Văn Lang

Việt Sử 2700 Năm Hay Gần 5000 Năm?

49 bài viết trong chủ đề này

Đêm nay không ngủ được vì bao suy tư chạy đến trong tôi. Một trong những suy tư đó chính là vấn đề phong trào phủ nhận Việt sử trải gần 5000 văn hiến của đám tư duy "Ở trần đóng khố". Họ không hề có lập luận khả dĩ mang tính khoa học. Mà hoàn toàn chỉ dựa vào tính hoài nghi và mơ hồ do thất truyền của cội nguồn lịch sử Việt tộc vì sự chìm đắm trong hơn 1000 năm Bắc thuộc và những cuộc xóa sổ văn hóa Việt man rợ của Bắc phương, qua những cuộc xâm lăng. Điển hình như cuộc xâm lăng vào đời nhà Minh với danh tướng Trương Phụ. Chiếu chỉ của vua Minh Tuyên Đức đã ra lệnh xóa sổ toàn bộ nền tảng văn hóa Việt.

Nhưng vấn đề được đặt ra là: Tại sao trong khi những phản biện xã hội mạnh mẽ khác không thiếu trên internet với không ít những lập luận có tính đối kháng? Vậy thì không lẽ những kẻ sĩ của Việt Nam không có nổi lấy "một người" nhận ra sự vô lý và phản khoa học trong sự phủ định truyền thống văn hiến Việt hay sao?

Sự cô đơn của tôi là không có những trí thức lên tiếng bày tỏ luận điểm với những luận cứ rõ ràng, minh triết và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Đừng có thể hiện sự ngu dốt do di truyền vì ba đời ăn củ chuối mà giải thích rằng : Vì số đông những nhà tri thức đã nhận thức được tính chân lý của quan điểm phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống Việt nha. Vấn đề tôi đặt ra là tại sao không hề có lấy một người có tiếng nói công khai lên tiếng bảo vệ truyền thống văn hiến sử Việt; hoặc phủ nhận luận điểm đã phủ nhận văn hóa truyền thống của Việt sử trên phương tiện thông tin đại chúng - Kể cả trong và ngoài nước?.

Những lập luận của tôi có thể không được công luận xác định tính chân lý và thừa nhân trong lúc này. Nhưng tôi có thể chắc chắn với tất cả mọi người trên thế gian và thách đố tất cả nhưng thứ tri thức gọi là "nhà khoa học" nào trên thế giới này đưa ra được một hệ thống luận điểm xác đáng để phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến. Thiên Sứ tôi đủ khả năng để chỉ ra những sai lầm trong luận cứ của thứ tứ duy "Ở trần đóng khố" đó.

Sự im lặng đáng sợ của giới tri thức trong nước - kể cả những người phản biện xã hội các loại - trong việc minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến , hoặc chí ít có những bài phản biện lập luận của đám tư duy ở trần đóng khố - đã khiến tôi đặt vấn đề về một âm mưu chính trị quốc tế đồng nhất trong việc phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt. Phải chăng vì chẳng có một quyền lợi quốc gia, dân tộc và nhóm lợi ích nào tìm thấy lợi lộc của mình trong việc ủng hộ chân lý Việt sử 5000 năm văn hiến, nên họ không quan tâm? Và đó chính là nguyên nhân khiến không hề có một bài viết nào qua bao nhiêu năm bênh vực Việt sử 5000 năm văn hiến; hoặc phản biện - qúa dễ dàng - những lập cứ phủ nhận Việt sử được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng cả trong nước và quốc tế!?

Một người ở Urugoay có thể không quan tâm lắm đến Việt sử 5000 năm văn hiến hay 2700 năm lịch sử với người dân ở trần đóng khố. Thậm chỉ ngay ở Việt Nam cũng có thể do những hoàn cảnh khác nhau , từng cá nhân cũng có thể có người không quan tâm đến vấn đề này. Nhưng đây lại là vấn đề văn hóa sử lớn của cả một dân tộc, mà không hề thấy một vị gọi là trí thức nào có mặt trong việc phản biện lập luận qúa dốt nát của đám tư duy ở trần đóng khố công khai. Mặc dù không ít người lớn tiếng về phản biện xã hội?!

- Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại!

- Bao giờ điều đó xảy ra?

- Còn lâu lắm, cho đến khi dân tộc Arxyri bị tiêu diệt!

Trích" Vanga - nhà tiên tri vĩ đại"

Thật đáng tiếc!
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

- Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại!

- Bao giờ điều đó xảy ra?

- Còn lâu lắm, cho đến khi dân tộc Arxyri bị tiêu diệt!

Trích" Vanga - nhà tiên tri vĩ đại"

Arssyria thì đúng hơn - nền văn minh Lưỡng Hà, nơi xuất phát nhiều tôn giáo và có nền văn hóa lớn, ví dụ như Ki tô giáo, Hồi giáo cũng từ đây, Bách thần...

Vậy thì, có vẻ phải chỉ ra những cái trên chỉ là kinh nghiệm mà thôi, theo thời gian chồng chất... chúng đã trở thành hư ngụy trông giống như thật - sự thật. Bởi sự tinh vi nên khó nhận ra.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là bài nói của Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Ngọc Vương phát biểu tại tại một buổi gặp gỡ đầu năm Nhâm Thìn do báo Tia Sáng tổ chức. Tôi đã có lần đưa đoạn video clip của ông này lên diễn đàn của chúng ta và hứa khi rảnh sẽ phân tích sai lầm của ông ta. Nhưng sở dĩ cho đến nay vẫn chưa viết được vì công việc bận rộn, tôi không có thời gian để gõ lại toàn văn bài phát biểu của ông Trần Quốc Vương làm cơ sở phân tích. Hôm nay tình cờ lên mạng và có sẵn bài viết trên một blog chép lại toàn bộ bài phát biểu của ông này. Tôi chép lại vào đây và cả đường link đoạn video clip để quí vị đối chiếu.

Trước khi phân tích sai lầm của ông Trần Ngọc Vương về vấn đề nguồn gốc Việt sử - từ đó dẫn đến các ý tưởng khác của ông Vương - Xin mời quí vị xem toàn bộ lời phát biểu của ông Trần Ngọc Vương và đối chiếu với đoạn video clip với đường link kèm theo.

==========================

Gặp gỡ đầu xuân Nhâm Thìn 2012:

Phát biểu của PGS-TS Trần Ngọc Vương

16/02/2012

Posted Image

PGS-TS Trần Ngọc Vương

Kính thưa các bậc trưởng thượng, thưa tất cả các anh các chị.

Tôi nhớ cách đây khoảng hơn một năm cũng ở cái chốn này đây, thì tôi có ra mắt cái cuốn sách của tôi, “Thực thể Việt nhìn từ các tọa độ chữ”. Hôm đấy cũng rất may mắn và vinh dự được chị Nguyễn Thị Bình và nhiều người ở đây cũng có mặt để cổ vũ.

Và ở cuốn sách của tôi thì có tự đặt ra cho mình một cái yêu cầu là nghiên cứu thực thể hiện từ nhiều góc nhìn khác nhau và chủ yếu trên bình diện văn hóa theo nghĩa rộng. Nhưng trong cuốn sách đó thì có một ý tưởng nó ám ảnh tôi từ lúc bắt đầu cầm bút cho đến bây giờ mà tôi vẫn chưa nói được. Mà đến giờ tôi vẫn chưa viết ra thành văn bản về chuyện đó.

Nhưng mà trước khi viết nó ra thì tôi xin nói trước và hôm nay lần đầu tiên tôi nói cái chuyện này. Và tôi xin nói một cách nghiêm túc suy nghĩ của mình chứ không phải là đùa rằng:

Tôi nhận thấy trong những nước mà có lịch sử hàng nghìn năm. (Ta không có 4000 năm, anh sử gia Dương Trung Quốc nhỉ, ta không có 4000 năm đâu, nhưng cũng khoảng 2800 năm thì có thể có lịch sử để cho học sinh học). Và có rất nhiều cái thành tựu ở các triều đại, thời kỳ khác nhau và ta đã từng tổng kết được những cái phương diện nhất định của từng bình diện một đều có thể đáng tự hào cả, đều có cái để mà tự hào với thế giới. Quả là như vậy!

Nhưng có một đặc điểm hàng đầu mà Việt Nam có mà tất cả các nước có truyền thống văn hóa mấy nghìn năm không có. Đó là truyền thống dựng lên rồi phá đi tất cả và lại làm lại từ đầu. Cái truyền thống này của Việt Nam có nên gọi là truyền thống không thì tôi không rõ. Nhưng đó là một đặc điểm của văn hóa Việt Nam. Tất cả các triều đại mà thịnh trị nhất, đạt tới những giá trị cao nhất rồi đến những triều đại kế thừa sau đó chả thèm kế thừa gì hết. Và tự xây dựng lên một cái gì đấy của mình và nếu như trong những cái hoạt động của các triều đại tiếp theo mà có một số thành tựu nào đó thì là do sáng tạo của chính triều đại đó hơn là sự tích hợp văn hóa của các triều đại trước.

Cái đặc điểm này của văn hóa Việt Nam ý, khiến cho người Việt bây giờ vẫn cứ phải đọc mãi câu mà Tản Đà nói vào những năm 20 của Thế kỷ 20:

“Dân 25 triệu, ai người lớn, nước 4000 năm vẫn trẻ con”.

Cái đặc điểm này của văn hóa Việt Nam tôi không hiểu là tất cả các vị ở đây có ai chia sẻ với tôi những cái day dứt này không. Nhưng mà những tổng kết về danh nhân mà cá nhân tôi đã thực sự tự tiến hành giúp tôi nói rằng các danh nhân của ta cũng không buồn kế thừa nhau.

Trong khi đó nếu nhìn sang bên cạnh, một số quốc gia bên cạnh, thì tôi thấy chẳng hạn Trung Quốc, họ không làm thế. Trung Quốc, một nhà chính trị Trung Quốc kế thừa đời trước, nó khảo về đời trước và nó bàn luận rất là kỹ, ông này được cái này mất cái này và nên chọn cái này rồi nên tiếp tục theo cái kia. Trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc là luôn luôn thế, cho nên nó có một cái ngành làm nên việc đó từ đầu đến cuối lịch sử văn hóa Trung Quốc là cái ngành “Huấn hỗ học”. Huấn hỗ học là nó kiểm điểm từng giai đoạn một, lấy lại cái gì.

Thế nhưng mà ta, ta chả chịu lấy cái gì. Cho nên các triều đại trước cứ việc trôi đi, lịch sử cứ việc nối dài ra, nhưng mà người bây giờ vẫn không học được cái gì của triều đại trước cả. Và chỉ nhắc đến cha ông để tự hào vỗ ngực với nhau thôi chứ còn không thừa kế được.

Posted Image

Vì vậy cho đến ngày hôm nay, chúng ta thấy cái văn hóa cầm quyền là cái điển hình nhất, là không có sự thừa kế nào hết. Và nghĩ ra được cái gì là cầm quyền theo cách đó. Ngay cái người mà cần thừa kế gần nhất là cụ Hồ, người ta có thừa kế đâu. Có phải không anh Nguyễn Sĩ Dũng nhỉ, chính anh cũng chia sẻ cái điều ấy mà tôi thấy cái điều đó cũng là … Cho nên chính cái đó làm cho ta cứ trì trệ mãi, cứ trẻ con mãi, cứ vị thành niên mãi. Đấy là một cái điều rất là chua chát và đau đớn.

Và cái ý thứ hai là trong thời điểm hiện nay, từ những dấu hiệu văn hóa, tôi nhận ra rằng hiện nay đang bộc lộ khá đầy đủ tất cả những thuộc tính của một xã hội mà rơi vào khủng hoảng mà nó rất giống với mấy cái chặng này này: Trần mạt. Cái đận Mạc mạt. Cái đận Lê mạt, mấy cái đận mà gọi là mạt ấy về mặt văn hóa có rất nhiều biểu hiện là giống như ngày hôm nay. Tôi xin nói điều này có anh Dương Trung Quốc làm chứng bởi vì rất nhiều dấu hiệu như vậy.

Quan chức của ta, đặc biệt là hệ thống quan chức được ghi trong chính sử, tất cả những tệ nạn của quan chức là lên đến cùng cực thì đều là dấu hiệu của thời mạt cả. Tôi không nói thời loạn , tôi nói thời mạt. Tất cả các thời mạt.

Và tôi xin nói thẳng thắn, một ông hàm Thứ trưởng làm Phó Chủ tịch thành phố Hải Phòng mà dám đổ tội cho dân rằng dân phá nhà dân. Đấy là một cái tội vừa tội danh về luật pháp, vừa về mặt đạo đức. Mà một người như thế mà lại lên đến một vị trí như thế. Đấy là một điều kỳ lạ mà chưa bao giờ người ta trắng trợn như thế, và thậm chí người ta ngỗ ngược, láo xược với dân như thế. Thế mà người ta dám làm đấy, mà chưa chắc ông này đã việc gì đâu.

Tôi chỉ nói về bình diện văn hóa thôi, còn những bình diện khác thì tôi không can thiệp. Nhưng về mặt văn hóa trong lịch sử những người kiểu như vậy chỉ xuất hiện vào cái thời điểm của tuần huyện Trang thôi ạ. Tuần huyện Trang thôi. Tuy nhiên nó có phương diện thứ hai, trong tất cả các giai đoạn mạt ấy thì những cái anh có thiện trí thức ý là khổ sở nhất. Và những người khổ sở nhất phần lớn đang ngồi đây. Một bộ phận khổ nhất, rồi day dứt nhất là ngồi đây. Và kể cả anh Nguyễn Minh Thuyết cũng rất mạnh mẽ trước Quốc hội nhưng cũng đầy tâm sự, đầy day dứt, đầy đau khổ chưa thể nói hết được đâu. Tôi biết là như thế. Cho nên tôi nghĩ rằng đó là một chuyện mà ta phải tìm cách để thay đổi, tìm cách để mà kế thừa, tìm cách để nhân lên những gì tử tế chứ không thể để mãi thế này được.

Và với tư cách là cái tờ tạp chí của lĩnh vực Khoa học Công nghệ của tạp chí “Tia sáng” được tiếng hàng chục năm nay, mười mấy năm nay là một tờ tạp chí có phương diện tốt. Tôi chỉ không nói thành tựu gì khác. Tôi chỉ nói cái phương diện được coi là thiện trí thức tức là có cái lương tri nói được phần nào đấy, lương tri của cộng đồng khoa học và cộng đồng trí thức nói chung. Tôi chúc tạp chí Tia sáng, chúc tất cả cộng tác viên “Tia sáng” giữ gìn và nuôi dưỡng cái ấy mà đẩy lên được chỗ nào hay chỗ nấy cái lương thiện tri thức ấy.

Lương thiện trí thức, cái mà chúng ta hiện nay cũng đang khủng hoảng nốt. Khủng hoảng ở cái tầng cuối cùng là khủng hoảng của tầng lớp trí thức. Bởi vì trí thức bao giờ cũng là tinh hoa dân tộc. Thế mà nếu mà trí thức khủng hoảng, trí thức hỏng thì có nghĩa là cả cái dân tộc này hỏng, hỏng không phương cứu chữa. Chứ còn bộ máy quản lý có thể thay đổi. Nhưng nếu như cả tầng lớp trí thức mà hỏng là dân tộc đấy hỏng rồi. Và tôi cho rằng chúng ta cố giữ lấy cái lương thiện và cái tử tế trí thức ấy.

Và tôi xin cảnh báo rằng không phải là không có những dấu hiệu hỏng trong sâu xa đâu. Anh Thành và một số người khác yêu cầu tôi tham gia cách đây mấy năm về làm cái điều lệ cho quỹ NAFOSTED. Và tôi là một trong những người nói to nhất về cái chuyện phải tách riêng khoa học xã hội ra khỏi khoa học tự nhiên, làm điều lệ thêm cho nó và cuối cùng họ ấn cho tôi là tham gia biên soạn điều lệ.

Nhưng rồi quan sát hai, ba vụ, triển khai xét chọn đề tài của quỹ NAFOSTED cho (các khoa học) xã hội nhân văn, thì tôi xin cảnh báo rằng cái việc thẩm định và đưa đề tài đến tay người làm đã mang đầy đủ dấu hiệu của một cơ chế quan liêu. Và cái cách giao đề tài và kiểm soát đề tài như chúng tôi muốn ban đầu đã hoàn toàn biến dạng, đã có những dấu hiệu là không như thế nữa rồi. Cho nên … Và đấy cái chỗ mà ta tưởng là cơ chế mới để mong là nó khác đi thì những dấu hiệu đã bắt đầu thấy là … Cái quỹ NAFOSTED không làm tôi …, không phải bây giờ, mà cách đây vài năm tôi đã bắt đầu thấy khó tin rồi. Cho nên cũng xin nói … và đấy là lĩnh vực của chúng ta, lĩnh vực của khoa học thuần túy mà chúng ta thầm hy (không nghe rõ) vọng.

Cho nên tôi xin nói với tất cả những người ngồi trong hội trường này rằng những dấu hiệu ấy là những dấu hiệu rất đáng buồn. Một lần nữa tôi xin nói rằng tất cả những điều tôi nói ở đây đúng sai là tùy các vị phán xử nhưng đấy là điều tôi tin cậy. Tôi tin rằng là tôi nghĩ như thế thành thực, “thành thực” và “đúng” là hai chữ khác nhau. Xin cám ơn!

==========================

Ông này theo lời giới thiệu thì đã từng giảng dạy ở Đại học KHXHNV. Đây cũng là nơi công tác của giáo sư Trần Ngọc Thêm và Ts Nguyễn Ngọc Thơ. Hai vị giáo sư và Thạc sĩ này đã sang Tàu và chứng minh của hai vị đã được chính các nhà khoa học chuyên ngành của Tàu với quốc tế phải thừa nhận khái niệm Âm Dương là của Việt Nam. Điều này tất cả chúng ta đều biết.

Đây là trang web chuyên đề về Lý Học Đông phương và tất cả các hội viên có nghiên cứu về Lý học trên trang web của chúng ta đều biết rất rõ rằng: Âm Dương chính là khái niệm căn bản nhất chi phối toàn bộ nội dung cấu trúc của học thuyết Âm Dương Ngũ hành. Khi khái niệm khởi nguyên của học thuyết này của người Việt thì chúng ta có thể xác định ngay rằng: Tất cả các khái niệm, nguyên lý.... của học thuyết này và những phương pháp ứng dụng hình thành sau đó phải thuộc về người Việt; hoặc chí ít phải có trước lịch sử hình thành học thuyết này trong lịch sử văn hóa Hán (Tôi viết câu này "hoặc chí ít...." chỉ thể hiện tính khách quan trong ngữ cảnh bài viết này. Trên thực tế tôi đã chứng minh một cách hoàn chỉnh từ lịch sử, nội dung và nền tảng tri thức xã hội, cho đến tất cả mọi vấn đề liên quan đến nó, rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành và tất cả mọi phương pháp ứng dụng của nó là của Việt tộc với lịch sử gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng bên bờ nam sông Dương tử). Tất nhiên một hệ quả phù hợp với tiêu chí khoa học ngay cả trong điều kiện - hoặc chí ít phải có trước lịch sử hình thành học thuyết này trong lịch sử văn hóa Hán - thì nền văn minh Việt phải có từ trước lịch sử hình thành thuyết Âm Dương Ngũ hành trong nền văn minh Hán - Tức là đã có từ trước cả sự hình thành Tiên Thiên, Hậu Thiên Bát quái. Tức là nền văn hiến Việt đã có từ trước thời Phục Hy "Tắc Hà Đồ hoạch quái". Như vậy chỉ cần căn cứ ngay vào lịch sử hình thành thuyết Âm Dương Ngũ hành mà khái niệm Âm Dương xuất hiện trong nền văn hóa Hán cũng đủ để xác định nền văn hiến Việt đã có từ rất lâu. Nếu như người Hoa Hạ xác định Phục Hy, Thần Nông, Viêm đế có trước Hoàng Đế thì tất yếu văn hiến Việt vượt trội - và là cội nguồn của khái niệm Âm Dường - phải có trước nền văn minh Hán vốn tự nhận là cái nôi của thuyết Âm Dương ngũ hành - thì không thể lập quốc vào năm 2700 năm BC - tức cuối đời Đông Chu - tức là sau Phục Hy đến gần 4000 năm - được.

Đấy là mới là sự phân tích về mặt thời gian. Về mặt không gian thì chính người Hoa Hạ thừa nhận vào 400 năm BC địa bàn cư trú của họ không quá bờ Bắc Dương Tử và tôi đã nhiều lần dẫn chứng bằng bản đồ của chính các nhà nghiên cứu Tàu hiện đại trong các sách của tôi và trong các bài viết trên web này. Như vậy, nếu Việt tộc - nguồn gốc của khái niệm Âm Dương và ở tận đống bằng Bắc Bộ hình thành vào thế kỷ thứ VII BC - như chính những người phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến xác định - thì không có lý do gì người Hán ở tận Bắc sông Hoàng Hà tiếp thu được khái niệm Âm Dương của Việt tộc và phát huy thành học thuyết Âm Dương để mấy ngàn năm sau đó kết hợp với thuyết Ngũ hành rồi ứng dụng cả.

Chỉ cần như vậy thôi. Cũng đủ thấy sai lầm hoàn hảo của vị phó giáo sư Tiến sĩ Trần Ngọc Vương.

Nếu ai đó cố gắng phản biện rằng: Người Việt tuy là cội nguồn của khái niệm Âm Dương , nhưng người Tàu thì tiếp thu từ đời Phục Hy - 4000 năm trước CN - nhưng người Việt lại lập quốc vào thế kỷ thứ VII trước CN và hai vấn đề này tách biệt nhau.

Vâng! Có thể phản biện tôi như vậy. Nhưng đấy là tôi tự phản biện và tất nhiên tôi có câu trả lời biện minh cho tôi. Tuy nhiên tôi để ngỏ vấn đề này, xem ai sẽ là người chính thức đứng ra phản biện với ý tương tự. Và tôi chỉ trả lời với người phản biện từ phó giáo sư trở lên hoặc giải đáp với học viên lớp Phong Thủy Lạc Việt cao cấp. Còn nếu ai đó dùng chính câu này để phản biện thì để nghị phải nêu chức danh và tên thật. Tôi sẽ không trả lời trên mạng ảo với những nicknem mà chẳng biết họ là ai.

Như vậy chúng ta thấy rằng lập luận của phó giáo sư Trần Ngọc Vương hoàn toàn phi lý với chính kết luận của Phó giáo sư Trần Ngọc Thêm đã được hội nghị quốc tế chính thức thừa nhận. Và đây cũng mới chỉ là dẫn chứng - một - hiện tượng làm ví dụ, chứ chưa phải toàn bộ hệ thống, mà hệ thống đó đều chỉ thẳng đến chân lý:

Việt sử 5000 năm văn hiến và là chủ nhân sở hữu thuyết Âm Dương Ngũ hành . Đó chính là một lý thuyết thống nhất vũ trụ mà toàn thể giới khoa học quốc tế mới chỉ đang mơ ước với một hy vọng mong manh.

Tất nhiên với cái nhìn của phó giáo sư tiến sĩ Trần Ngọc Vương như vậy thì những vấn đề mà ông ta đặt ra tiếp đó sau bài viết cũng thể hiện tầm nhận thức và sai lầm của ông ta.

Ông ta nói:

Nhưng có một đặc điểm hàng đầu mà Việt Nam có mà tất cả các nước có truyền thống văn hóa mấy nghìn năm không có. Đó là truyền thống dựng lên rồi phá đi tất cả và lại làm lại từ đầu. Cái truyền thống này của Việt Nam có nên gọi là truyền thống không thì tôi không rõ. Nhưng đó là một đặc điểm của văn hóa Việt Nam. Tất cả các triều đại mà thịnh trị nhất, đạt tới những giá trị cao nhất rồi đến những triều đại kế thừa sau đó chả thèm kế thừa gì hết. Và tự xây dựng lên một cái gì đấy của mình và nếu như trong những cái hoạt động của các triều đại tiếp theo mà có một số thành tựu nào đó thì là do sáng tạo của chính triều đại đó hơn là sự tích hợp văn hóa của các triều đại trước.

Cái đặc điểm này của văn hóa Việt Nam ý, khiến cho người Việt bây giờ vẫn cứ phải đọc mãi câu mà Tản Đà nói vào những năm 20 của Thế kỷ 20:

“Dân 25 triệu, ai người lớn, nước 4000 năm vẫn trẻ con”.

Đấy là tầm nhận thức của vị phó giáo sư tiến sĩ. Và ông ta không hề chứng minh điều đó. Tôi cũng không đến nỗi khắt khe để bắt ông ta phải chứng minh điều này trong một bài nói chuyện có tính ngẫu hứng tại một cuộc gặp mặt mini này. Nhưng như vậy thì tôi buộc phải xác định rằng đây là một kết luận của một trí thức cao cấp với học vị phó giáo sư tiến sĩ. Nếu nhận thức của ông đúng thì Việt Nam này không có lịch sử, không có vấn đề gọi là truyền thống. Tất nhiên ông có thể chỉ ra sự khác biệt của các thời đại - và điều này là tất nhiên - nhưng điều đó không có nghĩa là không có sự kế thừa. Vì như tôi đã nói: Nếu như vậy dân tộc Việt không có lịch sử và không có văn hóa truyền thống. Nếu ông minh chứng rằng giữa thời Lý Trần với thời Lê có sự cách biệt thì tôi lưu ý ông rằng: Khoảng trống lịch sử vô cùng lớn lao - để tạo khoảng cách giữa thời Lý Trần và thời Lê trung hưng - chính là sự xâm lược tàn bạo của Hán tộc từ Bắc Phương dưới triều đại nhà Minh với sự hủy diệt văn hóa Việt tộc. Chắc với chuyên ngành của ông phó giáo sư tiến sĩ này, ông sẽ có nhiều tư liệu hơn tôi để thẩm định điều này. Nhưng có lẽ tôi cũng rất thông cảm vì tôi tin rằng: Với trình độ nhận thức của phó giáo sư tiến sĩ chuyên ngành KHXHNV này chưa đủ khả năng để hiểu thế nào là khái niệm "Văn hóa". Tức là chính ông không biết ông ta đang nói cái gì. Do đó ông ta mới phát biểu như vậy. Tôi nhắc lại rằng: Nếu quan niệm của ông là đúng thì nước Việt và dân tộc Việt này không có khái niệm văn hóa lịch sử truyền thống. Nếu gọi là sự phá bỏ để không có tính kế thừa thì chính là do sự phá hoại văn hóa Việt tàn bạo của Bắc phương qua những cuộc xâm lược và do chính những người như ông đã phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt từ gần 5000 năm văn hiến xuống còn 2700 năm như ông. Câu thơ của thi sĩ Tản Đà: "Dân 25 triệu ai người lớn. Nước 4000 năm vẫn trẻ con". Và ông lấy đó làm cơ sở minh chứng, hoặc minh họa cho luận điểm của ông thì tôi cần phải nói cho ông rõ rằng: Ngữ cảnh của câu thơ này nằm trong lúc đất nước đang bị chìm đắm trong nền đô hộ Pháp. Tất nhiên không chỉ mình nhà thơ Tản Đà, mà tất cả người Việt Nam đều đau buồn trước sự nô lệ của dân tộc và chưa tìm được một lối thoát trong hoàn cảnh cụ thể của nhà thơ, nên thi sĩ mới viết như vậy. Chứ thi sĩ Tản Đà viết câu thơ này không phải để minh họa cho luận điểm của ông. Nội dung hai câu thơ này chẳng liên hệ gì đến luận điểm của ông Vương. Một luận điểm khoa học không thể minh chứng bằng cảm hứng của nhà thơ.

Tôi giả thiết - một giả thiết thuận lợi nhất cho ông - là nhà thơ Tản Đà sống lại và thừa nhận trước phương tiện thông tin đại chúng chính thống rằng: Hai câu thơ này mang nội dung xác định dân tộc Việt Nam không có tính kế thừa và tích hợp văn hóa của đời trước thì ông cần chứng minh điều này. Nhưng ngược lại. Chính nhà thơ Tản Đà đã phủ nhận ngay luận điểm của ông phó giáo sư tiến sĩ khi xác định rằng: "Nước 4000 năm....". Có phải vậy không thưa ông?! Rõ ràng kết luận của chính thi sĩ Tản Đà về thời gian lịch sử của đất nước là 4000 năm với ông là 2700 năm là hoàn toàn khác nhau. Tất nhiên tầm nhìn, sự nhận thức và suy nghĩ của nhà thơ không thể như ông được.

Ông nói:

Nhưng mà những tổng kết về danh nhân mà cá nhân tôi đã thực sự tự tiến hành giúp tôi nói rằng các danh nhân của ta cũng không buồn kế thừa nhau.

Trong khi đó nếu nhìn sang bên cạnh, một số quốc gia bên cạnh, thì tôi thấy chẳng hạn Trung Quốc, họ không làm thế. Trung Quốc, một nhà chính trị Trung Quốc kế thừa đời trước, nó khảo về đời trước và nó bàn luận rất là kỹ, ông này được cái này mất cái này và nên chọn cái này rồi nên tiếp tục theo cái kia. Trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc là luôn luôn thế, cho nên nó có một cái ngành làm nên việc đó từ đầu đến cuối lịch sử văn hóa Trung Quốc là cái ngành “Huấn hỗ học”. Huấn hỗ học là nó kiểm điểm từng giai đoạn một, lấy lại cái gì.

Thế nhưng mà ta, ta chả chịu lấy cái gì. Cho nên các triều đại trước cứ việc trôi đi, lịch sử cứ việc nối dài ra, nhưng mà người bây giờ vẫn không học được cái gì của triều đại trước cả. Và chỉ nhắc đến cha ông để tự hào vỗ ngực với nhau thôi chứ còn không thừa kế được.

Đất nước Trung Quốc trong cái nhìn của ông thì rất đáng học tập. Nhưng điều đó không có nghĩa nền văn hóa Việt không có sự kế thừa . Vâng! Tôi nhắc lại để xác định rằng: Nếu không có sự kế thừa thì không có khái niệm văn hóa truyền thống Việt - (khi tôi dùng khái niệm văn hóa thì tôi đã có định nghĩa về văn hóa theo cách hiểu của tôi và tôi dùng khái niệm văn hóa theo cách hiểu đó một cách nhất quán, hoàn chỉnh trong mọi vấn đề mà tôi đề cập liên quan đến nó). Chính ông và những người phủ nhận gía trị văn hóa sử truyền thống Việt cũng như những người ủng hộ quan điểm này đã đoạn tuyệt với truyền thống văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến xuống còn 2700 năm - như ông đã xác định ngay trong bài nói này - Vậy khi ông nói đến tính kế thừa văn hóa truyền thống là không có trong văn hóa Việt thì lập luận đã tự mâu thuẫn. Vì chính ông phủ nhận gía trị truyền thống đó. Tôi không hiểu ông có biết rằng một trong những tiêu chí khoa học cho một luận điểm nhân danh khoa học là không có mâu thuẫn nội tại và tính hợp lý là một tiêu chí cần theo tiêu chí khoa học cho một lập luận được coi là khoa học. Tôi nói rõ hơn là: "Tính hợp lý mới chỉ là một trong những tiêu chí cần, chứ không phải tất cả. Và với chỉ một tiêu chí đơn giản này thì chính ông đã tự mâu thuẫn. Chúng ta xem lại câu này trong đoạn trên của ông:"Và chỉ nhắc đến cha ông để tự hào vỗ ngực với nhau thôi chứ còn không thừa kế được". Thật đáng tiếc khi đây là tầm nhìn và nhận thức của một vị vào hàng trí thức cao cấp hiện nay với học vị phó giáo sư tiến sĩ! Khi người ta đã nhắc đến ông cha để tự hào và vỗ ngực với nhau thì người ta đã thừa nhận quá khứ - có phải thế không ạ? Mà là một quá khứ để tự hào thì tất yếu họ phải nhìn thấy vẻ đẹp và cái hay của quá khứ. Khi đã thừa nhận cái hay và vẻ đẹp của qúa khứ đến mức tự hào và vỗ ngực với nhau thì chí ít trong tiềm thức của họ đã chấp nhận vẻ đẹp và cái hay đó. Đương nhiên đó sẽ là nền tảng của cái mới có thể không giống cái cũ. Chỉ có những người phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến và xác định cội nguồn dân tộc Việt chỉ là một "liên minh bộ lạc" với người dân "ở trần đóng khố" mới không còn gì để tự hào, hiên ngang trước các nền văn hóa khác của ngoại bang mà thôi. Bởi vậy, ngay trong chỉ một câu kết của đoạn này tầm nhận thức của vị phó giáo sư tiến sĩ đã tự mâu thuẫn và tạo thành hai mệnh đề tự phủ định lẫn nhau, khi vừa đặt vấn đề về sự tự hào dân tộc trong qúa khứ truyền thống vừa cho rằng không có sự kế thừa.

Khi chính vị phó giáo sư tiến sĩ này đã phủ nhận ngay truyền thống văn hóa sử Việt từ gần 5000 năm văn hiến xuống còn 2700 năm với thời lập quốc chỉ là một "Liên minh bộ lạc" với người dân "Ở trần đóng khố" thì tất nhiên ông ta không hề thấy tính kế thừa văn hóa truyền thống thống Việt mà mọi thứ cứ như trên trời rơi xuống vậy. Điều này cũng như khi đã phủ nhận Eistein là tác giả của thuyết Tương Đối thì tất nhiên chẳng thể thấy tính kế thừa những tri thức tiếp nối sau đó hoặc trước đó. Và thật buồn khi đó là tầm nhìn của một trí thức cao cấp hiện nay.

Ông Trần Ngọc Vương tiếp tục cho rằng:.

Vì vậy cho đến ngày hôm nay, chúng ta thấy cái văn hóa cầm quyền là cái điển hình nhất, là không có sự thừa kế nào hết. Và nghĩ ra được cái gì là cầm quyền theo cách đó. Ngay cái người mà cần thừa kế gần nhất là cụ Hồ, người ta có thừa kế đâu. Có phải không anh Nguyễn Sĩ Dũng nhỉ, chính anh cũng chia sẻ cái điều ấy mà tôi thấy cái điều đó cũng là … Cho nên chính cái đó làm cho ta cứ trì trệ mãi, cứ trẻ con mãi, cứ vị thành niên mãi. Đấy là một cái điều rất là chua chát và đau đớn.

Thật là ngán ngẩm cho một tầm nhìn cỡ giáo sư tiến sĩ. Trong khi chính ông ta tự phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt thì ông lạ than phiền về sự không có tính kế thừa. Hiện tượng mà ông ta dẫn chứng:

Ngay cái người mà cần thừa kế gần nhất là cụ Hồ, người ta có thừa kế đâu.

.

Chắc quí vị sẽ thấy ngay tính mâu thuẫn đến tận cùng của lập luận này của ông Trần Ngọc Vương. Ở đoạn trước, ông dẫn chứng thơ của thi sĩ Tản Đà thì chính nội dung câu thơ với văn tự rõ ràng đã phủ nhận luận điểm của ông. Lần này ông dẫn chứng Hồ Chủ Tịch thì chính ông là người đã phủ nhận ngay một luận điểm nổi tiếng của Ngài trong bài viết "Lịch sử Việt Nam". Bài thơ này của Hồ Chủ Tịch đã xác định Việt sử 4000 năm văn hiến.

Kể năm hơn 4000 năm.

Tổ tiên rực rỡ anh em thuận hòa.....

Như vậy, nếu ông nhất quán với quan điểm của mình về tính hệ thống trong sự kế thừa cầm quyền như ông nói thì chí ít ông cũng không tự phủ nhận ngay tư tưởng của Hồ Chủ Tịch như ông dẫn chứng chứ nhỉ?

Bởi vậy, đâu phải ngẫu nhiên tôi đã xác định rằng: "Mọi sự cải cách giáo dục ở Việt Nam sẽ không thể thành công nếu sự phủ định truyền thống văn hóa sử Việt được thừa nhận như một quan điểm chính thống". Có lẽ thật khó có một sự liên hệ giữa sự phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt với sự cải cách giáo dục Việt Nam, ở những khả năng tư duy đơn giản. Sự xác định của tôi vì thế có vẻ như mơ hồ và mang chất ....huyền bí. Nhưng qua ví dụ tuyệt vời của phó giáo sư tiền sĩ Trần Ngọc Vương thể hiện trong bài nói của ông ta thì cho thấy một sự liên hệ gần gũi hơn. Đó là: Khí phủ nhận giá trị văn hiến Việt trải gần 5000 năm văn hiến thì mọi khả năng lập luận liên quan - thí dụ như bài nói của phó giáo sư này - không hề mang tính logic trong tư duy thể hiện trong hệ thống luận điểm của nó. Hay nói rõ hơn là một thứ lý luận chắp vá khiên cưỡng và rối loạn với chính những dẫn chứng trong lập luận này. Nói một cách khác là xảy ra tính trạng "Tẩu hỏa nhập ma" trong lý luận. Tất nhiên đấy là trình độ của phó giáo sư tiến sĩ đã từng đứng trên bục giảng hàng vạn sinh viên. Đương nhiên hiệu ứng của sự phủ nhận chân lý sẽ không chỉ dừng ở đây. Mà là tính lan tỏa của hiệu ứng này trong khắp mọi lĩnh vực để dẫn đến sự thiếu tính logic trong mọi vấn đề liên quan đến khả năng tư duy hợp lý. Tất nhiên ngành giáo dục và gần hơn là trí thức trong bộ môn lịch sử bị ảnh hưởng trước tiên và hậu quả như thế nào thì có lẽ tôi không cần viết thêm vì đã quá nhiều bài báo bình luận về vấn đề này.

Ông Trần Quốc Vương nói tiếp:

Và cái ý thứ hai là trong thời điểm hiện nay, từ những dấu hiệu văn hóa, tôi nhận ra rằng hiện nay đang bộc lộ khá đầy đủ tất cả những thuộc tính của một xã hội mà rơi vào khủng hoảng mà nó rất giống với mấy cái chặng này này: Trần mạt. Cái đận Mạc mạt. Cái đận Lê mạt, mấy cái đận mà gọi là mạt ấy về mặt văn hóa có rất nhiều biểu hiện là giống như ngày hôm nay. Tôi xin nói điều này có anh Dương Trung Quốc làm chứng bởi vì rất nhiều dấu hiệu như vậy.

Quan chức của ta, đặc biệt là hệ thống quan chức được ghi trong chính sử, tất cả những tệ nạn của quan chức là lên đến cùng cực thì đều là dấu hiệu của thời mạt cả. Tôi không nói thời loạn , tôi nói thời mạt. Tất cả các thời mạt.

Và tôi xin nói thẳng thắn, một ông hàm Thứ trưởng làm Phó Chủ tịch thành phố Hải Phòng mà dám đổ tội cho dân rằng dân phá nhà dân. Đấy là một cái tội vừa tội danh về luật pháp, vừa về mặt đạo đức. Mà một người như thế mà lại lên đến một vị trí như thế. Đấy là một điều kỳ lạ mà chưa bao giờ người ta trắng trợn như thế, và thậm chí người ta ngỗ ngược, láo xược với dân như thế. Thế mà người ta dám làm đấy, mà chưa chắc ông này đã việc gì đâu.

Tôi chỉ nói về bình diện văn hóa thôi, còn những bình diện khác thì tôi không can thiệp. Nhưng về mặt văn hóa trong lịch sử những người kiểu như vậy chỉ xuất hiện vào cái thời điểm của tuần huyện Trang thôi ạ. Tuần huyện Trang thôi. Tuy nhiên nó có phương diện thứ hai, trong tất cả các giai đoạn mạt ấy thì những cái anh có thiện trí thức ý là khổ sở nhất. Và những người khổ sở nhất phần lớn đang ngồi đây. Một bộ phận khổ nhất, rồi day dứt nhất là ngồi đây. Và kể cả anh Nguyễn Minh Thuyết cũng rất mạnh mẽ trước Quốc hội nhưng cũng đầy tâm sự, đầy day dứt, đầy đau khổ chưa thể nói hết được đâu. Tôi biết là như thế. Cho nên tôi nghĩ rằng đó là một chuyện mà ta phải tìm cách để thay đổi, tìm cách để mà kế thừa, tìm cách để nhân lên những gì tử tế chứ không thể để mãi thế này được.

Lịch sử luôn thăng trầm - với đẳng cấp lên đến phó giáo sư tiến sĩ, chắc ông hiểu những minh triết của biện chứng pháp nói về điều này hơn tôi vì được đào tạo chính quy. Ông so sánh các thời "mạt" trong lịch sử Việt Nam, tôi rất hiểu ý ông muốn nói gì. Nhưng với khả năng tư duy của vị phó giáo sư tiến sĩ mà tôi đã phân tích ở trên thì tôi có thể chắc chắn rằng ông ta và tất cả những người có quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt gần 5000 văn hiến sẽ không đủ khả năng để phân tích nguyên nhân thật sự của các giai đoạn mà ông gọi là "mạt" trong lịch sử này. Tôi không muốn phân tích sâu về vấn đề này. Một phần tôi không thích dây dưa đến chuyện chính trị, phần nữa là nó không thuộc về mục tiêu mà tôi minh chứng: "Việt sử 5000 năm văn hiến". Nên tôi không bàn sâu về vấn đề này. Nhưng tôi cũng cần gợi ý để ông và những người có thể quan tâm là: Những thời gọi là "mạt" ấy đều là hậu kỳ của một thời thịnh vượng và phát triển. Cái này chỉ lý học Đông phương giải thích được và tất cả những học viên phong thủy Lạc Việt đều có thể hiểu rõ tình trang "Âm thịnh, Dương suy". Và điều này là có thể khắc phục được về lý thuyết. Ông nói:"Tôi chỉ nói về bình diện văn hóa thôi, còn những bình diện khác thì tôi không can thiệp. Nhưng về mặt văn hóa trong lịch sử những người kiểu như vậy chỉ xuất hiện vào cái thời điểm của tuần huyện Trang thôi ạ". Vâng! Khi ông nói đến văn hóa và chỉ văn hóa thôi thì ông có nghĩ rằng chính ông và những người như ông với danh vị học thuật giáo sư, tiến sĩ như ông là nguyên nhân quan trọng đẩy nền văn hóa Việt đến sự suy thoái khi ông phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống Việt từ gần 5000 năm văn hiến xuống còn 2700 năm không? Khi những người có quan điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt mạt sát tổ tiên là "loạn luân", là thấp kém với hình ảnh "liên minh bộ lạc" là "ở trần đóng khố" với hình ảnh xấu xí của người nguyên thủy (Tạm thời chưa dẫn chứng)...vv...Tất nhiên khi truyền thống, cội nguồn đã bị cắt bỏ và chính ông cũng rối loạn trong luận cứ của mình thì tất yếu những thế hệ học sinh mà các ông đào tạo sẽ ra làm sao? Ông tự thấy đau khổ à? Lạ nhỉ? Tôi cứ tưởng ông đang sung sướng vì quan điểm phủ nhận Việt sử 5000 năm vắn hiến của ông và những người như ông đang được coi là chính thống thì ông phải hãnh diện chứ nhỉ?! Chỉ có tôi và những người như tôi - ít lắm, vài người thôi - mới đau khổ chứ nhỉ? Vì dám phản biện lại những quan điểm của những người có quyền lực học thuật như ông và hơn ông. Chắc ông cũng biết giáo sư Phạm Huy Thông đã bị người cháu gọi bằng cậu đâm chết với lý do tham 4 lượng vàng của cậu chứ? Ngài Phạm Huy Thông chết khi ra tranh cử chức viện trưởng viện Khảo cổ học Việt Nam. Cùng thời gian này còn có Đại tá Nguyễn Trung tiến sĩ sử học, một thư ký và một cử nhân lịch sử - là những ủng hộ ngài Phạm Huy Thông - thì Đại tá Nguyễn Trung - thời đó là Trung Tá - bị một cô bồ nhí vác cái bũng bầu đến cơ quan lu loa lên rằng ông ta chính là tác giả cái bụng bầu này; vị cử nhân lịch sử thì bị xe máy tông gãy chân và anh thư ký thì rút lui. Tất cả chỉ diễn ra trong vòng hai tháng trước khi bầu cử, chỉ vì họ kiên quyết bảo vệ quan điểm Việt sử gần 5000 năm văn hiến. Họ chắc không thể sung sướng hơn ông. Ông có chỗ ăn nói còn họ thì không. Còn tôi - Không biết bao giờ đến lượt tôi đây? Nhưng mà này, tôi nói thêm để ông và những người ủng hộ quan điểm phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến - cũng như những thế lực âm mưu đứng đằng sau đó - là: "Trạng chết Chúa cũng thăng hà. Dưa gang bleur đít thì cà bleur trôn" - Tôi thích màu bleur cho nó dịu, chứ cả dưa lẫn cà đều chẳng có quả nào "đỏ đít" cả.

Đoạn tiếp theo sau này , vị phó giáo sư tiến sĩ nói:

Và với tư cách là cái tờ tạp chí của lĩnh vực Khoa học Công nghệ của tạp chí “Tia sáng” được tiếng hàng chục năm nay, mười mấy năm nay là một tờ tạp chí có phương diện tốt. Tôi chỉ không nói thành tựu gì khác. Tôi chỉ nói cái phương diện được coi là thiện trí thức tức là có cái lương tri nói được phần nào đấy, lương tri của cộng đồng khoa học và cộng đồng trí thức nói chung. Tôi chúc tạp chí Tia sáng, chúc tất cả cộng tác viên “Tia sáng” giữ gìn và nuôi dưỡng cái ấy mà đẩy lên được chỗ nào hay chỗ nấy cái lương thiện tri thức ấy.

Lương thiện trí thức, cái mà chúng ta hiện nay cũng đang khủng hoảng nốt. Khủng hoảng ở cái tầng cuối cùng là khủng hoảng của tầng lớp trí thức. Bởi vì trí thức bao giờ cũng là tinh hoa dân tộc. Thế mà nếu mà trí thức khủng hoảng, trí thức hỏng thì có nghĩa là cả cái dân tộc này hỏng, hỏng không phương cứu chữa. Chứ còn bộ máy quản lý có thể thay đổi. Nhưng nếu như cả tầng lớp trí thức mà hỏng là dân tộc đấy hỏng rồi. Và tôi cho rằng chúng ta cố giữ lấy cái lương thiện và cái tử tế trí thức ấy.

Tôi rất tâm đắc với quan niệm của ông cha ta từ ngàn xưa đã xác định : "Người hiền tài - Thiện trí thức - là nguyên khí quốc gia". Nhưng như thế nào là "thiện trí thức" thì với lập luận của vị Phó giáo sư tiến sĩ này thật không hiểu nổi? Xem lại đoạn văn ngôn này của ông ta: "Lương thiện trí thức, cái mà chúng ta hiện nay cũng đang khủng hoảng nốt". Đã là "Thiện trí thức" thì làm sao gọi là khủng hoảng nhỉ? Nếu đã khủng hoảng thì đâu còn là "Thiện trí thức" nữa. Mà phải gọi là sự biến chất của con người được gọi là trí thức ấy. Hay ý ông muốn nói là sự biến chất của tầng lớp tri thức trong hoàn cảnh hiện nay? Trong một bài nói vo ngẫu hứng với sự chuẩn bị không chu đáo thì tôi cũng chẳng bắt bẻ ông làm gì.

Thật là một điều buồn cho một vị trí thức cao cấp với học vị phó giáo sư tiến sĩ, đã từng đứng trên bục giảng hàng ngàn, hàng vạn con người, tự phủ nhận những gía trị văn hiến sử truyền thống của chính dân tộc mình - nhưng lại cao đạo nói về thiện trí thức. Sự phủ nhận những gía trị văn hóa sử của cả một dân tộc thì đứng về mặt đạo lý có thể gọi là "thiện" được không?

Điều này tôi không bình luận mà để người đọc tự suy ngẫm.

Nhưng khôi hài thay! Ngay cả khái niệm "trí thức" là gì

- thì chính tầng lớp gọi là "trí thức" ấy vẫn đang cãi nhau như mổ bò. Có lẽ tôi không cần phải dẫn chứng đường link các báo mạng nói về điều này, hay sách nào, trang mấy, dòng thứ bao nhiêu từ dưới lên hoặc trên xuống ...cho mất thì giờ. Khái niệm "tri thức" đã không rõ ràng thì nói thêm "thiện trí thức" cũng vô nghĩa!

Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử từ hơn 2000 năm trước. Nay bị chính những kẻ tự nhận là trí thức, thậm trí "thiện tri thức" phủ nhận, xóa sổ cả một chân lý hiển nhiên mà hàng ngàn năm qua với bao thăng trầm của Việt sử, ông cha ta đã trân trọng giữ gìn. Họ nhân danh khoa học - tức nhân danh trí thức - để lật lại lịch sử, phủ nhận những giá trị văn hiến truyền thống của của tổ tiên. Nhưng tôi tin rằng: Không ít người nhận thức rất rõ rằng:

Sự phủ nhận những gía trị văn hiến sử truyền thống Việt chỉ dựa trên cơ sở hoài nghi một quá khứ không rõ ràng, những luận cứ của họ hoàn toàn chỉ mang tính logic hình thức và rất cục bộ. Chúng rời rạc, không nhất quán và điều quan trọng là những luận cứ ấy hoàn toàn không hề mang tính khoa học - mặc dù nó nhân danh khoa học. Thực chất đó chính là một sự giả khoa học và được dán nhãn hiệu giáo sư, tiến sĩ làm màu cho những luận điểm phi lý đó. Không hề có một trang báo, một buổi phát thanh truyền hình cho luận điểm bảo vệ và chứng minh cho Việt sử 5000 năm văn hiến trong vòng hai mươi năm qua - từ trong nước đến quốc tế - kể từ năm 1992. Và chỉ cần điều đó thôi , cũng đủ chứng tỏ rằng không hề có tính học thuật, hoặc khoa học tối thiểu cho luận điểm phủ nhận những gía trị văn hiến sử Việt. Bởi vì thực chất đó là một sự áp đặt khiên cưỡng. Học thuật và sự nhân danh khoa học còn không có tranh luận và phản biện thì lạ thay, rất nhiều người lại xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang mạng nhân danh trí thức kêu gọi phản biện xã hội - một lĩnh vực nhậy cảm hơn nhiều so với tính khách quan của học thuật?!

Có lẽ không cần phải thông minh lắm người ta cũng có thể hiểu được bản chất của vấn đề.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quí vị quan tâm thân mến.

Cuộc hội thảo quốc tế của giáo sư Trần Ngọc Thêm và Thạc sĩ Nguyên Ngọc Thơ tại Bắc Kinh và các nhà nghiên cứu quốc tế đã xác nhận khái niệm Âm Dương thuộc về văn hiến Việt. Và qua đó tôi đã phấn tích để xác định rằng: Với khái niệm căn bản của học thuyết Âm Dương Ngũ hành là khái niệm Âm Dương thuộc về dân tộc Việt thì - như tôi phân tích ở bài trên - nền văn hiến Việt phải có trước nền văn minh Hán và phải ở một vùng không gian tiếp giáp với văn minh Hán cổ tức là Nam Dương tử. Bài nói dưới đây của tôi đã trình bày từ lâu trên diễn đàn, nhưng do nội dung thích hợp với chủ để, nên tôi đưa vào đây để quí vị và anh chị em tham khảo.

Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=0wxdcU2unok&feature=player_embedded

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=HHgsIDNxzNI&feature=player_embedded

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=FJbEZY6Nmxg&feature=player_embedded



PHẦN IV

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=FafPZbVczmM&feature=player_embedded

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHẦN 5

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=RleR8hI_j0I&feature=player_embedded

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Ngày xưa hồi còn học tiểu học tôi không nhớ rõ là ở trong sách giáo khoa hay trong truyện tranh khi nói đến chuyện Mỵ Châu, Trọng Thủy có vẽ một bức tranh có ba người An Dương Vương, Mỵ Châu và Trọng Thủy trong đó Trọng Thủy ăn mặc quần áo rất đẹp còn cha con An Dương Vương thì mặc quần áo kiểu ở trần đóng khố.

Vì lý do đó nên lúc nào mình cũng nghĩ là văn minh chúng ta thời đó chỉ ở mức bộ lạc ở trần đóng khố mãi cho đến tận sau này khi vào đại học được đọc nhiều kiến thức lịch sử mới biết điều đó là không phải.

Một chi tiết nhỏ trong sách giáo khoa đã ảnh hưởng đến suy nghĩ một con người trong bao nhiêu năm.

Ôi những con "gì" dắt sang bên kia biên giới là thành tiến sĩ về lãnh đạo nền giáo dục của chúng ta.

Hiện nay số người dân Việt Nam cho rằng tổ tiên ta là người Trung Quốc cũng không phải là ít.

Chả hiểu cơ quan tuyên truyền làm ăn thế nào.

Edited by lucky161
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LẠC VIỆT VÀ BÁCH VIỆT

Đăng ngày: 18:24 10-02-2012

Thư mục: Tổng hợp

Quí vị quan tâm thân mến.

Trước sau, tôi vẫn luôn xác định rằng: Người Lạc Việt - còn gọi là Bách Việt, người Kinh...- ở nam Dương Tử là một chủng tộc và là cội nguồn của dân tộc Việt hiện nay. Các danh xưng: Mân Việt, Điền Việt....- xét về tính hệ thống xuyên suốt trong lịch sử - đều chỉ cụ thể địa phương mà người Việt sinh sống và không phải chủng tộc riêng, hoặc quốc gia riêng so sánh với Lạc Việt (Khi quốc gia Văn Lang sụp đổ, một số địa phương thành lập quốc gia riêng, tồn tại trong thời gian ngắn ngủi của lịch sử mới xuất hiện Mân Việt, Điền Việt, Dạ Lang...). Nhưng từ hàng chục năm nay, trong phong trào phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống Việt, xuất hiện luận điểm cho rằng: Lạc Việt là một bộ phận của người Việt và bộ phận này chỉ sống ở đồng bằng sông Hồng. Và từ đó ra sức phủ nhận cội nguồn dân tộc Việt phá hỏng toàn bộ hệ thống Việt sử truyền thống và phủ nhận chân lý.

Thực chất Lạc Việt là danh xưng để chỉ toàn bộ chủng tộc Việt mà gần 5000 năm trước lập quốc ở bờ nam sông Dương Tử với quốc hiệu Văn Lang mà chính sử đã ghi nhận. Chính những di vật khảo cổ như trống đồng tìm được ở khắp nam Dương tử và Bắc Việt Nam ngày nay cho thấy sự thống nhất về văn hóa. Sự thống nhất về văn hóa không chỉ dừng lại ở duy nhất là sản phẩm trống đồng mà còn thể hiện ở những di sản văn hóa phi vật thể khác, như: Tục ăn trầu còn lại ở nam Dương tử cho đến cách đây gần 1000 năm vào thời nhà Tống - và cho đến ngày nay ở Đài Loan, áo cài vạt bên trái...vv...Điều này cho thấy toàn bộ Nam Dương tử là một quốc gia thống nhất cho nên thống nhất về văn hóa và phong tục. Vậy chủng tộc Việt có tên gọi chung là Bách Việt trong sử Ký "Nam Dương Tử là nơi Bách Việt ở, có cùng chủng tính" có tên gọi chính thức là gì, khi thời đó chưa gọi tắt là "Việt"? Cá nhân tôi trước sau như một xác định tính chân lý của chủng tộc Việt chính là "Lạc Việt". Các sách cổ chữ Hán về sau chép: " Vua là Lạc Vương, quan gọi là Lạc Hầu, dân gọi là Lạc dân, ruộng gọi là Lạc Điền..." và đây chính là danh xưng của các vua Hùng. Căn cứ vào đâu để tôi xác định như vậy và khẳng định tính chân lý của luận điểm này?

1 - Tính thống nhất về văn hóa và phù hợp với chính sử Việt xác định một quốc gia thống nhất ở Nam Dương tử từ cách đây hơn 2000 năm trước.

2 - Căn cứ vào luận điểm trên và việc miêu tả trong cổ thư thì Lạc Vương không thể là vua một quốc gia không nằm trong nhà nước Văn Lang của chủng tộc Việt. Điều này sẽ mâu thuẫn với chính sử và các dữ liệu văn hóa sử liên quan - sự thống nhất về văn hóa ...vv....Hay nói rõ hơn: Nếu Lạc Vương là danh xưng của riêng chủng Lạc Việt thì hệ quả tất yếu các chủng khác là Mân Việt, Điền Việt, tất phải có "Mân Vương, Mân Hầu, Mân dân và Mân ruộng ...hay nói cách khác thì ở Nam Dương tử sẽ gồm nhiều quốc gia, điều này mâu thuẫn với tất cả các yếu tố trên.

Từ những luận cứ căn bản trên thì Lạc Việt chính là danh xưng của chủng tộc Việt với quốc gia Văn Lang, cội nguồn của nền văn hiến sử Việt trải gần 5000 năm tính đến ngày nay (Trước đây quen gọi là hơn 4000 năm lịch sử). Dòng dõi Lạc Hồng còn ghi dấu ấn trong một di sản là linh vật của nền văn hiến Việt đó chính là sợi "Lạt (Lạc) Hồng" buộc trên chiếc bánh chưng trong những ngày Tết trải từ hàng ngàn năm qua trong sự thăng trầm của Việt sử:

Posted Image

Posted Image

Bánh chưng, bánh dày - linh vật của nền văn minh Lạc Việt.

Chính dòng dõi Lạc Hồng - tức dân tộc Việt hiện nay với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến - ghi dấu bằng bốn sợi Lạc (Lạt) Hồng gói trọn chiếc bánh chưng - biểu tượng của sự tương sinh Ngũ Hành, nội dung của Hà Đồ miêu tả chiều tương tác của vũ trụ - đã xác định toàn bộ thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về di sản của dòng giống Lạc Hồng, dưới sự trị vì của các vua Hùng với danh xưng Lạc Vương(*).

Bởi vậy, Lạc Việt chính là tên gọi chung của Bách Việt.

=============

* Chú thích:

Có một người cũng có bằng cấp cao và khá nổi tiếng trong giới sử học phát ngôn trên tivi chương trình: "Đường lên đỉnh Olimpia" rằng: Vương không phải là vua, phủ nhận kỳ tích của Hai Bà Trưng trong việc giành lại độc lập của Việt tộc. Người này khá nổi tiếng, và cũng rất ồn ào trên các phương tiện thông tin đại chúng. Với một giáo sư sử học tên tuổi như vậy và cách hiểu của ông ta như vậy, tôi không ngạc nhiên khi kiến thức lịch sử của học sinh Việt Nam tệ hại như hiện nay và sự xuống cấp của nền giáo dục Việt như báo chí nói rất nhiều trong hàng chục năm qua.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tham khảo:

Bởi vậy, cái đám - ba đời ăn củ chuối, ngu lâu do di truyền, tư duy tầm "ở trần đóng khố" trên nền tảng trí thức thời "liên minh bộ lạc" ấy - do độc chiếm diễn đàn công khai , được các phương tiện thông tin trong nước và nước ngoài ầm ĩ tuyên truyền phủ nhận chính văn hóa truyền thống Việt. Đã vậy còn vênh váo, nhân danh khoa học, nhân danh trí thức, trí ngủ phản biện một cách ô nhục những người đứng ra bảo vệ những gía trị văn hiến của tổ tiên họ. Cái thế giới này không loạn cào cào lên sao được.

Thật thậm vô lý, khi cái nhân danh khoa học và chân lý thì không hề có công khai tranh luận và phản biện. Nhưng trên các trang web, báo chính thống thì lại kêu gọi phản biện xã hội. Và còn xác định rằng: "Không phản biện xã hội thì không phải trí thức"? . Ai cũng biết vấn đề xã hội còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố tương tác phức tạp tùy theo lập trường, quan điểm chính trị, xã hội, và quyền lợi của nhiều tầng lớp, nhiều địa phương. Trong khoa học, tính minh bạch và tiêu chí rõ ràng thì gần như không thấy có phản biện học thuật công khai đã 20 năm nay, nhưng lại đặt vấn đề công khai phản biện xã hội phức tạp hơn nhiều?! Cách đặt vần đế đầy mâu thuẫn trong bối cảnh thực tế đủ cho thấy khi đã trâng tráo phủ nhận chân lý tối thượng là cội nguồn dân tộc thì không thể có tính hợp lý trong mọi lĩnh vực.

Chính vì tính bất hợp lý cấu trúc trong thứ tư duy "ở trần đóng khố" đó nên chắc không lâu nữa, cái thế giới khốn khổ này sẽ tan hoang vì nhiều nguyên nhân - mặc dù không có ngày tận thế như Thiên Sứ tôi đã xác định.

Thời gian không còn chờ đợi lâu nữa!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Suy luận kiểu người này thì phương Tây cũng khởi đầu từ loạn luân. Vì Adam và Eva là khởi nguồn, có đẻ bao nhiêu người đi chăng nữa thì đến thế hệ tiếp theo cũng loạn luân. Đó là chưa kể, trong thần thoại Hy-Lạp thì cũng đầy rẫy sự loạn luân của các vị thần đó sao???

Nghiên cứu văn hóa việt cùng với thuyết Âm Dương Ngũ Hành, bao gồm cả các phương pháp ứng dụng thì đọc thêm một số giáo lý của các tôn giáo, nhiều lúc chán ngấy, toàn rao giảng giống như bắt buộc... dựa trên suy luận và kinh nghiệm, chưa thấy tổng kết thành học thuyết nào cả, đấy là lý do lổn nhổn, chắp vá... làm cho số đông lao theo mà chẳng hiểu gì.

Sự loạn luân nhiều lúc các câu chuyện đã được cải biên theo thời gian, tôi thấy bản chất là ý nói sự sống ban đầu không phân biệt âm dương như người nữ và nam mà là trung tính, tự phân bào...

Adam và Eva là câu chuyện rất phổ biến thời cổ đại, của Babilon... cho đến nay, chép lại trong Kinh Thánh nhưng chả ai hiểu gì cả, theo thời gian giảng giải lung tung.

Họ chỉ là thành phần của vũ trũ khởi đầu cho con người (tuy nhiên cũng là vạn vật hữu tình - cái này các bác linh mục không hiểu nổi), quan hệ giữa họ là thiên đường chứ phải địa ngục đâu, con rắn lúc tốt lúc xấu giống như nó có thể cắn chết người nhưng là món nhậu khoái khẩu lắm.

Chú rắn này là dòng chảy của Hạt cơ bản làm cho vũ trụ vận động không ngừng theo quy luật.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người theo tôn giáo nào cũng bảo tôn giáo mình số 1, lúc nào cũng vỗ bình bịch vào ngực nhưng không biết mình về đâu, đạo Phật tóm lại thật chuẩn: Duy ngã độc tôn.

Văn hóa Việt thật siêu đẳng: thống nhất vũ trụ, bao trọn Càn Khôn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tháng 04 - 2012


không chỉ 5.000 năm!

(Trao đổi với học giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh về sử Việt)

Hà Văn Thùy

Sau khi được công bố trên anviettoancau.net, bài Có cần viết lại tên Bách Việt?” được nhiều trang mạng đăng lại. Học giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh đưa lên diễn đàn Lý học phương Đông của ông với lời phê bình công phu. Cảm mối thịnh tình của ông, tôi xin thưa lại đôi điều.

1. Về con số 5000 lịch sử

Là người sớm đứng ra đòi lại bản quyền kinh Dịch cho tộc Việt, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh cũng là học giả kiên trì quan điểm “5000 năm sử Việt.” Trong bối cảnh giới sử học chính thống dùng những phát hiện mới về thời Đông Sơn-Hùng Vương để khẳng định “2800 năm sử Việt” thì việc bảo thủ quan điểm “thiếu cơ sở khoa học” như vậy dễ bị cho là lạc hậu!

Có thể vì vậy, ông níu bám cái “cọc khoa học” duy nhất có thể ủng hộ ông là Tiêu chí lịch sử xác định rằng: Lịch sử của một dân tộc chỉ được coi là bắt đầu từ khi dân tộc đó lập quốc.”

Quả là đã có một tiêu chí như vậy, do học giả phương Tây đưa ra từ thế kỷ trước. Thời đó, khoa học chưa biết tổ tiên Homo sapiens là ai, lại càng mù mờ hơn khi nói đến cội nguồn của mỗi tộc người. Vì vậy, thời điểm lập quốc được dùng làm mốc son ghi sự trưởng thành của một dân tộc. Do tính hợp lý và hữu dụng nên nó nhận được sự đồng thuận của giới khoa học. Và lịch sử loài người đã định hình chính trên tiêu chí đó.

Nhưng sang thế kỷ này, tình hình đã khác. Không những biết tổ tiên duy nhất châu Phi 160.000 năm trước của nhân loại mà nhờ di truyền học, nhiều dân tộc còn biết đích xác nguồn cội của mình.

Riêng với người Việt, may mắn hơn, nhờ khám phá của nhân loại, chúng ta biết rằng, 70.000 năm trước, người tiền sử từ châu Phi theo ven biển Ấn Độ đặt chân lên vùng đất nay là thềm Biển Đông, sinh ra tổ tiên chúng ta. Từ cái nôi này, người Việt đã lan tỏa ra khắp thế giới. Từ 40.000 năm trước, đã chiếm lĩnh đất Trung Hoa và sau đó sang khai phá châu Mỹ.

Nhờ khảo cổ học, chúng ta cũng biết rằng, khoảng 20.000 năm trước, tại Hòa Bình, tổ tiên ta đã chế tác rìu đá mài, công cụ lao động tiên tiến của nhân loại. Khoảng 15.000 năm trước, tại nơi nào đó ở thềm Biển Đông, tổ tiên ta thuần hóa được cây lúa nước, thực hiện phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử loài người.

Những trí tuệ hàng đầu thế giới đã ghi nhận: “khoảng 4000 năm TCN, người Việt xây dựng nền văn minh nông nghiệp sớm và rực rỡ nhất hành tinh.”

Thật lạ là, không hiểu sao, tuy biết những điều trên nhưng ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh lại bỏ qua để chỉ chăm bẵm vào “6000 năm trở lại”?

Nếu dừng lại ở thời gian 5000 năm thì chúng ta vô hình trung chỉ nhận phần ngọn mà bỏ đi cái gốc. Một việc làm phi khoa học vì cắt đứt sự liên tục của dòng chảy lịch sử. Không những thế, lại còn chối bỏ những thành tựu vĩ đại nhất của tổ tiên. Điều đó cũng không ổn về tâm linh vì chúng ta mắc tội vong ơn, quên những vị tổ khai dòng cho nòi giống! Cũng phải nói rằng, chính vì chuyện này mà ông tự mâu thuẫn với mình. Theo truyền thuyết Phục Hy làm Dịch, sách Dịch ra đời trước 4000 năm TCN. Vậy, chấp nhận lịch sử 5000 năm thì mặc nhiên, ông đã bỏ cái cội nguồn kinh Dịch ra ngoài sử Việt!

Hiểu biết mới, cần định nghĩa mới. Khi đã biết đầy đủ hơn lịch sử loài người cũng như lịch sử nòi giống, cố nhiên cần có định nghĩa mới về lịch sử. Lịch sử tộc Việt không chỉ được ghi trong sách sử, trong huyền thoại, trong những vật chứng khảo cổ mà còn được ghi ngay trong máu huyết chúng ta: DNA. Vì vậy, theo thiển ý, lịch sử của tộc Việt phải được tính từ ngày Người Khôn ngoan (Homo sapiens) đặt chân tới thềm Biển Đông, 70.000 năm trước!

2. Học giả nguyễn Vũ Tuấn Anh viết:

Cổ thư ghi lại dưới dạng truyền thuyết và huyền thoại về trận Hoàng Đế chiến Xuy Vưu và chiến thắng ở Trác Lộc. Ông ta dừng vó ngựa ở Bắc Dương Tử và phát biểu: "Phương Nam khó đánh"... Câu nói này của ông Hoàng Đế đã xác nhận ở Nam Dương tử có một xã hội hùng mạnh ở đây từ khoảng 6000 năm trước ngày nay.”

Huyền thoại trên đời nhiều vô kể. Không tin huyền thoại là người nông cạn nhưng quá tin dễ sa vào vô minh, giống như “tận tín thư” vậy!

Sau khi diệt triều Thương của tộc Việt, người Hoa Hạ xây dựng vương triều Chu của mình. Để phủ định những triều Việt trước đó, nhà Chu chỉ chép sử từ ông tổ của họ là Hậu Tắc rồi bái vọng ông thủy tổ Hoàng Đế. Công quy vu trưởng, người ta gán cho Hoàng Đế quá nhiều công tích. Có thể lừa được nhiều người, nhiều thời nhưng làm sao lừa được mãi mãi? Liệu còn mấy người dám tin rằng dân lùa cừu chăn bò trên đồng cỏ lại làm ra thuyền, ra buồm? Dân uống sữa ngựa, mặc áo cừu lại phát minh nghề dệt vải? Thật khôi hài, cả đến nghề thuốc của dân nông nghiệp cũng được trao cho Hoàng Đế thành Hoàng Đế nội kinh!

Có một định kiến dai dẳng trong tâm thức loài người, nhất là người Việt, đó là ý tưởng cho rằng, người Việt chỉ làm chủ nam Dương Tử. Lầm to! Từ 40.000 năm trước, người Việt đã làm chủ toàn bộ đất Trung Hoa. Vào Trung Nguyên, Hiên Viên chỉ chiếm được phần đất hoàng thổ phía nam Hoàng Hà rồi tự xưng Hoàng Đế với nghĩa vua của vùng đất vàng. Cái đế quốc hạt cải này bị kẹp giữa các quốc gia Việt hùng mạnh: Ba Thục phía Tây, nước của Đế Lai ở phía đông và Văn Lang phía nam. Có lần tôi nói với bác sỹ Trần Đại Sỹ: “Khi cho rằng biên giới của người Việt chỉ tới nam Dương Tử, có nghĩa là ông đã “cho không” người Hoa vương quốc mênh mông của Đế Lai?” Bác sỹ rất vui nhận ra sai lầm của mình!

Cần làm rõ điều này: “Đây là thời điểm trước khi quốc gia Văn Lang thành lập ở Nam Dương tử mà chính những học giả Trung Hoa hiện đại gọi là: Một nền văn minh biến mất một cách bí ẩn vào thế kỷ thứ ba BC; hoặc những học giả Trung Hoa và quốc tế nói về nền văn minh thứ V tồn tại ở Nam Dương tử”

Lại một sự bé cái lầm! Hoàn toàn không có nền văn minh nào biến mất vào thế kỷ III TCN và cũng chẳng hề có cái gọi là “nền văn minh thứ V” nào cả(!) Đó là văn minh Việt rực rỡ của Ba Thục, Ngô, Việt, Sở và Văn Lang, bị nhà Tần thôn tính rồi sáp nhập đế chế Trung Hoa!

3. Học giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh viết:

“Tôi cho rằng sau chiến thắng của Hoàng Đế với Xuy Vưu về căn bản người Hoa Hạ ở Bắc Dương tử chưa bị đồng hóa về văn hóa của Việt tộc. Hoặc sự đồng hóa không đáng kể. Bằng chứng: Vào thế kỷ thứ V BC Khổng từ viết trong sách Luận Ngữ: "Nếu không có Quản trọng thì người Hán mặc áo cài vạt bên trái như người Man rồi!". Như vậy - gần 2500 năm sau tính từ thời Hoàng Đế - sự giao lưu văn hóa của người Hoa Hạ với Việt tộc ở Nam Dương tử gần như rất không đáng kể.”

Xin thưa, cố nhiên, sự đồng hóa không xảy ra một sớm một chiều nhưng có lẽ còn nhanh hơn so với vài trăm năm của người Mông Cổ sau đời Nguyên, người Mãn sau đời Thanh! Tuy giỏi xâm chiếm, cướp bóc nhưng với số người không đông và chưa có văn hóa, lọt vào giữa cái bể người bản địa vừa đông vừa văn minh gấp bội, sự đồng hóa xảy ra mau lẹ là cái chắc! Chả thế mà chỉ vài đời sau Hoàng Đế, vương vị đã vào tay người Việt!

Câu nói của Khổng Tử, theo thiển ý, phải chăng nên hiểu thế này: Trong các nước chư hầu nhà Chu, người Hoa và người Việt ăn chung ở lộn. Lúc này cả Việt cả Hoa cùng mang bộ gen Mongoloid phương Nam, nghĩa là cùng một “giống” và thêm nữa, cùng nói tiếng Việt theo cách nói Mông Cổ (Mongoloid parlance) phụ trước chính sau, do sự áp đặt của nhà cầm quyền. Cái khác nhau chỉ là cài khuy áo bên trái hay phải.

Vương triều Chu lại bị vây quanh bởi những quốc gia “man, di” nhưng hùng mạnh và đông đúc, cài khuy bên trái. Để tôn “quốc thống”, Quản Trọng nước Tề lệnh cho toàn dân cài khuy bên phải, một bước đồng hóa về văn hóa. Vậy là Việt biến thành Hoa, nhẹ nhàng như khi người Mãn cắt bỏ đuôi sam là trở thành người Hán!

Sự hiểu lầm vẫn dai dẳng đeo bám học giả đáng kính nên ông không thấy rằng, “cải cách” của Quản Trọng là nhằm đồng hóa khối dân Việt đang sống ngay trong lòng vương triều Chu chứ không phải do tiếp xúc với phương nam!

4. Với câu hỏi hỏi:

“Vậy người Việt Bắc Dương tử từ 4600 năm trước mà người Hán vượt sông Hoàng Hà tấn công chiếm Trung Nguyên từ đâu lại,” tôi xin thưa như sau:

Người Việt từ 40.000 đến 30.000 năm trước đã làm chủ Trung Hoa, từ lưu vực Hoàng Hà tới lưu vực Dương Tử. Đấy là điều được khẳng định về mặt khảo cổ học: cái sọ cổ nhất 18.000 năm trước, phát hiện ở hang Chu Khẩu Điếm là của người Việt. Văn hóa Ngưỡng Thiều có tuổi 8000 năm, trước đây được cho là cội nguồn văn hóa Hán thì thực sự cũng từ văn hóa Hòa Bình đưa lên!

Còn người Mông Cổ từ đâu ra, tôi đã trình bày vấn đề này trong bài Sự hình thành dân cư Đông Á công bố trên mạng, sau đó in trong cuốn Hành trình tìm lại cội nguồn (NXB Văn học, 2008). Bằng nhiều chứng cứ khảo cổ học, cổ nhân học kết nối với những tài liệu di truyền học mới nhất (những tài liệu mà ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh bỏ qua), tôi đã chứng minh:

Người Mông Cổ phương Bắc cũng từ Việt Nam theo con đường Ba Thục đi lên tây bắc Trung Quốc và đất Mông Cổ khoảng 40.000 năm trước. Khảo cổ học phát hiện di cốt 40.000 năm của họ trên đất Mông Cổ minh chứng cho điều này. Lúc đầu họ sống bằng săn hái, tới 10.000 năm trước, khi băng hà tan, do địa hình đồng cỏ, họ chuyển sang sống du mục. Mùa đông khô lạnh, nhiều bộ lạc tập trung về nguồn nước bên Hoàng Hà. Cố nhiên, họ luôn nhòm ngó dân trồng kê có cuộc sống sung túc ở bờ nam và hàng ngàn năm, chuyện vượt sông cướp bóc luôn diễn ra mà trận Trác Lộc là cuộc xâm lăng quy mô nhất.

Những điều trên không ai có thể bịa ra được mà phải dựa vào nhiều nguồn tài liệu, trong đó mũi tên chỉ đường là di truyền học. Không đi xa nên khó hiểu được gần. Rõ ràng, nếu chỉ chăm bẵm vào thời điểm 6.000 năm thì không thể nào hiểu được những điều vô cùng quan trọng trên. Do vậy, sự hiểu về “lịch sử 5000 năm” cũng khó đầy đủ.

Đã từng “đơn thương độc mã” vì kiên định lập trường “5000 năm sử Việt”, rất có thể, học giả của chúng ta một lần nữa lại “độc mã đơn thương” vì không theo kịp những tri thức mới!

Đường Lê Lư, tháng Ba, 2012

Share this post


Link to post
Share on other sites

không chỉ 5.000 năm!

Tôi đã đọc rất nhiều các bài viết của tác giả, nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy, cho nên tôi rất hiểu ý này của tác giả. Nhưng vấn đề là lịch sử tiến hóa của văn minh nhân loại (vốn rất rực rỡ trong quá khứ xa xăm và đã sụp đổ vì nhiều nguyên nhân) với lịch sử lập quốc của một dân tộc tính đến niên đại văn minh ngày nay là hoàn toàn khác nhau. Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh xác quyết gần 5000 năm lịch sử lập quốc của dân tộc Việt là dựa theo văn hóa sử "hơn 4000 năm" theo cách nói truyền thống của người Việt Nam từ trước đến nay, mà truyền thống đó được xác lập qua con số "từ kỷ Hồng Bàng 2879 trước công nguyên" trong chính sử Đại Việt Sử Ký Toàn Thư qua các triều đại Việt Nam đến ngày nay, chứ chẳng phải "thuyết 5000 năm" là của riêng ông ấy.

Tôi rất trân trọng các nghiên cứu của tác giả Hà Văn Thùy cùng nhiều tác giả khác, nhất là khi họ đều xuất phát từ tấm lòng yêu nước và yêu dân tộc Việt. Nhưng, như ai đó có lần đã nói rằng : "cần thận trọng để không đi đến nhầm lẫn rằng Việt - Hán vốn là một"

.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy.

Rất cảm ơn ông vì sự phản hồi những bài viết của tôi. Tôi có vài điều xin lưu ý ông về phương pháp phân loại của tôi - để trao đổi như sau:

Tôi phân loại lịch sử tiến hóa và lịch sử dân tộc. Với lịch sử tiến hóa thì tùy theo nhận thức mới nhất mà tri thức hiện đại có được để xác định các giai đoạn tiến hóa. Đại để từ người cổ đại đến người văn minh, thời đồ đá, đồ đồng....vv...Trong qúa trình khảo cứu - qua các di vật khảo cổ và xác định niên đại - các nhà khoa học có thể đưa ra những thời điểm tiến hóa trong qúa khứ làm xuất hiện loài người, hoặc của một chủng tộc nào đó. Nhưng lịch sử của một dân tộc thì tôi vẫn lấy tiêu chí : "Lịch sử của một dân tộc chỉ xác định khi dân tộc đó lập quốc".

Trên cơ sở phân loại này của tôi, tôi cho rằng ông có thể đúng về lịch sử tiến hóa và chủng tộc Việt có thể đã có từ rất lâu. Nhưng tôi chỉ giới hạn từ khi dân tộc Việt lập quốc cách đây gần 5000 năm (2879 BC - 2012). Điều này đã ghi trong chính sử và văn hóa truyền thống Việt cũng ghi nhận.

Vài lời chia sẻ

Cảm ơn sự quan tâm của ông.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đấy là lập luận "khoa học" của đám mà tôi gọi là tầm tư duy "Ở trần đóng khố". Tôi mới thí dụ một bài viết, còn rất nhiều bài viết tầm tư duy kiểu này. Bởi vậy, tôi thấy không ngạc nhiên trước việc học sinh Việt Nam quá kém cỏi về môn sử. Có thể người này cũng cỡ giáo sư tiến sĩ gì đó - Tham luận đọc trước hội thảo quốc tế chứ phải ve chai lông vịt đâu.

Đây là một bằng chứng nữa cho thấy học vị không phải là sự xác định khả năng tư duy.

Đây là một bằng chứng nữa cho thấy học vị không phải là sự xác định khả năng tư duy. Điều này thì đúng quá rồi Chú Thiên Sứ, bây giờ phần lớn là tiến sĩ giấy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TRUYỀN THUYẾT SƠN TINH THỦY TINH.

Các loại tư duy thuộc thường thường bậc trung cho đến hạng "ở trần đóng khố" - nhưng có đóng nhãn mác thương hiệu, giáo sư tiến sĩ - đều cho rằng: Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy tinh nổi tiếng của văn hiến Việt chỉ là phản ánh cuốc đấu tranh với thiên nhiên, xây dựng cuộc sống còn người. Và đám "ở trần đóng khố" - ba đời ăn củ chuối - thì lợi dung đa số hiểu như vậy và lu loa lên rằng điều này phản ánh thực tế thiên tai ở đồng bằng Bắc Bộ trong việc trị thủy sông Hồng, rồi gán Sơn Tinh với Đức Ngài Tản Viên Sơn Thánh - nhập hai truyền thuyết làm một và công chúa Mỵ Nương thì được tụi vô sỉ dốt nát này gắn cho cái tên Ngọc Hoa. Mục đích nhằm xóa sổ văn hóa phi vật thể Việt. Chúng đã xuyên tạc hầu hết các truyền thuyết và truyên dân gian nổi tiếng Việt Nam, như: Tấm Cám, Thạch Sanh, Trương Chi, Mỵ Châu Trong Thủy....vv...một cách trơ tráo và bỉ ổi. Tất nhiên, tôi bỏ qua với những người do tư duy ấu trĩ và háo danh hùa theo bọn vô sỉ ấy. Lợi dung thực tế thiên tai ở đống bằng sông hồng và vì chúng gán cho truyền thuyết này phản ánh cuộc đấu tranh với thiên tai đê âm mưu xác định địa bàn nước Văn Lang chỉ vỏn vẹn ở đống bằng Bắc Bộ, phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt đã xác định địa bàn cư trú của người Việt ở Nam Dương tử từ hơn 2000 năm trước. Thực chất truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh là gì? Nó có phải là phản ánh cuộc đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên ở thời kỳ đầu quốc sơ như một số người tư duy ấu trĩ và bọn âm mưu xóa sổ văn hóa truyền thống dân tộc lợi dung rêu rao không? Hoàn toàn không phải như vậy. Tôi chứng minh điều này qua những điểm sau đây của truyền thuyết nổi tiếng này:

1 - Nếu như truyền thuyết này chỉ đơn thuần phản ánh cuộc đấu tranh giữa thiên nhiên và con người ở buổi đầu lập quốc - thì - Nếu như với nội dung đơn giản - như thứ tư duy ấu trĩ quan niệm như vậy - không cần phải dùng đến hình tượng đến voi 9 ngà, gà chín cựa, ngựa chín hống mao làm để tài sính lễ, mà chỉ cần một cuộc chạy thi giữa thần mưa và thần núi là đủ.

2 - Tại sao lại phải xác định thời gian sự kiên là " Vào cuối thời Hùng Vương thứ XVIII....". Vậy trước đó là 17 thời Hùng Vương ông cha ta không cần đấu tranh với thiên nhiên sao? Trước đó không có lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và các nơi khác sao?

3 - Tại sao nội dung truyền thuyết xác định rõ ràng: Vua Hùng Vương cuối đời thứ XVIII "chỉ có người con gái duy nhất là Mỵ Nương"? Và đương nhiên con rể sẽ kế vị ngai vàng vì vua không có con trai. Điều này nói lên cái gì khi truyền thuyết Đầm Nhất Dạ xác định vào đầu thời Hùng Vương thứ XVIII xác định có công chúa Tiên Dung lấy Chử Đồng Tử và như vậy Mỵ Nương không thể gọi là con gái duy nhất của vua Hùng đời thứ XVIII và điều này mâu thuẫn với nội dung truyền thuyết. Qua đó thì những người có tư duy tỉnh táo đều nhận thấy rằng: Hai truyền thuyết có nội dung riêng rẽ phản ánh hai sự kiện khác nhau trong giai đoạn trị vì của thời Hùng Vương thứ XVIII gồm nhiều vị vua kế tục. Nhưng những kẻ phủ nhận truyền thống văn hiến sử Việt ngang nhiên sửa lại truyền thuyết và quảng bá truyền thuyết theo cách chỉnh sửa áp đặt phản khoa học một cách trắng trợn;của đám vô sỉ này.Tất nhiên đám tư duy thuộc loại "ở trần đóng khố" có gắn thương hiệu né tránh những câu hỏi đặt ra và yêu cầu một sự giải thích hợp lý. Thực ra vì tính độc chiếm các phương tiên thông tin từ trong và cả ngoài nước - do được những thế lực hắc ám hỗ trợ - nên chúng không cần đối thoại và ngang nhiên áp đặt thứ tư duy phủ nhận những gía trị truyền thống văn hóa sử Việt. Nhưng chính điều đó làm lộ rõ bộ mặt phản khoa học của lập luận này và âm mưu chống lại văn hiến sử Việt.

4 - Sự hiện diện của không gian thời gian được xác định nói trong truyền thuyết: "Vào cuối thời Hùng Vương thứ XVIII....." được ghi nhận ngay câu đầu tiên của truyền thuyết có mục đích gì? Nếu như truyền thuyết này chỉ đơn giản phản ánh cái gọi là công cuộc đấu tranh chống thiên nhiên như thứ tư duy "Ở trần đóng khố" của bọn người vô sỉ có nhãn mác, chống lại văn hiến Việt thì không cần thiết phải đưa không thời gian của lịch sử thời Hùng Vương vào ngay câu đầu của truyền thuyết.Tất cả những yếu tố đó, cho thấy nội dung truyền thuyết này - nằm trong hệ thống truyền thuyết lịch sử nước Văn Lang dưới sự trị vì của các vua Hùng - có một nội dung hết sức phong phú và mối liên hệ chặt chẽ với những sự kiện mang tính chân lý phản ánh lịch sử của dân tộc Việt thời kỳ Hùng Vương. Mặc dù về hình thức thể hiện bên ngoài có vẻ như rất đơn giản. Điều này dễ hiểu vì chúng được tạo nên bởi những bậc chân nhân siêu đẳng của nền Lý học Đông phương, phản ánh đúng tinh thần Dịch học: "Trí thì cao siêu, lệ thì khiêm hạ. Cao là bắt chước trời - thuận theo quy luật của vũ trụ - thấp là bắt chước đất - vị trí thực tế của sự kiện chịu ảnh hưởng của những tương tác vũ trụ. Bởi vậy, tuy chỉ là những truyền thuyết, nhưng chúng có mối liên hệ rất chặt chẽ về nội dung qua những tình tiết trong kết cấu hình thành nội dung đó. Tất nhiên, những truyền thuyết lịch sử thời Hùng Vương - được xác định bởi tính không thời gian trong cổ sử dân tộc thời dựng nước và giữ nước qua câu minh xác: "Vào thời Hùng Vương thứ...." - phản ánh sự kiện lịch sử tiêu biểu của từng thời kỳ lịch sử các chi của vua Hùng lãnh đạo đất nước.

Chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh có một nội dung như vậy. Câu chuyện này phản ánh sự chuyển giao quyền lực vào cuối thời Hùng Vương thứ XVIII - Nội dung căn bản tôi đã phản ánh trong "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại".

Những truyền thuyết lịch sử thời đại Hùng Vương có chi tiết mở đầu mang một nội dung cùng tính chất với các kinh Phật cổ với tính xác định không gian và thời gian. Nếu như các tạng kinh Phật cổ - nhằm mô tả nội dung thuyết pháp của chính Đức Phật tổ Như Lai - thì ngay câu đầu tiên cũng xác định không / thời gian hình thành nội dung thuyết Pháp đó. Câu mở đầu các tạng kinh Phật thường viết như sau: "Tôi từng nghe, ở vườn Kỳ Đà (Xác định không gian), vào lúc Đức Phật ở.... (Xác định thời gian)....Có các đại chúng và các vị... " - thì - các truyền thuyết thời Hùng Vương luôn xác định tính không, thời gian bằng câu: "Vào thời Hùng Vương thứ.....". Chính tính chất hàm chứa nội dung giống nhau ở câu mở đầu giữa các tạng kinh Phật cổ và truyền thuyết thời đại các vua Hùng, khiến cho một giả thiết có cơ sở khoa học được đặt ra - kết hợp với những truyền thuyết , thần thoại và các di sản văn hóa khác - là: Phật Pháp đã du nhập vào Nam Dương Tử từ trước thể kỷ thứ III trước Công Nguyên. Đây là thời gian nền văn minh Việt chưa sụp đổ ở Nam Dương tử và đã được những trí giả cao cấp thuộc nền văn hiến Việt nghiên cứu rất kỹ. Do đó, hoàn toàn có cơ sở khoa học khi tìm những dữ kiện lịch sử cội nguồn dân tộc qua những di sản của Phật giáo.

Bởi vậy, hoàn toàn không hề mang tính ngẫu nhiên khi Thiền Sư Lê Mạnh Thát xác định Việt sử 5000 năm văn hiến qua những di sản văn hóa sử của Phật giáo ở Việt Nam. Tuy nhiên, dù sự kiện và hiện tượng phản ánh thực tế khách quan, nhưng vấn đề còn lại là phương pháp miêu tả có tính xâu chuỗi thành một hệ thống hợp lý miêu tả bản chất vấn đề qua những hiện tượng qua sự kiện thể hiện lại là một vấn đề khác. Về vấn đề này thiền sư Lê Mạnh Thát tỏ ra lúng túng. Bởi vậy, ngày ấy Hội Sử Học lên tiếng tỏ ý muốn mở cuộc hội thảo để công khai tranh luân với Thiền sư Lê Mạnh Thát tưởng chắc ăn phủ nhận luận đề của ông. Cá nhân tôi ngày ấy nhận thấy điểm mạnh và chỗ yếu của ông, tôi nhận thấy ông đã đưa ra một ý tưởng đúng và những dữ kiện của ông rất có giá trị, nên đã công khai trên diễn đàn này xác định ủng hộ Thiền sư Lê Mạnh Thát và sẵn sàng bên cạnh ông trong cuộc hội thảo, nếu được tổ chức. Nhưng, như mọi người đều biết - mặc dù rất ồn ào và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về một cuộc hội thảo - nhưng cuộc hộib thảo đã không được thực hiện và im lặng một cách "khiêm tốn". Chuyện mới cách đây 4 - 5 năm. Cho đến lúc này, vấn đề Việt sử 5000 năm văn hiến đã là một chân lý hiển nhiên và tất cả những ai tìm hiểu được những luận điểm bảo vệ văn hóa truyền thống Việt đều nhận thấy tính chân lý của luận điểm này và tính phản khoa học của đám tư duy "ở trần đóng khố".

Nhưng chính tính thông tin một chiều của các phương tiện thông tin đại chúng - cả trong và ngoài nước - do âm mưu của các thế lực quốc tế - nên nó không được phổ biến và đại đa số vẫn ngộ nhận về cội nguồn Việt sử.

Tuy nhiên, cũng đến lúc này, tính chân lý của Việt sử với tư cách nền văn minh nắm giữ nhứng bí ẩn lớn nhất của tri thức nhân loại - lý thuyết thống nhất vũ trụ - cũng đã hiển lộ. Dù tà giáo, ma đạo hay chính nhân quân tử đều đứng trước một thảm họa mà chính các nhà khoa học hàng đầu đã lên tiếng về một thảm hoa trong tương lai gần của nhân loại. Bởi vậy, nhân loại cần một lý thuyết này để hướng tới tương lai hoặc chấp nhận hủy diệt - Như SW Hawking đã nói: "200 năm nữa nhân loại đi kiếm hành tinh khác để ở". Thừa nhận tính chân lý của Việt sử 5000 năm văn hiến chính là lối thoát duy nhất cho tương lai. Vì công nhận chân lý này, mới có cơ sở xác định một tiền đề cho một lý thuyết thống nhất xuất hiện. Nó không từ trên trời rơi xuống - khoa học bảo thế.

======================

PS: Cho đến lúc này, chính các nhà khoa học Trung Quốc cũng thừa nhận thuyết Âm Dương thuộc về văn minh Lạc Việt qua cuộc hội thảo có đại diện Việt Nam là ông Trần Ngọc Thêm và Nguyễn Ngọc Thơ (Bài có ngay trong topic này). Mặc dù sự chứng minh của hai ông này chưa mang tính hệ thống và triệt để như những gì mà chúng tôi chứng minh trên diễn đàn này. Nhưng qua đó cũng đủ để thấy rằng: Cội nguồn nền văn minh Đông phương không thuộc về nền văn minh Hoa Hạ - khi khái niệm Âm Dương là khái niệm cốt lõi của một học thuyết - và tất cả những vấn đề liên quan đến nó thuộc về văn hiến Việt. Tất nhiên, đất nước sở hữu những giá trị của nền văn minh đó không thể chỉ có ở Đồng bằng Bắc Bộ với nền tảng xã hội chỉ là "Một liên minh 15 bộ lạc" với những người dân "Ở trần đóng khố".

 

 

Bởi vậy, cái đám - ba đời ăn củ chuối, ngu lâu do di truyền, tư duy tầm "ở trần đóng khố" trên nền tảng trí thức thời "liên minh bộ lạc" ấy - do độc chiếm diễn đàn công khai , được các phương tiện thông tin trong nước và nước ngoài ầm ĩ tuyên truyền phủ nhận chính văn hóa truyền thống Việt. Đã vậy còn vênh váo, nhân danh khoa học, nhân danh trí thức, trí ngủ phản biện một cách ô nhục những người đứng ra bảo vệ những gía trị văn hiến của tổ tiên họ. Cái thế giới này không loạn cào cào lên sao được.

Thật thậm vô lý, khi cái nhân danh khoa học và chân lý thì không hề có công khai tranh luận và phản biện. Nhưng trên các trang web, báo chính thống thì lại kêu gọi phản biện xã hội. Và còn xác định rằng: "Không phản biện xã hội thì không phải trí thức"? . Ai cũng biết vấn đề xã hội còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố tương tác phức tạp tùy theo lập trường, quan điểm chính trị, xã hội, và quyền lợi của nhiều tầng lớp, nhiều địa phương. Trong khoa học, tính minh bạch và tiêu chí rõ ràng thì gần như không thấy có phản biện học thuật công khai đã 20 năm nay, nhưng lại đặt vấn đề công khai phản biện xã hội phức tạp hơn nhiều?! Cách đặt vần đế đầy mâu thuẫn trong bối cảnh thực tế đủ cho thấy khi đã trâng tráo phủ nhận chân lý tối thượng là cội nguồn dân tộc thì không thể có tính hợp lý trong mọi lĩnh vực.

Chính vì tính bất hợp lý cấu trúc trong thứ tư duy "ở trần đóng khố" đó nên chắc không lâu nữa, cái thế giới khốn khổ này sẽ tan hoang vì nhiều nguyên nhân - mặc dù không có ngày tận thế như Thiên Sứ tôi đã xác định.

Thời gian không còn chờ đợi lâu nữa!

 

 

Đây là một bằng chứng nữa cho thấy học vị không phải là sự xác định khả năng tư duy. Điều này thì đúng quá rồi Chú Thiên Sứ, bây giờ phần lớn là tiến sĩ giấy.

 

Đến nay - sau hơn hai năm 2012 / 2014 - mọi chuyện đã rõ ràng hơn: Chính người Trung Quốc cũng thừa nhận thuyết ADNH và bát quái không thuộc về văn minh Hán. Và dự báo của tôi về cái sự loạn cào cào của thế giới đã bắt đầu chứng nghiệm:

Chính vì tính bất hợp lý cấu trúc trong thứ tư duy "ở trần đóng khố" đó nên chắc không lâu nữa, cái thế giới khốn khổ này sẽ tan hoang vì nhiều nguyên nhân - mặc dù không có ngày tận thế như Thiên Sứ tôi đã xác định.

Thời gian không còn chờ đợi lâu nữa!

 

Ngày 30. 8 2014, tại Cafe Trung Nguyên 19B Phạm Ngọc Thạch, một giáo sư tiến sĩ vật lý được nhạc sĩ Dương Thụ giới thiệu là hàng đầu về vật lý lý thuyêt của Việt Nam, phản biện tôi với luận điểm: Tất cả các lý thuyết khoa học không cần tính hợp lý, trừ toán học.

Rách việc ngồi nghĩ lại thấy nản quá! Giáo sư được coi là hàng đầu còn như vậy thì để thuyết phục loại hàng hai trở xuống đến những dạng Chí Phèo , Thị Nở thì thua rùi.

Không cần tính hợp lý trong một hệ thống lý thuyết khoa hoc?! Vậy thì cái cõi đời này còn cần tính hợp lý không nhỉ!  Oải quá!

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhớ lại trong buổi hội thảo, ông Bùi Quang Châu phát biểu - Đại ý: Không quan tâm đến luận điểm tác giả (Nguyên văn đã quay phim, nhưng không có kỹ thuật để phân đoạn đưa lên mạng), nhưng thừa nhận lòng yêu nước của Lão Gàn. Lão Gàn trả lời: Lòng yêu nước không chỉ thể hiện bằng cách chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến.

Đây là một thứ lập luận đã giành cho cụ Đỗ Văn Xuyền khi cụ chứng minh chữ Việt cổ. Một thứ khen đểu.

Nếu chứng minh Việt sử là thể hiện lòng yêu nước thì phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến gọi là gì?

Chưa kể một đám lao nhao ở dưới phát biểu luôn miêng: "mơ hồ, không thuyết phục" để gây dư luận phản đối lão Gàn.

 

Diễn đàn chắc lại phải đóng cửa một thời gian, giống như lúc cuốn sách lúc đang có thể được in. Nhưng lần này ngoài lý do kính tế thì còn là sức khỏe kém. Mục đích đóng cửa vì Lão Gàn cần thời gian kiếm tiền trả nợ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện ngôi mộ 2000 năm

 

Tìm thấy một ngôi mộ của văn hóa Đông Sơn đã khó. Lại khó gấp nhiều lần ở khu Tây Bắc rừng núi trùng điệp. Thế mà vừa có một phát hiện ngôi mộ táng thủ lĩnh chôn theo nhiều hiện vật trong một hang đá ở xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.

 

Phát hiện khảo cổ này thật ngẫu nhiên. Mới đây, trong khi đi cắt cỏ cho trâu, ông Quàng Văn Hảy ở bản Nà Pát đã tìm ra cửa một cái hang trên ngọn núi Lán Le gần bản. Cửa hang đã bị bịt lại bằng những hòn đá tảng. Sau đó, dân làng đã kéo lên hang và dỡ đá tảng, lộ ra một hang nhỏ. Nền hang sâu hơn mặt đất ngoài cửa khoảng 1,5m và rộng khoảng 6m2.

 

Vào bên trong, dân làng thấy hình hài một ngôi mộ nằm chính giữa nền hang, có nấm mồ cao khoảng 30-40cm và được xếp đá.

 

Do hiếu kỳ, dân bản Nà Pát, đã tự "khai quật" ngôi mộ này. Theo ông Cả Văn Po và những người đào thì ngôi mộ còn nguyên vị trí, phần đầu còn cả xương sọ màu trắng, đã mủn, còn xương hàm dưới, 4 chiếc răng và 2 đoạn xương ống chân. Hướng đầu quay ra cửa hang và là hướng Bắc.

 

mo2000nam-7cfb8.jpg
Núi Lán Le, nơi có hang đá an táng thủ lĩnh Đông Sơn.

 

Đồ tùy táng phong phú và qua đó, người ta có thể hình dung ra cách chôn cất của người xưa. Trên đầu đặt 5 chiếc qua đồng của Văn hóa Đông Sơn, có phần lưỡi và cán gần vuông góc với nhau. Lưỡi nhọn, cán có lỗ để xuyên dây buộc. Một số lưỡi qua được khắc họa hoa văn 5 vòng tròn xoáy trôn ốc. Có chiếc qua có chiều dài lưỡi đến 30cm.

 

Đây là một loại vũ khí thường gặp trong Văn hóa Đông Sơn, được buộc dây vào đầu một chiếc cán dài, giống như một cái câu liêm, dùng để bổ, chém, nhất là để chặt chân ngựa và người. Rất ít khi tìm được loại vũ khí với số lượng nhiều như vậy trong lòng đất. Cả 5 chiếc qua này được chôn thành cụm ở phần đầu.

 

Tại vị trí cổ người chết, đã tìm được một số hạt chuỗi đeo cổ, được làm bằng đá mài nhẵn, hình trụ dài có khoan lỗ, màu trắng và đen.

 

mo2000nam1-7cfb8.jpg
Cán bộ khảo cổ đang nghiên cứu cửa hang.

 

Một hiện vật đồng tìm thấy ở vị trí ngực. Đó là hiện vật hình tròn, đường kính 15 cm, ở giữa lồi và có núm, được trang trí các chấm tròn, có lỗ ở hai bên để xỏ dây đeo. Chưa rõ đây là loại mũ đồng hay là một loại "hộ tâm phiến" che ngực mà lần đầu các nhà khảo cổ biết tới.

 

Hai bên xương đùi người chết còn thấy 2 chiếc rìu đồng quen thuộc của Văn hóa Đông Sơn, là loại rìu hình chữ nhật có họng.

 

Với những đồ tùy táng điển hình của Văn hóa Đông Sơn, các nhà khảo cổ có thể định được niên đại ngôi mộ này cách đây khoảng 2000 năm. Cũng có thể coi đây là một địa điểm phân bố hiếm hoi của nền văn hóa này được phát hiện trong lòng đất một cách rõ ràng như vậy.

 

Thân phận của chủ nhân ngôi mộ ở Chiềng Khoang cũng là điều đáng lưu ý. Chắc chắn đó là một vị thủ lĩnh của cộng đồng, giàu có với số đồ đồng quý giá đối với thời xưa. Có thể đấy là người chỉ huy quân sự với số lượng vũ khí nhiều đến vậy. Với hạt chuỗi đeo cổ cũng khó đoán là phụ nữ hay đàn ông. Thường thì các tượng phụ nữ chống nạnh trên cán dao găm đều có khắc họa nhiều vòng chuỗi đeo cổ. Tuy nhiên, cũng không loại trừ cả đàn ông thời đó cũng đeo nhiều đồ trang sức, trong đó có vòng cổ.

 

mo2000nam2-7cfb8.jpg
5 chiếc qua đồng Đông Sơn là đồ tùy táng.

 

Phát hiện ngôi mộ ở Chiềng Khoang đã cho thấy chân dung của một thủ lĩnh thời Đông Sơn một cách trung thực nhất với các vũ khí, công cụ sản xuất, đồ trang sức thường mang theo mình và khi chết cũng "mang theo" để tiếp tục "cuộc sống trong thế giới bên kia".

 

Sơn La là một vùng phát hiện ra dấu tích Văn hóa Đông Sơn trước đây ở vùng Đá Đỏ, huyện Phù Yên, nằm bên bờ sông Đà. Nay lại thêm một di tích văn hóa Đông Sơn nữa ở huyện Quỳnh Nhai. Điều đó chứng tỏ từ cách đây 2000 năm, cư dân Đông Sơn đã cư trú ở vùng Sơn La. Có thể, khi đó, một cộng đồng người nào đó, tổ tiên của các dân tộc ít người hiện nay ở vùng Tây Bắc đã cùng với các tộc người ở nhiều vùng khác đã sáng tạo nên Văn hóa Đông Sơn. Như vậy, bức tranh tộc người thời này là đa dạng, có nhiều tộc người miền núi cùng là chủ nhân Văn hóa Đông Sơn.

 

Theo sách “Đại Nam Nhất Thống Chí” thì vùng phát hiện ra mộ táng Đông Sơn này thuộc về bộ Tân Hưng xưa của thời Hùng Vương, một thời thuộc tỉnh Hưng Hóa dưới triều Nguyễn. Vào thời Lý thuộc đạo Lâm Tây, thời Trần thuộc đạo Đà Giang.

 

Phát hiện địa điểm Văn hóa Đông Sơn ở vùng Sơn La là một phát hiện hiếm hoi và rất quý, khi ta biết rằng 3 tỉnh biên giới Tây Bắc là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La rất ít các địa điểm thuộc Văn hóa Đông Sơn. Phát hiện mới này đã chứng minh người thời Đông Sơn đã làm chủ Tây Bắc cách đây 2000 năm.

 

Đây là một trong những bằng chứng xác đáng nhất để khẳng định vùng Tây Bắc từ xa xưa đã được các cộng đồng dân tộc Việt Nam khai phá, phát triển và giữ gìn bờ cõi phía tây và phía bắc của Tổ quốc

 

Theo  PGS.TS Trịnh Sinh
 Công an nhân dân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mấy vị gọi là giáo sư tiến sĩ phát biểu mang tính chất Chí Phèo như không cần quan tâm đến luận điểm hay lý thuyết khoa học không cần tính hợp lý trừ toán học v.v... thì làm sao mà hiểu được. Đã không quan tâm thì làm sao mà hiểu và phản biện được. Đã thế lại mạnh mẽ tự tin phủ nhận.

Nếu các vị không đủ tự tin để phản biện thì cũng đừng nên phát biểu kiểu không quan tâm nhưng thừa nhận lòng yêu nước. Một kiểu phát biểu mang tính lý sự cùn.

Theo tôi hiểu thì những người quan tâm đến chứng minh lịch sử văn hóa dân tộc gần 5000 năm trong đó có thầy Thiên Sứ không phải chứng minh chỉ vì lòng yêu nước mặc dù có thể có yếu tố này. Trên tất cả đó là sự thật lịch sử và sự trân trọng với tiền nhân. Kể cả Việt sử có 200 năm nhưng nó là chân lý thì chúng tôi vẫn vui vẻ như thường.

Thời gian sẽ đưa sự thật lịch sử trở về với tất cả. Việt sử cũng vậy.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Do hiếu kỳ, dân bản Nà Pát, đã tự "khai quật" ngôi mộ này. Theo ông Cả Văn Po và những người đào thì ngôi mộ còn nguyên vị trí, phần đầu còn cả xương sọ màu trắng, đã mủn, còn xương hàm dưới, 4 chiếc răng và 2 đoạn xương ống chân. Hướng đầu quay ra cửa hang và là hướng Bắc.

 

Nếu còn xương thì ngôi mộ không thể có tuổi 2000 năm được, chẳng có sự hợp lý tối thiểu nào cả. Chỉ vài trăm năm thì xương cũng không thể còn được trừ khi có ướp xác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu còn xương thì ngôi mộ không thể có tuổi 2000 năm được, chẳng có sự hợp lý tối thiểu nào cả. Chỉ vài trăm năm thì xương cũng không thể còn được trừ khi có ướp xác.

Vậy cho mình hỏi về niên đại của hóa thạch và liệu xác chết ban đầu của nó có được ướp xác?

Lưu ý là xương có cấu trúc cứng đặc, quá trình tẩm ướp vô cùng khó so với da thịt

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện ngôi mộ 2000 năm

 

Tìm thấy một ngôi mộ của văn hóa Đông Sơn đã khó. Lại khó gấp nhiều lần ở khu Tây Bắc rừng núi trùng điệp. Thế mà vừa có một phát hiện ngôi mộ táng thủ lĩnh chôn theo nhiều hiện vật trong một hang đá ở xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.

 

Phát hiện khảo cổ này thật ngẫu nhiên. Mới đây, trong khi đi cắt cỏ cho trâu, ông Quàng Văn Hảy ở bản Nà Pát đã tìm ra cửa một cái hang trên ngọn núi Lán Le gần bản. Cửa hang đã bị bịt lại bằng những hòn đá tảng. Sau đó, dân làng đã kéo lên hang và dỡ đá tảng, lộ ra một hang nhỏ. Nền hang sâu hơn mặt đất ngoài cửa khoảng 1,5m và rộng khoảng 6m2.

 

Vào bên trong, dân làng thấy hình hài một ngôi mộ nằm chính giữa nền hang, có nấm mồ cao khoảng 30-40cm và được xếp đá.

 

Do hiếu kỳ, dân bản Nà Pát, đã tự "khai quật" ngôi mộ này. Theo ông Cả Văn Po và những người đào thì ngôi mộ còn nguyên vị trí, phần đầu còn cả xương sọ màu trắng, đã mủn, còn xương hàm dưới, 4 chiếc răng và 2 đoạn xương ống chân. Hướng đầu quay ra cửa hang và là hướng Bắc.

 

mo2000nam-7cfb8.jpg

Núi Lán Le, nơi có hang đá an táng thủ lĩnh Đông Sơn.

 

Đồ tùy táng phong phú và qua đó, người ta có thể hình dung ra cách chôn cất của người xưa. Trên đầu đặt 5 chiếc qua đồng của Văn hóa Đông Sơn, có phần lưỡi và cán gần vuông góc với nhau. Lưỡi nhọn, cán có lỗ để xuyên dây buộc. Một số lưỡi qua được khắc họa hoa văn 5 vòng tròn xoáy trôn ốc. Có chiếc qua có chiều dài lưỡi đến 30cm.

 

Đây là một loại vũ khí thường gặp trong Văn hóa Đông Sơn, được buộc dây vào đầu một chiếc cán dài, giống như một cái câu liêm, dùng để bổ, chém, nhất là để chặt chân ngựa và người. Rất ít khi tìm được loại vũ khí với số lượng nhiều như vậy trong lòng đất. Cả 5 chiếc qua này được chôn thành cụm ở phần đầu.

 

Tại vị trí cổ người chết, đã tìm được một số hạt chuỗi đeo cổ, được làm bằng đá mài nhẵn, hình trụ dài có khoan lỗ, màu trắng và đen.

 

mo2000nam1-7cfb8.jpg

Cán bộ khảo cổ đang nghiên cứu cửa hang.

 

Một hiện vật đồng tìm thấy ở vị trí ngực. Đó là hiện vật hình tròn, đường kính 15 cm, ở giữa lồi và có núm, được trang trí các chấm tròn, có lỗ ở hai bên để xỏ dây đeo. Chưa rõ đây là loại mũ đồng hay là một loại "hộ tâm phiến" che ngực mà lần đầu các nhà khảo cổ biết tới.

 

Hai bên xương đùi người chết còn thấy 2 chiếc rìu đồng quen thuộc của Văn hóa Đông Sơn, là loại rìu hình chữ nhật có họng.

 

Với những đồ tùy táng điển hình của Văn hóa Đông Sơn, các nhà khảo cổ có thể định được niên đại ngôi mộ này cách đây khoảng 2000 năm. Cũng có thể coi đây là một địa điểm phân bố hiếm hoi của nền văn hóa này được phát hiện trong lòng đất một cách rõ ràng như vậy.

 

Thân phận của chủ nhân ngôi mộ ở Chiềng Khoang cũng là điều đáng lưu ý. Chắc chắn đó là một vị thủ lĩnh của cộng đồng, giàu có với số đồ đồng quý giá đối với thời xưa. Có thể đấy là người chỉ huy quân sự với số lượng vũ khí nhiều đến vậy. Với hạt chuỗi đeo cổ cũng khó đoán là phụ nữ hay đàn ông. Thường thì các tượng phụ nữ chống nạnh trên cán dao găm đều có khắc họa nhiều vòng chuỗi đeo cổ. Tuy nhiên, cũng không loại trừ cả đàn ông thời đó cũng đeo nhiều đồ trang sức, trong đó có vòng cổ.

 

mo2000nam2-7cfb8.jpg
5 chiếc qua đồng Đông Sơn là đồ tùy táng.

 

Phát hiện ngôi mộ ở Chiềng Khoang đã cho thấy chân dung của một thủ lĩnh thời Đông Sơn một cách trung thực nhất với các vũ khí, công cụ sản xuất, đồ trang sức thường mang theo mình và khi chết cũng "mang theo" để tiếp tục "cuộc sống trong thế giới bên kia".

 

Sơn La là một vùng phát hiện ra dấu tích Văn hóa Đông Sơn trước đây ở vùng Đá Đỏ, huyện Phù Yên, nằm bên bờ sông Đà. Nay lại thêm một di tích văn hóa Đông Sơn nữa ở huyện Quỳnh Nhai. Điều đó chứng tỏ từ cách đây 2000 năm, cư dân Đông Sơn đã cư trú ở vùng Sơn La. Có thể, khi đó, một cộng đồng người nào đó, tổ tiên của các dân tộc ít người hiện nay ở vùng Tây Bắc đã cùng với các tộc người ở nhiều vùng khác đã sáng tạo nên Văn hóa Đông Sơn. Như vậy, bức tranh tộc người thời này là đa dạng, có nhiều tộc người miền núi cùng là chủ nhân Văn hóa Đông Sơn.

 

Theo sách “Đại Nam Nhất Thống Chí” thì vùng phát hiện ra mộ táng Đông Sơn này thuộc về bộ Tân Hưng xưa của thời Hùng Vương, một thời thuộc tỉnh Hưng Hóa dưới triều Nguyễn. Vào thời Lý thuộc đạo Lâm Tây, thời Trần thuộc đạo Đà Giang.

 

Phát hiện địa điểm Văn hóa Đông Sơn ở vùng Sơn La là một phát hiện hiếm hoi và rất quý, khi ta biết rằng 3 tỉnh biên giới Tây Bắc là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La rất ít các địa điểm thuộc Văn hóa Đông Sơn. Phát hiện mới này đã chứng minh người thời Đông Sơn đã làm chủ Tây Bắc cách đây 2000 năm.

 

Đây là một trong những bằng chứng xác đáng nhất để khẳng định vùng Tây Bắc từ xa xưa đã được các cộng đồng dân tộc Việt Nam khai phá, phát triển và giữ gìn bờ cõi phía tây và phía bắc của Tổ quốc

 

Theo  PGS.TS Trịnh Sinh

 Công an nhân dân

Anh Phamhung thân mến! Cám ơn anh đã chia sẻ thông tin. E có nhớ là Hai Bà Trưng khởi nghĩa giành được 65 thành (cả miền bắc nước ta và nhiều khu vực của Trung Quốc hiện nay), chứng tỏ Vua bà được lòng người dân, cũng cho thấy có cộng đồng người Việt rộng lớn tạo điểm tựa cho Vua bà. Thông tin về phát hiện mà anh chia sẻ càng củng cố cho nhận định này ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Bằng chứng 20000 năm hệ thống thủy lợi tự chảy ở Hòa Bình hồi trước từng được đăng trên các phương tiện truyền thông. sau đó bị dập rồi, tiếc thật

Chỉ chắc chắn rằng nếu không có nó thì khi xây đập thủy điện số người chết rất lớn so với những gì đã xảy ra. Vấn đề là nó chỉ có thể hình thành bởi 1 tổ chức hay 1 nhà nước pháp quyền nào đó. Chứ "bầy người" thì bỏ xứ đi, mắc gì phải làm hệ thống như vậy?

Haizz, nãy gõ trả lời 1 đống các vấn đề của các post trong này thế mà lâu quá nên phải đăng nhập lại, chưa kịp lưu

Edited by Đa Lang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay