Posted 26 Tháng 2, 2012 Cái nôi khái niệm (2) Hai nghìn năm trước, “Thuyết văn giải tự” của Hứa Thận giải thích chữ Châu 州 đọc: lướt Chức 職 Lưu 流 = Chưu, giải nghĩa: “nơi đất cao giữa nước, thời Nghiêu 堯 có nạn hồng thủy, dân dồn ở nơi đất cao , kinh “Thi 詩” viết: tại 在 hà 河 chi 之 châu 州 ( đất cao ở giữa hồ nước), hoặc gọi là cửu 九 châu 州”. Vậy từ Cửu Châu 九 州 không phải là cụm từ như người đời sau vẫn hiểu theo nghĩa mặt chữ là chín Châu (hay là chín Huyện), mà “Cửu Châu” chỉ là một sự phiên âm cái âm tiết Việt của Cồn Đậu (giống như Côn Đảo, lại là sự phiên âm sau nữa) là cái “cồn” trong hồng thủy mênh mông còn “đậu” lại được chưa bị ngập hết nên còn có người ở được. (Quẻ Cấn trong bát quái còn được người đời sau ví von là “Núi như hình cái bát úp”; còn QT thì: Pnom = Núi = Non = Ngọn = Cồn = Sơn = San). Hình tượng của chữ Châu ở cổ văn là hai vạch cong hai bên một vạch cong ở giữa có mắt tròn nhỏ ở giữa như hòn cù lao trong nước mênh mông. Cồn Đậu cũng là từ ngôn ngữ Nam Á là “Cù Lao” ( “Pu Lao” ). Khi biển rút, người ta lại từ những “cồn đậu” tràn xuống vùng Bùn do phù sa Bồi lắng màu mỡ để làm nông nghiệp, nên không ít làng rải rác giữa đồng bằng Việt Nam mà lại có tên là làng Cồn Đậu, do người xưa nhớ cái nơi mình đã tản cư khi lụt, nên đem theo để đặt tên cho nơi đất mới, dù địa thế nơi mới không phải là Cồn mà là Đồng Bằng. (Cũng giống như ở An Huy của Trung Quốc, ở giữa đồng bằng, cách bờ biển đến 200 km vẫn còn các địa danh như Hải Khẩu, Hà Ngạn mặc dù chẳng có biển hay sông). Tên gọi địa danh huyện hay làng cũng quan trọng thật, cho nghiên cứu lịch sử (Thời hợp tác hóa rất nhiều các tên cổ của làng bị bỏ, thay bằng tên Đội 1, Đội 2 v.v.). Cái tên gọi tộc Cửu Lê, có văn bản viết là Cửu 九 Lê 黎 (chín Lê), có văn bản viết là Cửu 久 Lê 黎 (lâu Lê). Theo Hứa Thận giải nghĩa, hai nghìn năm trước, thì Lê 黎 là “gạo dính” tức Nếp, và theo biểu ý của chữ nho Lê 黎 là “dân Cháy trồng lúa nước”, thì cái âm “Cửu Lê” chỉ có thể là từ “Cây Lúa” mà ra. Cấy là do công nghệ lúa nước là có công đoạn “Cắm cây mạ xuống bùn Ấy” = Cấy. Vậy mà cái từ nông dân ấy đã nâng nghĩa thành từ của kỹ thuật công nghệ cao là “cấy mô”, “cấy gen”. Ví dụ: Cái tên một huyện ở đồng bằng ven biển Nghệ An là huyện Diễn Châu được cho rằng có tên do thời Bắc thuộc, vua Đường Thái Tông là Lý Thế Dân đặt, gọi là Diễn Châu (tại buổi lễ kỷ niệm 1300 năm có tên huyện). Thực ra cái tên Diễn đã có cả vạn năm trước thời Bắc thuộc. Nó là ở cái nghĩa của từ lướt “Dâng do Biển” = Diễn, tức nó vốn là đất ngập do biển dâng. Sau khi biển rút thì đất ấy là đất cao trồi lại , cũng hiểu là biển Dâng tặng lại cho, mảnh đồng bằng ấy đào đâu cũng thấy có vò sò (vỏ ngao ngán biển vỡ vụn) đóng thành tầng tầng lớp lớp dày, dùng để nung vôi, hoặc trộn sò với vôi để đóng thành loại gạch không cần nung gọi là gạch sò. Mảnh đất này là nơi theo truyền thuyết, An Dương Vương khi chạy sự truy đuổi của quân Triệu Đà, đến đây chém Mị Châu rồi đi xuống nước biển. Hai nghìn năm trước, Hứa Thận giải thích chữ Diễn 衍 đọc: lướt Dĩ 以 Thiển 浅 = Diễn, nghĩa: Thủy 水 triều 潮 tông 宗 ư 於 hải 海 dã 也(thủy triều dâng ở biển ạ). Chữ Tông 宗 ở câu này là phiên âm cho từ Tâng, mà Tâng = Nâng = Dâng, đều có nghĩa là “lên trên, hay ở bên trên”, còn dẫn theo QT để thấy từ ngôn ngữ Môn-Khơ Me thì: Yàng = Giàng = Dàng = DƯƠNG = Dâng = Nâng = Tâng = Tông = Giông = Trông = Trời= = Trên = Lên = Then = Thăng = Thiên. Giông để chỉ cơn mưa giông, nó chỉ xảy ra ở trên mây chứ không thể do mặt đất. Trông là nhìn lên trên, nhìn xuống dưới thì gọi là xem, trông sách là nhìn ra bên ngoài mà trông coi bán sách, xem sách là nhìn xuống dưới trang sách. Hứa Thận giải thích một chữ Diễn 演 khác, đọc: Dĩ 以 Thiển 浅 = Diễn, nghĩa: Trường長 Lưu 流 dã 也(nước chảy lâu ạ) ý nói sự kéo dài của ngập lụt, sau dùng nâng ý cho từ biểu diễn. Cái Chữ chưa nói lên được chiều sâu lịch sử bằng cái Lời. Cái lời nó sâu sắc thì người ta gọi là Thấm Thía, và lời thấm thía nhất lại là lời kể chuyện cổ tích của Mẹ Cha. Theo QT thì Thấm Thía = Mẹ Cha. Giải thích: Thời thượng cổ là thời mẫu hệ, nơi ở là theo mẹ, nên nơi quần cư nhỏ nhoi được ấp ủ ấm áp đó gọi là Ấp, sau được nâng nghĩa lên gọi là Ấp 邑 là cái xóm nhỏ, rồi có Trang Ấp là được vua ban cho để trông coi dân và thu thuế. Theo QT: U = Ủ = Ổ = Ấp = Ôm = Ẵm = Ấm = ÂM = Bầm = Thấm = Thím = Thẩm = Măm = Man = Mế = Mẹ. Cũng theo QT: Thày = Thía = Tía = Ta = Cha. Em về thưa với U, Thày. Cau tươi đã sẵn, trầu cay đã sàng. Share this post Link to post Share on other sites