Vo Truoc

Phân nhóm các quẻ theo Ngũ hành của mệnh

54 bài viết trong chủ đề này

Anh chị em trên diễn đàn thân mến!

Trong Dịch học người ta phân nhóm các quẻ theo Ngũ hành bản mệnh như dưới đây. ACE nào biết xin chia sẻ cơ sở lý luận của phép chia nhóm này.

Xin cám ơn!

Tám quẻ nhóm Càn Kim - Bản mệnh Kim:

Bát thuần Càn, Thiên phong Cấu, Thiên sơn Độn, Thiên địa Bĩ, Phong địa Quan, Sơn địa Bác, Hỏa địa Tấn, Hỏa thiên Đại hữu.

Tám quẻ nhóm Đoài Kim - Bản mệnh Kim:

Bát thuần Đoài, Trạch thủy Khốn, Trạch địa Tụy, Trạch sơn Hàm, Thủy sơn Kiển, Địa sơn Khiêm, Lôi sơn Tiểu quá, Lôi trạch Qui muội.

Tám quẻ nhóm Ly Hỏa - Bản mệnh Hỏa:

Bát thuần Ly, Hỏa sơn Lữ, Hỏa phong Đỉnh, Hỏa thủy Vị tế, Sơn thủy Mông, Phong thủy Hoán, Thiên thủy Tụng, Thiên hỏa Đồng nhân.

Tám quẻ nhóm Chấn Mộc - Bản mệnh Mộc:

Bát thuần Chấn, Lôi địa Dự, Lôi thủy Giải, Lôi phong Hằng, Địa phong Thăng, Thủy phong Tỉnh, Trạch phong Đại quá, Lôi trạch Tùy.

Tám quẻ nhóm Tốn Mộc - Bản mệnh Mộc:

Bát thuần Tốn, Phong thên Tiểu súc, Phong hỏa Gia nhân, Phong lôi Ích, Thiên lôi Vô vọng, Sơn lôi Di, Sơn phong Cổ.

Tám quẻ nhóm Khảm Thủy - Bản mệnh Thủy:

Bát thuần Khảm, Thủy trạch Tiết, Thủy lôi Truân, Thủy hỏa Ký tế, Trạch hỏa Cách, Lôi hỏa Phong, Địa hỏa Minh di, Địa thủy Sư.

Tám quẻ nhóm Cấn Thổ - Bản mệnh Thổ:

Bát thuần Cấn, Sơn hỏa Bí, Sơn thiên Đại súc, Sơn trạch Tổn, Hỏa trạch Khuê, Thiên trạch Lý, Phong trạch Trung phu, Phong sơn Tiệm.

Tám quẻ nhóm Khôn Thổ - Bản mệnh Thổ:

Bát thuần Khôn, Địa lôi Phục, Địa trạch Lãm, Địa thiên Thái, Lôi thiên Đại tráng, Trạch thiên Quải, Thủy thiên Nhu, Thủy địa Tỷ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

anh vô truoc thân mến !

xin chia sẻ với anh những cơ sở sau :

- cách biến 8 cung có quy luật chung : , trong quẻ đầu có hào dương thì biến thành hào âm ,và ngược lại . Cứ mỗi lần biến 1 hào sẽ được một tượng quẻ mới . mỗi cung tiến đến hào thứ 5 thì ngừng , hào thứ sáu không biến nữa . quẻ thứ 7 là do biến hào thứ 4 của quẻ thứ 6 mà ra .quẻ thứ 8 là do biến cả 3 hào 1,2,3 của quẻ thứ 7 mà ra

ví dụ :

quẻ càn 6 hào đều dương . khi biến bắt đầu từ :

háo 1 . hào đầu của quẻ càn từ dương biến thành âm , tức biến thành quẻ "thiên phong cấu ".

hào 2 của quẻ càn biến mà làm ra quẻ "thiên sơn độn "

hào 3 ......................................quẻ " thiên địa phủ "

hào 4 ......................................quẻ " phong địa quan "

hào 5 ......................................quẻ " sơn địa bóc "

hào thứ 4 của quẻ " dơn địa bốc " từ âm biến thành dương , biến ra "hỏa địa tấn "

các hào đầu , hào 2 , hào 3 của " hỏa địa tấn " đều là âm biến thành dương , làm thành quẻ" hỏa thiên đại hữu "

(đến đây 8 quẻ của cung càn đều đủ )

các cung khác cũng biến theo quy luật đó

-----------

thân ái !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn Vinh trả lời!

Những cơ sở này tôi cũng có tham khảo trong Tăng san bốc dịch. Nhưng đó là những cơ sở mang tính hình thức. Thực ra tôi muốn biết cở sở lý luận, tại sao lại làm như thế, nó có ý nghĩa gì. Cái này chắc không có trong cổ thư quá!

Cám ơn bạn nhiều!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh chị em trên diễn đàn thân mến!

Trong Dịch học người ta phân nhóm các quẻ theo Ngũ hành bản mệnh như dưới đây. ACE nào biết xin chia sẻ cơ sở lý luận của phép chia nhóm này.

Xin cám ơn!

Tám quẻ nhóm Càn Kim - Bản mệnh Kim:

Bát thuần Càn, Thiên phong Cấu, Thiên sơn Độn, Thiên địa Bĩ, Phong địa Quan, Sơn địa Bác, Hỏa địa Tấn, Hỏa thiên Đại hữu.

Tám quẻ nhóm Đoài Kim - Bản mệnh Kim:

Bát thuần Đoài, Trạch thủy Khốn, Trạch địa Tụy, Trạch sơn Hàm, Thủy sơn Kiển, Địa sơn Khiêm, Lôi sơn Tiểu quá, Lôi trạch Qui muội.

Tám quẻ nhóm Ly Hỏa - Bản mệnh Hỏa:

Bát thuần Ly, Hỏa sơn Lữ, Hỏa phong Đỉnh, Hỏa thủy Vị tế, Sơn thủy Mông, Phong thủy Hoán, Thiên thủy Tụng, Thiên hỏa Đồng nhân.

Tám quẻ nhóm Chấn Mộc - Bản mệnh Mộc:

Bát thuần Chấn, Lôi địa Dự, Lôi thủy Giải, Lôi phong Hằng, Địa phong Thăng, Thủy phong Tỉnh, Trạch phong Đại quá, Lôi trạch Tùy.

Tám quẻ nhóm Tốn Mộc - Bản mệnh Mộc:

Bát thuần Tốn, Phong thên Tiểu súc, Phong hỏa Gia nhân, Phong lôi Ích, Thiên lôi Vô vọng, Sơn lôi Di, Sơn phong Cổ.

Tám quẻ nhóm Khảm Thủy - Bản mệnh Thủy:

Bát thuần Khảm, Thủy trạch Tiết, Thủy lôi Truân, Thủy hỏa Ký tế, Trạch hỏa Cách, Lôi hỏa Phong, Địa hỏa Minh di, Địa thủy Sư.

Tám quẻ nhóm Cấn Thổ - Bản mệnh Thổ:

Bát thuần Cấn, Sơn hỏa Bí, Sơn thiên Đại súc, Sơn trạch Tổn, Hỏa trạch Khuê, Thiên trạch Lý, Phong trạch Trung phu, Phong sơn Tiệm.

Tám quẻ nhóm Khôn Thổ - Bản mệnh Thổ:

Bát thuần Khôn, Địa lôi Phục, Địa trạch Lãm, Địa thiên Thái, Lôi thiên Đại tráng, Trạch thiên Quải, Thủy thiên Nhu, Thủy địa Tỷ.

Hà Uyên xin chào anh chị em

Hà Uyên chào Vo Truoc

Thời gian cho phép, giờ đây Hà Uyên mới đọc tới chủ đề này, thật thú vị khi những điều Vo truoc đặt vấn đề tìm hiểu về phân nhóm quẻ theo Ngũ hành, cũng giống như Hà Uyên vậy.

Chúng ta có thể bắt đầu từ phân nhóm quẻ theo Âm - Dương trước, không biết có được không ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bát cung quái thuyết của Kinh Phòng lấy cơ sở về thứ tự của các quẻ là: Càn-Chấn-Khảm-Cấn-Khôn-Tốn-Ly-Đoài của “Thuyết quái”. Trong đó 4 quẻ Càn-Chấn-Khảm-Cấn là 4 cung Dương, còn 4 quẻ Khôn-Tốn-Ly-Đoài là 4 cung Âm.

Như vậy, Kinh Phòng đã căn cứ vào Bát quái hậu thiên phối Lạc thư.

Chúng ta tìm hiểu xem, tại sao Kinh Phòng lại xếm thứ tự tám quái theo Thuyết quái như vậy ? Việc phân 4 quẻ cung Âm và 4 quẻ cung Dương cho chúng ta hiểu và nhận thức như thế nào khi ứng dụng vào thực tiễn ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn bác Hà Uyên quan tâm!

Tôi rất mong được nghe bác luận giải tiếp.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

kính cụ

Bát cung quái thuyết của Kinh Phòng lấy cơ sở về thứ tự của các quẻ là: Càn-Chấn-Khảm-Cấn-Khôn-Tốn-Ly-Đoài của “Thuyết quái”. Trong đó 4 quẻ Càn-Chấn-Khảm-Cấn là 4 cung Dương, còn 4 quẻ Khôn-Tốn-Ly-Đoài là 4 cung Âm.

Như vậy, Kinh Phòng đã căn cứ vào Bát quái hậu thiên phối Lạc thư.

Chúng ta tìm hiểu xem, tại sao Kinh Phòng lại xếm thứ tự tám quái theo Thuyết quái như vậy ? Việc phân 4 quẻ cung Âm và 4 quẻ cung Dương cho chúng ta hiểu và nhận thức như thế nào khi ứng dụng vào thực tiễn ?

Việc phân âm dương quẻ như vậy là do ảnh hưởng của ngũ hành vào quẻ và cũng chỉ đúng khi giaỉa quẻ với hệ ngũ hành. Theo liêm trinh hoàn toàn hợp lý và có cơ sở khoa học hiện đại.

Kính cụ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bác Hà Uyên, chú Vo Truoc

Thật ra số Lạc Thư xuất phát từ Tiên Thiên Bát Quái, Hậu Thiên Bát Quái kết hợp với Lạc Thư theo cái dụng của số mà lâu dần thành ra ai củng cho số Lạc Thư là Hậu Thiên

Thế VinhL hởi có ai giải thích được số Lạc Thư từ đâu ra không????

Theo VinhL số Lạc Thư phải gọi là số Tiên Thiên (còn được gọi là số Thái Huyền) thì mới đúng với nguyên lý của nó. Có lẻ bị người Hán huyền hoặc hóa cho là lấy từ trên lưng rùa:-))

Số Tiên Thiên và kết hợp với ngũ hành của Hà Đồ thì mới có thể giải thích hợp lý được nguyên lý tốt xấu của Bát San trong Bát Trạch!!!

VinhL xin dần giải tại sao cái được gọi là số Lạc Thư xuất phát từ Tiên Thiên.

Theo số Thái Huyền thì Càn là 9, Khôn là 1, trời đất hợp thập.

Trong Dịch lại nói

Càn giao với Khôn một lần mà được Chấn: 9 – 1 = 8

Càn giao với Khôn hai lần mà được Khãm: 9 – 2 = 7

Càn giao với khôn ba lần mà được Cấn: 9 – 3 = 6

Càn giao vớI một lần nừa được 5 (9 – 4 = 5)

Khôn giao với Càn một lần mà được Tốn: 1 + 1 = 2

Khôn giao với Càn hai lần mà được Ly: 1 + 2 = 3

Khôn giao với Càn ba lần mà được Đoài: 1 + 3 = 4

Khôn giao với Càn một lần nửa được 5 (1 + 4 = 5)

Càn giao với Khôn, Khôn giao với Càn 4 lần mà được âm dương quân bình.

Vì vậy ta có

Càn 9, Chấn 8, Khãm 7, Cấn 6

Khôn 1, Tốn 2, Ly 3, Đoài 4

Theo tiên thiên bát quái thì ta có số sắp xếp như sau:

Đoài 4 …Càn 9….…Khôn 2

Ly 3………5………Khãm 7

Chấn 8….Khôn 1…..Cấn 6

Đây chính là nguyên lý tạo thành số Tiên Thiên (Lạc Thư) mà VinhL chưa thấy sách nào nói đến.

Nếu ta bước theo số trong khung tròn thì ta có hình như sau:

Posted Image

Bác còn nhớ VinhL có hỏi mấy quẻ Dịch 4 vạch không?

Đó chính là lấy từ trong quyển “Thái Huyền Kinh”, 9 quẻ đơn hai vạch là cửu cung, quẻ kép 4 vạch do hai quẻ đơn ghép thành, toàn bộ 81 quẻ.

Nguyên lý biến hào sắp xếp 64 dịch nạp ngù hành theo Hậu Thiên Bát Quái có chổ không hoàn chỉnh. Đó là ở hai quái Du Hồn và Quy Hồn, như đã thảo luận với Bác lúc trước.

Theo VinhL 64 quẻ sắp xếp theo Thái Cực Đồ hoàn chỉnh hơn.

Không biết bác đã xem qua đồ hình 64 quẻ Thái Cực chưa ạ?

Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trân trọng, kính gửi anh Thiên Sứ.

Bài viết của VinhL đã chứng minh một cách sáng tỏ về cội nguồn của Kinh Dịch.

Nếu có thể được, Hà Uyên đề nghị bài viết này được đưa lên Trang chủ của web: lyhocdongphuong.

Xin cảm ơn anh Thiên Sứ và cảm ơn VinhL về bài viết trên.

Hà Uyên

Share this post


Link to post
Share on other sites

chào Huynh VinhL,

hth xin phép sửa lỗi đánh máy cho Huynh.

Đoài 4 …Càn 9….…Tốn 2

Ly 3………5………Khãm 7

Chấn 8….Khôn 1…..Cấn 6

Chào bác Hà Uyên, chú Vo Truoc

Theo tiên thiên bát quái thì ta có số sắp xếp như sau:

Đoài 4 …Càn 9….…Khôn 2

Ly 3………5………Khãm 7

Chấn 8….Khôn 1…..Cấn 6

Đây chính là nguyên lý tạo thành số Tiên Thiên (Lạc Thư) mà VinhL chưa thấy sách nào nói đến.

Nếu ta bước theo số trong khung tròn thì ta có hình như sau:

Posted Image

Bác còn nhớ VinhL có hỏi mấy quẻ Dịch 4 vạch không?

Đó chính là lấy từ trong quyển “Thái Huyền Kinh”, 9 quẻ đơn hai vạch là cửu cung, quẻ kép 4 vạch do hai quẻ đơn ghép thành, toàn bộ 81 quẻ.

Nguyên lý biến hào sắp xếp 64 dịch nạp ngù hành theo Hậu Thiên Bát Quái có chổ không hoàn chỉnh. Đó là ở hai quái Du Hồn và Quy Hồn, như đã thảo luận với Bác lúc trước.

Theo VinhL 64 quẻ sắp xếp theo Thái Cực Đồ hoàn chỉnh hơn.

Không biết bác đã xem qua đồ hình 64 quẻ Thái Cực chưa ạ?

Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

chào Huynh VinhL,

hth xin phép sửa lỗi đánh máy cho Huynh.

Đoài 4 …Càn 9….…Tốn 2

Ly 3………5………Khãm 7

Chấn 8….Khôn 1…..Cấn 6

Cám ơn bạn HoangTrieuHai đã đính chính giùm.

Thân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sách Kinh Dịch do cụ Ngô Tất Tố biên dịch và chú giải, nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh năm 1997, trang 39, phần lời bàn của Tiên Nho, viết như sau:

"Thiệu Tử nói rằng: Khôn tìm ở Kiền, được hào Chín Đầu của nó mà thành ra Chấn, cho nên nói rằng "Tìm một lần mà được con trai". Kiền tìm ở Khôn, được hào Sáu Đầu của nó mà thành ra Tốn, cho nên nói rằng: "Tìm một lần mà được con gái". Khôn tìm đến lần thứ hai, được hào Chín Hai của Kiềm mà thành ra Khảm, cho nên nói rằng: "Tìm hai lần mà được con trai". Kiền tìm đến lần thứ hai, được hào Sáu Hai của Khôn mà thành Ly, cho nên nói rằng: "Tìm hai lần mà được con gái". Khôn tìm đến ba lần, được hào Chín Ba của Kiền mà thành ra Cấn, cho nên nói rằng: "Tìm ba lần mà được con trai". Kiền tìm đến lần thứ ba, được hào Sáu Ba của Khôn mà thành ra Đoái, cho nên nói rằng: "Ba lần tìm mà đươc con gái". ..."

Đọc đến đây, tôi nghĩ thế này: Kiền thuộc về Dương, Dương là Đầy, Đầy thì phải làm cho vợi bớt, nên Kiền giao với Khôn thì phải trừ đi. Khôn thuộc về Âm, Âm là Vơi, Vơi thì phải làm cho đầy thêm, nên Khôn giao với Kiền thì phải cộng vào. Và như vậy, phương án mà bạn VinhL đưa ra đã có một phần lời giải. Tuy nhiên, vấn đề là nếu xét theo số của Lạc Thư, khi phối quẻ thì số Chín là thuộc về Ly, số 1 lại thuộc Khảm. Còn theo Thuyết Quái và thứ tự tám quẻ của Phục Hy thì lại là Nhất Kiền Nhị Đoái Tam Ly Tứ Chấn Ngũ Tốn Lục Khảm Thất Cấn Bát Khôn.

Tôi thực sự thấy băn khoăn về điểm này, xin kính nhờ bác Hà Uyên, bạn VinhL và các anh chị em khác chỉ điểm thêm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngoài ra, chủ để này là tìm hiểu căn nguyên phân nhóm quẻ theo ngũ hành. Đây là một chủ đề theo tôi là rát khó chứng minh. Vì đến thời đại chúng ta. các phân nhóm này đã được coi như Tiên đề. Mà chứng minh một tiên đề thì khá là vất vả.... :rolleyes:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sách Kinh Dịch do cụ Ngô Tất Tố biên dịch và chú giải, nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh năm 1997, trang 39, phần lời bàn của Tiên Nho, viết như sau:

"Thiệu Tử nói rằng: Khôn tìm ở Kiền, được hào Chín Đầu của nó mà thành ra Chấn, cho nên nói rằng "Tìm một lần mà được con trai". Kiền tìm ở Khôn, được hào Sáu Đầu của nó mà thành ra Tốn, cho nên nói rằng: "Tìm một lần mà được con gái". Khôn tìm đến lần thứ hai, được hào Chín Hai của Kiềm mà thành ra Khảm, cho nên nói rằng: "Tìm hai lần mà được con trai". Kiền tìm đến lần thứ hai, được hào Sáu Hai của Khôn mà thành Ly, cho nên nói rằng: "Tìm hai lần mà được con gái". Khôn tìm đến ba lần, được hào Chín Ba của Kiền mà thành ra Cấn, cho nên nói rằng: "Tìm ba lần mà được con trai". Kiền tìm đến lần thứ ba, được hào Sáu Ba của Khôn mà thành ra Đoái, cho nên nói rằng: "Ba lần tìm mà đươc con gái". ..."

Đọc đến đây, tôi nghĩ thế này: Kiền thuộc về Dương, Dương là Đầy, Đầy thì phải làm cho vợi bớt, nên Kiền giao với Khôn thì phải trừ đi. Khôn thuộc về Âm, Âm là Vơi, Vơi thì phải làm cho đầy thêm, nên Khôn giao với Kiền thì phải cộng vào. Và như vậy, phương án mà bạn VinhL đưa ra đã có một phần lời giải. Tuy nhiên, vấn đề là nếu xét theo số của Lạc Thư, khi phối quẻ thì số Chín là thuộc về Ly, số 1 lại thuộc Khảm. Còn theo Thuyết Quái và thứ tự tám quẻ của Phục Hy thì lại là Nhất Kiền Nhị Đoái Tam Ly Tứ Chấn Ngũ Tốn Lục Khảm Thất Cấn Bát Khôn.

Tôi thực sự thấy băn khoăn về điểm này, xin kính nhờ bác Hà Uyên, bạn VinhL và các anh chị em khác chỉ điểm thêm.

Chào bạn Lão Nông,

Bạn nói đúng lắm, VinhL đã lộn đi thứ tự.

Khôn giao Càn 3 lần được tam hùng Chấn Khãm Cấn, là quẻ Dương nhưng thể là Âm

Càn giao Khôn 3 lần mà được tam thư Tốn Ly Đoài, là quẻ Âm nhưng thể là Dương

Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 9 đây là số thứ tự của các quẻ trong Tiên Thiên Bát Quái.

Càn 9, Chấn 8, Khãm 7 Cấn 6, Khôn 1, Tốn 2, Ly 3, Đoài 4 là số của âm dương tương tác tương hợp (hợp thập).

Theo bạn nói 9 thuộc về Ly, 1 thuộc về Khãm, đây là lấy số mà kếp hợp với Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương. Ly là Hỏa, 9 theo Hà Đồ ngũ hành là Kim, vậy nguyên lý kếp hợp 9 với Ly, 1 với Khãm là từ đâu? Nguyên lý của sự liên quan giữa số Lạc Thư và Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương là ở đâu?

Lại hỏi trong Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương, nguyên lý ở đâu mà Càn Đoài là Kim, Chấn Tốn là Mộc, Cấn Khôn là Thổ? Tại sao 3 hành Kim Mộc Thổ lại có 2 quái, trong khi Khãm Ly lại chỉ có một?

Thân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Uyên xin chào Anh Chị em

Hà Uyên chào Lão Nông.

"Còn theo Thuyết Quái và thứ tự tám quẻ của Phục Hy thì lại là Nhất Kiền Nhị Đoái Tam Ly Tứ Chấn Ngũ Tốn Lục Khảm Thất Cấn Bát Khôn."

Trước hết Hà Uyên xin đính chính: Thuyết quái không nói đến thứ tự quẻ như Lão Nông đã viết.

Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8. Theo Hà Uyên, thì việc định số này do bởi Thiệu Ung, khi Thiệu Ung chỉnh sửa, xắp xếp lại với một nguyên tắc của cá nhân là: "Trước khi sinh ra" và "Sau khi sinh ra", mà được định danh bằng: Tiên thiên đồ và Hậu thiên đồ.

Tiên thiên đồ được Thiệu Ung sếp thứ tự 64 quẻ theo thứ tự số 1 khởi từ quẻ Thuần Càn, nghịch chuyển theo thứ tự: Càn, Đoài, Ly Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. Được 8 quẻ:

Vị trí thứ nhất là Thuần Càn, số là 99.

Vị trí thứ 2 là Trạch Thiên Quải, số là 49.

Vị trí thứ 3 là Hỏa Thiên Đại hữu, số là 39.

Vị trí thứ 4 là Lôi Thiên Đại tráng, số là 89.

Vị trí thứ 5 là Phong Thiên Tiểu súc, số là 29.

Vị trí thứ 6 là Thủy Thiên Nhu, số là 79.

Vị trí thứ 7 là Sơn Thiên Đại súc, số là 69.

Vị trí thứ 8 là Địa Thiên Thái, số là 19.

Tiếp tục thiệu Ung lấy quái Đoài nghịch chuyển theo thứ tự Càn-Đoài-Ly-Chấn-Tốn-Khảm-Cấn-Khôn được 8 quẻ theo số thứ tự sau:

Vị trí thứ 9 là Thiên Trạch Lý, số là 94.

Vị trí thứ 10 là Thuần Đoài, số là 44.

Vị trí thứ 11 là Hỏa Trạch Khuê, số là 34 .

Vị trí thứ 12 là Lôi Trạch Quy muội, số là 84

Vị trí thứ 13 là Phong Trạch Trung phu, số là 24.

Vị trí thứ 14 là Thủy Trạch Tiết, số là 74.

Vị trí thứ 15 là Sơn Trạch Tổn, số là 64

Vị trí thứ 16 là Địa Trạch Lâm

Theo cách gọi Tiên thiên của Thiệu Ung, thì quẻ Thuần Càn ở vị trí thứ 1, cộng thêm với 9 thì tới quẻ Thuần Đoài có số thứ tự là 1 + 9 = 10. Cộng thêm với 9 thì được quẻ Thuần Ly có số thứ tự là 10 + 9 = 19. Tiếp tục cộng thêm với 9 thì được quẻ Thuần Chấn có số thứ tự là 19 + 9 = 28. Cộng thêm với 9 thì được quẻ Thuần Tốn có số thứ tự là 28 + 9 = 37. Tiếp tục công thêm với 9 thì được quẻ Tập Khảm có số thứ tự là 37 + 9 = 46. Cộng thêm với 9 thì được quẻ Thuần Cấn có số thứ tự là 46 + 9 = 55. Tiếp tục cộng thêm với 9 thì được quẻ Thuần Khôn có số thứ tự là 55 + 9 = 64.

Theo cách gọi Hậu thiên của Thiệu Ung, quẻ Thuần càn gồm: 1, 9, 17, 25, 33, 41, 49, 57 (1, 9, 7, 5, 3, 1, 9, 7). Từ số thứ tự cuối của quẻ Càn 57 + 9 = 66 ta trừ đi 64 quẻ 66 - 64 = 2. Nên quẻ thuần Đoài mang số thứ tự khởi đầu là 2. Thiệu Ung nói: Càn 1, Đoài 2.

Theo Hậu thiên, quẻ Đoài gồm các số: 2, 10, 18, 26, 34, 42, 50, 58 (2, 0, 8, 6, 4, 2, 0, 8). Từ số thứ tự cuối của quẻ Đoài cộng thêm với 9, tức là 58 + 9 = 67 - 64 = 3. Do vậy 3 là số thứ tự đầu tiên của quẻ Ly. Nên nói Ly 3.

Tiếp tục như vậy, nên Thiệu Ung viết: Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8. Thiên, Trạch, Hỏa, Lôi, Phong, Thủy, Sơn, Địa - 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.

Việc Thiệu Ung định thứ tự số Càn-Đoài-Ly-Chấn-Tốn-Khảm-Cấn-Khôn tương đương với 1-2-3-4-5-6-7-8 chỉ dùng và ứng dụng trong thuật toán của những môn mà Thiệu cung đã sáng chế ra. Còn viêc Số Tiên thiên mà VinhL đặt vấn đề là mối quan hệ giữa Hà đồ và Lạc thư, việc chứng minh và giải thích của VinhL về số của Lạc thư chính là số Tiên thiên thì theo Hà Uyên được biết, chưa có một tài liệu nào giải thích rõ về nguyên lý này.

Lão Nông tham khảo thêm.

Trân trọng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lão Nông xin cảm ơn bác Hà Uyên và bạn VinhL đã có ý kiến.

Bạn VinhL viết:

Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 9 đây là số thứ tự của các quẻ trong Tiên Thiên Bát Quái.

Càn 9, Chấn 8, Khãm 7 Cấn 6, Khôn 1, Tốn 2, Ly 3, Đoài 4 là số của âm dương tương tác tương hợp (hợp thập).

Chắc là do đánh máy nhanh nên nhầm ở chỗ tô đỏ, vì theo thứ tự này thì phải là Khôn 8.

Phần hợp thập như bạn nói, có thể hiểu là lấy từ câu của Thuyết quái: "Trời đất định ngôi, núi chằm thông khí. Sấm gió sát nhau, nước lửa không bắn nhau, Tám quái mài nhau, kể cái đi rồi là thuận, biết cái sắp tới là nghịch..." (Sách đã dẫn, trang 29).

Theo đó:

- Trời (Càn) và Đất (Khôn) là một cặp

- Núi (Cấn) và Chằm ( Đoài) là một cặp

- Sấm (Chấn) và Gió (Tốn) là một cặp

- Lửa (Ly) và Nước (Khảm) là một cặp.

Vì ở giữa là trung cung giữ số thập, nên các cặp đối nhau đi qua trung cung, phải có tổng thành 10, nên gọi là Hợp Thập.

Lý luận của bạn đến đây hoàn toàn chặt chẽ. Nhưng bạn căn cứ vào đâu để định là Càn 9 hợp với Khôn 1 thành 10, chắc phải có một lý luận nào đó nữa ở chỗ này, nếu bạn có thể chỉ rõ ra thêm, thì những người đang học Dịch sẽ được tỏ tường hơn.

Về số thứ tự 8 quẻ Càn 1 Đoài 2 ... theo tiên thiên, như bác Hà Uyên chỉ dẫn, Lão Nông đã rõ ràng, xin cảm ơn bác. Kính chúc bác sức khỏe.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính bác Lão Nông

Lão Nông xin cảm ơn bác Hà Uyên và bạn VinhL đã có ý kiến.

Bạn VinhL viết:

Chắc là do đánh máy nhanh nên nhầm ở chỗ tô đỏ, vì theo thứ tự này thì phải là Khôn 8.

Phần hợp thập như bạn nói, có thể hiểu là lấy từ câu của Thuyết quái: "Trời đất định ngôi, núi chằm thông khí. Sấm gió sát nhau, nước lửa không bắn nhau, Tám quái mài nhau, kể cái đi rồi là thuận, biết cái sắp tới là nghịch..." (Sách đã dẫn, trang 29).

Theo đó:

- Trời (Càn) và Đất (Khôn) là một cặp

- Núi (Cấn) và Chằm ( Đoài) là một cặp

- Sấm (Chấn) và Gió (Tốn) là một cặp

- Lửa (Ly) và Nước (Khảm) là một cặp.

Vì ở giữa là trung cung giữ số thập, nên các cặp đối nhau đi qua trung cung, phải có tổng thành 10, nên gọi là Hợp Thập.

Lý luận của bạn đến đây hoàn toàn chặt chẽ. Nhưng bạn căn cứ vào đâu để định là Càn 9 hợp với Khôn 1 thành 10, chắc phải có một lý luận nào đó nữa ở chỗ này, nếu bạn có thể chỉ rõ ra thêm, thì những người đang học Dịch sẽ được tỏ tường hơn.

Về số thứ tự 8 quẻ Càn 1 Đoài 2 ... theo tiên thiên, như bác Hà Uyên chỉ dẫn, Lão Nông đã rõ ràng, xin cảm ơn bác. Kính chúc bác sức khỏe.

Theo liêm trinh số nạp quẻ còn ăn nhau ở công thức tính và lời giải của công thức tính nữa chứ.

Kính bác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy Liêm Trinh có thêm ý kiến nào nữa chăng? Có thêm ý kiến trao đổi thì vấn đề càng rõ ràng hơn và những người sơ học về Dịch sẽ có thêm cơ hội được biết thêm chút kiến thức.

Mời bạn cho ý kiến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính bác Lão Nông

Vậy Liêm Trinh có thêm ý kiến nào nữa chăng? Có thêm ý kiến trao đổi thì vấn đề càng rõ ràng hơn và những người sơ học về Dịch sẽ có thêm cơ hội được biết thêm chút kiến thức.

Mời bạn cho ý kiến.

Liêm trinh nghĩ hiện tại chúng ta chưa biết năng lượng của bát quái hoạt động như thế nào và có bao nhiêu trường năng lượng chứa đựng trong bát quái theo các tiêu chí khoa học hiện đại và cấu tạo năng lượng cụ thể của một quái theo tiêu chí khoa học hiện đại.

Nếu bát quái là một lý thuyết lớn chứ chưa nói đến là một lý thuyết thống nhất thì lý thuyết lớn ấy tất chứa đựng không ít công thức nhỏ và các lời giải tương ứng cho từng công thức.

Mỗi môn tiếp cận bát quái lại theo một cách khác nhau có môn dùng tọa độ thời gian cụ thể để dự báo trên một công thức và lời giải tương ứng cố định dể dự đoán việc sẽ sảy ra. Có môn lại dựa vào cảm ứng hoặc sự việc đã xảy ra như bốc dịch, lạc việt độn toán để dự đoán diễn tiến tiếp theo. Như vậy mỗi môn với công thức và lời giải của mình chỉ giải quyết được một phần dự báo đó có lẽ cũng chính là nguyên nhân để các học thuật cổ chỉ chính xác từ 25%- 70% và như vậy trong việc tránh cái sấu đã là quá tốt rồi.

Như Lạc Việt độn toán tiếp cận theo phương pháp của cụ Thiên Sứ có thể là cách giải quyết cấu tạo năng lượng trong một quái (cách định vị cụ thể vị trí một trường năng lượng trong một quái, nếu cấu tạo của một quái lại như một bát quái thu nhỏ). Hai quái trong Lạc Việt độn toán tạo nên quẻ dự báo với lời giải tương ứng.Các học thuật khác cũng thế chỉ giải quyết được 1,2 hoặc một số trường năng lượng trong tổng số các trường năng lượng của bát quái. Hiệu quả hay không ăn nhau ở sác xuất đúng của dự báo.

Một đồ hình thay đồi kèm theo một công thức và lời giải mới có thể lại là rất đúng (kiểm nghiệm bằng thực tiễn), hy hữu vẫn sảy ra trường hợp hai cái sai gộp lại vẫn là một cái đúng (bạn nào đã từng hoa mắt với các đồ án chuyên ngành của đại học kỹ thuật chắc đều đã gặp trường hợp này) nên theo liêm trinh mọi học thuật cổ cần được trân trọng các học thuật mới khi thực tiễn kiểm chứng có hiệu quả cũng cần trân trọng như học thuật cổ.

liêm trinh ngi chúng ta là các nhà khoa học lý học hiện đại. khoa học thì luôn đòi hỏi tìm tòi sáng tạo kế thừa và phát triển.

Kính bác

Share this post


Link to post
Share on other sites

......

Nhưng bạn căn cứ vào đâu để định là Càn 9 hợp với Khôn 1 thành 10, chắc phải có một lý luận nào đó nữa ở chỗ này, nếu bạn có thể chỉ rõ ra thêm, thì những người đang học Dịch sẽ được tỏ tường hơn.

Chào bạn Lão Nông,

Trước khi đi vào lý luận Càn 9 Khãm 1, theo bạn nghĩ Thái Cực có thể dùng số mấy để đại diện?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Uyên xin đính chính lại: VinhL viết: Càn - 9, Khôn - 1 (không phải là Khảm - 1)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn bác Hà Uyên quan tâm!

Tôi rất mong được nghe bác luận giải tiếp.

Thân mến!

Kinh Phòng đã căn cứ theo Dịch - Thuyết quái, để phân âm dương theo hai "miền". Theo cách phân định Kinh của Chu Hy thì phân Thuyết quái làm 11 chương.

- Chương 1: có câu: ...tham thiên lưỡng địa nhi ỷ số...

- Điều này cho chúng ta hiểu được nguyên tắc thứ nhất: phân độ số Dương 3 - Âm 2 (D/3 & A/2). Lấy số Trời là 3 là để chỉ số lẻ, lấy số đất là 2 để chỉ số chẵn. Điều này có nghĩa là: đặt ra các số tượng trưng cho âm dương theo nguyên tắc: lẻ - chẵn

- Kinh Phòng phân miền dương gồm 4 quẻ: Càn - Chấn - Khảm - Cấn, miền âm gồm 4 quẻ: Khôn - Tốn - Ly - Đoài. Như vậy, chúng ta có thể lấy số 3 để chỉ 4 quẻ dương, và lấy số 2 để chỉ 4 quẻ âm. Việc ỷ số thông qua 7-8-9-6 này, ở đây có vấn đề còn chưa được sáng tỏ ?

- Vấn đề gì chưa được sáng tỏ ? Lấy số trời là 3 mà thông qua 7-8-9-6 để chỉ Càn-Chấn-Khảm-Cấn. Giả thiết khi mùa Xuân, thì Càn ứng với 7, Chấn ứng với 8, Khảm ứng với 9, Cấn ứng với 6. Sau 180 ngày tới mùa Hạ, thì Càn ứng với 8, Chấn ứng với 9, Khảm ứng với 6, Cấn ứng với 7. Tiếp tục như vậy với mùa Thu và mùa Đông. Những quy luật gì còn đang tiềm ẩn ở đây ???

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Uyên xin đính chính lại: VinhL viết: Càn - 9, Khôn - 1 (không phải là Khảm - 1)

Dạo này sao hay lẫm cẫm gõ sai hoài nhỉ

Cám ơn bác Hà Uyên đã đính chính lại

Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Hà Uyên xin chào Anh Chị em

Hà Uyên chào Lão Nông.

"Còn theo Thuyết Quái và thứ tự tám quẻ của Phục Hy thì lại là Nhất Kiền Nhị Đoái Tam Ly Tứ Chấn Ngũ Tốn Lục Khảm Thất Cấn Bát Khôn."

Trước hết Hà Uyên xin đính chính: Thuyết quái không nói đến thứ tự quẻ như Lão Nông đã viết.

Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8. Theo Hà Uyên, thì việc định số này do bởi Thiệu Ung, khi Thiệu Ung chỉnh sửa, xắp xếp lại với một nguyên tắc của cá nhân là: "Trước khi sinh ra" và "Sau khi sinh ra", mà được định danh bằng: Tiên thiên đồ và Hậu thiên đồ.

Tiên thiên đồ được Thiệu Ung sếp thứ tự 64 quẻ theo thứ tự số 1 khởi từ quẻ Thuần Càn, nghịch chuyển theo thứ tự: Càn, Đoài, Ly Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. Được 8 quẻ:

Vị trí thứ nhất là Thuần Càn, số là 99.

Vị trí thứ 2 là Trạch Thiên Quải, số là 49.

Vị trí thứ 3 là Hỏa Thiên Đại hữu, số là 39.

Vị trí thứ 4 là Lôi Thiên Đại tráng, số là 89.

Vị trí thứ 5 là Phong Thiên Tiểu súc, số là 29.

Vị trí thứ 6 là Thủy Thiên Nhu, số là 79.

Vị trí thứ 7 là Sơn Thiên Đại súc, số là 69.

Vị trí thứ 8 là Địa Thiên Thái, số là 19.

Tiếp tục thiệu Ung lấy quái Đoài nghịch chuyển theo thứ tự Càn-Đoài-Ly-Chấn-Tốn-Khảm-Cấn-Khôn được 8 quẻ theo số thứ tự sau:

Vị trí thứ 9 là Thiên Trạch Lý, số là 94.

Vị trí thứ 10 là Thuần Đoài, số là 44.

Vị trí thứ 11 là Hỏa Trạch Khuê, số là 34 .

Vị trí thứ 12 là Lôi Trạch Quy muội, số là 84

Vị trí thứ 13 là Phong Trạch Trung phu, số là 24.

Vị trí thứ 14 là Thủy Trạch Tiết, số là 74.

Vị trí thứ 15 là Sơn Trạch Tổn, số là 64

Vị trí thứ 16 là Địa Trạch Lâm

Theo cách gọi Tiên thiên của Thiệu Ung, thì quẻ Thuần Càn ở vị trí thứ 1, cộng thêm với 9 thì tới quẻ Thuần Đoài có số thứ tự là 1 + 9 = 10. Cộng thêm với 9 thì được quẻ Thuần Ly có số thứ tự là 10 + 9 = 19. Tiếp tục cộng thêm với 9 thì được quẻ Thuần Chấn có số thứ tự là 19 + 9 = 28. Cộng thêm với 9 thì được quẻ Thuần Tốn có số thứ tự là 28 + 9 = 37. Tiếp tục công thêm với 9 thì được quẻ Tập Khảm có số thứ tự là 37 + 9 = 46. Cộng thêm với 9 thì được quẻ Thuần Cấn có số thứ tự là 46 + 9 = 55. Tiếp tục cộng thêm với 9 thì được quẻ Thuần Khôn có số thứ tự là 55 + 9 = 64.

Theo cách gọi Hậu thiên của Thiệu Ung, quẻ Thuần càn gồm: 1, 9, 17, 25, 33, 41, 49, 57 (1, 9, 7, 5, 3, 1, 9, 7). Từ số thứ tự cuối của quẻ Càn 57 + 9 = 66 ta trừ đi 64 quẻ 66 - 64 = 2. Nên quẻ thuần Đoài mang số thứ tự khởi đầu là 2. Thiệu Ung nói: Càn 1, Đoài 2.

Theo Hậu thiên, quẻ Đoài gồm các số: 2, 10, 18, 26, 34, 42, 50, 58 (2, 0, 8, 6, 4, 2, 0, 8). Từ số thứ tự cuối của quẻ Đoài cộng thêm với 9, tức là 58 + 9 = 67 - 64 = 3. Do vậy 3 là số thứ tự đầu tiên của quẻ Ly. Nên nói Ly 3.

Tiếp tục như vậy, nên Thiệu Ung viết: Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8. Thiên, Trạch, Hỏa, Lôi, Phong, Thủy, Sơn, Địa - 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.

Việc Thiệu Ung định thứ tự số Càn-Đoài-Ly-Chấn-Tốn-Khảm-Cấn-Khôn tương đương với 1-2-3-4-5-6-7-8 chỉ dùng và ứng dụng trong thuật toán của những môn mà Thiệu cung đã sáng chế ra. Còn viêc Số Tiên thiên mà VinhL đặt vấn đề là mối quan hệ giữa Hà đồ và Lạc thư, việc chứng minh và giải thích của VinhL về số của Lạc thư chính là số Tiên thiên thì theo Hà Uyên được biết, chưa có một tài liệu nào giải thích rõ về nguyên lý này.

Lão Nông tham khảo thêm.

Trân trọng.

Kính bác Hà Uyên,

VinhL xin tặng bác cái hình Thái Cực 64 Quẻ, và củng chính là cái nguyên lý của các sắp xếp quẻ của Thiệu Ung.

Thật ra có phải do Thiệu Ung sắp không?

VinhL nhớ là có truyền thuyết là Thiệu Ung thấy được tấm đồ thái cực của một đạo sỉ nào đó (không nhớ rõ là đã đọc ở đâu), nghỉ chính là đồ Thái Cực 64 quẻ này đây.

Posted Image

Kính

Edited by VinhL

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Lão Nông,

Trước khi đi vào lý luận Càn 9 Khãm 1, theo bạn nghĩ Thái Cực có thể dùng số mấy để đại diện?

Chào VinhL

Theo tôi hiểu thì Thái Cực chưa phân thành số. Nếu định số cho Thái Cực thì phải dùng số 0. Có phải ý bạn định nói từ câu Thái cực sinh Lưỡng Nghi, mà Càn thì biểu kiến cho Nghi Dương, Khôn thì biểu kiến cho Nghi Âm. Sinh từ Thái Cực nên Càn Khôn phải chia nhau 2 số cùng cực 2 đầu là số 9 và số 1. Trong đó 9 là Lão Dương, nên phải định cho Càn, mà đã định 9 cho Càn thì phải định 1 cho Khôn ... (Đây là lão Nông đoán mò ý tưởng của bạn thôi, chẳng có gì chắc chắn cả).

Tôi nghĩ ở đây chẳng phải lý luận kiểu cóc cáy như thế, hẳn phải có lý thuyết rõ ràng, phân minh như cách giải thích về thứ tự Bát Quái mà bác Hà Uyên đã đưa ra, và bạn VinhL đã có hình thuyết minh.

Share this post


Link to post
Share on other sites