Công Minh

Lịch sử chọn ngày giờ

8 bài viết trong chủ đề này

Lịch sử chọn ngày giờ


Nước ta ở cạnh Trung Quốc, lại trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc. Trung Quốc là một trong những trung tâm văn hoá cổ đại của thế giới, cố nhiên thuuật chiêm tinh Trung Quốc qua các triều đại phong kiến lần lượt lan truyền sang ta và các nước phương Đông nói chung.


Một câu hỏi được đặt ra: Vậy trước thời bắc thuộc, dân tộc ta có thuật chọn ngày, chọn giờ chưa?


“...Nhân dân Việt Thường đã biết xét nghiệm sự vật theo hiện tượng thiên nhiên mà làm lịch để áp dụng vào nông nghiệp khá sớm. Sách thông chí của Trịnh Tiều TQ chép rằng: Đời Đào Đường (Nghiêu) năm 2253 trước công nguyên, phương Nam có họ Việt Thường cử sứ bộ, qua hai lần phiên dịch sang chầu, dâng con rùa thấn có lẽ sống một nghìn năm, mình dài hơn ba thước, trên lưng có văn khoa đẩu, ghi việc khi trời đất mở mang, Vua Nghiêu sao chép lấy, gọi là “Quy lịch” (tức lịch rùa). Vậy đây chưa rõ khoa văn đẩu 9 chữ hình con nòng nọc) trên lưng con rùa là văn sẵn trên mai nó, mà các nhà làm lịch nước Việt- thường nghiên cứu theo sự tiến triển của nó hàng nghìn năm để rút ra quy luật về sự tuần hoàn của thời tiết, hay đó là một thứ ký hiệu ta gọi là chữ Khoa- đẩu mà các nhà làm lịch nước ta vạch lên mai rùa.



Dù sao “Quy lịch” lúc đó là phát hiện riêng của các nhà thiên văn nước Việt Thường. Các nhà thiên văn Trung Quốc cũng làm ra lịch của họ nhưng người Việt Thường không theo lịch của Trung Quốc. Mãi đến đời nhà Hán, dưới triệu Văn Vương ( con trai của Trọng Thuỷ, cháu của Triệu Đà), người nước ta vẫn dùng lịch truyền thống của mình. Khi làm lịch, tổ tiên ta đã biết dựa vào nhứng mốc tiêu chuẩn của thời gian theo chu kỳ của mặt trời, mặt trăng. Tín hiệu còn thể hiện qua hoa văn trống đồng Ngọc Lũ. Thí dụ: Trung Tâm mặt trống là hình ảnh mặt trời, vòng trong là hạ chí, vòng giữa là vòng xuân phân, thu phân vòng ngoài là Đông chí...”.



(Trích “Vài nét về Văn hóa thời Hùng Vương” trong bài của GS. Bùi Văn Nguyên đăng trong tạp chí Văn học số ra tháng 9,10/1973)



Như vậy từ lich sử xa xưa, ta đã có lịch và qua đó suy luận ra ta cũng đã có thuật chọn ngày. Kể cả khi tiếp thu thuật chiêm tinh trung quốc, ta cũng không tiếp thu toàn bộ, nhất là trong dân gian các tục kiêng cữ có nhiều chỗ khác nhau.



Ở nước ta hồi đầu thế kỷ 20, nhất là trong phong trào “Duy Tân”, nhiều nhà tri thức tân tiến đã lên tiếng công kích các thói hư tật xấu, đã loại bỏ được nhiều hủ tục lỗi thời, trong đó tục chọn ngày cũng đã giảm nhẹ và có phần cải tiến, không nhất mọi việc đều chọn ngày, chọn hướng như thời xưa.



Sau cách mạng tháng 8-1945, tiếp đến 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Hiệp kỷ lịch ban hành dưới triều nguyễn mất dần, số người biết chữ Hán thưa thớt dần, trước cao trào diệt thù cứu nước, chẳng mấy ai quan tâm đến việc chọn ngày, chọn giờ: nhận lệnh thì chiến đấu, công tác; ban ngày máy bay địch bắn phá thì hoạt động ban đêm, nhà dột thì lợp lại trai gái yêu nhau, hai gia đình bằng lòng, thấy ngày nào thuận tiện, thì hẹn nhau cưới ngày ấy, cưới hỏi muốn đông người dự thì chọn ngày chủ nhật, muốn biết ngày nắng, ngày mưa thì nghe dự báo thời tiết, chết thì chôn không để quá 24 giờ. Mọi việc như xuất hành, tu tạo, hôn nhân, tang tế kể gì ngày giờ Hoàng đạo, Hắc đạo, trùng phục, Trùng tang, trực khai, trực bế. vả lại trong không khí mọi người bận rộn vật lộn với cuốc sống hàng ngày, tranh chấp giữa cái sống, cái chết, cái đói, cái no, không còn điều kiện để chọn ngày tốt, tránh giờ xấu, nghỉ phép được ít ngày, cố lo xong công việc để kịp trả phép, thôi thì “vô sư, ô sách, quỷ thần bất trách”.



Tuy rằng không mở sách, không mời thầy, nhưng tục chọn ngày chọn giờ vẫn âm ỉ lan truyền trong dân gian. Mặc dầu quần chúng nhân dân mấy ai biết: ngày nào là ngày “Thiên ân”, ngày nào là ngày “sát chủ”, nhưng những câu nói cửa miệng vẫn có thế dùng làm cơ sở lý luận chọn ngày chọn giờ. Thí dụ: Tâm lý chung thích chọn ngày chẵn, tránh ngày lẻ, tránh tam nương, nguyệt kỵ, tránh ngày sóc ( mồng 1), ngày nguyệt tận (cuối tháng)...


  • Mồng năm, mười bốn, hai ba
Đi chơi còn nhỡ nữa là đi buôn

  • Một, ba, sáu, tám tuổi Kim lâu
Cưới vợ làm nhà chẳng được đâu ( lấy tuổi mụ của người chủ sự, trừ bội số của số 9, số dư cuối cùng là 1, 3,6 ,8 tức là tuổi Kim lâu)

  • Dù ai buôn bán trăm nghề
Gặp ngày con nước cũng về tay không.

  • Làm ruộng tháng năm, trông trưng rằm tháng 8.
  • Cưới vợ xem tuổi đàn bà
Làm nhà xem tuổi đàn ông.

  • Kính thưa hai họ, hôm nay ngày lành tháng tốt(!)
Mừng cho hai cháu đẹp duyên...

  • Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba...
  • Ngày đoan dương (5 tháng 5) được nhân dân ta xem như ngày đẹp nhất cả năm, vì thế có tục giết sâu bọ ( người lớn thì uống rượu nếp, đeo chỉ ngũ sắc, xâu tai cho con gái đến tuổi dậy thì, tục hái thuốc vào giờ ngọ:100 loài cỏ quanh vườn gọi là bách dược để chữa các bệnh trong năm,
  • Mồng 8 tháng 4 (tức ngày Phật đản cũ) là ngày cá chép vượt suối Vũ môn hoá rồng, lên đường đi học,đi thi vào ngày đó dễ đỗ đạt.
  • Những ngày đầu năm, đầu tháng (tức ngày sóc) phải kiêng cự nhiều điều, tránh tranh chấp cãi cọ, tránh va chạm đổ vỡ, tránh xuất tiền, xuất kho, sợ dông cho cả năm.
  • Ổ gà mới nở, muốn gà con dễ nuôi, phải chọn giờ con nước: khi nào nước thuỷ triều bắt đầu xuống, mới hạ ổ gà xuống.
Trên đây toàn là những câu truyền miệng trong dân gian nhưng khá phổ biến.

Sau khi hoà bình lập lại nhất là trong những năm gần đây, tập quán chọn ngày, chọn giờ lại rộ lên. Ngoài những tư liệu thời xưa còn rải rác lưu truyền ở các địa phương, còn nhiều sách vở từ Thái Lan, từ Đài Loan, Hồng Kông và các nước Đông Nam á khác tràn vào. thầy cũ cộng thêm thầy mới, tự nhiên hình thành tầng lớp thuật sĩ chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp đủ các dạng.

(theo thoigian.com)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xuất xứ của tục chọn ngày chọn giờ


Tìm điều lành tránh điều dữ thuộc bản năng của con người.

Do trình độ nhận thức, con người cổ sơ chưa thể nào hiểu nổi những hiện tượng thiên nhiên. Thiên nhiên cho ta sự sống, cho ta nước uống, thức ăn, không khí, ánh sáng, hơi nóng.v.v. nhưng bao nhiêu tai hoạ dồn dập đe doạ cuộc sống con người: hạn hán, bão lụt, sấm sét, giông tố, dịch bênh, thú dữ.v.v. cũng do thiên nhiên đưa tới.v.v? khi xã hội có giai cấp xuất hiện, con người cổ sơ cũng chưa thể nào hiểu nổi: tại sao thân phận từng người khác nhau? Kẻ đàn áp, bóc lột, độc ác, tàn bạo được hưởng phú quý, người nô lệ chịu cảnh khốn khổ bần cùng, các tập đoàn người gây còn gây chiến tranh tàn phá lẫn nhau, bao nhiêu cảnh đau thương chết chóc bất ngờ ập tới...?

Không giải thích nổi, họ đành quy mọi mối vào tạo hoá. Tạo hoá theo quan niệm thời nay là mọi thiên thể trong vũ trụ, là môi trường thiên nhiên và xã hội, nhưng theo quan niệm xưa là các lực lượng siêu nhiên, là ông trời là cả một loạt thiên thần ác quỷ hoặc một vùng phân dã dưới bầu trời. Trời ban phúc cho ai, người ấy được cai trị kẻ dưới, trời gieo tai vạ cho ai người ấy phải chịu. Bao nhiêu bất công trong đời chỉ biết van trời.



Do bản năng sinh tồn, con người phải tìm lẽ sống, tìm cách duy trì và phát triển nòi giống, vươn lên làm chủ muôn vật trên trái đất. Nhu cầu được thu hái sản phẩm, ăn no, mặc ấm, được ở yên, được đi lại bình yên, chống đỡ được bệnh tật tai hoạ là những nhu cầu cơ bản thuộc bản năng sinh vật. Tâm lý chung của xã hội loài người: tìm điều lành tránh điều dữ, xuất phát chung của các loại hình tôn giáo, các loại hình bói toán và các thuật chọn ngày giờ lành dữ.



Có ngày tốt ngày xấu hay không?



Thực tế có ngày làm mọi việc đều thắng lợi, nhiều điều may mắn tự nhiên đưa tới, ngược lại có ngày vất vả sớm chiều chẳng được việc gì, lại còn gặp tai nạn bất ngờ. Người ta muốn hỏi vì sao vậy? Phép duy vật biện chứng giải thích: Đó là quy luật tất nhiên và ngẫu nhiên. Trong tất nhiên có yếu tố ngẫu nhiên, ngược lại trong ngẫu nhiên cũng có yếu tố tất nhiên. Lý luận thì như vậy, nhưng người ta muốn biết cụ thể: làm sao đón trước được những yếu tố ngẫu nhiên tốt và tránh những yếu tố ngẫu nhiên xấu? Cụ thể: Tháng này cưới vợ nên chọn ngày nào thì tương lai duyên ưa phận đẹp, làm nhà nên chọn ngày nào thì con cháu sum vầy, gia đình làm ăn nên nổi, an táng nên chọn giờ nào, tránh giờ nào, để cầu được phúc đức tránh được tai vạ về sau. Vì vậy người ta phải tìm thầy, tìm sách xem ngày chọn giờ.



Nhưng trong Hiệp kỷ lịch không có ngày nào hoàn toàn tốt hay xấu cho mọi người, mọi việc, mọi địa phương.



Thực tế, trên chiến trường, thời điểm ta thắng thì địch thua, trên thương trường anh mất của thì người khác được của. Trời mưa lợi cho việc đồng áng ruộng vườn thì bất lợi cho việc xây nhà hay đi đường.v.v. Như vậy ngày tốt ngày xấu còn tuỳ thuộc từng người, từng việc, từng hướng, từng vùng.



Ngày tốt, ngày xấu còn tuỳ thuộc vào quan niệm của từng người.



Ví dụ mất của là điều không may, nhưng để an ủi người mất của, người ta bảo đó là điều may vì “của đi thay người”.



Ngày Nguyệt kỵ tức mồng năm, mười bốn, hai ba, ta cho là ngày xấu, kỵ kiêng xuất hành. Nhưng tránh được ngày nguyệt kỵ lại đến ngày tam nương (13 tam nương, 14 nguyệt kỵ, 22 tam nương, 23 nguyệt kỵ), nếu có việc cần kíp thì sao?



Có nhiều cho rằng: ngày xấu thiên hạ kiêng không xuất hành, thì đối với mình càng tốt, vì ngoài đường đỡ chen chúc nhau, xe tàu rộng chỗ, đỡ tai nạn giao thông.



Ngày Nguyệt kỵ: trong phong tục, mọi miền ở nước ta đều cho là ngày xấu, nhưng có thuyết cho rằng đó là ba ngày tốt nhất trong cả tháng. Bởi vậy, ngày xưa vua chúa chọn ba ngày đó đi du ngoạn. Vua chúa đi đâu cũng có binh lính dẹp đường, tiền hô hậu ủng. Dân chúng không được nhìn mặt vua chúa, phải cúi rạp hai bên vệ đường, chờ cho xa giá đi qua mới được đứng dậy. Muốn được việc, đành phải tìm đường khác đi cho nhanh, đỡ mất thì giờ, nhiều khi phải bỏ việc quay trở về. Dần dần, trở thành phong tục Nhân dân tránh 3 ngày mồng 5, mười bốn hăm ba của từng tháng, gọi ba ngày đó là ngày Nguyệt kỵ (ngày kiêng kỵ xuất hành của từng tháng). Ngày tốt đối với kẻ cao sang, nhưng trở thành ngày xấu của dân thường.



Khi đã chọn được ngày tốt đối với từng việc, theo thuật chiêm tinh, còn phải đối chiếu ngày đó có hợp với bản mệnh của người chủ sự hay không? Cụ thể, phải xem ngày đó thuộc hàng can, hàng chi nào? Có tương xung, tương khắc,tương hình, tương hại với bản mệnh can, chi của người chủ sự hay không?



Bác sĩ Vũ Định, trong bài “có ngày tốt, ngày xấu hay không?” (báo Hà Nội mới chủ nhật số 73) có nêu lên lập luận về nhịp sinh học của từng cá thể.



“Nếu biết ngày tháng năm sinh của mỗi người, có thể xác định được các chu kỳ đều chuyển tiếp từ bán chu kỳ dương sang bán chu kỳ âm. Số ngày trùng hợp với chuyển tiếp các chu kỳ là ngày xấu, có thể coi là ngày vận hạn của người đó”.



Lập luận trên phù hợp với nhận thức về mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố địa vật lý vũ trụ với các hoạt động chức năng của cơ thể...Ta thử vận dụng lập luận về nhịp sinh học từng cá thể như đã nêu trên để phân tích ngày giờ hợp hay xung khắc với bản mệnh từng người trong thuật chiêm tinh có cùng luận cứ khoa học hay không?



Chọn ngày chọn giờ và bói toán khác nhau:



Các thuật sĩ làm nghề bói toán và chọn ngày chọn giờ đều có tên gọi chung là các nhà chiêm tinh hay âm dương học.



Nhưng bói toán và chọn ngày thuộc hai giai đoạn, hai lĩnh vực tư duy khác nhau của con người.



Con người muốn biết tương lai thân phận mình ra sao, sắp tới vận hạn rủi may thế nào, họ không nắm được quy luật thiên nhiên và xã hội, họ chỉ biết dựa vào thuật bói toán. Bói toán khi chưa có chủ định, chưa có phương hướng, chưa biết vận hội ra sao, việc làm thành bại thế nào.



Khác với thuật bói toán, khi người chủ sự muốn chọn ngày chọn giờ, tức là họ đã có chủ định, đã chuẩn bị sẵn cơ sở vật chất, hay ít ra cũng đã có dự án phác thảo, duy còn phân vân “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” (Con người chủ động mưu tính công việc, việc làm đó thành hay bại còn do trời), có nghĩa là con người đặt khẳng định nội lực của mình, họ chỉ muốn tiến hành trong thời cơ nào thuận lẽ trời, dễ đi đến thành công , tránh được tai hoạ.



Vì sao tục chọn ngày chọn giờ tồn tại lâu đời?


Xuất phát từ bản năng trở thành tâm lý phổ biến trong quần chúng, mọi việc làm có thành bại. Không phải mọi người đều tin rằng yếu tố quyết định sự thành bại là do chọn ngày chọn giờ. Có người không tin vào thuật chiêm tinh, cho đó là điều nhảm nhí, nhưng chiều theo tâm lý chung của nhiều người trong gia đình họ hàng, xét thấy chẳng có hại gì, nên cũng chọn ngày chọn giờ. Đối với một người trong một năm, năm năm, làm sao tránh khỏi rủi ro bất ngờ, huống gì đối với cả nhà, cả họ. Hễ khi ai đó xảy ra tai nạn, họ đổ lỗi cho người chủ sự báng bổ, không chịu chọn ngày, chọn hướng.


Chỉ có lợi, không có hại:


Chọn ngày, giờ là một tục lệ biểu hiện sự thành kính, thận trọng, nghiêm trang, không tuỳ tiện, không cẩu thả trước, trong và sau khi tiến hành một công trình, do đó dễ được sự đồng tình của những người có liên quan, đối tác.



Có một luận thuyết để tin cậy.



Thuật chiêm tinh đúng hay sai, luận thuyết mình tuân theo đáng tin cậy hay không, chỉ có những người đi sâu nghiên cứu mới xác định được, tuy rằng “vô sư, vô sách, quỷ thần bất trách”, nhưng có vẫn còn hơn không, nếu sai sót gì đổ lỗi cho thầy, đã có thầy mang tội, người chủ sự đỡ lo.

(theo thoigian.com)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phải chăng tục chọn ngày chọn giờ chỉ tồn tại ở nước ta

và các nước nông nghiệp lạc hậu ?

Việt Nam, Trung Quốc thời xưa chỉ sống về nông nghiệp. Ngày nay nước ta vẫn chưa thoát khỏi nền nông nghiệp lạc hậu. Cái ăn, cái mặc, nơi ở thuộc bản năng sinh sống của con người. Vì vậy, lịch pháp và thiên văn học cổ đại cảu Trung Quốc và Phương Đông nói chung rất chú trọng đến thời tiết. Đặc biệt lịch tiết khí, lịch mặt trăng là loại lịch độc đáo chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Thuật chiêm tinh cũng vậy. Xin chỉ dẫn ra đây một loạt công việc dựa vào Thuật chiêm tinh để tìm ra ngày tháng tốt lành.

Săn bắn: Ngày vào rừng, ngày tế Sơn tinh, Bạch hổ, ngày phạt mộc, ( ngày đốn cây làm chòi, làm lán, ngày lui rời sơn trại, mùa thu hái, mùa đốn củi, săn bắn...)

Đánh bắt cá: Ngày hành thuyền thả lưới, ngày tế thần hà bá.

Trồng trọt: Ngày ươm giống, ngày gieo mạ, ngày cấy, ngày gặt, ngày lế thần nông, ngày cúng cơm mới, ngày nhập kho, ngày nạp lương...

Chăn nuôi: Ngày làm chuồng, ngày mua giống lợn, bò dê ngựa chó méo, ngày lót ổ cho gà đẻ, ngày bắt đầu nuôi tằm, ngày kéo tơ, ngày lấy mật ong, ngày san tổ ong....

Tất nhiên thời nay người ta không chọn tất cả những ngày nói trên nữa, liệt kê ra để chứng minh: sản xuất nông nghiệp rất gắn bó với Thuật chọn ngày.

Các nước Công nghiệp tiên tiến, cũng có tục chọn ngày: 12 chòm sao trên đường Hoàng đạo theo thiên văn học phương Tây, đối chiếu với 12 trực và nhị thập bát tú của phương Đông có những nét tương tự, cách đặt tên các sao theo tên các thiên thần tuy không giống phương Đông nhưng cũng là Thần sát.

Qua bài “ trong con số có điều gì thần bí” ta thấy số 13 là con số kiêng kỵ của nhiều nước phương Tây.

Theo Lưu- Đạo –Siêu: nhân vật sùng tín thuật chọn ngày tiêu biểu nhất là tổng thống Mỹ Rigân. Lịch công tác cả năm của Rigan dựa vào ngày do một nhà nữ chiêm tinh vạch sẵn: Ngày tốt; mầu lục, ngày trung bình: màu vàng, ngày xấu: màu đỏ. Căn cứ vào đó mà chánh văn phòng Tổng thống đặt lịch công tác: ngày nào đi nước ngoài, ngày nào lên máy bay, ngày nào ký các hiệp ước, ngày nào tiếp khách bình thường, ngày nào phải hoàn toàn nghỉ việc.

(Theo thoigian.com)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việc nhà nông theo ngày tốt

Trong kho tàng văn hoá Hán- Nôm các dân tộc Việt Nam có một bộ phận quan trọng đề cập đến âm lịch, còn gọi nông lịch và công việc làm ăn canh tác, chăn nuôi... của nhà nông.

Xin liệt kê những ngày tốt theo can chi đối với một số công việc rất cụ thể mà người xưa coi trọng là "đại sự chí cốt ích lợi sinh tồn".

Những ngày tốt cày bừa:

Có 5 nhóm ngày tốt cho việc cày sâu bừa kỹ, lần lượt như sau:

* Nhóm 1 gồm 8 ngày:

Giáp Tuất- Ất Sửu/Đinh Mão/Kỷ Tỵ- Canh Ngọ- Tân mùi/Quý Dậu/Ất Hợi (ký hiệu/cách 1 ngày can chi).

* Nhóm 2 gồm 11 ngày:

Bính Tý - Đinh Sửu - Mậu Dần- Kỷ Mão/Tân Tỵ- Nhâm Ngọ - Quý Mùi - Giáp Thân - Ất Dậu- Bính Tuất, Đinh Hợi.

* Nhóm 3 gồm 9 ngày:

Kỷ Sửu/Tân Mão - Nhâm Thìn - Quý Tỵ - Giáp Ngọ - Ất Mùi- Bính Thân/Mậu Tuất- Kỷ Hợi.

* Nhóm 4 gồm 8 ngày:

Canh Tý-Tân Sửu- Nhâm Dần- Quý Mão - Giáp Thìn/Bính Ngọ/Mậu Thân- Kỷ Dậu.

* Nhóm 5 gồm 9 ngày:

Quý Sửu - Giáp Dần/Bính Thìn - Đinh Tỵ - Mậu Ngọ - Kỷ Mùi-Canh Thân-Tân Dậu/Quý Hợi.

Những ngày tốt ngâm giống:

Có 6 ngày là Giáp Tuất, Ất Hợi, Nhâm Ngọ, Ất Dậu, Nhâm Thìn và Ất Mão.

Những ngày tốt gieo mạ:

Có 11 ngày là Tân Mùi, Quý Dậu, Nhâm Ngọ, Canh Dần, Giáp Ngọ, Giáp Thìn, Bính Ngọ, Đinh Mùi, Mậu Thân, Ất Mão, Tân Dậu.

Những ngày tốt cấy lúa:

Có 11 ngày là Canh Ngọ, Nhâm Thân, Quý Dậu, Kỷ Mão, Tân Tỵ, Nhâm Ngọ, Quý Mùi, Giáp Ngọ, Quý Mão, Giáp Thìn, Ất Dậu.

Những ngày tốt trồng bầu, bí, mướp:

Có 6 ngày là Giáp Tý, Ất Sửu, Tân Tỵ, Canh Tý, Nhâm Dần và Ất Mão.

Những ngày tốt trồng rau:

Có 4 ngày là Nhâm Tuất, Mậu Dần, Canh Dần, Tân Mão.

Những ngày tốt trồng gừng:

Có 5 ngày là Giáp Tý, Ất Sửu, Tân Mùi, Nhâm Thân và Tân Mão.

Những ngày tốt trồng đậu (đỗ):

Có 7 ngày là Canh Tý, Nhâm Tuất, Nhâm Thân, Tân Tỵ, Nhâm Ngọ, Tân Mão và Mậu Thân.

Những ngày tốt gặt hái:

Có 11 ngày là Giáp Tý, Nhâm Thân, Quý Dậu, Ất Mão, Tân Tỵ, Nhâm Ngọ, Quý Mùi, Canh Ngọ, Quý Mão, Giáp Thìn và Ất Dậu.

Những ngày tốt tậu trâu, bò:

- Trong tháng Giêng được 14 ngày: Bính Dần, Đinh Mão, Canh Ngọ, Đinh Sửu, Quý Mùi, Giáp Thân, Tân Mão, Đinh Dậu, Mậu Tuất, Canh Tý, Canh Tuất, Tân Hợi, Mậu Ngọ và Nhâm Tuất.

- Trong tháng 6 được 2 ngày: Canh Thọ và Canh Tuất.

- Các tháng 2, 3, 4, 5, 7, 9, 10, Một (11) và Chạp (12) được 2 ngày: Quý Hợi và Quý Mùi.

Những ngày tốt làm chuồng trâu, bò:

Có 11 ngày là Giáp Tý, Ất Tỵ, Canh Ngọ, Giáp Tuất, Ất Hợi, Bính Tý, Canh Thìn, Nhâm Ngọ, Quý Mùi, Canh Tý và Canh Dần.

Những ngày tốt cho việc trong buồng vợ chồng đi lại:

Có 5 nhóm ngày tốt gồm 45 ngày như sau:

- Nhóm 1 có 8 ngày: Giáp Tý, Ất Sửu, Đinh Mão, Kỷ Tỵ, Canh Ngọ, Tân Mùi, Quý Dậu và Ất Hợi.

- Nhóm 2 có 11 ngày: Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỷ Mão, Tân Tỵ, Nhâm Ngọ, Quý Mùi, Giáp Thân, Ất Dậu, Bính Tuất và Đinh Hợi.

- Nhóm 3 có 9 ngày: Kỷ Sửu, Tân Mão, Nhâm Thìn, Quý Tỵ, Giáp Ngọ, Ất Mùi, Bính Thân, Mậu Tuất và Kỷ Hợi.

- Nhóm 4 có 8 ngày: Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mão, Giáp Thìn, Bính Ngọ, Mậu Thân và Kỷ Dậu.

- Nhóm 5 có 9 ngày: Quý Sửu, Giáp Dần, Bính Thìn, Đinh Tỵ, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Canh Thân, Tân Dậu và Quý Hợi.

- Tháng tốt là ba tháng Xuân: Giêng, Hai và Ba; ba tháng đông là Mười, Một (11, và Chạp (12). Nên kiêng kỵ nhất là ba tháng hè (tháng Tư, Năm và Sáu) vì thời khí không có lợi cho sức khoẻ vợ chồng, sẽ ảnh hưởng xấu đến nòi giống. Ba tháng Thu khí trời đất hanh khô cũng không tốt cho việc đôi bên đi lại với nhau lắm.

Việc quý trọng bậc nhất của con người là sinh dục và sinh sản, cho nên càng phải cẩn trọng, không nên phóng túng tùy tiện. Nên kiêng tránh các ngày mà các bậc tiên y đã cảnh báo được gọi chung là ngày con nước :

"Dù ai đi lại vợ chồng

Phải ngày con nước khó lòng nuôi con".

TS. Cung Khắc Lược

Theo Báo NTNN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi sinh ngày 10 /05/1982 ( Lich dương) năm nay tôi muốn xây dựng gia đình với người sinh ngày 24/05/1981 (Lịch dương) . Vậy xin hỏi chúng tôi nên chọn ngày ,giờ thế nào là đẹp nhất cho việc cưới hỏi. Xin cảm ơn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi sinh ngày 10 /05/1982 ( Lich dương) năm nay tôi muốn xây dựng gia đình với người sinh ngày 24/05/1981 (Lịch dương) . Vậy xin hỏi chúng tôi nên chọn ngày ,giờ thế nào là đẹp nhất cho việc cưới hỏi. Xin cảm ơn

Thông tin bạn đưa ra thế này thì rất khó có thể giúp bạn được. Vậy "Tôi sinh ngày 10/05/1982" là nam hay nữ ? Bạn chỉ hỏi chọn ngày giờ vậy các bạn đã chọn năm cưới chưa ?

Linh Trang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lịch sử chọn ngày giờ

Nước ta ở cạnh Trung Quốc, lại trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc. Trung Quốc là một trong những trung tâm văn hoá cổ đại của thế giới, cố nhiên thuuật chiêm tinh Trung Quốc qua các triều đại phong kiến lần lượt lan truyền sang ta và các nước phương Đông nói chung.

Một câu hỏi được đặt ra: Vậy trước thời bắc thuộc, dân tộc ta có thuật chọn ngày, chọn giờ chưa?

“...Nhân dân Việt Thường đã biết xét nghiệm sự vật theo hiện tượng thiên nhiên mà làm lịch để áp dụng vào nông nghiệp khá sớm. Sách thông chí của Trịnh Tiều TQ chép rằng: Đời Đào Đường (Nghiêu) năm 2253 trước công nguyên, phương Nam có họ Việt Thường cử sứ bộ, qua hai lần phiên dịch sang chầu, dâng con rùa thấn có lẽ sống một nghìn năm, mình dài hơn ba thước, trên lưng có văn khoa đẩu, ghi việc khi trời đất mở mang, Vua Nghiêu sao chép lấy, gọi là “Quy lịch” (tức lịch rùa). Vậy đây chưa rõ khoa văn đẩu 9 chữ hình con nòng nọc) trên lưng con rùa là văn sẵn trên mai nó, mà các nhà làm lịch nước Việt- thường nghiên cứu theo sự tiến triển của nó hàng nghìn năm để rút ra quy luật về sự tuần hoàn của thời tiết, hay đó là một thứ ký hiệu ta gọi là chữ Khoa- đẩu mà các nhà làm lịch nước ta vạch lên mai rùa.

Dù sao “Quy lịch” lúc đó là phát hiện riêng của các nhà thiên văn nước Việt Thường. Các nhà thiên văn Trung Quốc cũng làm ra lịch của họ nhưng người Việt Thường không theo lịch của Trung Quốc. Mãi đến đời nhà Hán, dưới triệu Văn Vương ( con trai của Trọng Thuỷ, cháu của Triệu Đà), người nước ta vẫn dùng lịch truyền thống của mình. Khi làm lịch, tổ tiên ta đã biết dựa vào nhứng mốc tiêu chuẩn của thời gian theo chu kỳ của mặt trời, mặt trăng. Tín hiệu còn thể hiện qua hoa văn trống đồng Ngọc Lũ. Thí dụ: Trung Tâm mặt trống là hình ảnh mặt trời, vòng trong là hạ chí, vòng giữa là vòng xuân phân, thu phân vòng ngoài là Đông chí...”.

(Trích “Vài nét về Văn hóa thời Hùng Vương” trong bài của GS. Bùi Văn Nguyên đăng trong tạp chí Văn học số ra tháng 9,10/1973)

Như vậy từ lich sử xa xưa, ta đã có lịch và qua đó suy luận ra ta cũng đã có thuật chọn ngày. Kể cả khi tiếp thu thuật chiêm tinh trung quốc, ta cũng không tiếp thu toàn bộ, nhất là trong dân gian các tục kiêng cữ có nhiều chỗ khác nhau.

Ở nước ta hồi đầu thế kỷ 20, nhất là trong phong trào “Duy Tân”, nhiều nhà tri thức tân tiến đã lên tiếng công kích các thói hư tật xấu, đã loại bỏ được nhiều hủ tục lỗi thời, trong đó tục chọn ngày cũng đã giảm nhẹ và có phần cải tiến, không nhất mọi việc đều chọn ngày, chọn hướng như thời xưa.

Sau cách mạng tháng 8-1945, tiếp đến 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Hiệp kỷ lịch ban hành dưới triều nguyễn mất dần, số người biết chữ Hán thưa thớt dần, trước cao trào diệt thù cứu nước, chẳng mấy ai quan tâm đến việc chọn ngày, chọn giờ: nhận lệnh thì chiến đấu, công tác; ban ngày máy bay địch bắn phá thì hoạt động ban đêm, nhà dột thì lợp lại trai gái yêu nhau, hai gia đình bằng lòng, thấy ngày nào thuận tiện, thì hẹn nhau cưới ngày ấy, cưới hỏi muốn đông người dự thì chọn ngày chủ nhật, muốn biết ngày nắng, ngày mưa thì nghe dự báo thời tiết, chết thì chôn không để quá 24 giờ. Mọi việc như xuất hành, tu tạo, hôn nhân, tang tế kể gì ngày giờ Hoàng đạo, Hắc đạo, trùng phục, Trùng tang, trực khai, trực bế. vả lại trong không khí mọi người bận rộn vật lộn với cuốc sống hàng ngày, tranh chấp giữa cái sống, cái chết, cái đói, cái no, không còn điều kiện để chọn ngày tốt, tránh giờ xấu, nghỉ phép được ít ngày, cố lo xong công việc để kịp trả phép, thôi thì “vô sư, ô sách, quỷ thần bất trách”.

Tuy rằng không mở sách, không mời thầy, nhưng tục chọn ngày chọn giờ vẫn âm ỉ lan truyền trong dân gian. Mặc dầu quần chúng nhân dân mấy ai biết: ngày nào là ngày “Thiên ân”, ngày nào là ngày “sát chủ”, nhưng những câu nói cửa miệng vẫn có thế dùng làm cơ sở lý luận chọn ngày chọn giờ. Thí dụ: Tâm lý chung thích chọn ngày chẵn, tránh ngày lẻ, tránh tam nương, nguyệt kỵ, tránh ngày sóc ( mồng 1), ngày nguyệt tận (cuối tháng)...

  • Mồng năm, mười bốn, hai ba
Đi chơi còn nhỡ nữa là đi buôn

  • Một, ba, sáu, tám tuổi Kim lâu
Cưới vợ làm nhà chẳng được đâu ( lấy tuổi mụ của người chủ sự, trừ bội số của số 9, số dư cuối cùng là 1, 3,6 ,8 tức là tuổi Kim lâu)

  • Dù ai buôn bán trăm nghề
Gặp ngày con nước cũng về tay không.

  • Làm ruộng tháng năm, trông trưng rằm tháng 8.
  • Cưới vợ xem tuổi đàn bà
Làm nhà xem tuổi đàn ông.

  • Kính thưa hai họ, hôm nay ngày lành tháng tốt(!)
Mừng cho hai cháu đẹp duyên...

  • Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba...
  • Ngày đoan dương (5 tháng 5) được nhân dân ta xem như ngày đẹp nhất cả năm, vì thế có tục giết sâu bọ ( người lớn thì uống rượu nếp, đeo chỉ ngũ sắc, xâu tai cho con gái đến tuổi dậy thì, tục hái thuốc vào giờ ngọ:100 loài cỏ quanh vườn gọi là bách dược để chữa các bệnh trong năm,
  • Mồng 8 tháng 4 (tức ngày Phật đản cũ) là ngày cá chép vượt suối Vũ môn hoá rồng, lên đường đi học,đi thi vào ngày đó dễ đỗ đạt.
  • Những ngày đầu năm, đầu tháng (tức ngày sóc) phải kiêng cự nhiều điều, tránh tranh chấp cãi cọ, tránh va chạm đổ vỡ, tránh xuất tiền, xuất kho, sợ dông cho cả năm.
  • Ổ gà mới nở, muốn gà con dễ nuôi, phải chọn giờ con nước: khi nào nước thuỷ triều bắt đầu xuống, mới hạ ổ gà xuống.
Trên đây toàn là những câu truyền miệng trong dân gian nhưng khá phổ biến.

Sau khi hoà bình lập lại nhất là trong những năm gần đây, tập quán chọn ngày, chọn giờ lại rộ lên. Ngoài những tư liệu thời xưa còn rải rác lưu truyền ở các địa phương, còn nhiều sách vở từ Thái Lan, từ Đài Loan, Hồng Kông và các nước Đông Nam á khác tràn vào. thầy cũ cộng thêm thầy mới, tự nhiên hình thành tầng lớp thuật sĩ chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp đủ các dạng.

(theo thoigian.com)

Cám ơn anh Công Minh giới thiệu bài "Lịch sử chọn ngày giờ". Vế “Quy lịch” (tức lịch rùa) - tôi nghĩ có lẽ Quy lịch chính là cách tính lịch theo phương pháp Lạc Thư của Tổ Tiên nước Việt Nam (Việt thường). Vài hàng suy đoán.

Gia Nhân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có gì đâu anh Gia Nhân. Toàn bài nhặt đó mà.

Em còn đang nợ một " tiều luận" về lịch Việt mà chưa có thời gian gõ được.

Vâng đúng là con nhiều vấn đề phải đặt câu hỏi và tìm cách trả lời cho đúng "vị trí" của nó, anh ạ.

Chúc anh vui khoẻ.

Share this post


Link to post
Share on other sites