thaochau

Có Cần Phải Viết Lại Tên Bách Việt

2 bài viết trong chủ đề này

Lâu rồi mới có thời gian lang thang trên mạng thấy có bài viết " có cần phải viết lại tên Bách Việt" của tác giả Hà Văn Thùy nên copy về diễn đàn để mọi người tham khảo.

Ý tưởng “Người Hán vượt Hoàng Hà chiếm đất, đuổi người Việt chạy có cờ qua sông Dương Tử, sau đó chế ra chữ Việt bộ Tẩu để nhạo báng kẻ thua trận” không chỉ có ở Tiến sĩ Nguyễn Đại Việt mà từ lâu xuất hiện dai dẳng ở nhiều người khác. Tiếc rằng đó là một ý tưởng mang tính tự kỷ ám thị tệ hại nhất của người Việt dựa trên sự thiếu hiểu biết về lịch sử và ngôn ngữ Việt.

1. Về phương diện lịch sử.

Sang thế kỷ này, bằng việc kết nối những khám phá di truyền nhân học với những tri thức khảo cổ học, cổ nhân học và văn hóa học, chúng ta biết rằng, người vượt sông Hoàng Hà chiếm đất Bách Việt 4600 năm trước là chủng Mông Cổ phương Bắc (North Mogoloid). Tuy chiến thắng nhưng do số người ít và văn hóa chưa phát triển, vào Trung Nguyên, người du mục Mông Cổ bị người Việt đồng hóa cả về di truyền lẫn văn hóa. Do chung đụng với người Việt, lớp con lai Mông - Việt ra đời, tự nhận là người Hoa Hạ. Người Hoa Hạ học văn hóa của tổ tiên Bách Việt và dần dần thay thế lớp cha ông Mông Cổ thuần chủng, cai trị các vương triều Hoàng Đế. Nhưng từ đời Nghiêu, Thuấn cho tới Hạ, Thương, vương triều chuyển qua tay người Việt. Người Hoa Hạ chỉ giành lại vương vị vào thời Chu. Tuy xưng bá nhưng nhà Chu bị kẹp giữa những quốc gia Việt hùng mạnh: Ba Thục phía tây, Ngô, Việt, Sở phía đông và Văn Lang phía nam. Tần Thủy Hoàng diệt lục quốc, gồm thu đất đai, con người và văn hóa của khối dân cư Việt khổng lồ vào đế quốc Trung Hoa. Diệt nhà Tần, Lưu Bang, một người Việt bên sông Hòn cùng những hào kiệt người Việt khác như Anh Bố, Quý Bố lập ra vương triều với tên Việt là Hòn, chỉ tới đời Đường mới gọi là Hán theo quan thoại thời đó.

Như vậy, huyền thoại “người Hán vượt Hoàng Hà vào chiếm đất rồi đuổi người Việt chạy vượt sông Dương Tử” là sai lầm, ngộ nhận đã bị thực tế lịch sử bác bỏ!

2. Về phương diện ngôn ngữ

Cho tới cuối thế kỷ trước, từ học giả thế giới tới Việt Nam tin như đinh đóng cột rằng, tiếng Việt mượn 70% từ tiếng Trung Hoa. Nhưng tới năm 2006, bằng khảo cứu không thể phản bác của mình, tôi chứng minh rằng: “Tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung Hoa.”

Sau đó, từ năm 2009, bằng loạt bài viết đầy thuyết phục như Phát hiện lại Việt nhân ca, Phục nguyên Duy giáp lệnh của Việt vương Câu Tiễn và nhiều bài khác, nhà nghiên cứu Đỗ Thành công bố hàng trăm hàng ngàn chứng cứ cho thấy, tiếng Việt từ Việt Nam theo người di cư lên phía nam Dương Tử thành tiếng Mân Việt, Đông Việt, Việt Quảng Tây, Hải Nam… Từ đây, theo chân người Việt, tiếng Việt vào Trung Nguyên, là chủ thể tạo thành ngôn ngữ Trung Hoa. Từ thời Chu, Khổng Tử coi tiếng của phương Nam là tiếng chuẩn mực nên gọi là Nhã ngữ. Thời Tần thống nhất ngôn ngữ theo Nhã ngữ của phương Nam.

Từ những phát hiện văn bản chữ tượng hình trên bình gốm Bán Pha 2, cách nay 12000 năm; chữ tượng hình mang nội dung bói toán, cúng tế trên yếm rùa ở di chỉ Giả Hồ 9000 năm trước và văn tự của bộ lạc Thủy với 250000 người hiện sống ở Quảng Tây, tôi tiên liệu rằng, chính người Lạc Việt – chủng Indinesian, giữ vị trí lãnh đạo dân cư Đông Á về xã hội và ngôn ngữ - đã sáng tạo chữ vuông tượng hình.

Đầu năm nay, đàn cúng tế của người Lạc Việt ở di chỉ Cảm Tang Quảng Tây (4000 tới 6000 năm trước) với hàng ngàn mảnh rìu đá (còn được gọi là xẻng đá) khắc ký tự tượng hình nói về cúng tế và bói toán được phát hiện. Kết nối ký tự Cảm Tang với văn bản Bán Pha, ký tự Giả Hồ và Giáp cốt-Kim văn Ân Khư, cho thấy một quá trình sáng tạo liên tục của chữ tượng hình trên đất Trung Hoa mà chủ nhân của nó là người Lạc Việt. Từ đó có thể đưa ra nhận định: Giáp cốt và Kim văn là sáng tạo văn tự của người Lạc Việt. Sang thời Chu, chữ tượng hình vốn khắc trên yếm rùa, xuơng thú, đồ đồng được chuyển thành chữ viết trên lụa và thẻ tre. Thời Tần, Hán, trí thức Hoa Việt cùng nhau cải tiến chữ viết tượng hình thành chữ của nhà Hán. Như vậy, chữ Việt cũng là chủ thể tạo nên chữ Trung Hoa!

Do người Việt sáng tạo nên trong chữ tượng hình Lạc Việt có vô số chữ Việt: Nhật () là Việt, Nguyệt () là Việt, thậm chí Hán () cũng là Việt…

Chữ Việt trên gươm của Câu Tiễn phía bên trái gồm chữ Nhật với nghĩa Việt phía trên còn phía dưới chữ Long (rồng) là chữ duy nhất biểu trưng cho vương vị của Việt vương.

Trong vô số chữ Việt hiện có, nhiều học giả xác định, có ba chữ là tên gọi của tộc Việt.

Đầu tiên là Việt - người cầm rìu (戉). Chữ này có thể xuất hiện trước 15000 năm cách nay, khi người Việt sáng tạo ra rìu đá mài, công cụ lao động ưu việt nhất của nhân loại thời đó.

Chữ Việt thứ hai, vẫn quen gọi là chữ Việt bộ Mễ () là tên gọi của tộc Việt xuất hiện sau 15000 năm cách nay, khi người Việt thuần hóa được cây lúa nước, phát minh quan trọng nhất của lịch sử nhân loại. Chữ này hiện được dùng để gọi người Việt phía nam Dương Tử.

Chữ Việt bộ Tẩu =新細明體]越 được dùng làm tên của tộc Việt vào thời Đồ đồng. Là người đầu tiên phát minh kỹ thuật đúc đồng, làm trống đồng, rồi vũ khi mà tiêu biểu là chiếc qua trong chinh chiến, hình tượng chiến binh cầm qua đồng truy đuổi kẻ thù được dùng làm biểu trưng cho người Việt.

Căn cứ vào tự dạng thì hình tượng người cầm qua chạy có hai nghĩa tương phản: chạy tới là tiến công còn chạy lui là trốn tránh. Do vậy, chỉ áp cho nó duy nhất nghĩa bỏ chạy là không đúng. Nếu việt là trốn chạy thì giải thích thế nào về những chữ như ưu việt nói về phẩm chất vượt trội, việt vị nói việc chạy vượt qua mốc quy định. Mặt khác, trong Hán ngữ, nói về việc chạy trốn, đã có chữ Đào =新細明體]逃

Điều này cho thấy, từ lịch sử tới ngữ nghĩa, chữ Việt hoàn toàn không có nghĩa trốn chạy mà mang nghĩa tích cực của sự tiến công, tiến bộ, vượt trội.

3. Kết luận

Trước đây, do không hiểu đúng lịch sử của tộc Việt nên một số trí thức yếm thế gán cho chữ Việt bộ Tẩu cái nghĩa người cầm qua bỏ chạy. Đó là sự ngộ nhận mang tính tự kỷ ám thị bi thảm không chỉ về lịch sử mà còn về ngôn ngữ.

Nay, nhờ khoa học nhân loại, sự thật đã sáng tỏ: tổ tiên ta không chỉ

sinh ra người Hoa Hạ mà còn trao cho họ nền văn hóa Việt rực rỡ, trong đó có tiếng nói và chữ viết. Cùng với hình tượng người cầm qua, chữ Việt bộ Mễ, chữ Việt bộ Tẩu cũng do chính tổ tiên chúng ta sáng tạo. Đó là chữ chính danh khẳng định sự ưu việt của Tổ tiên không chỉ của 90 triệu người Việt Nam mà còn của hàng trăm triệu đồng bào đang sống ở nam Dương Tử, những người mang dòng máu Việt, vẫn nhớ cội nguồn Việt và giữ gìn tiếng nói cùng nhiều vốn quý của văn hóa Việt!

Đáng tiếc là vẫn còn một số người vô tình hay hữu ý bưng tai nhắm mắt trước những phát hiện lịch sử mới. Như người bệnh tưởng, họ tự giam mình trong cõi vô minh rồi buồn tủi, than thân trách phận về căn bệnh giả tưởng!

Cố gắng viết lại chữ Việt thể hiện cái tâm đáng trân trọng. Nhưng việc làm này không chỉ vô nghĩa đối với khoa học mà còn gây nhiễu tâm trí những người nhẹ dạ, cả tin, tiếp tục giam hãm họ trong vòng ngu dân.

Một lần nữa, xin khẳng định: chữ Việt bộ Tẩu do chính tổ tiên chúng ta sáng tạo, không chỉ là biểu trưng của vinh quang quá khứ, mà bằng minh triết của mình, người Việt sẽ giữ vị trí hàng đầu dẫn dắt nhân loại đi lên trong thiên niên kỷ mới. Vì vậy chữ Việt =新細明體]越 không có lý do gì phải viết lại!

Hà Văn Thùy

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cá nhân tôi tuy rất quý ông Hà Văn Thùy - qua nhưng tác phẩm của ông - cũng như tất cả những ai có ý thức minh chứng sự huy hoàng của Việt sử trải 5000 năm văn hiến - một thời huy hoàng ở bờ nam sông Dương tử. Nhưng không vì thế mà ủng hộ phương pháp chứng minh và cách suy luận, phân tích của ông. Bởi vậy, tôi vẫn chỉ có một mình một ngựa về học thuật là vậy.

1. Về phương diện lịch sử.

Sang thế kỷ này, bằng việc kết nối những khám phá di truyền nhân học với những tri thức khảo cổ học, cổ nhân học và văn hóa học, chúng ta biết rằng, người vượt sông Hoàng Hà chiếm đất Bách Việt 4600 năm trước là chủng Mông Cổ phương Bắc (North Mogoloid). Tuy chiến thắng nhưng do số người ít và văn hóa chưa phát triển, vào Trung Nguyên, người du mục Mông Cổ bị người Việt đồng hóa cả về di truyền lẫn văn hóa. Do chung đụng với người Việt, lớp con lai Mông - Việt ra đời, tự nhận là người Hoa Hạ. Người Hoa Hạ học văn hóa của tổ tiên Bách Việt và dần dần thay thế lớp cha ông Mông Cổ thuần chủng, cai trị các vương triều Hoàng Đế. Nhưng từ đời Nghiêu, Thuấn cho tới Hạ, Thương, vương triều chuyển qua tay người Việt. Người Hoa Hạ chỉ giành lại vương vị vào thời Chu. Tuy xưng bá nhưng nhà Chu bị kẹp giữa những quốc gia Việt hùng mạnh: Ba Thục phía tây, Ngô, Việt, Sở phía đông và Văn Lang phía nam. Tần Thủy Hoàng diệt lục quốc, gồm thu đất đai, con người và văn hóa của khối dân cư Việt khổng lồ vào đế quốc Trung Hoa. Diệt nhà Tần, Lưu Bang, một người Việt bên sông Hòn cùng những hào kiệt người Việt khác như Anh Bố, Quý Bố lập ra vương triều với tên Việt là Hòn, chỉ tới đời Đường mới gọi là Hán theo quan thoại thời đó.

Như vậy, huyền thoại “người Hán vượt Hoàng Hà vào chiếm đất rồi đuổi người Việt chạy vượt sông Dương Tử” là sai lầm, ngộ nhận đã bị thực tế lịch sử bác bỏ!

Về đoạn này, tôi cho rằng chứng minh của ông Thủy chưa thuyết phục. Cổ thư ghi lại dưới dạng truyền thuyết và huyền thoại về trận Hoàng Đế chiến Xuy Vưu và chiến thắng ở Trác Lộc. Ông ta dừng vó ngựa ở Bắc Dương Tử và phát biểu: "Phương Nam khó đánh" - có nhiều dị bản về câu nói này của ông Hoàng Đế mà người Hoa Hạ vẫn tôn vinh là tổ của họ. Cấu nói này của ông Hoàng Đế đã xác nhận ở Nam Dương tử có một xã hội hùng mạnh ở đây từ khoảng 6000 năm trước ngày nay. Đây là thời điểm trước khi quốc gia Văn Lang thành lập ở Nam Dương tử mà chính những học giả Trung Hoa hiện đại gọi là: Một nền văn minh biến mất một cách bí ẩn vào thế kỷ thứ ba BC; hoặc những học giả Trung Hoa và quốc tế nói về nền văn minh thứ V tồn tại ở Nam Dương tử. Theo Việt sử thì vào gần 5000 năm cách ngày nay - trước đó - ở nam Dương tử đã tồn tại nước Xích Quỷ, sau đó đổi tên thành Văn Lang và được coi là nhà nước chính thức của Việt tộc. Tiêu chí lịch sử xác định rằng: Lịch sử của một dân tộc chỉ được coi là bắt đầu từ khi dân tộc đó lập quốc. Đây cũng là mục đích chứng minh của tôi qua những tác phẩm đã xuất bản và các bài viết trên diễn đàn.

Tôi không tán thành mấy luận điểm sau của ông Hà Văn Thùy là:

Tuy chiến thắng nhưng do số người ít và văn hóa chưa phát triển, vào Trung Nguyên, người du mục Mông Cổ bị người Việt đồng hóa cả về di truyền lẫn văn hóa.

Tôi cho rằng sau chiến thắng của Hoàng Đế với Xuy Vưu về căn bản người Hoa Hạ ở Bắc Dương tử chưa bị đồng hóa về văn hóa của Việt tộc. Hoặc sự đồng hóa không đáng kể. Bằng chứng: Vào thế kỷ thứ V BC Khổng từ viết trong sách Luận Ngữ: "Nếu không có Quản trọng thì người Hán mặc áo cài vạt bên trái như người Man rồi!". Như vậy - gần 2500 năm sau tính từ thời Hoàng Đế - sự giao lưu văn hóa của người Hoa Hạ với Việt tộc ở Nam Dương tử gần như rất không đáng kể. Nếu có thì có thể chỉ là sự giao lưu giữa các gía trị thể hiện tính văn minh, như trao đổi công cụ, buốn bán vải vóc, lương thực thực phẩm, kỹ nghệ đương thời.... .Không có sự trao đổi tiếp thu những gía trị nền tảng tri thức xã hội. Tình trạng này có thể kéo dài đến cuối thời Xuân Thu Chiến Quốc. Bằng chứng: Việt sử lược viết - đại ý: "Vào thời Việt Vương Câu Tiên làm bá chủ Trung Nguyên, có sai sứ giả sang tiếp kiến vua Hùng đề cùng cùng liên minh chiếm Trung Nguyên. Nhưng vua Hùng từ chối".

Ông Hà Văn Thùy cho rằng:

Nhưng từ đời Nghiêu, Thuấn cho tới Hạ, Thương, vương triều chuyển qua tay người Việt. Người Hoa Hạ chỉ giành lại vương vị vào thời Chu.

Cá nhân tôi xác định thời Nghiêu Thuấn là của Việt tộc - một quốc gia danh xưng văn hiến, một thời huyền vĩ ở nam Dương tử. Bằng chứng: Y phục thời nghiêu Thuấn ghi trong Thương Thư - Thiên Hồng Phạm hoàn toàn trùng khớp với y phục trên trống đồng của Việt tộc. Nhưng tôi không cho rằng Vua Nghiêu Thuấn thuộc nhà Hạ theo sử Trung Quốc. Không thể căn cứ vào văn bản vốn bị Hán hóa và thất truyền để xác định: Vua Nghiêu truyền ngôi cho vua Thuấn - 4000 năm cách ngày nay - Thuấn truyền cho Vũ rồi Vũ lập nên nhà Hạ - từ đó suy luận nhà Hạ là của Việt tộc độc được. Có mấy lý do sau đây để tôi bác bỏ cho rằng Nghiêu Vũ Thuấn là vua nhà Hạ trong sử Tàu.

- Sử Hán xác định chỉ tương đối rõ ràng từ khoảng hơn 800 năm BC . Còn trước đó đều là huyền thoại, truyền thuyết. Tức là sau nhà Hạ truyền thuyết đó hơn 1000 năm. Nên không thể cho Nghiêu Thuấn Vũ của Việt tộc là tổ nhà Hạ - khi mà những vần đề liên quan đến y phục thời Nghiêu Thuấn hoàn toàn phủ hợp với hình ảnh trên trống đồng Lạc Việt và các vấn đề khác liên quan - Đã minh chứng trong "Y phục dân tộc Việt thời Hùng Vương" . Sự thay thời Hùng Vương thứ V thành thời nhà Hạ thì cũng không có gì là lạ- khi Không Tử làm ra Kinh Dịch đưa thuyết Âm Dương vào sách của Chu Dịch, nhưng Ngũ hành lại có trước đó 1500 năm năm vào thời vua Vũ và Thuyết Âm Dương Ngũ hành lại ứng dụng trước đó 3500 vào thời Hoàng Đế trong "Hoàng Đế nội kinh tố vấn".

2. Về phương diện ngôn ngữ

Cho tới cuối thế kỷ trước, từ học giả thế giới tới Việt Nam tin như đinh đóng cột rằng, tiếng Việt mượn 70% từ tiếng Trung Hoa. Nhưng tới năm 2006, bằng khảo cứu không thể phản bác của mình, tôi chứng minh rằng: “Tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung Hoa.”

Sau đó, từ năm 2009, bằng loạt bài viết đầy thuyết phục như Phát hiện lại Việt nhân ca, Phục nguyên Duy giáp lệnh của Việt vương Câu Tiễn và nhiều bài khác, nhà nghiên cứu Đỗ Thành công bố hàng trăm hàng ngàn chứng cứ cho thấy, tiếng Việt từ Việt Nam theo người di cư lên phía nam Dương Tử thành tiếng Mân Việt, Đông Việt, Việt Quảng Tây, Hải Nam… Từ đây, theo chân người Việt, tiếng Việt vào Trung Nguyên, là chủ thể tạo thành ngôn ngữ Trung Hoa. Từ thời Chu, Khổng Tử coi tiếng của phương Nam là tiếng chuẩn mực nên gọi là Nhã ngữ. Thời Tần thống nhất ngôn ngữ theo Nhã ngữ của phương Nam.

Từ những phát hiện văn bản chữ tượng hình trên bình gốm Bán Pha 2, cách nay 12000 năm; chữ tượng hình mang nội dung bói toán, cúng tế trên yếm rùa ở di chỉ Giả Hồ 9000 năm trước và văn tự của bộ lạc Thủy với 250000 người hiện sống ở Quảng Tây, tôi tiên liệu rằng, chính người Lạc Việt – chủng Indinesian, giữ vị trí lãnh đạo dân cư Đông Á về xã hội và ngôn ngữ - đã sáng tạo chữ vuông tượng hình.

Đầu năm nay, đàn cúng tế của người Lạc Việt ở di chỉ Cảm Tang Quảng Tây (4000 tới 6000 năm trước) với hàng ngàn mảnh rìu đá (còn được gọi là xẻng đá) khắc ký tự tượng hình nói về cúng tế và bói toán được phát hiện. Kết nối ký tự Cảm Tang với văn bản Bán Pha, ký tự Giả Hồ và Giáp cốt-Kim văn Ân Khư, cho thấy một quá trình sáng tạo liên tục của chữ tượng hình trên đất Trung Hoa mà chủ nhân của nó là người Lạc Việt. Từ đó có thể đưa ra nhận định: Giáp cốt và Kim văn là sáng tạo văn tự của người Lạc Việt. Sang thời Chu, chữ tượng hình vốn khắc trên yếm rùa, xuơng thú, đồ đồng được chuyển thành chữ viết trên lụa và thẻ tre. Thời Tần, Hán, trí thức Hoa Việt cùng nhau cải tiến chữ viết tượng hình thành chữ của nhà Hán. Như vậy, chữ Việt cũng là chủ thể tạo nên chữ Trung Hoa!

Do người Việt sáng tạo nên trong chữ tượng hình Lạc Việt có vô số chữ Việt: Nhật ( ) là Việt, Nguyệt () là Việt, thậm chí Hán () cũng là Việt…

Chữ Việt trên gươm của Câu Tiễn phía bên trái gồm chữ Nhật với nghĩa Việt phía trên còn phía dưới chữ Long (rồng) là chữ duy nhất biểu trưng cho vương vị của Việt vương.

Trong vô số chữ Việt hiện có, nhiều học giả xác định, có ba chữ là tên gọi của tộc Việt.

Đầu tiên là Việt - người cầm rìu ( 戉). Chữ này có thể xuất hiện trước 15000 năm cách nay, khi người Việt sáng tạo ra rìu đá mài, công cụ lao động ưu việt nhất của nhân loại thời đó.

Chữ Việt thứ hai, vẫn quen gọi là chữ Việt bộ Mễ () là tên gọi của tộc Việt xuất hiện sau 15000 năm cách nay, khi người Việt thuần hóa được cây lúa nước, phát minh quan trọng nhất của lịch sử nhân loại. Chữ này hiện được dùng để gọi người Việt phía nam Dương Tử.

Chữ Việt bộ Tẩu ( được dùng làm tên của tộc Việt vào thời Đồ đồng. Là người đầu tiên phát minh kỹ thuật đúc đồng, làm trống đồng, rồi vũ khi mà tiêu biểu là chiếc qua trong chinh chiến, hình tượng chiến binh cầm qua đồng truy đuổi kẻ thù được dùng làm biểu trưng cho người Việt.

Căn cứ vào tự dạng thì hình tượng người cầm qua chạy có hai nghĩa tương phản: chạy tới là tiến công còn chạy lui là trốn tránh. Do vậy, chỉ áp cho nó duy nhất nghĩa bỏ chạy là không đúng. Nếu việt là trốn chạy thì giải thích thế nào về những chữ như ưu việt nói về phẩm chất vượt trội, việt vị nói việc chạy vượt qua mốc quy định. Mặt khác, trong Hán ngữ, nói về việc chạy trốn, đã có chữ Đào (新細明體]逃

Điều này cho thấy, từ lịch sử tới ngữ nghĩa, chữ Việt hoàn toàn không có nghĩa trốn chạy mà mang nghĩa tích cực của sự tiến công, tiến bộ, vượt trội.

Về vấn đề này thì tôi ủng hộ về nguyên tắc rằng: Tiếng Việt là một ngôn ngữ đã hình thành một cách độc lập, không phụ thuộc và căn cứ vào ngôn ngữ Hán. Không hề có sự vay mượn trong vấn đề từ Hán Việt một cách ngớ ngẩn như đán tư duy "ở trần đóng khố" rao giảng. Tôi không phải chuyên gia về ngôn ngữ. Nhưng tôi luôn xác đinh điều này và đã chứng minh theo cách của tôi trong nhiều bài viết trên diễn đàn. Nhưng đây là một vấn đề mà làm tôi mặc dù rất tôn trọng và quí ông Hà Văn Thùy nhưng không tán thành phương pháp phân tích của ông. Trong đoạn I ở trên ông Viết:

người (Hán) vượt sông Hoàng Hà chiếm đất Bách Việt 4600 năm trước là chủng Mông Cổ phương Bắc (North Mogoloid). Tuy chiến thắng nhưng do số người ít và văn hóa chưa phát triển, vào Trung Nguyên, người du mục Mông Cổ bị người Việt đồng hóa cả về di truyền lẫn văn hóa.

Nhưng đoạn II dưới ông lại viết:

tiếng Việt từ Việt Nam theo người di cư lên phía nam Dương Tử

Vậy người Việt Bắc Dương tử từ 4600 năm trước mà người Hán vượt sông Hoàng Hà tấn công chiếm Trung Nguyên từ đâu lai? Tôi biết rằng - những nhà nghiên cứu cội nguồn Việt sử đã căn cư vào một nghiên cứu về sự di cư của người thượng cổ từ châu Phi đến Đông Nam Á rồi vòng lên Đông Bắc Á....vv.... qua eo biển Berin sang chấu Mỹ.....Tôi cũng có tài liệu này, nhưng không sử dụng vào việc minh chứng cho cội nguồn Việt sử. Bởi vì khoảng cách của sự di cư này hàng chục vạn năm, trong khi chúng ta đang bàn về chỉ hơn 6000 năm trở lại đây. Tôi rất tránh sự lầm lẫn giữa lịch sử tiến hóa và lịch sử dân tộc đã qui ước.

Tóm lại, tôi trân trong những nhà nghiên cứu hết mình cố tìm những bằng chứng dù còn lại rất ít ỏi để xác định sự huy hoàng của Việt sử. Giáo sư Bùi Văn Nguyên, Hoàng Phương, Lê Văn Sửu, Hà Văn Thùy, Nguyễn Thiếu Dũng, Đỗ Văn Xuyền, Lê Mạnh Thát, Trần Ngọc Thêm, Nguyễn Ngọc Thơ.....vv...trong nước cũng như quốc tế. Nhưng chân lý là khách quan. Tôi hi vọng và mong muốn tất cả những học giả yêu chuông chấn lý bổ sung kiến thức và trao đổi kiến thức một cách thẳng thắn để làm sáng tỏ Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ bền bờ nam sông Dương tử. Quốc gia duy nhất với danh xưng văn hiến, cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông Phương huyền vĩ đang sừng sững thách đố trí tuệ của nền văn minh toàn cầu hiện nay. Và cũng là dân tộc duy nhất nắm giữ những bí ẩn của một lý thuyết thống nhất vũ trụ.

Cá nhân tôi đang chở đợi kết quả của việc có hay không Hạt của Chúa để xác định rõ hơn về điều này.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites