yeuphunu

“Giải Mã” Thời Hùng Vương Thông Qua Khảo Cổ Học

3 bài viết trong chủ đề này

Thời Hùng Vương đã không chỉ tồn tại một cách trừu tượng, mơ hồ qua những truyền thuyết mà thời đại ấy còn được hiện lên thực hơn, rõ ràng và khoa học hơn qua những công trình nghiên cứu về khảo cổ học.

Từ những cuộc khảo cổ học mở đầu trên vùng đất Tổ như Phùng Nguyên (xã Kinh Kệ), Gò Mun (xã Tứ Xã) của huyện Lâm Thao, Phú Thọ, đến nay, khảo cổ học đã góp phần giải mã thời Hùng Vương trên mảnh đất đầy truyền thuyết và tín ngưỡng này.

Theo phó giáo sư-tiến sĩ Trịnh Sinh, Viện Khảo cổ học Việt Nam, khảo cổ học đã chứng minh được, trên địa vực miền Bắc Việt Nam có một nền văn hóa vật chất thực sự phát triển rực rỡ, mang tên là nền văn hóa Đông Sơn.

Đây là nền tảng vật chất dẫn đến hình thành các thủ lĩnh luyện kim, quân sự của ba lưu vực sống Hồng, sông Mã và sông Lam.

Các thủ lĩnh cai quản một địa vực thống nhất và hùng mạnh đó chính là các vua Hùng theo như thư tịch và truyền thuyết nói đến cũng như tín ngưỡng dân gian đang thờ cúng.

Bởi vậy, ông Sinh nhấn mạnh, muốn đi sâu giải mã thời Hùng Vương thì cần phải nghiên cứu nền văn hóa sinh thành ra một thời kỳ dựng nước này là văn hóa Đông Sơn.

Các nhà khảo cổ học Việt Nam và nước ngoài đã khai quật, thăm dò hàng trăm di tích thuộc nền văn hóa này. Qua đó, họ bước đầu đã dựng lại được diện mạo đời sống vật chất và tinh thần của cư dân văn hóa Đông Sơn.

Posted Image

Ảnh ST

Khảo cổ học đã khẳng định, chính nền văn hóa Đông Sơn là nền tảng vật chất để ra đời nhà nước sơ khai Văn Lang và Âu Lạc.

Ông Sinh đưa ra những bằng chứng về không gian phân bố và thời gian tồn tại của văn hóa Đông Sơn. Cụ thể, các di tích tiền Đông Sơn của cả ba lưu vực các con sông Hồng, sông Mã và sông Lam đã hòa đồng với nhau để tiến lên một nấc thang văn minh vật chất mới là nền văn hóa Đông Sơn thống nhất trong đa dạng. Điều này thể hiện rõ nét ở bộ sưu tập hiện vật đã khá thống nhất trong một không gian rộng lớn, nhất là đồ đồng mang chung một phong cách như trống, thạp, giáo, rìu…

“Các nhà khảo cổ học Việt Nam đã dựng được bản đồ phân bố văn hóa Đông Sơn với hàng trăm địa điểm trên cả một khu vực châu thổ của ba con sông,” ông Sinh cho biết.

Văn hóa Đông Sơn không chỉ được phát hiện qua hàng trăm làng cổ, khu mộ cổ mà một lượng khổng lồ các di vật đã được tìm thấy với nhiều chất liệu khác nhau từ đồ đồng, đồ sắt, đồ đá, đồ gốm. Việc nghiên cứu các hiện vật này, nhất là những hiện vật tùy táng trong mộ đã cho trong cộng đồng người Việt cổ đã có sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt.

Cũng theo ông Sinh, sự phân hóa giàu nghèo dẫn đến việc phân các giai tầng trong xã hội và là một trong những tiền đề dẫn đến xung đột, hình thành các thủ lĩnh cộng đồng và nhà nước sơ khai.

Qua những mộ táng ở Việt Khê, Làng Cả, Gò De, Làng Vạc và phát hiện trống Cổ Loa cùng nhiều tư liệu mộ táng khác đã cho thấy những thủ lĩnh giàu có của người Việt cổ khi chết họ được chia của. Các thủ lĩnh này đều là những người lãnh đạo cư dân Đông Sơn suốt từ thời Hùng Vương qua thời An Dương Vương đến thời Nam Việt Vương và thời Hán. Vai trò của họ có thể hết sức quan trọng trong xã hội và họ có thể là nòng cốt trong một dạng nhà nước sơ khai.

Theo giả định của phó giáo sư-tiến sĩ Trịnh Sinh, cư dân Đông Sơn thời đó đã có những thủ lĩnh địa phương là những người giàu có, họ có thể là người điều hành được sự sản xuất trong cộng đồng người Việt cổ.

Trong những ngành sản xuất lúc bấy giờ thì ngành luyện kim đòi hỏi có nhiều kỹ năng, bí quyết cao. Người nào nắm được kỹ nghệ luyện đồng cũng là người giàu có và có khả năng được suy tôn là thủ lĩnh.

Ông Sinh cho rằng, viêc Hùng Vương đóng đô ở vùng giữa lưu vực sông Hồng có một lý do là kiểm soát được nguồn mỏ đúc đồng từ thượng nguồn dòng sông này để phát triển ngành luyên đồng, một ngành kinh tế có tác động mạnh vào các ngành kinh tế khác. Bởi vậy, có thể Hùng Vương đã là một thủ lĩnh luyện kim ở buổi ban đầu của nước Văn Lang.

Trong bối cảnh có chiến tranh, thủ lĩnh luyện kim cũng là thủ lĩnh quân sự hoặc tồn tại một dạng thủ lĩnh quân sự riêng.

Một trong những bằng chứng về việc ra đời thủ lĩnh trong văn hóa Đông Sơn còn thể hiện ở hàng trăm chiếc trống đồng Đông Sơn tìm được trong địa bàn phân bố của nền văn hóa này.

Trong thư tịch cổ đã nói đến chuyện người nào sở hữu vài chiếc trống đồng Đông Sơn là có thể tiếm hiệu xưng vương. Theo đó, trong các thủ lĩnh đương thời thì vua Hùng phải là thủ lĩnh lớn nhất.

Cớ thể nói, trong "mây mù" của tín ngưỡng thờ Hùng Vương và các truyền thuyết lễ hội, các nhà khoa học đã phục dựng được một nền văn minh vật chất của thời đó dựa trên các bằng chứng khảo cổ học và khoa học liên ngành khác. Như lời khẳng định của phó giáo sư-tiến sĩ Tống Trung Tín, Viện trưởng viện khảo cổ học: “Những nghiên cứu về khảo cổ học này đã làm rõ thêm và cung cấp chứng cứ thuyết phục hơn về việc hình thành nhà nước đầu tiên của Việt Nam.”

Theo dantri.com.vn ngày 23.3.2012

========================================================

Mấy vị khảo cổ học phải đào , đào và đào được cái gì đó và bình luận rất hùng hồn:

-. . . có thể Hùng Vương đã là một thủ lĩnh luyện kim . . .

-. . . sở hữu vài chiếc trống đồng Đông Sơn là có thể tiếm hiệu xưng vương

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quí vị cũng nhận thấy ngay rằng:

Bao giờ một bài viết phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt cũng bắt đầu bằng những từ hoa mỹ.

Thời Hùng Vương đã không chỉ tồn tại một cách trừu tượng, mơ hồ qua những truyền thuyết mà thời đại ấy còn được hiện lên thực hơn, rõ ràng và khoa học hơn qua những công trình nghiên cứu về khảo cổ học.

chứng minh được, trên địa vực miền Bắc Việt Nam có một nền văn hóa vật chất thực sự phát triển rực rỡ,

Và còn nhiều hình thức quảng cáo rùm beng như vậy tương tự vậy ở một số bài viết của những tác giả khác có quan điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt. Nhưng sau bức màn thưa quảng cáo cho sự quan tâm đến văn hóa dân tộc ấy thì chúng ta thấy nội dung hoàn toàn mang những luận điểm phủ nhận những gía trị văn hóa sử truyền thống.

Truyền thống văn hóa sử Việt nói gì?

Đại ý (Toàn văn xem trong Đại Việt sử ký toàn thư và các sách khác như: Lĩnh Nam trích quái, Truyền kỳ tân phả....):

Nước Văn Lang ra đời vào năm 2879 BC. Bắc giáp Động Đình hồ. Nam giáp Hồ Tôn; Tây giáp Ba Thục, Đông giáp Đông Hải. Bắt đầu từ thời Hùng Vương thứ I truyền đến thời Hùng Vương thứ XVIII. Kết thúc vào năm 258 BC. ....

Nhưng xem hết nội dung bài viết trên của giáo sư Trinh Sinh, quí vị cũng thấy những ý tưởng xuyên tạc giá trị văn hóa sử truyền thống Việt. Ông ta tự gán nhãn mác khoa học cho mình. Nhưng tất cả bài viết đều chỉ là những suy luận chủ quan phí học thuật cho những luận cứ của ông ta.

Đến lúc này, tôi thấy đã qúa đủ những luận cứ qua những bài viết của các nhà nghiên cứu ở diễn đàn Lý học Đông phương mà ai đã xem qua đều thấy đủ để nhận thấy những sai lầm của ông Trịnh Sinh. Nên tôi chưa thấy cần thiết phải chỉ ra cái sai của ông ta ở đây.

Nhưng vấn đề mà tôi muốn được lưu ý ở đây là:

Chính cái mà những người như ông Trịnh Sinh và đám "hầu hết" và "cộng đồng" phủ nhận trắng trợn và vô liêm sỉ những giá trị văn hiến truyền thống Việt - nhân danh khoa học này - chỉ có thông tin một chiều và không hề có tranh luận trong tất cả các phương tiện truyền thông từ trong nước và quốc tế. Có thể nói rằng: Tôi đã nói đến điều này nhiều lần và sự việc vẫn lặp lại một cách trơ tráo. Khiến tôi cảm giác, những luận cứ của những người chứng minh khoa học bảo vệ những gía trị truyền thống văn hiến sử Việt cứ như "đàn gảy tai trâu".

Có thể nói rằng: Không ít những câu nói bóng gió đến tai tôi và những hành vi không mấy lịch sự trong cuộc sống thường nhật liên quan đến việc nghiên cứu minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến. Ngày cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" chưa được in. Tôi đã hân hạnh nghe những câu sau đây:

-" Chỗ yên tĩnh nhất để nghiên cứu Việt sử 5000 năm văn hiến cho tôi là nhà đá".

- "Cuốn sách này - (Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - in lần đầu năm 2001. Lúc đầu có tựa là: Thời Hùng Vương và bí ẩn của Kinh Dịch) - nếu được in sẽ xảy ra chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc".

Kết quả: Tôi bị lừa hơn 10 triệu động (Thời điểm năm 2001) tiền bản quyền vì hậu quả gián tiếp của việc này do một đầu nậu quỵt tiền. Cuốn sách in lần thứ II không một nhà sách nào phát hành và để mốc trong gầm cầu thang cho đến đầu năm nay, mới bán xong cuốn cuối cùng. - Hoàng Triều Hải rao bán khản cổ là một thí dụ - Nhà sách Phương Nam với bà Lan trưởng phòng phát hành phát biểu: "Sách của anh lập luận không chặt chẽ, nên chúng tôi không phát hành".

Tất nhiên đó không phải là những luận cứ phản biện khoa học.

Chuyện đã xảy ra từ những năm đầu tiên của thế kỷ XXI. Bây giờ là 10 năm sau đó. Rất gần đây, một người thận trong nói với tôi rằng:

"Việc chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến trong lúc này sẽ gây ra một cuộc chiến khốc liệt giữa Việt Nam Trung Quốc".

Bởi vậy, cái tôi cần bàn , cần lưu ý hiện nay chính là những luận điểm mang tính chính trị áp đặt lên những minh chứng khoa học cho Việt sử 5000 năm văn hiến, chứ không phải những luận cứ của đám "Hầu hết" và "cộng đồng" - Đối với đám này thì tôi không thèm đếm xỉa tới vì tầm tư duy "Ở trần đóng khố" của họ. Với trình độ của đám này - gom hết lại so với tôi "cái đá thì thừa mà cái đấm thì thiếu".

Tôi muốn lưu ý vì những tư tưởng áp đặt cản trở việc minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến rằng:

- Mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc ở biển Đông chứ không phải ở cổ văn hóa sử. Thực tế đã chứng minh điều này. Một chiếc tàu cá Việt Nam đi vào quần đảo Hoàng Sa và một cuộc hội thảo về chủ quyền không thể chối cãi với những bằng chứng lịch sử của Việt Nam về Trường Sa và Hoàng Sa sẽ gây mối bất đồng về chính trị giữa hai quốc gia nhiều hơn gấp 1000 lần việc xác định một chân lý tồn tại trên 2000 năm trước.

- Chính người Trung Quốc, ngay tại Bắc Kinh và nhiều nơi trên đất Trung Quốc đã thừa nhận Âm Dương - khái niệm cốt lõi của thuyết Âm Dương Ngũ hành là của Việt Nam - qua sự kiện hai ông Trần Ngọc Thêm và Nguyên Ngọc Thơ sang thuyết trình bên đó - năm 2011. Tức là mới năm ngoái.

- Chính người Trung Quốc thừa nhận một vương triều có nền văn minh vượt trộị ở Nam Dương tử mà họ gọi là nước Ba.

Bởi vậy, mọi lập luận mang tính chính trị cản trở việc công khai minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến hoàn toàn phi thực tế và thực sự vô lý.

Hai vấn đề không hề liên quan đến nhau. Thực tế cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" in ra từ 2001 - chưa hề xảy ra chiến tranh giữa Việt Trung - mà sau đó nó rộ lên từ vụ cắt cáp tàu Bình Minh.

Có người cho rằng: Lịch sử ảnh hưởng đến chính trị. Đúng như thế. Nhưng vấn đề là ảnh hưởng như thế nào? trực tiếp hay gián tiếp? Mức độ ảnh hưởng ra sao? Và có cái gì trên thế gian này không ảnh hưởng đến nhau? Nếu nói chung như vậy thì việc phủ nhận những gía trị văn hiến Việt - phong trào này công khai và rộ lên từ 1992 - có gấy ảnh hưởng chính trị không? Hay điều đó là tốt cho nền chính trị Việt Nam?

Tôi xác định lại một lần nữa và công khai rằng: Thiên Sứ tôi không dây dưa đến chính trị.

Nhưng chân lý về cội nguồn dân tộc Việt cần phải sáng tỏ. Viết bài này tôi muốn cảnh báo về hiện tượng cản trở những phản biện thật sự khoa học liên quan đến việc minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến.

=====================

PS: Ngày tôi xin giấy phép in cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" - ngót 20 nhà xuất bản từ chối in - vì không có chức năng in cuốn này. Họ trả lời vậy. Tôi phải nhờ mẹ tôi - Nữ Sĩ Ngân Giang đưa lên tận ông Nguyễn Đức Bình. Sau đó 1 tuần có giấy phép. Tôi chỉ nói về hiện tượng và không bình luận. .

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thời Hùng Vương đã không chỉ tồn tại một cách trừu tượng, mơ hồ qua những truyền thuyết mà thời đại ấy còn được hiện lên thực hơn, rõ ràng và khoa học hơn qua những công trình nghiên cứu về khảo cổ học.

Từ những cuộc khảo cổ học mở đầu trên vùng đất Tổ như Phùng Nguyên (xã Kinh Kệ), Gò Mun (xã Tứ Xã) của huyện Lâm Thao, Phú Thọ, đến nay, khảo cổ học đã góp phần giải mã thời Hùng Vương trên mảnh đất đầy truyền thuyết và tín ngưỡng này.

Theo phó giáo sư-tiến sĩ Trịnh Sinh, Viện Khảo cổ học Việt Nam, khảo cổ học đã chứng minh được, trên địa vực miền Bắc Việt Nam có một nền văn hóa vật chất thực sự phát triển rực rỡ, mang tên là nền văn hóa Đông Sơn.

Đây là nền tảng vật chất dẫn đến hình thành các thủ lĩnh luyện kim, quân sự của ba lưu vực sống Hồng, sông Mã và sông Lam.

Các thủ lĩnh cai quản một địa vực thống nhất và hùng mạnh đó chính là các vua Hùng theo như thư tịch và truyền thuyết nói đến cũng như tín ngưỡng dân gian đang thờ cúng.

Bởi vậy, ông Sinh nhấn mạnh, muốn đi sâu giải mã thời Hùng Vương thì cần phải nghiên cứu nền văn hóa sinh thành ra một thời kỳ dựng nước này là văn hóa Đông Sơn.

Các nhà khảo cổ học Việt Nam và nước ngoài đã khai quật, thăm dò hàng trăm di tích thuộc nền văn hóa này. Qua đó, họ bước đầu đã dựng lại được diện mạo đời sống vật chất và tinh thần của cư dân văn hóa Đông Sơn.

Posted Image

Ảnh ST

Khảo cổ học đã khẳng định, chính nền văn hóa Đông Sơn là nền tảng vật chất để ra đời nhà nước sơ khai Văn Lang và Âu Lạc.

Ông Sinh đưa ra những bằng chứng về không gian phân bố và thời gian tồn tại của văn hóa Đông Sơn. Cụ thể, các di tích tiền Đông Sơn của cả ba lưu vực các con sông Hồng, sông Mã và sông Lam đã hòa đồng với nhau để tiến lên một nấc thang văn minh vật chất mới là nền văn hóa Đông Sơn thống nhất trong đa dạng. Điều này thể hiện rõ nét ở bộ sưu tập hiện vật đã khá thống nhất trong một không gian rộng lớn, nhất là đồ đồng mang chung một phong cách như trống, thạp, giáo, rìu…

“Các nhà khảo cổ học Việt Nam đã dựng được bản đồ phân bố văn hóa Đông Sơn với hàng trăm địa điểm trên cả một khu vực châu thổ của ba con sông,” ông Sinh cho biết.

Văn hóa Đông Sơn không chỉ được phát hiện qua hàng trăm làng cổ, khu mộ cổ mà một lượng khổng lồ các di vật đã được tìm thấy với nhiều chất liệu khác nhau từ đồ đồng, đồ sắt, đồ đá, đồ gốm. Việc nghiên cứu các hiện vật này, nhất là những hiện vật tùy táng trong mộ đã cho trong cộng đồng người Việt cổ đã có sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt.

Cũng theo ông Sinh, sự phân hóa giàu nghèo dẫn đến việc phân các giai tầng trong xã hội và là một trong những tiền đề dẫn đến xung đột, hình thành các thủ lĩnh cộng đồng và nhà nước sơ khai.

Qua những mộ táng ở Việt Khê, Làng Cả, Gò De, Làng Vạc và phát hiện trống Cổ Loa cùng nhiều tư liệu mộ táng khác đã cho thấy những thủ lĩnh giàu có của người Việt cổ khi chết họ được chia của. Các thủ lĩnh này đều là những người lãnh đạo cư dân Đông Sơn suốt từ thời Hùng Vương qua thời An Dương Vương đến thời Nam Việt Vương và thời Hán. Vai trò của họ có thể hết sức quan trọng trong xã hội và họ có thể là nòng cốt trong một dạng nhà nước sơ khai.

Theo giả định của phó giáo sư-tiến sĩ Trịnh Sinh, cư dân Đông Sơn thời đó đã có những thủ lĩnh địa phương là những người giàu có, họ có thể là người điều hành được sự sản xuất trong cộng đồng người Việt cổ.

Trong những ngành sản xuất lúc bấy giờ thì ngành luyện kim đòi hỏi có nhiều kỹ năng, bí quyết cao. Người nào nắm được kỹ nghệ luyện đồng cũng là người giàu có và có khả năng được suy tôn là thủ lĩnh.

Ông Sinh cho rằng, viêc Hùng Vương đóng đô ở vùng giữa lưu vực sông Hồng có một lý do là kiểm soát được nguồn mỏ đúc đồng từ thượng nguồn dòng sông này để phát triển ngành luyên đồng, một ngành kinh tế có tác động mạnh vào các ngành kinh tế khác. Bởi vậy, có thể Hùng Vương đã là một thủ lĩnh luyện kim ở buổi ban đầu của nước Văn Lang.

Trong bối cảnh có chiến tranh, thủ lĩnh luyện kim cũng là thủ lĩnh quân sự hoặc tồn tại một dạng thủ lĩnh quân sự riêng.

Một trong những bằng chứng về việc ra đời thủ lĩnh trong văn hóa Đông Sơn còn thể hiện ở hàng trăm chiếc trống đồng Đông Sơn tìm được trong địa bàn phân bố của nền văn hóa này.

Trong thư tịch cổ đã nói đến chuyện người nào sở hữu vài chiếc trống đồng Đông Sơn là có thể tiếm hiệu xưng vương. Theo đó, trong các thủ lĩnh đương thời thì vua Hùng phải là thủ lĩnh lớn nhất.

Cớ thể nói, trong "mây mù" của tín ngưỡng thờ Hùng Vương và các truyền thuyết lễ hội, các nhà khoa học đã phục dựng được một nền văn minh vật chất của thời đó dựa trên các bằng chứng khảo cổ học và khoa học liên ngành khác. Như lời khẳng định của phó giáo sư-tiến sĩ Tống Trung Tín, Viện trưởng viện khảo cổ học: “Những nghiên cứu về khảo cổ học này đã làm rõ thêm và cung cấp chứng cứ thuyết phục hơn về việc hình thành nhà nước đầu tiên của Việt Nam.”

Theo dantri.com.vn ngày 23.3.2012

=====================

Có thể xác định ngay rằng: Khi chưa có nền khoa học hiện đại xuất phát từ văn minh Tây phương vào cái xứ sở Á Đông huyền bí này - thì từ hàng ngàn năm trước - Việt tộc đã xác định trong truyền thống văn hiến sử của mình rằng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử. Niềm tự hào ấy có trước cả những ý tưởng minh triết Hy La mà văn minh Tây phương coi là côi nguồn văn hóa của họ. Tất nhiên nó cũng có trước từ rất lâu khi cái cây táo có quả rơi vào đầu Newton mọc trên trái đất này.

Bởi vậy, nếu như những giá trị của văn minh Tây phương đủ trình để khám phá thì cần xác định nó có thật hay không, như chính sự tự hào của nó về một thời hoàng kim trong lịch sử nhân loại. Cho đến tận ngày hôm nay, khi tất cả những nền văn minh toàn cầu hội nhập, những giá trị của nền văn minh Đông phương vẫn sừng sững thách đố tri thức của toàn thể nhân loại hiện đại với suốt chiều dài lịch sử phát triển mà nó nhận thức được. Tất cả những tri thức của văn minh nhân loại hiện đại, trong hội nhập toàn cầu đã nhìn những giá trị của nền văn minh Đông phương cổ đại ngơ ngác như những đứa trẻ lạc vào thế giới cổ tích. Đấy là tất cả những tri thức của nền văn minh hiện đại trong cuộc hội nhập toàn cầu. Nhưng, những kẻ học trò dốt nát của tri thức này thì lại đang cố gắng phủ nhận những giá trị đích thực cội nguồn của nền văn minh đó. Cố gắng phủ nhận những giá trị của nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử.

Họ đã phủ nhận một chân lý, hạ thấp giá trị của nó . Họ đã giết chết truyền thống văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm để rồi ca ngợi chính cái xác chết mà họ là hung thủ. Đó là sự dối trá vô liêm sỉ.

Thời Hùng Vương đã không chỉ tồn tại một cách trừu tượng, mơ hồ qua những truyền thuyết mà thời đại ấy còn được hiện lên thực hơn, rõ ràng và khoa học hơn qua những công trình nghiên cứu về khảo cổ học.

phó giáo sư-tiến sĩ Trịnh Sinh, Viện Khảo cổ học Việt Nam, khảo cổ học đã chứng minh được, trên địa vực miền Bắc Việt Nam có một nền văn hóa vật chất thực sự phát triển rực rỡ, mang tên là nền văn hóa Đông Sơn.

phó giáo sư-tiến sĩ Tống Trung Tín, Viện trưởng viện khảo cổ học: “Những nghiên cứu về khảo cổ học này đã làm rõ thêm và cung cấp chứng cứ thuyết phục hơn về việc hình thành nhà nước đầu tiên của Việt Nam.”

Tôi đã một lần gặp giáo sư Trịnh Sinh vào năm 2005/ 2006 - do bạn tôi là giáo sư Lưu Đức Hải - tạo điều kiện tiếp xúc tại viện Qui hoach Đô thị và Nông thôn của ông ở Hanoi. Trong cuộc trao đổi này, tôi đã xác định rằng: "Di vật khảo cổ không phải là bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử". Tôi đã thể hiện thái độ của mình qua bài viết trên về tính áp đặt phi khoa học thể hiện ở thông tin một chiều cho quan điểm phủ nhận những giá trị văn hiến sử truyền thống Việt. Hay nói rõ hơn là những luận điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt không có giá trị học thuật và nhân danh khoa học khi nó áp đặt thông tin một chiều trên các phương tiện thông tin đại chúng và không chấp nhận phản biện.

Nhưng ở bài viết này, tôi sẽ phân tích sai lầm của ông Trinh Sinh trong những luận điểm được gọi là khoa học của ông ta.

Trước hết tôi xác định ngay rằng: Những di vật khảo cổ, những bản văn lịch sử cổ còn mâu thuẫn nhau là những hiện tượng khách quan tồn tại, tự nó không phải là hiện thực lịch sử trong việc nghiên cứu những thời kỳ lịch sử chưa rõ ràng.

Tôi đã nhiều lần xác định rằng: Hiện thực là khách quan chính sự giải thích hiện tượng để tìm bản chất của hiện tượng sẽ quyết định tính khoa học hay không. Hay nói rõ hơn trong trường hợp này:

Những di vật khảo cổ, những văn bản lịch sử mâu thuẫn nhau mô tả về một thời kỳ lịch sử, chỉ là những dữ kiện làm tiền đề cho sự hình thành những giả thuyết đúng hoặc sai về thời kỳ lịch sử này. Tự thân những di vật khảo cổ và những văn bản mâu thuẫn nhau về thời kỳ lịch sử đó, chưa nói lên được điều gì về bản chất thực của thời đại lịch sử cần khảo cứu. Vấn đề chính là những giả thuyết được đặt ra trên cơ sở những dữ kiện đó. Giả thuyết này có thật sự mang tính khách quan khoa học hay không do những luận cứ của nó có phù hợp với tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học hay không.

Trong tất cả những luận cứ của tôi từ Phong thủy, tử vi...và tất cả những vấn đề liên quan đến cổ văn hóa sử Việt với Lý học Đông phương tôi đều nhắc tới tiêu chí khoa học này là:

Một giả thuyết khoa học được coi là đúng phải thỏa mãn tiêu chí sau đây:

Giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính hệ thống, tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri.

Đây cũng mới chỉ là những tiêu chí căn bản để thẩm định một giả thuyết khoa học được coi là đúng. Còn rất nhiều tiêu chí khác để thẩm định một giả thuyết khoa học. Nhưng nếu đã thỏa mãn những tiêu chí này thì có thể nói hầu hết những tiêu chí khác đều có khả năng thỏa mãn. Hiện nay, chưa có một định nghĩa chuẩn về khái niệm "Khoa học". Bởi vậy, chính những tiêu chí khoa học đặt ra tiền đề cho một khái niệm khoa học chuẩn sau này - (có thể tôi sẽ công bố gần đây định nghĩa của tôi về khái niệm này) - và hình thành những ý niệm về nội dung của từ "khoa học". Nếu không có những tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học được coi là đúng - mặc dù chưa có định nghĩa về khái niệm khoa học - thì mọi giá trị khoa học trở nên vô nghĩa. Bởi vì lúc đó khoa học đồng nghĩa với "không sợ ma"; "không uống nước lã, không ăn quả xanh" và phải "rửa tay trước khi ăn cơm". Tóm lại lúc đó - khi chưa có một định nghĩa chuẩn về khoa học - và không có những tiêu chí khoa học cho một giả thuyết, một luận cứ, một phương pháp....được coi là khoa học thì chính khái niệm "khoa học" trở nên mơ hồ, còn tệ hơn cả khái niệm "ma trơi " vậy.

Vậy những luận điểm ồn ào của đám "hầu hết những nhà khoa học trong nước ""cộng đồng khoa học thế giới" ra sức gào thét khản cổ mấy chục năm nay, nó khoa học ở chỗ nào? Chỉ cần qua sự áp đạt một chiều luận điểm này trên các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả trong và ngoài nước - với cả những hãng thông tấn quốc tế , tự quảng cáo là khách quan như BBC - cũng đủ để xác định tính phi khoa học của luận điểm này. Bởi vì một trong những tiêu chí khoa học hạng 2 - tức là không phải căn bản - là tính phản đề, hoặc chấp nhận phản biện, tranh luận cũng không có. Chưa nói đến những tiêu chí khoa học căn bản trên.

Bây giờ chúng ta xem xét những luận cứ trong bài viết trên của ông Trinh Sinh.

Ông Trịnh Sinh đã đưa ra rất nhiều di vật khảo cổ đào được ở khắp các vùng Bắc Bộ Việt Nam

Ông Sinh đưa ra những bằng chứng về không gian phân bố và thời gian tồn tại của văn hóa Đông Sơn. Cụ thể, các di tích tiền Đông Sơn của cả ba lưu vực các con sông Hồng, sông Mã và sông Lam đã hòa đồng với nhau để tiến lên một nấc thang văn minh vật chất mới là nền văn hóa Đông Sơn thống nhất trong đa dạng. Điều này thể hiện rõ nét ở bộ sưu tập hiện vật đã khá thống nhất trong một không gian rộng lớn, nhất là đồ đồng mang chung một phong cách như trống, thạp, giáo, rìu…

“Các nhà khảo cổ học Việt Nam đã dựng được bản đồ phân bố văn hóa Đông Sơn với hàng trăm địa điểm trên cả một khu vực châu thổ của ba con sông,”

Nhưng chúng ta với sự hiểu biết trung bình và có thể sử dụng vi tính thì cũng biết rằng: Cái mà họ gọi là "văn hóa Đông Sơn" - cụ thể là trống đồng Lạc Việt - không chỉ giới hạn ở "cả ba lưu vực các con sông Hồng, sông Mã và sông Lam" . Mà còn ở Nam Dương tử và nhiều vùng khác thuộc Đông Nam Á - kể cả Nhật Bản. Đương nhiên ông ta và tất cả những người cùng quan điểm như ông ta chưa hề nhắc đến điều này hay nói các khác là đi gam "lờ". Hay là ông ta và những người đồng quan điểm đào được ở đâu thì Việt sử đến đấy? Vậy trống đồng ở Nam Dương tử nói lên điều gì? Vậy trước khi ông ta và những người đồng quan điểm chưa tìm thấy nền văn hóa Đông Sơn này thì Việt sử là không có sao? Chỉ cần đến thế thôi cũng đủ thấy những luận cứ của ông ta là vớ vẩn và hoàn toàn không hề có cơ sở khoa học.

Ông ta lý luận:

Cũng theo ông Sinh, sự phân hóa giàu nghèo dẫn đến việc phân các giai tầng trong xã hội và là một trong những tiền đề dẫn đến xung đột, hình thành các thủ lĩnh cộng đồng và nhà nước sơ khai.

Đây là lý luận căn bản của thuyết duy vật lịch sử. Nhưng từ cơ sở lý thuyết căn bản đó ứng dụng cụ thể vào vấn đề cội nguồn Việt sử thì có thể nói ông ta "không thuộc bài". Ông ta viết:

Qua những mộ táng ở Việt Khê, Làng Cả, Gò De, Làng Vạc và phát hiện trống Cổ Loa cùng nhiều tư liệu mộ táng khác đã cho thấy những thủ lĩnh giàu có của người Việt cổ khi chết họ được chia của. Các thủ lĩnh này đều là những người lãnh đạo cư dân Đông Sơn suốt từ thời Hùng Vương qua thời An Dương Vương đến thời Nam Việt Vương và thời Hán. Vai trò của họ có thể hết sức quan trọng trong xã hội và họ có thể là nòng cốt trong một dạng nhà nước sơ khai.

Theo giả định của phó giáo sư-tiến sĩ Trịnh Sinh, cư dân Đông Sơn thời đó đã có những thủ lĩnh địa phương là những người giàu có, họ có thể là người điều hành được sự sản xuất trong cộng đồng người Việt cổ. Qua những mộ táng ở Việt Khê, Làng Cả, Gò De, Làng Vạc và phát hiện trống Cổ Loa cùng nhiều tư liệu mộ táng khác đã cho thấy những thủ lĩnh giàu có của người Việt cổ khi chết họ được chia của. Các thủ lĩnh này đều là những người lãnh đạo cư dân Đông Sơn suốt từ thời Hùng Vương qua thời An Dương Vương đến thời Nam Việt Vương và thời Hán. Vai trò của họ có thể hết sức quan trọng trong xã hội và họ có thể là nòng cốt trong một dạng nhà nước sơ khai.

Theo giả định của phó giáo sư-tiến sĩ Trịnh Sinh, cư dân Đông Sơn thời đó đã có những thủ lĩnh địa phương là những người giàu có, họ có thể là người điều hành được sự sản xuất trong cộng đồng người Việt cổ.

Nhưng ngôi mộ mà ông Trinh Sinh đào được đó - tự nó không nhận là thủ lĩnh địa phương khi ông Sinh chỉ căn cứ số lượng đồ tùy táng. Xin lỗi. Thí dụ một thằng ăn trộm nào đó lấy đ8ượng đúng những thứ đó và khi chết được gia đình chôn theo cũng thành thủ lĩnh sao? Thiên Sứ có cái máy vi tính Vaio, nếu khi chết chôn theo để vài ngàn năm sau đào được thì chính là người sáng tạo ra cái máy tính này sao? Vớ vẩn.

BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay