Thiên Sứ

Minh Đường Tụ Thủy.

32 bài viết trong chủ đề này

Posted Image

Trước bàn làm việc của các sếp - thường ngồi một mình trong phòng - tôi thường tư vấn nên đặt một bề cá. Sau lưng có tranh núi. Nếu chịu chơi nữa thì cần có một con Rồng Lý trên bể cá. Tuy nhiên, không phải lúc nào trong phòng cũng đặt được bể cá. Tôi thấy bức tranh Thác Bản Giốc này rất đạt yêu cầu về tính Minh Dường tụ thủy trước bàn làm việc: Nước mênh mông tràn hai bên tả hữu, phía trước bờ thác như có án và nước ào ạt tuôn xuống. Đặt trước bản làm việc rất thích hợp.

Quí vị có thể phóng to để dùng.

Vài lời chia sẻ.

Nguồn Giaoducvietnam.vn

13 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sư phụ:

Nếu là bể cá thì đắt phía trước bàn làm việc, người ngồi và người vào phòng đều nhìn thấy ngay bể cá. Còn đặt bức tranh trên đặt trước bàn làm việc thì quay mặt bức tranh để người ngồi nhìn đối diện hay quay mặt bức tranh ngược lại để người bước vào phòng nhìn thấy tranh?

Và người mang mệnh Hỏa thì có dùng được bức tranh trên không?

Rất monhg Sư phụ chỉ bảo thêm, chân thành cảm ơn SP.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngườii ngồi phải nhìn thấy bức tranh chứ bạn. Treo nó lên bức tường trước mặt.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sư phụ:

Nếu là bể cá thì đắt phía trước bàn làm việc, người ngồi và người vào phòng đều nhìn thấy ngay bể cá. Còn đặt bức tranh trên đặt trước bàn làm việc thì quay mặt bức tranh để người ngồi nhìn đối diện hay quay mặt bức tranh ngược lại để người bước vào phòng nhìn thấy tranh?

Và người mang mệnh Hỏa thì có dùng được bức tranh trên không?

Rất monhg Sư phụ chỉ bảo thêm, chân thành cảm ơn SP.

Vusonganh đã trả lời đúng: Bức tranh phải đặt trước mặt người ngồi. Còn về người mệnh Hỏa - thì tôi đã giảng trong lớp - không nhớ lớp nào - rằng: Các yếu tố tương tác trong hệ thống khái niệm của lý thuyết phải đồng đẳng. Người mệnh Hỏa thì chỉ có người mệnh Thủy khắc được. Tranh vẽ nước không phải đại lượng đồng đẳng với người mệnh thủy hay Mộc. Nên không dưỡng người mệnh Mộc và không khắc người mệnh Hỏa. Đại Phúc có theo học lớp PTLV nào ko? Nên tìm hiểu thêm trong topic "Tản mạn về Phong Thủy".
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Người mệnh Hỏa có treo tranh nước được không?".

Các đại lương tương tác phải đồng đẳng - Tôi nói rõ thêm về vấn đề này. Có một phong thủy gia Việt kiều khá nổi tiếng. Ông viết khá nhiều sách về Phong thủy. Trong đó ông có phân tích về tòa tháp đôi của Hoa Kỳ là Mộc hình - Đúng. Nhưng ông lại cho rằng dòng Potomac uốn quanh tạo thế Thủy Dưỡng Mộc là sai. Bởi vì nước - một hiện tượng trong tập hợp của Thủy - không phải đại lượng đồng đẳng với ngôi nhà Mộc hình mang tính quy ước. Mộc hình không phải là cây. Bởi vậy, bài viết của ông vào năm 1996/ hay 97 gì đó thì năm 2001 tòa nhà này bị sập vì khủng bố. Bài giảng của tôi về tính tương tác của các đại lượng đồng đẳng trong thuyết Âm Dương Ngũ hành ở trong video các bài giảng khóa I/ PTLV.

Trong toán học cũng chỉ có thể ứng dụng tính đồng đẳng giữa các đại lượng.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn sư phụ, con được mở mang thêm tầm mắt với lời giảng trên của sư phụ.

Con có theo lớp cơ bản PTLV, chưa học tiếp lớp nâng cao nên kiến thức chưa vững.

Cảm ơn sư phụ đã quan tâm.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

TỌA SƠN

Posted Image

HƯỚNG THỦY

Anh chị em Phong Thủy Lạc Việt cần nắm vững rất rõ rằng: Tất cả các vật khí phong thủy chỉ phát huy tác dụng nếu căn nhà, phòng đủ tụ khí. Trên đây là hình minh họa cho việc tọa sơn, hướng thủy ở chỗ ngồi làm việc. Cái gì tôi cho rằng tốt cho tôi thì tôi cũng làm y như vậy với mọi người. Những bí kíp liên quan một cách chi tiết tôi và các trợ giảng đã giảng kỹ trong các bài học. Anh chị em nào còn thắc mắc thì vào Câu lạc bộ. Riêng Hanoi kỳ này tôi sẽ giảng trực tiếp tại Câu Lạc Bộ.

Anh chị em nếu dùng hình tượng rồng thì chỉ có Rồng Lý là tốt nhất - tham khảo thêm bài viết của Thiên Đồng - Các rồng khác không dùng được.

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vusonganh đã trả lời đúng: Bức tranh phải đặt trước mặt người ngồi. Còn về người mệnh Hỏa - thì tôi đã giảng trong lớp - không nhớ lớp nào - rằng: Các yếu tố tương tác trong hệ thống khái niệm của lý thuyết phải đồng đẳng. Người mệnh Hỏa thì chỉ có người mệnh Thủy khắc được. Tranh vẽ nước không phải đại lượng đồng đẳng với người mệnh thủy hay Mộc. Nên không dưỡng người mệnh Mộc và không khắc người mệnh Hỏa. ...

Thưa sư phụ, xin sư phụ giải thích co con thêm nghi vấn này.

Nếu các đại lượng phải đồng đẳng thì có nghĩa:

1/.Các vật khí phong thủy với bất cứ ai cũng có tính tương tác và bổ trợ như nhau, không phân biệt người mạng hỏa hay thủy. Ví như bức tranh trên hay tranh rồng Lý. Bể cá...

2/.Việc những người mệnh nào thì hay chọn xe ô tô, xe máy, sơn nhà cửa ... màu hợp mệnh (hoặc khắc) đó chỉ là yều tố tâm lý, không có tác dụng tương sinh (hoặc khắc) ngũ hành.

Rất cảm ơn sư phụ.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Riêng Hanoi kỳ này tôi sẽ giảng trực tiếp tại Câu Lạc Bộ.

Thay mặt anh chị em CLB PTLV tại Hà nội, con cám ơn Sư phụ đã chỉ dạy và Mong sơm đến ngày sinh hoạt để được Sư phụ chỉ dạy kỹ hơn ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa sư phụ, xin sư phụ giải thích co con thêm nghi vấn này.

Nếu các đại lượng phải đồng đẳng thì có nghĩa:

1/.Các vật khí phong thủy với bất cứ ai cũng có tính tương tác và bổ trợ như nhau, không phân biệt người mạng hỏa hay thủy. Ví như bức tranh trên hay tranh rồng Lý. Bể cá...

2/.Việc những người mệnh nào thì hay chọn xe ô tô, xe máy, sơn nhà cửa ... màu hợp mệnh (hoặc khắc) đó chỉ là yều tố tâm lý, không có tác dụng tương sinh (hoặc khắc) ngũ hành.

Rất cảm ơn sư phụ.

1/ Gần đúng như vậy. Nhưng anh chị em cần hiểu rõ thế nào là sự đồng đẳng trong tính tương tác trong phong thủy và lý học nói chung. Đề tài này thì hơi dài và phức tạp nếu kéo sang cả Lý học. Bởi vậy tôi hạn chế phạm vi để anh chị em có ý niệm về vấn đề này:

Bây giờ tôi có một quả cà chua chín đỏ và một con dao inox sáng trắng. Khi chúng ta quy chúng về là "những thực thể vật chất có trọng lượng" thì chúng là những đại lượng đồng đẳng với khái niệm "thực thể vật chất có trong lượng". Nếu chúng ta thực hiện một bài toán: Con dao inox cộng quả cả chua là 300gram, nay bớt quả cà chua 50gram hỏi con dao inox năng bao nhiêu? Thì chúng ta đang thực hiện bài toán với các đại lượng đồng đẳng.

Nhưng nếu chúng ta phân biệt: Quả cà chua màu đỏ thuộc Hỏa và con dao inox trắng thuộc kim và kết luận Hỏa Khắc Kim và quả cả chua khắc con dao inox là sai. Bởi vì như vậy là đã sử dụng những đại lương không đồng đẳng trong việc quán xét những hệ quả tương tác. Điều này giống - tuy còn thông minh hơn nhiều - vị tiến sĩ toán học Việt Nam nào đó xưng xưng chia 2262 năm trị vì của thời Hùng Vương cho 18 vị vua Hùng, rồi ra con số gần 150 năm tuổi sinh học của mỗi ông vua, rồi lu loa lên là vô lý về mặt sinh học. Thật là thứ tư duy "Ở trần đóng khố", ba đời ăn củ chuối, nên ngu lâu có tính di truyền.

Bởi vì quả cà chua và con dao inox là những vật thể không đồng đẳng nếu xét về cấu trúc vật thể. Nên quả cả chua không thể khắc con dao inox. Màu sắc của vật thể quả cà chua và con dao inox là những thuộc tính của nó, chứ không phải là đại lượng đồng đẳng trong tương tác giữa quả cà chua và con dao inox, để kết luận quả cà chua khắc con dao inox. Do đó nếu quan niệm màu sắc của cái nhà tương sinh, hoặc khắc ta thì đó chỉ là những yếu tố rất nhỏ và không có tác dụng lớn trên thực tế. Sự hiểu sai này khiến nhà cửa ở Việt Nam trong cùng một khu phố cứ xanh xanh, đỏ đỏ loạn cào cào....

Tóm lại, trong lý học và phong thủy - để xác định tính tương tác giữa các đại lượng đồng đẳng - anh chị em phải có khả năng phân loại tất cả mọi vật thể trên trái đất và cả trong vũ trụ. Qua đó anh chị em sẽ thấy rằng: Chỉ riêng khả năng phân loại để xét các yếu tố tương tác của các đại lượng đồng đẳng trong thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về nền văn hiến Việt đã đủ chứng tỏ đây là một học thuyết vượt trội và đó chính là "một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại".

2/ Khoa học đã chứng minh rằng: Sở dĩ chúng ta nhìn thấy màu sắc khác nhau vì bước sóng phản xạ khác nhau. Màu sắc có ảnh hưởng đến chúng ta. Nhưng rất hạn chế và không đáng kể , trong trường hợp cụ thể mà Phamhung nêu. Do còn nhiều yếu tố tương tác khác mang tính quan trọng hơn. Ngày xưa, ông cha ta - tổ tiên Việt tộc - hầu như chỉ có một kiểu mái ngói đỏ nhọn - Hỏa về cả hình sắc; nhà vuông màu vàng - Thổ về cả hình sắc. Gần như nhà nào cũng vậy. Bởi vì với màu sắc và nhà tạo thế tương sinh thuận: Dương trên/ mái nhọn đỏ sinh - Âm dưới/ nhà vuông màu vàng. Đây là yếu tố quan trong nhất : Tính tương sinh về hình thể và màu sắc hài hòa. Hơn nữa chúng ta ở phương Nam so với bắc Dương tử từ hàng ngàn năm trước, nên thuộc Hỏa khí chi phối. Dùng màu vàng là hợp lý. Đấy là xét về tổng thể. Lý học về nguyên tắc phải quán xét về tổng thể trước.

Bởi vậy, một phương pháp phong thủy đúng thì kết quả là nó phải hài hòa và mang tính thẩm mỹ trước đã. Có một số kiến trúc sư ra trường - và cả kiến trúc sư lâu năm - do chưa tiếp xúc với Phong Thủy Lạc Việt - cứ la lối cho rằng : Phong thủy (Tàu) hạn chế tính sáng tạo, sự phát triển cấu trúc thẩm mỹ. Bởi vì trước hết họ không hiểu bản chất của phong thủy vì chỉ tiếp xúc với Phong thủy còn lại trong cổ thư chữ Hán. Họ không hiểu rằng: Phong thủy cũng như ngành kiến trúc, xây dựng và tất cả các ngành nghề, bộ môn khoa học khác - đều có những tiêu chí của nó. Anh được quyền tự do sáng tạo trong phạm vi tiêu chí của nó và phải phục tùng tiêu chí đó. Ngay trong ngành kiến trúc, anh không thể sáng tạo bốn cái cột tre đỡ dàn beton rồi gọi là đẹp, là sáng tạo được. Phong Thủy cũng vậy. Anh hoàn toàn có thể sáng tạo các kiểu dáng nhà miễn sao phù hợp với tiêu chí phong thủy.

Tính khoa học chỉ có ở Phong Thủy Lạc Việt và chúng tôi đã chứng minh điều này qua cuộc hội thảo 15. 12. 2009 ở Hanoi.

Phamhung và anh chị em chấm dứt các câu hỏi ở topic này. Mọi câu hỏi đưa vào Câu Lạc Bộ.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

1/ Gần đúng như vậy. Nhưng anh chị em cần hiểu rõ thế nào là sự đồng đẳng trong tính tương tác trong phong thủy và lý học nói chung. Đề tài này thì hơi dài và phức tạp nếu kéo sang cả Lý học. Bởi vậy tôi hạn chế phạm vi để anh chị em có ý niệm về vấn đề này:

Bây giờ tôi có một quả cà chua chín đỏ và một con dao inox sáng trắng. Khi chúng ta quy chúng về là "những thực thể vật chất có trọng lượng" thì chúng là những đại lượng đồng đẳng với khái niệm "thực thể vật chất có trong lượng". Nếu chúng ta thực hiện một bài toán: Con dao inox cộng quả cả chua là 300gram, nay bớt quả cà chua 50gram hỏi con dao inox năng bao nhiêu? Thì chúng ta đang thực hiện bài toán với các đại lượng đồng đẳng.

Nhưng nếu chúng ta phân biệt: Quả cà chua màu đỏ thuộc Hỏa và con dao inox trắng thuộc kim và kết luận Hỏa Khắc Kim và quả cả chua khắc con dao inox là sai. Bởi vì như vậy là đã sử dụng những đại lương không đồng đẳng trong việc quán xét những hệ quả tương tác. Điều này giống - tuy còn thông minh hơn nhiều - vị tiến sĩ toán học Việt Nam nào đó xưng xưng chia 2262 năm trị vì của thời Hùng Vương cho 18 vị vua Hùng, rồi ra con số gần 150 năm tuổi sinh học của mỗi ông vua, rồi lu loa lên là vô lý về mặt sinh học. Thật là thứ tư duy "Ở trần đóng khố", ba đời ăn củ chuối, nên ngu lâu có tính di truyền.

Bởi vì quả cà chua và con dao inox là những vật thể không đồng đẳng nếu xét về cấu trúc vật thể. Nên quả cả chua không thể khắc con dao inox. Màu sắc của vật thể quả cà chua và con dao inox là những thuộc tính của nó, chứ không phải là đại lượng đồng đẳng trong tương tác giữa quả cà chua và con dao inox, để kết luận quả cà chua khắc con dao inox. Do đó nếu quan niệm màu sắc của cái nhà tương sinh, hoặc khắc ta thì đó chỉ là những yếu tố rất nhỏ và không có tác dụng lớn trên thực tế. Sự hiểu sai này khiến nhà cửa ở Việt Nam trong cùng một khu phố cứ xanh xanh, đỏ đỏ loạn cào cào....

Tóm lại, trong lý học và phong thủy - để xác định tính tương tác giữa các đại lượng đồng đẳng - anh chị em phải có khả năng phân loại tất cả mọi vật thể trên trái đất và cả trong vũ trụ. Qua đó anh chị em sẽ thấy rằng: Chỉ riêng khả năng phân loại để xét các yếu tố tương tác của các đại lượng đồng đẳng trong thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về nền văn hiến Việt đã đủ chứng tỏ đây là một học thuyết vượt trội và đó chính là "một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại".

2/ Khoa học đã chứng minh rằng: Sở dĩ chúng ta nhìn thấy màu sắc khác nhau vì bước sóng phản xạ khác nhau. Màu sắc có ảnh hưởng đến chúng ta. Nhưng rất hạn chế và không đáng kể , trong trường hợp cụ thể mà Phamhung nêu. Do còn nhiều yếu tố tương tác khác mang tính quan trọng hơn. Ngày xưa, ông cha ta - tổ tiên Việt tộc - hầu như chỉ có một kiểu mái ngói đỏ nhọn - Hỏa về cả hình sắc; nhà vuông màu vàng - Thổ về cả hình sắc. Gần như nhà nào cũng vậy. Bởi vì với màu sắc và nhà tạo thế tương sinh thuận: Dương trên/ mái nhọn đỏ sinh - Âm dưới/ nhà vuông màu vàng. Đây là yếu tố quan trong nhất : Tính tương sinh về hình thể và màu sắc hài hòa. Hơn nữa chúng ta ở phương Nam so với bắc Dương tử từ hàng ngàn năm trước, nên thuộc Hỏa khí chi phối. Dùng màu vàng là hợp lý. Đấy là xét về tổng thể. Lý học về nguyên tắc phải quán xét về tổng thể trước.

Bởi vậy, một phương pháp phong thủy đúng thì kết quả là nó phải hài hòa và mang tính thẩm mỹ trước đã. Có một số kiến trúc sư ra trường - và cả kiến trúc sư lâu năm - do chưa tiếp xúc với Phong Thủy Lạc Việt - cứ la lối cho rằng : Phong thủy (Tàu) hạn chế tính sáng tạo, sự phát triển cấu trúc thẩm mỹ. Bởi vì trước hết họ không hiểu bản chất của phong thủy vì chỉ tiếp xúc với Phong thủy còn lại trong cổ thư chữ Hán. Họ không hiểu rằng: Phong thủy cũng như ngành kiến trúc, xây dựng và tất cả các ngành nghề, bộ môn khoa học khác - đều có những tiêu chí của nó. Anh được quyền tự do sáng tạo trong phạm vi tiêu chí của nó và phải phục tùng tiêu chí đó. Ngay trong ngành kiến trúc, anh không thể sáng tạo bốn cái cột tre đỡ dàn beton rồi gọi là đẹp, là sáng tạo được. Phong Thủy cũng vậy. Anh hoàn toàn có thể sáng tạo các kiểu dáng nhà miễn sao phù hợp với tiêu chí phong thủy.

Tính khoa học chỉ có ở Phong Thủy Lạc Việt và chúng tôi đã chứng minh điều này qua cuộc hội thảo 15. 12. 2009 ở Hanoi.

Phamhung và anh chị em chấm dứt các câu hỏi ở topic này. Mọi câu hỏi đưa vào Câu Lạc Bộ.

Trong ví dụ của chú về quả cà chua và con dao, cháu hiểu là xét theo đại lượng đồng đẳng là màu sắc thì hỏa khắc kim, đặt quả cà chua cạnh con dao thì thị giác con người sẽ nhìn thấy quả cà chua trước, đúng không ạ! Còn xét theo đại lượng đồng đẳng là vật chất thì quả cà chua là sản phẩm thuộc mộc, con dao bằng kim loại, vậy con dao bổ quả cà chua là kim khắc mộc là hợp lý ạ!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong ví dụ của chú về quả cà chua và con dao, cháu hiểu là xét theo đại lượng đồng đẳng là màu sắc thì hỏa khắc kim, đặt quả cà chua cạnh con dao thì thị giác con người sẽ nhìn thấy quả cà chua trước, đúng không ạ! Còn xét theo đại lượng đồng đẳng là vật chất thì quả cà chua là sản phẩm thuộc mộc, con dao bằng kim loại, vậy con dao bổ quả cà chua là kim khắc mộc là hợp lý ạ!!!

Kim khắc Mộc thì có thể tạm coi là đúng phần này - vì người ta dùng con dao thuộc Kim khắc Mộc là quả cà chua.:

Còn xét theo đại lượng đồng đẳng là vật chất thì quả cà chua là sản phẩm thuộc mộc, con dao bằng kim loại, vậy con dao bổ quả cà chua là kim khắc mộc là hợp lý ạ!!!

Không đúng phần này;

Trong ví dụ của chú về quả cà chua và con dao, cháu hiểu là xét theo đại lượng đồng đẳng là màu sắc thì hỏa khắc kim, đặt quả cà chua cạnh con dao thì thị giác con người sẽ nhìn thấy quả cà chua trước, đúng không ạ!

Bởi vì: Không thể nói vì nhìn thấy quả cà chua trước thì gọi là Hỏa khắc kim được. Nếu tôi để con dao inox bên cạnh quả cà chua với cái nền nâu xậm thì quả cà chưa chưa chắc đã nhìn thấy trước con dao inox vốn trắng và nổi bật. Màu đỏ thuộc Hỏa, Màu trắng thuộc kim. Nhưng không có nghĩa màu đỏ thì khắc màu trắng. Vì Hỏa khắc Kim chứ khống có màu đỏ khắc màu trắng.
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự phân loại để xét tính tương tác giữa các vật thể , hiện tượng, sự vật, sự việc theo thuyết Âm Dương Ngũ hành rất phức tạp. Nó tùy thuộc rất nhiều vào hệ quy chiếu. Tôi thí dụ: Kinh Dịch viết: Khảm thuộc thủy, là cây có lõi cứng và to, là vực sâu....

Vậy với cây có lõi cứng và to thuộc Khảm thủy. Vậy nếu chúng ta dùng "Kim" chặt nó thì cây mọc lớn lên chăng? Vì Kim sinh thủy? Hoặc vực sâu thuộc Khảm thủy. Vậy dưới vực sâu đó nếu đưa hạt giống cấy xuống thì Thủy dưỡng Mộc cây cối sẽ xanh tốt chăng? Hoặc như Mặt trăng thuộc Thủy thì trên đó phải có nhiều nước và cây cối tốt tươi vì Thủy dưỡng Mộc chăng?

Tất nhiên không phải như vậy?

Tôi cho rằng:

Trong tính phân loại của học thuyết này từ khởi nguyên vũ trụ - sau lưỡng nghi - cho đến từng sinh vật nhỏ nhất, đều chia làm năm dạng có thuộc tính với khái niệm phân loại là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Năm đang này tương tác với nhau từ khởi nguyên cho đến sự phát triển đến hiện nay trong vũ trụ và Địa cầu tạo ra hàng tỷ, tỷ dạng tồn tại đan xen lẫn nhau và tiếp tục được phân loại. Cây cỏ là một dạng tồn tại trên Địa cầu được phân loại thuộc hành Mộc. Nhưng sao Mộc - Thái Tuế - cũng là Mộc . Tất nhiên sao Mộc thì không phải là cây cỏ. Bởi vậy tính đồng đẳng trong hệ quy chiếu này là: Khi xét đến vũ trụ thì sao Mộc thuộc Mộc, sao Hỏa thuộc Hỏa... Trong sự tương tác của Thái Dương hệ xét theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thì các vì sao trên với vị trí của nó sẽ có tính tương tác theo thuộc tính ngũ hành đã được phân loại. Các sao phân theo Ngũ hành tương tác gọi là tương tác giữa các đại lượng đồng đẳng. Đó là một hệ quy chiếu xét ở sự quan sát Thái Dương hệ theo thuyết AD NH. Và chúng ta không thể Lấy sao Hỏa thuộc Hỏa thì làm cháy hết cây cối trên trái Đất, hoặc sao Kim làm cho cây cối trên trái Đất gẫy hết được. Đó không phải là tương tác giữa các đại lượng đồng đẳng.

Trong một tập hợp được phân loại theo Ngũ hành - thí dụ như cây cối - thuộc Mộc, nhưng ngay trong tập hợp mộc ấy lại tiếp tục phân chia theo Ngũ hành tùy theo thuộc tính cấu trúc cây. Cho nên mới có: Cây có lõi cứng và to thuộc Dương Thủy - Khảm. Cây rỗng thuộc Dương Hỏa - Ly.

Hoặc như ngay cả con người thuộc Mộc (Người sinh ra ở hội Dần), nhưng trong tập hợp này lại phân ra ngũ hành rất chi tiết - đó chính là mệnh của con người theo vận khí của năm. Chi tiết hơn nữa là cùng mệnh nhưng lại phân thành sinh vượng mộ: Tuyền trung thủy, Trường lưu thủy, đại Hải thủy....vv....Và sự tương tác theo mệnh của con người chính là tương tác giữa các đại lượng đồng đẳng.

Nhưng chúng ta cũng cần phân biệt giữa khái niệm biểu lý và thực tại mà khái niệm đó phản ánh. Như Bếp thuộc Hỏa, nhưng không có nghĩa là chỉ có lửa ở bếp khi nấu mới thuộc Hỏa, Và không có nghĩa là người mệnh Thủy thì cứ vào bếp là bếp tắt được. Vì người mệnh thủy là khái niệm biểu lý chứ không phải người đó là "nước".

Vài lời chia sẻ.

.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Trước bàn làm việc của các xếp - thường ngồi một mình trong phòng - tôi thường tư vấn nên đặt một bề cá. Sau lưng có tranh núi. Nếu chịu chơi nữa thì cần có một con Rồng Lý trên bể cá. Tuy nhiên, không phải lúc nào trong phòng cũng đặt được bể cá. Tôi thấy bức tranh Thác Bản Giốc này rất đạt yêu cầu về tính Minh Dường tụ thủy trước bàn làm việc: Nước mênh mông tràn hai bên tả hữu, phía trước bờ thác như có án và nước ào ạt tuôn xuống. Đặt trước bản làm việc rất thích hợp.

Quí vị có thể phóng to để dùng.

Vài lời chia sẻ.

Nguồn Giaoducvietnam.vn

Trong phong thủy, thủy không có nghĩa là nước, sơn không có nghĩa là núi theo cách hiểu thông thường. Minh đường tụ thủy cũng vậy, đây là nguyên lý của âm trạch, chứ không phải dương trạch. Theo như bài này, thì rõ là anh Thiên sứ không phân biệt nổi sơn/thủy, âm/dương trạch chứ đừng nói tới ngũ hành.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong phong thủy, thủy không có nghĩa là nước, sơn không có nghĩa là núi theo cách hiểu thông thường. Minh đường tụ thủy cũng vậy, đây là nguyên lý của âm trạch, chứ không phải dương trạch. Theo như bài này, thì rõ là anh Thiên sứ không phân biệt nổi sơn/thủy, âm/dương trạch chứ đừng nói tới ngũ hành.

Chào anh Thanglong!

Anh nói có hơi quá đấy không? Đây chỉ là hình biểu ý tượng thôi mà, chắc anh cũng hiểu?

Bản thân dương cơ cũng cần có minh đường mà đâu phải chỉ có mỗi âm trạch mới cần minh đường đâu. Một con đường trống thoáng, một ngã ba hoặc một cái sân có diện tích vừa đủ cũng làm một mình đường mà miễn là cái minh đường đó có hình tượng tụ thủy là được.

Dương cơ là hình ảnh thu nhỏ của âm trạch, tuy không thể làm rốt ráo như âm trạch vì loan đầu khó vẹn toàn nên thực ra, dương cơ lại khó hơn âm trạch nhiều

Âm trạch khó vì phải dụng pháp nhiều nhưng ngược lại loan đầu lại rất rộng để luận đoán.

Thân mến

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong phong thủy, thủy không có nghĩa là nước, sơn không có nghĩa là núi theo cách hiểu thông thường. Minh đường tụ thủy cũng vậy, đây là nguyên lý của âm trạch, chứ không phải dương trạch. Theo như bài này, thì rõ là anh Thiên sứ không phân biệt nổi sơn/thủy, âm/dương trạch chứ đừng nói tới ngũ hành.

Chào anh Thanglong,

Những học sinh cấp thấp nhất của Phong Thủy Lạc Việt đều được giảng rất rõ thủy không có nghĩa là nước, sơn không có nghĩa là núi. Và ngay cả bài viết về ngũ hành của thầy Thiên Sứ ở trên cũng đã nói điều này. Trong một ngữ cảnh nào đấy thì sơn vẫn là núi và thủy là nước. Thủy không có nghĩa là nước nếu xét theo khái niệm ngũ hành. Sơn không có nghĩa là núi nếu xét theo khái niệm sơn, hướng tọa của một đối tượng, ví dụ như cái nhà.

Tôi nghĩ có lẽ anh đã không đọc kỹ hết bài viết ở dưới sau bài đầu tiên. Cho nên tôi nghĩ chính Thanglong không hiểu và không biết người khác hiểu cái gì mới có nhận xét như vậy.

Cách Minh Đường Tụ Thủy Thanglong cho rằng chỉ là nguyên lý của âm trạch chứng tỏ theo cách hiểu của Thanglong cũng chưa đầy đủ như Phong Thủy Lạc Việt mà chúng tôi được giảng dạy. Chúng tôi chỉ học đến đầu lớp nâng cao đã hiểu được vì sao Minh Đường Tụ Thủy là tốt và được giảng rất kỹ về điều này.

Nếu Thanglong có hiểu biết về vấn đề này thì vui lòng định nghĩa rõ ràng thế nào là sơn, thế nào là trạch chia sẻ cùng mọi người thay vì chỉ chê bai và khích bác.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong phong thủy, thủy không có nghĩa là nước, sơn không có nghĩa là núi theo cách hiểu thông thường. Minh đường tụ thủy cũng vậy, đây là nguyên lý của âm trạch, chứ không phải dương trạch. Theo như bài này, thì rõ là anh Thiên sứ không phân biệt nổi sơn/thủy, âm/dương trạch chứ đừng nói tới ngũ hành.

anh Thăng Long nặng lời rồi, anh chắc là rất giỏi, vậy hãy thể hiện ra chút ít hiểu biết của mình cho mọi ng học hỏi để tiến bộ hơn có đc ko? những ng có đóng góp cho dù về mặt tinh thần luôn rất đc mọi ng trân trọng.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

@ Thanglong,

Cũng như tất cả những học viên của Phong thủy Lạc Việt, tôi cũng được tiếp thu những kiến thức về lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành thuộc nền văn hiến Việt, xin chia sẻ cùng anh rằng ngũ hành với danh xưng của 5 yếu tố là Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ là những khái niệm trừu tượng, do vậy thủy không hẳn cụ thể là nước, Hỏa không hẳn cụ thể là lửa, Mộc không hẳn cụ thể là cây...mà là tập hợp những thành tố của khái niệm gọi là Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ.

Tôi chia sẻ rỏ như thế để anh hiểu vấn đề hơn và có thể có chút gì đó chung trong cách tư duy của anh. Bởi đây là những kiến thức sơ đẳng nhất của chương trình Phong thủy Lạc Việt cơ bản và ở những cấp sơ đẳng đó thì ai cũng hiểu vấn đề này và ở mức chuyên sâu hơn về nhận thức những thành tố cụ thể thuộc phạm trù THủy Hỏa Mộc Kim Thổ thì cần phải ở lớp cao hơn và được sự hướng dẫn của Thầy Thiên Sứ, đồng thời tham khảo những công trình nghiên cứu của Thầy đã công bố như Thời Hùng Vương và bí ẩn lục thập hoa giáp, Tìm về cội nguồn kinh Dịch, Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại.v.v.

Để phủ nhận những nhận thức sai lầm của người đời trải đài từ hằng ngàn năm về Lý học đông phương, cụ thể là học thuyết Âm Dương Ngũ Hành thì cần phải có những công trình nghiên cứu xây dựng hoặc hiệu chỉnh lại một học thuyết cho nhất quán và hoàn chỉnh đúng theo tiêu chí khoa học. Do vậy không thể phủ nhận những sai lầm của người đời đã theo thói quen, lối mòn suy nghĩ bằng những nhận định tíc tắc trong một giây hay chỉ bằng một câu phê phán, chỉ trích hay phủ nhận. Điều đó goi là chỉ trích không có tầm cỡ học thuật hay chưa thể hiện được trình độ học thuật. Nói một cách dân dã là sự la ó giữa diễn đàn học thuật.

Tất cả những ai thực hành Phong thủy lạc Việt, đều biết rõ rằng "Minh đường tụ thủy" là một trường hợp phổ biến và rất cụ thể rằng trước mặt tiền nhà cửa, dinh thự, trụ sở... nên phải có nước. Xin nhắc lại với anh rằng trường hợp cụ thể này thì "thủy" trong câu "Minh đường tụ thủy" là nước cụ thể, nước thật sự. Nghĩa nôm của từng từ là Minh là sáng là rộng, đường là sân là khoảng không gian rộng phía trước, tụ là hợp lại gom lại, ở một chổ, thủy là nước là theo hóa học là H2O. Cụ thể là như thế.

Còn tại sao phải là nước cụ thể thì những học viên lớp Phong thủy Lạc Việt nâng cao hay cao hơn đều biết. Mà tôi cũng nghĩ những người khác có nghiên cứu phong thủy thâm sâu cũng sẽ hiểu tại sao lại như vậy.

Phong thủy là một phần ứng dụng của thuyết ADNH, nó có sự vạn biến của nó, do vậy nếu không hiểu rỏ căn cơ, hay với những nhận thức tư duy trực quan ngây thơ, phiến diện và võ đoán sẽ dễ dẫn đến cái gọi là..."tẩu hỏa nhập ma", nặng hơn nữa là luôn đưa cái tôi của mình lên quá cao mà rớt cái đức xuống không hay.

Xin chia sẻ cùng anh Thanglong, tôi luôn quan niệm là luôn lắng nghe, dựa cột dựa tường để nghe, nhưng cái đức như thế nào để làm tôi lắng nghe mới là vấn đề. Kiến thức có nhiều, kinh sách có vạn quyển cũng không hơn gì cái kho hay cái máy vi tính.

Thiên Đồng

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LẠI BÀN VỀ MINH ĐƯỜNG TỤ THỦY.

Có người cho rằng "Thủy " không phải là nước! Cái này thì tất cả anh chị em học lớp PTLV từ cấp thấp nhất chắc cũng dễ dàng nhất trí. Bởi vậy chuyện này không bàn. Nhưng vấn đề cần bàn là ở chỗ này:

Từ lý luận cho rằng: Thủy không phải là nước - lại suy ra rằng: "Minh đường tụ thủy" không có nghĩa là trước mặt nhà phải có nước và điều đó chỉ dùng trong Âm trạch. Thì tôi tin chắc rằng anh chị em Phong Thủy Lạc Việt sẽ rất buồn cười. Bởi vì - cũng vì người Tàu dùng từ Thủy là danh từ duy nhất vửa để chỉ một thuộc tính của ngũ hành - Hành Thủy và vừa để chỉ một khái niệm là "nước" như trong tiếng Viêt. Nhưng vì tiếng Việt phong phú hơn. Nên nước là nước và "Thủy" là "thủy" dùng trong khái niệm hành Thủy trong khái niệm Ngũ hành. Ngoại trừ trong câu Hán Việt mới dùng lẫn giữa Thủy và nước một nghĩa. Đó là trường hợp "Minh đường tụ thủy" là một ví dụ. Bởi vậy, nên mới có sự nhầm lẫn này.

Anh chị em cũng biết rằng: Vì sao minh đường tụ thủy lại tốt (Trong cả Âm Lẫn Dương trạch). Điều này tôi và các trợ giảng cũng đã giảng rất rõ trong lớp Phong thủy từ nâng cao trở lên. Trong các di sản từ cổ thư chữ Hán chỉ có hiện tượng ứng dụng và không rõ tại sao - nên mới có sự nhầm lẫn đáng tiếc của một số người như đã nói ở trên. Và khi chúng ta biết rõ điều này - hình nào khí đó - thì chúng ta cũng sẽ hiểu ngay vì sao chỉ cần treo bức tranh nước - Thác Bản Giốc - như trên có thể thay thế cái bể cá.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong phong thủy, thủy không có nghĩa là nước, sơn không có nghĩa là núi theo cách hiểu thông thường. Minh đường tụ thủy cũng vậy, đây là nguyên lý của âm trạch, chứ không phải dương trạch. Theo như bài này, thì rõ là anh Thiên sứ không phân biệt nổi sơn/thủy, âm/dương trạch chứ đừng nói tới ngũ hành.

Uí rời, các học giả lý số hay bị mắc bệnh sĩ diện mãn tính lắm. Sĩ một cái thì trở thành tâm tà ngay, tâm tà thì trở thành người tà ngay. Người tà dùng chính pháp thì pháp ấy cũng thành tà, Người tà mà dùng pháp tà thì khỏi nói. Không nên hạ thấp người khác một cách cục bộ.

Phong Thuỷ và Minh đường Tụ thuỷ:

Phong Thuỷ Hoả gọi tắt là Phong thuỷ, thuộc về Địa Lý. Địa lý thuộc hệ thống Thiên Địa Nhân.

Thiên có ba vật báu là Nhật Nguyệt Tinh

Địa có ba vật báu là Hoả Thuỷ Phong

Nhân có ba vật báu là Thần Tinh Khí.

Nhìn theo cách trên thì thấy được sự cục bộ của Phong Thuỷ ngay, dễ dàng định nghĩa định lý. Thấy được Địa lý Phong thuỷ cục bộ thì phải thấy được tổng quan Thiên Địa Nhân trước.

Đại ý về phong thuỷ Rubi tự thấy như vậy, hôm qua định viết nhưng lại thôi, hôm này thấy độc giả bàn nên lại hứng viết lại.

Minh đường Tụ thuỷ:

Nơi sáng sủa bằng phẳng có thế chứa đựng được số lượng lớn thì đó là Minh đường Tụ thuỷ. Đại khái thế.

Rubi dơ tay phát biếu, xin hết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

MỘT THÍ DỤ NỮA VỀ PHOENGSHUI TÀU

===============================================

Rối loạn phong thuỷ

Ngày 15.03.2012, 09:04 (GMT+7)

SGTT.VN - Sách phong thuỷ trăm hoa đua nở, nhiều diễn đàn phong thuỷ được lập ra xôm tụ trên mạng, những shop bán vật phẩm phong thuỷ xuất hiện ngày càng nhiều và ai cũng ít nhiều có thể luận bàn phong thuỷ một cách nhiệt tình dù chẳng có chút kiến thức gì về nó. Chuyện gì đang xảy ra vậy?

Posted Image

Đôi khi chuyện làm ăn, chuyện sinh hoạt trong gia đình được quy cho những lý do phong thuỷ hết sức vớ vẩn (ảnh chỉ mang tính minh hoạ)

Phi lý trí

Nhà bốn tầng bỗng dưng đổ sập – tại phong thuỷ. Tiệm vàng đang ăn nên làm ra bỗng dưng bị cướp – tại phong thuỷ. Bao nhiêu công ty thuê một vị trí văn phòng nối đuôi nhau đổ nợ, phá sản – tại phong thuỷ. Vợ chồng lục đục triền miên không hiểu lý do gì – tại phong thuỷ. Con cái lơ là việc học, suốt ngày chơi game – tại phong thuỷ. Đi làm chuyên bị đồng nghiệp chơi xấu – tại phong thuỷ. Ốm đau bệnh tật triền miên – tại phong thuỷ. Vân vân. Ngược lại: Văn phòng mới thuê làm ăn ngày càng phất – nhờ phong thuỷ. Một đồng nghiệp trẻ thăng chức rất nhanh – nhờ phong thuỷ. Anh chồng nhà kia chẳng bao giờ nhậu nhẹt gái gú, làm xong là về nhà với vợ con – nhờ phong thuỷ. Chuyển nhà mới mấy tháng mà đã lên lương – nhờ phong thuỷ. Lấy được vợ đẹp – nhờ phong thuỷ. Vân vân.

Người ta luôn lấy phong thuỷ để lý giải cho tất tần tật những cái bất ổn cũng như tốt đẹp trong đời sống. Có khi sự lý giải nguyên nhân xúi quảy trong đời sống dù là muộn, nó cũng cho khổ chủ niềm tin có thể xoay chuyển tình thế, dễ như cách trổ một cái cửa hay đổi chỗ một chậu cây trước nhà. Trong tình huống tốt đẹp hơn, thì phong thuỷ củng cố sự tự tin cho gia chủ, rằng nhờ biết thuật phong thuỷ, biết cách chọn hướng nhà, hợp tuổi, giỏi trong sắp đặt trang trí mà cuộc sống thuận buồm xuôi gió. Xét về mặt tích cực, thì phong thuỷ có lúc là phép thắng lợi tinh thần, giúp người ta có hy vọng, được yên tâm khi thực tế diễn ra không mấy tốt đẹp, trong tình thế ngược lại, thì nó lại là một cái cớ để tự đắc, một màn thừa giấy vẽ voi của những kẻ muốn chứng tỏ mình sành điệu, biết sống.

Đó là lý do tại sao phong thuỷ có sức hấp dẫn với nhiều người, như một thứ dị đoan và bí hiểm. Giới kiến trúc sư vẫn nói hài hước với nhau rằng, ngày nay, không cần quá giỏi về giải pháp, chỉ cần đọc chừng ba cuốn sách về phong thuỷ là có thể lấy được nhiều đơn đặt hàng của gia chủ hơn những người chỉ có biết vẽ nhà mà không biết dùng nước miếng để… vẽ rắn thêm chân.

Trong một chuyến du lịch Trung Quốc, cái nôi của phong thuỷ, chúng tôi được hướng dẫn viên thao thao bất tuyệt về chuyện phong thuỷ là nguyên nhân để các công ty ở toà nhà A làm ăn được, toà nhà B thất bại trong kinh doanh. Đoàn khách Việt Nam nghe như bị hớp hồn. Hướng dẫn viên đưa vào Tử cấm thành và xem qua một “bảo vật”, đó là con tỳ hươu, nghe đâu có từ thời nhà Thanh. Nghe đồn rằng, con tỳ hươu này từng giúp vua thắng trận, đem lại sự hưng thịnh cho triều đình. Thiêng lắm đó. Cho nên phải đi nhẹ nói khẽ, không được bất kính, không được chụp hình, càng không được cưỡi lên nó. Thế là tấm lưới phong thuỷ được giăng ra một cách khéo léo. Và phía sau con tỳ hươu là một cửa hàng bán tỳ hươu phong thuỷ, dần dần được vén màn làm cho du khách bị dẫn dắt, sẵn sàng chấp nhận chứng viêm màng túi không thể cứu vãn. Có người mua cho được vài con tỳ hươu ngọc hoặc đá về tặng người thân vì hy vọng nó sẽ là vật phẩm phong thuỷ có thể đem lại phúc lộc cho gia chủ.

Một giấc mơ phong thuỷ tốt đẹp được gửi gắm, hiện thân nơi những con tỳ hươu luôn nghểnh mũi, ngoác miệng rước phúc lộc và không có hậu môn. Nếu trên đời có một con vật như vậy thì chắn nó đã bị tự động tuyệt chủng trước khi vào sách đỏ! Khó có thể biết được con tỳ hươu sẽ đem lại cho các vị khách nhẹ dạ cả tin sự sung túc thế nào, nhưng có một điều mà ai cũng chắc, đó là mỗi ngày nó giúp ông chủ gian hàng phong thuỷ ở Tử cấm thành vét túi hàng trăm khách xộp.

Ngày nay, cùng với nạn dịch rùa tai đỏ và ốc bươu vàng thì tỳ hươu Trung Quốc được “nhân giống” rất nhanh. Tỳ hươu bán đầy rẫy trên thị trường Việt Nam phục vụ cho người mê phong thuỷ. Có cả một website mang tên www.tyhuou.com để phục vụ cho nhu cầu nuôi tỳ hươu trong nhà nhằm mua về may mắn.

Posted Image

Đôi khi chuyện làm ăn, chuyện sinh hoạt trong gia đình được quy cho những lý do phong thuỷ hết sức vớ vẩn (ảnh chỉ mang tính minh hoạ)

Thừa giấy vẽ gì?

Việt Nam của chừng năm năm trước, trong một đợt địa ốc “sốc” giá, các đại gia săn tìm lùng sục nhà cửa ào ào, thì trên giá sách cũng xuất hiện đủ tứ hằm bà lằng sách viết về phong thuỷ. Một điều thú vị là các sách này lại đối chọi nhau chan chát. Thậm chí có cả những cuốn sách độc quyền chân lý, ngay trong lời nói đầu đã “ném đá” những cuốn sách thuộc các “trường phái” còn lại.

Thực hư chẳng biết thế nào, nhưng đã có cái cảnh nhiều gia đình tranh cãi nhau kịch liệt thiếu điều không nhìn mặt nhau chỉ vì kê cái tủ chỗ nọ lại hợp quan điểm phong thuỷ của người này, đóng cái kệ chỗ kia lại trái con mắt phong thuỷ của người kia. Phong thuỷ ba chớp ba nháng trở thành “lá bùa” hành nghề của nhiều công ty xây dựng lẫn người thiết kế giỏi nắm tâm lý chủ đầu tư. Nhiều gia chủ có thể rất tằn tiện trong việc mua một cái nệm giường đảm bảo ngủ không đau lưng, nhưng lại rất sẵn lòng bỏ ra vài chục triệu đồng để rước về một con tỳ hươu ngọc xanh hay con thiên lý mã đặt trước nhà. Cũng không ít gia chủ có thể cắt bỏ nhiều hạng mục thiết kế công trình nhà ở của mình nếu nghe “thầy” phán những hạng mục đó làm hãm cung tài lộc hay tác động xấu đến cung quý nhân.

Đã có nhiều ngôi nhà kiến trúc hiện đại nhưng xây cho được cặp chó đen nhe răng rất chỏi trên hai trụ cổng chỉ vì “thầy phong thuỷ nói vậy mới tránh tà khí”. Cũng có nhiều nhà giăng đủ thứ loại gương, tượng,… để xua đuổi tà khí và kích hoạt tám phương khát vọng. Rồi chuyện xem tuổi xem ngày xây nhà, cúng bái sì sụp xem ra hết sức phổ biến và tốn kém. Phong thuỷ nửa nạc nửa mỡ vừa không giải quyết được gì lại càng sản sinh ra một mẫu người trọc phú mới, mạnh tay chi tiền để thoả mãn tinh thần mê tín và khoa trương.

Phong thuỷ, được đặt trong văn hoá phương Đông, là khoa học và nghệ thuật sắp xếp sao để ở cho thuận với môi trường. Một ngôi nhà được coi hợp phong thuỷ là có giải pháp tối ưu để đón vào, lưu thông các dòng khí tốt, có lợi cho sức khoẻ và tinh thần gia chủ. Hướng nhà, tiền cảnh, hậu cảnh ngôi nhà cũng phải đảm bảo một số nguyên tắc nhằm hướng đến sự hanh thông hoà hợp với thiên nhiên. Tuy nhiên, trong đời sống đô thị chật chội, chen chúc, những yếu tố thiên nhiên, môi trường ngoại giới khó kiểm soát, thì việc tư duy về phong thuỷ như một thứ khoa học thích ứng theo thời gian là cần thiết. Tìm một ngôi nhà, không gian làm việc phù hợp trăm phần trăm với các nguyên lý phong thuỷ, kinh dịch cổ điển là không tưởng. Việc bố trí các vật dụng trong nhà cũng theo những nguyên tắc không quá dị nghịch, tương khắc. Gia chủ có quan tâm phong thuỷ ngày nay thường “thương lượng” với các “thầy” về giải pháp để có thể hy sinh điểm nọ, đền bù hoặc xử lý hướng kia sao cho chấp nhận được.

Cầu toàn theo sách phong thuỷ trăm phần trăm thì có nghĩa là chẳng bao giờ có cái nhà để ở chứ chưa nói chi tới những chuyện khác xa vời.

Phong thuỷ thích ứng, đặt trên nền tảng phân tích một cách hợp lý và tỉnh táo, thì đem lại hiệu quả trong giải pháp kiến trúc phù hợp với điều kiện và lối sống hiện đại. Trong khi đó, nếu tư duy phong thuỷ theo hướng mê tín, thì lại gây ra biết bao chuyện khôi hài, kệch cỡm và thậm chí, gia chủ có nguy cơ sẽ điêu đứng chỉ vì ném tiền qua cửa sổ để thuê những kẻ thừa giấy vẽ… khủng long!

Bài và ảnh: Nguyễn Nguyên Thảo

===============================================

Trong một chuyến du lịch Trung Quốc, cái nôi của phong thuỷ, chúng tôi được hướng dẫn viên thao thao bất tuyệt về chuyện phong thuỷ là nguyên nhân để các công ty ở toà nhà A làm ăn được, toà nhà B thất bại trong kinh doanh.

Chính vì "cái nôi của Phong Thủy" này nên mới có hệ quả như chính bài báo viết. Bởi vậy, nếu các quí vị cảm thấy Phong thủy không có cơ sở khoa học thì dẹp mấy cái phong thủy Tàu - chứ Phong Thủy Lạc Việt đã chứng minh tính khoa học trong cuộc hội thảo qui mô ở Hanoi. Ấy là tôi có ý kiến vậy. Còn các thày phoeng shui vốn cho rằng Phoengshui theo cổ thư chữ Hán là ưu việt, là từ đúng trở lên so với Phong Thủy Lạc Việt thì hãy lên tiếng chứng minh trước những bài báo này, nếu có bản lĩnh học thuật.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

@ Thanglong - Rồng bay

Tôi là học viên lớp cơ bản khóa 6 PTLV do TTNCLH Đông Phương tổ chức, tôi nghĩ anh là người có nghiên cứu sâu về Phong thủy nhưng anh đưa ra những ý như trên tôi cảm nhận anh là người có cái tôi rất lớn. Mong anh bình tĩnh đọc cho kỹ những chữ người khác viết ra, hiểu rồi hãy cho ý kiến.

Tôi nghĩ diễn đàn này hoan nghênh những người có kiến thức để trao đổi học thuật nhằm mục đích khôi phục những giá trị văn hóa của ông cha.

Chúc anh sức khỏe và thành công!

Share this post


Link to post
Share on other sites

LẠI BÀN VỀ MINH ĐƯỜNG TỤ THỦY.

Anh chị em cũng biết rằng: Vì sao minh đường tụ thủy lại tốt (Trong cả Âm Lẫn Dương trạch). Điều này tôi và các trợ giảng cũng đã giảng rất rõ trong lớp Phong thủy từ nâng cao trở lên.

Xem ra anh Thiên sứ rất tâm đắc với chiêu minh đường tụ thủy này, giờ xin hỏi anh Thiên sứ 02 câu hỏi đơn giản như sau:

1/ Phòng làm việc trước và sau khi treo tranh núi và bể cá thì tốt lên hay xấu đi ? Tốt xấu ở đây cụ thể là gì ?

2/ Một cái nhà giả định là hình vuông, nằm chính giữa một lô đất hình vuông vô cùng bằng phẳng, đường phía trước nhà, Chủ nhà rất thích chiêu minh đường tụ thủy của Anh, nên đằng sau thì đắp núi, đằng trước cửa nhà thì đào ao. Tổng thể cái nhà sau khi đắp núi đào ao thì tốt hay xấu đi ? Tốt xấu cụ thể ở đây là gì ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xem ra anh Thiên sứ rất tâm đắc với chiêu minh đường tụ thủy này, giờ xin hỏi anh Thiên sứ 02 câu hỏi đơn giản như sau:

1/ Phòng làm việc trước và sau khi treo tranh núi và bể cá thì tốt lên hay xấu đi ? Tốt xấu ở đây cụ thể là gì ?

2/ Một cái nhà giả định là hình vuông, nằm chính giữa một lô đất hình vuông vô cùng bằng phẳng, đường phía trước nhà, Chủ nhà rất thích chiêu minh đường tụ thủy của Anh, nên đằng sau thì đắp núi, đằng trước cửa nhà thì đào ao. Tổng thể cái nhà sau khi đắp núi đào ao thì tốt hay xấu đi ? Tốt xấu cụ thể ở đây là gì ?

Mấy cái kiến thức này cũng chỉ là hơn cơ bản chút xíu thôi.

Anh em học viên đã học xong lâu rồi.

Hiz, buồn ngủ quá Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xem ra anh Thiên sứ rất tâm đắc với chiêu minh đường tụ thủy này, giờ xin hỏi anh Thiên sứ 02 câu hỏi đơn giản như sau:

1/ Phòng làm việc trước và sau khi treo tranh núi và bể cá thì tốt lên hay xấu đi ? Tốt xấu ở đây cụ thể là gì ?

2/ Một cái nhà giả định là hình vuông, nằm chính giữa một lô đất hình vuông vô cùng bằng phẳng, đường phía trước nhà, Chủ nhà rất thích chiêu minh đường tụ thủy của Anh, nên đằng sau thì đắp núi, đằng trước cửa nhà thì đào ao. Tổng thể cái nhà sau khi đắp núi đào ao thì tốt hay xấu đi ? Tốt xấu cụ thể ở đây là gì ?

Sư phụ tôi muốn cuộc sống, công việc của mọi người tốt hơn nên có những bài viết bổ sung kiến thức, những lưu ý khi mọi người gặp phải để tăng tốt giảm xấu, điều này không biết có trái với quan điểm của anh?

1. Việc tốt xấu thì đã chứng nghiệm. Còn treo tranh như thế nào, bể cá ra sao, tốt hay xấu thì Phong Thủy Lạc Việt đã ứng dụng hiệu quả, thể hiện được tính nguyên lý và khoa học của nó.

2. Còn việc giả định lô đất, cái nhà để biết tốt xấu là một vấn đề rất cơ bản và dễ làm nhất của tất cả anh chị em học viên lớp Phong Thủy Lạc Việt cơ bản, kể cả việc tìm trung cung mà Phong Thủy Tàu xem như thần sầu quỷ khóc (hay thần thánh). Chung lại, ai qua lớp cơ bản cũng đều làm được cả.

Phong Thủy Lạc Việt là một hệ thống phương pháp luận có một nguyên lý hoàn chỉnh, nhất quán, giải thích mọi vấn đề liên quan đến nó một cách hợp lý, có tính qui luật, tính khách quan và khả năng tiên tri. Chứ nó không phải là những trường phái rời rạc và mâu thuẫn lẫn nhau như các trường phái Phong Thủy của Tàu: Bát Trạch, Dương Trạch Tam Yếu, Loan Đầu, Huyền Không.v.v...Điều này xuất phát từ nguyên lý căn để Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ.

Anh có thể tham khảo cuốn: Hà Đồ Trong Văn Minh Lạc Việt (tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh) có chứng minh, lý giải một cách khoa học (logic) và đầy đủ.

Anh cũng có thể tham gia lớp PTLV cơ bản 9 tại đây: http://diendan.lyhoc...887#entry160887

Kính chào.

Share this post


Link to post
Share on other sites