Thiên Sứ

Bất Động Sản Hiện Nay Với Cái Nhìn Từ Phong Thủy Lạc Việt

159 bài viết trong chủ đề này

GS.Đặng Hùng Võ:

Tôi hoàn toàn ủng hộ TS Alan Phan

Cập nhật lúc 06:15, 05/04/2013

(ĐVO) - "Phải thanh lọc những doanh nghiệp BĐS hoạt động không hiệu quả, thậm chí không có vốn, không có năng lực tài chính, không có tri thức, không có kinh nghiệm. Bởi vì bước vào thị trường BĐS là một thị trường khó tính, phức tạp chứ không phải cứ có mối quen biết, cứ lấy được đất rồi bán ra được là có lời là lao vào..." - Ông Đặng Hùng Võ cho biết.

Xoay quanh cuộc tranh luận giữa TS Alan Phan và Câu lạc bộ BĐS Hà Nội, cùng những nhận định mới đây của một vài DN BĐS, PV Báo Đất Việt đã có cuộc trao đổi với GS. Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường.

Posted Image

GS. Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường

PV: - Liên quan đến cuộc tranh luận về giải cứu BĐS giữa TS. Alan Phan và CLB BĐS HN đang diễn ra. Hiện dư luận đang có hai luồng ý kiến trái ngược nhau: ủng hộ và chỉ trích quan điểm của TS. Alan Phan. Xin ông cho biết quan điểm của cá nhân ông?

Ông Đặng Hùng Võ: - Tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm của TS Alan Phan. Hơn nữa, ý kiến của Ủy ban kinh tế Quốc hội cũng giống như thế. Chúng ta cần phải hiểu khi nào Nhà nước cần tác động đến thị trường BĐS để khắc phục những ảnh hưởng xấu mà BĐS gây ra.

Vấn đề này theo tiêu chí thế giới rất rõ ràng: chỉ khi mà thị trường BĐS gây tác động xấu đến nền kinh tế quốc gia. Tức là nền kinh tế sẽ bị ách tắc, trì trệ, khủng hoảng do thị trường BĐS. Hoặc là gây ra khủng hoảng tài chính ví dụ như ở Đông Nam Á năm 1997 và ở Mỹ năm 2008... thì khi đấy Nhà nước phải can thiệp.

Còn ở Việt Nam hiện nay chưa rơi vào tình trạng đấy. Không hề có tác động của thị trường BĐS vào nền kinh tế quốc gia nói chung cũng như thị trường tài chính nói riêng. Mà hiện nay mới chỉ đang có quá trình những khó khăn của thị trường tài chính tác động vào làm thị trường BĐS khó khăn, chứ chưa có chiều ngược lại.

Vậy nên chúng ta cần phải làm rõ là khi nào cứu, chứ không phải mỗi lúc thị trường BĐS sốt, nóng lên, những nhà đầu tư được lợi nhiều thì không có vấn đề gì. Thế nhưng khi có khó khăn thì lại bắt Nhà nước phải cứu. Thực tế thị trường BĐS VN chưa hề có tác động gì vào nền kinh tế.

Chuyện cứu thị trường BĐS đặt ra ở đây là không đúng. Còn Nhà nước có thể có một số chính sách hỗ trợ thị trường BĐS như là giảm thuế, giãn thời hạn nộp tiền sử dụng đất, ra thời hạn nộp thuế... để giúp các DN trong lúc thiếu vốn, khó khăn. Và chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ thôi, chứ không phải là cứu.

PV: - CLB BĐS HN nói rằng không hài lòng với câu trả lời của TS. Alan Phan vì ông nói quá chung chung, không trả lời lần lượt từng câu hỏi một. Ông có đánh giá gì về điều này?

Ông Đặng Hùng Võ: - Tôi cho rằng ông Alan Phan có nguyên tắc trả lời của riêng ông, chứ không phải là trả lời chất vấn. Theo quan điểm của tôi thì ông Alan Phan trả lời như thế là đã đủ ý.

PV: - Gần đây, ông Alan Phan có nói rằng muốn tổ chức một cuộc "tranh luận trí thức", trong đó có đề xuất sẽ mời ông là một trong 8 vị khách mời tham gia. Liệu ông có nhận lời tham gia cuộc tranh luận trí thức này?

Ông Đặng Hùng Võ:- Tôi rất đồng ý và sẵn sàng tham gia. Đây là một việc rất tốt.

PV:- Có một số quan điểm cho rằng không nên giải cứu BĐS vì người dân đã nghèo và không mua được nhà rồi, nên BĐS chết cũng không ảnh hưởng gì đến họ. Ông đánh giá thế nào về quan điểm này?

Ông Đặng Hùng Võ: - Tôi cho rằng quan điểm này chưa được chính xác. Tất nhiên là thị trường cao cấp thì không nằm trong mối quan tâm của người dân. Nhưng thị trường giá rẻ thì hiện nay đang là mối quan tâm rất lớn của người dân. Nên điều quan trọng là chúng ta phải phát triển được thị trường giá rẻ, bởi vì đấy là cách thức để cho người dân có nhà ở.

Thời gian vừa rồi chúng ta đã không làm được việc là phát triển thị trường giá rẻ mà chúng ta đi phát triển thị trường giá trung bình và giá cao. Đấy chính là cái khuyết tật của chúng ta hiện nay. Cái khuyết tật này một phần chính là do thị trường phải tự giải quyết, chứ không nên vì chuyện thất thu của các DN đầu tư quá nhiều vào khu vực cao cấp, trung cấp mà Nhà nước bây giờ phải dang tay ra cứu giúp.

Điểm thứ hai là chúng ta đã hiểu sai, ví dụ như Mỹ có tác động vào thị trường để tránh khủng hoảng tài chính, nhưng chỉ dừng lại ở tái cấu trúc rồi cho DN vay và phải trả lại. Chứ không phải hiểu theo nghĩa ở Việt Nam là Nhà nước xuất một khoản tiền rất lớn để cho DN, thì cũng không đúng.

PV: -Vừa qua, ông Nguyễn Văn Đực, GĐ Địa ốc Đất Lành có phát biểu rằng chỉ cần 30% DN BĐS còn sống là đủ hồi sinh thị trường BĐS, còn 70% DN BĐS còn lại có thể chết. Ông đánh giá thế nào về quan điểm này?

Ông Đặng Hùng Võ: - Về tỷ lệ thì tôi không dám nói là tỷ lệ nào thì đúng. Nhưng phải thanh lọc những DN BĐS hoạt động không hiệu quả, thậm chí không có vốn, không có năng lực tài chính, không có tri thức, không có kinh nghiệm. Bởi vì bước vào thị trường BĐS là một thị trường khó tính, phức tạp. Thế thì để có thể tồn tại, nhà đầu tư phải có kinh nghiệm, có tri thức, có sự chuyên nghiệp, có vốn... mới được chứ không phải cứ có mối quen biết, cứ lấy được đất rồi bán ra được là có lời là lao vào.

Chúng ta không nên có cách tiếp cận như từ những năm 1994 cho đến 2009, đấy là giai đoạn mà ai thích làm thì làm. Người làm được thì cười hớn hở, tăng được lợi nhuận, thậm chí siêu lợi nhuận mà như ông Trần Du Lịch đã có lần nói rằng: buôn BĐS Việt Nam lợi nhuận còn cao hơn buôn ma túy.

Vậy nên việc tái cấu trúc phải dẫn đến việc chúng ta cần thanh lọc, chứ không phải không.

Xin cảm ơn ông!

Duyên Duyên

====================

Cứu hay không cứu bất động sản. Báo đăng tin sai hay đúng Thiên Sứ tui không có "quyền lợi và nghĩa vụ liên quan". Nhưng có điều rằng: Năm nay bất động sản cận tử. Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đòi đối thoại với Alan Phan là “trẻ con”

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội “nổi xung”, đòi đối thoại với TS Alan Phan là phản ứng “trẻ con”.

Thị trường bất động sản (BĐS) đang chờ Chính phủ giải cứu để thoát khỏi khủng hoảng thông qua gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, với 43 năm hoạt động trong lĩnh vực BĐS tại Mỹ và Trung Quốc, TS. Alan Phan lại cho rằng “nên để thị trường BĐS trong nước rơi tự do”.

Trẻ con, không trưởng thành

Quan điểm của chuyên gia bất động sản Việt kiều Mỹ này làm dấy lên làn sóng phản đối của hơn 1.000 thành viên Câu lạc bộ BĐS Hà Nội. Câu lạc bộ này lập tức đáp trả vị tiến sĩ bằng 15 câu hỏi chất vấn và đề nghị mở cuộc đối thoại.

Hành động đòi đối thoại là phản ứng trẻ con. Không phải phản ứng của người trưởng thành”, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhận xét. “Việc làm này của CLB BĐS Hà Nội xuất phát từ nỗi lo động chạm đến quyền lợi”.

Anh đang đi vận động, đang đi lobby để xin hỗ trợ…, một người đến phá ngang,như vậy làm ảnh hưởng đến bát cơm của anh thì bức xúc chứ sao”.

Theo ông Thành, Câu lạc bộ BĐS Hà Nội nên suy nghĩ về bổn phận của mình đối với thị trường BĐS thay vì chỉ nghĩ đến quyền lợi và bức xúc.

Posted Image

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội “nổi xung”, đòi đối thoại với TS Alan Phan là phản ứng “trẻ con”.

Tuy nhiên, chuyên gia kinh này cũng lo ngại để BĐS “rơi tự do” rất nguy hiểm. Bởi dù sao, nhà nước vẫn phải có trách nhiệm cứu phần nào cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư đã “đi sai đường”.

Lĩnh vực BĐS đóng góp 25-30% trong tổng sản lượng quốc nội. BĐS ảnh hưởng hàng chục nghìn doanh nghiệp và hàng triệu người… Do vậy, theo ông Thành, cần có giải pháp tổng thể để vực dậy thị trường này: Tạo điều kiện triển khai những dự án nhà ở với giá ưu đãi cho người thu nhập thấp; xây dựng hệ thống tài chính để người dân dễ dàng vay tiền mua nhà với lãi suất thấp từ 3-4% trong 20-30 năm…

Cứu BĐS không có nghĩa là giải phóng vài trăm nghìn căn hộ tồn kho”, ông Thành nói. “Quan điểm “rơi tự do” của TS. Alan Phan đúng nhưng chưa đủ nên mới khiến giới BĐS rùm beng”.

Ý của TS Alan Phan là thị trường cần cái gì? Cần nhà giá 10-15 triệu/m2 mà anh bán 50-60tr/m2 thì cứ để anh ta rơi. Mọi chuyện cần tuân theo luật cung - cầu thị trường”, ông Thành giải thích.Theo đó, Nhà nước không nên “bỗng dưng” đưa tiền ra cứu, trong khi các dự án vẫn giữ mức giá không phù hợp.

Nó vỡ đem lại nhiều cơ hội mua nhà

Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trương Đặng Hùng Võ cũng đồng ý với quan điểm “để BĐS rơi tự do” của TS Alan Phan. Theo ông Võ, hành động “cứu” phải dựa trên nguyên tắc: Lĩnh vực đó tác động tiêu cực vào nền kinh tế nói chung và làm rối loạn thị trường tài chính.

Thị trường BĐS Việt Nam chưa đến độ để Nhà nước phải đứng ra cứu vì nó chưa làm nền kinh tế Việt Nam tê liệt. BĐS không phải là lý do khiến kinh tế khó khăn, tài chính khủng hoảng”, ông Võ nói.

GS. Đặng Hùng Võ dẫn chứng, năm 2008, nước Mỹ đưa kế hoạch giải cứu thị trường BĐS vì BĐS làm nên khủng hoảng tài chính. Ngược lại, ở Việt Nam, thị trường khó khăn kéo theo BĐS.

Cũng giống quan điểm của TS Alan Phan, ông Võ cho rằng, các ngành hàng khác có thể “chết” theo BĐS nhưng hàng chục triệu người sẽ có nhà ở.

Để nó (bất động sản - PV) vỡ sẽ đem lại cơ hội cho nhiều người có nhà ở. Và có như thế, thị trường BĐS mới trở lại bình thường. Bây giờ, Nhà nước bỏ tiền ra cứu cũng không cứu được!”, ông Võ nói.

Tiến Sơn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đòi đối thoại với Alan Phan là “trẻ con”

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội “nổi xung”, đòi đối thoại với TS Alan Phan là phản ứng “trẻ con”.

Thị trường bất động sản (BĐS) đang chờ Chính phủ giải cứu để thoát khỏi khủng hoảng thông qua gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, với 43 năm hoạt động trong lĩnh vực BĐS tại Mỹ và Trung Quốc, TS. Alan Phan lại cho rằng “nên để thị trường BĐS trong nước rơi tự do”.

Tôi nghĩ Tiến Sĩ Alan Phan nên nhân cơ hội Báo CAND xác định không có vấn đề cứu hay không cứu BDS thì việc CLB BDS Hanoi đặt ra là ảo, từ chối đối thoại luôn cho nó lành. "Không có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi nghĩ Tiến Sĩ Alan Phan nên nhân cơ hội Báo CAND xác định không có vấn đề cứu hay không cứu BDS thì việc CLB BDS Hanoi đặt ra là ảo, từ chối đối thoại luôn cho nó lành. "Không có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan"

Thưa Sư Phụ, cái BDS mang tên 'Biển Đông' về hiện nay cũng như lâu dài và các ngành nghề phụ trợ và liên quan (ăn theo) mới cần hỗ trợ phát triển hơn nhiều (gọi là... cứuPosted ImagePosted Image cũng được - theo cách gọi " CHÂM, CỨU, BỔ, TẢ " của khoa học Đông Y).

http://vietnamnet.vn...bien-dong-.html

5/04/2013 08:28 GMT+7

Việt Nam phải làm gì để chiếm lĩnh Biển Đông?

Việc tổ chức không gian toàn lãnh thổ Việt Nam nhất thiết phải theo phương châm hải-lục hợp nhất. Mọi tính hành động mang tầm vĩ mô trên đất liền đều phải nghĩ đến tác động đối với biển và ngược lại.

Bài viết tiếp theo của TS Đặng Xuân Phương, Vụ trưởng, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) trong chùm bài "Luồng gió mới để Việt Nam thành 'quốc gia mạnh về biển'", đăng tải trên Vietnam+:

Các tin liên quan Việt Nam: Kẻ nghèo ngồi canh 'núi của' ở Biển Đông

Những bất lợi về kinh tế, quân sự ở vùng Biển Đông

Bên cạnh yêu cầu sớm hình thành học thuyết phát triển đất nước dựa vào biển và quy hoạch lại toàn bộ không gian lãnh thổ, Việt Nam nhất thiết phải nhanh chóng xây dựng tuyến đường sắt mới xuyên trục Bắc-Nam, xác định lại vị trí trọng yếu làm cảng biển quốc tế nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế biển.

“Hải-lục” phải hợp nhất

Nhận thức được vai trò quan trọng của biển Đông, nghị quyết hội nghị Trung ương 4 Khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 (2/2007) và luật Biển Việt Nam 2012 là hai văn bản do cấp quyết sách cao nhất của đất nước thông qua, đề cập trực tiếp và toàn diện về chính sách biển của Việt Nam.

Trong thập kỷ đầu tiên vừa qua của thế kỷ XXI, vấn đề biển, hải đảo đã được chú trọng xem xét trong các loại quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn và trung hạn. Tuy vậy, kết quả lại cho thấy một sự nghi ngờ về tính khả thi và hiệu quả kinh tế-xã hội của các loại quy hoạch.

Tuy có nhiều ý kiến, song đến nay vẫn chưa có một câu trả lời xác đáng về “thế trận” ra biển của Việt Nam trong khi áp lực an ninh trên Biển Đông đang tăng nhanh.

Posted Image.

Ngọn hải đăng trên đảo An Bang, quần đảo Trường Sa. Ảnh: Kiên Trung

Nhìn vào bức tranh đã phân tích (ở các bài trước), có thể nhận định rằng, tình thế của Việt Nam đối với cục diện trên Biển Đông có thể nói là khá bất lợi. Song, sự bất lợi trên thực tế còn có thể lớn hơn nữa, khi hiểu rằng: lãnh thổ Việt Nam trên đất liền là cả một đới bờ lớn, nơi chịu tác động qua lại các yếu tố từ cả đại dương lẫn lục địa.

Để phát triển đất nước trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, phải xây dựng được học thuyết phát triển đất nước dựa vào biển một cách hoàn chỉnh. Học thuyết phát triển đất nước dựa vào biển không đơn thuần là một bản tập hợp của các loại tư duy quản lý theo ngành lĩnh vực hay tư duy vùng miền, địa phương, có nghĩa là vẫn áp dụng tư duy quản lý “cắt khúc” của đất liền vào mà luôn phải xuất phát từ tính toàn cục cả về không gian lẫn về thời gian của đối tượng quản lý.

Trước hết, để khắc phục hạn chế về hình thể đất nước trên đất liền thuộc dạng “nhà siêu mỏng nằm bên xa lộ,” trong quản lý lãnh thổ cần phải luôn nhất quán cách tiếp cận quản lý tổng hợp dựa trên quan niệm Việt Nam là một quốc gia “lưỡng phần lãnh thổ,” bao gồm phần đất (lục) và phần biển (hải).

Với quan niệm như trên, việc tổ chức không gian toàn lãnh thổ Việt Nam nhất thiết phải theo phương châm “hải-lục hợp nhất”. Mọi tính toán và hành động mang tầm vĩ mô trên đất liền đều phải nghĩ đến tác động của nó đối với biển và ngược lại.

Tiếp theo cần cân nhắc điều chỉnh chức năng kinh tế-quốc phòng của từng vùng miền. Ví dụ như Đông Nam Bộ cần tăng tốc đầu tư, phát triển công nghiệp tàu thuỷ và kinh tế cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế để trở thành đầu mối thương mại và vận tải của toàn khu vực Đông Nam Á; Duyên hải miền Trung nên giảm bớt số khu kinh tế ven biển, số dự án cảng biển để chú trọng vào một số ngành kinh tế đã định hướng như du lịch biển, nghề cá…

Cuối cùng, để nâng cao năng lực quy hoạch phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng-an ninh và điều phối chính sách biển (bao gồm cả vùng bờ), cần nghiên cứu tổ chức lại theo hướng chỉ nên có duy nhất một Uỷ ban quốc gia về các vấn đề biển, hải đảo do Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ trực tiếp đứng đầu.

Cần xác định cảng biển trọng yếu

Trên thực tế, muốn phát triển hướng Biển thì con đường lưu thông là vô cùng quan trọng. Năm 2010, dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam đã bị “bác” bởi lo sợ nguy cơ lún sâu hơn vào món nợ khổng lồ, hiệu quả kinh tế thì mơ hồ trong khi còn biết bao vấn đề thực tiễn cấp bách của đời sống nhân dân cần phải giải quyết.

Tuy nhiên, vấn đề đường sắt không chỉ là câu chuyện phục vụ hành khách, mà nó sẽ là một dự án quan trọng, phá vỡ thế cô lập, chia cắt làm nhiều khúc ở Miền Trung, Tây Nguyên, mở đường cho phát triển kinh tế biển.

Về cảng, chúng ta cần nói đến tầm quan trọng của dự án Cảng Vân Phong (Khánh Hoà) trong mối quan hệ với chiến lược biển của Việt Nam. Mặc dù có những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để làm cảng nước sâu nhưng nếu không có mặt bằng không gian đủ rộng để phát triển đô thị ăn theo và không có đường giao thông thông thoáng để kết nối nhanh chóng với các vùng khác hoặc xuyên được sang Campuchia và Thái Lan thì tiền đồ của Cảng này liệu có mấy khả quan?

Trong hệ thống cảng biển ở khu vực phía Nam, có lẽ cần quan tâm hơn đến Cảng Thị Vải - Cái Mép bởi nó hội tụ đầy đủ hơn các điều kiện để phát triển thành một cảng lớn nhất không chỉ của Việt Nam mà cho toàn khu vực Đông Dương. Cảng này cũng nằm xa hơn về phía Nam, nơi ít có khả năng rủi ro liên quan đến những tranh chấp vũ trang nên có thể coi là điểm đến an toàn và có hiệu quả đối với tàu bè thương mại trên khắp thế giới.

Với việc đặt lại vấn đề như trên, một dự án đường sắt mới cho phép tạo ra sự liên kết với tốc độ nhanh chóng và khả năng vận chuyển hàng hoá lớn giữa các miền của đất nước, lại càng thêm cần thiết.

Nếu đường sắt mới kết nối với Cảng Thị Vải - Cái Mép, nó sẽ là tuyến đường vận chuyển hàng hoá tiện lợi hơn bất tuyến vận tải nào khác kỳ giữa Miền Bắc Việt Nam, Lào và Tây Nam Trung Quốc với các nước Đông Nam Á (trừ Philippines), Trung Đông và Nam Á, Châu Đại Dương và Nam Mỹ. Có thể thấy rằng, ý nghĩa cực kỳ to lớn của dự án đường sắt lại nằm ở một việc tưởng chừng ít liên quan, đó chính là để đưa Trường Sa gần hơn với đất liền.

Một ví dụ thường được nhắc đến như bài học về tầm nhìn và sự quyết đoán để đưa đất nước tiến lên, đó là quyết định làm tuyến đường (bộ) cao tốc Seoul-Busan của Tống thống Hàn Quốc Park Chung Hee. Dù gặp rất nhiều phản đối, nhưng thực tế đã chứng minh đó là một quyết định đúng đắn, cho phép kết nối 2 trung tâm kinh tế của đất nước, mở đường cho Hàn Quốc trở thành cường quốc.

Sau khi xem xét nguyên nhân và bài học đã qua để trả lời việc tại sao Việt Nam chưa thể tận dụng vị trí ven biển để trở thành một quốc gia có sức mạnh trên Biển Đông, phải hiểu được rằng một dân tộc muốn vươn ra biển, muốn chứng tỏ được sức mạnh trên biển, trước hết cần có tầm nhìn chiến lược, mang tính toàn cục. Ngoài ra, phải có sự quyết tâm, sức bền bỉ rất cao để vượt qua chính mình bằng việc khắc phục được những hạn chế, tồn tại cố hữu.

______________________

Nhìn từ vũ trụ xuống, hình thể toàn đồ đất nước Việt Nam có tính chất đối xứng âm – dương theo trục Tây Bắc-Đông Nam, bám theo dãy Trường Sơn (đoạn từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế) với điểm chính tâm đất nước là Cửa Tùng trên vĩ tuyến 17. Tính chất đối xứng của địa thế đất nước như vậy thể hiện qua một đặc điểm địa lý như:

- Phía Tây Bắc đất nước là phần đất liền ăn sâu vào lục địa. Phía Đông Nam là phần lãnh thổ lồi ra trên biển Đông.

- Phía Tây Bắc có một số hồ thuỷ điện lớn như Lai Châu, Hoà Bình, Thác Bà đối xứng với phía Đông Nam có quần đảo Trường Sa;

- Hà Nội (ở vùng đồng bằng sát núi) đối xứng với Đà Lạt (ở vùng cao nguyên sát biển). Có lẽ do xuất phát từ đặc trưng đối xứng với vùng Đồng bằng sông Hồng như vậy nên đối với Việt Nam, Tây Nguyên có một vị trí đặc biệt chiến lược, cần chăm lo bồi dưỡng nguyên khí quốc gia ở vùng này.

- Yên Tử (núi ăn ra sát biển) - Vân Đồn đối xứng với Thành phố Hồ Chí Minh (biển ăn vào sâu trong đất liền). Đây là các thương cảng có vai trò then chốt các giai đoạn phát triển gắn với biển trong tiến trình lịch sử dân tộc.

Đặng Xuân Phương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sư Phụ, cái BDS mang tên 'Biển Đông' về hiện nay cũng như lâu dài và các ngành nghề phụ trợ và liên quan (ăn theo) mới cần hỗ trợ phát triển hơn nhiều (gọi là... cứuPosted ImagePosted Image cũng được - theo cách gọi " CHÂM, CỨU, BỔ, TẢ " của khoa học Đông Y).

http://vietnamnet.vn...bien-dong-.html

5/04/2013 08:28 GMT+7

Việt Nam phải làm gì để chiếm lĩnh Biển Đông?

Việc tổ chức không gian toàn lãnh thổ Việt Nam nhất thiết phải theo phương châm hải-lục hợp nhất. Mọi tính hành động mang tầm vĩ mô trên đất liền đều phải nghĩ đến tác động đối với biển và ngược lại.

Bài viết tiếp theo của TS Đặng Xuân Phương, Vụ trưởng, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) trong chùm bài "Luồng gió mới để Việt Nam thành 'quốc gia mạnh về biển'", đăng tải trên Vietnam+:

Đặng Xuân Phương

Biển Đông là của Việt Nam. Đâu có chiếm của ai đâu? Đề nghi báo nào giật tít này nên viết là: " Việt Nam phải làm gì để bảo vệ chủ quyền ở biển Đông".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bầu Đức: "Ông Alan Phan nói như cậu SV dạy toán cho GS Ngô Bảo Châu"

Thứ bảy 06/04/2013 07:44

(GDVN) – Phân tích về quan điểm của TS Alan Phan về thị trường BĐS Việt Nam đang gây tranh luận trong thời gian gần đây, ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai - ví von: "... chẳng khác nào một cậu sinh viên lại “lên mặt” dạy toán cho GS.Ngô Bảo Châu”.

Bầu Đức xây 8 khách sạn, văn phòng trị giá 300 triệu USD tại Myanmar

Bầu Đức tiếp tục bỏ 80 triệu USD xây sân bay tại Lào

Bầu Đức sẽ đầu tư nghìn tỷ cho 5 ngành kinh doanh chủ lực

Cách làm "khác người", biến đất thành tiền của bầu Đức tại Lào

Ông Alan Phan không hiểu gì về BĐS Việt Nam

“Tôi nghe câu nói của Alan Phan: "Hãy để cho nó (doanh nghiệp BĐS – pv) chết đi", tôi cho là cực kỳ thiếu văn hóa. Chúng ta là người có học, tại sao lại nói như thế!” – Bầu Đức chia sẻ hết sức thẳng thắn trong cuộc trao đổi với báo điện tử Giáo dục Việt Nam chiều 5/4.

Trong mắt mọi người, TS Alan Phan có thể là một doanh nhân với 43 năm kinh nghiệm tại thị trường Mỹ và Trung Quốc, cũng là Việt kiều đầu tiên đưa công ty tư nhân của mình lên niêm yết sàn chứng khoán Mỹ nhưng trong mắt của bầu Đức, Alan Phan chỉ là con số 0.

“Alan Phan là ai? Trong lịch sử, ông ấy đã làm gì cho đất nước Việt Nam? Đối với thị trường BĐS, ông Alan Phan có dự án nào ở VN không? Câu trả lời là “không có”. Ông ấy có một công ty nào thành đạt không? Câu trả lời cũng là “không”. Một người không biết gì mà lại đi khuyên những người biết gì, giống như một người không biết đá banh mà lại nói chuyện đá banh hoặc chẳng khác nào một cậu sinh viên lại “lên mặt” dạy toán cho GS.Ngô Bảo Châu”, bầu Đức ví von.

Posted Image

Trong mắt mọi người, Alan Phan có thể là một doanh nhân với 43 năm kinh nghiệm tại thị trường Mỹ và Trung Quốc nhưng trong mắt của bầu Đức, Alan Phan chỉ là một con số 0.

Vị lãnh đạo của Tập đoàn HAGL khẳng định: Thị trường BĐS Việt Nam có những đặc điểm phức tạp riêng của nó và chỉ những người trong nước, những người trong cuộc, trực tiếp nhặt từng miếng sắt, viên gạch để xây nhà thì mới hiểu rõ nhất, thấm sâu nhất về BĐS.

Qua đó, ông Đoàn Nguyên Đức cho rằng: Ông Alan Phan không hiểu gì về BĐS Việt Nam, thậm chí

là một người thiếu văn hóa khi đưa ra những lời lẽ khiếm nhã chê bai các doanh nghiệp BĐS Việt Nam.

"Tôi sẽ là người đầu tiên phản bác Alan Phan"

Chia sẻ với phóng viên báo Giaoduc.net.vn, ông Đoàn Nguyên Đức đã chỉ ra rất nhiều cái sai cơ bản nhất trong các phát ngôn về thị trường BĐS thời gian vừa qua.

Cái sai lầm đầu tiên phải kể đến đó là việc dùng từ “Chính phủ “cứu” BĐS”. Bầu Đức cho rằng: Chính phủ không phải cứu thị trường mà chỉ “hỗ trợ” để tạo thị trường thanh khoản tốt hơn, tập trung vào phân khúc nhà thu nhập thấp, nhà ở xã hội chứ không phải nhà có giá trị cao.

“Không có Nhà nước nào bỏ tiền ra hỗ trợ cho bất cứ một doanh nghiệp nào, trong quá khứ không có và tương lai cũng sẽ không bao giờ có. Tiền này là Chính phủ hỗ trợ cho những người mua nhà và những người thu nhập thấp có điều kiện mua nhà để ở. Chính phủ hoàn toàn không can thiệp vào doanh nghiệp, không trực tiếp đưa tiền cho doanh nghiệp”- Bầu Đức cam đoan.

Theo bầu Đức: Chính sách của Chính phủ là hoàn toàn đúng đắn và chúng ta nên ủng hộ theo chính sách đó.

“Qua báo chí, tôi biết được rằng: Alan Phan có lời mời tôi tham gia danh sách các vị khách mời tham gia buổi tọa đàm đối thoại trực tiếp với CLB BĐS Hà Nội, tôi cảm ơn nhưng tôi xin khẳng định là tôi sẽ không bao giờ đi. Tôi không biết ông ta là ai, tôi cũng không bao giờ nghe những gì ông ấy nói. Tôi cho đó là những cuộc nói chuyện tào lao, vớ vẩn, không đáng để tôi quan tâm”.

Bầu Đức cũng nhấn mạnh ông sẽ là người đầu tiên lên tiếng phản bác lại những luận điểm của TS.Alan Phan.

Trước khi kết thúc cuộc trao đổi với báo Giáo dục Việt Nam, người đứng đầu Tập đoàn HAGL nhấn mạnh: Dư luận không nên đề cập quá sâu hoặc cuốn vào những lời nói của ông Alan Phan bởi nó chỉ làm rối thị trường, rối xã hội hoặc có động cơ xấu ẩn chứa phía sau những “tuyên bố sốc” của ông Alan Phan.

* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi

Tiểu Phương

==================

Mục đích chính là cứu nền kinh tế. Nhưng người ta chọn BDS và các vấn đề thuộc nội hàm của nó - cho vay mua nhà thu nhập thấp, hạ giá nhà...vv...- như là điểm mấu chốt. Cái zdấn đề ló lằm ở chỗ lày. Hì. Bởi vậy, từ đầu tôi đã nói ông Alan Phan sai lầm khi nhận lời đối thoại.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Đúng như vậy, nếu ngài AlanPhan không nhận lời thì bây giờ đỡ khổ hơn. Phước có nhiều loại phước, có tiền cũng là một loại phước, trí tuệ cũng là một loại phước - cái này chết còn đem đi được cái kia thì không. Nếu không tin thì hãy thử xem??? Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI TỪ 2012:

Sang năm 2013, dân nghèo sẽ ở biệt thư trong khu ổ chuột cao cấp....

============================

Ai bảo biệt thự "triệu đô" bỏ hoang là lãng phí?

