wildlavender

Dại Và Khôn!

10 bài viết trong chủ đề này

Dại và khôn!

Posted ImageCuộc giao dịch của Bờm lương thiện mà cũng rất sòng phẳng, làm đúng khả năng, hưởng đúng nhu cầu. Nếu nó khởi lòng tham thái quá, nó sẽ rơi vào thế lực của những kẻ bóc lột. Thằng Bờm có hơi thiếu lòng tham bẩm sinh của con người, nhưng nó làm chủ được mình trước những lời mật ngọt, dụ dẫn vào vòng xoáy tham lam.Bờm dốt hay Phú ông dốt?

Bờm dốt hay Phú ông dốt?

Có một nhân vật của dòng văn học dân gian mà gần như ai cũng nhớ tên, đó là "Thằng Bờm". Không biết tự bao giờ, nhân vật ấy lại được người ta dùng để châm chọc cho tính cách khờ khạo của một ai đó. Và thằng Bờm "khờ" như đến thế này là cùng:

Thằng Bờm có cái quạt mo

Phú ông xin đổi ba bò chín trâu

Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu

Phú ông xin đổi ao sâu cá mè

Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè

Phú ông xin đổi ba bè gỗ lim

Bờm rằng Bờm chẳng lấy lim

Phú ông xin đổi đôi chim đồi mồi

Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi

Phú ông xin đổi nắm xôi Bờm cười.

Cái dại, cái khờ khạo của thằng Bờm là đã không chịu đáp ứng sự đổi chác quá chênh lệch của lão Phú ông. Phú ông đổi những cái có giá trị, thì Bờm cứ... "chẳng lấy". Đến khi Phú ông đổi nắm xôi, thì... Bờm cười. Cười thôi, chẳng biết rõ là đồng ý hay không. Bờm khờ khạo hay lão phú ông khờ khạo?

Câu chuyện đơn thuần là một cuộc đổi chác, ở đó cái quạt là vật có "giá trị" đến mức Phú ông phải hết lần này đến này khác gạ gẫm. Cái sự ngược đời ở câu chuyện lại không theo chiều luỹ tiến tăng dần từ giá trị nhỏ đến giá trị lớn, mà lại đi từ giá trị lớn xuống giá trị nhỏ. Chính điều này mà người ta xem thằng Bờm là khờ khạo, là đánh mất cơ hội "ăn quả đậm" từ một kẻ đột nhiên khờ như Phú ông.

Mua rẻ bán đắt, đổi ít lấy nhiều..., trong buôn bán, ai là người không có cái tâm lý ham lợi ấy, miễn là thuận mua vừa bán. Trên thế gian này, mọi sự không thỏa mãn đều bắt nguồn từ lòng tham chứ đâu.

Thế nhưng, các nhà giỏi tính toán thời hiện đại, hãy xem thằng Bờm đã "thiệt tình" như thế nào khi đồng ý đổi cái quạt lấy nắm xôi (cứ tạm xem việc thằng Bờm cười tức là đồng ý đi). Quạt mo làm từ cái mo cau. Khi tàu cau già rụng xuống, người dân quê nhặt lấy cắt để làm quạt. Mà cau ở làng quê Việt Nam thì nhiều lắm, ở đâu cũng có.

Nhưng ở góc nhìn của thằng Bờm, có thể nó cười Phú ông dốt, vì nắm xôi thì khó kiếm, chứ mo cau làm quạt thì có thiếu gì. Người ta bảo "Được mùa cau, đau mùa lúa", gạo chẳng có mà ăn nữa là nắm xôi. Phú ông "dại" thế mà lâu nay đọc bài ca dao này người ta vẫn cứ nghĩ thằng Bờm thiếu khôn. Nếu như gặp những người "khôn" hơn, có lẽ Phú ông phải mất những thứ giá trị gấp nhiều lần cái nắm xôi. Có lẽ nào lão Phú ông do giàu có quá mà lú lẫn khi chẳng định giá được tài sản của mình? Hay là lão Phú ông muốn ném tiền qua cửa sổ?

Posted Image

Cuộc giao dịch của Bờm lương thiện mà cũng rất sòng phẳng, làm đúng khả năng hưởng đúng nhu cầu.

Lòng lương thiện và sự thực tế của con người

Có người thì bình luận rằng, người đói thì cần cái ăn. Rất thực tế, thằng Bờm nghèo chỉ có cái khố trong người, thì nó cần nắm xôi hơn các thứ khác là phải.

Nhưng sao không ai nghi ngờ sự đổi chác ấy của lão Phú ông? Lão Phú ông có thật bụng như vậy không? Sao người ta lại tiếc cho thằng Bờm và tiếc hùi hụi rằng, sao chẳng có ai mang bè gỗ lim đến đây, mình cho hắn một tá quạt, cớ gì cứ phải thích cái quạt của thằng Bờm?

Trong việc định giá tài sản trao đổi, thằng Bờm có phần "thông minh" hơn Phú ông. Lòng lương thiện của thằng Bờm chính là nó không thể nhận những giá trị lớn hơn cái giá trị mà nó đang có. Đối với những kẻ giàu như Phú ông, trong mắt thằng Bờm, có thể chỉ là một sự đổi chác bất lương.

Bởi nếu thằng Bờm nhận lời đổi cao, thì bất cứ khi nào nó cũng có thể bị cướp lại những thứ nó đã đổi. Cái kiểu người như Phú ông, tính toán hơn thiệt nhiều như thế làm gì lại mang điều tốt, lợi đến cho người nghèo. Hắn cướp cái quạt đó còn được, chứ huống gì phải năn nỉ để mà đổi.

Trong tiếng cười của Bờm có hai hàm ý, một là chê Phú ông dại, có cái quạt mo rất ư bình thường mà phải mất cả nắm xôi, hai là nó cười vui sướng vì đã... quá hời. Có thể gỗ lim, ba bò chín trâu chẳng có ý nghĩa gì khi bụng nó đang đói.

Nhưng cũng có người nghĩ, sao không lấy những thứ đó mà đem đổi gạo về mà thổi cơm ăn cả tháng. Thằng Bờm không nghĩ nhiều như thế. Vì nếu nghĩ nhiều như thế, thì lão Phú ông cũng đã nhanh chân vào vườn cau của ai đó mà cắt lấy một tàu cau đem ra mà làm quạt rồi, việc gì mất thời gian đứng đó mà nài nỉ.

Một người đang tham lam vơ vét, tính toán hơn thiệt với đời chẳng lẽ lại không biết tính toán rằng chiếc quạt mo và ba bò chín trâu cái nào hơn cái nào, thế mà vẫn ngỏ lời mặc cả đánh đổi. Hoặc giả Phú ông bất ngờ quẫn trí, thích khác người, thích mang rác về làm... cổ vật, thì sao?

Hoặc giả Phú ông thử lòng thằng Bờm, xem một kẻ làm công nghèo có biết tham không? Chứa một kẻ tham cùng hạng như mình ở trong nhà thì cũng nguy lắm, chẳng những nay nó tham ba bò chín trâu mà sau này còn tham nhiều thứ quý giá khác thì sao?

Bây giờ, vẫn có những người khi trách một ai đó khờ khạo, thì bảo rằng "mày Bờm quá!". Có người thì bình luận, tư duy của thằng Bờm là "dĩ thực vi tiên", đánh đổi tất cả để lấy cái trước mắt. Một thằng Bờm với phận nghèo tự ti, nên vô trách nhiệm với hiện tại và tương lai.

Thử hình dung ra chuyện thằng Bờm tự dưng có ba bò chín trâu. Sẽ chẳng ai tin, thậm chí còn đố kỵ mà bảo rằng nó đi ăn cắp thì mới có được những thứ giá trị ấy. Ở điểm này, thằng Bờm thông minh hơn chúng ta tưởng. Nó không dại gì lấy những thứ tài sản ấy ra để người ta nhục mạ nó là đồ ăn cắp. Với tư cách của một người làm công, làm nô bộc, nó đâu có bắt được vàng rơi giữa đường để mà chỉ sau một thời gian ngắn bỗng dưng trở thành người giàu.

Cuộc giao dịch của Bờm lương thiện mà cũng rất sòng phẳng, làm đúng khả năng hưởng đúng nhu cầu. Nếu nó khởi lòng tham thái quá, nó sẽ rơi vào thế lực của những kẻ bóc lột. Thằng Bờm có hơi thiếu lòng tham bẩm sinh của con người, nhưng nó làm chủ được mình trước những lời mật ngọt, dụ dẫn vào vòng xoáy tham lam.

Biết đâu là... họa thì sao?

Ở cuộc đổi chác này, trong hai người có một người dại, hoặc Phú ông, hoặc thằng Bờm. Nhưng chắc chắn có một người vui hơn khi biết cười và không thấy mình thua thiệt, đó là thằng Bờm. Đến đây, chợt nhớ câu thơ tự trào của Nguyễn Bỉnh Khiêm: "Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ. Người khôn người đến chốn lao xao".

Lòng tham của con người nó lao xao lắm. Được voi lại đòi tiên. Hai hệ giá trị nằm ở hai vế tư duy giàu và nghèo, chắc chắn sẽ không bao giờ gặp nhau trong nhu cầu, với người này thì là đủ, còn với người kia thì không biết thế nào là đủ, mà người không biết đủ thì dù ở thiên đường cũng không xứng ý... Cứ đòi, đòi mãi, đòi những thứ rồi đây rốt cuộc cũng không thuộc về mình.

Nói thế thôi chứ, cái "dại" xưa nay thường vẫn nằm ở phía thằng Bờm. Khi mua bán cái gì người ta cũng chọn lựa những cái ngon, cái to, còn những phần nhỏ, xấu, không ngon thì dành cho người khác. Thế mới nói, ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau...

Thằng Bờm chẳng lấy cái không thuộc về mình. Có thể nó hiểu, một kẻ giàu có như Phú ông, nói có người nghe, đe có kẻ sợ, mà bất ngờ đổi sang tính tốt, thì phải xem động cơ của ông ta là gì...

Thực tế, trong cuộc sống, giao dịch bất thành bởi một trong hai bên bất tín. Thằng Bờm không thể tin vào cái sự đổi chác bất ngờ và tình cờ như thế. Chắc hẳn nó kinh nghiệm được một điều, ban đầu dân cũng tin lời quan lại, cường hào, nhưng vì bọn người này ưa thói tham lam, lật lọng, nên lâu dần dân không còn tin lời bọn người này nói nữa.

Biết đâu đổi chác nhiều như thế lại là họa thì sao. Biết đâu đổi xong nó đổ vấy cho mình là đi ăn cắp thì sao... Thế nên, ai bảo thằng Bờm là khờ khạo, là ngu, chắc phải nên xem lại đánh giá của mình.

Vì trong hoạt cảnh trao đổi ấy, chiếc quạt của bờm là thật, đang cầm ở trên tay, còn những lời dụ dỗ kia có khi chỉ là giả, vì tiền chưa trao, cháo chưa múc. Huống chi là thói lật lọng xưa nay của bọn quan lại, cường hào. Miệng quan có gang có thép, miếng xôi, cái bánh cho đến miệng dân rồi mà bọn họ còn rút ra được thì... tin thế nào được.

Cổ nhân nói: "Phàm làm việc gì, trước phải xét kỹ đến hậu quả của nó". Sự thận trọng của thằng Bờm ấy thế mà khôn! Tiếng cười dễ dãi của thằng Bờm cũng tinh ranh lắm! Và giá trị của thằng Bờm là đã biết dừng đúng lúc ở một cuộc trao đổi cân bằng.

Nam Quốc

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

CÁI CƯỜI CỦA THẰNG BỜM

Tiểu "nuận" của Thiên Sứ

Thằng Bờm có cái quạt mo

Phú ông xin đổi ba bò chín trâu

Bờm rằng: Bờm chẳng lấy trâu

Phú ông xin đổi ao sâu cá mè

Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè

Phú ông xin đổi một bè gỗ lim

Bờm rằng Bờm chẳng lấy lim

Phú ông xin đổi con chim đồi mồi

Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi

Phú ông xin đổi nắm xôi. Bờm cười.

Cứ như thế, bài ca dao thằng Bờm ngộ ngĩnh, tửng tửng theo gió, luồn lách qua luỹ tre làng, qua mái tranh, gốc rạ, lưu truyền không biết tự bao đời, cho đến tận bi giờ. Chẳng phải vì triết lý sâu xa dạy đời; cũng chẳng phải là áng văn chương trác tuyệt làm rung động lòng người; cũng lại càng chẳng phải huyền thoại, sử thi khiến người đời phải trân trọng gìn giữ. Nhưng lạ thay! Chuyện thằng Bờm vẫn cứ tồn tại, còn lâu hơn cả nhũng bài thơ đắc ý của những thi nhân vào "hạng thường thường bậc trung". Hẳn như truyện Kiều, khi sáng tác cụ Nguyễn Du đã chép ra giấy trắng mực đen rõ ràng, chứ đâu phải truyền miệng như "Thằng Bờm". Vậy mà khi lưu truyền, còn có bậc "cao nhân" nào đó trong lúc nhậu nhẹt say sưa, nổi máu giang hồ, liều mạng sửa văn của cụ Nguyễn Du, bôi chữ "tác" thành ra chữ "tộ". Khiến cho hậu thế có luôn mấy bản Kiều khác nhau, bản dài, bản ngắn để lưu truyền. Tao nhân, mặc khách về sau thi nhau bàn bạc chữ "tộ" chữ "tác", cứ loạn cả lên. Ấy thế mà chuyện "Thằng Bờm" chưa thấy ai sửa được chữ nào. Cũng may, nếu bị sửa chỉ cần một chữ thì đâu còn là "Thằng Bờm" nữa. Sự tồn tại của chuyện "Thằng Bờm" kể ra thì cũng "lọa", chẳng thua gì một huyền thoại.

Nhưng chẳng ai có thể biết được bài ca dao ấy có từ bao giờ, gốc tích ra sao? Từ thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, hay thời Trần, thời Lý? Hẳn từ thời Bắc thuộc hay có khi từ thời Hùng Vương cũng nên? Ai là tác giả chuyện "Thằng Bờm"? Hổng biết luôn! Đến như chuyện Thạch Sanh, thần thoại từ đầu đến đuôi, thế mà cũng có người tìm ra được "dị vật" bảo chứng cho nguồn gốc của câu chuyện mới ghê chứ(?). Người ta bảo rằng thì là ở tận tít Hà Tiên, có cái động gọi là "Thạch Động" (liên quan chặt chẽ đấy nhé: Thạch với Thạch giống nhau); trong động còn có cái hang ăn thông xuống biển (cứ y "choang" như trong chuyện). Hình như còn có cả mảnh vỡ của nồi niêu, xong chảo bằng đất nung nằm lung tung trong ấy nữa (Hẳn là đồ dùng của Thạch Sanh khi đi làm quan quăng lại!?). Đã vậy, hiện nay ở vùng đồng bằng Nam bộ có rất nhiều người mang họ Thạch (Chắc đấy là con cháu do Thạch Sanh lấy công chúa đẻ ra?). Như vậy thì chuyện Thạch Sanh phải có thật đứt đuôi đi rồi!

Ối giời đất ơi! Chu choa, mèng đéc, mế bầu, bọ bủ ơi! Thế thì mau mau cố gắng đào bới chung quanh Thạch động xem, có khi còn cả cây đàn và niêu cơm thần vẫn chôn đâu đó. Cổ vật có giá trị thượng thặng đấy! Đào được thì "Nô - tế bồ" về giá cả. Cứ gọi là trúng quả đậm chứ chẳng phải chuyện chơi! Nhưng eo ơi! Nếu thế thì chuyện đại bàng, trăn tinh, thuỷ quái đều phải có thật cả đấy! Cửa giả phải đóng cẩn thận; buổi tối trẻ con phải đi ngủ sớm. Nếu không yêu tinh bắt ăn thịt đấy! Kinh quá!

Còn chuyện thằng Bờm thì lại chẳng có cái may mắn đó! Di vật khảo cổ thì chẳng thấy mồ mả thằng Bờm chôn ở đâu. Xét gia phả cũng chẳng thấy ai là con cháu thằng Bờm.Văn bản chữ Hán, chữ Nôm cũng chưa thấy ai viết chuyện "Thằng Bờm". Có lẽ văn bản "cổ" nhất về "Thằng Bờm" được ghi bằng chữ Quốc ngữ?

Chà! Như vậy thì có thể "Thằng Bờm" xuất hiện vào thời Tây mới sang xâm lược nước ta cũng nên?

Ơ! Nhưng mà văn bản "Thằng Bờm" thì lại không có dấu ấn của thời Tây trong đó? Bởi vì nếu vào thời Tây thì chắc hẳn thay vì con chim đồi mồi sẽ là con búp bê chớp mắt mở mắt chẳng hạn; hoặc giả câu cuối có thể viết là " Phú ông đổi ￸ bánh ga - tôi (*). Bờm cười" thì mới đúng là dấu ấn thời Tây chứ! Đằng này nó lại cứ tưng tửng, chỉ trừ thời đại đồ đá. còn thời nào cũng được. Như vậy là chuyện "Thằng Bờm" không may mắn như chuyện Thạch Sanh rồi. Bàn chuyện xuất xứ của thằng Bờm khó quá. Cứ y như đi tìm sơ yếu lý lịch của Chí Phèo ở làng Vũ Đại, cũng đến hoà cả làng thôi.

Thế thì đành phải quay ra bàn về nội dung của câu chuyện thằng Bờm vậy. Cũng nhiều người bàn rồi. Thằng Bờm lên phim lên kịch, thằng Bờm vào sách vở học sinhナ Người Việt Nam ta ai mà chẳng biết thằng Bờm, cứ y như ai cũng biết ông trời vậy. Thậm chí, người viết có lần vô tình đã nhìn thấy một quán cà phê karaoke lấy tên "Thằng Bờm" hẳn hoi. Đủ hiểu thằng Bờm nổi tiếng cỡ nào! Nói thế chứ chưa ai biết được thằng Bờm mặt mũi ra sao, ăn mặc thế nàoナ Có người bảo rằng thằng Bờm ngớ ngẩn không biết giá trị vật chất cao sang, nên đã từ chối những gì phú ông cho nó. Cũng có người lại bảo rằng: thằng Bờm là tiêu biểu cho giới trí thức bình dân, vốn thật thà chất phác. Cho nên Bờm không tham lam (giới bình dân thì không tham lam? Hơ!Posted ImagePosted ImagePosted ImagePosted Image), nên chỉ đổi cái quạt mo lấy đúng giá trị của nó là gói xôi. Hình như những nhận xét của người đời không làm thằng Bờm thoả mãn, nên nó vẫn cười cho đến tận bi "vờ".

Nếu bảo Bờm ngớ ngẩn - theo tiêu chuẩn phương pháp luận: không biết giá trị của cải cao sang là ngớ ngẩn - thì không lẽ phú ông cũng là thằng ngu hay sao mà đem cả một gia tài đồ sộ để đổi lấy cái quạt mo? Cứ theo phương pháp luận này thì phú ông không thể là thằng ngu. Bởi vì phú ông ngu thì làm sao mà lắm tiền thế? Như vậy thì Bờm cũng không thể ngu. Lập luận kiểu này là không lô gích.

Nếu bảo Bờm không tham lam, cái quạt mo chỉ giá trị bằng gói xôi thì phú ông đổi làm gì? Để ngài quạt phạch phạch cho nó mát chăng?! Ở cái xứ sở mà người ta ăn trầu từ thời thượng cổ, mo cau thiếu gì! Giầu như phú ông chỉ cần bỏ ra một đồng kẽm cũng mua nổi ngót chục cái quạt mo chứ đừng nói một cái. Cứ gọi là đổi gói xôi cũng còn là mắc tiền. Lập luận này cũng không lô gích.

Ấy thế mà xét theo nội dung văn bản qua ngôn từ của bài ca dao, thì rõ ràng thằng Bờm đã đổi cái quạt mo đâu? Nếu Bờm đã đổi thì sao bài ca dao câu cuối không viết là: "Phú ông xin đổi nắm xôi. Bờm: Ừa!". Cái oái ăm nó ở chỗ Bờm mới chỉ cười. Cười thì cũng còn nhiều kiểu. "Cười" khác, mà "ừ" khác. Đó là hai "phạm trù"￸ khác nhau hẳn. Bởi vậy bảo Bờm cười tức là đã đồng ý đổi chỉ là lập luận vội vã, chưa thấu đáo. khiên cưỡng, chủ quan, duy ý chí, không khoa học, thiếu logic, chưa thể hiện rõ tính bức xúc, trăn trở, trằn trọc suy tư cho vấn đề ナ."cười". Tất nhiên đó là một sai lầm và cần phải xem xét lại. Chưa biết được đây là cái cười thoả mãn, bằng lòng; hay là cái cười của sự minh triết Lạc Việt trước những giá trị của nó mà người đời chưa hiểu hết, nên không thể đem so sánh nó với những giá trị vật chất của đời thường?

Ba bò chín trâu là những phương tiện sản xuất dồi dào, của cái thời mà các nhà xã hội học gọi là phương thức sản xuất nông nghiệp lạc hậu; một bè gỗ lim có thể xây được nhà cao cửa rộng vào loại thứ "xịn"; ao sâu cá mè thể hiện sự phú túc an nhàn trong cuộc sống; con chim đồi mồi là một vật trang trí nội thất của những nơi quyền quí cao sang. Nếu tất cả đều hiện hữu ngay trong xã hội hiện đại, thì số tài sản đó bán đi có thể gây dựng được một doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ghê chưa! Thế mà chỉ để đổi cho thằng Bờm lấy một cái quạt mo? Vậy mà Bờm còn chưa chịu đổi, thế mới kinh chứ!

Nhưng trong văn hoá dân gian Việt Nam không phải chỉ có một mình thằng Bờm độc quyền có quạt đâu nhé! Chú Tễu trong múa rối nước cũng có cái quạt và cũng cuời toe toét. Ông Địa khi ngồi ở góc nhà - để nhận sự kính trọng và phù hộ cho thế nhân được giàu có - cũng cầm một cái quạt và cũng cười như Bờm vậy. Khi ông Địa chơi với đám múa Lân, múa Rồng, người ta thấy ông cười vui hơn và vẫn không bỏ cái quạt. Đặc biệt cái quạt của ông lúc này sinh động hơn nhiều. Ông chỉ cần cầm quạt ve vẩy, thì cả Lân lẫn Rồng đều như bị thôi miên mà chạy theo ông. Lân và Rồng là những biểu tượng cho sức mạnh huyền bí và là điềm lành cho cuộc sống con người. Như thế thì thằng Bờm cũng giống như ông Địa ở chỗ cũng có cái quạt vậy. Ông Địa thì chẳng ai dám to gan mà gạ đổi cái quạt của ông ấy! Ông ấy mà trù cho thì chỉ có mà nghèo mạt rệp! Có mà lạy ông ấy cũng còn chưa chắc ăn; ở đấy mà xôi mới chè! Thằng Bờm thì được, vì đã là "thằng" thì thân phận chắc chả hơn được ai. Thích thì cứ gọi nó lại mà đổi, cứ y như đầy tớ nhà giầu gọi ăn mày đổi nắm cơm để lấy mẩu quai bị, chữa mẹo cho bệnh quai bị của con chủ nhà vậy. Trong trường hợp này ông ăn mày đổi ngay. Có ông nào láu cá lắm thì cũng chỉ kỳ kèo chủ nhà cho thêm chút tiền mua lại cái bị khác thay cho cái bị đứt quai, để tiếp tục nghề ăn mày. Ấy thế mà với một gia tài vĩ đại mà phú ông đem đổi - đủ khiến cho ngay cả những thằng giầu cũng hoa cả mắt, lùng bùng cả lỗ tai - thì thằng Bờm lại chưa thèm đổi. Kể ra thì câu chuyện đến đây cũng thấy là "lọa".

Nhưng chẳng hay cái quạt mo của thằng Bờm có giá trị hơn cái quạt của ông Địa trong đám múa Lân, múa Rồng hay không mà phú ông đổi nhiều đồ đến thế! Phú ông thì không thể là thằng ngu. Bởi vì đã ngu thì sao mà thành "phú" mà còn được gọi bằng "ông". Hẳn cũng phải khôn lõi đời ra ấy chứ! Đã không ngu thì ngài phải biết giá trị những món đồ mà ngài đem ra đổi cái quạt mo. Chứng tỏ ngài phải biết giá trị cái quạt. Bằng chứng cho sự thông minh và nhận ra chân giá trị của cái quạt mo, chính là tài sản mà phú ông đem ra đổi. Thế thì Bờm làm sao mà ngu được, cho dù thế nhân có xin phép gọi là "thằng" đi nữa. Nếu ngu thì Bờm đã đổi ngay với một con bò đầu tiên, chứ đừng nói đến ba con. Vì chỉ cần một con bò cũng đủ to hơn cái quạt, với một thằng ngu nhất nếu không bị bệnh "Đao" cũng biết điều đó. Ở đây Bờm không đổi. Như vậy chứng tỏ Bờm cũng biết giá trị của cái quạt mo, nên cũng không đổi một cách dễ dàng. Vậy mà chỉ với một gói xôi thì Bờm cười. Cười chưa hẳn đã là bằng lòng. Như vậy thì vấn đề mấu chốt, giá trị cốt lõi, tính chất căn bản, nguyên nhân sâu xa, nội dung quan trọng của sự hấp dẫn và cũng là tình tiết bất ngờ tạo nên mâu thuẫn khó hiểu trong chuyện thằng Bờm, chính là ở gói xôi. Xôi chứ không phải là cơm nắm đâu nhé! Có văn bản ghi rõ ràng trên giấy trắng mực đen đàng hoàng hẳn hoi. Chỉ có điều là không nói rõ ra là xôi gì mà thôi. Nhưng có lẽ vì xét thấy không quan hệ, nên ông cha ta không nói chi tiết lắm! Xôi là được rồi, xôi gì thì tuỳ hỷ.

Như vậy vấn đề không kém phần "nghiêm trọng", bức xúc cần phải bàn ngay chính là "gói xôi". Xôi thì làm bằng gạo nếp, cơm thì làm bằng gạo tẻ, đây là một chân lý phổ biến. Tất nhiên về mặt hiện tượng, trong "thời xa vắng" cũng có những bà hàng xôi giầu tính sáng tạo, đã trộn gạo dẻo vào xôi để kiếm lời. Cho dù đấy là một hiện tượng đã tồn tại trên thực tế. Nhưng về mặt lý thuyết thì mọi người vẫn tuân theo chân lý phổ biến mà công bố :"xôi làm bằng gạo nếp". Kể cả các bà hàng xôi nói trên. Như vậy theo phương pháp luận chính thống xuất phát từ chân lý phổ biến - được hầu hết những người ăn xôi ở trong nước, kể cả cộng đồng những người ăn xôi ở nước ngoài đều thừa nhận - thì "xôi làm bằng gạo nếp" sẽ được ứng dụng để tìm hiểu "gói xôi thằng Bờm". Xôi nếp thì ăn chắc dạ hơn cơm tẻ. Ăn chắc dạ nghĩa đen thì là no bụng. Nhưng trong ngôn ngữ Việt Nam, "ăn chắc" còn có nghĩa là một sự bảo đảm. Tức là phải có một sự bảo đảm, phải ăn chắc thì thằng Bờm mới có thể đổi cái quạt mo. Như vậy, chắc chắn giá trị cái quạt mo của thằng Bờm phải lớn hơn nhiều cái gia tài đồ sộ biểu trưng của phú ông; vì nó đòi hỏi một sự bảo đảm nơi người sử dụng.

Như vậy, "gói xôi" là hình tượng của sự bảo đảm của phú ông khi được sở hữu cái quạt mo của Bờm. Ở đây, theo đúng nội dung văn bản thì cái sự chắc ăn và bảo đảm đó mới chỉ làm cho "Bờm cười". Thế thì vấn đề tiếp theo là Bờm có đổi hay không sau cái cười đó?

Trong văn bản thì Bờm đã từ chối tất cả của cải vật chất cao sang. Không tin hả? Đây nè: "Bờm rằng: Bờm chẳng lấyナ". Đấy! Thấy chưa? Sự khẳng định rõ ràng và được lặp đi lặp lại nhiều lần hẳn hoi. Cái Bờm cần ở đây là một sự bảo đảm nơi người sử dụng. Đã có sự bảo đảm - qua hình tượng "gói xôi" của phú ông - có khi Bờm cho luôn cũng chẳng biết chừng? ("Síc"! Ở cái thì buổi kinh tế thị trường này, nói cho luôn cũng khó tin hỉ). Vì đã là vật vô giá thì lấy gì để đổi nhỉ?

Nhưng cái quạt mo của thằng Bờm là cái gì đã thì mới có thể biết được Bờm có đổi hay không chứ?

Thế thì phải đặt một vấn đề từ cội nguồn của nó là tại sao lại là "quạt mo" chứ không phải "quạt nan", "quạt giấy" nhỉ? Nếu là "quạt nan" thì bài thơ chỉ cần đổi lại là:

Thằng Bờm có cái quạt nan.

Phú ông xin đổi cả đàn bò trâu?

Bờm rằng: Bờm chẳng.......

Còn nếu là "quạt giấy" thì cũng chỉ cần đổi là:

Quạt giấy thằng Bờm có đây.

Phú ông khoái, đổi một bầy bò trâu.

Bờm rằng: Bờm chẳng...

Nghe cũng được đấy chứ ! Tuy có hơi không có chất cụ thể. Thế nhưng chính văn nó lại là cái quạt mo, thế mới rắc rối? Phải chăng cái "quạt mo" chính là biểu tượng cho nền văn minh "Trầu - Cau " của con cháu vua Hùng?

Cứ như phương pháp luận logic lủng củng nêu trên thì cái quạt mo của Bờm không thể chỉ có nghĩa đơn giản là cái quạt làm bằng mo cau, rẻ tiền và tiện lợi, đầy rẫy ở xứ sở quen ăn trầu từ thời Hùng Vương đến bi vờ. Nó phải là một biểu tượng cho một giá trị tinh thần đủ để đối xứng và vượt trội những giá trị vật chất mà phú ông có thể có đem ra đổi kèm theo một sự bảo đảm. Một điều hiển nhiên nữa và cũng là sự liên hệ tiếp nối là giá trị tinh thần đó thuộc về văn minh Lạc Việt. Bởi vì, cái quạt mo thuộc về nền văn hoá trầu cau mà xuất xứ của nó thuộc về nước Văn Lang dưới thời trị vì của các vua Hùng.

Phải chăng cái quạt mo của thằng Bờm - ngoài ý nghĩa trên - chính là biểu tượng cho cái chìa khoá để mở kho tàng bí ẩn của nền Minh Triết Đông phương, còn tồn tại trong đời sống văn hoá dân gian của người Việt, nơi cội nguồn của nền văn hoá trầu cau này? Đó cũng là lý do để Bờm cần có sự bảo đảm chắc ăn. Chà! Nếu đúng như thế thì Bờm có đổi không hà? Thôi thì cứ cho rằng thì là chắc ăn thì Bờm sẽ đổi đi! Nhưng như thế nào gọi là chắc ăn chứ? Ăn xôi mà đã chắc à! Cho dù cũng nhiều thằng "chịu đấm ăn xôi"

Hỏi Bờm xem có đúng không? Bờm cười! Khó hiểu thật!

Sài Gòn 1999

-----------------------

(*) Chú thích: Cứ theo đúng cách "mần" thơ ra lối Lục Bát của người Lạc Việt thì chữ thứ sáu của câu tám phải bắt vần với chữ cuối câu sáu ở trên. Thế thì câu trước vốn là "Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mồi"; vần "ôi". Nên câu sau phải đổi bánh gatô gọi theo lối Tây ra "ga - tôi", cho đúng kiểu "mần" thơ Lục Bát.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bàn về dại khôn, có 2 nhân vật nổi tiếng để lại thơ bàn lẽ đời khôn dại:

DẠI KHÔN

Làm người có dại mới nên khôn

Chớ dại ngây si, chớ quá khôn

Khôn được ích mình, đừng rẽ dại

Dại thì giữ phận, chớ tranh khôn

Khôn mà hiểm độc là khôn dại

Dại vốn hiền lành ấy dại khôn

Chớ cậy rằng khôn, khinh kẻ dại

Gặp thời, dại cũng hóa nên khôn

NGUYỄN BỈNH KHIÊM

DẠI KHÔN

Thế sự đua nhau nói dại khôn

Biết ai là dại, biết ai khôn?

Khôn nghề cờ bạc là khôn dại

Dại chốn văn chương ấy dại khôn

Này kẻ nên khôn đều có dại

Làm người có dại mới nên khôn

Cái khôn ai cũng khôn là thế

Mới biết trần gian kẻ dại khôn

TRẦN TẾ XƯƠNG

Trở lại lẽ khôn dại của "thằng Bờm", xin phép gọi theo bài thơ vì nếu Bờm còn sống chắc cũng cỡ tuổi ông, bà, cụ gì đó của tôi! Cái quạt mo ở đây đại diện cho cái gì? Nét minh triết văn hóa ẩn sâu sau cái vỏ dân dã đó phải được đổi bằng những thứ tương xứng! Câu chuyện trầu cau hay phản ứng hóa học đầu tiên trên thế giới đó đâu có thể đánh đổi bằng những thứ vật chất phù hoa tầm thường: trâu bò gà lợn... Sự tinh tế, minh triết đó tối thiểu phải được đổi bằng xôi, cũng là một sự kết hợp mang tính minh triết, mang tính tôn thờ dẫu nó chỉ được nắm lại thành nắm chim chim dỗ trẻ sau khi thờ cúng! Và ẩn sâu trong đó là phong tục thờ cúng tổ tiên: nhà ai thắp hương mà trên bàn thờ không có trầu, cau, đĩa xôi, hoa quả (có thể không có thịt)! Ẩn trong sự trào lộng đó còn là sự thèm muốn của phú ông trước sự thảnh thơi của Bờm. Có 1 câu truyện cũng mang cái tâm thức đó được lưu truyền trên Internet gần đây:

Tỷ phú và người đánh cá

Một tỷ phú Mỹ đi du lịch Hawaii bằng du thuyền riêng, thấy 1 thanh niên địa phương kéo thuyền lên bãi cát nơi ông đỗ du thuyền rồi nằm lim dim dưới bóng dừa liền hỏi: Tại sao anh không ra khơi đánh cá?

Người thanh niên nói: “Hôm nay tôi đã đánh bắt đủ rồi!”

- Tại sao anh không đánh bắt nhiều hơn nữa?

- Để làm gì?

- Anh có thể kiếm được nhiều tiền hơn và mua một chiếc tàu tốt hơn, để anh có thể làm nhiều tiền hơn. Chẳng mấy chốc anh sẽ có một đoàn tàu và trở nên giàu có như tôi!

- Rồi tôi sẽ làm gì?

- Anh sẽ nghỉ ngơi và tận hưởng cuộc sống!

- Vậy ông thấy tôi đang làm gì đây?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ồn!

Vốn dĩ sinh ra chằng dại khôn

Làm sao chớ dại với chớ khôn

Khôn được ích mình đi đôi dại

Dại hèn giữ mạng cũng bằng khôn

Nhiễm hiểm đáng chi câu khôn dại?

Dại hiền chưa hẳn ấy là khôn

Như một, cậy khôn hay cậy dại

Bàn khôn bàn dại nát thần hồn

Thiên Đồng

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bàn về dại khôn, có 2 nhân vật nổi tiếng để lại thơ bàn lẽ đời khôn dại:

DẠI KHÔN

Khôn mà hiểm độc là khôn dại

Dại vốn hiền lành ấy dại khôn

NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Cũng có 2 câu "Cái khôn danh lợi là khôn dại! cái dại thương người là cái dại khôn"

Ngẫm ra chí lý!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cũng có 2 câu "Cái khôn danh lợi là khôn dại! cái dại thương người là cái dại khôn" Ngẫm ra chí lý!

Cám ơn cô wildlavender đã post bài viết trên tuanvietnam.net. Tác giả đã có một phân tích rất hay về chuyện "thằng Bờm có cái quạt mo". Trong kinh doanh thời nay đúng là nên học theo thằng Bờm. Hồi còn đi học đọc chuyên thằng Bờm và cái quạt mo này chỉ xem như một chuyện cười giải trí, giờ mới thấy có tính minh triết ở trong đó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biết đâu đổi chác nhiều như thế lại là họa thì sao. Biết đâu đổi xong nó đổ vấy cho mình là đi ăn cắp thì sao... Thế nên, ai bảo thằng Bờm là khờ khạo, là ngu, chắc phải nên xem lại đánh giá của mình.

Vì trong hoạt cảnh trao đổi ấy, chiếc quạt của bờm là thật, đang cầm ở trên tay, còn những lời dụ dỗ kia có khi chỉ là giả, vì tiền chưa trao, cháo chưa múc. Huống chi là thói lật lọng xưa nay của bọn quan lại, cường hào. Miệng quan có gang có thép, miếng xôi, cái bánh cho đến miệng dân rồi mà bọn họ còn rút ra được thì... tin thế nào được.

Cổ nhân nói: "Phàm làm việc gì, trước phải xét kỹ đến hậu quả của nó". Sự thận trọng của thằng Bờm ấy thế mà khôn! Tiếng cười dễ dãi của thằng Bờm cũng tinh ranh lắm! Và giá trị của thằng Bờm là đã biết dừng đúng lúc ở một cuộc trao đổi cân bằng.

Nam Quốc

Chuyện đổ vấy này đã có từ lâu rồi. Từ thời Đông Chu Liệt quốc lận.

Ở biên giới nước Tề có tay đại phú nuôi ngựa. Hàng xóm của hắn có tay nông dân nuôi một con bò cái. Một hôm anh ta mua về một con ngựa con. Tay Đại phú này bèn cho người nhà xộc đến nhà anh nông dân kia cướp lấy con ngựa con và phát biểu theo "cơ sở khoa học": "Bò cái không đẻ được ngựa con. Đích thị con ngựa con này là đồ ăn cắp của tao". Quản Trọng nghe được nói: "Luật pháp chưa chặt chẽ. Cường hào ức hiếp dân lành". Xong bèn sửa đổi hình luật, chỉnh đốn chính sự, khiến nước Tề thành bá chủ chư hầu.

Ấy là cổ học tinh hoa nói về chuyện ở biên giới nước Tề - vùng sâu vùng xa - chứ không phải Lâm Tri thủ đô của nước này. Chẳng lẽ vì chuyện Thằng Bờm có sau chuyện này, nên rút kinh nghiệm (Thời Hùng Vương chấm dứt 258 BC, Quản Trong thế kỷ VII BC)? Nếu chuyện thằng Bờm chỉ là chuyện cảnh giác đơn giản thế thì chỉ cần một câu ca dao , tục ngữ cũng đủ. Cần gì phải cái mo cau - thứ mà đi lượm cũng có - trong cả một câu chuyện như vậy? Ông cha ta đã để lại câu này đủ để thay thế nội dung của tác giả Nam Quốc mà rõ ràng hơn nhiều:

Con ơi nhớ lấy câu này:

Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.

Đã thẳng thắn như vậy thì cần gì phải dùng hình tượng mật ngữ trong chuyện thằng Bờm để người đời phải suy luận, phân tích tính minh triết cho nó mệt ra!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện đổ vấy này đã có từ lâu rồi. Từ thời Đông Chu Liệt quốc lận.

Ở biên giới nước Tề có tay đại phú nuôi ngựa. Hàng xóm của hắn có tay nông dân nuôi một con bò cái. Một hôm anh ta mua về một con ngựa con. Tay Đại phú này bèn cho người nhà xộc đến nhà anh nông dân kia cướp lấy con ngựa con và phát biểu theo "cơ sở khoa học": "Bò cái không đẻ được ngựa con. Đích thị con ngựa con này là đồ ăn cắp của tao". Quản Trọng nghe được nói: "Luật pháp chưa chặt chẽ. Cường hào ức hiếp dân lành". Xong bèn sửa đổi hình luật, chỉnh đốn chính sự, khiến nước Tề thành bá chủ chư hầu.

Ấy là cổ học tinh hoa nói về chuyện ở biên giới nước Tề - vùng sâu vùng xa - chứ không phải Lâm Tri thủ đô của nước này. Chẳng lẽ vì chuyện Thằng Bờm có sau chuyện này, nên rút kinh nghiệm (Thời Hùng Vương chấm dứt 258 BC, Quản Trong thế kỷ VII BC)? Nếu chuyện thằng Bờm chỉ là chuyện cảnh giác đơn giản thế thì chỉ cần một câu ca dao , tục ngữ cũng đủ. Cần gì phải cái mo cau - thứ mà đi lượm cũng có - trong cả một câu chuyện như vậy? Ông cha ta đã để lại câu này đủ để thay thế nội dung của tác giả Nam Quốc mà rõ ràng hơn nhiều:

Con ơi nhớ lấy câu này:

Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.

Đã thẳng thắn như vậy thì cần gì phải dùng hình tượng mật ngữ trong chuyện thằng Bờm để người đời phải suy luận, phân tích tính minh triết cho nó mệt ra!

Chủ đề về anh Bờm này cháu thấy cũng hay.

Tác giả có thể là một Nhà Nho dùng thuật Bút Kiếm. Bút là để truyền thế dài lâu, Kiếm là để vạch ra sự thật. Cũng là sự Ẩn thật Thị quyền, cái Thật ý bên trong được bảo bọc bởi hình thức Chữ nghĩa quyền biến. Người sáng ý sẽ thấu qua được sự chữ nghĩa quyền biến ấy để hiểu được ý thật của Bút Kiếm kia.

Nói chung, Phú ông có tất cả những thứ thuộc Âm tính, còn anh Bờm thì có mỗi một thứ nhưng thuộc Dương tính. Ba bò chín trâu là có cả ruộng đất trong đó, Ao sâu cá mè là có cả ao hồ trong đó, Một bè gỗ lim là có nhà cao cửa rộng trong đó, Con chim đồi mồi kể như là có sự thưởng ngoạn trong đó, nhưng tất cả những thứ này đều thuộc về sự nặng của Đất. Đối lại, anh Bờm có mỗi cái quạt mo nhưng lại ứng với tài sản lớn vô cùng, là gió mát là trời trong là tự do là an lạc.

Phú ông lại dùng những miếng mồi quá to để câu một con cá quá bé, sự đối lập này nói lên lối sống đầy dã tâm của ông ta. Những hành động tiếp theo của Phú ông lại làm lộ ra dã tâm ẩn trong hành động trước đó của Phú ông. Đến nắm xôi, đó là vẽ xong nội tâm dã ý của Phú ông, Bờm cười cũng đúng.

Phân tích như vậy cũng được đấy, mọi người nhỉ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện đổ vấy này đã có từ lâu rồi. Từ thời Đông Chu Liệt quốc lận.

Ở biên giới nước Tề có tay đại phú nuôi ngựa. Hàng xóm của hắn có tay nông dân nuôi một con bò cái. Một hôm anh ta mua về một con ngựa con. Tay Đại phú này bèn cho người nhà xộc đến nhà anh nông dân kia cướp lấy con ngựa con và phát biểu theo "cơ sở khoa học": "Bò cái không đẻ được ngựa con. Đích thị con ngựa con này là đồ ăn cắp của tao". Quản Trọng nghe được nói: "Luật pháp chưa chặt chẽ. Cường hào ức hiếp dân lành". Xong bèn sửa đổi hình luật, chỉnh đốn chính sự, khiến nước Tề thành bá chủ chư hầu.

Ấy là cổ học tinh hoa nói về chuyện ở biên giới nước Tề - vùng sâu vùng xa - chứ không phải Lâm Tri thủ đô của nước này. Chẳng lẽ vì chuyện Thằng Bờm có sau chuyện này, nên rút kinh nghiệm (Thời Hùng Vương chấm dứt 258 BC, Quản Trong thế kỷ VII BC)? Nếu chuyện thằng Bờm chỉ là chuyện cảnh giác đơn giản thế thì chỉ cần một câu ca dao , tục ngữ cũng đủ. Cần gì phải cái mo cau - thứ mà đi lượm cũng có - trong cả một câu chuyện như vậy? Ông cha ta đã để lại câu này đủ để thay thế nội dung của tác giả Nam Quốc mà rõ ràng hơn nhiều:

Con ơi nhớ lấy câu này:

Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.

Đã thẳng thắn như vậy thì cần gì phải dùng hình tượng mật ngữ trong chuyện thằng Bờm để người đời phải suy luận, phân tích tính minh triết cho nó mệt ra!

Dare này thấy nhiều người tưởng đã hiểu, đã biết hết nhưng lâu nên có khi lại quên, đọc chuyện thằng Bờm để luôn tự nhắc nhở cái minh triết mà ông bà ta đã đúc kết.

Lâu lâu ở vùng quê, mấy chú Trung Quốc qua gom móng trâu, dân ta thấy chỉ bán cái móng trâu mà có giá gần bằng cả con trâu nên...bán luôn! Lúc thì mấy chú ấy lại gom tiểu hổ, dân thấy sao mà lời quá nên cũng...bán tuốt. Lúc khác thì gom khoai mì, khoai sọ gì đó, dân thấy ham quá nên chuyển ruộng lúa thành ruộng khoai... Đầu nậu to, đầu nậu bé, các bác nông dân bán được 1 lần, đang tích cực tích trữ, triệt hạ thì mấy chú lại...không mua nữa...để lại hậu quả quá trời! Chuyện mới mà lại cũ như chuyện phú ông và thằng Bờm nhưng ít người chịu hiểu, chịu học từ đó.

Ở thành phố. Có người lập công ty xây dựng, chào giá thầu xây cho chủ nhà. Ham lời mà nâng giá, thế là rớt thầu. Lần khác, lại vì cạnh tranh mà giảm giá khủng, tưởng ngon ăn nhưng cũng lại rớt thầu. Hỏi chủ nhà thì rằng: giá cao quá thì rớt là phải, giá thấp quá thì chắc là chất lượng không tương xứng, chỉ có giá đúng mới OK!

Chuyện to hơn, ta nhận FDI, ODA thấy nước ngoài đổ tiền vào mà ham, nhưng cũng phải cẩn thận như... thằng Bờm đó. Chẳng có gì là cho không cả. Phải suy nghĩ cho kỹ, phân tích thiệt hơn rồi mới...cười OK hay cười...mỉa, cười trừ,...

Thương vụ 3 bò, chín trâu, bè gỗm lim,.. - quạt mo cau mà thành công thì có khi hàng xóm nhà Bờm kéo qua nhà triệt hạ luôn vườn cau của Bờm!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dare này thấy nhiều người tưởng đã hiểu, đã biết hết nhưng lâu nên có khi lại quên, đọc chuyện thằng Bờm để luôn tự nhắc nhở cái minh triết mà ông bà ta đã đúc kết.

Lâu lâu ở vùng quê, mấy chú Trung Quốc qua gom móng trâu, dân ta thấy chỉ bán cái móng trâu mà có giá gần bằng cả con trâu nên...bán luôn! Lúc thì mấy chú ấy lại gom tiểu hổ, dân thấy sao mà lời quá nên cũng...bán tuốt. Lúc khác thì gom khoai mì, khoai sọ gì đó, dân thấy ham quá nên chuyển ruộng lúa thành ruộng khoai... Đầu nậu to, đầu nậu bé, các bác nông dân bán được 1 lần, đang tích cực tích trữ, triệt hạ thì mấy chú lại...không mua nữa...để lại hậu quả quá trời! Chuyện mới mà lại cũ như chuyện phú ông và thằng Bờm nhưng ít người chịu hiểu, chịu học từ đó.

Ở thành phố. Có người lập công ty xây dựng, chào giá thầu xây cho chủ nhà. Ham lời mà nâng giá, thế là rớt thầu. Lần khác, lại vì cạnh tranh mà giảm giá khủng, tưởng ngon ăn nhưng cũng lại rớt thầu. Hỏi chủ nhà thì rằng: giá cao quá thì rớt là phải, giá thấp quá thì chắc là chất lượng không tương xứng, chỉ có giá đúng mới OK!

Chuyện to hơn, ta nhận FDI, ODA thấy nước ngoài đổ tiền vào mà ham, nhưng cũng phải cẩn thận như... thằng Bờm đó. Chẳng có gì là cho không cả. Phải suy nghĩ cho kỹ, phân tích thiệt hơn rồi mới...cười OK hay cười...mỉa, cười trừ,...

Thương vụ 3 bò, chín trâu, bè gỗm lim,.. - quạt mo cau mà thành công thì có khi hàng xóm nhà Bờm kéo qua nhà triệt hạ luôn vườn cau của Bờm!

Việc giải mã thì mỗi người hiểu một cách. Bởi vậy, tôi không bao giờ coi việc giải mã là cơ sở khoa học cho việc chứng minh khoa học cả. Giải mã thằng Bờm để nhắc nhở chuyện cảnh giác chỉ đơn giản như vậy thì chỉ cần một câu khẩu hiệu thời chiến tranh cũng đủ: "Hãy cảnh giác với kẻ thù". Xong. Hoặc nếu nói chuyện tham lam thì đã có câu: "Tham thì thâm - Phật đã bảo thầm rằng chớ có tham". Cần gì phải viết ra một bài đồng dao như thằng Bờm và lưu truyền xuyên qua mọi thăng trầm lịch sử và biến thiên xã hội cho nó phức tạp ra?Nếu phải giải mã chuyện thằng Bờm mới biết được

Thương vụ 3 bò, chín trâu, bè gỗm lim,.. - quạt mo cau mà thành công thì có khi hàng xóm nhà Bờm kéo qua nhà triệt hạ luôn vườn cau của Bờm!

thì chắc mất nước từ lâu rồi.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay