Posted 14 Tháng 2, 2012 Kham dư là gì? Từ Kham Dư xuất hiện sớm nhất ở “Sử ký – Nhật giả liệt truyện”, Chử tiên sinh chép: “Thời Hiếu Vũ Đế, triệu tập các chiêm gia lại hỏi ngày nào thì có thể lấy vợ? Nhà Ngũ Hành nói được, Nhà Kham Dư nói không được.Nghĩa gốc của Kham Dư là trời đất. Kham là trời, Dư là đất. Trong “Văn tuyển – Cam tuyền phú chú”, Hoài Nam Tử viết: “Kham Dư hành hùng (sống) để biết thư (mái)”. Hứa Thuận nói: “Kham là thiên đạo (đạo trời), Dư là địa đạo (đạo đất)”. “Sử ký – Tam vương thế gia sách ẩn”, viết: “Gọi đất là Dư, trời đất có cái đức bao trùm (phúc cái), do đó gọi trời là Cái, gọi đất là Dư”. Chu Tuấn Thanh người đời Thanh viết trong “Thuyết văn thông huấn định thanh”: “Cái Kham ở trên cao, Dư ở dưới thấp, nghĩa là trời cao đất thấp”. Kham, ngoài nghĩa là trời, còn có hai nghĩa nữa. Một, nghĩa là đột (xuyên). “Tuyết văn – bộ Thổ” viết: “Kham, nghĩa là đất nhô cao, bộ Thổ, âm Thậm”. Đột nghĩa là xuyên, hoặc nghĩa là chỗ lõm, gọi là địa hãm (chỗ đất trũng). Hai, nghĩa là khám, xem xét (điều tra cơ bản trên thực tế đất đai), hai từ này đồng nghĩa. Dư, từng mượn chữ Dư (thừa) để viết: “Tùy thư – Kinh tịch chí”, phần ba, “Bộ tí, Ngũ hành loại”, chép “Kham Dư (lịch chú)”, “Địa tiết kham dư (thừa)”, đây thực tế là sách lịch. “Hán chí” có chép “Kham Dư kim quĩ” mười bốn quyển (thất truyền). Long Xuyên Tư Ngôn khảo chứng, cho rằng: “Sách nói về phương vị Phong Thủy”. Học giả thời Hán thường bàn luận về Kham Dư, Kham Dư ở đây không hẳn có nghĩa là Trời Đất, mà thường là để chỉ quỷ thần. “Hán thư” quyển 87 dẫn “Cam tuyền phú” của Dương Hùng “thuộc Kham Dư dĩ bích lũy từ, tiêu khôi hư nhi xi cúc mông”. Mạnh Khang chú giải, viết: “Kham Dư là tên thần, làm ra Đồ Trạch thư”. Kham Dư là vị thần làm ra Đồ Trạch thư. Đồ Trạch thư đã thất lạc. Vương Sung đời Hán trong sách “Luận hành – Cáo thuật thiên” đã dẫn nguyên văn một đoạn trong Đồ Trạch thư. Đoan một: “Thuật đồ trạch nói rằng: Trạch có tám thuật, lấy danh số lục giáp mà xếp theo thứ tự, thứ tự lập theo tên gọi, cung thương phân biệt rõ ràng. Trạch có ngũ âm, Tính có ngũ thanh, Trạch không hợp với Tính, thì tính và Trạch chống đối nhau, tất tật bệnh tử vong, phạm tội gặp họa”. Đoạn hai, “Thuật đồ trạch nói rằng: Cửa nhà buôn không mở về hướng nam, cửa quan không mở về hướng bắc”. Qua hai đoạn văn trên đây, thấy rất rõ thuật đồ trạch có liên quan đến những cấm kị về nhà ở trong thuật phong thủy, mà Kham Dư là thần quái sáng tạo ra thuật phong thủy. Các tên gọi của Phong thủy “Hán thư – Nghệ văn chí” có loại Hình pháp. Thế nào là Hình pháp? Sách “hán thư – Nghệ văn chí” viết: “Hình pháp, là lấy cái thể Cửu châu mà dựng cái hình của thành, quách, nhà cửa. Đó là phép đo đếm xương người và lục súc, là hình dáng của khí vật, để cầu thanh khí sang hèn, lành dữ. Cũng như luật (âm luật) có dài ngắn, mà mỗi luật biểu thị một thanh (âm thanh), không phải là do quỉ thần, thì là tự nhiên nó như thế. Vậy hình và khí như đầu với đuôi, cũng có khi có hình mà không có khí, có khí mà không có hình, tinh vi đến thế chỉ có một”. Diêu Minh Huy trong “Hán chí chú giải”, viết: “Lấy cái thế của Cửu Châu mà dựng thành quách, nhà cửa, tức xem đất, xem hình”. Loại hình pháp có sách “Cung trạch địa hình”, hai mươi quyển (thất truyền). Học giả Nhật Long Xuyên Tư Ngôn đã từng khảo chứng về sách này, viết: “Sách viết về phương vị Phong Thủy”. Hình pháp chỉ diện mạo, không chỉ nói riêng về đất. “Tứ khố toàn thư tổng mục – thuật số” nói rất rõ: “Hình pháp đề cập cả tướng người tướng vật, không chỉ riêng tướng mà nhà tướng đất, cùng thuộc loại giả tá (vay mượn từ)”. Ngoài “Hán chí”, trong xã hội rất ít dùng cái từ Hình pháp. Quang Định - biên dịchnguồn: http://chuahieuquang.com/Modules/News/NewDetail.aspx?page=18&moduleId=19&news=466========================================Đọc cái này xong mới hiểu tại sao có những người lại trở nên dở hơi, tưng tửng do nghiêng ngửa cứu âm dương, tử vi, phong thủy, bốc dịch...hic. Loạn thông tin từ đầu!Thiên Đồng Share this post Link to post Share on other sites