Thứ Năm, 25/04/2013 - 15:30

(Dân trí) - Biệt thự bỏ hoang được người dân nhạy bén thuê lại để làm nơi kinh doanh quán nhậu, cơm văn phòng hay trụ sở công ty với giá thuê mặt bằng không hề rẻ, dù là bỏ hoang…

Lâu nay, báo chí cứ sốt sắng nêu hiện trạng hàng trăm căn biệt thự bỏ hoang ở Hà Nội làm cơ quản lý cũng thấy sốt ruột. Các nhà quản lý đề xuất nhiều phương án để tránh bỏ hoang biệt thự như đánh thuế cao. Tuy nhiên, khác với cách nghĩ của người làm chính sách, dân kinh doanh tỏ ra nhạy bén hơn nhiều. Họ biến những biệt thự đầy cỏ dại này thành những mặt bằng kinh doanh sáng sủa, hút khách... Dạo quanh một vòng các khu đô thị mới tại Hà Nội như Mễ Trì, Văn Quán sẽ thấy biệt thự bỏ hoang không còn hoang hóa nữa. Từ những xác nhà vô chủ này mọc lên quán bún, phở, cơm văn phòng, quán bia…Sang trọng hơn, có người còn biến những nhà hoang này thành trụ sở làm việc của công ty với đầy đủ nhân viên đi đến hàng ngay…

Posted Image

Tấp nập các cửa hiệu kinh doanh tại biệt thự bỏ hoang tại khu đô thị Mễ Trì

Posted Image

Tầng 1 của biệt thự bỏ hoang này đã được người thuê sửa sang lại tầng 1 để làm quán cơm văn phòng

Posted Image

Nơi này cách đây vài năm còn mọc đầy cỏ dại là nơi trú ngụ của dân trộm cắp thì nay trở thành quán nhậu đặc sản

Posted Image

Thuê lại biệt thự bỏ hoang, chủ đầu tư không cần bỏ thêm chút tiền cải tạo lại mặt bằng với tranh, tre, nứa, lá là thành quán nhậu mang phong cách đồng quê

Posted Image

Nhiều quán nhậu từ các dinh thự triệu đô trở thành nơi quán sang quen thuộc của dân kinh doanh

Posted Image

Với địa điểm thuận lợi nằm ở ngã ba đường tại khu đô thị Mễ Trì, biệt thự này có giá thuê lên tới gần nghìn USD mỗi tháng

Posted Image

Kể cả nơi không sử dụng được mặt bằng nơi tầng 1 làm nơi buôn bán thì biệt thự này cũng không hề lãng phí khi trở thành cột quảng cáo miễn phí của dân kinh doanh

Posted Image

Còn tại biệt thự này thậm chí trở thành trụ sở và nơi giao dịch của một công ty cổ phần

T.Chí

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI TỪ 2012:

Sang năm 2013, dân nghèo sẽ ở biệt thư trong khu ổ chuột cao cấp....

============================

Ai bảo biệt thự "triệu đô" bỏ hoang là lãng phí?

Thứ Năm, 25/04/2013 - 15:30

(Dân trí) - Biệt thự bỏ hoang được người dân nhạy bén thuê lại để làm nơi kinh doanh quán nhậu, cơm văn phòng hay trụ sở công ty với giá thuê mặt bằng không hề rẻ, dù là bỏ hoang…

Posted Image

Với địa điểm thuận lợi nằm ở ngã ba đường tại khu đô thị Mễ Trì, biệt thự này có giá thuê lên tới gần "nghìn USD" mỗi tháng

Ura! thành công rồi!

Các bác giỏi thật...

Với đà này ...

"Triệu đô cho thuê nghìn đô một tháng"

Thì chỉ khoảng 1.000 tháng...

Hay 83 năm 4 tháng...

Ta sẽ thu hồi vốn thôi...

Đề nghị ngành ngân hàng cho giãn nợ khu đô thị này với thời gian tương ứng...

Nhân rộng mô hình này ra thì làm "mựa" gì có nợ xấu...?

Cám ơn nhiều lắm...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lãi suất vay mua nhà 6%:

Đừng tưởng bở Thứ Hai, 15/04/2013, 08:11 AM (GMT+7)

Tiền vay mua bất động sản với lãi suất không cố định chẳng khác nào nhử người ta vào cái bẫy. Khi người ta chui vào rọ rồi thì lãi suất có thể đẩy lên tới mức nào tùy thích, điều đó là không thể chấp nhận được.

Nghị quyết 02 ngày 7-1 về chủ trương giải cứu bất động sản của Chính phủ đã nêu rõ các ngân hàng phải dành một lượng vốn khoảng 30.000 tỉ đồng với lãi suất ưu đãi cho vay đầu tư, kinh doanh và thuê mua nhà. Sau đó Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã công bố dự thảo thông tư quy định lãi suất cho vay là 6% mỗi năm trong thời hạn ba năm kể từ ngày 15-4-2013.

Sau ba năm NHNN sẽ công bố mức lãi suất cho vay phù hợp để tiếp tục hỗ trợ khách hàng đã vay vốn.

Vốn và lãi không vượt quá 30% thu nhập

. Phóng viên: Thưa ông, nhiều người cho rằng đây là mức lãi suất mơ ước đối với những người đang có nhu cầu mua nhà thực sự nhưng sao ông nhìn nhận ngược lại đây là một cái bẫy chứa nhiều rủi ro?

+ Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành: Đúng vậy, cho vay mua bất động sản với lãi suất không cố định chẳng khác nào nhử người ta vào cái bẫy lãi suất thấp. Khi người ta chui vào rọ rồi thì lãi suất có thể đẩy lên tới mức nào tùy thích, điều đó là không thể chấp nhận được. Bởi hầu hết những người ít tiền mới đi vay để mua nhà. Họ sẽ tính toán khả năng trả lãi hằng tháng dựa trên thu nhập của mình. Trong khi lãi suất chỉ cố định ba năm đầu, mà khi hợp đồng vay vốn mua nhà thường là 10-15-20 năm. Nếu sau ba năm lãi suất không phải 6% mà là 10%, thậm chí lên 60% thì sao? Tiền trả lãi hằng tháng thay vì 3 triệu thành 6 triệu, 9 triệu đồng thì những người này có trả nổi ngân hàng hay không? Lãi không trả được, gốc cũng không, chẳng mấy chốc món tiền này thành nợ xấu. Nên rõ ràng cần phải nghiên cứu lại chứ hình thức lãi suất thả nổi sau ba năm cho mua nhà là chuyện bất khả thi.

. Vậy theo ông mức lãi suất thế nào là hợp lý cho người mua nhà thu nhập thấp?

+ Vấn đề không phải 5% hay 6%-7% mà mình phải tính toán xem đối tượng nào có thể mua nhà và lãi suất thế nào cho phù hợp. Chẳng hạn với căn nhà từ 500 triệu đồng đến 1 tỉ đồng, đối tượng nào có khả năng mua. Từ đó căn cứ vào thu nhập trung bình của người mua sao cho số tiền họ phải trả hằng tháng không quá 30% thu nhập, 70% còn lại để cho chi phí gia đình. Bởi một người thu nhập khoảng 10 triệu đồng/tháng nếu phải trả 5 triệu đồng mỗi tháng thì tiền đâu để sinh hoạt, nuôi con ăn học. Trong khi hiện nay thu nhập của người mua nhà đã không xác định rõ ràng, ba năm sau lãi suất lại phình lên thì người mua nhà sao có thể chịu nổi.

Posted Image

.Nghĩa là người mua nhà với lãi suất cố định chỉ ba năm sẽ có nguy cơ gặp rủi ro, thưa ông?

+ Đúng vậy, dường như thông tư này chưa được nghiên cứu kỹ thị trường trong nước và thế giới. NHNN cho ngân hàng thương mại vay 4,5% để ngân hàng thương mại cho người mua nhà vay 6%. Nhưng sau ba năm họ đẩy lên 10% thì sao. Vô lý hơn nữa là tại sao còn quy định, buộc phải vay tới 80% giá trị căn nhà, trong khi nếu họ có khả năng chi trả ban đầu lên tới 50%.

Tại sao lại quy định đối tượng cụ thể là cán bộ công chức viên chức, lực lượng vũ trang, người thu nhập thấp… mới được vay, còn những công dân bình thường khác thì không? Chẳng lẽ công chức có quyền hơn công dân bình thường?

. Vậy gói 30.000 tỉ đồng sẽ là vô nghĩa thưa ông?

+ 30.000 tỉ đồng chẳng thấm vào đâu so với thị trường bất động sản. Nhưng vấn đề là mục đích của mình là để giải quyết cho một số nhà đầu tư nào, số doanh nghiệp nào, hay một số người nào mua nhà, chiếm tỉ lệ bao nhiêu % chưa được rõ. Mà muốn giải quyết hàng tồn kho là phải có người mua chứ không phải nhà đầu tư.

Bất động sản đang là đại họa cho đất nước

. Có ý kiến cho rằng nếu không cứu bất động sản thì thị trường này chết, như vậy càng nguy hiểm?

+ Tại sao bất động sản lại chết, mấy cọc bê tông ấy không chết. Anh nói cần hỗ trợ lãi suất thấp để hoàn thiện căn nhà là chuyện rất vô duyên. Vì anh lấy tiền cọc của người mua nhà để đi đầu tư nơi khác rồi đến khi gặp khó khăn anh lại kêu. Anh bán hàng thì anh phải đảm bảo điều kiện hoàn thành ngôi nhà. Tại sao lại đòi đối thoại với ông Alan Phan làm gì, đó là chuyện rất trẻ con. Anh đang đi vận động, đang đi lobby để xin hỗ trợ… một người đến phá ngang, như vậy làm ảnh hưởng đến bát cơm của anh thì bức xúc chứ sao.

. Vậy thị trường bất động sản theo ông nên giải cứu thế nào?

+ Vấn đề hiện nay là hàng triệu người dân Việt Nam cần mua nhà chứ không phải chỉ vài trăm ngàn căn nhà đang bị kẹt. Theo tôi Chính phủ không nên nên bơm một đồng nào cho bất động sản. Chuyện mua bán là của thị trường, anh làm thế nào sao cho phù hợp giữa quyền người mua và bán. Anh đầu tư, phân khúc thị trường sai nên không có người mua thì anh phải xem lại mình chứ sao Chính phủ lại phải vào cứu. Tại sao anh lại bắt nhân dân chịu hậu quả sai lầm của anh. Anh là thủ phạm của khó khăn giờ lại đòi cứu là vô lý. Vấn đề ở đây là chuyện hàng triệu người dân Việt Nam cần mua nhà chứ không phải chỉ vài trăm ngàn căn nhà đang bị kẹt.

. Nhưng lĩnh vực bất động sản liên quan tới hàng ngàn doanh nghiệp khác, thưa ông?

+ Bất động sản không thể chết được mà chỉ có một số nhà đầu tư bất động sản phá sản mà thôi. Mình phải tôn trọng quy luật của thị trường. Mấy năm trước bất động sản lời 200%-300%, hàng ngàn ngàn tỉ đồng lợi nhuận anh có chia cho nhân dân không. Đến bây giờ thấy khó khăn anh lại đổ cho người khác. phải truy cứu trách nhiệm của mấy anh bất động sản với nền kinh tế mới là đúng chứ!

Anh đã làm đảo lộn thị trường lãi suất từ hợp lý lên mức cao 20%-25% khiến hàng trăm doanh nghiệp đình đốn và hàng triệu người mất việc làm. Vậy thì giải cứu cái gì. Vấn đề bất động sản đang là đại họa cho đất nước này. Và ngay cả những đơn vị cho vay vượt quy định và cơ quan quản lý sai… cũng cần phải lôi ra tòa.

. Thế giải quyết vấn đề này thế nào?

+ Thứ nhất, phải có sản phẩm phù hợp. Thứ hai, phải tạo nguồn tài chính dành cho người mua nhà. Như ở nước ngoài họ có quỹ để cho vay mua nhà với lãi suất thấp, cố định. Trách nhiệm của quản lý nhà nước là phải có chính sách đồng bộ để lĩnh vực bất động sản phát triển tốt, tạo việc làm cho hàng triệu lao động để người dân có thể mua nhà được và qua hệ thống tín dụng lãi suất hợp lý.

Bài học "trả giá đắt" từ Mỹ

. Trên thế giới, chính phủ, ngân hàng thường hỗ trợ thế nào cho người mua nhà thu nhập thấp, thưa ông?

+ Ở Mỹ, Pháp… lãi suất của họ là cố định trong suốt thời gian mua nhà trong vài chục năm. Hơn nữa ngay từ đầu khi mua ngân hàng phải tính được toàn bộ gốc và lãi trung bình của mấy chục năm người mua nhà phải trả. Đây là số tiền cố định để người mua nhà tính toán sao cho phù hợp với mức thu nhập của mình. Và số tiền ấy không được vượt quá 30% thu nhập hằng tháng của người mua nhà. Mỹ đã từng có bài học đắt giá khi chỉ cho vay cố định trong ba năm.

. Cụ thể thế nào, thưa ông?

+ Ở Mỹ đầu những năm 2001 trở đi, chính phủ để thị trường bất động sản muốn làm gì thì làm. Nhà đầu tư đã khuyến khích dân chúng mua nhà và ưu đãi lãi suất chỉ khoảng 3%-3,5%, thậm chí là 2% và lãi suất chỉ cố định trong ba năm đầu. Ngay cả những người không có khả năng chi trả cũng cứ vay. Sau ba năm lãi suất tăng lên, hàng triệu người Mỹ không có tiền trả lãi. Trong khi từ các hợp đồng này họ đã phát hành trái phiếu phái sinh được đảm bảo bằng các tài sản bất động sản bán đi. Và hàng ngàn nhà đầu tư đổ tiền vào trái phiếu phái sinh gặp nạn. Người mua nhà không có khả năng trả nợ gốc và lãi khiến Mỹ lâm vào khủng hoảng tài chính năm 2007-2008. Kéo theo cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới mà hậu quả do thị trường bất động sản gây ra.

Ông VŨ VIẾT NGOẠN, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia: Lãi suất cho vay mua nhà cố định ít nhất từ năm đến bảy năm

Lãi suất mua nhà phải mang tính chất dài hạn chứ không thể là sáu tháng hay một năm được. Nên ngân hàng phải cho vay thời hạn dài và lãi suất đảm bảo kỳ hạn dài mà lãi suất cố định suốt đời dự án thì tốt nhất. Hoặc ít cũng phải từ năm đến bảy năm.

Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT ĐẶNG HÙNG VÕ:

Bất động sản chưa đến độ phải cứu

Thị trường bất động sản Việt Nam chưa đến độ để Nhà nước phải đứng ra cứu vì nó chưa làm nền kinh tế Việt Nam tê liệt. bất động sản không phải là lý do khiến kinh tế khó khăn, tài chính khủng hoảng. Năm 2008, nước Mỹ đưa kế hoạch giải cứu thị trường bất động sản vì bất động sản làm nên khủng hoảng tài chính. Ngược lại, ở Việt Nam, thị trường khó khăn kéo theo bất động sản. Và các ngành hàng khác có thể “chết” theo bất động sản nhưng hàng chục triệu người sẽ có nhà ở.

Theo Yên Trang (Pháp luật TPHCM)

Thực chất là đẩy đống nợ đó sang cho người nghèo thôi, rõ khổ đã nghèo rồi bây giờ không tính toán kỹ lại nghèo thêm sau khi mua nhà.

Đề nghị chuyển mục đích sử dụng nhà ở để bán cho người nghèo bằng cách ngăn nhỏ căn hộ (đã được nghiên cứu quy hoạch và thiết kế cho cả một vùng rộng lớn) vậy cuộc sống của những người mua các căn hđó sẽ ra sao?? như Y tế, Trường học, Điện, nước, môi trường sống .... ) hay lại Mackeno cứ tìm cách đẩy cái đống "tồn kho" đi đã rồi tính sau???

Cứ xảy ra chuyện gì nhớn không mần nổi thì lại phải dựa vào dân, lấy dân làm gốc Posted ImagePosted ImagePosted ImagePosted Image

Bà kon hãy tỉnh táo. tính toán cho kkẻo mua nhà sau 3 năm lại khổ hơn!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lãi suất vay mua nhà 6%: Đừng tưởng bở

+ Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành: Đúng vậy, cho vay mua bất động sản với lãi suất không cố định chẳng khác nào nhử người ta vào cái bẫy lãi suất thấp. Khi người ta chui vào rọ rồi thì lãi suất có thể đẩy lên tới mức nào tùy thích, điều đó là không thể chấp nhận được.

+ 30.000 tỉ đồng chẳng thấm vào đâu so với thị trường bất động sản.

Trận đấu đã kết thúc

BLOG CỦA ALAN PHAN

NGÀY THỨ SÁU 26 APRIL 2013

Tôi nhớ nhiều lần đi xem những trận đá bóng quan trọng, nghĩ là hai đội rất cân xứng và mọi người sẽ được chứng kiến một trận đấu thật hào hứng. Nhưng vì lý do gì đó, một đội vượt lên thắng quá xa, nên dù còn 20 hay 30 phút, khán giả bắt đầu rời sân vận động để đi về sớm. Trong số này, những cổ động viên cho bên thua có lẽ không muốn đau lòng nhìn thêm thảm cảnh. Còn những cổ động viên của bên thắng thì hân hoan và hớn hở về nhà để tiếp tục liên hoan. Riêng tôi, chỉ muốn tránh nạn kẹt xe khi cả trăm ngàn người đổ ra về cùng một lúc.

Posted Image

Ở những sân đấu “lạ” với những quy luật dưới gầm bàn, phe thua thường có lý do chánh đáng để nán lại. Họ đã “mua” trọng tài, nên vài cái thẻ đỏ hay vài cú phạt đền có thể làm thay đổi cuộc diện? Trọng tài có thể kéo dài trận đấu đến bất tận để phe thua lật ngược tình thế? Tôi nghe kể trong vài trường hợp, cả toán trọng tài thay sắc phục để gia nhập đội thua. Ôi, những trò đá bóng theo những định hướng khác đời.

Tuy nhiên, tôi chắc chắn rằng chỉ có 2 tình huống khi trận đấu sắp kết thúc. Một là trọng tài còn nể nang khán giả nên sau vài cú phạt đền “free” cho bên thua, tỷ số bây giờ là 15-3 (thay vì 15-0). Vẫn thua, nhưng trọng tài cũng cho thấy cố gắng của mình sau khi nhận tiền. Tình huống thứ hai là trọng tài không quan tâm gì đến khán giả hay luật chơi theo sách vở, cứ tặng phạt đền liên tiếp để bên thua trở thành bên thắng. Dĩ nhiên, khán giả cũng biết điều này, nên mọi người bỏ về và cả sân vận động chỉ còn cầu thủ và trọng tài.

Gần đây nhiều bạn BCA hỏi tại sao tôi đã ngừng phân tích về tình hình BDS, vàng hay nợ xấu ngân hàng? Ủa, tôi ra về sớm rồi mà, có thấy gì, nghe gì hay nói gì được?

Game is over, my friends.

Alan Phan

nguồn: http://www.gocnhinal...trn-kt-thc.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tuyên bố chấm dứt tranh luận bất động sản của Alan Phan

Chủ nhật 28/04/2013 08:58

Gần đây nhiều bạn hỏi tại sao tôi đã ngừng phân tích về tình hình bất động sản, vàng hay nợ xấu ngân hàng? Ủa, tôi ra về sớm rồi mà, có thấy gì, nghe gì hay nói gì được?

Hủy đối thoại giữa TS Alan Phan và BĐS Hà Nội

Phản đối Alan Phan, “bầu Đức đã nói thay gan ruột của chúng tôi”

Bầu Đức: "Ông Alan Phan nói như cậu SV dạy toán cho GS Ngô Bảo Châu"

TS. Alan Phan: “Hiểu rõ luật chơi và cúi đầu chấp nhận”

Posted Image

TS Alan Phan.

Tôi nhớ nhiều lần đi xem những trận đá bóng quan trọng, nghĩ là hai đội rất cân xứng và mọi người sẽ được chứng kiến một trận đấu thật hào hứng. Nhưng vì lý do gì đó, một đội vượt lên thắng quá xa, nên dù còn 20 hay 30 phút, khán giả bắt đầu rời sân vận động để đi về sớm.

Trong số này, những cổ động viên cho bên thua có lẽ không muốn đau lòng nhìn thêm thảm cảnh. Còn những cổ động viên của bên thắng thì hân hoan và hớn hở về nhà để tiếp tục liên hoan. Riêng tôi, chỉ muốn tránh nạn kẹt xe khi cả trăm ngàn người đổ ra về cùng một lúc.

Ở những sân đấu “lạ” với những quy luật dưới gầm bàn, phe thua thường có lý do chánh đáng để nán lại. Họ đã “mua” trọng tài, nên vài cái thẻ đỏ hay vài cú phạt đền có thể làm thay đổi cuộc diện? Trọng tài có thể kéo dài trận đấu đến bất tận để phe thua lật ngược tình thế? Tôi nghe kể trong vài trường hợp, cả toán trọng tài thay sắc phục để gia nhập đội thua. Ôi, những trò đá bóng theo những định hướng khác đời.

Tuy nhiên, tôi chắc chắn rằng chỉ có 2 tình huống khi trận đấu sắp kết thúc. Một là trọng tài còn nể nang khán giả nên sau vài cú phạt đền “free” cho bên thua, tỷ số bây giờ là 15-3 (thay vì 15-0). Vẫn thua, nhưng trọng tài cũng cho thấy cố gắng của mình sau khi nhận tiền.

Tình huống thứ hai là trọng tài không quan tâm gì đến khán giả hay luật chơi theo sách vở, cứ tặng phạt đền liên tiếp để bên thua trở thành bên thắng. Dĩ nhiên, khán giả cũng biết điều này, nên mọi người bỏ về và cả sân vận động chỉ còn cầu thủ và trọng tài.

Gần đây nhiều bạn hỏi tại sao tôi đã ngừng phân tích về tình hình bất động sản, vàng hay nợ xấu ngân hàng? Ủa, tôi ra về sớm rồi mà, có thấy gì, nghe gì hay nói gì được?

Trận đấu đã kết thúc rồi, các bạn của tôi ạ!

Alan Phan/VietQ

====================

Bây giờ là 0g 45 phút! Chắc ông Ala Phan ngủ rồi! Nhưng tôi vẫn chúc ông ngủ ngon!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bi hài khách thuê "săn" chủ nhà

Thị trường BĐS ảm đạm giao dịch trên từng phân khúc đều nguội lạnh thì trên thị trường cho thuê tình hình có vẻ ấm hơn. Trong đó thuê biệt thự hoang dần được định hình.

Theo khảo sát giá cho thuê biệt thự tại nhiều KĐT giao động khoảng từ 5 – 10 triệu đồng/ tháng. Như tại KĐT Văn Khê mức giá phổ biến là 6 – 7 triệu đồng/tháng. KĐT Mỗ Lao giá “nhỉnh” hơn với khoảng 12 – 15 triệu đồng. KĐT Văn Quán giá lại hạ nhiệt hơn do khu vực vẫn chưa có nhiều dân cư đến ở.

Tại các biệt thự được cho thuê lại cũng được sử dụng với nhiều mục đích. Từ kinh doanh mở nhà hàng đến thuê để làm bãi để nguyên vật liệu xây dựng hay nhà xưởng.

Posted Image

Câu chuyện về những ngôi nhà hoang, những biệt thự ma dần trở thành “chuyện thường ngày” của KĐTM. Đi ngang qua những KĐT hoành tráng vắng tanh vắng ngắt đầy cỏ dại, số hộ dân đếm trên đầu ngón tay đã không còn là chuyện lạ.

Ghi nhận tại KĐTM Văn Phú lác đác tại nhiều khu nhiều biệt thự cũng được thuê lại để kinh doanh. Nhưng cũng biệt thự khách muốn thuê cũng không được vì không gặp được chủ nhà.

Trên không ít biệt thự khách hàng đã để lại dòng chữ: “Tôi mượn nhà này. Chủ nhà đến vui lòng gọi 09…Cảm ơn!”, hay “Tôi cần mua nhà này” kèm theo đó là số điện thoại liên hệ.

Posted Image

Bên trong căn nhà “Tôi mượn nhà này” cũng chỉ có vài thứ đồ đạc ngổn ngang của mấy công nhân vệ sinh. Một người ở đây cho biết biệt thự bỏ không ở đây thì nhiều nhưng có thấy chủ bao giờ. Nhà để không cỏ mọc xanh đến kín cổng. Căn biệt thự này không thấy khóa cửa nhìn bên trong vẫn còn thoáng không có nhiều cỏ dại nên tôi mượn để mấy dụng cụ cho tiện.

Theo một người dân sống gần KĐT thì đúng là biệt thự ở đây xây xong có khi chẳng bao giờ nhìn thấy chủ nhà nên chẳng biết đã bán hay chưa. Họa ra gặp được một hai người tới thăm nhà chỉ cũng chỉ thoáng chốc hoặc đến để treo biển cho thuê nhà nên có “săn” chủ nhà cũng không có gì lạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bi hài khách thuê "săn" chủ nhà

Thị trường BĐS ảm đạm giao dịch trên từng phân khúc đều nguội lạnh thì trên thị trường cho thuê tình hình có vẻ ấm hơn. Trong đó thuê biệt thự hoang dần được định hình.

Theo khảo sát giá cho thuê biệt thự tại nhiều KĐT giao động khoảng từ 5 – 10 triệu đồng/ tháng. Như tại KĐT Văn Khê mức giá phổ biến là 6 – 7 triệu đồng/tháng. KĐT Mỗ Lao giá “nhỉnh” hơn với khoảng 12 – 15 triệu đồng. KĐT Văn Quán giá lại hạ nhiệt hơn do khu vực vẫn chưa có nhiều dân cư đến ở.

Tại các biệt thự được cho thuê lại cũng được sử dụng với nhiều mục đích. Từ kinh doanh mở nhà hàng đến thuê để làm bãi để nguyên vật liệu xây dựng hay nhà xưởng.

Posted Image

Câu chuyện về những ngôi nhà hoang, những biệt thự ma dần trở thành “chuyện thường ngày” của KĐTM. Đi ngang qua những KĐT hoành tráng vắng tanh vắng ngắt đầy cỏ dại, số hộ dân đếm trên đầu ngón tay đã không còn là chuyện lạ.

Ghi nhận tại KĐTM Văn Phú lác đác tại nhiều khu nhiều biệt thự cũng được thuê lại để kinh doanh. Nhưng cũng biệt thự khách muốn thuê cũng không được vì không gặp được chủ nhà.

Trên không ít biệt thự khách hàng đã để lại dòng chữ: “Tôi mượn nhà này. Chủ nhà đến vui lòng gọi 09…Cảm ơn!”, hay “Tôi cần mua nhà này” kèm theo đó là số điện thoại liên hệ.

Posted Image

Bên trong căn nhà “Tôi mượn nhà này” cũng chỉ có vài thứ đồ đạc ngổn ngang của mấy công nhân vệ sinh. Một người ở đây cho biết biệt thự bỏ không ở đây thì nhiều nhưng có thấy chủ bao giờ. Nhà để không cỏ mọc xanh đến kín cổng. Căn biệt thự này không thấy khóa cửa nhìn bên trong vẫn còn thoáng không có nhiều cỏ dại nên tôi mượn để mấy dụng cụ cho tiện.

Theo một người dân sống gần KĐT thì đúng là biệt thự ở đây xây xong có khi chẳng bao giờ nhìn thấy chủ nhà nên chẳng biết đã bán hay chưa. Họa ra gặp được một hai người tới thăm nhà chỉ cũng chỉ thoáng chốc hoặc đến để treo biển cho thuê nhà nên có “săn” chủ nhà cũng không có gì lạ.

Đúng như Lời tiên tri từ 2012:

Năm 2013, dân nghèo sẽ ở biệt thự trong các khu ổ chuột cao cấp.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện lạ ở nơi ai cũng nhận mình... ngu!

Chủ Nhật, 02/06/2013 - 19:03

Chuyện thật 100% mà nghe cứ như bịa. Rất nhiều thành viên trong cộng đồng dân cư tranh danh hiệu là người… ngu nhất. Họ còn đề nghị mở cả một cuộc thi có tên là “Đại ngu” để bầu chọn với rất nhiều giải… ngu.

Chuyện lạ này lần đầu tiên có ở khu đô thị Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội.

Posted Image

Căn hộ mua khi làm móng là 26 triệu/m2, giờ hoàn thiện rao bán với giá chỉ bằng một nửa.

Tranh nhau danh hiệu…“đại ngu”

Đề tài lạ này được một khách hàng mua căn hộ ở tòa nhà CT7D – Dương Nội của nhà đầu tư Nam Cường tên là Nguyễn Vũ Nhật Anh khởi xướng khi chị đi nhận căn hộ của mình. Chị Anh vò đầu bứt tóc tự trách mình trên facebook: “Sao lúc mua mình ngu thế?”. Rồi chị cho hay: Cái ngu tổng thể là không phải mua cho chị mà mua hộ bố mẹ, bây giờ ngại và xót ruột.

Một cách cụ thể hơn, chị nói: “Cái ngu chi tiết như sau: Hồi Nam Cường bán CT7D mình cũng hăm hở xin nghỉ làm để đi bốc thăm. Bốc hết lượt mình chả trúng căn nào. Thế rồi còn đâu 2-3 căn có người trúng nhưng không lấy, mình lao vào nhận mua cùng 3-4 người nữa. Mình nghe nhà đầu tư dụ dỗ nên muốn lấy căn 2504 cho mát, thế là phải bốc thăm lần nữa, trúng thăm, lúc đấy thấy vui lắm, bây giờ thấy sao mà ngu thế. Tầng cao, giá trên 25 triệu/m2”. Kết thúc ý kiến, chị Anh xung phong “Mình xin tranh danh hiệu ngu nhất Dương Nội”.

Ý kiến của chị Anh vừa lên facebook đã nhận được bình luận ào ào của hàng chục khách hàng khác và ai cũng nhận mình là người… ngu hơn. Khách hàng Nguyen Duc Ninh Hoa viết: “Em còn ôm 2 căn ở CT7D cơ các bác, lại còn mua lại sau khi bốc thăm, chênh mỗi căn 50 triệu. Nếu tranh danh hiệu này thì em phải là người ngu nhất mới phải”. Không chịu thua, khách hàng Doan Ngoc Cuong mua căn hộ ở tòa CT8D quả quyết: “Em mua giá gốc là 1.030USD rồi, tính cả tiền chênh mới có hơn 21 triệu/m2 thôi, em mà không xếp vào hàng ngu nhất thì còn ai nữa”.

Chị Phùng Bảo Anh chua chát: “Tôi khiêm tốn mua có 26,5 triệu/m2 thôi. Khi mua xong, ra khỏi cổng có người trả chênh ngay 50 triệu đồng mà đâu có bán. Thế mới là ngu toàn tập chứ!”. Tương tự chị Bảo Anh, anh Nguyễn Thanh cũng bắt được thăm mua căn hộ với giá cao chót vót, có 4 người quây quanh anh hỏi mua lại nhưng mặt anh vênh lên: “Em mua để ở, không bán”. Giờ thì anh mới thấy mình đúng là “ngu lâu”. Bạn Nguyen Q lại phân trần: “Hồi ấy mình bốc thăm 4 lần, trúng căn tầng 4 và tầng 14. Người quen gạ mãi mới bán cho họ căn tầng 4 lấy 30 triệu tiền chênh, giữ lại tầng 14 ở cho mát. Bây giờ cứ gặp nhau là người quen lại kêu ca, lại còn “nói mát” nữa. Sốt cả ruột!”.

Khách hàng Trần Đăng Hưng thì quả quyết, các trường hợp trên chưa thể tranh danh hiệu quán quân của giải… ngu nhất được. Theo anh, nhiều người – trong đó có anh - phải trả tiền chênh đến cả trăm triệu chỉ để lấy suất mua, thế mới là đại ngu. Để minh chứng cho cái sự đại ngu của mình, khách hàng Doãn Thủy trình bày chi tiết: “Mình cũng bị mua chênh 100 triệu, tầng 20 giá trong hợp đồng là 26 triệu/m2, tính cả tiền chênh, giá nhà lên đến 27,5 triệu/m2, chưa kể các lần nộp phạt do chậm thanh toán theo tiến độ. Cộng tiền lãi suất từ năm 2010 đến giờ thì đúng là… ngu nhất còn gì”…

Posted Image

Trang Facebook của những người tham gia dự giải “Đại ngu”.

Vì sao lại ngu?

Cứ như vậy, rất nhiều khách hàng mua chung cư CT7 và CT8 Dương Nội của Tập đoàn Nam Cường tranh nhau danh hiệu mình ngu nhất. Theo họ, yếu tố chính của cái sự ngu là ở giá cả. Thời điểm tháng 11.2010 – khi thị trường bất động sản đang ở đỉnh cao, Nam Cường nổi lên như một hiện tượng trong việc bán hàng. Khi đó, hàng trăm người xếp hàng mỗi ngày chờ chực chỉ mong mua được một căn hộ. Để có thể mua, mỗi người phải đặt cọc 100 triệu đồng, sau đó bốc thăm quyền mua căn hộ. Rất nhiều khách hàng chầu chực cả tuần mà không thể may mắn mua được một căn. Tình trạng chen lấn, xô đẩy, tranh giành diễn ra hàng ngày ở sàn giao dịch.

Theo khách hàng Tạ Tú, khi đó có mấy người tranh nhau quyền mua dẫn đến xô xát bị bảo vệ Nam Cường đuổi cả ra ngoài. “Bây giờ biết đâu họ đang uống bia, bắt tay nhau thầm cảm ơn ông bảo vệ, còn mình tử tế thì thế này đây” – anh Tú đùa như mếu. Một khách hàng khác cho hay, hôm bốc thăm quyền mua căn hộ, khi máy đếm tiền bị hỏng, nhân viên Nam Cường đã bắc loa thông báo: “Ai có thể sửa được máy đếm tiền thì được ưu tiên vào bốc thăm”...

Thời điểm đó, Nam Cường mở bán đợt nào là người mua tranh nhau mua hết. Giới đầu tư “lướt sóng” thì bán ngay kiếm chênh lệch từ 50 đến 100 triệu/căn, người có nhu cầu ở thực thì hí hửng mừng vui vì “mua được giá gốc”. Có người thì mua rồi để đấy, hy vọng giá cao lên đến 30 – 35 triệu/m2 rồi mới bán. Ai ngờ, càng chờ giá càng xuống. Cho đến hôm nay, khi các blok CT8 đã đưa vào sử dụng, các blok khác ở CT7 gần hoàn thiện thì giá giao dịch dao động từ 13 – 15 triệu/m2. Có người chấp nhận bán lỗ sâu tới 12 triệu/m2.

Theo anh Nguyễn Thanh Sơn – nhân viên giao dịch bất động sản, có chị đã nộp cho Nam Cường hơn 900 triệu, nay không còn tiền để theo tiếp, đành bán cắt lỗ. Sau khi bán với giá chỉ bằng một nửa lúc mua, cộng với tiền phạt do nộp chậm, chị ngậm ngùi cầm lại chưa đầy 100 triệu để “không bao giờ còn phải dây dưa với bất động sản”.

Tinh thần AQ để thoát… ngu

Nhiều người khi tiếp chuyện phóng viên hoặc bày tỏ chính kiến trên các diễn đàn xã hội thì đành lấy “tinh thần AQ” để “cố mà vui”. Anh Lê Diễn đúc kết: “Thời thế chẳng biết thế nào mà nói! Thực ra thì chẳng ai dại hơn ai cả”. Chị Nguyễn Thị Thanh An thì tỏ ra am hiểu: “Ngu hay không cũng chỉ là tương đối. Cứ nhìn bao nhiêu dự án khác xuống tiền rồi mà nhà vẫn nằm trên giấy thì chẳng biết ai ngu hơn. Mình ngu nhưng còn may là có nhà mà ở”. Chị Doãn Thủy nói: “Mình cũng luôn tự nhủ là mình ngu dại. Dù sao cũng phải ghi nhận Nam Cường siêu giỏi về khoản quảng cáo này”.

Rất nhiều người tự trào về cái ngu của mình. Anh Bùi Xuân Thiên – một cư dân CT8 tếu: “Thì trước kia, nước mình từng có tên là Đại Ngu nghĩa là niềm vui lớn còn gì. Bây giờ mình cũng nên “đại ngu” đi mà sống chứ trách ai bây giờ”. Chị Nguyễn Thanh Thảo thì tìm ra lối thoát khỏi nỗi ám ảnh ngu muội bằng cách “không thèm nhìn về quá khứ nữa”. Còn chị Nguyễn Vũ Nguyệt Anh thì tự luyện nội công thâm hậu đến mức “chai cả lòng rồi, xát muối không thấy xót. Thế mới vui!”.

Rất nhiều cư dân Dương Nội đồng tình mở cuộc thi “Đại ngu” xem ai là người ngu nhất. Bạn có tên Nghệ Nhân đề nghị trên facebook: “Do số lượng thí sinh dự cuộc thi “Đại ngu” ngày một nhiều, tôi đề nghị trao thật nhiều giải cho đỡ thiệt thòi. Ví dụ có các giải: Tuyệt đại ngu, Ngu gây hậu quả nghiêm trọng nhất, Ngu có gương mặt khả ái nhất, Ngu có triển vọng đỡ ngu nhất, Ngu mặc bikini đẹp nhất”.

Chị Nhật Anh thì đề nghị thêm các giải: Ngu đại gia nhất, Ngu cống hiến, Ngu nhân đạo nhất, Ngu hoành tráng nhất. Cũng theo Nghệ Nhân, cần phải đặt tên cho cái giải cao nhất là “Ngu mà vẫn chưa biết mình ngu”. Còn theo anh Trần Đăng Hưng thì: “Hôm nào trao giải, mời Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Nam Cường là bà Nguyễn Thị Ngà đến trao giải cho nó hoành tráng”…

Giá như bong bóng bất động sản chưa vỡ, ai cũng có thể đẩy giá bán kiếm lời thì rồi ai cũng thành thông thái. Có câu chuyện tranh nhau danh hiệu “Đại ngu” trên cũng chỉ tại… bong bóng mà ra.

Theo Trần Lâm

Lao Động

========================

Posted Image

Lạy ông đi qua! Lạy bà đi lại! Cho tôi vài tỷ để tôi đi theo học cái ngu của mấy người này!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đất biệt thự ở đâu mất giá mạnh nhất?

Thứ Tư, 05/06/2013 - 08:09

Đất biệt thự tại nhiều khu đô thị mới ở Hà Nội đang rớt giá mạnh, có nơi giảm tới 50%.

Biệt thự giảm 50%

Cùng với sự sụt giảm của thị trường bất động sản, giá đất nền, biệt thự liền kề tại các khu đô thị mới cũng giảm mạnh, từ 30 – 50%.

Đặc biệt, một số khu đô thị mới có vị trí đẹp như Trung Hòa Nhân Chính, Ciputra, Văn Quán, Nam Trung Yên, Mỹ Đình… đã giảm mạnh với mức độ mất giá 30-40% so với thời điểm bất động sản sôi động.

Ở một số khu đô thị mới, đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện như Đại Thanh, mức giá đất biệt thực cũng giảm mạnh, mức giảm lên tới 50%.

Theo thông tin mới nhất từ chủ đầu tư, đất tại khu vực này đã giảm từ 60 triệu đồng/m2 xuống 30 triệu đồng/m2, giảm 50%.

Còn tại các khu đô thị có ưu thế về vị trí, hạ tầng xã hội được kết nối hoàn chỉnh thì giá nhà liền kề, biệt thự giảm khoảng 20 – 30%.

Khảo sát giá nhà tại một số văn phòng nhà đất xung quanh các khu đô thị mới, thì giá nhà liền kề, biệt thự tại khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính hiện giao dịch ở mức 120 triệu đồng/m2 đối với vị trí đường nhỏ. Còn các lô biệt thự, liền kề nằm trên các trục đường chính là Hoàng Ngân, Nguyễn Thị Định (Cầu Giấy, Hà Nội) giá cao hơn 150 - 160 triệu đồng/m2. So với thời điểm thị trường sôi động, giá bán nhà tại khu đô thị này đã giảm 50 - 60 triệu đồng/m2.

Kế khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính, tại khu Nam Trung Yên, giá nhà liền kề, biệt thự cũng rớt mạnh, biệt thự đơn lập 2 mặt tiền diện tích 400m2 (diện tích nhà 250m2 + sân vườn 150m2) được rao giá 170 triệu đồng/m2. Các lô biệt thự mặt đường to giá giảm mức 35 tỷ đồng/căn xuống 22 tỷ đồng/căn.

Tại khu Mỹ Đình II, giá biệt thự đường nhỏ chỉ còn khoảng 70 - 85 triệu đồng/m2, đường to 100 triệu đồng/m2. Trong khi đó, có thời điểm giá đất tại đây lên mức 140 -180 triệu đồng/m2.

Biệt thự khu Vimeco – Phạm Hùng, Cầu Giấy, liền kề diện tích 135m2 được xây 3 tầng hoàn thiện với nội thất cao cấp được chào bán mức giá còn 25 - 28 tỷ đồng/căn.

Tại khu vực quận Hà Đông, mặt bằng giá biệt thự, liền kề giao dịch ở mức thấp. Đơn cử như dự án An Hưng giá biệt thự chưa bao gồm xây thô trên 40 - 42 triệu đồng/m2, khu biệt thự Dương Nội khoảng 35 - 40 triệu đồng/m2, khu đô thị mới Văn Phú giá khoảng 45 - 55 triệu đồng/m2 trở lên.

Đất nền rớt giá thảm hại

Giá đất nền tại một số khu vực ven đô Hà Nội cũng rớt thê thảm. Một số khu vực cách xa trung tâm như Đông Anh, Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng trước đây giá được thổi giá lên khoảng 30-40 triệu đồng/m2.

Đến nay giá trị đã giảm khoảng 30%, tức là chỉ còn khoảng trên dưới 20 triệu đồng/m2. Nhiều khu vực ở sâu trong ngõ, xa mặt đường, giá đất chỉ còn khoảng 10 – 12 triệu đồng/m2.

Ngoài ra, giá đất ở một số khu vực từng “làm mưa làm gió” thơi 2008 như Bắc An Khánh và Nam An Khánh, thì nay cũng rớt thảm hại. Giá đất tại các khu vực này từng được giao dịch 30 – 32 triệu đồng/m2, thậm chí những vị trí giáp mặt đường lớn, giá lên tới 40 triệu đồng/m2, thì nay mức giá chỉ còn 21 – 22 triệu đồng/m2. Với những vị trí ở sâu trong làng, đất diện tích nhỏ, dưới 40m2 thì giá chỉ dao động từ 12 – 15 triệu đồng/m2.

Một số khu vực thuộc huyện Hoài Đức như Đức Thượng dọc đường 32 cũng chỉ còn khoảng 11 - 15 triệu đồng/m2 loại ô tô không đỗ cửa, còn ô tô vào được nhà giao dịch xung quanh mức 17 - 25 triệu đồng/m2.

Một số khu vực ngoài vành đai 3 như Tây Mỗ, Hoài Đức, Phú Diễn, Cổ Nhuế,Từ Liêm, Hà Đông…có mặt bằng giá vào khoảng từ 25– 30 triệu đồng/m2 đối với loại đường từ 2 - 3m, đường ô tô vào được giá cao hơn khoảng từ 35 - 40 triệu đồng/m2.

Ở một số khu vực ven đô như Mỹ Đình, Xuân Đỉnh, giá đất giảm nhẹ, từ 2 – 5 triệu đồng/m2, hiện đang giao dịch quanh mức 37 – 40 triệu đồng/m2.

Theo anh Nguyễn Hải Minh, nhân viên sàn giao dịch bất động sản Phú Đức, giá đất nền tại một số khu vực này giảm mạnh là do trước đây khi thị trường “nóng”, giá đất đã được đẩy lên quá cao so với thực tế. Nay thị trường trầm lắng, không có người mua, bong bóng bất động sản xì hơi, giá đất nền buộc phải giảm mạnh.

“Thời điểm hiện tại giá đất đã giảm khá mạnh, ít có khả năng sẽ giảm tiếp. Từ nay đến cuối năm, nếu nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, giá đất có khả năng sẽ tăng nhẹ. Vì vậy, những ai có nhu cầu mua nhà đất, đây là thời điểm có nhiều lựa chọn và cơ hội mua được những mảnh đất giá rẻ”, anh Minh phân tích.

Theo Châu Anh

VTCNews

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Văn phòng hạng A thành nhà trọ công nhân, quán trà đá

Chủ Nhật, 16/06/2013 - 11:55

Vắng khách thuê, mặt tiền nhiều tòa nhà văn phòng vị trí đẹp sau khi đầu tư xây dựng hàng chục tỷ đồng... bỗng trở thành những quán trà đá, trông xe, quán phở.

Posted Image

Những mặt bằng, nhà nguyên căn, cao ốc có vị trí đẹp để mở văn phòng dù treo bản hiệu cho thuê từ nhiều ngày nhưng vẫn chưa không có khách.

Posted Image

Ế ẩm những mặt tiền những tòa nhà này trở thành quán trà đá, trông xe, hàng phở

Posted Image

Mặt tiền tầng 1 của một tòa nhà trống đang được hàng phở tận dụng.

Posted Image

Văn phòng chuyển sang bán quần áo đại hạ giá.

Posted Image

Không có khách thuê, văn phòng cũng là nơi lý tưởng cho công nhân "tạm trú".

Posted Image

Nhan nhản các biển quảng cáo cho thuê nhà nguyên căn, cho thuê văn phòng tại nhiều cao ốc. Dịch vụ cho thuê văn phòng đang tuột dốc thê thảm, tỷ lệ "phòng không, nhà trống" đang là cơn ác mộng của nhiều chủ tòa nhà.

Posted Image

Một số chủ đầu tư không còn đủ kiên nhẫn đợi, đành để tòa nhà bỏ không, biển cho thuê rách nát.

Posted Image

Các đơn vị tiếp thị BĐS tìm đủ mọi chiêu nhưng vẫn không thể lấp đầy nguồn cung dư thừa. Theo một đơn vị tiếp thị, ít nhất phải trên 10 năm mới có thể hấp thụ.Khu vực bên ngoài trung tâm thành phố Hà Nội, nguồn cung văn phòng đang tiếp tục tăng. Văn phòng khu vực phía tây Hà Nội giảm giá "sốc" nhất.

Posted Image

Nhiều tòa nhà văn phòng không thể hoàn thành, trở thành những cao ốc bỏ hoang.

Posted Image

Với diện tích văn phòng cho thuê ngày càng tăng, trong khi, theo dự báo nền kinh tế vẫn tiếp tục khó khănthì thị trường văn phòng cho thuê trong thời gian tới vẫn chiều nhiều áp lực.

Theo Duy Anh

VEF

Share this post


Link to post
Share on other sites

@ xuanhylac, Lê Hoàng Châu (BDS TP HCM) và Ông tổng giám đốc Cushman & Wakefield Vietnam dự báo cũng ... kinh dị nhỉPosted Image

15/06/2013>>> http://baodatviet.vn...uc-hoi-2348842/

Còn lâu bất động sản mới phục hồi

(ĐVO) - Có nhiều nguyên nhân căng kéo khiến thị trường bất động sản chậm hồi phục. Nhưng tựu trung, theo phân tích của ông Chris Brown, tổng giám đốc Cushman & Wakefield Vietnam: “Thị trường sẽ không hồi phục được nếu nợ xấu chưa được xử lý tại mức giá đủ thấp để niềm tin có thể phục hồi”.

Cần sửa đổi Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản

30.000 tỷ gỡ bất động sản, còn chúng tôi thì sao?

Bơm 30.000 tỉ gỡ bất động sản

Cần 5-6 năm để bất động sản hồi phục

Theo ông Chris Brown, các khoản nợ xấu cần được chuyển đổi trên cơ sở giá trị thị trường, thông qua việc bán lại chúng trên thị trường mở và phải được định giá bởi các chuyên gia. ‘Đây cũng là yếu tố quan trọng để tăng cường năng lực và tính chuyên nghiệp cho công ty quản lý nợ xấu như VAMC, đồng thời tạo cơ hội nâng cao tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài’, ông Chris Brown nói.

Theo tính toán, tỷ lệ nợ xấu thực tế cao hơn mức 6% đã được công bố tại Việt Nam, đa số đến từ lĩnh vực bất động sản. Các khoản nợ xấu và tài sản liên quan lại không được các ngân hàng và chủ đầu tư công khai, chính là yếu tố gây bất lợi cho nền kinh tế và càng khiến thị trường bất động sản chậm phục hồi, vì thiếu tính minh bạch.

“Cần 5 – 6 năm để thị trường bất động sản có thể hồi phục, nhưng phải đi liền với các giải pháp xử lý nợ xấu hiệu quả và giải quyết những bất cập về giá đất”, ông Chris nhận định.

Posted Image

Phải mất 5-6 năm nữa bất động sản mới có thể hồi phục

Gói cho vay 30.000 tỉ đồng hỗ trợ người mua nhà có lãi suất tối đa 6%/năm đã được đưa ra. Tuy nhiên, các doanh nghiệp băn khoăn chính sách sẽ đi vào cuộc sống như thế nào khi thị trường đã bị mất cân đối nghiêm trọng về cung – cầu, với lượng hàng tồn kho ước đến 125.000 tỉ đồng, tương đương khoảng 34.000 căn hộ chung cư, 15.300 nhà thấp tầng và 9,8 triệu m2 đất nền nhà ở.

Tồn kho, doanh nghiệp đổ lỗi cho chính quyền

Đại diện một doanh nghiệp phân tích rằng, tình trạng thừa cung ở phân khúc cao nhưng thiếu ở phân khúc thấp là lỗi ở chính quyền, bởi thiếu các quy hoạch thực tiễn, việc duyệt phân bổ xây dựng không tính theo số người ở bình quân mà đòi hỏi đối ứng: cứ một căn hộ 30m2 thì phải có căn đối ứng 70m2, căn 50m2 phải có căn đối ứng 100m2, trong khi nhu cầu thị trường không mang tính bình quân.

‘Muốn tăng cung căn hộ giá thấp thì định hướng quy hoạch phải chuẩn từ đầu, những yêu cầu về dịch vụ thương mại không thể quá cao khi diện tích căn hộ thấp, khiến doanh nghiệp không thể giảm được giá bán’, một doanh nghiệp lên tiếng.

Ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp bất động sản TP.HCM cho rằng, việc hồi phục thị trường mất ít nhất năm năm Posted Imagevới những vấn đề nan giải là hàng tồn kho, nợ xấu và sự bất cập về sản phẩm cho người thu nhập thấp. Nhà nước không lo nhà ở cho từng công dân mà tạo được hành lang pháp lý để người dân có quyền tiếp cận nhà ở.Posted Image

Chuyên gia Đặng Hùng Võ, nhận định hình bóng các sắc thuế về bất động sản không có chính sách rõ ràng, bị cắt rời với thực tế thị trường, luật Đất đai chỉ chăm vào quản lý đất đai mà không quan tâm đến phát triển thị trường bất động sản, các luật thuế cũng bị tách rời để lại các hệ quả xấu cho thị trường.

‘Khi bong bóng bất động sản xì hơi thì thị trường bắt đầu quay về các giá trị thực: giá bất động sản hiện thực hơn và cung cầu thị trường thực tế hơn. Khi những nghịch lý thị trường giảm đi có nghĩa là đã mở ra các điều kiện mới cho thị trường phục hồi, nếu không, dù xác định được đáy thì thị trường vẫn không chuyển động được’, ông Võ nói.

Bích Ngọc (Tổng hợp SGTT, Báo Đầu tư)

Ý kiến phản hồi

  • Nguyễn Mậu Dao - gửi lúc 16:00 | 17-06-2013 Khi giá BĐS “rơi”.

    Những người chưa có nhà mà trước đây đã tích lũy được số tiền khoảng 30% đến 60% giá trị căn nhà, thì khi giá BĐS “rơi” họ sẽ mua. Lúc đó, họ sẽ đủ tiền mua hoặc còn thiếu thì họ chỉ cần vay thêm một ít là đủ. Giá BĐS “rơi”, trước mắt là hướng đến những người có thu nhập trung bình trở lên, còn về lâu dài sẽ hướng đến những người có thu nhập thấp hơn.

  • Thanh Bình - gửi lúc 12:02 | 16-06-2013 Bao giờ BĐS phục hồi?

    Nêu bán được BĐS => BĐS phục hồi => kinh tế phát triển tốt.

    Nếu không bán được BĐS => BĐS chưa phục hồi => Kinh tế còn trì trệ.

    Vậy phải làm thế nào?

    Theo tôi BĐS muốn phục hồi thì giá BĐS phải phù hợp với thực tế, phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của người mua. Hiện nay Cung và Cầu BĐS còn rất lớn, nhưng 2 bên chưa gặp nhau vị Bên BĐS còn THAM lắm, muốn vơ hết tiền của dân về túi riêng của mình thôi, Còn dân ta cũng khôn hơn nhiều rồi, không dại gì đem cả đống tiền đã tích lũy cả đời chỉ để mua 1 chỗ ở. Đồng bào hãy đợi mà xem, cuối năm 2014 BĐS mới chạm đáy thứ 2, khi đó ai nóng vội thì tạm tậu 1 mảnh, còn ai chưa cần thiết thì hãy đợi đến cuối 2016, khi đó giá BĐS mới ở giá trị thật. Hãy tin tôi đi, đừng mua nhà trong thời điểm này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

@ xuanhylac, Lê Hoàng Châu (BDS TP HCM) và Ông tổng giám đốc Cushman & Wakefield Vietnam dự báo cũng ... kinh dị nhỉPosted Image

15/06/2013>>> http://baodatviet.vn...uc-hoi-2348842/

Còn lâu bất động sản mới phục hồi

(ĐVO) - Có nhiều nguyên nhân căng kéo khiến thị trường bất động sản chậm hồi phục. Nhưng tựu trung, theo phân tích của ông Chris Brown, tổng giám đốc Cushman & Wakefield Vietnam: “Thị trường sẽ không hồi phục được nếu nợ xấu chưa được xử lý tại mức giá đủ thấp để niềm tin có thể phục hồi”.

Cảm ơn bác lang_ph đã quan tâm. Posted Image Buồn thúi rụt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngân hàng thừa nhận chưa có ai vay được tiền mua nhà

Cập nhật lúc 05:54, 22/06/2013

(ĐVO) - Gần 1 tháng trôi qua kể từ khi gói tín dụng 30.000 tỷ cho người thu nhập thấp vay mua NOXH chính thức được triển khai. Tuy nhiên theo các nhân viên tư vấn tín dụng của ngân hàng BIDV thì tại ngân hàng này, vẫn chưa có trường hợp nào được giải ngân cho vay cả. Trong khi đó tại hầu hết các ngân hàng, nhân viên tư vấn đều thừa nhận các thủ tục cho vay còn rất khó khăn.

Tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Hà Thành (81 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, HN ), PV Báo Đất Việt được nhân viên tín dụng tên Xuân Q. tư vấn về thủ tục cho vay mua NOXH. Buổi tư vấn kéo dài chừng 30p, và nhân viên Q. liên tục phải mở đủ các loại giấy tờ để tư vấn cho khách hàng với thái độ không mấy nhiệt tình và tỏ ra thất vọng khi PV vẫn chưa có hợp đồng mua nhà.

Posted Image

Nhân viên tư vấn tín dụng tại các ngân hàng cũng thừa nhận, các loại thủ tục nhiều, khó khăn nên chưa có ai tiếp cận được nguồn vốn 30.000 tỷ

Theo nhân viên Q, để có thể được hỗ trợ cho vay mua NOXH tại BIDV thì đầu tiên phải có hợp đồng ký kết với chủ đầu tư mua nhà trước ngày 7/1/2013. Đây là quy định bắt buộc, và chỉ sau khi có hợp đồng này thì ngân hàng mới xét duyệt các loại giấy tờ tiếp theo như: giấy chứng nhận của UBND phường, xã về tình trạng nhà ở, hợp đồng lao động, bảng lương, bảo hiểm xã hội, giấy chứng minh nhân thân...

Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được vốn vay Mới đây, đại diện một trong 5 ngân hàng được chỉ định cho vay ưu đãi cho hay: Trong 2 - 3 năm đầu, tỷ lệ cho vay giữa doanh nghiệp và người mua nhà là 60% và 40%. Lý do được đưa ra là vì các dự án nhà ở xã hội (NOXH) hiện nay còn rất ít, không đủ để cung cấp cho người dân, cho nên DN cần tiền để hoàn thành dự án nên phải ưu tiên vốn, sau đó sẽ ưu tiên cho khách hàng mua nhà. Chính vì vậy, ngay sau khi gói tín dụng 30.000 tỷ chính thức được triển khai, các DN BĐS đã vô cùng nhanh nhạy khi chớp lấy thời cơ để lọt vào danh sách được tham gia xây dựng NOXH, đủ điều kiện để vay vốn. Cụ thể, ngày 10/6, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đã phê duyệt danh sách 10 DN được vay tổng số 9.000 tổng đồng với lãi suất 6%/năm trong vòng 10 năm.

"Bây giờ chị vẫn chưa ký kết hợp đồng với chủ đầu tư thì hơi khó. Phải mất vài tháng chắc mới xong cái này, nhưng phải có hợp đồng này thì em mới có thể hướng dẫn cho chị những thủ tục tiếp theo được. Nhìn chung, những thủ tục này khá khó khăn, dù nói dành cho đối tượng thấp nhưng lương thấp quá thì cũng khó khăn. Người có cái này thì lại thiếu cái kia, có cái kia thì lại thiếu cái này nên giờ ở chỗ em cũng chưa có ai được vay cả" - Nhân viên tín dụng Q. cho biết.

Cũng theo anh này, ngoài hợp đồng mua NOXH đã được ký kết, thì sau đó khách hàng phải chuẩn bị khoảng hơn 10 loại thủ tục, giấy tờ cần thiết để làm hồ sơ. Đó đều là những loại giấy tờ không thể thiếu trong quá trình xét duyệt. Tương tự, tại chi nhánh Ngân hàng Quân đội (MB) ở địa chỉ 98A Nguỵ Như Kon Tum, nhân viên tín dụng Phạm Thị H. cũng hướng dẫn một loạt các loại thủ tục cần thiết cho khách hàng trong vòng.... 5 phút. "Chị cần phải chuẩn bị hợp đồng mua NOXH, giấy đề nghị vay vốn, giấy xác nhận của đơn vị công tác, giấy xác nhận của UBND phường xã về tình trạng nhà ở, Hợp đồng lao động phải còn thời hạn ít nhất 1 năm và đã công tác ít nhất 1 năm, bảng lương của cả vợ và chồng..."

Trước hàng loạt thủ tục mà nhân viên H. đưa ra, khách hàng ghi chép không kịp và không biết chính xác là mình phải chuẩn bị bao nhiêu thủ tục. Khi khách hàng than thở sao mà lắm thủ tục và khó khăn đến vậy, nhân viên MB bank cũng mỉm cười chia sẻ: "Thủ tục nhiều và khó nhưng vẫn phải chuẩn bị đủ thì bên em mới xét duyệt hồ sơ được. Chương trình này cũng ít người vay và cũng chưa có ai vay được".

Tại ngân hàng Agribank, dường như việc hỗ trợ cho vay mua NOXH còn khá mới mẻ, nên nhân viên tín dụng chỉ dám xin số điện thoại của khách hàng và hứa sẽ liên hệ lại để tư vấn khi được cung cấp đầy đủ tài liệu và kiến thức.

Riêng chi nhánh Ngân hàng Vietinbank tại đại chỉ 101 Nguyễn Khuyến, Đống Đa, Hà Nội, nhân viên tín dụng Nguyễn Xuân H. cho biết, hiện ngân hàng vẫn chưa thực hiện triển khai gói hỗ trợ cho vay 30.000 tỷ này. Lý do được đưa ra là vẫn chưa có quy định cụ thể về mức thu nhập bao nhiêu được cho là thu nhập thấp, nên hệ thống Vietinbank chưa triển khai gói hỗ trợ này.

Trong khi đó, anh Đào Trần Lâm (TP. Nha Trang - Khánh Hoà) thuộc đúng đối tượng được vay mua NOXH và đang trong quá trình làm hồ sơ để nộp cho ngân hàng. Tuy nhiên, giống nhiều khách hàng khác, anh Lâm cũng gặp vô vàn khó khăn bởi thủ tục hành chính nhiêu khê.

"Bản thân doanh nghiệp đứng ra giao dịch là VNC(Vinaconex) cũng không chủ động được vì quá nhiều thủ tục giấy tờ từ yêu cầu của phía tỉnh. Ví dụ như giấy xác nhận tình trạng nhà ở, tôi chưa có nhà, về địa phương xác nhận thì phải nộp lên địa chính, sau đó phường xuống xác minh. Nhưng cho đến nay, tôi nộp 2 tuần rồi mà không có tin tức gì. Tiếp nữa, giấy tờ xác minh tình trạng nhà ở, theo quy định thì cơ quan ký duyệt được mua bắt phải có 4 bản gốc, tức là cũng 1 nội dung xác nhận, cơ quan phường phải ký cho tôi 4 chữ ký, đóng 4 con dấu đỏ. Nếu dùng 1 bản photo công chứng cũng không được. Mặt khác, giấy xác nhận tình trạng công tác của cơ quan lại đòi 2 bản, đều ký 2 chữ ký và đóng 2 con dấu. Theo tôi, chính quyền đã thương dân nghèo tạo điều kiện cho mua nhà xã hội lại bày ra những cái thủ tục hành chính quá rườm rà và phức tạp như vậy thì e rằng chủ trương cải cách thủ tục hành chính sẽ không có tác dụng. Những người dân có thu nhập thấp thường là ngu ngơ trước các thủ tục giấy tờ, họ sợ đến cửa các cơ quan công quyền như sợ cọp thì nói gì tới việc hiểu biết đường đi lối lại của các loại thủ tục hành khổ dân? " - Anh Lâm cho biết.

Thông tư số 11/2013/TT-NHNNN Quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ có quy định, điều kiện được phép vay mua nhà ở xã hội bao gồm:

Thứ nhất: có hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; hợp đồng thuê, mua nhà ở thương mại với chủ đầu tư. Nhà ở này phải có diện tích nhỏ hơn 70m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2. Hợp đồng phải ký kể từ ngày 07/01/2013.

Thứ 2: phải có giấy đề nghị vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.

Thứ 3: phải có giấy cam kết của khách hàng, các thành viên trong hộ gia đình của khách hàng chưa được vay vốn hỗ trợ tại ngân hàng để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.Thứ 4: có văn bản xác nhận của đơn vị đang công tác về nơi công tác và thực trạng về nhà ở.

Thứ 5: Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân xã (phường) nơi khách hàng có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú xác nhận về hộ khẩu và thực trạng nhà ở. Đối tượng được phép vay mua nhà ở xã hội là người chưa có nhà ở, hoặc có nhà nhưng không đủ diện tích tối thiểu theo quy định (dưới 8m2/người).

Thứ 6: Giấy tờ chứng minh nhân thân người vay và người bảo lãnh (nếu có), bao gồm: Giấy Chứng minh nhân dân (trong thời hạn 15 năm); Hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú; Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.Thứ 7: Giấy tờ xác định, chứng minh nguồn thu nhập (Hợp đồng lao động, quyết định lương, giấy xác nhận của cơ quan đơn vị nơi công tác/làm việc, các giấy tờ chứng minh thu nhập khác...

Duyên Duyên

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2013:

Bất động sản cận tử......

* Lão Gàn này chẳng ý kiến gì và chẳng tỏ ra hồ hởi với 30. 000 Tỷ giải cứu Bất Động sản. Bởi vì - xét về mặt vĩ mô - nó chẳng có tác dụng gì cả.

Những diễn biến cho thấy dự báo của Lão Gàn từ đúng trở lênPosted Image.

======================

Chủ tịch Cty Vĩnh Hưng bị bắt, hé lộ sự thật bất ngờ

Đại tá Nguyễn Đức Chung, Giám đốc công an TP, Hà Nội xác nhận với VietNamNet: ông Nguyễn Hoàng Long , Chủ tịch HĐTV công ty TNHH kinh doanh nhà Vĩnh Hưng đã bị bắt.

Mất liên lạc với Chủ tịch Vina MegastarNguy cơ mất trắng hàng trăm tỷ vì DN lục đục với ngân hàng

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về Kinh tế và Chức vụ (PC46) Công an TP.Hà Nội cho biết, ông Long bị PC46 bắt ngày 17/5 với tội danh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng SeaBank.

Với tình trạng trên, liệu Công ty Vĩnh Hưng có đủ nhân sự lãnh đạo và khả năng để thực hiện tiếp các dự án? Và số tiền hàng trăm tỷ đồng khách hàng đã nộp cho Vĩnh Hưng để sở hữu căn hộ tại 409 Lĩnh Nam có được biến thành nhà hoặc trả lại cho khách hàng?

Posted Image

Ngoài công ty Vĩnh Hưng, ông Nguyễn Hoàng Long còn là chủ tịch của Vina Megastar, chủ đầu tư của nhiều dự án trong đó có dự án Hesco Văn Quán. Liệu khách hàng của các dự án này có nhận được những gì mình đã nộp theo hợp đồng vay vốn để mua căn hộ tại các dự án của Vina Megastar?

Tức tốc thực hiện hợp đồng

Trong ngày 30/6, Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Chăn nuôi tức tốc đề nghị trả thép cho Công ty Vĩnh Hưng theo hợp đồng kinh tế số 12/2012/HĐKT/CN-VH, tuy nhiên đại diện Công ty Vĩnh Hưng không nhận thép. Và khi dự án 409 Lĩnh Nam chưa được cấp phép xây dựng thì nhận thép để làm gì?

Lật lại vụ việc trước đó, ngày 6/12/2012, phía Vĩnh Hưng ký hợp đồng kinh tế số 12/2012/HĐKT/CN-VH với Công ty cổ phần xây dựng và phát triển chăn nuôi ( gọi tắt là Công ty CPXDVPTCN) để mua thép xây dựng làm mục đích giải ngân.

Theo như hợp đồng này thì phía Vĩnh Hưng đồng ý mua 32.000 tấn thép từ Công ty CPXDVPTCN với tổng số tiền là 512 tỷ. Phía Vĩnh Hưng phải tạm ứng trước cho Công ty CPXDVPTCN số tiền 226 tỷ đồng. Sau 5 ngày nhận được toàn bộ số thép theo như hợp đồng, phía Việt Hưng phải thanh toán nốt số tiền còn lại.

Hợp đồng kinh tế này cũng ghi rõ: sau khi phía Vĩnh Hưng có đơn đặt hàng, trong vòng 5 ngày nếu Công ty CPXDVPTCN không cung cấp hàng cho phía Vĩnh Hưng thì phải hoàn trả lại số tiền tạm ứng là 226 tỷ đồng.

Ngày 10/12/2012, Công ty CPXDVPTCN đã có văn bản yêu cầu Vĩnh Hưng cho tạm ứng số tiền 226 tỷ như đã ký kết trong hợp đồng kinh tế trước đó.

Theo phản ánh của Công ty Vĩnh Hưng, sau khi hợp đồng này được ký kết, Ngân hàng Bảo Việt đã chuyển số tiền 225 tỉ đến tài khoản của Công ty cổ phần xây dựng và phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên, sau khi nhận được 225 tỷ từ ngân hàng Bảo Việt, Công ty Vĩnh Hưng không nhận được thép từ Công ty CPXDVPTCN như hợp đồng Kinh tế mà trước đó, hai bên đã ký kết.

Phía Vĩnh Hưng đã gửi văn bản yêu cầu đơn vị cung ứng thép hoàn trả lại toàn bộ số tiền tạm ứng ban đầu. Tuy nhiên, từ đó đến nay, phía Công ty CPXDVPTCN vẫn cố tình phớt lờ.

Sau khi VietNamNet đăng bài Nguy cơ mất trắng hàng trăm tỷ vì DN lục đục với ngân hàng, ngày 30/6/2013, Công ty Cổ phần Chăn nuôi và Phát triển xây dựng tức tốc đề nghị trả thép cho Công ty Vĩnh Hưng theo hợp đồng kinh tế số 12/2012/HĐKT/CN-VH, tuy nhiên Công ty Vĩnh Hưng không nhận thép.

Còn công ty nào tương tự Vĩnh Hưng?

Theo điều tra của phóng viên VietNamNet, trong danh sách công ty còn dư nợ tại Ngân hàng Bảo việt chi nhánh Hà Nội và Đà Nẵng gồm các công ty:

Tại chi nhánh Hà Nội:

Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ Đình, tổng dư nợ dến tháng 3/2013 là 220 tỷ đồng

Công ty Kinh doanh nhà Vĩnh Hưng, tổng dư nợ dến tháng 3/2013 là 225 tỷ đồng

Công ty Cổ phần đầu tư 135, tổng dư nợ đến tháng 3/2013 là 219,228 tỷ đồng

Tại chi nhánh Đà Nẵng:

Công ty Cổ phần N.D.N, tổng dư nợ đến tháng 3/2013 là 59,1 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí 1 (PVC1), tổng dư nợ đến tháng 3/2013 là hơn 361 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Việt Trung, tổng dư nợ đến tháng 3/2013 là hơn 149 tỷ đồng

Tổng dư nợ của khách hàng tại 2 chi nhánh đến ngày 13/3/2013 là hơn 1.234 tỷ đồng.

Posted Image

Trước đó, hội nghị "3 bên" gồm: Công ty Vĩnh Hưng (đại diện là ông Nguyễn Hoàng Long), công ty cổ phần 135 (đại diện là ông Bùi Văn Phú) và Ngân hàng TMCP Bảo Việt (ông Bùi Quốc Vương – Chánh văn phòng HĐQT) đã được diễn ra. Theo thỏa thuận "ngầm", để được giải ngân số tiền 400 tỷ, công ty Vĩnh Hưng phải mua thép của Công ty cổ phần xây dựng và phát triển chăn nuôi (CPXDVPTCN).

Ngày 6/12/2012, phía Vĩnh Hưng đã ký hợp đồng kinh tế số 12/2012/HĐKT/CN-VH với Công ty cổ phần xây dựng và phát triển chăn nuôi để mua thép xây dựng làm mục đích giải ngân. Theo như hợp đồng này thì phía Vĩnh Hưng đồng ý mua 32.000 tấn thép từ Công ty CPXDVPTCN với tổng số tiền là 512 tỷ. Phía Vĩnh Hưng phải tạm ứng trước cho Công ty CPXDVPTCN số tiền 226 tỷ đồng. Sau 5 ngày nhận được toàn bộ số thép theo như hợp đồng, phía Việt Hưng phải thanh toán nốt số tiền còn lại.

Công ty CPVDVPTCN và Công ty Cổ phần 135 đều có người đại diện là ông Bùi Văn Phú. Với những gì đang diễn ra tại Công ty Vĩnh Hưng, dư luận đặt câu hỏi về hoạt động của 5 công ty còn lại trong danh sách trên. Nếu có tình trạng tương tự Công ty Vĩnh Hưng thì số tiền có nguy cơ bị mất không phải hàng trăm tỷ mà lên đến cả nghìn tỷ đồng.

Vụ việc hé lộ những sự thật động trời cần các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ để bảo vệ tài sản của nhân dân và Nhà nước.

Nhóm phóng viên điều tra

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://baodatviet.vn...y-dung-2349898/

Ông Lê Hoàng Châu nói lời gan ruột với Bộ Xây dựng

Cập nhật lúc 14:11, 04/07/2013

(ĐVO) - "Hiện nay đang có dấu hiệu chệch mục tiêu đặt ra ban đầu của Nghị quyết 02. Nghị quyết 02 nói phải giải quyết hàng tồn kho thì chúng ta lại đi xây dựng thêm nhà ở xã hội, tăng cung mà không phải là giải quyết hàng tồn. Bên cạnh đó còn có nguy cơ hình thành lợi ích nhóm trong quá trình xử lý vấn đề này" - Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết.

Chệch mục tiêu giải quyết hàng tồn kho và nợ xấu PV: - Vừa qua, Nhà nước đã áp dụng nhiều chính sách để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản (BĐS). Xin ông cho biết, thị trường BĐS TP.HCM hiện nay đã có những chuyển biến tích cực chưa và như thế nào?

Ông Lê Hoàng Châu: - Từ đầu năm cho đến nay, thị trường BĐS TP.HCM cũng đã có những chuyển biến tích cực. Đã bán được khoảng 2.000 căn hộ, giảm lượng hàng tồn kho xuống khoảng 14%.

Posted Image

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM

PV: - Những chuyển biến tích cực trên là do nỗ lực của các doanh nghiệp (DN) hay do chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước, thư ông?

Ông Lê Hoàng Châu:- Cái này là do nỗ lực của các DN chứ chưa nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào từ chính sách tín dụng của Nhà nước. Và cũng chưa nhận được sự hỗ trợ từ Nghị quyết 02 (NQ 02). Bởi vì NQ 02 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 7/1 nhưng nó nổi lên 3 điểm chính.

Thứ nhất, việc triển khai NQ 02 của Chính phủ nhưng triển khai cho các Bộ ngành còn quá chậm. Tới ngày 15/5 mới có thông tư hướng dẫn của NHNN là Thông tư số 11. Bên cạnh đó, các Thông tư của các Bộ đều rất chậm nhưng NHNN là chậm nhất. Đây là một hiện tượng lạ, bởi vì chúng ta đang xử lý một tình huống nóng bỏng, cấp bách mà lại triển khai quá quá chậm chạp.

Thứ hai là có dấu hiệu chệch mục tiêu đặt ra ban đầu của NQ 02. Vì NQ 02 nêu lên mục tiêu lớn nhất là giải quyết hàng tồn kho và nợ xấu. Mà hai mục tiêu này có mối quan hệ với nhau. Muốn giải quyết được nợ xấu thì phải giải quyết hàng tồn kho, và giải quyết được hàng tồn kho thì đương nhiên giải quyết được nợ xấu.

Mục tiêu thứ hai là hỗ trợ về tín dụng ưu đãi đối với người thu nhập thấp đô thị. Mà người thu nhập thấp đô thị thì bao gồm cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người thu nhập thấp đô thị thuộc các thành phần kinh tế. Đó là mục tiêu thứ hai để tiếp cận nhà ở.

Vậy bây giờ chúng ta kiểm lại hai mục tiêu này đã đạt được hay chưa? Thì thấy rằng có dấu hiệu chệch mục tiêu ban đầu.

Dấu hiệu này thể hiện ở việc Bộ Xây dựng đã cho khởi công rất nhiều dự án nhà ở xã hội (NOXH). Thứ nữa là ở tỷ trọng.

Vốn thông tư 11 là dành 70%, tương đương với 21.000 tỷ cho người tiêu dùng, để giải quyết vấn đề cầu. Còn dành 30% là 9.000 tỷ cho DN. Nhưng nội các dự án NOXH triển khai xây dựng đã lên tới hàng nghìn tỷ. Những dự án đó báo chí đều đã thông tin.

Chẳng hạn như ngày 25/5, dự án Tây Nam Linh Đàm 1.027 căn, tổng vốn đầu tư là 720 tỷ. Rồi dự án ở Quốc Oai - Hà Nội cũng hết 320 tỷ. Nội 2 dự án này đã hết 1.040 tỷ rồi. Chưa kể là những dự án kế tiếp khởi công ở Nghệ An, Quy Nhơn...

Điều đó cho thấy rằng việc khởi công các dự án mới không phù hợp với tinh thần của NQ 02, là giải quyết hàng tồn kho. Nhất là khi mình lấy từ nguồn tín dụng 30.000 tỷ cho các dự án này.

Mà việc khởi công các dự án mới này đều công bố là sẽ hoàn thành vào năm 2015. Tức là sẽ cho DN vay trong khoảng 2,5 năm - 3 năm là hoàn thành xong rồi. Và như thế là DN bán được hàng rồi, thu hồi vốn được rồi thì đâu cần phải vay đến 5 năm?

Việc xây thêm NOXH cũng có nghĩa là tăng cung mà không phải là giải quyết hàng tồn. Trong khi Thông tư 02 của Bộ Xây dựng ngày 8/3/2013 có nói về việc cơ cấu lại căn hộ lớn và căn hộ nhỏ, có nói về mục đích chuyển từ nhà ở thương mại qua NOXH và các dự án như thế.

Vậy đáng lẽ ra là phải đẩy mạnh Thông tư 02 của Bộ Xây dựng để giải quyết hàng tồn kho và thậm chí biến những khu chung cư cao cấp mà chủ đầu tư có mong muốn chuyển sang quy mô vừa và nhỏ, thành một khu phục vụ dành cho người tiêu dùng là người thu nhập thấp sẽ tốt hơn.

Lẽ ra phải tập trung giải quyết vấn đề hàng tồn, những dự án đang dở dang kể cả NOXH, kể cả nhà ở thương mại quy mô vừa và nhỏ, kể cả nhà ở thương mại quy mô lớn chuyển cơ cấu lại thành căn hộ vừa và nhỏ... lẽ ra phải làm như thế thì chúng ta lại cho khởi công xây dựng những khu căn hộ mới. Đấy chính là dấu hiệu của việc không phù hợp với mục tiêu NQ 02 đặt ra.

Vấn đề thứ ba là chúng ta cần phải đề phòng dấu hiệu, nguy cơ của lợi ích nhóm. Khi tôi đọc báo thấy rất kỳ quặc.

Chẳng hạn như Tổng công ty HUD xây dựng dự án Tây Nam Linh Đàm với 1.027 căn, quy mô đầu tư là 720 tỷ được vay từ nguồn vốn 30.000 tỷ và được Bộ trưởng đã công bố ngày 25/5. Và ngay sau đó 2 ngày thì báo chí đưa tin Bộ Xây dựng trình với Bộ Tài chính, đề nghị Bộ Tài chính trả nợ thay cho HUD hơn 2.000 tỷ tiền nợ nước ngoài mà không có khả năng trả nợ và bằng ngoại tệ là hơn 100 triệu USD.

Vô lý vô cùng. Mà sau đó còn dự án Viglacera nữa. Ai cũng biết HUD là của Bộ nên việc này là không phù hợp.

Posted Image

"Cần phải nói một điều khá ngẫu nhiên là các DN được cho vay hiện nay đều là các DN thuộc Bộ Xây dựng"?

"Trâu chậm thì uống nước đục"

PV: - Đối với gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, trong đó cho DN BĐS vay 30% và 70% còn lại dành cho người thu nhập thấp. Nhưng chỉ trong 10 ngày, 9.000 tỷ đã giải ngân xong, còn lại trong 21.000 tỷ cho người dân vay thì qua gần 1 tháng mới chỉ duy nhất có 1 người vay được. Ông có đánh giá thế nào về vấn đề này?

Ông Lê Hoàng Châu: - Theo tôi, 9.000 tỷ tương đương với 30% trong gói 30.000 tỷ thì chỉ hỗ trợ cho DN làm NOXH và những dự án từ nhà ở thương mại chuyển mục đích qua NOXH thì mới được tiếp cận nguồn vốn này.

Như vậy, nó còn thiếu một đối tượng mà tôi đã đề nghị đó là nhà ở thương mại quy mô dưới 70m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 đang xây dựng dở dang là phải được hỗ trợ nguồn vốn tín dụng.

Mục tiêu của tôi vẫn là bám sát việc giải quyết hàng tồn kho, đó là những dự án đang xây dựng dở dang chứ không phải là dự án mới bắt đầu khởi công xây dựng. Và trong Thông tư 11 không đề cập đến đối tượng này nên hiện nay, bên cạnh việc giải ngân nhanh chóng cho 10 DN thì còn nhiều DN khác không thể tiếp cận được nguồn vốn này.

Bên cạnh đó, đối với người tiêu dùng. Theo như báo chí đưa tin thì mới có 1 trường hợp ở Sài Đồng - Hà Nội là được vay 1 suất. Mới có 1 người thôi mà đáng lẽ ra phải giải ngân rất nhanh cho 21.000 tỷ này, để tạo cú hích rất lớn cho thị trường BĐS. Đấy cũng là cái còn chưa hợp lý

PV: - Hiện nay ở TP.HCM đã có DN nào đề xuất xây dựng NOXH mới để được vay vốn 9.000 tỷ trong gói 30.000 tỷ không thưa ông?

Ông Lê Hoàng Châu: - TP.HCM đề xuất nhiều, tới khoảng 40 dự án nhưng không được duyệt. Còn không hiểu sao miền Bắc lại được duyệt rất nhanh. Cho nên chuyện này rất khác biệt giữa phía Bắc và phía Nam.

Chắc tại phía Nam dở quá cho nên đến giờ này vẫn chưa được vay. Thôi thì "trâu chậm thì uống nước đục", vì Thống đốc đã nói rồi, Thống đốc bảo gói này là hữu hạn, ai đến trước thì được, ai đến sau hết thì thôi.

PV: - Vậy vướng mắc chủ yếu mà các dự án này không được duyệt và cho vay là tại sao thưa ông?

Ông Lê Hoàng Châu:- Cái này là do các DN TP.HCM dựa vào cơ sở pháp lý để làm. Thông tư 11 thì có hiệu lực từ ngày 1/6/2013, thì DN miền Nam, Sở Xây dựng TP.HCM phải công bố cái này sau ngày 1/6. Cho nên mấy anh em làm theo đúng bài bản. Còn ở phía Bắc chắc có lẽ mấy anh... làm trước, còn phía Nam bài bản quá nên cho đến bây giờ có đến 40 dự án vẫn chưa được duyệt.

Cần phải nói một điều khá ngẫu nhiên là các DN được cho vay hiện nay đều là các DN thuộc Bộ Xây dựng.

PV: - Liệu các DN cứ đổ xô đi xây thêm NOXH như hiện nay thì theo đánh giá của ông, liệu có hình thành lên bong bóng BĐS thứ hai không, thưa ông?

Ông Lê Hoàng Châu: - Nói bong bóng BĐS thì hơi quá, sẽ không có bong bóng BĐS. Nhưng tôi chỉ sợ hàng ế thôi. NOXH cũng như mọi loại nhà ở khác, nó phải tuân theo quy luật giá trị, theo quy luật cạnh tranh và phải tuân theo quan hệ cung cầu. Nếu không tuân thủ 3 yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường thì nền kinh tế sẽ bị xáo trộn.

Tôi không phản đối việc xây dựng thêm NOXH mới, nhưng tôi đề nghị không được lấy nguồn vốn từ 30.000 tỷ mà phải sắp xếp một nguồn vốn khác.

Vì phát triển NOXH là đúng, nhưng nếu nói về mặt chiến lược thì Bộ Xây dựng phải trên cơ sở quy họach quốc gia. Tức là trên cơ sở chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, trên cơ sở điều tra về nhu cầu NOXH của các đô thị lớn.

Xin chân thành cảm ơn ông!

Duyên Duyên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biệt thự tiền tỷ ở Hà Nội "chìm" trong nước

Vietnamnet.vn

Thứ Sáu, 09/08/2013 - 14:30

Sau một trận mưa kéo dài hôm 8/8, nhiều căn biệt thự tại dự án Splendora (xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã bị ngập nước nghiêm trọng.

Anh T, một khách hàng của dự án này, cho biết ngày 8/8, chủ đầu tư là công ty An Khánh JVC có giấy mời anh lên kiểm tra căn hộ để thực hiện việc bàn giao nhà. Tuy nhiên, khi vừa đến nơi, anh T đã rất bức xúc vì bỏ ra hơn 11 tỷ đồng (tiền gốc, chưa kể tiền chênh) để sở hữu một căn biệt thự tại đây, nhưng chỉ qua một trận mưa, toàn bộ đường dẫn vào biệt thự của anh cũng như toàn bộ sân vườn và phía trước mặt biệt thự đều lênh láng nước.

Các biệt thự ngập sâu trong nước

Theo anh T, mức nước ngập cao chừng 10-15 cm. Điều đáng nói là dù đã mở hẳn 2 nắp cống thoát nước nhưng lượng nước vẫn đọng và không thoát được. Lý do vì khu vực sân vườn và khu vực sân phía trước nhà anh thấp hơn so với mặt đường, dẫn đến nước tràn vào, ứ đọng trong nhà là rất lớn. “Tôi không hiểu với kinh nghiệm thi công lâu năm của nhà thầu mà một nguyên tắc cơ bản nhất là nhà không được thấp hơn mặt đường mà cũng làm sai. Về phong thủy như vậy là đã không được rồi, chưa nói gì đến sự bất tiện cho khách hàng khi chuyển về sống tại đây. Nếu nhận căn hộ như thế này không lẽ cứ mưa gió là phải bắc cầu đi vào nhà?”, anh T bức xúc.

Không chỉ căn hộ của anh T, nhiều căn hộ tại khu đô thị Splendora cũng trong tình trạng bị ngập nước trung bình khoảng 10 cm.

Posted Image

Bậc tam cấp thấp hơn so với thiết kế.

Tại buổi làm việc với An Khánh JVC để ký vào biên bản kiểm tra, anh T đề nghị được xem bản thiết kế cơ sở của dự án để tìm ra nguyên nhân vì sao nhà anh lại thấp hơn so với mặt đường, dẫn đến tình trạng ngập úng như vậy. Nhưng khi thấy tình trạng ngập lụt quá rõ ràng, An Khánh JVC đưa từ chối. Trong khi một số khách hàng được An Khánh JVC mời đến kiểm tra nhà trước đó đều được xem bản thiết kế này.

“Đây là bản thiết kế đã được các cơ quan chức năng phê duyệt, vì vậy, khách hàng có quyền được xem để đối chiếu với căn hộ của mình xem chủ đầu tư có thực hiện đúng cam kết hay không. Tôi cho rằng, việc An Khánh JVC không cho tôi xem vì tình trạng ngập lụt tại căn hộ của tôi là quá rõ ràng, nên nếu xem sẽ thấy ngay là họ sai thiết kế”, anh T. nói.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện một số khách hàng mua dự án Splendora đã gửi đơn lên các cơ quan chức năng tố cáo việc chủ đầu tư làm sai cốt nền đối với 236 căn liền kề và 160 căn biệt thự, dẫn đến ngập lụt đường và vườn nghiêm trọng.

Posted Image

Bậc tam cấp thấp hơn so với thiết kế.

Sự cố này được một số khách hàng phát hiện khi thấy bậc tam cấp có độ cao thấp hơn so với theo thiết kế ban đầu. Cụ thể, trường hợp của anh Vân, bậc tam cấp sẽ gồm 3 bậc, mỗi bậc cao 15cm, tức là độ cao từ sân đến sàn nhà sẽ là 45cm, thì hiện trạng 3 bậc chỉ còn 30cm. Cho thấy, căn biệt thự này đã bị hụt độ cao giữa cốt nhà và cốt đường, sai số khoảng 20cm.

Sau khi tìm hiểu hồ sơ về dự án, anh Vân phát hiện ra chủ đầu tư đã thi công sai độ cao nền nhà so với thiết kế đã được phê duyệt. Hiện trạng cốt nhà của anh Vân là -300, trong khi thiết kế được cơ quan chức năng phê duyệt là -750, sai số - 450. Việc thi công sai cốt nền làm toàn bộ ngôi nhà bị tụt thấp, không đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ của ngôi nhà.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Nước ngập hết con đường vào các biệt thự.

Nguyên nhân là do chủ đầu tư trong quá trình thi công đã "xác định nhầm" cao độ cốt giữa các phân khu, gây ra hiện tượng không đồng nhất các cốt nhà trong khu đô thị. Cụ thể, khu biệt thự bị thụt cốt khoảng một nửa là 150 căn (sai số -450), khu liền kề bị thụt toàn bộ 236 căn (sai số -150). “Đây là sai phạm cơ bản trong thi công xây dựng làm ảnh hưởng lớn tới chất lượng căn nhà và các thông số kỹ thuật đã được ghi rõ tại hợp đồng mua bán”, anh Vân cho biết.

Tại cuộc họp với khách hàng vào ngày 14/6, Tổng giám đốc An Khánh JVC Park Young Su đã xin lỗi khách hàng vì những vấn đề xảy ra với các căn biệt thự.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Tất cả đều ngập trong nước.

Khi triển khai bán hàng giai đoạn 1 vào những năm 2009, sản phẩm đất nền nhà liền kề, biệt thự của dự án Splendora (trước đây có tên là Bắc An Khánh) trở thành “hàng nóng” trên thị trường bất động sản Hà Nội. Do tình trạng đầu cơ, lúc cao điểm thị giá chênh so với giá gốc mỗi suất nhà lên tới 5-7 tỷ đồng, thậm chí có căn chênh tới 13 tỷ đồng, trong khi giá gốc chủ đầu tư đưa ra cũng đã không hề thấp (40-50 triệu đồng/m2). Chính vì phải bỏ ra một số tiền lớn như vậy, nên hầu hết các khách hàng không chấp nhận bất cứ sai sót nào của chủ đầu tư.

Tuy nhiên, đối với việc sai cốt nền lần này, nếu đúng theo phản ánh của khách hàng, không chỉ một hay hai căn biệt thự bị lỗi thi công sai thiết kế mà toàn bộ khoảng 160 căn biệt thự cùng với 236 căn liền kề. Như vậy, nếu phía chủ đầu tư chấp nhận bồi thường số tiền lên đến cả tỷ đồng mỗi căn, tổng số tiền Splendora phải bồi thường cho khách hàng có thể lên đến trên 150 tỷ đồng.

Posted Image

Posted Image

Dù đã được mở cả 2 nắp cống nhưng nước vẫn lênh láng.

Trong khi đó, theo các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, việc nâng cốt nền lên đúng so với thiết kế ban đầu là việc gần như không thể thực hiện. Vì vậy, nếu chọn phương án đền bù, An Khánh JVC liệu có sẵn sàng “chịu chi” số tiền lớn như vậy để giữ chữ tín và niềm tin với khách hàng?

Trước đó, một chủ đầu tư ngoại khác là Perdana ParkCity – dự án Park City (Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội) đã chấp nhận tiêu tốn 150 – 200 tỷ đồng để đập toàn bộ móng của các căn biệt thự tại tiểu khu Ngọc Lan, xây mới hoàn toàn do vướng phải sự cố lún móng, để khẳng định uy tín của chủ đầu tư đối với khách hàng.

Theo Châu Anh

VTCNews

==================================

“Tôi không hiểu với kinh nghiệm thi công lâu năm của nhà thầu mà một nguyên tắc cơ bản nhất là nhà không được thấp hơn mặt đường mà cũng làm sai. Về phong thủy như vậy là đã không được rồi, chưa nói gì đến sự bất tiện cho khách hàng khi chuyển về sống tại đây. Nếu nhận căn hộ như thế này không lẽ cứ mưa gió là phải bắc cầu đi vào nhà?”, anh T bức xúc nói.

Thấy chưa! Có cả phoengshui đấy nhá. Phoengshui Lạc Việt xác định: Nền nhà thấp hơn mặt đường là Dương xâm phạm vào Âm, hại chủ gia. Nhà tôi cao hơn mặt đường tới 1m lận. Nhưng bạn thấy không: Trông vẫn rất hài hòa. Không bị cô âm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kinh tế Trung Quốc và lời nguyền nhà cao tầng

Thứ năm, 8/8/2013 10:50 GMT+7

http://kinhdoanh.vne...ng-2861924.html

Dự án Sky City vừa được Trung Quốc động thổ cuối tháng 7 với kỳ vọng sẽ là tháp cao nhất thế giới, bất chấp lời nguyền nhà chọc trời đi liền với suy thoái kinh tế ám ảnh suốt 150 năm qua.

Nhà chọc trời là điềm báo khủng hoảng kinh tế

Câu lạc bộ nhà chọc trời đón thành viên mới

Ngày 20/7 vừa qua, Trung Quốc đã cho động thổ dự án Sky City tại thành phố Changsha. Tòa nhà dự kiến hoàn thành năm 2014 với tổng kinh phí ước tính gần 1,5 tỷ USD. Và với chiều cao 838m, nó sẽ vượt mặt Burj Khalifa (Dubai) để thành tòa tháp cao nhất thế giới.

Andrew Lawrence - Giám đốc bộ phận nghiên cứu bất động sản khu vực Trung Quốc – Hong Kong tại Tập đoàn Dịch vụ tài chính CIMB (Malaysia) cho biết: "Suốt 150 năm qua, Skyscraper Index luôn cho thấy mối liên hệ giữa sự ra đời của các tòa nhà cao nhất thế giới và suy thoái kinh tế. Với Trung Quốc, chẳng có lý do gì việc này sẽ thay đổi". Theo chỉ số trên, cứ mỗi lần thế giới có tòa tháp cao nhất ở nước nào, nước đó sẽ suy thoái kinh tế sau một thời gian ngắn.

Posted Image

Sky City sẽ là tòa tháp cao nhất thế giới khi hoàn thành. Ảnh: Dvice

Tại Mỹ, Chrysler Building được xây xong ngày 23/10/1929, biến đây thành tòa tháp cao nhất thế giới thời đó với 319m. Nhưng chỉ 5 ngày sau, thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc 13%, đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới vào cuộc Đại suy thoái.

Tháng 3/1996, tháp đôi Petronas của Malaysia được hoàn thành và cũng là tòa tháp cao nhất thế giới với 452m. Chỉ 16 tháng sau, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra. Thị trường chứng khoán Malaysia mất nửa giá trị, tính đến cuối năm 1997.

Còn ở Dubai, tòa tháp 828m Burj Khalifa được xây xong tháng 10/2009. Hai tháng sau, tiểu quốc này bị khủng hoảng nợ càn quét khi khủng hoảng tài chính lan rộng khắp thế giới. Các cơn bão kinh tế tương tự cũng từng xảy ra sau khi tòa Empire State Building (Mỹ), Trung tâm thương mại thế giới (Mỹ) và Taipei 101 (Đài Loan, Trung Quốc) hoàn thành.

Lawrence tin rằng cả sự bùng nổ xây dựng và cơn bão tài chính đều có mối liên hệ mật thiết với tăng trưởng tín dụng. Ông cho biết: "Việc này cũng giống như Trung Quốc trước năm 2008 vậy".

Thời điểm đó, để ngăn cản ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, Trung Quốc đã tung ra rất nhiều biện pháp nới lỏng tiền tệ, nhằm tăng thanh khoản và đầu tư cho nền kinh tế. Rất nhiều nhà phân tích cho rằng những chính sách trên đã gieo mầm cho bong bóng tín dụng và bất động sản, giờ đang là nỗi ám ảnh với nhà đầu tư và các công ty xây dựng.

Lawrence cho biết: "Trung Quốc sẽ xây tới 40% các tòa nhà chọc trời của thế giới trong 4 năm tới. Rõ ràng là họ đang tạo ra bong bóng xây dựng". Tuần trước, tòa tháp cao nhất nước này - Shanghai Tower cũng đã được cất nóc. Với chiều cao trên 600m, đây sẽ là tháp cao nhì thế giới, chen vào giữa Burj Khalifa và Taipei 101.

Art Gensler – nhà sáng lập Tập đoàn thiết kế và kiến trúc Gensler nhận xét: "Tôi cho rằng họ chỉ muốn có thứ gì đó làm biểu tượng thôi. Và Shanghai Tower sẽ là biểu tượng của Trung Quốc".

* Trung Quốc mọc thêm cả chục thành phố ma

* Thành phố chết trong cú hạ cánh của Trung Quốc

Dù vậy, giới phân tích vẫn ngày càng lo ngại về hậu quả nếu bong bóng xây dựng ở Trung Quốc vỡ vụn. Michael Pettis – Giáo sư tài chính tại Đại học Bắc Kinh cho biết: "Câu chuyện của Trung Quốc vừa rẽ ngoặt sang hướng tồi tệ hơn. Nền kinh tế này dường như sắp sụp đổ, và có thể kéo theo cả thế giới".

Các dữ liệu kinh tế công bố tháng trước cho thấy GDP nước này chỉ tăng 7,5% trong quý II, thấp nhất trong 9 tháng, theo Tổng cục thống kê Trung Quốc. Trong khi đó, suốt hơn ba thập kỷ qua, tăng trưởng trung bình của nước này là 10% mỗi năm.

Thùy Linh (theo CNN)

Ý kiến bạn đọc (1)

Bùng nổ toà nhà chọc trời (Skyscraper - theo định nghĩa là cao từ 200m trở lên) thường diễn ra khi tình trạng bong bóng BĐS "căng phồng", và khi bong bóng nổ tung thì hậu quả sẽ rất nguy hiểm cho nền kinh tế

Trả lời| Thích24

Nguyễn Trung Nghĩa - 16:23 8/8/2013

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kinh tế Trung Quốc và lời nguyền nhà cao tầng

Thứ năm, 8/8/2013 10:50 GMT+7

http://kinhdoanh.vne...ng-2861924.html

Dự án Sky City vừa được Trung Quốc động thổ cuối tháng 7 với kỳ vọng sẽ là tháp cao nhất thế giới, bất chấp lời nguyền nhà chọc trời đi liền với suy thoái kinh tế ám ảnh suốt 150 năm qua.

Nhà chọc trời là điềm báo khủng hoảng kinh tế

Câu lạc bộ nhà chọc trời đón thành viên mới

Sky-City-1-1375931801_500x0.jpg

Sky City sẽ là tòa tháp cao nhất thế giới khi hoàn thành. Ảnh: DviceThùy Linh (theo CNN)

Có nguyền rủa gì đâu. Theo Phong thủy Lạc Việt thì đây là trường hợp cực Âm và cách cô Âm tuyệt đối - Khi cô Âm sinh thì Âm Dương không giao hòa, không phát triển được, tất suy vong. Lại còn phạm cách Âm xâm phạm vào Dương. Nhà cao còn là Mộc hình khắc thổ khí.

Đã vậy, lại còn động thổ ngày 20/ 7 tức ngày 13 tháng Sáu Âm lịch, ngày Thiên lao Hắc Đạo Tam nương sát. E rằng chưa xây xong đã có chuyện lớn.

Hãy chờ xem.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites