VIETHA

Bản Đồ Mới Về Các Hệ Thống Ngôi Sao

6 bài viết trong chủ đề này

Bản đồ mới về các hệ thống ngôi sao

NASA vừa công bố bản đồ mới với hơn 560 triệu ngôi sao, ngân hà và các tiểu hành tinh, nhiều thiên thể chưa bao giờ được biết đến trước đây.

Tập bản đồ bao gồm hơn 18.000 hình ảnh được kính viễn vọng không gian WISE chụp lại, theo Wired Science dẫn lời NASA.

Với WISE, các nhà khoa học phát hiện được những ngôi sao lùn dạng Y, chỉ các ngôi sao mờ nhất trong gia đình sao lùn nâu. Nếu so với các tiêu chuẩn về mặt trời, chúng cực kỳ nguội.

Posted ImageMột trong những hình ảnh chụp lại tàn dư của vụ nổ sao băng siêu lớn Cassiopeia A

Một ngôi sao lùn dạng Y được phát hiện vào năm 2011 có nhiệt độ chỉ khoảng 26 – 27 độ C, trong khi mặt trời của chúng ta nhiệt độ bề mặt đã vào khoảng 5.500 độ C.

Các chuyên gia cũng đã phát hiện được tiểu hành tinh đầu tiên có cùng quỹ đạo với trái đất, gọi là tiểu hành tinh trojan. Sao Hải Vương, sao Mộc và sao Hỏa cũng có các tiểu hành tinh trojan, nhưng tiểu hành tinh trojan của trái đất khó phát hiện hơn vì chúng chỉ xuất hiện vào ban ngày.

Đối với những người lo ngại về ngày tận thế đến từ các “sát thủ” không gian, WISE mang đến nhiều tin tốt lành. Một cuộc khảo sát các tiểu hành tinh gần trái đất cho thấy số lượng thiên thể cỡ trung ít hơn suy đoán trước đây của giới chuyên gia.

Theo Thanhnien

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sao Thủy không phải là hành tinh chết

Trái với nhận định trước đây của giới khoa học khi cho rằng sao Thủy là hành tinh chết, dữ liệu mới được tàu vũ trụ Messenger của Mỹ gửi về trái đất cho thấy các hoạt động bên trong lõi của hành tinh này diễn ra vô cùng sôi nổi.

Những bức ảnh được tàu Messenger gửi về trái đất thể hiện so với ngày đầu sao Thủy được hình thành, các hố lõm bên trên bề mặt của hành tinh này đã bị biến dạng dưới tác động của hoạt động địa chất.

Sao Thủy là hành tinh gần nhất với mặt trời trong thái dương hệ. Qua nghiên cứu trường hấp dẫn, các nhà khoa học nhận định cấu trúc bên trong của sao Thủy vô cùng kỳ lạ so với những hành tinh khác.

Nhà nghiên cứu Maria Zuber tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ cho biết: “Nhiều nhà khoa học tin rằng sao Thủy có cấu trúc gần giống với mặt trăng. Trong lịch sử thái dương hệ, sao Thủy ngày càng trở nên lạnh hơn và dần biến thành hành tinh chết qua quá trình tiến hóa”.

Tuy nhiên với những bằng chứng thu thập từ tàu Messenger, giới khoa học có thể khẳng định hành tinh này không chết như kết quả nghiên cứu trước đây mà trái lại bên trong hành tinh này ẩn chứa những hoạt động địa chất vô cùng sôi nổi.

Posted ImageHoạt động bên trong lõi tái tạo hình dạng các hố lõm trên bề mặt sao Thủy

Bà Zuber và cộng sự đã sử dụng các thiết bị đo laser trên tàu Messenger để xây dựng bản đồ hàng loạt các miệng lõm hình thành do va đập và phát hiện chúng có xu hướng ngày càng bị nghiêng. Điều đó đồng nghĩa với việc các hoạt động địa chất bên trong sao Thủy đã tái tạo địa hình của hành tinh này sau khi các hố lõm được hình thành.

Qua quan sát trên khu vực lòng chảo Caloris của sao Thủy, các nhà khoa học cũng nhận thấy tỷ lệ đáy của các hố lõm ở vị trí cao hơn so với vành miệng lõm, đồng nghĩa với việc lực tác động bên trong lõi đã nâng đáy hố lõm cao lên phía trên.

Mariner 10 là tàu thăm dò đầu tiên ghé thăm sao Thủy vào những năm 1970. Đường kính của hành tinh là 4.880km, bằng 1/3 kích thước trái đất. Khu vực lòng chảo Caloris là vùng lớn nhất trên sao Thủy với đường kính 1.300km.

Trong khi đó, lõi sắt lớn của sao Thủy chiếm hơn 60% tổng trọng lượng hành tinh này. Ngoài ra, thời tiết trên hành tinh này cũng vô cùng khắc nghiệt, với nhiệt độ bề mặt dao động từ 425 độ C xuống -180 độ C.

Sao Thủy cũng là hành tinh duy nhất gần kề trái đất có trường trọng lực bao trùm toàn hành tinh. Và Messenger là con tàu vũ trụ đầu tiên đi vào quỹ đạo bay của hành tinh này.

Theo các nhà nghiên cứu, vùng trũng gần cực bắc của sao Thủy có thể di chuyển qua quá trình tiến hóa của hành tinh này, dẫn tới sự dịch chuyển địa lý trên bề mặt hành tinh.

Theo lý thuyết, sự đối lưu bên trong hành tinh mới có thể tạo nên sự dịch chuyển địa chất trên bề mặt. Tuy nhiên, hiện tượng dịch chuyển địa lý trên sao Thủy là điều bất thường bởi vỏ hành tinh này quá mỏng.

Một giải thuyết khác được đề cập tới là việc các đường bao trên bề mặt sao Thủy đã bị biến dạng khi lõi bên trong của hành tinh này ngày càng trở nên lạnh hơn và co lại.

Trước đây, các nhà khoa học mới chỉ xác định được rằng sao Thủy có một lõi lớn giàu khoáng chất sắt và lớp vỏ bề mặt lại khá mỏng manh. Tuy nhiên, qua các thiết bị đo trường hấp dẫn của sao Thủy trên tàu Messenger, giới khoa học có thể chắc chắn một phần lõi sắt lớn của hành tinh này chứa chất lỏng.

Lõi của sao Thủy chiếm khoảng 85% bán kính của hành tinh này, trong khi lớp vỏ bên ngoài chỉ mỏng bằng 15% vỏ quả cam nhưng lại rất đậm đặc.

Để giải thích cho hiện tượng lạ trên, nhà nghiên cứu Dave Smith tại Trung tâm chuyến bay vũ trụ Goddard của NASA cho rằng lõi sao Thủy được bao quanh bởi lớp sắt sunfua rắn – một cấu trúc chưa từng xuất hiện ở bất cứ hành tinh nào. Trong khi đó, lớp vỏ mỏng lại bao bọc lớp sắt sunfua và lớp vỏ hành tinh lại được hình thành từ lớp đá silicat.

Tàu thám hiểm sao Thủy Messenger bay vào quỹ đạo của hành tinh này vào tháng 3/2011 và thực hiện 2 vòng bay trong một ngày, chụp lại gần 100.000 bức ảnh và tiến hành 4 triệu phép đo bề mặt của hành tinh này.

Nhiệm vụ của tàu Messenger còn nghiên cứu lực tác động từ mặt trời lên thủy triều của trái đất. Nhóm nghiên cứu cũng định kỳ điều chỉnh quỹ đạo của con tàu này cũng như hiệu chỉnh các phép đo của nó để tính toán tác động của mặt trời xuống trái đất.

Theo Infonet

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mặt trăng Titan sao Thổ: 1.000 năm một trận mưa

Theo các kết quả phân tích mới đây, tại nhiều nơi trên mặt trăng Titan của sao Thổ, cứ trung bình 1.000 năm lại có mưa. Tuy nhiên không như mưa trên Trái đất, mưa ở mặt trăng này là mưa methane.

Posted ImageMưa trên mặt trăng Titan của sao Thổ là methane

Kết quả phân tích này được dựa trên những khám phá của tàu thăm dò Cassini trong thời gian 2004-2010.

“Phải mất nhiều thế kỷ Titan mới có mưa. Mỗi lần như vậy lượng mưa lên đến hàng chục centimet, thậm chí nhiều mét” - tiến sĩ Ralph Lorenz, công tác tại Phòng thí nghiệm vật lý ứng dụng Johns Hopkins (JHUAPL) ở Maryland, nói với BBC.

“Điều này phù hợp với các con sông rất sâu mà các tàu thăm dò Cassini và Huygen quan sát được”, ông nói thêm.

Theo các nhà khoa học, cùng với Trái đất, Titan là nơi duy nhất trong Hệ mặt trời có mưa rơi trên bề mặt rắn. Gió và mưa tạo ra trên bề mặt mặt trăng này các sông hồ, cồn cát và “bờ biển”.

Bề mặt Titan rất lạnh với nhiệt độ trung bình -179 độ C. “Nước” trên Titan là hydrocarbon lỏng, còn mưa là methane.

(Theo Tuổi Trẻ)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sắp xảy ra hiện tượng thiên văn cực kì hiếm gặp

Ngày 6/6/2012 sẽ có sự kiện trung bình nửa thế kỷ mới xảy ra một lần, cung cấp những dữ liệu vô giá cho các nhà khoa học trên hành trình săn tìm các hành tinh có sự sống trong vũ trụ bao la.

Đó là hiện tượng một chấm đen nhỏ sẽ xuất hiện ở một bên của mặt trời trong vài tuần và từ từ đi qua đĩa mặt trời trong một vài giờ. Sự chuyển động của chấm đen nhỏ đó có vẻ không đáng kể, nhưng đây là một trong những cảnh tượng hiếm gặp nhất trong thiên văn học, một sự kiện được gọi tên là sự “quá cảnh” của Sao Kim.

Nếu bỏ qua lần này thì phải đợi cho đến năm 2117 mới được thấy lại. Lần sao Kim đi qua mặt trời gần đây nhất là từ những năm 1600.

Hành tinh láng giềng gần nhất của Trái đất và đêm đêm vẫn đứng thẳng hàng với Sao Mộc sẽ cung cấp cho các nhà khoa học những dữ liệu quan trọng trong nghiên cứu những thế giới quay trên các quỹ đạo xa xôi.

Posted ImageTrong 2 thế kỷ qua có 4 lần sao Kim “quá cảnh” qua mặt trời.

“Lần quá cảnh này rất đặc biệt bởi vì đây sẽ là lần cuối cùng trong cuộc đời chúng ta có cơ hội thu thập dữ liệu về một hành tinh đặc biệt như Sao Kim”, nhà khoa học David Crisp đang công tác tại Phòng thí nghiệm động cơ phản lực của NASA nói.

Sao Kim, với vẻ đẹp lấp lánh trên bầu trời đêm và mối liên hệ với các nữ thần tình yêu La Mã, thực ra lại là thế giới chẳng dễ chịu gì. Nhiệt độ bề mặt 460 độ C cùng bầu khí quyển dày đặc khí carbon dioxide đã đốt hoặc nghiền nát tất cả các tàu vũ trụ đổ bộ xuống đây. Bề mặt của sao Kim được bao phủ bởi những đám mây axit sulfuric dày đặc.

Trước đây sao Kim được cho là anh em với Trái đất vì có kích thước tương đương và quỹ đạo quanh mặt trời, nhưng có vẻ sao Kim giống địa ngục hơn.

Tuy nhiên, trên phương diện nghiên cứu, sự quá cảnh hiếm hoi của Sao Kim sẽ cung cấp dữ liệu quan trọng giúp các nhà thiên văn học kiểm tra những kỹ thuật mà họ đang phát triển nhằm nghiên cứu bầu khí quyển của hành tinh ngoại – những thế giới quay quanh mặt trời khác – và phát hiện ra những nơi có yếu tố hỗ trợ sự sống như oxy và hơi nước.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hàng tỷ hành tinh có thể tồn tại sự sống

Có hàng tỷ hành tinh có khả năng tồn tại sự sống trong dải Ngân hà, theo nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học quốc tế. Phát hiện này mở ra triển vọng tìm thấy sự sống gần Trái đất.

Kết luận đưa ra sau khi các nhà thiên văn tiến hành nghiên cứu hàng loạt sao lùn đỏ (Red Dwarf). Theo đó, 40% những ngôi sao này được quay quanh bởi những hành tinh cấu tạo vật chất, kích cỡ ngang bằng Trái đất. Điều này cho thấy khả năng tồn tại nước trên các hành tinh đó.

Sao lùn đỏ là dạng sao có khả năng tỏa nhiệt giống Mặt trời chúng ta, nhưng nguội hơn và tồn tại lâu hơn. Các nhà thiên văn học dự đoán chúng chiếm đến 80% số ngôi sao trong dải Ngân hà.

Tiến sĩ Xavier Bonfils, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết trên Telegraph: “Các ngôi sao lùn đỏ rất phổ biến trong dải Ngân hà của chúng ta – với số lượng khoảng 160 tỷ ngôi sao. Điều này đồng nghĩa sẽ có khoảng hàng chục tỷ hành tinh quay quanh những ngôi sao này trong dải Ngân hà.”

Posted Image Nhiều hành tinh quanh các ngôi sao lùn đỏ có thể tồn tại sự sốngNhóm nghiên cứu đã khảo sát 102 sao lùn đỏ được lựa chọn cẩn thận. Kết quả, họ phát hiện 9 ‘siêu Trái đất’. Trong đó, 2 hành tinh nằm trong vùng có thể tồn tại sự sống của ngôi sao Gliese 581 và Gliese 667 C.

Do những ngôi sao lùn đỏ có nhiệt độ thấp hơn Mặt trời, nên những hành tinh muốn có điều kiện giống như Trái đất, nghĩa là có thể có nước, cần có quỹ đạo quay thật gần các ngôi sao lùn đỏ.

Tiến sĩ Stephane Udry, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: “Vùng có thể tồn tại sự sống quanh một ngôi sao lùn đỏ có khoảng cách gần ngôi sao chủ hơn so với khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời.”

Theo tiến sĩ Xavier Bonfils, ít nhất có khoảng 100 hành tinh giống Trái đất đang nằm ở khu vực láng giềng với Hệ mặt trời (cách Hệ mặt trời trong phạm vi 30 năm ánh sáng).

Hà Hương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện… đầu voi trên sao Hỏa

Hình ảnh dưới đây khiến mọi người nghĩ đến ngay đầu một chú voi trên sao Hỏa. Nhưng thực ra đây là dòng chảy dung nham tạo thành hình thù đầu voi.

Bức ảnh do camera có độ phân giải cao từ Tàu vũ trụ Phục hưng thám hiểm sao Hỏa của NASA chụp khu vực Elysium Planitia, một khu vực bằng phẳng trên sao Hỏa với các dòng dung nham trẻ nhất trên bề mặt Hành tinh đỏ.

Posted ImageDòng dung nham tạo thành hình rất giống phần đầu của voi. (Nguồn: Discovery)

Phần lớn sao Hỏa không có hoạt động địa chất, nên những núi lửa đang hoạt động và các dòng dung nham đều là những điều chỉ có trong quá khứ. Nhưng dòng dung nham “trẻ” phủ trên cánh đồng Elysium Planitia có thể đã ở đó từ 100 năm nay, hoặc gần nhất là 10 năm. Điều này nghe có vẻ không gần, nhưng so với lịch sử địa chất kéo dài nhiều tỷ năm của sao Hỏa thì con số này không thấm vào đâu.

Tuy nhiên, theo nhà địa chất học Alfred McEwen ở ĐH Arizona, dòng chảy dung nham hình đầu voi không phải tâm điểm của bức ảnh này. Đây có thể là ví dụ điển hình của “pareidolia” – hiện tượng tâm lý khiến não chúng ta dễ tưởng tượng ra những hình ảnh quen thuộc từ những hình thù ngẫu nhiên.

Theo Đất Việt

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay