Posted 7 Tháng 11, 2008 Trong quyển sách " Nghi lễ đời người" của Trương Thìn tôi thắc mắc 1 đoạn : Theo cách nhìn của phương đông , số 49 là số đại diện bao gồm cả lưỡng nghi (Âm dương),tứ tựong,bát quái của đại vũ trụ:con người. Lưỡng Nghi : dương-số 1, Âm - số 2. 1 +2 =3. Tứ tượng: Gồm Thái dương số 1, Thiếu dương số 2, Thiếu Âm số 3, Thái Âm số 4. Như vậy: 1 + 2+ 3 + 4 = 10. Bát quái: Gồm: Càn (1), Cấn (2), Ly (3), Chấn (4), Tốn (5), Khảm (6), Đoài (7), Khôn (8). Như vậy 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 = 36. Như vậy: Lưỡng Nghi + Tứ Tượng + Bát quái = 3 + 10 + 36 = 49. Vậy theo cả ba học thuyết Nho _ Phật _ Lão đều qui về con số 49. Ở đây có một ý nghĩa rất huyền bí cho đến nay vẫn chưa lý giải được. (Trang 190 - Sách đã dẫn) Với thắc mắc này tôi đến tìm Thiên Sứ. Anh vội lướt qua, phán một câu xanh rờn: "Sai rồi!". Tôi không thỏa mãn với câu phán này - có lẽ anh đang bận - nên tôi post bài này lên hy vọng Thiên Sứ giải đáp tường tận. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 11, 2008 Wildlavender thân mến. Trong truyền thuyết nổi tiêng của dân tộc Việt cũng đã nói đến con số này. Đó là truyền thuyết con Rồng Cháu Tiên. Quốc Mẫu Âu cơ sinh ra cái bọc 100 trứng, nở ra 100 người con trai. 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi. Một người con lên làm vua. 49 người con chia nhau đi cai trị khắp nơi. Con số 49 của nền văn huyến huyền vĩ Việt liên kết chặt chẽ với con số Hà Đồ Lạc Thư tổng bằng 100, 50 vòng tròn đen theo mẹ Âm, nên lên núi là Dương. 50 vòng tròn trắng theo cha Dương xuống biển là Âm. Nhưng tại sao lại con của Mẹ lên làm vua (trừ đi 1), mà không phải con của cha? Rồi 49 người con đi cai trị khắp nơi? Nhắc tới con số 49 Thiên Sứ tôi không khỏi ngậm ngùi. Với cái nhìn ngớ ngẩn, thiển cận của những kẻ coi đất nước tổ tiên cội nguồn gây dựng chỉ là "một liên minh bộ lạc" với những người dân "ở trần đóng khố", xuất hiện vào thời đại đồ đồng - thế kỷ thứ VII trước Cn - thì chỉ có thể phân tích một cách ngu xuẩn câu chuyện huyền vĩ trên của người Lạc Việt. Thâm chí có kẻ, tự xưng học giả học thật đọc tham luận tại hội nghị quốc tế , còn vác cái mặt đặt vấn đề giải mã: Nào là thời Hùng vương là chế độ Mẫu hệ, nào là Mẹ là người nữ duy nhất và toàn con trai thì đó là chế độ loạn luân, quần hôn nguyên thủy, khiến Thiên Sứ chỉ khinh bỉ sự dốt nát và bẩn thỉu tận cùng của thứ tư duy cặn bã. Thiên Sứ tôi sẽ chẳng bao giờ giải mã điều này khi mà thời Hùng Vương chưa được công nhận là một thời đại có nền văn hiến huyền vĩ với gần 5000 văn hiến. Nhưng tôi đã nói "Sai rồi" với Wildlavender thì tôi sẽ chỉ ra cái sai của luận điểm dưới đây của tác giả Trương Thìn. Ông này không liên hệ với đám căn bã trên. 1) Theo cách nhìn của phương đông , số 49 là số đại diễn bao gồm cả lưỡng nghi (Âm dương),tứ tựong,bát quái của đại vũ trụ:con người. Đây là vấn đề được đặt ra. Ok. Bây giờ chúng ta xem lập luận chứng minh của tác giả: 2) Lưỡng Nghi : dương-số 1, Âm - số 2. 1 +2 =3. Như vậy theo lập luận này số 3 là sự tổng hợp của Lưỡng Nghi. Vậy trước Âm Dương là số mấy? 3) Tứ tượng: Gồm Thái dương số 1, Thiếu dương số 2, Thiếu Âm số 3, Thái Âm số 4. Như vậy: 1 + 2+ 3 + 4 = 10. Bây giờ chúng ta thấy sự khập khiễng của tác giả: Trong câu trên thì Dương số 1 - Âm số 2. nhưng câu dưới lại là Thái Dương số 1. Vậy Thái dương và Dương đồng đẳng sao? Nếu đồng đẳng thì cần gì phải là Thái Dương? Nếu không đồng đẳng thì Thái Dương phải là 1 phẩy mấy chứ nhỉ? Thí dụ 1, 25 chẳng hạn. Híc! Câu trên Âm 2 câu dưới Thiếu dương cũng là 2 thì là thế quái nào nhỉ? Vậy Thiếu Dương và Âm đồng đẳng sao? Nếu không đồng đẳng thì làm sao cộng chúng với nhau được? Híc. 4) Bát quái: Gồm: Càn (1), Cấn (2), Ly (3), Chấn (4), Tốn (5), Khảm (6), Đoài (7), Khôn (8). Như vậy 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 = 36. Chứng minh tương tự như trên với cái đống lộn sộn của câu này. 5) Như vậy: Lưỡng Nghi + Tứ Tượng + Bát quái = 3 + 10 + 36 = 49. Híc! Chúng không đống đẳng thì sao cộng với nhau được. Nếu chúng đồng đẳng thì Thiếu Dương 2 tức cũng là Âm 2. Vậy lấy đâu ra để cộng thành 49? Híc. 6 -1) Vậy theo cả ba học thuyết Nho _ Phật _ Lão đều qui về con số 49. Quên đi nhá! Còn truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên của nền văn hiến Việt cũng có con số 49 đấy. 6 -2) Ở đây có một ý nghĩa rất huyền bí cho đến nay vẫn chưa lý giải được. Vừa lý giải ở trên rồi lại bảo không lý giải được? Tác giả đã tự phủ nhận mình. Những anh chị em tham khảo Lý Học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt đã nghe Thiên Sứ trình bày về bí ẩn của con số 49 thì không được tiết lộ bí mật này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 11, 2008 Những anh chị em tham khảo Lý Học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt đã nghe Thiên Sứ trình bày về bí ẩn của con số 49 thì không được tiết lộ bí mật này.Tại sao thế, anh Thiên Sứ?Cùng góp sức vì một mục tiêu chung cao thượng mà sao lại làm thế? Em không hiểu. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 11, 2008 Tại sao thế, anh Thiên Sứ? Cùng góp sức vì một mục tiêu chung cao thượng mà sao lại làm thế? Em không hiểu. Cũng có thể tôi sai lầm khi có ý nghĩ này. Nhưng tôi nhận thấy không thiếu những kẻ bĩu môi dè bỉu văn hiến Lạc Việt, nhưng rất tranh thủ tìm hiểu những bí ẩn của nó và gán cho Tàu. Thí dụ bậy giờ tôib cío nói hết tất cả những bí ẩn đó. Người ta cũng sẽ in chung với sách Tàu được vậy. Chỉ có Hà Đồ và hậu Thiên Bát quái Lạc Việt là không thể mạo nhận thôi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 11, 2008 Cũng có thể tôi sai lầm khi có ý nghĩ này. Nhưng tôi nhận thấy không thiếu những kẻ bĩu môi dè bỉu văn hiến Lạc Việt, nhưng rất tranh thủ tìm hiểu những bí ẩn của nó và gán cho Tàu. Thí dụ bậy giờ tôib cío nói hết tất cả những bí ẩn đó. Người ta cũng sẽ in chung với sách Tàu được vậy. Chỉ có Hà Đồ và hậu Thiên Bát quái Lạc Việt là không thể mạo nhận thôi. Vậy chú đẩy mạnh phần đăng ký tác quyền => tuị nó muốn in chung trong sách Tàu cũng phải ghi là trích dẫn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 11, 2008 Vậy chú đẩy mạnh phần đăng ký tác quyền => tuị nó muốn in chung trong sách Tàu cũng phải ghi là trích dẫn. Một vài vụ kiện tác quyền về vấn đề này có khi là cơ hội tốt quảng bá cho Văn hiến Lạc Việt. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 11, 2008 Một vài vụ kiện tác quyền về vấn đề này có khi là cơ hội tốt quảng bá cho Văn hiến Lạc Việt.Anh Vô trước thân mến.Tôi không có thời gian để đi kiện cáo. Có những cái họ không thể ăn cắp bản quyền. Như: Nguyên lý Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà đồ - Xin lỗi - không đủ trình độ để ăn cắp. Chẳng ai, ăn cắp Kim Tự Tháp rồi tự nhận là của mình cả. Nhưng những thủ thuật thì rất dễ ăn cắp. Tôi đã từng tuyên bố tặng không cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" cho bất cứ ai đứng tên, miễn là nó được xuất bản. Nhưng tôi hứa với anh và Thiên Huy là tôi sẽ công bố điều này, tuy nhiên nó sẽ được lồng một cách hợp lý trong một tác phẩm nào đó mà mất nó thì cả hệ thống sẽ không hợp lý. Có thể nó sẽ nằm trong cuốn mà tôi đang có ý tưởng viết: "Học thuyết Âm Dương Ngũ hành và văn minh Lạc Việt". Có thể vài năm nữa tôi sẽ viết cuốn này. Tôi sẽ chẳng dấu điều gì cả. Mục đích cuối cùng của tôi là: Nền văn hiến huyền vĩ Việt trải gần 5000 năm lịch sử phải được tôn vinh. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 11, 2008 Nó đang và sẽ được tôn vinh chú Thiên Sứ ạ. Tất cả những ai lạm dụng nó để tư lợi hay tự tôn cho riêng mình sẽ nợ chú một sự trân trọng, nợ dân tộc Việt một sự hàm ơn kính cẩn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 11, 2008 Quí vị quan tâm thân mến. Bài viết dưới đây của tác giả Lê Văn Cường, đăng trên tạp chí "General Science Journal". Đây là bản tiếng Việt anh gửi tôi và đề nghị đăng vào mục này để quí vị và anh chị em tiện so sánh về mặt toán học luận điểm của tác giả Trương Thìn và sai lầm toán học của ông ta. * Định đề toán học 1:2 ≠ 2:4 cuong_le_van@yahoo.com Trong khoa học vật lý, đôi khi toán học gây ra rắc rối về chuyện đúng sai. Thậm chí có những bài toán với các phép tính hết sức đơn giản tưởng là đúng nhưng lại là không đúng gây ra sự nhầm lẫn ảnh hưởng lớn tới sự phát triển tri thức của nhân loại. Thực tế có bài toán đơn giản như 1:2 ≠ 2:4 , mới nghe thì thấy hết sức phi lý, không thể chấp nhận được, nhưng sau khi thấu hiểu câu chuyện thì lại thấy chẳng phi lý một tý nào và phải vui vẻ chấp nhận nó một cách hiển nhiên không do dự. Câu chuyện về bài toán 1:2 ≠ 2:4 liên quan tới Einstein nhà bác học lớn của thế giới được trình bày như sau: Ai cũng biết không gian là một đại lượng vật lý được biểu hiện bởi khoảng cách với đơn vị đo quy ước là mét: m hoặc kilômét: km , thời gian cũng là đại lượng vật lý với đơn vị đo quy ước là giờ: h hay giây: s . Nhưng chẳng ai để ý tới vận tốc ánh sáng là đại lượng vật lý liên quan tới không gian và thời gian. Vận tốc ánh sáng liên quan tới không gian và thời gian vì nó là kết quả của phép chia giữa khoảng cách mà ánh sáng di chuyển được với thời gian thực hiện việc di chuyển đó, và đơn vị của vận tốc ánh sáng là km/s . Thực nghiệm đã chứng minh vận tốc ánh sáng bao giờ cũng là c=300.000 km/s đối với mọi người quan sát và đúng trong mọi hệ quy chiếu quán tính. Như các bạn đã biết, trong Thuyết tương đối hẹp, Einstein đã chứng minh rằng khi một hệ chuyển động cực nhanh thì không gian và thời gian trong hệ đó bị biến đổi. Điều này đã được khoa học hiện đại ngày nay chứng minh bằng thực nghiệm rất nhiều lần. Kết quả luôn luôn xác nhận đúng là không gian, thời gian của hệ chuyển động cực nhanh đã thay đổi theo hệ số dãn γ , γ=(*) , so với hệ đứng yên. Giả sử ta có một hệ quy chiếu đứng yên với đơn vị đo không gian được biểu thị bằng khoảng cách: kmo , đơn vị đo thời gian biểu thị bằng giây: so , nếu có một người quan sát tại đó đo vận tốc ánh sáng thì tất nhiên vận tốc ánh sáng sẽ là co =300.000 kmo/so . Nhưng lại giả sử sau đó hệ quy chiếu này di chuyển thẳng đều với tốc độ cực nhanh gây hiệu ứng biến đổi không gian, thời gian của hệ đúng như Thuyết tương đối của Einstein, thì đơn vị đo không gian, thời gian của hệ quy chiếu đó sẽ không phải là kmo và so nữa mà sẽ là kmr= kmo.γ và sr = so.γ . Người quan sát vẫn đang ở trong hệ quy chiếu từ khi nó chưa chuyển động đến khi nó đã chuyển động có không gian thời gian đã bị biến đổi, lúc này lại muốn đo vận tốc ánh sáng, thì theo ý kiến của bạn vận tốc ánh sáng mà người quan sát đó đo được sẽ là co=300.000 kmo/so hay là cr=300.000 kmo.γ/so.γ ? Bài toán được đưa ra: co=300,000 kmo/so = cr=300.000 kmo.γ/so.γ , tức là 1:2= (2×1): (2×2)=2:4 đúng ? hay là: co=300.000 kmo/so ≠ cr=300.000 kmo.γ/so.γ , tức là 1:2 ≠ 2:4 đúng ? Khó xử quá! Tự nhiên lại có cái bài toán 1:2≠2:4 khiến cho khoa học hiện đại ngày nay bị mắc cỡ, phủ định nó cũng không được mà công nhận nó thì không xong. Vì rằng: Nếu bạn chấp nhận co=300.000 kmo/so= cr= 300.000 kmo.γ/so.γ tức là 1:2=2:4 , thì Einstein sẽ là người sai khi công bố là có sự thay đổi không gian và thời gian tại hệ chuyển động cực nhanh so với hệ đứng yên. Bài toán 1:2=2:4 chỉ ra không gian, thời gian có thay đổi đâu mà bảo là có sự biến đổi? Chấp nhận 1:2=2:4 cũng có nghĩa là bạn đã vô tình “vạch trần” những bằng chứng thực nghiệm của khoa học xác nhận không gian và thời gian có sự thay đổi là giả mạo, ngộ nhận để lấy lòng Einstein. Nhưng nếu bạn chấp nhận co=300.000 kmo/so ≠ cr=300.000 kmo.γ/so.γ , tức là chấp nhận bài toán 1:2 ≠ 2:4 , thì không những thấy có sự phi lý của toán học mà còn phủ định cả những điều đã ăn sâu vào trong tiềm thức của con người rằng: vận tốc ánh sáng là hằng số vũ trụ như tiên đề thứ hai trong Thuyết tương đối của Einstein mà 100 năm đã qua ai cũng tin tưởng và ca ngợi. Sự thực thì bài toán 1:2 ≠2:4 đúng hay sai? Bạn có thể khẳng định ngay rằng nó đúng. Bài toán 1:2 ≠ 2:4 đúng, vì vận tốc ánh sáng tại hệ đứng yên có không gian, thời gian với đơn vị đo là kmo và so chỉ đồng dạng chứ không bằng nhau với vận tốc ánh sáng tại hệ chuyển động với vận tốc cực nhanh có không gian, thời gian với đơn vị đo là kmr= kmo.γ và sr= so.γ. Đến bây giờ chúng ta mới phát hiện ra rằng tính đồng dạng của các số thực không cho phép toán học có thể máy móc tùy tiện giản ước cho gọn phương trình kiểu như 1:2=(2×1): (2×2) =2:4 . Nó đúng vì thực tế Einstein chỉ hơi bị nhầm một tý trong việc giản ước cho đúng toán học 1:2=2:4 mà quên không so sánh vận tốc ánh sáng tại các hệ quy chiếu có không gian và thời gian khác nhau, chứ ông ấy không nói phét về chuyện không gian và thời gian có sự biến đổi. Khoa học hiện đại cũng đã kiểm chứng đúng về việc không gian và thời gian có biến đổi chứ không phải là ngộ nhận hay giả mạo. Mặt khác có một sự lôgíc rằng không gian (km), thời gian (s) được ví như là một môi trường “năng lượng đặc biệt” mà vận tốc ánh sáng là hằng số và bằng: c=300.000 km/s trong môi trường “năng lượng đặc biệt” đó. Nếu môi trường “năng lượng đặc biệt” đó biến đổi thành một môi trường “năng lượng đặc biệt” mới, khác, tức là không gian (km) và thời gian (s) đã bị biến đổi, thì không thể nào vận tốc ánh sáng lại vẫn cứ là hằng số c=300.000 km/s như cũ được. It nhất thì bạn cũng thấy đơn vị đo của nó là: km/s đã bị biến đổi. Vận tốc ánh sáng lúc đó phải là hằng số mới trong môi trường “năng lượng đặc biệt” mới, đã thay đổi chứ không phải là hằng số cũ trong môi trường “năng lượng đặc biệt” đã thay đổi đó. Chúng ta bị nhầm ở chỗ này, chẳng lẽ lại phát biểu một cách “ngô nghê” rằng sang một môi trường mới tức sang không gian, thời gian có đơn vị đo là (km’=km.γ), (s’=s.γ) thì vận tốc ánh sáng vẫn là 300.000 nhưng đơn vị đo của ánh sáng đã thay đổi, từ km/s thành km’/s’= km.γ/s.γ? Vì thế bài toán 1:2=2:4 là sai, không thể chấp nhận được. Có nghĩa là: co =300.000 kmo/so ≠ cr=300.000 kmo.γ/so.γ = γ. 300.000 kmo/so=co.γ → cr=co.γ ≠ co đúng với tính chất đồng dạng của các số thực. ( Đề nghị xem bài báo: “ Công thức năng lượng của Einstein phải sửa đổi” trong mục lý học đông phương) Chấp nhận bài toán 1:2 ≠ 2:4 thì cũng phải chấp nhận công thức năng lượng tương đối của Einstein phải sửa đổi từ Er=mr.c2=mo.γ.c2 ( trong đó c=constant) thành Er=mr.cr=mo.γ.(co.γ)2 =mo.γ3.co2 ,(trong đó co=c). Vì theo chính tiên đề thứ nhất của Einstein trong Thuyết tương đối: mọi quy luật vật lý diễn ra tại hệ đứng yên tương đương như mọi quy luật vật lý diễn ra tại hệ chuyển động thẳng đều, thì công thức Eo=mo.co2 tương đương với công thức Er=mr.cr2 chứ không tương đương với công thức Er=mr.co2 . Công thức Er=mr.co2 với co= c=constant tại hệ đứng yên là công thức chắp vá, lấy “râu ông nọ cắm cằm bà kia” trái với chính tiên đề của Einstein đã nêu. Hơn nữa, công thức đó thể hiện chỉ có khối lượng bị biến đổi, còn không gian và thời gian thì không biến đổi. Kết luận: Định đề 1:2≠2:4 không những đúng trong toán học về tính đồng dạng của các số thực không thể tùy tiện giản ước mà còn là sự thật chỉ ra sự thay đổi không gian, thời gian trong thuyết tương đối hẹp của Einstein đã được khoa học kiểm chứng. Nên nhận thức của chúng ta về c=constant cần phải thay đổi. Hiện tại bài toán định đề 1:2 ≠2:4 này không chỉ đơn thuần là lý thuyết toán lý nghiên cứu chơi cho vui nữa mà nó đang ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của khoa học ứng dụng. Ví dụ như tại dự án LHC ở châu Âu đang có chương trình thử nghiệm về vật lý lớn nhất từ trước đến nay. Các nhà khoa học đã chế tạo máy gia tốc cực mạnh để gia tốc các chùm hạt proton làm sao cho chúng có vận tốc xấp xỉ vận tốc ánh sáng theo hai hướng ngược chiều nhau, rồi cho va chạm với nhau nhằm tìm ra “hạt của Chúa”. Chắc các bạn cũng biết để gia tốc cho các hạt proton có vận tốc lớn gần bằng vận tốc ánh sáng thì tránh làm sao được việc không sử dụng đến công thức năng lượng tương đối của Einstein: Er=mo.γ.c2 để tính toán? Công thức đó lại đang có vấn đề cần phải xem xét lại thì thử hỏi xác xuất thành công của dự án đó là cao hay thấp? Dễ dàng dự đoán rằng cuộc thử nghiệm gia tốc các hạt proton (nên nhớ hạt proton có khối lượng lớn hơn hạt electron 1840 lần), để có vận tốc xấp xỉ vận tốc của ánh sáng sẽ thất bại. Máy gia tốc của dự án LHC hoạt động trở lại vào giữa năm 2009 có lẽ cũng sẽ lại bị hỏng nặng lần nữa, lúc đó bài toán 1:2≠2:4 mới chính thức được nghiên cứu nghiêm túc. Định đề toán học 1:2≠2:4 bỗng làm tác giả bài viết này có thể hiểu được lý do vì sao ngài Nobel đã không ghi trong di chúc dành giải thưởng cho Toán học. Có thể vì ông ấy nghĩ rằng toán học chỉ là công cụ để tính toán cho khoa học, mà công cụ toán học cũng không thể miêu tả được hết các hiện tượng vật lý đang diễn ra trong thế giới tự nhiên. Đôi khi chính công cụ toán học với các con số trừu tượng, vô hồn của sự đúng sai, ví dụ 1:2=2:4 là đúng trong toán học nhưng lại là sai trong thực tế vật lý gây ra sự nhầm lẫn lớn như trường hợp c=constant của Einstein, lại là hàng rào thép ngăn cản sự phát triển của tri thức nhân loại. Đối mặt với công việc và thành quả của Einstein, nhà bác học lớn của cả thế giới là cả một vấn đề phức tạp. Có thể người đặt ra vấn đề cần phải xem lại các định đề của Einstein là đúng hay sai, nếu người đó lại là kẻ vô danh, nhất là lại không thuộc lĩnh vực chuyên ngành vật lý lý thuyết thì sẽ được nhận ngay cái danh hiệu là “hoang tưởng”, “gàn dở”, hoặc được gán cho ngay cái trọng tội đánh vào lòng tự trọng, liêm sỉ của con người là “muốn chơi trội”, “thích nổi tiếng”… của dư luận xã hội. Nhưng nếu thấy sai mà không nói, nhất là cái sai đó có thể ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của khoa học hoặc gây lãng phí, tổn thất lớn đến tiền của mà lẽ ra có thể tránh được, thì cũng không đúng với lương tri của một con người lương thiện, và cũng là một kẻ đớn hèn không đáng sống trên thế gian này nữa. Đau đớn quá! Nhưng vẫn phải thốt lên thành lời rằng: nếu như trước đây ông Einstein đã tạ lỗi với ông Newton về việc chỉ ra không gian và thời gian trong vũ trụ không phải là bất biến không thể thay đổi, thì nay trước định đề của bài toán 1:2≠2:4 rất đơn giản nhưng lại vô cùng phức tạp này chúng ta cũng đành phải tạ lỗi với ông Einstein về việc vận tốc ánh sáng không phải là hằng số vũ trụ như tiên đề thứ hai trong Thuyết tương đối của ông, để khoa học vật lý có thể bứt phá vươn lên có tầm nhìn xa hơn. Hà nội, ngày 12/11/2008. Lê Văn Cường Kính gửi tác giả Lê Văn Cường: Tôi không rành về toán học. Nhưng với sự hiểu biết về lý học Đông phương của tôi cũng cho rằng: "vận tốc ánh sáng không phải là hằng số vũ trụ" -------------------------- * Chú thích: Phần trong ngoặc bị thiếu từ nguyên bản tôi nhận được. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 11, 2008 Phương trình độ số: 1+1=3 ? Trích dẫn: “Nhưng tôi đã nói "Sai rồi" với Wildlavender thì tôi sẽ chỉ ra cái sai của luận điểm dưới đây của tác giả Trương Thìn. Ông này không liên hệ với đám căn bã trên. 1) Theo cách nhìn của phương đông , số 49 là số đại diễn bao gồm cả lưỡng nghi (Âm dương),tứ tựong,bát quái của đại vũ trụ:con người. Đây là vấn đề được đặt ra. Ok. Bây giờ chúng ta xem lập luận chứng minh của tác giả: 2) Lưỡng Nghi : dương-số 1, Âm - số 2. 1 +2 =3. Như vậy theo lập luận này số 3 là sự tổng hợp của Lưỡng Nghi. Vậy trước Âm Dương là số mấy? 3) Tứ tượng: Gồm Thái dương số 1, Thiếu dương số 2, Thiếu Âm số 3, Thái Âm số 4. Như vậy: 1 + 2+ 3 + 4 = 10. Bây giờ chúng ta thấy sự khập khiễng của tác giả: Trong câu trên thì Dương số 1 - Âm số 2. nhưng câu dưới lại là Thái Dương số 1. Vậy Thái dương và Dương đồng đẳng sao? Nếu đồng đẳng thì cần gì phải là Thái Dương? Nếu không đồng đẳng thì Thái Dương phải là 1 phẩy mấy chứ nhỉ? Thí dụ 1, 25 chẳng hạn. Híc! Câu trên Âm 2 câu dưới Thiếu dương cũng là 2 thì là thế quái nào nhỉ? Vậy Thiếu Dương và Âm đồng đẳng sao? Nếu không đồng đẳng thì làm sao cộng chúng với nhau được? Híc. 4) Bát quái: Gồm: Càn (1), Cấn (2), Ly (3), Chấn (4), Tốn (5), Khảm (6), Đoài (7), Khôn (8). Như vậy 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 = 36. Chứng minh tương tự như trên với cái đống lộn sộn của câu này. 5) Như vậy: Lưỡng Nghi + Tứ Tượng + Bát quái = 3 + 10 + 36 = 49. Híc! Chúng không đống đẳng thì sao cộng với nhau được. Nếu chúng đồng đẳng thì Thiếu Dương 2 tức cũng là Âm 2. Vậy lấy đâu ra để cộng thành 49? Híc. 6 -1) Vậy theo cả ba học thuyết Nho _ Phật _ Lão đều qui về con số 49. Quên đi nhá! Còn truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên của nền văn hiến Việt cũng có con số 49 đấy. 6 -2) Ở đây có một ý nghĩa rất huyền bí cho đến nay vẫn chưa lý giải được. Vừa lý giải ở trên rồi lại bảo không lý giải được? Tác giả đã tự phủ nhận mình” Anh Thiên Sứ thân! Anh giải thích cái sai của ông Trương Thìn như trên là đúng, còn tôi thì sẽ giải thích cái sai trong nhận thức của ông Thìn theo kiểu “khoa học” của tôi như thế này: Thứ nhất ông Thìn không nhìn thấy và cũng không nghĩ ra chính cái từ Lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái nó đã chỉ ra số lượng của thực thể để mà cộng trừ nhân chia hay đo đếm. Lưỡng nghi tức chỉ hai thực thể là bước đầu chuyển pha của Thái Cực. Lưỡng nghi chỉ có hai thực thể một là dương và một là âm làm sao lại đưa ra phép cộng: 1+1= 3 để thành ra 3 thực thể? Chữ lưỡng chỉ số 2 chứ không phải số 3 . Dương-1 còn âm-2 nghĩa là ký hiệu thứ tự của thực thể chứ không phải là thực thể để mà cộng. Sao ông Thìn lại có thể nghĩ dương-1 là số 1, âm-2 là số 2 để có phép cộng 1+2=3 được nhỉ? Còn cộng số thứ tự thì chẳng có ý nghiã gì cả. Nếu cộng số thứ tự 1+2=3 cho vui thì hóa ra công nhận lưỡng nghi có ba thực thể: một thực thể dương và hai thực thể âm à? Một chồng mà có những hai cô vợ cơ đấy? Luật một dương một âm của lưỡng nghi đã lỗi thời rồi chăng? Từ nay trở đi đừng gọi là lưỡng nghi nữa mà phải gọi là “tam nghi” theo như phát minh của ông Trương Thìn? Tương tự về tứ tượng, rõ ràng về ngôn ngữ thì từ tứ chỉ số 4, từ tượng chỉ thực thể. Tứ tượng nghĩa là có bốn thực thể, làm sao lại có thể nghĩ ra trò có phép cộng: 1+2+3+4=10 để ra 10 thực thể được? Nếu cứ làm phép cộng đó và cho là đúng thì nói “tứ tượng” là sai, phải nói là “thập tượng” mới đúng phải không? Còn về bát quái, rõ ràng từ bát là chỉ số 8, từ quái là quẻ, bát quái là 8 quẻ, tức là có 8 thực thể, vậy vẽ ra phép cộng số thứ tự ký hiệu ra độ số: 1+2+3+4+5+6+7+8=36 để chỉ cái gì? Chỉ ra 36 thực thể thì không phải, vậy thì con số 36 là con số vu vơ, thích thì cộng chơi cho vui? Từ nay trở đi chúng ta cũng cứ vu vơ theo cách của ông Thìn gọi bát quái là “tam thập lục quái” để chơi cho vui nhé? Tóm lại ông Trương Thìn không hiểu thế nào là lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái. Ông không luận được ra ngôn ngữ đơn giản của các chữ lưỡng, tứ, bát chỉ ra con số gì, nên đã vẽ ra lưỡng nghi thành “tam nghi”, tứ tượng thành “thập tượng” và bát quái thành “tam thập lục quái” để ra bằng được con số 49 thì mới thỏa lòng “nghiên cứu” độ số vũ trụ. Không biết nói sao nữa thôi đành ghi nhận hôm nay có nhà “học giả” đã phát minh ra phương trình độ số: 1+1=3 , Lưỡng nghi biến thành “tam nghi” ,… bát quái biến thành “tam thập lục quái”! Hà nôi, ngày 19/11/2008 Lê Văn Cường Share this post Link to post Share on other sites