Thiên Sứ

LỜI TIÊN TRI 2009

35 bài viết trong chủ đề này

Quí vị và anh chị em thân mến.

Từ năm 2004 đến nay, năm nào theo thông lệ tôi cũng có một lời tiên tri về một số mặt trên thế giới trong năm. Nhưng những năm gần đây, có rất nhiều cao thủ cùng tham gia như: Ông Cao Thế Nhân - Trưởng ban nghiên cưu Kinh Dịch thuộc Trung Tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương - Nguyên Hội trường Việt Nam Dịch Lý hội do Đại Lão tiền bối Nguyễn Văn Mỳ sáng lập; Laviedt (Lời tiên tri 2007); Phươngly (Lời tiên tri 2006); LaiDo.... Thực tế chứng nghiệm đã cho thấy sự phán đoán hiệu quả của những lời tiên tri này. Trong năm 2008, chúng ta đã chứng kiến những biến động lớn xảy ra trên thế giới: Khủng khoảng tài chính toàn cầu; động đất ở Trung Quốc....Hầu như không nằm ngoài những dự báo của các nhà tiên tri thực sự.

Nay năm 2009 đã đến gần, chúng tôi mở topic này để mong cùng các quí vị và anh chị em quan tâm cùng góp lời tiên tri cho năm 2009, ngõ hầu tiên lượng trước những thiên tai, nhân hoạ có hay không sẽ xảy ra trên thế giới..Ngõ hầu giúp cho con người tìm lành tránh dữ và xiển dương học thuật.

Chúng ta có thể dùng bất cứ phương pháp dự báo nào từ Bốc Dịch, Thái Ất, Lạc Việt độn toán....để dự báo.

Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và tham gia của quí vị và anh chị em.

Anh chị em tham khảo Lạc Việt độn toán thân mến.

Tôi hy vọng anh chị em cũng sẽ tích cực tham gia topic này. Tôi hy vọng đây sẽ là cơ hội để anh chị em trắc nghiệm khả năng tiên tri đẳng cấp Quốc tế của chính mình qua phương pháp Lạc Việt độn toán.

Xin lưu ý:

Chỉ tiên tri về diễn biến trên thế giới nói chung. Không dự báo về những vấn đề nhạy cảm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qua sự kiện Obama làm TT Mỹ => Kinh tế sẽ có rất nhiều điểm nóng.

=>

1> chất chỉ thị cho sức mạnh của nền kinh tế:

+ sức mạnh đồng USD

+ giá vàng

+ giá dầu

+ điểm thị trường chứng khoán.

TH chưa đủ khả năng tham gia tiên đoán cấp độ này (cấp độ quốc tế).

TH rất mong ace và các vị cao thủ khi tiên đoán nên "ghé mắt" qua các chỉ số trên => luận bàn => chứng tỏ tính chính xác và cụ thể cho lời tiên đoán hơn.

2> vấn đề kinh tế:

+ Kinh tế Mỹ hồi phục hay thành tồi tệ hơn?

+ Vấn đề năng lượng sẽ như thế nào?

3> Chiến tranh:

+ có chăng nạn khủng bố sẽ bùng nổ hoặc làm vài vụ đình đám ?!

+ Nga có đảo ngược thế trận hiện nay? Phân cực thế giới thành đa cực.

....

:D :lol: B)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hic Hic, ăn theo mấy cô chú tiên tri cao thủ mất mấy vụ nhậu roài. Đặt cửa McCain mà. Chú Thiên Sứ ơi, sao lại thế nhỉ???

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hic Hic, ăn theo mấy cô chú tiên tri cao thủ mất mấy vụ nhậu roài. Đặt cửa McCain mà. Chú Thiên Sứ ơi, sao lại thế nhỉ???

Tôi có hỏi 1 người mà tôi quen: Anh đã xem lá số tử vi của OBAMA chưa, anh có nói: OBAMA sẽ thắng cử, nhưng sẽ không làm tròn được nhiệm kỳ vì có thể sẽ bị ám sát,hay đại loại gặp chuyện chẳng lành... anh có nói: tướng ông này sẽ chết yểu vì vài lý do gì đó... mà tôi ko nhớ rõ, đại loại như hàm hơi bị hở...giọng nói hơi yếu về cuối...kiểu hụt hơi

Cùng chờ để kiểm chứng !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

trích từ bài viết:

Thách thức chờ tân tổng thống Mỹ

http://vnexpress.net/GL/The-gioi/Phan-tich/2008/11/3BA081E9/

Nhìn hình này giống ông OBama chuẩn bị đi xá qué!

Thương - VÔ VOng chắc đúng với hình này.

Trả lời cho câu hỏi nhiệm kỳ của ông Obama về: sức khỏe của ông và tình hình kinh tế Mỹ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hic Hic, ăn theo mấy cô chú tiên tri cao thủ mất mấy vụ nhậu roài. Đặt cửa McCain mà. Chú Thiên Sứ ơi, sao lại thế nhỉ???

Gbnvietnam thân mến.

Thực ra không phải lúc nào tôi cũng tiên tri. Đôi khi tôi có ý thức áp đặt. Thí dụ như topic: "Hóa giải lời nguyền Tecumdo".

Nếu đến hết nhiệm kỳ của Tổng Thống Bush mà ông ta không có chuyện gì thì kể như việc này xong. Đây là một trường hợp cảm ứng đặc biệt không độn quẻ. Nhưng chỉ thành công trong một tâm trạng hoàn toàn thư giãn. Vì vậy, không phải là Lạc Việt độn toán dở, mà tại tôi chủ quan. Cũng có người dùng Lạc Việt độn toán đoán chính xác việc ông Obama làm tổng thống vậy. Tôi rất khen ngơi phương pháp luận của họ, nhưng cũng nói thẳng là tôi kết luận khác.

Cách đây khoảng hai năm, khi bình luận về bà Clinton, tôi đã đoán bà này không thể làm tổng thống Hoa Kỳ mà là một người da màu.

Qua lần này tôi sẽ rút kinh nghiệm. Thận trọng hơn trong kết luận của mình. Bởi vì tôi là người sáng lập ra Lạc Việt độn toán. Tôi hy vọng rằng không thể vì một vài lần sai mà vội kết luận là phương pháp Lạc Việt độn toán sai. Khi mà Lạc Việt độn toán đã chứng tỏ công khai tính ưu việt trên nhiều lĩnh vực với hiệu quả cao.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

trích từ bài viết:

Thách thức chờ tân tổng thống Mỹ

http://vnexpress.net/GL/The-gioi/Phan-tich/2008/11/3BA081E9/

Nhìn hình này giống ông OBama chuẩn bị đi xá qué!

Thương - VÔ VOng chắc đúng với hình này.

Trả lời cho câu hỏi nhiệm kỳ của ông Obama về: sức khỏe của ông và tình hình kinh tế Mỹ

Nhìn thoáng qua hình ảnh này thì sẽ nghĩ là ông này chuẩn bị đi xa, nhưng nếu nhìn bàn tay của ông ta thì không phải bàn tay đang vẫy mà đang định cầm nắm cái gì . Vậy ông ta nắm cái gì đây ?

Toàn bộ tấm hình có đến 3/4 là màu đen, chỉ có 1/4 màu trắng và có một tia sáng chiếu thẳng vào người ông ta. Điều đó nói lên cái gì ? Như vậy ông ta phải làm cho tấm hình đó sáng hết lên, phủ kín mảng tối đen mà ông ta đang đứng. Nhậm chức trong muôn vàn khó khăn, ông ta không thể đi từ từ vùng tối ra vùng sáng được mà phải đứng trong bóng tối để kéo ánh sáng bao trùm cả vùng đang tối. Khó khăn đang chờ ông ta !

Ông ta sẽ không làm hết nhiệm kỳ mà sẽ ra đi khoảng sau 1/4 nhiệm kỳ. Cái bàn tay như muốn nắm cái gì đó chính là chiếc ghế Tổng thống Hoa kỳ, nhưng đinh mệnh đã không chiều theo ý muốn của con người được. Có thể ông này cũng làm được cái gì đó cho nước Mỹ nhưng chưa kịp hoàn tất thì phải ra đi. Chính cái tia sáng kỳ dị kia sẽ làm ông bị trọng thương ở vùng ngực và là nguyên nhân dẫn đến một kết cục không mong muốn.

Một vài cảm nhận qua tấm hình, còn một vài ý muốn nói nhưng không diễn tả hết ra diễn đàn được.

Linh Trang.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Linh trang tỉ tỉ luận nghe hay ghê!

Đây là nơi học thuật nên TH nghĩ nếu như muốn nói gì đó nhạy cảm, LT dùng từ khéo léo chút cũng đâu sao ạ. Đã là học thuật, chúng ta trao đổi bàn luận trên tinh thần hướng chân lí mừa. :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gbnvietnam thân mến.

Thực ra không phải lúc nào tôi cũng tiên tri. Đôi khi tôi có ý thức áp đặt. Thí dụ như topic: "Hóa giải lời nguyền Tecumdo".

Nếu đến hết nhiệm kỳ của Tổng Thống Bush mà ông ta không có chuyện gì thì kể như việc này xong. Đây là một trường hợp cảm ứng đặc biệt không độn quẻ. Nhưng chỉ thành công trong một tâm trạng hoàn toàn thư giãn. Vì vậy, không phải là Lạc Việt độn toán dở, mà tại tôi chủ quan. Cũng có người dùng Lạc Việt độn toán đoán chính xác việc ông Obama làm tổng thống vậy. Tôi rất khen ngơi phương pháp luận của họ, nhưng cũng nói thẳng là tôi kết luận khác.

Cách đây khoảng hai năm, khi bình luận về bà Clinton, tôi đã đoán bà này không thể làm tổng thống Hoa Kỳ mà là một người da màu.

Qua lần này tôi sẽ rút kinh nghiệm. Thận trọng hơn trong kết luận của mình. Bởi vì tôi là người sáng lập ra Lạc Việt độn toán. Tôi hy vọng rằng không thể vì một vài lần sai mà vội kết luận là phương pháp Lạc Việt độn toán sai. Khi mà Lạc Việt độn toán đã chứng tỏ công khai tính ưu việt trên nhiều lĩnh vực với hiệu quả cao.

Chú à, cháu không nghĩ là Lạc Việt độn toán dở. Việc đúng sai ở đời cũng là lẽ bình thường. Nhất là khi sử dụng một môn khoa học mới để chiêm nghiệm. Như chú đã nói, quẻ không ứng vì có thể tâm trạng không hoàn toàn sáng suốt tại thời điểm đó. Cháu chỉ thấy kì lạ vì ngoài chú, một số anh chị có trình độ tương đối khá cũng đưa ra nhận định tương tự trong trường hợp Obama này. Vậy liệu có vấn đề j cần lưu ý ở phương pháp, cách thức vận dụng Lạc Việt độn toán để quẻ linh nghiệm hơn không???

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú à, cháu không nghĩ là Lạc Việt độn toán dở. Việc đúng sai ở đời cũng là lẽ bình thường. Nhất là khi sử dụng một môn khoa học mới để chiêm nghiệm. Như chú đã nói, quẻ không ứng vì có thể tâm trạng không hoàn toàn sáng suốt tại thời điểm đó. Cháu chỉ thấy kì lạ vì ngoài chú, một số anh chị có trình độ tương đối khá cũng đưa ra nhận định tương tự trong trường hợp Obama này. Vậy liệu có vấn đề j cần lưu ý ở phương pháp, cách thức vận dụng Lạc Việt độn toán để quẻ linh nghiệm hơn không???

Không có gì phải lưu ý cả - dù thực tế tôi và một số cao thủ Lạc Việt độn toán đã đoán sai. Bởi vì đây là một hiệu ứng dây truyền. Những người khác vì thấy tôi - người phục hồi Lạc Việt độn toán - đoán vậy nên ảnh hưởng đến cảm ứng của họ.

Có rất nhiều dự đoán sai - cũng cho rằng McCain thắng - trong bốc dịch, tử vi....Sai! Nhưng điều đó, không có nghĩa các môn đó phải xét lại về phương pháp. Còn tôi, nếu bây giờ phải đoán lại và cuộc bầu cứ bầu lại thì tôi vẫn đoán McCain làm tổng thống.

Tôi đã trình bày: Đây là sự áp đặt chủ quan của tôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Về mặt học thuật, thực sự Th rất thắc mắc việc luận quẻ. Kính mong chú cho ý kiến trường hợp này:

McCain sẽ làm TT Mỹ nhiệm kỳ này hay không? Quẻ Sinh TC (theo thời gian ngay lúc gõ).

Theo ý quẻ, McCain sẽ làm.

Nhưng nếu con luận theo kiểu này:

Sinh TC: lưỡng Mộc thành Lâm.

Kim chỉ McCain (binh nghiệp, sa trắng...)

Mộc vượng Kim suy.

=> McCain không làm được TT Mỹ.

Cách Luận này không ổn phải không ạ?

Kính chú! Mong chú cho con xin ý kiến!

LVĐT là công cụ mạnh trong tiên đoán. TH chỉ mong mình biết cách dùng.

Bảo kiếm trong tay anh thợ rèn THuy khác chi tấc sắc! :lol:

TH chỉ mong biết cách dùng LVĐT bằng cách nỗ lực học. :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không có gì phải lưu ý cả - dù thực tế tôi và một số cao thủ Lạc Việt độn toán đã đoán sai. Bởi vì đây là một hiệu ứng dây truyền. Những người khác vì thấy tôi - người phục hồi Lạc Việt độn toán - đoán vậy nên ảnh hưởng đến cảm ứng của họ.

Có rất nhiều dự đoán sai - cũng cho rằng McCain thắng - trong bốc dịch, tử vi....Sai! Nhưng điều đó, không có nghĩa các môn đó phải xét lại về phương pháp. Còn tôi, nếu bây giờ phải đoán lại và cuộc bầu cứ bầu lại thì tôi vẫn đoán McCain làm tổng thống.

Tôi đã trình bày: Đây là sự áp đặt chủ quan của tôi.

Ủa, vậy là trong tử vi cũng đoán MC thắng ??? như cháu đã nói ở trên, một người quen của cháu đã xem tử vi cho ông OBAMA và nói ông ấy sẽ thắng cử nhưng không hoàn thành được nhiệm kỳ, như vậy chả lẽ cách xem khác nhau hay trình độ xem khác nhau trong cùng lá số???

Nhìn bức ảnh trên thì cháu thấy cảm giác đúng là OBAMA đang chào tạm biệt mọi người trước khi ra đi, một vệt ánh sáng như đâm vào sau lưng và mạng sườn ông ấy vậy, có thể là ông này bị ám sát hoặc bị chính những người thân cận ám hại mà không đề phòng...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hinyheo thân mến.

Trong Tử Vi thì tôi chỉ nói : Nếu lá số giờ Mão đúng thì Obama không thể làm tổng thống được. Mà giả sử lá số đúng mà tôi đoán sai thì tử vi tôi đoán dở có gì đâu.

Ý Hinyheo muốn góp ý điều gì?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh chị em nghiên cứu Lạc Việt độn toán thân mến.

Tôi rất hy vọng anh chị em sẽ tham gia topic này với những lời dự báo cho năm 2009. Anh chị em cứ mạnh dạn dự báo. Tôi là người quyết định cuối cùng để đưa vào "Lời tiên tri 2009" và tất nhiên tôi chịu trách nhiệm với quyết định của tôi.

Đây là một cơ hội để chúng ta tiếp tục nâng cao khả năng dự báo.

Với anh chị em mới học tôi sẽ sửa bài. Anh chị em không nến thấy việc dự báo sai của tôi về ông Obama với vài lời chỉ trích đã vội ngần ngại. Trong việc dự báo tân tổng thống Hoa kỳ có rất nhiều cao thủ của các môn phái khác đoán sai. Nhưng điều đó không có nghĩa khả năng dự báo của các môn dự báo đó bị phủ nhận.

Tôi sẽ trân trọng niềm tin của anh chị em qua nhận thức và những chứng nghiệm của Lạc Việt độn toán trong thời gian qua.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sau khi lập được Quẻ THƯƠNG - LƯU NIÊN và Quẻ ĐỖ - TỐC HỶ: hỏi về tình hình thế giới nói chung, kinh tế nói riêng và cả lĩnh vực quân sự. Trên cơ sở đó, Thanhphúc luận đoán như sau:

Tình hình chung sẽ rất ảm đạm và còn diễn ra tương đối dai dẳng. Khoảng 7 tháng nữa (mùa hè năm 2009) tình hình sẽ dịu bớt đi những căng thẳng (có một số tin vui) và khoảng 2 năm sau (khoảng 2010), nền kinh tế thế giới mới tạm ổn định.

Sẽ có sự va chạm, tiếp xúc (đối đầu, thỏa thuận, liên minh, hợp tác, hỗ trợ nhau) giữa 2 cường quốc trên một số lĩnh vực - dẫn đến làm thay đổi tình hình khó khăn hiện nay của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

Đặc biệt, riêng lĩnh vực quân sự - trong khoảng 2 tháng tới thế giới sẽ chứng kiến những THỎA THUẬN mang lại nhiều niềm vui - Cuộc gặp này sẽ diễn ra tại một nước thuộc Phương Nam (có thể có từ 2 - 7 nước tham gia).

Học trò mạo muội dự đoán vậy. Mong Sư phụ chỉ dạy, các ACE quán xét, cùng trao đổi!

Kính!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sau khi lập được Quẻ THƯƠNG - LƯU NIÊN và Quẻ ĐỖ - TỐC HỶ: hỏi về tình hình thế giới nói chung, kinh tế nói riêng và cả lĩnh vực quân sự. Trên cơ sở đó, Thanhphúc luận đoán như sau:

Tình hình chung sẽ rất ảm đạm và còn diễn ra tương đối dai dẳng. Khoảng 7 tháng nữa (mùa hè năm 2009) tình hình sẽ dịu bớt đi những căng thẳng (có một số tin vui) và khoảng 2 năm sau (khoảng 2010), nền kinh tế thế giới mới tạm ổn định.

Sẽ có sự va chạm, tiếp xúc (đối đầu, thỏa thuận, liên minh, hợp tác, hỗ trợ nhau) giữa 2 cường quốc trên một số lĩnh vực - dẫn đến làm thay đổi tình hình khó khăn hiện nay của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

Đặc biệt, riêng lĩnh vực quân sự - trong khoảng 2 tháng tới thế giới sẽ chứng kiến những THỎA THUẬN mang lại nhiều niềm vui - Cuộc gặp này sẽ diễn ra tại một nước thuộc Phương Nam (có thể có từ 2 - 7 nước tham gia).

Học trò mạo muội dự đoán vậy. Mong Sư phụ chỉ dạy, các ACE quán xét, cùng trao đổi!

Kính!

Thưa sư phụ! Thông tin này có thể đưa vào để tiếp tục theo dõi kiểm chứng được không ạ?

"Bush và Medvedev có thể gặp tại APEC"

10:47' 20/11/2008 (GMT+7)

Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Mỹ George W. Bush và người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev có thể sẽ hội đàm bên lề Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương cuối tuần này ở Lima, Peru.

Posted Image

Tổng thống Mỹ George W. Bush (phải) đón người đồng nhiệm Nga Dmitry Medvedev tới dự Hội nghị G20 ở Washington hôm 15/11. (Ảnh: Reuters)

"Mặc dầu ngày giờ chưa chắc chắn nhưng nhiều khả năng Tổng thống Bush sẽ gặp Tổng thống Liên bang Nga", trích lời phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ Gordon Johndroe.

Tổng thống Bush dự kiến sẽ có mặt ở Peru vào ngày 21/11 để tham dự APEC và rời đi vào ngày 23/11.

Theo ông Johndroe, các cuộc bàn thảo giữa hai nhà lãnh đạo dự kiến sẽ tập trung vào tình hình ở Grudia, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ cùng hàng loạt vấn đề hai bên cùng quan tâm.

Quan hệ giữa Moscow và Washington đã trở nên căng thẳng ở mức độ chưa từng có kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Tâm điểm là cuộc xung đột giữa Nga và Grudia hồi tháng 8 và các kế hoạch lắp đặt một dàn tên lửa mới của Mỹ ở Đông Âu.

Nga coi ý định triển khai kế hoạch trên của Mỹ là một mối đe dọa và tuyên bố sẽ thiết lập hệ thống tên lửa ở vùng Baltic, Kaliningrad, để cân bằng với lá chắn của Mỹ.

Mới đây, Tổng thống Medvedev đã bày tỏ hy vọng về một mối quan hệ tốt đẹp hơn với Chính phủ mới của Mỹ khi Barack Obama lên thay thế George W. Bush vào ngày 20/1 tới.

  • Thanh Hảo (Theo THX, AFP

Share this post


Link to post
Share on other sites
ThanhPhuc khá lắm. Mới đoán mà hiệu quả cao như vậy là rất tốt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

ThanhPhuc khá lắm. Mới đoán mà hiệu quả cao như vậy là rất tốt.

Cảm ơn Sư phụ đã động viên. Con sẽ cố gắng nhiều hơn! và cũng còn phải kiểm chứng nhiều hơn nữa ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ sáu, 21/11/2008, 08:56 GMT+7

Obama sẽ gặp Medvedev sau lễ nhậm chức

Posted Image

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: Russiablog.

Cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Nga Dmitry Medvedev với người đồng nhiệm mới của Mỹ Barack Obama sẽ được tiến hành ngay sau khi nhà lãnh đạo da màu tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1.

Trợ lý của tổng thống Nga là Sergei Prikhodko hôm qua cho biết, thời gian và địa điểm diễn ra cuộc gặp sẽ sớm được hai nước quyết định sau lễ nhậm chức của ông Obama.

Trong bài phát biểu cuối tuần trước sau hội nghị các nước G20 bàn về khủng hoảng kinh tế thế giới, ông chủ điệm Kremlin cũng tuyên bố mong muốn cải thiện mối quan hệ giữa Nga và Mỹ dưới thời tân tổng thống Barack Obama.

"Chúng tôi hoan nghênh chiến thắng của ông Obama, đồng thời tin tưởng ông ấy sẽ có các biện pháp hiệu quả nhằm giải quyết những bất đồng trong mối quan hệ Nga - Mỹ", Medvedev phát biểu. Ông cũng nói thêm rằng Washington và Matxcơva đang thiếu sự tin tưởng song phương.

Trong một cuộc phỏng vấn trước đó, Medvedev cho biết ông mong sớm được gặp người đồng nhiệm Obama. Đồng thời phát biểu ông và nhà lãnh đạo Mỹ đều đồng ý sẽ không trì hoãn cuộc gặp này vì tầm quan trọng của nó với cả hai nước.

Mối quan hệ giữa Washington và Matxcơva thời gian gần đây trở nên căng thẳng, đặc biệt sau cuộc chiến 5 ngày giữa Nga với Gruzia và việc Mỹ đạt được thỏa thuận lắp đặt hệ thống đánh chặn tên lửa tại Czech và Ba Lan, hai quốc gia láng giềng của Nga.

Ngọc Quỳnh (theo Ria Novosti)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nga 'đặt hy vọng vào ông Obama'

Posted ImagePosted Image

Ông Medvedev nói Nga sẽ không hành động cho tới khi Mỹ có bước đi đầu tiên

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev nói ông hy vọng Tổng thống mới được bầu Barack Obama sẽ giúp tái xây dựng mối quan hệ với Mỹ. Phát biểu tại Washington, ông Medvedev nói rằng một chính quyền Mỹ mới sẽ có thể giải quyết điều mà ông miêu tả là sự “thiếu tin tưởng cần thiết giữa hai bên”.

Tổng thống Nga nói ông muốn gặp ông Obama ngay sau khi ông nhận nhiệm sở vào tháng Giêng năm sau.

Nhà lãnh đạo Nga cũng ra chỉ dấu cho rằng Nga có thể chấp nhận một thỏa hiệp về lá chắn tên lửa dự kiến của Mỹ ở châu Âu.

Hain tuần trước, ông Mededev nói Moscow sẽ vô hiệu hóa khả năng triển khai một radar theo dõi của Mỹ ở Cộng hòa Czech và hệ thống đánh chặn tên lửa ở Ba Lan bằng cách lập hệ thống tên lửa tầm ngắn ở vùng phía tây Kaliningrad.

Mỹ vẫn luôn nói rằng lá chắn tên lửa không thể đe dọa Nga và được thiết lập chỉ nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công tên lửa của ‘các quốc gia ngỗ ngược’.

Trong bài phát biểu trước Hội đồng Quan hệ quốc tế tiếp sau Hội nghị G20 về cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu ở Washington, Tổng thống Medvedev hoan nghênh việc ông Obama thắng cử hôm 4/11.

“Quan hệ Nga-Mỹ thiếu lòng tin song phương cần thiết. Chúng tôi đặt hy vọng vào sự xuất hiện của một chính quyền Mỹ mới”.

Tín hiệu tốt

Ông Medvedev cũng nói rằng Nga có một “quan hệ đối tác chiến lược” mạnh mẽ với Trung Quốc, “một sự trao đổi thân thiện, toàn diện và tốt đẹp”.

Người đứng đầu điện Kremlin nói thêm: “Dĩ nhiên chúng tôi muốn có mối quan hệ tương tự với Mỹ”.

Quan hệ Moscow và Washington đặc biệt căng thẳng kể từ hồi tháng Tám, khi Nga tiến hành cuộc chiến với Gruzia quanh vùng ly khai Nam Ossetia và Abkhazia.

Posted ImagePosted ImageChúng tôi sẽ không hành động cho tới khi Mỹ có những bước đi đầu tiên

Posted Image Tổng thống Nga Medvedev

Ông Medvedev nói rằng bước đầu tiên trong quá trình khôi phục quan hệ là sớm gặp ông Obama một cách ‘không điều kiện’ sau khi khi ông nhậm chức.

Tổng thống Nga cũng nói rằng Moscow sẽ không là bên đầu tiên làm theo thang tình hình quanh kế hoạch lập lá chắn tên lửa Mỹ ở châu Âu.

“Chúng tôi sẽ không hành động cho tới khi Mỹ có những bước đi đầu tiên”.

Ông Medvedev nói ông cảm thấy được cổ vũ vì các tín hiệu rằng ông Obama ít hăng hái về lá chắn tên lửa hơn là Tổng thống Bush.

Tổng thống Nga cũng lần đầu tiên gợi ý rằng Moscow có khả năng chấp nhận các điều chỉnh đối với kế hoạch lá chắn phòng thủ của Mỹ, thay vì chỉ bác bỏ.

Ông nói thêm: “Chúng ta có một cơ hội giải quyết vấn đề thông qua khả năng đạt thỏa thuận về một hệ thống toàn cầu, hoặc ít ra là tìm được một giải pháp về các chương trình hiện tại, vốn phù hợp với Liên bang Nga”.

Trong khi đó, Kremlin thông báo rằng ông Medvedev sẽ tới Cuba trong chuyến thăm Mỹ Latin tháng này. Ông dự kiến sẽ tới Brazil, Peru cũng như Venezuela.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Th có 2 câu hỏi muốn hỏi trong năm 2009:

1> TTCK VN sẽ phải đóng của ngày nào không? Nếu có :

1a, đóng cửa mấy lần?

1b, Tổng số ngày đóng cửa là bao nhiêu ngày?

2> Từ nay tới cuối năm 2010, nước Mỹ còn ít nhất bao nhiêu ngân hàng phá sản? Phương vị của những ngân hàng này ở đâu trên đất Mỹ (tính trung tâm là New York)?

Kính chú Thiên sứ và các vị cao thủ tiên đoán!

(TH không đủ trình độ nên chỉ dám hỏi thôi hè)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi mạo muội xin tham gia cùng dự đoán câu hỏi của bạn Thiên Huy, mong sư phụ sửa bài cho con, các cao thủ xét đoán:

Về các câu hỏi:

1> TTCK VN sẽ phải đóng của ngày nào không?

Gieo Quẻ lúc 23h00 ngày 22/11/2008: CẢNH - XÍCH KHẨU: Theo tôi TTCK VN sẽ không thể đóng cửa được (mặc dù sẽ có những thời điểm gây tranh cãi về việc này giữa các nhà đầu tư và UBCK), việc này có thể diễn ra 2 lần vào khoảng tháng 4 và tháng 9/2009.

2> Từ nay tới cuối năm 2010, nước Mỹ còn ít nhất bao nhiêu ngân hàng phá sản? Phương vị của những ngân hàng này ở đâu trên đất Mỹ (tính trung tâm là New York)?

Quẻ độn: TỬ - TIỂU CÁT:Sẽ có thể có khoảng 9 ngân hàng bị phá sản tập trung ở phía Đông hoặc Đông Bắc đất Mỹ (chủ yếu là những ngân hàng vừa và nhỏ).

Vài lời dự đoán, mọi người cùng tham gia!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc, Mỹ cam kết củng cố kinh tế thế giới

16:09' 05/12/2008 (GMT+7) Nguồn vietnamnet

Kết thúc vòng đối thoại kinh tế chiến lược Trung - Mỹ (SED) lần thứ 5 tại Bắc Kinh sáng 5/12, đại diện hai nước đã đạt được "sự đồng thuận quan trọng" về cuộc khủng hoảng tài chính và các vấn đề quan trọng giữa hai nền kinh tế.

Posted Image

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson (trái) và Phó Thủ tướng Trung Quốc Vương Kỳ Sơn

ký các thỏa thuận tại vòng đối thoại kinh tế chiến lược Trung - Mỹ ở Bắc Kinh. (Ảnh: Reuters)

Phát biểu trước các phóng viên sau cuộc họp, Phó Thủ tướng Trung Quốc Vương Kỳ Sơn cho biết, hai bên nhất trí "cùng tăng cường điều chỉnh kinh tế" và "mở rộng vai trò của các quốc gia đang phát triển tại các thể chế tài chính quốc tế".

Trong một thông báo, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson miêu tả các cuộc hội đàm là "hữu ích" và nói rằng hai nước "đã có một buổi thảo luận thiết thực về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế".

Theo ông Paulson, Trung Quốc và Mỹ "cam kết củng cố nền kinh tế toàn cầu", đồng thời nhấn mạnh, ông hoan nghênh các biện pháp mà Chính phủ Trung Quốc mới thực hiện để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Cả hai bên cam kết sẽ đấu tranh chống chủ nghĩa bảo hộ thương mại và tích cực thúc đẩy một vòng đàm phán Doha thành công.

"Trung Quốc trông chờ tiếp tục các cuộc hội đàm thiết thực và công bằng với chính quyền mới của Mỹ", Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn nhấn mạnh.

Trung Quốc và Mỹ bắt đầu vòng đối thoại kinh tế lần 5 từ hôm 4/12. Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson đồng chủ trì sự kiện này với tư cách là đại diện đặc biệt của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Tổng thống George W. Bush.

Hồi tháng 6, các quan chức hai bên tiến hành đối thoại giữa thời điểm thế giới ít biến động hơn. Còn lần này, cả hai nước đang phải đương đầu với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính lan khắp thế giới.

Mỹ đã chính thức rơi vào một cuộc suy thoái, trong khi Trung Quốc đang phải đối mặt với viễn cảnh tăng trưởng kinh tế sụt giảm.

  • Thanh Hảo (Theo THX, ChannelNewsAsia)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Nga hy vọng cải thiện quan hệ với Mỹ

14:02' 05/12/2008 (GMT+7) Nguồn Vietnamnet

Trong phiên hỏi - đáp được phát trực tiếp trên Đài phát thanh và truyền hình quốc gia hôm 4/12, Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã trả lời rất nhiều thắc mắc của người dân về các vấn đề chính sách đối ngoại nhạy cảm của nước này.

Đây là cuộc đàm luận đầu tiên của ông Putin với công chúng Nga trên cương vị Thủ tướng. Màn hỏi - đáp bắt đầu vào lúc 12h trưa giờ địa phương (16h chiều giờ Việt Nam) ngày 4/12 và kéo dài trong hơn 3 giờ đồng hồ.

Posted Image

Thủ tướng Vladimir Putin trong cuộc đàm luận trực tiếp với công chúng Nga hôm 4/12. (Ảnh: AFP)

Trong khi trọng tâm của cuộc đàm luận là khủng hoảng tài chính toàn cầu và tác động của nó đối với nền kinh tế Nga, ông Putin cũng đã đề cập tới hàng loạt vấn đề đối ngoại, bao gồm quan hệ với Mỹ, vai trò quân sự của Nga ở khu vực Mỹ Latinh cũng như những căng thẳng giữa nước này với hai nước láng giềng từng thuộc Liên bang Xô xiết cũ là Ukraine và Grudia.

Hy vọng cải thiện quan hệ với Mỹ

Thủ tướng Nga bày tỏ hy vọng rằng quan hệ giữa Moscow và Washington sẽ được cải thiện sau khi Barack Obama tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ vào tháng 1/2009. Theo ông Putin, Moscow đã nhận thấy "những tín hiệu tích cực" từ đội ngũ chuyển giao của Obama đối với các vấn đề tranh cãi chính như kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu cũng như việc mở rộng Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).

"Theo quy luật, những thay đổi chắc chắn sẽ đến khi có sự chuyển giao quyền lực ở bất kỳ quốc gia nào. Điều này đặc biệt đúng với trường hợp một siêu cường như Mỹ. Chúng tôi hy vọng rằng đó sẽ là những thay đổi tích cực", ông Putin nói.

Về dự án lắp đặt một lá chắn tên lửa gây nhiều tranh cãi của Mỹ ở Đông Âu, ông Putin cho biết: "Chúng tôi đã nhấn mạnh rằng cần phải xem xét lại tính cấp thiết của việc triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ba Lan và một trạm radar tại CH Séc".

Chính quyền Bush quả quyết việc lắp đặt 10 tên lửa đánh chặn và trạm radar tại Ba Lan và CH Séc là vô cùng cần thiết để bảo vệ châu Âu trước các cuộc tấn công trong tương lai từ "những nước hiếu chiến" như Iran. Tuy nhiên, Moscow cho rằng kế hoạch này sẽ phá vỡ thế cân bằng chiến lược của các lực lượng tại châu Âu và đe doạ nền an ninh quốc gia của Nga.

Thủ tướng Putin nói, giới chức Mỹ từng nhấn mạnh rằng các quyền lợi của Nga sẽ được chú ý hơn trong việc xây dựng quan hệ song phương. "Nếu đây không phải là những lời nói sáo rỗng và nếu chúng được biến thành chính sách thực tế thì chúng ta chắc chắn sẽ có phản ứng phù hợp và các đối tác Mỹ của chúng ta sẽ nhanh chóng cảm nhận được điều đó".

Ông Putin cũng hoan nghênh quyết định hôm 2/12 của NATO về việc trì hoãn cho phép Ukraine và Grudia tham gia Kế hoạch hành động thành viên (MAP) - một bước đi quan trọng giúp hai quốc gia này trở thành thành viên của NATO. Việc mở rộng Khối này về phía đông kể từ sự sụp đổ của Liên Xô cũ luôn là nỗi lo lắng lớn của Nga.

Cam kết hợp tác với EU

Ông Putin khẳng định, nước Nga luôn tận tâm trong việc hợp tác với Liên minh châu Âu (EU) - động thái giúp tăng cường sự ổn định kinh tế cho cả hai bên. Thủ tướng Nga bày tỏ hy vọng rằng, các thành viên mới của EU sẽ xem xét lại thái độ của họ đối với Moscow.

"Việc hợp tác của chúng ta sẽ tăng cường sự minh bạch cũng như nâng cao sự tín nhiệm và ổn định của các nền kinh tế Nga và châu Âu. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách này", ông Putin nói.

Tuyên bố trên của Thủ tướng Nga được đưa ra sau khi 27 nước thành viên EU nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp ước hợp tác toàn diện với Nga hồi đầu tuần này. Thoả thuận giữa hai bên đã bị vô hiệu hoá vì cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Grudia hồi tháng 8 bất chấp sự phản đối của Lithuania - một quốc gia thuộc vùng Baltic từng thuộc Liên Xô cũ.

Ông Putin nhấn mạnh, EU là đối tác thương mại lớn nhất của Nga và chỉ ra rằng sự tham gia ngày càng tăng của khối trong lĩnh vực năng lượng. Theo Thủ tướng Nga, các công ty châu Âu đã dự phần vào việc sản xuất khí đốt và dầu mỏ ở nước này. Các đối tác châu Âu cũng đã hợp tác xây dựng những đường ống dẫn khí đốt mới từ Nga tới phần còn lại của châu lục.

Nga đã đáp ứng một lượng đáng kể nhu cầu năng lượng của châu Âu, khiến nhiều nước lo ngại về sự phụ thuộc vào các nguồn cung do Kremlin kiểm soát. Tuy nhiên, về phần mình, Nga cũng đã chịu tác động nặng nề từ cuộc suy thoái trong hệ thống tài chính toàn cầu và giá dầu mỏ đang giảm xuống nên rất cần những khách hàng đáng tin cậy cho nguồn khí đốt tự nhiên của mình.

Posted Image

Phiên hỏi - đáp của ông Putin với người dân Nga được phát trực tiếp

trên sóng phát thanh và truyền hình quốc gia. (Ảnh: AFP)

Ông Putin cảnh báo Moscow sẽ sớm thông báo cho các khách tiêu dùng khí đốt tự nhiên ở châu Âu về việc cắt giảm nguồn cung cho Ukraine nếu nước này không trả nợ đúng hạn. Tháng trước, Tập đoàn độc quyền khí đốt quốc gia Gazprom của Nga thông báo Ukraine đang nợ họ tới 2,4 tỉ USD. Một phần số nợ đã được trả nhưng Gazprom yêu cầu phải được Ukraine thanh toán toàn bộ số tiền nợ đó và đe doạ sẽ cắt nguồn cung nhiên liệu cho quốc gia này.

Tuy nhiên, ông Putin cam kết Chính phủ Nga sẽ nỗ lực cải thiện quan hệ với Ukraine dựa trên những gì mà ông gọi là các nguyên tắc thị trường và sự bình đẳng. Thủ tướng Nga cũng tái trấn an rằng, sự thay đổi mức giá khí đốt mà nước này áp dụng đối với châu Âu sẽ diễn ra từ từ.

Lên án Grudia

Về vấn đề Grudia, ông Putin cho rằng việc Grudia tấn công Nam Ossetia đã chấm dứt mọi cơ hội để quốc gia vùng Caucasus có thể giành lại quyền kiểm soát vùng đất ly khai này.

Thủ tướng Nga quả quyết vụ tập kích đã buộc Moscow phải từ bỏ việc ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Grudia.

Nga đã công nhận Nam Ossetia và Abkhazia - một vùng ly khai khác thuộc Grudia là các quốc gia độc lập hai tuần sau cuộc xung đột vũ trang ngắn ngủi với nước láng giềng hồi tháng 8. Động thái này đã dẫn tới quyết định ngừng mọi cuộc thương thuyết hợp tác của EU với Nga và dấy lên những lời kêu gọi tại Mỹ về việc loại Nga khỏi nhóm G8.

Trấn an về sự hiện diện tại Mỹ Latinh

Tại phiên hỏi - đáp trực tiếp, ông Putin cũng tìm cách xoa dịu những quan ngại quốc tế về cuộc tập trận hải quân mới đây của Nga ở vùng biển Caribbe.

Các tàu chiến của Nga và Venzuela hôm 2/12 đã kết thúc cuộc tập trận chung, kéo dài trong 2 ngày mà phương Tây coi là động thái đáp trả của Moscow đối với sự viện trợ của Mỹ dành cho Grudia sau chiến sự hồi tháng 8 cũng như dự án lá chắn tên lửa của Washington ở châu Âu. Tuy nhiên, Nga phủ nhận sự liên quan giữa các sự kiện này và quả quyết cuộc thao diễn quân sự chung với Venezuela ở vùng biển Caribbe không nhằm vào bất kỳ nước thứ ba nào.

Ông Putin cho biết, Moscow nhận thấy không cần thiết phải xây dựng các căn cứ quân sự lâu dài tại Venezuela hay Cuba - hai quốc gia Mỹ Latinh có "quan hệ truyền thống rất thân thiện" với Nga. Tuy nhiên, ông Putin nói thêm rằng Nga có thể sử dụng cơ sở hạ tầng quân sự sẵn có ở hai nước này.

Thủ tướng Nga tiết lộ Moscow đã có thoả thuận cho phép các tàu chiến nước này sử dụng các cảng của Venezuela để tiếp nhiên liệu và tiến hành công tác hậu cần. Ông Putin nhận định giới lãnh đạo Cuba cũng sẽ không từ chối việc làm tương tự dành cho Nga.

  • Thanh Bình(Theo RIA Novosti, AP, Reuters)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh chị em đang tham khảo Lạc Việt độn toán thân mến.

Đây là tư liệu mà anh chị em có thể tham khảo, để luyện tập khả năng tiên tri tầm cỡ quốc tế. Có thể nhưng lời dự đoán dưới đây sai, và cũng có thể nó đúng. Kiểm tra những dự đoán này bằng Lạc Việt độn toán, anh chị em sẽ nâng cao khả năng dự đoán của mình. Kiến thức càng rộng thì sự dự đoán càng chính xác. Đừng sợ đoán sai! Sẽ chẳng bao giờ sai, nếu không đoán gì cả.

Những kẻ làm ra vẻ bí ẩn thực ra chỉ che dấu sự dốt nát.

Cảm ơn sự quan tâm của anh chị em.

Thiên Sứ

10 dự đoán về kinh tế thế giới năm 2009

Thứ 5, 18/12/2008, 16:28

Nguồn CafeF

Posted Image

Giá dầu sẽ về mức 25USD/thùng?(CafeF)

– Năm 2009, tăng trưởng GDP của Trung Quốc có thể sẽ là 0%. Suy giảm kinh tế toàn cầu nhiều khả năng đưa giá dầu về mức 25 USD/thùng.</H1>

Năm 2008, thế giới chứng kiến rất nhiều thay đổi chóng mặt, đó là giá dầu hạ tới hơn 100USD/thùng, lãi suất cơ bản của FED về 0% và sự ra đi của những tên tuổi lớn trên phố Wall như ngân hàng Lehman Brothers.

Năm 2009, mọi chuyện có thể tiếp tục tệ hại hơn như việc chỉ số S&P hạ thêm 400 điểm, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc về mức 0%.

1. Cuộc cách mạng tại Iran

Nếu giá dầu tiếp tục hạ, mà điều này nhiều khả năng sẽ xảy ra, xã hội Iran sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đây là hàng hoá xuất khẩu hàng đầu của nước này.

Chính phủ có thể sẽ không đủ khả năng cung cấp những vật dụng và đồ dùng thiết yếu cho công dân nước này, bất ổn xã hội sẽ tăng cao.

2. Giá dầu sẽ về mức 25USD/thùng

Khủng hoảng kinh tế leo thang sẽ khiến nhu cầu tiếp tục giảm trong suốt năm 2009, giá dầu có thể về mức 25USD/thùng. Thành viên OPEC sẽ tiếp tục bất đồng với nhau về việc cắt giảm sản lượng và dù có cắt giảm sản lượng vẫn không thể ngăn giá dầu hạ.

3. Chỉ số S&P500 xuống mức 500 điểm

Theo Saxo Bank, chỉ số S&P500 sẽ có thể quay về mức 500 điểm bởi lợi nhuận doanh nghiệp sụt giảm.

Chi phí doanh nghiệp tăng, giá nhà đất hạ, các chương trình đầu tư chững lại cũng sẽ khiến tình trạng suy yếu tệ hại hơn.

4. Italia sẽ không sử dụng đồng Euro

Italia có thể sẽ không tiếp tục sử dụng đồng Euro. Thâm hụt ngân quỹ của các chính phủ châu Âu sẽ tăng cao, Italia sẽ có thể rời khu vực đồng tiền chung này.

5. Đồng đôla Úc sẽ tiếp tục suy giảm so với đồng Yên

Đồng đôla Úc sẽ suy giảm mạnh so với đồng Yên Nhật bởi giá hàng hoá hạ ảnh hưởng lớn đến kinh tế nước này. Khu vực sản xuất hàng hoá sẽ chấn động mạnh ít nhất trong 1 thập kỷ tới.

6. USD sẽ tăng giá so với Euro

Khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ có năm 2009 đầy khó khăn, lĩnh vực ngân hàng gặp nhiều bất lợi. Đồng Euro vì thế sẽ mất giá so với USD.

7. Tăng trưởng GDP của Trung Quốc là 0%

Nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu của Trung Quốc sẽ chịu tác động từ phía Mỹ và những lĩnh vực đầu tư có phụ thuộc vào thị trường hàng hoá. Kinh tế Nhật sẽ không suy thoái.

8. Các nước Đông Âu sẽ ngừng neo đồng tiền với đồng Euro

Một vài nền kinh tế Đông Âu hiện nay đang neo hoàn toàn hoặc một phần đồng nội tế của họ vào đồng Euro. Xu thế này sẽ chấm dứt trong năm sau. Nền kinh tế những nước đang phát triển dễ chịu tổn thương từ biến động trên thị trường tín dụng.

9. Giá hàng hoá sẽ liên tục hạ

Chỉ số Reuters/Jefferies CRB của 19 loại hàng hoá sẽ hạ đến 30% trong năm 2009. Quan điểm cho rằng nhu cầu hàng hoá vượt quá cung tồn tại nhiều năm sẽ không còn đúng trong năm 2009.

10. Một số nước châu Á có thể neo đồng nội tệ với đồng Nhân dân tệ

Theo Saxo Bank, một số nước châu Á sẽ có thể neo đồng tiền của họ với đồng Nhân dân tệ bởi ảnh hưởng về kinh tế, chính trị và văn hoá của Trung Quốc rất lớn tại khu vực này. Hơn nữa, việc thay đổi này sẽ có lợi cho chính nước họ.

Ngọc Diệp Theo CNBC

Share this post


Link to post
Share on other sites