Thiên Sứ

Dự Ngôn Mai Hoa Thi

10 bài viết trong chủ đề này

DỰ NGÔN MAI HOA THI

TƯ LIỆU THAM KHẢO.
Quí vị và anh chị em thân mến.
Lang thang trên mạng, Tôi tìm được trên Youtube bốn Video clip nói về những lời tiên tri của Thiệu Khang Tiết - nhà tiên tri nổi danh cuối thời Nam Tống. Ông chính là người công bố rộng rãi đồ hình Hà Đồ và Lạc Thư, mà từ hàng ngàn năm trước - khi nền văn minh Lạc Việt sụp đổ ở miền nam sông Dương Tử - vẫn chỉ lưu truyền một cách bí ẩn qua các ẩn sĩ trong cuốc sống dân dã. Điều này đã khiến cho chính các nhà nghiên cứu Trung Hoa hiện đại cũng thừa nhận: "Trong lịch sử Dịch học, mặc dù Hà Đồ Lạc Thư được coi là do vua Phục Hy và Đại Vũ làm ra từ hơn 4000 năm trước, nhưng chỉ chính thức xuất hiện ở đời Tống". Thiệu Khang Tiết đã nắm bắt được những phương pháp tiên tri đầy huyền bí của nền Lý học Đông phương - nhưng tất nhiên ông ta không thể hiểu được tất cả những nguyên lý căn để của cả một học thuyết thống nhất. Tuy nhiên, sự huyền vĩ của học thuyết này khiến cho chỉ những phần ứng dụng còn lại mà hiểu biết và ứng dụng một cách thành thạo đủ để thành một kỳ nhân lưu truyền trong lịch sử như ông. Mai Hoa thi là một tác phẩm tiên tri những sự kiện lớn trong suốt thời gian lịch sử Trung Quốc qua các triều đại Trung Hoa cho đến tận ngày nay. Tìm hiểu những dự báo này của ông, chúng ta có thể suy ngẫm về phương pháp tiên tri của Mai Hoa Dịch - cũng do ông công bố - để liên hệ suy ngẫm về những ký hiệu Dịch học thể hiện những quy luật vũ trụ liên quan đến cuôc sống, xã hội và con người .
Xin chia sẻ với quý vị và anh chị em.

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=Ktgo4MpQyGU&feature=player_embedded#!


==============================
PS: Dự ngôn này theo ký hiệu thể hiện youtube thì có bẩy phần. Nhưng chỉ thể hiện bốn phần đến thời cận đại. Còn ba phần còn lại chắc thuộc về những sự tiên tri chưa được chứng nghiệm, mà thuộc về sự suy luận của đời hiện đại qua các hình tượng trong dự ngôn. Có thể để tránh sự hiểu lầm của dư luận, nên những người sản xuất video clip này không đưa lên youtube.
Chúng ta cũng không tham vọng và tò mò tất cả các chi tiết của dự ngôn. Bởi vì - chúng ta chỉ cần tìm hiểu phương pháp và mối liên hệ giữa phương pháp tiên tri, sự thể hiện và cách diễn đạt hình tượng để mô tả các sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai là đủ.
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

DỰ NGÔN MAI HOA THI

TƯ LIỆU THAM KHẢO.

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=rMMKMzeDzt4&feature=related










DỰ NGÔN MAI HOA THI

TƯ LIỆU THAM KHẢO.

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=O0iocuevY28&feature=related[/color][/size][/font]




1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

DỰ NGÔN MAI HOA THI

TƯ LIỆU THAM KHẢO.

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=pyu2qDQcIwE&feature=related



«Mai Hoa Thi» tương truyền là do Thiệu Ung tiên sinh sáng tác. Thiệu Ung, tự là Nghiêu Phu, sinh năm thứ 4 Tống Chân Tông (năm 1011 SCN), mất năm thứ 10 Tống Thần Tông (năm 1077 SCN), hiệu là Khang Tiết. Ông quê ở Phạm Dương, Hà Bắc, sau di cư sang Cộng Thành, cuối cùng ẩn cư ở Lạc Dương.
«Mai Hoa Thi» tổng cộng có 10 kỳ, dự ngôn những diễn biến lịch sử trọng đại của Trung Quốc sau khi ông qua đời. Vì vậy tất nhiên bài thơ sử dụng ngôn ngữ tiên tri, rất ẩn ý, không dễ mà lý giải cho được. Có một bộ phận là dành cho người tu luyện, người bình thường đọc quả thực không hiểu chút gì. Ở đây chỉ xin giải sơ qua, các bậc trí giả và cao nhân nếu thấy có chỗ nào không ổn kính mong chỉ giáo.

Lịch sử, nếu xem trong một thời-không ngưng đọng, thì cũng như một vở kịch, với trời làm màn, đất là đài, ngày đêm không ngừng xoay vần mà diễn biến. Các nhân vật trong vở kịch này, bất luận là anh hùng đội trời đạp đất, thét mây hô gió như thế nào, thì đều trôi dạt trong cõi hồng trần cuồn cuộn. Liệu ai có thể thực sự làm chủ vận mệnh của chính mình?
Tài năng kinh thiên động địa, tấm lòng cúc cung tận tụy như Gia Cát Lượng, cũng không thực hiện được chí lớn khôi phục Hán thất. Tài trí mưu lược, chí khí ngút trời như Nhạc Phi, cũng chỉ có thể để lại nỗi buồn vô hạn dưới đình Phong Ba. Thị phi thành bại theo dòng nước, Sừng sững cơ đồ bỗng tay không! Giữa dòng sông lớn lịch sử này, rốt cuộc là ai làm chủ? Dòng chảy lịch sử vĩ đại này rốt cuộc có chủ đề và kịch bản hay không?
Tuy nhiên, giữa cõi trần thế náo nhiệt ồn ào này, bỗng chốc vang lên một thanh âm siêu nhiên, âm lượng nhẹ nhàng mà kiên định; nó là âm thanh ngoài trần thế, chỉ điểm bến mê. Nó thời thời khắc khắc cảnh tỉnh thế nhân: Mang mang Thiên số đã sớm định trước, Thế Đạo hưng suy bất tự do vậy. Nó chính là một dự ngôn lưu danh thiên cổ. «Mai Hoa Thi» của Thiệu Ung thời Bắc Tống chính là một khúc thanh âm như vậy. Từ hơn 1.000 năm trước, nó đã chỉ điểm chỗ mê cho chúng sinh, giảng rõ khúc chủ đề nhấp nhô trầm bổng. Chúng ta hãy tĩnh tâm lắng nghe và thưởng thức bài thơ «Mai Hoa Thi» này.

Trích lời trong video clip "Dự ngôn Mai Hoa Thi"
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Thiên Sứ kính mến !

Cháu thấy dạng bài này cũng tương đồng không biết phương pháp này có nguồn gốc từ đâu ?

Thôi Bối Đồ

Tác giả: Lưu Thiên Hồng

Lời ban biên tập: Có rất nhiều dự ngôn nổi tiếng đã được lưu truyền qua hàng ngàn năm, dự đoán phi thường chuẩn xác, thế nhưng vẫn khiến con người cảm thấy thật thần bí. Dự ngôn đã trở thành đề tài được nghiên cứu trong suốt lịch sử nhân văn, thế nhưng chúng cũng đề xuất một vấn đề khoa học: Liệu có khả năng dự đoán tương lai chăng? Tại chuyên mục này, chúng tôi và quý độc giả cùng nhau dần dần khám phá các dự ngôn này.

Trong số các dự ngôn của Trung Quốc, «Thôi Bối Đồ» có thể nói là “nhà nhà đều biết”. Đây là cuốn sách sấm do quan Tư Thiên Giám Lý Thuần Phong và ẩn sĩ Viên Thiên Cang đồng biên soạn vào đầu những năm Trinh Quán triều đại nhà Đường (năm 627-649 SCN). Cuốn sách tổng cộng có 60 hình vẽ (đồ tượng), mỗi đồ tượng ở bên dưới lại có “Sấm viết” và “Tụng viết” bằng thơ, dự ngôn từ triều Đường cho tới nay, tới tận tương lai, về các đại sự phát sinh tại Trung Quốc qua các triều đại.

Posted Image

第一象 甲子 乾下乾上 乾

讖曰:

   茫茫天地 不知所止

   日月循環 周而復始

頌曰:

   自從盤古迄希夷 虎鬥龍爭事正奇

   悟得循環真諦在 試於唐後論元機

金聖歎:「此象古今治亂相因,如日月往來,陰陽遞嬗,即孔子百世可知之意,紅者為日,白者為月,有日月而後晝夜成,有晝夜而後寒暑判,有寒暑而後歷數定,有歷數而後系統分,有系統而後興亡見。」

Tượng 1 Giáp Tý, quẻ Bát Thuần Càn (triều Đường)

Sấm viết:

Mang mang Thiên Địa

Bất tri sở chỉ

Nhật nguyệt tuần hoàn

Chu nhi phục thủy

Tụng viết:

Tự tòng Bàn Cổ ngật hi di

Hổ đấu long tranh sự chính kỳ

Ngộ đắc tuần hoàn chân đế tại

Thí vu Đường hậu luận nguyên cơ

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Trời Đất mênh mang

Không biết chốn dừng

Nhật nguyệt tuần hoàn

Xoay đi chuyển lại

Tụng rằng:

Từ thuở Bàn Cổ đến mãi khi

Long tranh hổ đấu sự thật kỳ

Ngộ được tuần hoàn chân lý tại

Thử từ Đường hậu luận nguyên cơ

Tượng 1 này là lời mở đầu, không hề nói nội dung cụ thể gì. Tuy nhiên chúng ta thấy ở đây biểu đạt vũ trụ quan của tác giả: “Nhật nguyệt tuần hoàn, Xoay đi chuyển lại”, ngoài ra còn “Ngộ được tuần hoàn chân lý tại”. Có lẽ đây là căn cứ mà tác giả dùng để tiến hành dự đoán vị lai, nói thẳng ra là thông qua con đường nào để biết được tương lai. Về phương diện này, chúng ta sẽ đàm luận sau khi tham khảo nguồn gốc của dự ngôn.

2

Posted Image

第二象 乙丑 巽下乾上 姤

讖曰:

   纍纍碩果 莫明其數

   一果一仁 即新即故

頌曰:

   萬物土中生 二九先成實

   一統定中原 陰盛陽先竭

金聖歎:「一盤果子即李實也,其數二十一,自唐高祖至昭宣凡二十一主。二九者指唐祚二百八十九年。陰盛者指武曌當國,淫昏亂政,幾危唐代。厥後開元之治,雖是媲美貞觀,而貴妃召禍,乘輿播遷,女寵代興,夏娣繼之,亦未始非陰盛之象。」

Triều Đường: Từ Tượng 2 đến Tượng 9

Tượng 2 đến Tượng 9 «Thôi Bối Đồ» chính là dự ngôn về các sự tình của vương triều nhà Đường (năm 618-907 SCN). Dùng thủ pháp rất ẩn ý để dự đoán các đại sự của triều Đường, bao gồm Võ Tắc Thiên nắm quyền, loạn An Sử, cái chết của Dương Quý Phi, Thổ Phồn xâm nhập Trung Nguyên, loạn Kiến Trung, Hoàng Sào dấy binh cho đến Chu Ôn diệt Đường, v.v. Xét theo độ dài, ở đây chỉ xin giới thiệu Tượng 2, Tượng 5 và Tượng 9.

Tượng 2 Ất Sửu Tốn hạ Càn thượng, quẻ Cấu (triều Đường)

Sấm viết:

Lũy lũy thạc quả

Mạc minh kỳ số

Nhất quả nhất nhân

Tức tân tức cố

Tụng viết:

Vạn vật thổ trung sinh

Nhị cửu tiên thành thật

Nhất thống định Trung Nguyên

Âm thịnh Dương tiên kiệt

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Ỉu xìu quả lớn

Không rõ mấy số

Mỗi quả một nhân

Tức mới tức cố

Tụng rằng:

Vạn vật sinh trong đất

Hai chín trước thành thật

Thống nhất định Trung Nguyên

Âm thịnh Dương kiệt trước

Tượng này dự ngôn về khí số triều Đường. “Ỉu xìu quả lớn, Không rõ mấy số”, ở đây rõ ràng là muốn chúng ta đếm số quả. Trên chiếc khay ở đồ hình là 21 quả, ám chỉ triều Đường truyền được 21 Đại Hoàng đế; sấm viết “Mỗi quả một nhân”, cũng đã nói rõ hàm nghĩa của mỗi quả, chính là một “người” (chữ “Nhân” (人) nghĩa là “người” và chữ “Nhân” (仁) nghĩa là “hạt quả” là đồng âm). Triều Đường trong lịch sử xác thực là “Thống nhất định Trung Nguyên”, là triều đại cường thịnh nhất, vô luận là sự phát triển văn hóa hay cai trị quốc gia đều đạt tới đỉnh điểm. Trong lịch sử chỉ duy có Nữ hoàng Võ Tắc Thiên xuất từ triều Đường là ứng với “Âm thịnh Dương kiệt trước”. “Hai chín trước thành thật” tức là 290, ý nói triều Đường từ năm 618 đến năm 907 SCN trải qua 289 năm, truyền được 290 năm.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Thiên Sứ kính mến !

Cháu thấy dạng bài này cũng tương đồng không biết phương pháp này có nguồn gốc từ đâu ?

Thôi Bối Đồ

Tác giả: Lưu Thiên Hồng

Lời ban biên tập: Có rất nhiều dự ngôn nổi tiếng đã được lưu truyền qua hàng ngàn năm, dự đoán phi thường chuẩn xác, thế nhưng vẫn khiến con người cảm thấy thật thần bí. Dự ngôn đã trở thành đề tài được nghiên cứu trong suốt lịch sử nhân văn, thế nhưng chúng cũng đề xuất một vấn đề khoa học: Liệu có khả năng dự đoán tương lai chăng? Tại chuyên mục này, chúng tôi và quý độc giả cùng nhau dần dần khám phá các dự ngôn này.

Trong số các dự ngôn của Trung Quốc, «Thôi Bối Đồ» có thể nói là “nhà nhà đều biết”. Đây là cuốn sách sấm do quan Tư Thiên Giám Lý Thuần Phong và ẩn sĩ Viên Thiên Cang đồng biên soạn vào đầu những năm Trinh Quán triều đại nhà Đường (năm 627-649 SCN). Cuốn sách tổng cộng có 60 hình vẽ (đồ tượng), mỗi đồ tượng ở bên dưới lại có “Sấm viết” và “Tụng viết” bằng thơ, dự ngôn từ triều Đường cho tới nay, tới tận tương lai, về các đại sự phát sinh tại Trung Quốc qua các triều đại.

Posted Image

第一象 甲子 乾下乾上 乾

讖曰:

   茫茫天地 不知所止

   日月循環 周而復始

頌曰:

   自從盤古迄希夷 虎鬥龍爭事正奇

   悟得循環真諦在 試於唐後論元機

金聖歎:「此象古今治亂相因,如日月往來,陰陽遞嬗,即孔子百世可知之意,紅者為日,白者為月,有日月而後晝夜成,有晝夜而後寒暑判,有寒暑而後歷數定,有歷數而後系統分,有系統而後興亡見。」

Tượng 1 Giáp Tý, quẻ Bát Thuần Càn (triều Đường)

Sấm viết:

Mang mang Thiên Địa

Bất tri sở chỉ

Nhật nguyệt tuần hoàn

Chu nhi phục thủy

Tụng viết:

Tự tòng Bàn Cổ ngật hi di

Hổ đấu long tranh sự chính kỳ

Ngộ đắc tuần hoàn chân đế tại

Thí vu Đường hậu luận nguyên cơ

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Trời Đất mênh mang

Không biết chốn dừng

Nhật nguyệt tuần hoàn

Xoay đi chuyển lại

Tụng rằng:

Từ thuở Bàn Cổ đến mãi khi

Long tranh hổ đấu sự thật kỳ

Ngộ được tuần hoàn chân lý tại

Thử từ Đường hậu luận nguyên cơ

Tượng 1 này là lời mở đầu, không hề nói nội dung cụ thể gì. Tuy nhiên chúng ta thấy ở đây biểu đạt vũ trụ quan của tác giả: “Nhật nguyệt tuần hoàn, Xoay đi chuyển lại”, ngoài ra còn “Ngộ được tuần hoàn chân lý tại”. Có lẽ đây là căn cứ mà tác giả dùng để tiến hành dự đoán vị lai, nói thẳng ra là thông qua con đường nào để biết được tương lai. Về phương diện này, chúng ta sẽ đàm luận sau khi tham khảo nguồn gốc của dự ngôn.

2

Posted Image

第二象 乙丑 巽下乾上 姤

讖曰:

   纍纍碩果 莫明其數

   一果一仁 即新即故

頌曰:

   萬物土中生 二九先成實

   一統定中原 陰盛陽先竭

金聖歎:「一盤果子即李實也,其數二十一,自唐高祖至昭宣凡二十一主。二九者指唐祚二百八十九年。陰盛者指武曌當國,淫昏亂政,幾危唐代。厥後開元之治,雖是媲美貞觀,而貴妃召禍,乘輿播遷,女寵代興,夏娣繼之,亦未始非陰盛之象。」

Triều Đường: Từ Tượng 2 đến Tượng 9

Tượng 2 đến Tượng 9 «Thôi Bối Đồ» chính là dự ngôn về các sự tình của vương triều nhà Đường (năm 618-907 SCN). Dùng thủ pháp rất ẩn ý để dự đoán các đại sự của triều Đường, bao gồm Võ Tắc Thiên nắm quyền, loạn An Sử, cái chết của Dương Quý Phi, Thổ Phồn xâm nhập Trung Nguyên, loạn Kiến Trung, Hoàng Sào dấy binh cho đến Chu Ôn diệt Đường, v.v. Xét theo độ dài, ở đây chỉ xin giới thiệu Tượng 2, Tượng 5 và Tượng 9.

Tượng 2 Ất Sửu Tốn hạ Càn thượng, quẻ Cấu (triều Đường)

Sấm viết:

Lũy lũy thạc quả

Mạc minh kỳ số

Nhất quả nhất nhân

Tức tân tức cố

Tụng viết:

Vạn vật thổ trung sinh

Nhị cửu tiên thành thật

Nhất thống định Trung Nguyên

Âm thịnh Dương tiên kiệt

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Ỉu xìu quả lớn

Không rõ mấy số

Mỗi quả một nhân

Tức mới tức cố

Tụng rằng:

Vạn vật sinh trong đất

Hai chín trước thành thật

Thống nhất định Trung Nguyên

Âm thịnh Dương kiệt trước

Tượng này dự ngôn về khí số triều Đường. “Ỉu xìu quả lớn, Không rõ mấy số”, ở đây rõ ràng là muốn chúng ta đếm số quả. Trên chiếc khay ở đồ hình là 21 quả, ám chỉ triều Đường truyền được 21 Đại Hoàng đế; sấm viết “Mỗi quả một nhân”, cũng đã nói rõ hàm nghĩa của mỗi quả, chính là một “người” (chữ “Nhân” (人) nghĩa là “người” và chữ “Nhân” (仁) nghĩa là “hạt quả” là đồng âm). Triều Đường trong lịch sử xác thực là “Thống nhất định Trung Nguyên”, là triều đại cường thịnh nhất, vô luận là sự phát triển văn hóa hay cai trị quốc gia đều đạt tới đỉnh điểm. Trong lịch sử chỉ duy có Nữ hoàng Võ Tắc Thiên xuất từ triều Đường là ứng với “Âm thịnh Dương kiệt trước”. “Hai chín trước thành thật” tức là 290, ý nói triều Đường từ năm 618 đến năm 907 SCN trải qua 289 năm, truyền được 290 năm.

Nói là “hai ông đồng biên soạn” thì có nghĩa là không phải do hai ông sáng tác, mà chỉ soạn lại nội dung của một tác phẩm cũ bằng hình thức viết khác là lời thơ, lời tụng và tranh vẽ minh họa, như là một tác phẩm văn học mà nội dung có tính dự báo.

Bạn vào mạng: [ tieba.baidu.com/p/1274906505 ] rồi mở tiếp mạng:

[ hudong.com/wiki…] bạn sẽ thấy đủ 60 hình vẽ (gọi là Đồ) kèm khổ thơ và lời tụng (gọi là Thi), thì sẽ phán đoán đúng là hai ông họ Lý và họ Viên đã vận dụng cuốn sách gốc là cuốn Việt Dịch chỉ viết vỏn vẹn là 64 quẻ, mỗi quẻ là một Tượng gồm có 6 hào là 6 kẻ vạch liền và đứt mà thôi.

Trên dòng đầu của mạng trên có giải thích về Thôi Bối Đồ rằng: Tương truyền 1300 năm trước, vua Đường Thái Tông là Lý Thế Dân có sai hai ông họ Lý và họ Viên là hai vị xem thiên tướng nổi tiếng đương thời làm ra cuốn Thôi Bối Đồ để Bấm Độn (Thôi Toán) quốc vận nhà Đường. Ông họ Lý cứ Bấm Độn mải miết đến mức nghiện, không những hết quốc vận nhà Đường rồi mà còn Bấm đến 2000 năm sau nhà Đường nữa, vậy mà cũng chưa hết các Tượng. Ông họ Viên đợi lâu quá, lúc ấy mới Thúc vào lưng ( tức cái Bối) ông họ Lý, nói: “Thiên cơ không thể tái tiết lộ, dừng đi về nghỉ cái đã” khi ấy ông họ Lý mới Bấm hết quẻ thứ 60 ( còn 4 quẻ nữa đành bỏ). Thế là công trình của hai ông mang tên là Thôi Bối Đồ.

Đó là chuyện tương truyền, do người đời sau đặt ra để giải thích tại sao có tên là Thôi Bối Đồ, đó là chuyện tương truyền của 1300 năm trước.

Nhưng 2000 năm trước, tức cuối thời Đông Tấn, còn trước thời Đường 700 năm, Hứa Thận giải thích cách đọc đúng chữ Bối và chữ Thôi cũng đúng như QT ngôn từ Việt mà tôi nêu. (Chữ Đồ là cái hình vẽ minh họa, nên không cần xét nữa).

Chữ Bối 背, sau trong Hán ngữ dùng chữ Bối 背 nghĩa là cái lưng (do người Hán đã dùng chữ Bối 背 đó để ký âm âm tiết “bây” trong Hán ngữ nghĩa là cái lưng), nhưng thời Hứa Thận, trong phần của ông giải thích nghĩa chữ Bối để trống (không biết nó nghĩa là gì), còn hướng dẫn đọc thì là: lướt Bổ 補 Muội 妹=Buổi. Vậy cái chữ Bối 背 ấy là của người Việt, đọc là Buổi và có nghĩa là Buổi, nghĩa của nó trong tiếng Việt là “một sự tuần hoàn”, như buổi sáng rồi đến buổi tối rồi lại đến buổi sáng, cứ thế tuần hoàn mãi. Chữ nho Bối 背 ấy viết bằng chữ Rau 肉 ở dưới và chữ Bắc 北 ở trên, đọc từ dưới lên (như đếm hào của quẻ dịch thì cũng phải đếm từ dưới lên), thì theo QT lướt: Rau 肉 Bắc 北=Rắc, và QT thay tơi: Rắc=Lắc, sự Lắc cũng là “một sự tuần hoàn”. (Tôi đã giải thích rồi: Ruột=Rau=Nhau=Nhục 肉, chữ Nhục 肉 ấy đọc là Rau, là cái Nhau bà đẻ nên có hinh hai nhân trong cái Cung, nhân thò ra ngoài là mẹ, nhân gọn lỏn bên trong là con). Tuần hoàn Lắc ấy cũng giống như là con lắc của cái đồng hồ quả lắc, hết vòng lại quay lại, như con thoi chạy trên khung cửi.

Chữ Thôi 推, Hứa Thận hướng dẫn đọc: lướt Tha 他 Hồi 回=Thôi, giải thích nghĩa là : vỗ. Vậy thì đích thị là nói về con Thoi, mà con Thoi thì cũng như con Lắc, là “một sự tuần hoàn”. Hãy quan sát con thoi nó làm việc trên khung cửi thì rõ. Nó chạy đến đụng Đầu trái thì nó Lộn lại tức Dội lại hướng phải, đến đụng Đầu phải, nó lại lập tức Lộn lại tức Dội lại hướng trái. Khoảng cách hai Đầu ấy, tức chiều rộng của khung cửi ra khổ rộng của tầm vải, gọi là Đoạn, nên cái Đầu ấy cũng gọi là cái Đoan. Thoi đến Đầu thì Lộn, nên Đầu Lộn=Độn, Thoi đến Đầu thì Dội, nên Đầu Dội=Đội. Mà cái Đầu ấy chính là cái Thớt gỗ trên khung cửi, Thoi đến Thớt thì Hồi, nên Thoi Hồi=Thôi. Vậy thì trong cái nôi tuần hoàn là công việc của con Thoi ấy ta có: Thoi=Thôi=Đội=Độn=Đoan=Đoán=Toán=Bàn=Bấm. Cái hình ảnh tuần hoàn của con thoi cũng giống hệt như hình ảnh tuần hoàn của 6 hào của quẻ Dịch, từ dưới lên trên là từ hào 1 đến hào 6 rồi lại lộn trở lại. Từ đó mà người ta có Bấm Độn hoặc viết bằng chữ nho là Thôi 推 Toán 算 rồi làm ra cái Bàn Tính. Giải thích theo QT có mấy từ đó thôi mà cũng đã thấy rõ là 64 quẻ Dịch là của người Việt. Cái thiên Cơ là một sự tuần hoàn huyền bí cũng chỉ là do cái dân tộc Việt Cặm-Cụi làm lúa nước ghi ra bằng 64 Quẻ. Tiếng Việt: Cơ = Cạm = Cộ = Cọn =Cửi =Cút-Kít đều là những ứng dụng của sự tuần hoàn, giống như Quẻ. Thoi=Thôi, chữ Thôi 推 viết hoàn toàn biểu ý bằng

Tay 扌 +Chim 隹, mà Tay Chim = Tim Chảy, cũng là một sự tuần hoàn, một giọt máu qua tim rồi đi khắp cơ thể rồi lại về qua tim, cứ thế tuần hoàn mãi.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi thấy ngay trong đoạn Video clip cũng nhắc đến việc ông Thiệu Khang Tiết theo học thầy vốn là ẩn sĩ. Điều này cho thấy ông ta không phải là người sáng tạo ra Mai Hoa Dịch. Có thể nói rằng: Ngay cả Trần Đoàn Lão tổ, Quách Phác...vốn được coi là ông tổ môn Tử Vi, Phong thủy Tàu....thực chất chỉ là người thực hành và dịch các phương pháp ứng dụng này của thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về nền văn hiến Việt ra chữ Tàu để người Tàu học và lưu truyền trong đời - khi Việt sử bị đô hộ - mà thôi.

Làm gì có một phương pháp ứng dụng huyền vĩ đến ngày nay - khi nền văn minh của các dân tộc hội nhập vẫn không đủ trình để giải thích nổi - lại ra đời trước nguyên lý lý thuyết của nó. Trong khi đó, cũng cho đến ngày nay, tất cả các học giả Tây, Ta, Tàu, Nhật Bản, Ấn Đô, Urugoay.....vẫn còn ngơ ngác chưa hiểu có phải là một lý thuyết hoàn chỉnh hay không và ra đời trong hoàn cảnh nào thì các phương pháp ứng dụng lại khá hoàn hảo để cho mấy tay như Trần Đoàn lão tổ sáng tác ra tử vi, Quách Phác sáng tác ra Phong thủy....từ hàng ngàn năm trước. Rồi lại có người như Thiệu Khang Tiết, Lý Thuần Phong dự báo trước cả ngàn năm nay. Tất cả những thứ đó của Việt tộc - kể cả Thôi Bối Đồ, Mai hoa Thi.......- khi mất nước thì lần lượt bị Hán hóa trong qúa trình lưu truyền. Để chứng minh điều này chúng ta xem lại cái truyền thuyết Tàu nói về Thôi Bối Đồ:

Trên dòng đầu của mạng trên có giải thích về Thôi Bối Đồ rằng: Tương truyền 1300 năm trước, vua Đường Thái Tông là Lý Thế Dân có sai hai ông họ Lý và họ Viên là hai vị xem thiên tướng nổi tiếng đương thời làm ra cuốn Thôi Bối Đồ để Bấm Độn (Thôi Toán) quốc vận nhà Đường. Ông họ Lý cứ Bấm Độn mải miết đến mức nghiện, không những hết quốc vận nhà Đường rồi mà còn Bấm đến 2000 năm sau nhà Đường nữa, vậy mà cũng chưa hết các Tượng. Ông họ Viên đợi lâu quá, lúc ấy mới Thúc vào lưng ( tức cái Bối) ông họ Lý, nói: “Thiên cơ không thể tái tiết lộ, dừng đi về nghỉ cái đã” khi ấy ông họ Lý mới Bấm hết quẻ thứ 60 ( còn 4 quẻ nữa đành bỏ). Thế là công trình của hai ông mang tên là Thôi Bối Đồ.

Như vậy sự tích này giải thích bài dự ngôn Thôi Bối Đồ với chữ "Bối " là cái lưng. Giải thích này hợp lý được một chữ. Nhưng với chữ Thôi thì giải thích thế nào? Không lẽ nó là từ phiên âm tiếng Việt: Thoi; thụi, thúc...Nếu thể thì mặc nhiên xác định nó thuộc Việt tộc dự ngôn từ trước và dịch ra tiếng Hán. Hay "Thôi" có nghĩa là dừng lại - y như từ Việt? Bởi vậy, cái "tương truyền" của sử Tàu này không có "cơ sở khoa học" . Nó giống như truyền thuyết Tàu xác định ngày Tam Nương là ngày sinh nhật của ba người đàn bà đẹp và lộng quyền nhất nước Tàu vậy(Hoặc ngày nhập cung, ngày làm hoàng hậu...vv) .

Không có "cơ sở khoa học nào" để nói rằng những thứ liên quan đến Lý học Đông phương là của Tàu. Nó thuộc về Việt tộc.

Bởi vậy, tôi thấy rằng: Không có gì là ngạc nhiên khi những hình vẽ trên bãi đá cổ Sapa thực chất là cuốn biên niên sử và những lời tiên tri của Dương Thái Công - Chức danh ngang với Tể tướng thuộc đẳng cấp tri thức hàng đầu của các vua Hùng làm ra truyền lại đời sau. Rất tiếc hiện nay tất cả những hình vẽ bí ẩn trên bãi đá cổ đã phai mờ với tốc độ ngày càng nhanh và không ai có thể phục chế lại.

Cuối cùng - qua bãi đá cổ Sapa cho thấy một dự ngôn huyền vĩ của nền văn hiến Việt - do Đức Ngài Tản Viên Sơn Thánh sáng tác - đã xác định tính chân lý:

Trăm năm bia đá thì mòn.

Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.

Với một trăm năm cuộc đời thì lời dự ngôn xác định hàng ngàn năm nếu không phải thánh trí thì không thể viết được. Bởi vậy sự phục hồi của cội nguồn Việt sử với một lý thuyết thống nhất vũ trụ huyền vĩ chỉ có thể tìm thấy ở những di sản văn hóa phi vật thể, nằm trong nền văn hiến truyền thống Việt.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Tượng 60 «Thôi Bối Đồ» [*])

Mang mang thiên số thử trung cầu,

Thế Đạo hưng suy bất tự do.

Vạn vạn thiên thiên thuyết bất tận,

Bất như thôi bối khứ quy hưu.

Có hình đẩy lưng thật.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy thì hình này là bằng chứng "khoa học" cho Thôi Bối đồ có nghĩa là truyền thuyết trên hoàn toàn đúng chăng? Tôi có thể vẽ cái hình này đẹp hơn nhiều để thay cho cái hình minh họa xấu xí này!

Posted Image

Tượng 60 «Thôi Bối Đồ» [*])

Mang mang thiên số thử trung cầu,

Thế Đạo hưng suy bất tự do.

Vạn vạn thiên thiên thuyết bất tận,

Bất như thôi bối khứ quy hưu.

Có hình đẩy lưng thật.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy thì hình này là bằng chứng "khoa học" cho Thôi Bối đồ có nghĩa là truyền thuyết trên hoàn toàn đúng chăng? Tôi có thể vẽ cái hình này đẹp hơn nhiều để thay cho cái hình minh họa xấu xí này!

Cái Đồ Thời Buổi (Thôi 推 Bối 背 Đồ 圖)

Tương truyền 1300 năm trước, vua Đường Thái Tông là Lý Thế Dân có sai hai ông họ Lý và họ Viên là hai vị xem thiên tướng nổi tiếng đương thời làm ra cuốn Thôi Bối Đồ để Bấm Độn (Thôi Toán) quốc vận nhà Đường. Ông họ Lý cứ Bấm Độn mải miết đến mức nghiện, không những hết quốc vận nhà Đường rồi mà còn Bấm đến 2000 năm sau nhà Đường nữa, vậy mà cũng chưa hết các Tượng. Ông họ Viên đợi lâu quá, lúc ấy mới Thúc vào lưng ( tức cái Bối) ông họ Lý, nói: “Thiên cơ không thể tái tiết lộ, dừng đi, về nghỉ cái đã” khi ấy ông họ Lý mới Bấm hết quẻ thứ 60 (còn 4 quẻ nữa đành bỏ). Thế là công trình của hai ông mang tên là Thôi Bối Đồ.

Đó là chuyện tương truyền, do người đời sau đặt ra để giải thích tại sao có tên là Thôi Bối Đồ, đó là chuyện tương truyền của 1300 năm trước.

Nhưng 2000 năm trước, tức cuối thời Đông Tấn, còn trước thời Đường 700 năm, Hứa Thận giải thích cách đọc đúng chữ Bối và chữ Thôi cũng đúng như QT ngôn từ Việt mà tôi nêu.

Chữ Bối 背, sau trong Hán ngữ dùng chữ Bối 背 nghĩa là cái lưng (do người Hán đã dùng chữ Bối 背 đó để ký âm cái âm tiết “bei” trong Hán ngữ nghĩa là cái lưng), nhưng thời Hứa Thận, trong phần của ông giải thích nghĩa chữ Bối thì để trống (không biết nó nghĩa là gì), còn hướng dẫn đọc thì là: lướt Bổ 補 Muội 妹 = Buổi. Vậy cái chữ Bối 背 ấy là của người Việt, đọc là Buổi và có nghĩa là Buổi, nghĩa của nó trong tiếng Việt là “một sự tuần hoàn”, như buổi sáng rồi đến buổi tối rồi lại đến buổi sáng, cứ thế tuần hoàn mãi. Chữ nho Bối 背 ấy viết bằng chữ Rau 肉ở dưới và chữ Bắc北 ở trên, đọc từ dưới lên (như đếm hào của quẻ dịch thì cũng phải đếm từ dưới lên), thì theo QT lướt: Rau肉 Bắc北=Rắc, và QT thay tơi: Rắc=Lắc, sự Lắc cũng là “một sự tuần hoàn”. (Tôi đã giải thích rồi: Ruột=Rau=Nhau=Nhục肉, chữ Nhục肉 ấy đọc là Rau, là cái Nhau bà đẻ nên có hinh hai nhân trong cái Cung, nhân thò ra ngoài là mẹ, nhân gọn lỏn bên trong là con). Tuần hoàn Lắc ấy cũng giống như là con lắc của cái đồng hồ quả lắc, hết vòng lại quay lại, như con thoi chạy trên khung cửi.

Chữ Thôi 推, Hứa Thận hướng dẫn đọc: lướt Tha 他 Hồi 回 = Thôi, giải thích nghĩa là : vỗ. Vỗ=Võ=Gõ. Vậy thì đích thị là nói về con Thoi, mà con Thoi thì cũng như con Lắc, là “một sự tuần hoàn”. Hãy quan sát con thoi nó làm việc trên khung cửi thì rõ. Nó chạy đến đụng Đầu trái thì nó Lộn lại tức Dội lại hướng phải, đến đụng Đầu phải, nó lại lập tức Lộn lại tức Dội lại hướng trái. Khoảng cách hai Đầu ấy, tức chiều rộng của khung cửi ra khổ rộng của tầm vải, gọi là Đoạn, nên cái Đầu ấy cũng gọi là cái Đoan. Thoi đến Đầu thì Lộn, nên Đầu Lộn=Độn, Thoi đến Đầu thì Dội, nên Đầu Dội=Đội. Mà cái Đầu ấy chính là cái Thớt gỗ trên khung cửi, Thoi đến Thớt thì Gõ vào thớt một cái rồi thì Hồi, cái lúc gõ vào thớt ấy chính là cái Thời khắc nó phản hồi trở lại tức Dội lại, nên Thớt Hồi=Thôi. Quãng đường con thoi chạy trên khung cửi gọi là Buổi. Từ thớt trái chạy đi là bắt đầu bằng Thời rồi đến Buổi, đến đụng thớt phải nó lộn lại cũng là một Thời Buổi tiếp theo, cứ thế tuần hoàn mãi. Vậy thì trong cái nôi tuần hoàn là công việc của con Thoi ấy ta có: Thời=Thoi=Thôi=Đội=Độn=Đoan=Đoán=Toán=Bàn=Bấm. Cái hình ảnh tuần hoàn của con thoi cũng giống hệt như hình ảnh tuần hoàn của 6 hào của quẻ Dịch, từ dưới lên trên là từ hào 1 đến hào 6 rồi lại lộn trở lại. Từ đó mà người ta có Bấm Độn hoặc viết bằng chữ nho là Toán 算 Thôi 推(sau Hán gọi ngược là Thôi 推 Toán 算) rồi làm ra cái Bàn Tính (mà Hán gọi ngược là cái Toán 算 Bàn 盤). Và cũng từ đó mà có khái niệm Thời Buổi là nói cái thời gian hoạt động, Thời là cái thời khắc bắt đầu, Buổi là quá trình tiếp theo từ khi bắt đầu. Thời gian mà Dịch từ hào 1 đến hào 6 trong một quẻ (tức một Tượng, hay một Đồ) cũng gọi là một Thời Buổi. Bởi vậy mới có cái từ Việt là hình tượng “Đồ Thời Buổi”, chữ nho viết là Đồ 圖 Thôi 推 Bối 背, Hán ngữ viết ngược là Thôi 推 Bối 背 Đồ 圖. Giải thích theo QT có mấy từ đó thôi mà cũng đã thấy rõ là 64 quẻ Dịch là của người Việt. Cái thiên Cơ là một sự tuần hoàn huyền bí, cũng chỉ do cái dân tộc Việt là Cặm-Cụi làm lúa nước, ghi ra bằng 64 Quẻ. Tiếng Việt: Cơ=Cạm=Cộ=Cọn=Cửi=Cút-Kít đều là những ứng dụng của sự tuần hoàn, giống như Quẻ. Thoi=Thôi, chữ Thôi 推 viết hoàn toàn biểu ý bằng Tay 扌 +

Chim 隹, mà Tay Chim = Tim Chảy, cũng là một sự bắt đầu tuần hoàn, tức là cái Thời điểm, giọt máu từ Tim bắt đầu Chảy gọi là Tim Chảy, một giọt máu từ tim chảy đi khắp cơ thể rồi lại quay về tim, để lại bắt đầu chảy, cứ thế tuần hoàn mãi. Người Việt dùng tượng quẻ Dịch để bấm độn đời một con người, hay đời của một triều đại, nên gọi quẻ Dịch là Đồ Thời Buổi. Thời Đường cuốn sách “Đồ Thời Buổi” ấy vẫn còn trong mỗi gia đình, để người già Bấm Độn ứng dụng cho nhiều việc, như thư tịch từng nói, nhưng thư tịch cũng nói là sách ấy bị coi là sách cấm. Vua Đường tò mò cũng muốn tìm hiểu xem sao nên mới sai người biên soạn lại.

Chữ Đồ 圖, Hứa Thận hướng dẫn đọc: lướt Đồng 同 Đô 都 = Đồ. Giải thích nghĩa: khó ghi, khó ý (tức nó là một biểu tượng chứ không phải là một ký tự biểu thị khái niệm), bên ngoài là Vuông口, bên trong là cái hình của cổ văn, (bỏ trống - không biết từ đâu) đã nhận được. Đọc cái hình tượng bên trong 啚 ấy là: lướt Phương 方 Mĩ 美= Phị (hoặc lái Phương Mĩ=Phi Mưỡng). Thật là khó định nghĩa cái chữ Đồ 圖 này đây, vì Hứa Thận cũng không rõ lắm. Phải vận dụng QT ngôn từ Việt để giải mã:

Giải thích nghĩa của Hứa Thận chữ Đồ 圖: “thư 書 ký 計 nan 難 dã 也” (viết, ghi khó ạ), bên trong là hình 啚 “nan 難 ý 意 dã 也” (ý nó khó ạ). Nhưng cái hình ấy lại đọc là Phị, Phi mà trong tiếng Việt có từ “phương phi” = “béo phị” và Béo Phị=Bị (QT lướt). Vậy cái hình bên trong 啚 ấy chính gọi là Bị. Hình chữ Đồ 圖 nó là cái gì mà lại “khó ghi, khó hiểu ý”, xem hình trong cái vuông của nó thì hình dung ra là hai con “Đuôi thóp đầu Thô”, rõ ràng con ở trên có cái đầu to còn đuôi thì mỏng mảnh tẽ ra hai phía, con ở dưới thì hình dung đầu nó là cái vòng ngoài to còn đuôi là cái vòng trong thóp nhỏ lại. Hai con “Đuôi thóp đầu Thô” ấy chính là hai con trong hình “thái cực đồ” (giống hai con Nòng Nọc) nên mới “nan ý”, và QT lướt thì: “Đuôi thóp đầu Thô”=Đồ. Phần chú có vẽ cổ văn (giáp cốt văn) tượng hình chữ Đồ 啚 là: Bên dưới là một vòng tròn kín to, có núm cuống tí tẹo trên đầu như muốn dính với phần trên, trong vòng có kẻ thẳng bốn sợi lạt chia cái vòng tròn to đó thành 9 ô ( Vậy đó chính là hình chiếc bánh Chưng). Bên trên là hình tròn nhỏ được tạo thành bằng hai vòng cung bán nguyệt không tiếp xúc nhau, trong có một kẻ thẳng ngang (Vậy đó là hình cái bánh Dầy, kẻ ngang bên trong là tượng trưng cho dương hay càn, hai cung và một kẻ đó tạo thành 3 nét vẽ, đều không tiếp xúc nhau). Nhìn toàn hình thì nó giống cái Bị vải căng phồng bị buộc túm cổ, thòi cái chỏm tròn nhỏ bên trên. Đây chính là hình ảnh của câu đồng dao trẻ con Việt: “3 Bị 9 quai“. Vậy tức là cả hình biểu tượng Âm Dương Lạc Việt, cả hình bánh Chưng bánh Dầy, được ngôn từ Việt gói gọn trong một chữ Đồ 圖. Vận dụng QT lướt thì giải thích ra cái hình vẽ mà thành âm tiết Đồ 圖 là vậy. Nhưng vận dụng QT thay Tơi và QT thay Rỡi thì cũng đúng Đồ 圖 ấy là của Việt: người Việt là dân mặt trời, dân Kẻ Lửa, từ khái niệm đầu tiên của “lửa” là Tá=Tỏ=Đỏ=Đồ=Đào của Hồng Bàng thị , nên Hồng Bàng thị cũng gọi là dân Đào. Dân Đào quí nhất là con người nên mới có câu “Giọt máu Đào hơn ao nước lã”. Dân Đào đã có nền văn minh được các tộc khác say đắm từ hàng vạn năm trước, nên mới có câu “Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say” (chất men say của “Hồng Bàng thị tức dân Đào”=Hồng Đào). Cái âm tiết Đào còn giải thích được lịch sử trận đại hồng thủy thời Nghiêu, dân con Đỏ đã “Đò được đến đậu ở các cù Lao”=Đào. Mỗi Cù Lao (như núi Tản chẳng hạn) là một Cửu Châu (Cù Lao=Cửu Châu, nên “Cù lao-Cửu châu” là một từ đôi nhấn ý “nhiều đảo”, sau người ta lướt “Cù lao- cửu Châu”=Cầu 球 để chỉ quần đảo. Lửa Cầu là dân Lửa tức tộc Việt ở quần đảo ngoài Thái Bình Dương (họ cũng trồng lúa nước và ăn trầu vậy), Lửa Cầu viết ký âm bằng chữ là Lưu 留 Cầu 球, chỉ Đài Loan và Nhật Bản.

编号 3326 楷字 啚 卷属 卷五

部首 ?部

拼音 bi3 反切 方美切

解释 嗇也。从口、?。?,受也。

注解 古文啚如此。

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chữ "thôi bối" nghe cũng đồng âm với "Thôi bói!", tức đừng bói nữa!, dừng bói lại!, không cần bói! Y như tiếng Việt. Hông biết có đúng hong? Còn chữ "đồ", nghe cũng giống chữ "đầu". Vậy là "Thoi bói đầu!", bói cái tiếp theo đến cái chót, bỏ cái đầu. Có thể vì vậy mà 64 tượng quẻ lại thiếu 4, chỉ có 60.

Vài dòng lạm bàn, vải thưa che mắt Sư Phụ và chú Lãn Miên. Posted Image

Còn cái hình hai ông, một ông sờ lưng một ông đứng yên thì vô nghĩa quá. Nếu hình này minh họa thực cho tương truyền ông này bảo ông nọ dừng bói thì, nếu theo Thiên Đồng minh họa thì sẽ vẽ hình hơi nghiêng một ông đang tay cầm bút, tay bấm độn say sưa, một ông ngồi sau đẩy lưng sốt ruột bảo dừng bói lại.

Tóm lại thì nội dung câu truyện thật giống với hai từ: "Thôi bói!" (Đừng bói nữa!)

Share this post


Link to post
Share on other sites