wildlavender

Quả Chuông Kỳ Lạ ‘Tự Lăn Xuống Biển’ Trú Ẩn

6 bài viết trong chủ đề này

Quả chuông kỳ lạ ‘tự lăn xuống biển’ trú ẩn

Được coi là quả chuông kỳ lạ nhất trong lịch sử Việt Nam, mỗi khi đất nước có biến động, chuông Vân Bản lại tự mình "tìm đường xuống đáy biển trú ẩn", đến khi đất nước bình yên lại trở về…

Nằm trong một góc khuất của Bảo tàng Lịch sử Quốc Gia (Hà Nội), chuông cổ Vân Bản hàng ngày vẫn im lặng trước cái nhìn của hàng trăm lượt khách tham quan. Có lẽ, đa phần trong số họ chỉ coi đây như một quả chuông cổ bình thường như nhiều hiện vật khác trong bảo tàng. Ít ai biết rằng đây là một quả chuông “có linh hồn” với số phận gắn với những câu chuyện hết sức lạ lùng trong lịch sử.

Chuông được tìm thấy năm 1958 tại vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng, sau đó được đưa về lưu giữ tại Bảo tàng cho đến ngày nay. Trên thân chuông không khắc niên đại. Theo nghiên cứu của các nhà sử học, chuông được đúc trong thời Trần (thế kỷ 13), là một trong 3 quả chuông cổ nhất Việt Nam trong thời điểm hiện tại.

Trong thời kỳ đầu tiên, chuông được treo tại chùa Vân Bản (Đồ Sơn - Hải Phòng). Tương truyền rằng vào thời Trần, một nhà sư Ấn Độ đã đến Đồ Sơn dựng chùa Hang. Vì chùa nằm sát mép nước, sợ biển đe dọa nên nhân dân dời về chùa Vân Bản và đúc chuông. Bài minh văn trên chuông tuy bị mờ mòn nhiều, nhưng vẫn còn có thể đọc được phần lớn số chữ, trong đó có đoạn mô tả ngôi chùa nằm trên một mỏm núi hướng ra biển.

Vị trí gần với biển cũng liên quan trực tiếp tới những âu chuyện nửa hư nửa thực lưu truyền trong dân gian, khiến chuông Vân Bản được coi là quả chuông có số phận kỳ lạ nhất Việt Nam.

Posted Image

Theo đó, chuông Vân Bản được cho là một quả chuông "thiêng", do người dân khu vực Đồ Sơn gìn giữ nhiều đời. Trải qua cuộc bể dâu của đất nước, chuông đã nhiều lần nằm dưới đáy biển sâu. Tuy vậy, như có một thế lực nào xui khiến, đến một thời điểm nào đó chuông lại được "thỉnh về". Tính ra, thời gian chuông Vân Bản nằm dưới đáy biển nhiều hơn thời gian được treo tại chùa.

Tương truyền, sau nhiều thăng trầm lịch sử, chùa Vân Bản bị đổ nát, chuông lăn xuống biển. Ít lâu sau, dân chúng hò nhau trục vớt được quả chuông ở bến đò Họng, rồi rước về chùa Nam gần đó. Trải qua vài trăm năm sau, do một trận bão lớn, chùa bị đổ sập, chuông lại bị lăn xuống biển ở chân núi Tháp. Đến thời Lê, chùa Vân Bản được dân chúng dựng lại ở ven núi. Sau khi chùa mới dựng xong, người dân Đồ Sơn lại tìm được quả chuông, đem về treo ở chùa.

Những thế kỷ sau đó, chuông Vân Bản còn nhiều lần tuyệt tích dưới đáy biển. Dân gian cũng đồn đại rằng những lần chuông biến mất đều trùng với thời điểm đất nước có biến loạn. Chuông đã một lần bị thất lạc từ thế kỷ 15 để tránh cuộc hủy hoại văn hóa Đại Việt trên quy mô lớn của giặc Minh. Đầu thế kỷ 19, chuông lại “lặn” xuống biển để tránh việc phá chùa Tháp của Hoàng Cao Khải... Đến khi nào "muốn" trở lại đất liến thì chuông sẽ "tự" cho con người những dấu hiệu để trục vớt.

Cũng có ý kiến cho rằng người dân Đồ Sơn đã chủ động giấu chuông Vân Bản xuống đáy biển và dựng lên những câu chuyện kỳ bì để bảo vệ quả chuông này. Và đến khi đất nước bình yên, họ tìm lại quả chuông để đưa về chùa.

Chuông được cho là đã tự "lăn" vào lưới của một ngư dân ở Đồ Sơn vào năm 1958 -thời điểm đất nước ta lập lại hòa bình được một thời gian ngắn, khi người này đang buông lưới đánh cá. Thấy lưới nặng, người ngư dân tưởng một con cá lớn mắc lưới nhưng kéo mãi không lên. Người ngư dân này đành nhờ người lặn xuống biển gỡ lưới, không ngờ "con cá" trong lưới chính là một quả chuông lớn. Khi quả chuông được phát hiện, người dân Đồ Sơn đã phỏng đoán đó là chuông Vân Bản vì câu chuyện về chiếc chuông nhiều lần đắm mình xuống đáy biển đã được lưu truyền từ lâu.

Điều đặc biệt là chuông bị chìm dưới biển hàng thế kỷ nhưng không hề bị nước mặn ăn mòn, làm hư hỏng. Có người lý giải rằng, chuông bền như vậy vì được đúc với một tỷ lệ vàng rất cao.

Một số hình ảnh về chuông Vân Bản:

Posted Image

Chuông Vân Bản có kích thước to lớn, cao 125cm, đường kính miệng 80cm.

Posted Image

Quai chuông trang trí hai con rồng đấu lưng vào nhau, nơi tiếp giáp ở vị trí cao nhất trang trí hình búp sen vẩy cá chép bao phủ toàn bộ thân rồng.

Posted Image

Hình tượng rồng mang nhiều đặc trưng của thời Trấn.

Posted Image

Thân chuông có nhiều đường gân ngang dọc tạo thành 8 ô, 4 ô trên hình thang đứng, 4 ô dưới hình chữ nhật

Posted Image

Chuông có 6 núm gõ, xung quanh mỗi núm có 16 núm tròn nhỏ tạo thành hình bông cúc. Phần vành miệng trang trí 52 cánh sen.

Posted Image

Trong hai ô trên có hai bài minh văn khắc chìm chữ Hán, 4 ô dưới để trơn

Posted Image

Không chỉ là một quả chuông cổ gắn với các huyền tích của Đồ Sơn, đây còn là một quả chuông có giá trị nghệ thuật rất cao.Posted Image

Chuông bị chìm dưới biển hàng thế kỷ nhưng không hề bị nước mặn ăn mòn, với một tỷ lệ vàng rất cao.

Theo Đất Việt

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quả chuông kỳ lạ ‘tự lăn xuống biển’ trú ẩn

Được coi là quả chuông kỳ lạ nhất trong lịch sử Việt Nam, mỗi khi đất nước có biến động, chuông Vân Bản lại tự mình "tìm đường xuống đáy biển trú ẩn", đến khi đất nước bình yên lại trở về…

Nằm trong một góc khuất của Bảo tàng Lịch sử Quốc Gia (Hà Nội), chuông cổ Vân Bản hàng ngày vẫn im lặng trước cái nhìn của hàng trăm lượt khách tham quan. Có lẽ, đa phần trong số họ chỉ coi đây như một quả chuông cổ bình thường như nhiều hiện vật khác trong bảo tàng. Ít ai biết rằng đây là một quả chuông “có linh hồn” với số phận gắn với những câu chuyện hết sức lạ lùng trong lịch sử.

Chuông được tìm thấy năm 1958 tại vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng, sau đó được đưa về lưu giữ tại Bảo tàng cho đến ngày nay. Trên thân chuông không khắc niên đại. Theo nghiên cứu của các nhà sử học, chuông được đúc trong thời Trần (thế kỷ 13), là một trong 3 quả chuông cổ nhất Việt Nam trong thời điểm hiện tại.

Trong thời kỳ đầu tiên, chuông được treo tại chùa Vân Bản (Đồ Sơn - Hải Phòng). Tương truyền rằng vào thời Trần, một nhà sư Ấn Độ đã đến Đồ Sơn dựng chùa Hang. Vì chùa nằm sát mép nước, sợ biển đe dọa nên nhân dân dời về chùa Vân Bản và đúc chuông. Bài minh văn trên chuông tuy bị mờ mòn nhiều, nhưng vẫn còn có thể đọc được phần lớn số chữ, trong đó có đoạn mô tả ngôi chùa nằm trên một mỏm núi hướng ra biển.

Vị trí gần với biển cũng liên quan trực tiếp tới những âu chuyện nửa hư nửa thực lưu truyền trong dân gian, khiến chuông Vân Bản được coi là quả chuông có số phận kỳ lạ nhất Việt Nam.

Posted Image

Theo đó, chuông Vân Bản được cho là một quả chuông "thiêng", do người dân khu vực Đồ Sơn gìn giữ nhiều đời. Trải qua cuộc bể dâu của đất nước, chuông đã nhiều lần nằm dưới đáy biển sâu. Tuy vậy, như có một thế lực nào xui khiến, đến một thời điểm nào đó chuông lại được "thỉnh về". Tính ra, thời gian chuông Vân Bản nằm dưới đáy biển nhiều hơn thời gian được treo tại chùa.

Tương truyền, sau nhiều thăng trầm lịch sử, chùa Vân Bản bị đổ nát, chuông lăn xuống biển. Ít lâu sau, dân chúng hò nhau trục vớt được quả chuông ở bến đò Họng, rồi rước về chùa Nam gần đó. Trải qua vài trăm năm sau, do một trận bão lớn, chùa bị đổ sập, chuông lại bị lăn xuống biển ở chân núi Tháp. Đến thời Lê, chùa Vân Bản được dân chúng dựng lại ở ven núi. Sau khi chùa mới dựng xong, người dân Đồ Sơn lại tìm được quả chuông, đem về treo ở chùa.

Những thế kỷ sau đó, chuông Vân Bản còn nhiều lần tuyệt tích dưới đáy biển. Dân gian cũng đồn đại rằng những lần chuông biến mất đều trùng với thời điểm đất nước có biến loạn. Chuông đã một lần bị thất lạc từ thế kỷ 15 để tránh cuộc hủy hoại văn hóa Đại Việt trên quy mô lớn của giặc Minh. Đầu thế kỷ 19, chuông lại “lặn” xuống biển để tránh việc phá chùa Tháp của Hoàng Cao Khải... Đến khi nào "muốn" trở lại đất liến thì chuông sẽ "tự" cho con người những dấu hiệu để trục vớt.

Cũng có ý kiến cho rằng người dân Đồ Sơn đã chủ động giấu chuông Vân Bản xuống đáy biển và dựng lên những câu chuyện kỳ bì để bảo vệ quả chuông này. Và đến khi đất nước bình yên, họ tìm lại quả chuông để đưa về chùa.

Chuông được cho là đã tự "lăn" vào lưới của một ngư dân ở Đồ Sơn vào năm 1958 -thời điểm đất nước ta lập lại hòa bình được một thời gian ngắn, khi người này đang buông lưới đánh cá. Thấy lưới nặng, người ngư dân tưởng một con cá lớn mắc lưới nhưng kéo mãi không lên. Người ngư dân này đành nhờ người lặn xuống biển gỡ lưới, không ngờ "con cá" trong lưới chính là một quả chuông lớn. Khi quả chuông được phát hiện, người dân Đồ Sơn đã phỏng đoán đó là chuông Vân Bản vì câu chuyện về chiếc chuông nhiều lần đắm mình xuống đáy biển đã được lưu truyền từ lâu.

Điều đặc biệt là chuông bị chìm dưới biển hàng thế kỷ nhưng không hề bị nước mặn ăn mòn, làm hư hỏng. Có người lý giải rằng, chuông bền như vậy vì được đúc với một tỷ lệ vàng rất cao.

Một số hình ảnh về chuông Vân Bản:

Posted Image

Chuông Vân Bản có kích thước to lớn, cao 125cm, đường kính miệng 80cm.

Posted Image

Quai chuông trang trí hai con rồng đấu lưng vào nhau, nơi tiếp giáp ở vị trí cao nhất trang trí hình búp sen vẩy cá chép bao phủ toàn bộ thân rồng.

Posted Image

Hình tượng rồng mang nhiều đặc trưng của thời Trấn.

Posted Image

Thân chuông có nhiều đường gân ngang dọc tạo thành 8 ô, 4 ô trên hình thang đứng, 4 ô dưới hình chữ nhật

Posted Image

Chuông có 6 núm gõ, xung quanh mỗi núm có 16 núm tròn nhỏ tạo thành hình bông cúc. Phần vành miệng trang trí 52 cánh sen.

Posted Image

Trong hai ô trên có hai bài minh văn khắc chìm chữ Hán, 4 ô dưới để trơn

Posted Image

Không chỉ là một quả chuông cổ gắn với các huyền tích của Đồ Sơn, đây còn là một quả chuông có giá trị nghệ thuật rất cao.Posted Image

Chuông bị chìm dưới biển hàng thế kỷ nhưng không hề bị nước mặn ăn mòn, với một tỷ lệ vàng rất cao.

Theo Đất Việt

Không biết tên chữ của cái chuông Vân Bản ấy viết như thế nào, nhưng chắc phải là chữ Vân 云 Bản 板 chứ không thể là chữ Vân 雲 Bổn 本 (chữ Bổn 本 này cũng đọc là Bản 本, Vân 雲 Bổn 本 nghĩa là Mây Vốn). Còn Vân 云 Bản 板 nghĩa là Vang Bản Làng tức Vang Bang (QT lướt: Bản Làng=Bang), tức vang cả nước. Chữ Vân 云 vốn gốc là từ Van của tiếng Việt cổ, nghĩa là Nói, đã Van thì tiếng phải Vang cho khắp thế giới nghe thấy (QT lướt: Van khắp Làng = Vang), nên tiếng Việt còn có từ Van Nài, Van Vỉ, Ví Von. Cổ Hán thư dùng từ Vân 云 với tần suất rất lớn, nào là “Khổng 孔 Tử 子 vân 云:…”, “Lão 老 Tử 子 vân:…” vân vân mà Hán ngữ về sau rất ít dùng hoặc không dùng, gọi từ Vân là “ thuộc cổ Hán ngữ”. Tiếng Việt vẫn còn dùng từ Vân Vân ở cuối câu viết, ý là còn nói nhiều nữa (từ đôi Vân Vân thì nhấn ý là “nói nhiều”), trong khi Hán ngữ thì dùng từ Đẳng Đẳng chứ không nói là Vân Vân. Cái chuông Vang Bản ấy được viết bằng hai chữ Vân 云Bản 板. Từ Bản 板 này còn vô vàn trong tên địa danh các vùng ở Hoa Nam, dù có ghi xuôi kiểu Việt hay ghi ngược kiểu Hán thì Bản 板 vẫn là dấu ấn của Bản Làng người Việt của nước Văn Lang xưa. Thời đất nước thái bình thì chuông vang bản làng là đương nhiên. Thời chiến tranh loạn lạc, chuông chẳng muốn Vang nữa, nên nó lặn lẩn đi. Bởi nó nghĩ rằng thời loạn, nó có Van cũng chẳng ai biết nghe, thì nó Van làm gì cho vô ích, như làm Bẩn chính nó, đó là sự tự trọng. Thái bình ngược với Loạn lạc, cũng như Vân Bản lái ngược lại là Van Bẩn.

Người Việt yêu hòa bình, nên hiểu theo nghĩa thuận là Vân Bản tức vang bản làng, người Việt ghét chiến tranh nên không hiểu ngược theo nghĩa lái ngược là Van Bẩn (nghĩa bóng là nói xấu).

Thời chiến tranh, để tránh sự tàn phá văn hóa của quân xâm lược, người dân đem chôn giấu chuông đi, rồi kể bằng câu chuyện, để đời sau còn biết mà tìm, đồng thời ý tứ của chuyện cũng để nhắc nhở rằng cái chữ kiểu gì thì cũng chỉ là cái công cụ ghi mà thôi, công cụ ghi nào tiện lợi nhất có được để ghi cái tiếng thì dùng công cụ ấy, cái tiếng nói mới cần phải giữ mãi để khỏi mất dân tộc. Cũng như thời Tần Thủy Hoàng đốt sách, bắt nói một thứ tiếng chung, có ông Tô nói rằng: “ Ta mất sạch cả rồi, Ta chỉ còn mỗi cái lưỡi”, nên về sau có câu thành ngữ điển tích là “cái lưỡi Tô Tần”. Cách nay 2000 năm Hứa Thận còn biết vận dụng cách nói lái của người Việt để hướng dẫn cách đọc cho đúng âm chữ (gọi là “phản thiết”), thì cái cách nói lái ấy nó phải có trước thời Hứa Thận chí ít 3000 năm nữa, tức có cách nay 5000 năm, đó là 5000 năm của văn minh Văn Lang.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không biết tên chữ của cái chuông Vân Bản ấy viết như thế nào, nhưng chắc phải là chữ Vân 云 Bản 板 chứ không thể là chữ Vân 雲 Bổn 本 (chữ Bổn 本 này cũng đọc là Bản 本, Vân 雲 Bổn 本 nghĩa là Mây Vốn). Còn Vân 云 Bản 板 nghĩa là Vang Bản Làng tức Vang Bang (QT lướt: Bản Làng=Bang), tức vang cả nước. Chữ Vân 云 vốn gốc là từ Van của tiếng Việt cổ, nghĩa là Nói, đã Van thì tiếng phải Vang cho khắp thế giới nghe thấy (QT lướt: Van khắp Làng = Vang), nên tiếng Việt còn có từ Van Nài, Van Vỉ, Ví Von. Cổ Hán thư dùng từ Vân 云 với tần suất rất lớn, nào là “Khổng 孔 Tử 子 vân 云:…”, “Lão 老 Tử 子 vân:…” vân vân mà Hán ngữ về sau rất ít dùng hoặc không dùng, gọi từ Vân là “ thuộc cổ Hán ngữ”. Tiếng Việt vẫn còn dùng từ Vân Vân ở cuối câu viết, ý là còn nói nhiều nữa (từ đôi Vân Vân thì nhấn ý là “nói nhiều”), trong khi Hán ngữ thì dùng từ Đẳng Đẳng chứ không nói là Vân Vân. Cái chuông Vang Bản ấy được viết bằng hai chữ Vân 云Bản 板. Từ Bản 板 này còn vô vàn trong tên địa danh các vùng ở Hoa Nam, dù có ghi xuôi kiểu Việt hay ghi ngược kiểu Hán thì Bản 板 vẫn là dấu ấn của Bản Làng người Việt của nước Văn Lang xưa. Thời đất nước thái bình thì chuông vang bản làng là đương nhiên. Thời chiến tranh loạn lạc, chuông chẳng muốn Vang nữa, nên nó lặn lẩn đi. Bởi nó nghĩ rằng thời loạn, nó có Van cũng chẳng ai biết nghe, thì nó Van làm gì cho vô ích, như làm Bẩn chính nó, đó là sự tự trọng. Thái bình ngược với Loạn lạc, cũng như Vân Bản lái ngược lại là Van Bẩn.

Người Việt yêu hòa bình, nên hiểu theo nghĩa thuận là Vân Bản tức vang bản làng, người Việt ghét chiến tranh nên không hiểu ngược theo nghĩa lái ngược là Van Bẩn (nghĩa bóng là nói xấu).

Thời chiến tranh, để tránh sự tàn phá văn hóa của quân xâm lược, người dân đem chôn giấu chuông đi, rồi kể bằng câu chuyện, để đời sau còn biết mà tìm, đồng thời ý tứ của chuyện cũng để nhắc nhở rằng cái chữ kiểu gì thì cũng chỉ là cái công cụ ghi mà thôi, công cụ ghi nào tiện lợi nhất có được để ghi cái tiếng thì dùng công cụ ấy, cái tiếng nói mới cần phải giữ mãi để khỏi mất dân tộc. Cũng như thời Tần Thủy Hoàng đốt sách, bắt nói một thứ tiếng chung, có ông Tô nói rằng: “ Ta mất sạch cả rồi, Ta chỉ còn mỗi cái lưỡi”, nên về sau có câu thành ngữ điển tích là “cái lưỡi Tô Tần”. Cách nay 2000 năm Hứa Thận còn biết vận dụng cách nói lái của người Việt để hướng dẫn cách đọc cho đúng âm chữ (gọi là “phản thiết”), thì cái cách nói lái ấy nó phải có trước thời Hứa Thận chí ít 3000 năm nữa, tức có cách nay 5000 năm, đó là 5000 năm của văn minh Văn Lang.

Em tưởng thành ngữ "3 tấc lưỡi Tô Tần" gắn với việc Tô Tần du thuyết 6 nước chư hầu liên kết theo thuyết "hợp tung" chống Tần và được làm tướng quốc của cả 6 nước chứ nhỉ? Người này còn có 1 tích nữa là "chị dâu Tô Tần" với việc đổ bát nước ra bắt chị dâu gom lại cho đầy! Tích hỏi còn lưỡi không chính là của Trương Nghi chứ không phải Tô Tần. Sau này, chính Trương Nghi dùng thuyết "hợp tung" phá thuyết "liên hoành", khiến nước Tần chinh phục được cả 6 nước.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em tưởng thành ngữ "3 tấc lưỡi Tô Tần" gắn với việc Tô Tần du thuyết 6 nước chư hầu liên kết theo thuyết "hợp tung" chống Tần và được làm tướng quốc của cả 6 nước chứ nhỉ? Người này còn có 1 tích nữa là "chị dâu Tô Tần" với việc đổ bát nước ra bắt chị dâu gom lại cho đầy! Tích hỏi còn lưỡi không chính là của Trương Nghi chứ không phải Tô Tần. Sau này, chính Trương Nghi dùng thuyết "hợp tung" phá thuyết "liên hoành", khiến nước Tần chinh phục được cả 6 nước.

Cũng có thể bác Lãn Miên trích dẫn sai - Trương Nghi chứ không phải Tô Tần - khi bị đánh gần chết, bị người nhà trách móc vì sao cứ cố đi diễn thuyết mong làm quan, để đến nỗi ăn đòn như vậy. Trương Nghi trả lời: Cái lưỡi ta còn không? Người nhà cười nói còn.

Nhưng dù như vậy thì đây cũng chỉ là một tiểu tiết, có thể bỏ đi và không ảnh hưởng đến nội dung bài viết: Minh chứng cho hiện tương kỳ lạ của cái chuông Vân Bản nhằm chứng minh cho cội nguồn ngôn ngữ Việt qua tiếng Hán Việt là danh tự của cái chuông.

Bởi vậy, khi nghiên cứu bất cứ một vấn đề gì, chúng ta cần xem bản chất nội dung của vấn để đặt ra. Chứ nếu cứ đi vào tiểu tiết thì khó tìm ra chân lý. Cũng như hồi cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" của tôi. Ban biên tập đặt vấn đề: Những câu chuyện giải mã không có cơ sở khoa học. Tôi trả lời ngay - vì nôn nóng cuốn sách được in - Các anh cứ việc cắt bỏ tất cả những sự giải mã đó, miễn cuốn sách được in. Vì những câu chuyện giải mã đó chỉ thêm hấp dẫn câu chuyện mà thôi. Cơ sơ phân tích và luận cứ không nằm ở đấy!

Nhưng biết đâu câu chuyện ông Tô kia anh Lãn Miên có từ nguồn tài liệu khác?

Dù sao anh Lãn Miên cũng rút kinh nghiệm - nếu viết sách - thì những dẫn chứng cần trích dẫn nguồn cho thêm phần "khoa học". Còn viết trên mạng thì mọi người tin nhau là chính, không đi vào chi tiết quá. Nhưng ra đến xã hội, viết sách thì hơi rắc rối hơn.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cũng có thể bác Lãn Miên trích dẫn sai - Trương Nghi chứ không phải Tô Tần - khi bị đánh gần chết, bị người nhà trách móc vì sao cứ cố đi diễn thuyết mong làm quan, để đến nỗi ăn đòn như vậy. Trương Nghi trả lời: Cái lưỡi ta còn không? Người nhà cười nói còn.

Nhưng dù như vậy thì đây cũng chỉ là một tiểu tiết, có thể bỏ đi và không ảnh hưởng đến nội dung bài viết: Minh chứng cho hiện tương kỳ lạ của cái chuông Vân Bản nhằm chứng minh cho cội nguồn ngôn ngữ Việt qua tiếng Hán Việt là danh tự của cái chuông.

Bởi vậy, khi nghiên cứu bất cứ một vấn đề gì, chúng ta cần xem bản chất nội dung của vấn để đặt ra. Chứ nếu cứ đi vào tiểu tiết thì khó tìm ra chân lý. Cũng như hồi cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" của tôi. Ban biên tập đặt vấn đề: Những câu chuyện giải mã không có cơ sở khoa học. Tôi trả lời ngay - vì nôn nóng cuốn sách được in - Các anh cứ việc cắt bỏ tất cả những sự giải mã đó, miễn cuốn sách được in. Vì những câu chuyện giải mã đó chỉ thêm hấp dẫn câu chuyện mà thôi. Cơ sơ phân tích và luận cứ không nằm ở đấy!

Nhưng biết đâu câu chuyện ông Tô kia anh Lãn Miên có từ nguồn tài liệu khác?

Dù sao anh Lãn Miên cũng rút kinh nghiệm - nếu viết sách - thì những dẫn chứng cần trích dẫn nguồn cho thêm phần "khoa học". Còn viết trên mạng thì mọi người tin nhau là chính, không đi vào chi tiết quá. Nhưng ra đến xã hội, viết sách thì hơi rắc rối hơn.

Thời Chiến Quốc, nhà “tung hoành gia” là nói vai trò của nhà ngoại giao quốc tế, có thể là người đi khuyên các nước hòa hảo với nhau, như Tô Tần, có thể là người đi nói kiểu “đâm bị thóc chọc bị gạo như Trương Nghi, tùy theo mục đích mà người ấy muốn làm. Tô Tần và Trương Nghi cùng học một thầy là đại sư Qủi Cốc Tử, trong thời đang học Tô Tần còn phải phục Trương Nghi học giỏi hơn. Vậy mà dân gian chỉ có lưu truyền câu ngạn ngữ “cái lưỡi Tô Tần” chứ không có câu ngạn ngữ “cái lưỡi Trương Nghĩa”, vì nhân vật Tô Tần như minh, còn nhân vật Trương Nghi như ám. Tô Tần khi khuyên vua Tần phải tôn trọng, hòa bình với lục quốc không được, ông bỏ về nhà, bị vợ đuổi, cha từ, đành vào núi khổ công hơn một năm trời đọc lại các sách xưa. Ra khỏi núi, ông từ nước Yến bắt đầu kế hoạch báo thù vua Tần, ông thuyết phục được lục quốc liên hợp chặt chẽ với nhau, làm thành một cục diện mà vua Tần trong suốt 25 năm liền không giám tấn công lục quốc. Trương Nghi thì phẩm cách lại khác. Khi còn học, có lần đi ăn cơm nhà quan, quan rơi mất cái đổng cổ, có người mách chắc là Trương Nghĩa lấy trộm, thằng ấy du thủ du thực lắm. Quan bèn nọc Trương Nghĩa đánh cho một trận nhừ đòn. Về nhà , Trương Nghĩa hỏi vợ rằng xem giùm cái lưỡi của ta có còn không, vợ vừa lạ vừa buồn cười nói vẫn còn. Trương Nghĩa mới thở phào: “Lưỡi còn thì ta còn có thể báo thù”. Sau Trương Nghĩa nhờ có Tô Tần giúp đỡ mới có được quyền vị ở nước Tần. Lúc đó Trương Nghĩa thư về cho ông quan năm xưa đã đánh hắn: “Năm xưa tôi chẳng phải trộm của ông, mà ông đối xử với tôi như vậy, bây giờ tôi đã hùng rồi, nước ông liệu mà coi chừng nhá”. Sau đợi đến khi Tô Tần mất rồi, Trương Nghĩa mới hiến kế sách cho vua Tần phá tan sự liên hợp của lục quốc, công thành, nhổ trại mạnh như gió thu quyét sạch lá rụng. Qủi Cốc Tử có thể không phải là tên thật của ông thầy dạy “thuật thuyết pháp”. Chuyện truyền thuyết dùng chữ “quỉ cốc” chỉ để muốn ám chỉ rằng ông ấy đã đào tạo thành công một thằng giỏi “đâm bị thóc, chọc bị gạo” như Trương Nghi, mới phá tan nổi sự liên hợp lục quốc mà Tô Tần dày công thuyết phục xây dựng được để chống lại âm mưu xâm lược của nước Tần.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi chưa được đọc các công trình nghiên cứu của bác Lãn Miên về ngôn ngữ học nên chưa dám bàn. Tuy nhiên, các điển cố kinh điển xưa nay, thiết nghĩ nên sử dụng theo nghĩa thông thường. Với những kiến thức tôi được đọc trong cuốn "Điển cố văn học", xuất bản cách đây cỡ 50 năm (hiện ở nhà vẫn còn, tôi không nhớ rõ nhóm tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản) thì tôi được biết:

- Quỷ Cốc tử Vương Hủ tương truyền có rất nhiều học trò, nhưng trong đó có 2 cặp nổi tiếng là Tô Tần - Trương Nghi và Bàng Quyên - Tôn Tẫn;

- Thành ngữ "ba tấc lưỡi" gắn với Tô Tần chứ không phải Trương Nghi. Tô Tần ngoài tích này còn tích nữa gắn với thành ngữ "chị dâu Tô Tần". Tương truyền, thuở hàn vi thuyết khách cơ cực, Tô Tần bị chị dâu rất coi thường và nói lời xúc phạm. Khi du thuyết thành công, làm thừa tướng 6 nước, về nhà thì chị dâu mang nước lên mời. Tô Tần đổ bát nước ra nhà rồi nói nếu gom lại đầy thì có thể bỏ qua chuyện xưa được.

Nếu bàn về các nhân vật này, có thể thấy trong mỗi cặp, Tô Tần và Bàng Quyên là những người xây, Trương Nghi và Tôn Tẫn là những người phá. Thói đời phá bao giờ cũng dễ hơn xây nên bàn chuyện hơn thua cũng khó. Với lại, mối liên kết bằng ba tấc lưỡi mà tồn tại được 25 năm thì thiết nghĩ cũng nên sụp đổ để dựng nên một cục diện mới cho vui!

Share this post


Link to post
Share on other sites