Thiên Sứ

Bất Động Sản Hiện Nay Với Cái Nhìn Từ Phong Thủy Lạc Việt

159 bài viết trong chủ đề này

Chung cư giảm giá sốc làm đau lòng khách cũ

Thứ tư, 10/10/2012, 05:06 GMT+7

Nhiều khách hàng vừa mua căn hộ chưa đầy một tuần lễ mà chịu lỗ hơn 100 triệu đồng. Họ hi vọng chủ đầu tư sẽ "chơi đẹp" và chấp nhận giảm giá cho cả người cũ.

> Chung cư Đại Thanh giảm giá sốc

> Nhà mặt phố Hà Nội rớt giá mạnh

Thông tin chung cư Đại Thanh (nằm trên mặt đường Quốc lộ 70 thuộc địa bàn huyện Thanh Trì, Hà Nội) giảm giá xuống còn 10 triệu đồng mỗi mét vuông cho các căn hộ diện tích nhỏ đang làm bùng lên 2 luồng dư luận trái chiều. Những người có nhu cầu tìm nhà mừng như bắt được vàng, không ít người vội lao tới chủ đầu tư và các đại lý để hỏi dò thông tin. So với giá gốc ban đầu gần 15 triệu đồng mỗi mét vuông, mức giảm quá khủng. Hơn nữa, tổng giá trị căn hộ chưa đầy 500 triệu đồng, phù hợp với khả năng chi trả của đại đa số gia đình trẻ lên thành phố lập nghiệp.

Nhưng thông tin này lại là nỗi buồn với những người đã nộp tiền mua dự án chỉ vài ngày trước. Anh Nguyễn Văn Minh, Cầu Diễn, Từ Liêm cũng tâm sự, sau một thời gian dài cân đo đong đếm cuối cùng vợ chồng anh mới dám đổ tiền mua căn bé nhất tại là 36m2 với giá 13 triệu đồng một m2, vừa mới đi mua hôm 1/10.

“Đúng 1 tuần sau thì nghe tin giá giảm cho những căn hộ mua từ ngày 6/10. Như thế có nghĩa là là căn hộ của vợ chồng mình bị mua đắt khoảng 110 triệu trong vòng 1 tuần”, anh Minh nói.

Khi nghe bên sàn môi giới nói là các căn mua trước cũng có thể giảm, anh Minh đi ngay đến chủ đầu tư để hỏi thì chỉ được nhân viên ở đây trả lời là: “Mua mới thì 10 triệu đồng một m2 nhưng các căn đã mua thì bên em chưa có công văn chính thức”.

“Điều này có nghĩa là khả năng mất 110 triệu đồng của vợ chồng mình là khá cao. Đối với người làm công ăn lương, thu nhập 2 vợ chồng mỗi tháng trên dưới 10 triệu đồng như mình thì đó là một số tiền khá lớn và có lẽ phải 3, 4 năm mới trả hết số tiền vay đó”, anh Minh thở dài.

Posted Image

Phối cảnh dự án chung cư Đại Thanh. Ảnh: chủ đầu tư

Vợ chồng chị Nguyễn Thu Thảo đang ở trọ ở khu vực Phùng Khoang, Thanh Xuân vừa mua một căn hộ 47,3 m2 tại chung cư Đại Thanh hồi tháng 7 với giá 14,3 triệu đồng một m2, lại mất thêm 25 triệu tiền chênh mặc. “Hôm qua nghe tin căn hộ diện tích nhỏ tại dự án giảm xuống 10 triệu đồng một m2 mà xót của. Tự dưng mỗi m2 bị đắt hơn một phần ba”, chị Thảo cho biết.

Khách hàng này cũng tâm sự, hai vợ chồng chị thức trắng đêm sau khi nghe những thông tin trên. "Hi vọng chủ đầu tư sẽ 'chơi đẹp', giảm giá cả cho những khách hàng cũ để chúng tôi không bị mất lòng tin", chị Thảo chia sẻ.

Chị Đỗ Ngọc Ngân, Yên Hòa, Cầu Giấy cũng vừa mua một căn hộ gần 60m2 tại dự án này với giá 14,7 triệu đồng. Theo chị Ngân, ở những dự án khác, nếu căn hộ càng nhỏ thì giá mỗi mét vuông càng đắt. Tuy nhiên, với dự án này chủ đầu tư lại làm ngược lại.

“Mỗi m2 chúng tôi lại phải chịu đắt hơn gần gấp rưỡi so với các căn hộ nhỏ. Điều đó khiến chúng tôi thực sự không thoải mái. Đợt đóng tiền tới, chúng tôi sẽ yêu cầu chủ đầu tư có giải thích rõ về vấn đề này bởi lẽ ra người đến trước phải là người được ưu tiên”, chị Ngân bức xúc.

Đại diện chủ đầu tư, Trưởng bộ phận kinh doanh của Doanh nghiệp Tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên cho biết, đợt mở bán lần này chủ đầu tư tung ra hơn 600 căn hộ thuộc tòa nhà CT10A. Các căn hộ được mở bán rộng rãi và công khai với mọi đối tượng khách hàng.

Đối với những khách hàng cũ, vị này cho biết, chủ đầu tư sẽ có chính sách giảm giá. “Tuy nhiên, hiện chúng tôi chưa có chương trình giảm giá cụ thể đối với những khách hàng cũ do đang bận đợt mở bán lần này. Khi nào có kế hoạch cụ thể, chúng tôi sẽ thông báo đến từng khách hàng ”, vị này nói.

Đại diện kinh doanh của công ty cũng cho biết, sau mấy ngày mở bán, những căn hộ diện tích nhỏ có giá 10 triệu đồng một m2 cơ bản khách hàng đã đặt cọc gần hết. Chia sẻ về nguyên nhân giảm giá bán căn hộ với giá sốc, vị này cho hay: "Vừa qua, một số chủ đầu tư, kể cả những đại gia trong ngành bất động sản cũng gặp khó khăn và buộc phải giảm giá bán. Do đó, chúng tôi giảm giá bán để phù hợp hơn với túi tiền khách hàng cũng là rất bình thường. Mặc dù giảm giá nhưng quan trọng là phải đảm bảo tiến độ cam kết với khách hàng".

Vị này cũng cho biết, hiện tòa nhà CT10A đã xây đến tầng 6 và dự kiến bàn giao sớm hơn kế hoạch 3-4 tháng.

Ngọc Tuyên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chung cư giảm giá sốc làm đau lòng khách cũ

Thứ tư, 10/10/2012, 05:06 GMT+7

Nhiều khách hàng vừa mua căn hộ chưa đầy một tuần lễ mà chịu lỗ hơn 100 triệu đồng. Họ hi vọng chủ đầu tư sẽ "chơi đẹp" và chấp nhận giảm giá cho cả người cũ.

Ngọc Tuyên

Đây là một hy vọng rất lãng mạn ở đầu thế kỷ XXI.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giá bất động sản Việt Nam còn giảm nữa

Giá bất động sản phải giảm thêm 30% mới xuống đáy và giảm 30% nữa để xuyên đáy rồi mới hồi phục.

Posted Image

Tiến sĩ Alan Phan.

Đó là quan điểm của Tiến sĩ Alan Phan, Chủ tịch Quỹ Đầu tư Viasa tại Hong Kong.

Ông nhận định như thế nào về thực trạng giá BĐS hiện nay?

Giá thị trường BĐS luôn dựa trên vấn đề thuận mua vừa bán. Suốt thời gian dài vừa qua, BĐS ở Việt Nam bị thổi lên cao hơn giá trị căn bản gấp nhiều lần. Khi áp suất trong bong bóng quá cao sẽ xảy ra tình trạng nổ hoặc xì hơi từ từ. Nhưng dù nổ hay xì hơi thì quả bóng này cũng phải trở về thực trạng của nó.

Vậy giá nào thì BĐS về với thực tế?

Tính từ thời điểm này, tôi dự đoán BĐS phải xuống thêm 20%-30% nữa mới về đúng những yếu tố căn bản (cung cầu, khả năng của người mua và tâm lý chung). Đây là đáy bền vững. Tuy nhiên, vì BĐS chịu tác động bởi yếu tố “bầy đàn”, khi giá tăng thì tranh nhau mua vào, giá xuống thì ai cũng đợi xuống thêm. Thêm vào đó, nhiều nhà đầu tư đang kẹt vốn và các BĐS do ngân hàng tịch thu phải đem ra bán tháo. Từ đây sẽ tạo ra xu hướng đi xuống sâu hơn đáy. Theo kinh nghiệm về bong bóng BĐS ở các nước, sau khi xuống đáy thì phải cộng thêm 30% độ giảm vì sự xuyên đáy này. Như vậy sang quý II-2013 nó sẽ chạm đáy và hai năm tiếp sẽ xuyên đáy.

Nhưng rất nhiều căn hộ đã giảm từ 30% thậm chí 40%-50% rồi vẫn không có người mua, thưa ông?

Điều đó cho thấy giá BĐS chưa trở về thực trạng. Trên thế giới, giá BĐS liên quan tới ba nhân tố chính: nhu cầu, thu nhập và tâm lý. Các yếu tố như địa điểm, lãi suất… cũng quan trọng.

Ở Việt Nam, nhu cầu trong phân khúc trung bình rất tốt vì còn nhiều người chưa có nhà. Tuy nhiên, mức cung đang quá cao, nếu các căn hộ cao cấp có thể giảm giá theo nhu cầu nhà trung bình thì cung cầu sẽ cân bằng.

Mặt khác, tại hai TP lớn là Hà Nội và TP.HCM, tổng thu nhập trung bình của một gia đình khoảng 180 triệu đồng/năm. Nếu mua nhà trả góp trong 20 năm với lãi suất 10%, khả năng họ trả được khoảng 30% trên tổng thu nhập (1 tỉ đồng). Do đó, tính ra giá họ có thể chấp nhận được là 14 triệu đồng/m2 cho một căn hộ 70 m2.

Yếu tố thứ ba, hiện môi trường kinh tế không mấy thuận lợi, niềm tin về thị trường không có. Khách hàng đang hoang mang và họ không biết trong tương lai có thể kiếm được bao nhiêu tiền trong khi lạm phát vẫn là một mối đe dọa lớn. Bởi thế, ngay cả khi giá thị trường về đáy nhưng khách hàng không có niềm tin và bi quan thì cũng khó bán.

Hiện nay có căn giảm xuống 14 triệu đồng/m2 vẫn không có người mua, tại sao vậy?

Như đã nói, vì niềm tin còn thiếu nên khách hàng còn đợi. Thêm vào đó, với giá vàng gia tăng, giá của BĐS cao hơn thực tế nhiều. Tôi nghĩ giá BĐS phải xuyên đáy xuống 10 triệu đồng/m2 thì thị trường mới có thể phục hồi.

Một yếu tố khác là giá trị chung cư khác giá trị nhà mặt phố. Một phần lớn tạo ra giá trị gia tăng là vấn đề quản lý. Đây là lý do Phú Mỹ Hưng bán được các dự án với giá cao.

Việc giảm giá mạnh như thế DN có bị lỗ, ví dụ mới đây một số căn hộ được cho là cao cấp ở quận 7 chỉ bán giá 19 triệu đồng/m2?

Các căn hộ dự án ven quận 7 giảm xuống 19-20 triệu đồng/m2 cũng chỉ là căn hộ trung bình chứ không phải loại cao cấp. Và nó phải xuống còn 13 triệu đồng + VAT +… thành 14 triệu đồng mới đúng.

Còn việc lỗ hay lãi phải tính các khoản phí. DN nào mua đất 5-7 năm trước thì không lỗ nhưng nếu mua khoảng 2-3 năm trở lại đây sẽ lỗ.

Tại thời điểm giá BĐS đang tìm đáy này liệu có còn tình trạng đầu cơ?

Ở môi trường nào cũng có tình trạng đầu cơ. Nhưng các nhà đầu cơ trước đây nay cũng không còn tiền. Ngoài ra, người ta chỉ đầu cơ khi có bong bóng thổi phồng giá, còn khi bong bóng đang xì hơi thì nhanh chân mà tháo chạy.

Vậy theo ông, DN BĐS phải làm gì trong lúc này?

Trừ khi có trường vốn có thể đợi hơn năm năm, DN nào đang đi vay để cầm cự phải bán cho nhanh chứ để lâu còn chết nữa. Ví như thiên hạ chạy khỏi rạp hát trong đám cháy, ai nhanh chân thì thoát, ai chậm sẽ bị đè lên.

Sẽ ra sao nếu DN không thể chạy hoặc chạy không kịp?

Hiện giờ các DN BĐS gần như không được phép phá sản vì nợ ngân hàng, nợ khách hàng, nợ nhà xây dựng… thành thử họ đang cố bám trụ chứ không thể tự giải quyết các vấn đề này. Bởi vậy đến một lúc nào đó, quả bom này sẽ phải nổ tung thôi. DN nào không thể bám trụ, cứ để tự phá sản.

Có một giải pháp là Chính phủ quốc hữu hóa các căn hộ để trống rồi giao lại cho các chủ nợ. Ở Mỹ, khi DN phá sản thì tòa án làm chủ, sắp xếp với các chủ nợ để thanh lý. Thành phần tư nhân rất sáng tạo, họ có cách giải quyết êm đẹp dựa trên tinh thần dân chủ và quyền lợi hỗ tương từ nhiều phía.

Bong bóng BĐS trên thế giới xì hơi như thế nào, thưa ông?

Ở Mỹ bong bóng bắt đầu xì hơi từ năm 2007, khi được 30%-40% nó về đáy của giá trị thực. Sau đó, BĐS xuyên đáy thêm 20% nữa, tổng cộng đến nay giảm được 60%. Có lẽ sang năm 2013 BĐS ở Mỹ mới bắt đầu phục hồi. So sánh Việt Nam với các nước Đông Nam Á khác, giá căn hộ trung bình tại Malaysia và Thái Lan chỉ chừng 400-500 USD/m2 (tương đương 10 triệu đồng/m2).

Theo Pháp luật tp. HCM

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bây giờ ông Alan Phan mới nói, chứ Thiên Sứ nói lâu rồi.

Giá bất động sản Việt Nam còn giảm nữa

Giá bất động sản phải giảm thêm 30% mới xuống đáy và giảm 30% nữa để xuyên đáy rồi mới hồi phục.

Posted Image

Tiến sĩ Alan Phan.

Đó là quan điểm của Tiến sĩ Alan Phan, Chủ tịch Quỹ Đầu tư Viasa tại Hong Kong.

Ông nhận định như thế nào về thực trạng giá BĐS hiện nay?

Giá thị trường BĐS luôn dựa trên vấn đề thuận mua vừa bán. Suốt thời gian dài vừa qua, BĐS ở Việt Nam bị thổi lên cao hơn giá trị căn bản gấp nhiều lần. Khi áp suất trong bong bóng quá cao sẽ xảy ra tình trạng nổ hoặc xì hơi từ từ. Nhưng dù nổ hay xì hơi thì quả bóng này cũng phải trở về thực trạng của nó.

Vậy giá nào thì BĐS về với thực tế?

Tính từ thời điểm này, tôi dự đoán BĐS phải xuống thêm 20%-30% nữa mới về đúng những yếu tố căn bản (cung cầu, khả năng của người mua và tâm lý chung). Đây là đáy bền vững. Tuy nhiên, vì BĐS chịu tác động bởi yếu tố “bầy đàn”, khi giá tăng thì tranh nhau mua vào, giá xuống thì ai cũng đợi xuống thêm. Thêm vào đó, nhiều nhà đầu tư đang kẹt vốn và các BĐS do ngân hàng tịch thu phải đem ra bán tháo. Từ đây sẽ tạo ra xu hướng đi xuống sâu hơn đáy. Theo kinh nghiệm về bong bóng BĐS ở các nước, sau khi xuống đáy thì phải cộng thêm 30% độ giảm vì sự xuyên đáy này. Như vậy sang quý II-2013 nó sẽ chạm đáy và hai năm tiếp sẽ xuyên đáy.

Nhưng rất nhiều căn hộ đã giảm từ 30% thậm chí 40%-50% rồi vẫn không có người mua, thưa ông?

Điều đó cho thấy giá BĐS chưa trở về thực trạng. Trên thế giới, giá BĐS liên quan tới ba nhân tố chính: nhu cầu, thu nhập và tâm lý. Các yếu tố như địa điểm, lãi suất… cũng quan trọng.

Ở Việt Nam, nhu cầu trong phân khúc trung bình rất tốt vì còn nhiều người chưa có nhà. Tuy nhiên, mức cung đang quá cao, nếu các căn hộ cao cấp có thể giảm giá theo nhu cầu nhà trung bình thì cung cầu sẽ cân bằng.

Mặt khác, tại hai TP lớn là Hà Nội và TP.HCM, tổng thu nhập trung bình của một gia đình khoảng 180 triệu đồng/năm. Nếu mua nhà trả góp trong 20 năm với lãi suất 10%, khả năng họ trả được khoảng 30% trên tổng thu nhập (1 tỉ đồng). Do đó, tính ra giá họ có thể chấp nhận được là 14 triệu đồng/m2 cho một căn hộ 70 m2.

Yếu tố thứ ba, hiện môi trường kinh tế không mấy thuận lợi, niềm tin về thị trường không có. Khách hàng đang hoang mang và họ không biết trong tương lai có thể kiếm được bao nhiêu tiền trong khi lạm phát vẫn là một mối đe dọa lớn. Bởi thế, ngay cả khi giá thị trường về đáy nhưng khách hàng không có niềm tin và bi quan thì cũng khó bán.

Hiện nay có căn giảm xuống 14 triệu đồng/m2 vẫn không có người mua, tại sao vậy?

Như đã nói, vì niềm tin còn thiếu nên khách hàng còn đợi. Thêm vào đó, với giá vàng gia tăng, giá của BĐS cao hơn thực tế nhiều. Tôi nghĩ giá BĐS phải xuyên đáy xuống 10 triệu đồng/m2 thì thị trường mới có thể phục hồi.

Một yếu tố khác là giá trị chung cư khác giá trị nhà mặt phố. Một phần lớn tạo ra giá trị gia tăng là vấn đề quản lý. Đây là lý do Phú Mỹ Hưng bán được các dự án với giá cao.

Việc giảm giá mạnh như thế DN có bị lỗ, ví dụ mới đây một số căn hộ được cho là cao cấp ở quận 7 chỉ bán giá 19 triệu đồng/m2?

Các căn hộ dự án ven quận 7 giảm xuống 19-20 triệu đồng/m2 cũng chỉ là căn hộ trung bình chứ không phải loại cao cấp. Và nó phải xuống còn 13 triệu đồng + VAT +… thành 14 triệu đồng mới đúng.

Còn việc lỗ hay lãi phải tính các khoản phí. DN nào mua đất 5-7 năm trước thì không lỗ nhưng nếu mua khoảng 2-3 năm trở lại đây sẽ lỗ.

Tại thời điểm giá BĐS đang tìm đáy này liệu có còn tình trạng đầu cơ?

Ở môi trường nào cũng có tình trạng đầu cơ. Nhưng các nhà đầu cơ trước đây nay cũng không còn tiền. Ngoài ra, người ta chỉ đầu cơ khi có bong bóng thổi phồng giá, còn khi bong bóng đang xì hơi thì nhanh chân mà tháo chạy.

Vậy theo ông, DN BĐS phải làm gì trong lúc này?

Trừ khi có trường vốn có thể đợi hơn năm năm, DN nào đang đi vay để cầm cự phải bán cho nhanh chứ để lâu còn chết nữa. Ví như thiên hạ chạy khỏi rạp hát trong đám cháy, ai nhanh chân thì thoát, ai chậm sẽ bị đè lên.

Sẽ ra sao nếu DN không thể chạy hoặc chạy không kịp?

Hiện giờ các DN BĐS gần như không được phép phá sản vì nợ ngân hàng, nợ khách hàng, nợ nhà xây dựng… thành thử họ đang cố bám trụ chứ không thể tự giải quyết các vấn đề này. Bởi vậy đến một lúc nào đó, quả bom này sẽ phải nổ tung thôi. DN nào không thể bám trụ, cứ để tự phá sản.

Có một giải pháp là Chính phủ quốc hữu hóa các căn hộ để trống rồi giao lại cho các chủ nợ. Ở Mỹ, khi DN phá sản thì tòa án làm chủ, sắp xếp với các chủ nợ để thanh lý. Thành phần tư nhân rất sáng tạo, họ có cách giải quyết êm đẹp dựa trên tinh thần dân chủ và quyền lợi hỗ tương từ nhiều phía.

Bong bóng BĐS trên thế giới xì hơi như thế nào, thưa ông?

Ở Mỹ bong bóng bắt đầu xì hơi từ năm 2007, khi được 30%-40% nó về đáy của giá trị thực. Sau đó, BĐS xuyên đáy thêm 20% nữa, tổng cộng đến nay giảm được 60%. Có lẽ sang năm 2013 BĐS ở Mỹ mới bắt đầu phục hồi. So sánh Việt Nam với các nước Đông Nam Á khác, giá căn hộ trung bình tại Malaysia và Thái Lan chỉ chừng 400-500 USD/m2 (tương đương 10 triệu đồng/m2).

Theo Pháp luật tp. HCM

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
BÂY GIỜ MÀ CỌC TIỀN CHO CHỦ ĐẦU TƯ THÌ E RẰNG CÒN KHUYA MỚI NHẬN ĐƯỢC CÁI SỔ ĐỎ. KHI NÀO GIẢM GIÁ 50% BẮT ĐẦU TỪ THỜI ĐIỂM NAỲ THÌ MAY RA KHÁCH HÀNG MỚI XUỐNG TIỀN. Posted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhiều dự án bất động sản tiếp tục giảm giá

Chủ nhật, 2/12/2012, 10:08 GMT+7

Từ đầu quý IV, tại Hà Nội và TP HCM nhiều dự án liên tục được mở bán. Một số dự án giá công bố lần gần đây nhất giảm từ 15 đến 23% so với đợt mở bán trước đó.

>Bầu Đức bán phá giá căn hộ trên đất nghìn tỷ

>Chung cư Đại Thanh giảm giá sốc

Posted Image

Bên cạnh việc giảm giá, nhiều chủ đầu tư còn tung các chiêu khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng như tặng xe SH, tặng nội thất, chiết khấu cao để hút khách hàng. Ảnh: Vũ Lê

Tại Hà Nội, hàng loạt dự án liên tục được mở bán từ đầu quý IV đến nay với mức giá giảm khoảng 10-15% so với trước đó kèm theo các khuyến mãi hấp dẫn. Trong đó, giảm giá mạnh phải kể đến một số dự án như Đại Thanh, The Pride, Mardarin Garden...

Bước vào quý IV, dự án Đại Thanh gây sốc khi giảm giá bán căn hộ 1 phòng ngủ từ mức trên 13 triệu đồng một m2 xuống còn 10 triệu đồng, tương đương mức giảm gần 23% so với lần mở bán trước. Ngay sau đó, chủ dự án lại tiếp tục thông báo giảm giá với căn hộ 2 phòng ngủ, thấp nhất còn 12 triệu đồng một m2.

Đợt mở bán căn hộ thuộc tòa nhà CT3 dự án The Pride mới đây, chủ đầu tư cũng hạ giá bán xuống 18,5 triệu đồng mỗi m2 (giá trước đó là 25-27 triệu đồng). Đối với căn hộ xây thô, chủ dự án sẵn sàng giảm xuống mức giá 16,5 triệu đồng mỗi m2. Tập đoàn Hòa Phát cũng công bố giảm hơn 15% giá bán căn hộ Mardarin Garden, còn 38 triệu đồng một m2.

Gần đây nhất ngày 29/11, chủ dự án Hà Đô Parkview cho biết giá căn hộ được bán với giá 22,7 triệu đồng một m2. Trong khi đó, lần mở bán trước ngày 19/10, giá thấp nhất của dự án này là 26,3 triệu đồng mỗi m2, tương đương mức giảm gần 14%.

Bên cạnh việc giảm giá, nhiều chủ đầu tư còn tung các chiêu khuyến mãi để thu hút khách hàng như tặng xe SH, tặng nột thất, chiết khấu cao...

Giá một số dự án được mở bán từ cuối quý III đến nay tại thị trường Hà Nội (đơn vị: triệu đồng)

Khu vực Tên dự án Giá mở bán Giá thị trường Diện tích (m2) Khuyến mại Hai Bà Trưng Skylight 20,2 19,8-20 96-130 Chiết khấu 8%

Thăng Long Garden 18,5 18-18,5 91-155 Chiết khấu 4% Tây Hồ Tây Hồ Residence 27 27

Cầu Giấy Mardarin Garden 29 (nhà thô)

38 (đủ nội thất)

28 114-480

Star Tower 31,2 27-32 98-158

Discovery Complex 27 27-30 87-185 Chưa VAT, có nội thất

HaDo Park View 22,7 25 92-181 Chưa VAT Thanh Trì Đại Thanh 10-13

36-77

Hà Đông The Pride 16,5-18,5 14,5-15

Xuân Mai Tower 14 -17,6

Unimax 13,2

Westa Coma 17

VAT 2% phí bảo trì

Sails Tower 16,5

45-80

Từ Liêm Golden Land 22,5-27,5

90-133

Phúc Thịnh Tower 13-14

53-95

Ở thị trường phía Nam, nhiều dự án giá bình dân từ 600 đến 700 cũng mở bán và được tiêu thụ khá tốt.

Giá một số dự án mở bán trong thời gian gần đây tại TP HCM (giá bán: triệu đồng)

Tân Phú MB Babylon 15,5

Lucky Apartment 12,5 Hóc Môn Cherry 3 Apartment 12,5 Quận 7 Khu căn hộ Thanh Bình 20

Him Lam Riverside 29,5 Bình Tân Khu đô thị Tên Lửa 11,3 Thủ Đức Lan Phương MHBR Tower 14,8 Trên thị trường thứ cấp, một số nhà đầu tư còn rao giá thấp hơn mức mở bán của chủ đầu tư nhằm đẩy hàng cắt lỗ. Tuy nhiên, nhiều rao bán được đăng khá lâu nhưng vẫn chưa có giao dịch. Người mua nhà vẫn tỏ ra thận trọng và chờ đợi giá tiếp tục giảm thêm.

Theo khảo sát của VnExpress.net trong một tuần hồi tháng 10 về giá căn hộ tại Hà Nội và TP HCM cho thấy, trong số gần 8.000 phiếu, có tới 80,7% ý kiến cho rằng giá sẽ còn tiếp tục giảm. 7,4% quan điểm cho rằng thị trường đã chạm đáy và 11,9% tin tưởng, đầu năm 2013 thị trường sẽ đi lên.

Giáo sư Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường cho rằng, xu hướng giảm giá bất động sản vẫn còn tiếp diễn. Do hàng tồn kho nhiều, chủ đầu tư sẽ buộc phải hạ giá bán, thậm chí chấp nhận chịu lỗ để vào thế trận mới thay vì chịu khoản nợ lớn.

TS Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cũng cho rằng, các dự án thi công nhanh, đúng tiến độ thì sức ép giảm giá ít hơn. Dự án nào càng kéo dài thời gian, nguy cơ lỗ càng nặng. Theo ông Liêm hiện một số dự án đã giảm về mức hợp lý, có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, những dự án giá "trên trời" vẫn còn khá nhiều.

N.Tuyên

===========================

Chuyện lạ: Giảm giá lãi lớn thoát phá sản

Chủ Nhật, 02/12/2012 --- cập nhật 08:17 AM, GMT+7

Báo cáo tài chính quý 3 của các DN bất động sản (BĐS) cho thấy, doanh thu và lợi nhuận tiếp tục sụt giảm, hàng tồn kho tăng, nhiều DN lỗ nặng. Song bên cạnh đó, cũng có những DN sống được, sống tốt nhờ mạnh tay giảm giá. “Tham” lãi, DN lỗ nặng?

Báo cáo tài chính quý 3 của các DN BĐS niêm yết trên sàn chứng khoán, trong số 68 DN ngành BĐS công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 đã có 8 doanh nghiệp niêm yết bị lỗ và 60% số DN bị giảm lãi so với cùng kỳ năm 2011.

Một trong những nguyên nhân khiến lợi nhuận kinh doanh của các DN BĐS bị lỗ và sụt giảm mạnh là do không bán được hàng, trong khi lượng hàng tồn kho ngày càng lớn.

Nhiều chuyên gia huyến cáo doanh nghiệp, lúc thị trường khó khăn, đặc biệt là giai đoạn hiện nay thì thay vì ngồi chờ được giải cứu, cách tốt nhất là doanh nghiệp nên giảm giá bán, giải phóng hàng tồn để quay vòng vốn.

Trong hội nghị tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS của Bộ Xây dựng, chính Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trình Đình Dũng cũng đã thừa nhận, thời gian qua giá BĐS đã tăng quá cao do đó để người dân có nhà ở thì doanh nghiệp BĐS phải quyết liệt giảm giá bán, thay đổi cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường.

Nhiều doanh nghiệp BĐS cũng đã linh hoạt giảm giá bán giải phóng hàng tồn, đồng thời thay đổi phương án kinh doanh, chuyển sang xây dựng dự án căn hộ diện tích trung bình giá rẻ. Có thể nói, động thái này của một số chủ đầu tư được thị trường và người dân ủng hộ. Tuy nhiên, động thái giảm giá của DN BĐS hiện nay trên thị trường cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay mà thôi. Hầu hết, các DN BĐS hiện vẫn cố “giữ” giá, không muốn giảm thêm, mặc cho hàng tồn kho ngày càng tăng lên.

Càng về cuối năm, càng có nhiều doanh nghiệp BĐS thay đổi kế hoạch kinh doanh do giảm doanh thu, lợi nhuận. Việc DN điều chỉnh giảm lợi nhuận đã đành, song có khá nhiều DN xin điều chỉnh từ lãi thành hoà vốn, thậm chí chuyển sang lỗ.

Một trong những nguyên nhân chính khiến danh sách về DN BĐS bị lỗ kéo dài thêm chính là hàng tồn kho. Theo báo cáo tài chính quý 3 niêm yết trên sàn chứng khoán cho thấy, 32 doanh nghiệp BĐS niêm yết trên 2 sàn HSX và HNX hiện có lượng hàng tồn kho lên tới 73.670,4 tỷ đồng (khoảng 3,5 tỷ USD), trong đó nợ lên đến 153.355,7 tỷ đồng (khoảng 7,5 tỷ USD).

Hiện nay DN BĐS liên tục kêu “cứu” và đưa ra nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ khó khăn cho DN BĐS, vực dậy thị trường như giảm thuế cho DN BĐS, gia hạn tiền sử dụng đất... song lại không đề cập đến chuyện DN BĐS phải giảm giá để giải phóng hàng tồn.

Giảm giá, cửa thoát hiểm

Ông Đặng Văn Quang, Giám đốc Công ty tư vấn BĐS Nagarit cho rằng có 2 nguyên nhân khiến DN BĐS vẫn muốn giữ giá không giảm thêm, một là DN không muốn giảm giá bán thêm nữa vì vì vẫn muốn duy trì mức lợi nhuận. Hai là, cũng có thể DN không thể giảm được nữa vì mức giá đó đã lỗ rồi, bởi trước đấy dự án của họ do quản lý không tốt, chi phí quá cao, nhất là phí bôi trơn nên không thể giảm tiếp tục giảm được.

Tuy nhiên, nói như chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, đã là hàng tồn kho, dù là nguyên nhân gì đi chăng nữa thì cách tốt nhất là DN phải “bán tháo” hàng càng nhanh càng tốt để quay vòng vốn.

Posted Image

Trên thực tế, bên cạnh rất nhiều DN BĐS lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, hàng tồn kho tăng cao, dự án đắp chiếu dài dài vì thiếu vốn thì cũng có những Dn vẫn sống “nhởn nhơ” giữa thời điểm khó khăn chung này. Không có hàng tồn kho, không nợ xấu, thậm chí nhiều người đến mua căn hộ còn phải trả tiền chênh bởi DN biết “đánh trúng” vào nhu cầu thực sự của người dân, đưa ra sản phẩm căn hộ hợp với túi tiền, hợp với khả năng chi trả của người dân.

Đúng thời điểm thị trường BĐS đang đóng băng, dự án Đại Thanh mở bán với giá sốc, 14 triệu đồng/m2 rồi giảm xuống 10 triệu đồng/m2. Người dân thì hưởng ứng bởi cơ hội sở hữu nhà ở ngày càng hiện hữu, song nhiều DN lấy làm khó chịu bởi cách bán “phá giá” thị trường của Đại Thanh. Song theo lý giải của ông Lê Thanh Thản, thị trường đóng băng, nếu không hạ giá thì căn hộ sẽ rất khó bán. Vì vậy, thà giảm giá bán còn hơn để hàng tồn chất đống. Hơn nữa, mức giảm đó chỉ làm giảm lãi chứ không phải phá giá nhằm bán cắt lỗ như nhiều DN vẫn nghĩ.

Và liên tiếp từ cuối năm 2011, từ dự án căn hộ Linh Đàm được DN này điều chỉnh giảm giá xuống cả chục triệu đồng/m2. Điều lạ là, đi ngược với xu thế thị trường, sàn giao dịch BĐS Mường Thanh, nơi phân phối dự án Đại Thanh lúc nào cũng đông nghịt người. Để bán được căn hộ với mức giá 10 triệu đồng/m2, DN này đã phải tận dụng tối đa trong các khâu như mua vật tư sắt, thép, gạch, xi măng... Tiết giảm nhiều chi phí, cắt giảm một số bộ phận thừa thãi... Chính vì thế, dù thị trường khó khăn, giao dịch đóng băng song DN này vẫn sống tốt.

Tại TP HCM, CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG) cũng được biết đến bởi là DN BĐS tiên phong trong việc giảm mạnh giá BĐS. Theo kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2012 của HAG cho thấy, với doanh thu đạt 3.542 tỷ đồng trong đó, doanh thu bất động sản của HAG tăng đột biến so với cùng kỳ.

Theo đó, mảng BĐS vẫn đóng góp phần lớn vào doanh thu hợp nhất của HAGL. Trong số 3.542 tỷ đồng doanh thu từ 9 tháng thì riêng doanh thu từ dự án An Tiến đã đạt mức 2.733 tỷ đồng. Như vậy, mảng bất động sản đóng góp tới 77% doanh thu trong khi cùng kỳ năm trước chỉ chiếm 38%. Một trong những chính sách của HAG trong lĩnh vực BĐS đó chính là việc giảm mạnh giá bán căn hộ.

Hiện nay, ngoài những chính sách ảnh hưởng đến thị trường thì bản thân các DN cũng phải xem xét lại bản thân mình. Nếu giảm giá được thì cứ mạnh dạn giảm giá cắt lỗ để giải phóng hàng tồn, xử lý đống nợ xấu tạo thanh khoản cho thị trường, tạo niềm tin cho người tiên dùng. Đó mới chính là liều thuốc bổ cho thị trường BĐS trong bối cảnh “yếu ốm” như hiện nay”.

Theo Diễn Đàn Kinh Tế Việt Nam

=========================

Ông Đặng Văn Quang, Giám đốc Công ty tư vấn BĐS Nagarit cho rằng có 2 nguyên nhân khiến DN BĐS vẫn muốn giữ giá không giảm thêm, một là DN không muốn giảm giá bán thêm nữa vì vì vẫn muốn duy trì mức lợi nhuận. Hai là, cũng có thể DN không thể giảm được nữa vì mức giá đó đã lỗ rồi, bởi trước đấy dự án của họ do quản lý không tốt, chi phí quá cao, nhất là phí bôi trơn nên không thể giảm tiếp tục giảm được.

Tuy nhiên, nói như chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, đã là hàng tồn kho, dù là nguyên nhân gì đi chăng nữa thì cách tốt nhất là DN phải “bán tháo” hàng càng nhanh càng tốt để quay vòng vốn.

Một bên là tiền vay phải trả đều đặn hàng tháng, hàng quý cho Ngân Hàng, một bên là căn hộ bán nhỏ giọt, mất cân đối thu - chi thì tiền đâu mà trụ nối, chỉ có "doanh nghiệp trường vốn sẽ thành công" như lời tiên tri thôi.

Ông Ánh nói đúng đúng, nên bán thống bán tháo trong giai đoạn hiện nay, không thì e còn lông bông có khi trắng tay mất. Giảm giá còn 50 triệu/căn, longphi đi vay mua giúp 1 căn.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites
Đồng loạt hô hào cứu BĐS vào 2013
11/12/2012 01:30

Posted Image Thị trường BĐS đã trì trệ và đóng băng trong suốt một năm qua. Trong thời gian đó, việc giải cứu BĐS đã được đặt ra như một yêu cầu bức thiết. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, ngoài những nới lỏng của chính sách tiền tệ từ NHNN thì các giải pháp khác đến nay chỉ là kế hoạch và dự kiến. Dân kinh doanh BĐS này đếm ngóng chờ giải cứu chán nản cho rằng, việc giải cứu đến nay mới chỉ hô hào và hứa là chính.

Tồn kho BĐS không biết đâu là số thực
Đại gia tháo chạy khỏi BĐS
Gỡ ba nút thắt “phá băng” cho BĐS?

Kéo từ 2012 sang 2013

Trong một buổi làm việc với các đơn vị ngành tài chính trong tuần qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết, ngành đang xây dựng giải pháp tài khóa góp phần phá băng thị trường BĐS trong năm 2013.

Theo đó, kịch bản và các phương án của gói giải pháp về tài khóa góp phần phá băng cho thị trường BĐS trong năm 2013 đang được Bộ Tài chính cân nhắc, tính toán, cũng như khẩn trương hoàn thiện trước khi công bố chi tiết.

Gói giải pháp sẽ tập trung vào việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giãn thời điểm nộp tiền sử dụng đất cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở và doanh nghiệp kinh doanh BĐS.

Bên cạnh đó, để kích cầu thị trường, gói giải pháp tài khóa cũng sẽ nhắm đến việc hỗ trợ người thu nhập thấp mua nhà ở nhằm giúp thị trường BĐS từng bước phục hồi, giải quyết hàng tồn kho, giảm tỷ lệ nợ xấu, đồng thời giúp các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tiêu thụ hàng hoá.

Trước đó một ngày, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo hôm 7/12 cũng cho biết, trong năm tới Hà Nội sẽ có những giải pháp mạnh hơn để làm tan băng thị trường BĐS, kể cả nhà ở xã hội...
Posted Image
Giải pháp có thể là các chính sách hỗ trợ giúp người dân làm chủ căn hộ của mình, chính quyền cũng có thể mua lại nhà thương mại để biến thành nhà tái định cư hoặc cho công nhân viên chức thuê. Trước đó, TP. HCM cũng đã khẳng định trong năm 2013 chính quyền thành phố tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp BĐS tháo gỡ khó khăn bởi hiện.

Tại kỳ họp Quốc hội khóa XIII vừa qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã chính thức đề cập tới các biện pháp để giải cứu BĐS. Theo đó, các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương phải vào cuộc quyết liệt, nhà nước chia sẻ khó khăn, động viên, tháo gỡ vướng mắc… cho doanh nghiệp.

Theo đại diện của Bộ Xây dựng, thị trường BĐS hiện đang ở giai đoạn khó khăn nhất, nếu càng để tình trạng này kéo dài, càng tác động xấu đến nền kinh tế càng làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu cho nền kinh tế. Với sự quyết tâm rất cao cùng các giải pháp trên được tiến hành đồng bộ chắc chắn thị trường BĐS sẽ ấm lên cùng với sự phục hồi của nền kinh tế.

Cứu BĐS để gỡ nợ xấu
Theo đánh giá của rất nhiều chuyên gia, vấn đề lo ngại nhất hiện nay là nợ xấu - cục máu đông cản trở sự phát triển của nền kinh tế. Soi vào lịch sử nợ xấu của nhiều quốc gia trên thế giới, có thể thấy, tỷ lệ nợ xấu khoảng 10% như hiện nay của Việt Nam chưa phải là quá bi đát nhưng việc nhanh chóng và quyết liệt giải quyết cục máu đông này là cần thiết hơn bao giờ hết, để tránh tình hình rơi vào thế mất kiểm soát.

Để giải quyết tình trạng này, cho đến nay, NHNN đã hoàn thành Đề án thành lập Công ty mua bán nợ VAMC và đang chờ kết luận cuối cùng.

Công ty mua bán nợ có quy mô khoảng 100 ngàn tỷ đồng này sẽ mua lại các khoản nợ xấu, ban đầu giúp làm đẹp hơn bảng tài chính của các ngân hàng, doanh nghiệp và qua đó khơi thông tín dụng cho nền kinh tế.

Bên cạnh đó, như đã nêu trên, gói giải pháp phá băng thị trường BĐS là cần thiết và nó sẽ góp phần đảm bảo sự thành công cho công cuộc giải quyết vấn đề nợ xấu.

Trên thực tế, đề xuất phá băng thị trường BĐS là hướng giải quyết có lẽ được nhiều người mong đợi, bởi thị trường BĐS hiện đang rất khó khăn và đang chôn vùi không biết bao nhiêu tiền của các doanh nghiệp, ngân hàng.

Posted Image
Nếu thị trường BĐS khởi sắc trở lại thì từ doanh nghiệp cho tới nhiều người dân sẽ vứt được gánh nặng nợ nần đang đè lên đầu lên cổ trong hơn một năm qua. Thị trường BĐS phục hồi trở lại, nhiều khoản nợ xấu sẽ được giải quyết. Các doanh nghiệp sẽ khỏe trở lại, bảng tài chính của các ngân hàng sẽ đẹp trở lại và tín dụng sẽ lại được bơm ra nền kinh tế. Tuy nhiên, có một số câu hỏi được đặt ra là NHNN đang tính cho ra đời VAMC thì có cần thêm các biện pháp giải cứu BĐS hay không? Giải cứu BĐS là biện pháp tình thế để làm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, rồi sau đó sẽ ổn định thị trường BĐS sau? Và nếu như vậy, thì giải cứu ở mức độ như thế nào là hợp lý?

Dư luận hiện tại có không ít ý kiến cho rằng, việc giải cứu thị trường BĐS là không cần thiết nếu như Chính phủ đưa ra được một giải pháp tốt trong việc mua bán lại nợ xấu thông qua việc thành lập VAMC. VAMC mua lại nợ xấu có thể theo cơ chế thị trường, còn giải cứu BĐS theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp BĐS thì không hẳn như vậy.

Điều mà nhiều người lo ngại nằm ở chỗ, nền kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn như hiện nay một phần không nhỏ là có nguyên nhân từ việc dòng tiền được đầu tư không hiệu quả, tiền không vào những khu vực sản xuất có tính cạnh tranh cao, mà lại chảy nhiều vào thị trường BĐS, vào đầu tư tài chính, gây ra tình trạng bong bóng tài sản trong thời gian vừa qua.

Giải cứu thị trường BĐS có thể sẽ nhanh chóng giúp nền kinh tế khởi sắc trở lại nhưng có lẽ chỉ là giải pháp ở phần ngọn. Gốc rễ của vấn đề là dòng tiền đã không được sử dụng hiệu quả, tiền rót vào các doanh nghiệp nhà nước yếu kém, vào các doanh nghiệp sân sau, vào các lĩnh vực, dự án không khả thi hoặc không thực tế phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế.

Trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp BĐS đã phát triển rất nhanh với lợi nhuận thu về đôi khi mang tính chất đột biến. Do vậy, nếu tập trung vào các giải pháp miễn thuế, giảm thuế, hỗ trợ doanh nghiệp ở một phương diện nào đó là đang dùng tiền của ngân sách, của người dân hỗ trợ cho những đối tượng mà nhiều người dân không mong muốn. Ngay cả việc hỗ trợ tín dụng để kích cầu BĐS (kể cả ở mảng BĐS thu nhập thấp, nhà xã hội) cũng gián tiếp giữ quả bong bóng tài sản nói chung chậm xì hơi.

Mạnh Hà
=============
Trong Lý học, khi thân chú gặp vận xui, tôi thường khuyên mua nhà đất, hay sửa chữa nhà cửa, trồng trọt vườn tược ao hồ....Tức là một hình thức "đem tiền đổ xuống đất", để giải xui - theo nguyên lý "Vạn vật quy ư Thổ". Quả nhiên năm đó thân chủ tôi chẳng bị sao c, tuy có hao tiền vì mua nhà.
Đầu tư vào BDS có thể nói nếu trong chu kỳ phát triền thi lời rất nhanh - Thổ sinh Kim. Nhưng nếu bế tắc thì "Vạn vật qui ư Thổ" rất khó có thể cứu vãn. Đưa tiền vào cứu BDS để giải cứu nợ xấu, chẳng khác gì đổ tiền xuống đất và chôn luôn. Híc!
M
ột dán dù khả thi đến đâu thì cũng chỉ là lý thuyết. Mà một lý thuyết ra đời thì nó chđược coi là hoàn chỉnh nếu tính tới tất cả các yếu tố tương tác. Còn không thì nó chỉ mang tính hợp lý lý thuyết cục bộ. Chưa biết dự án cứu BDS thế nào , nên chưa thể bình luận. Nhưng về góc nhìn của Lý học thì không thể trực tiếp cứu BDS.
Nếu như dự án này chủ yếu là những giải pháp sau:
* Công ty mua bán nợ có quy mô khoảng 100 ngàn tỷ đồng này sẽ mua lại các khoản nợ xấu, ban đầu giúp làm đẹp hơn bảng tài chính của các ngân hàng, doanh nghiệp và qua đó khơi thông tín dụng cho nền kinh tế.
Bỏ qua những mỹ từ như: "làm đẹp hơn bảng tài chính của các ngân hàng, doanh nghiệp", "khơi thông tín dụng cho nền kinh tế" thì giải pháp chính là 100. 000 tỷ đồng để mua nợ xấu. Như vậy vấn đề sẽ là : Mua nợ xấu của ai và như thế nào để món nợ mua với giá rẻ ấy sẽ có lời cho người mua là VAMC và số tiến mà người bán thu được - vốn ít hơn gía trị thực vì thua lỗ - sẽ bảo đảm trả nợ và tái sản xuất?

* Gói giải pháp sẽ tập trung vào việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giãn thời điểm nộp tiền sử dụng đất cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở và doanh nghiệp kinh doanh BĐS.
Vấn đề được đặt ra là doanh nghiệp không còn khả năng chi trả lương nhân viên, lấy đâu ra đóng thuế? Cho dù có miễn thuế và cho không món nợ thì cũng không phát huy được tác dụng. Bởi vậy, việc dãn nợ, giảm thuế chỉ là yếu tố cần và không phải biện pháp triệt để.
Trong điều kiện khủng khoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, ngay cả các nước giàu có còn đang ở trạng thái "Ốc không mang nổi mình ốc, lại còn mang rêu" thì trong sự khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam vấn đề BDS cũng chỉ là một nguyên nhân trực tiếp và cục bộ. Do đó, nếu không , hoặc chưa thể có được một giải pháp toàn diện trong mọi lĩnh vực kinh tế, thì chí ít cũng phải ở những cụm ngành liên quan.
Còn nếu như nó chỉ là một giải pháp cục bộ thì dễ bị thất bại, nếu không tính tới các yếu tố khác. Khi người ta nghi đến một giải pháp về bất cứ vấn đề gì, thì bao giờ cũng phải thấy nó khả thi mới làm. Nhưng nếu không quán xét toàn diện thì thất bại. Thí dụ như một người cần mua một món đồ gốm sứ với giá 10 triệu đồng. Một người bán chỉ với giá 2 triệu. Tất nhiên, người có đầu óc kinh doanh sẽ bỏ tiền mua ngay món đồ đó để bán lại và lời 8 triệu. Đấy là sự tính toán hợp lý cục bộ. Nhưng với quẻ Kinh Vô Vong thì khi vận chuyển trên đường , món đồ gốm sứ đó bị xe đụng vỡ tan. Mất cả chỉ lẫn chài. Híc!
Theo Lý học Đông phương thì về lý thuyết - nói theo thuật toán Cantor - mọi hiện tượng đều có thể nằm trong một tập hợp nào đó, luôn có một tập hợp lớn hơn và đó chính là giải pháp cho mọi vấn đề thuộc phạm trù của nó. Còn nói theo thuật ngữ Lý học thì mọi hiện tượng, sự vật, sự việc đều nằm trong sự phân loại của Ngũ hành. Luôn có một hành chủ đạo và hành này lại nằm trong một tập hợp của hành khác lớn hơn. Có một tập hợp lớn nhất bao trùm lên tất cả mọi tập hợp phân loại theo ngũ hành chính là Thái Cực. Đây chính là tinh thần của nghịch lý Cantor.
Tất nhiên điều này nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử.
5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đề xuất "sốc", nhà nước bù lãi suất mua nhà cho dân

Thứ 3, 11/12/2012, 18:54

Chiều 11/12, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đã gửi bản đề xuất tới Thủ tướng Chính phủ về 5 giải pháp phá băng thị trường bất động sản.

Posted Image

Cho người thu nhập thấp mua nhà vay 7%/năm

Đây là giải pháp đầu tiên được VAFI kiến nghị. Cụ thể, người mua nhà trị giá dưới 2 tỷ đồng/ căn thì được vay với lãi suất ưu đãi là 7%/năm cho 3 năm đầu, Nhà nước sẽ cấp bù lãi suất khoảng từ 5%/năm - 3%/năm.

Tổng vốn Nhà nước cấp bù lãi suất sẽ vào khoảng 8.000 tỷ trong 3 năm ( 2013, 2014, 2015 ). Với số tiền này, VAFI cho rằng sẽ thu hút số vốn đầu tư khoảng 120.000 tỷ đồng tương ứng với khoảng 120.000 căn hộ chung cư.

Về triển khai, theo VAFI, cơ chế cấp bù lãi suất cho các ngân hàng thương mại tham gia vào chương trình kích cầu sẽ tương tự như cơ chế kích cầu đầu tư năm 2008.

Posted Image

Thị trường chung cư vẫn ế ẩm dù giá giảm mạnh (ảnh minh họa; P.H)

Hiệp hội lập luận rằng, Nhà nước sẽ không phải thực chi 8.000 tỷ đồng này. Nguồn vốn cấp bù lãi suất chỉ là nguồn vốn mới tạm ứng ban đầu. Khi chương trình kích cầu được thực hiện thì sẽ giải phóng hàng tồn kho bất động sản, vật liệu xây dựng, dịch vụ tài chính, Nhà nước sẽ thu được nhiều khoản thuế gia tăng và dĩ nhiên, những khoản thuế gia tăng sẽ lớn hơn nhiều so với số vốn mới ban đầu bỏ ra trước.

SCIC mua 15.000 căn hộ

Giải pháp thứ hai là xây dựng Qũy nhà tái định cư giá rẻ và chất lượng cho giai đoạn 2013 -2020. Lý do cho đề xuất này là bởi, giá bất động sản đã giảm khá mạnh từ 30% - 60%. Đó là cơ hội tuyệt với để chính quyền địa phương, nhất là các đô thị lớn xây dựng quỹ này.

Theo phân tích của VAFI, các địa phương lớn cần có kế hoạch mua tổng cộng khoảng 25.000 căn hộ tương ứng với số tiền khoảng 25.000 tỷ đồng.

Để thực hiện được, VAFI cho rằng, các địa phương có thể đảm nhiệm mua đầu tư 10.000 căn hộ. Điều này phụ thuộc vào việc các địa phương lớn cần chịu khó, năng động sáng tạo, khai thác thêm nhiều nguồn bổ sung tài chính.

15.000 căn hộ còn lại có thể được mua dễ dàng bởi nguồn vốn sẵn có, ngay lập tức từ SCIC và Quỹ sắp xếp đổi mới doanh nghiệp ( hiện do SCIC quản lý). Theo VAFI, đây là khoản đầu tư tốt, đồng thời góp phần giải quyết đầu ra cho thị trường bất động sản và cho các ngành vật liệu xây dựng.

Để bù đắp nguồn vốn cho Quỹ sắp xếp doanh nghiệp, VAFI kiến nghị Chính phủ nên chỉ đạo các Bộ ngành và SCIC bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đã cổ phần hóa và đã có sẵn các đối tác chiến lược sẵn sàng bỏ tiền mua ngay . Chẳng hạn như việc bán bớt cổ phần nhà nước tại SABECO cho đối tác chiến lược nước ngoài thì cũng đủ nguồn vốn để mua 15.000 căn hộ ( giá trung bình 1 tỷ đồng/ căn hộ).

Hạ lãi suất ngoại tệ về 1%

Giải pháp thứ ba là Ngân hàng Nhà nước nên hạ lãi suất tiền gửi ngoại tệ xuống mức 1%/năm, sau đó là 0%/năm.

Trong 2 năm qua, chủ trương khống chế lãi suất tiền gửi ngoại tệ đã thành công ngoài mong đợi, từ mức khống chế 3%/năm , rút xuống 2%/năm như hiên nay. Chủ trương này đã góp phần trong việc ổn định tỷ giá, gia tăng dự trữ ngoại hối quốc gia và đã hỗ trợ cho việc giảm lãi suất huy động VNĐ. Theo VAFI, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục thành công trên bằng hạ lãi suất ngoại tệ, từ đó, nâng cao giá trị đồng nội tệ.

Giải pháp thứ tư là áp thuế giá trị gia tăng cho hoạt động mua vàng miếng và vàng trang sức ở mức 10% trên giá trị mua.

Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho người dân sở hữu vàng trước đó, VAFI kiến nghị không thu thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt cho hoạt động bán vàng miếng, vàng trang sức.

Ngân hàng Nhà nước cam kết mua vàng miếng, vàng trang sức của dân thông qua hệ thống đại lý được cấp phép) tại bất kỳ thời điểm nào với giá mua theo giá quốc tế, có chiết khấu chi phí đại lý.

Nếu áp dụng giải pháp thứ ba và thứ tư này, Hiệp hội này cho rằng, khi đó, NHNN dễ dàng hạ được lãi suất cho vay xuống dưới mức 10%/năm, lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ còn khoảng 8%/năm, tức là lãi suất huy động VNĐ sẽ ở mức 5%/năm vào thời điểm trước 30/6/2013.

Ngoài ra, giải pháp thứ năm và là giải pháp cuối cùng là thuộc về cung cách làm việc của các bộ. Theo VAFI, cần hình thành các Đội "cứu hỏa" từ Trung ương đến địa phương để nhanh chóng cứu thị trường bất động sản . Với các địa phương, nhất là các đô thị lớn như Thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh...cần nắm chắc tình hình từng dự án bất động sản, xác định tổng thể các dự án cần ưu tiên giải quyết ngay về các nhu cầu như chuyển đổi công năng, thay đổi thiết kế, thay đổi diện tích căn hộ, cấp sổ đỏ...

Theo Phạm Huyền

Vef

==================

Hì! Đây là "cơ sở pha học" cho dân nghèo có thể mua những căn biệt thở nhng khu ổ chuột cao cấp. Thí dụ như căn biệt thự này.

Posted Image

Theo Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt thì bất cứ một vấn đề nào, dù khó khăn đến đâu, đều có biện pháp giải quyết. Nhưng không phải biện pháp này. Biện pháp này chỉ "béo" những nhà đầu tư Bất Động sản. Nhưng sẽ mất cân đối trong các lĩnh vực khác trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng đến....tận quán cafe như hiện nay. Và tất nhiên, nó khủng hoảng ....tệ hơn xét ở góc độ toàn diện.

Định viết tiếp, nhưng đang bực mình vì không biết cái thằng phải gió nào bảo mình "âm mưu tạo ra một tôn giáo mới".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Định viết tiếp, nhưng đang bực mình vì không biết cái thằng phải gió nào bảo mình "âm mưu tạo ra một tôn giáo mới".

Ủa??? con có thấy Sư phụ làm gì liên quan đến việc TÔN GIÁO đâu nhỉ??? thằng nào đặt điều thế ạ?? Sư phụ chỉ cho con để con uýnh phù mỏ nó đi.

Con được biết hiện tại ở Việt Nam mình có rất nhiều người tu luyện hết cái này đến cái kia, đệ tử theo học nhiều, có quy định sinh hoạt định kỳ, thường xuyên, mặc quần áo đồng phục riêng mỗi khi tập luyện..... túm lại là nhiều, như thế chả có ai ý kiến gì, trong khi thày trò mình hàng năm chả gặp nhau gì cả thì Tôn giáo gì chứ??? Haizzzzzz mệt mỏi với cái cuộc sống này quá./.

Hơi loãng chủ đề mong Sư phụ và mọi người thông cảm vì con thấy gần đây Sư phụ bị điều tiếng thị phi nên cũng thấy "nóng trong người".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ủa??? con có thấy Sư phụ làm gì liên quan đến việc TÔN GIÁO đâu nhỉ??? thằng nào đặt điều thế ạ?? Sư phụ chỉ cho con để con uýnh phù mỏ nó đi.

Con được biết hiện tại ở Việt Nam mình có rất nhiều người tu luyện hết cái này đến cái kia, đệ tử theo học nhiều, có quy định sinh hoạt định kỳ, thường xuyên, mặc quần áo đồng phục riêng mỗi khi tập luyện..... túm lại là nhiều, như thế chả có ai ý kiến gì, trong khi thày trò mình hàng năm chả gặp nhau gì cả thì Tôn giáo gì chứ??? Haizzzzzz mệt mỏi với cái cuộc sống này quá./.

Hơi loãng chủ đề mong Sư phụ và mọi người thông cảm vì con thấy gần đây Sư phụ bị điều tiếng thị phi nên cũng thấy "nóng trong người".

Khổ một nỗi là: Người này nghe được người kia nói lại và nói nhỏ cho sư phụ nghe - như là một tin bí mật. Giống như kiểu "Có hai thằng nhìn vào nhà đã hai ngày hôm nay" và chẳng biết hai thằng đó là hai thằng nào! Người nói với sư phụ cho là - bọn nó đặt điều để làm tiền. Nhưng biết nó ở đâu mà chi. Người nói thì có tên tuổi, còn người nói với người nói thì là danh từ chung. Híc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

2 kịch bản sinh tử cho bất động sản

Thứ sáu, 14/12/2012, 06:07 GMT+7

Theo tiến sĩ Phạm Đỗ Chí, khủng hoảng bất động sản có thể tránh cuộc bể dâu nếu ổn định vĩ mô 3-5 năm, lập lại trật tự hệ thống ngân hàng, hạ lãi suất xuống dưới 10% và giá nhà đất giảm 30% nữa để giải tỏa hàng tồn.

> Căn hộ cao cấp có thể 'ngủ đông' đến năm 2015

> 'Địa ốc sắp bước vào chu kỳ mới'

Ngày 12/12, tại hội thảo Triển vọng thị trường bất động sản Việt Nam năm 2013, ông Chí cho rằng cuộc khủng hoảng địa ốc đang đứng trước thời khắc vô cùng khó khăn khi phải chọn một trong hai kịch bản sinh tử.

Kịch bản thứ nhất là hạ cánh mềm với điều kiện phải áp dụng những chính sách thích hợp kéo dài 3-5 năm như: tái lập ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, hạ lãi suất về dưới 10%... Trong đó, bất động sản phải giải quyết hàng tồn kho bằng cách giảm giá nhà đất thêm 30% nữa.

Kịch bản thứ hai là hạ cánh cứng, sẽ diễn ra khi khó khăn tiếp tục chồng chất và không được giải quyết. Trong tình huống này, theo ông Chí, nhu cầu tài trợ ngân sách thúc đẩy chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ dẫn đến lạm phát hai con số trở lại. Cộng hưởng với chính sách quản lý thị trường vàng thiếu hợp lý, áp lực lên tỷ giá có thể đưa mức trượt giá mới của tiền đồng một cách nghiêm trọng. Giá bất động sản, đặc biệt là nhà ở và căn hộ tại các đô thị lớn có thể xuống 50% trong kịch bản này.

Posted Image

Theo Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí, khủng hoảng bất động sản có thể hạ cánh mềm nếu ổn định vĩ mô 3-5 năm, hạ lãi suất xuống dưới 10% và giá nhà đất giảm 30% nữa để giải tỏa hàng tồn. Ảnh: Vũ Lê

Trong tham luận gửi đến hội thảo, Tiến sĩ Alan Phan cho rằng giá nhà đất có thể bốc hơi thêm 30% kéo dài ít nhất 2 năm. Với bức tranh thị trường nhiều mảng tối, ông Alan Phan dự báo các doanh nghiệp bất động sản khó có thể huy động thêm nguồn lực đáng kể nào từ người dân trong thời gian tới. "Thành phần hưởng lợi trong năm 2013 là những người có tiền mặt, dễ dàng thu mua tài sản với giá cực rẻ", ông nhận xét.

Với Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần phát triển nhà Thủ Đức, Lê Chí Hiếu, ngày dòng tiền quay trở lại thị trường bất động sản vẫn còn xa. Bởi lẽ theo ông, kinh tế năm 2013 vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức: nợ xấu tăng cao chưa thể xử lý trong ngắn hạn, tổng cầu lại suy giảm.

Ông Hiếu dự báo, đầu năm 2013, bất động sản sẽ tiếp tục đà giảm giá do cung vượt quá cầu. Giữa năm 2013, nếu chính sách kích cầu bắt đầu phát huy hiệu quả sẽ tạo nền tảng ban đầu cho quá trình hồi phục. "Tôi kỳ vọng đến quý IV/2013 mặt bằng giá dần ổ định và thanh khoản thị trường sẽ được cải thiện đôi chút", ông nói.

Chuyên gia này cho rằng, thị trường bất động sản Việt Nam chỉ mới hình thành được khoảng 18 năm với 3 chu kỳ tăng trưởng và suy giảm. Năm 2013 có thể là năm kết thúc chu kỳ thứ 3 để dần bước vào một giai đoạn phát triển mới. Năm Quý Tỵ sẽ bùng nổ nguồn cung căn hộ ở phân khúc bình dân với sự phân hóa mạnh ở nhóm nhà diện tích cực nhỏ, giá thấp.

Posted Image

Cho rằng cơn khủng hoảng bất động sản chưa kết thúc nên người mua nhà vẫn chờ giá giảm thêm. Ảnh: Vũ Lê

"Đây sẽ là năm các nhà đầu tư táo bạo còn nắm nhiều tiền mặt thu gom tài sản giá rẻ. Khối ngoại gồm: Nhật, Hàn Quốc, Singapore... sẽ quan tâm hơn đến thị trường Việt Nam", ông Hiếu cho hay.

Chuyên viên Ngân hàng Nhà nước, Tiến sĩ Nguyễn Đại Lai cho rằng để tránh kịch bản bất động sản đổ vỡ, Chính phủ cần có cơ chế riêng để xử lý nợ xấu của ngành này. Nguyên tắc "thép" là không dùng ngân sách Nhà nước, cũng không in thêm tiền để mua nợ xấu.

Theo ông Lai, cần phải tạo ra thị trường nợ thứ cấp để phẫu thuật "khối u" này. Chẳng hạn như: chuyển nợ thành vốn góp, đàm phán cơ chế mua trái phiếu, tiêu thụ sản phẩm có sự giám sát của nhà băng với lãi suất xử lý nợ bằng 0%...

Chuyên viên Ngân hàng Nhà nước cho biết thêm, đặc thù của các khoản vay bất động sản là thường bị chặt khúc theo nhiều tầng, nghĩa là một dự án có vô số loại con nợ khác nhau. Do đó cần phải truy đến con nợ cuối cùng, phải túm lấy người chủ chi để tạo ra sản phẩm (chủ đầu tư) mới mong giải được bài toán khó này.

"Nhà nước cần ban hành chính sách minh bạch về xử lý nợ xấu dựa trên cơ chế thị trường. Ai gây họa, người đó phải gánh chịu bên cạnh sự giúp sức của Pháp luật và sự chia sẻ hợp pháp của các bên tham gia thị trường", ông Lai nhấn mạnh.

Vũ Lê

===============

Ngày 12/12, tại hội thảo Triển vọng thị trường bất động sản Việt Nam năm 2013, ông Chí cho rằng cuộc khủng hoảng địa ốc đang đứng trước thời khắc vô cùng khó khăn khi phải chọn một trong hai kịch bản sinh tử.

Kịch bản thứ nhất là hạ cánh mềm với điều kiện phải áp dụng những chính sách thích hợp kéo dài 3-5 năm như: tái lập ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, hạ lãi suất về dưới 10%... Trong đó, bất động sản phải giải quyết hàng tồn kho bằng cách giảm giá nhà đất thêm 30% nữa.

Bài phát biểu của vị tiến sĩ này chắc là wan trọng và đáng chú ý. Nhưng kịch bản thứ nhất của cụ này chỉ là những khái niệm vĩ mô, có tính tổng quát và rất lãng mạn trong thời điểm hiện nay. Tất nhiên nó phi thực tế. Nó chỉ khả thi vào thời điểm một năm trước đây. Nhưng cơ hội này đã qua mất rùi.

Còn kịch bản thứ 2?

Kịch bản thứ hai là hạ cánh cứng, sẽ diễn ra khi khó khăn tiếp tục chồng chất và không được giải quyết. Trong tình huống này, theo ông Chí, nhu cầu tài trợ ngân sách thúc đẩy chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ dẫn đến lạm phát hai con số trở lại. Cộng hưởng với chính sách quản lý thị trường vàng thiếu hợp lý, áp lực lên tỷ giá có thể đưa mức trượt giá mới của tiền đồng một cách nghiêm trọng. Giá bất động sản, đặc biệt là nhà ở và căn hộ tại các đô thị lớn có thể xuống 50% trong kịch bản này.

Đây không phải là một kịch bản cứu BDS, mà là một nhận thức thực tế nhiều hơn. Về sự phán ánh thực tế thì ông Ala Phan hay hơn.

Trong tham luận gửi đến hội thảo, Tiến sĩ Alan Phan cho rằng giá nhà đất có thể bốc hơi thêm 30% kéo dài ít nhất 2 năm. Với bức tranh thị trường nhiều mảng tối, ông Alan Phan dự báo các doanh nghiệp bất động sản khó có thể huy động thêm nguồn lực đáng kể nào từ người dân trong thời gian tới. "Thành phần hưởng lợi trong năm 2013 là những người có tiền mặt, dễ dàng thu mua tài sản với giá cực rẻ", ông nhận xét.

Tóm lại, chưa có một giải pháp nào khả thi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Tháo ngòi nổ” dư nợ tín dụng BĐS 1,5 triệu tỷ đồng

Thứ Sáu, 14/12/2012 - 08:00

(Dân trí) - Theo lý giải của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại buổi gặp doanh nghiệp ngày 13/12 ở Hà Nội, phát triển nhà ở xã hội chính là cách làm nhân văn mà vẫn có lãi, là cơ hội để “tháo ngòi nổ” khi dư nợ tín dụng BĐS đã lên tới 1,5 triệu tỷ đồng…

Làm theo cách nhân văn mà vẫn có lãi

Phân tích về thị trường BĐS hiện nay, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng thị trường BĐS đóng băng sau thời kỳ phát triển cao trào, chạy theo nhu cầu ảo. Một thời gian dài, cứ có đất là quy hoạch làm dự án nhà ở, đầu tư tự phát, làm theo phong trào…

Hiện nay dư nợ tín dụng liên quan đến BĐS khoảng 1,5 triệu tỷ đồng, nợ xấu sẽ ảnh hưởng đến tín dụng, ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy “tháo ngòi nổ” BĐS hiện nay đang là vấn đề cấp bách và phải như “cứu hỏa”.

Chưa bao giờ Quốc hội, Chính phủ lại quan tâm đến thị trường BĐS như hiện nay. Không chỉ Bộ Xây dựng, mà cả Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước đều đã vào cuộc rất tích cực, quyết liệt thực hiện hàng loạt các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS…

Posted Image

Nhà ở xã hội - làm theo cách nhân văn mà vẫn có lãi

Theo Bộ trưởng, vấn đề quan trọng, hàng đầu hiện nay là bàn giải pháp cụ thể về làm nhà ở xã hội, vì đây chính là cách để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS.

Với khối lượng các dự án BĐS trên địa bàn TP Hà Nội hiện nay, nếu tất cả đều hoàn thành thì nhu cầu phải rất nhiều năm nữa mới tiêu thụ hết. Chính vì vậy, rất cần phải kiểm soát phát triển, phải rà soát, đánh giá lại thị trường để có kế hoạch đầu tư phù hợp.

Cần phải cơ cấu lại các dự án để cứu BĐS nhưng làm theo cách nhân văn là làm nhà ở cho người nghèo mà doanh nghiệp vẫn có lãi. Làm nhà xã hội chính là một gói kích cầu đa mục đích mà cả người dân, doanh nghiệp và nhà nước đều có lợi. Người dân thì có nhà, doanh nghiệp thì có việc làm, thu nhập, thị trường BĐS phát triển sẽ làm cho nền kinh tế sôi động, kích thích tiêu dùng.

“Nhà ở xã hội nên có diện tích vừa phải, giá phải rẻ, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, vật liệu mới để kéo giá nhà rẻ xuống, phù hợp với nhu cầu chi trả của đại bộ phận người mua” - Bộ trưởng chỉ đạo.

Doanh nghiệp đồng loạt chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội

Ông Đoàn Châu Phong, Phó tổng giám đốc Vinaconex cho biết, tại khu đô thị Bắc An Khánh, có 18,5 ha đã được chấp thuận chuyển đổi sang NƠXH. Hiện đơn vị đã hoàn chỉnh hồ sơ, phương thức thực hiện, dự kiến sẽ khởi công vào quý I/2013.

Ngoài ra, nếu được TP Hà Nội chấp thuận, đơn vị này sẽ triển khai tiếp dự án 50 ha tại khu đô thị Đại Áng (Thanh Trì) rất thuận tiện về giao thông, hạ tầng, phát triển theo mô hình đô thị NƠXH.

Đại diện Tập đoàn Nam Cường cũng khẳng định đơn vị này hiện đang lập dự án KĐT 140 ha tại Đại Mỗ, trong đó có khoảng 40ha diện tích đất ở và dự kiến sẽ dành 10-15ha để làm NƠXH.

Hay như đại diện Tổng công ty Phát triển Nhà Hà Nội (HUD) cho biết: Dự án ĐTM Tây Nam Linh Đàm mà HUD đang thực hiện theo quy hoạch có 49 ha, trong đó 19 ha phát triển nhà ở, chỉ có 2,4 ha làm cho NƠXH thì hiện đang được HUD điều chỉnh thành 10 ha làm nhà ở thương mại và 9 ha làm NƠXH. Tại buổi làm việc Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cũng cho biết, Bộ Xây dựng đang theo sát và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện quy định các dự án nhà ở phải dành riêng quỹ đất 20% để phát triển NƠXH để có hướng xử lý, giải quyết. Bên cạnh đó, theo Nghị định phát triển NƠXH mà Bộ vừa trình Chính phủ, các dự án NƠXH sẽ được hưởng mức thuế thu nhập DN là 10%, thuế GTGT với người mua là 5%; đồng thời, mở rộng đối tượng được mua NOXH, thu hẹp bớt điều kiện, tiêu chí được mua, bán NOXH… Bộ Xây dựng cũng đang kiến nghị những chính sách này được áp dụng từ quý II/2013.

Còn về nguồn vốn tín dụng, Bộ Xây dựng sẽ ký kết thỏa thuận với ngân hàng BIDV phối hợp triển khai chương trình phát triển NƠXH giai đoạn 2013-2015 trong tuần nay. Theo đó, trong 3 năm tới mỗi năm BIDV sẽ dành 10.000 tỷ đồng cho nhà xã hội với lãi suất ưu đãi đầu tư, trong đó 6.500 tỷ dành cho người mua nhà với lãi suất bằng lãi suất huy động tiết kiệm, thời hạn 15 năm, giá trị bằng 70% giá trị nhà.

Lan Hương

================

Hiện nay dư nợ tín dụng liên quan đến BĐS khoảng 1,5 triệu tỷ đồng

Thật là một con số khủng khiếp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giải cứu bất động sản: Nói thì nhiều, hiệu quả được bao nhiêu?

Thứ Sáu, 14/12/2012 - 18:30

(Dân trí) - Chưa bao giờ tần suất các cuộc họp hội thảo, kiến nghị giải cứu thị trường bất động sản lại trở nên rầm rộ như hiện nay.

Bất động sản tham giá cao và chờ giải cứu

"Giải cứu" bằng "xin - cho" !?

Posted Image

Trong nửa cuối năm 2012 xuất hiện "phong trào' giải pháp cứu thị trường bất động sản

Chỉ tính riêng trong hai tháng trở lại đây, đã có tới ba lần Bộ trưởng Bộ Xây dựng xuất hiện trước các doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn. Ngoài ra, còn có dày đặc các hội thảo giải cứu của đủ mọi cấp, mọi ngành nhằm vào “cục máu đông” hàng tồn bất động sản. Các giải pháp chính được đưa ra là phải hạ giá bán, chia nhỏ căn hộ, giảm thuế và Nhà nước can thiệp bằng dùng vốn ngân sách mua lại nhà thương mại làm nhà xã hội… Cụ thể Bộ Xây dựng đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng Nghị quyết của Quốc hội để thực hiện các ưu đãi ngay trong năm 2013. Cụ thể, giảm 50% thuế giá trị gia tăng đầu ra đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở đối với những căn hộ dưới 70m2 sàn sử dụng và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2. Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa gửi bản đề xuất tới Thủ tướng Chính phủ về 5 giải pháp phá băng thị trường BĐS. Trong đó, giải pháp đầu tiên là người mua nhà trị giá dưới 2 tỷ đồng/căn được vay với lãi suất ưu đãi 7%/năm cho 3 năm đầu, Nhà nước sẽ cấp bù lãi suất khoảng 3-5%/năm. Giải pháp thứ 2, sẽ xây dựng quỹ nhà tái định cư dựa trên các dự án nhà ở thương mại. Giải pháp thứ ba, Ngân hàng Nhà nước nên hạ lãi suất tiền gửi ngoại tệ xuống mức 1%/năm, sau đó là 0%/năm...

Các chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng vừa đề xuất thành lập công ty để xử lý tồn kho BĐS, hình thành thị trường nhà ở cho người thu nhập thấp và giải quyết bài toán nguồn vốn trung, dài hạn cho thị trường….

Người người đề xuất, ngành ngành đề xuất, từ doanh nghiệp cụ thể lên đến cao hơn tổ chức liên kết doanh nghiệp như Hiệp hội, Ngân hàng và cuối cùng là những "Tư lệnh" ngành Tài chính, Xây dựng.

Dưới góc nhìn của doanh nghiệp, chuyên gia bất động sản thì những giải pháp này giải cứu thị trường là giải pháp tình thế cấp bách nhưng nó cũng đến tương đối muộn.

Cụ thể, một chủ đầu tư đại diện doanh nghiệp nói: “Bộ trưởng Trình Đình Dũng từng đưa ra thông điệp về căn hộ diện tích nhỏ từ tháng 6 nhưng mãi đến tháng 11 thì mới trình Nghị định về Nhà ở xã hội trong đó quy định phép diện tích căn hộ tối thiểu 25m2. Còn diện tích căn hộ thương mại được phép xây nhỏ hiện tại có xuống được tới 25 m2 hay không hiện vẫn chưa rõ”

“Một giải pháp khác là chia tách căn hộ được nhắc tới nhiều nhưng hiện nay vẫn chưa có quy định tiêu chí cụ thể dự nào được chia tách, dự án nào không. Vùng dự án chia tách được lãnh đạo Bộ Xây dựng xác định tương đối mơ hồ như vùng ven đô…”, vẫn lời đại diện doanh nghiệp đề nghị giấu tên.

Về giải pháp dùng tiền ngân sách mua lại nhà thương mại làm nhà xã hội thì được các chuyên gia đầu ngành chỉ rõ ngân sách cũng không có tiền để giải cứu.

Kinh tế gia Lê Đăng Doanh đặt ra giả thiết: "Giả như có chuyện mua bán này (mua lại nhà thương mại làm nhà xã hội) thì vấn đề đặt ra là ai bù lỗ, và Nhà nước sẽ bán lại cho ai, cho ai thuê hay mua xong thì Nhà nước cũng để trống? Người dân được đền bù tái định cư liệu có đủ tiền để mua nhà với giá cao như giá nhà thương mại? Cho dù mua để cho thuê đi nữa thì giá thuê chắc cũng sẽ đội lên cao"

“Còn nếu dùng để làm nhà công vụ thì ngân sách phải bỏ ra mà hoàn toàn không thu lại được đồng nào. Trong trường hợp này thì liệu bộ Tài chính có sẵn sàng chi ra một khoản tiền không nhỏ để có nguồn tiền mua lại”, ông Doanh nói.

Vân Nhi

=================

Tôi thì hổng phải "Kinh thế ra" - mà chỉ tìm hiểu và ngâm kíu Lý học Đông Phương như một phương tiện chứng minh nền văn hiến Việt gần 5000 năm lịch sử. Bởi vậy nên nói chiện về kinh thế cho nó đúng ngôn ngữ chiên môn và hệ thống phương pháp nuận kinh thế chắc người ta phải biên tập lại. Bây giờ tôi cứ nói nôm thế này:

Tất cả những ngôi nhà trong các dự án BDS ở trên xứ Việt Nam ta được bán với giá 100. 000 VND/ căn. Thí dụ như ngôi nhà này:

Posted Image

Tất nhiên, người ta sẽ mua rầm rầm. Nhưng để đấy và chẳng ai ở cả. Bởi vì vấn đề cốt lõi là nhu cầu nhà ở thật sự, chứ không phải bán giá bao nhiêu. Nhà nước bỏ tiền ra mua nhà trong chương trình NOXH thì cũng tương tự như đem thẳng số tiền đó gửi trả trực tiếp vào ngân hàng, đáo nợ cho các doanh nghiệp. Còn dùng làm nhà ở xã hội thì nó phải có điều kiện đáp ứng nhu cầu xã hội - tức là nó phải phù hợp với điều kiện kiếm sống, sinh hoạt cho những người trong đó.

Xin lỗi, chỉ nội những cái quy hoạch treo đầy ra cũng đủ làm bế tắc sự phát triển kinh tế.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hiến kế cứu bất động sản bằng 20.000 tỷ đồng

Chủ nhật, 16/12/2012, 08:41 GMT+7

Nếu Ngân hàng Nhà nước bơm ra 20.000 tỷ đồng cho vay mua nhà giá rẻ lãi suất 8%, Chính phủ giảm thuế giá trị gia tăng cho những người mua nhà về 0% thì chỉ cần 6 tháng sẽ có tác dụng.

Giám đốc Công ty Lê Thành, Lê Hữu Nghĩa đưa ra giải pháp này trong buổi tọa đàm tìm kiếm các giải pháp khơi thông thị trường bất động sản TP HCM ngày 15/12, với sự tham gia của Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ.

Ông Nghĩa chia sẻ với VnExpress.net: "Chính phủ có thể cấp cứu cho địa ốc bằng cách bơm tiền ra thị trường một cách có kiểm soát".

Ông Nghĩa giả định Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bơm ra 20.000 tỷ đồng, bằng 10% nợ xấu hiện nay (200.000 tỷ đồng). Số tiền này chỉ cho người mua nhà giá rẻ, diện tích nhỏ vay với lãi suất 8% một năm trong vòng 10-15 năm. Gói kích cầu diễn ra trong 6 tháng, bắt đầu từ ngày 1/1/2013 và kết thúc ngày 31/6/2013, giải pháp song hành là miễn thuế giá trị gia tăng (VAT). Điều kiện ràng buộc là chỉ được vay tối đa là 50% giá trị hợp đồng.

Ví dụ căn hộ 1 tỷ đồng NHNN cho vay 500 triệu, lãi suất 8% một năm trong vòng 10-15 năm, số còn lại người dân phải trả tiền mặt, VAT ưu đãi bằng 0%. Nếu bơm thành công 20.000 tỷ đồng theo cách này sẽ kéo thêm 20.000 tỷ đồng tiền mặt chảy vào thị trường, nền kinh tế được luân chuyển 40.000 tỷ đồng.

Theo ông Nghĩa, nhóm người có nhu cầu và đủ khả năng tài chính nhưng còn do dự sẽ thay đổi quan điểm trong 6 tháng áp dụng chính sách kích cầu này. Nếu xuống tiền mua nhà, họ có thể bơm vào thị trường 20.000 tỷ đồng nữa. Như vậy, thị trường được "thở oxy" 60.000 tỷ đồng, đủ để vượt qua giai đoạn cấp cứu.

Posted Image

Giám đốc Công ty Lê Thành, Lê Hữu Nghĩa tin rằng chỉ cần 20.000 tỷ đồng được bơm vào thị trường và kiểm soát một cách chặt chẽ cho người dân vay với lãi suất 8% trong vòng 10-15 năm thì có thể phá băng địa ốc. Ảnh: Vũ Lê

Bán được hàng, doanh nghiệp sẽ có tiền trả cho nhà thầu. Nhà cung ứng vật tư cũng được thanh toán nợ đọng. Ba nhà này cũng trả lãi và một phần nợ gốc cho ngân hàng, hàng tồn kho và nợ xấu sẽ được xử lý dần. "Nếu 60.000 tỷ đồng này chạy trong thị trường 3 vòng (xấp xỉ 180.000 tỷ đồng) sẽ đủ lực điều tiết 200.000 tỷ đồng nợ xấu quốc gia. Nhà nước chỉ mất VAT nhưng tránh khỏi đổ vỡ dây chuyền", ông Nghĩa nói.

Tuy nhiên, Phó giám đốc Công ty TNHH địa ốc Đất Lành, Nguyễn Văn Đực không có cái nhìn lạc quan vào gói tài khóa giải cứu bất động sản. Ông Đực băn khoăn: "Tình hình đang rất xấu, có thể nói là dầu sôi lửa bỏng, ngân sách lại thất thu, Nhà nước không còn tiền bơm cho địa ốc".

Ông Đực kiến nghị 2 giải pháp. Một là cơ quan chức năng hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi công năng các dự án dở dang thành bệnh viện, trường học, văn phòng... để tăng cơ hội tìm kiếm đầu ra cho hàng tồn.

Hai là Chính phủ cho phép đầu tư căn hộ thương mại 25 m2 như nhà ở xã hội. Nếu mở rộng mô hình nhà ở xã hội theo phương thức thương mại, còn gọi là nhà bình dân với các điều kiện: quy hoạch, kiến trúc, diện tích, tiền sử dụng đất như nhà ở xã hội thì thị trường sẽ có thanh khoản tốt hơn.

Cần mở ra sân chơi công bằng giữa nhà ở xã hội do nhà nước xây với nhà ở bình dân cho doanh nghiệp xây. "Cuộc cạnh tranh này sẽ mang lại cho người có thu nhập khiêm tốn nhiều cơ hội mua nhà giá rẻ. Giải pháp này không tốn tiền, nhưng có thể cứu được thị trường", ông Đực nói.

Posted Image

Một số chuyên gia địa ốc không tin rằng Chính phủ sẽ áp dụng gói tài khóa cứu bất động sản vì ngân sách đang thất thu. Ảnh: Vũ Lê

Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư Nam Long, Nguyễn Xuân Quang kiến nghị lãnh đạo Bộ Tài chính và Tài nguyên môi trường nhanh chóng điều chỉnh, sửa đổi quy định về tiền sử dụng đất tại Nghị định 69. "Cách tính tiền sử dụng đất đang khiến doanh nghiệp phải trả tiền đất đến 2 lần, làm đội giá thành bất động sản. Với khó khăn hiện nay Chính phủ cần dùng chính sách giảm thu để tăng thu", ông Quang nói.

Tại buổi tọa đàm, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Vương Đình Huệ phát biểu: "Tôi nhất trí với đề xuất giảm thu để tăng thu của doanh nghiệp. Sắp tới sẽ có các giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn cho bất động sản và cả vật liệu xây dựng".

Riêng gói tài chính cứu bất động sản, ông Huệ cho biết, Chính phủ sẽ cân nhắc dựa trên tham mưu của nhiều bộ và chuyên gia. Ông cho hay, về thuế thu nhập doanh nghiệp, Bộ Tài chính đang trình Chính phủ đưa từ mức 25% hiện tại xuống còn 20-23% cho tất cả các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp dưới 200 lao động sẽ đóng mức thuế này là 20% thời gian dự kiến áp dụng từ 1/1/2014, nhiều khả năng sẽ áp dụng sớm hơn.

Theo ông Huệ, nhà ở xã hội sẽ được hưởng thuế ưu dãi là 10%. Tiền thuê đất tiếp tục cho giảm 50%. Đồng thời cũng sẽ thống nhất tiếp thu việc cho phép nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ để doanh nghiệp bớt khó khăn.

"Bộ cũng trình và đề xuất tiếp tục giãn thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng năm 2013 và các doanh nghiệp bất động sản sẽ được cho thời gian giãn thuế nhiều hơn. Tôi tin vào Nghị quyết 01 của Chính phủ sẽ từng bước giải quyết các vấn đề khó khăn hiện nay", Bộ trưởng nói.

Vũ Lê

================

Cứ chăm chăm cứu BDS. Thật là một cái nhìn cục bộ, trong khi có thể tìm một biện pháp khác, có tính đồng bộ hơn và gián tiếp cứu BDS.

Khi nguồn cung vượt qúa cầu - và xây dựng bừa bãi ở những nơi - nói theo khoa học là "không có nhu cầu sử dụng trên thực tế" - nói theo Phong Thủy là chưa tụ khí -

thì có bán rẻ như cho không vẫn ế. Đừng nói bỏ tiền ra mua. Híc!

Thí dụ như Thiên Sứ tui chắc không thể đi vay 50% và bỏ tiền ra để mua cái nhà giá rẻ như cái nhà này. Cho không thì lấy vậy và cũng để đấy. Híc!

Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Đã có kịch bản giải cứu bất động sản”

11:38 (GMT+7) - Chủ Nhật, 16/12/2012

Bộ trưởng Vương Đình Huệ thông tin về một số giải pháp “cứu” thị trường bất động sản đang được hoàn tất để trình Chính phủ...

Posted Image

Bộ trưởng Vương Đình Huệ: "Bất động sản sẽ được giải cứu bằng giải pháp tài chính".

“Hiện kịch bản giải cứu cho nền kinh tế, cho bất động sản chúng tôi đã có trong tay rồi. Bất động sản sẽ được cứu bằng giải pháp tài chính”.

Thông tin được Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đưa ra tại buổi làm việc với lãnh đạo Tp.HCM và các doanh nghiệp bất động sản trên địa bàn, ngày 15/12.

Mục đích của buổi gặp gỡ này là nhằm tìm ra giải pháp thích hợp, tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn vốn và đầu ra cho các doanh nghiệp bất động sản tại Tp.HCM.

Hàng loạt kiến nghị, đề xuất đã được các doanh nghiệp đưa ra tại buổi làm việc, từ việc bơm vốn cho thị trường, miễn giảm thuế, cho xây căn hộ diện tích nhỏ (25m2) đến việc cho phép và hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi công năng các dự án dở dang thành bệnh viện, trường học, văn phòng... để tăng cơ hội tìm kiếm đầu ra cho hàng tồn…

Muốn phá băng thị trường bất động sản thì trước hết phải làm cho thị trường ấm lên

Chủ trì hội nghị, Bộ trưởng Vương Đình Huệ, cho biết hiện Bộ Tài chính đã thành lập Tổ công tác đặc biệt nghiên cứu để đề xuất Chính phủ và Quốc hội phê duyệt theo thẩm quyền về những giải pháp tài chính để hỗ trợ thị trường, kích thích tăng trưởng, qua đó giải quyết tồn kho và nợ xấu cho lĩnh vực bất động sản.

“Tôi đã làm việc trực tiếp với lãnh đạo Tp.HCM, khảo sát trực tiếp một số tỉnh ở miền Trung, miền Bắc và có nhiều buổi làm việc nữa về chuyên đề thị trường bất động sản để hoàn tất đề án giải cứu thị trường bất động sản, báo cáo lên Thủ tướng. Hiện kịch bản giải cứu cho nền kinh tế, cho bất động sản chúng tôi đã có trong tay rồi. Bất động sản sẽ được cứu bằng giải pháp tài chính”, Bộ trưởng Huệ cho hay.

Cũng theo Bộ trưởng Vương Đình Huệ, muốn phá băng thị trường bất động sản thì trước hết phải làm cho thị trường ấm lên. Phá băng bất động sản phải bằng một giải pháp tổng thể như minh bạch từ giá bán, tạo niềm tin để giúp thị trường hồi phục. Theo Bộ trưởng, việc này tuy khó nhưng cách làm có thể là kích thích ấm từng phân khúc, từng khu vực của thị trường.

Tuy nhiên, sau khi xem các báo cáo về thị trường bất động sản Tp.HCM, Bộ trưởng Vương Đình Huệ lại hoài nghi: “Dư nợ cho vay bất động sản trên 66.000 tỷ đồng trong khi tồn kho chỉ có 30.000 tỷ đồng thì số tiền kia chạy đi đâu? Chưa kể vốn chủ sở hữu, nhà đầu tư còn bỏ tiền ra nữa”.

“Theo tôi biết, hiện nay doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu 30%, đi vay 70%, sau 2 năm làm bán không được nhà coi như mất hết. 66.000 tỷ đồng vốn vay, cộng vốn chủ sở hữu nữa, phải trên 100.000 tỷ đồng, như vậy nói tồn kho 30.000 tỷ đồng thì 70.000 tỷ đồng chạy đi đâu. Số liệu này có chính xác hay không? Nếu nợ xấu chỉ có 4.145 tỷ đồng là không đáng lo vì quá nhỏ. Do đó cần xác định chính xác, nếu không đánh giá đúng thì khó bắt bệnh được”, Bộ trưởng Huệ nói tiếp.

Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã thống nhất với đề xuất giảm thuế để tăng thu cho doanh nghiệp. Các giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn cho bất động sản và cả vật liệu xây dựng sẽ được Bộ ban hành trong thời gian sớm nhất.

Những doanh nghiệp dưới 200 lao động sẽ đóng mức thuế này là 20% với thời gian dự kiến áp dụng từ 1/1/2014, tuy nhiên, nhiều khả năng sẽ áp dụng sớm hơn.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ

Liên quan tới gói tài chính cứu bất động sản, Bộ trưởng Huệ cho biết, Chính phủ sẽ cân nhắc dựa trên tham mưu của nhiều bộ ngành và các chuyên gia.

Về thuế thu nhập doanh nghiệp, Bộ trưởng Huệ cho biết, Bộ Tài chính đang trình Chính phủ đưa từ mức 25% hiện tại xuống còn 20-23% cho tất cả các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp dưới 200 lao động sẽ đóng mức thuế này là 20% với thời gian dự kiến áp dụng từ 1/1/2014, tuy nhiên, nhiều khả năng sẽ áp dụng sớm hơn.

Riêng với nhà ở xã hội sẽ được hưởng thuế ưu đãi là 10%. Tiền thuê đất tiếp tục cho giảm 50%. Đồng thời cũng sẽ thống nhất tiếp thu việc cho phép nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

“Không phải đến giờ Chính phủ mới đặt vấn đề mà nghị quyết Quốc hội đã đặt vấn đề giải quyết nợ xấu và tồn kho bất động sản. Trách nhiệm thuộc Chính phủ nên Thủ tướng sẽ làm việc với các địa phương, nhất là Hà Nội và Tp.HCM về nợ đọng, tồn kho bất động sản bởi thị trường bất động sản có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với các ngành tài chính, vật liệu xây dựng, lao động, liên quan đến vấn đề tăng trưởng, thu ngân sách...”, Bộ trưởng Huệ khép lại buổi làm việc.

==================

"Tướng giỏi thì bao giờ cũng phải nghĩ tới thất bại".

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sắp đón tiền tấn, đại gia BĐS lên hương

20/12/2012 01:30

Posted ImageLiên tiếp các cuộc làm việc, các kế hoạch và lời hứa giải cứu BDD , các đại gia BĐS như mở cở trong bụng. Đã đến lúc các đại hia đã thể mở tiệc ăn mừng và trên thị trường chứng khoán rất nhiều cổ phiếu đã tăng giá đưa các đại gia “lên hương”.

Lại sướng như BĐS

Không còn lờ mờ như trong các tuyên bố trước đây, phát biểu trong buổi làm việc với TP.HCM ngày 18/12 nhằm tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS và xử lý nợ xấu, lãnh đạo Chính phủ, các bộ ngành liên quan đã đưa ra những thông điệp khá rõ ràng.

Theo đó, chỉ trong vài ngày tới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ giảm lãi suất trên cơ sở lạm phát đang được giữ ổn định, chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng này dưới 0,5% và cả năm chỉ khoảng 7%.

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cam kết tại cuộc họp sẽ đưa ra khoảng 100.000-150.000 tỷ đồng để xử lý nợ xấu, chủ yếu tập trung xử lý nợ xấu liên quan đến BĐS ngay từ quý II/2013. Bên cạnh đó, cung ứng khoảng 20.000-40.000 tỷ đồng hỗ trợ người mua nhà với lãi suất hợp lý khoảng 8% trong thời hạn 5-10 năm và sẵn sàng hỗ trợ cho các dự án phục vụ mục đích này…

Chính phủ sẽ tập trung giải quyết vấn đề nợ xấu, hàng tồn kho, BĐS ứ đọng ngay từ đầu năm tới bằng các giải pháp tổng thể, đồng bộ cả trước mắt và lâu dài. Thậm chí, có ngân hàng đề xuất gói giải pháp trong đó gắn cho vay với áp lực yêu cầu chủ đầu tư giảm giá bán nhà… và thực hiện ngay từ cuối 2012, nhằm tạo tâm lý ổn định cho thị trường và tạo điều kiện cho người mua nhà.

Các thông tin được đưa ra dồn dập trong một buổi họp đã gây tác động rất mạnh tới giới đầu tư và kỳ vọng về một thị trường BĐS hồi phục, các doanh nghiệp BĐS hưởng lợi từ các chính sách này đã bùng lên mạnh mẽ.

Posted Image

Trên TTCK tập trung, phản ứng với các thông tin hỗ trợ mạnh nói trên, sáng 19/12 hàng loạt cổ phiếu BĐS, xây dựng và vật liệu xây dựng đã đồng loạt tăng trần như DIG, ITC, LCG, NTL, SJS, TDC, TDH, VPH, ITA, DID, DIC, DAG, PTC, PSG, PXA, S96… Nhiều cổ phiếu đang trong tình trạng rất khó khăn như STL, SCR… cũng đang đã nhanh chóng tăng hết biên độ cho phép ấn tượng vào cuối phiên buổi sáng.

Cùng với tuần diễn biến tích cực hơn trước đó, thông tin “hạ lãi suất trong vài ngày tới” và kế hoạch xử lý nợ xấu đã khiến các nhà đầu tư tin tưởng mãnh liệt vào một con sóng dài trên thị trường chứng khoán (TTCK), mức lãi kỳ vọng được đặt ra lên tới vài chục phần trăm trước kỳ nghỉ Tết.

Theo nhiều nhà đầu tư, đối tượng chính có lợi trong lần này là các doanh nghiệp BĐS và các ngân hàng. Dòng tiền lần này sẽ là dòng tiền chính sách và đầu cơ giai đoạn này dường như “ăn chắc”.

Hết thời giảm giá?

Hướng đi đã được xác định khá rõ ràng. Theo đó, tiền sẽ được đưa ra để xử lý nợ xấu, lãi suất sẽ được hạ để doanh nghiệp dễ thở, người có nhu cầu thực sự có thể mua nhà… Đây là giải pháp có lẽ được rất nhiều người mong muốn.

Trong cuộc họp với TP.HCM hôm 18/12, lãnh đạo NHNN có một nhận định khá rõ ràng cho rằng, BĐS đang bóng bóng và có thể xì hơi, vỡ vào một thời điểm nào đó. Đây cũng là nhận định đã được nhiều chuyên gia đưa ra trước đó.

Có thể thấy, nợ xấu ở mức cao như hiện nay là một vấn đề nghiêm trọng và cần được giải quyết để ổn định kinh tế, xã hội, giống như nhiều nước trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc đã từng phải làm.

Mặc dù vậy, vấn đề được đặt ra là chúng ta sẽ lấy nguồn tiền nào để giải quyết nợ xấu, để tài trợ lãi suất cho vay mua nhà… Về vấn đề này, NHNN chưa đề cập rõ nhưng cho biết có thể cân đối được.

Bên cạnh đó, nhiều người tỏ ra lo ngại nếu thực sự tiền được bơm ra để giải quyết nợ xấu, qua đó cứu BĐS thì lạm phát có tăng trở lại? Bong bóng BĐS sẽ tiếp tục được duy trì? Khi đó vòng xoáy khủng hoảng có trở lại hay không? Và giải quyết nợ xấu trong vòng bao lâu (Mỹ đã mất 4 năm, Nhật mất 10 năm, Hàn Quốc 5 năm).

Posted Image

Dù thế nào đi chăng nữa, những động thái nói trên có thể đang khiến nhiều người đang “làm” BĐS và “chơi” chứng khoán mở cờ trong bụng, mở tiệc ăn mừng. Trên TTCK, dòng tiền đang có lý do chảy vào cổ phiếu. Thanh khoản trong phiên giao dịch buổi sáng 19/12 tăng mạnh lên gần 600 tỷ đồng trên sàn HOSE và hơn 200 tỷ đồng trên sàn Hà Nội. Tiền chảy mạnh vào các cổ phiếu BĐS, xây dựng, vật liệu xây dựng và ngân hàng đã khiến đa số các cổ phiếu trong các lĩnh vực này tăng giá.

Theo đánh giá của nhiều nhà đầu tư, dòng tiền lần này sẽ là dòng tiền của chính sách, chính sách hỗ trợ cho một dạng hàng hóa đặc biệt là BĐS. Theo đó, đầu cơ trong giai đoạn này tỷ lệ “ăn sóng” là rất lớn, tối thiểu thì cũng là dòng tiền đang nằm im trong túi của nhiều nhà đầu tư chảy vào thị trường, chưa kể tới khoản tiền được bơm vá.

Trên thực tế, các ngân hàng được cho là đang bị kẹp vốn rất lớn trong BĐS, nợ xấu đang nằm nhiều trong BĐS. Do vậy, giải quyết nợ xấu cũng là khơi thông những bế tắc đang ngăn cản hoạt động của ngân hàng, doanh nghiệp trong thời gian gần đây. Và khi dòng tiền được khơi thông, chắc chắn một phần sẽ được đổ vào chứng khoán để chờ đón cơ hội. “Dân” BĐS trong khi đó đang chờ đợi một làn gió mới với giao dịch được kỳ vọng ấm áp trở lại.

Mặc dù vậy, cũng có nhiều người nghi ngại về khả năng tươi sáng của các thị trường này. Theo đó, với BĐS, một điều quan trọng đối với thị trường này là dòng tiền của giới đầu cơ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những đối tượng có tiền này có lẽ không ít người đã ngán ngẩm với ba từ BĐS. Trong khi đó, người dân làm công ăn lương, người dân lao động thì không nhiều người có số tiền vài trăm triệu tới một hai tỷ đồng để mua nhà đất, căn hộ.

Tuy vậy, trong số họ, cũng có những người đang chờ đợi giải pháp tổng thể với một tia hy vọng về khả năng ép chủ đầu tư hạ giá sản phẩm, cùng với hướng tín dụng ưu đãi dễ tiếp cận.

Mạnh Hà

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

- Người dân (có nhu cầu nhà ở) có Tiền mua hay không ? mới là vấn đề quan trọng. Còn như gói hỗ trợ này Tiền vẫn chỉ chảy trong túi các đại gia sang ngân hàng và ngược lại. Vậy hãy chờ xem quả bóng đã xì hơi các cụ ta thường có câu gì nhỉ : " Bịt đằng trôn nó lại hở ....." thu nhập dân chúng ăn còn chẳng đủ lấy đâu ra tiền mà mua nhà . (Trừ những người làm cho doanh nghiệp nhà nước hưởng lương theo kiểu đánh trống ghi tên và các quan lại trong bộ máy NN )Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

- Người dân (có nhu cầu nhà ở) có Tiền mua hay không ? mới là vấn đề quan trọng. Còn như gói hỗ trợ này Tiền vẫn chỉ chảy trong túi các đại gia sang ngân hàng và ngược lại. Vậy hãy chờ xem quả bóng đã xì hơi các cụ ta thường có câu gì nhỉ : " Bịt đằng trôn nó lại hở ....." thu nhập dân chúng ăn còn chẳng đủ lấy đâu ra tiền mà mua nhà . (Trừ những người làm cho doanh nghiệp nhà nước hưởng lương theo kiểu đánh trống ghi tên và các quan lại trong bộ máy NN )Posted Image

Thưa bác Túy lão! Nhà nước cũng đã có chủ trương hỗ trợ tiền cho từng người có nhu cầu nhà ở thật với mức cho vay 4 - 5 % năm để mua nhà ở, đồng thời điều chỉnh các căn hộ nhỏ lại cho phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng hộ gia đình đúng như nhận định của Sư phụ Thiên sứ "* Bất động sản chết lâm sàng....* Sang năm 2013, dân nghèo có cơ hội mua biệt thự ở khu ổ chuột cao cấp...."

Nhu cầu về nhà ở thực tế thì nhiều nhưng với mức thu nhập như hiện nay của người lao động thì khó có ai có thể có tiền mà mua nhà để ở, kể cả được tạo điều kiện cho vay với lãi suất thấp.

Mặc dù vậy, nếu có chủ trương mở cửa, tạo điều kiện thì em vẫn cứ vay để mua và dùng chính ngôi nhà đó để thế chấp rồi đến hạn không trả được tiền thì em sẽ để Ngân hàng thu lại cái nhà đó và em quay về với cái "máng lợn" thui. kekekekekeke

Theo lý học thì mọi thứ đều ở mức cân bằng là tốt mà bác???

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Chính phủ: Lãi suất hỗ trợ người mua nhà xã hội 4-5% là hợp lý

Posted Image

Sáng 19/12, Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành quyết tâm phát triển nhà xã hội, cố gắng có mức lãi suất 4-5%/năm là hợp lý.

Trong 2 ngày vừa qua, người dân rất quan tâm đến động thái mới về những chính sách, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, “giải cứu” thị trường bất động sản sau khi Thủ tướng họp bàn với lãnh đạo 2 thành phố lớn là Tp.HCM sáng 18/12 và Hà Nội sáng 19/12 để nắm thực trạng thị trường hiện nay, và đề ra các giải pháp trong thời gian tới.

Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, NHNN, UBND Thành phố Hà Nội, UBND Tp.HCM đã có những giải pháp kiến nghị Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, chủ yếu tập trung vào 6 nhóm giải pháp. Nhóm giải pháp về việc hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật; Nhóm giải pháp miễn giảm thuế; Nhóm giải pháp tín dụng, nhóm giải pháp xử lý nợ xấu, hàng tồn kho BĐS kích cầu thị trường; Nhóm giải pháp tái cơ cấu DN;…

Trong 2 buổi làm việc, thực trạng cho thấy hiện nay nợ xấu bất động sản và hàng tồn kho tại 2 thành phố có thị trường BĐS phát triển nhất là tương đối lớn.

Lãi suất 4-5% mới hợp lý

Tại buổi làm việc với lãnh đạo Hà Nội vào sáng nay, Thủ tướng đồng tình với đề xuất của HN và ý kiến của các bộ, ngành. Đồng thời nhấn mạnh, tồn đọng BĐS có nhiều nguyên nhân, nhưng đầu tiên là do quản lý nhà nước yếu kém. “Dân còn nghèo mà quy hoạch dự án toàn nhà to, nhà sang. Lúc thừa thì toàn thừa nhà to nhà sang, trong khi nhà nhỏ, nhà thu nhập thấp cho người lao động thì vẫn thiếu”- Thủ tướng nói.

Trong chiến lược phát triển nhà ở, đã đề ra 8 nhóm đối tượng cần có sự can thiệp của nhà nước để có nhà ở. Do đó, Thủ tướng yêu cầu quản lý nhà nước cần theo hướng rà soát, điều chỉnh quy hoạch dự án, quan tâm phát triển nhà ở xã hội, giảm nhà ở cao cấp; phân loại dự án phải dừng, dự án được tiếp tục triển khai, dự án phảo chuyển đôi cơ cấu…Tính toán việc mua nhà ở thương mại làm nhà tái định cư.

Đặc biệt, về lãi suất, Thủ tướng chỉ đạo kiên quyết đưa ra gói tín dụng lãi suất thấp cho đối tượng mua nhà xã hội: “Lãi suất thấp, cộng với quỹ hỗ trợ của địa phương, cố gắng có mức lãi suất 4-5%/năm là hợp lý.” Thủ tướng nói

Sẽ có Nghị quyết của Chính phủ về “giải cứu” BĐS

Thủ tướng nhấn mạnh, hiện nay Chính phủ, ngân hàng có đề án tổng thể giải quyết nợ xấu, trong đó 70% là nợ BĐS. Có thể thành lập doanh nghiệp mua lại nợ xấu, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện nay. Bên cạnh đó, Ngân hàng thương mại cũng phải tự cơ cấu lại nợ, thiết lập dự phòng rủi ro, tích cực xử lý tài sản thế chấp.

Chính phủ đề nghị Ngân hàng giao quyền chủ động cho ngân hàng thương mại xem xét cho dự án hoàn thành, có đầu ra được vay tiếp. Mặt khác, doanh nghiệp cũng phải chung sức cùng Chính phủ, chịu trách nhiệm cùng chính phủ tháo gỡ khó khăn. “”Doanh nghiệp đã từng lãi to rồi, giờ là lúc doanh nghiệp cũng phải chia sẻ với Chính phủ, với xã hội”.

Thủ tướng đề nghị, các giải pháp cần được đưa vào Nghị quyết của Chính phủ để triển khai ngay từ đầu năm 2013. Chính phủ sớm ban hành Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ và ổn định thị trường BĐS, làm cơ sở để các Bộ ngành Trung ương, các địa phương tổ chức thực hiện.

Theo số liệu của NHNN tính đến 31/10/2012, tổng dư nợ bất động sản khoảng 207.595 tỷ đồng, tăng 3,6% so với thời điểm 31/12/2011. Trong đó, nợ xấu khoảng 13,5% tổng dư nợ bất động sản tương đương 28.000 tỷ đồng. <br style="margin: 0px; padding: 0px;">

Thống đốc Nguyễn Văn Bình: "Trong 2013 xử lý khoảng 100 đến 150 ngàn tỷ nợ trong bất động sản. Đối tượng tiêu thụ tồn kho: Cung ứng 20 đến 40 nghìn tỷ cho các NHTM để cho vay mua nhà trong 10 năm, lãi suất 8%/năm".

Riêng Tp.HCM

85.000 tỷ đồng là số dư nợ tín dụng bất động sản tại Tp.HCM (nguồn: NHNN)

Khoảng 15.000 căn hộ chung cư chưa bán, hơn 300.000 m2 nền đất tồn kho, thừa khoảng 58.748 m2 văn phòng cho thuê.

Hà Nội

Tồn kho 1,44 triệu m2 sàn nhà ở, 175000m2 sàn văn phòng cho thuê. Nợ xấu BĐS chiếm 13% tổng dự nợ xấu ngân hàng.

Kiều Thuật

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà 25-30 m2 bán cho SV -PH ạ ! một GĐ 2 VC với 2 đứa con nhét vào 25 m2 nằm chồng lên nhau mà ngủ à ? lại còn chỗ đi xả , mẹ bố khỉ vấn đề là không phải nhà to hay bé mà vấn đề giá XD so với thu nhập của người dân chưa cân xứng - 1 đất nước kinh tế còn ở dạng nghèo nàn mà giá nhà đất đắt tầm nhất nhì thế giới. Đã là 1 gia đình thì mua nhà tối thiểu cũng hải 35 m2 trở lên còn nhỏ hơn thì dù có tiền cũng cần cân nhắc. Mà thời buổi kinh tế khó khăn có cho vay chắc chẳng có ma nào dám vay đừng nói là lãi suất cao hay thấp, Vấn đề cần giải quyết là giải quyết công ăn việc làm và có thu nhập cho người dân thì chẳng thằng nào lo . Lại đi lo bơm tiền lung tung kiểu này ko phải chết lâm sàng đâu mà bong bóng đang vỡ đấy .

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà 25-30 m2 bán cho SV -PH ạ ! một GĐ 2 VC với 2 đứa con nhét vào 25 m2 nằm chồng lên nhau mà ngủ à ? lại còn chỗ đi xả , mẹ bố khỉ vấn đề là không phải nhà to hay bé mà vấn đề giá XD so với thu nhập của người dân chưa cân xứng - 1 đất nước kinh tế còn ở dạng nghèo nàn mà giá nhà đất đắt tầm nhất nhì thế giới. Đã là 1 gia đình thì mua nhà tối thiểu cũng hải 35 m2 trở lên còn nhỏ hơn thì dù có tiền cũng cần cân nhắc. Mà thời buổi kinh tế khó khăn có cho vay chắc chẳng có ma nào dám vay đừng nói là lãi suất cao hay thấp, Vấn đề cần giải quyết là giải quyết công ăn việc làm và có thu nhập cho người dân thì chẳng thằng nào lo . Lại đi lo bơm tiền lung tung kiểu này ko phải chết lâm sàng đâu mà bong bóng đang vỡ đấy .

Mấy bác cháu làm trong lĩnh vực xây dựng , giao thông vẫn hay nói đùa rằng : " Công nhân viên chức muốn mua nhà chung cư giá rẻ thì phải tích góp từ thời Lý Công Uẩn " Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mấy bác cháu làm trong lĩnh vực xây dựng , giao thông vẫn hay nói đùa rằng : " Công nhân viên chức muốn mua nhà chung cư giá rẻ thì phải tích góp từ thời Lý Công Uẩn " Posted Image

Cu cho rằng từ thời Lý Công Uẩn à? còn lâu thời Hùng Vương nhé! Lương 6 tr đủ tiêu dè sẻn ăn hết rồi thỉnh thoảng làm chén rượu nữa là sạch lấy gì mà để ra mà mua với chẳng bán .
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những lời thống thiết gửi Bộ Xây dựng

20/12/2012 16:00:00 (GMT+7)

Tôi cho rằng các giải pháp Bộ Xây dựng đưa ra (4 giải pháp) mang tính chung chung mà thiếu tính cụ thể để đạt được mục tiêu cụ thể. Nhất là BĐS tồn kho hàng chục tỷ USD tập trung ở 2 thành phố HN và TP. HCM.

‘Hà hơi’ nhà ở xã hội ‘thổi ngạt’ thị trường BĐS

Cấm công ty chứng khoán đầu tư bất động sản

Cứu BĐS: Nhà nước phải điều tiết cuộc chơi

BĐS 2012: Ám ảnh tồn kho và nợ xấu

Tan băng bất động sản: Bắt đầu từ nhà ở xã hội

Tại sao phải cứu bất động sản bằng mọi giá?

Trước khi nói về giải pháp, tôi xin phân tích các nguyên nhân mà thị trường BDS đóng băng như hiện nay như sau:

1. Giá BĐS ở HN và TP.HCM đã tăng nóng mấy năm qua và hiện vẫn còn quá cao so với giá trị thực, quá cao so với phần lớn nhu cầu nhà ở/thu nhập của đại bộ phận nhân dân lao động. Hiện nay là tháng 12/2012, sau 1 năm giảm giá, nhìn lại giá BĐS căn hộ ở HN xem nếu chỉ có 2 tỷ đồng cũng không thể mua một căn hộ chung cư ở HN. Lý do vì sao? Giá m2 hiện vẫn 25-30 triệu đồng/m2, diện tích căn hộ vẫn 80m2 trở lên, phát sinh còn nhiều liên quan tranh chấp hợp đồng mua nhà, diện tích chung cư, điều chính thiết kế, điều chỉnh giá,... lung tung hết cả làm cho người mua nhà rất thiệt hại và ngán ngẩm cách làm ăn thiếu trách nhiệm và thậm chí thách thức pháp luật của rất nhiều chủ đầu tư, kể cả tên tuổi, ở HN như tôi biết thông tin gần đây. Không giải quyết vấn đề giá cả thì mọi nỗ lực sẽ không đạt mục tiêu.

2. Khó tiếp cận tài chính đối với người mua, người dân lao động có nhu cầu nhà ở, chi phí lãi vay & chi phí liên quan còn rất cao. Không ở quốc gia nào lãi vay kéo dài 18%/năm như ở VN, cứ đà này, VN sắp thành Hy Lạp đến nơi. Nguyên nhân sâu xa là do lạm phát và công cụ tài chính ở VN còn thiếu và yếu. Mọi nỗ lực sẽ không đi đến đâu nếu không có giải pháp tài chính mạnh.

3. Chính sách phát triển BĐS tại HN và TP.HCM bị bóp méo nhiều năm qua. Nhu cầu nhà ở ở HN và TP.HCM tăng vọt trong khi cung nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp , nhà ở mức giá có thể tiếp cận được hiện nay vẫn rất khó khăn. Quy hoạch hạ tầng giao thông quá chậm, có dự án chậm 20 năm như vành đai 1,2,3... của HN đã dẫn tới người dân muốn di chuyển ra xa trung tâm cũng không dám mua nhà ở vì không thể đi làm hàng ngày được. Do đó dân cư vẫn phải tập trung ở gần trung tâm gây áp lực BĐS khu trung tâm.

4. Yếu kém quản lý nhà nước về BĐS. Thật tình cần thay đổi cách làm so với hiện nay. Chế tài đối với chủ đầu tư vi phạm phải mạnh hơn, thậm chí cấm hoạt động trên địa bàn đó. Chế tài đối với hoạt động thanh tra, cấp phép xây dựng, giao và cấp đất, quy hoạch, kiến trúc đô thị, môi trường tức là các giấy phép chính và giấy phép con của BĐS phải nhanh chóng sửa đổi đơn giản thủ tục hành chính, minh bạch, công khai, giảm tối đa chi phí kể cả chi phí chạy dự án, chạy giấy tờ, chi phí ngầm...

5. Các nguyên nhân khác: Chủ đầu tư và giới kinh doanh BDS cố ôm hàng làm cho khó đánh giá thị trường BĐS. Nhưng theo tôi, tình hình khó khăn này có thể kéo dài lâu vài năm nên nhà đầu tư thứ cấp sẽ tìm cách đẩy hàng thay vì ôm hàng mãi để chờ thời.

Theo đó, tôi đề xuất mấy giải pháp chính như sau, nếu quyết tâm từ cấp cao nhất thì sẽ thành công:

1. Nhanh chóng phát triển mạnh nhà chung cư thu nhập thấp và nhà ở xã hội, nhà ở cho thuê - mua đáp ứng nhu cầu nhà ở của nhân dân, cụ thể ở HN và TP.HCM. Cần làm:

- Thống kê nhu cầu nhà ở của nhân dân thành thị, ví dụ như ở HN, theo tôi có cả triệu người hiện nay chưa có nhà ở theo đúng nghĩa, đang phải ở nhà chật chội, nhếch nhác, chen chúc, ở chung, đi thuê,...

- Thành phố nên giao đất miễn phí cho doanh nghiệp (chỉ định) xây nhà như Đà Nẵng đang làm, xây xong bàn giao cho Thành phố phân phối cho nhân dân có nhu cầu ở.

- Mở rộng diện được mua nhà thu nhập thấp nhưng phải quản lý tốt hơn, tránh để nhà giàu chen vào kiếm lời nhà thu nhập thấp. Theo đó, hợp đồng nhà thu nhập thấp nên hạn chế chuyển nhượng 10 năm, không giảm 5 năm, có điều khoản nếu vi phạm mua bán cho thuê lại sử dụng mọi hình thức thì bị phạt 100 triệu ví dụ vậy. Vi phạm khai báo sai, khai man thu nhập tài sản hiện tại thì bị phạt 100 triệu, ví dụ vậy. Đương nhiên là thu hồi ngay nhà TNT sai đối tượng.- Nếu trong 5 năm mà xây được 1 triệu căn hộ chung cư tôi cho rằng giá BDS HN và TP. HCM sẽ cân bằng và nhiều người có nhà ở.

- Hỗ trợ doanh nghiệp thi công về vốn; hỗ trợ người mua nhà vốn vay và nên lãi suất 0%-5%/năm trong 10 năm.

Như nhiều gia đình trẻ là những người có nhu cầu nhà ở hiện nay thì phát triển căn hộ 1 tỷ đồng theo tôi là khá phù hợp, lãi suất 0% rất cần chính sách hỗ trợ của Chính phủ.

- Phát triển căn hộ chung cư diện tích phù hợp, 50m2 là phù hợp nhất nhiều gia đình ở HN và TP.HCM.

Chính phủ nên có Chương trình quốc gia 1 triệu căn hộ 50m2 giá 1 tỷ đồng để giải quyết vấn đề trên.

2. Giải quyết vấn đề liên quan doanh nghiệp kinh doanh BĐS hiện nay:

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh BĐS hiện đang điêu đứng vì nhà cao cấp xây ra không bán được, nợ đọng, nợ xấu ngân hàng lên hàng chục tỷ USD làm hỏng cả nền kinh tế VN. Theo đó, bên cạnh việc Chính phủ làm lành mạnh hệ thống tài chính, việc giải quyết nợ xấu nói nhiều nhưng cũng nên làm sớm, quyết liệt. Các chủ đầu tư phải nhanh chóng giảm lãi, giải tỏa dần các dự án BDS.

Nói rằng chủ đầu tư cắt lỗ theo tôi nói là giảm lãi chính xác hơn. Căn hộ 10-15 tr/m2 là đã có lãi. Nếu 30tr/m2 vẫn lỗ thì nên nhờ Kiểm toán nhà nước làm việc cụ thể định lại giá BĐS, chi phí những đâu, để từ đó giảm giá BĐS.

Nhà nước không nên cứu doanh nghiệp BĐS, mà nên yêu cầu ngân hàng khoanh nợ cho doanh nghiệp để tháo gỡ phần lãi suất hiện nay quá nặng.

Nhanh chóng giảm lãi suất theo lộ trình của Chính phủ.

3. Điều chỉnh ngay vấn đề chính sách và quản lý liên quan đến BĐS:

Như hiện nay Thành phố Đà Nẵng làm cấp phép, cấp đất và thanh tra BĐS làm cái này rất tốt, cấp phép xây dựng tự động qua internet không cần phải mất thời gian công sức và không mất tiền bôi trơn như nhiều nơi khác. Đà Nẵng quy hoạch làm rất nhanh nên luôn chủ động giải quyết nhà ở cho nhân dân. Đáng để học hỏi mô hình Đà Nẵng.

Ngay như Malaysia làm rất tốt vấn đề BĐS xã hội, giá thành rất hợp lý cho người dân.

Đâu là giải pháp hữu hiệu để phá băng thị trường BĐS hiện nay? Mời bạn đọc Vland cùng đưa ra những giải pháp giải cứu thị trường BĐS để hi vọng vực dậy thị trường vào năm mới, 2013. Bạn đọc cũng có thể gửi những ý kiến bình luận, những bài viết đưa ra ý kiến của mình trước những chính sách của Bộ xây dựng nhằm vực lại thị trường đầy khó khăn này.

Những ý kiến góp ý xác đáng, có hiệu quả sẽ được đăng tải trên trang bất động sản Vland và được trả nhuận bút theo quy định. Các giải pháp hay, được độc giả bình chọn nhiều nhất sẽ nhận được những phần quà hấp dẫn của chuyên trang bất động sản Vland.

Thời gian bắt đầu diễn đàn từ ngày 18/12/2012 và kết thúc vào 30/1/2013.

Kính mời độc giả tham gia đóng góp ý kiến để những chính sách sắp tới Bộ xây dựng đưa ra sẽ được đông đảo phản hồi và sự đồng tình của người dân nhiều hơn.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về email: vland@vietnamnet.vn

Độc giả Ngô Huy Toàn

Share this post


Link to post
Share on other sites

VnEconomy > Doanh nhân

16:21 (GMT+7) - Thứ Ba, 11/12/2012

VinaCapital nói gì về vụ bán một nửa khách sạn Metropole?

Đại diện công ty quản lý quỹ VinaCapital nhìn nhận việc rao bán 50% cổ phần của khách sạn Metropole Hà Nội là một hoạt động bình thường trong quá trình đầu tư tại Việt Nam.

Cổ phần của VinaCapital tại Metropole có giá trị sổ sách là 58,7 triệu USD...

Posted Image

Financial Times dẫn lời các nhà môi giới bất động sản cho rằng VinaCapital sẽ không dễ bán được cổ phần trên với mức giá cao hơn nhiều so với giá trị sổ sách, xét tới tình hình kinh tế ảm đạm hiện tại Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn VnEconomy bên lề Diễn đàn Đầu tư và Phát triển doanh nghiệp Việt Nam tổ chức sáng 11/12 tại Hà Nội, ông Andy Ho, Giám đốc điều hành VinaCapital nói việc rao bán cổ phần Metropole cũng "giống như nhiều thương vụ mua bán khác mà VinaCapital đã và đang thực hiện".

"Cũng như trước đây chúng tôi mua và sau đó bán cổ phần trong khách sạn Hilton vậy. Chúng tôi hiện có cổ phần trong 7 khách sạn lớn. Đối với mỗi khoản đầu tư, chúng tôi phải đánh giá lại và đưa đến các quyết định mua hay tiếp tục giữ lại tùy theo tình hình thị trường", ông Andy Ho nói, nhấn mạnh rằng tình hình kinh doanh tại Metropole hiện nay là "tốt hơn nhiều so với các khách sạn cao cấp khác và so với chính Metropole trước đây".

Ông cũng cho biết, hiện nay VinaCapital đang tích cực tái cấu trúc danh mục đầu tư. Cũng như các công ty quản lý quỹ đầu tư khác, VinaCapital đang phải tính toán để có thể tối đa hóa lợi ích từ các thương vụ mua bán và song song với việc bán cổ phần tại một số dự án, công ty cũng đang tìm kiếm các cơ hội mua tài sản mới trên thị trường.

Trước đó, Financial Times đưa tin quỹ Vietnam Opportunity (hiện niêm yết tại thị trường London) của VinaCapital đã ủy quyền cho công ty môi giới bất động sản Jones Lang LaSalle, rao bán cổ phần 50% trong Metropole Hà Nội. VinaCapital cũng đã thông báo với các nhà đầu tư rằng, cổ phần của quỹ tại Metropole có giá trị sổ sách là 58,7 triệu USD.

Financial Times dẫn lời các nhà môi giới bất động sản cho rằng VinaCapital sẽ không dễ bán được cổ phần trên với mức giá cao hơn nhiều so với giá trị sổ sách, xét tới tình hình kinh tế ảm đạm hiện tại Việt Nam. Trong khi đó, với bối cảnh kinh tế ảm đạm ở trong nước, các thông tin rao bán dạng này dẫn đến suy đoán phải chăng nhà đầu tư đang muốn rút vốn khỏi Việt Nam.

Cổ phần trong khách sạn Metropole Hà Nội là khoản đầu tư lớn thứ nhì của Vietnam Opportunity, quỹ hiện có giá trị vốn hóa thị trường ở mức khoảng 550 triệu USD.

======================

Việt Nam thì không biết ai có tiền để mua không nhỉ? Khiếp! Sao lắm tiền thế?

Share this post


Link to post
Share on other sites

BĐS ngoại bán rẻ để tháo chạy?

1 0 12345

Posted ImageThị trường BĐS khó khăn, nhiều chủ đầu tư dự án trong nước do vốn ngắn phải chuyển nhượng dự án đã đành, song cũng có không ít các nhà đầu tư nước ngoài đang tính toán, lựa chọn thời điểm để rút khỏi thị trường.

Được bơm tiền, đại gia BĐS chưa thoát cửa tử

BĐS show hàng săn kiều hối cuối năm

Sắp đón tiền tấn, đại gia BĐS lên hương

Bơm tiền, giảm thuế, kích cầu... đổ tiền cứu BĐS

Dồn dập sức ép giải cứu BĐS

Thoái vốn, rao bán dự án

Vào hồi đầu năm 2012, thị trường BĐS Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực khách sạn xôn xao trước thông tin khách sạn Daewoo đổi chủ. Thông tin này ngay lập tức được lan truyền với tốc độc nhanh chóng mặt, nhiều nhà đầu tư hoạt động lâu năm trong lĩnh vực này cũng rất ngạc nhiên bởi đây là một trong những khách sạn 5 sao đầu tiên tại Hà Nội lại được nhà đầu tư có tiếng là Daewoo E&C đến từ Hàn Quốc xây dựng và điều hành.

Được biết, trước đó, vào đầu năm 2011, Daewoo cũng đã dự tính chuyển nhượng khách sạn cho Lotte, một tập đoàn lớn khác của Hàn Quốc nhưng kế hoạch này không thành.

Tiếp đó, cũng vào tháng 3/2012, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết đã mua 50% khách sạn Century (Huế) của Tập đoàn Crowndale International Corporation đến từ Hong Kong và trở thành chủ sở hữu toàn bộ khách sạn này. Đây là khách sạn bốn sao nằm bên bờ sông Hương được đánh giá là “đất kim cương” của Huế.

Và mới đây, giới đầu tư trong lĩnh vực này tại Việt Nam lại thêm một thông tin bất ngờ nữa, đó là Tập đoàn VinaCapital đã thuê công ty tư vấn bất động sản Jones Lang LaSalle rao bán 50% cổ phần trong khách sạn Metropole Hà Nội.

Không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, gần đây, thị trường BĐS Việt Nam chứng kiến hàng loạt nhà đầu tư nước ngoài thoái vốn. Mới đây, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Bất động sản du lịch Ninh Vân Bay (NVT) - Spinnaker GEMF Ltd. đã bán hết 3,15 triệu cổ phiếu NVT, tương đương 5,21%.

Điển hình là Tập đoàn VinaCapital, ngoài sự kiện vừa rao bán một nửa khách sạn Metropole Hà Nội thì trước đó, quỹ đầu tư VinaCapital, cũng đã bán toàn bộ 50,1% cổ phần của mình trong dự án cao ốc A&B tại (Tp.HCM), bán 70% cổ phần của mình tại khách sạn 5 sao Hilton Hà Nội Opera.

Posted Image

Tiếp đó là VinaLand (do VinaCapital quản lý) cũng đã rút vốn khỏi dự án nhà ở quốc tế tại quận 9, Tp.HCM, sau khi bán 85% vốn trong khu Mandarin Garden tại Hà Nội cuối năm ngoái.

Dừng đầu tư dự án mới

Không chỉ tháo vốn khỏi thị trường BĐS, năm 2012 nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã không tham gia đầu tư vào các dự án BĐS tại Việt Nam nữa.

Điển hình là các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc. Ngay khi thị trường BĐS phát triển mạnh, một trong những nhà đầu tư nước ngoài đầu tư nhiều nhất trong lĩnh vực BĐS đều đến từ Hàn Quốc, thì nay cũng có khá nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc rời thị trường bất động sản Việt Nam.

Theo báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư) cho thấy, tính đến tháng 9/2012, Việt Nam chỉ có 8 dự án bất động sản có yếu tố đầu tư nước ngoài. Theo đó, tổng vốn đầu tư của các dự án này là 1,35 tỷ USD, chủ yếu là nhà đầu tư Nhật. Đặc biệt, trong 9 tháng qua, các nhà đầu tư Hàn Quốc chưa tham gia vào dự án bất động sản mới nào tại Việt Nam. Trong khi đó lại có khá nhiều dự án là chủ đầu tư đến từ Hàn Quốc rút vốn bằng hình thức chuyển nhượng dự án.

Mặc dù giới chuyên gia trong lĩnh vực BĐS cho biết, Hàn Quốc là quốc gia có thế mạnh về lĩnh vực nhà ở. Trong vòng 5-10 năm qua nhiều nhà đầu tư từ Hàn Quốc đã đến và đầu tư vào nhiều dự án tại Việt Nam. Nhưng không hiểu vì lý do gì, đến nay có khá nhiều nhà đầu tư từ nước này rút khỏi thị trường BĐS Việt Nam.

Theo dự báo, nhiều khả năng làn sóng thoái vốn bất động sản của nhà đầu tư Hàn Quốc sẽ mạnh dần lên. Một trong những nguyên nhân khiến cho các nhà đầu tư Hàn Quốc rút khỏi thị trường BĐS Việt Nam đó là do các nhà đầu tư gặp vấn đề về tài chính. Nhưng quan trọng hơn, đó là xu hướng dịch chuyển kinh doanh sang các ngành khác là chủ yếu.

Theo phân tích của ông Micheael Modler, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn kinh doanh hội nhập toàn cầu (GIBC), thị trường BĐS Việt Nam phụ thuộc vào đầu tư trực tiếp nước ngoài để kích thích tăng trưởng. Tuy nhiên, do sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu đã khiến các nhà đầu tư quay sang các kênh đầu tư khác an toàn hơn so với BĐS.

Nếu làm một phép tính so sánh, sẽ cho thấy, năm 2010, vốn đầu tư nước ngoài rót vào bất động sản chiếm 25% tổng số vốn, nhưng đến năm 2011 thì con số này chỉ còn 8%. Bên cạnh đó, giá trị vốn đầu tư vào lĩnh vực BĐS cũng giảm.

Năm 2008, vốn đầu tư nước ngoài vào BĐS đạt 23 tỉ USD, năm 2009 là 7,4 tỉ USD, năm 2010 là 6,8 tỉ USD, và năm 2011 chỉ còn 845 triệu USD. Trong 8 tháng đầu năm 2012, tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực BĐS tại Việt Nam chỉ đạt 1,7 tỉ USD.

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến kinh tế nhiều nước cũng gặp khó khăn nên. Doanh nghiệp nước ngoài cũng nằm trong vòng xoáy đó, nhiều doanh nghiệp phải cơ cấu lại hoạt động kinh doanh, cắt giảm nhân sự và những danh mục đầu tư khác.

Thị trường BĐS Việt Nam trước đây đã mang lại không ít lợi nhuận cho các nhà đầu tư, trong đó có cả nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển nóng, thị trường BĐS Việt Nam hiện đang giống như quả bóng xì hơi. Trong khi nhiều doanh nghiệp BĐS đang tìm “phao” cứu thì các doanh nghiệp ngoại khôn ngoan đã nhanh chóng tìm đường rút lui.

An Dương

Share this post


Link to post
Share on other sites