hoangnt

Sĩ Nhiếp Và Lâm Ấp

5 bài viết trong chủ đề này

Sĩ Nhiếp và Lâm ấp

Bách Việt trùng cửu .

Posted Image

Tóm tắt về Sĩ Nhiếp theo Đại Việt sử ký toàn thư:

“(Vương) Họ Sĩ, tên húy là Nhiếp, tự là Ngạn Uy, người huyện Quảng Tín, quận Thương Ngô. Tổ tiên người Vấn Dương nước Lỗ, hồi loạn Vương Mãng ở Bắc triều, tránh sang ở đất Việt ta, đến vương là sáu đời. Cha là Tứ, thời Hán Hoàn Đế làm Thái thú Nhật Nam. Khi còn ít tuổi, vương du học ở kinh đô nhà Hán, theo học Lưu Tử Kỳ người Dĩnh Xuyên, chuyên trị sách Tả thị Xuân Thu, có làm chú giải: được cử hiếu liêm, bổ làm Thượng thư lang, vì việc công bị miễn chức; hết tang cha, lại được cử mậu tài, bổ làm Huyện lệnh Vu Dương, đổi làm Thái thú Giao Châu, được tước Long Độ Đình hầu, đóng đô ở Liên Lâu (tức là Long Biên). Sau nhà Trần truy phong làm Thiên Cảm Gia Ứng Vũ Đại Vương.”

Câu đối ở cổng đền Sĩ Nhiếp tại thôn Tam Á – Thuận Thành – Bắc Ninh:

Khởi trung nghĩa công thần tâm kì / bỉ hà trường thử hà trường / an đắc lục bách tải di dung năng nhiếp Lâm Ấp.

Thị sự nghiệp văn khoa cử tích / trị diệc tiến loạn diệc tiến / tối củ tứ thập niên, chính sách chửng biểu Giao Châu.

Posted Image

Tạm dịch:

Với tấm lòng trung nghĩa công thần, việc này việc kia đều bền, sáu trăm năm đức khoan dung để lại giúp dựng cơ đồ Lâm Ấp.

Nhờ sự nghiệp văn hóa khoa cử cũ, thời bình cũng như thời loạn, bốn mươi thu qui củ chính sách làm rạng tỏ Giao Châu.

Câu đối này có một thông tin rất lạ: đức độ để lại của Sĩ Nhiếp đã giúp cai quản nước Lâm Ấp 600 năm. Phải hiểu việc này thế nào đây? Thái thú Giao Châu Sĩ Nhiếp thì có liên quan gì đến người Lâm Ấp?

Xem lại sử chỉ thấy có Toàn thư, Ngô Sĩ Liên bình về Sĩ Nhiếp:

"Tục truyền rằng sau khi vương chết đã chôn, đến cuối thời nhà Tấn đã hơn 160 năm, người Lâm Ấp vào cướp, đào mộ của vương, thấy mình mặt vẫn như sống, cả sợ lại đắp lại, người địa phương cho là thần, làm miếu để thờ gọi là "Tiên Sĩ Vương". Có lẽ là khí tinh anh không nát, cho nên thành thần vậy".

Chuyện này thật rối rắm. Người Lâm Ấp vào đào mộ Sĩ Nhiếp, sau đó đền thờ lập tại đó lại ghi “lòng khoan dung của Sĩ Nhiếp giúp Lâm Ấp tồn tại 600 năm”.

Theo chính sử Lâm Ấp lập quốc từ Khu Liên vào khoảng năm 137-138 (hoặc 187-190). Sau đó họ bên ngoại của Khu Liên là họ Phạm kế nghiệp. Họ Phạm trị vì Lâm Ấp tới năm 757, tiếp theo là thời gian của Hoàn Vương. Như vậy Lâm Ấp là quốc gia đã tồn tại khoảng 600 năm, cai trị bởi Khu Liên và họ Phạm.

Vài dòng từ

thông tin của gia tộc họ Phạm:

"Theo "Lộ Sử" và "Nguyên Hà Tính Toản", Lưu Ly thuộc dòng họ Đường Đế Nghiêu lập ra nước Đường Đỗ Thị (nay ở tỉnh Sơn Tây,TQ). Vào cuối đời Tây Chu,TQ. Chu Tuyên Vương tin vào những điều huyền hoặc, thượng đại phu là Đỗ Bá không làm theo bị Tuyên Vương giết. Con là Đỗ Thấp Thúc trốn sang nước Tấn. Người đời sau thương Đỗ Bá là người trung lập miếu thờ gọi là "Miếu Đỗ Chủ" cũng gọi là "Hữu Tướng Quân Miếu".

Thấp Thúc trốn sang nước Tấn làm quan Sĩ Sư nên đổi từ họ Đỗ ra họ Sĩ (đó là vào thời vua Chu U Vương 781-771 TCN).

Đến đời chắt của Thấp Thúc là Sĩ Hội (Sĩ Hội là người tín nghĩa, ôn hòa mà không nhu nhược, uy nghiêm mà không dữ tợn). Ông có công dẹp những nước thuộc giống Xích Địch nên được vua nhà Chu phẩm phục chức Thượng đại khanh lại kiêm chức Thái phó và được phong ở đất Phạm, nên lại đổi ra họ Phạm. Sĩ Hội là ông tổ của họ Phạm ở Trung Quốc người đời thường gọi ông là Phạm Mạnh, con là Phạm Mang cháu là Phạm Phường (đó là vào thời vua Chu Định Vương 607-571 TCN).

Vào những thời gian sau đó quyền lực nước Tấn rơi vào tay một số họ, các họ tiêu diệt lẫn nhau để tranh dành quyền lực cuối cùng nước Tấn bị ba họ Hàn-Triệu-Ngụy chia làm ba nước, các sử gia gọi là Tam Tấn.

Khi đó, họ Triệu lấy danh nghĩa vua Tấn kết hợp với họ Ngụy và họ Hàn đánh họ Phạm và họ Trung. Phạm Cát Xạ và Trung Hàng Di phải chạy đến Triều Ca (kinh đô nhà Thương) cố thủ. Triều Ca vỡ những người con cháu họ Phạm phải chạy sang nước Tề. Từ đó con cháu họ Phạm lưu lạc khắp mọi nơi."

Tức là Sĩ Nhiếp có thể mang họ Phạm. Đây là thông tin mang tính quyết định cho phép suy đoán:

- Chữ “nhiếp” trong câu đối trên cho thấy thực ra tên Sĩ Nhiếp chỉ là một danh hiệu với nghĩa kẻ sĩ nhiếp chính, rất phù hợp với ghi chép về công trạng của Sĩ Nhiếp gồm góp phần giáo hóa Nho học và an trị Giao Châu trong 40 năm đầu thời Tam Quốc. Sĩ Nhiếp không phải là họ Sĩ.

- Sĩ Nhiếp mang họ Phạm, chính là tiền nhân của các vị vua Lâm Ấp họ Phạm sau này. Việc người Lâm Ấp ra Luy Lâu đào mồ Sĩ Nhiếp 160 năm sau thực ra là họ đi tìm mồ mả tổ tiên, “bốc mộ” cha ông và lập đền thờ. Người ngoài không hiểu chuyện nên “tục truyền” là người Lâm Ấp thấy sợ mà lấp mộ lại.

Xem lại con đường sự nghiệp của Sĩ Nhiếp được chép trong Toàn thư:

"Đinh Mão, năm thứ 1 [187], (Hán Trung Bình năm thứ 4). Vương có ba em trai tên là Nhất, Vĩ và Vũ. Bấy giờ Thứ sử Chu Phù bị giặc Di giết chết, châu quận rối loạn, vương bèn dâng biểu cử Nhất làm Thái thú Hợp Phố, Vĩ làm Thái thú Cửu Chân, Vũ làm Thái thú Nam Hải. Vương độ lượng khoan hậu, khiêm tốn, kính trọng kẻ sĩ, người trong nước yêu mến, đều gọi là vương. Danh sĩ nhà Hán tránh nạn sang nương tựa có hàng trăm người.”

Thời điểm anh em Sĩ Nhiệp làm thái thú các châu cũng chính năm “giặc Di” Lâm Ấp giết thứ sử Chu Phù và là năm Khu Liên lập nước Lâm Ấp. Nước Lâm Ấp theo cách hiểu ngày nay là vốn là huyện Tượng Lâm của quận Nhật Nam, nổi dậy giết thứ sử Giao Chỉ bộ. Ấy vậy mà trong lúc thứ sử Giao Chỉ bộ bị giết thì thái thú Giao Châu là Sĩ Nhiếp lại vẫn sống đoàng hoàng, thậm chí còn đang lo dạy học và được người địa phương kính trọng.

Giải thích làm sao đây khi cả bộ Giao Chỉ bị người Lâm Ấp tấn công, giết thứ sử mà anh em nhà họ Sĩ lại "an trị" được vùng này? Thậm chí danh sĩ các nơi còn kéo về tụ họp như chưa hề có chuyện Lâm Ấp đánh giết thứ sử. Chỉ có thể hiểu được nếu anh em nhà họ Sĩ đã "thông đồng" với người Lâm Ấp, hoặc chính anh em Sĩ Nhiếp là người Lâm Ấp đã nổi dậy chiếm các quận ở Giao Chỉ năm 187.

Câu đối khác ở cổng đền Sĩ Nhiếp:

Huynh đệ liệt quận hùng phong trì Ngụy Ngô khởi uy trị gia dĩ đặc sắc

Thi thư giáo nhân hóa lý bổ Nhâm Tích dẫn văn minh phái ư tiền hà.

Tạm dịch:

Hùng khí anh em trị yên các quận vang xa tới Tào Ngụy Đông Ngô, đặc sắc uy nghiêm cai quản

Giáo hóa nhân lý bởi sách văn bổ sung cho Nhâm Diên Tích Quang, dẫn đầu văn minh chính phái.

Anh em Sĩ Nhiếp đã “dàn xếp các quận” của Giao Chỉ bộ một cách ổn thỏa, tiếng tốt bay xa tới tận Ngụy, Ngô. Thời Tam quốc có 3 nước Ngụy, Ngô và Thục. Nước Thục nằm ngay sát Giao Chỉ bộ. Vậy mà tiếng lành của anh em Sĩ Nhiếp chỉ bay tới Ngô và Ngụy thôi là làm sao? Tất cả sử sách ghi về giai đoạn này của Sĩ Nhiếp chẳng có tí nào nói đến nước Thục cả.

Lâm Ấp hiện nay cho là được chép là từ tên "huyện" Tượng Lâm mà ra. Làm gì có chuyện khởi nghĩa cấp huyện ở miền Trung mà đánh ra tận ngoài Bắc giết được thứ sử. Tượng Lâm phải là cấp quận, chắc trong đó có phần "Tượng" là quận lập ra dưới thời nhà Tần. Tượng Quận thì không thể ở miền Trung được mà chí ít cũng phải ở miền Bắc Việt hoặc ở vùng Quí Châu (tức Cửu Chân xưa).

Huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam... Có lẽ Lâm=Nam. Tượng Lâm là Tượng Quận và Nhật Nam, hay Cửu Chân và Nhật Nam là 2 quận lớn trong Giao Chỉ bộ. Nếu Cửu Chân ở Quí Châu thì Nhật Nam chắc phải là Quảng Tây ngày nay. Nhật Nam là nơi Sĩ Tứ, cha Sĩ Nhiếp làm thái thú.

Với cái nhìn như vậy có thể thấy:

- Anh em họ Sĩ thực ra là những người tham gia khởi nghĩa của Khu Liên ở Tượng Lâm = Cửu Chân + Nhật Nam. Sau khi Khu Liên mất họ bên ngoại Khu Liên là họ Phạm, tức là họ hàng nhà Sĩ Nhiếp, lên thay, duy trì Lâm Ấp trong 600 năm.

- Khởi nghĩa Khu Liên ở Quí Châu (Cửu Chân), Quảng Tây (Nhật Nam), sau đó là cả Ích Châu (nơi Sĩ Nhiếp đã thuyết phục bọn Ung Khải hàng nhà Ngô) là phạm vi của ... nhà Thục Hán Lưu Bị. Như vậy Sĩ Nhiếp thực ra đã là thuộc nước Thục. Như trên, câu đối cho thấy Sĩ Nhiếp là tổ tiên họ Phạm của Lâm Ấp. Anh em ông ta đã tham gia vào khởi nghĩa của Khu Liên khi lập quốc Lâm Ấp và đóng một vai trò không nhỏ trong khởi nghĩa này ở Giao Châu. Chính vì Sĩ Nhiếp đã thuộc nhà Thục nên " liệt quận hùng phong" của anh em Sĩ Nhiếp mới chỉ bay xa đến "Ngụy Ngô" mà thôi.

Posted Image

Lại một lần nữa xem lại thông tin từ gia phả họ Phạm:

"Cuối đời Hùng Duệ Vương (258 trước CN) con trai trưởng của Phạm Duy Minh ở xứ Đằng Châu, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên ngày nay là Đại lang Phạm Duy Hinh cùng Lý Thành (con Lý Thân -Lý Ông Trọng) trấn thủ đất Nam Hà gồm 2 châu là ái châu (Bình Trị Thiên) và Trung châu ( gọi là xứ Lâm ấp)-tức là Nam Trung bộ ngày nay.

Sau khi Triệu Đà chống lại nhà Nam Hán, lập nên nước Nam Việt (207 trc CN) sáp nhập nước Âu Lạc vào Nam Việt và thu gom cả đất Nam Hà (xứ Lâm ấp). Chỉ đến khi nhà Hán xâm chiếm lại Nam Viêt, nhà Triệu bị diệt vong (111 trc CN) thì họ Lý xưng vương xứ Lâm ấp. Mãi đến đời Lý Khu Kiên mất, họ Phạm kế vị với 19 đời vua trải qua gần 500 năm (140-605), đóng đô tại thành Châu Sa ( xã Tịnh Châu huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi ngày nay). Đến đời vua họ Phạm thứ 19 là Phạm Chí bị tướng nhà Tuỳ là Lưu Phương bất ngờ đột kích, cướp phá đô thành Châu Sa, vơ vét của cải , châu báu cùng 18 pho tượng vàng của 18 vua họ Phạm, khiến Phạm Chí và con là Phạm Trung chạy ra các vùng hải đảo quanh đảo Côn Lôn để cầu cứu, được 3, 4 vạn viện binh về cùng Mai Thúc Loan và cha con Phùng Hưng, Phùng An , diệt được quan quân nhà Đường và lập Mai Thúc Loan làm Bố Cái Đại vương, tức Mai Hắc đế (766).

Thấy xứ Lâm ấp phải lo chống đối với nhà Đường ở phía Bắc, nên thừa cơ hội này, người Chà Và (Java, Inđônêxia ngày nay) gồm các bộ tộc Dừa và bộ tộc Cau kéo sang xâm chiếm xứ Lâm ấp và lập nên Vương quốc Chiêm Thành vào năm 705. Phạm Chính, con của Phạm Trung, cháu nội cuả Phạm Chí, khi thất bại trở về, đành phải chịu nhận vùng đất quanh thành Châu Sa làm xứ tự trị của dòng họ Phạm. Hiện nay, tại núi An Điềm, xã Bình Chương, huyện Bình Sơn , còn có đền thờ vị Triệu tổ họ Phạm là Đại lang Phạm Duy Hinh."

Như vậy Lâm Ấp thành lập bắt đầu từ họ Lý: Khu Liên = Lý Khu Kiên = Lưu Bị. Lưu Bị sau khi tiến lên phía Bắc đã lập nên nhà Tây Thục. Anh em Sĩ Nhiếp là những người đã tham gia khởi nghĩa của Lưu Bị trên khu vực các quận của Giao Chỉ bộ và sau khi giết thứ sử Chu Phù đã cai quản các vùng này.

Khi Ngụy diệt nhà Thục của họ Lý, chỉ thâu tóm được phần phía Bắc. Phần phía Tây Nam (vùng Tây Bắc và Lào ngày nay) vẫn do Mạnh Hoạch nắm giữ và phần Nam (Giao Châu) do họ Phạm của Sĩ Nhiếp nắm giữ vẫn tồn tại độc lập.

Nhà Thục của họ Lý mất, họ Phạm lên ngôi ở phần Nam – Lâm Ấp này. Nước Lâm Ấp tiếp tục tồn tại thêm 500 năm nữa. Không ít lần họ Phạm đã tấn công ra Bắc, đòi lại vùng đất của tổ tiên mình (Sĩ Nhiếp). Điển hình là chuyện Phạm Dương Mại đề nghị vua Nam Tống cho cai quản Giao Châu:

“Nhâm Thân, [432], (Tống Nguyên Gia năm thứ 9). Mùa hạ, tháng 5, vua Lâm Ấp là Phạm Dương Mại sai sứ sang cống nước Tống, xin lĩnh Giao Châu. Vua Tống xuống chiếu trả lời vì đường xa không cho.”

Nếu không phải tổ tiên họ Phạm đã từng cai quản Giao Châu thì đề nghị trên của Phạm Dương Mại là quá vô lý. Cái lý ở đây chính là Sĩ Nhiếp, thái thú Giao Châu, là người họ Phạm, nên Lâm Ấp mới thường xuyên muốn lập lại quyền lực của mình ở Giao Châu.

Cho đến tận cuối thời kỳ Lâm Ấp, khi lãnh thổ Lâm Ấp bị mất vào tay nhà Tùy, họ Phạm vẫn tiếp tục đấu tranh cùng với Mai Thúc Loan và Phùng Hưng để “Bắc tiến”. Phạm Thị Uyển là hoàng hậu của Mai Thúc Loan đã cầu đầu cánh quân chống giữ với nhà Đường ở La Thành và mất bên sông Tô Lịch. Mấy người em của bà là Phạm Miện, Phạm Huy là tướng của Phùng Hưng (thần tích đình Hòa Mục). Điều này cho thấy vai trò của họ Phạm xuyên suốt từ thời Sĩ Nhiếp sang Lâm Ấp tới Nam Chiếu (Phùng Hưng).

Có thể nước Lâm Ấp của họ Phạm và nước của Hoàn Vương, rồi Chiêm Thành sau này là hai nước khác nhau. Lâm Ấp là quốc gia của người Kinh (họ Phạm) rất rõ ràng. Hoàn Vương, Chiêm Thành là người Chăm, có từ thời Sa Huỳnh. Lâm Ấp là một phần của nước Thục thời Tam quốc. Biên giới phía Nam quãng khoảng dãy Hoành Sơn (Quảng Bình). Còn Chiêm Thành thì ở xa hơn nhiều về phía Nam, qua đèo Hải Vân.

Posted Image

Chữ trên Lăng Sĩ Nhiếp

Vị “Nam giao học tổ” Sĩ Nhiếp như vậy thực sự là một người Việt, có công lao rất lớn đối với lịch sử Giao Châu nói riêng và Việt Nam nói chung. Thật đáng buồn là với cách nhìn nhận như hiện nay, Triệu Vũ Đế, rồi Sĩ Nhiếp, Cao Biền đều bị gán mác “Tàu” vào. Đền miếu của họ bị bỏ trơ trọi. Người Việt lúc nào mới biết nhìn lại đúng gốc gác tổ tiên của mình?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sĩ Nhiếp nếu quả là người Việt như bài viết này nói thì cũng là ...Việt gian vì làm quan đô hộ của ngoại bang thống trị dân Việt trong hơn 1000 năm Bắc Thuộc. Đang có kẻ muốn khôi phục lễ hội tôn vinh Sĩ Nhiếp vì cho là có công với dân Việt trong thời Bắc thuộc.

Bọn vô liêm sỉ.

Bị nhiều người phản đối - cá nhân tôi cũng viết nhiều bài về vấn đề nay trên cả blog và trên diễn đàn Lý học - nên tụi nó vẽ ra Sĩ Nhiếp họ Phạm và là người Việt hòng hợp thức hóa việc phục hồi đền thờ Sĩ Nhiếp. Tổ tiên rực rỡ thì vùi dập chỉ là liên minh bộ lạc với những người dân "ở trần đóng khố", còn thằng đè đầu cưỡi cổ dân Việt thì một bọn vô sỉ trâng tráo tôn vinh.

Liệu cái thần hồn.

Bài này có nguồn từ đâu vậy, Hoangnt có thể cho tôi biết không?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sĩ Nhiếp nếu quả là người Việt như bài viết này nói thì cũng là ...Việt gian vì làm quan đô hộ của ngoại bang thống trị dân Việt trong hơn 1000 năm Bắc Thuộc. Đang có kẻ muốn khôi phục lễ hội tôn vinh Sĩ Nhiếp vì cho là có công với dân Việt trong thời Bắc thuộc.

Bọn vô liêm sỉ.

Bị nhiều người phản đối - cá nhân tôi cũng viết nhiều bài về vấn đề nay trên cả blog và trên diễn đàn Lý học - nên tụi nó vẽ ra Sĩ Nhiếp họ Phạm và là người Việt hòng hợp thức hóa việc phục hồi đền thờ Sĩ Nhiếp. Tổ tiên rực rỡ thì vùi dập chỉ là liên minh bộ lạc với những người dân "ở trần đóng khố", còn thằng đè đầu cưỡi cổ dân Việt thì một bọn vô sỉ trâng tráo tôn vinh.

Liệu cái thần hồn.

Bài này có nguồn từ đâu vậy, Hoangnt có thể cho tôi biết không?

Bác Thiên Sứ ơi,

Sĩ Nhiếp quê ở Quảng Tín - Thương Ngô, là một trong 7 quận của Giao Chỉ bộ. Vậy ông ta rõ ràng là người Giao Chỉ.

Có thể nhiều người không ưa phong trào "bình dân học vụ" của Sĩ Nhiếp, nhưng không thể gọi ông ta là Việt gian vì ông ta đã nhiếp chính, giữ cho Giao Châu độc lập hàng chục năm trước các thế lực Ngụy, Ngô, Thục, chưa kể phía Tây là Mạnh Hoạch, phía Nam là Lâm Ấp.

Sử Việt không nhìn nhận công lao của Sĩ Vương thì đúng là "có mắt mà như thầy bói".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Thiên Sứ ơi,

Sĩ Nhiếp quê ở Quảng Tín - Thương Ngô, là một trong 7 quận của Giao Chỉ bộ. Vậy ông ta rõ ràng là người Giao Chỉ.

Có thể nhiều người không ưa phong trào "bình dân học vụ" của Sĩ Nhiếp, nhưng không thể gọi ông ta là Việt gian vì ông ta đã nhiếp chính, giữ cho Giao Châu độc lập hàng chục năm trước các thế lực Ngụy, Ngô, Thục, chưa kể phía Tây là Mạnh Hoạch, phía Nam là Lâm Ấp.

Sử Việt không nhìn nhận công lao của Sĩ Vương thì đúng là "có mắt mà như thầy bói".

Vậy thảo nào, anh nhận định về lịch sử chẳng có sở cứ nào. Anh chứng minh cho tôi dưới thời mà anh gọi là "nhiếp chính, giữ cho Giao Châu độc lập". Anh hiểu thế nào là độc lập của một dân tộc?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy thảo nào, anh nhận định về lịch sử chẳng có sở cứ nào. Anh chứng minh cho tôi dưới thời mà anh gọi là "nhiếp chính, giữ cho Giao Châu độc lập". Anh hiểu thế nào là độc lập của một dân tộc?

Thứ sử Giao Chỉ là Chu Phù bị người Man giết chết. Sĩ Nhiếp nhanh tay chiếm trọn Giao Châu, sắp xếp các anh em của mình làm thái thú các nơi, chỉ gửi biểu về báo cho nhà Hán.

(Xem http://damau.org/archives/6711)

Thứ sử Giao Châu tiếp theo là Trương Tân bị quân Lưu Biểu giết chết, vua Hán không cử được thứ sử khác, đành phải phong cho Sĩ Nhiếp làm Long Biên hầu, kiêm quản cả 7 quận của Giao Châu bộ. Giao Châu như vậy do người Việt (anh em Sĩ Nhiếp là người Việt rõ ràng) nắm quyền, một cách độc lập từ đây. Chỉ có một số hoạt động ngoại giao cống tiến qua loa, thực chất quyền hành Giao Châu nằm trong tay người Việt.

Nếu so với thời Khúc Thừa Dụ sau này thì công lao của Sĩ Nhiếp còn hơn nhiều. Khúc Thừa Dụ được coi là mở đầu độc lập cho Việt Nam thì tại sao Giao Châu Sĩ Nhiếp lại không phải?

Share this post


Link to post
Share on other sites