Thiên Đồng

Chữ Nôm Hay Chữ Quốc Ngữ Mới Là Thuần Việt?

2 bài viết trong chủ đề này

Chữ Nôm hay chữ quốc ngữ mới là thuần Việt?

Posted Image - Trong khi nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân phủ nhận nguồn gốc của chữ Nôm thì một số ý kiến tại hội thảo về chữ quốc ngữ lại cho rằng đó mới chính là Tiếng Việt thực sự.

Posted Image

“Sẽ rất đáng tiếc khi các ngành, các nghề đều có ngày kỉ niệm còn chữ quốc ngữ thì không!” – Ông Nguyễn Lân Bình chia sẻ.

Tại hội thảo, bên cạnh những vấn đề liên quan đến chữ quốc ngữ, ảnh hưởng của nó đối với đời sống và văn hóa của người Việt, vai trò của nhà tân học, nhà báo, nhà văn Nguyễn Văn Vĩnh trong việc “bắc cây cầu nối hai nền văn minh Đông – Tây” bằng sợi dây ngôn ngữ, các diễn giả Nguyễn Lân Bình, Lại Nguyên Ân, Mai Thành Chung, và nhà sử học Dương Trung Quốc đã đề xuất việc xác lập ngày kỉ niệm Chữ quốc ngữ nhằm tôn vinh ngôn ngữ của dân tộc.

Cần Luật hóa ngôn ngữ

Qua những phân tích cụ thể cùng dẫn chứng có tính khoa học, các nhà nghiên cứu đã khẳng định vai trò to lớn và sức sống mãnh liệt của chữ quốc ngữ trong dòng chảy thăng trầm của lịch sử.

“Chữ quốc ngữ là điểm đến của những nỗ lực, những quá trình tìm tòi nhằm xác lập chữ viết riêng cho cộng đồng người Việt với tư cách một dân tộc - quốc gia. Tôi đồng tình với đề xuất cần có ngày kỉ niệm chữ viết của dân tộc”. – Nhà phê bình văn học, nghiên cứu ngôn ngữ Lại Nguyên Ân khẳng định.

Diễn giả Nguyễn Lân Bình (cháu nội ông Nguyễn Văn Vĩnh) nhấn mạnh: “Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, việc có một ngày để tôn vinh chữ quốc ngữ là điều nên làm. Sẽ rất đáng tiếc khi các ngành, các nghề khác đều có ngày kỉ niệm còn chữ quốc ngữ thì không. Bởi lẽ, nguồn gốc của lòng yêu nước là văn hóa, đối với mỗi người dân Việt Nam không chỉ một mảnh ruộng, một con trâu là đã thể hiện tình yêu quê hương mà tình yêu ấy còn thể hiện qua chữ quốc ngữ, hay nói cách khác là qua nền văn học, thơ ca của dân tộc”.

Người có công rất lớn trong việc truyền bá và phát triển chữ quốc ngữ phải kể đến Nguyễn Văn Vĩnh. Ông không sáng tác nhiều nhưng các tác phẩm dịch và những hoạt động ý nghĩa của ông đã góp phần vào quá trình tạo nên ngôn ngữ thuần Việt, chính là chữ quốc ngữ chúng ta sử dụng bây giờ. Tuy nhiên, ông là người không thích được ca ngợi nên những việc ông đã làm ít ai được biết đến, công nhận. Như trong hồi ký của mình, nhà văn Vũ Bằng đã viết: “Nguyễn Văn Vĩnh từng nói rằng, nếu cuộc đời này có một cái nhà kính để sống, để quan sát thì tôi sẽ đứng trong nhà kính đó” – Ông Nguyễn Lân Bình chia sẻ thêm.

Posted Image

Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân cho biết, nếu có ngày kỉ niệm Chữ quốc ngữ, có thể lấy ngày ra đời tờ báo tiếng Việt đầu tiên (Gia Định báo, ngày 15/4/1865).

Nói về vấn đề này, ông Dương Trung Quốc (Tổng Thư ký hội Lịch sử Việt Nam) cho rằng bên cạnh việc xác định ngày kỉ niệm chữ viết dân tộc, cần có thêm Luật về ngôn ngữ vì có rất nhiều vấn đề đặt ra:

“Tôi cho rằng ý tưởng về ngày chữ viết của dân tộc rất hay và cần thiết. Nhưng vấn đề bức xúc hiện nay là nước ta có hơn 54 dân tộc, có rất nhiều loại ngôn ngữ, chữ viết khác nhau. Tại sao không đưa chữ Hán Nôm vào đời sống, tất nhiên không phải là sự trở lại mà là để gìn giữ văn hóa nước nhà? Có nhiều loại chữ nhưng chữ nào chuẩn hóa? Vì vậy, cần phải có Luật ngôn ngữ”.

Quốc ngữ: đâu mới là tiếng mẹ đẻ?

Hội thảo tranh luận sôi nổi với nhiều quan điểm đa chiều về chữ quốc ngữ. Theo ông Lại Nguyên Ân, chữ Nôm không thuần Việt, vì đó là sản phẩm vay mượn của người Hán nên chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Trung Hoa. Ông khẳng định: “Chữ quốc ngữ mới là của người Việt”.

Posted Image

Nhà sử học Dương Trung Quốc: “Ý tưởng ngày kỉ niệm chữ quốc ngữ rất hay. Nhưng cần có Luật để giải quyết những vấn đề bức thiết”.

Diễn giả, thạc sỹ Mai Thành Chung cũng hình tượng hóa chữ quốc ngữ một cách khéo léo: “Chữ quốc ngữ là chữ ghi thanh (nói như thế nào, viết như thế đấy), được Việt hóa hoàn toàn, nó xuất xứ từ tiếng La tinh nhưng do người Việt hoàn thiện. Việc tạo ra ngôn ngữ cũng giống như quá trình làm bánh, chúng ta chỉ dựa trên những nguyên liệu có sẵn để chế tạo ra sản phẩm cuối cùng, đó là chữ quốc ngữ”.

Nói về nguồn gốc và ảnh hưởng của chữ Nôm, anh Mai Thành Chung cũng giải thích, đó không phải do người Việt sáng tạo như nhiều người vẫn nghĩ. Thêm vào đó, chữ Nôm khó sử dụng để giao tiếp, tư duy nên đã bị loại bỏ, và lùi xa so với chữ quốc ngữ trong tiến trình phát triển của xã hội.

Bên cạnh đó, một số ý kiến lại cho rằng, chữ Nôm mới chính là sản phẩm thuần Việt, mang tính dân tộc và chứa đựng bản sắc dân tộc. Quốc ngữ có từ khi người Việt còn dùng chữ Nôm để sáng tác thơ văn, ghi lại sử ký. Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện (Phó Giám Đốc Thư viện, Viện nghiên cứu Hán Nôm dẫn chứng: “Từ thời Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có Bạch Vân am Quốc ngữ thi tập, hay như Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi với hàng trăm bài thơ Nôm”.

Trao đổi trong cuộc thảo luận, có sự tham gia của rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học. Nhiều vấn đề nảy sinh xoay quanh chữ quốc ngữ được đưa ra tranh luận, phân tích, và mổ xẻ. Trong khi Giám đốc Viện nghiên cứu Minh Triết Việt Nam, Nguyễn Khắc Mai đặt ra câu hỏi: “Tại sao lại gọi là chữ quốc ngữ?”, thì nhà nghiên cứu văn học Huệ Chi lại trăn trở: “Điều gì để chữ quốc ngữ trở thành độc tôn của dân tộc?”. Các nhà nghiên cứu cho biết, liên quan tới việc xác định ngày kỉ niệm chữ quốc ngữ còn rất nhiều vấn đề cần bàn bạc để đi đến thống nhất.

• Thu Thảo

==========================================

Sao không ai quan tâm đến Chữ Khoa Đẩu vậy? Nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền đã uổng công tìm lại di chỉ hằng ngàn năm, một di chỉ mà liên quan đến mọi vấn đề của văn hóa Việt.

Trong khi nội dung nói về CHỮ thì đề mục bài báo lại...đi lạc đề

Quốc ngữ: đâu mới là tiếng mẹ đẻ?

Trong khi người ta đang muốn truy tìm nét đẹp, tiện ích và ý nghĩa của chữ để đặt chữ lên bục tôn vinh giống như tìm ý nghĩa của chiếc bánh khi đem ra triển lãm thì một người lại lo thuyết minh về kỹ thuật làm bánh!

