Thiên Sứ

Bất Động Sản Hiện Nay Với Cái Nhìn Từ Phong Thủy Lạc Việt

159 bài viết trong chủ đề này

Trung Quốc- Biển thủ gần 1 tỉ USD từ nhà giá rẻ

Thứ 7, 10/08/2013, 21:47

http://cafef.vn/thi-...1093311ca43.chn

Theo Văn phòng kiểm toán quốc gia TrungQuốc, đã có 360 dự án và tổ chức biển thủ số tiền gần 1 tỉ USD trong năm 2012 từ chương trình nhà ở giá rẻ của nước này.

Ngày 9/8, Văn phòng kiểm toán quốc gia Trung Quốc cho biết, đã có khoảng5,8 tỉ nhân dân tệ (khoảng 950 triệu USD) bị chi cho các mục đích “trả nợ, đầutư nước ngoài, trưng dụng đất, phá hủy nhà và các chi phí không liên quan đếndự án nhà ở giá rẻ khác”.

Theo đó, đã tổng cộng có 360 dự án và tổ chức “biển thủ” số tiền gàn 1 tỉUSD trong năm 2012.

Trong những năm gầnđây, chi phí nhà ở tại Trung Quốc trở thành một vấn đề nhạy cảm. Từ năm 2011đến 2015, chính phủ Trung Quốc có kế hoạch xây dựng 36 triệu đơn vị nhà ở giárẻ. Hồi năm ngoái, chương trình này nhận tổng cộng 880 tỉ nhân dân tệ và xâydựng được 5,9 triệu đơn vị nhà ở, hỗ trợ cho 9,5 triệu gia đình.

Tuy nhiên, lợi dụng chính sách này, có khoảng 110.000 gia đình làm giả giấytờ để đủ điều kiện được hỗ trợ nhà ở.

Tân Hoa Xã từng lên tiếng cảnh báo công tác chống tham nhũng trong chươngtrình nhà ở giá rẻ đang trở nên “ngày càng cấp bách” trong một bản tin đầu năm2013.

Theo Viện thống kê Trung Quốc, giá nhà trung bình hồi tháng 7 ở nước này là10.300 nhân dân tệ mỗi mét vuông, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

BĐS Trung Quốc có nguy cơ nổ bong bóng

Trong một diễn biến khác, theo báo Bưu điện Tài chính (Canada) ngày 13/3,một nghiên cứu độc lập mới được công bố cho biết việc đầu cơ ở mức độ cao vàdòng tiền giá rẻ đang thổi bong bóng bất động sản của Trung Quốc tiến dần đếnmức cực hạn và nguy cơ bùng nổ dường như là không thể tránh khỏi.

Ông Gillem Tulloch, người sáng lập và là Giám đốc Điều hành của công tynghiên cứu độc lập Forensic Asia, có trụ sở ở Đặc khu hành chính Hong Kong(Trung Quốc), nói rằng bong bóng bất động sản của Trung Quốc sẽ nổ tung trongnửa cuối của năm 2013 khi chính phủ nước này ngừng bơm các khoản tiền cho cácngân hàng nhằm tránh đổ vỡ tín dụng.

Vào đầu tháng 3/2013, trong một kỳ vọng nhằm hạ nhiệt thị trường bất độngsản, Chính phủ Trung Quốc đã công bố kế hoạch đánh thuế 20% trên thặng dư vốnvà nâng tiền đặt cọc của người mua nhà lần hai.

Tuy vậy, biện pháp này có thể mang lại các kết quả khác nhau. "Tôichưa bao giờ tình cờ thấy được một chính phủ có thể thực sự kiềm chế và làmgiảm tốc độ tăng của bong bóng." - Ông Tulloch cho biết.

Các tài khoản đầu tư cho bất động sản đang chiếm một phần lớn trong nềnkinh tế của Trung Quốc và điều đó có nghĩa là một khi tai nạn xảy ra thì hậuquả sẽ rất nghiêm trọng.

Hậu quả đầu tiên có thể thấy là hệ thống ngân hàng Trung Quốc có thể sụpđổ, nợ xấu lên cao và tăng trưởng giảm mạnh trong thời gian dài, có thể kéo cảnền kinh tế vào vòng xoáy đi xuống.

Tuy nhiên, những người lạc quan thường cho rằng Trung Quốc sẽ suy giảm từtừ và không sụp đổ đột ngột. Ẩn dụ ưa thích của họ là kinh tế Trung Quốc nhưmột chuyến tàu cao tốc, có thể chậm lại nhưng sẽ không đổ.

Cách đối phó của ban lãnh đạo mới tại Trung Quốc với kịch bản về cơn ácmộng này vẫn còn là một ẩn số. Hiện nay, họ không tỏ ra quá hoảng hốt mà sẵnsàng chấp nhận kinh tế tăng trưởng chậm. Họ dường như hiểu rằng tốc độ tăngtrưởng nhờ tín dụng không những không bền vững mà còn dẫn đến một thảm họa lớnhơn nhiều khi bong bóng đó vỡ. Theo cách hiểu lạc quan này, Bắc Kinh chỉ đangđánh cược với thời gian. Họ đang chờ các điều kiện kinh tế xấu đến một mức nhấtđịnh, để dùng cuộc khủng hoảng này đẩy nhanh tiến trình cải cách đầy đau đớn.

Theo Thuỵ Miên

Đất Việt

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biệt thự hoang trong rừng:

Chuyện lạ Hà Nội sau 100 năm

Nửa đầu thế kỷ 20, đã có hàng loạt biệt thự Pháp cổ bỏ hoang thành phế tích giữa núi rừng. Nhưng, chuyện như thế lại đang lặp lại ở ven Hà Nội sau gần 100 năm với mức độ phổ biến và quy mô hơn.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Một thời, sau khi mở rộng Hà Nội, các dự án BĐS nghỉ dưỡng ven đô nhưng trong một năm qua, phân khúc này dường như im lặng, không có chút động thái nào. Các dự án bất động sản nghỉ dưỡng ven đô đang biến những khu đất nông, lâm nghiệp trở nên nham nhở. Những viễn cảnh đẹp về những biệt thự phong cách Âu - Mỹ phơi trên những cách đồng, ản kín trong những khu rừng ven Hà Nội... đã tan vỡ. Giờ đây, hầu hết đang bị bỏ hoang, tàn tạ.

Đào thoát khỏi giấc mơ

Phân khúc BĐS nghỉ dưỡng ven đô đã được không ít các chủ đầu tư mạnh miệng cho rằng không chịu ảnh hưởng của thị trường, bởi khách hàng là người mua thực ít có đầu cơ. Thời điểm đó, theo các chủ đầu tư, các dự án của họ vẫn có tiềm năng phát triển và là một xu thế của cuộc sống hiện đại khi nhu cầu về nghỉ dưỡng xanh càng ngày lên ngôi. Tuy nhiên, thực tế đã không đẹp như vậy.

Posted Image

Hình ảnh hoang tàn không hiếm trong các khu rừng ven Hà Nội.

Khảo sát các điểm nóng một thời của BĐS nghỉ dưỡng ven đô như Ba Vì, Lương Sơn (Hòa Bình) hay Vĩnh Phúc, hầu hết các dự án đang trong tình trạng san ủi dở dang, chưa có điện, nước, thậm chí nhiều dự án còn chưa có đường vào. Tình trạng phân lô bán nền cỏ khiến cho hàng nghìn m2 đất bỏ hoang mọc um tùm, chưa biết đến bao giờ mới cho ra được những sản phẩm phục vụ du lịch thực sự.

Posted Image

Nhiều dự án bỏ hoang giữa rừng không.

Tiêu biểu trong số đó phải kể đến như khu quần thể villas sinh thái Top Hills (Lương Sơn), dự án The Queen Villas (Ba Vì) của Công ty Cổ phần Đầu tư du lịch và Thương mại Hải Linh; dự án Tản Viên Resort (Ba Vì), dự án Lâm Sơn Resort (Lương Sơn) của Tập đoàn Archi; dự án Khu nhà ở cao cấp dầu khí Hoà Bình (Lương Sơn) của Công ty Cổ phần Bất động sản Dầu khí (Petrowaco)...

Tại Hòa Bình, nhiều dự án bất động sản kết hợp du lịch sinh thái tại tỉnh Hòa Bình sau gần chục năm triển khai vẫn chỉ là khu đất hoang. Riêng xã Tân Vinh huyện Lương Sơn đã có gần chục dự án đắp chiếu, bỏ hoang đất... Hầu hết các dự án này mới chỉ lo "ôm đất" lập dự án chứ chưa biết đến bao giờ mới mang lại những sản phẩm du lịch thực sự, xây dựng được những khu đô thị du lịch sinh thái đúng nghĩa.

Các hoạt động xây dựng cũng như giao dịch gần như đóng băng. Kèm theo đó là hàng nghìn tỷ đồng vốn đầu tư bị "chôn" vào đất, mà không tạo nên bất cứ giá trị gia tăng nào cho xã hội.

Từ năm 2011, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đã chững lại và đến năm 2013, tình hình trở nên tồi tệ hơn. Nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng tung hàng ra bán gần đây cũng chỉ rao 1-2 tỷ đồng/căn, thay vì loại sản phẩm trên 5 tỷ đồng/căn như trước. Thậm chí, có những căn biệt thự được cho là nghỉ dưỡng trên núi giá chỉ vài trăm triệu đồng.

Trong khi đó, những biệt thự nhà vườn, nay phải tính kế đưa ra những chiêu trò mới để hút khách, tìm cách cải thiện phần nào như mở dịch vụ lưu trú, bơi lội, câu cá, tổ chức các giải đấu tennis...

Cái chết báo trước

Không đủ sức để tồn tại, nhiều doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng đã âm thầm rời bỏ thị trường. Những cái tên như INT hay Archi, một thời đình đám trên thị trường, nay đã lui dần vào quá khứ.

Sở hữu dự án đẹp như mơ Ngọc Viên Islands (Sơn Tây, Hà Nội) và nhiều dự án đình đám khác, nhưng công ty Cổ phần Sỹ Ngàn hiện đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Toà án nhân dân TP Hà Nội cũng đã có quyết định về việc mở thủ tục phá sản với chủ đầu tư này. Đây là lần đầu tiên, thị trường bất động sản chứng kiến một công ty bị buộc phải tuyên bố phá sản và dự án mang tên Ngọc Viên sẽ chỉ còn đẹp lung linh trên tranh vẽ, kéo theo đó là hệ lụy của nhiều nhà đầu tư khi trót bỏ vốn vào dự án này.

Posted Image

Nhiều dự án rao bán với giá rẻ.

Khi BĐS bắt đầu ngấm đòn của thắt chặt lãi suất thì nhiều người đã đặt nghi vấn, sau chung cư cao cấp thì đến lượt BĐS nghỉ dưỡng sẽ "chết đầu nước" vì lệch với nhu cầu. Các công ty BĐS nghỉ dưỡng ven đô chưa thực sự chuyên nghiệp, thiếu vốn, phát triển dự án manh mún và chưa có đầu tư bài bản, đã khiến cho thị trường này sẽ mãi chỉ là tiềm năng.

Theo các chuyên gia, biệt thự sinh thái tại các dự án chỉ có hiệu quả khi chủ đầu tư có phương thức quản lý tốt. Đó là mỗi năm, chủ nhà sẽ nghỉ ngơi trong biệt thự của mình từ 1-3 tháng, thời gian còn lại, chủ dự án sẽ thuê một Công ty có kinh nghiệm đứng ra kinh doanh, quản lý, cho khách thuê lại, lợi nhuận sẽ chia theo thoả thuận. Với tiêu chuẩn đó thì có lẽ ở Hà Nội hiện nay, chưa có dự án nào thực hiện được điều này.

Nhận định về thị trường, nhiều chuyên gia cho rằng, phân khúc nghỉ dưỡng ven đô vẫn còn nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, với thực lực của các chủ đầu tư như hiện nay, điều này khó có thể trở thành hiện thực một sớm một chiều.

Chắc sẽ còn phải chờ rất lâu nữa, khi kinh tế phục hồi trở lại, những nơi xa xỉ này mới thực sự tấp nập người vào ra chứ không hoang lạnh nằm rình đất đai lên giá.

Theo Duy Anh

VEF

Share this post


Link to post
Share on other sites

Làn sóng "sale off" bất động sản TP HCM lan rộng

Thứ 4, 12/03/2014, 11:47

Posted Image

Hàng loạt doanh nghiệp BĐS như Hoàng Anh Gia Lai, Novaland...đang trong cuộc đua giảm giá kích cầu nhà đất.

Tuy không có sự đột biến như ở thị trường Hà Nội nhưng phân khúc căn hộ ở thị trường TP.HCM cũng ghi nhận mức giao dịch tăng ngay từ quý 1/2014. Chính vì vậy để hút khách các doanh nghiệp địa ốc đã ồ ạt bung hàng với hàng loạt chương trình triết khấu ưu đãi, hỗ trợ vốn cho người mua nhà.

Điển hình nhất là mới đây, tại dự án Hoàng Anh Thanh Bình, Công ty Thanh Bình cùng Sàn giao dịch bất động sản Hoàng Anh Gia Lai cũng vừa công bố mở bán 400 căn hộ block B. Giá bán khoảng 19,8 triệu đến 22,7 triệu đồng/m2 (tùy vị trí). Theo chủ đầu tư dự án, giá bán này thấp hơn so với các dự án cùng khu vực từ 30% đến 50%. Được biết, dự án tọa lạc ngay cửa ngõ Quận 7, TP.Hồ Chí Minh. Khu căn hộ gồm 3 block, cao từ 37 – 40 tầng. Công trình đang được xây dựng trên 20 tầng, dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2016.

Hay ngay đầu năm 2014, tập đoàn Novaland cũng đã công bố kế hoạch tái đầu tư và chào bán căn hộ tại ba dự án khu căn hộ cao cấp là Lexington Residence (quận 2), Icon 56 (quận 4) và Galaxy 9 (quận 4) với tổng đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng. Đây là các dự án căn hộ cao cấp đang xây dựng dở dang do ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế, nay được chủ đầu tư “bơm” thêm tiền để triển khai tiếp.

Theo thông tin từ Novaland, giá bán các căn hộ này thấp hơn từ 20 - 40% so với các dự án cùng phân khúc trong khu vực lân cận. Cụ thể là giá bán căn hộ Icon 56 khoảng 2 tỷ đồng/căn, Galaxy 9 khoảng từ 1,5 tỷ đồng/căn, căn hộ dự án Lexington Residence từ 1,3 tỷ đồng/căn.

Còn nhớ năm 2013 cũng chính doanh nghiệp này đã làm "cú sốc" cho toàn thị trường BĐS khi công bố giá bán khu căn hộ North Towers (giai đoạn 3 dự án Sunrise City) còn 27 triệu đồng/m2, so với giá bán giai đoạn 1 của dự án là 50 triệu đồng/m2 giảm gần 50%. Đây một quyết định đầy bản lĩnh của đơn vị này mà theo TGĐ Novaland là để “tạo được dòng tiền, thanh khoản để cùng nhau đi một con đường dài còn ở phía trước”.

Ngoài hình thức giảm giá trực tiếp căn hộ, nhiều doanh nghiệp BĐS tại TP HCM tung ra hàng loạt các chương trình ưu đãi, liên kết ngân hàng hỗ trợ vốn với khách hàng. Có thể kể đến như Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Thành phố vừa công bố chương trình bán hàng đặc biệt “Cùng Cityland đón lộc đầu xuân” khi mua nhà tại dự án Cityland Garden Hills (quận Gò Vấp). Chủ đầu tư cho biết, các khách hàng ký hợp đồng mua căn hộ và thanh toán trong tháng 2/2014 sẽ tặng ngay 2 lượng vàng SJC.

Hay mới đây CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) đã công bố mở bán giai đoạn 2 Dự án đất nền khu biệt thự ven sông Arista Villas (tại đường 12, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức), với mức giá chào bán trung bình 9,9 triệu đồng/m2 và được BIDV hỗ trợ cho vay 70% giá trị hợp đồng, trả góp 15 năm. Như vậy, khi mua sản phẩm, khách hàng chỉ cần thanh toán 260 triệu đồng (20%) là có thể nhận nền và xây dựng nhà ở ngay.

Ngoài những dự án đang mở bán, trong thời gian tới hàng loạt dự án khác cũng được chủ đầu tư bung hàng. Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng vừa cho biết, ngày 23/3 tới, Công ty sẽ chính thức chào bán giai đoạn 1 dự án Green Valley (phường Tân Phú, Quận 7). Hay sắp tới Công ty Địa ốc Hoàng Anh Sài Gòn sẽ công bố chính thức mở bán dự án căn hộ Ngân Hưng ở quận 12 ; Công ty Khang Điền công bố mở bán Dự án nhà phố Mega Residences ở quận 9....

Thị trường bất động sản phía Nam trong 3 tháng đầu năm đang chứng kiến sự bung hàng mạnh mẽ của hàng loạt doanh nghiệp địa ốc. Các doanh nghiệp BĐS cũng biết rằng phải tự cứu mình bằng cách đưa ra các giải pháp như hạ giá bán, bố trí cơ cấu lại công năng nhà ở, liên doanh, liên kết, đề ra chiến lược tiêu thụ... Những tín hiệu này đang dần khẳng định, thị trường BĐS tại TPHCM đang bước vào chu kỳ phục hồi.

Lan Anh

Theo Trí Thức Trẻ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Làn sóng "sale off" bất động sản TP HCM lan rộng

Thứ 4, 12/03/2014, 11:47

Posted Image

Lan Anh

Theo Trí Thức Trẻ

Khu nhà này cấu trúc hình thể phong thủy xấu quá. Nó tương tự như khu nhà này ở Hanoi:

Posted Image

Chắc nội dung cũng như nhau: Đang èo uột.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sắp tới giá nhà sẽ tăng đột biến?

 

Theo dự thảo Luật kinh doanh BĐS Hàng loạt các loại phí dự kiến sẽ đánh vào các doanh nghiệp địa ốc trong thời gian tới.

 

 

Những gánh nặng này, đại diện của giới chủ địa ốc nói rằng sẽ tính vào giá thành căn hộ hoàn thiện…

Cụ thể, trong luật Kinh doanh BĐS doanh nghiệp địa ốc sẽ đối mặt với hai loại phí: Tiền ký quỹ thực hiện dự án BĐS và tiền bão lãnh cho người mua nhà.

 

gianha-534f0.jpg
Sắp tới giá nhà sẽ có biến động lớn khi chi phí đầu vào của doanh nghiệp BĐS tăng cao?

 

Doanh nghiệp địa ốc cạn vốn

 

Dự thảo Luật Kinh doanh BĐS đề xuất chủ đầu tư chỉ được phép ký hợp đồng bán, cho thuê, cho thuê mua BĐS hình thành trong tương lai khi đã có bảo lãnh của tổ chức tài chính hoặc ngân hàng về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thay thế nếu xảy ra biến cố.

Nói thêm về quy định này, Thứ trưởng Bộ Xây dựng  Nguyễn Trần Nam cho biết: Trên thế giới, nhiều nước có hẳn hiệp hội các nhà bảo lãnh nhà ở nhưng ở Việt Nam chưa có. Vì vậy Chính phủ sẽ chỉ định một công ty tài chính hoặc ngân hàng đứng ra bảo lãnh, họ sẽ giám sát nguồn tiền huy động sử dụng đúng mục đích và chịu trách nhiệm bồi thường nếu chủ đầu tư không bàn giao nhà.

Không chỉ phải đóng tiền bảo lãnh người mua nhà, Cũng theo dự thảo Luật Kinh doanh BĐS, doanh nghiệp địa ốc sắp tới sẽ phải có nghĩa vụ nộp tiền ký quỹ dự án BĐSi khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư kinh doanh bất động sản.

Nói về hai khoản phí này, ông Lê Hoàng Châu Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP HCM cho rằng hai loại phí kể trên sẽ là gánh nặng mới của doanh nghiệp BĐS.

“Hiện tại, doanh nghiệp BĐS phải thực hiện rất nhiều nghĩa vụ tài chính như phí giải phóng mặt bằng, phí sử dụng đất,…Nếu cộng thêm phí bảo lãnh vào tiền ký quỹ thì doanh nghiệp sẽ cạn vốn”, ông Châu nói.

 

“Người mua nhà phải chịu”

Giải thích rõ hơn về số tiền doanh nghiệp địa ốc phải nộp khi thực hiện phí bão lãnh cho người mua nhà, Thứ trưởng Nam nói rằng: “Số tiền bảo lãnh sẽ được cộng vào giá bán và người mua nhà phải chịu. Vì đây chính là phí bảo đảm quyền lợi cho người mua nhà”.

Còn về phí ký quỹ dự án BĐS, trước những quy định trong dự thảo Luật Kinh doanh BĐS, Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh đã gửi văn bản kiến nghị bổ sung một số nội dung. Theo văn bản này, Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh đề nghị xây dựng chế định ký quỹ theo một số nguyên tắc như: Không áp dụng ký quỹ đối với các dự án mà doanh nghiệp đã thực hiện xong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng toàn bộ dự án.

Ngoải ra, trong trường hợp có bảo lãnh đầu tư, bảo lãnh thực hiện dự án, hoặc văn bản của tổ chức tín dụng cam kết cung cấp nguồn vốn cho doanh nghiệp thực hiện dự án thì không phải ký quỹ.

Ông Châu nói rằng hiện nay chưa quy định rõ  tiền ký quỹ được tính theo tỷ lệ % trên mức đầu tư nào của dự án cho phù hợp với sức chịu đựng của doanh nghiệp.

“Nếu tiền quy định ký quỹ này được tính theo mức tổng hoàn thiện dự án, dự kiến chỉ vài chục % thôi thì sẽ không một doanh nghiệp nào chịu nổi. Theo tôi, nếu phải ký quỹ chỉ nên tính đến giai đoạn xong bồi thường giải phóng mặt bằng, chứ tính mức tổng đầu tư dự án thì doanh nghiệp sẽ chết hết”.

Nói rõ hơn về hai loại phí sắp tới các doanh nghiệp địa ốc phải đóng, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh nói: “Nếu dự án nhà ở hàng trăm căn hộ thì số tiền bảo lãnh cũng rất lớn. Ngoài ra còn khoản ký quỹ, tôi có hỏi thì cán bộ bên NHNN nói khoảng 30%. Dự kiến hai khoản tiền sẽ rất lớn, những gánh nặng này sẽ được tính vào chi phí đầu tư ban đầu”

“Xét cho cùng thì người mua sẽ phải chịu. Tất cả khoản phí doanh nghiệp bỏ ra đều tính và giá thành của người mua”, ông Châu nói.

Theo Thông Chí
Lao động

 

Rất nhiều nhà Chung cư, nhà liền kề còn chưa bán được. Giờ thế này thì Bất động sản sẽ đi về đâu?

Người cần nhà để ở thì không có tiền, người có tiền thì có mua cũng chỉ là đầu cơ;

Như vậy liệu Bất động sản đã gần chạm đáy (Bất động sản cận tử) chưa?

Làm sao để người nghèo có nhà để ở nhỉ? Haizzzz mệt mỏi quá.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khiếp đảm tin nhắn rác bất động sản

 

Không chỉ dừng ở việc quấy nhiễu, chủ thuê bao của các mạng di động trong thời gian gần đây liên tục bị “khủng bố” từ các sim nhắn rác chào mua các dự án bất động sản (BĐS). Dư luận băn khoăn, liệu có phải các nhà mạng đang “tiếp tay” cho tin nhắn rác phát triển vì mục tiêu lợi nhuận?

 

Công khai lừa đảo

Đang dự cuộc họp với các đối tác quan trọng, anh L.T.S, lãnh đạo một đơn vị có trụ sở tại Hà Nội phát cáu khi trong vòng 15 phút liên tiếp nhận 6 tin nhắn (4 tin nhắn từ các đầu số của Viettel, 2 tin nhắn từ MobiFone và VinaPhone) dội về máy mời chào mua các dự án BĐS, biệt thự nghỉ dưỡng khắp cả nước. Điều đáng nói, trong số các tin nhắn rác gửi về máy anh S., có cả tin nhắn mang tính lừa đảo khách hàng.

 

Đơn cử như tin nhắn: “Mở bán đợt cuối căn hộ..., chiết khấu 17,5%, tặng 10 năm phí dịch vụ, khám bệnh, bể bơi, vay ngân hàng 0%, đã có sổ đỏ”, tin nhắn từ một số điện thoại của mạng Viettel... nổ.

 

Liên hệ theo số điện thoại trong tin nhắn, người đàn ông tự xưng nhân viên kinh doanh BĐS khẳng định có thể thực hiện đúng như cam kết. Khi bị vặn hỏi về việc ngân hàng nào cho vay lãi suất 0% cho dự án hạng sang như vậy cũng như vấn đề sổ đỏ, chiết khấu tới 17,5%, nhân viên này lảng, chuyển hướng đề tài và ậm ờ hẹn gặp để tư vấn một dự án khác.

“Chỉ 3 phút, tôi nhận được tới 4 tin nhắn rác từ các đầu số của mạng Viettel, VinaPhone, MobiFone rao bán đủ loại BĐS với nhiều trò hứa hẹn khuyến mại tung trời. Không hiểu sao đợt này, tin nhắn rác hoành hành dữ dội như vậy mà cơ quan chức năng không xử lý” - Chị Nguyễn Minh Thanh, một khách hàng của MobiFone

 

 

Bị “giội bom” tin nhắn rác vào ban đêm hoặc giữa giờ nghỉ trưa luôn là nỗi khiếp đảm với những người vì đặc thù công việc phải liên hệ với nhiều đối tác nước ngoài, không được tắt máy di động.

 

Chị Nguyễn Minh Thanh (Hà Nội), chủ số thuê bao 090324xxxx bức xúc: “Chỉ trong 3 phút, tôi nhận được tới 4 tin nhắn rác mời mua các dự án BĐS từ đầu số của mạng Viettel, VinaPhone, MobiFone. Họ rao bán đủ loại BĐS với nhiều trò hứa hẹn khuyến mại tung trời. Không hiểu sao đợt này, tin nhắn rác hoành hành dữ dội như vậy mà cơ quan chức năng không xử lý”.

 

Anh Đ.A.Tuấn (Hà Nội) cho biết, vì tin quảng cáo từ tin nhắn rác, anh gặp rắc rối khi bị nhân viên của CEO Group dụ đặt cọc 30 triệu đồng với lời đảm bảo sẽ hỗ trợ vay 70% vốn từ Ngân hàng MBBank, để mua một căn hộ tại dự án của Cty CP Đầu tư Hải Phát nằm trên Quốc lộ 32.

 

Tuy nhiên, sau hơn một tháng đặt cọc, nhân viên tư vấn trả lời ngân hàng không cho vay và giới thiệu sang vay ở HDBank với lãi suất cao hơn. Sau nhiều lần đi lại, thậm chí dọa kiện, anh Tuấn mới giải quyết được vấn đề. “Những tin nhắn rác kiểu này khiến không biết bao nhiêu người như tôi phải khổ”, anh Tuấn nói.

 

Giội “bom” từ hạng sang đến bình dân

 

Nội dung các tin nhắn rác tập trung quảng bá bán biệt thự, chung cư cao cấp đến bình dân. Nhiều nhất là quảng bá cho biệt thự Berjaya - Thạch Bàn (Long Biên), chung cư New Skyline (Văn Quán, Hà Đông)... Với phân khúc bình dân, chủ yếu là dự án Gemek Tower (Hoài Đức, Hà Nội), HH3 Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội)...

 

Ngoài ra, nhiều chung cư cũng được tin nhắn rác rao bán cắt lỗ sâu lên tới vài trăm triệu đồng như: Khu Ecopark (Văn Giang, Hưng Yên), Golden Land (75 Nguyễn Trãi), Golden Place (Mễ Trì), Hyundai Hillstate (Hà Đông)...

 

Ông Vũ Văn Hậu, Phó Tổng giám đốc Cty CP Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco) cho biết, dự án Gemek Tower (Hoài Đức, Hà Nội) có nhiều đơn vị tham gia phân phối dự án. Việc các sàn giao dịch tìm cách nhắn tin quảng bá bán căn hộ đến khách hàng, phía chủ đầu tư không nắm được.

 

Lãnh đạo Tổng Cty HUD - chủ dự án New Skyline (Văn Quán, Hà Đông) cho rằng, chủ đầu tư không muốn bán hàng theo cách này vì những dự án tên tuổi sẽ bị đánh đồng với dự án chậm tiến độ, kém uy tín. Tuy nhiên, khi nhiều sàn phân phối và mỗi sàn có hàng trăm nhân viên bán hàng sẽ không tránh khỏi nhân viên tìm đủ mọi cách tiếp cận khách hàng qua tin nhắn bởi áp lực doanh số, hàng tồn.

 

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM cho biết, cách đây 5 năm, thông tin dự án tới người mua nhà còn buông lỏng thì nay mọi thông tin đều được cập nhật trên báo chí, qua mạng và tin nhắn.

 

Tuy nhiên, do quá nhiều thông tin trong bối cảnh thị trường BĐS khó khăn khiến thông tin bị nhiễu và có phần sai lệch. Do đó, tin nhắn chào mời mua bán BĐS không thể trở thành giải pháp cho doanh nghiệp mà còn tạo cảm giác hoài nghi, lo lắng cho khách hàng. “Người dân khi có ý định mua nhà, đất phải cẩn trọng trong việc tìm hiểu thông tin”, ông Châu khuyên.

 

Nhà mạng ngó lơ vì lợi nhuận?

 

Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện VinaPhone khẳng định, hiện tượng spam tin nhắn qua các sim rác không mới. Nhà mạng đã triển khai nhiều biện pháp và khóa gần 440.000 sim rác gửi tin nhắn spam. Khi nhận được tin nhắn rác, thuê bao có thể phản ánh đến bộ phận chăm sóc khách hàng của VinaPhone theo đầu số 18001091 đề nghị xử lý.

 

“Hiện, VinaPhone vẫn áp dụng biện pháp chặn spam bằng cách hạn chế khi một thuê bao gửi liên tục số lượng lớn SMS. Nhưng trong một số trường hợp, sim rác gửi tin nhắn với số lượng nhỏ và dưới dạng tin nhắn từ cá nhân đến cá nhân thì rất khó kiểm soát. Chúng tôi không được phép can thiệp vào nội dung tin nhắn nên không có cơ sở xác định đó có phải tin nhắn rác không”, đại diện VinaPhone chia sẻ.

 

Đại diện MobiFone cũng cho biết đã triển khai các biện pháp để chặn hoàn toàn tin nhắn rác được gửi từ các tổng đài nhắn tin nước ngoài. Mạng này cũng đã lọc, theo dõi và chặn tin nhắn rác, tin nhắn có nội dung phản cảm từ các số thuê bao gửi tin với tần suất cao trước khi tin được gửi tới khách hàng.

 

“Chúng tôi tích cực kiểm tra việc thực hiện nhắn tin của các CP (đối tác cung cấp dịch vụ nội dung) và xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm”, đại diện MobiFone cho biết.

 

Dù tuyên bố có hành động chặn tin nhắn rác, nhưng theo các chuyên gia, trong kinh doanh, giữa nhà mạng và các CP luôn tồn tại mối quan hệ lợi ích hợp tác. Hai bên sẽ cùng có lợi ích trong việc cung cấp dịch vụ nên một số trường hợp, có thể vì lợi nhuận mà nhà mạng không xử lý triệt để tình trạng tin nhắn rác.

 

Theo Phạm Tuyên - Ngọc Mai

Tiền Phong
 
Sự thực là Bất động sản cận tử, đành phải dùng đến các cách để tiếp cận với người cần mua đó mà

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Khiếp đảm tin nhắn rác bất động sản

 

Không chỉ dừng ở việc quấy nhiễu, chủ thuê bao của các mạng di động trong thời gian gần đây liên tục bị “khủng bố” từ các sim nhắn rác chào mua các dự án bất động sản (BĐS). Dư luận băn khoăn, liệu có phải các nhà mạng đang “tiếp tay” cho tin nhắn rác phát triển vì mục tiêu lợi nhuận?

 

Công khai lừa đảo

Đang dự cuộc họp với các đối tác quan trọng, anh L.T.S, lãnh đạo một đơn vị có trụ sở tại Hà Nội phát cáu khi trong vòng 15 phút liên tiếp nhận 6 tin nhắn (4 tin nhắn từ các đầu số của Viettel, 2 tin nhắn từ MobiFone và VinaPhone) dội về máy mời chào mua các dự án BĐS, biệt thự nghỉ dưỡng khắp cả nước. Điều đáng nói, trong số các tin nhắn rác gửi về máy anh S., có cả tin nhắn mang tính lừa đảo khách hàng.

 

Đơn cử như tin nhắn: “Mở bán đợt cuối căn hộ..., chiết khấu 17,5%, tặng 10 năm phí dịch vụ, khám bệnh, bể bơi, vay ngân hàng 0%, đã có sổ đỏ”, tin nhắn từ một số điện thoại của mạng Viettel... nổ.

 

Liên hệ theo số điện thoại trong tin nhắn, người đàn ông tự xưng nhân viên kinh doanh BĐS khẳng định có thể thực hiện đúng như cam kết. Khi bị vặn hỏi về việc ngân hàng nào cho vay lãi suất 0% cho dự án hạng sang như vậy cũng như vấn đề sổ đỏ, chiết khấu tới 17,5%, nhân viên này lảng, chuyển hướng đề tài và ậm ờ hẹn gặp để tư vấn một dự án khác.

 

Bị “giội bom” tin nhắn rác vào ban đêm hoặc giữa giờ nghỉ trưa luôn là nỗi khiếp đảm với những người vì đặc thù công việc phải liên hệ với nhiều đối tác nước ngoài, không được tắt máy di động.

 

Chị Nguyễn Minh Thanh (Hà Nội), chủ số thuê bao 090324xxxx bức xúc: “Chỉ trong 3 phút, tôi nhận được tới 4 tin nhắn rác mời mua các dự án BĐS từ đầu số của mạng Viettel, VinaPhone, MobiFone. Họ rao bán đủ loại BĐS với nhiều trò hứa hẹn khuyến mại tung trời. Không hiểu sao đợt này, tin nhắn rác hoành hành dữ dội như vậy mà cơ quan chức năng không xử lý”.

 

Anh Đ.A.Tuấn (Hà Nội) cho biết, vì tin quảng cáo từ tin nhắn rác, anh gặp rắc rối khi bị nhân viên của CEO Group dụ đặt cọc 30 triệu đồng với lời đảm bảo sẽ hỗ trợ vay 70% vốn từ Ngân hàng MBBank, để mua một căn hộ tại dự án của Cty CP Đầu tư Hải Phát nằm trên Quốc lộ 32.

 

Tuy nhiên, sau hơn một tháng đặt cọc, nhân viên tư vấn trả lời ngân hàng không cho vay và giới thiệu sang vay ở HDBank với lãi suất cao hơn. Sau nhiều lần đi lại, thậm chí dọa kiện, anh Tuấn mới giải quyết được vấn đề. “Những tin nhắn rác kiểu này khiến không biết bao nhiêu người như tôi phải khổ”, anh Tuấn nói.

 

Giội “bom” từ hạng sang đến bình dân

 

Nội dung các tin nhắn rác tập trung quảng bá bán biệt thự, chung cư cao cấp đến bình dân. Nhiều nhất là quảng bá cho biệt thự Berjaya - Thạch Bàn (Long Biên), chung cư New Skyline (Văn Quán, Hà Đông)... Với phân khúc bình dân, chủ yếu là dự án Gemek Tower (Hoài Đức, Hà Nội), HH3 Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội)...

 

Ngoài ra, nhiều chung cư cũng được tin nhắn rác rao bán cắt lỗ sâu lên tới vài trăm triệu đồng như: Khu Ecopark (Văn Giang, Hưng Yên), Golden Land (75 Nguyễn Trãi), Golden Place (Mễ Trì), Hyundai Hillstate (Hà Đông)...

 

Ông Vũ Văn Hậu, Phó Tổng giám đốc Cty CP Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco) cho biết, dự án Gemek Tower (Hoài Đức, Hà Nội) có nhiều đơn vị tham gia phân phối dự án. Việc các sàn giao dịch tìm cách nhắn tin quảng bá bán căn hộ đến khách hàng, phía chủ đầu tư không nắm được.

 

Lãnh đạo Tổng Cty HUD - chủ dự án New Skyline (Văn Quán, Hà Đông) cho rằng, chủ đầu tư không muốn bán hàng theo cách này vì những dự án tên tuổi sẽ bị đánh đồng với dự án chậm tiến độ, kém uy tín. Tuy nhiên, khi nhiều sàn phân phối và mỗi sàn có hàng trăm nhân viên bán hàng sẽ không tránh khỏi nhân viên tìm đủ mọi cách tiếp cận khách hàng qua tin nhắn bởi áp lực doanh số, hàng tồn.

 

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM cho biết, cách đây 5 năm, thông tin dự án tới người mua nhà còn buông lỏng thì nay mọi thông tin đều được cập nhật trên báo chí, qua mạng và tin nhắn.

 

Tuy nhiên, do quá nhiều thông tin trong bối cảnh thị trường BĐS khó khăn khiến thông tin bị nhiễu và có phần sai lệch. Do đó, tin nhắn chào mời mua bán BĐS không thể trở thành giải pháp cho doanh nghiệp mà còn tạo cảm giác hoài nghi, lo lắng cho khách hàng. “Người dân khi có ý định mua nhà, đất phải cẩn trọng trong việc tìm hiểu thông tin”, ông Châu khuyên.

 

Nhà mạng ngó lơ vì lợi nhuận?

 

Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện VinaPhone khẳng định, hiện tượng spam tin nhắn qua các sim rác không mới. Nhà mạng đã triển khai nhiều biện pháp và khóa gần 440.000 sim rác gửi tin nhắn spam. Khi nhận được tin nhắn rác, thuê bao có thể phản ánh đến bộ phận chăm sóc khách hàng của VinaPhone theo đầu số 18001091 đề nghị xử lý.

 

“Hiện, VinaPhone vẫn áp dụng biện pháp chặn spam bằng cách hạn chế khi một thuê bao gửi liên tục số lượng lớn SMS. Nhưng trong một số trường hợp, sim rác gửi tin nhắn với số lượng nhỏ và dưới dạng tin nhắn từ cá nhân đến cá nhân thì rất khó kiểm soát. Chúng tôi không được phép can thiệp vào nội dung tin nhắn nên không có cơ sở xác định đó có phải tin nhắn rác không”, đại diện VinaPhone chia sẻ.

 

Đại diện MobiFone cũng cho biết đã triển khai các biện pháp để chặn hoàn toàn tin nhắn rác được gửi từ các tổng đài nhắn tin nước ngoài. Mạng này cũng đã lọc, theo dõi và chặn tin nhắn rác, tin nhắn có nội dung phản cảm từ các số thuê bao gửi tin với tần suất cao trước khi tin được gửi tới khách hàng.

 

“Chúng tôi tích cực kiểm tra việc thực hiện nhắn tin của các CP (đối tác cung cấp dịch vụ nội dung) và xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm”, đại diện MobiFone cho biết.

 

Dù tuyên bố có hành động chặn tin nhắn rác, nhưng theo các chuyên gia, trong kinh doanh, giữa nhà mạng và các CP luôn tồn tại mối quan hệ lợi ích hợp tác. Hai bên sẽ cùng có lợi ích trong việc cung cấp dịch vụ nên một số trường hợp, có thể vì lợi nhuận mà nhà mạng không xử lý triệt để tình trạng tin nhắn rác.

 

Theo Phạm Tuyên - Ngọc Mai

Tiền Phong
 
Sự thực là Bất động sản cận tử, đành phải dùng đến các cách để tiếp cận với người cần mua đó mà

 

 

Qua đó mới thấy rằng: "Bất động sản cận tử" là một dự đoán chính xác. Bản thân tôi - nợ hơn hai tỷ đồng vì xây nhà chưa có tiền trả. chính tôi cũng sắp ..."cận tử" - nhưng cũng được hân hạnh mời mua bất động sản mỗi ngày. Có ngày cũng có đến hai tin.

Cá nhân tôi coi là hành động xâm phạm quyền công dân ở mức độ chưa nghiêm trọng. Thể hiện ở những vấn đề sau:

1/ Tiết lộ số điện thoại cá nhân cho những đối tác chưa được sự đồng ý của chủ nhân.

2/ Gây phiền nhiễu cho những người bị những tin nhắn rác này. Xâm phạm đời tư ở mức độ nhẹ. Hậu quả sẽ rất nghiêm trong khi bà xã hoài nghi là tin nhắn của bồ nhí, nếu xóa đi một cách vội vã, không thông qua xếp :D :D :D .

Về mặt chuyên môn quảng cáo thì đây là những thứ quảng cáo gây phản tác dụng nhiều nhất.

A/ Nếu là tôi trong Hiệp Hội bất động sản thì tôi sẽ khuyên các quý vị thực hiện những phương pháp khác để gây chủ ý đến sản phẩm quý vị. Sô quảng cáo này nhân danh cá nhân, bán ý tưởng là  2 . 500. 000. 000 VND, trả đủ một lần trước khi bàn giao ý tưởng. Không trả giá, không có tiền thì đi chỗ khác, miễn liên lạc gây phiền phức.

B/ Nếu Cty BDS nào chịu mua giúp miếng đất của tôi giá  2. 500. 000. 000VND, tôi sẽ tư vấn phong thủy cho một khu dự án ế nhất của họ. Cam kết trong vòng một năm giải tỏa ít nhất 60%  giá trị. Miếng đất của tôi đang bị quy hoạch treo gần 10 năm lận, đến giờ thậm chí vẫn chưa có chủ đầu tư. Tôi chưa hề trấn yểm cho dễ bán, mà chỉ trấn yểm để miếng đất được bồi thường với đúng giá trị của nó, nếu quy hoạch được thực hiện.

Vấn đề A - B, là Lão Gàn làm mẫu cho một sô quảng cáo. Lịch sự và ấn tượng như vậy, chứ không rẻ tiền và phản cảm như các chiêu quảng cáo BDS qua thuê bao; hoặc cách quảng cáo các sản phẩm khác trên một số web. Đang xem bài viết tự nhiên nhạc nổi ầm ầm vì một clip quảng cáo, hoặc nhẩy vào giữa màn hình để quảng cáo. Quảng cáo kiểu này còn tệ hơn "phở chửi" Hanoi.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Nội: Biệt thự triệu đô thành nơi trồng rau, nuôi vịt

 

Nhiều căn biệt thự ở Hà Nội trị giá hàng chục tỷ đồng bị bỏ hoang đang được người dân tận dụng để trồng rau, thậm chí nuôi vịt để phục vụ nhu cầu thực phẩm sạch cho gia đình.
 >> Hàng trăm biệt thự tiền tỉ bỏ hoang, cỏ dại ngập đầu

 

 

ha-noi-biet-thu-trieu-do-thanh-noi-trong

Khu đô thị Trung Văn nằm ở phía Tây Nam Hà Nội được hoàn thành cơ bản vào năm 2008, nhưng đến nay nhiều căn biệt thự vẫn bị bỏ trống, chưa có người ở. Tận dụng những khoảng đất trống quanh biệt thự, người dân quây rào trồng rau, nuôi vịt.

 

ha-noi-biet-thu-trieu-do-thanh-noi-trong
Vườn rau được trồng ngay trước một căn biệt thự bỏ hoang
 
ha-noi-biet-thu-trieu-do-thanh-noi-trong
Những luống rau xanh mơn mởn với đủ loại từ các rau ngắn ngày như rau muống, cải đến các loại củ quả như cà chua, rau bí hay khoai lang.

 

ha-noi-biet-thu-trieu-do-thanh-noi-trong

Chị Nguyễn Thị Hồng ở cách xa khu đô thị Trung Văn vài km, nhưng thấy đất để không rất lãng phí nên quyết định chọn một khu đất để gieo trồng. Chi cho biết, mỗi ngày hai lần chị đạp xe hoặc đi bộ tới đây để chăm sóc và hái rau về ăn.

 

ha-noi-biet-thu-trieu-do-thanh-noi-trong

Vườn rau được người dân đánh luống thẳng tắp.

 

ha-noi-biet-thu-trieu-do-thanh-noi-trong

Ông Lưu Trường Đệ (68 tuổi, Trung Văn, Hà Nội) đang cải tạo thêm một khu đất để trồng rau sạch.

 

ha-noi-biet-thu-trieu-do-thanh-noi-trong

Ông Đệ cho hay, gia đình đã trồng rau ở đây được 4 năm, nhờ đó hàng ngày không phải đi chợ mua rau ăn.

 

ha-noi-biet-thu-trieu-do-thanh-noi-trong

Không chỉ trồng rau tại các căn biệt thự bỏ hoang, ông Đệ còn tận dụng khoảng sân trước nhà, trồng rau trong các thùng xốp.

 

ha-noi-biet-thu-trieu-do-thanh-noi-trong

Nhờ được chăm sóc thường xuyên nên vườn rau luôn xanh tốt quanh năm.

 
ha-noi-biet-thu-trieu-do-thanh-noi-trong

Ở khu đô thị Trung Văn còn có hộ dân tận dung biệt thự bỏ không để nuôi gia cầm.

 

ha-noi-biet-thu-trieu-do-thanh-noi-trong

Ông Tạ Quang Hùng (56 tuổi, Trung Văn, Hà Nội) cho biết đàn vịt gần 20 con được ông nuôi gối nhau để đảm bảo bữa ăn trong gia đình lúc nào cũng có thức ăn sạch.

 

ha-noi-biet-thu-trieu-do-thanh-noi-trong

Ngoài việc chăn nuôi, ông Hùng cũng tiến hành cải tạo đất ở biệt thự bỏ hoang trồng rau. Không chỉ tiết kiệm chi phí mà ông Hùng cho hay, việc tự cung tự cấp này còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe của gia đình.

ha-noi-biet-thu-trieu-do-thanh-noi-trong
Không chỉ Trung Văn, hiện ở Hà Nội vẫn có khá nhiều khu biệt thự bỏ hoang, được người dân tận dụng trồng rau và chăn nuôi.

Hà Trang

Ảnh: Trần Văn

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Hà Nội: Biệt thự triệu đô thành nơi trồng rau, nuôi vịt

 

Nhiều căn biệt thự ở Hà Nội trị giá hàng chục tỷ đồng bị bỏ hoang đang được người dân tận dụng để trồng rau, thậm chí nuôi vịt để phục vụ nhu cầu thực phẩm sạch cho gia đình.

 >> Hàng trăm biệt thự tiền tỉ bỏ hoang, cỏ dại ngập đầu

 

 

ha-noi-biet-thu-trieu-do-thanh-noi-trong

Khu đô thị Trung Văn nằm ở phía Tây Nam Hà Nội được hoàn thành cơ bản vào năm 2008, nhưng đến nay nhiều căn biệt thự vẫn bị bỏ trống, chưa có người ở. Tận dụng những khoảng đất trống quanh biệt thự, người dân quây rào trồng rau, nuôi vịt.

 

ha-noi-biet-thu-trieu-do-thanh-noi-trong
Vườn rau được trồng ngay trước một căn biệt thự bỏ hoang
 
ha-noi-biet-thu-trieu-do-thanh-noi-trong
Những luống rau xanh mơn mởn với đủ loại từ các rau ngắn ngày như rau muống, cải đến các loại củ quả như cà chua, rau bí hay khoai lang.

 

ha-noi-biet-thu-trieu-do-thanh-noi-trong

Chị Nguyễn Thị Hồng ở cách xa khu đô thị Trung Văn vài km, nhưng thấy đất để không rất lãng phí nên quyết định chọn một khu đất để gieo trồng. Chi cho biết, mỗi ngày hai lần chị đạp xe hoặc đi bộ tới đây để chăm sóc và hái rau về ăn.

 

ha-noi-biet-thu-trieu-do-thanh-noi-trong

Vườn rau được người dân đánh luống thẳng tắp.

 

ha-noi-biet-thu-trieu-do-thanh-noi-trong

Ông Lưu Trường Đệ (68 tuổi, Trung Văn, Hà Nội) đang cải tạo thêm một khu đất để trồng rau sạch.

 

ha-noi-biet-thu-trieu-do-thanh-noi-trong

Ông Đệ cho hay, gia đình đã trồng rau ở đây được 4 năm, nhờ đó hàng ngày không phải đi chợ mua rau ăn.

 

ha-noi-biet-thu-trieu-do-thanh-noi-trong

Không chỉ trồng rau tại các căn biệt thự bỏ hoang, ông Đệ còn tận dụng khoảng sân trước nhà, trồng rau trong các thùng xốp.

 

ha-noi-biet-thu-trieu-do-thanh-noi-trong

Nhờ được chăm sóc thường xuyên nên vườn rau luôn xanh tốt quanh năm.

 
ha-noi-biet-thu-trieu-do-thanh-noi-trong

Ở khu đô thị Trung Văn còn có hộ dân tận dung biệt thự bỏ không để nuôi gia cầm.

 

ha-noi-biet-thu-trieu-do-thanh-noi-trong

Ông Tạ Quang Hùng (56 tuổi, Trung Văn, Hà Nội) cho biết đàn vịt gần 20 con được ông nuôi gối nhau để đảm bảo bữa ăn trong gia đình lúc nào cũng có thức ăn sạch.

 

ha-noi-biet-thu-trieu-do-thanh-noi-trong

Ngoài việc chăn nuôi, ông Hùng cũng tiến hành cải tạo đất ở biệt thự bỏ hoang trồng rau. Không chỉ tiết kiệm chi phí mà ông Hùng cho hay, việc tự cung tự cấp này còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe của gia đình.

ha-noi-biet-thu-trieu-do-thanh-noi-trong
Không chỉ Trung Văn, hiện ở Hà Nội vẫn có khá nhiều khu biệt thự bỏ hoang, được người dân tận dụng trồng rau và chăn nuôi.

Hà Trang

Ảnh: Trần Văn

 

 

Phạm Hùng có quen ông chủ khu quy hoạch biệt thự triệu đô này không? Nếu quen thì bảo ông ta tặng thày trò minh mỗi người một cái biệt thự hoàn chỉnh. Sư phụ bảo đảm bán hết trong hai năm với giá chấp nhận được.

 

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites