Thiên Sứ

Bất Động Sản Hiện Nay Với Cái Nhìn Từ Phong Thủy Lạc Việt

159 bài viết trong chủ đề này

Posted Image

Giữ đúng lời hứa, TS Alan Phan đã nhanh chóng có bài viết trả lời 15 câu hỏi chất vấn ông quan điểm về thị trường BĐS Việt Nam của CLB BĐS Hà Nội. Ảnh: VNE.

Một chút lịch sử

Dĩ nhiên, tất cả bàn luận trên đây dựa trên quy luật thị trường. Nhiều bạn sẽ nói là nền kinh tế chúng ta có “định hướng xã hội” nên chánh phủ phải nhẩy vào can thiệp hay cứu trợ khi “con cái” gặp hoạn nạn.

Chắc Quý vị còn nhớ, có khi giá nhà đất lên cao cả mấy trăm phần trăm mỗi năm vào thập kỷ 1995-2006, không ai kiến nghị chánh phủ phải can thiệp để cứu người tiêu dùng bằng cách ngăn chận mọi sự tăng giá (nhiều khi phi pháp). Các nhà sản xuất BĐS quên mất “định hướng xã hội” của Việt Nam và ủng hộ triệt để nguyên lý thị trường.

Bây giờ, vào nửa hiệp sau của trận bóng, các cầu thủ lại yêu cầu trọng tài áp dụng một luật chơi mới? Tính bất nhất này làm mọi biện luận của Quý vị trở nên ngây ngô cùng ngạo mạn.

Đọc bài trả lời của Mr Phan Lão Say thấy sướng cả lỗ nhĩ .

Không biết Túy Lão có "cú" mấy vị đại gia bất động sản, vì đã nộp tiền mua nhà cho chủ đầu tư mấy năm nay, nhưng được chưa giao. Cho nên phẫn nộ quá không!

Chứ Thiên Sứ tui thì không bị. Nên thấy bình thườngPosted Image.

Share this post


Link to post
Share on other sites

THẦY BÓI XEM VOI

Cứ nói đến bói toàn, thì người ta nghĩ ngay đến "mê tín dđoan, không có "cơ sở khoa học". Nhưng mà chính các Qúi vị - như ngài Alan Phan và hội BĐS - cũng đang xem bói, mà lại cứ từ đúng trở lên mới l. Làm cho dân Lý học bọn tôi cảm thấy tủi thân. Cho nên mới có vài lời tâm sự như sau:

Các Qúi vị hội BĐS bảo rằng thì là: có 30.000 tỷ sẽ cứu được BĐS, kinh tế sẽ khởi sắc, mọi chuyện đều tốt đẹp. Đấy là một "qu".

Ngài Alan Phan thì bảo: không phải, còn lâu. Đấy lại là một "quẻ" khác.

Vâng! Dưới góc nhìn của dân bói toán Lý học chúng tôi thì các Qúi vị cũng chỉ là đang xem bói thôi. Nhưng các Qúi vị tự cho mình là khoa học. cho dù việc này cũng phải chờ chứng nghiệm xem ai đúng ai sai thế nào, y như chúng tôi gieo quẻ, phán rằng vậy ... Và có thể các Qúi cũng trật lất như những Thầy bói miệt vườn của chúng tôi thôi!!!Posted Image

Bới vậy thấy ngài Alan Phan đề nghị dừng cuộc tranh luận này, thì đứng về góc độ khoa học cũng không nên bói toán, mê tín dị đoan làm gì ...

Suy cho cũng bản chất cũng giống nhau cả!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không biết Túy Lão có "cú" mấy vị đại gia bất động sản, vì đã nộp tiền mua nhà cho chủ đầu tư mấy năm nay, nhưng được chưa giao. Cho nên phẫn nộ quá không!

Chứ Thiên Sứ tui thì không bị. Nên thấy bình thường.

Tiền uống rượu còn chưa đủ Cụ ạ thì làm gì có tiền mà cọc với chẳng chống cú là cú cái thái độ "bầy đàn" hay nói cách khác là "Nhóm" khi chúng nó muốn đánh vào vấn đề gì cũng lôi cái chữ "cộng đồng" ví dụ : như cộng đồng Khoa học, hay hiệp hội BĐS, Hội các nhà nghiên cứu khoa học, ... Các hội nhóm này thường phủ nhận các ý tưởng của người khác và hay vỗ ngực "duy ngã độc tôn" nhưng khi chết thì họ có nhiều lý do, nguyên nhân khách quan, và kêu rên để đòi được bú mớm.

Lão say chỉ đau cho dân Việt trước sau gì thì cũng vẫn thiệt. Tiền BĐS có đổ ra cứu thì vẫn là tiền thuế của dân mà cứu cho dân thì với tiền đó chỉ như 1kg muối đổ xuống hồ Tây. Mà cứu giới BĐS thì khác nào "bòn nơi khố rách đãi nơi quần hồng" mà chắc chắn là không cứu nổi Cụ ợ. Khi mà Âm vẫn thịnh chắc chắn Dương còn suy. Bầy đàn Trê còn đông lúc nhúc thì Cóc chưa thể mở miệng được đấy cụ ạ.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiền uống rượu còn chưa đủ Cụ ạ thì làm gì có tiền mà cọc với chẳng chống cú là cú cái thái độ "bầy đàn" hay nói cách khác là "Nhóm" khi chúng nó muốn đánh vào vấn đề gì cũng lôi cái chữ "cộng đồng" ví dụ : như cộng đồng Khoa học, hay hiệp hội BĐS, Hội các nhà nghiên cứu khoa học, ... Các hội nhóm này thường phủ nhận các ý tưởng của người khác và hay vỗ ngực "duy ngã độc tôn" nhưng khi chết thì họ có nhiều lý do, nguyên nhân khách quan, và kêu rên để đòi được bú mớm.

Lão say chỉ đau cho dân Việt trước sau gì thì cũng vẫn thiệt. Tiền BĐS có đổ ra cứu thì vẫn là tiền thuế của dân mà cứu cho dân thì với tiền đó chỉ như 1kg muối đổ xuống hồ Tây. Mà cứu giới BĐS thì khác nào "bòn nơi khố rách đãi nơi quần hồng" mà chắc chắn là không cứu nổi Cụ ợ. Khi mà Âm vẫn thịnh chắc chắn Dương còn suy. Bầy đàn Trê còn đông lúc nhúc thì Cóc chưa thể mở miệng được đấy cụ ạ.

! Thôi thì cũng biết thế. Hì!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dân sẽ được hỗ trợ vay mua nhà ở xã hội

Cập nhật lúc 06:00, 01/04/2013

Quan điểm của Chính phủ là sẽ sửa các quy định cần thiết để người dân được vay vốn mua nhà ở xã hội, chứ không chỉ là vay để đi thuê.

Khẳng định trên được Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đưa ra tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, chiều 29/3.

Posted Image

Người dân sẽ được vay vốn mua để mua nhà ở xã hội, chứ không phải đi thuê

Ngoài việc điều chỉnh đối tượng và mục đích vay có hỗ trợ nói trên, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cũng cho biết, Chính phủ nói rõ rằng, thời hạn vay ưu đãi cũng nên kéo dài hơn. Đồng thời, yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phải có giải pháp, phương án cụ thể để làm sao lãi suất vay ưu đãi tối đa là như vậy, nhưng có thể giảm thêm và trong tương lai không thể vượt quá lãi suất thông thường trên thị trường, để tạo điều kiện cho người mua nhà.

Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã công bố dự thảo thông tư quy định về việc dành 30.000 tỷ đồng cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/2013 của Chính phủ, áp dụng đối với các đối tượng là cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, đối tượng có thu nhập thấp vay để thuê, thuê mua nhà ở xã hội có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2; các doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội; các doanh nghiệp là chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi công năng sang dự án nhà ở xã hội, theo thông báo của Bộ Xây dựng.

Theo nội dung dự thảo, các ngân hàng thương mại nhà nước phải dành tối thiểu 3% tổng dư nợ cho vay tại thời điểm cuối năm trước để cho vay các đối tượng cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, đối tượng có thu nhập thấp, các doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội; các doanh nghiệp là chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi công năng sang dự án nhà ở xã hội với lãi suất và thời hạn phù hợp.

Về lãi suất cho vay, gói hỗ trợ trên dự kiến áp dụng lãi suất ổn định 6%/năm đến thời điểm 15/4/2016 (trong 3 năm). Sau thời điểm này khách hàng tiếp tục được hưởng chính sách lãi suất hỗ trợ theo công bố của Ngân hàng Nhà nước. Thời hạn cho vay, đối với đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà thì thời hạn cho vay tối thiểu 10 năm và tối đa là 5 năm đối với doanh nghiệp.

Tuy nhiên, sau khi dự thảo được công bố, dư luận đã tỏ ra khá thất vọng bởi, thay vì được vay mua nhà ở xã hội, Ngân hàng Nhà nước chỉ quy định cho vay để thuê, thuê mua. Riêng việc vay để mua chỉ áp dụng với nhà ở thương mại.

Theo Chinhphu.vn

======================

Biện pháp này có vẻ khả thi hơn. Vấn đề còn lại là phương pháp thực hiện.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dân sẽ được hỗ trợ vay mua nhà ở xã hội

Cập nhật lúc 06:00, 01/04/2013

Về lãi suất cho vay, gói hỗ trợ trên dự kiến áp dụng lãi suất ổn định 6%/năm đến thời điểm 15/4/2016 (trong 3 năm). Sau thời điểm này khách hàng tiếp tục được hưởng chính sách lãi suất hỗ trợ theo công bố của Ngân hàng Nhà nước. Thời hạn cho vay, đối với đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà thì thời hạn cho vay tối thiểu 10 năm và tối đa là 5 năm đối với doanh nghiệp.

Tuy nhiên, sau khi dự thảo được công bố, dư luận đã tỏ ra khá thất vọng bởi, thay vì được vay mua nhà ở xã hội, Ngân hàng Nhà nước chỉ quy định cho vay để thuê, thuê mua. Riêng việc vay để mua chỉ áp dụng với nhà ở thương mại.

Theo Chinhphu.vn

======================

Biện pháp này có vẻ khả thi hơn. Vấn đề còn lại là phương pháp thực hiện.

Sư phụ ơi, cái này cũng có vẻ khả thi đúng như Sư phụ nói "...Có vẻ.." thôi ạ, vì nếu không cần thận sẽ bị quả lừa to tướng ĐẨY NỢ SANG CHO NGƯỜI SỬ DỤNG, vì biết sau 3 năm thì lãi suất hỗ trợ sẽ là bao nhiêu? như thế nào? thì còn phụ thuộc và tình hình Kinh tế hiện thời.

Như vậy quả nợ lúc này sẽ chuyển sang nằm trong tay người sử dụng rồi ạ. vẫn khổ cái anh có tên là "Dân" thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư phụ ơi, cái này cũng có vẻ khả thi đúng như Sư phụ nói "...Có vẻ.." thôi ạ, vì nếu không cần thận sẽ bị quả lừa to tướng ĐẨY NỢ SANG CHO NGƯỜI SỬ DỤNG, vì biết sau 3 năm thì lãi suất hỗ trợ sẽ là bao nhiêu? như thế nào? thì còn phụ thuộc và tình hình Kinh tế hiện thời.

Như vậy quả nợ lúc này sẽ chuyển sang nằm trong tay người sử dụng rồi ạ. vẫn khổ cái anh có tên là "Dân" thôi.

Đồng ý! Nhưng nếu họ thật sự có nhu cầu thì sẽ chấp nhận nợ. Bởi vậy mới nói: "vấn đề là phương pháp thực hiện". Tuy nhiên, cho dù biện pháo này thực thi một cách hoàn hảo thì cũng chỉ là một cách giải quyết cục bộ.

Bản chất của vấn đề là: Nếu kinh tế phát triển mạnh mẽ và cân đối

thì không có khái niệm bong bóng BDS. Hay nói chính xác là bong bóng BDS không gây ảnh hường lớn. Chưa hết ý. Nhưng tạm là như vậy.

Đại khái nó giống như một cái xe đã quá cũ nát. Nhưng người ta chỉ tập trung sửa cái bugi. Sửa xong cái bugi rồi, cái xe vẫn không chạy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ây zzza...Vẫn không ngừng xuất hiện những anh Hùng... lớp sau giàu hơn lớp trước nhiều, Posted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted Image!!!!

http://vietnamnet.vn...-thanh-hoa.html

Dinh thự triệu đô rộng 50.000m2 của đại gia Thanh Hóa

1/03/2013 10:27 GMT+7

Tường bao quanh dài hàng km làm bằng mê-ka dày, trong suốt, dinh thự của đại gia Cao Tiến Đoan (Thanh Hóa) còn có hồ cá, khu vực trồng tùng...

Khu biệt thự được xây dựng theo kiểu kiến trúc châu Âu với màu sơn trắng phủ toàn bộ. Kiến trúc nhà mái lệch, tháp nhọn, sân vườn, vườn cây ao cá đã tạo thành một quần thể hài hòa.

Dinh thự của đại gia này tọa lạc trên khu đất rộng hơn 50.000m2 (5ha), được chia thành nhiều khu vực. Chủ nhân của nó đã bỏ tiền để tạo một quả đồi trong khuôn viên để tạo điểm nhấn; hồ cá cảnh; khu vực trồng tùng, cây cảnh, hòn non bộ xen kẽ.

Posted Image

Posted Image

Toàn cảnh ngôi biệt thự với rất nhiều cây xanh, hồ nước rộng lớn.

Posted Image

Đàn cá vàng trong ao.Khu vực trong cùng rộng cả ngàn mét được xây dựng khu thờ tự là một ngôi nhà sàn cách tân, có cột, kèo bằng gỗ nhưng tường xây gạch để mộc tạo nét cổ kính. Nó trong ra chiếc hồ rộng vài trăm m2, có đài phun nước tạo cảnh quan.

Bao xung quanh khu dinh thự là hàng km2 tường bao được làm bằng mê-ka dày trong suốt khiến không gian càng thêm mở. Một con đường trải nhựa cũng được đại gia này bỏ tiền ra xây dựng chạy song song với con sông tự nhiên cạnh khu biệt thự.

Trước đó, đại gia xứ Thanh này sống trong một khu biệt thự xây dựng vài tỷ đồng. Để xây dựng khuôn viên mới, ông đã bỏ tiền mua thêm đất của nhà dân xung quanh đồng thời đập bỏ ngôi nhà cũ mới qua hơn một năm sử dụng.

Nổi tiếng là một doanh nhân thành đạt ở Thanh Hóa trong lĩnh vực bất động sản, địa ốc, đại gia Cao Tiến Đoan còn là tâm điểm được dư luận quan tâm khi đồn đoán ông có ý tưởng đầu tư kinh doanh trực thăng taxi.

Ông cho biết, khoảnh đất rộng sau khu biệt thự để xây dựng bãi đỗ của máy bay trực thăng. Cùng ngắm thêm một số hình ảnh của khu biệt thự triệu đô này:

Posted Image

Posted Image

Ngoài ngôi nhà, đại gia này còn rất chú ý đến việc chăm chút khuôn viên vườn, hồ nước, lối ra vào.

Posted Image

Khuôn viên rộng ngút mắt.

Posted Image

(Theo Kênh 14/TTVN)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Địa ốc tháng 3 nóng với tranh cãi để bất động sản rơi tự do

Thứ hai, 1/4/2013, 12:07 GMT+7

Cuộc tranh cãi về việc có nên để bất động sản rơi tự do, hàng loạt vụ khiếu kiện giữa khách hàng và chủ đầu tư, cuộc đua hóa kiếp nhà ở thương mại diễn ra ở cả Hà Nội và TP HCM... đã hâm nóng thị trường tháng 3.

'Tôi sững sờ với giá nhà ở Việt Nam'

Gói hỗ trợ lãi suất 6% trị giá 30.000 tỷ đồng của Chính phủ cho người thu nhập thấp vay mua nhà còn chưa kịp thực hiện nhưng đã xảy ra cuộc tranh cãi về việc có nên cứu bất động sản hay không. Tiến sĩ Alan Phan, chuyên gia kinh tế cho rằng nên để bất động sản tiếp tục "rơi tự do" sau đó sẽ tự điều chỉnh, chứ không nên sử dụng gói hỗ trợ. Ông lo ngại nguy cơ lạm phát nếu Chính phủ tung ra gói cứu trợ này. Chuyên gia này cũng cho rằng, nếu không cứu, có thể giá địa ốc còn giảm thêm 30-50% nữa.

Posted Image

TS Alan Phan cho rằng nếu để bất động sản rơi tự do, giá có thể giảm thêm 30-50% nữa. Ảnh: Hoàng Hà

Không đồng tình với quan điểm của Tiến sĩ Alan Phan, hơn 1.000 hội viên Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cho rằng giá nhà ở Việt Nam hiện nay có thể chưa phù hợp với thu nhập. Tuy nhiên, các nguyên vật liệu, trang thiết bị cao cấp để xây dựng chủ yếu đều phải nhập nên đã góp phần rất lớn đội giá địa ốc lên cao. Những nhà làm bất động sản cũng cho rằng nếu phá sản dây chuyền, điều gì sẽ xảy ra với những người đã góp vốn mua nhà, hơn nữa cuộc sống của những người hoạt động trong lĩnh vực này cũng như gia đình họ sẽ vô cùng khó khăn.

Trước những "chất vấn" của hội viên bất động sản, ông Alan Phan cho rằng các nhà đầu tư vin vào lý do giá đất, nguyên vật liệu, chi phí bôi trơn... để giải thích việc giá nhà cao ngất trời cho thấy cách làm ăn thiếu hiệu quả cũng như sự yếu kém của các quyết định bầy đàn và chụp giật.

Giai đoạn 1995-2006, khi giá nhà đất lên cao, không ai kiến nghị Chính phủ phải can thiệp. Nay, việc các nhà đầu tư trông chờ vào Chính phủ giải cứu, được ông Alan Phan ví von với tình huống các “cầu thủ” yêu cầu trọng tài áp dụng luật chơi mới khi trận bóng đã đi quá nửa.

Giá nhà ở Việt Nam quá cao

Câu chuyện về giá nhà tại Việt Nam một lần nữa lại thu hút sự chú ý của dư luận khi một chuyên gia Quản lý bất động sản khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, ông Sam Cucurullo cho biết cảm thấy sững sờ với giá nhà Việt Nam. Trước đó, Ủy ban Kinh tế Quốc hội cũng cho biết, giá nhà ở trung bình cao hơn 25 lần so với thu nhập bình quân của người lao động. Giá nhà ở lớn hơn gấp 5 lần so với các nước phát triển và gấp 10 lần so với các nước chậm phát triển. Trong khi đó, so với thu nhập, giá bất động sản trung bình ở các nước châu Âu chỉ bằng 7 lần, Thái Lan 6,3 lần, Singapore là 5,2 lần.

Chạy đua hóa kiếp nhà thương mại

Để tăng tính thanh khoản, các chủ đầu tư đang trong cuộc chạy đua hóa kiếp nhà thương mại thành nhà ở xã hội. Tại TP HCM, Công ty 584, Công ty Việt Liên Á, Công ty Lan Phương... đều đang tính toán việc "gắn mác" nhà ở xã hội cho các dự án của mình. Ở Hà Nội, Công ty Licogi 18 cũng dự định xin chuyển một dự án thành nhà ở xã hội. Trước đó, chủ đầu tư dự án Trung Văn, Tổ hợp chung cư AZ Thăng Long, Khu nhà ở thương mại cao tầng đô thị Sông Đà... đều xin chuyển từ nhà thương mại sang nhà xã hội.

Khách hàng lại đồng loạt bao vây chủ đầu tư 'đòi nhà'

Hàng loạt vụ khiếu kiện của khách hàng và chủ đầu tư tiếp tục xảy ra trong tháng 3. Khách hàng Chung cư C2 Xuân Đỉnh (Hà Nội), Petrolandmark (TP HCM) để đòi nhà. Khoảng 100 khách mua nhà 52 Lĩnh Nam (Hà Nội) cũng cho biết đã cầu cứu Bộ Xây dựng sau khi những mâu thuẫn với chủ đầu tư không được giải quyết.

25 khách hàng tại dự án Splendora, Bắc An Khánh do Công ty Liên doanh TNHH Phát triển đô thị mới An Khánh (An Khánh JVC) làm chủ đầu tư cũng cho biết đang có đơn kiện chủ đầu tư do thi công nhà kém chất lượng.

Về hoạt động mở bán, tháng 3, tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM có 8 dự án căn hộ được chào hàng, trong đó, giá cao nhất đối với loại căn hộ là 25 triệu đồng một m2.

Dưới đây là giá tham khảo một số dự án được mở bán trong tháng 3 theo dữ liệu cập nhật của Home Direct:

Địa bàn Tên dự án Quận/Huyện

Giá mở bán

(triệu đồng/m2)

Hà Nội CT3C Hoàng Quốc Việt Residentials Từ Liêm 24

Hà Đô Park View Cầu Giấy 25

Hồ Gươm Plaza Hà Đông 19,6

CT2 Trung Văn Từ Liêm 17,8

Spring Tower Thanh Xuân 19,2

Kim Văn Kim Lũ Hoàng Mai 10-14,5 TP HCM Nhất Lan 3 Bình Tân 11,5

Happy Valley Quận 7 30 Bình Dương Sora Gardens I Thủ Dầu Một 1,38 - 2,33 tỷ đồng/căn Bà Rịa - Vũng Tàu Khu dân cư Cinderella TP Bà Rịa 2,34 triệu đồng/m2 đất nền Quảng Ninh Hạ Long Marina TP Hạ Long 2,1 tỷ đồng/căn liền kề

Ngọc Tuyên

================

Cứu như thế nào mới là vấn đề cần bàn. Còn chi 30. 000 tỷ là một trong những giải pháp cụ thể được đề xuất. Giải pháp cụ thể này có khả thi hay không thì tôi nghĩ TS Ala Phan đúng!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vợ cũ tố chủ tịch CLB Bất động sản HN bạo hành

(Phunutoday) - Đã ly hôn nhưng bà Hoàng Thị Minh Thảo (SN 1969, trú ở phường Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội) liên tục bị chồng cũ của bà là ông Nguyễn Hữu Cường (SN 1962, Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội) bạo hành, đánh đập bà nhiều lần. Bà đã nhiều lần gửi đơn tố cáo lên cơ quan chức năng can thiệp.

Posted Image

Vết đấm trên cổ chị Thảo bị chồng cũ đấm đã xưng đỏ (Nguồn TP)

Chiều ngày 12/1/2011, trao đổi với Phunutoday, một cán bộ Công an Phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, TP Hà Nội cho biết: Vụ việc bà Hoàng Thị Minh Thảo (SN 1969, trú ở phường Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội) gửi đơn tố cáo chồng cũ của bà là ông Nguyễn Hữu Cường (SN 1962, Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội) bạo hành bà nhiều lần từ sau khi ly hôn; cơ quan chức năng đang điều tra và làm rõ.

Sáng nay (12/1/2012), bà Thảo vừa bị chồng cũ đấm nhiều nhát vào cổ họng, dùng giày đinh đá nhiều nhát vào chân và cơ thể khi hai người xảy ra xô xát tại căn hộ 333 đường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội.

Theo Trung tá Lê Thanh Tân – Trưởng CAP Ngọc Khánh cho biết trên Báo Tiền Phong, từ 31/12/2011 đến nay, Công an phường đã 5 lần mời vợ chồng bà Thảo lên giải quyết. Do mỗi bên đều đưa ra những thông tin khác nhau, do vậy, công an phường sẽ tiếp tục điều tra, làm rõ các nội dung tố cáo.

Được biết, năm 2004, bà Thảo và ông Cường ly hôn tại TAND quận Ba Đình, và hai vợ chồng có sở hữu chung căn hộ ở 333 đường Kim Mã, Ba Đình. Tuy nhiên, cũng từ đó, hai bên liên tục phát sinh mâu thuẫn trong việc sử dụng, quản lý căn hộ nói trên.

Theo như trong đơn tố cáo gửi lên, ông Cường thường xuyên thuê khoảng 15-20 người đàn ông đến ở cùng nhà mẹ con bà Thảo để đe doạ, thị uy, khiến cuộc sống của mẹ con bà vô cùng bức bối, lo sợ.

Vào cuối năm 2010, sau khi nhận được đơn tố cáo của bà Thảo, Công an phường Ngọc Khánh đã mời bà Thảo cùng ông Cường lên trụ sở làm việc. Tại đây, công an phường đã yêu cầu hai bên lập bản cam đoan giữa các bên không tự ý xâm phạm tài sản chung của mỗi bên tại căn nhà 333 Kim Mã. Đồng thời nghiêm cấm việc đe dọa hoặc đưa người khác đến gây sự, đánh đập làm tổn hại phía bên kia.

Tuy nhiên, ông Cường lại không chấp hành như bản cam kết đã thống nhất với công an phường, tiếp tục gây sự và bạo hành mẹ con bà Thảo.

Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra và làm rõ.

Tường Vi (tổng hợp)

======================

Tin này đã có cách đây hơn 1 năm rồi, không biết ông Cường trong bài này có phải là Ông Cường Chủ Tịch CLB BĐS Hà nội rất nổi tiếng đang tranh luận với Tiến Sỹ Alan Phan hay không???

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cẩn thận đấy ngài tỷ phú Waren Bốc Phét! Người ta nổi tiếng thế thì làm gì có chuyện vũ phu vậy. Không khéo nhầm lẫn thông tin thì họ kiện lại mang vạ đấy! Thiên hạ thiếu gì người trùng tên. Còn Câu Lạc Bộ thì cũng đầy ra ở Hanoi. Cần kiểm chứng thông tin thật kỹ.

Hôm nay là ngày Cá tháng 4, lại gặp ngài Waren "Bốc Phét" thì nguy hiểm quá!Posted Image

Ơ! Dưng mà, lúc đầu báo chí thông tin là "Hiệp hội Bất Động Sản Hanoi" với hàng nghìn thành viên, sao bi wờ lại thành "Câu Lạc Bộ Bất động Sản Hanoi" là thế quái nào?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cẩn thận đấy ngài tỷ phú Waren Bốc Phét! Người ta nổi tiếng thế thì làm gì có chuyện vũ phu vậy. Không khéo nhầm lẫn thông tin thì họ kiện lại mang vạ đấy! Thiên hạ thiếu gì người trùng tên. Còn Câu Lạc Bộ thì cũng đầy ra ở Hanoi. Cần kiểm chứng thông tin thật kỹ.

Hôm nay là ngày Cá tháng 4, lại gặp ngài Waren "Bốc Phét" thì nguy hiểm quá!Posted Image

Ơ! Dưng mà, lúc đầu báo chí thông tin là "Hiệp hội Bất Động Sản Hanoi" với hàng nghìn thành viên, sao bi wờ lại thành "Câu Lạc Bộ Bất động Sản Hanoi" là thế quái nào?

Dạ con thấy tin này đã đăng cách đây hơn 1 năm, để rộng đường dư luận nên post lên đây ... chứ có biết gì đâu. Không tin Sư Phụ cứ vào link sau:

http://phunutoday.vn...o-hanh-2124274/

Share this post


Link to post
Share on other sites
TS Alan Phan nhận lời đối thoại cùng CLB BĐS Hà Nội
Cập nhật lúc 18:14, 01/04/2013

(ĐVO) - TS. Alan Phan thông tin đến Báo Đất Việt rằng: ông chính thức nhận lời đối thoại với CLB BĐS Hà Nội trong cuối tháng 4, đầu tháng 5/2013.

Posted Image
Giải cứu Bất động sản?

TS Alan Phan cho biết, sau khi nhận được lời mời đối thoại từ phía CLB BĐS Hà Nội cùng với lời khuyên của các bậc "trưởng thượng" như ông Phạm Đỗ Chí, cũng như nhận thấy rằng: đất nước đang cần những cuộc thảo luận rộng mở về các vấn đề này, nên việc ông "buông súng nước đầu hàng" sẽ làm ô nhiễm, xâm phạm đến danh dự của các vị “kẻ sĩ”.

Chính vì vậy, TS. Alan Phan đã chính thức nhận lời tham dự một cuộc “tranh luận trí thức” theo những quy luật sau:
- Tổ chức: Sẽ do một Viện Đại Học và Hiệp Hội BĐS (ông Lê Hoàng Châu làm Chủ tịch)
- Mục tiêu: Tạo nhiều góc nhìn đa chiều về vấn nạn BĐS với nhiều quan điểm độc lập và thực tiễn. Đề nghị những giải pháp khả thi và có cơ sở.
- Địa điểm: Tại một hội trường của Viện Đại Học
- Thời gian: Sau ngày 26/4 và trước ngày 12/5 (vì ông chỉ có mặt ở Việt Nam vào thời điểm này)
- Điều phối viên: Một giáo sư do Viện Đại Học tuyển chọn
- Đề tài: Do Ban Tổ Chức quyết định
- Tham dự: Khoảng 8 nhân vật có uy tín trong các ngành nghề liên quan đến BĐS TS. Alan Phan cũng đề xuất 8 nhân vật để Ban Tổ Chức mời tham dự. Bao gồm:
Chuyên viên: T/S Phạm Đỗ Chí, L/S Nguyễn Ngọc Bích, T/S Võ Trí Thành, G/S Đặng Hùng Võ, T/S Cao Sỹ Kiêm, T/S Trần Du Lịch… Ngân Hàng và Quỹ: Ông Don Lâm (Vina Land), ông Trương Văn Phước (Exim Bank), ông Peter Ryder (Indochina Capital), ông Nguyễn Đăng Hưng (SSI), ông Trần Mộng Hùng (ACB)… Chuyên nghiệp BĐS: Ông Đoàn Nguyên Đức (HAGL), ông Nguyễn Xuân Quang (Nam Long), ông Nguyễn Văn Đực (Đất Lành)…
"Không có kẻ thắng người thua trong tranh luận dựa trên trí thức. Không ai độc quyền chân lý. Một cuộc tranh luận cởi mở trên một sân chơi bằng phẳng là đích đến mong đợi của mọi người dân sau những ồn ào hỗn loạn của PR và tâm lý bầy đàn" - TS. Alan Phan chia sẻ.

Trước đó, ông Cường - Chủ tịch CLB BĐS Hà Nội cho biết, những nội dung họ mong đợi nhất đã không được TS Alan Phan trả lời cụ thể. “Tôi mong muốn TS Alan Phan hãy nhận lời mời của cộng đồng các doanh nghiệp bất động sản Hà Nội trò chuyện trực tiếp", ông Cường bày tỏ. Theo đó, sau bài viết của TS Alan Phan,CLB BĐS Hà Nội có lời mời chính thức TS Alan Phan ra Hà Nội dự một buổi hội thảo đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp thành viên của Câu lạc bộ để mọi người được nghe TS Alan Phan chia sẻ những bí quyết, kinh nghiệm của mình.

Duyên Duyên
=========================
Từ nhận xét rất Lý học, tôi thành thật chia buồn với ông Ala Phan, khi ông nhận lời đối thoại. Ông sẽ không thể thuyết phục được họ. Bởi vì, khi chỉ tranh luận một hiện tượng cục bộ với những nguyên nhân nội tại của chính hiện tượng đó, sẽ có những cái nhìn rất đa dạng tùy theo căn cơ của con người. Nói theo "pha học" là tùy theo khả năng nhận thức của họ. Ông chỉ đối thoại mà không phải là người giáo dục để nâng tầm nhận thức, nên ông sẽ không thể thuyết phục được họ. Cuối cùng, ông sẽ bị họ mỉa mai, đàm tiếu. Mà ngay cả trong trường hợp ông là bậc thầy trong truyền đạt kiến thức thì học trò ông không phải ai cũng hiểu được thày mình nói gì.
Lý học Đông phương nhận xét hiện tượng tranh luận "Cứu hay không cứu
bất động sản với gói cứu trợ 30 ngàn tỷ" này là gì?
Về bản chất nó có mục đích cứu vãn nền kinh tế với nhận thức cho rằng do bất động sản là nguyên nhân chủ yếu. Từ đó tập trung vào cứu bất động sản. Trong mục đích cứu bất động sản thì chương trình 30 ngàn tỷ là giải pháp cụ thể. Như vậy, việc rót 30 ngàn tỷ là kết quả của việc nhận thức nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân đó có chủ yếu làm cho nền kinh tế suy thoái hay không thì rõ ràng lại chưa bàn đến. Hay nói cách khác: Chưa xác định được nó có đúng là nguyên nhân chính hay không, hay chỉ là hiện tượng nổi bật?
Hay nói theo cách của Lý học: "tranh luận một hiện tượng cục bộ với những nguyên nhân nội tại của chính hiện tượng đó" , mà tôi đã nói ở trên. Nó sẽ giống như chuyện "con gà và quả trứng". Tệ hơn nữa là "Thày bói xem voi".
Ông muốn thành công thì ông phải vạch ra được nguyên nhân suy thoái của cả nền kinh tế và vạch ra được lối thoát trong đó có bất động sản.

Bởi vậy, cuộc tranh luận nếu chỉ giới hạn ở việc có chi 30 ngàn tỷ để cứu bất động sản hay không - hoặc một biện pháp cụ thể nào khác
- thì sẽ chẳng có kết quả nào cả. Cho dù toàn là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này. Lúc đầu tôi có ý định xoay vé mời đi dự. Nhưng sau thấy không cần thiết. Vì kết quả có thể biết trước.
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có 'đàn cá mập' theo sau TS Alan Phan

Ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch CLB BĐS Hà Nội đặt ra vấn đề trên và cho rằng những nội dung 1.000 doanh nghiệp mong đợi nhất đã không được TS Alan Phan trả lời cụ thể...

Posted Image

Ông Nguyễn Hữu Cường

Chờ đợi kế sách chứ không phải sự mỉa mai

Theo ông Cường, 15 câu hỏi của CLB là đại diện cộng đồng doanh nghiệp trong đó có những người làm chính sách, độc giả, người làm chủ đầu tư, sản xuất vật liệu xây dựng… nên khi TS Alan Phan hứa sẽ trả lời từng câu hỏi một, các thành viên của CLB BĐS đã rất mong chờ.

“TS Alan Phan đã trải qua 43 năm làm kinh tế ở Mỹ và Trung Quốc với rất nhiều cuốn sách được viết lại nên chúng tôi hi vọng ông ấy có thể đối thoại trực tiếp. Chúng tôi luôn trên tinh thần tôn trọng và cầu thị” - Ông Cường nhấn mạnh.

Tuy nhiên, nội dung trả lời của TS Alan Phan hôm 31/3 phần nào khiến nhiều người không hài lòng vì nội dung đã được nhắc rải rác trong các bài viết trước đó.

"Rất tiếc ông ấy không trả lời thẳng vào các câu hỏi của các hội viên. Chúng tôi rất cầu thị, hi vọng kinh nghiệm 43 năm của vị TS sẽ có những giải pháp có hàm lượng chất xám xứng đáng. Chứ không mong đợi những câu trả lời có tính mỉa mai, chua cay. Vì những người đang lo toan bộn bề, chúng tôi muốn có những giải pháp thực tế, để gỡ được nút thắt. Nhưng bài trả lời của ông đã thực sự làm mọi người thất vọng, khi đọc đi đọc lại không tìm ra được một giải pháp nào cả"- Ông Cường cho biết thêm.

Ông Cường cho rằng nếu ông TS đàng hoàng, sẽ trả lời thẳng và cụ thể vào 15 câu hỏi. Tất cả các doanh nghiệp đang loay hoay, các cơ quan quản lý cũng đang lúng túng. Nếu kiến thức uyên thâm như thế, có những khẳng định như thế. Thì rõ ràng phải có cơ sở để phát biểu. Nếu kịch bản diễn ra không cần tác động gì, thì bao nhiêu bộ ngành chỉ có ngồi chơi sao?

Có "đàn cá mập" theo sau TS Alan Phan?

Ông Cường đánh giá những bài viết của TS Alan Phan có nhiều điểm gợi mở, tuy nhiên đánh đồng bức tranh thị trường bất động sản về màu xám là toàn diện, vì vẫn có những điểm sáng như của Xí nghiệp Xây dựng Lai Châu...

Chủ tịch CLB BĐS Hà Nội cho rằng, với sự nhạy cảm của những người kinh doanh, các thành viên CLB cho rằng những bài viết của TS Alan Phan không còn với tư cách cá nhân mà nó như một sự dọn đường, như viết theo đơn đặt hàng. Khi TS dùng bề dày kinh nghiệm, thành tích ít người có được để tác động vào thị trường chứng khoán, tác động của bất động sản.

Từ đó, ông Cường cũng đặt câu hỏi: Phải chăng phía đằng sau những lời phát biểu đó là những 'tổ chức cá mập' đang rình rập các doanh nghiệp non trẻ của Việt Nam? Khi họ đợi các cho các doanh nghiệp Việt Nam gục ngã không gượng được nữa để mua lại.

Nói về kịch bản sau 4-5 năm nữa giá nhà sẻ giảm xuống còn 50% so với hiện tại. Ông Cường cho rằng điều đó là không thể vì theo quy luật, lương nhân công, nguyên vật liệu sẽ tăng. Và "Khi các yếu tố cấu thành giá thành đều tăng, thì cơ sở nào để giá sản phẩm giảm?"

Bên cạnh đó, Chủ tịch CLB BĐS Hà Nội cũng cho rằng nhận định "giá giảm sâu, người nghèo có cơ hội mua nhà là một ảo tưởng. Vì khi đó các nhà đầu tư lớn, các tập đoàn tài chính sẽ nhảy vào mua buôn, người nghèo sẽ không có cơ hội mua lẻ từng căn".

Sau khi gợi lại tiểu sử "có vấn đề" của TS Alan Phan, cuối cùng ông Cường để một câu hỏi ngỏ: "Liệu TS Alan Phan còn cao kiến gì nữa không? Liệu ông TS có những giải pháp giúp cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay?"

Theo N.C.Khanh

TPO

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoang vắng ở đô thị kỳ vọng đẹp nhất Đông Nam Á

Gần 20 năm sau quy hoạch, khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2, TP HCM) vẫn chưa thành hình với lý do kinh tế khó khăn.

Posted Image

Khu đô thị mới Thủ Thiêm được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch từ năm 1996 với mục tiêu trở thành trung tâm tài chính, thương mại mang tầm cỡ quốc tế và được kỳ vọng là đô thị đẹp nhất khu vực Đông Nam Á.

Posted Image

Chỉ tính riêng số tiền để giải phóng mặt bằng, tính đến cuối tháng 1/2013, TP HCM đã phải chi hơn 16.600 tỷ đồng. Ngoài ra TP còn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho hạ tầng giao thông để nối bán đảo Thủ Thiêm với các quận 1, Bình Thạnh và xây dựng nhà tái định cư cho người dân bị giải tỏa.

Posted Image

Tính đến cuối tháng 1/2013, thành phố đã di dời 14.123 hộ, đạt tỷ lệ giải phóng mặt bằng gần 98%. Tuy nhiên, ngoài các công trình hạ tầng giao thông như cầu Thủ Thiêm, đại lộ Đông Tây, đường hầm sông Sài Gòn và các dự án nhà tái định cư thì hầu như không còn công trình nào khác. Mới đây nhất, thành phố cũng đã quyết định xây dựng nhà hát giao hưởng ở công viên 23/9 (quận 1) thay vì sẽ xây ở khu đô thị Thủ Thiêm vì sợ phải chờ rất lâu khu đô thị mới hình thành.

Posted Image

Dân cư đã được giải tỏa nên khu Thủ Thiêm giờ hoang vắng, là khu vực "lý tưởng" cho tội phạm cướp giật và ma túy.

Posted Image

Công an phường An Lợi Đông đã phải treo biển cảnh báo người dân dù chỉ cách trung tâm trung tâm quận 1 chưa đầy một km.

Posted Image

Dự án công viên phần mềm Thủ Thiêm với số vốn lên đến 1,2 tỷ USD, song sau 3 năm khởi công dự án vẫn dậm chân tại chỗ. Chủ đầu tư không đóng tiền sử dụng đất cũng không triển khai bất cứ hạng mục nào nên TP đã quyết định thu hồi dự án.

Posted Image

Sau 17 năm được quy hoạch, đến nay Thủ Thiêm vẫn còn là một vùng đầm lầy với cỏ lau, dừa nước. Một số chủ đầu tư khác cũng rút lui "vì kinh tế khó khăn". Theo BQL Đầu tư xây dựng KĐT mới Thủ Thiêm, gần như toàn bộ khu vực dân cư và nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật trọng điểm của KĐT đã có nhà đầu tư nhưng mới chỉ đặt vấn đề nghiên cứu và làm thủ tục đầu tư.

Posted Image

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, tương lai về một đô thị đẹp nhất khu vực Đông Nam Á có lẽ vẫn còn khá xa vời và chưa biết khi nào mới thành hiện thực.

Trung Sơn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoang vắng ở đô thị kỳ vọng đẹp nhất Đông Nam Á

Gần 20 năm sau quy hoạch, khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2, TP HCM) vẫn chưa thành hình với lý do kinh tế khó khăn.

Posted Image

Hình như khu Đô thị này thày trò có bình luận về Phoengshui rồi thì phải? Do Á Châu chủ trì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giải cứu bất động sản dưới góc nhìn toán học

SGTT 03/04/2013

Bất cứ vấn đề nào cũng có hai mặt. Lý luận kiểu gì cũng có mặt tích cực và tiêu cực. Vấn đề càng phức tạp ý kiến càng trái chiều. Quyết định nào cũng có mặt được, mặt mất. Đó là điều hiển nhiên.

Bởi vậy người lãnh đạo giỏi, trong các vấn đề phức tạp, họ không nhìn vào tiểu tiết, không nghe các phân tích tỷ mỷ cục bộ - vì như thế sẽ lạc vào rừng và không lần được đường ra, họ chỉ nhìn vấn đề từ phương diện bộ khung xương sống chính. Điều sáng suốt của họ nằm ở chỗ, chọn những cột xương sống chính của vấn đề như là những tiên đề để đặt các câu hỏi, những điều vi phạm tiên đề sẽ bị loại bỏ ngay tức khắc mà không cần nghe các lý giải hay phản biện chi tiết tiếp theo.

Bác Hồ đã từng có cách tiếp cận dạng tiên đề để đi đến quyết định Toàn quốc kháng chiến năm 1946. Nhiều người sẽ còn nhớ mãi đoạn phim tài liệu ghi lại hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về Bác Hồ. Đại tướng nói: “Bác Hồ là con người của những quyết định lịch sử’’ và Ông kể lại 3 câu hỏi ngắn gọn của Bác để rút ra quyết định Toàn quốc kháng chiến.

“Hà Nội giữ được bao lâu. Thưa Bác, một tháng (sau này là hai tháng). Thế các thành phố khác. Thưa Bác, được lâu hơn. Còn vùng nông thôn. Dạ, vùng nông thôn thì dĩ nhiên là ta giữ được. Thôi ta trở lại Tân trào”.

Bác không hỏi so sánh chi tiết binh lực ta địch bao nhiêu. Bác chưa quan tâm đến địch đánh đâu trước và đánh như thế nào. Trong bối cảnh vô cùng phức tạp của muôn vàn các mối quan hệ, Bác đã sáng suốt tinh chọn ra 3 câu hỏi cực kỳ đơn giản nhưng rất then chốt. Từ những câu hỏi của Bác và câu trả lời của Đại tướng, chúng ta không chỉ thấy ngay được quyết định mà còn thấy được cả quá trình tiếp diễn trong tương lai của cuộc kháng chiến: Tạm thời phải lùi bỏ thành phố; Về rừng núi và nông thôn xây dựng căn cứ và lực lượng; Tạo dựng thời, cơ tái chiếm thành thị.

Hiện nay vấn đề giải cứu bất động sản đang được đề cập ráo riết và gây tranh luận gay gắt trái chiều trong xã hội. Ai nói cũng cảm thấy có lý cả. Đích thân Bộ trưởng bộ xây dựng đã phải giải trình nhiều lần về phương án giải cứu bất động sản. Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng nhà nước dành từ 20 - 40 ngàn tỉ̉ đồng để giải cứu bất động sản. Rõ ràng với cách tiếp cận như vậy, ngân hàng Nhà nước và bộ trưởng bộ Xây dựng xem vấn đề giải cứu bất động sản là vấn đề bắt buộc và hệ trọng, ảnh hưởng đến tăng trưởng tiềm lực kinh tế quốc gia.

Thực ra, nếu học tập cách tiếp cận tiên đề của Bác Hồ thì vấn đề giải cứu bất động sản không phức tạp và không hệ trọng như nhiều người lầm tưởng.

Chúng ta sẽ đưa những câu hỏi mang tính xương sống của vấn đề, và từ những câu trả lời đó sẽ suy ra lời giải cho bài toán giải cứu bất động sản. Chúng tôi sẽ không lý giải chi tiết về câu trả lời mà nhường phần phán xét đó cho bạn đọc.

1. Cứu bất động sản có nghĩa cứu ai là chính?

Trả lời: Ngân hàng và các nhà đầu tư bất động sản lớn.

2. Cứu bất động sản ai được lợi nhiều nhất?

Ngân hàng và các nhà đầu tư bất động sản lớn.

3. Tính đến thời điểm hiện nay ngân hàng và các nhà đầu tư bất động sản lớn lời hay lỗ trong đầu tư bất động sản?

Đang lời nhiều, do thời gian trước họ đã lời quá nhiều.

4. Nếu không cứu bất động sản, giá bất động sản tiếp tục xuống thấp nữa, ai được lợi nhiều nhất?

Đa số người dân thu nhập trung bình có lợi nhất vì có cơ hội mua được nhà.

5. Dùng 20 - 40 ngàn tỉ đồng để cứu bất động sản và dùng 20 - 40 ngàn tỉ đồng để thúc đẩy sản xuất xuất khẩu, bên nào sẽ giúp tăng tiềm lực kinh tế quốc gia hơn và có lợi hơn?

Dùng 20 - 40 ngàn tỉ đồng để thúc đẩy sản xuất xuất khẩu sẽ tăng tiềm lực kinh tế quốc gia hơn và có lợi hơn.

Thiết nghĩ với 4 câu hỏi và 4 câu trả lời trên, bạn đã có lời giải cho bài toán giải cứu bất động sản:

Không dùng tiền quốc gia để giải cứu bất động sản. Để thị trường bất động sản tự do điều tiết theo quy luật thị trường. Dùng tiền quốc gia để thúc đẩy sản xuất xuất khẩu.

Vi phạm tiên đề

Nếu những người cầm cân nảy mực bất chấp những điều rõ như ban ngày, bơm tiền giải cứu bất động sản thì chỉ có một lý giải duy nhất: Quyền lợi cá nhân và lợi ích nhóm.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu - Hội toán học Việt Nam

(Nguồn: SGTT - http://sgtt.vn/Kinh-...t-dong-san.html)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ây...zaaa, trân chiến BDS Viêt Nam: Khi có tiền thì...coi trời bằng...Posted Image, định biến cú thành tiênPosted ImagePosted ImagePosted Image: (buôn bán ... giấc mơ Posted Image)

Posted Image

Khu đô thị mới Thủ Thiêm được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch từ năm 1996 với mục tiêu trở thành trung tâm tài chính, thương mại mang tầm cỡ quốc tế và được kỳ vọng là đô thị đẹp nhất khu vực Đông Nam Á.

Nay mới biết: Tiền không phải là tất cả, hic...Posted ImagePosted ImagePosted Image(... Đến Ba Vì cũng định không tha biến thành đất Thủ Đô).

..." Hoang vắng ở đô thị kỳ vọng đẹp nhất Đông Nam Á

Gần 20 năm sau quy hoạch, khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2, TP HCM) vẫn chưa thành hình với lý do kinh tế khó khăn..."

============================

Thiên Sứ: "Hình như khu Đô thị này thày trò có bình luận về Phoengshui rồi thì phải? Do Á Châu chủ trì. "

Sư Phụ có bình rồi, cùng với một chút ý kiến trong cùng topic về khu đô thị mới trong Bán đảo Linh Đàm -Hà nội đó.Posted ImagePosted ImagePosted Image.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Từ “sự kiện Alan Phan”: Khi cá nhân đối mặt nhóm lợi ích

April 3, 2013

Góc nhìn của VnEconomy về vai trò của không gian tranh luận phù hợp nhân “sự kiện Alan Phan”…

Posted Image

Sự quan tâm và đồng cảm của số đông đối với Alan Phan vào thời điểm này không hẳn chỉ vì tò mò.

Giới thiệu về mình trên website cá nhân trước cả khi xảy ra cuộc tranh luận với Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, TS. Alan Phan tự nhận mình là một người “từng thất bại”. Điều này, một lần nữa được ông xác nhận trong thư gửi Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội mới đây, rằng ông và các đối tác đã từng “trắng tay trả lại mọi vốn và lời trong dự án lớn ở Arizona vào năm 1982”.

Thời điểm đó, ít người tin chỉ 5 năm sau, năm 1987, ông là Việt kiều đầu tiên đưa công ty Hartcourt của mình niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ, để rồi có thời điểm công ty này đạt giá trị thị trường 700 triệu USD.

Những trải nghiệm “lên xuống” đó có lẽ là quá đủ để những ý kiến mà vị doanh nhân này đưa ra xứng đáng được xem như là “ý kiến chuyên gia”, nếu so sánh với hàng chục vị chuyên gia khác vẫn đang phát biểu về kinh doanh trên báo chí mỗi ngày, dẫu chưa một phút làm kinh doanh thực sự.

Không ai có thể cảm nhận được một cách sâu sắc những thành bại trong kinh doanh như chính các doanh nhân đã trần thân chịu đựng và thụ hưởng những điều đó.

“Công kích cá nhân”

Sự quan tâm và đồng cảm của số đông đối với Alan Phan vào thời điểm này, theo ghi nhận của VnEconomy, không hẳn chỉ vì tò mò. Khẳng định không có lợi ích liên quan, phát biểu mà ông đưa ra nhằm thẳng vào một nhóm lợi ích cụ thể trong nền kinh tế là các doanh nghiệp bất động sản, hiện vẫn đang tích cực vận động cho các gói cứu trợ của Chính phủ mà, phần nào đó, mọi việc đang thuận chiều!

Đáng tiếc, từ phát biểu của Alan Phan, những ai kỳ vọng vào một cuộc tranh luận mở để từ đó, các cơ quan chức năng có thể đưa ra những quyết sách phù hợp nhất cho thị trường hiện nay, sẽ cảm thấy thất vọng. Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, cho dù không đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp bất động sản Việt Nam, đã lên tiếng một cách không theo lối tranh luận thông thường.

15 câu hỏi mà câu lạc bộ này gửi đi ghi rõ là để “chất vấn”, trong khi tính chính danh của bảng câu hỏi cũng đáng bị nghi ngờ: danh mục cập nhật của câu lạc bộ đăng trên website mới chỉ có chưa đầy 200 thành viên cả thể nhân và pháp nhân, thay vì “1.000 thành viên” như đã giới thiệu.

Thực tiễn tại các quốc gia phát triển cho thấy tranh luận là điều cần thiết để kiến tạo một xã hội văn minh. Tuy nhiên, điều cần tránh nhất trong tranh luận chính là sự ngụy biện trong các lập luận.

Người tinh ý cũng sẽ nhận ra rằng, danh mục thành viên của câu lạc bộ này không có nhiều đại gia đã và đang làm mưa làm gió trên thị trường mấy năm qua. Không chỉ vậy, chính nội dung các câu hỏi mới đáng quan tâm nhất: thay vì tạo ra không khí phản biện và tranh luận, nhiều câu hỏi đã vượt quá khuôn khổ của vấn đề.

Sẽ tốt biết bao nếu câu lạc bộ cử ra một vài chuyên gia, trên tinh thần thiện chí, cùng tranh luận mở với Alan Phan, dưới sự chứng kiến của truyền thông, về vấn đề cứu hay không cứu thị trường, thay vì những câu hỏi đại loại như, “ông đã có nhiều nghiên cứu với thị trường Việt Nam hay chưa”? Hay “kinh nghiệm thực tế của ông với thị trường bất động sản Việt Nam là gì”?…

Thái độ khá “căng thẳng” của phía Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội và những người ủng hộ còn thể hiện ở những bài báo công kích chính… cá nhân Alan Phan, nêu lại những thất bại trước đây của vị chuyên gia này. Nếu chứng minh được sự cần thiết, thông qua những con số và lập luận thuyết phục, về việc cần có các chính sách giải cứu thị trường, vì sao Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội không làm điều đó qua những bài tham luận, kiến nghị của mình?

Thực tiễn tại các quốc gia phát triển cho thấy tranh luận là điều cần thiết để kiến tạo một xã hội văn minh. Tuy nhiên, điều cần tránh nhất trong tranh luận chính là sự ngụy biện trong các lập luận. Gần đây, một bài viết về “Văn hóa tranh luận và vấn đề ngụy biện” đã nêu lên 50 hình thức khác nhau về ngụy biện, trong đó “hình thức thứ nhất” chính là “công kích cá nhân” (ad hominem).

“Đây là một loại ngụy biện phổ biến nhất, nguy hiểm nhất, và có “công hiệu” nhất, vì nó tấn công vào cá nhân của người tranh luận, và tìm cách trốn tránh luận điểm của cá nhân đó. Hình thức ngụy biện này thường xuất hiện dưới dạng: ông A phát biểu về một vấn đề; ông B tấn công vào cá nhân ông A, và làm cho người ta nghi ngờ luận điểm của ông A. Tuy nhiên, có thể không có mối liên hệ nào giữa cá nhân và luận điểm của ông A”, trích nguyên văn từ bài viết nói trên.

Dễ nhận thấy rằng, trong “50 chước ngụy biện” được liệt kê trong bài viết này, có khá nhiều chước đã được “hiện thực hóa” trong bảng câu hỏi 15 câu mà ông Alan Phan đã nhận được.

Tranh luận mở

Câu chuyện về Alan Phan có thể coi là một ví dụ tốt cho một vấn đề mà các chuyên gia đề cập đến từ lâu: sự cần thiết phải có một không gian tranh luận mở để các cá nhân, tổ chức có thể nêu chính kiến của mình trước các vấn đề của đời sống.

Tranh luận sẽ càng cần thiết hơn trong bối cảnh vấn đề đó liên quan và có thể tác động đến số đông, và chính quyền đang phải đắn đo để đưa ra các quyết định chính sách. Trong trường hợp này là sự đắn đo về việc “cứu hay không cứu” thị trường bất động sản vẫn đang trên đà suy giảm.

TS. Nguyễn Lương Hải Khôi, một chuyên gia người Việt đang công tác tại Nhật Bản, từng nói: “Độ “lớn” hay “nhỏ” của một quốc gia không được tính bằng số dân hay lãnh thổ, mà được tính bằng độ lớn của không gian tự do mà nền văn hóa của quốc gia đó mở ra cho mỗi cá nhân”. Một người nổi tiếng khác, GS. Ngô Bảo Châu, nói: “Nếu không có phản biện thì xã hội coi như chết lâm sàng”.

Cuộc tranh cãi nên dừng lại ở đây, để những người dân chưa có nhà không nên kỳ vọng vào một phép lạ trong tương lai gần. Nhưng trong sâu thẳm, tôi vẫn mang nhiều hy vọng.

TS. Alan Phan

Điều đáng tiếc nhất cho một quốc gia là khi các chính sách được ban hành không dựa trên quá trình tham vấn nghiêm túc các bên liên quan. Những sai lầm trong chính sách kinh tế của Việt Nam trong thời gian gần đây là những minh chứng, như chính sách hình thành các tập đoàn kinh tế nhà nước, điều đã được nhiều chuyên gia nhất loạt phản đối ngay thời điểm ý tưởng này mới được hình thành.

Đối với bất động sản, những cảnh báo về “bong bóng” đã đến từ những năm 2008 – 2009, trong sự “làm ngơ” của các cơ quan chức năng. Khi chính sách tạo thuận lợi cho đầu cơ ngắn hạn, khó có thể trách các nhà đầu tư chạy theo ngắn hạn.

Alan Phan cho rằng, “không có kẻ thắng người thua trong tranh luận dựa trên tri thức. Không ai độc quyền chân lý. Một cuộc tranh luận cởi mở trên một sân chơi bằng phẳng là đích đến mong đợi của mọi người dân sau những ồn ào hỗn loạn của PR và tâm lý bầy đàn”. Điều đáng tiếc chính là việc dù rất tin tưởng vào ý kiến và những lập luận của mình, ông cũng dường như đang mất dần niềm tin khi “tiên đoán là Chính phủ rồi cũng sẽ tung nhiều gói cứu trợ bất động sản mặc cho sự can gián của nhiều chuyên gia và đa số người dân”.

“So với quý vị, tiếng nói của chúng tôi không đủ trọng lượng để cơ quan quản lý lưu tâm. Do đó, cuộc tranh cãi nên dừng lại ở đây, để những người dân chưa có nhà không nên kỳ vọng vào một phép lạ trong tương lai gần. Nhưng trong sâu thẳm, tôi vẫn mang nhiều hy vọng. Có thể một lúc nào đó, những tinh hoa của đất Việt sẽ quên đi quyền lợi cá nhân của mình và gia đình… để san sẻ lại cho các người dân kém may mắn hơn”, ông viết. Tâm sự này của Alan Phan, dường như đang mở ra những tranh luận mới, không chỉ về bất động sản.

==================

Lý học xác định:

"Người quân tử tranh luận để cầu tìm chân lý. Kẻ tiểu nhân tranh luận để giành hơn thua".

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi tin rằng có nhiều và rất nhiều người như TS Alan Phan cũng không thể đáp ứng nỗi những mong mõi của các nhà doanh nhân BĐS, vì hai triết lý và mục đích trái ngược nhau. Các doanh nghiệp BĐS ( trong đó có lợi ích nhóm) mục tiêu để có lợi ích cho riêng mình, còn TS Alan Phan nhìn về mục tiêu vĩ mô cho một Quốc gia hay cho đại đa số người dân. Trong khi đó Chính phủ sẽ có quyền quyết định như đã quyết định những lần trước mà chúng ta đã minh họa qua nhiều dự án trên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhiều nước không cứu bất động sản'

"Chính vì cho rằng có thể ngăn giá bất động sản rơi tự do mà một ngân hàng 158 tuổi, lớn thứ 4 ở Mỹ như Lehman Brothers đã sụp đổ", Thạc sĩ Lê Tấn Lam Anh lấy ví dụ để trình bày quan điểm về việc giải cứu địa ốc.

Việc bất động sản rơi tự do xảy ra ở nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ vào mùa hè năm 2007. Khi TS Alan Phan nói đến "rơi tự do", tôi biết ông không ví von, mà nói đúng vì ông đã có kinh nghiệm thực tế về việc này. Chính vì nghĩ mình có khả năng ngăn chặn được sự rơi tự do, mà một ngân hàng đầu tư 158 tuổi, lớn thứ 4 của Mỹ, Lehman Brothers phải phá sản với số nợ 613 tỷ USD.

Từ năm 2008, thuật ngữ "rơi tự do" được sử dụng rất thường xuyên trong các diễn đàn kinh tế quốc tế.

Vào tháng 10/2007, giữa lúc giá bất động sản ở Mỹ rơi tự do, Lehman đã chi đến 22,2 tỷ USD để mua lại một công ty đầu tư phát triển nhà chung cư lớn là Archstone. Họ nghĩ giá địa ốc rơi quá nhiều và sẽ ngừng rơi, nhưng không ngờ nó lao dốc liên tục và trong nửa đầu năm 2008, cổ phiếu của Lehman Brothers mất giá tới 70%.

Các nhà đầu tư mất hết niềm tin khi cổ phiếu giảm thêm 50% vào ngày 9/9/2008. Chính phủ không có ý định cứu và họ cũng chẳng tìm thấy người mua đã khiến tập đoàn này phải nộp đơn phá sản vào ngày 15/9/2008. Đến cuối tháng 8/2008, tập đoàn nắm danh mục khá lớn về bất động sản, khoảng 52 tỷ USD so với tổng tài sản 600 tỷ và vốn chủ sở hữu là 20 tỷ. Điều này cho thấy sự giảm giá bất động sản là không có giới hạn, nên các nhà kinh tế lớn dùng thuật ngữ "rơi tự do".

Ở Việt Nam, một số ngân hàng hay tập đoàn kinh doanh địa ốc cũng có dư nợ trên tổng tài sản lớn gấp nhiều lần so với vốn chủ sở hữu. Giả sử bội số là A, nếu bất động sản giảm giá 10%, vốn chủ sở hữu sẽ mất đi A x 10%. Cách sử dụng đòn bẩy nợ rất nguy hại cho nền kinh tế, nhưng các đại gia bất động sản khai thác triệt để. Cách đây vài năm, họ đã bị các chuyên gia kinh tế phê phán.

Posted Image

ThS Lê Tấn Lam Anh. Ảnh: B.H

Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính châu Á năm 1997 bắt nguồn từ Thái Lan và lan rộng sang 8 nước trong khu vực, có nguồn gốc từ sự vỡ nợ bất động sản. Theo IMF, trong khoảng 10 năm từ 1985 đến 1995, nền kinh tế của 9 nước này tăng trưởng nóng (8 - 9% một năm), thu hút mạnh mẽ nguồn vốn từ các nước phát triển phương Tây.

Ỷ lại vào nguồn vốn lớn và lãi suất thấp của nước ngoài, các quỹ và ngân hàng cho các nhà đầu tư địa ốc vay không theo hạn mức nào cả. Khi nước ngoài đồng loạt rút vốn, hệ thống tài chính của các nước này suy thoái rõ rệt và địa ốc vỡ nợ.

Theo số liệu Ngân hàng trung ương Thái Lan, 10 năm trước khủng hoảng, dòng vốn nước ngoài vào bất động sản chiếm 21% tổng giá trị đầu tư quốc gia, nhưng từ 1997 đến 1998 giảm mạnh còn 1,8%. Các nhà đầu tư mạnh dạn bán lỗ, thu hồi vốn để đầu tư vào các ngành công nghiệp xuất khẩu và chế tạo máy móc thiết bị. Nhờ vậy mà nền kinh tế của 9 con rồng châu Á phục hồi khá nhanh.

Cũng rất dễ dàng nhận ra rằng diễn biến, nguyên nhân và hậu quả của tình trạng bất động sản đóng băng ở Việt Nam hiện nay rất giống với Thái Lan năm 1997. Những năm trước, kinh tế tăng trưởng nhanh và liên tục, vốn từ nước ngoài rót mạnh vào nhà đất và chứng khoán. Đa số vốn đầu tư nước ngoài vào bất động sản tại Việt Nam là vốn ngắn hạn, đầu tư gián tiếp qua các quỹ nên tiềm ẩn rủi ro rất lớn khi vốn rút ra khỏi thị trường. Động thái lướt sóng địa ốc khiến giá bị đẩy lên cao rất nhanh và trở nên bất hợp lý.

Vỡ nợ và đóng băng bất động sản thực chất đều giống nhau, nhưng ở nhiều nước, các chính phủ đã không cứu, vì họ đã thấy rõ mối nguy hại lớn cho nền kinh tế. Tại Thái Lan, họ còn khuyến cáo các nhà đầu tư bán tháo bất động sản để lấy vốn đổ vào công nghiệp, xuất khẩu và chế tạo máy móc thiết bị, lợi nhuận cao mà ít rủi ro. Từ đó, kinh tế Thái Lan thoát khỏi suy thoái và phục hồi trở lại.

Thạc sĩ Lê Tấn Lam Anh tốt nghiệp MBA ở Pháp, có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cao su. Ông hiện là Giám đốc Công ty TNHH Cao Su Trường Thịnh. Ông cũng là chuyên gia phân tích kỹ thuật tài chính, hóa học (hóa màu, hóa cao su, xăng sinh học) và đã tốt nghiệp Cao học hóa học.

ThS Lê Tấn Lam Anh

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhiều nước không cứu bất động sản'

"Chính vì cho rằng có thể ngăn giá bất động sản rơi tự do mà một ngân hàng 158 tuổi, lớn thứ 4 ở Mỹ như Lehman Brothers đã sụp đổ", Thạc sĩ Lê Tấn Lam Anh lấy ví dụ để trình bày quan điểm về việc giải cứu địa ốc.

Cứu hay không cứu BDS? Nếu chỉ đặt vấn đề một cách cục bộ như vậy thì tranh luận đến Tết Urugoay.

Nó giống như đặt vấn đ

ăn thịt lợn có bổ không với những người chưa ăn thịt lợn bao giờ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trên báo CAND có bài này liên quan đến chủ đề này của web chúng ta.

http://www.cand.com....3/3/195020.cand

Theo như tinh thần bài viết thì báo nào đăng tin này cần phải "điều tra làm rõ" và cái CLB đang làm ầm ĩ về việc cứu BDS với TS Alan Phan phải xem xét lại đông cơ của nó.

Vậy là có thể TS Alan Phan không cần thiết phải đối thoại.

Cũng vì thông tin "nhểu" này làm chúng ta mất thời giờ. Trong khi không có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trên báo CAND có bài này liên quan đến chủ đề này của web chúng ta.

http://www.cand.com....3/3/195020.cand

Theo như tinh thần bài viết thì báo nào đăng tin này cần phải "điều tra làm rõ" và cái CLB đang làm ầm ĩ về việc cứu BDS với TS Alan Phan phải xem xét lại đông cơ của nó.

Vậy là có thể TS Alan Phan không cần thiết phải đối thoại.

Đúng quá, tại sao lại cứ phải ra tay cứu mấy ông trong ...."CLB Địa Chủ" . Tai sao lại không cứu và cải thiện bền vững các ngành như cảng biển, hay giao thông...(đặc biệt là giao thông đường sắt) - liên quan mật thiết đến phât triển kinh tế để thu hút đầu tư phât triển bền vững và an ninh quốc phòng.

Đường sắt cao tốc là không tưởng. Nhưng đường sắt tốc độ cao do mở rộng khổ đường ray cho phù hợp với thế giới như số đông các nước Đức, Nga...hay châu Âu hiện nay là việc đáng ra phải làm từ lâu rồi. (Số đông dân cư Việt Nam hiên nay hình như chưa phân biệt được đó là hai dự án khác nhau... đề cập đến 02 phạm trù khác nhau hoàn toàn của ngành đường sắt! Posted Image Nên việc góp ý kiến rất dễ b 'Ông nói gà, Bà nói vịt'Posted ImagePosted ImagePosted Image

http://xalo.vn/news/...1-20-464076.htm

Đường sắt tốc độ cao mới chỉ là ý tưởng ban đầu...

Baodatviet.vn - 27/03/2013

Chủ trương làm đường sắt tốc độ cao thay vì đường sắt cao tốc là thích hợp. Tuy nhiên, đây mới chỉ xem là ý tưởng ban đầu thể hiện bằng một tài liệu thuộc loại Báo cáo đầu tư, trình Chính phủ hoặc Quốc hội. Tài liệu này mới chỉ ở mức giúp Chính phủ cân nhắc xem có nên bỏ tiền nghiên cứu dự án ấy không (Quyết định cho phép chuẩn bị đầu tư), chứ chưa phải là cân nhắc bỏ tiền đầu tư vào nó (Quyết định đầu tư).

TS Phan Vỵ Thủy, Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam đã chia sẻ như vậy với Đất Việt trước thông tin Bộ Giao thông vận tải quyết định hủy đường sắt cao tốc, chuyển sang làm đường sắt tốc độ cao.

PV: - Thưa ông, mới đây các chuyên gia tư vấn Nhật Bản đã có buổi làm việc với bộ Giao thông vận tải và đưa ra 4 phương án cải tạo đường sắt Bắc - Nam. Theo đó, trong các phương án đưa ra Bộ Giao thông vận tải đã chọn phương án xây mới đường sắt đôi khổ 1,435m, tốc độ 160-200 km/giờ để báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xin ý kiến về chủ trương phát triển. Là một chuyên gia, xin ông cho biết ý kiến của mình về việc lựa chọn này?

Posted Image

TS Phan Vỵ Thủy, Hội KHKT cầu đường Việt Nam

TS Phan Vỵ Thủy: - Đối với câu hỏi này, tôi muốn nói sơ lược một chút về nghiên cứu dự án: Theo luật xây dựng của Việt Nam khi muốn đầu tư vào một việc gì, chủ đầu tư phải có ý tưởng ban đầu thể hiện bằng một tài liệu gọi là Báo cáo đầu tư, trình chính phủ hoặc Quốc hội duyệt.

Tài liệu này thường chưa đủ chính xác, nhưng nó giúp Chính phủ cân nhắc xem có nên bỏ tiền nghiên cứu dự án ấy không, chứ chưa phải là cân nhắc bỏ tiền đầu tư vào nó.

Sau đó, tổ chức được giao lập nghiên cứu dự án phải làm rất nhiều việc, thu thập nhiều thông tin, dữ liệu, làm nhiều phép phân tích bằng những phương pháp đáng tin cậy, tiến hành bởi các chuyên gia. Đối với Đường sắt Bắc Nam, các tổ chức được chọn này thường phải là tổ chức tư vấn rất lớn giàu kinh nghiệm.

Khi đó họ mới làm ra một báo cáo nghiên cứu dự án, thường được gọi là nghiên cứu khả thi. Báo cáo này có nhiều nội dung quan trọng, trong đó quan trọng nhất là: ý nghĩa của dự án, lý do phải đầu tư, mục tiêu, quy mô dự án, các phương án và kiến nghị, công nghệ áp dụng, tác động môi trường, phân tích hiệu quả kinh tế và phân tích tài chính của việc đầu tư.

Chỉ đến khi có tài liệu này mới có những cơ sở để nhận định về những hơn kém của các phương án, hiệu quả đầu tư và tính khả thi của chúng. Vì vậy, theo tôi hiểu thì Bộ GTVT chưa chọn phương án mà chỉ định hướng để xin tiến hành nghiên cứu dự án mà thôi. Khi nào hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi Bộ mới trình phương án xin chính phủ quyết định đầu tư.

Posted Image

Chủ trương làm đường sắt cao tốc trước đây vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của giới chuyên môn

PV: Vậy thưa tiến sĩ, trước đây Bộ Giao thông vận tải từng đưa ra đề xuất làm đường sắt cao tốc và vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của giới chuyên môn. Còn nay lại hủy quyết định này và thay vào đó là đường sắt tốc độ cao. Vậy hai cấp độ này có gì khác nhau (về vận tốc, các tiêu chí để làm đường sắt cao tốc, đường sắt tốc độ cao như thế nào?)

TS Phan Vỵ Thủy: - Có nhiều điểm để phân biệt hai cấp độ đường này. Các yếu tố kỹ thuật chính để phân loại đường sắt là: Vận tốc thiết kế; bán kính đường cong và độ dốc dọc hạn chế.

Tham khảo tài liệu một vài nước thì các đường sắt có vận tốc thiết kế không thấp hơn 350 km/giờ được coi là đường sắt cao tốc. (Ở nước ta quy định vận tốc thiết kế từ trên 200 đến 350 km/giờ).

Các đường cấp thấp hơn được chia ra các cấp theo vận tốc thiết kế không nhỏ hơn 200, 150, 120, 70 km/giờ.

Trong các cấp đường sắt thông thường này đường sắt chạy với tốc độ 120km/giờ trở lên được xem như đường sắt tốc độ cao.

Về bán kính đường cong, đường sắt cao tốc có bán kính đường cong nằm, trên chính tuyến, không nhỏ hơn 5.000m. Các đường còn lại không dưới 2.000m đến không dưới 400m.

Đường sắt cao tốc phải đặt đường cong đứng khi hiệu số độ dốc hai đoạn tiếp nối nhau lớn hơn 1/1000, với bán kính lớn hơn 25.000m. Các đường sắt còn lại đặt đường cong đứng khi hiệu số độ dốc lớn hơn 4~5%o, với bán kính lớn hơn 16.000m đến lớn hơn 4.000m

Độ dốc dọc hạn chế trên đường sắt cao tốc phải nhỏ hơn 25%o (phần nghìn).

Ngoài ba yếu tố nói trên còn quy định nhiều yếu tố kỹ thuật khác, tùy theo loại đường sắt.

Như nói trên, có thể thấy là vận tốc thiết kế và bán kính đường cong (nằm và đứng) quy định cho đường sắt cao tốc là cao hơn hẳn các cấp đường sắt còn lại.

PV: - Nhưng với tốc độ thiết kế từ 200km/h-300 km/h nghĩa là tương đương với tốc độ mức thấp của đường sắt cao tốc. Như vậy, về tổng vốn và các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng đường sắt tốc độ cao này là ko khác với các tiêu chuẩn kỹ thuật, tổng vốn... so với đường sắt cao tốc. Tại sao lại chọn tên là đường sắt tốc độ cao? Dư luận có quyền đặt câu hỏi đây chỉ là hình thức đánh tráo khái niệm, bình cũ rượu mới. Ông nhận xét gì về điều này?

TS Phan Vỵ Thủy: - Tôi không nghĩ như vậy. Ở đây Tư vấn Nhật Bản giúp nghiên cứu dự án nên chủ yếu là theo tiêu chuẩn quốc tế, theo đó vận tốc thiết kế 200 đến 300 km/giờ chưa phải là đường sắt cao tốc, một số nước coi là đường cấp I.

PV: - Vậy theo ông với phương án làm đường sắt tốc độ cao (tàu chạy tốc độ 200km) có phù hợp không?Tại sao chúng ta chọn làm đường sắt tốc độ cao mà không chọn làm đường sắt cao tốc trong khi các yêu cầu về kỹ thuật gần như nhau?

TS Phan Vỵ Thủy: - Mong nhà báo thông cảm, nếu tôi và một số người nào đó nói ngay được bây giờ là nó có phù hợp hay không thì chúng ta sẽ đỡ được biết bao nhiêu tiền bạc, thời gian làm nghiên cứu. Tiếc răng điều ấy không dễ, vậy nên hãy đợi nhà nước cân nhắc cho phép nghiên cứu dự án và đánh giá tính khả thi, khi đó lời bình luận mới đáng tin cậy.

Tôi muốn nói rằng chủ trương làm đường sắt tốc độ cao thay vì đường sắt cao tốc là thích hợp.

Đường sắt hiện hữu của nước ta thuộc loại đường sắt cấp thấp, không còn đáp ứng yêu cầu vận tải đường sắt trong tương lai, nó không nên tiếp tục tồn tại như vậy và cần được thay thế bằng một đường sắt tốt hơn.

Thay đường sắt hiện hữu bằng đường sắt cao tốc là điều chưa thích hợp, đã được nói đến nhiều trong thời gian qua.

Một cách lô gic, có thể thấy: một đường sắt thích hợp để thay thế đường sắt hiện hữu phải có công nghệ hiện đại, chạy được với tốc độ cao, có quy mô đầu tư có thể phân kỳ được và nhằm phục vụ vận chuyển đi lại nhanh chóng của nhân dân không những trên toàn tuyến Bắc Nam, trên những đoạn khá dài trên tuyến, mà cả sự đi lại nhanh chóng của nhân dân trên các đoạn địa phương không dài quá.

Một đường sắt như vậy có thể là vừa với mong muốn và chọn lựa của hành khách cả nước và vừa với nguồn lực đầu tư của ta trong một tương lai không quá xa, hơn là con đường sắt cao tốc. Con đường đó có thể là đường sắt tốc độ cao như đã mô tả B1, B2.

Xin trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

4 phương án:

- A1: Tổng công ty Đường sắt VN đang thực hiện để duy trì đủ độ an toàn cho kết cấu hạ tầng như cải tạo cầu yếu, hầm cũ, hệ thống thông tin tín hiệu, cải tạo đường ngang để đảm bảo tốc độ chạy tàu tối đa 90 km/giờ với tàu khách. Phương án này đang triển khai sẽ rút ngắn thời gian chạy tàu từ Hà Nội - TP.HCM còn 28 giờ (rút ngắn được 2 giờ so với hiện nay). Phương án này vẫn giữ đường đơn khổ 1m.

- A2: Thực hiện các nhóm biện pháp điều chỉnh hướng tuyến cho ba đoạn nút cổ chai chính nhiều đường cong và dốc như đèo Hải Vân, đèo Khe Nét, Hòa Duyệt - Thanh Luyện (Hà Tĩnh). Sau khi cải tạo sẽ đảm bảo 50 đoàn tàu hoạt động trên tuyến mỗi ngày, tốc độ chạy tàu khách bình quân 90 km/giờ, tàu hàng 60 km/giờ trên đường đơn khổ 1m. Thời gian chạy tàu Hà Nội - TP.HCM còn hơn 25 giờ. Tổng mức đầu tư ước tính 1,8 tỉ USD. Đây là phương án được Bộ GTVT đồng ý nghiên cứu.

- B1: Nâng cấp đường sắt hiện tại thành đường đôi khổ 1,435m để chạy tàu khách 120 km/giờ, tàu hàng 70 km/giờ, thời gian chạy tàu từ Hà Nội đến TP.HCM còn hơn 15 giờ. Phương án này sẽ cải tạo ba đoạn nút cổ chai chính bằng cách xây dựng đoạn tuyến bằng hầm, thay thế ray và tà vẹt, các đường ngang cùng mức sẽ đóng mở tự động để đảm bảo chạy tàu tốc độ cao hơn; đầu tư thêm đầu máy toa xe có khả năng vận hành tốt ở tốc độ chạy tàu 120 km/giờ để vận hành 116 đoàn tàu/ngày. Chi phí ước tính 14,5 tỉ USD.

- B2: Nâng cấp đường sắt hiện tại thành đường đôi khổ 1,435m, tốc độ chạy tàu khách 150 km/giờ, tàu hàng 80 km/giờ (tàu chở container lên 120 km/giờ). Thực hiện phương án này phải sử dụng tàu động cơ điện với tàu khách và đầu máy động cơ điện với tàu hàng. Số tàu hoạt động trên tuyến là 122 tàu/ngày. Chi phí nâng cấp ước tính 27,7 tỉ USD.

Bích Ngọc(thực hiện)

______________________________________

Giao thông cải thiện, tạo nhiều công ăn việc làm, thì giá BDS ... tự động hồi và tăng lại...Posted ImagePosted ImagePosted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cứu hay không cứu BDS? Nếu chỉ đặt vấn đề một cách cục bộ như vậy thì tranh luận đến Tết Urugoay.

Nó giống như đặt vấn đ ăn thịt lợn có bổ không với những người chưa ăn thịt lợn bao giờ.

Cứu hay không, theo cháu đương nhiên là nên cứu rồi:

- Một lượng lớn của cải xã hội, bao giồm đất đai, vật tư, nhân công, tiền bạc, thời gian ... đã đổ vào đấy, ko cứu thì là 1 sự lãng phí rất lớn trong điều kiện nước ta còn nghèo;

- Cứu thị trường BĐS sẽ giúp tạo ra 1 lượng đáng kể công ăn việc làm, giải phóng hàng tồn kho, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển;

- Cứu thị trường BĐS sẽ giúp cho những người tham gia: chủ đầu tư, nhà đầu tư thứ cấp, người mua, ngân hàng ... có thể giải phóng 1 lượng tài sản đáng kể để tái đầu tư hoặc chuyển hướng đầu tư, phát triển kinh tế xã hội;

- Cứu thị trường BĐS sẽ giúp cho 1 lượng rất lớn những người có nhu cầu thực sự về nhà ở có thể mua nhà, tạo hiệu ứng tâm lý tích cực "an cư lạc nghiệp".

Vấn đề là cứu như thế nào?

Theo cháu, chín quềnh chỉ cần làm 1 việc duy nhất: công khai, minh bạch thanh tra, kiểm tra các dự án BĐS và xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật hiện hành:

- Các doanh nghiệp thua lỗ nặng nề, mất khả năng thanh toán cho phá sản ngay và luôn;

- Các dự án/doanh nghiệp vi phạm pháp luật sẽ bị đưa ra xử lý ngay lập tức để làm gương;

- Các dự án bị thu hồi sẽ cho đấu giá công khai để thu hồi vốn, trả nợ cho các bên liên quan;

- Thành lập đơn vị chuyên trách mua lại các dự án/khoản nợ theo giá hợp lý rồi cho hoàn thiện để bán lại theo giá thị trường.

Đảm bảo chỉ cần duyệt và công khai phương án này, thị trường sẽ sôi sùng sục, các chủ đầu tư sẽ hạ giá khẩn trương để thoát hàng, các bên kiện tụng sẽ thu xếp ngồi lại với nhau hoặc đưa nhau ra tòa ngay tắp lự. Trong vòng 3 năm không thoát hết số hàng hiện nay mới lạ :P :P :P

Share this post


Link to post
Share on other sites