Posted 25 Tháng 2, 2012 NÔI khái niệm Hãy đọc trên mạng bài báo của Phúc Kiến Nhật Báo ngày 23/02/2012: “Hãy làm cho rừng rậm tiến vào thành phố, Hãy làm cho thành phố rộng tay ôm lấy rừng rậm” 让 森 林 走 进 城 市 让 城 市 拥 抱 森 林 ( 2012-02-23 09:10:42 来 源:福 建 日 报 ) với 6 hình ảnh cực đẹp của các thành phố huyện thị xanh mát mắt bởi rừng cây, đa số là rừng cây vải cho trái, xanh mượt quanh hồ hoặc hai bên bờ sông, mà khung cảnh ấy nằm ở vị trí lọt thỏm ở giữa lòng thành phố, gọi là “thành phố sinh thái”, 58% diện tích khu dân cư là cây xanh, với nguyên tắc thực dụng “bên thân là xanh, xanh cho thu nhập” (giống như cây Me với cây Sấu của phố Hà Nội xưa). Chữ “Dung 拥 Bao 抱” ở trên, tôi dịch là “Rộng Tay Ôm” vì hai chữ đều có bộ “tay 扌” ; mà theo QT: Rộng=Dông, dông dài,=Dung 拥 ; Ôm=Áo=Bao 抱 , trong các âm tiết trên thì âm tiết Rộng là cổ xưa nhất, vì theo logic của QT, nó được phát ra từ Ruột, cho nên tôi mới gọi mỗi âm vận là cái “Rỡi”, tức cái “Ruột nhờ Lưỡi mà đưa ra Lời”=Rỡi , còn cái “Tơi” là cái phụ âm đầu, tức cái “Tay đưa Lời”=Tơi. Có Tơi+có Rỡi thì thành một âm Tiết, mà trong tiếng Việt thì Tiếng=Tiết=Tế=Từ tức phải có nghĩa hoàn chỉnh. Cũng như con Troi=Dòi là khi nó còn ở Nôi một chỗ, khi mọc cánh thì nó Rộng Rong Ruổi mất rồi, nên mới gọi nó là con Ruồi .Tơi cũng là cái vỏ ngoài, tiếng Việt cổ còn gọi cái vỏ rạ của cây lúa là Toóc, đi “bứt Toóc” tức là đi “cắt rạ”, công đoạn hai, sau khi đã gặt cái bông lúa rồi, Toóc = Tơi = Túc 足, như bộ chân nhiều vô số kể ở bên ngoài thân của con sâu cuốn chiếu; ( hay là sau khi Sĩ Nhiếp dạy cho dân Việt biết đọc chữ Túc 足 rồi, dân Việt mới quay ngược lại một vạn năm trước để gọi cái vỏ rạ của cây lúa là Toóc ? ngôn ngữ hàn lâm có trước hay ngôn ngữ dân dã là có trước ?). Cái “Vắng phụ âm đầu” cũng gọi là cái “Tơi”, thực tế thì có thể gọi là cái vắng tơi, vì trong ngôn ngữ thì cái không có vẫn là “có khái niệm” chẳng thế mà cái lỗ trống vẫn có thể đếm được là có bao nhiêu lỗ trống; ở trường hợp này Ôm=Áo là hai từ cùng nôi khái niệm, vì tuy Rỡi của chúng khác nhau do bị thay, nhưng chúng vẫn có cái chung là cùng “Vắng Tơi”, ( QT thay Rỡi hoặc thay Tơi đã giải thích rồi). Trong tiếng Việt, từ đối là hai từ ngược nghĩa về chất, làm thành một cặp, mà tôi ghi bằng cách có một dấu xẹt “ / “ giữa chúng, như Nắng/Nước, Đất/Đầm. Từ đôi là hai từ đồng nghĩa ghép với nhau thành một từ hai âm tiết, mang nghĩa nhấn mạnh cho tiếng đầu, nghĩa là “nhiều” cái đó, như từ Đất Đai, hiểu ngay là nhiều loại đất nói chung, sau người ta hay nói tắt, chỉ có một chữ Đất, để cho bớt ký tự ghi, ví dụ “quyền sử dụng đất” thì trong trường hợp này phải hiểu chữ Đất ở đây ám chỉ Đất Đai, loại đất nào cũng áp dụng quyền như vậy cả. Nhưng khái niệm “chất đất” thì phải cứng nhắc là chất đất, chứ không thể có khái niệm “chất đất đai”. Nhưng cái tính “nhiều” trong nghĩa của từ đôi Đất Đai thì nó bao gồm rất nhiều tính trong đó như Chất đất (thổ nhưỡng), Địa lý, Phong thủy, Dân cư, Văn hóa, Lịch sử (biết bao di chỉ đang nằm trong lòng nó) v.v. Khi qui hoạch xây dựng, thường người ta chỉ chú ý mỗi một nửa từ đôi Đất Đai là Đất (QSDĐ), Đất ấy được tính giá trị bằng Tiền, và giá trị đó sẽ thay đổi theo thời, bởi vậy thường bỏ quên hoặc coi thường các yếu tố khác có trong ý nghĩa của từ đôi Đất Đai (chỉ có luật là sử dụng đúng ngôn từ là: Luật Đất Đai). Ngày xưa đi học phổ thông có môn Địa Dư, tức là Đất Đai+Dân Cư, mà từ Dư 轝 chính là Dân Cư = Dư (QT lướt), từ Dư轝 còn được nâng ý lên, nghĩa là “công luận” (không có dân cư thì làm sao có công luận ?). Ngày nay đi học phổ thông chỉ có môn Địa Lý chứ không có môn Địa Dư, mà địa lý chỉ là một tính trong cái “nhiều” mà khái niệm bằng từ đôi Đất Đai bao hàm (cho nên công luận trong lĩnh vực đất đai sẽ vẫn còn dài dài). Bởi vậy qui hoạch để đô thị hóa quả là cực khó, nhất là với những huyện mà có tên như là huyện Thạch Thất (bây giờ là ngoại thành Hà Nội). Cái NÔI khái niệm của ngôn từ Việt, với các QT đã nêu, đơn giản thế, mà có lẽ cũng không thể coi thường. Thạch Thất = Thật Thật = Thật Nhất = Thật Thách. Cái âm tiết nó tồn tại nguyên vẹn từ hàng nhiều ngàn năm kể từ khi nó có. Bởi vậy Hứa Thận hướng dẫn cách đọc cách nay 2000 năm, mà ngày nay tiếng Việt Nam đọc ra vẫn đúng như thế, vậy cái âm tiết đó nó còn có trước khi Hứa Thận vận dụng ít ra là 3000 năm nữa, tức cách nay 5000 năm (?). Ví dụ con Ốc là nó có cái vỏ là nhà ở của nó (QT thay Rỡi: Ổ = Ở = Ốc), nên con người cũng còn gọi cái nhà của mình là Ốc, chữ nho viết là chữ Ốc 屋, Hứa Thận hướng dẫn đọc là : lướt Ô 烏 Cốc 谷 = Ốc 屋, giải tự nghĩa là: nhà, hộ, chỗ trú ( thì rõ ràng là Ổ = Ốc = Hốc =Hộ 戶 = Chỗ = Chỉ 趾 của người Giao Chỉ 交 趾). Người Quảng Đông đến nay vẫn đọc chữ Ốc屋 là “ốc” chứ không đọc là “vu 屋” như Hán ngữ hiện đại đọc . Mà ốc thì nhiều lắm, dân số ốc cũng ngang ngửa dân số nhân loại, nên Nhiều Ốc = Nhốc ( QT lướt: Nhiều Ốc = Nhốc ) và để nhấn mạnh ý nhiều thì dùng từ đôi Nhốc Nhốc = Lốc Nhốc( bời vì lướt Lắm Ốc = Lốc, lại còn từ láy “Lốc Nha Lốc Nhốc” nữa chứ, làm lộ cái từ Nhà với Nha là nơi làm việc của công chức ). Thời thượng cổ khi buôn bán, người Việt bán ốc cho người Hán ( cổ Hán thư có ghi: “người Việt ăn nhiều loài nhuyễn thể và hải sản”), người Việt bán ốc mới nói rằng: “tôi có Lốc Nhốc” ý rằng rất nhiều ốc, người Hán ghi ký âm, để giản tiện, chỉ ký âm có một nửa từ đôi Lốc Nhốc là Lốc, ghi âm tiết Lốc bằng chữ Loa 螺, sau mới thành cái tên, họ gọi con Loa 螺 là chỉ con Ốc. Người Việt bị Hán hóa lâu đời hàng ngàn năm rồi thì quên mất khái niệm nhà ở vốn là từ con ốc mà ra, cũng quên luôn từ con ốc, mà gọi là con “lúa” của chữ Loa 螺 . Công nhận rằng, thời thượng cổ, khi còn chưa có ký tự trên mui rùa, con người ghi sự bằng thắt gút dây thừng.(Cổ Hán thư cũng có ghi, kiểu ghi sự bằng thắt nút thừng từng có từ thời xưa ở xứ sở của Việt Thường thị). Kiểu ghi sự này các nhà khảo cổ học phát hiện cũng có ở người bản địa Đài Loan tại di chỉ có cách nay cả vạn năm, và đó là một sự Thật. Còn cái NÔI khái niệm của ngôn từ Việt thì: NÔI = Nút = Gút = Chút = Chắc = Chắt = Chặt = Thắt = Thật = Thấy = Thị 示 = Thực 實 = Thị 是 = ý 意 Tí 子 = Tử 子 = Tế 細 = Từ 詞 = Tiết 節 = Tiếng = Thiêng = Liêng = Linh 靈 = Nghinh 迎 = Nghênh 迎 = Nghĩa 義. Nôi khái niệm cho ra nghĩa của ngôn từ. Cái một âm tiết ấy của tiếng Việt, mỗi tiếng chỉ ngắn gọn có một Chút, mà nó Chắc và Chặt và là Thật, trải dài 5000 năm bền bỉ từ nền văn minh Văn Lang Lạc Việt, thì quả thật là rất có Ý Nghĩa và Thiêng Liêng nên nó mới Linh và được nhân loại hoan Nghinh. Sơn bất tại cao, hữu Tiên tắc thanh. Thủy bất tại thâm, hữu Long tắc linh. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites