wildlavender

Câu Chuyện Đạo Về Ba Chú Tiểu Tịnh, Thiền. Mật

41 bài viết trong chủ đề này

Câu chuyện đạo về ba chú tiểu Tịnh, Thiền. Mật

Có ba chú tiểu đồng Sư tu trong một ngôi chùa. Sư Phụ đặt Pháp danh cho ba chú là: Tu Tịnh, Tu Thiền và Tu Mật. Hằng ngày, Chú tiểu Thiền thích ngồi thiền, chú tiểu Tịnh thích tu niệm Phật. Còn Chú tiểu Mật thì thích trì chú. Ba chú tiểu cùng một Sư phụ mà căn cơ lại khác nhau, phương pháp tu khác nhau.

Phật tử về chùa để học hỏi tu tập, họ gặp ba chú để đàm Đạo, để học hỏi, tu tập. Chú Tiểu Thiền xiển dương Pháp môn Thiền Tông khuyên Phật tử tu thiền định tốt hơn. Trong khi chú tiểu Tịnh xiển dương Pháp môn Tịnh Độ bảo tu Tịnh Độ tốt hơn. Còn chú tiểu Mật muốn xiển dương Mật Tông cho rằng trì chú tốt nhất. Quý Phật tử thật sự hoang mang, không biết tu theo ai cho đúng. Nếu chọn sai một ly, đi tới một dặm! Nếu tu sai dễ sinh tử luân hồi. Quý Phật tử mới thưa rằng: “Vậy chú nào tu đúng đây?”

Chú tiểu Tịnh giải thích trước: Đức Phật dạy rằng: “Nếu chúng sinh nào trì niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà từ một ngày đến bảy ngày đạt đến nhất tâm bất loạn sẽ được vãng sinh về cảnh giới Tây Phương của đức Phật A Di Đà”. Đó là nơi Tiểu Tịnh sẽ về! đó ạ! còn hai chú Thiền, Mật sau khi chết không biết đi về đâu nữa.

Chú tiểu Tịnh hỏi chú tiểu Thiền rằng: Hằng ngày chú ngồi thiền để làm gì? Sau khi chết chú đi về đâu? Sinh về cảnh giới nào? Hãy trả lời thử xem!

Chú tiểu Tịnh giải thích trước: Đức Phật dạy rằng: “Nếu chúng sinh nào trì niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà từ một ngày đến bảy ngày đạt đến nhất tâm bất loạn sẽ được vãng sinh về cảnh giới Tây Phương của đức Phật A Di Đà”. Đó là nơi Tiểu Tịnh sẽ về! đó ạ! còn hai chú Thiền, Mật sau khi chết không biết đi về đâu nữa.Chú tiểu Tịnh hỏi chú tiểu Thiền rằng: Hằng ngày chú ngồi thiền để làm gì? Sau khi chết chú đi về đâu? Sinh về cảnh giới nào? Hãy trả lời thử xem! Trời! Làm gì mà hỏi một tràng, Thiền không kịp thở luôn í! Từ từ, để tui thở đã rồi trả lời chú! Hehe.Ngồi thiền để cắt đứt vọng tưởng, lắng đọng tâm tư trở về thanh tịnh, diệt trừ phiền não, để tâm tịnh. Tâm tịnh tức cảnh giới tịnh. Tâm tịnh thì Ta-bà tịnh. Vạn pháp do tâm khởi và do tâm biến hiện ra tướng. Tướng tự tâm sanh, vạn Pháp duy nhất tâm, tâm là chủ. Cho nên tâm tịnh tức Tịnh độ tịnh, Ta-bà chính là Tịnh Độ - Chú tiểu Thiền nhanh nhảu trả lời.Chú tiểu Tịnh hỏi tiếp:Đức Phật dạy trong kinh A Di Đà rằng: “Hằng ngày chúng ta phải niệm Phật gieo chủng tử nhân duyên với đức Phật A Di Đà”. Sau khi chết được được đức Phật A Di Đà phóng quang tiếp dẫn về cảnh giới Cực lạc. Còn chú không niệm Phật. Sau khi chết lấy gì mà vãng sinh hở??? Chú Tiểu Thiền cười bảo: Tịnh độ đâu xa, Tịnh Độ ngay Ta Bà! Tâm tịnh là cảnh giới Niết bàn, còn mê thấy Ta-bà, Tịnh độ, giác Ngộ rồi thì Tâm chính là cái mục đích Thiền cần về. Không cần về Tịnh độ đâu ạ! Chú tiểu Tịnh đáp lại: Vậy chú nói sai rồi, chính đức Phật nói kinh A Di Đà và khuyên chúng sinh niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà, để được vãng sanh về Tây Phương. Ngài không bảo chúng sinh niệm danh hiệu của Ngài. Chú tiểu Thiền bảo: - Chú Tịnh nói vậy không hiểu Phật rồi, do Chú muốn xiển dương Pháp môn Tịnh Độ nên nói thế thôi? Tây Phương ở đâu? chú có thấy chưa? Tôi nói Chú hiểu nhé! Vì đức Phật bảo chúng sinh niệm danh hiệu của Ngài. Khác gì đức Phật tự Ngài tôn xưng mình. Đức Phật chủ trương phá ngã cho nên đức Phật phương tiện diễn nói cảnh giới Tây Phương và Danh hiệu Phật A Di Đà. Thực ra đức Phật A Di Đà và Phật Thích Ca là một chư Phật đồng nhau đều có Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Công Đức. Cũng như chú đi tu, Sư Phụ đặt pháp danh, và Pháp tự, gọi tên nào chẳng được, mặc dù hai tên nhưng chỉ là một!Nếu Ta-bà là Tịnh Độ vậy suốt đời tu niệm Phật. Sau khi chết tái sinh lại Ta-bà à? vậy tu làm gi? Nếu như chú nói Ta-bà là Tịnh Độ. Tu niệm Phật sau khi chết cũng trở lại Ta-bà. Vậy gọi luân hồi sinh tử, giải thoát chỗ nào? Vậy tu để làm gì? Xí mê!

Đợi tui thở đã! Chú hỏi từng câu một đi! Hỏi thế tui nghe còn không kịp huống chi trả lời chú. Kaka……Từ từ, bình tĩnh nhé chú!! Chú tiểu Thiền tìm cách thối lui vì bí lối rồi. Cũng may bấy giờ có mấy Phật tử khi nghe hai chú đàm Đạo. Chú nào lý giải cũng có lý hết cả. Một vị Phật tử bảo: Vậy thì tại sao? chúng ta không kết hợp hai Pháp môn lại, thành Thiền Tịnh song tu? Tu như vậy cho chắc ăn! Rủi sai một Pháp còn một Pháp! Hehehe

Chú tiểu Tịnh đáp rằng: Cần gì phải kết hợp! Khi ngồi niệm Phật tụng Kinh, thân ngồi ngay thẳng nghiêm trang thanh tịnh, không tạo ác. Khẩu thì đọc kinh những lời Phật dạy - khẩu thanh tịnh. Ý thì tư duy lời Phật dạy chân lý gì trong kinh. Đó là tam nghiệp thanh tịnh. Tâm thanh tịnh rồi thì cần gì phải ngồi thiền chứ??? Nghe chú Tịnh trình bày có lý nên chú tiểu Thiền cười và im lặng. Chú tiểu Tịnh quay sang hỏi chú Mật Hằng ngày chú trì chú để làm gì? Sau khi chết vãng sinh về cảnh giới nào??? Ê! Đang hỏi chú Thiền mà, quay 1800 sang tui vậy? Làm giật mình, đang tập trung coi chú Thiền trả lời sao mà! Ha ha! Thế chú Mật cứ trả lời đi! Để chú Thiền nghỉ xíu đã! Không khéo chú ấy lên Niết bàn sớm thì khổ!! Ba chú tiểu và mấy vị Phật tử phát lên cười khoái chí. Sau trận cười, chú Mật mới trả lời:Thôi! Để Mật trả lời với chú Tịnh! Chú Thiền cứ thủng thẳng mà nghỉ nhé! Hi hi. Chú Tịnh này tính ra cũng cao thủ đó chứ! Chú Mật bảo: Tu Mật cũng như tu Tịnh! Trong những câu Chú là danh hiệu của chư Phật chư vị Bồ tát, Hộ Pháp, Thiện thần. Mục đích niệm Chú để diệt trừ phiền não, tam nghiệp thanh tịnh, Tâm tịnh là an lạc giải thoát. Chú tiểu Tịnh lại nói:Thế cũng vậy! Chú tu cũng không biết sau khi chết đi về đâu, vì hằng ngày Chú không có gieo duyên với đức Phật A Di Đà thì làm sao về Tây Phương? ở Ta-bà chơi nhé.Lúc bấy giờ Phật tử nghe chú tiểu Tịnh nói có lý ai cũng ngã theo ủng hộ chú tiểu Tịnh. Bấy giờ Sư Phụ đi đến bảo rằng: Hồi nãy giờ ba đứa con cãi khan cổ rồi, mệt lắm đúng không? Ba đứa con hãy vào đây. Sư Phụ cho uống nước:Sau đó Sư phụ lấy 3 cái ly. Sư phụ rót ba ly nước khác nhau, 1 ly coca cola, 1 ly pepsi, và 1 ly 7 up. Ba ly ba màu khác nhau đưa cho ba chú tiểu tự chọn uống. Chú tiểu Tịnh chọn coca cola để uống, chú tiểu Thiền thì chọn nước Pepsi để uống, chú tiểu Mật thì chọn nước 7 up.

Sau khi uống xong, Sư Phụ hỏi: - Ba chú uống nước cảm thấy thế nào? Ba chú tiểu (Tịnh, Thiền, Mật) đồng thưa rằng:Bạch Sư Phụ thật là ngon ạ!

Sư Phụ hỏi tiếp mục đích các con uống nước để làm gì? Dạ uống để giải khát đó ạ! Sau khi Sư Phụ nghe ba chú tiểu (Thiền, Tịnh, Mật) trả lời như vậy

Sư Phụ giải thích như sau Nếu các con ngồi đó tranh cãi lý luận, hơn thua, ai đúng ai sai thì tất cả chỉ ngồi im, không đi đâu cả! Giáo lý Phật chia ra tam thừa: Thanh văn thừa, Duyên giác thừa, Bồ tát thừa. Đạo Phật có tám vạn bốn nghìn Pháp môn tu, chia ra nhiều Tông Phái, cũng vì căn cơ chúng sinh khác nhau, để chúng sinh cảm thấy Pháp môn nào phù hơp căn cơ với mình áp dụng tu tập. Không phải sự phân chia đó để cho thấy Thiền tông hơn, Tịnh độ tông hơn, hay Mật tông hơn…Tu còn thấy chỗ hơn thua cao thấp là còn chấp ngã, là còn sinh tử. Giáo Pháp của Phật không ngoài mục đích :

Tự tịnh kỳ ý,

Thị chư Phật giáo

Nghĩa

Không làm các điều ác

Nên làm các điều lành

Giữ tâm ý trong sạch

Đó là lời chư Phật dạy

Còn việc tu hành, sau khi chết đi về đâu là do mình. Khi quý vị tu diệt trừ phiền não, tâm ắt thanh tịnh. Tu thiền, tu Tịnh, tu Mật cũng vì mục đích để tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnh thì an lạc, tự tại vô ngại, muốn đi đâu thì đi, có khó khăn gì đâu? Muốn vào địa ngục thì đi như Ngài Địa Tạng, muốn lên Tây Phương đức Phật A Di Đà, muốn qua Đông Phương như đức Phật Dược Sư, muốn xuống Ta-Bà như Bồ Tát Hộ Minh (đức Phật Thích Ca), đi vào Ngã Qủy như Ngài Quán Thế Âm hóa thân Tiêu Diện. Khi tu đạt đến tâm tự tại vô Ngại, đi cảnh giới nào cũng được cả, chẳng khó khăn gì cả.

Chúng sinh khi tu ở bên bờ mê ao ước được qua bên bờ Giác. Còn chư Phật, Bồ tát ở bên bờ Giác trở lại bờ mê (lục Đạo luân hồi). Không phải là nghiệp lực tái sinh mà là hạnh nguyện độ sinh. Như Ngài Địa Tạng vào Địa Ngục, Ngài Quan Âm hóa thân vào loài Ngã Quỷ. Bồ Tát Hộ Minh xuống Ta-Bà độ sinh, chẳng lẽ gọi là tái sinh sao? Đó là hạnh nguyện từ bi độ sinh của quý Ngài. Tâm đạt đến tự tại vô ngại muốn đi đâu đi hà tất gì quý vị suốt ngày cứ xiển dương tu thiền hơn, tu Tịnh hơn, tu Mật hơn. Cũng giống như trong thế gian này, quý vị có giấy thông hành, quý vị muốn đi nước nào đi, ai ngăn cấm quý vị? Vậy ngồi đó tranh luận, làm mất tín tâm Phật tử có ích chi? Sanh tử đại sự, thời gian vô thường tấn tốc qua nhanh. Không lo tu hành diệt trừ phiền não, suốt ngày các con cứ tranh luận hơn thua. Các con chỉ dậm chân tại chỗ thôi. Ngồi đó cãi hồi vô thường đến chỉ mang nghiệp lực điCó ích gì đâu. Các con hãy nhớ điều này:

Thị nhật dĩ quá, mạng diệt tùy giảm.

Như thiểu thủy ngư, tư hữu hà lạc

Đại chúng!

Đương cần tinh tấn, như cứu đầu nhiên.

Đản niệm vô thường, thậm vật phóng dật”

Nghĩa là

”Một ngày đã hết, mạng cũng giảm dần,

Như cá cạn nước, thử hỏi vui gì?

Đại chúng!

Hãy siêng tinh tấn, như đầu bị đốt,

Chỉ nhớ vô thường, chớ mặc buông lung"[

Sau khi nghe những lời dạy của Sư Phụ, ba chú Thiền, Tịnh và Mật không còn tranh cãi nữa, chú nào cũng tự giữ Pháp môn của mình tu tập sống trong hòa hợp. Sau khi Sư Phụ viên tịch, ba người đệ tử này hoằng dương Phật Pháp phát huy và thu hút nhiều tín đồ Phật tử tu tập. Làm cho ngôi nhà Phật pháp phát huy và trường tồn mãi mãi.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm đó, chú tiểu Tịnh, chú tiểu Thiền, chú tiểu Mật đều khoanh tay nghe Sư phụ giải thích. Cả ba chú đều thấm ý như nước coca, pepsi và 7up thắm vào họng và bốc hơi ga lên ợ một tiếng to xem như dấu hiệu tiêu hóa. Cả bốn người đều không ai hay ngoài cửa có một lão già gàn say khước mặt đỏ tía tai cũng vô tình hay cố ý...hống hớt chuyện nghe được, lão cười sặc sụa trong cái say tưng tưng. lão bèn lạng choạn bước vô thì cả 4 tăng đều bất ngờ.

- Chẳng hay thí chủ đi đâu đó? Chú tiểu Thiền trì hỏi.

- Hừm! Hic...đi đâu thì có đi đâu? Ai đi?

- Thí chủ tìm ai?- Chú tiểu Mật ngăn lại.

- Hic, tìm ai thì có tìm ai? Có ai tìm?

- Dạ. Thí chủ định là gì ở đây?- Chú tiểu Tịnh đỡ lời.

- Làm gì? Ai làm gì? Có ai làm?

Đến lúc này sư phụ trụ trì đứng dậy định tiếp tay đón người lạ nên cũng tiếp lời:

- Thí chủ ngồi nghỉ cái đã.

- Nghỉ! nghỉ cái con khỉ, lúc nào không nghỉ? lúc nào nghỉ?

- Vậy...

- Vậy cái gì?! Tui tu có được không? Lão gàn say hỏi lớn.

- À, thế thí chủ tu thế nào?

- Không thiền, không tịnh, không mật, không sư! Có được không?

...

Thiên Đồng ngẫu bút.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Dở hơi biết bơi".

Tui cũng mới xỉn về đây (Ba chai heineken).

- Này cho hỏi các vị tu các kiểu:

- Thành Phật rồi các vị làm gì nữa?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ nhất là tu tại gia

Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa!

Cứ cho là các vị tu nhất đi - Tu tại gia - Nhưng vấn đề là : "Thành Phật rồi quý vị làm gì nữa"?
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cứ cho là các vị tu nhất đi - Tu tại gia - Nhưng vấn đề là : "Thành Phật rồi quý vị làm gì nữa"?

Thành Phật rồi : Độ chúng sinh !

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thành Phật rồi : Độ chúng sinh !

Thế thì độ ngay bây giờ đi. Đợi thành Phật mới độ thì lâu quá! Nó giống như một người nói thế này: Cầu xin Trời Phật cho con giàu có con sẽ giúp cho những người khốn khổ!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế thì độ ngay bây giờ đi. Đợi thành Phật mới độ thì lâu quá! Nó giống như một người nói thế này: Cầu xin Trời Phật cho con giàu có con sẽ giúp cho những người khốn khổ!

Phật chưa thành lấy đâu ra quyền năng ? Mà Phật đã thành cũng chỉ độ cho người quay đầu đủ duyên chóng hết nghiệp chứ không độ hết cõi ta bà chẳng biết dừng tạo nghiệp,

Cầu xin Trời Phật cho con giàu có con sẽ giúp cho những người khốn khổ!

Những ng xin như thế này họ đang phạm vào vọng tưởng, vì thật tâm họ đang xin cho mình thoát nghèo, cũng như "cho tôi trúng vé số, tôi sẽ làm từ thiện!!! " cứ làm ngay, tiền mua vé số giúp người nghèo nữa cân gạo, thành tâm hơn!

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phật chưa thành lấy đâu ra quyền năng ? Mà Phật đã thành cũng chỉ độ cho người quay đầu đủ duyên chóng hết nghiệp chứ không độ hết cõi ta bà chẳng biết dừng tạo nghiệp,

Ngày xưa - khoảng hơn 30 năm về trước - tôi nghe được Tâm nguyện của Địa Tạng Vương bồ tát (Bồ Tát chứ chưa phải Phật) - Đại ý:

"Nguyện độ hết chúng sinh trong thế giới Ta Bà này thành phật Ngài mới thành Phật"

Lúc đó tôi hỏi: Chúng sinh ở đây phải kể đến cả con vi trùng - tóm lại là tất cả sinh vật sống. Thế thì lâu quá. Vậy bao giờ mới độ hết?

Cư sĩ Năm Mẫn - chồng đầu tiên của nghệ sĩ Thanh Nga - trả lời tôi:

- Lâu với anh thôi. Với sự vô lương vô biên thì hàng ngàn tỷ năm của vũ trụ này chỉ là một sát na (Đơn vị thời gian nhỏ nhất theo khái niệm Phật giáo - tạm diễn dịch ra ngôn ngữ hiện đại là 1/ 1 phần ngàn tỷ giây).

Tôi ngộ được từ câu trả lời này. Sau này khi nói đến bản chất của Thái Cực thì một trong những ý niệm về Thái Cực cũng bắt đầu về tính vô lượng, vô biên mà tôi ngộ được từ hơn 30 năm trước.

Anh Năm Mẫn chưa được gọi là tăng , chứ không nói là Phật.

Vài lời chia sẻ.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Do đó chúng sinh (cá thể) phải tự chuyển mình trước khi chờ Phật độ, bởi hàng ngày chúng ta an lành là đã nhận được Phật độ rồi đó nhưng chúng ta cứ vay cứ tạo thì phước đó cũng hao mòn, theo thời gian khi nghiệp báo đủ thì Quả mới trổ. Thế nên Đức Phật cũng đã dạy : Phước báu nhiều dùng hoài cũng hết chỉ có TU mới chuyển được NGHIỆP mình gieo.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phật chưa thành lấy đâu ra quyền năng ? Mà Phật đã thành cũng chỉ độ cho người quay đầu đủ duyên chóng hết nghiệp chứ không độ hết cõi ta bà chẳng biết dừng tạo nghiệp,

Do đó chúng sinh (cá thể) phải tự chuyển mình trước khi chờ Phật độ, bởi hàng ngày chúng ta an lành là đã nhận được Phật độ rồi đó nhưng chúng ta cứ vay cứ tạo thì phước đó cũng hao mòn, theo thời gian khi nghiệp báo đủ thì Quả mới trổ. Thế nên Đức Phật cũng đã dạy : Phước báu nhiều dùng hoài cũng hết chỉ có TU mới chuyển được NGHIỆP mình gieo.

Mâu thuẫn! Phật chưa thành - Bồ Tát chẳng hạn - thì còn không có quyền năng để độ:

Phật chưa thành lấy đâu ra quyền năng ?

. Và

chỉ độ cho những người biết quay đầu

. Vậy thì Bồ Tát Địa Tạng tâm nguyện độ hết chúng sinh là vô vọng sao? Chúng sinh đã đi tu như ba chú tiểu còn tranh cãi về tính ngộ của Phật Pháp thì những chúng sinh khác chưa tu được như ba chú tiểu mà tự độ là làm sao?

Bởi vậy. Khi chưa thấy bản chất của vấn đề thì nên suy ngẫm tự chiêm nghiệm - Chính tư duy đã.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cứ cho là các vị tu nhất đi - Tu tại gia - Nhưng vấn đề là : "Thành Phật rồi quý vị làm gì nữa"?

Câu này hình như cháu giải thích cách hiểu của cháu 1 lần rồi ạ! Theo cháu hiểu thì câu này có ý nghĩa rất nhân bản, từ văn hóa thờ cúng tổ tiên của người Việt: Gia đình là nơi sinh ra ta, nuôi ta lớn, dạy ta nên người thì tối thiện là độ cho gia đình. Chợ là nơi nuôi sống ta, nơi ta tạo dựng sự nghiệp nên trung thiện là độ cho bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng ... những người xung quanh ta. Vào chùa là kém thiện nhất vì người trong chùa đang siêu độ cho chúng sinh, người ta đang cho và đâu cần nhận mà mình đi cho nên thiện với họ khác gì chở củi về rừng!

Ai đó nói "Hạnh phúc ở trên đường đi chứ không phải ở cuối con đường!" Điều này ngẫm ra cũng có ý nghĩa tương tự!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Câu này hình như cháu giải thích cách hiểu của cháu 1 lần rồi ạ! Theo cháu hiểu thì câu này có ý nghĩa rất nhân bản, từ văn hóa thờ cúng tổ tiên của người Việt: Gia đình là nơi sinh ra ta, nuôi ta lớn, dạy ta nên người thì tối thiện là độ cho gia đình. Chợ là nơi nuôi sống ta, nơi ta tạo dựng sự nghiệp nên trung thiện là độ cho bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng ... những người xung quanh ta. Vào chùa là kém thiện nhất vì người trong chùa đang siêu độ cho chúng sinh, người ta đang cho và đâu cần nhận mà mình đi cho nên thiện với họ khác gì chở củi về rừng!

Ai đó nói "Hạnh phúc ở trên đường đi chứ không phải ở cuối con đường!" Điều này ngẫm ra cũng có ý nghĩa tương tự!

Câu trả lời của chị W là đúng nhất: "Thành Phật rồi thì độ chúng sinh". Câu của tôi mang tính suy ngẫm: "Vậy độ ngay bấy giờ đi!". Tùy căn cơ của chính mình mà độ. Thấp như tôi thì phóng sinh, tài thí. Cao như các bậc tu thượng thừa thì Pháp Thí. Trung bình thì lấy bản thân làm gương cho bá chúng . Đại để tôi hiểu vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rubi giơ tay phát biểu ạ!

Đến giờ đi làm rồi, đi làm thôi Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rubi giơ tay phát biểu ạ!

Đến giờ đi làm rồi, đi làm thôi Posted Image

Thiệt là đâm hơi!

Nhưng mà câu này so với biết bao nhiêu câu đã viết khác của Rubi thì thấy tỉnh nhất.

A Di Đà Phật. Amen.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiệt là đâm hơi!

Nhưng mà câu này so với biết bao nhiêu câu đã viết khác của Rubi thì thấy tỉnh nhất.

A Di Đà Phật. Amen.

Độc giả hãy tự đánh giá ai đó theo chính sự hiểu của độc giả về người đó, đừng đánh giá theo sự đánh giá của người khác về đối tượng. Nếu có hứng, Rubi sẽ đối thoại với anh Thiên Đồng trong một topic nào đó.

PS:

Ban sáng, Rubi định tham gia topic nhưng nhìn đồng hồ đã đến giờ làm việc, nếu ngồi năm, mười phút để viết thì muộn cho nên có lời như thế. Không có vấn đề tỉnh hay mê ở đó đâu ạ.

Nói chung, muốn nhận định Rubi qua ngôn từ mà Rubi viết thi dễ không chính xác. Bởi vì Rubi đối thoại chứ không phải độc thoại, cho nên cần phải xem Rubi đối thoại với ai, lời người đó nói gì sau đó sẽ nhất thời nhân định văn nói của Rubi. Được như thế thì người tham gia cũng có ảnh hưởng tích cực tới chính họ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bố Rubi này hem còn chiến bên topic pháp luân công nữa hả, nói chung Rubi nói cũng có cái hay, thử 1 lần nhìn điên đảo xem sao, nhưng nhìn nhiều quá có khi lại thành Tây Độc - Âu Dương Phong trong thần điêu đại hiệp đó nha, hehe Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bố Rubi này hem còn chiến bên topic pháp luân công nữa hả, nói chung Rubi nói cũng có cái hay, thử 1 lần nhìn điên đảo xem sao, nhưng nhìn nhiều quá có khi lại thành Tây Độc - Âu Dương Phong trong thần điêu đại hiệp đó nha, hehe Posted Image

Vị Phong đó hả Posted Image

Âu Dương Phong ham hố bí kíp, tìm mọi cách để ăn trộm bí kíp, chẳng nhìn nhận được đúng sai theo đạo quân tử, giang hồ trọng nghĩa khinh tài. Đến mức Phong còn phải nấu cơm cho Quách Tĩnh đề cầu học được Cửu Âm Chân Kinh.

Hi vọng rằng cậu giao lưu nhiều hơn, sẽ còn nhiều người để cậu bình chọn họ là chủng tử của Tây Độc.

Chiến cũng có nghĩa là Tâm Ngay Thẳng tác dụng, điều này chỉ có đối với Hành Gỉa Thiền Tông.

Người ngu, dầu trọn đời

Thân cận người có trí,

Không biết được Chính pháp

Như muỗng với vị canh.

Người trí, dù một khắc,

thân cận người có trí,

Biết ngay chân diệu pháp,

Như lưỡi với vị canh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói với Rubi thì thà không nói còn hơn

Giờ tôi là người trí, ông là người ngu muội, ông gần tôi mãi mà sao ông mãi ko tỉnh nghộ nhỉ

Ông bị ngu muội quá, tôi muốn lôi ông ra mà khó quá, tự dưng trong lòng phát lòng từ bi, thấy thương sót cho ông, cho những kiến thức mà ông đang du nhập vào đầu, ôi thương sót quá, giờ phải làm sao để độ cho rubi đây

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói với Rubi thì thà không nói còn hơn

Giờ tôi là người trí, ông là người ngu muội, ông gần tôi mãi mà sao ông mãi ko tỉnh nghộ nhỉ

Ông bị ngu muội quá, tôi muốn lôi ông ra mà khó quá, tự dưng trong lòng phát lòng từ bi, thấy thương sót cho ông, cho những kiến thức mà ông đang du nhập vào đầu, ôi thương sót quá, giờ phải làm sao để độ cho rubi đây

Bảo vó Trí, Rubi có Ngu. Hai thằng đều là phàm nhân, trí ngu của phàm nhân thì nói làm gì. Trí Ngu thì đều bị trói buộc trong sinh tử. Trí ngu trong bài kệ mới đáng kể cơ.

PS:

Kính thưa quý đạo hữu,

Thật là một duyên phước lớn ở cõi đời này cho những ai được học và thực hành Phật Pháp trong khi mình còn sống, còn khoẻ mạnh, trí óc còn minh mẫn. Duyên lớn nhất là học được từ vị thầy, mà ngài là một vị chân tu, tha thiết, nhiệt tâm, tận tụy, chỉ lối dẫn đường cho những ai sẵn sàng lắng nghe ngài.

Tôi được sinh trưởng trong một gia đình thuần túy Công Giáo từ nhiều thế hệ. Lớn lên và lập gia đình. Người bạn đời của tôi được sinh trưởng trong một gia đình ảnh hưởng nhẹ của Tam Giáo (Phật, Lão, Khổng). Khi lập gia đình với tôi, anh đã qua những nghi thức để gia nhập Công Giáo. Sau 19 năm chung sống, với những bận rộn của cuộc sống, bương chải để nuôi các con ăn học, nên không có thì giờ nhiều cho riêng mình. Rồi các con lớn thêm, chúng tôi bớt bận rộn hơn, năm 2000, anh bắt đầu đọc nhiều sách về Phật Pháp, về Thiền Tông. Trong bữa ăn, anh hay giảng thuyết về Công Án “Vô”, và những thứ khác về Phật Pháp nữa, tôi chẳng để ý gì cả. Lúc nào anh cũng “Không, Không”, khó chịu quá , cứ tra tấn hai cái tai tôi mãi, tôi cứ phải chịu đựng nghe, nhưng chỉ ở ngoài tai, chỉ muốn ăn cho mau, rồi chạy đi chỗ khác để khỏi nghe. Tôi nói với anh, tôi duy chỉ interested lời giải thích “Thân này được kết hợp bởi Đất Nước Gió Lửa” thôi. Nghe có vẻ hay hay, còn đạo nào mà chẳng thế, đều dạy con người làm lành tránh dữ thôi. Thôi, đừng nói nữa, please.

Tháng 4, năm 2006, anh đã mang về một quyển sách, loại Sách Biếu Không Bán, nhan đề “Bước Đầu Học Phật” do Thiền Sư Thích Thanh Từ biên soạn. Anh để trên bàn trong bếp, anh cũng chưa đọc. Vào thời gian đó, buổi tối, tôi có thói quen là phải đọc, đọc gì cũng được, để mắt mỏi, dễ ngủ. Vì trong ngày, làm việc full time, lại chăm sóc gia đình, mệt mỏi, nên thông thường chỉ cần đọc không quá nửa trang là buông sách ngủ rồi. Tối đó, trước khi đi ngủ, thấy cuốn sách còn trên bàn ăn, anh thì đã đi ngủ rồi, nghĩ bụng, tựa đề cũng hay hay, liếc sơ qua vài trang, lời văn có vẻ chân thành, rõ ràng. Thôi thì cứ mang lên phòng đọc chút để đi ngủ. Lần này, không phải đọc ½ trang, mà đọc hết gần nửa cuốn, mới đi ngủ. Tối hôm sau thì đọc xong. Kể từ đó, tôi bắt đầu học Phật, tôi đã thỉnh nhiều CD và DVD của vị thầy mà tôi đã có phước duyên được theo học ngay từ bước đầu tiên tìm học về Phật pháp.

Tôi chưa một lần gặp thầy ngoại trừ trong giấc mơ. Có hai giấc mơ được diện kiến thầy và rất có ý nghĩa. Tôi xin được chia sẻ với quý đạo hữu:

Đêm ngày 6/1/2007

Trong một phòng họp nhỏ, đủ để một cái bàn và khoảng 8 cái ghế, có khoảng 6 hay 7 người, đồ ăn đã được đưa vào, sẵn sàng cho buổi ăn trưa. Trong khi chúng tôi ăn, Thầy vẫn say sưa giảng. Thầy đứng trên bục với tấm bảng đen. Thầy đang vẽ những lối nhập vào trạng thái Niết Bàn. Tôi đã giơ tay và hỏi Thầy:

- Thưa Thầy, khi đạt tới trí tuệ tối thượng, mình sẽ thấy hoặc cảm nhận gì?

Thầy không trả lời và cũng chẳng nhìn xuống, cứ tiếp tục thuyết giảng. Tôi hỏi Thầy lại lần nữa, rồi lại lần nữa. Thầy vẫn tiếp tục giảng.

Một đệ tử nam mời Thầy nghỉ giảng để dùng bữa. Thầy không màng, vẫn tiếp tục giảng. Sợ thày đói, người đệ tử nam đó đã lấy muỗng xúc đồ ăn, đứng lên đút cho Thầy. Trong cái muỗng đó, rõ ràng là một miếng cá. Thầy nhai và nuốt một cách rất hồn nhiên, và tiếp tục giảng.

Khi thức giấc, sợ quên, tôi vội vàng ghi lại giấc mơ. Ngồi suy tư, tôi chợt nhận ra 3 điều tôi đã học được từ giấc mơ này, tôi xin được chia sẻ cùng quý đạo hữu:

1/ Khi không còn lệ thuộc vào thân tứ đại giả hợp này, nói một cách khác, khi sống được với giác tánh, no đói không còn là cái gì phải bận tâm nữa. Tâm đại từ bi rộng mở, say sưa chỉ lối dẫn đường cho chúng sinh thoát ra khỏi sinh tử luân hồi.

2/ Thầy đã không trả lời câu hỏi, mặc dù đã được hỏi 3 lần, vì “Tự tu tự chứng”. Nước nóng bao nhiêu, lạnh bao nhiêu, thì chỉ có người uống mới cảm nhận được. Vì thế, không có câu trả lời và cũng không thể trả lời được.

3/ Thực phẩm chỉ dùng để nuôi thân. Một khi 6 căn không còn chạy theo 6 trần (trong trường hợp này là vị giác), thì đồ ăn người cho ăn đều như nhau. Ngày xưa, khi Đức Phật đi khất thực, ngài cũng ăn những gì người ta bỏ vào bát của ngài, vì tâm của ngài là tâm vô phân biệt.

Đêm ngày 8/10/2010

Tôi bước vào một phòng lớn trong thiền viện của Thầy để nghe Thầy thuyết pháp. Khi Thày nhìn thấy tôi, Thầy từ trên bục bước xuống. Thầy đem cái xách tay (purse) và đôi giầy bata trắng viền hồng của tôi bỏ vào cùng một đống, trong đó đã có nhiều xách tay và những đồ đạc nhỏ khác. Tôi có cảm tưởng những vật đó đã ở đó từ lâu (mà những người nghe Phật pháp mang theo lúc đi nghe giảng của Thầy trong quá khứ), rồi Thầy trở lại bục giảng và tiếp tục giảng về chữ “BUÔNG”.

Giấc mơ hôm ấy lại cho tôi một bài học nữa: Buông Bỏ.

. Cái xách tay thường đựng những giấy tờ cần thiết cho một cá nhân như IDs (driver license, badge đi làm), credit cards, checks nhà băng, tiền mặt, đồ trang sức (jewery), trang điểm (make-ups) v.v…

. Còn đôi giầy thì sao? Cũng là một vật do duyên hợp giả tạm mà thành.

Buông cho trọn, không dính tới sắc trần, mới mong có ngày vào được nhà Như Lai.

Kính thưa quý Đạo Hữu,

Cảm nhận được sự hữu hiệu chuyển tâm của “Bước Đầu Học Phật”, đầu năm 2012, tôi đã quyết định đọc quyển sách này vào CD.

Mặc dù sách có tựa đề “Bước Đầu Học Phật”, nhưng thật sự bên trong, không những chỉ bước đầu, mà Thầy còn chỉ rõ cho chúng ta tới Bước Cuối Cùng, để nhập cái đích tối thượng, tối hậu của Đạo Phật. Giải Thoát ra khỏi luân hồi sanh tử.

Với sự cố gắng diễn tả và đọc rõ ràng lời Thầy dạy, tôi mong sao truyền đạt và chuyên chở được những lời giáo huấn chí tình của Thầy tới tất cả thính giả hữu duyên nghe CD này.

Từng lời, từng chữ của Thầy viết trong sách này quả thực vô giá. Mong rằng chúng ta đón nhận, lắng nghe với một tâm rộng mở (open minded), để có thể cảm nhận được và tu hành theo đúng Chánh Pháp kẻo uổng phí cả đời, hầu kịp thời thoát ra khỏi biển mê trong khi còn tại thế. Vì khi tấm thân tứ đại này nằm xuống, liệu kiếp tới có còn phước duyên gặp Chánh Pháp hay không?

Nguyện đem Công Đức này, hồi hướng khắp tất cả chúng sanh, đều trọn thành Phật Đạo.

Kính ghi,

Viết vào ngày 5 tháng 3, năm 2012

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ví dụ giờ tôi tự lập ra 1 đạo giáo mới, tôi là sư tổ, tổ sư của đạo giáo đó, kiểu phật tổ vậy, tôi có cách suy nghĩ riêng của tôi, khi đó tôi sẽ nhìn những người phàm trần như đá đỏ thật thấy đáng thương, khi không ngộ ra những điều mà tôi ngộ

Đạo của tôi không những vượt qua sinh tử, mà còn vượt qua nhiều cái khác nữa, ngon hơn cả vượt qua vòng sinh tử, bla bla, ...

Vì thế đệ tử của tôi, hoặc tôi mà gặp những người như đá đỏ thì sẽ thấy thật đáng thương cho những người như đá đỏ, thấy thật đáng thương cho những giáo điều, những lý luận mà đá đỏ đang ru nhập vào đầu, ôi thấy thương quá, ....

Giờ đá đỏ bỏ tất cả theo tôi vẫn còn sớm, khi đó đá đỏ sẽ là những công thần, hoặc những người đầu tiên lập ra đạo giáo mới, thế đá đỏ có muốn tôi độ cho, rồi thành kiểu như phật của môn phái tôi ko

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bảo vó Trí, Rubi có Ngu. Hai thằng đều là phàm nhân, trí ngu của phàm nhân thì nói làm gì. Trí Ngu thì đều bị trói buộc trong sinh tử. Trí ngu trong bài kệ mới đáng kể cơ.

PS:

Sao đá đỏ bảo tôi là phàm nhân, chỉ có đá đỏ là phàm nhân thôi, tôi là tổ sư, là đại sư tổ của môn phải tôi lập ra, nhìn ra thế giới, nhìn ra toàn bộ các đạo giáo tôi thấy tôi cao hơn tất cả những ai đứng đầu những đạo giáo đó, tôi thấy thương cho những người đó, vì họ có tu luyện những vẫn chưa đạt tới tầm như tôi, bla bla....

Đá đỏ nghe mấy cái đó thấy có lọt lỗ tai ko

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ví dụ giờ tôi tự lập ra 1 đạo giáo mới, tôi là sư tổ, tổ sư của đạo giáo đó, kiểu phật tổ vậy, tôi có cách suy nghĩ riêng của tôi, khi đó tôi sẽ nhìn những người phàm trần như đá đỏ thật thấy đáng thương, khi không ngộ ra những điều mà tôi ngộ

Đạo của tôi không những vượt qua sinh tử, mà còn vượt qua nhiều cái khác nữa, ngon hơn cả vượt qua vòng sinh tử, bla bla, ...

Vì thế đệ tử của tôi, hoặc tôi mà gặp những người như đá đỏ thì sẽ thấy thật đáng thương cho những người như đá đỏ, thấy thật đáng thương cho những giáo điều, những lý luận mà đá đỏ đang ru nhập vào đầu, ôi thấy thương quá, ....

Giờ đá đỏ bỏ tất cả theo tôi vẫn còn sớm, khi đó đá đỏ sẽ là những công thần, hoặc những người đầu tiên lập ra đạo giáo mới, thế đá đỏ có muốn tôi độ cho, rồi thành kiểu như phật của môn phái tôi ko

Từ bi phải có trí tuệ, không trí tuệ mà khởi tâm từ thì đâu phải thật.

Khi nếm được vị Chính pháp mới có thể khởi tâm từ bi, như thế không sợ lầm đường.

Trí tuệ là Tung thì Từ bi là Hoành, Trí tuệ là Hoành thì Từ bi là Tung. Tung Hoành phải hợp nhất không hai.

Bộ Kinh Pháp Hoa này lần đầu tiên chúng tôi được nghe Hòa Thượng Viện trưởng Thiền Viện Trúc Lâm giảng, thật là một đều bất ngờ. Lời Phật lời Thầy đã mở ra cho chúng tôi một chân trời mới mẻ chưa từng có. Niềm tin về thiền cũng như lòng tự tin nơi mình có đủ khả năng giác ngộ được phát khởi từ đó

Rồi trải qua thời gian dài, nhiều năm gần gũi Hòa thượng để tu học, thực hành công phu, càng giúp chúng tôi cảm sâu lời dạy của đấng Giác Ngộ Vô Thượng. Quả là một chân lý tuyệt diệu không thể nói hết bằng lời.

“Diệu Pháp ấy”, đời đời vẩn là ánh sáng đưa người ra khỏi đường sanh tử lầm mê từ vô thủy kiếp.

Tri kiến Phật này, bản hoài của ba đời chư Phật ra đời, người người luôn phải nhớ, phải khai, phải sống.

Mật chỉ đấng Giác Ngộ ba lần ngăn Tôn Giả Xá-Lợi-Phất “Thôi thôi, đừng nói nữa; là tiếng sét vang rền mãi mãi đánh thức cho người học Pháp Hoa:Chớ chết chìm trong đám rừng chữ nghĩa khô cằn,chết cứng ở những trang giấy mực vô tri ấy! Ngôn ngữ không biết phóng quang đâu, chớ lầm bám chặt theo.

Ánh sáng giữa chặng mày kia, giờ đây ai thấy được ? Có lẽ nào nó đã tắt lịm từ lâu cách đây hơn hai mươi lăm thế kỷ hay sao?

Nhà lửa ba xe vẫn còn luôn để ngoài cửa chờ mổi chúng ta, hay là mổi chúng ta đang ngồi trên xe trâu trắng rồi đây!

Gã cùng tử con ông trưởng giả giàu sang vẫn còn lang thang đây đó, hay hay đã về nhà gặp cha già nhận lấy tài sản nghiệp ? Kinh Pháp Hoa muốn nói gì với mỗi chúng ta ?

Cỏ thuốc hiện bày khắp nơi trên thế gian này, có cây nào thấm ướt giọt mưa Pháp Hoa đang xối xuống đó chăng ?

Đói gặp cơm vua chẳng chịu ăn, còn đợi gì nữa ?

Lẽ thật đang hiện bày ra đó, công đức đó hiện đủ nơi sáu căn Thấy, Nghe, Giác , Biết, người chân thành trì kinh sẽ cảm nghiệm được ngay không nghi ngờ.

Phật Đại Thông Trí Thắng vẫn còn đang thuyết pháp đấy, chưa từng nhập diệt bao giờ, chớ vội tưởng tượng quay về quá khứ xa xôi vi trần kiếp.

Mười sáu Vương tử cũng luôn ra đời đấy, có ai thấy chăng ?

Tháp báu Đa bảo hiện ra kìa, phải một lòng chiêm ngưỡng, chớ để lầm qua. Mau thu hồi các Hóa Phật trở về, cửa tháp báu cang rền bung ra đó!

Ồ, vô số Bồ tát từ đất Tâm vọt lên kìa! Thật không ngờ, xưa nay chưa từng biết! Cha trẻ, con già chỉ làm mờ mắt anh chàng Tâm thức hay phân biệt kia thôi còn tuổi thọ vô lượng ấy, là sức sống chân thật hằng hữu, đâu che được con mắt Bồ tát Văn Thù, và phải nhờ chư Bồ tát đây mới giữ gìn được. Hành giả Pháp Hoa phải khai thác chỗ chỉ yếu này để sống vững theo lời phó chúc của đấng Giác Ngộ Vô Thượng.

Đến đây rồi, không còn có có Tâm khinh thường ai cả, vì người người đều có Pháp Hoa trong nhà: “Tôi chẳng dám khinh quý ngài, quý ngài đều sẽ thành Phật”.

Nam nữ, tăng tục , Việt Miên Lào .. v.v… cũng không phân chia ngăn cách.

Long nữ còn có đủ khả năng kia, thì chúng ta sao lại không có? Chớ để thân tướng nghiệp báo này làm lầm, rồi tự khinh mình thành lui sụt.

Song con đường Khai Thị Ngộ Nhập không phải dễ dàng nói ra suông. Để nhập được Pháp Hoa, trước phải quên cái NGÃ này! Đó là con đường bắt buộc hành giả chân chính phải đạp qua, không thể tránh né. Bồ tát Nhất Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến đốt thân, đốt tay cúng dường Phật, là có ý sâu, mỗi người cần nghiệm kỹ!

Diệu Âm, Quán Âm tiếp tục trừ cho sạch tập khí cái Ngã ấy thôi. Cho đến cuối cùng Bồ tát Phổ Hiền phủi sạch để hiện khắp nơi, hoàn thành cho Bồ tát Văn Thù khải phát từ ban đầu.

Mong rằng ánh sáng Pháp Hoa luôn chiếu đến với nhà nhà. Chân lý này hằng sống dậy khỏi những trang giấy chết. Ngày ngày càng có nhiều người tụng trì Pháp Hoa, khiến cho bản hoài chư Phật không bị gián đoạn trên thế gian.

Cuối cùng, vì đây là lời giảng ghi lại, tuy có chỉnh sửa nhưng chắc chắn nhiều lời, nhiều ý trùng lắp…, kính mong người đọc đạt ý quên lời, để cùng chia hưởng một vài tia sáng Pháp Hoa, đó chính là niềm vui chung cho sự ra mắt bộ kinh Pháp Hoa Giảng Lục này.

Tuy nhiên với bậc đã nhảy qua khỏi đầu lưỡi, hẳn phải ôm bụng cười vang, phảy tay đi thẳng.

Lưỡi Phật che trùm nuốt hết rồi!

Mùa đông năm Ất Dậu 2005

Kính ghi

Thích Thông Phương

Sao đá đỏ bảo tôi là phàm nhân, chỉ có đá đỏ là phàm nhân thôi, tôi là tổ sư, là đại sư tổ của môn phải tôi lập ra, nhìn ra thế giới, nhìn ra toàn bộ các đạo giáo tôi thấy tôi cao hơn tất cả những ai đứng đầu những đạo giáo đó, tôi thấy thương cho những người đó, vì họ có tu luyện những vẫn chưa đạt tới tầm như tôi, bla bla....

Đá đỏ nghe mấy cái đó thấy có lọt lỗ tai ko

Thôi, đối thoại theo chủ đề chính đi. Trình kiến giải đi nào Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Từ bi phải có trí tuệ, không trí tuệ mà khởi tâm từ thì đâu phải thật.

Khi nếm được vị Chính pháp mới có thể khởi tâm từ bi, như thế không sợ lầm đường.

Thôi, đối thoại theo chủ đề chính đi. Trình kiến giải đi nào Posted Image

Đạo giáo của tôi không cần phải trình kiến giải, trình kiến giải chỉ có mấy đạo giáo tầm thường mới làm thôi

Đạo giáo của tôi là cứ lặng im, rồi tôi sẽ độ dần cho Posted Image

Với cách suy nghĩ đi: lại con đường mòn thì làm sao tìm ra được 1 con đường mới, vì thế nếu mang suy nghĩ của đạo giáo đá đỏ áp dụng vào của tôi thì sai bét, đạo giáo tôi lập ra đi theo 1 con đường khác, 1 hướng khác, và 1 cách tiếp cận vấn đề khác, không giống như các đạo giáo bình thường đang làm, hehe, vì thế nên đạo giáo của tôi lập ra mới cao hơn các đạo giáo khác chứ, nếu cứ như nhau thì bằng nhau hết ah

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đạo giáo của tôi không cần phải trình kiến giải, trình kiến giải chỉ có mấy đạo giáo tầm thường mới làm thôi

Đạo giáo của tôi là cứ lặng im, rồi tôi sẽ độ dần cho Posted Image

Với cách suy nghĩ đi lại con đường mòn thì làm sao tìm ra được 1 con đường mới, vì thế nếu mang suy nghĩ của đạo giáo đá đỏ áp dụng vào của tôi thì sai bét, đạo giáo tôi lập ra đi theo 1 con đường khác, 1 hướng khác, và 1 cách tiếp cận vấn đề khác, không giống như bình thường các đạo giáo đang làm, hehe, vì thế nên đạo giáo của tôi lập ra mới cao hơn các đạo giáo khác chứ, nếu cứ như nhau thì bằng nhau hết ah

Im của Bảo là rơi vào Im. Chẳng giống cái Không Không trong Tam Không.

Im mà chẳng phải Im thì mới là Im.

Độ mà chẳng thấy Độ thì mới là Độ.

Thế còn đòi im, đòi độ gì đây ?

Nho giáo là Tiểu học

Đạo giáo là Trung học

Phật giáo là Đại học.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay