Văn Lang

Việt Sử 2700 Năm Hay Gần 5000 Năm?

49 bài viết trong chủ đề này

Nặc danh:

Trước khi chữ Hán, chữ Nôm người Việt thời Hùng Vương dùng chữ Khoa đẩu. Cái này nhiều người nghiên cứu và công bố rồi. Tại sao ông TTD cho rằng "Chữ Nôm là sản phẩm chữ viết duy nhất do chính người Việt sáng tạo" (Ý 2)? Tại sao ông và các vị Phan Huy Lê, Lê Văn Lan... và nhiều vị khác cứ chối bỏ lịch sử văn hóa dân tộc?

Mong ông và các vị nói trên sớm thay đổi nếu không có tội với Tiền nhân, có tội với dân tộc lắm.

Nặc danh:

Xin thưa với ông Đào Tiến Thi đừng phỉ báng lịch sử dân tộc nữa. Sao ông lại nói chúng ta có 2700 năm? Không phải 4000 năm mà là 5000 năm thưa ông (nếu ông muốn phản bác hay nghi ngờ thì có không ít nhà nghiên cứu để ông phản biện như Hà Văn Thùy, Nguyễn Thiếu Dũng, Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Kim Định...).

Gửi bác Nặc danh 02:17

Trước hết xin bác đừng nặng lời quy kết như thế. 2700 năm chỉ là một con số, không phải là một nhận xét, làm sao kết luận được một thái độ?

Còn về niên đại 2700 xin nói ngắn gọn với bác như sau:

4000 năm lịch sử từ lâu đã là câu nói cửa miệng của người VN ta. Con số đó ghi trong các cuốn sử cũ thời phong kiến. Gần 2000 năm (thậm chí có sách ghi 2879 năm) thời Hùng Vương chủ yếu dựa trên truyền thuyết và sự phỏng đoán. Các nhà sử học thời hiện đại lúc đầu cũng căn cứ vào các tài liệu sử cũ đó.

Nhưng những nghiên cứu vài chục năm gần đây cho con số trên là không chính xác. GS. Lê Văn Lan có lần kể với tôi chính ông đã trực tiếp đến hội nghị của Quốc hội để thuyết trình vấn đề này. Và như ta thấy, hiến pháp VN năm 1992 đã sửa cụm từ "bốn ngàn năm lịch sử" thành "mấy ngàn năm lịch sử". Sách Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập 1 (Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh, Nxb Giáo dục, 1998) cũng viết: “Dựa vào những tài liệu và những tài liệu nghiên cứu về thời Hùng Vương hiên nay, có thể đoán định có cơ sở rằng thời điểm ra đời của nước Văn Lang với tư cách là một nhà nước sơ khai là vào khoảng thế kỷ VII – VI tr.CN” (trang 46)

Tôi cũng có trong tay cuốn Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt của Hà Văn Thùy. Tôi rất trân trọng nỗ lực của ông Hà Văn Thùy, song đó cũng chỉ là một ý kiến. Vả lại chính ông Hà Văn Thùy cũng chỉ đoán định trên cơ sở các nguồn tài liệu có trong tay.

Nói thêm rằng tuổi của một dân tộc không quyết định giá trị của dân tộc ấy. Nước Mỹ mới lập hơn 200 năm nhưng giữ vai trò lãnh đạo cả thế giới, trong đó có nước Anh, tổ tiên của họ. Nước Singapore mới lập chưa đầy 50 năm nay, thế mà thành nước phát triển nhất ở Đông Nam Á, sánh ngang với Châu Âu.

Nhân dịp có bài trao đổi của ông Đào Trọng Thi với nhà nghiên cứu Hán Nôm Trần Trọng Dương tại Blog NXD có nói đến một con số 2700 năm của ông Đào Tiến Thi về thời Hùng Vương nước Văn Lang. Nhận thấy đây là bài trao đổi có giá trị và có tâm của tác giả Đào Tiến Thi với ông Trần Trọng Dương về chữ quốc ngữ và chữ Nôm nhưng trong đó có hạn sạn là thời Hùng Vương 2700 năm, VL đọc được thấy có một sý kiến không đồng tình và một sý kiến đồng tình trong comment bên dưới bài viết (ở phần trên). Xin gửi SP Thiên Sứ và các bác trên diễn đàn để trao đổi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Văn Lang thân mến.

Tôi đang viết thì không biết chạm vào nút gì trên máy làm nó tắt mất, làm hỏng cả một bài viết rất dài Rất tiếc tôi bận phải đi. Khất Văn Lang và quí vị sẽ viết sau. Nhưng tạm thời thế này:

Còn đây là Hồ Chủ tịch viết:

Kể năm hơn 4000 năm.

Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hòa.

Hồng Bàng là tổ nước ta.

Nước ta khi ấy gọi là Văn Lang.

Không nhớ Nxb nào, sách tựa là gì, trang mấy, dòng thứ mấy tính từ trên xuống hay từ dưới lên. Nhưng tôi tin phải có nhà xuất bản nào đó in thì tôi mới đọc được tư tưởng của Ngài Hồ Chí Minh. Ai nhớ thì xin giúp tôi ghi vào topic này. Tính tôi khi xem sách chỉ nhớ đại ý.

Dạ, đây là Việt Nam lịch sử diễn ca của Hồ Chủ Tịch viết vào năm 1940 tại chiến khu Việt Bắc, cuối bài có câu kết Việt Nam độc lập vào năm 1945 khiến bác Võ Nguyên Giáp cũng phải ngạc nhiên.

Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài thơ " Lịch Sử nước ta " của Hồ Chủ Tịch

Để khơi gợi lòng tự hào dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài kêu gọi "Lịch sử nước ta". Bài gồm 210 câu thơ lục bát, dễ thuộc, dễ hiểu, phù hợp với nhân dân Việt Nam lúc đó với trên 90% dân số mù chữ.

Bác đã viết tác phẩm này năm 1941, tại rừng Pác Bó, khi Người đang hoạt động cách mạng tại căn cứ địa Cao Bằng

Lịch sử nước ta

Dân ta phải biết sử ta.

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.

Kể năm hơn bốn ngàn năm

Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hoà.

Hồng Bàng là tổ nước ta

Nước ta lúc ấy gọi là Văn Lang

Thiếu niên ta rất vẻ vang

Trẻ con Phù Đổng tiếng vang muôn đời.

Tuổi tuy chưa đến chín mười

Ra tay cứu nước dẹp loài vô lương.

An Dương Vương thế Hùng Vương

Quốc danh Âu Lạc cầm quyền trị dân.

Nước Tàu cậy thế đông người

Kéo quân áp bức giống nòi Việt Nam

Quân Tàu nhiều kẻ tham lam

Dân ta há dễ chịu làm tôi ngươi?

Hai Bà Trưng có đại tài

Phất cờ khởi nghĩa giết người tà gian

Ra tay khôi phục giang san

Tiếng thơm dài tạc đá vàng nước ta

Tỉnh Thanh Hoá có một bà

Tên là Triệu Ẩu tuổi vừa đôi mươi.

Tài năng dũng cảm hơn người

Khởi binh cứu nước muôn đời lưu phương.

Phụ nữ ta chẳng tầm thường

Đánh Đông, dẹp Bắc làm gương để đời.

Kể gần sáu trăm năm giời

Ta không đoàn kết bị người tính thôn.

Anh hùng thay ông Lý Bôn

Tài kiêm văn võ, sức hơn muôn người.

Đánh Tàu đuổi sạch ra ngoài

Lập nên triều Lý sáu mươi năm liền.

Vì Lý Phật Tử ngu hèn

Để cho Tàu lại xâm quyền nước ta.

Thương dân cực khổ xót xa

Ông Mai Hắc Đế đứng ra đánh Tàu.

Vì dân đoàn kết chưa sâu

Cho nên thất bại trước sau mấy lần.

Ngô Quyền quê ở Đường Lâm

Cứu dân ra khỏi cát lầm ngàn năm.

Đến hồi thập nhị sứ quân

Bốn phương loạn lạc, muôn dân cơ hàn.

Động Hoa Lư có Tiên Hoàng

Nổi lên gây dựng triều đàng họ Đinh.

Ra tài kiến thiết kinh dinh,

Đến Vua Phế Đế chỉ kinh hai đời.

Lê Đại Hành nối lên ngôi

Đánh tan quân Tống, đuổi lui Xiêm Thành.

Vì con bạo ngược hoành hành

Ba đời thì đã tan tành nghiệp vương.

Công Uẩn là kẻ phi thường

Dựng lên nhà Lý cầm quyền nước ta.

Mở mang văn hoá nước nhà

Đắp đê để giữ ruộng nhà cho dân.

Lý Thường Kiệt là hiền thần

Đuổi quân nhà Tống, phá quân Xiêm Thành.

Tuổi già phỉ chí công danh

Mà lòng yêu nước trung thành không phai.

Họ Lý truyền được chín đời

Hai trăm mười sáu năm giời thì tan.

Nhà Trần thống trị giang san,

Trị yên trong nước, đánh tan địch ngoài,

Quân Nguyên binh giỏi tướng tài:

Đánh đâu được đấy, dông dài Á, Âu,

Tung hoành chiếm nửa Âu châu

Chiếm Cao Ly, lấy nước Tàu bao la,

Lăm le muốn chiếm nước ta

Năm mươi vạn lính vượt qua biên thuỳ,

Hải quân theo bể kéo đi,

Hai đường vây kín Bắc Kỳ như nêm.

Dân ta nào có chịu hèn

Đồng tâm hợp lực mấy phen đuổi Tàu.

Ông Trần Hưng Đạo cầm đầu,

Dùng mưu du kích đánh Tàu tan hoang.

Mênh mông một dải Bạch Đằng

Nghìn thu soi rạng giống dòng quang vinh,

Hai lần đại phá Nguyên binh,

Làm cho Tàu phải thất kinh rụng rời.

Quốc Toản là trẻ có tài,

Mới mười sáu tuổi ra oai trận tiền

Mấy lần đánh thắng quân Nguyên

Được phong làm tướng cầm quyền binh nhung.

Thật là một đấng anh hùng.

Trẻ con Nam Việt nên cùng neo theo.

Đời Trần văn giỏi võ nhiều

Ngoài dân thịnh vượng trong triều hiền minh.

Mười hai đời được hiển vinh,

Đến Trần Phế Đế nước mình suy vi.

Cha con nhà Hồ Quý Ly,

Giết vua tiếm vị một kỳ bảy niên.

Tình hình trong nước không yên,

Tàu qua xâm chiếm giữ quyền mấy lâu,

Bao nhiêu của cải trân châu,

Chúng vơ vét chở về Tàu sạch trơn.

Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn,

Mặc dầu tướng ít binh đơn không nàn.

Mấy phen sông Nhị núi Lam,

Thanh gươm yên ngựa Bắc, Nam ngang tàng.

Kìa Túy Động nọ Chi Lăng,

Đánh hai mươi vạn quân Minh tan tành.

Mười năm sự nghiệp hoàn thành,

Nước ta thoát khỏi cái vành nguy nan.

Vì dân hăng hái kết đoàn,

Nên khôi phục chóng giang san Lạc Hồng.

Vua hiền có Lê Thánh Tôn,

Mở mang bờ cõi đã khôn lại lành.

Trăm năm truyền đến cung hoàng,

Mạc Đăng Dung đã hoành hành chiếm ngôi.

Bấy giờ trong nước lôi thôi,

Lê Nam, Mạc Bắc rạch đôi san hà,

Bảy mươi năm vạn can qua

Cuối đời mười sáu Mạc đà suy vi.

Từ đời mười sáu trở đi,

Vua Lê, chúa Trịnh chia vì khá lâu

Nguyễn Nam Trịnh Bắc đánh nhau,

Thấy dân cực khổ mà đau đớn lòng.

Dân gian có kẻ anh hùng,

Anh em Nguyễn Nhạc nổi vùng Tây Sơn,

Đóng đô ở đất Quy Nhơn,

Đánh tan Trịnh, Nguyễn cứu dân đảo huyền

Nhà Lê cũng bị mất quyền,

Ba trăm sáu chục năm truyền vị vương.

Nguyễn Huệ là kẻ phi thường

Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm, giặc tàu,

Ông đà chí cả mưu cao,

Dân ta lại biết cùng nhau 1 lòng.

Cho nên tàu dẫu làm hung,

Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà.

Tướng tây Sơn có một bà,

Bùi là nguyên họ, tên là Thị Xuân,

Tay bà thống đốc ba quân,

Đánh hơn mấy trận, địch nhân liệt là.

Gia Long lại dấy can qua,

Bị Tây Sơn đuổi, chạy ra nước ngoài.

Tự mình đã chẳng có tài,

Nhờ tây qua cứu tính bài giải vây.

Nay ta mất nước thế này,

Cũng vì vua Nguyễn rước Tây vào nhà,

Khác gì cõng rắn cắn gà,

Rước voi dầy mả thiệt là ngu si.

Từ năm Tân Hợi trở đi,

tây đà gây chuyện thị phi với mình.

Vậy mà vua chúa triều đình,

Khư khư cứ tưởng là mình khôn ngoai.

nay ta nước mất nhà tan

Cũng vì những lũ vua quan ngu hèn.

Năm Tự Đức thập nhất niên,

Nam Kỳ đã lọt dưới quyền giặc Tây.

Hăm lăm năm sau trận này,

Trung Kỳ cũng mất, Bắc Kỳ cũng tan,

Ngàn năm gấm vóc giang san,

Bị vua họ Nguyễn đen hàng cho Tây !

Tội kia càng đắp càng đầy,

Sự tình càng nghĩ càng cay đắng lòng.

Nước ta nhiều kẻ tôi trung,

Tấm lòng tiết nghĩa rạng cùng tuyết sương.

Hoàng Diệu với Nguyễn Tri Phương,

Cùng thành còn mất làm gương để đời.

Nước ta bị Pháp cướp rồi,

Ngọn cờ khởi nghĩa nhiều nơi lẫy lừng;

Trung Kỳ đảng Phan Đình Phùng

Ra tay đánh Pháp, vẫy vùng một phương.

Mấy năm ra sức cần Vương,

Bọn ông Tán Thuật nổi đường Hưng Yên,

Giang san độc lập một miền,

Ông Hoàng Hoa Thám đất Yên tung hoành.

Anh em khố đỏ, khố xanh,

Mưu khoải nghĩa tại Hà thành năm xưa,

Tỉnh Thái Nguyên với Sầm Nưa,

Kế nhau khởi nghĩa rủi chưa được toàn.

Kìa Yên Bái, nọ Nghệ Anh

Hai lần khởi nghĩa tiếng vang hoàn cầu.

Nam Kỳ im lặng đã lâu,

Năm kia khởi nghĩa đương đầu với Tây.

Bắc Sơn đó, Đô Lương đây!

Kéo cờ khởi nghĩa, đánh Tây bạo tàn.

Xét trong lịch sử Việt Nam,

Dân ta vốn cũng vẻ vang anh hùng.

Nhiều phen đánh Bắc dẹp Đông,

Oanh oanh liệt liệt con Rồng cháu Tiên.

Ngày nay đến nỗi nghèo hèn,

Vì ta chỉ biết lo yên một mình.

Để người đè nén, xem khinh,

Để người bóc lột ra tình tôi ngươi !

Bây giờ Pháp mất nước rồi,

Không đủ sức, không đủ người trị ta.

Giặc Nhật Bản thì mới qua;

Cái nền thống trị chưa ra mối mành.

Lại cùng Tàu, Mỹ, Hà, Anh,

Khắp nơi có cuộc chiến tranh rầy rà.

Ấy là nhịp tốt cho ta,

Nổi lên khôi phục nước nhà tổ tông.

Người chúng ít, người mình đông

Dân ta chỉ cốt đồng lòng là nên.

Hỡi ai con cháu Rồng Tiên !

Mau mau đoàn kết vũng bền cùng nhau.

Bất kỳ nam nữ, nghèo giàu,

Bất kỳ già trẻ cùng nhau kết đoàn.

Người giúp sức, kẻ giúp tiền,

Cùng nhau giành lấy chủ quyền của ta.

Trên vì nước, dưới vì nhà,

Ấy là sự nghiệp, ấy là công danh.

Chúng ta có hội Việt Minh

Đủ tài lãnh đạo chúng mình đấu tranh

Mai sau sự nghiệp hoàn thành

Rõ tên Nam Việt, rạng danh Lạc Hồng

Dân ta xin nhớ chữ đồng:

Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh !

Nguồn: hoangsa.org.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lịch sử gia kém thật.

Trống đồng: thế kỷ VII - II TCN, chưa thử C14.

Chưa tìm dữ liệu vùng Hoa Nam như Quảng Châu, Hồ Nam...

Chưa đi thực tế Hoa Nam và thu thập tài liệu thực tế... như tác giả Trần Đại Sĩ.

Có vua An Dương Vương, Triệu Đà thì lịch sử trước đó???

Có dữ liệu ngoại giao Nghiêu, Thuấn, Hạ... với Văn Lang mà chưa logic được vấn đề.

Chưa xem lại truyền thuyết và huyền thoại Trung Hoa.

Nếu chấp nhận Quảng Châu và Quảng Đông là thuộc Văn Lang cũ thì mối quan hệ lịch sử chưa được tập hợp...

Mối quan hệ văn hóa chung giữa các quốc gia chưa được phân tích...

Nói chung yếu ở mức độ LOGIC các vấn đề của lịch sử:

Về sự thành lập nhà nước Văn Lang đời Hùng Vương, Việt sử Lược là bộ sử xưa nhất của nước ta còn lại đến nay chép rằng: “Đến thời Trang Vương nhà Chu (696-681 tr.CN), ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văng Lang, phong tục thuần hậu chất phác, chính sự dùng lối kết nút. Truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương.

Dùng dữ liệu này thật là tầm phào ,quá kém.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lịch sử gia kém thật.

Trống đồng: thế kỷ VII - II TCN, chưa thử C14.

Chưa tìm dữ liệu vùng Hoa Nam như Quảng Châu, Hồ Nam...

Chưa đi thực tế Hoa Nam và thu thập tài liệu thực tế... như tác giả Trần Đại Sĩ.

Có vua An Dương Vương, Triệu Đà thì lịch sử trước đó???

Có dữ liệu ngoại giao Nghiêu, Thuấn, Hạ... với Văn Lang mà chưa logic được vấn đề.

Chưa xem lại truyền thuyết và huyền thoại Trung Hoa.

Nếu chấp nhận Quảng Châu và Quảng Đông là thuộc Văn Lang cũ thì mối quan hệ lịch sử chưa được tập hợp...

Mối quan hệ văn hóa chung giữa các quốc gia chưa được phân tích...

Nói chung yếu ở mức độ LOGIC các vấn đề của lịch sử:

Về sự thành lập nhà nước Văn Lang đời Hùng Vương, Việt sử Lược là bộ sử xưa nhất của nước ta còn lại đến nay chép rằng: “Đến thời Trang Vương nhà Chu (696-681 tr.CN), ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văng Lang, phong tục thuần hậu chất phác, chính sự dùng lối kết nút. Truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương.

Dùng dữ liệu này thật là tầm phào ,quá kém.

Trong đoạn phim tư liệu trắng đen quay khoảng năm 1947-1948 gì đó, cảnh cụ Hồ và các chú cảnh vệ cổi trần tập thể dục bằng các động tác võ, Cụ dùng hai tay kẹp cổ quật ngã một chú cảnh vệ. Sau này tôi đọc báo, hình như là báo An Ninh Thế Giới, có bài hồi ký kể lại chuyện đó. Lúc ấy chú cảnh vệ bị ngã nói: “Bác giỏi võ Tàu thật ! “. Cụ Hồ trả lời: “ Bác chơi võ Việt đấy chứ. Trời mưa nước tràn, cá ao nhà mình nhảy sang ao nhà người ta. Người ta nuôi lớn lên, bắt bán lại cho mình, mình lại gọi là “cá người ta”(?). Ai nghiên cứu cổ văn hóa sử thì hãy ngẫm câu ấy thôi. Ngôn từ gốc nhất của mỗi dân tộc là tiếng chỉ con số đếm. Người Khơ Me cổ đại đếm hệ số 5 con số: Muôi, Tê, Pây, Buôn, Prăm. Số đếm ấy ở trong tiếng Kinh là: Một, Hai, Ba, Bốn, Năm. Bởi vậy nó mới là một trong các căn cứ để các nhà ngôn ngữ học thế giới xếp tiếng Việt là thuộc hệ ngữ Môn-Khơ Me (mà người Môn là một sắc tộc bản địa bên Miến Điện). Khi đếm đến con số sáu thì người Khơ Me đếm quay lại: Prăm Muôi là 6, trong khi người Kinh đếm là Sáu chỉ con số 6. Nhưng lên đến Hồ Nam thì người Hồ Nam đếm con số 6 (“Sáu”) là “Lấu” (cũng thanh điệu dấu sắc như vậy), sang Quảng Đông thì người Quảng Đông đếm con số 6 là “Lục” (cũng thanh điệu dấu nặng như vậy). Hán ngữ hiện đại phát âm con số 6 là “Lìu” (thanh điệu không hản dấu huyền, cũng không hẳn dấu nặng, mà nằm giữa hai dấu ấy). Hay là các số đếm từ 1 đến 10 là do Sĩ Nhiếp đem Hán ngữ dạy cho người Giao Chỉ, nhưng người Giao Chỉ lại mượn năm con số đầu từ 1 đến 5 của tiếng Khơ Me (?). Thời các nước Ngô, Sở, Việt “người ta còn có hệ đếm chỉ có bảy con số” (đọc trong bài viết của nhà văn Nhật Bản Shiba Hirotaro). Vậy nước Văn Lang cổ đại của Hồng Bàng thị, mà “bắc giáp Động Đình Hồ, đông giáp Đông Hải, tây giáp Ba Thục, nam giáp Hồ Tôn” như sử ghi có phải là nhà nước từng có cách nay 5000 năm không? Logic của nghiên cứu, chắc chắn là phải từ tù mù để tìm ra chính xác chứ, hay là từ chính xác để tìm ra tù mù, rồi lấy tù mù làm khẳng định? (Logic của ngôn từ Việt là: Mấy=Mù, Chắc=Chính, mà tiếng Tày thì “Chắc” nghĩa là “Biết” đấy).

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Văn Lang thân mến.

Tôi đang viết thì không biết chạm vào nút gì trên máy làm nó tắt mất, làm hỏng cả một bài viết rất dài Bây giờ phải viết lại.

Dưới đây là toàn văn bài viết của Thạc sĩ Đào Tiến Thi, Biên tập viên NXB Giáo dục Việt Nam,Ủy viên BCH Hội Ngôn ngữ học Việt Nam.

[quote]Trước hết xin bác đừng nặng lời quy kết như thế. 2700 năm chỉ là một con số, không phải là một nhận xét, làm sao kết luận được một thái độ?Còn về niên đại 2700 xin nói ngắn gọn với bác như sau:

4000 năm lịch sử từ lâu đã là câu nói cửa miệng của người VN ta. Con số đó ghi trong các cuốn sử cũ thời phong kiến. Gần 2000 năm (thậm chí có sách ghi 2879 năm) thời Hùng Vương chủ yếu dựa trên truyền thuyết và sự phỏng đoán. Các nhà sử học thời hiện đại lúc đầu cũng căn cứ vào các tài liệu sử cũ đó.

Nhưng những nghiên cứu vài chục năm gần đây cho con số trên là không chính xác. GS. Lê Văn Lan có lần kể với tôi chính ông đã trực tiếp đến hội nghị của Quốc hội để thuyết trình vấn đề này. Và như ta thấy, hiến pháp VN năm 1992 đã sửa cụm từ "bốn ngàn năm lịch sử" thành "mấy ngàn năm lịch sử". Sách Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập 1 (Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh, Nxb Giáo dục, 1998) cũng viết: “Dựa vào những tài liệu và những tài liệu nghiên cứu về thời Hùng Vương hiên nay, có thể đoán định có cơ sở rằng thời điểm ra đời của nước Văn Lang với tư cách là một nhà nước sơ khai là vào khoảng thế kỷ VII – VI tr.CN” (trang 46)

Tôi cũng có trong tay cuốn Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt của Hà Văn Thùy. Tôi rất trân trọng nỗ lực của ông Hà Văn Thùy, song đó cũng chỉ là một ý kiến. Vả lại chính ông Hà Văn Thùy cũng chỉ đoán định trên cơ sở các nguồn tài liệu có trong tay.

Nói thêm rằng tuổi của một dân tộc không quyết định giá trị của dân tộc ấy. Nước Mỹ mới lập hơn 200 năm nhưng giữ vai trò lãnh đạo cả thế giới, trong đó có nước Anh, tổ tiên của họ. Nước Singapore mới lập chưa đầy 50 năm nay, thế mà thành nước phát triển nhất ở Đông Nam Á, sánh ngang với Châu Âu.

Bây giờ tôi xin phân tích từng đoạn một, để thấy thực chất của cái gọi là "khoa học" của luận điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt.

Trước hết xin bác đừng nặng lời quy kết như thế. 2700 năm chỉ là một con số, không phải là một nhận xét, làm sao kết luận được một thái độ?

Đây là ngôn từ của vị Thạc Sĩ ngôn ngữ học và là Ủy viên ban chấp hành Hội Ngôn Ngữ Học Việt Nam. Khi bị phản biện thì chối bỏ trách nhiệm, tự phủ nhận luận điểm. Cứ theo như đúng ngôn từ của vị Ủy viên ban chấp hành hội Ngôn Ngữ học Việt Nam thì làm như cái con số ấy nó chẳng nói lên điều gì cả. Làm như nó chỉ là một con số thuần túy và người ta có thể gắn vào đằng sau con số đó một danh từ, như: 2700 con cào cào, châu chấu....đại để vậy. Trong khi bản chất của vấn đề là con số đó nằm trong ngữ cảnh của một luận điểm phủ nhận truyền thống văn hiến sử trải gần 5000 năm của dân tộc Việt. Nó không phải kết quả của một nhận xét thì nó từ đâu rơi xuống vậy?

Đấy là cách diễn đạt của vị Ủy viên Ban chấp hành Hội Ngôn Ngữ Học Việt Nam và đang công tác tại Nxb Giáo Dục với học vị Thạc Sĩ, tức là thuộc hàng tri thức chờ cao cấp. Còn các hạng lóc cóc, leng keng thì không biết thế nào?!

Còn về niên đại 2700 xin nói ngắn gọn với bác như sau:

4000 năm lịch sử từ lâu đã là câu nói cửa miệng của người VN ta. Con số đó ghi trong các cuốn sử cũ thời phong kiến. Gần 2000 năm (thậm chí có sách ghi 2879 năm) thời Hùng Vương chủ yếu dựa trên truyền thuyết và sự phỏng đoán.

Đồng ý là con số hơn 4000 năm văn hiến ghi trong sử cũ thời phong kiến. Nhưng sử cũ thời phong kiến thì không phải là sử chăng? Nó là đồ giẻ rách vứt sọt rác chăng? Vậy theo vị thạc sĩ Ủy viên Ban chấp hành Hội Ngôn Ngữ Học Việt Nam và đang công tác tại Nxb Giáo Dục thì sử Việt thời phong kiến và truyền thuyết đều không đáng tin cậy chăng? Rồi ông ta nói truyền thống văn hiến Việt sử trải gần 5000 năm là phỏng đoán?! Căn cứ vào đâu để xác định là phỏng đoán? Cá nhân tôi với những tư liệu lịch sử Việt đã xem thì không hề có sự phỏng đoán trong cổ sử. Cho dù là truyền thuyết thì cũng là sự xác định rất rõ ràng: "Vào thời Hùng Vương thứ.....". Rất rõ ràng về mặt thời gian, không có gì là phỏng đoán ở đây cả. Vấn đề còn lại là người ta nhận thức thế nào về nội dung truyền thuyết đó mà thôi. Điều này sẽ bàn tiếp ở dưới.

Nhưng những nghiên cứu vài chục năm gần đây cho con số trên là không chính xác. GS. Lê Văn Lan có lần kể với tôi chính ông đã trực tiếp đến hội nghị của Quốc hội để thuyết trình vấn đề này. Và như ta thấy, hiến pháp VN năm 1992 đã sửa cụm từ "bốn ngàn năm lịch sử" thành "mấy ngàn năm lịch sử". Sách Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập 1 (Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh, Nxb Giáo dục, 1998) cũng viết: “Dựa vào những tài liệu và những tài liệu nghiên cứu về thời Hùng Vương hiên nay, có thể đoán định có cơ sở rằng thời điểm ra đời của nước Văn Lang với tư cách là một nhà nước sơ khai là vào khoảng thế kỷ VII – VI tr.CN” (trang 46)

Hiến Pháp ghi mấy ngàn năm lịch sử thì không có nghĩa là phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến. "Mấy" là bao nhiêu nhỉ? Tại sao cụm từ "Mấy ngàn năm lịch sử" lại được diễn giải là "nước Văn Lang với tư cách là một nhà nước sơ khai là vào khoảng thế kỷ VII – VI tr.CN". Đấy là cách hiểu và cách sử dụng ngôn ngữ của Thạc sĩ Ủy viên Ban chấp hành Hội Ngôn Ngữ Học Việt Nam và đang công tác tại Nxb Giáo Dục chăng?

Ông ta dẫn chứng: Sách Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập 1 (Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh, Nxb Giáo dục, 1998) cũng viết....". Đấy là mấy ông đó viết còn bản thân ông Thạc sĩ Ủy viên Ban chấp hành Hội Ngôn Ngữ Học Việt Nam và đang công tác tại Nxb Giáo Dục không có chính kiến của mình chăng? Ai viết sao thì cứ theo đó mà vỗ tay chăng? Này ông Thạc sĩ Ủy viên Ban chấp hành Hội Ngôn Ngữ Học Việt Nam và đang công tác tại Nxb Giáo Dục xem lại đoạn dưới đây của Hồ Chủ tịch viết:

Kể năm hơn 4000 năm.

Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hòa.

Hồng Bàng là tổ nước ta.

Nước ta khi ấy gọi là Văn Lang.

Theo ông thì Hồ Chủ Tịch viết đúng hay sai? Nếu ông căn cứ vào khoa học để cho rằng các ông Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh viết là đúng, thì ông hãy xem chính đoạn tiếp theo của ông: "Sách Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập 1 (Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh, Nxb Giáo dục, 1998) cũng viết: “Dựa vào những tài liệu và những tài liệu nghiên cứu về thời Hùng Vương hiên nay, có thể đoán định có cơ sở rằng thời điểm ra đời của nước Văn Lang với tư cách là một nhà nước sơ khai là vào khoảng thế kỷ VII – VI tr.CN” . Tại sao lại "có thể đoán định" mà không phải là sự chứng minh khoa học xác định?! Trong khi ở câu trên tự ông gán cho sử Việt của ông cha ta thời phong kiến chỉ là "phỏng đoán" thì chính ông cũng chỉ là "có thể đoán định"?! Thế là thế nào? Đấy là những lập luận được coi là khoa học chăng?

Tôi cũng có trong tay cuốn Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt của Hà Văn Thùy. Tôi rất trân trọng nỗ lực của ông Hà Văn Thùy, song đó cũng chỉ là một ý kiến. Vả lại chính ông Hà Văn Thùy cũng chỉ đoán định trên cơ sở các nguồn tài liệu có trong tay
.

Tất nhiên với chức danh của một Nxb thì việc ông có trong tay một cuốn sách của một tác giả nào đó chẳng có gì là lạ. Điều đó không phải là bằng chứng khoa học. Nó chỉ là bằng chứng quyền cho phép xuất bản của ông thôi. Có lẽ cuốn sách này chưa được cấp giấy phép xuất bản phải không ông? Vì nó đi ngược lại quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử mà các ông đề xướng phải không? Nếu quả đúng như vậy thì ông làm ơn nhắn giúp tác giả Hà Văn Thùy đưa bài viết lên trang mạng Lý học Đông phương, cá nhân tôi - chẳng có gì làm giầu có lắm - sẽ trả tiền bản quyền cho tác giả và đăng miễn phí cho tất cả mọi người xem. Ông nói ông Hà Văn Thủy chỉ là "đoán định" và chính mấy tác giả mà ông dẫn chứng cũng chỉ là "có thể đoán định". Vậy theo tính thần khoa học thực sự thì những tiếng nói đoán định đều phải được ngang bằng như nhau chứ nhỉ? Làm gì có chuyện có một loại "đoán định" thì được ưu tiên còn một loại "đoán định" thì lu mờ ngay từ một người làm công tác xuất bản vậy; trong khi cả hai đều nhân danh khoa học? Cá nhân tôi chúc mừng ông Hà Văn Thùy - mặc dù chưa một lần liên hệ, hoặc giao lưu với ông - nếu ông được in sách. Cá nhân tôi sẽ tài trợ nếu ông có giấy phép in là 10. 000. 000VND.

Đã vậy, còn về phần ông Thạc sĩ Ủy viên Ban chấp hành Hội Ngôn Ngữ Học Việt Nam và đang công tác tại Nxb Giáo Dục còn công nhiên viết rằng:

Nói thêm rằng tuổi của một dân tộc không quyết định giá trị của dân tộc ấy. Nước Mỹ mới lập hơn 200 năm nhưng giữ vai trò lãnh đạo cả thế giới, trong đó có nước Anh, tổ tiên của họ. Nước Singapore mới lập chưa đầy 50 năm nay, thế mà thành nước phát triển nhất ở Đông Nam Á, sánh ngang với Châu Âu.

Này ông Thạc sĩ Ủy viên Ban chấp hành Hội Ngôn Ngữ Học Việt Nam và đang công tác tại Nxb Giáo Dục, tôi nói với ông và những người cùng quan điểm với ông cần nhớ rằng: Tôi và những người chứng minh cho cội nguồn Việt sử trải đến nay gần 5000 năm văn hiến không so sánh để đánh giá giá trị của dân tộc này với dân tộc khác. Với cá nhân tôi, mọi con người, mọi dân tộc đều bình đẳng trên thế gian này. Chúng tôi đi tìm chân lý chứ không phải để chứng minh dân tộc Việt Nam là siêu đẳng. Chúng tôi không sovanh nước lớn. Hai vấn đề khác hẳn nhau. Ông và những người cùng quan điểm với ông đừng có nhầm lẫn, hoặc cố tình gán ghép như vậy. Đấy không phải là luận cứ khoa học. Nước Trung Quốc mới lớn chứ nhỉ! Ấn độ mới lớn chứ nhỉ? Hoa Kỳ mới lớn chứ nhỉ? Còn nước nào lớn và vĩ đại thì ông cứ kê toa ra đây và chứng minh rằng họ mới lập quốc chỉ vài chục năm nay. Chuyện này không liên quan gì đến việc đi tìm Việt sử 5000 năm văn hiến cả. Các ông cố tình gán ghép hai vấn đề này với nhau nhằm mục đích gì?

Bởi vậy, chỉ một hiện tượng gán ghép phản khoa học của đám tư duy loại này, đủ để thấy tính phản khoa học của luận điểm phủ nhận văn hóa sử Việt trài gần 5000 năm văn hiến.

Nhưng khoa học gì cái đám này? Đằng sau luận điểm này là cái gì khi luận điểm phản khoa học của họ vẫn nhơn nhơn đầy trên các phương tiện thông tin cả trong và ngoài nước và không hề có chỗ cho một bài minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến trên các phương tiện thông tin đó. Thậm chí BBC còn trâng tráo cho một người đàn bà tiến sĩ lên tiếng phủ nhận cội nguồn dân tộc Việt rồi trắng trợn tuyên bố: "Đấy là kiến thức học được ở nhà trường". Bởi vậy, một nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam phải thốt lên: "Khoa học Việt Nam đang tuyệt tự" cũng chính bởi cái đám mệnh danh là trí thức ấy có những thứ tư duy rất phản khoa học. Đây là một thí dụ.

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong đoạn phim tư liệu trắng đen quay khoảng năm 1947-1948 gì đó, cảnh cụ Hồ và các chú cảnh vệ cổi trần tập thể dục bằng các động tác võ, Cụ dùng hai tay kẹp cổ quật ngã một chú cảnh vệ. Sau này tôi đọc báo, hình như là báo An Ninh Thế Giới, có bài hồi ký kể lại chuyện đó. Lúc ấy chú cảnh vệ bị ngã nói: “Bác giỏi võ Tàu thật ! “. Cụ Hồ trả lời: “ Bác chơi võ Việt đấy chứ. Trời mưa nước tràn, cá ao nhà mình nhảy sang ao nhà người ta. Người ta nuôi lớn lên, bắt bán lại cho mình, mình lại gọi là “cá người ta”(?). Ai nghiên cứu cổ văn hóa sử thì hãy ngẫm câu ấy thôi. Ngôn từ gốc nhất của mỗi dân tộc là tiếng chỉ con số đếm. Người Khơ Me cổ đại đếm hệ số 5 con số: Muôi, Tê, Pây, Buôn, Prăm. Số đếm ấy ở trong tiếng Kinh là: Một, Hai, Ba, Bốn, Năm. Bởi vậy nó mới là một trong các căn cứ để các nhà ngôn ngữ học thế giới xếp tiếng Việt là thuộc hệ ngữ Môn-Khơ Me (mà người Môn là một sắc tộc bản địa bên Miến Điện). Khi đếm đến con số sáu thì người Khơ Me đếm quay lại: Prăm Muôi là 6, trong khi người Kinh đếm là Sáu chỉ con số 6. Nhưng lên đến Hồ Nam thì người Hồ Nam đếm con số 6 (“Sáu”) là “Lấu” (cũng thanh điệu dấu sắc như vậy), sang Quảng Đông thì người Quảng Đông đếm con số 6 là “Lục” (cũng thanh điệu dấu nặng như vậy). Hán ngữ hiện đại phát âm con số 6 là “Lìu” (thanh điệu không hản dấu huyền, cũng không hẳn dấu nặng, mà nằm giữa hai dấu ấy). Hay là các số đếm từ 1 đến 10 là do Sĩ Nhiếp đem Hán ngữ dạy cho người Giao Chỉ, nhưng người Giao Chỉ lại mượn năm con số đầu từ 1 đến 5 của tiếng Khơ Me (?). Thời các nước Ngô, Sở, Việt “người ta còn có hệ đếm chỉ có bảy con số” (đọc trong bài viết của nhà văn Nhật Bản Shiba Hirotaro). Vậy nước Văn Lang cổ đại của Hồng Bàng thị, mà “bắc giáp Động Đình Hồ, đông giáp Đông Hải, tây giáp Ba Thục, nam giáp Hồ Tôn” như sử ghi có phải là nhà nước từng có cách nay 5000 năm không? Logic của nghiên cứu, chắc chắn là phải từ tù mù để tìm ra chính xác chứ, hay là từ chính xác để tìm ra tù mù, rồi lấy tù mù làm khẳng định? (Logic của ngôn từ Việt là: Mấy=Mù, Chắc=Chính, mà tiếng Tày thì “Chắc” nghĩa là “Biết” đấy).

Theo logic ngôn từ Việt thì: Biết=Bác, nghĩa là biết rộng tức “Biết Các”=Bác; còn Bác=Xác, nghĩa là biết sâu, “Xem sâu Các”=Xác, nhưng “biết sâu” là Xác, thì Xác=Chạc=Chắc=Chắt=Thắt=Thật (từ thời còn ký tự bằng nút thừng), mà Chắc là con số 1 của khái niệm khẳng định (người Việt cũng hay dùng tiếng “Chắt” đặt tên người con đầu lòng); Biết Chắc=Chắc Chắn=Chính Xác. Theo “Thuyết văn giải tự” của Hứa Thận thì chữ Chính 正, đọc: lướt Chi 之 Thịnh 盛 =Chính, nghĩa: Thị 是, Chỉ 止 (tức là Thật, Chựng; nhưng QT thì đúng, là: Thật=Thị 是 =Chỉ 止 = Chắ = Chựng =Dừng= =Đứng=Đúng= Đính 订 = Chính 正; đều là sự khẳng định cuối cùng). Theo Hứa Thận, Chữ Xác 确, đọc: Hồ 胡 Giác 角 =Hác ( hoặc Hồ Góc=Học, theo QT thì: Hốc=Hác=Hạc=Học=Xọc= “Xuống Dọc”= “Thuốn Dọc”=Thọc=Thật , nghĩa là đi sâu, cái Thuốn là dụng cụ dò lòng đất của người Việt để đào giếng, cái Thuổng là dụng cụ đào đất của người Việt để moi củ mài). Tất nhiên cái âm mà Hứa Thận hướng dẫn đọc là Hốc=Hác=Hạc=Học cách nay 2000 năm, nó phải có trong tiếng nói dân gian ít ra cũng 3000 năm trước Hứa Thận, tức cách nay 5000 năm, Hứa Thận mới vận dụng được, tìm cách ghi bằng lướt và lái, sao cho mọi người đọc cho đúng âm, chứ không phải là Hứa Thận là nhà ngôn ngữ học tự đặt ra cái âm đọc lạ lùng nào đó để bắt toàn dân đọc theo. Chữ Xác 确 theo Hứa Thận hướng dẫn đọc, nếu mà phát âm theo Hán ngữ thì là “Hú 胡 Chiẻo 确”=Hiểu, sai, Hán ngữ đọc chữ Xác 确 là “Xuê”. Nhưng những âm do đọc tạo thành thì lại đúng QT: Hạc=Học 学 =Hiểu 晓 (người Quảng Nam phát âm “ đi Học” là “đi Hạc”, người Quảng Đông phát âm Học 学 là “Hoọc”, người Phúc Kiến phát âm Học 学 là “Hưa”, Hán ngữ hiện đại phát âm Học 学 là “Xuế”). Hứa Thận giải nghĩa chữ Xác 确 là: “cái góc đá”, (góc đá thì đích thị tức là cái Hốc), mà lại “cùng thanh với Thạch 石 Giác 角”, thì Thạch Giác=Thạc. Vậy thì đích thị nó là từ Thật . (Hóa ra cổ xưa cái âm “Học” có nghĩa là đi sâu vào “Hốc” đá để thám hiểm mà tìm ra sự “Thật”, thì nó cũng giống như các nhà khảo cổ ngày nay đang làm, và đó mới là “Xác”, hay nói như ngày nay thì Học = “Hãy thọc vô cho sâu mà Vọc” thì sẽ đạt được Hiểu, mà nay ta gọi là “ khoa học thực nghiệm”. Vậy theo cái âm phát âm của tiếng Việt, thì nó còn logic hơn là căn cứ vào ký tự, vì cái âm là tự nhiên có từ trong tư duy, còn ký tự, dù là tượng hình hay ký âm, thì cũng chỉ là do người đời sau đặt ra mà thôi. Cái âm “Học Thật” với “Thất Học” thì rõ ràng là trái nghĩa nhau trong tiếng Việt; chỉ có “Học không Thật” thì nó mới có giá trị bằng “Thất Học” mà thôi. Từ đối về trạng thái mặt trời trong ngày là Mọc/Mất, thì cũng tương đương trạng thái làm việc là Vọc/Vất, tương đương trạng thái học hành là Học/Hất, và tương đương trạng thái nghiên cứu là Thật/Thất, chung qui đều là do Làm/Lười. Theo nghĩa cổ xưa của chữ Học như trong tiếng Việt, thì ngày nay bậc đang học phổ thông nên gọi là học sinh (nghĩa đen của “học sinh” là “Vọc sâu để tìm hiểu cái mới lạ”), còn bậc đang học đại học nên gọi là nghiên cứu sinh (nghĩa đen là “nghiên cứu” cái mới lạ, vì QT: Dửng=Dưng=Sửng=Sượng=Sống=Sinh 生), cho nó đúng với nghĩa của từ student mà quốc tế dùng ). Theo QT là: Thạch=Thạc=Thật. Có tên huyện là huyện Thạch Thất tức Thật Thách (nếu lái, hay gọi là “phản thiết” như Hứa Thận), mà theo logic ngôn từ Việt thì Thạch Thất nguyên là từ đôi Thật Thật nghĩa là Thật nhất. Như vậy thì: Biết Chắc = Chắc Chắn = Chính 正 Xác 确 = Đúng Thật = Trúng 中 Thị 是 = Chung 终 Chỉ 止 , đều là sự khẳng định cuối cùng . (Tất nhiên khi mọi nghiên cứu đã đi đến tận cùng tìm ra cái đúng chung thì mới có điểm dừng là “sự khẳng định cuối cùng”). Kết luận: huyện Thạch Thất, mà bây giờ đã là ngoại thành Hà Nội, đang thật sự là Thật Thách các nhà sử học, vì đó là mảnh đất lui về của thời Hùng Vương thứ 18.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Văn Lang thân mến.

Còn đây nữa - một tiến sĩ toán học - đã phát biểu như sau: "Nếu lấy 2622 năm trị vì của thời Hùng Vương mà đem chia cho 18 đời vua Hùng Vương thì mỗi ông vua trị vì gần 150 năm". Và xác quyết rằng: "Đây là một điều rất vô lý cho tuổi sinh học của một đời người". Thế là đám tư duy "Ở trần đóng khố" vỗ tay rào rào. Hẳn toán học - một bộ môn khoa học mũi nhọn của nền khoa học hiện đại - lại hẳn tiến sĩ toán thì chắc không thể sai được. Đi đâu khi đụng đến vấn đề này thì luận cứ "vững chắc" này cũng được đưa ra để gọi là bảo vệ luận điểm gọi là khoa học của đám "hầu hết" và "cộng đồng". Thảo nào một vị giáo sư viện sĩ nổi tiếng hàng đầu của Việt Nam phải thốt lên đâu mới năm ngoáí rằng: "Nền khoa học Việt Nam đang tuyệt tự". Phàm để thực hiện một bài toán - dù là cao cấp hay phổ thông - thì các đại lượng phải đồng đẳng. Chẳng ai đem số gà trừ đi số vịt rồi hỏi còn mấy con. Con số 2622 năm trị vì của thời Hùng Vương là một con số thực, còn con số 18 là con số ảo còn tranh cãi là 18 thời hay 18 đời (Nguyên văn cổ thư là "thập bát thế"). Nhưng nó được đám "hầu hết" và "cộng đồng" không cần minh chứng "khoa học" mà áp đặt luôn là 18 đời vua để lấy làm số chia. Đây là sai lầm căn bản nhất của toán học ở trình độ phổ thông. Nhưng nó được một tiến sĩ toán công bố và được hầu hết và cộng đồng nhân danh khoa học coi như là một luận cứ sắc xảo.

Thật trơ tráo vô liêm sỉ đến tận cùng.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trên bài gốc trên Blog NXD có nhiều comment đồng tình với Trung tâm chiếm hơn 50%. Hiện nay càng ngày nhiều người nhận ra thời Hùng Vương 2700 năm trong SGK của các vị GSTS sử phổ thông là sai sót. Càng ngày càng nhiều người cũng thấy là họ không theo tinh thần khoa học khi không đối thoại với các nhà nghiên cứu trong đó có sư phụ. Vì vậy việc làm của họ có thể dẫn người đọc tới cách hiểu họ không đủ tự tin sẽ thuyết phục được trong cuộc hội thảo vì lý lẽ yếu hơn trên cơ sở chủ yếu là "đoán định" hoặc họ. Nhưng dù là lý do gì thì cách làm việc của họ không khoa học, từ đó làm sao mà có kết quả gọi là khoa học được? Một cái khuôn hỏng thì sao đúc được nồi chất lượng nhỉ? Vậy mà những người đúc tự cho rằng nồi của họ là "hàng xịn"?

Một yếu tố trong lịch sử văn hóa Việt là sử truyền miệng hay là truyền thuyết. Đó là một dạng thông tin mã hóa truyền miệng. Và "truyền thuyết mà đòi sự thật" là những sự kết luận vội vã, thiếu khoa học vì mặc nhiên coi truyền thuyết là giả dối và bị cuốn vào mặt chữ mà không để ý nội hàm thông tin trong đó. Chúng ta đều biết rằng truyền thuyết phần lớn không phải để chơi, nghĩ ra cho vui như trong một tác phẩm văn học. Nếu thực sự là những truyền thuyết của những trí giả tưởng tượng thì không cần 5000 năm mà chỉ cần mấy chục năm, trăm năm là rơi vào quên lãng vì nhân dân đều hiểu rằng đó là những sản phẩm tưởng tượng. Tại sao những câu chuyện lịch sử truyền miệng (truyền thuyết) này lại xuyên thời gian như vậy? Trước hết phải khẳng định đó là những con thuyền chứa những tư liệu về thủa hồng hoang, về lịch sử dân tộc, về cuộc đấu tranh trị thủy, lịch sử khai sinh dân tộc (xem lại bản thân những truyền thuyết). Nhân dân và Tổ tiên không phải nghĩ ra những câu chuyện này cho vui vì nó không có tính chất giải trí hay để tham dự một giải thưởng văn học. Cũng không phải cách đây vài trăm năm mới nghĩ ra mà đã có từ hơn cách đây hơn 4000 năm dựa trên những yếu tố thời gian, tính kế thừa và nội dung của truyền thuyết. Có thể nói truyền thuyết là một đặc điểm quan trọng trong văn hóa Việt. Đó là văn hóa phi vật thể. Đây cũng là cách khôn ngoan của dân tộc đã tìm cách đối phó, lưu trữ kho sử dân tộc trong bối cảnh bị đốt sạch, cướp sạch và nạn ngoại xâm liên miên. Trong bối cảnh ấy mà lại cứ đi đòi sách đâu thì khác gì nhầm lẫn về phương pháp luận. Thế nên những vị làm sử mà chỉ căn cứ vào khảo cổ học rồi sách rồi đem ra kết luận thời Văn Lang có 700 năm trước công nguyên thì không tránh khỏi hàm hồ và thiển cận.

Ngày nay chúng ta biết rằng 5000 năm lịch sử cũng không hẳn là một điều gì ghê gớm. Văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà toàn 6000 năm. Mới đây một thành phố ở Arab Saudi có 9000 năm tuổi. Một số nền văn minh khác ở Châu Âu cũng có 6000 năm, 7000 năm. Nền văn minh toàn cầu có sự tương hỗ và cùng biến đổi. Khi những nền văn hóa khác cùng hoặc sớm hơn về mặt thời gian đang phát triển, không lẽ văn minh Lạc Việt đứng im chờ đến 700 năm trước công nguyên rồi mới phát triển? Nhìn ra thế giới để thấy một góc độ khác và để mà thấy văn hiến Lạc Việt có 5000 năm là chuyện thường tình.

Sách sử Tàu và sử Ta cũng đều ghi rõ năm 2789 trước Công nguyên với khởi thủy của dân tộc là Lạc Long và Âu Cơ. Vậy sao tưởng tượng ra 700 năm?

Kinh Dịch cũng rõ ràng của Việt nam. Đó là điều không thể chỗi cãi. Đương nhiên Kinh Dịch không thể có 700 năm trước công nguyên mà đã có 4000, 5000 năm hình thành và phát triển. Cũng hoàn toàn khớp với tiến trình thời gian của dân tộc.

Ở di chỉ xóm Rền, thuộc nền Văn hoá khảo cổ Phùng Nguyên, các nhà khảo cổ đã đào được một chiếc nồi bằng đất nung trên có trang trí bốn băng hoa văn, mỗi băng nầy tương đương với một hào trong quẻ Dịch, theo phép đọc Hổ thể thì đây chính là hình khắc của quẻ Lôi Thuỷ Giải. Đây có thể xem là chứng tích xưa nhất trên toàn thế giới hiện chúng ta đang có được về Kinh Dịch. Những chiếc nồi bằng đất nung thể hiện các quẻ Kinh Dịch đào được qua so sánh đồng vị carbon có cách đây gần 5000 năm thì sao lại bảo có 700 năm?

Chưa kể những nghiên cứu về các thuyết Âm dương Ngũ hành (ra đời cách đây 6000 năm với cuốn Hoàng đế nội kinh tố vấn) cũng thể hiện đó chí ít không phải của Trung quốc và là của người Việt.

Trở lại chuyện truyền thuyết, một trong các ví dụ là truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy tinh. Thực ra đó là công cuộc trị thủy và phản ánh sự biến đổi địa chất của Trái đất cách đây 4000 năm - 5000 năm. Đó là sự việc có thật. Ngày nay các hàu đá còn tìm thấy cả ở Yên Tử, rồi xương cá heo còn tìm thấy ở trong lòng đất các tỉnh đồng bằng Sông Hồng. Vì đó ngày trước sau quá trình biển dâng và rút đi để lại. Rõ ràng truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy tinh phản ánh cuộc sinh tồn của dân tộc. (chúng ta có thể tìm đọc lại loạt bài này trên báo Thanh Niên).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí ẩn thành phố tiền sử 9.000 năm tuổi tại Saudi Arabia

( 9:53 AM | 26/10/2011 )
Bằng chứng khảo cổ học mới tại Al-Maqar, miền trung Ả Rập Xê Út này cho thấy “thời tiền sử” 9.000 năm trước người ta đã biết xe sợi và dệt vải, biết thuần dưỡng nhiều loài động vật, biết chăn nuôi cả ngựa, biết ướp xác bằng những phương pháp kỳ lạ, vv…. Điều này đã đảo lộn mọi hiểu biết trước đây về thời tiền sử của loài người.
>> Văn minh nhân loại: Những vết xe hóa thạch bí ẩn
>> Pin điện 4.500 năm trước
>> Chiếc cầu Rama 17.000 năm tuổi
>> Bí ẩn các kim tự tháp Giza, Ai Cập (Phần 5)
Những tàn tích này được khám phá trong một thung lũng mà xưa kia là đáy của một con sông, phía tây nam tỉnh Asir, gần biên giới với Yemen. Địa điểm của khu tàn tích này cũng chứng tỏ nó cực cổ xưa, vào thời mà khu vực này ẩm ướt và phì nhiêu hơn nhiều.

Posted Image
Khu vực này từng bị chìm ngập hoàn toàn trong nước biển khoảng gần 9.000 năm trước

Posted ImagePosted Image
Hiện trường khảo cổ


Nền văn minh thượng cổ này được đặt tên là văn minh Al-Maqar, đến năm 2010 người ta đã thu thập được khoảng 80 hiện vật tại tàn tích này. Trong đó có những chiếc bình bằng đá hoạt thạch được sơn màu và trang trí hoa văn, những dụng cụ để xe sợi và dệt vải, những đầu mũi tên, những cái nạo, những cái cối xay hạt, nhiều bức tượng động vật như cá, đà điều, chó săn, chim ưng, tượng bán thân cao tới 1m của ngựa, các công cụ để xử lý da động vật, … tất cả chứng tỏ họ có trình độ phát triển cao. Có các bằng chứng khác nữa cho thấy những người bí ẩn thượng cổ này còn cưỡi ngựa đi săn, có sử dụng cả chim ưng và chó săn để trợ giúp.
Gần tàn tích này còn có các tàn tích khác thậm chí còn cổ xưa hơn. Có nhiều hình vẽ trên đá tại khu vực lân cận Al Magar. Các hình khắc này có nét khắc sâu, trên bề mặt đá tối màu. Chúng khắc họa hình ảnh dê rừng, đà điểu, các động vật khác và cả con người. Một hình khắc mô tả chi tiết và cẩn thận cảnh người kỵ sỹ đang cưỡi ngựa. Một hình vẽ khác cho thấy cảnh săn bắn dê rừng, theo sau là đám chó săn, 5 con chó săn xúm quanh một con dê.
Ali al-Ghabban, phó chủ tịch Ban Cổ vật và Bảo tàng thuộc Hội đồng Du lịch & Cổ vật Ả Rập Xê Út (SCTA), cho biết những khám phá này đã đảo lộn quan niệm cũ về thời tiền sử. Ghabban cho biết các xét nghiệm ADN và C14 đã xác nhận tuổi của các hiện vật khai quật được là khoảng 9.000 năm tuổi. 4 mẫu hữu cơ bị cháy lấy được từ đây đã được đưa tới Phòng thí nghiệm chuyên môn hóa Hoa Kỳ (USA specialized Laboratory) làm ước định niên đại C14, và các kết quả cho thấy niên đại khoảng 9.000 năm trước.
Posted Image

Kết quả ước định C14 cho thấy các hiện vật đều có niên đại khoảng 9.000 năm chứng tỏ dân cư thời đó đã định cư ở đây cho đến khoảng 9.000 năm trước, rồi sau đó khu này trở thành hoang phế
Sau khi nghe dân chúng báo cáo về một khu tàn tích kỳ lạ ở khu vực xa xôi hẻo lánh này, vào tháng 3/2010 SCTA bắt đầu tiến hành khảo sát và nghiên cứu. Cũng trong năm 2010, SCTA đã tổ chức một cuộc triển lãm tại bảo tàng CaixaForum tại Barcelona và bảo tàng Louvre tại Paris về phát hiện khảo cổ học hệ trọng này.

Posted Image

Ngày 24/8/2011, trong một cuộc triển lãm, nhà vua Abdullah của Ả Rập Xê Út lắng nghe hoàng tử Bin Salman Bin Abdul Aziz – chủ tịch Ban Du lịch và Cổ vật Ả Rập Xê Út (SCTA) cùng với các khoa học gia giải thích về phát hiện khảo cổ học quan trọng này

Posted Image

Một số hiện vật khai quật được tại Al-Maqar

Posted Image

Cuộn sợi dệt may


Posted Image

Con ngựa buộc dây cương, có vẻ còn được đóng yên cương



Posted Image

Chiếc chậu đá được chạm khắc và sơn màu

Posted Image

Loại dao đá này có hình dạng và đặc điểm rất giống với loại dao đặc thù ở vùng Ả rập mà hiện nay vẫn được dùng

Posted Image


Posted Image


Posted Image

Một số hiện vật khác


Chúng ta giờ đây đã biết rõ rằng nhân loại xưa kia chẳng hề giống chút nào với những hình vẽ tưởng tượng về “người nguyên thủy” hoang dã xuất hiện đều đều trên đủ phương tiện truyền thông đại chúng và sách vở của thế giới. Đó thực ra chỉ là quan niệm bị phổ biến quá mức của một số ít học giả từ hồi thế kỷ 19 – 20, nặng về lý luận nhưng thiếu thốn kiến thức thực tế do điều kiện nghiên cứu còn sơ khai. Đến nay thứ quan niệm này đã quá lỗi thời và bị thực tế chứng minh là sai, nhưng vẫn chưa được cải chính trong các sách giáo khoa hiện đại.
Tham khảo:
http://www.scta.gov.sa/en/
http://www.reuters.c...E77N5TL20110824

(Nguồn)


Tại Anh, di tích đàn đá StoneHenge cũng rất nổi tiếng, được người Anh công nhận có cách đây 5000 là một trong những địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng của Anh. Ở Việt nam bãi đá cổ Sapa cũng chứa nhiều mật ngữ và giá trị không kém.

Posted Image



Có thể nói cách đây khoảng 5000 - 6000 năm trên thế giới cùng với nền văn minh toàn cầu đã hình thành và phát triển thì nền văn minh Lạc Việt cũng xuất hiện và khẳng định những giá trị của mình vào thời Hùng Vương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay, đi đền Hùng với Cty DTT. Cuối buổi đi tham quan, tôi có bài nói chuyện ngắn gọn với anh chị em nhân viến Cty rằng: Chỉ cần ngay tại di tích đền Hùng này cũng đủ chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến. Tôi điểm những yếu tố sau:

- Yếu tố thứ nhất: Anh chị em đã thực mục sở thị ba đến Thương Trung Hạ, đền nào cũng thờ đủ 18 Tổ Hùng Vương. Trong khi đó, phong tục của người Việt chỉ thờ tổ là một người ngành đầu tiên. Không có thờ 18 đời liên tiếp đều là Tổ. Đấy là lý do thứ nhất để 18 vị tổ thờ trong đền Hùng là 18 tổ của 18 chi các vua Hùng.

- Yếu tố thứ hai: Vua Hùng Vương cuối đời thứ VI thờ riêng ở ngoài không thờ chung chính điện. Vậy thì cộng với 18 vị trong chính điện là vua Hùng thứ XIX chăng?

Vậy sự hiện diện của lăng vua Hùng thứ VI bên ngoài chính điện nói lên điều gì?

Tất nhiên cách giải thích hợp lý và "khoa học" hơn cả chính là 18 vị vua Hùng thờ trong chính điện chính là 18 Tổ các chi của các thời vua Hùng và vị vua Hùng thờ ngoài chính điện chính là vị vua Hùng cuối cùng của chi trị vì gọi là thời Hùng Vương thứ VI. Vị vua này do chủ quan làm mất nước bởi giặc Ân - mà theo truyền thuyết thì mặc dù Đức Quốc tổ Lạc Long Quân đã sai hịch nữ báo tin, nhưng vị vua này vẫn cậy binh hùng , tướng mạnh, chủ quan , nên giặc Ân bất ngờ tấn công. Vua phải bỏ cả kinh đô Phong Châu chạy sang đất Mân (Phúc Kiến bây giờ). Điều này có ghi trong Kinh Dịch. Đất nước bị tàn phá, dân chúng lầm than. Bao di sản văn hóa của cải đất nước bị mất. Đó là nguyên nhân chấm dứt thời Hùng Vương thứ VI và chi Hùng Vương thứ VII lên ngôi trị vì Văn Lang. Vị vua cuối cùng của thới Hùng Vương thứ VI do có lỗi với dân tộc và lịch sử nên phải thờ bên ngoài chính điện.

- Yếu tố thứ ba: Các bạn xuống đền Giếng thấy thờ hai vị công chúa là Tiên Dung và Ngọc Hoa. Chúng ta thấy gì qua hình ảnh hai vị Công chúa này?

Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy tinh ghi rất rõ -" Cuối thời Hùng Vương thứ XVIII - nhà vua có người con gái duy nhất là Mỵ Nương". Lưu ý các bạn là truyền thuyết ghi lại không hề nhắc đến con gái vua Hùng cuối thời Hùng Vương thứ XVIII là "Ngọc Hoa". Công Chúa Ngọc Hoa lấy Đức Ngài Tản Viên Sơn thánh ở trong một truyền thuyết khác về Đức Thánh Tản Viên.

Truyền thuyết Đầm Nhất Dạ cũng ghi rất rõ: "Vào đầu thời Hùng Vương thứ XVIII vua Hùng Vương có người con gái là Tiên Dung". Như vậy, chính nội dung hai truyền thuyết đã xác định rằng: Thời Hùng Vương thứ XVIII không thể là một vi vua. Bởi vì, nếu chỉ có một vị vua thì không thể có một người con gái duy nhất được. Mà là có nhiều vị vua thuộc chi Hùng Vương thứ XVIII.

Công chúa Tiên Dung của vị vua Tổ ngành Hùng Vương thứ XVIII (Vị vua đầu thời Hùng Vương thứ XVIII) lấy Chử Đồng Tử - Một trong Tứ Trụ Thiên Vương Hộ quốc; Công chúa Ngọc Hoa lấy Đức Ngài Tản Viên Sơn thánh - Một trong Tứ Trụ Thiên Vương Hộ quốc. Nên được thờ chung.

Nhưng đám tư duy "Ở trần đóng khố" sống sượng coi mỗi thời Hùng Vương chỉ có một vị vua, nên đành phải gán ghép bừa công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa thành hai chị em ruột và cho rằng người chị lấy Chử Đông tử và người em thì lấy Sơn tinh. Đồng thời gán luôn Sơn tinh chính là Đức Ngài Tản Viên Sơn Thánh và thay tên Mỵ Nương trong truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh bằng Ngọc Hoa. Điều này mâu thuẫn với chính nội dung truyền thuyết. Nhưng nếu thừa nhận thời Hùng Vương thứ XVIII - và các thời Hùng Vương nói chung - là một ngành của dòng họ Hồng Bàng (Họ lớn, chủng tộc lớn) thì hoàn toàn không hề có mâu thuẫn trong nội dung.

Các bạn hãy xem "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại" tôi đã nói rất rõ về các hiện tượng này (Sách có ngoài trang chủ).

Yếu tố thứ tư: Cột đá thể An Dương Vương mà các bạn đã nhìn thấy. Rõ ràng là: Nếu đền Hùng chính là kinh thành xưa của các thời Hùng Vương và cuộc chuyển giao quyền lực đã diễn ra ở đấy - để có cột đá thề - thì tất yếu chung quanh vùng này phải còn những di chỉ xác định thành quách cũ và chẳng ai xây cung điện hoành thành tận trên núi cao ngất để vua trèo lên ngự ở đấy cả. Qui mô của đền Hùng không phải quy mô của cung điện - điều này qúa rõ ràng. Qua đó thấy rất rõ rằng: Việc có cột đá thề chỉ là di sản phục chế của tổ tiên xưa đã rút lui xuống đồng bằng bắc Bộ - nơi trú chân cuối cùng của giống nòi Lạc Việt trước sự xâm lăng của Bắc Phương - và tổ tiên ta đã dựng lại những di chỉ để tưởng nhớ một thời Việt sử huy hoàng ở Nam Dương tử mà thôi. Điều này cho thấy rất nhiều địa danh có ở Trunng Quốc thì cũng có ở Việt Nam. Đám tư duy "ở trần đóng khố" khăng khăng Phong Châu chính là Phú Thọ. Tôi đố tất cả đám "hầu hết" và "cộng đồng" chứng minh có cơ sở khoa học điều này. Trừ trường hợp dí súng vào đầu tôi bắt tôi công nhận, hoặc dùng những thủ đoạn khác.

Như vậy - vì thời gian có hạn - tôi chỉ vắn tắt những yếu tố căn bản như vậy để các bạn suy ngẫm. Và ngay với di sản đền Hùng cũng đủ để chúng ta thấy thời đại Hùng Vương, kéo dài 18 chi hoàn toàn khoa học và đó là chân lý.

Sau buổi tham quan đền Hùng chúng tôi xem hát Xoan - một điệu hát với những nghệ nhân vừa hát vừa múa để dâng lên các vua Hùng - cho thấy Việt sử với một nền văn hiến rất huy hoàng mới có thể tạo ra những điệu hát và nghệ thuật múa cao cấp như vậy. Hoàn toàn không hể có cái gọi là "liên minh 15 bộ lạc" với những người dân "ở trần đóng khố" như đám người vô sỉ cố tình phủ nhận những gía trị văn hóa truyền thống của Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến.

========================

PS: Tôi không đối thoại đồng hạng với đám tư duy "Ở trần đóng khố", cho dù chức danh của họ là cái gì. Trước đây, trong một cuộc hội thảo thơ Ngân Giang - tôi là một trong những người tài trợ chính. Ban tổ chức định mời một người thuộc đám tư duy "ở trần đóng khố" chống lại văn hiến truyền thống Việt tham dự. Tôi kiên quyết không đồng hạng với người này và rút lui sự tài trợ, đồng thời sẽ không tham dự, nếu người này có mặt trong hội thảo thơ Ngân Giang. Đây là hội thảo thơ của mẹ tôi. Cuối cùng Ban tổ chức phải nhương bộ.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kinh Dịch là của Việt tộc - điều này thì ngay bây giờ chính các nhà khoa học Trung Quốc cũng xác nhận - Do hai ông Trần Ngọc Thêm và một ông nữa dự hội thảo về văn hóa bên Trung Quốc nói lên điều này - bài viết có trong diễn đàn(*). Làm sao thời Hùng Vương là liên minh bộ lạc với người dân "ở trần đóng khố" lại có thể duy trì một lý thuyết thống nhất vũ trụ mà ký hiệu dịch học chỉ là siêu công thức của học thuyết này.

=============

* Nhờ anh chị em giỏi vi tính tìm lại và đưa giúp đường link hoặc chép lại bài viết đó đưa vào topic này, thêm rõ ràng. Xin trân trọng cảm ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kinh Dịch là của Việt tộc - điều này thì ngay bây giờ chính các nhà khoa học Trung Quốc cũng xác nhận - Do hai ông Trần Ngọc Thêm và một ông nữa dự hội thảo về văn hóa bên Trung Quốc nói lên điều này - bài viết có trong diễn đàn(*). Làm sao thời Hùng Vương la 2lie6n minh bộ lạc với người dân "ở trần đóng khố" lại có thể duy trì một lý thuyết thống nhất vũ trụ mà ký hiệu dịch học chỉ là siêu công thức của học thuyết này.

=============

* Nhờ anh chị em giỏi vi tính tìm lại và đưa giúp đường link hoặc chép lại bài viết đó đưa vào topic này, thêm rõ ràng. Xin trân trọng cảm ơn.

Cháu tìm được bài viết này ở đường link khác. Mặc dù bài viết trước trên diễn đàn mình vẫn có. Nhưng hình ảnh thì không nhiều bằng ở trang này.

http://www.vanhoahoc...=2110&Itemid=33

Hội thảo quốc tế Dịch học 2011 - Sơn Đông, Trung Quốc

Hội thảo học thuật quốc tế

“Sự hình thành và tiến hóa Dịch học thời kì đầu”

Đại học Sơn Đông, Tế Nam, Trung Quốc 13-17/10/2011

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày thành lập Đại học Sơn Đông - một trong những trường đại học lâu đời và có uy tín nhất ở Trung Quốc, trong 4 ngày từ 13 đến 16 tháng 10 năm 2011 tại thành phố Tế Nam (thủ phủ tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) đã diễn ra Hội thảo Khoa học Quốc tế “Sự hình thành và tiến hóa Dịch học thời kì đầu” do Hội Dịch học Trung Quốc và Trung tâm nghiên cứu Triết học cổ đại thuộc Đại học Sơn Đông tổ chức.

Posted Image

Các đại biểu tại hội thảo

Gồm 70 học giả đến từ các trường đại học và Viện nghiên cứu Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Việt Nam, Đức, Mỹ, Brasil trình bày các thành quả nghiên cứu nổi bật của mình.

Nội dung chủ yếu của hội thảo bàn về: Sự hình thành của Dịch học; Quá trình viết thành sách Chu Dịch; Giải thích và giải nghĩa Chu Dịch; Quan hệ giữa Khổng Tử và Dịch học; Vai trò của Dịch học trong sự hình thành triết học Trung Quốc; Quá trình tiến hóa Dịch học qua các thời đại lịch sử, v.v.

Posted Image

Phiên khai mạc: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm (bìa phải) và các thành viên Chủ tịch đoàn

Đoàn Việt Nam gồm GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm và ThS. Nguyễn Ngọc Thơ đến từ Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng và Khoa Văn hóa học của Trường Đại học KHXH & NV thuộc ĐHQG tp. HCM trình bày hai báo cáo có liên quan mật thiết với nhau: “Về nguồn gốc triết lý âm dương và ảnh hưởng của nó đến tính cách người Việt” (GS. Trần Ngọc Thêm) và “Ảnh hưởng của âm dương ngũ hành trong truyền thống văn hoá Việt Nam” (ThS. Nguyễn Ngọc Thơ).

Posted Image

Hai đại biểu Việt Nam tại phiên báo cáo sáng ngày 15 tháng 11 năm 2011

Ai cũng biết cốt lõi của Chu Dịch là Bát quái, và cơ sở của Bát quái là triết lý âm dương. Âm dương còn là cơ sở của Hà đồ, Lạc thư, Ngũ hành cùng nhiều tư tưởng triết lý khác và phần lớn các ứng dụng trong mọi mặt đời sống của người Á Đông. Song nguồn gốc triết lý âm dương là từ đâu và từ bao giờ thì lại là vấn đề còn để ngỏ, những lời giải đáp hiện có đều khá mơ hồ, thiếu sức thuyết phục. Phần lớn sách vở lâu nay đều chép theo nhau mà cho rằng triết lý âm dương do vua Phục Hy là một nhân vật truyền thuyết hoang đường sáng tạo ra. Một số đông khác thì quy công sáng tạo âm dương cho Trâu Diễn và phái Âm dương gia (đều là những người sinh ra sau khi đã có các khái niệm Bát quái, Ngũ hành từ lâu).

Hai báo cáo của đoàn Việt Nam đã đem đến hội thảo một cách nhìn mới và những kết quả mới: Nguồn gốc âm dương không nên chỉ tìm ở Trung Quốc phải tìm rộng ra trong cả khu vực mà triết lý âm dương tồn tại là Đông Bắc Á và Đông Nam Á; không nên chỉ tìm trong các sách vở hàn lâm mà phải tìm trong đời sống văn hoá dân gian nguyên thủy.

Theo đó, GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm đã chứng minh rằng triết lý âm dương hình thành từ thực tiễn đời sống nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á, hai từ “âm dương” bắt nguồn từ hai từ “mẹ” và “trời” trong các ngôn ngữ Đông Nam Á (ina – yang). Cặp khái niệm “âm dương” với trật tự âm trước dương sau được hình thành trên cơ sở tổng hợp hai cặp khái niệm quan trọng bậc nhất trong cuộc sống của người trồng lúa nước là “mẹ cha” và “đất trời”. Nó mang đậm nét dấu tích của một truyền thống văn hoá trọng nữ Đông Nam Á, khác hẳn truyền thống trọng nam Trung Hoa thể hiện qua hai cặp từ “phụ mẫu” và “thiên địa”. ThS. Nguyễn Ngọc Thơ đưa ra hàng loạt biểu hiện của tư tưởng âm dương ngũ hành trong mọi lĩnh vực phong tục, tập quán, truyền thuyết, v.v. của Việt Nam từ xưa đến nay như những minh chứng cho tính nguyên thủy, tính tự phát của tư tưởng âm dương, lưỡng phân lưỡng hợp trong truyền thống văn hoá Việt Nam và Đông Nam Á.

Bình luận về các báo cáo của đoàn Việt Nam, GS. Ngô Di (Viện nghiên cứu Chỉnh thể học California, Mỹ) nhận xét rằng: “Lâu nay giới nghiên cứu Dịch học thường chỉ dựa vào sách vở xưa và các tư liệu khai quật được từ lăng mộ mà bỏ qua quá trình phát triển lịch sử của nó. Chu dịch chắn hẳn phải là kết quả sự đóng góp của cư dân nhiều vùng, là sản phẩm phát triển qua nhiều thời đại. Do vậy việc tìm hiểu nguồn gốc Dịch học phải được mở rộng ra để nhìn từ nhiều góc độ như các học giả Việt Nam đang làm, chứ không phải chỉ giới hạn ở một nơi, bằng một loại chứng cứ quen thuộc.

Tổng kết phiên hội thảo này, GS. Vương Tuấn Long (Viện nghiên cứu tư tưởng truyền thống Trung Quốc thuộc Đại học Sư phạm Thượng Hải) kết luận: Trong báo cáo của mình, GS. Trần Ngọc Thêm đến từ Việt Nam đã cho thấy rằng nguồn gốc của Kinh Dịch không thể tìm trong truyền thuyết mà phải đi tìm trong sự phối hợp giữa điều kiện tự nhiên với bối cảnh lịch sử - xã hội của thực tiễn cuộc sống. Bằng những nghiên cứu tỷ mỷ, với những dẫn chứng rõ ràng, trên cơ sở phân tích tính đặc thù của cuộc sống nông nghiệp lúa nước, tác giả đã chứng minh có sức thuyết phục về nguồn gốc Đông Nam Á của tư tưởng âm dương. Phát triển theo hướng này, báo cáo của ThS. Nguyễn Ngọc Thơ cung cấp hàng loạt tư liệu sống cho thấy tư tưởng âm dương đã thẩm thấu sâu rộng trong cuộc sống dân gian Việt Nam, những biểu hiện này rõ ràng là mang tính nguyên thủy. Hai báo cáo của các nhà khoa học Việt Nam liên kết chặt chẽ với nhau thành một thể thống nhất, cho thấy kiểu văn hoá âm dương ưu tiên mẹ hơn cha, địa hơn thiên, với một tư duy lưỡng phân lưỡng hợp rất thú vị. Nó rất khác lạ với truyền thống trọng nam Trung Hoa và khái niệm lưỡng nghi vốn rất quen thuộc ở Đông Bắc Á.

Posted Image

GS.TSKH.Trần Ngọc Thêm nói chuyện chuyên đề tại Đại học Sơn Đông

Bên lề hội thảo, các đại biểu Trung Quốc và quốc tế được mời đi thăm chùa Linh Nham Tự, một ngôi chùa cổ kính pha trộn hai phong cách Tịnh độ tông và Mật tông có từ thời Bắc Ngụy ở vùng Thái An, ngay bên cạnh núi Thái Sơn.

Trong thời gian diễn ra hội thảo, đoàn Việt Nam được mời trình bày hai chuyên đề giới thiệu văn hóa Việt Nam tại cơ sở chính của Đại học Sơn Đông (Tế Nam) vào chiều ngày 13/10/2011. Các chuyên đề gồm có “Tính cách văn hóa Việt Nam” (GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm), và “Phong tục tết Đoan ngọ Việt Nam và Trung Quốc dưới góc nhìn so sánh” (Th.S. Nguyễn Ngọc Thơ), song do hạn định về thời gian, chuyên đề thứ nhất giới thiệu hoàn chỉnh, thứ hai chỉ giới thiệu tóm tắt.

Posted Image

Trong khuôn viên Linh Nam Tự - Thái An, Sơn Đông, Trung Quốc

Sau Sơn Đông, đoàn Việt Nam đến Bắc Kinh. GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm được Hội Dân tục học Trung Quốc và Đại học Thanh Hoa (một trong hai đại học hàng đầu Trung Quốc) mời nói chuyện chuyên đề “Tính cách văn hóa Việt Nam” lúc 14h30 ngày 18 tháng 10 năm 2011. GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm là học giả Việt Nam đầu tiên trong khối khoa học xã hội – nhân văn giới thiệu chuyên đề ở Đại học Thanh Hoa.

Posted Image

GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm nói chuyện tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh

Sau Bắc Kinh là Côn Minh (Vân Nam). GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm tiếp tục nói chuyện chuyên đề “Tính cách văn hóa Việt Nam” tại Đại học Dân tộc Vân Nam. Đối tượng chính là giảng viên và sinh viên chuyên ngành Việt Nam học tại các trường Đại học Dân tộc Vân Nam, Đại học Sư phạm Vân Nam, Đại học Ngoại ngữ Vân Nam v.v.. Sau phần nói chuyện, nhiều thầy cô giáo và sinh viên Trung Quốc đã thảo luận, trò chuyện với GS. Trần Ngọc Thêm về những vấn đề văn hóa Việt Nam trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (Trần Ngọc Thêm 2001, NXB. Tp. Hồ Chí Minh) vốn rất được giới nghiên cứu chuyên ngành Việt Nam học tại Trung Quốc quan tâm. Cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trần Ngọc Thêm) được giáo viên và sinh viên ở đây sử dụng rộng rãi (nhiều ngườiđãđem sách tới xin chữ ký tác giả).

Posted Image

GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm nói chuyện tại Đại học Dân tộc Vân Nam (Côn Minh, Vân Nam)

Khoa Văn hóa học

Người post bài: Nguyen Ngoc Tho

Cập nhật ( 05/11/2011 )

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đề nghị quản trị viên đưa bài viết của trang vanhoahoc ra ngoài trang chủ và ghi rõ nguồn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TRUYỀN THUYẾT SƠN TINH THỦY TINH.

Các loại tư duy thuộc thường thường bậc trung cho đến hạng "ở trần đóng khố" - nhưng có đóng nhãn mác thương hiệu, giáo sư tiến sĩ - đều cho rằng: Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy tinh nổi tiếng của văn hiến Việt chỉ là phản ánh cuốc đấu tranh với thiên nhiên, xây dựng cuộc sống còn người. Và đám "ở trần đóng khố" - ba đời ăn củ chuối - thì lợi dung đa số hiểu như vậy và lu loa lên rằng điều này phản ánh thực tế thiên tai ở đồng bằng Bắc Bộ trong việc trị thủy sông Hồng, rồi gán Sơn Tinh với Đức Ngài Tản Viên Sơn Thánh - nhập hai truyền thuyết làm một và công chúa Mỵ Nương thì được tụi vô sỉ dốt nát này gắn cho cái tên Ngọc Hoa. Mục đích nhằm xóa sổ văn hóa phi vật thể Việt. Chúng đã xuyên tạc hầu hết các truyền thuyết và truyên dân gian nổi tiếng Việt Nam, như: Tấm Cám, Thạch Sanh, Trương Chi, Mỵ Châu Trong Thủy....vv...một cách trơ tráo và bỉ ổi. Tất nhiên, tôi bỏ qua với những người do tư duy ấu trĩ và háo danh hùa theo bọn vô sỉ ấy. Lợi dung thực tế thiên tai ở đống bằng sông hồng và vì chúng gán cho truyền thuyết này phản ánh cuộc đấu tranh với thiên tai đê âm mưu xác định địa bàn nước Văn Lang chỉ vỏn vẹn ở đống bằng Bắc Bộ, phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt đã xác định địa bàn cư trú của người Việt ở Nam Dương tử từ hơn 2000 năm trước. Thực chất truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh là gì? Nó có phải là phản ánh cuộc đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên ở thời kỳ đầu quốc sơ như một số người tư duy ấu trĩ và bọn âm mưu xóa sổ văn hóa truyền thống dân tộc lợi dung rêu rao không? Hoàn toàn không phải như vậy. Tôi chứng minh điều này qua những điểm sau đây của truyền thuyết nổi tiếng này:

1 - Nếu như truyền thuyết này chỉ đơn thuần phản ánh cuộc đấu tranh giữa thiên nhiên và con người ở buổi đầu lập quốc - thì - Nếu như với nội dung đơn giản - như thứ tư duy ấu trĩ quan niệm như vậy - không cần phải dùng đến hình tượng đến voi 9 ngà, gà chín cựa, ngựa chín hống mao làm để tài sính lễ, mà chỉ cần một cuộc chạy thi giữa thần mưa và thần núi là đủ.

2 - Tại sao lại phải xác định thời gian sự kiên là " Vào cuối thời Hùng Vương thứ XVIII....". Vậy trước đó là 17 thời Hùng Vương ông cha ta không cần đấu tranh với thiên nhiên sao? Trước đó không có lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và các nơi khác sao?

3 - Tại sao nội dung truyền thuyết xác định rõ ràng: Vua Hùng Vương cuối đời thứ XVIII "chỉ có người con gái duy nhất là Mỵ Nương"? Và đương nhiên con rể sẽ kế vị ngai vàng vì vua không có con trai. Điều này nói lên cái gì khi truyền thuyết Đầm Nhất Dạ xác định vào đầu thời Hùng Vương thứ XVIII xác định có công chúa Tiên Dung lấy Chử Đồng Tử và như vậy Mỵ Nương không thể gọi là con gái duy nhất của vua Hùng đời thứ XVIII và điều này mâu thuẫn với nội dung truyền thuyết. Qua đó thì những người có tư duy tỉnh táo đều nhận thấy rằng: Hai truyền thuyết có nội dung riêng rẽ phản ánh hai sự kiện khác nhau trong giai đoạn trị vì của thời Hùng Vương thứ XVIII gồm nhiều vị vua kế tục. Nhưng những kẻ phủ nhận truyền thống văn hiến sử Việt ngang nhiên sửa lại truyền thuyết và quảng bá truyền thuyết theo cách chỉnh sửa áp đặt phản khoa học một cách trắng trợn;của đám vô sỉ này.Tất nhiên đám tư duy thuộc loại "ở trần đóng khố" có gắn thương hiệu né tránh những câu hỏi đặt ra và yêu cầu một sự giải thích hợp lý. Thực ra vì tính độc chiếm các phương tiên thông tin từ trong và cả ngoài nước - do được những thế lực hắc ám hỗ trợ - nên chúng không cần đối thoại và ngang nhiên áp đặt thứ tư duy phủ nhận những gía trị truyền thống văn hóa sử Việt. Nhưng chính điều đó làm lộ rõ bộ mặt phản khoa học của lập luận này và âm mưu chống lại văn hiến sử Việt.

4 - Sự hiện diện của không gian thời gian được xác định nói trong truyền thuyết: "Vào cuối thời Hùng Vương thứ XVIII....." được ghi nhận ngay câu đầu tiên của truyền thuyết có mục đích gì? Nếu như truyền thuyết này chỉ đơn giản phản ánh cái gọi là công cuộc đấu tranh chống thiên nhiên như thứ tư duy "Ở trần đóng khố" của bọn người vô sỉ có nhãn mác, chống lại văn hiến Việt thì không cần thiết phải đưa không thời gian của lịch sử thời Hùng Vương vào ngay câu đầu của truyền thuyết.Tất cả những yếu tố đó, cho thấy nội dung truyền thuyết này - nằm trong hệ thống truyền thuyết lịch sử nước Văn Lang dưới sự trị vì của các vua Hùng - có một nội dung hết sức phong phú và mối liên hệ chặt chẽ với những sự kiện mang tính chân lý phản ánh lịch sử của dân tộc Việt thời kỳ Hùng Vương. Mặc dù về hình thức thể hiện bên ngoài có vẻ như rất đơn giản. Điều này dễ hiểu vì chúng được tạo nên bởi những bậc chân nhân siêu đẳng của nền Lý học Đông phương, phản ánh đúng tinh thần Dịch học: "Trí thì cao siêu, lệ thì khiêm hạ. Cao là bắt chước trời - thuận theo quy luật của vũ trụ - thấp là bắt chước đất - vị trí thực tế của sự kiện chịu ảnh hưởng của những tương tác vũ trụ. Bởi vậy, tuy chỉ là những truyền thuyết, nhưng chúng có mối liên hệ rất chặt chẽ về nội dung qua những tình tiết trong kết cấu hình thành nội dung đó. Tất nhiên, những truyền thuyết lịch sử thời Hùng Vương - được xác định bởi tính không thời gian trong cổ sử dân tộc thời dựng nước và giữ nước qua câu minh xác: "Vào thời Hùng Vương thứ...." - phản ánh sự kiện lịch sử tiêu biểu của từng thời kỳ lịch sử các chi của vua Hùng lãnh đạo đất nước.

Chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh có một nội dung như vậy. Câu chuyện này phản ánh sự chuyển giao quyền lực vào cuối thời Hùng Vương thứ XVIII - Nội dung căn bản tôi đã phản ánh trong "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại".

Những truyền thuyết lịch sử thời đại Hùng Vương có chi tiết mở đầu mang một nội dung cùng tính chất với các kinh Phật cổ với tính xác định không gian và thời gian. Nếu như các tạng kinh Phật cổ - nhằm mô tả nội dung thuyết pháp của chính Đức Phật tổ Như Lai - thì ngay câu đầu tiên cũng xác định không / thời gian hình thành nội dung thuyết Pháp đó. Câu mở đầu các tạng kinh Phật thường viết như sau: "Tôi từng nghe, ở vườn Kỳ Đà (Xác định không gian), vào lúc Đức Phật ở.... (Xác định thời gian)....Có các đại chúng và các vị... " - thì - các truyền thuyết thời Hùng Vương luôn xác định tính không, thời gian bằng câu: "Vào thời Hùng Vương thứ.....". Chính tính chất hàm chứa nội dung giống nhau ở câu mở đầu giữa các tạng kinh Phật cổ và truyền thuyết thời đại các vua Hùng, khiến cho một giả thiết có cơ sở khoa học được đặt ra - kết hợp với những truyền thuyết , thần thoại và các di sản văn hóa khác - là: Phật Pháp đã du nhập vào Nam Dương Tử từ trước thể kỷ thứ III trước Công Nguyên. Đây là thời gian nền văn minh Việt chưa sụp đổ ở Nam Dương tử và đã được những trí giả cao cấp thuộc nền văn hiến Việt nghiên cứu rất kỹ. Do đó, hoàn toàn có cơ sở khoa học khi tìm những dữ kiện lịch sử cội nguồn dân tộc qua những di sản của Phật giáo.

Bởi vậy, hoàn toàn không hề mang tính ngẫu nhiên khi Thiền Sư Lê Mạnh Thát xác định Việt sử 5000 năm văn hiến qua những di sản văn hóa sử của Phật giáo ở Việt Nam. Tuy nhiên, dù sự kiện và hiện tượng phản ánh thực tế khách quan, nhưng vấn đề còn lại là phương pháp miêu tả có tính xâu chuỗi thành một hệ thống hợp lý miêu tả bản chất vấn đề qua những hiện tượng qua sự kiện thể hiện lại là một vấn đề khác. Về vấn đề này thiền sư Lê Mạnh Thát tỏ ra lúng túng. Bởi vậy, ngày ấy Hội Sử Học lên tiếng tỏ ý muốn mở cuộc hội thảo để công khai tranh luân với Thiền sư Lê Mạnh Thát tưởng chắc ăn phủ nhận luận đề của ông. Cá nhân tôi ngày ấy nhận thấy điểm mạnh và chỗ yếu của ông, tôi nhận thấy ông đã đưa ra một ý tưởng đúng và những dữ kiện của ông rất có giá trị, nên đã công khai trên diễn đàn này xác định ủng hộ Thiền sư Lê Mạnh Thát và sẵn sàng bên cạnh ông trong cuộc hội thảo, nếu được tổ chức. Nhưng, như mọi người đều biết - mặc dù rất ồn ào và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về một cuộc hội thảo - nhưng cuộc hộib thảo đã không được thực hiện và im lặng một cách "khiêm tốn". Chuyện mới cách đây 4 - 5 năm. Cho đến lúc này, vấn đề Việt sử 5000 năm văn hiến đã là một chân lý hiển nhiên và tất cả những ai tìm hiểu được những luận điểm bảo vệ văn hóa truyền thống Việt đều nhận thấy tính chân lý của luận điểm này và tính phản khoa học của đám tư duy "ở trần đóng khố".

Nhưng chính tính thông tin một chiều của các phương tiện thông tin đại chúng - cả trong và ngoài nước - do âm mưu của các thế lực quốc tế - nên nó không được phổ biến và đại đa số vẫn ngộ nhận về cội nguồn Việt sử.

Tuy nhiên, cũng đến lúc này, tính chân lý của Việt sử với tư cách nền văn minh nắm giữ nhứng bí ẩn lớn nhất của tri thức nhân loại - lý thuyết thống nhất vũ trụ - cũng đã hiển lộ. Dù tà giáo, ma đạo hay chính nhân quân tử đều đứng trước một thảm họa mà chính các nhà khoa học hàng đầu đã lên tiếng về một thảm hoa trong tương lai gần của nhân loại. Bởi vậy, nhân loại cần một lý thuyết này để hướng tới tương lai hoặc chấp nhận hủy diệt - Như SW Hawking đã nói: "200 năm nữa nhân loại đi kiếm hành tinh khác để ở". Thừa nhận tính chân lý của Việt sử 5000 năm văn hiến chính là lối thoát duy nhất cho tương lai. Vì công nhận chân lý này, mới có cơ sở xác định một tiền đề cho một lý thuyết thống nhất xuất hiện. Nó không từ trên trời rơi xuống - khoa học bảo thế.

======================

PS: Cho đến lúc này, chính các nhà khoa học Trung Quốc cũng thừa nhận thuyết Âm Dương thuộc về văn minh Lạc Việt qua cuộc hội thảo có đại diện Việt Nam là ông Trần Ngọc Thêm và Nguyễn Ngọc Thơ (Bài có ngay trong topic này). Mặc dù sự chứng minh của hai ông này chưa mang tính hệ thống và triệt để như những gì mà chúng tôi chứng minh trên diễn đàn này. Nhưng qua đó cũng đủ để thấy rằng: Cội nguồn nền văn minh Đông phương không thuộc về nền văn minh Hoa Hạ - khi khái niệm Âm Dương là khái niệm cốt lõi của một học thuyết - và tất cả những vấn đề liên quan đến nó thuộc về văn hiến Việt. Tất nhiên, đất nước sở hữu những giá trị của nền văn minh đó không thể chỉ có ở Đồng bằng Bắc Bộ với nền tảng xã hội chỉ là "Một liên minh 15 bộ lạc" với những người dân "Ở trần đóng khố".

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa chú Thiên Sứ và anh chị em trong diễn đàn, đọc hết những kiến giải của chú trong mục này cháu thầm khâm phục sự độc đáo và tinh tế của chú trong cách phân tích những truyền thuyết cổ. Tuy nhiên, cháu vẫn “lăn tăn” một vài điểm, xin trình bày thẳng thắng:

1. Chú Thiên Sứ hay nói tính chính danh rất quan trọng trong Dịch. Những giáo sư, tiến sỹ được cho là tư duy “ở trần, đóng khố” cháu nghĩ họ vẫn có tính chính danh vì được Nhà Nước công nhận (không biết cách hiểu về “chính danh” này có sai hay không?). Vì vậy, cháu “lăn tăn”, không biết là gạt họ qua một bên trong vấn đề chứng minh sử Việt có là cách làm đúng hay không?

2. Những giáo sư, tiến sỹ ấy, họ có thật sự cố ý có “mục đích nhằm xóa sổ văn hóa phi vật thể Việt” hay không? Họ có “âm mưu xóa sổ văn hóa truyền thống dân tộc Việt” hay không. Nếu có, há chẳng phải đó là ngày tàn của dân tộc Việt hay sao? Bởi vì dù sao họ cũng là một tầng lớp cao của nước nhà. Nếu không, phải chăng nguyên nhân nằm ở vấn đề học thuật? Nghĩa là, chỉ đơn thuần họ có nhận biết sai về học thuật, không có ý xấu xa như trên.

3. Nếu sai về học thuật, thiển ý của cháu, tranh luận là con đường hay nhất. Họ là những đối thủ của chúng ta, nhưng họ không xấu, đánh bại họ bằng lập luận vững chắc, làm họ tâm phục khẩu phục thì kết quả sẽ tốt đẹp hơn. Muốn như vậy, nên dùng những từ ngữ bình đẳng với họ chứ nói họ “ba đời ăn củ chuối” thì e là…nặng nề quá, khó nói chuyện được với nhau.

4. Cháu không nghĩ vấn đề chứng minh Việt Sử 5000 năm, không chỉ mình chú Thiên Sứ là đơn độc, vẫn còn nhiều trí giả khác. Đơn cử là thiền sư Lê Mạnh Thát, loạt bài của ông trên báo Thanh Niên năm nào cháu cũng đã đọc qua. Vậy tại sao không tập hợp lại thành một nhóm cùng quan điểm để tranh luận với những Giáo sư, Tiến sỹ kia? Có thể tranh luận bằng hội thảo hoặc qua những tạp chí uy tín chuyên nghành, nếu mình đúng sẽ áp lực được họ. Cháu nghĩ chỉ bằng cách này mới phục hồi sử Việt 5000 năm được, chứ chỉ trích họ rồi chờ họ công nhận thì e là….

Những ý nghĩ thẳng thắng, mong chú Thiên Sứ và mọi người góp ý!

P/S: Qua mục này mà biết được chú Thiên Sứ là con của thi sỹ Ngân Giang, thêm kính phục!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trai Việt thân mến.

Rất cảm ơn Trai Việt đặt vấn đề thẳng thắn. Tôi cũng biết là mình hơi nặng lời so với mức quan hệ bình thường. Nhưng tôi nghĩ rằng tôi bộc lộ cảm xúc thật của mình và rất nể nang. Nếu Trai Việt xem những bài viết của một số kẻ , mà tôi gọi là "tư duy ở trần đóng khố" thấy họ xúc phạm đến tổ tiên, khiến tôi thấy những lời lẽ tôi dành cho họ còn nhẹ nhàng và rất có văn hóa. Cụ thể:

Có một tác giả đọc bài tham luận trong Đại Hội phụ nữ quốc tế ở Hanoi (1999 - hoặc trước và sau năm này). Tất nhiên văn chương chữ nghĩa trước hội nghị quốc tế thì rất trau chuốt. Nhưng nội dung miêu tả một đoạn có đại ý như sau (Để tôi tìm lại tư liệu này): Mẹ Âu Cơ lên núi với 50 người con trai và người nữ duy nhất. Vậy bà làm sao để duy trì nòi giống? Như vậy dân tộc Việt bắt đầu từ sự loạn luận giữa mẹ và con trai - Đại ý vậy! Trai Việt thân mến. Diễn đàn không cho phép chửi thế. Nên tôi mới chỉ nói đến đấy. Nhưng khi viết sách và đọc tham luận tôi cũng không đụng chạm nặng nề. Như vậy là lịch sự lắm rồi.

Tôi xin trả lời lần lượt những trao đổi của Trai Việt:

Kính thưa chú Thiên Sứ và anh chị em trong diễn đàn, đọc hết những kiến giải của chú trong mục này cháu thầm khâm phục sự độc đáo và tinh tế của chú trong cách phân tích những truyền thuyết cổ. Tuy nhiên, cháu vẫn “lăn tăn” một vài điểm, xin trình bày thẳng thắn:

1. Chú Thiên Sứ hay nói tính chính danh rất quan trọng trong Dịch. Những giáo sư, tiến sỹ được cho là tư duy “ở trần, đóng khố” cháu nghĩ họ vẫn có tính chính danh vì được Nhà Nước công nhận (không biết cách hiểu về “chính danh” này có sai hay không?). Vì vậy, cháu “lăn tăn”, không biết là gạt họ qua một bên trong vấn đề chứng minh sử Việt có là cách làm đúng hay không?

Tôi thực sự không biết các chức danh giáo sư, tiến sĩ thì thủ tục như thế nào và nhà nước công nhận qua thủ tục hành chính nào. Tuy nhiên tôi nghĩ chức danh giáo sư, tiến sĩ chỉ nói đến lượng kiến thức chuyên ngành có trong bộ nhớ. Vấn đề là khả năng tư duy và tổng hợp trí thức để kiến giải hiện tượng và vấn đề thì bằng giáo sư, tiến sĩ không phải là bằng chứng thuyết phục cho khả năng tư duy không "Ở trần đóng khố". Có nhiều vị giáo sư tiến sĩ tôi rất trân trọng họ, thậm chí bằng cấp thấp hơn. Nhưng với những kẻ tự phủ nhận giá trị văn hóa truyền thống của chính dân tộc mình - nếu là khoa học thật sự thì cũng còn phải nhăm mặt vì nhìn từ các góc độ khác - huống chi lập luận của họ rất phản khoa học. Với tôi tất cả những hạng người đó thuộc loại tư duy "ở trần đóng khố". Tôi chưa bao giờ trực tiếp bảo vị giáo sư tiến sĩ nào , hoặc nhóm giáo sư tiến sĩ nào "ở trần đóng khố". Đấy là họ tự suy luận ra thôi. Nhân đây tôi nhắn gửi các quí vị nào thấy cá nhân mình không thuộc loại tư duy tầm "ở trần đóng khố" thì cứ việc trừ mình ra.Posted Image. Tôi chưa thấy văn bản hành chính nào xác nhận một con người không thuộc loại tư duy tầm "Ở trần đóng khố" cả. Kể cả giáo sư tiến sĩ cho đến mấy bà ve chai lông vịt.

Còn vấn đề chính danh, tôi hiểu theo cách hiểu của tôi - theo cái nhìn từ Lý học Đông phương - như sau: Tính chính danh không phải chỉ giới hạn ở định nghĩa nội dung danh từ mà nó miêu tả. Tính chính danh còn có một nội hàm rộng hơn. Nó không chỉ giới hạn trong mối quan hệ cá nhân mà còn bao trùm lên nhiều lĩnh vực trong các mối quan hệ xã hội. Thí dụ, một người học và hành nghề thợ nề. Nhưng anh ta lại đi đốn củi thì không thể tự nhận mình là thợ nề được. ngoại trừ miêu tả về quá khứ. Hoặc một viên chức của một Cty nào đó - chuyên sản xuất đồ gỗ chẳng hạn - đi đánh bạc trong giờ làm việc thì không thể nói: Cty đó đi đánh bạc, hoặc người của Cty này đi đánh bạc. Mà chỉ có thể nói "Ông A làm ở Cty này đi đánh bạc". Ngoại trừ Cty đó ra văn bản bênh vực sự đánh bạc của anh ta, hoặc xác định anh ta đánh bạc trong giờ làm việc là đúng thì nghiễm nhiên Cty này phủ định tính chính danh của mình và anh nhân viên kia đi đánh bạc trong giờ làm việc là chính danh. Như vậy, học hàm, học vị không xác định tính chính danh của khả năng tư duy.

2. Những giáo sư, tiến sỹ ấy, họ có thật sự cố ý có “mục đích nhằm xóa sổ văn hóa phi vật thể Việt” hay không? Họ có “âm mưu xóa sổ văn hóa truyền thống dân tộc Việt” hay không. Nếu có, há chẳng phải đó là ngày tàn của dân tộc Việt hay sao? Bởi vì dù sao họ cũng là một tầng lớp cao của nước nhà. Nếu không, phải chăng nguyên nhân nằm ở vấn đề học thuật? Nghĩa là, chỉ đơn thuần họ có nhận biết sai về học thuật, không có ý xấu xa như trên.

Trai Việt thân mến.

Hiện tượng tự phủ nhận gía trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình trong lịch sử văn hóa nhân loại - nếu có chỉ xuất hiện với tư cách cá nhân. Thí dụ ở Nhật Bản, có một khoa học gia học vị giáo sư lên tiếng đặt vấn đề xét lại tính khoa học của cội nguồn dân tộc Nhật có phải là từ Thái Dương thần nữ không? Ông ta lập tức bị chính phủ Nhật cho về đuổi gà. Tôi chưa thấy một dân tộc nào mà có cả một phong trào tự phủ nhận những gía trị văn hóa sử truyền thống. Vậy vấn đề được đặt ra là nguyên nhân nào để có hiện tượng này? Tại sao các phương tiện truyền thông - kể cả ở nước ngoài, như BBC chẳng hạn - chưa hề có một bài có nội dung xác định Việt sử 5000 năm văn hiến. Chưa hề có một sự cổ vũ cho các tác giả nghiên cứu có chiều hướng minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến được chú ý của truyền thông quốc tế. Nhưng ngược lại thì đầy. Nếu nó là một vấn đề khoa học thật sự thì phải có phản biện học thuật chứ nhỉ? Nhưng rất tiếc và may cho đám tư duy "Ở trần đóng khố" là không có tranh luận, phản biện học thuật. Thế là thế nào? Trong khi chính thức và công khai thì vấn đề phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt trải 5000 văn hiến được gọi là khoa học?! Nhưng tính chính danh trong vấn đề này không có, chính vì sự thống trị một chiều của quan điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt.

Tôi chỉ mô tả đến đây, tôi nghĩ Trai Việt cũng sẽ hiểu ra vấn đế.

3. Nếu sai về học thuật, thiển ý của cháu, tranh luận là con đường hay nhất. Họ là những đối thủ của chúng ta, nhưng họ không xấu, đánh bại họ bằng lập luận vững chắc, làm họ tâm phục khẩu phục thì kết quả sẽ tốt đẹp hơn. Muốn như vậy, nên dùng những từ ngữ bình đẳng với họ chứ nói họ “ba đời ăn củ chuối” thì e là…nặng nề quá, khó nói chuyện được với nhau.

Nếu là khoa học thật sự thì chính họ - những kẻ đề xướng luận điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt phải làm điều này vì họ có quyền lực học thuật và không phải tôi. Nếu là tôi với quyền hạn của mình thì tôi chỉ có thể tranh luận trên diễn đàn này. Còn tôi nói những kẻ tầm tư duy "Ở trần đóng khố" phủ nhận truyền thống Việt là "Ba đời ăn củ chuối", so với họ nói về cội nguồn dân tộc Việt xuất phát từ sự loạn luận của Bà Âu Cơ thì tôi nghĩ tôi đã nhắc nhở rất nhẹ nhàng, xuất phát từ tính nhân bản của nền văn hiến Việt..

4. Cháu không nghĩ vấn đề chứng minh Việt Sử 5000 năm, không chỉ mình chú Thiên Sứ là đơn độc, vẫn còn nhiều trí giả khác. Đơn cử là thiền sư Lê Mạnh Thát, loạt bài của ông trên báo Thanh Niên năm nào cháu cũng đã đọc qua. Vậy tại sao không tập hợp lại thành một nhóm cùng quan điểm để tranh luận với những Giáo sư, Tiến sỹ kia? Có thể tranh luận bằng hội thảo hoặc qua những tạp chí uy tín chuyên nghành, nếu mình đúng sẽ áp lực được họ. Cháu nghĩ chỉ bằng cách này mới phục hồi sử Việt 5000 năm được, chứ chỉ trích họ rồi chờ họ công nhận thì e là….

Tập hợp thành một nhóm à? Cũng là một ý tưởng hay. Nhưng vấn đề phải nghiên cứu pháp luật đã. Tìm xem có điều luật nào cho phép tập hợp thành một nhóm không? Tôi không phải chuyên gia về luật. Vâng! để tôi hỏi luật sư. Tôi vốn tôn trọng luật pháp.

Những ý nghĩ thẳng thắng, mong chú Thiên Sứ và mọi người góp ý!

Không có vấn đề gì. Cá nhân tôi rất quí Trai Việt. Cảm ơn Trai Việt đã đặt vấn đề.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trai Việt và quí vị quan tâm thân mến.

Lúc nãy tôi nhớ nhầm. Bài tham luận nói về tính loạn luận của cội nguồn Việt sử ở Hội Thảo về Việt Nam học:

Posted Image

Posted Image

Văn chương tao nhã và lịch sự phải không a? Nhưng cái khốn nạn và đê tiện nó lại nằm ở chính nội dung của cái bài viết gọi là "khoa học" này.

Kính thưa quí vị quan tâm.

Bài viết này tôi trích dẫn lần đầu trong cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" - xuất bản lần thứ nhất. Lần xuất bản sau tôi bỏ bài này. Cá nhân tôi không hề thấy tính khoa học trong sự phân tích của người này.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Suy luận kiểu người này thì phương Tây cũng khởi đầu từ loạn luân. Vì Adam và Eva là khởi nguồn, có đẻ bao nhiêu người đi chăng nữa thì đến thế hệ tiếp theo cũng loạn luân. Đó là chưa kể, trong thần thoại Hy-Lạp thì cũng đầy rẫy sự loạn luân của các vị thần đó sao???!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Suy luận kiểu người này thì phương Tây cũng khởi đầu từ loạn luân. Vì Adam và Eva là khởi nguồn, có đẻ bao nhiêu người đi chăng nữa thì đến thế hệ tiếp theo cũng loạn luân. Đó là chưa kể, trong thần thoại Hy-Lạp thì cũng đầy rẫy sự loạn luân của các vị thần đó sao???!!!

Đấy là lập luận "khoa học" của đám mà tôi gọi là tầm tư duy "Ở trần đóng khố". Tôi mới thí dụ một bài viết, còn rất nhiều bài viết tầm tư duy kiểu này. Bởi vậy, tôi thấy không ngạc nhiên trước việc học sinh Việt Nam quá kém cỏi về môn sử. Có thể người này cũng cỡ giáo sư tiến sĩ gì đó - Tham luận đọc trước hội thảo quốc tế chứ phải ve chai lông vịt đâu.

Đây là một bằng chứng nữa cho thấy học vị không phải là sự xác định khả năng tư duy.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đấy là lập luận "khoa học" của đám mà tôi gọi là tầm tư duy "Ở trần đóng khố". Tôi mới thí dụ một bài viết, còn rất nhiều bài viết tầm tư duy kiểu này. Bởi vậy, tôi thấy không ngạc nhiên trước việc học sinh Việt Nam quá kém cỏi về môn sử. Có thể người này cũng cỡ giáo sư tiến sĩ gì đó - Tham luận đọc trước hội thảo quốc tế chứ phải ve chai lông vịt đâu.

Đây là một bằng chứng nữa cho thấy học vị không phải là sự xác định khả năng tư duy.

Cháu nghĩ vấn đề cốt lõi ở đây là tâm thế nhược tiểu của phần đông nhà khoa học Việt Nam. Tuy ngoài miệng họ nói rất tự hào sử Việt, nhưng tâm lý thua kém sâu xa trong đầu họ đã dẫn họ tới những hướng nghiên cứu sai lầm về ông cha. Tận trong thâm sâu họ luôn nghĩ ông cha là những nhóm người không có văn minh. Tư duy này rất sai lầm theo thiển ý của cháu. Có một lần trong một video nào đó, nhà sư Thích Chân Quang cũng nói là ông rất buồn khi thăm đền thờ vua Hùng, thấy có bản vẽ mô tả các vua Hùng ở trần đóng khố. Ông nói rằng thời đó ông cha ta ăn mặc rất đẹp, tao nhã, có cuộc sống văn minh, ông giải thích rằng vì ông cha ta có thần thông. Cháu không ủng hộ hay phản bác luận điểm này của một nhà sư. Tuy nhiên điều muốn nói ở đây là tư duy của ông cũng hơn hẳn những nhà khoa học một bậc. Thế những nhà khoa học thế giới thì sao? Thứ nhất, không phải việc của họ thì họ cũng chẳng nghiên cứu sâu làm gì đâu. Nếu cần phải trích dẫn thì họ đã có "những tài liệu" của "những nhà khoa học trong nước". Tâm lý họ là: anh đã tự nhận anh là ếch thì tôi đâu có rảnh để tìm hiểu xem anh có phải là rồng hay không? Hơn nữa, quả thật cái bóng của Trung Hoa quá lớn với những nhà khoa học nước ngoài. Vấn đề làm cháu suy nghĩ ở đây là nếu chúng ta cứ suy nghĩ chúng ta nhược tiểu thì chúng ta không làm gì lớn được đâu. Thử nhìn vào Nhật Bản, tinh thần tự trọng họ rất mạnh. Từ xưa họ đã đặt ông vua của họ ngang hàng với vua Trung Hoa. Thế nên không khó hiểu khi họ đã từng có thể đứng trên những quốc gia khác. Đó cũng là lí do vì sao cháu rất quan tâm và ủng hộ những việc làm của chú Thiên Sứ, bởi vì chú đã góp sức vào việc làm mất đi cái tâm lí nhược tiểu đó. Nhưng dù thế nào đi nữa, cháu vẫn bảo lưu ý kiến của cháu. Đó là những cánh én riêng lẻ rất khó tạo ra mùa xuân. Đám đông ngoài kia lúc nào cũng bị định hướng bởi những nhà khoa học có bằng cấp mà họ cho là có uy tín. Bởi vậy nếu có cách nào đó làm cho đám đông khoa học kia thấy được họ sai thì hõ sẽ là một sức mạnh lớn. Cháu tin nhiều người trong số họ vẫn có lòng tự trọng của một nhà khoa học, sẽ phủ định bản thân mình nếu thấy mình sai. Nhưng muốn làm được điều này thì từng tiếng nói rieng lẻ sẽ rất lạc lõng. Còn về chuyện lập nhóm, cháu nghĩ là không khó. Nếu mình trong sáng, không có ý đồ chính trị thì cháu nghĩ sẽ tốt thôi. Một làn sóng mạnh mẽ sẽ có sức lan tỏa lớn và cuốn phăng những thứ không tốt đẹp. Đó là thiển ý của cháu. Cám ơn chú Thiên Sứ và mọi người.
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu nghĩ vấn đề cốt lõi ở đây là tâm thế nhược tiểu của phần đông nhà khoa học Việt Nam. Tuy ngoài miệng họ nói rất tự hào sử Việt, nhưng tâm lý thua kém sâu xa trong đầu họ đã dẫn họ tới những hướng nghiên cứu sai lầm về ông cha. Tận trong thâm sâu họ luôn nghĩ ông cha là những nhóm người không có văn minh. Tư duy này rất sai lầm theo thiển ý của cháu. Có một lần trong một video nào đó, nhà sư Thích Chân Quang cũng nói là ông rất buồn khi thăm đền thờ vua Hùng, thấy có bản vẽ mô tả các vua Hùng ở trần đóng khố. Ông nói rằng thời đó ông cha ta ăn mặc rất đẹp, tao nhã, có cuộc sống văn minh, ông giải thích rằng vì ông cha ta có thần thông. Cháu không ủng hộ hay phản bác luận điểm này của một nhà sư. Tuy nhiên điều muốn nói ở đây là tư duy của ông cũng hơn hẳn những nhà khoa học một bậc. Thế những nhà khoa học thế giới thì sao? Thứ nhất, không phải việc của họ thì họ cũng chẳng nghiên cứu sâu làm gì đâu. Nếu cần phải trích dẫn thì họ đã có "những tài liệu" của "những nhà khoa học trong nước". Tâm lý họ là: anh đã tự nhận anh là ếch thì tôi đâu có rảnh để tìm hiểu xem anh có phải là rồng hay không? Hơn nữa, quả thật cái bóng của Trung Hoa quá lớn với những nhà khoa học nước ngoài. Vấn đề làm cháu suy nghĩ ở đây là nếu chúng ta cứ suy nghĩ chúng ta nhược tiểu thì chúng ta không làm gì lớn được đâu. Thử nhìn vào Nhật Bản, tinh thần tự trọng họ rất mạnh. Từ xưa họ đã đặt ông vua của họ ngang hàng với vua Trung Hoa. Thế nên không khó hiểu khi họ đã từng có thể đứng trên những quốc gia khác. Đó cũng là lí do vì sao cháu rất quan tâm và ủng hộ những việc làm của chú Thiên Sứ, bởi vì chú đã góp sức vào việc làm mất đi cái tâm lí nhược tiểu đó. Nhưng dù thế nào đi nữa, cháu vẫn bảo lưu ý kiến của cháu. Đó là những cánh én riêng lẻ rất khó tạo ra mùa xuân. Đám đông ngoài kia lúc nào cũng bị định hướng bởi những nhà khoa học có bằng cấp mà họ cho là có uy tín. Bởi vậy nếu có cách nào đó làm cho đám đông khoa học kia thấy được họ sai thì hõ sẽ là một sức mạnh lớn. Cháu tin nhiều người trong số họ vẫn có lòng tự trọng của một nhà khoa học, sẽ phủ định bản thân mình nếu thấy mình sai. Nhưng muốn làm được điều này thì từng tiếng nói rieng lẻ sẽ rất lạc lõng. Còn về chuyện lập nhóm, cháu nghĩ là không khó. Nếu mình trong sáng, không có ý đồ chính trị thì cháu nghĩ sẽ tốt thôi. Một làn sóng mạnh mẽ sẽ có sức lan tỏa lớn và cuốn phăng những thứ không tốt đẹp. Đó là thiển ý của cháu. Cám ơn chú Thiên Sứ và mọi người.

Cảm ơn Trai Việt đã có những góp ý rất chân thành.

Nhưng có lý do để tôi không thành lập nhóm và cũng sẽ chẳng bao giờ thành lập nhóm.

- Việc tôi minh chứng Việt Sử 5000 năm văn hiến là một vấn đề khoa học, mà đã là khoa học thì chính tính chân lý sẽ thuyết phục mọi người. Khi mọi người nhận thức được tính chân lý thì tự họ sẽ tự phản biện lại mình - dù là giáo sư, tiến sĩ; hoặc chí ít trong tự thâm tâm của họ cũng thấy tự xấu hổ vì ăn nói tráo trở. Đấy là tính chính danh theo tính thần khoa học. Chân lý khoa học không cần thành lập nhóm.

Còn thực sự đằng sau sự phủ nhận Việt sử 5000 văn hiến này là cả một âm mưu triết hạ nền văn hóa sử truyền thống Việt của những thế lực quốc tế. Nhưng đấy lại là cái phầm chìm của tảng băng và không chính danh.

Những âm mưu của họ trong lý học gọi là "Vong quốc chi đạo" thường sử dụng trong chiến tranh. Thuật này bất kể chân lý, đạo lý, tính chính danh mà chỉ cần đạt mục đích. Nhưng khi đã như vậy thì xã hội sẽ rối loạn, nếu nó sử dụng trong thời bình. Và cái thế giới này ngày càng rối loạn bắt đầu từ năm 2008, suy cho cùng chính là hậu quả của tính phi chính danh được ứng dung ở các siêu cường. Một con bướm vỗ cánh ở Amazon có thể tạo ra cơn bão ở Thái Bình Dương. Huống chi Việt sử gần 5000 năm văn hiến thì đâu có đơn giản như cái vỗ cánh của con bướm. Đó chính là hệ quả của việc mà ông cha ta từng nói "Phù thủy luyện âm binh". Nên khi "quá mù ra mưa" những tay phù thủy không còn điều khiển được đám âm bình thì sẽ bị chính đám âm binh tiêu diệt. Tức là khi tính phi chính danh vượt qúa khả năng kiểm soát thì xã hội rối loạn. Không phải ngẫu nhiên trong một dự báo tiên tri từ hàng trăm năm trước - đồn là của Trạng Trình - viết:

Ma Vương triệt Ngã quỷ.

Hoàng thiên tru Ma Vương.

Tôi nói rõ hơn điều này - vì dùng hình tượng sẽ gây hiểu nhầm ở mức tư duy thấp:

Xã hội luôn luôn phát triển, tính cân bằng Âm Dương luôn luôn phải được thực hiện. Một trong điều kiện rất cần là tính chính danh. Do đó khi tính phi chính danh được phổ biến thì xã hội sẽ rối loạn. Lúc ấy những quy luật vũ trụ - Hoàng Thiên - vốn tự cân bằng sẽ tạo ra sự ổn định dưới hình thức khác.

Thế giới này đang rối mù. Đến nay thì ai cũng nhận thấy điều ấy. Vì tính nhân bản của nền văn hiến Việt, tôi muốn nói một điều rằng:

Nếu quốc gia nào nắm được những bí ẩn của vũ trụ thì sẽ làm bá chủ cái hòn bi gọi là Địa Cầu này và tất nhiên phải thừa nhận Việt sử 5000 văn hiến. Lý thuyết thống nhất vũ trụ không từ trên trời rơi xuống.

Tôi luôn chịu trách nhiệm với lời nói của mình - kể cả việc xác định 10 ngày không mưa trong dịp Đại Lễ 1000 năm Thăng Long - Đây là việc mà trong lịch sử văn minh nhân loại chưa từng có , kể cả trong thần thoại. Người ta có thể chê bai chế riễu tôi. Nhưng tôi chỉ nhắc lại rằng: Những chương trình tổ chức Đại lễ chưa hề sử dụng phương án II; tức là tổ chức Đại Lễ trong nhà. Mặc dù chung quanh Hanoi mưa bão ầm ầm.

Tiếc thay! SW Hawking đã nói:

Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất vũ trụ thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không.

Những cái đầu bã đậu, thứ tư duy "ở trần đóng khố" , ba đời ăn củ chuối thì không bao giờ tin điều ấy. Không đủ khả năng để hiểu thì làm sao mà tin.

Vài lời chia sẻ với Trai Việt.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Suy luận kiểu người này thì phương Tây cũng khởi đầu từ loạn luân. Vì Adam và Eva là khởi nguồn, có đẻ bao nhiêu người đi chăng nữa thì đến thế hệ tiếp theo cũng loạn luân. Đó là chưa kể, trong thần thoại Hy-Lạp thì cũng đầy rẫy sự loạn luân của các vị thần đó sao???!!!

Tôi cần phải nói rõ thêm rằng:

Bài viết của tay học giả nào đó, chường mặt ở Hội Thảo quốc tế về Việt Nam Học đặt vấn đề tổ tiên người Việt loạn luân, một cách trơ tráo vô liêm sỉ đến tận cùng này hoàn toàn phản khoa học. Bởi vậy, qua đó thấy rằng: Việc tôi xác định đám tư duy "Ở trần đóng khố" với nền tảng tri thức "Thời liên minh bộ lạc", "ba đời ăn củ chuối" nên "ngu lâu có tính di truyền " là rất lịch sự, đậm chất văn hóa và đầy tính nhân bản.

Kẻ viết bài về Quôc mẫu Âu Cơ - với tôi - thì hắn đã đem chửi tổ tiên của dân tộc hắn - Việt tộc - một cách "khoa học", "chửi chữ" là loạn luân. Thế thì so với những câu chửi chữ với cả tổ tiên dân tộc Việt của đám tư duy "Ở trần đóng khố" thì tôi còn rất nhã nhặn.

Cái ngu do di truyền "ba đời ăn củ chuối" , sinh ra những kẻ tư duy "Ở trần đóng khố" khi phân tích truyền thuyết "Con rồng, cháu Tiên" này - và hầu hết ở các truyền thuyết khác - là:

Họ đã hiện thực hóa truyền thuyết và huyền thoại. Điều này khác hẳn với việc giải mã truyền thuyết và huyền thoại. Quốc Mẫu Âu Cơ và Quốc Tổ Lạc Long Quân trong truyền thuyết này hoàn toàn mang tính biểu tượng và không phản ánh thực tại. Tất nhiên việc sinh ra "một bọc trăm trứng rồi nở thành trăm con trai" cũng không phản ánh thực tại. Tất cả chỉ là biểu tượng hư cấu. Việc xác định biểu tượng hư cấu để đi tìm bản chất sự việc phía sau các biểu tượng, hình tượng này thì là hành vi giải mã (Còn đúng sai tính sau). Nhưng coi nó là một thực tế để xác định sự việc là hiện thực hóa truyền thuyết. Ở đây, tay tác giả bài viết chường mặt ở Hội Nghị quốc tế Việt Nam học bôi nhọ tổ tiên của hắn - tức là của Việt tộc - một cách vô liêm sỉ này đã xác định hình tượng Quôc mẫu Âu Cơ với 50 người con trai tổ tiên Việt tộc là hiện thực có trên thực tế. Trên cơ sở này hắn ta mới đặt vấn đề loạn luận là hành vi chỉ có trên thực tế giữa người với người để xỉ nhục tổ tiên của dân tộc hắn. Như vậy, cái cơ sở khoa học của đám tư duy "ở trần đóng khố" thừa nhận huyền thoại - vốn bị coi là "mệ tín dị đoan" - là có thật.

Vấn đề còn lại là "nhà tri thức khoa học" ấy có đại diện cho giới trí thức khoa học lịch sử và nhân văn Việt Nam đọc trước hội nghị quốc tế Việt Nam Học không?

Không phải chỉ có truyền thuyết "Con Rông Cháu tiên" bị đám tư duy "Ở trần đóng khố" hiện thực hóa, mà hầu hết tất cả các truyền thuyết, huyền thoại nổi tiếng của dân tộc Việt đề bị đám này xuyên tạc, xóa sổ. Thí dụ như truyện Thạch Sanh - bị coi là có nguồn gốc từ Campuchia và cũng coi như có thật với những "hóa thạch" của đại bàng, trằn tinh và cả lối thoát xuống hang trong Thạch Động ở Hà Tiên. Đối với đám tư duy ba đời ăn củ chuối ngu lâu này thì đó là "cơ sở khoa học", là bằng chứng "di vật khảo cổ" nhằm xóa bỏ những di sản văn hiến Việt. Nó xác định truyện Thạch Sanh nổi tiếng của Việt tộc có nguồn gốc văn hóa Campuchia và Thạch Động ở Hà Tiên là một hiện thực cho truyền thuyết này. Cần lưu ý rằng: Cái phong trào phát hiện ra Thạch Động ở Hà Tiên về thời gian trùng khớp với cuộc tranh chấp biên giới Tây Nam giữa Việt Nam và Campuchia và nó có tác dụng gây ấn tượng rằng đất Hà Tiên thuộc Campuchia.

"Xin cụ Chí Phèo xá tội. Con không dám chửi thể sợ vi phạm nội quy diễn đàn"

Qua đó thì đủ thấy bản chất của cái gọi là "khoa học" của đám tư duy "Ở trần đóng khố" này thực chất chỉ là âm mưu nhắm xóa sổ những gía trị văn hóa truyền thống Việt một cách trơ tráo, vô liêm sỉ. Thế giới này không loạn cào cào lên sao được.

Thiên Sứ cảnh báo những kẻ âm mưu này rằng: "Các người muốn đấm đá nhau, giành giật ngôi bá chủ, giành giật quyền lợi, địa vị quyền lực, mặc xác các người. Nhưng hãy chấm dứt ngay cái trò bẩn thỉu này. Nếu không ngọc đá đều tan nát và từ cá nhân đến cộng đồng và cả vùng miền quốc gia, lãnh thổ của các người cũng cùng tan hoang. Lúc ấy các người hối hận không kịp".

Tôi đã xác định rằng:

Không có ngày Tận Thế vào 21. 12. 2012. Nhưng thiên tai sẽ rất nặng nề.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Họ đã hiện thực hóa truyền thuyết và huyền thoại. Điều này khác hẳn với việc giải mã truyền thuyết và huyền thoại. Quốc Mẫu Âu Cơ và Quốc Tổ Lạc Long Quân trong truyền thuyết này hoàn toàn mang tính biểu tượng và không phản ánh thực tại. Tất nhiên việc sinh ra "một bọc trăm trứng rồi nở thành trăm con trai" cũng là không thật. Tất cả chỉ là biểu tượng hư cấu. Việc xác định biểu tượng hư cấu để đi tìm bản chất sự việc phía sau các biểu tượng, hình tượng này thì là hành vi giải mã (Còn đúng sai tính sau). Nhưng coi nó là một thực tế để xác định sự việc là hiện thực hóa truyền thuyết."

Hoàn toàn chính xác!!!

"Thiên Sứ cảnh báo những kẻ âm mưu này rằng: "Các người muốn đấm đá nhau, giành giật ngôi bá chủ, giành giật quyền lợi, địa vị quyền lực, mặc xác các người. Nhưng hãy chấm dứt ngay cái trò bẩn thỉu này. Nếu không ngọc đá đều tan nát và từ cá nhân đến cộng đồng và cả vùng miền quốc gia, lãnh thổ của các người cũng cùng tan hoang. Lúc ấy các người hối hận không kịp"".

Tuy nhiên cháu ngờ rằng họ có đủ trí lực để nhìn ra vấn đề mà hối hận không ạ?

Kính!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Họ đã hiện thực hóa truyền thuyết và huyền thoại. Điều này khác hẳn với việc giải mã truyền thuyết và huyền thoại. Quốc Mẫu Âu Cơ và Quốc Tổ Lạc Long Quân trong truyền thuyết này hoàn toàn mang tính biểu tượng và không phản ánh thực tại. Tất nhiên việc sinh ra "một bọc trăm trứng rồi nở thành trăm con trai" cũng không phản ánh thực tại. Tất cả chỉ là biểu tượng hư cấu. Việc xác định biểu tượng hư cấu để đi tìm bản chất sự việc phía sau các biểu tượng, hình tượng này thì là hành vi giải mã (Còn đúng sai tính sau). Nhưng coi nó là một thực tế để xác định sự việc là hiện thực hóa truyền thuyết."

Hoàn toàn chính xác!!!

"Thiên Sứ cảnh báo những kẻ âm mưu này rằng: "Các người muốn đấm đá nhau, giành giật ngôi bá chủ, giành giật quyền lợi, địa vị quyền lực, mặc xác các người. Nhưng hãy chấm dứt ngay cái trò bẩn thỉu này. Nếu không ngọc đá đều tan nát và từ cá nhân đến cộng đồng và cả vùng miền quốc gia, lãnh thổ của các người cũng cùng tan hoang. Lúc ấy các người hối hận không kịp"".

Tuy nhiên cháu ngờ rằng họ có đủ trí lực để nhìn ra vấn đề mà hối hận không ạ?

Kính!

Chú nghĩ rằng: Khả năng không rất cao. Và giả sử có thì vấn đề là họ có vào đây để biết những lời cảnh báo này không? Xác xuất cũng rất thấp. Bởi vậy tự nhiên vẫn cứ vận hành theo quy luật của nó và hậu quả của việc làm vẫn cứ xảy ra. Thật tội nghiệp.
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay