thaochau

Lịch Sử Hà Đồ Trong Cổ Thư Chữ Hán

1 bài viết trong chủ đề này

Bài đăng trên An Việt Toàn Cầu ngày 31/8/2010

Ngyễn Vũ Tuấn Anh

Posted Image Posted Image Posted Image Hầu hết những ai đã từng xem một cuốn sách nói về Kinh Dịch thì đều được biết đến Hà Đồ qua một câu của Hệ từ:

<br style="mso-special-character:line-break">

“Hà xuất đồ; lạc xuất thư; thánh nhân tác chi”<br style="mso-special-character:line-break"> <br style="mso-special-character:line-break">

Trong Chu Dịch; duy nhất chỉ có một dòng như vậy nói đến Hà Đồ. Tính mơ hồ của nó đã sinh ra bao truyền thuyết thần kỳ. Cho đến tận bây giờ; thực chất Đồ thư là cái gì chưa thấy ai bàn được rốt ráo. Đã có hẳn một môn “Hà đồ học” với hàng trăm đầu sách viết về Hà Đồ; nhưng Đồ Thư vẫn là những đồ hình bí ẩn.

Trong những cuốn sách nghiên cứu về lý học Đông phương thì – với tôi – có lẽ cuốn “Kinh Dịch với vũ trụ quan Đông phương“ của Giáo sư Nguyễn Hữu Lượng là một bản tổng kết khá hoàn chỉnh về những tài liệu chủ yếu nói về Hà Đồ. Bởi vậy; tôi xin trích dẫn tư liệu trong sách này để quí vị tham khảo. Đoạn sau đây trích trong chương I có tựa là:

file:///C:/DOCUME%7E1/VUKHAN%7E1/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gifLONG ĐỒ - QUI THƯ :

(Trong các đoạn trích dẫn từ sách này (Từ trang 77 đến trang 90); tôi lược bỏ những phần phiên âm Hán Việt và phần chữ Hán trích kèm minh họa trong nguyên văn)

file:///C:/DOCUME%7E1/VUKHAN%7E1/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif

A – Nguồn gốc<br style="mso-special-character:line-break"> <br style="mso-special-character:line-break">

Nói tới Dịch Lý Đông phương; trước hết phải nói tới Hà Đồ và Lạc Thư.

“Hà đồ Lạc thư vốn là nguồn gốc của quái hoạch” (Đồ thư cố thị quái hoạch chi nguyên). Quái hoạch lại là dấu hiệu tượng trưng cho Âm Dương động tĩnh; biến dịch; doanh hư; sinh thành…Hà Đồ Lạc thư chính là hai tài liệu nền tảng của vũ trụ quan Đông phương. Các bậc thánh nhân; sau khi thấy con Long Mã phụ đồ; con Linh Qui phụ thư xuất hiện ở hai sông Hà; Lạc bèn bắt chước theo; rồi đem dung. Từ đó có Tiên Thiên và Hậu thiên bát quái..v.v..và có cả một hệ thống ý niệm về vũ trụ và nhân sinh. Vì vậy; ngay ở đầu sách “Chu Dịch bản nghĩa” ; Chu Hy đã giới thiệu Hà Đồ Lạc Thư bằng hình vẽ và chú thích sau đây:

“Đồ xuất hiện ở sông Hà; Thư xuất hiện ở sông Lạc; đấng thánh nhân bắt chước theo”

Như vậy – qua đoạn trích dẫn trên - khi so sánh giữa câu trong Hệ Từ:

“Hà xuất đồ; Lạc xuất thư; thánh nhân tác chi”

với câu “Đồ xuất hiện ở sông Hà; Thư xuất hiện ở sông Lạc; thánh nhân bắt chước theo”; quí vị nhận thấy rằng: Đây là hai nội dung khác hẳn nhau. Câu trên là hiện tượng; câu dưới là cách hiểu hiện tượng mà nội dung câu trên đặt ra.

Nhưng cũng tại sao lại có sự khẳng định này từ ông Chu Hy – Một sự khẳng định đã trải hàng thiên niên kỷ cho đến tận bây giờ? Ông đã căn cứ vào đâu để viết những điều này? Chúng ta tiếp tục quán xét đoạn trích dẫn tiếp theo:

Lại nói: “Trời 1; đất 2; trời 3; đất 4; trời 5; đất 6; trời 7; đất 8; trời 9; đất 10. Trời có năm số; đất có 5 số. Năm ngôi tương đắc đều hợp nhau. Số trời có 25; số đất có 30/ Con số này hình thành sự biến hóa và điều hành việc quỉ thần. Đó là số của Hà đồ Lạc thư lấy tượng rùa; cho nên số của nó thì: Đầu đội 9; chân đạp 1; sườn trái 3; hông phải 7; vai mang 2/ 4; chân đi 6/8.

Thái Nguyên Định nói: “Về cái tượng của Đồ Thư thì từ Khổng An Quốc; Lưu Hâm đời Hán; Quan Lăng tự Tử Minh đời Ngụy; đến Khang Tiết tiên sinh là Thiệu Ung; tự Nghiêu Phu đời Tống; ai cũng đều bảo như vậy. Đến Lưu Mục; ông đổi tên cả hai số và được các học giả dùng theo”.

Khảo sát về Hà đồ; Lạc Thư ta thấy người đầu tiên đã ghi lại nguồn gốc xa xưa của chúng là Khổng An Quốc đời Hán. Họ Khổng viết: “Đời Phục Hy có con Long Mã xuất hiện trên sông Hoàng Hà. Nhà vua bèn bắt chước theo những vằn của nó để vạch Bát Quái gọi là Hà Đồ. Đời vua Vũ có con thần qui xuất hiện trên sông Lạc. Nhà vua bèn nhân đó sắp đặt thứ tự thành 9 loại; gọi là Lạc Thư.

Theo Từ Nguyên của Trung Hoa thì Phục Hy là vị vua thời Thái Cổ Trung Hoa; tượng trưng cho ánh sáng mặt trời; mặt trăng nên gọi là Thái Hạo. Ngài dạy dân cày ruộng; đánh cá; chăn nuôi các giống vật tế thần để sung vào việc bếp nước nên gọi là Bào Hy. Ngài vạch quái làm thư khế; ở ngôi được 115 năm; truyền dược 15 đời; gồm 1260 năm.

Trong sách đã dẫn; các nhà lý học còn chỉ ra rất cụ thể về địa danh Hoàng Hà và Lạc Thủy như sau:

Hà tức sông Hoàng Hà; là con sông lớn bực nhì Trung Quốc sau Dương Tử. Ngày xưa sông này chỉ gọi là Hà; nhưng về sau người Tàu gọi Hoàng Hà vì nó có nhiều cát vàng. Hoàng Hà xuất phát từ ngọn núi Ba Nhan Khách Thích miền Thanh Hải; chảy về Đông vào tình Cam Túc; chéo lên Đông Bắc qua Tràng Thành tới Tuy Viễn; quặt về nam qua Sơn Tây; Thiểm Tây; Hà Nam; lại chéo về Đông Bắc qua Trục Lệ; Sơn Đông rồi ra bể; dài hơn 8800 dặm. Sông Lạc tức Lạc thủy; phát nguyên từ Thiểm Tây; chảy về Đông Nam qua Bảo An; Cam Tuyền rồi hợp với sông Vị để cùng chảy theo phía Đông vào Hoàng Hà.

Cũng trong sách đã dẫn; những nhà lý học sau Hán còn miêu tả chi tiết con Long Mã cứ như thật và có vẻ còn thật hơn cả quái vật hồ Lokneet:

Long Mã là một con ngựa giống như rồng. Nói Mã Đồ tức là nói chuyện con Long Mã mang tấm đồ xuất hiện trên sông Hà thời Phục Hy. Về sau; khi Đế Nghiêu lên ngôi; Long Mã lại xuất hiện; mình xanh mà vằn đỏ; có mang sách mệnh trời ban cho vua để trị thiên hạ; trong đó ghi rõ việc hưng vong (Từ Nguyên theo sách “Thượng Thư trung hậu”)

Theo sách” Kỳ môn ngữ tổng quy” thì con Long Mã cao 8 thước 5 tấc (Thước Tàu); xương cổ dài; cánh bên phải nhúng xuống nước mà không ướt; trên đó thánh nhân để bức đồ cổ (Tấm đồ xưa). Long Mã xuất hiện trên sông Mạnh Hà còn gọi là Mạnh Độc thuộc huyện Vũ Tiến tỉnh Giang Tô; Trung Hoa.

Những tài liệu của Từ Nguyên trên đây tỏ ra khá tỷ mỷ; khá đầy đủ và rõ ràng. Nhưng thực ra xuất xứ của Đồ thư vẫn bao trùm bí mật và hoài nghi. Bởi vậy; nhiều cuộc bàn cãi sôi động của tiên Nho càng ngày càng gây thêm sự hào hứng. Nhiều bộ sách cổ từ ngày xửa ngày xưa được lôi ra để chứng minh cho xuất xứ lạ kỳ quái đản. Mâu thuẫn càng tăng; dị biệt càng lắm; bí mật càng thêm bí mật.

Sách “Tống thư phù thụy chi” kể rằng:

“ Khi vua Vũ quan sát sông Hà để trị thủy; thấy một người mình cá rất dài xuất hiện. Người này nói: “Ta là Hà Tinh đây!”. Nói xong; trao Hà Đồ cho vua Vũ; bàn việc trị thủy xong; bèn lui tới vực sâu.

Sách “Vỹ thư”; phần Xuân Thu; thiên Nguyên mệnh bào lại kể khác:

“Vua Nghiêu ra chơi hai sông Hà ; Lạc thấy một con rồng đỏ mang tấm đồ xuất hiện.

Sách “Thượng thư trung hậu” không bảo vua Nghiêu; vua Vũ mà lại bảo:

“Vua Thuấn đến Hạ Tắc thì thấy con rồng vàng mang đồ xuất hiện”.

Sách “Luận ngữ sấm ngôn”; trái lại; bảo khi cả vua Nghiêu; và Thuấn cùng đi chơi tới sông Hà và Núi Thủ thì thấy năm ông lão báo cáo cái ngày con Long Mã ngậm tấm đồ xuất hiện.

Đến sách “Hà Đồ”; thiên Đĩnh tá phụ thì Nghiêu; Thuấn; Vũ đều không phải cả mà lại là Hoàng Đế. Sách này nói:

Thiên Lão (Tên một vị quan) tấu với Hoàng Đế: Sông Hà có Long đồ; sông Lạc có Qui thư. Nhà vua nghe lời; ra chơi sông Quỷ Thủy thấy con cá lớn xuất hiện. Khi cá lăn thì tấm đồ hiện ra.

Sách “Trúc thư kỷ niên” còn ghi trường hợp Thiên Lão tâu với Hoàng Đế như sau:

: Năm thứ 50; đời Hoàng Đế sương mù dày đặc. Nhà vua hỏi thì Thiên Lão thưa: “Trời muốn cho ngài những điều huấn giáo quan trọng; ngài chớ nên phạm”. Trời bỗng mưa lớn; Hoàng Đế được đồ thư. Vì tích này nên Lý Bạch mới viết câu: “Thiên Lão chưởng đồ” trong bài Đại Lạp phú.

Nhưng phải đến “Sơn Hải kinh” của Quách Phác thì sự ngạc nhiên của chúng ta mới lên tới cùng độ. Sách này ghi rằng ở cả ba đời Phục Hy; Hoàng Đế và Liệt Sơn thị (Tức Thần Nông) đều có Hà đồ xuất hiện cả. Vì vậy Lý Quá trong sách “Tây Khê Dịch thuyết” mới cho biết cứ mỗi khi thánh nhân ra đời thì Hà Đồ xuất hiện; chứ chẳng riêng gì đời Phục Hy. Ông nói:

“Căn cứ theo Sơn Hải Kinh; ta thấy Phục Hy được Hà Đồ thì Hạ Hậu nhân đó nói Liên Sơn. Hoàng Đế được Hà Đồ thì người Thương nhân đó nói Qui Tàng; Liệt sơn thị được Hà đồ thì người Chu đó nói Chu dịch. Như vậy; Hà đồ không phải đạc xuất từ thời Phục Hy. Đức Khổng tử nói: “Chẳng thấy tấm đồ xuất hiện trên sông Hà thì đời ta hết rồi!”. Câu nói đó có nghĩa là cứ hễ có thánh nhân ra đời thì Hà Đồ xuất hiện. Bởi thế nên Phục Hy; Hoàng đế và Liệt Sơn thị đều được Hà Đồ mà làm dịch”.

Qua đoạn trích dẫn trên đây; quí vị cũng nhận thấy rằng: Hà Đồ qua bản văn cổ chữ Hán hoàn toàn được giải thích mang tính thần vật huyền bí có tính tôn vinh. Nhưng cũng qua các bản văn cổ chữ Hán; chúng ta không hề tìm thấy một sự khẳng định Hà Đồ như một cơ sở lý thuyết trong ứng dụng thực tế. Ngoại trừ việc cho rằng: Hà Đồ là cơ sở của Tiên thiên Bát quái; nhưng điều này cũng chỉ được nói tới như một tiên đề. Hay nói một cách khác: Trong các phương pháp ứng dụng của Lý học Đông phương – qua bản văn chữ Hán – người ta không thể tìm thấy tính ứng dụng của Hà Đồ. Nhưng Hà Đồ lại được coi như nguyên lý đầu tiên thiêng liêng và huyền bí đến kỳ ảo của nền lý học Đông phương? Sự mâu thuẫn này khiến nhà nghiên cứu nổi tiếng – Giáo sư Nguyễn Hữu Lượng cũng phải chào thua mà đặt bút viết trong tác phẩm của ông:

Thật là loạn! Hậu thế chẳng biết sở cứ vào đâu! Phục Hy; Thần Nông; Hoàng Đế; Nghiêu Thuấn đều là những vị vua thời Thái cổ. Chữ nghĩa lúc đó chưa có; biết lấy gì ghi chép thành sách để tin dùng? Do đó hậu thế viết sách bất quá chỉ nghe truyền thuyết. Mà truyền thuyết thì mỗi nơi một khác; chẳng ai giống ai; nhất là thời xa xưa đó. Còn ở thời man rợ; loài người sống thành bộ lạc; trí thức nông cạn; chỉ ham mê vu nghiễn; ma thuật thì làm sao mà Đồ thư có một xuất xứ rõ ràng đích xác được.

Duy có một điều gây thắc mắc cho chúng ta hiện nay là đứng trước sự hỗn loạn của các truyền thuyết đó; tại sao Hán nho như Khổng An Quốc; Lưu Hâm; vv…lại dám quả quyết Đồ xuất hiện ở sông Hà thời Phục Hy; Thư xuất hiện ở sông Lạc thời Hạ Vũ? Chính sự võ đoán của Nho gia đầu tiên phát huy Dịch thuyết này đã gây nên những cuộc bàn cãi sôi nổi; những lời phê bình chỉ trích kịch liệt của đời sau; nhất là khi hậu thế không thể tin ở truyền thuyết mà chỉ biết căn cứ vào lời của Khổng tử trong Dịch hệ thượng: “Đồ xuất hiện ở sông Hà; Thư xuất hiện ở sông Lạc; đấng thánh nhân bắt chước theo đem ứng dụng”.

Qua đoạn trích dẫn trên của giáo sư Nguyễn Hữu Lượng; quí vị cũng thấy sự hỗn tạp và đầy mâu thuẫn trong các bản văn chữ Hán nói về Hà Đồ. Và chính giáo sư tác giả cũng bị cuốn hút vào mớ bòng bong ấy; khi ông viết đoạn cuối: “trong Dịch Hệ thương:” Đồ xuất hiện ở sông Hà; Thư xuất hiện ở sông Lạc…”. Đây chính là lời của Khổng An Quốc và Lưu Hâm chú giải Dịch; chứ không phải ý nghĩa đích thực của câu này trong Hệ Từ của Kinh Dịch – mà ai cũng biết – chỉ vỏn vẹn là:

“Hà xuất đồ; Lạc xuất thư; thánh nhân tác chi”.

Để kiểm chứng lại; ai là người đầu tiên đưa ý nghĩa “Đồ xuất hiện ở sông Hà; Thư xuất hiện ở sông Lạc” có phải do đám Hán Nho đưa ra không; giáo sư tác giả đã viết:

Hán Nho có phải là người đầu tiên quả quyết như trên khiến hậu thế có người - Tiền Nghĩa Phương đời Nguyên – lên án họ là tội nhân của Dịch mà người đầu tiên chính là Khổng An Quốc: “Khổng An Quốc thành dịch chi tội nhân”.

Như vậy; với một mình Tiền Nghĩa Phương chưa đủ bằng cớ chứng tỏ Lưu Hâm và Khổng An Quốc là người đầu tiên chú giải dịch một cách chủ quan. Giáo sư tác giả còn cẩn thận khảo sát tiếp:

Phải hay không ta chỉ cần xem chú giải của Từ Nguyên qua hai chữ Hà Lạc thì rõ ngay:

Đây chú giải chữ Hà Đồ: “Khi vua Phục Hy làm vua thiên hạ; thấy con Long Mã mang tấm đồ xuất hiện trên sông Hoàng Hà bèn bắt chước những vằn nét của nó để vạch bát quái. Vằn nét của nó thì 1; 6 ở dưới; 2;7 ở trên; 3 và 8 ở bên tả; 4 và 9 ở bên hữu; còn 5; 10 ở giữa. Hà Đồ còn là tên một bộ sách ghi những lời sấm truyền đời xưa; do người đời Minh biên tập trong sách Cổ Vĩ Thư. Sách này có nhiều thiên: Quát Địạ tượng; Thủy khai quan; Giáng tượng; Kế Hạ câu; Đế Lâm hy; Đĩnh Tá phụ; Hà đồ Ngọc bản; Long Ngư Hà Đồ ….Lại còn có Lạc Thư sấm gồm những thiên: Linh Hoài thỉnh; Trích lục tích; Lục Vân pháp…. Sách này cùng với sách Hà đồ phụ tá lẫn nhau; cho nên đời mới gọi là sách “Hà Lạc đồ sấm”. Sách này đã mất từ lâu. Có người cố sưu tầm lại ; nhưng còn thiếu sót rất nhiều. Tùy thư kinh tịch chí chép: Hà đồ 20 quyển; Hà đồ Long văn 1 quyển. Đời Lương; Hà đồ; Lạc thư có 24 quyển; mục lục một quyển. Cả hai đều nói: Những sách đó xuất hiện từ thời Tiền Hán; có Hà đồ 9 thiên; Lạc thư 6 thiên; rồi từ Hoàng đế đến Châu Văn Vương lại có thêm 30 thiên khác nữa. Hai sách trên còn nói: Từ lúc sơ khởi đến Khổng Tử; những lời thêm pha vào 9 bậc thánh (?)được bọn tục nho lấy làm chuộng đem ra học hỏi khảo sát cho nên thiên mục ngày càng nhiểu mãi. Đời Tống; đời Lương mới bắt đầu cấm. Tùy Dạng Đế còn cho tìm sách đốt đi; nếu ai phạm pháp sẽ bị xử tử. Từ đó những sách này mới không ai học nữa.

Và đây chú giải chữ Lạc Thư: “Vua Đại Vũ trị thủy thấy con thần qui mang chữ có nét trên lưng; đếm số từ 1 đến 9; bèn nhân đó xếp đặt thứ tự làm thành 9 trù. Những nét đó được bố trí như sau: Đầu đội 9; chân đạp 1; bên tả 3; bên hữu 7; đôi vai 2;4; đôi chân 6;8 và giữa số 5. Theo Hậu Hán thư ngũ hành chí nói về thiên Hồng Phạm của Chu Thư thì từ trù 1 của Ngũ hành trở xuống có 65 chữ đều là bản văn của Lạc thư. Nhưng sách “Thư chính nghĩa” trưng dẫn thuyết của Lưu Hướng lại bảo 38 chữ là bản văn; và thuyết của Lưu Hâm thì chỉ có 20 chữ là bản văn. Những thuyết của Hán nho đều bảo Lạc Thư có văn tự chứ không thấy nói tới đồ. Đại Đái Lễ chép Minh Đường cổ chế có những điểm 2; 9; 4; 7; 5; 3; 8; 6; 1. Đó là phép Cửu cung. Về sau bọn phương kỹ dựa vào đó để phụ họa mà làm Lạc Thư. Đám hậu Nho sau này cũng theo thuyết đó”

Nhờ chú giải của Từ Nguyên trên đây; ta có thể tin đám Hán Nho là người đầu tiên đã quả quyết: “Đồ xuất hiện ở sông Hà đời Phục Hy; Thư xuất hiện ở sông Lạc đời Hạ Vũ”. Từ đó đến nay; mỗi người hình như lặng lẽ chấp nhận một sự võ đoán táo bạo của Hán nho không một phản ứng. Chẳng thế mà ngày nay các học giả Đông Tây; ai cũng đều cho sự kiện này như một sự kiện lịch sử hiển nhiên.

Như vậy; qua đoạn trích dẫn trên chúng ta đã nhận chân sự thật là: Huyền thoại Hà Đồ Lạc thư chỉ bắt đầu từ thời Hán. Chính văn Kinh Dịch / Hệ từ thượng chỉ viết:

“Hà xuất đồ; Lạc xuất thư; thánh nhân tác chi”.

Nhưng những luận điểm của Hán nho lại được coi là luận điểm chính thống về nguyên ủy của Hà đồ truyền tới ngày nay.

Bây giờ chúng ta tiếp tục tham khảo các luận điểm phản bác của chính các nhà nghiên cứu Trung Hoa trong lịch sử phát triển của nền văn minh này qua các đoạn trích dẫn tiếp theo.

Tuy nhiên không phải ai cũng dễ tính như ai! Ngay trong làng Nho; thiếu gì người lên tiếng đả kích Hán nho; nhất là đả kích Khổng An Quốc. Du Diễm đời Tống căn cứ vào câu nói của Khổng Tử trong Dịch hệ thượng: “Đồ xuất hiện ở sông Hà; Thư xuất hiện ở sống lạc; Đấng thánh nhân bắt chước theo” mà cho rằng Đồ Thư đều xuất hiện ở thời Phục Hy; chứ không phải hai thời khác nhau như họ Khổng chia ra. Ông nói: Phục Hy bắt chước Hà đồ; Lạc thư mà hoạch quái. Thế mà Khổng An quốc lại bảo Phục Hy hoạch quái phải bắt chước theo Hà Đồ; còn Đại Vũ bày cửu trù phải bắt chước Lạc Thư. Vì sao họ Khổng lại chia làm hai như vậy? Sách “Cửu kinh biện nghi” của họ Trần xét theo Ngọc xuyên văn tập có nói: “Nếu bảo Phục Hy hoạch quái gốc Hà đồ thì Khổng Tử chỉ cần nói Đồ xuất hiện ở sông Hà; đấng thánh nhân bắt chước theo là đủ rồi. Hà tất phải nói gồm cả Lạc thư vào nữa làm gì? Đã nói: Bắt chước theo Đồ; Thư để làm Dịch thì như thế Đồ ; Thư đều phải có từ thời Phục Hy; chứ sao lại phải đợi mãi tới khi vua Vũ trị thủy sau này mới có Lạc Thư? Họ Du tiếp thêm: “Số của Dịch bất quá từ trời 1 đến Đất 10 chỉ có 55 số mà thôi; chứ chưa từng được mệnh danh là Hà đồ; cũng như chưa từng được mệnh danh là Lạc Thư. Thế mà Khổng An Quốc dám bảo “Thời Phục Hy có con Long Mã mang Đồ xuất hiện ở sông Hà; nhà vua thấy vậy bèn bắt chước theo để vạch Bát quái; gọi là Hà đồ; và thời Đại Vũ có con thần qui mang Thư xuất hiện ở sông Lạc; nhà Vua thấy vậy bèn nhân đó xếp đặt điểm số để lập thành cửu trù; gọi là Lạc Thư. Họ Khổng căn cứ vào đâu vậy?”.

Chưa hết; Du còn phê bác; chỉ trích nhiều điểm khác: “Thời vua Phục Hy chưa có văn tự. Nhà vua nhân những chấmcủa Hà Đồ; Lạc thư mà hoạch quái; chứ chẳng phải Đồ thư có những số trời sinh sẵn để cho ngài lấy dùng! Nếu Dịch Hệ từ nói: Ngửa trông tượng ở trên trời; cúi xem phép ở dưới đất; quan sát hình nét của chim muông cùng với sự thích nghi của đất; gần thì lấy ở mình; xa thì lấy ở vật. Do đó mới vách Bát quái. Vậy thì Phục Hy hoạch quái há chỉ riêng Hà đồ; Lạc thư thôi sao?”

Share this post


Link to post
Share on other sites