Diễn giả, thạc sỹ Mai Thành Chung cũng hình tượng hóa chữ quốc ngữ một cách khéo léo: “Chữ quốc ngữ là chữ ghi thanh (nói như thế nào, viết như thế đấy), được Việt hóa hoàn toàn, nó xuất xứ từ tiếng La tinh nhưng do người Việt hoàn thiện. Việc tạo ra ngôn ngữ cũng giống như quá trình làm bánh, chúng ta chỉ dựa trên những nguyên liệu có sẵn để chế tạo ra sản phẩm cuối cùng, đó là chữ quốc ngữ”.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chữ Nôm hay chữ quốc ngữ mới là thuần Việt?

Posted Image - Trong khi nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân phủ nhận nguồn gốc của chữ Nôm thì một số ý kiến tại hội thảo về chữ quốc ngữ lại cho rằng đó mới chính là Tiếng Việt thực sự.

Posted Image

“Sẽ rất đáng tiếc khi các ngành, các nghề đều có ngày kỉ niệm còn chữ quốc ngữ thì không!” – Ông Nguyễn Lân Bình chia sẻ.

Tại hội thảo, bên cạnh những vấn đề liên quan đến chữ quốc ngữ, ảnh hưởng của nó đối với đời sống và văn hóa của người Việt, vai trò của nhà tân học, nhà báo, nhà văn Nguyễn Văn Vĩnh trong việc “bắc cây cầu nối hai nền văn minh Đông – Tây” bằng sợi dây ngôn ngữ, các diễn giả Nguyễn Lân Bình, Lại Nguyên Ân, Mai Thành Chung, và nhà sử học Dương Trung Quốc đã đề xuất việc xác lập ngày kỉ niệm Chữ quốc ngữ nhằm tôn vinh ngôn ngữ của dân tộc.

Cần Luật hóa ngôn ngữ

Qua những phân tích cụ thể cùng dẫn chứng có tính khoa học, các nhà nghiên cứu đã khẳng định vai trò to lớn và sức sống mãnh liệt của chữ quốc ngữ trong dòng chảy thăng trầm của lịch sử.

“Chữ quốc ngữ là điểm đến của những nỗ lực, những quá trình tìm tòi nhằm xác lập chữ viết riêng cho cộng đồng người Việt với tư cách một dân tộc - quốc gia. Tôi đồng tình với đề xuất cần có ngày kỉ niệm chữ viết của dân tộc”. – Nhà phê bình văn học, nghiên cứu ngôn ngữ Lại Nguyên Ân khẳng định.

Diễn giả Nguyễn Lân Bình (cháu nội ông Nguyễn Văn Vĩnh) nhấn mạnh: “Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, việc có một ngày để tôn vinh chữ quốc ngữ là điều nên làm. Sẽ rất đáng tiếc khi các ngành, các nghề khác đều có ngày kỉ niệm còn chữ quốc ngữ thì không. Bởi lẽ, nguồn gốc của lòng yêu nước là văn hóa, đối với mỗi người dân Việt Nam không chỉ một mảnh ruộng, một con trâu là đã thể hiện tình yêu quê hương mà tình yêu ấy còn thể hiện qua chữ quốc ngữ, hay nói cách khác là qua nền văn học, thơ ca của dân tộc”.

Người có công rất lớn trong việc truyền bá và phát triển chữ quốc ngữ phải kể đến Nguyễn Văn Vĩnh. Ông không sáng tác nhiều nhưng các tác phẩm dịch và những hoạt động ý nghĩa của ông đã góp phần vào quá trình tạo nên ngôn ngữ thuần Việt, chính là chữ quốc ngữ chúng ta sử dụng bây giờ. Tuy nhiên, ông là người không thích được ca ngợi nên những việc ông đã làm ít ai được biết đến, công nhận. Như trong hồi ký của mình, nhà văn Vũ Bằng đã viết: “Nguyễn Văn Vĩnh từng nói rằng, nếu cuộc đời này có một cái nhà kính để sống, để quan sát thì tôi sẽ đứng trong nhà kính đó” – Ông Nguyễn Lân Bình chia sẻ thêm.

Posted Image

Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân cho biết, nếu có ngày kỉ niệm Chữ quốc ngữ, có thể lấy ngày ra đời tờ báo tiếng Việt đầu tiên (Gia Định báo, ngày 15/4/1865).

Nói về vấn đề này, ông Dương Trung Quốc (Tổng Thư ký hội Lịch sử Việt Nam) cho rằng bên cạnh việc xác định ngày kỉ niệm chữ viết dân tộc, cần có thêm Luật về ngôn ngữ vì có rất nhiều vấn đề đặt ra:

“Tôi cho rằng ý tưởng về ngày chữ viết của dân tộc rất hay và cần thiết. Nhưng vấn đề bức xúc hiện nay là nước ta có hơn 54 dân tộc, có rất nhiều loại ngôn ngữ, chữ viết khác nhau. Tại sao không đưa chữ Hán Nôm vào đời sống, tất nhiên không phải là sự trở lại mà là để gìn giữ văn hóa nước nhà? Có nhiều loại chữ nhưng chữ nào chuẩn hóa? Vì vậy, cần phải có Luật ngôn ngữ”.

Quốc ngữ: đâu mới là tiếng mẹ đẻ?

Hội thảo tranh luận sôi nổi với nhiều quan điểm đa chiều về chữ quốc ngữ. Theo ông Lại Nguyên Ân, chữ Nôm không thuần Việt, vì đó là sản phẩm vay mượn của người Hán nên chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Trung Hoa. Ông khẳng định: “Chữ quốc ngữ mới là của người Việt”.

Posted Image

Nhà sử học Dương Trung Quốc: “Ý tưởng ngày kỉ niệm chữ quốc ngữ rất hay. Nhưng cần có Luật để giải quyết những vấn đề bức thiết”.

Diễn giả, thạc sỹ Mai Thành Chung cũng hình tượng hóa chữ quốc ngữ một cách khéo léo: “Chữ quốc ngữ là chữ ghi thanh (nói như thế nào, viết như thế đấy), được Việt hóa hoàn toàn, nó xuất xứ từ tiếng La tinh nhưng do người Việt hoàn thiện. Việc tạo ra ngôn ngữ cũng giống như quá trình làm bánh, chúng ta chỉ dựa trên những nguyên liệu có sẵn để chế tạo ra sản phẩm cuối cùng, đó là chữ quốc ngữ”.

Nói về nguồn gốc và ảnh hưởng của chữ Nôm, anh Mai Thành Chung cũng giải thích, đó không phải do người Việt sáng tạo như nhiều người vẫn nghĩ. Thêm vào đó, chữ Nôm khó sử dụng để giao tiếp, tư duy nên đã bị loại bỏ, và lùi xa so với chữ quốc ngữ trong tiến trình phát triển của xã hội.

Bên cạnh đó, một số ý kiến lại cho rằng, chữ Nôm mới chính là sản phẩm thuần Việt, mang tính dân tộc và chứa đựng bản sắc dân tộc. Quốc ngữ có từ khi người Việt còn dùng chữ Nôm để sáng tác thơ văn, ghi lại sử ký. Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện (Phó Giám Đốc Thư viện, Viện nghiên cứu Hán Nôm dẫn chứng: “Từ thời Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có Bạch Vân am Quốc ngữ thi tập, hay như Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi với hàng trăm bài thơ Nôm”.

Trao đổi trong cuộc thảo luận, có sự tham gia của rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học. Nhiều vấn đề nảy sinh xoay quanh chữ quốc ngữ được đưa ra tranh luận, phân tích, và mổ xẻ. Trong khi Giám đốc Viện nghiên cứu Minh Triết Việt Nam, Nguyễn Khắc Mai đặt ra câu hỏi: “Tại sao lại gọi là chữ quốc ngữ?”, thì nhà nghiên cứu văn học Huệ Chi lại trăn trở: “Điều gì để chữ quốc ngữ trở thành độc tôn của dân tộc?”. Các nhà nghiên cứu cho biết, liên quan tới việc xác định ngày kỉ niệm chữ quốc ngữ còn rất nhiều vấn đề cần bàn bạc để đi đến thống nhất.

• Thu Thảo

==========================================

Sao không ai quan tâm đến Chữ Khoa Đẩu vậy? Nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền đã uổng công tìm lại di chỉ hằng ngàn năm, một di chỉ mà liên quan đến mọi vấn đề của văn hóa Việt.

Trong khi nội dung nói về CHỮ thì đề mục bài báo lại...đi lạc đề

Trong khi người ta đang muốn truy tìm nét đẹp, tiện ích và ý nghĩa của chữ để đặt chữ lên bục tôn vinh giống như tìm ý nghĩa của chiếc bánh khi đem ra triển lãm thì một người lại lo thuyết minh về kỹ thuật làm bánh!

Khoa đẩu, nghĩa Hán ngữ là Nòng nọc, dùng từ “khoa đẩu” để chỉ thứ chữ ký âm thời cổ đại, ngoằn ngoèo như con nòng nọc. Ngày nay dân mạng Hoa ngữ lại dùng từ “khoa đẩu” để chỉ chữ phiên âm bằng ký tự Latin, chứ không gọi là chữ “pinyin” (phiên âm). Một học giả đã đơn thương độc mã mười mấy năm nay nghiên cứu dùng ký tự Latin để ghi Mân ngữ, đã viết hơn hai mươi bài bằng cách đó và cũng gọi đó là “chữ khoa đẩu”. Học giả đó cũng có niềm tin rằng hai mươi năm nữa “chữ khoa đẩu” của ông sẽ phổ biến thành “chữ Mân ngữ”.( Nguồn http://www.tadpolenese.com/ 原帖由 vudik 於 2008-11-26 ) Người Việt Nam may mắn đã có “chữ quốc ngữ” từ thế kỷ 17. Dưới đây là một bài của học giả đó viết song ngữ: Mân ngữ và Anh ngữ:

Ge'Aurl 家後

Url jid rid. laln nar laurl,

coer voo laang. gar laln yul'hauc,

qual eurl buee lyl zeorl diamp yil'liaau,

tnia lyl golng siaucleen. e siizurn. lyl url ruar qaau;

Jiaq hol. jiaq vail. voo gecgauc,

oant tni. oant deor. marl veurl hiaul;

Lyl e ciul, qual eurl gar lyl kan diaau'diaau,

yinwir qual sirl lyl e Ge'Aurl;

Quln. jiong cengcun. gec dirl lyln dau;

Quln duic siaucleen. doec lyl doec gah laurl;

Riinzeeng. Sec'Sur. yilgeng knuac tauc'tauc,

url sniah laang. bil lyl kah diorng'yauc?

Quln e yitseng. hent hour lyln dau,

jiah zai hernghok. sirl cal'cal-naur'naur;

Dalntair dylng`kyc. e siizurn. nar gauc,

qual eurl niur lyl seng zaul...

yinwir qual eurl m gam-...

bank lyl wir qual vagsail. laau;

Url jid rid. laln nar laurl,

url simbur-gnial'rii. yul'hauc,

lyl nar voo liaau, teq laln e sionkpnic,

knuac kahzal. gethun. e siizurn. lyl ruar eendaau;

Cirng hol. cirng vail. voo gecgauc,

guaic'dang-guaic'sai. marl veurl hiaul;

Lyl e sim, qual eurl yelng'oaln. gic diaau'diaau;

yinwir qual sirl lyl e Ge'Aurl;

Quln. jiong cengcun. gec dirl lyln dau;

Quln duic siaucleen. dioq doec lyl doec gah laurl;

Riinzeeng. Sec'Sur. marl yilgeng knuac tauc'tauc,

url sniah laang. bil lyl kah diorng'yauc?

Quln e yitseng. hent hour lyln dau,

jiah zai hernghok. sirl cal'cal-naur'naur;

Dalntair dylng`kyc. e siizurn. nar gauc,

Lyl dioq niur qual seng zaul...

yinwir qual eurl m gam-...

knuac lyl wir qual vagsail. laau;

Behind You

One day, when we get old,

when we can't find people to take care of us,

I'll sit next to you on the bench,

listen to your endeavors from your younger days.

It doesn't matter whether we have fancy meals,

neither do we know to blame luck or people.

Your hand, I'll hold it tight,

because I am always behind you.

I spent the best time of my life, married to you in a family.

I followed you from young to old.

Life's stories, I have seem them all,

who else is more important than you?

I dedicated my life to a family,

only to find out that happiness comes with its ups and downs.

When the time of departure comes,

I'd let you go first...

because I cannot hold the thought that...

I'd leave you in tears for me.

One day, when we get old,

and our children are there for us,

if you get bored, let us go over our picture albums,

and check out how handsome you were at our wedding.

It doesn't matter whether we have fancy clothes,

neither do we know to blame anything.

Your heart, I'll always keep it on my mind,

because I am always behind you.

I spent the best time of my life, married to you in a family.

I followed you from young to old.

Life's stories, I have seem them all,

who else is more important than you?

I dedicated my life to a family,

only to find out that happiness comes with its ups and downs.

When the time of departure comes,

You should let me go first...

because I cannot hold the thought that...

I'd see you in tears for me.

เวียดใหญ่ (Wiat Yai) Việt Lớn 大粤

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay