Thiên Sứ

Bất Động Sản Hiện Nay Với Cái Nhìn Từ Phong Thủy Lạc Việt

159 bài viết trong chủ đề này

BẤT ĐỘNG SẢN HIỆN NAY VỚI CÁI NHÌN TỪ PHONG THỦY LẠC VIỆT

"Thị trường Bất động sản chết lâm sàng" - đấy là dự báo trong Lời Tiên tri 2012.

Nhưng hậu quả của nó không phải từ bây giờ, mà từ lâu rồi. Trong khi cả cái thế giới này hồ hởi về những bước phát triển kinh tế thì Lý học Đông phương đã xác định một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ xảy ra bắt đầu vào năm 2008. Tất cả thế giới đang say sưa với những thành tích đạt được về kinh tế - mọi người từ phó thường dân đến các nhà doanh nghiệp tài ba và các quan chức - cứ ảo tưởng rằng đó là do tài kinh bang tế thế của mình. Những vị trí làm việc với lương cao ngất ngưởng đều thấy chưa xứng đáng, những tài sản kếch xù đều còn nhỏ với tham vọng của con người. Bởi vậy, chẳng ai thèm để ý đến tiếng nói lạc lõng đậm màu sắc huyền bí của Lý học Đông phương, mà một thời bị coi là "mê tín dị đoan" này.

Nhưng đúng như dự báo, những ngân hàng loại hàng đầu thế giới sụp đổ kéo theo một hệ quả cho tất cả thế giới đến tận ngày hôm nay.

Có thể xác định chắc chắn rằng: sự sụp đổ của những ngân hàng hàng đầu thế giới không phải là nguyên nhân chính dẫn tới khủng hoảng kinh tế toàn cầu một cách thảm hại như hiện nay. Mà nó chỉ là hiện tượng có thể dự báo được - phản ánh một nguyên nhân sâu xa hơn nhiều. Nguyên nhân sâu xa hơn cả là những thặng dư giá trị bởi những cuộc cạnh tranh để phát triển mang tính quy mô toàn cầu. Sự phát triển do cạnh tranh đã thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu trong những năm trước 2008 - (Tôi lấy năm này làm mốc, vì lời tiên tri của Lý học Đông phương xác định sự khủng hoảng toàn cầu bắt đầu từ năm này - Như một định mệnh - hay nói theo khoa học: như một quy luật ) - những giá trị hướng tới bất động sản. Điều mà Lý học gọi là "vạn vật quy ư Thổ". Giá bất động sản trên toàn thế giới được đẩy lên cao ngất ngưởng. Những công trình kiến trúc đồ sộ và hoành tráng của những kỹ sư đầy tài năng ở Dubai, ở Bắc Kinh...là những nước phát triển trong thời gian trước 2008. Khiến cho cả thế giới cứ ngỡ rằng cõi trần gian này sắp thành thiên đường như lời Chúa Jesu đã hứa trong kinh Thánh; hoặc trở thành cõi trời Dục giới với Đức Di Lặc giáng sinh..... Nhưng đó lại là dấu hiệu kết thúc một chu kỳ của sự phát triển theo Lý học Đông phương.

Trong Lời tiên tri 2011, hay 2012 - tôi không nhớ chính xác - tôi đã nhân danh nền Lý học Đông phương có cội nguồn văn hiến Việt nhận định rằng: Đây là một cuộc lột xác để tiến hóa của nền văn minh toàn cầu.

Nhưng - như những hiện tượng của tự nhiên - không phải cuộc lột xác nào cũng sẽ dẫn tới sự tiến hóa. Hay nói rõ hơn: Không phải tất cả các con nhộng đều lột xác một cách thành công để trở thành con bướm. Đừng ảo tưởng rằng cả cái nền văn minh nhân loại này vĩ mô và cao cả hơn con nhộng đang lột xác và nó không chết trong quá trình lột xác. So với cả vũ trụ mênh mông gần như vô tận này thì so sánh giữa con bướm với địa cầu tỷ lệ chênh lệch là không đáng kể.

Hàng loạt những cuộc họp của các chuyên gia hàng đầu về kinh tế của các siêu cường - trong cái nhìn của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt - là chỉ tốn bia. Cả thế giới đang tìm một xu hướng cái cách dưới các mức độ khác nhau và các danh từ khác nhau. Có quốc gia trở nên cấp thiết, có quốc gia thì tìm biện pháp....vv....Nhưng nó phải bắt đầu từ đâu thì tôi tin rằng chưa một ý kiến nào trên thế giới này được coi là khả thi và mang tính nhân văn. Bởi vậy, sự khủng hoảng vẫn đang tiếp diễn và có nguy cơ đẩy lùi sự tiến hóa của cả văn minh nhân loại và - tất nhiên - từng quốc gia sẽ suy kiệt và cho đến tận bà bán ve chai cũng có thể không còn gì để bán. Lời tiên tri 2012 đã xác định: "Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2012 sẽ ảnh hưởng đến tận đời sống hạ tầng xã hội". Đây cũng chỉ là dấu hiệu cận đáy của cuộc khủng hoảng và chưa phải là đáy. Và đấy cũng mới chỉ là nhìn từ góc độ kinh tế, chứ chưa phải gồm cả những nguyên nhân khác như: Thiên tai ngày càng xấu đi, chiến tranh quy mô lớn...vv....

Vậy làm thế nào để con bướm lột xác một cách hoàn hảo và tiếp tục chu kỳ tiến hóa?

==========================

Thị trường

Bất động sản: Nam chạm "đáy", Bắc lửng lơ

Thứ 7, 24/03/2012, 14:01

Thị trường bất động sản (BĐS) trầm lắng kéo dài vì cuộc "giằng co" giữa người mua và người bán. Một bên muốn chờ giá giảm thêm mới mua vào, bên kia lại không chịu hạ giá thêm. Trong "cuộc chiến" này, các doanh nghiệp nhiều khả năng phải nhún nhường vì sự có mặt của những "ông chủ" thực sự - nhà băng.

Posted Image

Bất động sản chưa thể tốt lên vì tâm lý người mua còn nặng nề.

Nam chạm "đáy", Bắc lửng lơ

Bình luận về tình cảnh của thị trường nhà đất hiện nay, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam nói, bất động sản phát triển nóng, lại phải chịu tác động tiêu cực từ khủng hoảng kinh tế thế giới, cộng với lạm phát cao, Chính phủ thực hiện thắt chặt tiền tệ... nên các dự án đình trệ vì thiếu vốn. Ngay cả phía người mua cũng bị giảm vì ngân hàng hạn chế cho vay. Ông nói: "Người có nhu cầu không đủ sức mua nên tính thanh khoản giảm sút. Một là do nhiều hàng hóa giá cao, hai là hàng hóa ở dạng bán thành phẩm mà lại dở dang không triển khai được tiếp.

Trong bối cảnh như thế, còn có yếu tố tâm lý. Ngoại tệ, vàng, tiền đồng trong dân còn rất lớn, nhưng do tâm lý không an tâm nên tạm thời đình lại, không mua bán. Lãi suất tiết kiệm có lúc cũng rất cao, còn lợi hơn cả đầu tư BĐS, cho nên hàng hóa không bán được". Phân tích mặt bằng giá hiện nay, đại diện Bộ Xây dựng nhìn nhận, ở miền Nam, giá nhà rất thấp, có thể nói là chạm đến "đáy", đã tới giá trị thực. Nhưng ở miền Bắc, nguy cơ đối với doanh nghiệp BĐS không phải là lỗ mà là doanh nghiệp đến hạn ngân hàng, nhưng không thanh toán được, chứ giá hiện nay so với giá trị thực vẫn còn cao.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, thị trường không có giao dịch do hàng hóa không thích hợp, giá cả không thích hợp và cả vấn đề tâm lý. Ông nói: "Việc giảm giá được điều tiết ở điều kiện thị trường bình thường là điều tốt. Ở đây tất nhiên có cả tác động của khủng hoảng, dòng tiền bị thắt chặt, nhưng dù sao nó cũng là sự tự điều chỉnh của thị trường. Giảm giá là có lợi cho người tiêu dùng, cũng là dịp để các nhà đầu tư BĐS phải nhìn lại, thiết lập lại chính sách, cơ cấu hàng hóa của mình theo hướng chuẩn xác hơn". Cũng góc nhìn tương tự, GS. TSKH Đặng Hùng Võ cho rằng, dư luận cứ bàn tán rằng, BĐS sập tới nơi hay đại hạ giá, nhưng phần lớn là nói quá lên. Ông Đặng Hùng Võ cũng nhìn nhận, mặt bằng giá BĐS hiện nay đang ở mức cao do quá trình đầu cơ dài hạn từ những lần sốt giá trước đây. Vì thế, để thị trường BĐS có thể giao dịch bình thường trở lại, điều kiện trước hết là phải có mặt bằng giá thấp hơn.

Dự báo là... rất khó dự báo!

Trả lời câu hỏi về dự báo bao giờ thị trường thoát khỏi cảnh đóng băng, cơ quan quản lý nhà nước về BĐS nói nước đôi: "Dự đoán là... rất khó dự đoán. Tức là luôn có kịch bản khác nhau cho thị trường, phụ thuộc vào điều hành của Chính phủ". Phủ nhận khả năng Nhà nước có biện pháp hành chính can thiệp vào thị trường BĐS để kéo giá đi xuống thêm, ông Nguyễn Trần Nam nói: "Giá cả chắc chắn vẫn phụ thuộc thị trường thôi. Bây giờ giá cao quá không có người mua, anh đến kỳ hạn phải trả ngân hàng thì phải hạ giá thôi. Về chính sách tiền tệ, chúng tôi vẫn kiến nghị không mở cho phân khúc cao cấp, không cho vay xây dựng văn phòng cao ốc".

Cũng không đưa ra những dự báo cụ thể, ông Đặng Hùng Võ nói ngắn gọn: "Thu hút vốn trong dân thì khó vì người ta còn đang chờ giá xuống. Từ các nhà băng cũng thế, doanh nghiệp còn phải chờ lâu. Thế nên, chỉ có thể nói là bao giờ chính sách tín dụng được mở thoáng hơn, BĐS sẽ ấm trở lại".

Tự cứu mình

Có những kích bản khác nhau cho thị trường phụ thuộc vào điều hành của Chính phủ

Không bán được nhà cho dân, nhiều doanh nghiệp BĐS đang phải tìm những "đầu ra" khác để thu hồi vốn. Mới đây, một đơn vị thành viên của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội đã lần đầu tiên chào bán 120 căn hộ tại dự án Khu đô thị mới Sài Đồng cho UBND TP Hà Nội để làm nhà tái định cư. Họ chấp nhận mức lãi chỉ khoảng 10%, tức là thấp hơn nhiều so với lãi suất tiết kiệm của ngân hàng để nhanh chóng thu hồi vốn. Theo Sở Xây dựng Hà Nội, nhiều doanh nghiệp khác ở Thủ đô cũng đang "theo chân" đơn vị thành viên của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội để chào bán nhà cho thành phố. Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội nói: đây chính là lúc doanh nghiệp và Nhà nước cùng nhau chia sẻ khó khăn. Tuy nhiên, tiền mua nhà là tiền ngân sách, tiền đóng thuế của dân, vì vậy, khi mua nhà thành phố sẽ phải tính toán kỹ về giá thành, các chi phí hợp lý, doanh nghiệp trong trường hợp này không thể mong lợi nhuận cao được.

Cũng loay hoay tìm lối ra, một số doanh nghiệp phía Nam lại tìm cách chuyển đổi các dự án nhà ở thành khách sạn, trường học, bệnh viện hay chuyển từ cao tầng sang thấp tầng cho dễ bán hơn. Vừa qua, khi thấy doanh nghiệp quá khó khăn, UBND TP.HCM đã chấp thuận chủ trương cho xem xét, điều chỉnh chức năng một số công trình từ văn phòng, khách sạn sang căn hộ (bán hoặc cho thuê) hoặc từ căn hộ cho thuê sang căn hộ thương mại nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục triển khai dự án, thu hồi vốn trả nợ vay ngân hàng. Ông Trần Chí Dũng, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM cho hay, hiện có gần 10 dự án đề xuất chuyển công năng và đều là những dự án đã được cung cấp thông tin quy hoạch nhưng chưa triển khai. Đây chắc chắn sẽ không phải là những dự án cuối cùng có ý định chuyển công năng, nếu thị trường nhà đất tiếp tục trầm lắng kéo dài.

Theo Phương Mai

Doanh Nhân

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

BẤT ĐỘNG SẢN HIỆN NAY VỚI CÁI NHÌN TỪ PHONG THỦY LẠC VIỆT

(Tiếp theo)

Thổ sinh kim &Nguyên lý tương thừa

Đấy là quy luật tiến hóa của Lý học Đông phương nhân danh cội nguồn văn hiến Việt được phân loại theo chu kỳ không/ thời gian.

Nhưng rất tiếc! Nếu cứ nói theo ngôn từ Lý học thì chắc khó thể chia sẻ. Vì cái người xưa thấy được, không phải cái người thời nay thấy được. Nên cái người xưa đặt tên thì không phải cái người thời nay biết được. Thí dụ như khái niệm "Khí" chẳng hạn. Thật vớ vẩn khi nghe mấy vị Phoengshui Tàu bàn về khí. Híc! Nhưng thôi - tôi cứ nói theo cách hiểu của tôi và miễn tranh luận. Nghe thì nghe, không nghe thì thôi. Và tôi cũng cố gắng tránh dùng từ chuyên môn của Lý học Việt cho dễ tương ứng với nhận thức phổ biến.

Khi kinh tế phát triển để cân bằng với trạng thái phát triển đó và như là một sự cân đối trong phân phối thu nhập giá nhà đất sẽ phải tăng lên một cách tự nhiên - Trường hợp này tôi loại trừ yếu tố tăng dân số làm giá nhà tăng lên. Tất nhiên cộng với yếu tố tăng dân số, nhu cầu phát triển đô thị.....vv....thì việc tăng giá nhà đất là một trong những dấu hiệu của nền kinh tế phát triển. Nhưng đó phải là sự tăng trưởng tự nhiên với sự điều tiết của các chính sách ở mức độ cân đối và hài hòa, thông qua thuế, các dự án phù hợp với sự phát triển.....vv.... Đó là nguyên lý của Lý học gọi là "Vạn vật quy ư thổ" - kết thúc một chu kỳ phát triển. Đến đây mọi sự phát triển đạt đỉnh và chuyển hóa sang một chu kỳ mới gọi là: "Thổ sinh Kim" - tức là nền kinh tế tiếp tục phát triển sang một giai đoạn khác. Trong văn hóa dân gian Việt có câu "An cư lạc nghiệp" có ý nghĩa tương tự - Khi đến một giai đoạn nào đó của sự trưởng thành - phát triển - thì phải có nhà cửa ổn định thì mới có sự phát triển tiếp theo. Nhà đất - Lý học xếp vào hành Thổ trong sự phân loại theo Ngũ hành.

Đến đây tôi muốn lưu ý quí vị khoa học là: Chỉ có thuyết Âm Dương Ngũ hành mới có tính phân loại rất cao cấp, chi tiết và trải rộng trong mọi lĩnh vực từ không gian, thời gian và mọi hiện tượng trong vũ trụ và trên quả Địa cầu này. Trong lịch sử tiến hóa của văn minh nhân loại đầy tự hào như hiện nay, chưa có một lý thuyết nào có sự phân loại sâu sắc như vậy để phân tích, đánh giá ảnh hưởng của những quan hệ tương tác như thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt. Nghịch lý Canto về tính chất của những tập hợp chỉ là một hiện tượng đã được ứng dụng trong học thuyết này. Bởi vậy, nó dễ dàng chấp nhận ngay lý thuyết của Canto và coi đó là lẽ đương nhiên. Tất nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay cũng không nằm ngoài những quy luật của học thuyết Âm Dương Ngũ hành với khả năng tiên tri. "Không có tính quy luật thì không có khả năng tiên tri". Cái gọi là Thuyết Bất định nổi tiếng hiện nay chỉ là một nhận thức thực tế của tự nhiên trong sự phát triển của tri thức hiện đại - chứ không thể coi là một lý thuyết. Tôi phát biểu như vậy - Kính thưa các quí vị khoa học.

Bất động sản đã suy thoái nghiêm trong, không chỉ ở Việt Nam - dễ thấy nhất với tôi - mà còn ở cả các nước siêu cường như Hoa Kỳ, tuy mức độ khác hẳn nhau. Sự tăng giá nhà đất vượt qua giá trị thực của nó trong tính tăng giá tất yếu mang tính tự nhiên mà tôi trình bày ở trên, chính là nguyên nhân xảy ra khủng hoảng. Với đồng lương trung bình 5 triệu đồng một tháng, trừ các chi phí cần thiết và có tính tiết kiệm, một đời người không đủ sức mua một căn nhà giá rẻ giành cho người nghèo. Sự vô lý hơn, khi những căn hộ cao cấp giá hàng chục tỷ, hoặc cà vài triệu Dol xuất hiện giành cho những đại gia ảo, trong khi sự tăng giá nhà đất tự nhiên mang tính cân bằng thu nhập. Những căn nhà giá cao ngất ngưởng lại chứng tỏ sự phân hóa khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn . Đây là điều phi tự nhiên trong sự tăng giá có tính cân bằng thu nhập ở xét ở bình diện xã hội. Bởi vậy, tất yếu khủng hoảng xảy ra. Còn xảy ra chính xác vào lúc nào thể hiện qua những hiện tượng gì thì do....quẻ bói.

Đến đây tôi xin phép được có một Bổ đề - tất nhiên không vĩ đại như bổ để toán học của ông Ngô Bảo Châu - rằng: Quẻ bói là một phương pháp khoa học thuộc về nền văn minh phương Đông. Tính khoa học của nó được thể hiện qua những vấn đề sau đây:

* Quẻ bói là một phương pháp ứng dụng có thể lưu truyền trong nền văn minh qua các thế hệ. Có tính quy luật, tính khách quan, có hệ thống phương pháp luận và khả năng tiên tri.

* Có yếu tố dự liệu đầu vào, gồm: Thời gian năm tháng ngày giờ lập quẻ - hay nói rõ hơn - yếu tố thời gian này liên hệ chặt chẽ với không gian vũ trụ tương ứng.

* Có nội dung và phương pháp giải quẻ liên quan đến câu hỏi và khả nặng tiên tri có thể kiểm chứng trên thực tế của thời gian ứng nghiệm.

Có nhà khoa học có tên tuổi cho rằng tính phi khoa học của quẻ bói vì nó mang tính cảm ứng nhiều hơn...?! Tôi cho rằng: Ngay cả một bài toán lớp 3 ở trường phổ thông trung học thì các học sinh giải toán cũng rất cần đến cảm ứng. Cháu nào cảm ứng tốt thì bài giải hay và xuất sắc. Cháu nào cảm ứng kém nhậy bén thì định hướng bài toán sai. Huống chi là một quẻ bói mà mọi hiện tượng thiên nhiên, xã hội cuộc sống cho đến từng hành vi của con người với hàng tỷ, tỷ trường hợp xảy ra trên thế gian thì tất yếu việc giải quẻ cần một cảm ứng sâu sắc. Tất nhiên ở đây tôi loại trừ đám thày bà vớ vẩn, bịp bợm lấy tiền. Không thể căn cứ vào đám này để hiểu sai về ý nghĩa đích thực của một gía trị ứng dụng thuộc nền văn minh Đông phương - vốn đã thất truyền những giá trị đích thực của nó, khi nền văn hiến Việt sụp đổ ở bờ nam sông Dương Tử từ hơn 2000 năm trước.

Quẻ bói chỉ có tác dụng xác định thời điểm và hiện tượng xảy ra. Nó phản ánh tính quy luật của hiện tượng chứ không phải mô tả bản chất hiện tượng. Phân tích bản chất thật giữa các mối tương tác dẫn đến hiện tượng có thể tiên tri lại là một vấn đề khác.

Trong nguyên lý của Lý học có nguyên lý tương thừa. Nguyên lý này xác định rằng: Thổ sinh Kim - hoặc bất cứ một hành nào sinh ra hành tiếp sau đó - nếu thổ quá vượng thì kim không thể sinh. Hiện tượng này gọi là nguyên lý tương thừa.

Sự phát triển có phần bừa bãi các dự án và giá cao ngất ngưởng của nhà đất, xét về góc độ khác của thuyết Âm Dương Ngũ hành chình là hiện tượng Thổ quá vương, Kim không thể sinh, nên xảy ra bế tắc trong sự lưu chuyền mang tính quy luật tự nhiên phản ánh trong những khái niệm của học thuyết này.

Phong thủy học cho rằng: Một khu đô thị hoặc một cụm cư dân lèo tèo vài ba căn nhà, đều phải là sự tụ khí tự nhiên và cuốn hút sự sinh hoạt tự nhiên của con người. Nhưng chính sự áp đặt các dự án không theo quy luật này đã xảy ra những sự phát triển phi tự nhiên. Và kết quả là những khu đô thị ma, nhưng siêu thị bỏ không và cho đến cả những chợ nông thôn dùng để chăn bò,..... Với những địa điểm phát triển khu đô thị không theo quy luật tự nhiên cần phải cắt bỏ.

Ngoài những dự án đã thực thi hoàn chỉnh mang tính duy ý chí phi quy luật ra thì sự tồn đọng của những dự án treo các loại không đơn giản chỉ là chưa có tiền thì chưa làm. Mà nó là một vấn đề liên quan đến sự phát triển của vùng miền liên quan đến các dự án treo này. Thật là vô lý khi các dự án treo cả 10 năm khiến cho cuộc sống và sự phát triển tự nhiên của những người dân sống trong khu vực dự án gần như ngưng đọng sự phát triển tự nhiên. Họ không thể sang nhượng, phân đất xây cất, chuyển đổi mục đích sử dụng...vv...Nếu như chỉ có một vài cái dự án treo trong toàn lãnh thổ Việt Nam thì không có gì đáng quan tâm ở cấp độ quốc gia. Nhưng tiếc thay nó lại khá phổ biến đến mức độ chọi cục đá xuống ruộng chắc cũng chạm dự án. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trong trong việc góp phần thêm vào sự trì trệ của tính phát triển nền kinh tế. Những ý tưởng xây dựng dự án thuộc Dương. Nếu như những ý tưởng này thực sự xuất phát từ nhận thức nhu cầu phát triển tất yếu để xây dựng dự án thì "Âm thuận tùng Dương" - sự phát triển sẽ mang tính hài hòa . Nhưng nó lại không hoàn toàn như vậy. Không ít dự án xuất phát thuần túy một yếu tố lợi nhuận tưởng tưởng ra sau khi dự án hoàn tất, chứ không phải xuất phát từ nhu cầu tự nhiên. Kết quả là những khu đô thị ma, những siêu thị nuôi bò và sự ngừng trệ phát triển qua những dự án treo.

Ý tưởng thuộc Dương - Thổ trước thuộc Dương , Kim sau thuộc Âm - Ý tưởng phát triển không theo quy luật tự nhiên - ngôn ngữ hiện đại gọi là "Duy ý chí - "Dương thịnh Âm suy tắc bế".

11 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

BẤT ĐỘNG SẢN HIỆN NAY VỚI CÁI NHÌN TỪ PHONG THỦY LẠC VIỆT

(Tiếp theo)

Cân bằng Âm Dương - Kim sinh

Có thể nói rằng: Nếu không có một dự án giúp vốn có chọn lọc của Bộ Xây Dựng nhằm cứu nguy bất động sản thì không gây cảm hứng cho tôi viết bài này.

Theo tôi, căn cứ theo những nguyên lý của Lý học Đông phương thì đây là một sai lầm và sẽ để lại những hậu quả chưa lường trước được.

Nguyên lý Lý học mà tôi đã trình bày ở trên là: Thổ quá vượng không thể sinh Kim. Hay nói rõ hơn: Chu kỳ phát triển đang bế tắc. Bởi vậy, căn cứ vào nguyên lý tương thừa này thì việc chi tiền mặt để cứu bất động sản trong lúc này không khác gì làm cho Thổ thêm vượng, tức là đẩy sự bế tắc thêm nặng nề và không có lối thoát. Chưa nói đến việc tiền đâu để chi vào việc cứu nguy một con bệnh gần chết do sự phát triển thiếu tính tư nhiên và duy ý chí xuất phát từ tham vọng của con người. Cứ hơi một tý thì người ta viện dẫn nước ngoài đã làm thế này, đã làm thế kia....để biện minh cho các dự án từ ách tắc giao thông đến bất động sản - Trong khi Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga , Mỹ, Đức Pháp, Ytaly...không phải Việt Nam. Híc!

Nhưng ở đây tôi cũng theo cách lập luận này mà phát biểu rằng: Hoa Kỳ chưa sốt sắng lắm trong việc cứu bất động sản. Trong cuộc khủng hoảng lớn này - năm ngoái, hay năm kia gì đó - họ đã ra tay cứu ngành công nghiệp ô tô bằng cách đổi xe cũ lấy xe mới và nhà nước Hoa Kỳ bù tiền (Chứ không phải bỏ tiền cứu bất động sản). Đây đã là một sai lầm của họ và tôi đã phân tích điều này trên blog của tôi (Hay trên diễn đàn này). Quả nhiên, sau đó họ đã ngừng lại và sửa chữa bằng cách khác và cũng chưa phải là cách rốt ráo nhất. Nếu cứ tiếp tục chính sách này thì không biết nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ đi về đâu.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà tôi xác định trong "Lời tiên tri 2012" đại ý rằng: Năm nay kinh tế Hoa Kỳ sẽ ổn định hơn - đại ý vậy. Bởi vì, thế giới này khi khủng hoảng tới đáy thì nó lại vượt lên, nhưng sẽ không thể vượt qua trần - nói theo ngôn ngữ chứng khoán - Hay nói theo Lý học là nó không thể lột xác hoàn toàn để thành con bướm. Và cứ mỗi lần như thế nó lại lùi dần về quá khứ.

Bởi vậy đừng thấy Hy Lạp được hoãn nợ, kinh tế nước A, nước B tăng trưởng mà vội cho rằng thế giới đã ổn định và tiếp tục phát triển. Quên nhanh đi quý vị.

Ở tầm nhìn toàn cầu hóa thì nó đang thiếu hẳn một hình thái ý thức toàn cầu để hoàn tất sự hội nhập. Nó chưa có Dương để cân bằng với Âm đang phát triển trên quy mô toàn cầu. Đó là lý do mà tôi xác định một cách chắc chắn rằng:

Tất cả các cuộc họp của tất cả các chuyên gia tài ba trên thế giới này để giải quyết khủng hoảng chỉ tốn bia. Và quẻ bói theo khoa học của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm đã chứng nghiệm. Nhưng đấy là chuyện của thế giới... Còn đây là chuyện bất động sản ở Việt Nam có ảnh hưởng từ kinh tế thế giới đang thời kỳ hội nhập với quy mô toàn cầu.

Theo tôi, không thể bơm tiền để cứu nguy bất động sản hiện nay dưới bất cứ hình thức nào. Mà phải điều chỉnh bằng chính sách thích hợp nhằm rút dần hoặc hạn chế những bất cập.

Trên cơ sở sự phân tích ở trên từ Phong Thủy Lạc Việt thì những nguyên tắc căn bản có thể ứng dụng đầu tiên là do Dương thịnh gây mất cân bằng Âm Dương thì việc đầu tiên là phải điều chỉnh Dương trước - tức là dùng các quy định, quy chế, chính sách....để điều chỉnh sự mất cân đối hiện nay. Còn nếu như bơm tiền thì không khác gì kích thích Âm Vượng lên và thiếu sự hòa nhập Âm Dương (Cô Âm, cô Dương). Việc đầu tiên để tránh việc khủng hoảng, bế tắc do sự phát triển qúa vượng đến mức bất hợp lý vì nhiều nguyên nhân, có thể ứng dụng theo nguyên lý này là hạn chế sự vượng phát của hành Thổ. Đại để về chi tiết có thể là:

* Hoặc phải đưa những giá trị bất động sản ngất ngưởng hiện nay về đúng gía trị của nó một cách hợp lý.

* Hoặc phải có sự bồi thường hợp lý với những gía trị của bất động sản tạo ra so với giá trị đất chuyển nhượng do dự án. Phương án sau phù hợp hơn với quy luật tăng gía tự nhiên trong việc phát triển nhà ở khu đô thi thể hiện sự phát triển và cân bằng thu nhập.. .

* Xóa bỏ những dự án treo không thực hiện đúng tiến độ hoặc thậm chí chưa có chủ đầu tư. Điều chỉnh hoặc bổ sung những quy định, quy chế...vv.... trong các khu vực bị dự án treo.

* Cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng của dự án đã hoặc đang dở dang, Thí dụ: Nhà cao tầng, khu Đô thị có thể dùng làm bệnh viện, trường học...

* Những dự án đang chuẩn bị triền khai và có kế hoạch kinh phí ổn định thay thế vào những dự án đang chết với mục đích sử dụng khác. Tức là mua lại các dự án chết và thực hiện dở dang bằng những dự án mới từ nguồn kinh phí của dự án này.

Tóm lại, nguyên tắc của Lý học là thuận theo tự nhiên để thị trường Bất động sản tự điều tiết. Suy cho cùng đấy chính là nội dung của câu: "Thuận thiên thừa vận. Hoàng đế chiếu viết:...". Các nhà nghiên cứu về sau thường có xu hướng giải thích câu "Thuận thiên thừa vận. Hoàng đế chiếu viết:..." rằng: Đấy xuất phát từ ý tưởng huyền bí, mỵ dân của vua chúa phong kiến, tự nhận mình là con trời và việc của vua là làm theo ý Trời...vv.... Theo tôi đấy là một cách hiểu sai - Do sự sụp đổ của nền văn minh Lạc Việt một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử - Nên những nguyên lý của nền văn minh Đông phương trở nên thất truyền và chỉ còn lại những cách giải thích mơ hồ ngớ ngẩn của đám Hán nho. Nên nó trở thành huyền bí với cách giải thích mang yếu tố thần quyền và "mê tín dị đoan". Chứ còn dưới thời Hùng Vương - cội nguồn của nền văn hiến Việt từ gần 5000 năm về trước - câu trên có nghĩa là: Thuận theo quy luật của vũ trụ - "phụng thiên" - vào từng chu kỳ của nó - "thừa vận" (Thí dụ đang vận 8 / 2004 - 2023. Sao Thái Tuế Quản trung cung) để đưa ra những quyết định phù hợp (Hoàng Đế chiếu viết) . Cụ thể: Vào mùa Xuân, không được phép lật tổ chim, vào mùa thu mới được săn bắn chẳng hạn....

Như vậy, về nguyên lý theo Lý học không thể cứu bất động sản bằng cách duy ý chí, mà chỉ nên là dùng qui đinh, quy chế, pháp luật....vv....Tức là dùng các hình thái ý thức xã hội để cân bằng lại sự vượng phát thái quá của các vấn đề liên quan đến bất động sản hiện nay. Sự ổn định trở lại của thị trường này sẽ là tiền đề để phát triển tiếp theo.

Vần đế còn lại sẽ là sự phát triển trong tương lai như thế nào riêng ở Việt Nam?

9 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết của Sư Phụ thật chuẩn

Ở đây chỉ xin nêu thêm một ý nhỏ

Ông Ngô Bảo Châu với bổ đề nổi tiếng - được tung hô của ông ấy sẽ không thể biết được vận mênh , sự nghiêp, sức khỏe tiền tài của Chính bản thân ông ấy cũng như của vợ con gia đình ông ấy vv,..

Nhưng ông Thiên Sứ với bổ đề bói toán của mình thì lại thừa sức biết

Vậy thì bổ đề nào quan trong hơn - cho sự phát triển của nhân loại nói chung

BẤT ĐỘNG SẢN HIỆN NAY VỚI CÁI NHÌN TỪ PHONG THỦY LẠC VIỆT

(Tiếp theo)

.....

Đến đây tôi xin phép được có một Bổ đề - tất nhiên không vĩ đại như bổ để toán học của ông Ngô Bảo Châu - rằng: Quẻ bói là một phương pháp khoa học thuộc về nền văn minh phương Đông. Tính khoa học của nó được thể hiện qua những vấn đề sau đây:

* Quẻ bói là một phương pháp ứng dụng có thể lưu truyền trong nền văn minh qua các thế hệ. Có tính quy luật, tính khách quan, có hệ thống phương pháp luận và khả năng tiên tri.

* Có yếu tố dự liệu đầu vào, gồm: Thời gian năm tháng ngày giờ lập quẻ - hay nói rõ hơn - yếu tố thời gian này liên hệ chặt chẽ với không gian vũ trụ tương ứng.

* Có nội dung và phương pháp giải quẻ liên quan đến câu hỏi và khả nặng t......

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết của Sư Phụ thật chuẩn

Ở đây chỉ xin nêu thêm một ý nhỏ

Ông Ngô Bảo Châu với bổ đề nổi tiếng - được tung hô của ông ấy sẽ không thể biết được vận mênh , sự nghiêp, sức khỏe tiền tài của Chính bản thân ông ấy cũng như của vợ con gia đình ông ấy vv,..

Nhưng ông Thiên Sứ với bổ đề bói toán của mình thì lại thừa sức biết

Vậy thì bổ đề nào quan trong hơn - cho sự phát triển của nhân loại nói chung

Posted Image. Không phủ nhận công sức và thời gian,, tâm huyết của chú Thiên Sứ đối với nền văn minh tổ tiên . Nhưng cái so sánh như trananh có quái lắm không ? Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image. Không phủ nhận công sức và thời gian,, tâm huyết của chú Thiên Sứ đối với nền văn minh tổ tiên . Nhưng cái so sánh như trananh có quái lắm không ? Posted Image

Khổ wá! Lúc tôi bị chửi te tua trên mạng các kiểu rất ít người bênh vực. Bây giờ mới có một người khen thôi mừ. Gọi là chút an ủi.Posted Image
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như Thông thân mến

Tôi nói thật đấy - it nhất là quan điểm của cá nhân tôi - ở đây là sân nhà - đừng nghĩ tôi "nịnh" sư phụ - it nhất là quan hệ của tôi và sư phụ đến bây giờ không cần phải làm như vậy

Thưa Sư Phụ

Ở đây cháu chỉ thắc mắc một điều - tại sao các phương pháp luận mênh (tử vi,tử bình, mai hoa, bói dich,lạc việt độn toán) thì dữ liệu đầu vào lại chỉ có yếu tố thời gian - thời gian là đồng đẳng với cả vũ trụ - liệu có thể hiểu như vậy được không chú

Ngoài ra theo cháu nghĩ - còn yếu tố "KHÍ" nữa - nhưng trong bài toán mệnh lý - không có phương pháp nào đưa yếu tố " KHÍ " vào cả

Do vậy - điều này dẫn đến là những người có năm tháng ngày giờ y hệt nhau - mà vận mênh lại khác nhau - và tất cả các phương pháp bói toán đều có "SAI SỐ"

Tran anh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như Thông thân mến

Tôi nói thật đấy - it nhất là quan điểm của cá nhân tôi - ở đây là sân nhà - đừng nghĩ tôi "nịnh" sư phụ - it nhất là quan hệ của tôi và sư phụ đến bây giờ không cần phải làm như vậy

Thưa Sư Phụ

Ở đây cháu chỉ thắc mắc một điều - tại sao các phương pháp luận mênh (tử vi,tử bình, mai hoa, bói dich,lạc việt độn toán) thì dữ liệu đầu vào lại chỉ có yếu tố thời gian - thời gian là đồng đẳng với cả vũ trụ - liệu có thể hiểu như vậy được không chú

Ngoài ra theo cháu nghĩ - còn yếu tố "KHÍ" nữa - nhưng trong bài toán mệnh lý - không có phương pháp nào đưa yếu tố " KHÍ " vào cả

Do vậy - điều này dẫn đến là những người có năm tháng ngày giờ y hệt nhau - mà vận mênh lại khác nhau - và tất cả các phương pháp bói toán đều có "SAI SỐ"

Tran anh

Trần Anh thân mến.

Trần Anh hỏi:

I

Ở đây cháu chỉ thắc mắc một điều - tại sao các phương pháp luận mênh (tử vi,tử bình, mai hoa, bói dich,lạc việt độn toán) thì dữ liệu đầu vào lại chỉ có yếu tố thời gian - thời gian là đồng đẳng với cả vũ trụ - liệu có thể hiểu như vậy được không chú

Điều này đúng! Thời gian phản ánh không gian vũ trụ tương ứng.

II

Ngoài ra theo cháu nghĩ - còn yếu tố "KHÍ" nữa - nhưng trong bài toán mệnh lý - không có phương pháp nào đưa yếu tố " KHÍ " vào cả

Do vậy - điều này dẫn đến là những người có năm tháng ngày giờ y hệt nhau - mà vận mênh lại khác nhau - và tất cả các phương pháp bói toán đều có "SAI SỐ"

Tôi sẽ vì câu hỏi này giải thích kỹ trong lớp Phong Thủy cao cấp. Trananh có thể đưa câu hỏi này vào đấy.

Chúng tôi quen biết nhau đến nay cũng cả 10 năm rồi từ hồi tôi mới tham gia tuvilyso.com - Trananh không cần thiết phải khen tôi, nếu chê cũng chẳng sao.

Share this post


Link to post
Share on other sites

BẤT ĐỘNG SẢN HIỆN NAY VỚI CÁI NHÌN TỪ PHONG THỦY LẠC VIỆT

(Tiếp theo)

Posted Image

Chiều cô thôn

Nơi khí mới tụ.

Kim sinh - Thế giới đi về đâu?

Nhiều năm gần đây xuất hiện cụm từ "Đi tắt, đón đầu". Một ý tưởng rất hay và thông minh - tôi không hề có ý nghĩ mỉa mai ý tưởng này. Nhưng nó phải là một sự thông minh xuất sắc mới thực hiện được. Bởi vì. điều kiện cần và đủ để thực hiện ý tưởng này là phải biết rõ hoặc chí ít cũng định hướng được xu hướng phát triển trong tương lai của nền văn minh nhân loại trong xu thế hội nhập toàn cầu. Nếu như không thể phân tích được trên cơ sở một hệ thống phương pháp luận với những luận cứ chắc chắn và khoa học (Hiện nay nền văn minh nhân loại chưa đủ tầm để có được điều này) thì ít nhất cũng có thể ....dự báo được - tức xem bói được theo Lý học Đông phương, hoặc các phương pháp dự báo khác của nền văn minh khác. Vị thày bói này cũng cần phải có một kiến thức rất rộng về nhiều mặt của tri thức hiện đại mới có thể dự báo chính xác.

Theo tôi vấn đề phải được xét từ tổng thể và đi đến chi tiết - đây là nguyên lý của Phong Thủy Lạc Việt và cũng là của Lý học Đông phương nói chung.

"Muốn giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, cũng phải viện dẫn đến toàn bộ lịch sử hình thành vũ trụ".

Ngài Trịnh Xuân Thuận đã phát biểu như vậy. Nếu như không có một cái nhìn tổng hợp thì mọi giải thích và ứng dụng sẽ chỉ mang tính cục bộ, chắp vá kiểu chống tắc đường hiện nay và căn cứ vào Tây nó cũng làm như vậy.

Trên cơ sở những quy luật của vũ trụ từ những quy luật sinh học - sự phát triển từ đơn giản đến phức tạp, quy luật vật lý về cấu trúc các vật thể....vv....thì xã hội loài người sẽ không thể không hội nhập toàn cầu trong những kỷ nguyên này - (Vài ngàn năm sau, nếu ko có thiên tai hủy diệt toàn thể nhân loại thì nó lại tan rã dưới một hình thức khác. Nhưng đó là chuyện của vài ngàn năm sau, chưa bàn vội). Vấn đề được đặt ra là nó sẽ có sự diễn tiến hội nhập như thế nào và nó sẽ tiếp tục phát triển ra sao?

Sự hội nhập hiên nay - với cái nhìn của cá nhân tôi - nhân danh những hiểu biết về Lý học thuộc về văn hiến Việt - thì nó mới ở giai đoạn manh nha, sơ khởi. Nó chưa đủ những điều kiện nền tảng cần thiết về các cấu trúc xã hội để tiến tới một sự hội nhập thực sự. Nhưng những dấu hiệu đầu tiên để xác định một xu hướng này đã xuất hiện và không thể thay đổi. Một cuộc hội nhập chỉ mang tính cục bộ là nền kinh tế châu Âu với khối EU cũng có vẻ như rất khó khăn chứng tỏ điều này. Họ đã quá chủ quan duy ý chí khi áp đặt một ý tưởng cho một sự kiện sẽ xảy ra và quên mất những điều kiện cần và đủ để thống nhất châu Âu - một phần của thế giới. Nói theo ngôn ngữ Phật giáo là chưa đủ nhân duyên, một thứ đẻ non do quá nôn nóng.

Nay để sản xuất một cái hộp quẹt ga, chúng ta thử tưởng tượng chỉ cần thiếu một yếu tố phát triển tri thức làm ra cái hộp quẹt ga đó là công nghệ hóa lỏng ga thì cái hộp quẹt ga bán với giá 3000VND cũng không thể ra đời. Huống chi đây là một cuộc hội nhập của toàn châu Âu. Đáng nhẽ ra họ không nên sốt sắng in ra một loại tiền châu Âu ngay như vậy và phải có một biện pháp thúc đẩy sự hội nhập tự nhiên bằng những biện pháp hành chính. Nhưng đấy không phải chủ đề của bài viết này, tôi chỉ xin phép giới thiệu như một dấu hiệu cục bộ của xu hướng hội nhập toàn cầu. Thực tế xu hướng hội nhập toàn cầu hiện nay chính là sự giao lưu kinh tế toàn cầu với phương tiên thông tin và giao thông (Đương nhiên không phải đường sắt cao tốc. Đấy chỉ là sản phẩm mơ ước của con người thời kỳ hàng không chưa phát triển. Nó giống như mơ ước của bác nông dân thật thà chất phác - nhưng có chỉ số IQ cao - mơ ước tậu được con trâu vậy. Và khi đất của bác được bồi thường dự án xây siêu thị thì bác ta lập tức mua con trâu mà đáng nhẽ ra bác ta phải mua máy cầy - mà có lẽ máy cầy có người điều khiển bây giờ cũng lạc hậu rồi Posted Image).

Thế giới sẽ hội nhập thành một chỉnh thể thống nhất trong một tương lai không xa. Nhưng nó sẽ có một tiến trình hội nhập như thế nào (Một cuộc chiến khốc liệt giành ngôi bá chủ, hay một cuộc hội nhập hòa bình dung hòa được quyền lợi giữa các dân tộc...) và mô hình của một thế giới thống nhất ấy sẽ ra làm sao - để có thể điều hành được sự sống của con người trên hành tinh này, bảo vệ sự tiếp tục phát triển cân đối của nó và tiếp tục phát triển nền văn minh nhân loại? Tôi nghĩ đây là đề tài hấp dẫn. Nhưng nó lại không phải là nội dung của topic này.

Trong phần này của bài viết, tôi chỉ muốn đề cập đến sự tiến hóa tiếp theo của chu kỳ "Thổ sinh Kim" và nền kinh tế tiếp theo sẽ dựa trên nền tảng của sự phát triển khoa học kỹ thuật tiếp theo sẽ như thế nào?

Thế giới vô hình

Tôi mượn tam từ này đề làm tiêu đề cho đoạn tiếp theo. Nhưng mong các bạn đừng nghĩ tôi muốn nói đến các vấn đề mà thế gian tạm đặt tên là tâm linh. Với tôi thì thế giới này chỉ có một chân lý , không có vấn đề khoa học hay tâm linh. Và cũng mong các bạn đừng vội nghĩ là tôi cho rằng thế giới sẽ biến mất và không nhìn thấy nữa. Ở đây tôi muốn nói đến những sự tương tác của những dạng tồn tại của vật chất không nhìn thấy sẽ là xu hướng phát triển tiếp theo của một chu kỳ phát triển của nền văn minh. Nó sẽ bắt đầu từ: Tia lade; sóng điện từ, kỹ thuật điều khiển không dây, tự động hóa, các vấn đề kỹ thuật điện toán, phần mềm vi tính, công nghệ thông tin....Nó sẽ tiến tới và ứng dụng những phần chưa biết của vật chất như: "Hạt của Chúa", phản vật chất..... - đây là thí dụ cho dễ hiểu vì nó là ý niệm tưởng tượng phổ biến mọi người đều biết - còn theo tôi không có phản vật chất và không có Hạt của Chúa...Về năng lương thì những dang năng lượng như hiện nay sẽ phải thay thế bằng những dạng năng lương vũ trụ như: Năng lượng mặt trời, năng lương gió...vv....(Tôi vẫn luôn quan niệm rằng: Việc sử dụng ồ ạt thủy điện là một sai lầm). Nếu cứ như thế này thì thế giới còn cần một hoặc hai chu kỳ nữa: Thổ sinh Kim, Kim sinh thủy....rồi "Quy ư thổ"....mới đạt được trình độ như những gì nền văn minh cổ Đông phương đang....ứng dụng để....xem bói (Do nền tảng kỹ thuật và xã hội của nền văn minh này đã bị hủy diệt).

Và tôi gọi những: Tia lade; sóng điện từ, kỹ thuật điều khiển không dây, tự động hóa, các vấn đề kỹ thuật điện toán, phần mềm vi tính...là thế giới vô hình.

Nếu những ý tưởng của tôi được coi là đúng - thì - sau khi ổn định những giá trị bất động sản - nên hướng những ngành công nghiệp của tương lai, gọi là "đi tắt, đón đầu".

Xin cảm ơn sự quan tâm của quý vị.

10 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

BẤT ĐỘNG SẢN HIỆN NAY VỚI CÁI NHÌN TỪ PHONG THỦY LẠC VIỆT

(Tiếp theo)

Thế giới vô hình

Tôi mượn tam từ này đề làm tiêu đề cho đoạn tiếp theo. Nhưng mong các bạn đừng nghĩ tôi muốn nói đến các vấn đề mà thế gian tạm đặt tên là tâm linh. Với tôi thì thế giới này chỉ có một chân lý , không có vấn đề khoa học hay tâm linh. Và cũng mong các bạn đừng vội nghĩ là tôi cho rằng thế giới sẽ biến mất và không nhìn thấy nữa. Ở đây tôi muốn nói đến những sự tương tác của những dạng tồn tại của vật chất không nhìn thấy sẽ là xu hướng phát triển tiếp theo của một chu kỳ phát triển của nền văn minh. Nó sẽ bắt đầu từ: Tia lade; sóng điện từ, kỹ thuật điều khiển không dây, tự động hóa, các vấn đề kỹ thuật điện toán, phần mềm vi tính, công nghệ thông tin....Nó sẽ tiến tới và ứng dụng những phần chưa biết của vật chất như: "Hạt của Chúa", phản vật chất..... - đây là thí dụ cho dễ hiểu vì nó là ý niệm tưởng tượng phổ biến mọi người đều biết - còn theo tôi không có phản vật chất và không có Hạt của Chúa...Về năng lương thì những dang năng lượng như hiện nay sẽ phải thay thế bằng những dạng năng lương vũ trụ như: Năng lượng mặt trời, năng lương gió...vv....(Tôi vẫn luôn quan niệm rằng: Việc sử dụng ồ ạt thủy điện là một sai lầm). Nếu cứ như thế này thì thế giới còn cần một hoặc hai chu kỳ nữa: Thổ sinh Kim, Kim sinh thủy....rồi "Quy ư thổ"....mới đạt được trình độ như những gì nền văn minh cổ Đông phương đang....ứng dụng để....xem bói (Do nền tảng kỹ thuật và xã hội của nền văn minh này đã bị hủy diệt).

Và tôi gọi những: Tia lade; sóng điện từ, kỹ thuật điều khiển không dây, tự động hóa, các vấn đề kỹ thuật điện toán, phần mềm vi tính, công nghệ thông tin...là thế giới vô hình.

Nếu những ý tưởng của tôi được coi là đúng - thì - sau khi ổn định những giá trị bất động sản - nên hướng những ngành công nghiệp của tương lai, gọi là "đi tắt, đón đầu".

Xin cảm ơn sự quan tâm của quý vị.

Những đột phá công nghệ đáng chú ý đầu năm 2012

VnExpress

Thứ hai, 2/4/2012, 00:00 GMT+7

Trong các cải tiến, phát minh được công bố đầu năm, một số sắp có mặt trên thị trường, một số còn phải đợi vài năm nữa mới trở thành hiện thực nhưng đã giúp vẽ lên bức tranh hấp dẫn về thế giới tương lai.

Posted Image

Dự án Ngôi nhà tương lai (Home of the Future) của Microsoft đã ra đời từ năm 1994 và liên tục được nâng cấp theo từng năm. Tại đó, Microsoft thử nghiệm và triển khai những công nghệ mới nhất về kết nối, màn hình... để xây dựng ngôi nhà số và tương tác của 3-5 năm nữa. Xem video

Posted Image

Google Goggles có thể trở thành một trong những phụ kiện 'hot' nhất thời gian tới sau khi báo New York Times đưa tin Google sẽ tung ra chiếc kính tương tác này ngay cuối năm nay. Kính có thể quét vật thể trước mắt và hiển thị thông tin cơ bản như giá cả, chất liệu... cho người đeo nó. Xem chi tiết

Posted Image

Các nhà khoa học tại Viện công nghệ Massachusetts (MIT) phát triển camera có khả năng thu lại được vật thể đang bị che khuất. Máy ảnh bắn tia laser vào bề mặt đối diện với vật thể và bung ra thành các tia sáng (photon). Một vài photon sẽ va chạm với vật thể, bắn ngược trở lại bức tường trước khi lọt vào ống kính để tái tạo lại hình ảnh của vật thể. Xem chi tiết

Posted Image

Không phải là dự án xa xôi, Nokia đã trình làng điện thoại 808 PureView với cảm biến lên tới 41 megapixel cùng khả năng xử lý 1 tỷ điểm ảnh mỗi giây. Trong khi đó, số chấm cao nhất trên điện thoại hiện nay mới là 16 megapixel. 808 PureView sẽ được bán tại châu Âu trong tháng 5 với giá 605 USD. Xem chi tiết

Posted Image

IBM phát triển chip Holey Optochip với khả năng trao đổi dữ liệu 1 nghìn tỷ bit mỗi giây (1 terabit/giây), tức đủ nhanh để truyền đi toàn bộ dữ liệu tại thư viện Quốc hội Mỹ chỉ trong một tiếng hay tải hàng trăm bộ phim HD chỉ sau một giây. IBM đang tiếp tục cải tiến Holey Optochip để thương mại hóa trong những năm tới. Xem chi tiết

Posted Image

Các nhà khoa học Australia, Mỹ và Hàn Quốc đã làm nên một "chiến công" đáng ngưỡng mộ: lần đầu tiên tạo ra transistor (bóng bán dẫn) có thể ứng dụng thực tế chỉ từ nguyên tử đơn. Transistor nguyên tử được coi là bước tiến quan trọng trong việc sản xuất máy tính lượng tử - những thiết bị siêu mạnh có thể tính toán nhanh gấp hàng tỷ lần so với máy tính hiện nay. Xem chi tiết

Posted Image

Hãng Seagate tạo bước đột phá lớn khi đạt kỷ lục lưu trữ 1 terabit trên mỗi inch vuông nhờ kỹ thuật "ghi từ tính nhiệt" (HAMR) thay vì ghi trực giao khi lưu dữ liệu vào đĩa. Công nghệ giúp sản xuất ổ cứng 3,5 inch lên 6 TB hoặc ổ 2,5 inch 2 TB (gấp đôi dung lượng hiện nay). Vài năm tới, khi HAMR đạt mức 10 terabit mỗi inch vuông, Seagate có thể cho ra đời ổ cứng 60 TB. Xem chi tiết

Châu An

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rợn người vào các biệt thự bạc tỷ

03/04/2012 06:27:18

Posted Image - Ở khu đô thị mới Pháp Vân- Tứ Hiệp thuộc phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội)- có hàng chục ngôi biệt thự hạng sang đang bỏ hoang, mặc cho cây xanh cỏ dại mọc um tùm... đang là nơi lý tưởng cho các con nghiện hoành hành.

Vào các ngôi biệt thự bỏ hoang này, nếu ta không cẩn thận sẽ dính những kim tiêm, bình thủy tinh... được các con nghiện bỏ tràn lan dưới mặt đất, rất nguy hiểm.

Posted Image

Nhan nhản kim tiêm

Bên cạnh đó là rác thải được người dân đổ ra vỉa hè, xử lý bằng cách đốt, dễ gây hỏa hoạn. Không chỉ vậy mà còn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân khu vực, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già...

Posted Image

Các kim tiêm được găm xuống đất

Posted ImagePosted Image

Như bàn chông trong biệt thự bỏ hoang

Posted Image

Xây biệt thự làm nơi cho chuột ở

Posted Image

Nơi trú chân của rắn và các côn trùng gây bệnh

Posted Image

Hàng rào tạm bợ

Posted Image

Chờ người đến phá bỏ chăng...?

Posted Image

Người lần không ra chỗ ở người xây bỏ hoang

Posted Image

Rác thải ở khu đô thị mới Pháp vân- Tứ Hiệp xử lý bằng cách đốt

Posted Image

Coi chừng hỏa hoạn

Posted Image

Các ngôi biệt thự tiền tỷ bỏ hoang bên đường lớn ở Thủ đô

Tiến Dũng

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đầu tư thông minh

"Kích" bất động sản: Khả thi hay bất khả kháng?

Tác giả: Việt Thắng

Bài đã được xuất bản.: 16/04/2012 05:00 GMT+7

(VEF.VN) - Thị trường BĐS vẫn còn quá khó để được cứu, nếu không có các biện pháp "đồng bộ" khác. Cứ cho là vốn ngân hàng sẽ ưu ái khu vực BĐS, nhưng làm thế nào để "kích" được thị trường này thì lại là một chuyện khác.

Logic của giải cứu

Lại gần một tuần trôi qua sau khi Ngân hàng nhà nước hạ lãi suất về 12%, thị trường bất động sản TP.HCM vẫn... bất động. Thông tin từ một số văn phòng môi giới nhà đất ở quận 2, quận 9, Bình Chánh và huyện Nhà Bè cho thấy không khí giao dịch đất dự án và phân khúc căn hộ trung - cao cấp vẫn hoàn toàn trầm lắng. Thậm chí, còn trầm lắng hơn cả một tháng trước đây.

Tình hình cũng không có gì sáng sủa hơn ở Hà Nội, nơi mà các dự án Geleximco, Vân Canh, Bắc An Khánh đã được PR là có mặt bằng giá đất dự án giảm đến 40-50% nhưng vẫn không thể thu hút được người mua. Xét ra, điều này là khá dễ hiểu vì một khi giá BĐS ở TP.HCM đã từ lâu rơi về vùng đáy mà còn không khuyến dụ nổi thanh khoản, thì thị trường nhà đất Hà Nội không thể là một ngoại lệ.

Công văn số 1656 do Thống đốc NHNN ký ngày 22/3/2012 yêu cầu 5 ngân hàng Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV và MHB tiết giảm chi phí và hạ lãi suất cho vay đã không tạo ra được hiệu ứng đáng kể nào cho xu thế cần phải giảm mặt bằng lãi suất cho vay để cứu... ngân hàng. Dù rằng trước đó, từ giữa tháng 2/2012, BIDV, Vietcombank và Vietinbank đã thực hiện cơ chế từng bước giảm dần lãi suất cho vay, nhưng lượng vốn cung ra thị trường là quá nhỏ bé so với nhu cầu vay của doanh nghiệp, và cũng ít ỏi không kém so với lượng vốn tồn ứ hiện đang bất động trong các ngân hàng lớn.

Posted Image

Hiển nhiên, giữa BĐS và ngân hàng đang có một mối quan hệ rất chi là "hữu cơ": nhà đất tồn không biết bán cho ai, và vốn tồn không biết cho ai vay. Từ nhiều năm qua mới xảy ra một nghịch lý như thế trong nền kinh tế Việt Nam. Nghịch lý đó càng có chiều hướng phát triển tính sắc nhọn của nó khi giá trị tồn ứ của hai khu vực này đều đã dâng lên đến mức "khủng". Thực vậy, nếu dư nợ của BĐS vẫn luôn hiện diện ở con số trên 200.000 tỷ đồng, thì lượng vốn dôi dư không cho vay được của các ngân hàng có lẽ cũng bằng hoặc vượt giá trị ế ẩm của BĐS.

Không hẳn là tình thế quá đỗi bĩ cực của khối doanh nghiệp sản xuất, nông nghiệp và xuất khẩu đã khiến cho NHNN "nao lòng" mà buộc phải giảm lãi suất. Mà trên hết, cho đến khi chính các ngân hàng phải than thở về nguy cơ lợi nhuận bị giảm sút và nhiều khả năng sẽ còn sụt giảm mạnh nếu không cho vay được, người ta mới buộc phải nghĩ đến một giải pháp cấp bách, một giải pháp mang tính tình thế hơn là căn cơ.

Cũng bởi thế, vào cuối tháng 3, đầu tháng 4/2012 dường như đã diễn ra một sự thay đổi ngấm ngầm nào đó trong nhận thức của thị trường đầu cơ. Ngay sau cuộc họp của NHNN với nhóm G12 vào tuần đầu tháng Tư và cùng với nghị định quản lý kinh doanh vàng được Chính phủ chính thức ban hành, sang tuần thứ hai đã diễn ra một đổi thay: một loạt văn bản về hạ lãi suất và văn bản liên quan đến sinh mệnh thị trường BĐS được NHNN công bố.

Nhưng có lẽ quan yếu nhất vẫn là "khung pháp lý" cho BĐS. Công văn số 2056, được ban hành kèm theo thông tư về hạ lãi suất về 12% của NHNN, đã chính thức xác nhận những hoài nghi trước đây là có cơ sở, khi thêm một lần nữa loại trừ thêm một đối tượng cực kỳ quan trọng khỏi nhóm BĐS bị hạn chế tín dụng. Đó là đối tượng các dự án nhà ở trong khu đô thị, được hoàn thành trong năm 2012 và cả sau năm 2012.

Có thể hiểu sao về tinh thần "loại trừ" trên? Với công luận và nhận thức chung của giới đầu tư, điều có thể gọi thẳng tên chính là động thái "giải cứu BĐS" đã được công khai hóa. Nhóm dự án nhà ở, chỉ được nêu một cách chung nhất trong công văn 2056, trong thực tế lại bao gồm cả phân khúc căn hộ trung cấp và cao cấp. Mà đã như thế thì hai phân khúc này, với nhiều dự án còn đang dở dang vì thiếu vốn, sẽ có thể được các ngân hàng mở hầu bao cấp tiếp tín dụng cho hoạt động hoàn thiện trong thời gian tới.

Còn nhớ vào tháng 9 năm ngoái, trong một đề án về thị trường BĐS trình cho Chính phủ, Bộ Xây dựng đã "thề" sẽ tuyệt đối không cho vay đối với những phân khúc BĐS "xa hoa" như căn hộ cao cấp, mà chỉ đặt trọng tâm vào phân khúc bình dân, hướng đến an sinh xã hội. Nhưng với quan điểm mới, nhận thức mới được NHNN hé ra, các doanh nghiệp BĐS cao cấp đã có thể phào nhẹ nhõm.

Quá khó để được cứu!

Tuy vậy, thị trường BĐS vẫn còn quá khó để được cứu, nếu không có các biện pháp "đồng bộ" khác. Vốn đã nằm ì quá lâu, thị trường này giống như một cơ thể còn đang bị bệnh tật hành hạ mà chưa thể bật dậy ngay được. Cứ cho là vốn ngân hàng sẽ ưu ái khu vực BĐS, nhưng làm thế nào để "kích" được thị trường này thì lại là một chuyện khác.

Trong buổi họp báo công bố hạ lãi suất về 12%, thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã nêu ra một nhận xét đáng chú ý. Về BĐS, theo tinh thần công văn 2056, sẽ có khoảng 50% nhóm đối tượng cho vay thuộc lĩnh vực này được loại trừ. Từ thông tin đáng giá này, người ta có thể suy ra là sẽ có một sự giảm nhẹ đáng kể về rào cản cho vay đối với các ngân hàng, vì công văn 674 ngày 13/2/2012 của NHNN đã quy định tỷ lệ cho vay tối đa đối với những lĩnh vực không khuyến khích như BĐS, chứng khoán và tiêu dùng chỉ là 16%. Hẳn nhiên, đã có một logic rõ rệt từ công văn 674 đến công văn 2056.

Posted Image

Nhưng về chứng khoán, người đứng đầu NHNN lại cho rằng: dư nợ cho vay chứng khoán là không khuyến khích, do đây là thị trường vốn dài hạn nên không thể sử dụng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng để đầu tư; và không cần vốn từ ngân hàng thì TTCK vẫn sẽ tăng trưởng được do thừa hưởng những yếu tố tích cực từ nền kinh tế như lạm phát và lãi suất giảm. Việc tăng của TTCK sẽ không nhanh nhưng sẽ bền vững.

Quả vậy, dù chưa bao giờ được tiết lộ về nguồn tài chính được đổ vào, nhưng TTCK vẫn đều đặn phục hồi kể từ đầu năm 2012 đến nay. Và cũng trong quý đầu của năm 2012, chứng khoán đã trở thành thị trường đầu cơ duy nhất "động đậy", so với kênh vàng đang dần "chết yểu", còn BĐS "chết lâm sàng". Bức tranh đầy tính phiến diện này có lẽ có nhiều điểm thú vị cho giới nghiên cứu và cả những người muốn đầu tư, đầu cơ tham khảo.

Một điểm khác cũng đáng lưu tâm là trong phát biểu của NHNN, dường như cái nhìn trung hạn cho TTCK đang được xác lập với một vài thay đổi nào đó. Tín dụng dành cho chứng khoán sẽ không tăng lên, ít nhất trên danh nghĩa. Trong khi đó, tín dụng dành cho BĐS lại được "tháo khoán".

Cho tới nay, hai chỉ số chứng khoán đã bứt phá khỏi ngưỡng kháng cự quan trọng và đang chuẩn bị tăng tiến trong sóng mới. Tuy vậy, với đại đa số nhà đầu tư nhỏ lẻ thì mức lời lãi trong con sóng tăng trước đó vẫn chỉ rất khiêm tốn. Do đó, hiệu ứng bình thông nhau giữa chứng khoán và BĐS vẫn chưa thể xảy ra.

Như một quy luật, để nhận ra sự "động đậy" của cái này, người ta lại phải theo dõi sự "động đậy" của cái khác. Nếu sắp tới chứng khoán giảm lại, mọi sự coi như vô vọng đối với tất cả các thị trường đầu cơ. Còn ngược lại, có thể thời điểm giữa quý 2/2012 mới có thể chứng kiến một "động đậy" khác.

Hiển thị 10 trong số 15 bình luận

Leliem

Bất động sản chết lâm sàng là đúng theo quy luật thị trường. Vì từ lâu rùi người ta đầu tư BĐS để kiếm lời là chính chứ đâu phải vì nhu cầu ở. Đến nay những người có nhu cầu ở thật sự thì đa số là không đủ tiền để mua nhà, cho dù giá có hạ xuống nữa. Vì sao?? Vì lương hay thu nhập còn chưa đủ cho nhu cầu sống hàng ngày nói chi đến việc mua nhà. Lượng người có tiền mua nhà để đầu tư kiếm lời bằng tiền của chính mình thì đã cạn gần hết. Do vậy nguồn vốn từ ngân hàng mà khép lại thì đương nhiên sẽ chẳng còn khách mua nhà. Dân cạn tiền rùi. Hãy để cho thị trường tự điều chỉnh thôi. Ngày xưa các Doanh nghiệp BĐS lãi lớn thì tiền các bác đó có chia cho ai đâu, đút túi hết. Bây giờ thị trường xuống thì kêu ầm ĩ cả lên. Lãi thì ăn, còn lỗ thì đẩy sang dân gánh à? Sao khôn thế!!

Lê Hùng

Sao tôi chẳng thấy ai quan tâm đầu tư vào sản xuất nhỉ? Chả lẽ chỉ có đầu tư vào BĐS, chứng khoán và tiết kiệm sao? Thế thì đất nước này sẽ đi về đâu.

lê văn luận

thực chất ngân hàng đã tiếp tay cho BĐS thổi bong bóng , họ cùng một thuyền BĐS chết thì N H cũng chết theo nếu không có một cuộc cách mạng đưa BĐS về giá thực của nó thì chỉ có chết sớm hay muộn mà thôi người đi sau sẽ gánh hậu quả của người đi trước

Vu ky

Cái ngày mà tuần này mảnh đất đó đang có giá 8 triệu/m2, tuần sâu nó có giá 20 triệu/m2, tuần sâu nữa là 30+...triệu/m2 có ai nghĩ cứu nó không. Lúc đó những người lao động chân chính với đồng lương còm bị BĐS làm cho lạm phát lên cao có ai nghĩ sẽ cứu họ không.

chi vu dai

Một "thị trường" chủ yếu là đầu cơ thì "chết" là không thể tránh khỏi. Dù có nổ lực "cứu" thì cũng chỉ kéo dài thời kỳ hấp hối mà thôi. Mà cứu bằng cách nảo ? Chỉ mấy liệu pháp tâm lý thì không có tác dụng đâu, còn in tiền thì dẫn đến lạm phát và nền kinh tế sẽ nguy khốn. Thôi, hãy để thị trường điều tiết. Các nhà đầu tư mạnh dạn giảm giá, giảm lãi, cắt lỗ,...đến một mức nào đó xã hội có nhiều người mua được nhà ở thì thị trường mới thật sự ổn định. Lâm trọng bệnh rồi, không chịu đau sao khỏi được !

Đào Công Nguyên

Nếu cứ tiếp tục bơm tiền vào khu vực BĐS (đến lúc này vẫn chưa thể dùng được từ thị trường BĐS đúng nghĩa) thì chỉ làm cho bong bóng tiếp tục phình to ra thôi, có chăng chỉ đáp ứng được lợi ích của nhóm người hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng - BĐS thôi, còn tổn thất lại thuộc về nền kinh tế đất nước mà biểu hiện nợ xấu ngân hàng tiếp tục tăng cao và nhà đất bỏ hoang càng kéo dài. Bởi một nguyên lý rất hiển nhiên là các sản phẩm từ các dự án BĐS này không thể đến với được người tiêu dùng cuối cùng do giá cả của nó vượt xa với khả năng chi trả của đại đa số người lao động vốn có nhu cầu thật về nhà ở

Thanhhai

Một sai lầm khi ngân hàng cứu bất động sản.

Từ bao lâu nay bất động sản lợi dụng việc vay tiền ngân hàng để dầu cơ bất động sản và bơm giá lên trên trời , tiếp theo đó thì ông thuế thấy vậy củng nhảy vào nâng thuế lên cao . Nhưng họ không hiểu bất động sản tắc đầu ra từ nguyên nhân nào , cứ ào ào lo đổ tiền để cứu bất động sản , sa lầy này dẩn đến sa lầy khác . Dù các ông ngân hàng có đổ tiền vào bao nhiêu đi nữa thì bất động sản vẩn chết kéo theo cả bầy ngân hàng chết theo . Thứ nhất giá bất động sản quá cao , thứ hai mất niềm tin của người có nhu cầu , thứ ba sự phiền toái khi người mua khi chủ đầu tư lập lờ trong các điều khoảng , thứ tư sự ăn xổi ở thì của các chủ đầu tư mà điển hình tòa nhà Keng Nam tại Hà Nội

Letiep87

Thiết nghĩ tại sao phải cứu BDS, cái ngành chỉ đem lại lợi ích cho 1 cơ số người có tiền và đầu tư vào đó. tại sao không cứu các ngành khác, đem tiền đầu tư vào an sinh xã hội như trường học, bệnh viện... để cho nhân dân thấy được sự có ích của đồng tiền đầu tư và chi trả khoản vay đó bằng cách trả phí dịch vụ và đóng thuế.

Dinhtdhk22

Cứu BĐS lúc này cũng như mua sâm cho người đang hấp hối về ngậm để kéo dài thêm thời gian chờ chết để chờ con cháu về đầy đủ mới chết thôi, vì sao người ta cố cứu vì họ có lợi ích trong đó, cài gì không thật thì nó sẽ bị đào thải, nhưng khi nó dào thài thì có những nhóm người được lợi vì sự quản lý kém của chúng ta, hãy đâu tư vào sản xuất chứ đừng đầu tư vào thứ buôn nước bọt để lầy tiền

Dự Minh

Vấn đề tín dụng chỉ là bề nổi nên chưa chữa được khỏi bệnh, cái khó của bất động sản lúc này là việc đầu cơ đã quá nhiều, đẩy giá lên cao nên cung không gặp cầu có khả năng thanh toán, khả năng tài chính của giới bất động sản ở mức yếu, kỳ vọng sinh lời thấp - không trả nổi lãi vay, thị trường đang ở giai đoạn đầu chu kỳ đi xuống. Vì vậy giải pháp phải đi vào tháo hơi cho bất động sản xì dần để chuyển dịch vốn sang lĩnh vực khác sao cho thiệt hại thấp.

===============================

Khi copi những bài viết trên các báo mạng chính thống, ít khi tôi copi những lời bình luận. Đôi khi rất...ba lăng nhăng. Nhưng tôi nhận thấy những lời bình luận này phần lớn sâu sắc, rất xứng đáng tham khảo dưới mọi góc độ. Tôi xin thí dụ vài lời bình luận dưới đây:

Thanhhai

Một sai lầm khi ngân hàng cứu bất động sản.

Từ bao lâu nay bất động sản lợi dụng việc vay tiền ngân hàng để dầu cơ bất động sản và bơm giá lên trên trời , tiếp theo đó thì ông thuế thấy vậy củng nhảy vào nâng thuế lên cao . Nhưng họ không hiểu bất động sản tắc đầu ra từ nguyên nhân nào , cứ ào ào lo đổ tiền để cứu bất động sản , sa lầy này dẩn đến sa lầy khác . Dù các ông ngân hàng có đổ tiền vào bao nhiêu đi nữa thì bất động sản vẩn chết kéo theo cả bầy ngân hàng chết theo . Thứ nhất giá bất động sản quá cao , thứ hai mất niềm tin của người có nhu cầu , thứ ba sự phiền toái khi người mua khi chủ đầu tư lập lờ trong các điều khoảng , thứ tư sự ăn xổi ở thì của các chủ đầu tư mà điển hình tòa nhà Keng Nam tại Hà Nội

chi vu dai

Một "thị trường" chủ yếu là đầu cơ thì "chết" là không thể tránh khỏi. Dù có nổ lực "cứu" thì cũng chỉ kéo dài thời kỳ hấp hối mà thôi. Mà cứu bằng cách nảo ? Chỉ mấy liệu pháp tâm lý thì không có tác dụng đâu, còn in tiền thì dẫn đến lạm phát và nền kinh tế sẽ nguy khốn. Thôi, hãy để thị trường điều tiết. Các nhà đầu tư mạnh dạn giảm giá, giảm lãi, cắt lỗ,...đến một mức nào đó xã hội có nhiều người mua được nhà ở thì thị trường mới thật sự ổn định. Lâm trọng bệnh rồi, không chịu đau sao khỏi được !

Lê Hùng

Sao tôi chẳng thấy ai quan tâm đầu tư vào sản xuất nhỉ? Chả lẽ chỉ có đầu tư vào BĐS, chứng khoán và tiết kiệm sao? Thế thì đất nước này sẽ đi về đâu.

Leliem

Bất động sản chết lâm sàng là đúng theo quy luật thị trường. Vì từ lâu rùi người ta đầu tư BĐS để kiếm lời là chính chứ đâu phải vì nhu cầu ở. Đến nay những người có nhu cầu ở thật sự thì đa số là không đủ tiền để mua nhà, cho dù giá có hạ xuống nữa. Vì sao?? Vì lương hay thu nhập còn chưa đủ cho nhu cầu sống hàng ngày nói chi đến việc mua nhà. Lượng người có tiền mua nhà để đầu tư kiếm lời bằng tiền của chính mình thì đã cạn gần hết. Do vậy nguồn vốn từ ngân hàng mà khép lại thì đương nhiên sẽ chẳng còn khách mua nhà. Dân cạn tiền rùi. Hãy để cho thị trường tự điều chỉnh thôi. Ngày xưa các Doanh nghiệp BĐS lãi lớn thì tiền các bác đó có chia cho ai đâu, đút túi hết. Bây giờ thị trường xuống thì kêu ầm ĩ cả lên. Lãi thì ăn, còn lỗ thì đẩy sang dân gánh à? Sao khôn thế!!

Nhìn chung, họ không thấy lối ra nếu bơm tiền cứu bất động sản. Nhưng không cứu BĐS thì ngân hàng lâm trọng bệnh và kinh tế suy sụp. Bởi vậy, thực chất cái gọi là "cứu BĐS" chính là gián tiếp cứu ngân hàng. Nhưng phương pháp giải cứu bằng cách cho BĐS vay tiếp sẽ bế tắc, vì không có đầu ra. Hậu quả sẽ là sự suy sụp nặng hơn. Vì tính chất luẩn quẩn của giải pháp, như những lời bình luận nói trên.

Có một hiện tượng không bình thường đó là thị trường C K đang tăng bất thường và phi quy luật

. Nhưng tạm thời nó thu hút vốn đầu tư. Có vẻ như đó là một giải pháp thu hút vốn trước mắt. Nếu quả thật đó là một giải pháp thì nó thật sự không an toàn. Vì cuối cùng thì mọi sự đầu tư Ck thì hiệu quả thật sự là khi người ta rút vốn ra. Còn nếu cứ tăng như vậy thì mọi sự tính toán phát triển chỉ là trên giấy. Nhưng khi rút ra thì thế nào? Vấn đề sẽ là ai rút trước thì đều là một hậu quả của sự mất cân đối nghiêm trọng trong sự ổn định phát triển xã hội do tính phi tự nhiên của nó.

Nhưng sau đây là nhận xét của ông Alan Phan, một chuyên gia kinh tế kỳ cựu ở Đông Nam Á:

Blog ngày thứ bảy 14/04/2012APRIL 15, 2012

BY ALAN PHAN

Nhiều bạn hỏi tôi về các chuyện xẩy ra đang gây khá sôi động trên thị trường làm ăn của Việt Nam. Nào là chuyện các công ty tư nhân bị cấm buôn vàng lá, đến chuyện gần 200 ngàn doanh nghiệp tư nhân đã phải giải thể, lặn vào bóng đêm. Chuyện nhà nước cam kết sẽ không để ngân hàng nào phá sản, rồi chuyện bộ Xây Dựng đề xuất mua lại các chung cư đang ế ẩm để cứu các chủ đầu tư bất động sản. Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản và cà phê đang lâm vào tình trạng vỡ nợ, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các nông dân; và ngành vật liệu xây dựng, nhất là những doanh nghiệp thép và xi măng, đang ngất ngư con tàu đi.

Chỉ có một tin vui là các chuyên gia chánh phủ đều tiên đoán là kinh tế sẽ hồi phục vào Quý 3 năm nay, nghĩa là các bạn chỉ cần ăn bo bo thêm 2 tháng nữa, trời sẽ quang, mây sẽ tạnh và dân ta sẽ ào ạt qua Mỹ mua thêm vài chục thị trấn nữa. Vài đại gia đang lên danh sách, tôi nghe đồn là Washington DC có nằm trong tầm nhắm.

Tôi không sao trả lời được vì những cách vận hành kinh tế này hoàn toàn nằm ngoài cái đầu óc bé nhỏ đơn giản của mình. Vả lại, tôi cũng không phải là một nhà văn chuyên viết chuyện thần thoại.

Hôm nay, xin nhường sân chơi cho các bạn múa bút. Hãy soi sáng môi trường kinh tế lạ thường này. Liệu chánh phủ có cứu được tất cả doanh nghiệp, tất cả người dân???

Nếu ông Alan Phan đúng thì có thể nói rằng: Cần một giải pháp tổng thể và đồng bộ, phù hợp với quy luật của tự nhiên. Dù quy luật đó đang ở thời suy thoái thì cách chữa bệnh cho người ốm cũng không thể "Đau bụng uống nhân sâm" được.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lời tiên tri từ Lý học Đông phương:

Bất động sản năm 2012 chết lâm sàng.

==================================

TƯ LIỆU THAM KHẢO

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=TAzME9Qm96s&feature=related

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có thể sở hữu nhà với lương 5 triệu đồng/tháng?

Thứ Ba, 24/04/2012 --- cập nhật 05:47 GMT+7

Dù giá bất động sản giảm mạnh nhưng với mức lương 5 - 10 triệu đồng/tháng, người dân có thể thực hiện ước mơ sở hữu một ngôi nhà của riêng mình?

Posted Image

Thứ trưởng Bộ xây dựng Nguyễn Trần Nam trong một lần thăm dự án FPT Smart Nano Flat.

Hiện nay, số lượng người lao động ở Việt Nam có mức thu nhập từ 500 - 1000USD/tháng trở lên là rất nhiều. Phần lớn trong số họ là tầng lớp tri thức trẻ, có thu nhập ổn định nhưng cũng vì họ là người trẻ nên ít có tích lũy và hầu như cũng không có tài sản thế chấp. Vậy làm thế nào để họ có thể sở hữu được ngôi nhà của mình mà không phải đi vay lãi ngân hàng, cũng không phải ở nhà thuê. Đây thực sự là bài toán khó cho các doanh nghiệp bất động sản cũng như các nhà hoạch định chính sách.

Giá đất giảm... nhưng vẫn cao

Với tình hình thị trường bất động sản hiện nay, tuy là trầm lắng, ít giao dịch, và hầu hết các phân khúc đều có sự giảm giá tuy nhiên dù có giảm giá mạnh, nhiều người vẫn không đủ khả năng để mua nhà.

Theo Ngân hàng Thế giới, giá đất tại Hà Nội đang nằm vào top cao của châu Á và thế giới và chỉ có khoảng 5% dân số Hà Nội đủ tiền để mua nhà. Hiện giá đất tại các trung tâm của Hà Nội đang cao hơn rất nhiều so với TP HCM. Đất tại trung tâm có giá khoảng 8.000USD/m2, TP HCM vào khoảng 4.000USD/m2.

Với mức giá đất tại Hà Nội như hiện nay đang cao gấp 1.000 lần giá tiền thuê nhà hằng tháng ở cùng một địa điểm và được định giá bằng khoảng 80 năm giá trị tiền thuê nhà hằng tháng. Ngay tại các khu vực ngoại thành Hà Nội hay TP HCM, giá nhà đất tuy đã giảm nhiều nhưng vẫn còn khá cao, giao động từ 18-20 triệu đồng/m2, và phải mất hơn 1 tỉ đồng trở lên mới có thể sở hữu nhà, đất.

Được biết, giá thuê nhà trung bình tại thời điểm này ở khu vực Hà Nội, TP HCM cũng giao động ở mức 1,5 – 5 triệu/tháng. Rất nhiều người có đủ thu nhập để thuê nhà với mức 5 triệu/tháng, nhưng khi hỏi về khả năng họ có thể mua nhà mà không cần vay lãi ngân hàng không thì hầu như là không có. Nhưng nếu có một giải pháp là cứ mỗi tháng họ có thể bỏ ra khoảng 5 triệu đồng để trả góp mua nhà thì họ có trả được không, đa số đều nói là có và rất sẵn sàng, chỉ e rằng không có chuyện đó xảy ra.

Lương thấp... có thể mua được nhà

Đứng trước thực tế thị trường có rất đông đảo những người có nhu cầu thực sự về nhà ở, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã có những giải pháp riêng như: xây dựng nhà cho người có thu thập thấp, hoặc có những chính sách thanh khoản linh hoạt. Tuy nhiên, những cách này vẫn chưa giải quyết được triệt để bài toán đã đặt ra cho những người có thu nhập tuy không phải là thấp nhưng lại không có khả năng sở hữu nhà và không muốn bị đè nặng bởi khoản vay ngân hàng rất lớn.

Posted Image

Dù giá có giảm mạnh nhưng người dân vẫn khó mua nhà bằng lương.

Mới đây, một dự án bất động sản với những mục tiêu, chính sách khác biệt rất phù hợp cho những người muốn sở hữu căn hộ với mức lương eo hẹp. Dự án FPT City tại phía Đông Nam thành phố Đà Nẵng thuộc Quận Ngũ Hành Sơn, do Công ty Cổ phần Đô thị FPT Đà Nẵng làm chủ đầu tư, với tổng diện tích hơn 181 hecta với tâm điểm là căn hộ FPT Smart Nano Flat. Căn hộ FPT Smart Nano Flat với diện tích từ 25m2, 50 m2 và 75m2 (diện tích có thể lớn hơn theo nhu cầu của người mua) được xây dựng đầy đủ các công năng sử dụng có chất lượng tiêu chuẩn như những căn hộ hạng sang hiện nay. Dự kiến khu chung cư sẽ được xây dựng từ 10-15 tầng, và những căn hộ đầu tiên sẽ được hoàn thiện và bàn giao trong năm 2015.

Điểm mới lạ tại dự án này là chủ đầu tư chấp nhận cho khách hàng thanh toán kéo dài trong 5 năm với mức 5 triệu đồng/tháng để sở hữu căn hộ và có thể được bàn giao nhà để sử dụng trước khi thanh toán hết tiền mà không cần thế chấp với chủ đầu tư. Theo tính toán của chủ đầu tư, nếu khách hàng cho thuê căn hộ của mình thì chỉ sau 5-7 năm là có thể thu hồi toàn bộ phần vốn mình đã bỏ ra mua nhà.

Theo đánh giá của một quan chức Bộ xây dựng, dự án này phù hợp với tất cả mọi đối tượng từ sinh viên mới ra trường cho tới những người lao động cao cấp, chỉ cần họ có thu nhập ổn định. Ông Bùi Thiện Cảnh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đô thị FPT Đà Nẵng cho biết thêm FPT Smart Nano Flat còn góp phần hình thành một Cộng đồng tri thức trẻ tại FPT City và thu hút nhân lực chất lượng cao về Đà Nẵng.

Hiện, theo thông tin trên thị trường địa ốc, khu đô thị Công nghệ FPT Đà Nẵng (FPT City Đà Nẵng) do một công ty uy tín của Mỹ - S.O.M (Skidmore, Owings & Merrill) quy hoạch tổng thể và đang được gấp rút xây dựng để trở thành khu đô thị xanh thông minh kiểu mẫu đầu tiên tại Đà Nẵng và miền Trung với các khu văn phòng, trung tâm thương mại và dịch vụ, bệnh viện và trường học quốc tế, các công trình công cộng, khu công viên, nhà phố, biệt thự, và khu chung cư chất lượng cao FPT Smart Nano Flat. Nếu thời gian tới, các chủ đầu tư đều chủ động có những chính sách khuyến khích mua nhà cho khách hàng như tại dự án FPT Smart Nano Flat thì việc mua nhà với mức lương 5 triệu đồng/tháng không còn là điều xa vời với người dân.

Theo Đất Việt

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Nhà giá rẻ hẳn ở Hoa Kỳ

=======================

Mua nhà tại Mỹ chỉ với... 10 triệu đồng!

Thứ Tư, 25/04/2012 - 13:57

(Dân trí) - Trong hình dung của nhiều người việc sở hữu một căn nhà tại Mỹ có vẻ là giấc mơ xa vời. Tuy nhiên thực tế là ở một số thành phố bạn chỉ cần bỏ ra 500 USD, tương đương hơn 10 triệu đồng đã có thể mua một căn hộ với 3 phòng ngủ…

Đây là kết quả điều tra của trang 24/7 Wall St. trên cơ sở dữ liệu về các BĐS được rao bán trực tuyến trên website của Hiệp hội quốc gia các nhà môi giới BĐS Mỹ Realtor.com. Thống kê cho thấy, tại những thành phố bị ảnh hưởng mạnh bởi khủng hoảng kinh tế, giá nhà được rao bán vẫn ở mức rất thấp. Và thường đó cũng là những thành phố có mức thu nhập bình quân đầu người thấp nhất.

Posted Image

Căn nhà gần 2 phòng ngủ 1 phòng tắm này có giá chỉ 500 USD

Posted Image

Căn nhà 2 phòng ngủ 1 phòng tắm, 1 gara và tầng hầm này cũng

đang được rao bán giá 500 USD

Trong số 146 thành phố được khảo sát, Detroit là nơi có giá nhà thấp nhất. 2 thành phố khác có mức giá BĐS rẻ tương tự là Fort Wayne (bang Indianapolis) và Toledo (bang Ohio). Trong khi mỗi m vuông tại Detroit chỉ có giá trung bình khoảng 672 USD thì ở San Francisco, nơi giá BĐS cao nhất, người mua phải chi ra tới 4.530 USD/m vuông.

Mức giá rao bán trung bình cho một căn nhà ở Detroit khoảng 84.900 USD, thấp hơn 13.000 USD so với bất kỳ nơi nào khác tại Mỹ. Nhưng cũng có những căn nhà bạn chỉ phải bỏ ra 500 USD (khoảng hơn 10 triệu đồng) là có thể sở hữu.

Detroit là thành phố lớn nhất của bang Michigan, từng là thủ phủ của ngành xe hơi Mỹ. Tuy nhiên trong 10 năm qua, đây là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế khiến giá nhà đất giảm tới 54,9%. Chính mức giá rẻ bất ngờ khiến nơi này đang thu hút sự quan tâm từ rất nhiều nhà đầu tư. Hiện chỉ có Chicago vượt được Detroit về số lượt người tìm mua.

Posted Image

Ngôi nhà khá đẹp với diện tích hơn 60m vuông này có giá 2500 USD

Posted Image

Một ngôi nhà khác với 3 phòng ngủ có giá 3000 USD

Tình hình thị trường nhà đất tại Mỹ dù đã có một vài tín hiệu khá lên nhưng nhìn chung vẫn rất ảm đạm. Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, trong tháng 3 doanh số bán nhà giảm 7,1% so với tháng 2 và mức giá của các giao dịch thành công cũng giảm 1%. Số lượng nhà mới chưa được bán trong tháng 3 cũng giảm xuống 144.000, mức thấp nhất kể từ năm 1963 do các công ty hầu như đã tạm dừng các dự án xây mới.

Một trong những nguyên nhân chính khiến thị trường nhà xây mới ảm đạm là do các công ty xây dựng đang phải cạnh tranh quyết liệt với hoạt động bán nhà phát mại từ các ngân hàng cũng như việc nhiều người vay mua nhà chấp nhận bán rẻ vì không đủ khả năng trả lãi vay. Trong tháng 2, có tới 50% số bang tại Mỹ có lượng nhà bị tịch biên tăng.

Thanh Tùng

Theo DM và 24/7 Wall St.

===============================

Bởi vậy, việc tiếp tục đầu tư vào bất động sản với căn hộ chung cư giá rẻ ở Việt Nam xấp xỉ 400. 000. 000 VND (Bốn trăm triệu VND), thì vẫn là một thứ phiêu lưu xa xỉ so với lương trung bình một người làm công ở Việt Nam là 5. 000. 000VND. Hay nói cách khác: Họ phải mất 80 tháng lương mới mua được một căn nhà giá rẻ. Còn lương trung bình của một người ở Hoa Kỳ là 5000 dollar. Một tháng lương họ có thể mua 10 căn nhà gía rẻ. Vậy mà nhà giá rẻ bên Mỹ vẫn....ế!

Cho nên không có gì khó hiểu khi ông Alan Phan cho rằng - Đại ý: Không nên đầu tư vào bất động sản trong lúc này.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

BẤT ĐỘNG SẢN HIỆN NAY VỚI CÁI NHÌN TỪ PHONG THỦY LẠC VIỆT

(Tiếp theo)

Cân bằng Âm Dương - Kim sinh

Có thể nói rằng: Nếu không có một dự án giúp vốn có chọn lọc của Bộ Xây Dựng nhằm cứu nguy bất động sản thì không gây cảm hứng cho tôi viết bài này.

Theo tôi, căn cứ theo những nguyên lý của Lý học Đông phương thì đây là một sai lầm và sẽ để lại những hậu quả chưa lường trước được.

Nguyên lý Lý học mà tôi đã trình bày ở trên là: Thổ quá vượng không thể sinh Kim. Hay nói rõ hơn: Chu kỳ phát triển đang bế tắc. Bởi vậy, căn cứ vào nguyên lý tương thừa này thì việc chi tiền mặt để cứu bất động sản trong lúc này không khác gì làm cho Thổ thêm vượng, tức là đẩy sự bế tắc thêm nặng nề và không có lối thoát.

=========================

Điểm nóng

Dồn sức cứu BĐS: Những hệ quả nguy hiểm

Tác giả: TS. Alan Phan

Bài đã được xuất bản.: 05/06/2012 05:00 GMT+7

(VEF.VN) - Khi đối diện với khủng hoảng, cá nhân con người hay doanh nghiệp hay bộ máy công quyền thường chọn một trong hai phản ứng: hoặc sửa đổi toàn diện để thích nghi với hoàn cảnh mới; hoặc quay về với những thói quen xưa cũ mà họ cho rằng đã giúp họ đạt được quyền và lợi hiện nay.

Tầm cỡ của gói cứu trợ

Sau gói kích cầu 8 tỷ đô la năm 2008, Việt Nam đã chứng kiến lạm phát phi mã hơn 22% và việc kém hiệu quả khi kích cầu đầu tư công đã tạo một phản ứng dây chuyền từ nhập siêu, dự trữ ngoại tệ sụt giảm, nợ công gia tăng, tiền đồng mất giá... Chính sách siết chặt tiền tệ sau đó để giữ cương con ngựa kinh tế đã tạo nên sự suy thoái đình đốn hiện nay. Dư vị còn đắng cay thì các nhà điều kinh tế lại đang áp dụng biện pháp cũ này để chữa bệnh mới.

Sau khi đổ tiền cứu ngân hàng và chứng khoán, Chính phủ đang dồn nỗ lực để cứu bất động sản. Thay vì gọi là gói kích cầu, lần này chúng ta sử dụng một tên khác: tái cấu trúc, gói hỗ trợ... hay gói từ thiện?

Phát pháo đầu tiên, ông Vũ Xuân Thiện, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS tuyên bố chắc nịch là "Có tiền lúc này tôi sẽ mua nhà". Sau đó, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết, trong số 180.000 tỷ đồng đầu tư công dành riêng cho năm 2012, Chính phủ mới dùng 60.000 tỷ đồng. Vì thế trong 7 tháng còn lại của năm, 120.000 tỷ đồng nữa sẽ được bơm vào thị trường. Theo ông Nam, gói đầu tư công, cộng thêm 38.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, tạm ứng trước vốn năm 2013 thì trong 7 tháng cuối năm thị trường có thể đón nhận khoảng 200.000 tỷ đồng. Vì thế, Thứ trưởng Nam hy vọng, dòng tiền này khi được lưu thông chắc chắn sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế, tác động tích cực đến nhiều ngành nghề khác, trong đó có địa ốc.

Posted Image

Lãnh đạo Bộ Xây dựng dự báo thêm, nền kinh tế còn có dòng tiền trong dân đang đầu tư vào vàng, USD, gửi tiết kiệm. Tiền của người dân sớm muộn cũng sẽ chảy vào bất động sản khi lãi suất hạ nhiệt và các kênh đầu tư còn lại bắt đầu mất dần tính hấp dẫn. Như vậy, trực tiếp và gián tiếp, tổng cộng gói cứu trợ BĐS có thể lên đến 400 ngàn tỷ đồng (20 tỷ USD).

Những hệ quả xa gần

Tôi không biết có bao nhiêu đại gia BĐS trên toàn quốc đang "đắp chiếu"? Con số chắc không hơn vài ngàn. Dĩ nhiên, nếu giá BĐS xuống quá thấp thì các đại gia ngân hàng, chứng khoán và các nhà đầu cơ thứ cấp cũng bị vạ lây, vì như ông Lê Mạnh Hà (Phó chủ tịch UBND TP.HCM) đã công nhận, giá BĐS là tiền đề cho bài toán kinh tế và chính trị của Việt Nam. Nhưng mọi người dân sẽ phải chịu chung những hệ quả xấu tốt, xa gần mà giải pháp cứu trợ này sẽ đem lại:

Khi một số tiền khủng như vậy đổ vào thị trường BĐS thì ảnh hưởng trên giá cả sẽ phải có, dù chỉ tạm thời. Bong bóng sẽ không nổ tung vào cuối 2012 như nhiều người tiên đoán vì Chính phủ đang hết sức thổi hơi cho BĐS. Nhưng một căn nhà mơ ước cho đại đa số người dân sẽ vẫn nằm ngoài tầm tay trong 5, 10 năm tới vì mức giá vẫn là một ảo tưởng dựng lên bởi những thế lực ngoài thị trường. Con bệnh sẽ trầm trọng hơn vì cuộc giãi phẩu cần thiết đã được dời lại cho đến khi không còn gì để mổ trong đợt điều chỉnh sẽ đến.

Cái giá phải trả (không có bữa ăn nào miễn phí) cho lượng tiền 400 ngàn tỷ trong một thời gian ngắn là giá trị thực sự của đồng tiền VN sẽ phải giảm dù tỷ giá chính thức có thể được duy trì qua các biện pháp hành chính. Để tránh lạm phát phi mã, chính phủ sẽ phải thực hiện việc kiểm soát giá cả trên một bình diện sâu rộng. Ngoài xăng dầu, gạo, điện nước... , các món hàng như dược phẩm, vận chuyển công cộng, các hàng tiêu dung thông dụng... sẽ không được tăng giá. Đây là một bước lùi khá sâu cho nền kinh tế thị trường.

Trong môi trường của nền kinh tế chỉ huy, các doanh nghiệp tư nhân với mục tiêu kiếm lời (profit-seeking) sẽ khổ sở vì chi phí tăng mà giá bán bị kiểm soát chặt chẽ. Trong khi đó, doanh nghiệp nhà nước hay các công ty có liên hệ sâu xa với nhà nước sẽ có hai vũ khí bén nhọn: đặc quyền và tiền người khác (OPM) qua ngân hàng. Mô hình kinh doanh thâu tiền chỗ này (rent-seeking) sẽ lên ngôi và sẽ có thêm một loạt đại gia mới là bản sao của các đại gia hiện hữu.

Trên hết, khi hy sinh quyền lợi của đại đa số người dân để cứu vài nhóm lợi ích, và những "sai trái về đầu tư sẽ được bảo vệ". Người Mỹ gọi đây là một "rủi ro về đạo đức" (moral hazard) và sẽ khuyến khích những hành xử tương tự trong tương lai.

Sau 2 gói kích cầu rưỡi và gần 2.000 tỷ đô la trong 3 năm qua, Cơ quan Dự trữ Trung ương Mỹ (FED) đã thất bại trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp hay kích cầu một nền kinh tế tư nhân và năng động của Mỹ. Thành quả duy nhất họ có thể hãnh diện là cứu nguy và tạo lợi nhuận khủng cho các ngân hàng thương mại. Dự đoán lạc quan nhất là GDP Mỹ sẽ tăng trưởng khoảng 2% trong năm nay. Dù không thể bị thay thế, đồng USD vẫn chịu nhiều áp lực vì nợ công tăng vọt sau các gói kích cầu này.

Khi đối diện với khủng hoảng, cá nhân con người hay doanh nghiệp hay bộ máy công quyền thường chọn một trong hai phản ứng: hoặc sửa đổi toàn diện để thích nghi với hoàn cảnh mới; hoặc quay về với những thói quen xưa cũ mà họ cho rằng đã giúp họ đạt được quyền và lợi hiện nay. Tôi đoán là các thế hệ trẻ sẽ phải chờ thêm vài ba thế hệ nữa.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dân công sở đầu tư và đầu cơ bất động thế này là chưa xem lời tiên tri 2012 trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn rồi.hi...Posted Image

=================

Dân công sở lập diễn đàn rủ nhau buôn đất

Thứ tư, 6/6/2012, 15:52 GMT+7

Trong khi nhà đầu tư chuyên nghiệp vẫn ở tâm lý chờ đợi, một bộ phận dân công sở đã quay lại thị trường địa ốc bằng cách huy động bạn bè, người thân thậm chí lên diễn đàn kêu gọi góp vốn chung để mua đất xây nhà.

> Bộ trưởng Xây dựng: 'Thị trường bất động sản đang chạm đáy'

> Giảm giá là lối thoát cho bất động sản

Vàng, chứng khoán lên xuống bấp bênh, lãi suất ngân hàng giảm, chị Thùy Linh (Hà Nội) nhân viên một hãng truyền thông nhăm nhe đầu tư vào bất động sản để giữ vốn sau một thời gian dài quay lưng với thị trường. Nhờ người quen giới thiệu, chị cùng anh trai chung vốn mua một mảnh đất rộng 60 m2 ở xã Dương Hà, Gia Lâm với mặt tiền rộng khoảng 6 m. Đất có sổ đỏ chính chủ, cách cầu Đuống gần 2 km với giá 20 triệu đồng mỗi m2. "Tính ra cả lô đất trị giá khoảng hơn một tỷ đồng. Hai anh em mỗi người góp gần 600 triệu là có thể 'ôm' được", chị Linh chia sẻ.

Tiền nhàn rỗi có sẵn, dự tính đầu tư dài hạn trong 4-5 năm nên chị Linh không lo địa ốc sụt giảm. Với lãi suất 11% như hiện nay, mỗi năm chị thu được khoảng hơn 14 triệu đồng, trong khi đó, nếu đầu tư địa ốc, tiền lãi có thể lên tới hàng trăm triệu. "Đầu tư lâu dài nên tôi không lo thua lỗ, trường hợp xấu nhất để làm của hồi môn cho con cái sau này lập gia đình", chị Linh tính toán.

Posted Image

Nhiều khu vực địa ốc giảm 20-50% so với thời kỳ lập đỉnh. Ảnh: Hoàng Lan.

Không sôi động như thời kỳ thị trường sốt nóng, giới công sở chỉ âm thầm đầu tư những khu đất có giá trị nhỏ, nằm sâu trong ngõ ngách trị giá trên dưới một tỷ đồng, hoặc những nơi xa trung tâm có khả năng sinh lời trong dài hạn. Chuyện chung tiền mua đất đã bắt đầu nóng từ những năm 2010, khi hàng loạt nhà đầu tư nghiệp dư lập thành đội lướt sóng ăn theo những con đường mới thông. Tuy nhiên, sau khi đất Ba Vì xì hơi, nhiều đội đã rời bỏ thị trường.

Chị Tú Nguyên, làm việc tại một doanh nghiệp của Nhật Bản giải thích, thị trường đang có một số dấu hiệu tích cực như địa ốc có thể hưởng lợi khi Chính phủ giải ngân nốt 120.000 tỷ đồng đầu tư công trong 7 tháng cuối năm và lãi suất ngân hàng giảm mạnh. "Thời điểm cuối năm ngoái, một số ngân hàng khó thanh khoản, lách lãi suất lên tới 19- 20%, nhưng nay, nhiều nơi chỉ còn 11%, giảm tới gần một nửa nên ít người hào hứng", chị thổ lộ.

Mặc dù mới chỉ có một lượng nhỏ người dân huy động anh em, bạn bè thân thích góp tiền mua chung đất, song trong bối cảnh thị trường như hiện nay, đây được coi là một tín hiệu vui. Anh Lê Thanh, một kỹ sư cho hay, anh và 4 người bạn đang có ý định mua đất xây chung cư mini ở quận Thanh Xuân. Mảnh đất chỉ rộng khoảng 50 m2, chừa diện tích sân để ôtô, còn lại sẽ xây chung cư 5 tầng để bán. Với mức giá khoảng 25 triệu đồng mỗi m2 thì riêng tiền đất rơi vào khoảng 1,25 tỷ đồng, cộng cả tiền xây dựng khoảng trên dưới 1,3 tỷ đồng. “Lỗ lãi sẽ chia theo tỷ lệ đóng góp”, anh nói.

Dự kiến, mỗi người sẽ góp trung bình khoảng 500 triệu đồng. Sau khi nhà được xây xong, mỗi cá nhân sẽ được nhận một căn hộ dưới hình thức bốc thăm để chọn số tầng. “Tất nhiên, người góp nhiều tiền nhất sẽ được chọn căn, tầng. Ai không thích ở có thể bán đi”, anh chia sẻ.

Trên một số diễn đàn, nhiều thành viên cũng kêu gọi góp vốn, mua chung đất xây nhà. Chủ đề "Lập nhóm tự mua đất xây nhà, sở hữu nhà trong tầm tay với 700 triệu đồng" trên một trang web khá nổi tiếng thu hút hàng chục thành viên tham gia. Nhìn chung số đông đều cho rằng đây là cách kinh doanh hiệu quả vì có thể sử dụng nhân lực của nhiều người.

Thành viên nick name Bencoca cho hay, mục tiêu là "tìm kiếm khoảng 4-6 người góp vốn và một mảnh đất có giá cả phù hợp để xây dựng một căn nhà thành các phòng độc lập sau đó mỗi thành viên tham gia đóng góp sẽ được nhận một ngôi nhà". Nhóm đầu tư này đưa ra kế hoạch hợp tác thuê người xây dựng nhà, thay nhau kiểm soát chặt chẽ để tiết kiệm tối đa về chi phí xây dựng.

Tuy nhiên, chuyện góp vốn mua chung đất không phải luôn “xuôi chèo mát mái”. Trường hợp mua các khu đất có mặt tiền nhỏ không thể tách đôi, người kinh doanh sẽ khó tự chủ, đó là chưa kể bất đồng về thời điểm bán hàng. Chị Uyên một nhà đầu tư chia sẻ, chị đã từng góp 40% vốn để mua chung một mảnh đất và phải chôn vốn suốt hơn một năm nay vì người bạn chưa muốn bán.

Ông Lê Xuân Trường, Giám đốc Công ty Bất động sản B.D.S nhận định, hiện tượng dân công sở góp tiền mua nhà chưa tạo thành làn sóng mà mới chỉ rậm rịch, mang tính chất “đánh lẻ”. Những người có tiền nhàn rỗi có xu hướng mua được những bất động sản giảm giá 20%- 50% so với thời điểm lập đỉnh. Thậm chí họ sẵn sàng dốc vốn vào những khu đất phát mãi, nơi mà người bán cần bán “bằng mọi giá” để lấy tiền trả nợ.

Ông Trường cho hay, góp vốn mua chung là cách kinh doanh hiệu quả song đối với người mua ít kinh nghiệm cần phải cận trọng để tránh trường họp mua hớ hoặc gặp rủi ro về pháp lý. Nếu mua bất động sản ở khu vực xa, không phải nơi mình thông thuộc, nhà đầu tư càng phải xem xét kỹ. Bản thân ông, đã từng chứng kiến nhiều cảnh vỡ mộng khi "đánh bắt xa bờ" chung vốn ở tận Nha Trang, Đà Nẵng, Ba Vì, Hải Phòng... Nhiều người mua bất động sản tại những “miền đất mới” đã phạm sai lầm vì thiếu am hiểu về thị trường bản địa dẫn tới mua giá quá cao hoặc đầu tư vào các dự án “bánh vẽ”.

Ngoài ra, ông Trường nhấn mạnh, chỉ những đối tượng có tiền nhàn rỗi, không tìm được các cơ hội đầu tư vào kinh doanh mới nên mua bất động sản thời điểm này. Bởi thị trường bất động sản vẫn đang trong giai đoạn rất khó khăn, còn việc, "vay tiền để đầu tư lúc này chẳng khác nào tự sát”.

Luật sư Phạm Đức Giang, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức và liên danh tư vấn những người góp vốn mua chung bất động sản có thể thành lập công ty cổ phần hoặc đồng sở hữu trên cùng một mảnh đất. Cũng có trường hợp anh em thỏa thuận ngầm để một người đứng tên trên hợp đồng, tuy nhiên trường hợp này rất dễ nảy sinh tranh chấp.

Hoàng Lan

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cứu BĐS: Bơm tiền cũng phải khéo!

Sau 18 tháng nắng hạn, "ao" bất động sản đã "cạn" tới đáy và đang khao khát được bơm thêm tiền.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng, "hiện nay, bất động sản đang ở vùng đáy". Nhiều chuyên gia khác cũng nhìn nhận đây là thời điểm tốt để mua vào, ngay trước khi dòng tín dụng mới đổ vào xoay chuyển tình thế. Tuy thế, nhiều nhà đầu tư vẫn còn tâm lý "chim sợ cành cong" nên chưa muốn tham gia thị trường lúc này.

Bị vắt kiệt vì lãi suất

Thông tin mới nhất từ Sở Xây dựng Hà Nội cho thấy, sau 18 tháng "đóng băng", thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nội đã rơi xuống tới đáy. Mặc dù, tại các dự án phát triển nhà ở cũng như đất thổ cư, giá giảm khá mạnh, nhưng giao dịch vẫn rất thưa thớt. Nhiều quận, huyện hoàn toàn không ghi nhận được giao dịch nào từ cả các sàn giao dịch cũng như cơ quan thuế. Một số địa chỉ có nhiều dự án BĐS, vốn rất sôi động thời điểm 2009-2010 như: Hoài Đức, Từ Liêm, Đan Phượng thì nay chỉ giao dịch lẻ tẻ.

Trước tình hình bi đát, trong khi đa số các nhà đầu tư tư nhân tự "đóng cửa", nằm nhà chờ đợi cơ hội, các sàn giao dịch và doanh nghiệp BĐS lại không may mắn như vậy.

Ông Nguyễn Minh Quang, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị - UDIC thừa nhận, cung BĐS đã "vượt cầu nhiều lần". Ông cho rằng, "mình sắp nguy tới nơi" khi có tới 18/27 doanh nghiệp trực thuộc hầu như không tăng trưởng. Nhiều doanh nghiệp liên tục than thở về chuyện thiếu vốn cho các dự án hoặc bị ngân hàng "vắt kiệt" vì trót vay lãi suất cao. Giám đốc một công ty (đề nghị không nêu tên) kêu trời: "Huy động vốn từ dân và các nhà đầu tư giờ cực kỳ khó khăn bởi không ai thèm mua. Dự án gần khu Trung Hòa – Nhân Chính của chúng tôi phải vay ngân hàng với lãi suất cao để thanh toán tiền sử dụng đất và chỉ 8 tháng sau là vốn doanh nghiệp "bay" hoàn toàn".

Posted Image

Sau 18 tháng "đóng băng", thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nội đã rơi xuống tới đáy. (Ảnh minh họa).

Thời điểm mua vào?

Hơn 1 tháng trở lại đây, nhiều thông tin vĩ mô có lợi cho BĐS đã liên tiếp được công bố. Nhiều doanh nghiệp sẽ được gia hạn hoặc giảm 50% tiền sử dụng đất phải nộp của năm 2012. Trần lãi suất huy động giảm về 11% và dự báo còn giảm nữa. 5 tháng đầu năm, nhiều ngân hàng đang trong tình trạng tăng trưởng tín dụng âm nên trong 7 tháng còn lại, để đạt mức tăng trưởng như kế hoạch, các ngân hàng sẽ phải giải ngân hàng trăm nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, còn rất nhiều tin tốt như sẽ giải ngân nốt 120.000 tỷ đồng vốn đầu tư công; có thể thành lập quỹ hỗ trợ cho vay đối với những đối tượng thu nhập trung bình để mua nhà ở; kiến nghị đưa một số dự án, doanh nghiệp BĐS vào diện miễn, giảm thuế giá trị gia tăng... Nhiều chuyên gia kỳ vọng, nguồn vốn lớn bơm vào thị trường sẽ giúp giải tỏa một lượng lớn BĐS đang ứ đọng hiện nay. Bộ trưởng Bộ Xây dựng phân tích thêm: "Nguồn vốn tín dụng dồi dào, lãi suất thấp sẽ ảnh hưởng tốt đến thị trường, nếu vốn ít, lãi suất cao thì có tác động không tốt. Vốn tín dụng rất quan trọng, nhưng nguồn cung phải ổn định, lãi suất thấp và đặc biệt là phải hướng tới người mua nhà". Ông cũng nhấn mạnh, người mua phải được ưu đãi lãi suất mới có khả năng tiếp cận nguồn vốn. Đồng thời, phải cơ cấu lại hàng hóa bất động sản, tăng tỷ trọng nhà ở có quy mô vừa và nhỏ là những phân khúc phù hợp với nhu cầu thị trường hiện nay.

Cho rằng, giá trị các giao dịch bất động sản thời điểm này đã khá hợp lý, ông Vũ Xuân Thiện, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) nói: "Nếu có tiền, tôi sẽ mua nhà vào thời điểm này. Hiện cơ bản các dự án đang triển khai bán hàng là giá trị thực".

Dù chưa có cơ sở để đánh giá, nhưng chuyên gia này hy vọng cuối năm thị trường sẽ tốt lên. Bởi ngân hàng đã giảm lãi suất, một số đã cho vay BĐS. Bộ Xây dựng cũng vừa ký hợp đồng nguyên tắc với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng lãi suất 14% cho vay để đầu tư BĐS. Đây cũng là cơ hội để thị trường có thể phát triển trong những tháng cuối năm... Trả lời câu hỏi tương tự về triển vọng thị trường, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng tỏ ra thận trọng hơn: "Giờ đã có tín hiệu sáng hơn, số lượng các giao dịch đã tăng. Tuy nhiên, trong năm 2012, thị trường bất động sản vẫn còn nhiều khó khăn. Nếu mua nhà để ở thì nên tìm kiếm các sản phẩm phù hợp với khả năng tài chính của mình, còn nếu để kinh doanh thì cần nghiên cứu kỹ hơn".

Bình tĩnh, nhìn toàn diện

Bất chấp những lời hô hào trên từ phía các chuyên gia và cơ quan chức năng, nhiều nhà đầu tư vẫn tỏ ra băn khoăn khi tìm kiếm cơ hội gia nhập thị trường. Sau nhiều lần "mắc bẫy", các nhà đầu tư giờ đây khá dị ứng với những lời khuyên kiểu như "bất động sản đang ấm lên" hay "cứ mua đi, kiểu gì cũng lãi"... Anh Nguyễn Anh Thái, một nhà đầu tư than thở: "Những câu đại loại như "nếu có tiền, tôi sẽ mua nhà vào lúc này" hay "có tiền tôi sẽ mua chứng khoán, chắc sẽ thắng to"... nghe quen lắm. Hôm trước còn nói thị trường "đóng băng", hôm sau lại nói "ấm lên ở phía Tây", thậm chí là "bất động sản rậm rịch tăng giá", nghe rất phản cảm. Đến thịt lợn để tủ lạnh cũng còn phải mất thời gian rã đông nói gì tới nhà đất. Nhiều người như tôi vẫn nghĩ giá đất còn có thể giảm nữa nên nói thật là có nhu cầu ở thì mua ngay chứ đầu tư thì chưa biết thế nào".

Chia sẻ với các doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng, đây là thời khắc rất khó khăn. Hiểu tâm tư của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đưa ra lời khuyên: "Lúc này, các doanh nghiệp, nhà đầu tư cần bình tĩnh, nhìn toàn diện, tổng thể thị trường, phân tích các nguyên nhân, tồn tại của thị trường và phải can đảm, phải vững vàng để vượt qua khó khăn, chứ không ngã lòng, chán nản. Ngoài ra, phải khôn ngoan lựa chọn các giải pháp như cấu trúc lại doanh nghiệp, cơ cấu lại sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu hoặc liên doanh liên kết để trụ vững, cùng nhau vượt qua khó khăn".

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng tỏ ra thận trọng:

"Giờ đã có tín hiệu sáng hơn, số lượng các giao dịch đã tăng. Tuy nhiên, trong năm 2012, thị trường bất động sản vẫn còn nhiều khó khăn. Nếu mua nhà để ở thì nên tìm kiếm các sản phẩm phù hợp với khả năng tài chính của mình, còn nếu để kinh doanh thì cần nghiên cứu kỹ hơn".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việc các lãnh đạo liên tục đưa ra các "giải pháp" phần lớn là để an dân thôi. Đó là vấn đề xã hội, còn lý học nhìn nhận dưới góc độ các quy luật tự nhiên nên chắc các chiêu đó của các bác không thuyết phục được đâu phải không các sư huynh?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kinh tế Tây Ban Nha sụp đổ vì đầu cơ bất động sản

Thứ sáu, 22/06/2012 10:31

Tây Ban Nha cần thêm ít nhất 300 tỷ euro để cứu hệ thống ngân hàng

Tây Ban Nha cần 78 tỷ USD vượt khủng hoảng ngân hàng

Tây Ban Nha từng có giai đoạn ai cũng có thể vay ngân hàng mua bất động sản. Đầu cơ bất động sản khiến Tây Ban Nha khủng hoảng như hiện nay.

Posted Image

Trong bối cảnh đó, mọi sự chú ý dường như đổ dồn về Tây Ban Nha, nước đang chịu khủng hoảng ngân hàng nghiêm trọng. Báo Le Figaro của Pháp đi sâu tìm hiểu nguyên nhân khủng hoảng này với bài viết chạy tựa: "Tây Ban Nha đã sụp đổ vì bong bóng bất động sản như thế nào?".

Tờ báo nhắc lại cách đây vài năm, ai đến Tây Ban Nha đều không khỏi ngạc nhiên trước số lượng và qui mô quá lớn của các công trình xây dựng bất động sản. Mãi đến những năm 2000, giá bất động sản ở nước này không ngừng tăng. Các ngân hàng thi nhau cho vay tiền cho nhà đầu tư kinh doanh nhà đất và người mua bất động sản. Khi ấy, bất động sản là ngành chủ lực giúp kinh tế Tây Ban Nha tăng trưởng vượt bậc.

Thế mà hiện tại, ở các thành phố xây dựng tấp nập trước kia chỉ còn cảnh đìu hiu, với nhiều căn hộ không người mua và nhiều công trình hạ tầng xây xong rồi bỏ đó. Khi trước, các ngân hàng Tây Ban Nha còn tự hào cho rằng, mình là những ngân hàng chắc chắn nhất thế giới, vậy mà giờ đây các ngân hàng này đang lâm cảnh "yếu ớt nhất thế giới", đến mức Madrid phải kêu cứu với Liên minh châu Âu, để được hổ trợ 100 tỷ euro nhằm cứu các ngân hàng đang cạn vốn.

Một câu hỏi đặt ra: Tại sao Tây Ban Nha lại lâm vào thảm cảnh này? Tờ báo cho rằng, tất cả đều do việc đầu cơ bất động sản một cách thái quá. Khi ấy, giới kinh doanh bất động sản và người mua nhà đất đều dễ dàng vay tiền ngân hàng.

Một cựu giám đốc của một công ty bất động sản nhớ lại: "Không có một rào cản nào để tiếp cận nguồn vốn cả. Bất cứ ai cũng có thể vay để đầu tư bất động sản".

Thế rồi, khủng hoảng đến, nạn thất nghiệp tăng lên. Người lao động trước kia vay tiền mua nhà, giờ đây do mất việc làm, không đủ tiền trả nợ ngân hàng. Họ cũng không thể bán lại căn hộ đã mua vì khó tìm người mua và vì giá bất động sản sụt giảm rất nhiều. Như trường hợp của nhà xã hội học 30 tuổi tên Luis, năm 2007, anh vay tiền ngân hàng mua một căn hộ với giá 252.000 euro, thế mà giờ đây các công ty bất động sản chỉ chấp nhận mua lại với giá 120.000 euro, tức giảm hơn một nửa. Còn nếu như bán lại cho ngân hàng thì số nợ còn lại anh phải trả là 190.000 euro.

Thế nhưng, các hộ gia đình không phải là những người chậm trả nợ nhất. Theo thống kê, tỷ lệ các gia đình chậm trả nợ khi đáo hạn chiếm chỉ có 3,7%, trong khi đó, con số này ở các nhà kinh doanh bất động sản lên đến 22,8%.

Đối với chính quyền, họ cũng có phần trách nhiệm không nhỏ gây ra khủng hoảng. Vào thời điểm ngành bất động sản thịnh vượng, chính quyền các địa phương thi nhau tạo điều kiện thuận lợi thu hút nhà đầu tư bất động sản.

Nhiều dân biểu địa phương là thành viên trong hội đồng quản trị của các đại ngân hàng trong vùng, đã điều khiển hoạt động tín dụng để kiếm phiếu và để trục lợi. Kết quả, mạnh địa phương nào địa phương ấy xây dựng. Tờ báo mỉa mai rằng, Tây Ban Nha xây dựng không tính toán. Các công trình xây dựng của nước này ngốn hết 57 triệu tấn xi măng mỗi năm. Tây Ban Nha xếp thứ 52 về diện tích lãnh thổ, thứ 27 về dân số, nhưng là nước thứ năm tiêu thụ nhiều xi măng nhất thế giới.

Thế là, chính quyền viện đủ lí do để được xây dựng, người dân thi nhau vay nợ ngân hàng để mua nhà, các nhà đầu tư thi nhau vay tiền xây dựng. Sức mua bất động sản tăng lên, kéo theo tiền gửi tiết kiệm giảm xuống. Các ngân hàng hết vốn đành phải chạy vạy đi tìm nguồn vay trên thị trường tài chính nước ngoài. Như vậy, chỉ cần thị trường tín dụng thế giới co lại thì lập tức bong bóng đầu cơ bất động sản bị vỡ tung.

Vào năm 2007, Mỹ bắt đầu lâm cảnh khủng khoảng tín dụng, thế là lập tức các ngân hàng Tây Ban Nha phải đóng vòi cho vay. Trong thảm trạng này, một dân biểu Tây Ban Nha nhận định: "Đó là một ảo tưởng tập thể, ảo tưởng về sự làm giàu dựa trên bất động sản". Theo dân biểu này, ai cũng có lỗi, từ ngân hàng, hộ gia đình đến chính phủ, họ đã nhận ra vấn đề quá muộn.

Nguồn Chinhphu.vn

======================

Bởi vậy, đem tiền cứu bất động sản thì không khác đổ dầu vào lửa. Vấn đề là một chính sách thích hợp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phá băng thị trường Bất động sản:

Tháo chốt hai điểm nghẽn

08:33 | 10/09/2012

(Bất động sản Petrotimes) - Từ cuối năm 2010 đến nay, thị trường bất động sản đã rơi vào tình trạng suy giảm cả về giá lẫn giao dịch. Tình trạng này do thị trường gặp hai điểm nghẽn lớn nhất là nợ xấu và tồn đọng. Cần làm gì để giải quyết hai điểm nghẽn này?

Posted Image

Thị trường bất động sản vẫn trong cảnh ế ẩm, đóng băng kéo dài

Nợ xấu và tồn đọng

Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 5/2012, tổng dư nợ tín dụng bất động sản (BĐS) của các tổ chức tín dụng vào khoảng 197.000 tỷ đồng, chiếm 7,6% tổng dư nợ tín dụng của toàn bộ nền kinh tế. Nợ xấu cho vay đầu tư BĐS 12.000 tỷ đồng, chiếm 6,5% tổng dư nợ cho vay đầu tư BĐS và chiếm 6% tổng nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế, các số liệu về dư nợ và nợ xấu BĐS còn lớn hơn nhiều.

Sự khác biệt này do nhiều nguyên nhân, trong đó phần lớn là do tổng hợp báo cáo từ các tổ chức tín dụng. Do việc tính toán dựa vào các chuẩn khác nhau; do ở không ít tổ chức tín dụng đã được báo cáo thấp đi để trích lập dự phòng rủi ro thấp... Theo một số chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nước, dư nợ và nợ xấu về BĐS (lớn hơn nhiều về con số tuyệt đối so với số liệu của Ngân hàng Nhà nước) không chỉ tác động đến tính thanh khoản của thị trường BĐS, mà còn tác động đến tính thanh khoản của từng ngân hàng và của toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại và nhiều mặt khác của nền kinh tế.

Cơ cấu dư nợ tín dụng vào thị trường BĐS cũng có một số điểm đáng lưu ý sau.

Xét theo mục đích đầu tư BĐS, thì chủ yếu là đầu tư, kinh doanh BĐS (bao gồm cả đầu tư sơ cấp và thứ cấp); còn nhu cầu thực của người mua để sử dụng chiếm tỷ trọng không lớn.

Theo loại hình tổ chức tín dụng, thì cả 3 loại hình tổ chức tín dụng đều có đầu tư vào BĐS, chiếm tỷ trọng cao nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần. Các ngân hàng thương mại nhà nước và các tổ chức tín dụng còn lại đều chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng dư nợ tín dụng vào BĐS.

Xét theo địa bàn, hơn 2/3 tổng dư nợ tín dụng BĐS tập trung vào TP.HCM và Hà Nội; 61 tỉnh khác chiếm 31,2%, nhưng tập trung vào các thành phố, thị xã, các khu đô thị, khu công nghiệp...

Nợ xấu về BĐS cao có nguyên nhân từ nhiều phía

Về phía người mua có nhu cầu sử dụng thực sự được biểu hiện trên hai mặt. Khi có thu nhập khá hơn, thì đối tượng này có tâm lý đám đông, lao vào mua với bất cứ giá nào và thường mua ở đỉnh. Khi thu nhập bị sụt giảm và thị trường BĐS đi xuống, thì họ lại có tâm lý chờ cho giá xuống nữa mới mua. Các nhà đầu tư sơ cấp thì nhầm tưởng nhu cầu trên thị trường là rất lớn (mà không biết là có tới 40- 50% nhu cầu là từ các nhà đầu tư thứ cấp, từ các nhà đầu cơ). Lượng vốn tự có ít, lượng vốn đi vay gấp nhiều lần.

Cơ cấu sản phẩm lại nghiêng về người có thu nhập cao, tập trung cho những biệt thự, những căn hộ rộng, chung cư cao cấp... Khi thị trường đi xuống, không ít nhà đầu tư đã bán phá giá... Các nhà đầu tư sơ cấp, đầu cơ đã góp phần quan trọng trong việc đẩy giá lên trước đây, hoặc kéo giá xuống hiện nay.

Các nhà hoạch định, điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, nhất là chính sách tiền tệ- tín dụng lại điều hành mang nặng tính “giật cục” trong việc nới lỏng hay thắt chặt chính sách này. Sự nới lỏng tín dụng trong các năm trước đã kích hoạt thị trường chứng khoán quá mức. Cụ thể, từ quý II/2007, thị trường chứng khoán vượt qua đỉnh sang dốc bên kia và xuống dốc mạnh, đã góp phần làm cho thị trường BĐS bước vào cơn sốt thứ 3 với tốc độ tăng giá phi mã. Năm 2008, lạm phát với tốc độ cao, mặt bằng lãi suất cho vay tăng mạnh nhằm kiềm chế lạm phát, thị trường BĐS đã bị ảnh hưởng cả về số lượng giao dịch lẫn giá cả. Từ giữa quý I/2009, gói kích cầu khá lớn, đặc biệt là việc cấp bù lãi suất 4%, đã góp phần kéo một lượng vốn lớn lên đến trên 400.000 tỷ đồng từ ngân hàng ra thị trường nói chung và vào thị trường BĐS nói riêng, khiến thị trường BĐS sôi động và giá tăng cao trở lại.

Từ quý I/2011, để kiềm chế lạm phát, chính sách tài khoá, tiền tệ thắt chặt, lãi suất vay ngân hàng tăng vọt, tốc độ tăng tín dụng chậm lại nhanh và lần đầu tiên trong 5 tháng đầu năm 2012 đã giảm, góp phần làm cho thị trường BĐS bị đóng băng, nợ xấu tăng lên.

Có nguyên nhân do tồn đọng sản phẩm trên thị trường BĐS cao

Tồn đọng sản phẩm trên thị trường BĐS có quy mô lớn, trong thời gian khá dài (tính đến nay đã trên 18 tháng) và diễn ra ở hầu hết các phân khúc với mức độ khác nhau. Riêng về thị trường căn hộ, ở TP.HCM còn tồn tới 42.000 căn, ở Hà Nội còn 26.000 căn, ở Đà Nẵng còn 1.400 căn.

Cần lưu ý, nguồn cung mới trong năm nay tại những nơi này cũng đáng kể (TP. HCM ước có 18.000 căn, Hà Nội 16.000 căn, Đà Nẵng 1.100 căn). Cộng cả số tồn đọng và số cung mới ở 3 thị trường này đã lên đến 104.500 căn hộ.

Phá băng thị trường bất động sản

Điều cần nhấn mạnh trước tiên là nhận thức và đánh giá đúng hơn vai trò của thị trường BĐS đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng.

Nhiều cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế trên thế giới đã bắt đầu từ cuộc khủng hoảng trên thị trường BĐS. Các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Anh... đều đã từng hứng chịu hậu quả của “quả bóng” BĐS khi bị bơm lên quá căng, rồi bị xì hơi hay nổ tung. Bản thân thị trường BĐS của Việt Nam cũng đã qua 3 lần xảy ra các cơn sốt giá, cơn sốt thứ nhất trong các năm 1993 - 1994; cơn sốt thứ hai năm 2000 - 2001; cơn sốt thứ ba bắt đầu từ giữa năm 2007 đến đầu 2008, bị ngắt quãng từ quý II/2008 đến quý I/2009 do tác động của kiềm chế lạm phát và của cuộc khủng hoảng trên thế giới. Sau đó, thị trường sôi động trở lại từ quý II/2009 đến hết năm 2010, do nới lỏng tín dụng, đặc biệt là việc cấp bù lãi suất kéo theo lượng tín dụng lớn.

Thông thường, sau các cơn sốt đó, thị trường đã tiếp diễn thời kỳ suy giảm mấy năm liền. Thị trường BĐS phụ thuộc vào thị trường tài chính. “Quả bóng” bị căng lên có một phần do nới lỏng tiền tệ - tín dụng với lãi suất thấp, cộng hưởng và kéo theo một dòng tiền lớn từ dân cư vào thị trường này. Khi “quả bóng” bất động sản căng lên, đáng lẽ cần làm cho “quả bóng” xì hơi dần (như vào năm 2008), thì lại đột ngột thắt chặt tín dụng bằng tổng hợp nhiều biện pháp. Việc cắt giảm đột ngột, tuy có tác động chặn đứng cơn sốt, nhưng lợi bất cập hại, vì thị trường BĐS lại tác động ngay đến thị trường tài chính. Rủi ro nợ xấu BĐS tăng mạnh và đáng lo ngại.

Vì vậy, giải quyết điểm nghẽn trên thị trường BĐS chẳng những có tác dụng “phá băng” thị trường BĐS, giải quyết được nợ xấu trong ngành xây dựng, vật liệu xây dựng, kinh doanh BĐS, mà còn góp phần giải quyết vấn đề an sinh xã hội.

Có nhiều giải pháp để “phá băng” thị trường BĐS. Các DN BĐS cần mạnh dạn giảm giá bán hơn nữa, bởi theo dự đoán của các chuyên gia, đáy thị trường BĐS vẫn còn đang ở phía trước. Bán nhanh thu hồi vốn để trả nợ hoặc quay vòng vốn nhanh sẽ có lợi hơn nhiều so với lãi suất vay ngân hàng nếu để sản phẩm tồn đọng. Đổi mới cơ cấu sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thực về căn hộ, cần tăng tỷ trọng của số căn hộ nhỏ. Đẩy nhanh thủ tục hành chính trong việc cấp phép, sửa đổi giấy phép xây dựng nhà ở để làm sao giảm 70% thời gian duyệt cấp phép như hiện tại. Nên giảm 50% thuế giá trị gia tăng trong các ngành kinh tế đang gặp khó khăn như xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh BĐS… Giảm 50% thuế giá trị gia tăng cho các ngành BĐS và vật liệu xây dựng cũng giúp cho việc giảm giá thành xây dựng, giảm giá bán nhà ở, kích thích doanh số của các ngành này tăng nhanh.

Báo Đầu tư

================

Đọc xong bài này thấy đúng là vớ vẩn thật. Nó vớ vẩn ngay từ cách đặt vấn đề:

Tình trạng này do thị trường gặp hai điểm nghẽn lớn nhất là nợ xấu và tồn đọng

Đây không phải là hai yếu tố cần ngang bằng bằng nhau về tính tương ứng, mà là cái này là hệ quả của cái kia. Không có tồn đọng thì làm quái gì có nợ xấu. Cho nên cách đặt vấn đề sai thì phương pháp giải quyết cũng ...lởm khởm. Bởi vậy, bảo bán nhanh lên để trả nợ thì cái này không cần đến tư duy của "Kinh thế ra", con mẹ ve chai nào cũng biết rằng muốn có tiền phải bán nhà trả nợ cả. Vấn đề là có ma nào mua không chứ!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Thí dụ như cái "biệt thự" ở khu ổ chuột cao cấp này, các nhà "kinh thế ra" đinh bán bi nhiu để gọi là giải quyết tồn đọng và xử lý nợ xấu?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Thí dụ như cái "biệt thự" ở khu ổ chuột cao cấp này, các nhà "kinh thế ra" đinh bán bi nhiu để gọi là giải quyết tồn đọng và xử lý nợ xấu?

Sư phụ ơi, loại biệt thự này ở Hà Nội nhiều lắm, ngay khu đô thị Tứ Hiệp ngoài vành đai 3 cũng nhiều biệt thự như thế . ... vậy mà Nhà nước đã bơm hơn 200.000 tỷ đồng để cứu rồi đấy ạ. Không hiểu các nhà kinh tế nghiên cứu và tham mưu thế nào mà vẫn chưa thấy kết quả.

Hay đề nghị Ban giám đốc mới mua một cái để làm trụ sở Văn phòng Trung tâm đi Sư phụ ơi, đỡ phải đi thuê. Posted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hay đề nghị Ban giám đốc mới mua một cái để làm trụ sở Văn phòng Trung tâm đi Sư phụ ơi, đỡ phải đi thuê. Posted ImagePosted Image

Trụ sở TT chuyển về nhà riêng của hatgaolang rùi. Đâu có mất tiền thuê đâu mà lo. Hì!
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bản chất của vấn đề là cân đối các hoạt động kinh tế và phân phối thu nhập. Chứ không quan trong việc cứu hay không cứu doanh nghiệp.

'Xác chết biết đi' đe dọa kinh tế Trung Quốc

Thứ năm, 30/8/2012, 10:49 GMT+7

Trung Quốc buộc ngân hàng cấp vốn cho các công ty thua lỗ để tránh phá sản sẽ phải đánh đổi bằng suy thoái trong tương lai, cựu chuyên gia Morgan Stanley - Andy Xie cảnh báo.

Để kìm hãm đà suy giảm, chính quyền địa phương Trung Quốc đã gây sức ép lên các tổ chức tín dụng tiếp tục cấp vốn cho nhiều công ty bất chấp lợi nhuận cao hay thấp. Chính việc này đã tạo ra các công ty theo kiểu "xác chết biết đi" (zombie), vì dù đã bên bờ vực phá sản nhưng vẫn được chính phủ duy trì hoạt động.

Posted Image

Bất động sản là một trong hai lĩnh vực có nhiều công ty 'zombie' nhất Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

Trả lời phỏng vấn của CNBC, Andy Xie - cựu chuyên gia kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại Morgan Stanley, cho biết: "Các ngân hàng Trung Quốc không thể rút tiền ra khỏi những công ty sắp sụp đổ như vậy. Mà ở đây lại có rất nhiều doanh nghiệp sắp biến thành xác chết biết đi mất rồi".

Xu hướng này ngày càng trở nên trầm trọng khi suy giảm kinh tế đang ảnh hưởng đến hàng loạt ngành công nghiệp. Mùa công bố báo cáo tài chính năm nay được dự báo là tồi tệ nhất lịch sử khi nhiều công ty lớn, từ nhà băng đến hàng không, đều giảm lợi nhuận tới hàng chục phần trăm.

Xie cho biết hiện tượng zombie này đặc biệt phổ biến trong lĩnh vực tài chính và bất động sản, vì chính quyền địa phương hỗ trợ vào hai lĩnh vực trên rất mạnh. Tuy rằng việc này có thể giúp giảm tình trạng phá sản tạm thời, nhưng theo ông, Trung Quốc sẽ phải đánh đổi bằng suy thoái kinh tế.

Trong một bài báo hồi đầu năm, ông đã viết: "Trung Quốc có thể sẽ ngăn chặn tình trạng phá sản tràn lan bằng cách buộc ngân hàng tiếp tục cấp vốn cho các công ty thua lỗ. Tuy nhiên, việc này sẽ gây áp lực lên tăng trưởng kinh tế trong dài hạn". Hậu quả là, suy thoái sẽ khiến các doanh nghiệp không thể phục hồi lợi nhuận và kéo tụt thị trường chứng khoán. Shanghai Composite Index đang là chỉ số hoạt động tồi tệ nhất châu Á trong năm nay với mức giảm 6%.

Ông Xie giải thích rằng: "Vấn đề của các công ty Trung Quốc là họ dựa quá nhiều vào nợ và có chi phí cố định cao. Vì thế, khi kinh tế suy giảm, lợi nhuận của họ sẽ bị kéo theo đáng kể. Nhưng việc này đâu phải chỉ trong hiện tại, đó là vấn đề từ rất lâu rồi".

Hà Thu (theo CNBC)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites