Vo Truoc

Phân nhóm các quẻ theo Ngũ hành của mệnh

54 bài viết trong chủ đề này

Posted (đã chỉnh sửa)

Chào VinhL

Theo tôi hiểu thì Thái Cực chưa phân thành số. Nếu định số cho Thái Cực thì phải dùng số 0. Có phải ý bạn định nói từ câu Thái cực sinh Lưỡng Nghi, mà Càn thì biểu kiến cho Nghi Dương, Khôn thì biểu kiến cho Nghi Âm. Sinh từ Thái Cực nên Càn Khôn phải chia nhau 2 số cùng cực 2 đầu là số 9 và số 1. Trong đó 9 là Lão Dương, nên phải định cho Càn, mà đã định 9 cho Càn thì phải định 1 cho Khôn ... (Đây là lão Nông đoán mò ý tưởng của bạn thôi, chẳng có gì chắc chắn cả).

Tôi nghĩ ở đây chẳng phải lý luận kiểu cóc cáy như thế, hẳn phải có lý thuyết rõ ràng, phân minh như cách giải thích về thứ tự Bát Quái mà bác Hà Uyên đã đưa ra, và bạn VinhL đã có hình thuyết minh.

Chào bạn Lão Nông,

Bạn chứa nghe người ta lý luận sao lại đoán lung tung thế?:-)))

Thú thật câu “Thái Cực sinh lưỡng nghi, vv…..”, ai đọc qua dịch đều biết đến, nhưng chưa hiểu hoặc hiểu lơ sơ bề ngoài thì cho nó là cóc cáy, thực sự hiểu được không có bao nhiêu người đâu bạn ạ.

Xin bạn lý giải tại sao bạn cho Thái Cực là 0.

0 là không có gì cả, hay là 0 vì nó là điểm khởi?

Vậy lý học đông phương nói con người là một tiểu thái cực, vậy câu này giải thích sao đây?

Nói về Càn 9 Khôn 1 thì củng chưa phải điểm khởi đầu, chúng ta thảo luận về Thái Cực đi. Vậy xin hỏi bạn ai vẻ ra Thái Cực sớm nhất và lúc nào???

Bát Quái được lập thành từ Thái Cực như thế nào?

Thân

Edited by VinhL

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Lão Nông,

Bạn chứa nghe người ta lý luận sao lại đoán lung tung thế?:-)))

Thú thật câu “Thái Cực sinh lưỡng nghi, vv…..”, ai đọc qua dịch đều biết đến, nhưng chưa hiểu hoặc hiểu lơ sơ bề ngoài thì cho nó là cóc cáy, thực sự hiểu được không có bao nhiêu người đâu bạn ạ.

Xin bạn lý giải tại sao bạn cho Thái Cực là 0.

0 là không có gì cả, hay là 0 vì nó là điểm khởi?

Vậy lý học đông phương nói con người là một tiểu thái cực, vậy câu này giải thích sao đây?

Nói về Càn 9 Khôn 1 thì củng chưa phải điểm khởi đầu, chúng ta thảo luận về Thái Cực đi. Vậy xin hỏi bạn ai vẻ ra Thái Cực sớm nhất và lúc nào???

Bát Quái được lập thành từ Thái Cực như thế nào?

Thân

Hì, chào VinhL.

Bạn đừng hiểu nhầm ý lão Nông nhé. Tôi nói "cóc cáy" là tự diễu cái lý luận của tôi thôi. Vì phần này tôi chưa hiểu rõ lắm, nên khi cố gắng giải thích thì thấy không tự hài lòng được. Hoàn toàn không hề có ý cho rằng các lý luận cổ xưa hay ý tưởng của VinhL là như vậy đâu nhé. Nếu tôi có làm bạn hiểu như vậy thì tôi xin lỗi và xin đính chính cho rõ nghĩa.

Tôi rất muốn nghe bạn bàn về Thái Cực và sự hình thành Bát quái từ Thái Cực.

Thân mến,

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính bác Hà Uyên,

VinhL xin tặng bác cái hình Thái Cực 64 Quẻ, và củng chính là cái nguyên lý của các sắp xếp quẻ của Thiệu Ung.

Thật ra có phải do Thiệu Ung sắp không?

VinhL nhớ là có truyền thuyết là Thiệu Ung thấy được tấm đồ thái cực của một đạo sỉ nào đó (không nhớ rõ là đã đọc ở đâu), nghỉ chính là đồ Thái Cực 64 quẻ này đây.

Posted Image

Kính

Cảm ơn VinhL đã tặng đồ hình.

Phân Ngũ hành cho bát quái lại theo nguyên lý của Dịch: khí dịch sinh từ dưới.

Vinh có ý kiến gì về vấn đề này không ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Cảm ơn VinhL đã tặng đồ hình.

Phân Ngũ hành cho bát quái lại theo nguyên lý của Dịch: khí dịch sinh từ dưới.

Vinh có ý kiến gì về vấn đề này không ?

Kính Bác Hà Uyên,

VinhL chưa nghiên cứu thật sâu vào vấn đề Ngũ hành trong tấm đồ này.

Thứ tự 64 thì hoàn toàn giống y như tấm đồ tròn 64 quẻ của Thiệu Ung.

Nhưng củng từ hình này mà VinhL khám phá ra một quy luật trong thứ tự 64 quẻ của Kinh Phòng.

Đó chính là ở hai cột sau đây:

Thiên, Địa

Phong, Lôi

Sơn, Trạch

Hỏa, Thủy.

Thiên Phong Sơn Hỏa theo thứ tự các quẻ trắng (phía trong)

Địa Lôi Trạch Thủy theo thứ tự các quẻ đen (phiá trong)

Căn cứ vào đấy VinhL đã sáng tạo ra món Thiên Địa Chỉ dùng để ghi nhớ thứ tự các quẻ trùng, ngũ hành của quẻ, tính hào thế của quẻ, và tính luôn Bát San của Bát Trạch.

Thiên Địa, Sơn Trạch đi thuận từ trên xuống dưới rồi quay lại

Phong Lôi, Hỏa Thủy đi nghịch từ dưới lên trên rồi quay lại

Kính.

Edited by VinhL

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Hì, chào VinhL.

Bạn đừng hiểu nhầm ý lão Nông nhé. Tôi nói "cóc cáy" là tự diễu cái lý luận của tôi thôi. Vì phần này tôi chưa hiểu rõ lắm, nên khi cố gắng giải thích thì thấy không tự hài lòng được. Hoàn toàn không hề có ý cho rằng các lý luận cổ xưa hay ý tưởng của VinhL là như vậy đâu nhé. Nếu tôi có làm bạn hiểu như vậy thì tôi xin lỗi và xin đính chính cho rõ nghĩa.

Tôi rất muốn nghe bạn bàn về Thái Cực và sự hình thành Bát quái từ Thái Cực.

Thân mến,

Chào bạn Lão Nông,

VinhL xin trích lại câu truyện của chú DaoHoa. Củng từ câu truyện này mà VinhL ngộ được sự xuất phát của Thái Cực.

--------

DaoHoa còn nhớ rõ những ngày tuổi thơ. Lần đầu tiên ĐàoHoa bắt chước vẽ tấm hình Luỡng Nghi trên giấy (sau khi coi qua một tấm hình trong một sách cũ) và đi khoe khang với mọi người. ĐàoHoa gặp một ông thầy và ông thầy khen ĐàoHoa một câu :"Vòng cong đẹp quá. Nếu em xếp đôi hình lưỡng nghi thì ra hình gì vậy. "

ĐàoHoa xếp đôi hình lưỡng nghi, đưa ánh nắng để xem, và trả lời : "Hình tròn thầy". Thầy cười và nói: "Nếu hình tròn thì hình lưỡng nghi của em đã vẽ sai rồi. ĐaoHoa nhìn thầy với đầy thắc mắc. Thầy cười và đứng lên bước vào nhà trong. Một lác sau, thầy trở ra và tặng ĐaoHoa một cây tre dài 1 meter, và 12 cục bi đá sỏi. Thầy dẫn em ra sau nhà thầy. Thầy nói: "Cắm cây tre nầy ngay giữa vườn cho thầy ". Sau khi ĐaoHoa cắm cây tre, thầy nói :"Bây giờ là giờ Ngọ, em hãy đặt viên đá đầu tiên ở cuối ngọn bóng cây tre".

Mỗi tháng em ghé thăm thầy và tiếp tục đặt 11 viên đá còn lại. Sau khi bài học đầy thú vị nầy, ĐaoHoa đã hiểu được ý nghĩa của hình lưỡng nghi.

Đào Hoa

--------

Ai vẻ ra Thái Cực sớm nhất và lúc nào? Câu trả lời nằm trong câu truyện của chú DaoHoa đấy.

Edited by VinhL

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bác Hà Uyên, chú Vo Truoc

Thật ra số Lạc Thư xuất phát từ Tiên Thiên Bát Quái, Hậu Thiên Bát Quái kết hợp với Lạc Thư theo cái dụng của số mà lâu dần thành ra ai củng cho số Lạc Thư là Hậu Thiên

Thế VinhL hởi có ai giải thích được số Lạc Thư từ đâu ra không????

Theo VinhL số Lạc Thư phải gọi là số Tiên Thiên (còn được gọi là số Thái Huyền) thì mới đúng với nguyên lý của nó. Có lẻ bị người Hán huyền hoặc hóa cho là lấy từ trên lưng rùa:-))

Số Tiên Thiên và kết hợp với ngũ hành của Hà Đồ thì mới có thể giải thích hợp lý được nguyên lý tốt xấu của Bát San trong Bát Trạch!!!

VinhL xin dần giải tại sao cái được gọi là số Lạc Thư xuất phát từ Tiên Thiên.

Theo số Thái Huyền thì Càn là 9, Khôn là 1, trời đất hợp thập.

Trong Dịch lại nói

Càn giao với Khôn một lần mà được Chấn: 9 – 1 = 8

Càn giao với Khôn hai lần mà được Khãm: 9 – 2 = 7

Càn giao với khôn ba lần mà được Cấn: 9 – 3 = 6

Càn giao vớI một lần nừa được 5 (9 – 4 = 5)

Khôn giao với Càn một lần mà được Tốn: 1 + 1 = 2

Khôn giao với Càn hai lần mà được Ly: 1 + 2 = 3

Khôn giao với Càn ba lần mà được Đoài: 1 + 3 = 4

Khôn giao với Càn một lần nửa được 5 (1 + 4 = 5)

Càn giao với Khôn, Khôn giao với Càn 4 lần mà được âm dương quân bình.

Vì vậy ta có

Càn 9, Chấn 8, Khãm 7, Cấn 6

Khôn 1, Tốn 2, Ly 3, Đoài 4

Theo tiên thiên bát quái thì ta có số sắp xếp như sau:

Đoài 4 …Càn 9….…Khôn 2

Ly 3………5………Khãm 7

Chấn 8….Khôn 1…..Cấn 6

Đây chính là nguyên lý tạo thành số Tiên Thiên (Lạc Thư) mà VinhL chưa thấy sách nào nói đến.

Nếu ta bước theo số trong khung tròn thì ta có hình như sau:

Posted Image

Bác còn nhớ VinhL có hỏi mấy quẻ Dịch 4 vạch không?

Đó chính là lấy từ trong quyển “Thái Huyền Kinh”, 9 quẻ đơn hai vạch là cửu cung, quẻ kép 4 vạch do hai quẻ đơn ghép thành, toàn bộ 81 quẻ.

Nguyên lý biến hào sắp xếp 64 dịch nạp ngù hành theo Hậu Thiên Bát Quái có chổ không hoàn chỉnh. Đó là ở hai quái Du Hồn và Quy Hồn, như đã thảo luận với Bác lúc trước.

Theo VinhL 64 quẻ sắp xếp theo Thái Cực Đồ hoàn chỉnh hơn.

Không biết bác đã xem qua đồ hình 64 quẻ Thái Cực chưa ạ?

Kính

Chào anh VinhL.

Thấy anh nhắc đến "Thái Huyền kinh", vậy chắc anh có quyển sách này, không biết anh có thể chia sẽ với mọi người được không. Theo như NĐS biết thì "Thái huyền kinh" này do nhà triết học nỗi tiếng thời Tây Hán Dương Hùng (Ông là người theo phái Thuyết quái khí) mô phỏng theo "Chu Dịch" mà làm riêng một hệ thống, hệ thống mà ông tự tạo gọi là "Thái Huyền", đó là 81 ký hiệu, gọi là "81 thủ", mỗi "thủ" tương đương với một quẻ "Chu Dịch", phân biệt do 3 kí hiệu cơ bản __ , _ _ , _ _ , _ _ , _ _ , _ _ , theo 4 lớp mà cấu thành, gọi là 3 phương, 9 châu, 27 bộ, 81 gia. Ba phương tức là tam huyền, phương thứ nhất là THiên huyền, phương thứ hai là Địa huyền, phương thứ ba là Nhân huyền. 81 gia tức là 81 thủ chia làm 9 giai đoạn, gọi là ''cửu thiên'', mỗi '' thiên'' 9 thủ, mỗi thủ chia làm 9 tán, có tồng cộng 729 tán, với nhất huyền, tam phương, cửu châu, 27 bộ, 81 gia và cả 81 thủ và 729 tán tạo nên đồ thức thế giới, thiên đạo, địa đạo, nhân đạo. Bên trên là những gì sơ lược mà NĐS biết được, nhưng lại không có bộ ''Thái huyền kinh'' để mở mang sự hiều biết, không biết anh có thể chia sẽ không, xin cam ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Chào anh VinhL.

Thấy anh nhắc đến "Thái Huyền kinh", vậy chắc anh có quyển sách này, không biết anh có thể chia sẽ với mọi người được không. Theo như NĐS biết thì "Thái huyền kinh" này do nhà triết học nỗi tiếng thời Tây Hán Dương Hùng (Ông là người theo phái Thuyết quái khí) mô phỏng theo "Chu Dịch" mà làm riêng một hệ thống, hệ thống mà ông tự tạo gọi là "Thái Huyền", đó là 81 ký hiệu, gọi là "81 thủ", mỗi "thủ" tương đương với một quẻ "Chu Dịch", phân biệt do 3 kí hiệu cơ bản __ , _ _ , _ _ , _ _ , _ _ , _ _ , theo 4 lớp mà cấu thành, gọi là 3 phương, 9 châu, 27 bộ, 81 gia. Ba phương tức là tam huyền, phương thứ nhất là THiên huyền, phương thứ hai là Địa huyền, phương thứ ba là Nhân huyền. 81 gia tức là 81 thủ chia làm 9 giai đoạn, gọi là ''cửu thiên'', mỗi '' thiên'' 9 thủ, mỗi thủ chia làm 9 tán, có tồng cộng 729 tán, với nhất huyền, tam phương, cửu châu, 27 bộ, 81 gia và cả 81 thủ và 729 tán tạo nên đồ thức thế giới, thiên đạo, địa đạo, nhân đạo. Bên trên là những gì sơ lược mà NĐS biết được, nhưng lại không có bộ ''Thái huyền kinh'' để mở mang sự hiều biết, không biết anh có thể chia sẽ không, xin cam ơn.

Chào bạn Nhị Địa Sinh,

Bạn nói hoàn toàn đúng.

Tiếc thay VinhL chỉ có quyển dịch lại của ông Derek Walters tựa đề là “The Alternative Iching”. Theo VinhL biết ông ta củng không dịch toàn bộ. Bản dịch tiếng Anh thì dì nhiên mất đi rất nhiều ý nghĩa. Bản gốc “Thái Huyền Kinh” tiếng Hán mà ông ta dịch lại hiện nay nằm ở thư viện quốc gia Anh. VinhL củng đang tìm kiếm quyển sách tiếng Hán. Khi nào có sẻ đăng lên cùng nghiên cứu.

Thân

Edited by VinhL

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Lão Nông,

VinhL xin trích lại câu truyện của chú DaoHoa. Củng từ câu truyện này mà VinhL ngộ được sự xuất phát của Thái Cực.

--------

DaoHoa còn nhớ rõ những ngày tuổi thơ. Lần đầu tiên ĐàoHoa bắt chước vẽ tấm hình Luỡng Nghi trên giấy (sau khi coi qua một tấm hình trong một sách cũ) và đi khoe khang với mọi người. ĐàoHoa gặp một ông thầy và ông thầy khen ĐàoHoa một câu :"Vòng cong đẹp quá. Nếu em xếp đôi hình lưỡng nghi thì ra hình gì vậy. "

ĐàoHoa xếp đôi hình lưỡng nghi, đưa ánh nắng để xem, và trả lời : "Hình tròn thầy". Thầy cười và nói: "Nếu hình tròn thì hình lưỡng nghi của em đã vẽ sai rồi. ĐaoHoa nhìn thầy với đầy thắc mắc. Thầy cười và đứng lên bước vào nhà trong. Một lác sau, thầy trở ra và tặng ĐaoHoa một cây tre dài 1 meter, và 12 cục bi đá sỏi. Thầy dẫn em ra sau nhà thầy. Thầy nói: "Cắm cây tre nầy ngay giữa vườn cho thầy ". Sau khi ĐaoHoa cắm cây tre, thầy nói :"Bây giờ là giờ Ngọ, em hãy đặt viên đá đầu tiên ở cuối ngọn bóng cây tre".

Mỗi tháng em ghé thăm thầy và tiếp tục đặt 11 viên đá còn lại. Sau khi bài học đầy thú vị nầy, ĐaoHoa đã hiểu được ý nghĩa của hình lưỡng nghi.

Đào Hoa

--------

Ai vẻ ra Thái Cực sớm nhất và lúc nào? Câu trả lời nằm trong câu truyện của chú DaoHoa đấy.

Chào bạn Lão Nông,

Sau đây chính là bức hình của chú DaoHoa up lên.

Posted Image

Nhìn vào bức hình này thì mới biết Đồ Thái cực chính là do bóng của cây xào tạo ra, và củng là do ánh sáng mặt trời. Như vậy chính Thái Dương vẽ ra Đồ Thái Cực sớm nhất, từ khi nó được hình thành và phát ra ánh sáng.

Nay nhìn vào hình, thì thấy lưỡng nghi có hình thể như thế là do sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời. Vòng quỷ đạo này là hình ellipse có hai tâm, mặt trời thì cư ở một tâm còn tâm kia thì không có hành tinh nào cả. Hai tâm này có phải là một Âm một Dương trong thuyết Âm Dương không?

Thân

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ý nghĩa của Tuần không cư Tuất Hợi thật là thú vị (!)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Nhị Địa Sinh,

Bạn nói hoàn toàn đúng.

Tiếc thay VinhL chỉ có quyển dịch lại của ông Derek Walters tựa đề là “The Alternative Iching”. Theo VinhL biết ông ta củng không dịch toàn bộ. Bản dịch tiếng Anh thì dì nhiên mất đi rất nhiều ý nghĩa. Bản gốc “Thái Huyền Kinh” tiếng Hán mà ông ta dịch lại hiện nay nằm ở thư viện quốc gia Anh. VinhL củng đang tìm kiếm quyển sách tiếng Hán. Khi nào có sẻ đăng lên cùng nghiên cứu.

Thân

Xin cám ơn anh, nếu được chia sẽ thì tốt quá.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Lão Nông,

Sau đây chính là bức hình của chú DaoHoa up lên.

Posted Image

Nhìn vào bức hình này thì mới biết Đồ Thái cực chính là do bóng của cây xào tạo ra, và củng là do ánh sáng mặt trời. Như vậy chính Thái Dương vẽ ra Đồ Thái Cực sớm nhất, từ khi nó được hình thành và phát ra ánh sáng.

Nay nhìn vào hình, thì thấy lưỡng nghi có hình thể như thế là do sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời. Vòng quỷ đạo này là hình ellipse có hai tâm, mặt trời thì cư ở một tâm còn tâm kia thì không có hành tinh nào cả. Hai tâm này có phải là một Âm một Dương trong thuyết Âm Dương không?

Thân

Như vậy ông mặt trời vẽ nên Đồ thái cực, nhưng để thể hiện được nó thành hình dạng để nhìn thấy bằng mắt người phàm thì thật cũng không đơn giãn, do thế mà trong Hoài Nam nhân có kể các ông Hy Hòa phải lặn lội từ Trung nguyên xuống phía Nam đến đất Giao Chỉ để đo ánh dương do ông thái dương vẽ nên, thế mới thấy đất phương Nam quan trọng như thế.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như vậy ông mặt trời vẽ nên Đồ thái cực, nhưng để thể hiện được nó thành hình dạng để nhìn thấy bằng mắt người phàm thì thật cũng không đơn giãn, do thế mà trong Hoài Nam nhân có kể các ông Hy Hòa phải lặn lội từ Trung nguyên xuống phía Nam đến đất Giao Chỉ để đo ánh dương do ông thái dương vẽ nên, thế mới thấy đất phương Nam quan trọng như thế.

Chào bạn Nhị Địa Sinh,

Vì vậy VinhL nghỉ, bộ tộc nào sáng lập phương pháp lấy sào đo bóng mặt trời đầu tiên, CÓ THỂ là chủ nhân của thuyết Âm Dương Lưỡng Nghi.

Thân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh VinhL,

Bấy lâu tôi rất hâm mộ hiểu biết của anh về tam thức, nay thấy anh bỏ lên đồ hình của chú DaoHoa về thái cực, cái này khoảng hai năm trước tôi có đi qua khi nghiên cứu về độ số. Hình nó giống như số 8 đầu nhỏ đầu to không giống như hình của chú DaoHoa vẽ quá tròn quá đều (hèn gì thầy của chú cười :lol: )

(tôi dùng chức năng chèn ảnh lại báo là không cho phép nên tôi không thể bỏ ảnh lên được)

Lý do tôi mạo muội cắt ngang bài của các vị (xin lỗi cái vị nhé) là vì theo hình thật sự thì phải an tiết khí ra sao, độ số có đều không? còn 28 tú, v.v. và còn nhiều vấn đề khác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa các bác, các anh chị !

Công Minh thấy nội dung topic này rất hay, có giá trị.

Nên mạo muội thay mặt cho những thành viên đang quan tâm theo dõi Topic này, rất mong được sự quan tâm đóng góp kiến thức thâm sâu của các bác các anh chị, trên tinh thần hòa hợp và cởi mở để cùng nhau làm sáng tỏ những gì còn nghi vấn như vừa qua .

Như một hội thảo bàn tròn về khoa học, CM thiết nghĩ trong nội dung chúng ta không nhất thiết dẫn dắt cầu kỳ hay sử dụng văn phong rườm rà, hoặc có ý thử thách nhau. Từ đó nhiều khi dẫn dến sự hiểu lầm, rồi lại đi xa khỏi nội dung chính.

Với tinh thần tứ hải giai huynh đệ, hảo hán đã gặp nhau cứ "chẻ toe" vấn đề ra mổ xẻ, miễn chấp những râu ria.

Dĩ ý tải đạo.

Mong muốn thay kết thúc topic này sẽ có nhiều kiến thức hay được qúi các bác, các anh chị truyền tải cho bá tánh.

Xin cảm ơn tất cả.

Công Minh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh VinhL,

Bấy lâu tôi rất hâm mộ hiểu biết của anh về tam thức, nay thấy anh bỏ lên đồ hình của chú DaoHoa về thái cực, cái này khoảng hai năm trước tôi có đi qua khi nghiên cứu về độ số. Hình nó giống như số 8 đầu nhỏ đầu to không giống như hình của chú DaoHoa vẽ quá tròn quá đều (hèn gì thầy của chú cười :( )

(tôi dùng chức năng chèn ảnh lại báo là không cho phép nên tôi không thể bỏ ảnh lên được)

Lý do tôi mạo muội cắt ngang bài của các vị (xin lỗi cái vị nhé) là vì theo hình thật sự thì phải an tiết khí ra sao, độ số có đều không? còn 28 tú, v.v. và còn nhiều vấn đề khác.

Chào bạn Phongthuysinh,

Đây là hình tương tự với hình bạn đã gữi cho VinhL

Posted Image

và đây là củng là hình số 8 mà bạn đề cặp.

Posted Image

Hình số 8 này được gọi là Analemma tức là quỉ đạo dịch chuyển của Mặt trời cùng một thời điểm trong ngày theo từng ngày trongnăm, không phải là bóng mặt của mặt trời chiếu xuống cây xào.

Thân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa các bác, các anh chị !

Công Minh thấy nội dung topic này rất hay, có giá trị.

Nên mạo muội thay mặt cho những thành viên đang quan tâm theo dõi Topic này, rất mong được sự quan tâm đóng góp kiến thức thâm sâu của các bác các anh chị, trên tinh thần hòa hợp và cởi mở để cùng nhau làm sáng tỏ những gì còn nghi vấn như vừa qua .

Như một hội thảo bàn tròn về khoa học, CM thiết nghĩ trong nội dung chúng ta không nhất thiết dẫn dắt cầu kỳ hay sử dụng văn phong rườm rà, hoặc có ý thử thách nhau. Từ đó nhiều khi dẫn dến sự hiểu lầm, rồi lại đi xa khỏi nội dung chính.

Với tinh thần tứ hải giai huynh đệ, hảo hán đã gặp nhau cứ "chẻ toe" vấn đề ra mổ xẻ, miễn chấp những râu ria.

Dĩ ý tải đạo.

Mong muốn thay kết thúc topic này sẽ có nhiều kiến thức hay được qúi các bác, các anh chị truyền tải cho bá tánh.

Xin cảm ơn tất cả.

Công Minh

Hà Uyên chào Công Minh

Hà Uyên cũng mong muốn như vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào VinhL,

Trước hết tôi đưa cho bạn đường link này có hình thái cực giống như cái của anh đưa lên: http://www.chinesefortunecalendar.com/YinYang.htm

Ngày xưa người ta không có điều kiện cho nên phải dùng cây sào để đo bóng mặt trời, ngày nay chúng ta ngồi trước máy vi tính, lại hiểu được sự di chuyển của mặt trời cho nên chỉ cần áp dụng nó là được. Bóng mặt trời chẳng qua là một cạnh của hình tam giác nhỏ nằm trong hình tam giác lớn được tạo ra bởi vị trí của mặt trời so với mặt đất và cây sào. Tôi không rành danh từ chử VN cho nên giải thích sẽ có khó khăn (nhưng tôi biết bạn hiểu lời của tôi). Nói như vậy nghĩa là ta có thể tính ra được bóng mặt trời khi ta biết được vị trí (chiều cao, chiều xa và độ số di chuyển) của mặt trời, tức là tính ra cái altitude, longitude và azimuth.

Như trong hình này: Posted Image

chiều cao h có thể cho là chiều cao của cây sào (trong hình cho h là gốc độ, tôi dùng làm cây sào). và khoảng cách từ gạch h tới tâm điểm là cái bóng của cây sào. Lúc mặt trời lên cao thì bóng sẽ ngắn, mặt trời xuống thấp thì bóng sẽ dài; cái này nói lên "vòng thái cực" có tròn hay không. Tạm gọi là vị trí chiều cao, còn vị trí chiều ngang chỉ khoảng cách cái bóng xoai vòng (tức là khoảng cách giữa các tiết khí).

Trang này có trình để tính altitude và azimuth để bạn tham khảo : http://www.gcstudio.com/suncalc.html

Lấy ba số làm thí dụ, vị trí ở Cali, USA thì lúc 12 giờ:

ngày 9/9 lattitude = 58º24'03" (58.4) azimuth = 177º41'27" (177.68)

ngày 9/10 lattitude = 46º49'53" (46.82) azimuth = 181º52'21" (181.86)

ngày 9/11 lattitude = 36º17'52" (36.3) azimuth = 182º29'50" (182.5)

Xem khoảng cách của vị trí của mặt trời thì ta cũng biết là khoảng cách không đều, từ tháng 9 tới tháng 10 chiều cao khác biệc là 11.58 còn tháng 10 tới tháng 11 là 10.52, còn độ số chiều ngang thì từ 9-10 là 4.18 còn từ 10-11 thì là 0.64

Tôi đưa bạn đường link này có trình java applet để tính bóng của cây sào http://www.jgiesen.de/sunshadow/index.htm

Không biết bạn có thử xem bóng mặt trời của một ngày kết hợp với bóng mặt trời của một năm xem nó ra sao không :(

À mà tôi chỉ nêu ra vài ý kiến nhỏ nhoi (có lẽ đúng cũng có lẽ sai) để bạn tham khảo thêm, xin không tiếp tục bàn thảo về việc này nữa.

Chào,

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngẫm nghĩ lại làm tôi cũng tò mò tại sao kết quả của trình sun shadow lại khác xa so với trang nói về yinyang cho nên thu lượm vị trí của mặt trời mỗi ngày trong một năm, bỏ vào excel và tính ra bóng mặt trời cùng với vị trí x,y thì ra một hình cũng khá tương tự như thái cực, tuy nhiên tôi chưa đi sâu thêm vào. Nếu chỉ lấy bóng mặt trời mỗi tháng thì không ra hình giống thái cực được. Giờ bỏ lên đây để các vị ngâm cứu (nếu muốn).

http://rapidshare.com/files/277895722/solarposition.xlsx

Chỉ cần highlight hai cột x,y rồi bấm vẽ hình xy scatter là được. Công thức tính của mỗi cột đã có sẳn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngẫm nghĩ lại làm tôi cũng tò mò tại sao kết quả của trình sun shadow lại khác xa so với trang nói về yinyang cho nên thu lượm vị trí của mặt trời mỗi ngày trong một năm, bỏ vào excel và tính ra bóng mặt trời cùng với vị trí x,y thì ra một hình cũng khá tương tự như thái cực, tuy nhiên tôi chưa đi sâu thêm vào. Nếu chỉ lấy bóng mặt trời mỗi tháng thì không ra hình giống thái cực được. Giờ bỏ lên đây để các vị ngâm cứu (nếu muốn).

http://rapidshare.com/files/277895722/solarposition.xlsx

Chỉ cần highlight hai cột x,y rồi bấm vẽ hình xy scatter là được. Công thức tính của mỗi cột đã có sẳn.

Chào bạn Phongthuysinh,

Cám ơn bạn cung cấp những thông tin, nay VinhL đã hiểu đồ thái cực chính xác được vẻ ra từ độ dài của bóng xào như thế nào.

Posted Image

Thân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Phongthuysinh,

VinhL có một vấn đề mong nhờ bạn giúp đở.

Theo VinhL nghỉ cùng một múi giờ nhưng ở vào Vĩ Tuyến (latitude) khác nhau sẻ có độ dài của bóng xào khác nhau.

Không biết bạn có thể tính giùm VinhL vào tiết Tiểu Tuyết tức khi solar longtitude = 240 độ, thì ở Vĩ Tuyến (Latitude) nào vào giờ ngọ sẻ có bóng xào ngắn nhất hay là không có bóng.

Chân thành cám ơn bạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn VinhL,

Không biết tôi có tính sai hay không mà bạn lại hỏi câu này, nếu có tính sai thì bạn cứ thẳng thắng nói ra nhen, tôi là người tầm chân nên không ngại "lời thật mất lòng". Còn về câu hỏi của bạn thì tôi nghĩ chắc là không cần phải tính làm gì, mặt trời không có bóng vào giờ ngọ duy nhất chỉ có một điểm trên trái đất mà thôi còn các điểm khác thì phải có bóng chỉ là ngắn hay dài mà thôi. Điểm duy nhất đó là điểm trên đường ecliptic vì điểm đó được ánh mặt trời chiếu thẳng vào, càn đi xa đường ecliptic thì bóng càn dài. Không biết tôi có "tính" sai không . Không biết có phải ý của bạn là hình lưỡng nghi đó được đo ở một vị trí nhất định không . Nếu như vậy thì có phải dịch chỉ có thể áp dụng tại vị trí đó ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn VinhL,

Không biết tôi có tính sai hay không mà bạn lại hỏi câu này, nếu có tính sai thì bạn cứ thẳng thắng nói ra nhen, tôi là người tầm chân nên không ngại "lời thật mất lòng". Còn về câu hỏi của bạn thì tôi nghĩ chắc là không cần phải tính làm gì, mặt trời không có bóng vào giờ ngọ duy nhất chỉ có một điểm trên trái đất mà thôi còn các điểm khác thì phải có bóng chỉ là ngắn hay dài mà thôi. Điểm duy nhất đó là điểm trên đường ecliptic vì điểm đó được ánh mặt trời chiếu thẳng vào, càn đi xa đường ecliptic thì bóng càn dài. Không biết tôi có "tính" sai không . Không biết có phải ý của bạn là hình lưỡng nghi đó được đo ở một vị trí nhất định không . Nếu như vậy thì có phải dịch chỉ có thể áp dụng tại vị trí đó ?

Chào bạn Phongthuysinh,

VinhL thật lòng muốn bạn tính toán giùm vì Astronomy thì mình không chuyên lắm nên muốn tính toán thì phải gom một đóng sách ra đọc, chắc mấy ngày sau mới tính được. Thấy bạn lập trình trong xcel nên nghỉ bạn rành về các công thức thiên văn nên VinhL nhờ bạn giúp, không ngoài ý gì khác.

Đây là phương pháp đo bóng xào, và củng chính là 12 quái trong dịch. Vì vậy mà có thể nói Thái Cực Đồ, và Trùng Quái đều khởi xuất từ phương pháp đo bóng xào. Thế thì dân tộc nào biết sử dụng bóng xào đầu tiên, có thể là chủ nhân của Dịch vậy.

Tháng 10 HợI, Tiểu Tuyết, Solar Longitude = 240 độ, quẻ Khôn

Posted Image

Tháng 11 Tý, Đông Chí, Solar Longitude = 270 độ, quẻ Phục

Posted Image

Tháng 12 Sửu, Đại Hàn, Solar Longitude = 300 độ, quẻ Lâm

Posted Image

Tháng Giêng Dần, Vũ Thủy, Solar Longitude = 330 độ, quẻ Thái

Posted Image

Tháng 2 Mão, Xuân Phân, Solar Longitude = 0 độ, quẻ ĐạI Tráng

Posted Image

Tháng 3 Thìn, Cốc Vũ, Solar Longitude = 30 độ, quẻ Quải

Posted Image

Tháng 4 Tỵ, Tiểu Mãng, Solar Longitude = 60 độ, quẻ Kiền

Posted Image

Tháng 5 Ngọ, Hạ Chí, Solar Longitude = 90 độ, quẻ Cấu

Posted Image

Tháng 6 Mùi, ĐạI Thử, Solar Longitude = 120 độ, quẻ Độn

Posted Image

Tháng 7 Thân, Sử Thử, Solar Longitude = 150 độ, quẻ Bĩ

Posted Image

Tháng 8 Dậu, Thu Phân (Autumal Equinox), Solar Longitude = 180 độ, quẻ Quán

Posted Image

Tháng 9 Tuất, Sương Giáng, Solar Longitude = 210 độ, quẻ Bác

Posted Image

Theo các hình trên thì tháng 10 Hợi, tiết Tiểu Tuyết khi solar longitude = 240 độ, thì bóng dài nhất, tháng 4 Tỵ, tiết Tiểu Mãng khi solar longitude = 60 độ thì bóng ngắn nhất.

Từ hai điểm trên nếu ta có thể tìm được vĩ tuyến nào vào hai tiết này có bóng mặt trờI dài nhất và ngắn nhất thì ta có thể phỏng đoán được nơi khởi xướng của học thuyết Âm Dương và Dịch.

Vài vòng suy luận lung tung, chưa dám cho là đúng, mong các bạn tham gia bàn luận.

Thân

Share this post


Link to post
Share on other sites