loại các hạt như trên?

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phật Di Lặc và Messiah: Cứu Thế Chủ thời mạt kiếp (Phần 1)

Tác giả: Trương Kiệt Liên

Posted Image

Chùa Labrang ở Cam Túc, Trung Quốc là một trong những ngôi chùa chính của Phật giáo Tây Tạng. Trong chùa Labrang là một tượng đồng mạ vàng tư thế nửa ngồi nửa đứng của Đại Phật Di Lặc, vị Phật tương lai, ám chỉ Phật Di Lặc rời khỏi ngai mang Pháp Luân tới nhân gian cứu độ thế nhân.

[Chanhkien] Trong Kinh Thánh có lời tiên tri rằng, vào thời khắc tối hậu của nhân loại, sau khi người Israel phục quốc, Cứu Thế Chủ Messiah sẽ tới nhân gian. Còn Kinh Phật ở phương Đông nói rằng khi hoa Ưu Đàm Bà La khai nở, Phật Di Lặc tương lai sẽ hạ thế phổ độ chúng sinh. Hiện tại, những sự việc được tiên tri đã lần lượt xuất hiện, Cứu Thế Chủ của cả Đông và Tây phương phải chăng đã tới ngay bên cạnh chúng ta?

Cả Kinh Phật và Kinh Thánh đều đề cập tới nhân loại thời mạt kiếp ắt sẽ có Cứu Thế Chủ giáng thế cứu vãn chúng sinh. Kinh Phật cho rằng thời mạt pháp sẽ có vị Phật tương lai là Di Lặc hạ thế cứu độ chúng sinh, còn Kinh Thánh tin rằng khi thời mạt kiếp tới, tất sẽ có Cứu Thế Chủ Messiah giáng thế cứu vãn chúng sinh. Nếu như Kinh Phật và Kinh Thánh là đáng tin cậy, thì như vậy nhân loại nhất định sẽ xuất hiện hai Cứu Thế Chủ, ngoại trừ trường hợp Di Lặc trong Kinh Phật chính là Messiah trong Kinh Thánh.

Phật Di Lặc và Messiah là cùng một người?

Cố học giả của nền giáo dục Trung Quốc, nhà Phật học, nhà phiên dịch Quý Tiện Lâm và các đồ đệ của ông đã có một cống hiến quan trọng, đó là phát hiện mối liên hệ giữa Phật gia và Cơ Đốc giáo, ấy chính là “Vị lai Phật Di Lặc của Phật gia và Cứu Thế Chủ Messiah của Cơ Đốc giáo là cùng một người”.

Theo nghiên cứu của Đại học Phục Đán Thượng Hải, vào khoảng năm 1.000 TCN, trong một vùng rộng lớn bao gồm Tây Á, Bắc Phi, Tiểu Á, lưu vực Lưỡng Hà và Ai Cập, có một thứ tín ngưỡng thịnh hành về Cứu Thế Chủ của tương lai, và Messiah trong Đạo của Chúa Jesus chính là một loại tín ngưỡng có tính đại biểu nhất. Thực ra loại tín ngưỡng này đã có mặt ngay trong kinh Cựu Ước. Tín ngưỡng Di Lặc của Ấn Độ, theo xác nhận của giới học thuật, là có tương quan mật thiết với tín ngưỡng Cứu Thế Chủ trên phạm vi toàn thế giới; do vậy xét về ảnh hưởng, tín ngưỡng Di Lặc của Ấn Độ chính là một bộ phận hợp thành của tín ngưỡng Cứu Thế Chủ. Nếu dùng ngôn ngữ đơn giản nhất mà diễn đạt, thì Di Lặc chính là Vị lai Phật, là Cứu Thế Chủ tương lai. Nguồn gốc ở Ấn Độ và phạm vi lưu truyền rộng lớn thời cổ đại của tín ngưỡng này chính là một bộ phận của tín ngưỡng vào Messiah.

Hai chữ “Di Lặc” (弥勒) trong tiếng Hán từ đâu mà đến? Thực ra, điều này liên quan đến một trong những bí mật lớn nhất của văn minh nhân loại lần này.

Theo khảo cứu từ «Quý Tiện Lâm văn tập», quyển thứ 12 “Mai Lợi Da và Di Lặc”, thì đa số nguyên bản Kinh Phật thời kỳ đầu đều là “Hồ bản”, tức dùng văn tự của ngôn ngữ Trung Á và Tân Cương cổ đại để viết, chứ không phải là chữ Phạn quy phạm của Ấn Độ. Do đó, hai chữ “Di Lặc” rất có thể đến từ thứ tiếng Tocharian của Tân Cương, là dịch âm trực tiếp từ chữ “Metrak” hoặc “Maitrak”; chữ này rất có quan hệ với chữ “maitri” (từ bi, từ ái) trong tiếng Phạn, do đó “Di Lặc” dịch ý thì chính là “Từ Thị” (người có lòng từ). Vì vậy, ngay từ thời hậu Hán và Tam Quốc ở Trung Quốc, trong một lượng lớn tư liệu Phật điển dịch tiếng Hán đều xuất hiện đồng thời “Di Lặc” và “Từ Thị” (Bồ Tát).

Nếu quả thực như vậy, khái niệm Di Lặc xét về thời gian và bề rộng thì vượt khỏi phạm trù Phật giáo. Tại Trung Quốc, tín ngưỡng sớm nhất của dân chúng không phải là Quan Thế Âm Bồ Tát, cũng không phải là A Di Đà Phật, mà là Di Lặc Bồ Tát. Người ta phát hiện rằng, tín ngưỡng Di Lặc ngay từ đầu đã là đúc kết tinh hoa văn hóa của toàn bộ nền văn minh thế giới, chứ không chỉ hạn cuộc trong Phật giáo, ngoại trừ khái niệm về Bồ Tát ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa nhân loại.

Di Lặc, trong tiếng Sanskrit gọi là “Maitreya”, tiếng Pali gọi là “Metteya”, và gần như không có quan hệ gì về phát âm với hai chữ “Di Lặc” trong tiếng Hoa. Pháp sư Huyền Trang của Đại Đường trong khi phiên dịch đã phát hiện thấy điểm này, bởi vậy Huyền Trang mới nói là dịch sai, và lẽ ra nên phiên dịch thành “Mai Lợi Da”. Tuy nhiên người ta không tiếp thụ ý kiến của vị cao tăng đáng kính Huyền Trang, lại còn cố định gọi thành “Di Lặc”, và “Mai Lợi Da” đã trở thành phát minh cá nhân của pháp sư Huyền Trang.

Vị Thần mà người Tây phương chờ đợi gọi là “Messiah” trong tiếng Anh, tiếng Hán phiên thành “Di Trại Á”, và bắt nguồn từ chữ “Masiah” trong tiếng Hebrew (có lúc viết thành “Mashiach”). Tiếng Hy Lạp phiên dịch thành “Christos”, bởi vậy mới có chữ “Christ” (Cơ Đốc). “Messiah” và “Christ” về cơ bản là có nghĩa tương đương, và Tân Ước coi Chúa Cứu Thế tương đồng với Messiah của Do Thái giáo.

Hai chữ “Maitreya” và “Masiah” có âm rất gần. Trên thực tế, “Di Lặc” nguyên từ tiếng Tocharian của Tân Cương và “Messiah” nguyên từ tiếng Hebrew của Israel là một từ đồng nhất, chẳng qua ở Tây phương đọc là “Messiah”, ở Ấn Độ đọc là “Maitreya”, còn ở Trung Quốc đọc là “Di Lặc”. Tình huống ngôn ngữ này cũng rất hay gặp trong lịch sử văn minh nhân loại.

Posted Image

Chùa Labrang ở Cam Túc là một trong những ngôi chùa chính của Phật giáo Tây Tạng. Trong chùa Labrang là một tượng đồng mạ vàng tư thế nửa ngồi nửa đứng của Đại Phật Di Lặc, vị Phật tương lai, ám chỉ Phật Di Lặc rời khỏi ngai mang Pháp Luân tới nhân gian cứu độ thế nhân.

Tạo hình tượng Phật trong chùa Labrang ở Cam Túc ẩn chứa huyền cơ

Theo Kinh Phật ghi lại, Di Lặc là Phật hiệu của “vạn vương chi Vương” khi hạ xuống từ tầng tối cao vào thời mạt thế, còn Pháp Luân Thánh Vương là Pháp hiệu của “vạn vương chi Vương” khi hạ xuống Pháp giới (nhân gian gọi là Chuyển Luân Thánh Vương), do đó Phật Thích Ca Mâu Ni mới nói với các đệ tử của Ngài rằng: Pháp Luân Thánh Vương cũng được gọi là Di Lặc.

Từ bi, chói sáng, hy vọng là nội hàm tinh thần của Phật Di Lặc tương lai. Trong chùa Labrang (Lạp Bặc Lăng) thuộc huyện Hạ Hà, châu tự trị dân tộc Tạng ở miền nam Cam Túc, Trung Quốc có một vài bức tượng tiết lộ huyền cơ về Phật Di Lặc hạ thế độ nhân.

Chùa Labrang được xây vào những năm Khang Hy của triều Thanh (năm 1709), là một trong lục đại tông chủ của Cách Lỗ phái (Hoàng giáo) trong Phật giáo Tây Tạng. Nguyên tên của chùa Lạp Bặc Lăng rất dài, gọi tắt là chùa Trát Tây Kỳ, ý tiếng Hán là “chùa Cát Tường”.

Bởi vì đời thứ nhất và đời thứ hai chủ xây chùa này đều là các Phật sống thâm hiểu thiên cơ, nên cách tạo tượng của chùa Labrang cũng ẩn chứa huyền cơ, đặc biệt tạo tượng lưỡng tôn Di Lặc Đại Phật trong chùa có ý vị rất thâm thúy.

Tại hậu điện phía Tây, bên cạnh đại sảnh đường trong tự viện thờ cúng một tượng đồng Đại Phật Di Lặc mạ vàng tư thế nửa ngồi nửa đứng, hai tay Phật đặt trước ngực. Theo lời giải đáp của vị Lạt-ma hướng dẫn khách du lịch khi được hỏi về tư thế tay của Phật thì: “Đây là Di Lặc Phật đang hướng về thế gian chuyển Pháp Luân! Ngài nửa đứng nửa ngồi, ám chỉ Di Lặc Phật sắp đem Pháp Luân tới nhân gian cứu độ thế nhân”. Nghe nói nguyên danh Trát Tây Kỳ của chùa Labrang (ý Cát Tường) chính là có hàm nghĩa Pháp Luân chuyển động hiện Cát Tường.

Ở chính giữa Đại Kim Ngõa Điện thờ cúng Đại Phật Di Lặc là một tượng đồng mạ vàng từ hơn 200 năm trước, do hai đời chủ chùa này đặc biệt mời thợ thủ công từ Nepal đúc thành, tượng Phật cao 10 mét. Ngay bên dưới, phía trước mặt tượng Phật Di Lặc là một pho tượng Phật nhỏ bằng đồng thờ Phật Thích Ca Mâu Ni. Cách bài trí tượng hai vị tôn Phật, một trước một sau, một lớn một nhỏ, một cao một thấp trong cùng một tế đàn này quả thực là hiếm thấy.

Theo giải thích của vị Lạt-ma hướng dẫn khách tham quan thì: “Các bức tiểu Phật ở phía trước là Phật Thích Ca Mâu Ni và đệ tử của Ngài, còn Phật Di Lặc ở đằng sau, tay cầm Pháp Luân. Ngài là vị Như Lai có thần thông tối quảng đại, với năng lực lớn nhất trong vũ trụ; Ngài mang Pháp Luân tới cứu độ chúng sinh trong vũ trụ, tức Ngài là Đấng Cứu Thế duy nhất của chúng sinh toàn vũ trụ”. Không khó để phát hiện, cách tạo tượng đột nhiên hiện rõ Phật Di Lặc (Chuyển Luân Thánh Vương) với tầng thứ cực cao, Pháp lực cực lớn, mang theo từ bi hồng đại tới cứu độ toàn nhân loại. Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong ngôi chùa này, điện đường thờ cúng Phật Thích Ca Mâu Ni được gọi là Tiểu Kim Ngõa Điện, còn Di Lặc Phật Điện được gọi là Đại Kim Ngõa Điện.

(còn tiếp)

Theo Chanhkien

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu vẽ hình ảnh Phật với gương mặt của ông Lý Hồng Chí thì...quả là ngông cuồng http://lyhoc.vstatic.net/public/style_emoticons/default/mad.gif

Không riêng gì Đức Phật nếu chúa Trời hay Thánh Ala được họa lại theo gương mặt của bất kỳ con người đương đại nào đều là sự báng bổ, vớ vẩn.

Đồ đệ PLC cho vẽ bức tranh này hoàn toàn sai lầm.

Trước tôi bàng quan với PLC, bây giờ thấy bức tranh này... cảm thấy....chướng rồi đấy !

Ô hô ai tai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các học viên PLC có dám hồi hướng công đức cho hương linh người thân được siêu thoát ?

Lý Hồng Chí bày đặt Tầng Như Lai, Tầng Phật, và cho rằng Như Lai thấp hơn Phật. Và tà kiến cho rằng Phật Thích Ca chưa đạt đến tầng Phật mà chỉ đạt đến tầng Như Lai. Cứ theo cái đà biện luận này thì có thêm tầng cao hơn, là Tầng Thế Tôn.

Nhái cách phát ngôn của Lý Hồng Chí thì sẽ thấy Tầng Thế Tôn cao hơn Tầng Lý Hồng Chí Phật, Lý Hồng Chí Phật cao hơn Thích Ca Như Lai. Rốt cục toàn là tà kiến lớp lớp tầng tầng chất đầy, vậy mà cũng mở miệng khuyên phá chấp trước, hô to chân thiện nhẫn. Nhẫn nhẫn nhẫn, đọa địa ngục mà vẫn còn nhẫn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay