Thiên Sứ

Giới thiệu bài viết của Pham Cương

20 bài viết trong chủ đề này

Kiến trúc sư Phạm Hoàng Cương, là thành viên nghiên cứu của Ban nghiên cứu Phong Thủy Lạc Việt thuộc Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương. Anh đã có những tiểu luận có giá trị trong việc nghiên cứu Phong Thủy Lạc Việt và đã thực hiện nhiều công trình phong thủy cho nhà ở tư nhân và khu đô thị có hiệu quả được tín nhiệm.

Dưới đây là bài nghiên cứu chuyên đề về ban công trong căn hộ của anh đăng trên báo "Thế giới tiêu dùng". Xin trân trong giới thiệu:

Posted Image

Posted Image

Posted Image Reduced: 90% of original size [ 708 x 1023 ] - Click to view full imagePosted Image

Posted Image Reduced: 91% of original size [ 701 x 1023 ] - Click to view full imagePosted Image

Chân thành chúc anh Phạm Hoàng Cương ngày càng nghiên cứu sâu và phát huy được những tri thức của mình về Phong Thủy Lạc Việt để tiếp tục làm cho cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp hơn.

Các bạn có thể tham khảo thêm luận đề nghiên cứu Phong Thủy của kiến trúc sư Phạm Hoàng Cương.theo đường link dưới đây

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/News/03/...hien-dai/20/19/

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa sư phụ Thiên sứ,

Đệ tử Phạm Cương xin trân trọng cảm ơn những lời chúc tốt đẹp của sư phụ Thiên sứ, đệ tử luôn tâm niệm mỗi thành công của cá nhân mình thực ra đó là kết quả lao động, nghiên cứư và sáng tạo của cả một tập thể mà người đứng đầu là sư phụ, cùng với sự giúp đỡ đằng sau của các anh, chị, em có tâm huyết với Phong thuỷ Lạc việt như chị Laviedt, anh Linhtrang, anh hahung...và những người khác nữa. Đệ tử hy vọng rằng với những nỗ lực của mình dù là nhỏ bé sẽ làm sáng lên những góc nhìn đúng đắn về nền Lý học đông phương một thời huyền vĩ bên bờ Dương tử.

Chúc sư phụ luôn mạnh khoẻ để có thêm những nghiên cứu quí báu nhằm xiển dương cho nền văn hiến Lạc việt 5000 năm.

@To mọi người.

Bài viết trên thực hiện trong một thời gian tương đối ngắn, chắc cũng còn nhiều thiếu sót , mong đựơc các anh chị và các bạn tham gia góp ý cùng xây dựng và cùng làm sáng tỏ thêm các lý thuyết về Phong thuỷ.

Trân trọng .

Phạm Cương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúc mừng những thành công mà Cương đã và đang đạt được. Chúc cho sự nghiên cứu học thuật các môn Lý học Đông phương nói chung và Phong thủy Lạc việt nói riêng của Cương ngày càng uyên thâm.

Linh Trang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúc mừng Phạm Cương ! XD sẽ tiến xa để vinh danh nghề nghiệp và PTLV .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin chân thành Cảm ơn lời chúc tốt đẹp của anh Linh trang và chị Wild!

@Anh Lt: Em còn phải học anh nhiều, ko những về học thuật mà trong cả cách hành xử thật linh hoạt mà tinh tế của anh đấy!

Trân trọng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày Không Vong giờ Tốc Hỉ, lão HC thò đầu vào 1 topic của trung tâm lý học, thấy nhiều hình đẹp, màu sắc tươi thắm nên lật sách thấy ghi:

TỐC HỈ gặp KHÔNG VONG = Du lịch, vui chơi

Ngoại hiệu của tôi là Tốc Hỉ nay gặp giờ Tốc Hỉ, cho dù đụng Không Vong cũng không hề gì.

Cửa Sinh tốt cho Tốc Hỉ bùng cháy thêm !

Phải chăng chàng tuổi trẻ họ Phạm tài cao chính là Tốc Hỉ cư trú phía Nam trong nước ở về phương vị Đông của 1 tha`nh phố lớn?

Chúc mừng cuộc đời tươi sắc hoài hoài.

HC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh Viên thân mến.

Rất đúng lời hứa: Tháng Tư sẽ tham gia web của Trung Tâm lý học Đông phương. Nhờ anh ghé mắt coi qua mấy lá số tivi của những hội viên nhờ coi tivi. :D

Rất cảm ơn anh.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày Không Vong giờ Tốc Hỉ, lão HC thò đầu vào 1 topic của trung tâm lý học, thấy nhiều hình đẹp, màu sắc tươi thắm nên lật sách thấy ghi:

TỐC HỈ gặp KHÔNG VONG = Du lịch, vui chơi

Ngoại hiệu của tôi là Tốc Hỉ nay gặp giờ Tốc Hỉ, cho dù đụng Không Vong cũng không hề gì.

Cửa Sinh tốt cho Tốc Hỉ bùng cháy thêm !

Phải chăng chàng tuổi trẻ họ Phạm tài cao chính là Tốc Hỉ cư trú phía Nam trong nước ở về phương vị Đông của 1 tha`nh phố lớn?

Chúc mừng cuộc đời tươi sắc hoài hoài.

HC

Lão Ngoan đồng huynh,

Huynh đoán trúng rồi nhà tiểu đệ đúng là phía đông của 1 thành phố lớn, Địa bàn mà đệ ở So với nước Cờ hoa thì đúng là phưong nam( hanoi).

Cám ơn lão huynh đã có những lời tốt đẹp, đệ và mọi người vẫn mong ngóng huynh xuất vài chiêu trong mục tử vi cho mọi người được mở rộng tầm mắt.

Món Thái tuế chân truyền của cụ Thiên lương với huynh vốn rất đặc sắc đó. Mong được huynh trình diễn cho vài show nhé!

Kính sức khoẻ Huynh một chung nha.

Tiểu đệ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Đại Ca Tốc Hỷ Quý Mến,

Rất vui mừng gặp lại ĐC nơi đây.

ĐC đi vắng, nhà cửa buồn ơi là buồn.

ĐC khỏe không ạ?

Đố ĐC đoán xem là ai nhé ?

:D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin Chào!

Khen PC một thì phải khen người thầy gắp mười. Nhớ cách đầy một năm hơn, có một người than vãn cầu cứu rằng mình ốm đau liên miên, công doanh sự nghiệp thì dỡ dang....... Thế mà chỉ mới có một năm mấy gần hai năm mà giờ đã thành tài giỏi, thế mới thầy rằng người thầy giỏi đến cỡ nào rồi.

Xin chúc mừng chú TS, chỉ trong một thời gian ngắn mà đã có học trò giỏi như thế.

Chúc mừng PC, phải chăng hồ cá kiểng của chú TS đã trợ lực cho PC mau thành tài đến thế sao, đúng là PC có duyên thật, có duyên thật!!!!!!!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin Chào!

Khen PC một thì phải khen người thầy gắp mười. Nhớ cách đầy một năm hơn, có một người than vãn cầu cứu rằng mình ốm đau liên miên, công doanh sự nghiệp thì dỡ dang....... Thế mà chỉ mới có một năm mấy gần hai năm mà giờ đã thành tài giỏi, thế mới thầy rằng người thầy giỏi đến cỡ nào rồi.

Xin chúc mừng chú TS, chỉ trong một thời gian ngắn mà đã có học trò giỏi như thế.

Chúc mừng PC, phải chăng hồ cá kiểng của chú TS đã trợ lực cho PC mau thành tài đến thế sao, đúng là PC có duyên thật, có duyên thật!!!!!!!

Không dám! Không dám! Phạm Cương là một trong những thành viên nghiên cứu xuất sắc của Phong Thủy Lạc Việt. Tôi chỉ nhiệt tình truyền lại những gì tôi biết. Nhưng mức độ tiếp thu còn nhờ ở sự nhậy bén và thông minh của anh chị em. Hiện nay Phạm Cương và một số anh em khác đã đạt trình độ nghiên cứu chứ không còn là ứng dụng thuần túy. Nếu không có những người thông minh như Phạm Cương và một số anh em khác thì chính tôi không còn hy vọng.

Nhân đây tôi cũng xin xác nhận niềm hy vọng của tôi với những người xứng đáng kế thừa Phong thủy Lạc Việt Lạc Việt độn toán là:

Laviedt, Linh Trang, Phương Ly, HaHùng, Phạm Cương, Luke và hai người nữa tôi cũng hy vọng họ sẽ tiếp tục trở thành người kế thừa và phát triển văn hiến Lạc Việt là thanhtrangLactuong.

Mong anh chị em hãy tiếp tục nghiên cứu và phát triển. Nền văn hiến huyền vĩ Lạc Việt còn ẩn chứa nhiều bí ẩn cần khám phá.

Vài lời bầy tỏ.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết của kiến trúc sư Phạm Cương đã tiếp tục được đăng báo chứng tỏ khả năng của anh về những tri thức phong thủy đạt sự tín nhiệm.

Xin hân hạnh giới thiệu.

Thiên Sứ

Posted Image

Posted Image Reduced: 86% of original size [ 736 x 1024 ] - Click to view full imagePosted Image

Posted Image Reduced: 88% of original size [ 722 x 1024 ] - Click to view full imagePosted Image

Posted Image Reduced: 92% of original size [ 694 x 1024 ] - Click to view full imagePosted Image

Dưới đây là nguyên văn bài viết đã đăng báo:

10 Bí quyết để có gian bếp hợp Phong thuỷ

Kiến trúc sư Phạm Cương

Ban Phong Thủy Lạc Việt

Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương.

Trong một ngôi nhà, khu bếp có vai trò rất đáng kể, đó không chỉ nơi diễn ra các hoạt động liên quan đến ăn uống, không gian bếp còn là nơi giao lưu, gặp mặt của các thành viên trong gia đình. Dưới góc độ Phong thuỷ, gian bếp tượng trưng cho tài lộc và cũng là nơi mang dưỡng khí cho gia đình, cổ nhân xưa có câu “Hoạ tòng khẩu xuất, bệnh tòng khẩu nhập” nên chuyện ăn uống và bếp núc nhất thiết phải được coi trọng.

Phong thuỷ cổ truyền xưa và kiến trúc hiện đại nay luôn xem khu bếp là một vị trí quan trong trong tổng thể ngôi nhà. Sách phong thuỷ xưa thừong lấy bếp là một yếu tố chủ đạo, kết hợp với hướng nhà và gian phòng chủ để luận đoán phong thuỷ (Mối quan hệ Chủ-Môn-Táo). Trước đây, bếp có thiết kế đơn giản nên việc tìm hướng bếp để luận Phong thuỷ không gặp mấy khó khăn. Ngày nay xã hội văn minh , nhiều kiểu bếp hiện đại ra đời khiến đôi khi ta cẩm thấy lúng túng trong việc tìm hướng bếp để tính toán phong thuỷ. Trong phong thuỷ có nhiều quan điểm về hướng bếp, có người đặt vấn đề tìm hướng bếp bằng việc xem hướng bật công tắc bếp để quán xét phong thuỷ. Quan điểm này nghe qua có vẻ thuyết phục nhưng nếu ta xét ở một kiểu bếp ga hiện đại với công tắc bật tắt ngay trên mặt bếp thì lúc này việc tìm hướng bếp trở thành nhiệm vụ bất khả thi; có người thì coi hướng nạp khí cho bếp – ngày nay là hưóng của đường ống tiếp nhiên liệu (khí ga) cho bếp chính là hướng bếp. Nhưng quan điểm này còn sai lầm hơn, vì đường ống ga có muôn hình vạn kiểu, có cả cứng cả mềm nên chuyện luận đoán lại càng thêm phức tạp.

Vậy hướng bếp tính thế nào?

Trước hết chúng ta nên hiểu hơn về sự vận hành và quá trình nạp khí cho bếp. Như ta biết, trong phong thủy yếu tố khí được coi là yếu tố cốt lõi, sự tương tác giữa con người với bếp tạo nên sự vận hành của bếp, sự tương tác vận động này tạo nên khí (theo Phong thuỷ Lạc Việt), đó cũng chính là yếu tố khí mà ta cần bàn ở đây. Bếp được nạp khí chính là do con người vì vậy mà hướng bếp chính là hướng nhận thao tác của người nấu, hay nói cách khác hướng bếp chính là hưóng lưng của người nấu vậy. Và khi đã nắm bắt rõ khái niệm hướng bếp thì cho dù bếp có thay đổi đến đâu, có hiện đại đến thế nào, ta vẫn có thể tìm ra nó một cách dễ dàng từ đó thì việc bố cục khu bếp mới chính xác và hiệu quả được.

Trong việc thiết kế và bố cục khu bếp cần lưu ý đến vấn đề sau:

1. Bếp nên có một vị trí cố định, thuận tiện cho người nấu, dây chuyền sử dụng như soạn rửa, gia công, chế biến nên coi trọng trước tiên, không nên chồng chéo gây hỗn loạn sự vận hành của dòng khí.

2. Nên thiết kế bếp phù hợp về kích thước, tỷ lệ con người. Hài hoà về tỷ lệ cũng chính là tìm được trạng thái cân bằng âm dương, ngũ hành theo phong thuỷ. Nhất là khi phù hợp với Nhân trắc học thì trường khí giữa con người và đồ vật sẽ có sự liên hệ, điều này dễ tạo năng lượng tốt qua đó con người dễ tìm thấy sự tiện lợi khi thao tác trong khu bếp.

3. Trước mặt của bếp cần phải thoáng rộng, sạch sẽ, yên tĩnh để dòng năng lượng tập trung cung cấp cho bếp được đều đặn, ổn định. Nên lưu ý bếp không nên đặt đối diện với cửa chính, khí lúc này xộc thẳng vào khu bếp không tốt, gió thổi trực diện gây tắt bếp, tạt lửa hoặc khiến người đứng nấu không kiểm soát được sau lưng, dễ giật mình, thiếu tập trung khi có gió sập cửa hay người đi ra vào dẫn đến việc xử lý thiếu chính xác khi nấu bếp.. Nếu gặp trường hợp này nên tìm cách đặt bình phong hoá giải.

4. Tránh đặt bếp đối diện với bồn rửa, những vật dụng chứa nước như tủ lạnh, máy giặt..., hoặc khu vệ sinh dẫn đến sự xâm nhập của thủy khí và tạp khí làm triết giảm hoạt tính của bếp. Bếp cũng không nên đặt tại vị trí kẹp giữa những đồ có nước như tủ lạnh hay bồn rửa. Phong thủy gọi đây là thuỷ hoả tương xung, không có lợi về tài lộc gia chủ và sức khoẻ của nữ chủ nhân trong nhà.

5. Bếp tránh đặt ở vị trí quá sát với cửa sổ họăc dựa lưng vào cửa sổ, vửa làm mất tập trung trong thao tác vừa không thể kiểm soát được các yếu tố tự nhiên bất ngờ. Gió tự nhiên thổi mạnh đôi khi lại làm phân tán bớt đi những dòng năng lượng tích cực.

6. Không nên bố trí bếp ở ngoài nhà, hành lang. Nên đặt bếp trong nhà chỗ kín đáo, khuất tầm nhìn khi khách đến nhà, nhưng cũng không đặt ở những vị trí tối tăm tù túng gây bất lợi cho sự vận hành của Dương khí.

7. Không nên đặt bếp dưới xà ngang, điều này cũng nguy hiểm không kém gì khi xà đè giuờng ngủ. Không thuận cho chuyện làm ăn, sức khoẻ của ngươi nữ trong nhà.

8. Bếp cũng không nên đặt dưới cầu thang hoặc ở tại vị trí mà phía tầng trên là khu vực Toa-lét.

9. Không bố trí bếp nấu đối diện trực tiếp với cửa phòng ngủ, cũng lưu ý nên tránh đặt gian bếp áp sát vào tường phòng ngủ, nhất là phía đầu giường.

10. Trong sử dụng, đồ đạc trong bếp nên gọn gàng ngăn nắp, những vật sắc nhọn như dao kéo dễ tạo sát khí nên được cho vào hộp đựng hoặc đặt trọn trong ngăn tủ bếp. Thao tác vòi nước rửa xong thì nên tránh để vòi chỉa thẳng vào bếp gây khó khăn cho công việc làm ăn.

Kiến trúc sư Phạm Cương.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Minh sư xuất cao đồ. :rolleyes: .

Chúc mừng anh Phạm Cương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước hết, NT xin chúc mừng anh Phạm Cương đã có những bài viết về phong thủy rất có giá trị .

Nhân đây, trong một bài viết về phong thủy của anh, NT thấy anh có nhắc đến cuốn sách Phong thuỷ ứng dụng trong Kiến trúc hiện đại tác giả Trần Mạnh Linh Xb năm 2007. Trong cuốn sách này tác giả có trình bày 64 đồ hình lập thành nguyên khí nhưng không nêu nguyên tắc lập thành . Nếu anh nắm được nguyện tắc lập thành , anh có thể hướng dẫn giùm NT được không ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Nt đã từng theo S/p học ừ lớp căn bản rồi, chắc hẳn những lý thuyết khái niệm Khí của PTLV anh cũng hiểu rõ, nhất là sự mạnh lạc trong khái niệm và cả những ứng dụng rất tinh tế cuar nó. Trong khi khái niệm về Khí trong các sách cổ thư chữ Hán đều rất mơ hồ và chung chung. Sách của TML theo tôi lấy từ nguồn cổ thư đó, tính ứng dụng không cao và đặc biệt ít có sự giải thích hợp lý các hiện tượng có tính khách quan nên tôi không dùng. Mà bản thân công trình nhà bị chặt ngọn ngay sát VCCI có sự Thiết kế PT của Tác giả naỳ cũng đã nói lên nhiều điều! Kiến thức về Khí như thế chưa thể giải thích nổi là tại sao tòa nhà này lại bị cắt ngọn vậy !.

Còn về bảng 16 cách cục này tôi thấy nhiều người ứng dụng thành công, mà Bthan khi sử dụng cũng thấy Ok nên dùng thôi. Cũng từ sách cổ thư chữ Hán những có loại hay có loại dở ẹt, man thư cũng đầy. Nó cũng như trường hợp sách Tử vi vậy, nhiều khi thâys cứ Hóa ào ào vậy mà có làm nên cái chi chi đâu. hic

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn anh Phạm Cương đã trả lời . Theo NT nghĩ thì muốn nhận xét đúng sai một vấn đề thì trước hết ta phải hiểu vấn đề đó . Ở đây để có thể đánh giá cuốn sách nêu trên của tác giả Trần Mạnh Linh thì trước hết phải hiểu nhưng nội dung của cuốn sách, nhưng trong sách có những điều trình bày chưa rõ và cũng nhân anh Phạm Cương đã biết qua về cuốn sách nên NT mới nhờ anh giải thích một số nội dung trong đó . Nhưng dù sao toàn bộ cuốn sách chỉ có một vài trang hay thì cuốn sách đó vẫn có giá trị, bằng chứng là anh cũng đã dùng 01 số trang của cuốn sách trong bài viết của mình

Share this post


Link to post
Share on other sites

ok, anh Nt nếu suy nghĩ vậy thì cũng tùy anh thôi. Còn cá nhân tôi thì thấy khi Vận dụng thuần thục PTLV đã giải quyết tới 80% trong luận đoán cũng như giải quyết vấn đề rồi. Những thứ phức tạp theo tôi chưa chắc đã là cái hay. Cái vĩ đại thường nằm trong những thứ thật dung dị và đơn giản ! Vĩ nhân là những người biết biến cái phức tạp trở thành cái đơn giản còn thường nhân thì luôn làm phức tạp hóa vấn đề.

Còn về cuôn sách của TML tôi ko nói là chê nhé, mặc dù 16 cách cục này không phải là bản quyền của TML, nhưng dùng được mà dùng tốt nếu kết hợp nhần nhuyễn với các kiến thức của PTLV.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trân trọng giới thiệu bài viết của KTS Phạm Cương trên báo Thế giới Tiêu dùng số tháng 9/2008.

Bài báo được Giật tít chữ lớn ở ngoài bìa một lần nữa cho thấy năng lực, sự tín nhiệm của cá nhân anh cũng như của Phong thủy Lạc Việt.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sắc màu theo phong thủy.

KTS Phạm Cương

Ban phong thủy Lạc Việt

Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương


Thế giới quanh ta muôn màu muôn sắc. Sắc màu làm nên cuộc sống về mặt thẩm mỹ nhưng đồng thời chúng cũng hàm chứa bên trong đó những giá trị về tinh thần. Sắc màu có ảnh hưởng lớn dến tâm lý con người, đồng thời cũng biểu hiện cá tính của chủ nhân sử dụng chúng. Nếu biết cách sử dụng hợp lý màu sắc trong trang trí nhà cửa sẽ không chỉ đem đến cho chúng ta một ngôi nhà đẹp mà còn là sức khỏe và sự bình yên.....

Posted Image


Trong nghệ thuật bài trí nhà cửa, màu sắc thường chủ yếu thể hiện là màu vôi ve, màu sơn của tường, màu trần nhà hay màu sàn, thảm, ngoài ra còn là màu sắc của đồ nội thất và các vật trang trí trong phòng.

Mỗi màu sắc đều gợi nên cảm giác tâm lý tương ứng :

· Màu đỏ: (Hỏa) Mang năng lượng dương rất dồi dào, giúp giảm thiểu không gian, phóng đại vật thể. Gợi cảm giác ấm áp, thêm sức mạnh nên dùng cho phòng ăn, gian bếp , cũng có thể dùng cho phòng làm việc hoặc phòng trẻ con.

· Màu vàng: (Thổ) Có tác dụng kích thích ăn uống, có lợi cho khả năng tiêu hóa, tượng trưng cho lý trí, sự quyết đoán, cương ngạch. Không nên dùng cho nhà tắm, nên dùng cho gian bếp, cửa chính hoặc phòng khách.

· Màu xanh lá cây( Mộc). tượng trưng cho sinh khí, sức khỏe. nên dùng cho phòng khách hoặc phòng ăn, không nên dùng cho phòng tắm.

· Màu xanh lam (Thủy) là biểu tượng của hòa bình, trầm tư và nhẫn nại mang năng lượng âm tích cực nên dùng bài trí k hông gian nghỉ ngơi thư giãn hoặc phòng ngủ cá nhân. Không nên bài trí phòng làm việc, không gian tiếp khách hoặc phòng ăn.


Posted Image


· Màu tím thể hiện sự kiên định, kiên trì, cao quí nhưng cũng mang hướng buồn thương. màu này mang năng lượng âm nhiều hơn nên dùng cho phòng ngủ, không nên dùng cho phòng tắm nhà bếp.

· Màu phấn hồng (Hỏa) biểu thị sự thuần khiết, lãng mạn, say mê có thể dùng cho phòng ngủ nhưng nên thận trọng không nên dùng cho phòng bếp hoặc phòng ăn.

· Màu xanh sẫm - lá cọ(Âm Mộc) có tính ổn định, trầm lắng nên sử dụng thận trọng không nên bố trí cho phòng ngủ nên dùng cho phòng làm việc, không gian đọc sách, thư giãn nghỉ ngơi.

· Màu trắng( Kim) là màu của sự trong trắng tinh khiết nhưng lại gây cảm giác lạnh lẽo, ương ngạnh nên dùng cho phòng tắm, gian bếp, không nên sử dụng cho Phòng ăn và phòng trẻ con. Màu này mang năng lượng dương rất lớn có thể dùng để bổ trợ những không gian thấp, hẹp tù túng tối tăm.

· Màu đen (Thủy) là màu của sự độc lập cá tính, mang năng lượng âm nhiều nên đôi khi tạo cảm giác đen tối, tội ác. Không nên dùng cho phòng trẻ con, thư phòng, phòng khách. Có thể sử dụng linh hoạt khi cần che dấu những lỗi nào đấy trong phòng.

Posted Image

Cân bằng Âm, Dương trong sử dụng màu sắc:

Trong thực tế trang trí, hầu hết chúng ta đều muốn sử dụng nhiều màu khác nhau, điều này không đáng ngại. Nhưng nên lưu ý: để tạo được một không gian mang tính sang trọng thì không nên dùng quá 3 màu. Và quan trọng hơn là nên cân bằng âm dương trong sử dụng màu sắc.

Thường thì màu sắc được chia thành hai dạng : màu trầm và màu rực. Màu trầm mang năng lượng âm dễ đem lại sự an toàn, tĩnh tại. Màu rực mang năng lượng dương đem lại sự tích cực đôi khi là kích thích, mạo hiểm. Khi chọn lựa màu sắc cho một nố cục nội thất cần lưu ý điều này. Chẳng hạn khi bài trí khu vực phòng ăn, nếu bạn sử dụng quá nhiều màu trầm (âm) thì không gian này sẽ dễ trở nên ảm đạm không có lợi cho khí thế ẩm thực, lúc này ta có thể dùng các dùng màu trang trí một góc tường nào đó bằng gam rực rỡ như màu đỏ chẳng hạn thì không khí lập tức sẽ thay đổi theo hướng tích cực. Hoặc trong phòng ngủ vợ chồng, nếu sử dụng những màu sắc quá rực rỡ như màu đỏ thì lại dễ kích thích thần kinh không lợi cho giấc ngủ mà đôi khi đó lại là ngòi nổ tạo xung đột giữa 2 người. Lúc này ta nên pha thêm đỏ( dương) với đen hoặc xanh lá (âm) giúp làm mềm gam màu (cân bằng âm dương) mà bạn vẫn có được tông màu yêu thích.

Ngoài phương pháp cân bằng âm dương bằng pha màu trực tiếp, sử dụng đèn chiếu để tạo ánh sáng cũng là một biện pháp rất hay mà lại đem lại hiệu quả bất ngờ. Trong kì tới chúng ta sẽ tiếp tục bàn thêm về vấn đề này
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites