Thiên Sứ

Những Câu Chuyện Huyền Bí Ở Việt Nam Và Thế Giới

36 bài viết trong chủ đề này

Giải mã bí ẩn ngôi đền - cứ bước vào hậu cung là trả giá bằng cái chết

Giaoduc.net.vn

Thứ tư 08/02/2012 07:05

"Phần hậu cung của đền có thể hiểu như nơi nghỉ ngơi của "thánh" không phận sự tuyệt đối không được bước chân vào nếu không muốn gặp những tai họa khủng khiếp.

Cánh cửa ấy tưởng chừng cũng đơn giản như bao cánh cửa khác trong vô vàn những ngôi đình đền trên khắp Việt Nam, cũng mang đặc trưng sơn màu cánh gián và đường nét sơn son thiếp vàng, ngả màu cũ kỹ và bốn góc cánh cửa tróc lở theo thời gian. Vậy nhưng từ bao đời nay, hàng chục vạn người từng đến thăm ngôi đền Cao (thôn Đại, xã An Lạc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) đều tò mò vì không ai biết phía sau cánh cửa hậu cung này là bí mật gì mà người nào phạm “lời nguyền” cứ bước chân qua là mất mạng, nhận những reo rắc đen đủi cho người thân.

Posted Image

Cổng đền Cao (Hải Dương)

“Tàn đời” vì trái “luật đền”?

Cụ ông Dương Văn Luyện (74 tuổi, cùng ngụ địa chỉ nêu trên) cho biết theo phong tục địa phương quy định từ ngàn năm nay, mỗi năm đến ngày lễ hội thì làng phải bầu ra một "quan trùm" và bốn "quan đám". Bốn "quan đám" phụ trách việc lễ tế ở bốn ngôi đền trong quần thể đền Cao, còn "quan trùm" thì phụ trách chung mọi việc. Từng hàng chục năm liên tục được làng bầu làm những “chức sắc” này và năm nay được “phong” làm “quan trùm” nên không ngõ ngách nào trong ngôi đền này ông không biết, nhưng riêng những “bí mật” sau cánh cửa hậu cung thì “có chết cũng không nói”.

Phong tục quy định điều cấm kỵ đầu tiên mà các "quan trùm, quan đám" phải tuân thủ là họ có trách nhiệm mỗi tháng phải hai lần vào hậu cung để dọn dẹp và biết được một phần cảnh trí trong đó. Thế nhưng trong suốt thời gian còn giữ “chức”, họ phải tuân theo “luật” "có biết cũng không nói, tò mò không biết thì cũng không hỏi" và sau này dù có còn giữ “chức” hay không thì những gì đã được nhìn thấy trong hậu cung thì cũng “sống để bụng, chết mang đi”. Vì thế mà cho đến giờ, trong hậu cung của đền Cao có những bí mật gì vẫn là một điều bí ẩn.

Đền Cao được bao bọc bởi rừng cây xanh mướt, càng thêm uy nghiêm bởi sự hiện diện của 54 cây lim cổ thụ hàng trăm năm tuổi, trong đó "cụ" lim thọ nhất thì đã hơn 800 tuổi, cao tới 20m. Mới đây, những cây lim này đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam" công nhận là "Cây di sản Việt Nam". Nếu biết rằng trước đó, cả nước mới chỉ có 10 cây cổ thụ nhận được danh hiệu này thì việc tới 54 cây hội tụ cả ở đền Cao đã là một sự lạ kỳ.

Việc thờ cúng ở đền Cao cũng là một sự lạ vì đền không thờ tượng như một số nơi khác mà thờ bài vị của "thánh". Vào lễ hội, bài vị được mặc áo trông như người ngồi trên ngai, qua bao năm mà bài vị vẫn mới tinh, dọc theo bài vị là hai hàng chữ Hán vàng óng chưa hề trầy xước.

Phong tục oái oăm này còn ràng buộc những vị chức sắc những quy định cực kỳ ngặt nghèo khác. Trong những ngày lễ hội, dù có giỗ chạp thì các "chức sắc" cũng không được thắp hương lên ban thờ gia tiên, thậm chí không được… ăn các món trên ban thờ nhà mình. Cũng thời gian này họ đều phải ăn chay, tắm rửa sạch sẽ; khi làm lễ phải mặc đội khăn, che miệng; đặc biệt “thuộc nằm lòng” quy tắc khi vào hậu cung thì bước chân phải trước, ra khỏi cung bước chân trái trước.

Lệ làng thì cứ thế mà tuân theo, trong tâm tưởng của những người dân trong vùng dù vẫn có lúc tò mò nhưng sự tò mò ấy rồi cũng bị quên đi khi các cụ cao niên cho biết “Phần hậu cung có thể hiểu như nơi nghỉ ngơi của "thánh". Mọi người quan tâm làm gì”. Những người dân đến vãn cảnh, cúng bái có lỡ lạc chân qua khu vực có cánh cửa luôn được khóa cẩn thận này cũng chẳng ai dám ghé mắt vào vì “sợ” “lời nguyền” người xưa truyền lại là ““không phận sự tuyệt đối không được bước chân vào” nếu không muốn gặp những tai họa khủng khiếp”. Chuyện về cánh cửa bí ẩn chỉ rộ lên khi khoảng 20 năm trước, một du khách đã “trả giá” bằng chính mạng sống của mình khi nằng nặc đòi vào tận nơi để chụp hình.

Cụ Luyện kể lại năm ấy ông cũng là "quan đám" của đền và sự việc xảy ra ngay dịp kỷ niệm đền được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Hôm ấy sau buổi lễ, một nam du khách trung tuổi vốn là một người quen biết đến từ tỉnh Hải Dương cứ nằng nặc đòi “quan đám” phải mở cửa hậu cung cho mình vào chụp ảnh.

Dù ông Luyện can ngăn thế nào, vị khách này cũng không nghe rồi khẳng định: "Tội vạ đâu tôi chịu. Chết tôi cũng chịu". Ông Luyện đành phải mở cửa hậu cung cho khách vào, còn mình quỳ khấn ở ngoài. Trong hậu cung, ánh đèn flash lóe liên tiếp vài cái, sau một hồi “vãn cảnh” và chụp ảnh xong, vị khách đi ra mang nét mặt rất hoan hỉ. Trong trí nhớ của ông lão đã bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi” này, đây là lần đầu tiên có người lạ dám bước vào hậu cung của đền như thế.

Những chuyện lạ với vị khách này xảy ra từ ấy. Bảy bức ảnh trong hậu cung người này chụp, khi mang về rửa thì phim đều đều đen sì “tối như đêm 30”. Rồi 3 ngày sau, tin từ tỉnh báo về vị ấy đã bị đột quỵ sau một buổi họp. Được đưa đi chữa ở khắp các bệnh viện nổi tiếng ngoài Hà Nội nhưng chưa đầy một tháng sau, du khách “bạo gan” này không qua khỏi.

Tai họa chưa dừng ở đó. Khoảng 3 tháng sau, con trai duy nhất của người này thắt cổ tự vẫn, nghe nói là phẫn uất vì chuyện bị vợ ngoại tình. Tiếp một tháng nữa, một người trong gia đình ấy khi đang đi công tác xa bỗng bị có người chỉ mặt mà bảo: "Nhà mày có người xúc phạm đến thần thánh. Nếu không về làm lễ cầu xin thì còn có thêm người chết nữa". Người này về kể chuyện thì gia đình mới móc xích các sự việc lại với nhau và “tá hỏa tam tinh” ngờ rằng đó là hậu quả của việc “phạm thánh”. Ông Luyện kể rằng phải sau khi sắm lễ tìm lên đền “tạ tội” thì gia đình ấy “mới được yên”.

Mang họa vì phạm “húy kỵ nhà thánh"?

Dư luận trong khu vực lại thêm một lần “dậy sóng” với sự việc một thanh niên “ngỗ ngược” đã “trả giá” vì muốn “thử độ thiêng” của đền những ngày cuối năm 2011. Một thanh niên ở xã Đồng Lạc (cạnh xã An Lạc) nhiều năm nay “ấm ức” trước “luật” đại kỵ trước khi vào lễ đền Cao không được ăn thịt chó nên đã rủ vài người bạn đi làm một bữa thịt chó xả xui cuối năm rồi mặt đỏ bừng bừng lên lễ đền. Chỉ vừa bước lên đến sân nghỉ, còn cách sàn đền chừng chục bậc tam cấp nữa thì chàng trai bỗng ngã dập đầu, chúi mặt xuống đất. Người đi lễ hốt hoảng chạy lại xem thấy nạn nhân miệng cứ há hốc ra, không kêu được mà cũng không cựa quậy gì được.

Những người bạn của anh chàng vội vàng chạy vào cầu cứu "quan trùm" và khi nghe rõ sự tình, người coi đền lập tức thắp 9 nén hương kêu cầu trước bài vị "thánh" rồi mang ra cho một chén nước đã được đặt làm lễ cho đám bạn cạy miệng đổ vào mồm thanh niên “ngông cuồng”. Lạ thay từ lúc đó anh chàng kêu được ra tiếng và cà nhắc đi về nhà. Sau sự việc, bố mẹ của chàng thanh niên nghịch ngợm này đã phải sắm lễ lên đền, khẩn cầu "thánh" tha thứ cho cái việc "trẻ đầu xanh lỡ nghịch dại".

Một người khác tự nhận mình gặp phải “những tai ương ghê gớm hơn vì dám phạm kỵ húy” ở đền Cao là bà Lương Thị Cải (người huyện Nam Sách, lấy chồng thôn Đại). Cuối năm 2010 bà dâng một mâm lễ lên đền gồm toàn những món chay do người con dâu cả của bà bày biện. Bà Cải thuật lại bà không nhớ ngày hôm trước người con dâu này vừa phải về quê để làm lễ "sang cát" cho bố đẻ, trong khi một “đại kỵ” khác khi dâng lễ lên đền Cao theo tục lệ là người biện lễ tuyệt đối trước đó ít ngày không được dính vào chuyện tang trở.

“Xăng xái đội lễ lên đền, vừa bước vào cửa "thánh" và có cảm giác tôi chỉ sượt qua rất nhẹ mà đôi lục bình nặng trịch trên ban thờ bỗng rơi vỡ tan tành. Lúc ấy tôi sợ đến tái mét cả mặt mày nhưng nghĩ mình vô tình làm vỡ lọ nên chỉ kêu cầu xin lỗi "thánh" về việc đó thôi, đâu ngờ "thánh" quở về việc khác", bà Cải thuật lại.

Ngày đó cứ nghĩ rằng mình “phạm lỗi” làm vỡ lục bình của đền nên người phụ nữ này đã cung tiến trả đền những lọ lục bình khác nhưng chỉ được dăm ngày là những đồ “đền bù” này lại rơi vỡ hoặc sứt mẻ như kiểu “lời xin lỗi không được chấp nhận”. Trong suốt nửa năm sau đó gia đình bà liên tục gặp tai ương: Người con trai cả hành nghề lái xe đường dài đã hàng chục năm, bỗng gây tai nạn liên tiếp, không đến nỗi chết người nhưng cũng phải bán cả xe để trang trải; người con trai thứ thì làm ăn gặp thất bát, bị bạn hàng lừa mất cả tỉ đồng rồi bỏ trốn; đen đủi nhất là người con trai út, anh này đang đi chơi với bạn bè thì gặp hai băng nhóm đuổi đánh nhau, chẳng hiểu “nhìn gà hóa cuốc” thế nào mà trong đám đánh nhau có đối tượng tưởng nhầm anh là đối thủ nên bị đánh nhầm, bị “tặng” trận đòn “thừa sống thiếu chết” phải đi viện khâu hàng chục mũi trên đầu, lại gặp nhiều rắc rối khi bị cơ quan công an gọi lên làm việc mấy lần vì nghi có liên quan đến hai băng nhóm côn đồ đó.

Thấy gia đình gặp nhiều tai họa bất thường, bà mẹ điên đầu tìm gặp người làng để hỏi ý kiến và soát xét lại mọi việc từ đầu, cuối cùng đã phát hiện ra sơ xuất vì đã dùng lễ do người con dâu có tang sửa soạn. Một lần nữa, bà lại biện lễ lên đền thống thiết kêu cầu và cho rằng "từ ngày đó gia đình tôi không gặp thêm tai ương gì nữa. Bây giờ tôi gần như đã thành “người nhà đền”, gặp việc gì cũng lăn xả vào làm, không bao giờ dám quản ngại, chỉ mong "thánh" “chứng” cho lòng thành của tôi".

Người trong khu vực còn rỉ tai nhau việc cấm kỵ ngồi lên lưng đôi voi và ngựa bằng đá chầu trước cửa đền. Điều cấm kỵ này xuất phát từ sự việc một nhóm thanh niên từ trên huyện về đền dám “cưỡi voi tranh với thánh”. Chuyện xảy ra vài năm trước khi nhóm thanh niên dạo quanh thăm thú cảnh đền, chụp ảnh rồi một thanh niên hứng khởi muốn có bức hình mình đang cưỡi voi đá ngựa đá. Dù người nhà đền đã hết sức ngăn cản nhưng rình lúc không ai trông coi, cậu thanh niên vẫn cố tình ngồi lên lưng một chú voi để chụp vội kiểu ảnh. Mọi chuyện vẫn bình thường đến khi nhóm thanh niên ròi đền ra về. Vừa bước khỏi cổng đền, cậu thanh niên bị trúng gió bỗng ngã vật ra đất, miệng sùi bọt mép, được đưa tới bệnh viện nhưng cả đời chịu cảnh bị liệt nửa người bên phải.

Posted Image

Voi đá trước cửa đền Cao trên núi Thiên Bồng

“Chuyện lạ” chỉ là những tai nạn tình cờ

Với những câu chuyện như truyền thuyết, người trong khu vực cho rằng ngôi đền này như một “mảnh đất thiêng” của họ. Có những người từ xa tới nghe chuyện đã phản bác “Nếu là đền thiêng thì tại sao gần đây mới xảy ra chuyện?”, những người cao niên bèn dẫn ra một loạt những “dẫn chứng xa xưa” khác: Từ những năm khi thực dân Pháp xâm lược, vùng đất này luôn là nơi bị giặc càn quét và có những đêm từ bên kia sông giặc bắn sang đến hàng trăm quả đại bác nhưng chưa từng một quả đạn nào rơi vào khu vực đền Cao. Đó là lý do khiến ngôi đền có tuổi thọ hàng ngàn năm mà vẫn giữ nguyên được bài vị thờ "thánh", ngọc phả và 12 đạo sắc phong từ thời tiền Lê để lại.

Một người già khác cho biết, còn có một “khu vực cấm” khác trong ngôi đền là lạch nước ngăn cách ban thờ "thánh" bày các loại vũ khí và cửa hậu cung được coi như “biên giới” của người đi lễ. Dù lạch nước chỉ rộng chưa đầy 10cm nhưng dân trong thôn chưa bao giờ từng dám bước qua ranh giới đó. Khách thập phương khi đến đây cũng được nhắc nhở cẩn thận để không phạm vào cấm kỵ này.

Lý giải về những câu chuyện người ta cho rằng bị "thánh vật", một vị cán bộ UBND xã cho biết cũng có nghe nhiều lời đồn đại nhưng rất có thể đó chỉ là những tai nạn ngẫu nhiên. "Ví như trường hợp cậu thanh niên ăn thịt chó, uống rượu, say mèm như thế mà leo mấy chục bậc cầu thang lên đền, ngã dập mặt cũng không có gì lạ cả", ông nói. Vị cán bộ xã cũng đặt vấn đề: “Những câu chuyện mang đầy chất tâm linh ấy có thể do chính người dân địa phương đồn thổi, mục đích là để tăng thêm sự huyền bí cho ngôi đền của thôn mình. Tuy nhiên dù chưa rõ thực hư những câu chuyện như thế nào nhưng đền Cao từ nhiều năm nay vẫn là địa điểm thu hút khách thập phương về vãn cảnh, tế lễ".

Và cái lợi lớn nhất từ những câu chuyện “đền thiêng” mà khách đến thăm nhận thấy là từ rất nhiều năm nay ngôi đền chưa từng một lần mất trộm. Ông Nguyễn Văn Đức, Trưởng ban quản lý di tích đền Cao khẳng định: "Đồ thờ tự của đền không ai dám tơ hào, nhiều năm qua không xảy ra việc mất mát dù trong đền có nhiều đồ cổ, quý giá dù có những thứ rất dễ lấy, dễ giấu như những chiếc chén đựng nước cúng làm bằng ngọc".

Về việc dân làng có “khó chịu” khi phải sống chung với những điều cấm kỵ khắt khe khi bước vào đền Cao hay không, ông Đức cười: “Những quy định này đã trở thành luật tục của làng nên nhất nhất ai cũng tuân theo, đã không khó chịu mà thậm chí còn có phần tự hào vì đã giữ được bản sắc của làng mình mà bao đời cha ông lưu truyền”.

Theo ngọc phả đền Cao ghi lại, vào thời Đinh ở Nga Sơn (phủ Hà Trung, Thanh Hóa) có vợ chồng ông Vương Đức Tĩnh và bà Đào Thị Thanh sống với nhau đã lâu nhưng chưa có con nên quyết đi tìm cuộc sống mới. Khi đến vùng đất này, thấy đây là nơi bình yên, thuần hậu nên ông bà đã ở lại sinh cơ lập nghiệp. Làm ăn ngày càng khá giả nhưng ông bà vẫn không quên ngày ngày cầu trời khấn phật cho sinh quý tử rồi lời khẩn cầu thấu tới thần linh. Một đêm bà đang tắm bên bến sông bỗng gặp gió lớn sóng to, ầm ầm như "rồng hút nước", sau đó bà thụ thai, đủ 9 tháng 10 ngày thì sinh một lúc được 5 người con gồm hai gái 3 trai, đặt tên là Vương Thị Đào, Vương Thị Liễu, Vương Đức Minh, Vương Đức Xuân, Vương Đức Hồng. Năm người con lớn lên học hành binh thư chữ nghĩa rất tinh thông. Một hôm hai ông bà về quê hương bản quán, đến bến đò Thần Phù (Thanh Hóa) không may gặp bão đắm thuyền và mất tại đó vào ngày mồng 6/3.

Năm 981 quân Tống xâm lấn bờ cõi nước ta. Vua Lê Đại Hành truyền hịch đi khắp nơi tìm người hiền tài ra phò vua giúp nước. Lúc này 5 người con họ Vương đang có tang cha mẹ nên không dám về triều ứng thí. Đến khi nhà vua hành quân đi đánh giặc qua nhận thấy ở đây địa thế hiểm yếu liền cho lập đồn trại đóng quân. Hàng ngày thấy những người con họ Vương đi ngang qua cửa doanh đồn, Vua nhận thấy họ đều là người tài năng liền cho thử tài và chiêu dụng, phong chức cho ba anh em trai là Quyền chưởng Trung hoa tể đại tướng và phong cho hai chị em gái là Mẫu nghi chí tôn thiên hạ.

Sau khi nhận tước phong, các ngài cùng xin phép nhà vua cho được cầm quân ra đánh giặc. Khi ấy 5 vị tướng cầm quân tiến đánh theo đường bộ, giáp chiến một trận cực kì ác liệt khiến giặc thua to bỏ cả đồn tháo chạy. Sau này bờ cõi Đại Việt được giữ vững, vua cho mở tiệc khao thưởng quân sĩ và nhân dân. Nhà vua dẫn quân trở về kinh đô, còn 5 ngài xin ở lại mãn tang cha mẹ sẽ về triều bái yết. (Tục thắp hương đen ở đền Cao xuất phát từ tích này. Hương màu đen tượng trưng cho 5 vị mặc quần áo đen để tang cha mẹ, thể hiện lòng chí hiếu của con cái).

Không ngờ ý trời linh hóa, đêm hôm đó trời đất tối tăm mờ mịt, mưa gió ầm ầm, 5 ngài đều thăng hóa về trời (đêm 24 tháng Giêng). Sáng hôm sau trời đất lại trong sáng trở lại, dân kéo đến xem thì đã thấy mối đất đùn thành những ngôi mộ lớn. Người dân liền lập biểu dâng lên triều đình.

Nhà vua nghe tin vô cùng thương xót bậc quân thần có công lao với đất nước, liền sai quan triều đình về tận nơi làm lễ phúng viếng và phong mĩ tự cho 5 ngài: Vương Thị Đào là “Đào hoa trinh thuận công chúa”. Vương Thị Liễu là “Liễu hoa linh ứng công chúa”. Vương Đức Minh là “Thiên Bồng Đại tướng quân đại Vương”. Vương Đức Xuân là “Dực thánh linh ứng đại vương”. Vương Đức Hồng là “Anh vũ dũng lược đại vương”. Năm vị được nhân dân tôn làm “Thượng đẳng phúc thần” và đã xây dựng đền thờ phụng.

Thanh Huyền Ngọc/PL&TĐ

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

HD quê cháu đây mà Posted Image

Theo bác Thiên Sứ, Chí Linh có phải vùng đất địa linh nhân kiệt ko ạ? Nếu là vùng đất thiêng như người đời nói, tại sao lại phát triển chậm như vậy?

Sắp tới có quy hoạch Du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc với tổng đầu tư là 7000 tỉ. Nhưng theo cháu thế là quá ít. Bởi quy hoạch rất rộng, với 1 số tiền ít như vậy không thể làm "ra ngô ra khoai" được.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực hư chuyện "cây me oan hồn" gieo rắc đen đủi

Thứ tư 01/02/2012 06:27

Lỡ "rước" phải cây me từng có người treo cổ tự tử về trồng ở sân cơ quan, kể từ đó mỗi khi có chuyện gì không hay là người ta lại đổ lỗi cho "cây me oan hồn". "Cây me đen đủi" này được trồng ở trước sân Trung tâm y tế huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định).

"Hồn cây" gieo tai ương?

Cách đây khoảng 3 năm, trong thời kỳ phong trào săn tìm cây cảnh đại thụ của các "đại gia" đang cực kỳ thịnh thì cây me cổ thụ có dáng dấp rất đẹp trong vườn của một cán bộ công an huyện này bỗng dưng được nhiều người "dòm ngó". Hết đại gia đến "cò" cây cảnh kéo đến, ai cũng muốn nó sẽ thuộc về mình nên "thổi" giá cây me lên trời.

Posted Image

"Cây me đen đủi" này được trồng ở trước sân Trung tâm y tế huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định).

Thế nhưng đùng một cái, người ta lại phát hiện ra rằng cách đây hơn chục năm, tại cây me này đã có một thanh niên ngoài 30 tuổi vì buồn chuyện gia đình nên đã treo cổ tự tử dưới cành me. Nghe thấy "thông số kỹ thuật" này thì tất cả những người có ý định mua cây đã lần lượt "ra đi không một lời từ biệt". Người ác miệng khi đó còn được dịp chê bai: "Ấy, cũng do cây me này mang đen đủi nên gia chủ đã nhiều lần mời thầy cao tay về cầu cúng nhưng gia đình này vẫn không tránh khỏi làm ăn lụi bại, tán gia bại sản rồi phải bỏ xứ ra đi, để lại khu vườn hoang vắng và cây me cổ thụ chẳng ai còn dám đoái hoài".

Ấy vậy nhưng không biết "trời xui đất khiến" thế nào, một lãnh đạo Trung tâm y tế huyện Phù Mỹ dù là người ở địa phương nhưng lại không hề hay biết về điều này nên đã tìm đến ngã giá mua cây me về trồng. Ban đầu khi mới mua được cây me "độc" với giá chỉ năm triệu đồng, ông bác sĩ này mừng thầm nghĩ rằng mình đã "vớ bở". Nhưng không ngờ khi cây me được mang về đến nhà, nhiều người đến trầm trồ ngắm nghía, hỏi vài câu thì mới trật ề: "Đây chính là cây me có người treo cổ tự tử".

Bị vố đau nhưng cũng đành "ngậm bồ hòn làm ngọt", vì không dám trồng cây có người treo cổ trong vườn nhà nên vị bác sĩ này hấp tấp đem "cây me quý" "biếu không" cho cơ quan rồi sai người trồng trước sân Trung tâm y tế Phù Mỹ.

Nhiều người cho rằng từ khi "cây me đen đủi" được đem về bệnh viện trồng, ở đây tự nhiên xuất hiện một số "hiện tượng lạ". Trường hợp những người thợ xây thi công công trình trong bệnh viện cho rằng cứ tối đến, khi nằm ngủ họ thường bị ai đó níu chân là một ví dụ. "Lúc đầu cứ nghĩ là có ai đó đùa giỡn, nhưng sáng dậy kể lại thì gần như ai cũng bị tình trạng đó nên mới hoảng hồn mua nhang khói về khấn vái", một người thuật lại.

Khấn vái mà vẫn chưa được yên, vài đêm sau đó, khi tốp thợ này đang ngủ thì bất ngờ một mảng tường đổ xuống khiến người gãy chân, kẻ gãy tay... nhưng "trong cái rủi vẫn có cái may" vì "chỉ khênh người bị nạn đi vài bước chân là đến phòng cấp cứu". Vẫn chưa hết, vài bữa nữa lại một công nhân khác khi đang leo lên xây tường bỗng nhiên rơi xuống đất gãy xương, chấn thương khắp người và trong vụ này thì viện huyện "bó tay" mà nạn nhân phải được đưa lên bệnh viện tuyến trên chữa trị. "Quá tam ba bận", một số công nhân đang thi công tại bệnh viện hoảng sợ, xin ứng lương rồi "một đi không trở lại".

"Ma ám" hay... người ám?

Đó mới chỉ là những tai họa khởi đầu. Từ khi đem cây me về trồng, 3 năm nay tại bệnh viện đa khoa hạng 3 với 140 giường bệnh này liên tục xảy ra không biết bao tai ương, từ bệnh nhân chết, người nhà bệnh nhân kiện tụng tứ tung, đến những "chuyện đen đủi" khác liên tục ập xuống trung tâm.

Không dám bứng cây me đi chỗ khác vì sợ "thần cây" "báo oán", người dân trong khu vực không khỏi tức cười khi thấy trung tâm này tìm cách "giải trừ" để "sống chung với lũ". Nhiều buổi sáng người ta thấy nhiều bó hương thắp dở còn cắm lại gốc me, nhiều lần những người buôn bán phía trước bệnh viện còn thấy bóng dáng người của bệnh viện lúi húi trước gốc cây cúng bái. Một nhân viên trong bệnh viện đề nghị được giấu tên cho biết, để tránh tiếng nhiều đêm lãnh đạo bệnh viện đã mời "thầy" về cúng bái bên gốc cây me và trong phòng làm việc của mình để "hóa giải oan hồn".

Để tìm hiểu sự việc, PV đã liên hệ với một lãnh đạo của cơ quan này và được ông cho biết: "Đúng là cách đây mấy năm bệnh viện có đem về một cây me trồng làm cảnh nhưng trồng rồi mới phát hiện ra trước đó cây me này có người treo cổ chết. Hoảng quá nhưng không ai dám đứng ra nhận trách nhiệm "giải quyết" nên hiện cây vẫn mọc trong sân bệnh viện. Khi bệnh viện liên tục gặp chuyện, nghe nhiều người đồn thổi nên một vài vị trong ban giám đốc đã nhiều lần mời "thầy về cúng bái".

Cúng rồi nhưng vẫn chưa yên tâm nên người ta vẫn phải ngược xuôi nhiều nơi mong tìm "thầy cao tay ấn hơn" để hóa giải. Không biết mới đây được "cao nhân" nào "hé lộ thiên cơ" nên lãnh đạo bệnh viện tức tốc bàn chuyện xây tường, bít ngõ, xây lại cổng chính của bệnh viện... cho hợp phong thủy. Ý tưởng "động trời" này vấp ngay phải sự phản ứng quyết liệt của nhiều người vì từ bao đời nay đường vào cổng bệnh viện vốn đã ngay hàng thẳng lối, rộng rãi là thế, nay nếu trổ oặt sang bên hông sẽ khiến con đường này trở nên vòng vèo, mất thẩm mỹ. Hay tin, mấy người buôn thúng bán mẹt, bao năm trời đã "ăn theo" bệnh viện phản đối quyết liệt nhất vì theo họ nếu bệnh viện "ngăn sông cấm chợ" kiểu này thì họ sẽ "tiệt đường mưu sinh".

Một người nhà có bệnh nhân thiệt mạng khi điều trị tại bệnh viện này thì bức xúc: "Không xem xét lại y đức, không tự nhận thấy những sai sót với bệnh nhân chính là do tình thần làm việc thiếu trách nhiệm và kém chuyên môn gây ra, một số y bác sĩ của Trung tâm này lại dựa vào việc cúng bái cây me để trốn tránh trách nhiệm. Làm gì có cây me oan hồn nào ám người? Chỉ có người ám người thôi".

Trong thời gian vài năm gần đây, tại Trung tâm y tế này đã có đến hàng chục bệnh nhân qua đời nghi vấn vì chuyên môn bác sĩ kém khiến người nhà bệnh nhân vô cùng bức xúc.

Trường hợp mới đây nhất là một cháu bé 10 tuổi nhập viện lúc 4 giờ sáng, các bác sĩ chẩn đoán cháu bị viêm họng cấp, nhưng sau 8 tiếng đồng hồ không được quan tâm thì bệnh nhi đã tắt thở. Còn có trường hợp bệnh nhân nhập viện trong tình trạng khá nghiêm trọng nhưng không biết "trời xui đất khiến" thế nào các bác sĩ ở đây bỗng nhiên chểnh mảng lạ thường, như khi phát hiện bệnh nhân đã chết lâm sàng mới hớt hải cho chuyển lên tuyến trên.

Rất nhiều đơn kiện Trung tâm làm chết bệnh nhân đã được người nhà gửi đến các cấp chính quyền.

Đầu năm 2011, sau khi nhận được đơn thư tố cáo sai phạm, cơ quan chức năng đã vào cuộc và kết luận tại Trung tâm y tế Phù Mỹ có nhiều sai phạm kéo dài. Tập thể Ban thường vụ Đảng ủy Trung tâm bị kỷ luật khiển trách. Giám đốc Trung tâm bị kỷ luật cảnh cáo và đề nghị thuyên chuyển công tác do có nhiều sai phạm.

Theo Pháp Luật & Thời Đại

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giải mã bí ẩn ngôi đền - cứ bước vào hậu cung là trả giá bằng cái chết

Vương Đức Minh là “Thiên Bồng Đại tướng quân đại Vương”.

Thiên Bồng đâu nhất thiết là... Lão Trư... :wub:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu chào bác Thiên Sứ,

Đọc xong bài này ghê quá. Theo bác, có cách nào để hóa giải việc này không ạ? Chứ để vậy hoài tội cho các bênh nhân chữa bệnh ở Trung Tâm Y Tế này.

Cám ơn bác đã chia xẻ bài đọc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Video: Xem thủy quái di chuyển trên mặt hồ Loch Ness

Thứ năm 09/02/2012 11:17

(GDVN) - Một sinh vật khổng lồ bí ẩn giống trăn đã bị bắt gặp di chuyển trên mặt nước đóng băng của một dòng sông nổi tiếng tại Iceland.

Theo Daily Mail, đoạn video này được quay vào tuần trước ở dòng sông Jökulsá í Fljótsdal, phía đông Iceland, bởi một nhân chứng có tên là Hjörtur Kjerúlf.

Posted Image

Thủy quái giống trăn khổng lồ di chuyển trên sông băng tại Iceland

Theo một số người dùng internet, đoạn video này có thể chính là bằng chứng chứng minh sự tồn tại của quái vật huyền thoại Lagarfljótsormurinn (một sinh vật được mô tả giống như thủy quái hồ Loch Ness) của Iceland.

Nhiều người Iceland tin rằng, thủy quái giống rắn này vốn sống tại hồ Lagarfljót rộng 40 km, sâu 110m và nó đã bị nhiều bắt gặp nhiều lần từ năm 1345 tới nay, nhưng chưa có ai chụp được cận cảnh nó.

Posted Image

Thủy quái di chuyển trên sông băng tại Iceland

Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng đoạn video này là một tác phẩm được làm giả công phu nhưng vẫn còn có nhiều kẽ hở.

Theo phân tích của Loren Coleman, giám đốc của Bảo tàng bí ẩn quốc tế tại Portland, Maine và là một chuyên gia nhiều năm nghiên cứu về thủy quái tại Iceland cho biết, từ sự chuyển động trên mặt nước của sinh vật trong đoạn video cho thấy nó giống như một con sâu khổng lồ hoặc một loài cá nào đó hơn là của một loài động vật có vú.

Posted Image

"Ban đầu nó trông giống như một con trăn Anaconda khổng lồ. Nhưng nó lại di chuyển từ bên này sang bên kia trong khi động vật có vú lại di chuyển lên xuống" - ông Coleman nói.

Cũng theo ông Coleman, lần quái vật huyền thoại Lagarfljótsormurinn bị phát hiện gần nhất xảy ra trong năm 2008 nhưng các nhân chứng không mô tả nó giống như một "con sâu".

Ngoài ra, nhiều nhân chứng mô tả Lagarfljótsormurinn có lưng lớn như một mô đất, cổ dài, có râu và giống như một con ngựa biển cổ dài hơn là một con rắn.

http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Video-Xem-thuy-quai-di-chuyen-tren-mat-ho-Loch-Ness/107520.gd

Nguyễn Hường (theo Daily Mail)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu chào bác Thiên Sứ,

Đọc xong bài này ghê quá. Theo bác, có cách nào để hóa giải việc này không ạ? Chứ để vậy hoài tội cho các bênh nhân chữa bệnh ở Trung Tâm Y Tế này.

Cám ơn bác đã chia xẻ bài đọc.

Cái này phải đến tận nơi xem mới biết được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giải mã bí ẩn ngôi đền - cứ bước vào hậu cung là trả giá bằng cái chết

Giaoduc.net.vn

Thứ tư 08/02/2012 07:05

Chuyện này làm cháu nhớ chuyện mẹ cháu kể. Ngoài quê mẹ xưa cũng có đình chùa, sau cải cách hay gì đó, người ta muốn phá đình chùa đi. Những người lấy đồ của đình chùa đều gặp việc không tốt, sau tự nguyện trả lại. Sau, dân làng cũng đã góp công cùng nhau xây dựng lại, và thờ cúng như cũ. Cháu có về quê, theo ông ngoại vào chùa, xin ông cho thắp nhang và gõ chuông. Bây giờ trong chùa còn thờ cả các hương hồn liệt sĩ. Theo cháu, những nơi như vậy rất linh thiêng, là cuộc sống tinh thần, tâm linh, văn hóa và là niềm tin của cả một làng, chứa đựng cả lịch sử trong đó. Không nên động phạm.... Ôi, cháu chỉ phát ngôn thiển cận được thế thôi ạ. Cám ơn bác đã chia xẻ bài báo.

Chúc bác sức khỏe, an lành.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khiếp sợ 'bùa thề' cùng chết của các cặp tình nhân

Cập nhật lúc :8:01 PM, 11/02/2012

Khắp các bản làng người Mường ven sông Đà, thuộc huyện Phù Yên, Sơn La, người ta đồn đại về một thứ bùa có một không hai, gọi là bùa thề. Bùa thề làm cho con người yêu nhau và sống bên nhau suốt đời. Nhưng nếu một người chết thì người kia cũng sẽ chết theo.

Câu chuyện về bùa thề như một bản tình ca huyễn hoặc về những mối tình chỉ có ở bản Mường nơi đây.

Posted Image

Một thầy bùa ở Tân Sơn (Phú Thọ), vùng đất giáp với Phù Yên (Sơn La).

Đồng bào ở vùng ven sông Đà tin rằng, bùa thề chỉ có ở xã Tường Tiến, Tân Lập, Nam Phong, Huy Phong, nằm bên dòng sông Đà, thuộc huyện Phù Yên mà thôi. Bùa thề không phải thứ hại người, mà họ coi như một bằng chứng về tình yêu và lòng chung thủy của những đôi trai gái, lấy cái chết để đấu tranh cho tự do của tình yêu.

Ở những xã này, bùa thề như một thứ mê mị, bí ẩn ngàn đời còn truyền lại. Người ta đồn đại rất nhiều về những cuộc tình đẹp gắn với bùa thề.

Posted Image

Sông Đà.

Hà Văn Khoa và Lò Thị Yên (xã Huy Phong) là một đôi tình nhân đa đoan, yểu mệnh. Khoa là chàng trai con nhà nghèo, đông anh em. Lò Thị Yên cũng sinh ra trong gia đình cám cảnh chẳng kém gì. Khoa và Yên bất chấp sự đói nghèo, quyết bảo vệ tình yêu bằng mọi giá.

Thế nhưng, bố mẹ Yên lại ra sức ngăn cản. Yên là một cô gái xinh đẹp, dễ thương. Bố mẹ không muốn Yên phải tiếp tục cuộc đời mình ở vùng đất rừng xanh núi đỏ này nên ép gả cô cho một người đàn ông buôn sắn ở thị trấn Phù Yên.

Posted Image

Thầy bùa Hoàng Văn Thục (Bản Dùng, Tân Sơn) đang làm bùa cho khách.

Người đàn ông mà bố mẹ ép gả hơn cô 30 tuổi, khá giàu. Ông ta có hai chiếc xe tải buôn sắn về xuôi. Ông đã có một đời vợ và hai đứa con lớn bằng Yên.

Trót trao trái tim yếu đuối của mình cho Khoa nhưng ước muốn của cha mẹ nặng như hòn đá nên Yên không thể nào từ chối được, cô phải lấy người đàn ông mà mình không yêu đó làm chồng.

Người ta bảo, trước khi đi lấy chồng, Yên đã cùng Khoa làm bùa thề để dù không được ở bên nhau song trái tim và tâm hồn thì mãi là một. Khi về thế giới bên kia, hai người sẽ là đôi uyên ương, không thế lực nào có thể chia cắt nhau được nữa.

Posted Image

Thầy bùa Hoàng Văn Thục.

Lấy chồng được một tháng, Yên cứ héo hon tiều tuỵ, không ăn uống, không nói năng gì, chỉ nhớ đến Khoa mà đêm đêm nước mắt đầm gối.

Người chồng yêu thương, chăm sóc tận tình cô vợ trẻ thế nào cũng không làm Yên vui lên được.

Thương vợ, ông ta đưa vợ về quê sống với bố mẹ, để bố mẹ chăm sóc. Thế nhưng, vài hôm sau gia đình thấy Yên tắt thở trên giường, thân xác tiều tụy, chỉ có khóe miệng vẫn nở nụ cười.

Gia đình không hiểu vì sao Yên chết, cô không có bệnh tật gì, cũng không có biểu hiện trúng độc.

Posted Image

Bùa yêu.

Từ ngày Yên chết, Khoa bỏ thuyền, bỏ lưới không đi đánh cá nữa. Anh em nhớn nhác đi tìm mà không thấy tăm hơi Khoa đâu.

Thế rồi, gia đình nhà Yên thấy Khoa rũ xác bên mộ Yên ở mãi trên sườn núi heo hút khi họ lên thắp hương trăm ngày.

Có một điều lạ lùng là người dân trong vùng không tiếc thương cho mạng sống của đôi tình nhân trẻ, mà họ mừng cho hai người mãi mãi được bên nhau. Họ tin rằng bùa thề đã linh nghiệm với đôi tình nhân này.

Câu chuyện về cái chết và mối tình vô cùng đẹp đẽ của Khoa và Yên lại khiến phong trào làm bùa thề lên cao. Các đôi trai gái hễ yêu nhau là bí mật gặp thầy bùa để xin bùa thề, quyết được cùng sống, cùng chết.

Người Mường ở vùng đất núi đá sông sâu này tin tuyệt đối vào sự linh nghiệm của bùa thề. Cha mẹ, họ hàng nếu biết con cái mình đã làm bùa thề với người yêu thì không bao giờ dám ngăn cản tình yêu của họ.

Posted Image

Loài cây các thầy mo ở Phù Yên thường dùng làm bùa.

Lang thang tìm hiểu về thứ bùa ngải kỳ lạ này, tôi được nghe hàng chục câu chuyện về những cái chết lạ lùng của các đôi tình nhân mà người ta tin rằng do bùa thề. Trong số những câu chuyện vừa thực vừa hư ấy, tôi rất ấn tượng với mối tình đau khổ của cặp tình nhân Đinh Văn Kha và Hà Thị Lan.

Cách đây chừng 5 năm, người dân xã Nam Phong xôn xao về cái chết của vợ chồng anh Kha, chị Lan.

Cuộc sống vợ chồng tuy nghèo, bao năm chỉ ăn cơm độn khoai sắn nhưng vô cùng hạnh phúc. Sống với nhau hơn 20 năm, đã có 3 mặt con, nhưng vợ chồng không bao giờ nói nặng lời với nhau dù chỉ một tiếng.

Thế nhưng, một ngày anh Kha đột tử do cảm lạnh. Anh chẳng để lại lời trăng trối. Chị Lan đau đớn khôn nguôi, ôm xác chồng mà không khóc nổi.

Làm tang cho chồng xong, chị họp gia đình, dặn dò 3 đứa con phải biết chăm sóc, thương yêu nhau. Chị nhờ anh em họ hàng giúp đỡ nuôi dưỡng các cháu. Chị tiết lộ rằng đã cùng anh Kha làm bùa thề từ ngày mới cưới.

Nghe chị Lan nói đã làm bùa thề, cả họ rầu rĩ buồn đau chuẩn bị làm đám tang nữa. Họ có niềm tin chắc chắn rằng, bùa thề sẽ dắt chị Lan về thế giới bên kia để hội ngộ cùng anh Kha.

Sau ngày anh Kha chết, mọi người thay nhau canh chừng chị Lan, không cho chị ra khỏi nhà. Ai cũng sợ chị quẫn trí làm liều.

Thế nhưng, sau khi anh chết đúng 10 ngày thì họ hàng phát hiện chị cũng đã tắt thở trên giường.

Người dân đồn rằng, khi chết, trên má chị hai dòng nước mắt cứ thế tuôn chảy. Thầy mo bảo, chị buộc phải về thế giới bên kia, không có cách nào cưỡng lại được và dòng nước mắt đó là nỗi buồn của chị vì thương đàn con nhỏ.

Còn tiếp…

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Bóng ma tu sĩ' trên bờ sông

VnExpress

Thứ bảy, 18/2/2012, 10:35 GMT+7

Một nữ tu sĩ mặc trang phục từ thế kỷ 19 hiện ra trong bức ảnh của một nhiếp ảnh gia tại thành phố Galway, Ireland.

Bóng ma trong nhà hoang

Bóng ma trong lâu đài đổ nát

Posted Image

Nữ tu sĩ hiện ra trong bức ảnh nhưng Jonathan Curran không thấy bà trước và sau khi chụp. Ảnh: Jonathan Curran.

Jonathan Curran, một nhiếp ảnh gia tại Galway, chụp 13 ảnh về đoạn kè Long Walk bên bờ sông Corrib để ghép chúng thành bức ảnh toàn cảnh. Thời gian ngừng giữa mỗi ảnh chưa tới một phút. Một lát sau anh thấy một thứ bất thường trong một bức ảnh. Đó là hình bóng một phụ nữ lớn tuổi mặc trang phục tu sĩ từ thế kỷ 19 trên kè. Curran vội vàng kiểm tra 12 bức ảnh còn lại, song không thấy điều gì bất thường.

"Nữ tu sĩ ấy không xuất hiện trước hoặc sau khi tôi chụp bức ảnh và cũng không hiện ra trong bất kỳ bức ảnh nào khác. Có vẻ như bà chỉ xuất hiện trong chốc lát rồi biến mất. Vài người bước trên đoạn kè Long Walk hôm đó, nhưng họ không biết sự hiện diện của nữ tu sĩ”, Curran kể.

Posted Image

Bức ảnh toàn cảnh đoạn kè Long Walk. Ảnh: Jonathan Curran.

Curran gửi bức ảnh bất thường tới báo Galway Independent. Dư luận bàn tán sôi nổi sau khi bức ảnh được đăng. Nhiều người đoán “bóng ma” là kết quả của một hiện tượng quang học, song một số người khẳng định đó là bóng ma thật.

William Henry, một sử gia sống tại thành phố Galway, nói rằng trong nhiều thập kỷ qua người dân thành phố đồn đại nhiều câu chuyện về một phụ nữ bí ẩn với trang phục thời trung cổ và xuất hiện ở nhiều nơi trong thành phố.

Sử gia này công nhận “bóng ma” trong ảnh của Curran hiện ra rất rõ.

“Có vẻ như bà ta nhìn thẳng vào máy ảnh. Hành vi đó cho thấy bà ta nhận thức rõ về khung cảnh xung quanh”, Henry bình luận.

Minh Long

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Dị nhân' dự báo người chết ở Bắc Giang

21.02.2012 09:27

Chỉ cần lắng tai nghe, lấy mũi ngửi, hoặc thấy tức ngực, khó thở hay tim đập nhanh là có thể nhận biết được có một người sắp hoặc vừa qua đời cách nơi mình đứng trong bán kính khoảng 15 km. Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật Giáo Việt Nam Net)

Biệt tài ngửi mùi "thần chết" phát lộ cách đây 10 năm

Ông cũng là người duy nhất ở Việt Nam mắc chứng “nghiện” đám ma đến mức nếu không đi là phát ốm. Ông là Ân Văn Ninh nay đã 60 tuổi, người dân tộc Sán Dìu, ngụ thôn Đồng Giao, xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

Biệt tài của ông “phát lộ” cách đây khoảng hơn chục năm, đêm ấy khi ông đang nằm ngủ thì bỗng thấy tức ngực, bứt rứt không yên và không hiểu có “giác quan thứ sáu” hay không mà cứ dựng dậy lần mò giữa đêm đi sang xã bên.

Không hiểu có phải vì “ma xui đường, quỷ dẫn lối” hay không mà ông lần đến nhà một người chưa từng quen biết khi người ấy đang hấp hối. Giữa đêm khuya khoắt, lại trong cảnh thê lương nên những người trong nhà giật mình sợ “vãi linh hồn” khi thấy một ông lão lạ mặt lù lù hiện ra: “Ở đây có người sắp chết phải không?”.

Posted Image

Cứ tưởng là đêm đó bị “ma nhập” nên cả ông và mọi người đều không để ý đến chuyện ông lão “nghe” được chuyện người sắp chết cách cả chục cây số.

Ai dè vài bữa sau đi làm đồng, trong khi mọi người cùng làm chẳng nghe thấy tín hiệu gì thì ông kiên quyết: “Có tiếng kèn trống ở thôn kế bên” và tiếng kèn trống đám ma cứ như đập vào tai ông, thúc giục phải đi đến đó, không đi không được. Thế là ông vất cày cuốc, tìm sang đám ma để giúp người ta.

Từ hôm đó ông bỗng dưng sinh ra cái tật là luôn phải “lắng nghe” tiếng đám ma, không muốn nghe thì cũng như có người bắt phải nghe. Hễ cứ có ai mất là như có người xui khiến ông phải nghe bằng được tiếng kèn, tiếng trống.Ông lão có vẻ “tự hào”: “Đám xa nhất tôi phát hiện cách nhà tôi ở khoảng 15 km”. Nghe có vẻ khó tin nhưng khi hỏi những người dân nơi đây thì họ đều công nhận đó là sự thật 100% và ông cũng chẳng có lý do gì để “nổ”.

Hãi hùng hơn nữa khi ông lão còn “bật mí” rằng khi nghe “có biến”, ông còn đoán được người sắp chết khoảng bao nhiêu tuổi, nguyên nhân chết.

“Đoán già đoán non” về ông lão

Lý giải về khả năng “nghe”, “ngửi” được người sắp chết của ông Ninh, nhiều người “đoán già đoán non” rằng có thể người sắp chết có tiết ra một thứ chất đặc biệt nào đấy, hoặc phát ra một thứ sóng “siêu âm siêu từ” gì đó và cơ thể ông Ninh lại có một bộ phận giống như chiếc “máy thu” nên hai bên nhận ra nhau.

Cũng có người mê tín cho rằng ông Ninh bị “trời đày” nên mới phải chuyên “đưa tiễn âm hồn” như thế. Nói về chuyện này, dị nhân thuật lại: “Không biết do có phải trước kia bố mẹ tôi luôn bảo tôi là “lớn lên mày sẽ bị trời đày” hay không mà bây giờ tôi như vậy?”.

Posted Image

Còn có một chi tiết khác người dân vẫn băn khoăn không biết có phải vì chuyện này mà ông “bất thường” như thế không? Được biết ông Ninh là một cựu chiến binh, vào chiến trường miền Nam chiến đấu năm 1972, đến năm 1975 thì xuất ngũ. Về nhà ông lấy vợ, sinh con nhưng hậu quả của chiến tranh vẫn theo đuổi người lính này khi hai đứa con đầu của ông bị nhiễm chất độc màu da cam, hai người con sau rất may mắn không ảnh hưởng gì.

Thế nên vợ ông đôi khi mới vẩn vơ ngồi tự hỏi: “Không biết có phải do chất độc màu da cam làm ảnh hưởng đến tâm trí của ông ấy hay không mà “lộ” ra cái biệt tài chẳng giống ai như thế?”.

Thế giới từng có trường hợp mèo dự báo người chết

David Dosa, một giáo sư, bác sĩ tại trường đại học Brown đã cung cấp cho thế giới một thông tin vô cùng kỳ lạ về chú mèo Oscar, một chú mèo của viện dưỡng lão tại New England có khả năng đặc biệt dự đoán được những bệnh nhân sắp qua đời.

Oscar là một con mèo không thích hòa đồng, nó được trung tâm Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Steere House tại Providence, Rhode Island (nơi chuyên điều trị và chăm sóc cho những người bị chứng mất trí nhớ trầm trọng) nhận nuôi nhiều năm trước đây và nó đã dự đoán chính xác 50 trường hợp người sắp chết cho đến thời điểm năm 2007.

Tiến sĩ Dosa và các nhân viên khác đều tin tưởng vào khả năng tiên đoán của Oscar. Khi thấy chú mèo này ngồi bên cạnh một bệnh nhân, ngay lập tức, họ sẽ gửi thông báo đến gia đình bệnh nhân đó.

Theo vị tiến sĩ này: "Oscar không giống như những con mèo ham chơi khác. Nó không để lãng phí thời gian bất cứ một phút nào. Nó chỉ dành cho mình khoảng 2 phút cho việc ăn uống, rồi ngay sau đó, lại tiếp tục “công việc” tìm kiếm những người sắp trút hơi thở cuối cùng. Oscar là một món quà kỳ lạ mà thượng đế đã ban tặng cho viện dưỡng lão".

Tuy nhiên, ông không có một lời giải thích nào chắc chắn nào về hành vi kỳ lạ này của chú mèo. Ông cho rằng, Oscar còn thính hơn cả những chú chó, nó có thể ngửi thấy mùi của các bệnh nhân ung thư, phát hiện ra chất Xeton (một loại hóa chất tiết ra từ các tế bào chết).

Theo PLVN

Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật Giáo Việt Nam Net)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí ẩn trong ngôi chùa không có... hòm công đức

giacngo.online

Tọa lạc trên lưng chừng núi, chùa Tiêu (Bắc Ninh) từ lâu không chỉ nổi tiếng là danh lam cổ tự mà ở đây còn có nhiều bí ẩn thú vị, có giá trị đối với việc nghiên cứu khảo cổ.

Nơi tìm thấy pho tượng táng gần... 300 tuổi

Theo Ni trưởng Thích Đàm Chính, trụ trì chùa Tiêu, thì cách đây hơn 60 năm, ở ngôi tháp trước tòa Tam Bảo có cốt một nhà sư. Ngày ấy, qua khe gạch nứt vỡ người ta đã nhìn rõ hình hài pho tượng táng (người viên tịch nhưng vẫn còn giữ nguyên hình thể - PV). Sau do chiến tranh và sợ bị động, nhà chùa đã xây bịt cửa tháp.

Posted Image

Pho tượng thiền sư Như Trí hiện được bảo quản trong hòm kính và được đặt ở nhà Tổ.

Cho đến ngày 5-3-2004, được sự đồng ý của chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn, cửa tháp đã được mở ra. Thông qua riềm bức họa gắn tại cửa chính có đắp nổi các chữ Hán (viết theo lối Triện) xác định được nhục thân trong ngôi tháp này là Hòa thượng Như Trí (sống cách đây 300 năm).

Hòa thượng Như Trí là người có công trùng san và in nhiều bộ sách Phật học, trong đó có “Thiền uyển tập anh” - cuốn sách cổ của Phật giáo Việt Nam ghi lại các tông phái Thiền học và sự tích các vị thiền sư nổi tiếng vào cuối thời Bắc thuộc cho đến thời Đinh, Lê, Lý, Trần. Đây là tác phẩm không những có giá trị về lịch sử Phật giáo mà còn là một tác phẩm truyền kỳ có giá trị về văn học, triết học và văn hóa dân gian.

“Giống như nhục thân hai vị thiền sư chùa Đậu (Thường Tín, Hà Nội), thiền sư Như Trí cũng tịch trong tư thế ngồi thiền kiết già và được các đệ tử phết bên ngoài bằng một lớp bồi gồm đất tổ mối, sơn ta, mùn cưa” - PGS.TS khoa học Nguyễn Lân Cường cho hay.

Cũng theo PGS. TS Cường thì điều khác biệt là trong lớp bồi không có thếp vàng, thếp bạc mà lại có những miếng đồng mỏng, có tác dụng đỡ cho nhục thân ngài qua nhiều năm không bị gục xuống. Từ các phát hiện này, chứng tỏ phương thức táng tượng của Việt Nam rất độc đáo và đạt trình độ rất cao.

Trước hiện tượng này, HT.Thích Gia Quang, Phó Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN nhận định: “Để có thể tượng táng được như thế cần nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là các ngài biết được quy luật (nhà Phật gọi là tu chứng), có nhân duyên nhiều công quả và những công phu khác thường. Đồng thời phải hiểu rõ thời điểm nào mình sẽ viên tịch để mà có chế độ ăn thích hợp”.

Theo truyền thuyết, Đức Phật sau khi nhập Niết-bàn cũng để lại xá-lợi như những viên ngọc ngũ sắc, ngay cả cho vào nhiệt độ rất cao cũng không thiêu huỷ được. Còn như thiền sư Như Trí là toàn thân xá lợi.

Gần 7 tháng sau khi được rước ra khỏi ngôi tháp cổ, ngày 26-9-2004 nhục thân thiền sư Như Trí đã được tu bổ và khôi phục xong. Tượng Thiền sư trở lại dáng vẻ gần như ban đầu và tiếp tục "ngồi kiết già" trong nhà thờ Tổ với sự bảo quản vô cùng kỹ lưỡng của khoa học hiện đại.

Và ngôi chùa chưa bao giờ có... hòm công đức

Đến chùa Tiêu, khách thập phương không chỉ chiêm bái pho tượng thiền sư Như Trí đầy bí ẩn và cực kỳ quý giá ở Việt Nam mà còn không khỏi “ngỡ ngàng” trước ngôi chùa chưa bao giờ có hòm công đức.

Posted Image

Các ban thờ ở chùa Tiêu không có một hòm công đức nào.

Điều đó trái với việc phổ biến hiện nay ở miền Bắc trong nhiều ngôi chùa, hầu như ban thờ nào cũng có hòm công đức lớn, nhỏ nhưng ở chùa Tiêu thì không. Các ban thờ khá “đơn giản” bởi hoa quả, bánh kẹo, đèn nhang...

Riêng “văn hóa giọt dầu” được tôn nghiêm và đúng mực hơn khi trên ban thờ chỉ có mấy đồng tiền lẻ 500 đồng, 1.000 đồng được đặt ngay ngắn trên đĩa nhựa.

Về trụ trì chùa Tiêu được hơn 60 năm, Ni trưởng Thích Đàm Chính cho hay: “Từ lúc Sư cụ về đây trụ trì đã không thấy có hòm công đức nào rồi. Ngay lúc đó, Sư cụ đã phát nguyện trước ban thờ Tam bảo là không đặt hòm công đức ở bất cứ chỗ nào trong chùa”.

Sư cụ Đàm Chính chia sẻ thêm là “hình thức” công đức ở đây là nhà chùa chỉ nhận tiền công đức khi đang xây dựng cơ sở hạ tầng cho chùa. Còn khi xây dựng xong hoặc không xây dựng gì thì nhà chùa không nhận bất kỳ tiền công đức nào, của ai.

“Việc nhà chùa không có hòm công đức không biết có từ khi nào và không ai lý giải nổi vì sao chùa lại không có hòm công đức? Nhưng khi xây dựng bất cứ cái gì, nhà chùa đều hoàn thiện và xây dựng khang trang. Tất cả là do chư Phật, chư Tổ gia hộ cho nhà chùa” - Một bà vãi ở chùa vui vẻ tâm sự.

Chùa Tiêu (Tiêu Sơn tự) nằm trên lưng chừng núi Tiêu, xã Tương Giang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ðây là nơi trụ trì của thiền sư Lý Vạn Hạnh - người đã có công nuôi dạy Lý Công Uẩn - vị vua đầu tiên của triều Lý. Mặt khác, chùa Tiêu còn được biết đến là chốn tu thiền huyền bí của người xưa và là một trung tâm Phật giáo cổ xưa của Việt Nam.

Bùi Hiền

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chùm sáng bí ẩn trên đỉnh kim tự tháp của người Maya

Cập nhật lúc :10:35 AM, 01/03/2012

Năm 2009, khi gia đình Hector Siliezar đến thăm thành phố Maya cổ đại Chichen Itza, với chiếc iPhone mang theo, ông đã chụp được 3 bức ảnh kim tự tháp El Castillo (Mexico) - nơi từng là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất của người Maya thờ vị thần đầu người mình rắn Kukulkan.

Tại thời điểm này, trời đang bắt đầu có bão và Siliezar đã nhanh chóng trở về sau khi hoàn thành xong 3 tấm ảnh. Sau đó, xem lại các bức hình vừa chụp, Siliezar không khỏi ngạc nhiên khi thấy trong 2 bức ảnh đầu tiên chỉ có những đám mây đen bay trên đỉnh kim tự tháp nhưng bức thứ 3 thì lại có điều không bình thường.

Posted Image

Bức ảnh với chùm ánh sáng bí ẩn gây nhiều tranh cãi (Ảnh: Hector Siliezar)

Theo đó, một chùm ánh sáng bí ẩn bỗng xuất hiện ngay trên đỉnh kim tự tháp, hướng thẳng phía bầu trời khi tiếng sét vang lên. Siliezar gần đây đã chia sẻ bức ảnh của mình với các chuyên gia chuyên nghiên cứu về những điều huyền bí. Ông cho biết các thành viên trong gia đình mình đều không nhìn thấy chùm ánh sáng đó, nó chỉ xuất hiện trên máy ảnh.

Ngay lập tức, bức ảnh đã trở thành đề tài nóng bỏng trên một số diễn đàn với 2 luồng ý kiến trái ngược nhau. Người thì cho rằng tia sáng đó là dấu hiệu ám chỉ ngày tận thế 21/12/2012 - ngày đánh dấu sự kết thúc một chu kỳ trong lịch của người Maya, người lại nghĩ đó đơn giản chỉ là kết quả từ một lỗi trục trặc của chiếc iPhone.

Kỹ sư Jonathon Hill đến từ Đại học bang Arizona, người chuyên nghiên cứu về các loại máy ảnh được sử dụng trong các sứ mệnh sao Hỏa của NASA, nói rằng “chùm ánh sáng” trong bức ảnh chụp kim tự tháp El Castillo là một trường hợp điển hình của sự biến dạng hình ảnh.

Không phải ngẫu nhiên khi mà trong ba bức hình, chùm sáng lại chỉ xuất hiện ở bức được chụp khi có tiếng sét vang lên trên bầu trời..

Cường độ tia chớp có thể gây ra sự bất thường trong bộ cảm biến CCD của máy ảnh; hoặc tạo ra một cột gồm các điểm ảnh, hoặc tạo ra một ánh phản xạ bên trong ống kính máy ảnh – cái mà được ghi nhận bởi thiết bị cảm biến. Trong cả hai trường hợp này, độ sáng vượt quá mức bình thường sẽ được bổ sung vào các điểm ảnh trong cột đó ngoài ánh sáng thu được trực tiếp từ hiện trường.

Ngoài ra, trên thực tế, khi được tách ra bởi phần mềm photoshop hoặc phần mềm phân tích hình ảnh khác, các chùm sáng đi theo hướng thẳng đứng trong hình ảnh.

Phương Huyền (Theo Livescience)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ly kỳ chuyện chặt đầu ‘rùa thần’ khiến nhiều người chết đuối?

Cập nhật lúc :9:41 AM, 08/03/2012

Người dân trong xóm phá đá, hạ độ cao của cái cổ rùa xuống để đẩy xe bò cho đỡ dốc. Ngay khi con đường hoàn thành, cứ mỗi năm có một đến vài người chết đuối ở sông Si, đoạn ngay cạnh "đầu rùa".

Truyền thuyết quả núi hình rùa

Theo truyền thuyết, núi Dưỡng Chân (Chính Mỹ, Thủy Nguyên, Hải Phòng) thuộc Mỹ Cát Trang, có dân ở từ thời Hùng Vương. Ngày đó, vợ chồng cụ Lý Huy Chân đã từ quan về đây ở ẩn, xây dựng vùng đất này thành nơi giàu có, sầm uất.

4 năm ở làng, hai vợ chồng đã liên tiếp đẻ 4 người con, gồm 3 trai, 1 gái. Những người con được ăn học đầy đủ, lớn lên con trai khỏe mạnh, dũng mãnh, con gái xinh đẹp, cổ cao 3 ngấn, mắt phượng mày ngài.

Hai cụ mắc bệnh tiêu chảy, nên chết sớm và chết cùng ngày. 4 anh em đã mai táng hai cụ tại trang này.

Sau khi hai cụ mất, việc buôn bán, làm ăn sa sút. 4 anh em đang giàu có sung túc trở nên nghèo khổ. Không còn chốn dung thân, 4 anh em lấy gốc cây mộc hương (cây gỗ tỏa mùi thơm ngát) làm nơi trú ngụ.

Posted Image

Từ trên cao nhìn xuống, núi Dưỡng Chân như hình con Rùa.

Ngày đó, vùng này là những cánh rừng gỗ lim rậm rịt. Vậy nên, có thời kỳ, người ta gọi núi Dưỡng Chân là núi Lim. Mười mấy năm trước, một số người hút cát ở sông Si, con sông lượn cạnh núi Dưỡng Chân, khi hút sâu xuống lòng sông vài mét, còn vớt được những thân gỗ lim khổng lồ, không rõ đã nằm dưới lòng sông bao nhiêu trăm, ngàn năm.

Trong rừng gỗ lim ấy, có một con hổ khổng lồ, người dân gọi là hổ tướng, thường xuyên về làng bắt người, khiến dân làng hết sức kinh sợ. 4 anh em họ Lý võ nghệ cao cường, đã kéo nhau vào rừng săn tìm nhiều ngày và giết được con hổ.

Giết xong hổ tướng, 4 anh em lại trở về gốc mộc hương sinh sống. Tuy nhiên, sau hôm giết con hổ thì phong ba bão táp nổi lên, gió mưa vần vũ suốt 3 ngày liền. Khi bão táp dừng, người dân thấy cây mộc hương rụng lá xác xơ. Dân kéo lên xem, thì không thấy 4 anh em họ Lý đâu cả, chỉ thấy 4 đống mối lùm lùm dưới gốc mộc hương. Người dân thương xót 4 anh em nên dựng miếu thờ.

Thời Hùng Vương, Thục Phán An Dương Vương có ý đồ xâm chiếm nước Việt, nên kéo quân xuống vùng Quảng Ninh. Vua Hùng đã sai tướng Vương Văn Chi đem quân đi chống. Trên đường xuống Quảng Ninh, đến gốc mộc hương, ngựa của tướng Vương Văn Chi nhất định không cất bước, cứ hí vang trời.

Thấy sự lạ, ông cho dừng quân, ngủ lại Mỹ Cát Trang. Tam nam nhất nữ họ Lý đã báo mộng sẽ đi trước dẫn quân đánh trận. Quả đúng như giấc mơ, quân của Vương Văn Chi đánh thắng như chẻ tre. Quân Thục Phán bỏ chạy tán loạn.

Lúc quay về, Vương Văn Chi đã tụ họp dân trại bên núi Dưỡng Chân, kể lại sự tình và quyết định đốn hạ cây mộc hương, cắt làm 4 đoạn, tạc 4 pho tượng đặt ở ngôi miếu để thờ.

Sử sách, truyền thuyết đều nói rõ như vậy, nhưng đến nay, không ai biết ngôi miếu đó ở chỗ nào. Chỉ biết rằng, ngôi miếu đó nằm trên quả núi có thế quy ẩn xà, tức là núi Rùa, được gọi là núi Dưỡng Chân vào thời Trần.

Mấy trăm năm trước, người dân dựng đình làng Mỹ Cụ, thì dựng lại 4 pho tượng anh em họ Lý, đến nay vẫn còn thợ phụng. Ngôi đình này thờ thành hoàng làng là vợ chồng cụ Lý Huy Chân.

Chặt đầu rùa nên liên tiếp chết đuối?

Ông Dương Văn Thớ sinh ra và lớn lên ở ngay chân núi Dưỡng Chân. Ông cũng không rõ đã bao nhiêu đời tổ tiên sống ở dưới chân quả núi này. Tổ tiên xưa kia, rồi cha mẹ ông đều sống ở đây, chết thì chôn ở nghĩa địa trên đỉnh núi. Đỉnh núi từng là nghĩa địa của cả xóm.

Posted Image

Chùa Linh Sơn ở làng Mỹ Cụ.

Theo truyền thuyết, từ thời Hùng Vương, quả núi này đã có tên là núi Rùa, với thế quy ẩn xà. Các nhà phong thủy cho rằng, quả núi mang dáng hình con rùa bị con rắn quấn quanh, trói chặt.

Cũng chính vì nó mang hình linh vật, nên rất thiêng. Đã vậy, theo các cụ kể lại, từ thời Bắc thuộc, người Tàu đã trấn yểm quả núi này bằng chiếc cối xay vàng, để điều khiển dòng nước sông Si.

Trong lòng quả núi này dày đặc các ngôi mộ Hán cổ, có tuổi 2000 năm. Người phương Bắc xưa thường chọn những địa danh linh thiêng, thế đẹp để đặt mộ những mong đời sau phát nghiệp vương.

Với những ý nghĩa như vậy, nên trong tâm niệm của người dân nơi đây, quả núi này đặc biệt linh thiêng. Khi trong làng xảy ra biến cố gì, người ta đều nhất nhất đổ cho việc đụng chạm đến quả núi này.

Ông Dương Văn Thớ dẫn tôi lên đỉnh núi Dưỡng Chân chỉ về hướng con sông Si. Đây là dòng sông không lớn lắm, có chiều ngang rộng chừng 100m, lượn ngay dưới chân quả đồi nhỏ nằm cạnh núi Dưỡng Chân.

Quả đồi nhỏ ấy dính liền với núi Dưỡng Chân. Nhìn từ trên cao xuống hoặc từ xa lại, thấy quả đồi nhỏ giống đầu rùa, còn núi Dưỡng Chân là thân rùa. Đó là hình ảnh con rùa đang cố bơi xuống sông, nhưng bị con rắn quấn chặt, giữ lại.

Ngày trước, người dân trong xóm, khi đi ra đồng, thường đi con đường vòng dưới chân đầu rùa, chạy ven sông Si. Thế nhưng, do con đường đó xa quá mà người dân trong xóm hè nhau mở con đường cắt qua núi Dưỡng Chân để đi ra đồng cho gần.

Người dân trong xóm phá đá, hạ độ cao của cái cổ rùa xuống để đẩy xe bò cho đỡ dốc. Ngay khi con đường hoàn thành, không hiểu trùng khớp thế nào, mà cứ mỗi năm có một đến vài người chết đuối ở sông Si, đoạn ngay cạnh "đầu rùa".

Tổng số đã có cả chục người chết hụt. Tất cả những người chết đuối, chết hụt đều là người trong làng Mỹ Cụ, là những hộ dân sống ngay dưới chân quả núi hình con rùa này và đã từng tham gia cuộc “chặt đầu rùa”.

Theo lời đồn, dân làng mở con đường này đã chặt đầu rùa, ảnh hưởng đến long mạch, nên nhiều người trong làng gặp họa.

Điều lạ nhất là hầu hết những người chết đuối đều bơi lội rất giỏi, có người còn đoạt giải trong các cuộc bơi thi ở huyện. Chẳng hạn như trường hợp của ông Tiêu, là lực điền, lặn ngụp dưới sông như rái cá, thế nhưng, một ngày, chả hiểu sao người dân thấy ông chết nổi trương bụng ngay bờ sông.

Posted Image

Đình làng Mỹ Cụ, nơi thờ thành hoàng làng là ông Lý Huy Chân, cùng 4 người con của ông.

Rồi ông Hợp đi chợ về, nhảy xuống sông tắm cho mát, cũng chết đuối đúng chỗ đầu rùa. Chị Tý mang chiếu ra chỗ đầu rùa giặt, bị Hà Bá lôi tuột xuống sông chết chìm.

Bố con ông Lưu bơi thi ở sông, chả hiểu vì sao cậu con mất tích dưới lòng sông, còn ông Lưu may mắn được người dân cứu khi đang ngấp ngoái trong dòng nước…

Sau khi xảy ra hàng loạt cái chết thương tâm ở sông Si, đoạn ngay đầu núi Rùa, toàn là người sống quanh chân núi, người dân hãi quá đi xem bói, thì thầy phán do người dân chặt cổ rùa, nên mới bị “Thần Rùa” bắt đi.

Người dân trong xóm mời thầy đến trấn yểm, rồi không ai dám bén mảng đến bờ sông nữa. Bãi tắm, bến sông trở nên hoang vắng.

Thậm chí, cũng chẳng còn ai dám đi ra con đường chạy ven bờ sông đó nữa, bởi mới đây, bà Điền đi chợ về, đi qua con đường ấy, đến chỗ bến tắm, đột nhiên bà gục xuống chết luôn.

Nhà bà Điền ở ngay phần đuôi con rùa. Người con trai bà là một trong số mấy hộ gia đình đào phá đuôi rùa mạnh nhất, nên ai cũng tin chắc chắn rằng “Thần Rùa” gọi bà đi.

Trước đó mấy hôm, một ông trong xóm dắt trâu ra bến sông cho trâu uống nước sau khi nó cày xong thửa ruộng. Con trâu đang uống nước cũng gục xuống chết. Sau vụ trâu gục chết, người dân lại đồn ầm rằng: “Thần Rùa” bắt cả trâu!

Sau khi làm lễ trấn yểm, cấm cửa mọi người ra bờ sông, thì tình hình chết đuối ở sông Si chấm dứt. Thế nhưng, 10 năm trở lại đây, xóm làng lại dậy sóng với những thảm họa khủng khiếp hơn, mà theo lời đồn, vì một số gia đình đã vạc đuôi rùa lấy đất đem bán, làm động long mạch, khiến “Thần Rùa” nổi giận lôi đình.

Thạc sĩ tâm lý Phạm Mạnh Hà, Giảng viên khoa tâm lý ĐHKHXH và NV:

Trong cuộc sống có không ít những điều xảy ra ngẫu nhiên, mà đã là sự việc ngẫu nhiên thì rất khó để giải thích một cách khoa học. Nhưng con người luôn muốn hoặc cố gắng nắm bắt, tìm hiểu mọi sự vật, hiện tượng mà họ không giải thích nổi, chính vì vậy, nó hướng suy nghĩ đến thế giới siêu nhiên.

Nó cũng có quá trình tương tự như thần thoại học: Khi con người không thể hiểu được tại sao mặt trời lại mọc và lặn mỗi ngày, họ đã nghĩ rằng có một chiếc xe ngựa đã kéo mặt trời qua thiên đàng. Những truyền thuyết trăm trứng nở trăm con giải thích sự hình thành của loài người, Sơn Tinh – Thủy Tinh giải thích thiên tai… cũng là lẽ đó.

Đây là đồ tạo tác do khao khát của bộ não chúng ta tạo ra để tìm ra nguyên nhân cũng như hệ quả. Khả năng dự đoán tương lai chính là cái khiến con người chúng ta trở nên "nhanh trí" nhưng nó cũng mang lại hậu quả phụ như bệnh mê tín dị đoan và niềm tin vào những điều khác thường. Điều này hay xảy ra ở một cộng đồng thiếu thông tin hoặc kém phát triển.

Sự việc trong làng có nhiều người chết trong một giai đoạn nhất định có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống nên buộc người dân phải lý giải bằng cách quy gắn với một hiện tượng siêu linh nào đó, cụ thể ở đây là long mạch, thánh thần. Trong khi thực sự, có thể nó chỉ đơn giản chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi.

Theo VTC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện ly kỳ về chùa Trinh Tiết và hòn đá tự lớn

Từ hàng trăm năm nay, chùa Trinh Tiết ở xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam được người dân nơi đây coi là biểu tượng cho sự trinh trắng của người con gái. Tuy nhiên, ngoài cái tên Trinh Tiết, xung quanh chùa còn có những câu chuyện và hiện tượng kỳ lạ khó lý giải mà điển hình nhất là hòn đá có khả năng tự lớn.

Xuất xứ tên chùa: Trinh Tiết

Theo những tài liệu ghi chép còn lại thì không rõ ngôi chùa xuất hiện từ khi nào. Chỉ biết, cái tên Trinh Tiết thì mãi đến thế kỷ XIV mới có và gắn với tên tuổi của một công chúa nhà Trần.

Posted Image

Chùa Trinh Tiết ẩn sau những mỏm đá trên đỉnh núi Bồ Đà.

Trong những tài liệu lịch sử về chùa Trinh Tiết có ghi rằng: Vào giai đoạn hậu kỳ nhà Trần, chế độ cai trị thối nát, bách tính rơi vào lầm than. Hồ Quý Ly nổi dậy ép vua Trần Thuận Tông đi tu ở Cung Bảo Thanh và nhường ngôi lại cho Thái tử Trần Án lúc đó mới ba tuổi.

Lúc đó, võ tướng Nguyễn Bằng được lệnh cho đem công chúa Trần Thị Bạch Hoa vừa tròn 17 tuổi chạy trốn. Khi chạy đến Kẽm Trống nằm bên dòng sông Đáy thì lên bờ tìm nơi ẩn dật. Nơi được chọn là núi Bồ Đà thuộc dãy Cầm Long. Trên núi này có một ngôi chùa hoang, lâu ngày không có ai đèn nhang, tụng niệm.

Sau khi chọn được chốn ẩn cư, công chúa đã ở đây đến hết đời và khi chết vẫn còn là “trinh nữ”. Vì thế, sau đó, người dân đã đặt tên cho ngôi chùa trên núi Bồ Đà là chùa Trinh Tiết.

Ông Đỗ Hữu Kỳ ở thôn Động Xuyên kể lại: Thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ, có một đôi trai gái làng Động Xuyên tên Thụy Vân và Hùng. Trước khi lên đường đánh giặc, đôi trai gái này lên chùa Trinh Tiết thề non hẹn biển rằng, hai người nguyện sống chết bên nhau và giữ trọn trinh tiết của mình. Về sau người con trai tên Hùng bị hy sinh nơi chiến trường. Biết tin đó, Thụy Vân thẫn thờ rồi đến bên chân núi Bồ Đà nơi có chùa Trinh Tiết để tự vẫn.

Từ câu chuyện này nên người dân nơi đây đã cho rằng, chùa Trinh Tiết là biểu tượng cho sự trinh trắng của người con gái.

Posted Image

Bia đá tạc trên vách núi.

Hiện nay, trên núi Bồ Đà vẫn còn dấu tích về những văn bản chữ Nôm được khắc trên vách đá. Chỉ tiếc rằng, trải qua năm tháng, nhiều dòng chữ tạc đã bị mòn do không được bảo vệ. Nhưng nó vẫn là minh chứng sinh động cho lịch sử một ngôi chùa vào loại độc đáo nhất vùng.

Ngoài ra, trên đỉnh núi Bồ Đà còn có một lăng mộ có tên là Lăng Quy tượng. Theo ông Đỗ Hữu Kỳ ở thôn Động Xuyên, trong lăng có rất nhiều tượng cổ. Mỗi pho tượng cao từ khoảng 80cm – 1m với nhiều chất liệu khác nhau như đá, gỗ, đồng…

Cách đây chừng chục năm, nhà chùa cùng chính quyền địa phương đã cho quy tập những pho tượng này lại và chôn trên đỉnh núi. Vì những ngôi mộ này chôn tượng nên người dân đặt cho khu mộ là Lăng Quy tượng.

Hòn đá tự lớn

Nếu tìm hiểu lịch sử chùa Trinh Tiết, nhiều người sẽ ngỡ ngàng vì những điều kỳ ẩn trên ngọn núi thiêng. Đó là chuyện về một hòn đá tự lớn lên như một chàng thanh niên lực lưỡng. Hòn đá đó nằm ở vị trí cao nhất của núi Bồ Đà.

Theo quan sát của chúng tôi, mỏm đá cao khoảng 1,6m bán kính 1m, có hình mũi chông. Ông Đỗ Văn Sỹ, Trưởng thôn Động Xuyên quả quyết với chúng tôi rằng: Ngày còn bé ông cùng đám trẻ con lên núi chơi thấy mỏm đá này mới chỉ cao ngang lưng người, nhưng giờ nó đã lớn đến ngang vai.

Hồi đó, ngôi chùa đã bị hoang hóa trở lại do không có người ở. Trên núi rừng rậm, thâm u, dưới chân núi lại là một bãi nghĩa địa, chỉ có đám thanh niên choai choai thích thể hiện mới dám trèo lên ngọn núi để chứng tỏ bản lĩnh không sợ ma của mình.

Posted Image

Ông Đỗ Văn Sỹ quả quyết rằng, Tượng Bụt Mọc có khả năng tự lớn.

Mỏm đá kỳ lạ trên không những có khả năng “tự lớn” mà khi gõ nó còn phát ra âm thanh lạ. Ông Đỗ Văn Sỹ kể rằng, khi lên núi chơi đám thanh niên đã dùng đá ném nhau, không may một số viên đá rơi trúng mỏm đá trên và thấy có tiếng kêu lạ. “Âm thanh phát ra từ mỏm đá trầm, vang như tiếng chuông đồng”, ông Đỗ Văn Sỹ cho biết.

Để minh chứng cho điều này, ông Đỗ Văn Sỹ đã dẫn chúng tôi lên mỏm đá kỳ lạ trên và cầm một cục đá khác đập vào. Sau mỗi lần gõ, từ mỏm đá phát ra âm thanh bùng bùng nhưng không vang như lời kể của ông Sỹ. Ông Sỹ giải thích: Mỏm đá càng “lớn lên” thì âm thanh càng giảm đi, phải dùng một hòn đá cứng và rắn chắc đập vào thì mới phát ra được tiếng kêu, nếu dùng gậy gỗ đập vào thì sẽ chẳng nghe thấy gì khác ngoài tiếng gõ cùng cục.

Ông Trần Ngọc Kim năm nay 74 tuổi, 20 năm trông giữ chùa Trinh Tiết cũng khẳng định: Hòn đá có khả năng tự lớn lên là có thật. Vì việc này rất kỳ lạ nên dân làng Động Xuyên đặt tên cho hòn đá là Tượng Bụt Mọc và đặt dưới chân hòn đá một bát hương để tháng ngày nhang khói.

Việc hòn đá tự lớn có thể thấy được qua năm tháng. Tuy nhiên, việc đo xem mỗi năm hòn đá lớn thêm bao nhiêu thì chưa ai làm.

Hòa thượng, Đại đức Thích Thanh Hưng, trụ trì của Trinh Tiết cũng cho rằng: Tượng Bụt Mọc có khả năng tự lớn là có thật. Tuy nhiên, để kiểm định chính xác thì phải nhờ đến các nhà khoa học vào cuộc để tìm ra lời giải. Từ hàng trăm năm nay người dân trong và ngoài vùng Động Xuyên vẫn coi Tượng Bụt Mọc là biểu tượng của sự linh thiêng vĩnh cửu.

(Theo Kienthuc)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giải mã bí ẩn ngôi đền - cứ bước vào hậu cung là trả giá bằng cái chết

Giaoduc.net.vn

Thứ tư 08/02/2012 07:05

"Phần hậu cung của đền có thể hiểu như nơi nghỉ ngơi của "thánh" không phận sự tuyệt đối không được bước chân vào nếu không muốn gặp những tai họa khủng khiếp.

Cánh cửa ấy tưởng chừng cũng đơn giản như bao cánh cửa khác trong vô vàn những ngôi đình đền trên khắp Việt Nam, cũng mang đặc trưng sơn màu cánh gián và đường nét sơn son thiếp vàng, ngả màu cũ kỹ và bốn góc cánh cửa tróc lở theo thời gian. Vậy nhưng từ bao đời nay, hàng chục vạn người từng đến thăm ngôi đền Cao (thôn Đại, xã An Lạc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) đều tò mò vì không ai biết phía sau cánh cửa hậu cung này là bí mật gì mà người nào phạm “lời nguyền” cứ bước chân qua là mất mạng, nhận những reo rắc đen đủi cho người thân.

Posted Image

Cổng đền Cao (Hải Dương)

“Tàn đời” vì trái “luật đền”?

Cụ ông Dương Văn Luyện (74 tuổi, cùng ngụ địa chỉ nêu trên) cho biết theo phong tục địa phương quy định từ ngàn năm nay, mỗi năm đến ngày lễ hội thì làng phải bầu ra một "quan trùm" và bốn "quan đám". Bốn "quan đám" phụ trách việc lễ tế ở bốn ngôi đền trong quần thể đền Cao, còn "quan trùm" thì phụ trách chung mọi việc. Từng hàng chục năm liên tục được làng bầu làm những “chức sắc” này và năm nay được “phong” làm “quan trùm” nên không ngõ ngách nào trong ngôi đền này ông không biết, nhưng riêng những “bí mật” sau cánh cửa hậu cung thì “có chết cũng không nói”.

Phong tục quy định điều cấm kỵ đầu tiên mà các "quan trùm, quan đám" phải tuân thủ là họ có trách nhiệm mỗi tháng phải hai lần vào hậu cung để dọn dẹp và biết được một phần cảnh trí trong đó. Thế nhưng trong suốt thời gian còn giữ “chức”, họ phải tuân theo “luật” "có biết cũng không nói, tò mò không biết thì cũng không hỏi" và sau này dù có còn giữ “chức” hay không thì những gì đã được nhìn thấy trong hậu cung thì cũng “sống để bụng, chết mang đi”. Vì thế mà cho đến giờ, trong hậu cung của đền Cao có những bí mật gì vẫn là một điều bí ẩn.

Đền Cao được bao bọc bởi rừng cây xanh mướt, càng thêm uy nghiêm bởi sự hiện diện của 54 cây lim cổ thụ hàng trăm năm tuổi, trong đó "cụ" lim thọ nhất thì đã hơn 800 tuổi, cao tới 20m. Mới đây, những cây lim này đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam" công nhận là "Cây di sản Việt Nam". Nếu biết rằng trước đó, cả nước mới chỉ có 10 cây cổ thụ nhận được danh hiệu này thì việc tới 54 cây hội tụ cả ở đền Cao đã là một sự lạ kỳ.

Việc thờ cúng ở đền Cao cũng là một sự lạ vì đền không thờ tượng như một số nơi khác mà thờ bài vị của "thánh". Vào lễ hội, bài vị được mặc áo trông như người ngồi trên ngai, qua bao năm mà bài vị vẫn mới tinh, dọc theo bài vị là hai hàng chữ Hán vàng óng chưa hề trầy xước.

Phong tục oái oăm này còn ràng buộc những vị chức sắc những quy định cực kỳ ngặt nghèo khác. Trong những ngày lễ hội, dù có giỗ chạp thì các "chức sắc" cũng không được thắp hương lên ban thờ gia tiên, thậm chí không được… ăn các món trên ban thờ nhà mình. Cũng thời gian này họ đều phải ăn chay, tắm rửa sạch sẽ; khi làm lễ phải mặc đội khăn, che miệng; đặc biệt “thuộc nằm lòng” quy tắc khi vào hậu cung thì bước chân phải trước, ra khỏi cung bước chân trái trước.

Lệ làng thì cứ thế mà tuân theo, trong tâm tưởng của những người dân trong vùng dù vẫn có lúc tò mò nhưng sự tò mò ấy rồi cũng bị quên đi khi các cụ cao niên cho biết “Phần hậu cung có thể hiểu như nơi nghỉ ngơi của "thánh". Mọi người quan tâm làm gì”. Những người dân đến vãn cảnh, cúng bái có lỡ lạc chân qua khu vực có cánh cửa luôn được khóa cẩn thận này cũng chẳng ai dám ghé mắt vào vì “sợ” “lời nguyền” người xưa truyền lại là ““không phận sự tuyệt đối không được bước chân vào” nếu không muốn gặp những tai họa khủng khiếp”. Chuyện về cánh cửa bí ẩn chỉ rộ lên khi khoảng 20 năm trước, một du khách đã “trả giá” bằng chính mạng sống của mình khi nằng nặc đòi vào tận nơi để chụp hình.

Cụ Luyện kể lại năm ấy ông cũng là "quan đám" của đền và sự việc xảy ra ngay dịp kỷ niệm đền được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Hôm ấy sau buổi lễ, một nam du khách trung tuổi vốn là một người quen biết đến từ tỉnh Hải Dương cứ nằng nặc đòi “quan đám” phải mở cửa hậu cung cho mình vào chụp ảnh.

Dù ông Luyện can ngăn thế nào, vị khách này cũng không nghe rồi khẳng định: "Tội vạ đâu tôi chịu. Chết tôi cũng chịu". Ông Luyện đành phải mở cửa hậu cung cho khách vào, còn mình quỳ khấn ở ngoài. Trong hậu cung, ánh đèn flash lóe liên tiếp vài cái, sau một hồi “vãn cảnh” và chụp ảnh xong, vị khách đi ra mang nét mặt rất hoan hỉ. Trong trí nhớ của ông lão đã bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi” này, đây là lần đầu tiên có người lạ dám bước vào hậu cung của đền như thế.

Những chuyện lạ với vị khách này xảy ra từ ấy. Bảy bức ảnh trong hậu cung người này chụp, khi mang về rửa thì phim đều đều đen sì “tối như đêm 30”. Rồi 3 ngày sau, tin từ tỉnh báo về vị ấy đã bị đột quỵ sau một buổi họp. Được đưa đi chữa ở khắp các bệnh viện nổi tiếng ngoài Hà Nội nhưng chưa đầy một tháng sau, du khách “bạo gan” này không qua khỏi.

Tai họa chưa dừng ở đó. Khoảng 3 tháng sau, con trai duy nhất của người này thắt cổ tự vẫn, nghe nói là phẫn uất vì chuyện bị vợ ngoại tình. Tiếp một tháng nữa, một người trong gia đình ấy khi đang đi công tác xa bỗng bị có người chỉ mặt mà bảo: "Nhà mày có người xúc phạm đến thần thánh. Nếu không về làm lễ cầu xin thì còn có thêm người chết nữa". Người này về kể chuyện thì gia đình mới móc xích các sự việc lại với nhau và “tá hỏa tam tinh” ngờ rằng đó là hậu quả của việc “phạm thánh”. Ông Luyện kể rằng phải sau khi sắm lễ tìm lên đền “tạ tội” thì gia đình ấy “mới được yên”.

Mang họa vì phạm “húy kỵ nhà thánh"?

Dư luận trong khu vực lại thêm một lần “dậy sóng” với sự việc một thanh niên “ngỗ ngược” đã “trả giá” vì muốn “thử độ thiêng” của đền những ngày cuối năm 2011. Một thanh niên ở xã Đồng Lạc (cạnh xã An Lạc) nhiều năm nay “ấm ức” trước “luật” đại kỵ trước khi vào lễ đền Cao không được ăn thịt chó nên đã rủ vài người bạn đi làm một bữa thịt chó xả xui cuối năm rồi mặt đỏ bừng bừng lên lễ đền. Chỉ vừa bước lên đến sân nghỉ, còn cách sàn đền chừng chục bậc tam cấp nữa thì chàng trai bỗng ngã dập đầu, chúi mặt xuống đất. Người đi lễ hốt hoảng chạy lại xem thấy nạn nhân miệng cứ há hốc ra, không kêu được mà cũng không cựa quậy gì được.

Những người bạn của anh chàng vội vàng chạy vào cầu cứu "quan trùm" và khi nghe rõ sự tình, người coi đền lập tức thắp 9 nén hương kêu cầu trước bài vị "thánh" rồi mang ra cho một chén nước đã được đặt làm lễ cho đám bạn cạy miệng đổ vào mồm thanh niên “ngông cuồng”. Lạ thay từ lúc đó anh chàng kêu được ra tiếng và cà nhắc đi về nhà. Sau sự việc, bố mẹ của chàng thanh niên nghịch ngợm này đã phải sắm lễ lên đền, khẩn cầu "thánh" tha thứ cho cái việc "trẻ đầu xanh lỡ nghịch dại".

Một người khác tự nhận mình gặp phải “những tai ương ghê gớm hơn vì dám phạm kỵ húy” ở đền Cao là bà Lương Thị Cải (người huyện Nam Sách, lấy chồng thôn Đại). Cuối năm 2010 bà dâng một mâm lễ lên đền gồm toàn những món chay do người con dâu cả của bà bày biện. Bà Cải thuật lại bà không nhớ ngày hôm trước người con dâu này vừa phải về quê để làm lễ "sang cát" cho bố đẻ, trong khi một “đại kỵ” khác khi dâng lễ lên đền Cao theo tục lệ là người biện lễ tuyệt đối trước đó ít ngày không được dính vào chuyện tang trở.

“Xăng xái đội lễ lên đền, vừa bước vào cửa "thánh" và có cảm giác tôi chỉ sượt qua rất nhẹ mà đôi lục bình nặng trịch trên ban thờ bỗng rơi vỡ tan tành. Lúc ấy tôi sợ đến tái mét cả mặt mày nhưng nghĩ mình vô tình làm vỡ lọ nên chỉ kêu cầu xin lỗi "thánh" về việc đó thôi, đâu ngờ "thánh" quở về việc khác", bà Cải thuật lại.

Ngày đó cứ nghĩ rằng mình “phạm lỗi” làm vỡ lục bình của đền nên người phụ nữ này đã cung tiến trả đền những lọ lục bình khác nhưng chỉ được dăm ngày là những đồ “đền bù” này lại rơi vỡ hoặc sứt mẻ như kiểu “lời xin lỗi không được chấp nhận”. Trong suốt nửa năm sau đó gia đình bà liên tục gặp tai ương: Người con trai cả hành nghề lái xe đường dài đã hàng chục năm, bỗng gây tai nạn liên tiếp, không đến nỗi chết người nhưng cũng phải bán cả xe để trang trải; người con trai thứ thì làm ăn gặp thất bát, bị bạn hàng lừa mất cả tỉ đồng rồi bỏ trốn; đen đủi nhất là người con trai út, anh này đang đi chơi với bạn bè thì gặp hai băng nhóm đuổi đánh nhau, chẳng hiểu “nhìn gà hóa cuốc” thế nào mà trong đám đánh nhau có đối tượng tưởng nhầm anh là đối thủ nên bị đánh nhầm, bị “tặng” trận đòn “thừa sống thiếu chết” phải đi viện khâu hàng chục mũi trên đầu, lại gặp nhiều rắc rối khi bị cơ quan công an gọi lên làm việc mấy lần vì nghi có liên quan đến hai băng nhóm côn đồ đó.

Thấy gia đình gặp nhiều tai họa bất thường, bà mẹ điên đầu tìm gặp người làng để hỏi ý kiến và soát xét lại mọi việc từ đầu, cuối cùng đã phát hiện ra sơ xuất vì đã dùng lễ do người con dâu có tang sửa soạn. Một lần nữa, bà lại biện lễ lên đền thống thiết kêu cầu và cho rằng "từ ngày đó gia đình tôi không gặp thêm tai ương gì nữa. Bây giờ tôi gần như đã thành “người nhà đền”, gặp việc gì cũng lăn xả vào làm, không bao giờ dám quản ngại, chỉ mong "thánh" “chứng” cho lòng thành của tôi".

Người trong khu vực còn rỉ tai nhau việc cấm kỵ ngồi lên lưng đôi voi và ngựa bằng đá chầu trước cửa đền. Điều cấm kỵ này xuất phát từ sự việc một nhóm thanh niên từ trên huyện về đền dám “cưỡi voi tranh với thánh”. Chuyện xảy ra vài năm trước khi nhóm thanh niên dạo quanh thăm thú cảnh đền, chụp ảnh rồi một thanh niên hứng khởi muốn có bức hình mình đang cưỡi voi đá ngựa đá. Dù người nhà đền đã hết sức ngăn cản nhưng rình lúc không ai trông coi, cậu thanh niên vẫn cố tình ngồi lên lưng một chú voi để chụp vội kiểu ảnh. Mọi chuyện vẫn bình thường đến khi nhóm thanh niên ròi đền ra về. Vừa bước khỏi cổng đền, cậu thanh niên bị trúng gió bỗng ngã vật ra đất, miệng sùi bọt mép, được đưa tới bệnh viện nhưng cả đời chịu cảnh bị liệt nửa người bên phải.

Posted Image

Voi đá trước cửa đền Cao trên núi Thiên Bồng

“Chuyện lạ” chỉ là những tai nạn tình cờ

Với những câu chuyện như truyền thuyết, người trong khu vực cho rằng ngôi đền này như một “mảnh đất thiêng” của họ. Có những người từ xa tới nghe chuyện đã phản bác “Nếu là đền thiêng thì tại sao gần đây mới xảy ra chuyện?”, những người cao niên bèn dẫn ra một loạt những “dẫn chứng xa xưa” khác: Từ những năm khi thực dân Pháp xâm lược, vùng đất này luôn là nơi bị giặc càn quét và có những đêm từ bên kia sông giặc bắn sang đến hàng trăm quả đại bác nhưng chưa từng một quả đạn nào rơi vào khu vực đền Cao. Đó là lý do khiến ngôi đền có tuổi thọ hàng ngàn năm mà vẫn giữ nguyên được bài vị thờ "thánh", ngọc phả và 12 đạo sắc phong từ thời tiền Lê để lại.

Một người già khác cho biết, còn có một “khu vực cấm” khác trong ngôi đền là lạch nước ngăn cách ban thờ "thánh" bày các loại vũ khí và cửa hậu cung được coi như “biên giới” của người đi lễ. Dù lạch nước chỉ rộng chưa đầy 10cm nhưng dân trong thôn chưa bao giờ từng dám bước qua ranh giới đó. Khách thập phương khi đến đây cũng được nhắc nhở cẩn thận để không phạm vào cấm kỵ này.

Lý giải về những câu chuyện người ta cho rằng bị "thánh vật", một vị cán bộ UBND xã cho biết cũng có nghe nhiều lời đồn đại nhưng rất có thể đó chỉ là những tai nạn ngẫu nhiên. "Ví như trường hợp cậu thanh niên ăn thịt chó, uống rượu, say mèm như thế mà leo mấy chục bậc cầu thang lên đền, ngã dập mặt cũng không có gì lạ cả", ông nói. Vị cán bộ xã cũng đặt vấn đề: “Những câu chuyện mang đầy chất tâm linh ấy có thể do chính người dân địa phương đồn thổi, mục đích là để tăng thêm sự huyền bí cho ngôi đền của thôn mình. Tuy nhiên dù chưa rõ thực hư những câu chuyện như thế nào nhưng đền Cao từ nhiều năm nay vẫn là địa điểm thu hút khách thập phương về vãn cảnh, tế lễ".

Và cái lợi lớn nhất từ những câu chuyện “đền thiêng” mà khách đến thăm nhận thấy là từ rất nhiều năm nay ngôi đền chưa từng một lần mất trộm. Ông Nguyễn Văn Đức, Trưởng ban quản lý di tích đền Cao khẳng định: "Đồ thờ tự của đền không ai dám tơ hào, nhiều năm qua không xảy ra việc mất mát dù trong đền có nhiều đồ cổ, quý giá dù có những thứ rất dễ lấy, dễ giấu như những chiếc chén đựng nước cúng làm bằng ngọc".

Về việc dân làng có “khó chịu” khi phải sống chung với những điều cấm kỵ khắt khe khi bước vào đền Cao hay không, ông Đức cười: “Những quy định này đã trở thành luật tục của làng nên nhất nhất ai cũng tuân theo, đã không khó chịu mà thậm chí còn có phần tự hào vì đã giữ được bản sắc của làng mình mà bao đời cha ông lưu truyền”.

Theo ngọc phả đền Cao ghi lại, vào thời Đinh ở Nga Sơn (phủ Hà Trung, Thanh Hóa) có vợ chồng ông Vương Đức Tĩnh và bà Đào Thị Thanh sống với nhau đã lâu nhưng chưa có con nên quyết đi tìm cuộc sống mới. Khi đến vùng đất này, thấy đây là nơi bình yên, thuần hậu nên ông bà đã ở lại sinh cơ lập nghiệp. Làm ăn ngày càng khá giả nhưng ông bà vẫn không quên ngày ngày cầu trời khấn phật cho sinh quý tử rồi lời khẩn cầu thấu tới thần linh. Một đêm bà đang tắm bên bến sông bỗng gặp gió lớn sóng to, ầm ầm như "rồng hút nước", sau đó bà thụ thai, đủ 9 tháng 10 ngày thì sinh một lúc được 5 người con gồm hai gái 3 trai, đặt tên là Vương Thị Đào, Vương Thị Liễu, Vương Đức Minh, Vương Đức Xuân, Vương Đức Hồng. Năm người con lớn lên học hành binh thư chữ nghĩa rất tinh thông. Một hôm hai ông bà về quê hương bản quán, đến bến đò Thần Phù (Thanh Hóa) không may gặp bão đắm thuyền và mất tại đó vào ngày mồng 6/3.

Năm 981 quân Tống xâm lấn bờ cõi nước ta. Vua Lê Đại Hành truyền hịch đi khắp nơi tìm người hiền tài ra phò vua giúp nước. Lúc này 5 người con họ Vương đang có tang cha mẹ nên không dám về triều ứng thí. Đến khi nhà vua hành quân đi đánh giặc qua nhận thấy ở đây địa thế hiểm yếu liền cho lập đồn trại đóng quân. Hàng ngày thấy những người con họ Vương đi ngang qua cửa doanh đồn, Vua nhận thấy họ đều là người tài năng liền cho thử tài và chiêu dụng, phong chức cho ba anh em trai là Quyền chưởng Trung hoa tể đại tướng và phong cho hai chị em gái là Mẫu nghi chí tôn thiên hạ.

Sau khi nhận tước phong, các ngài cùng xin phép nhà vua cho được cầm quân ra đánh giặc. Khi ấy 5 vị tướng cầm quân tiến đánh theo đường bộ, giáp chiến một trận cực kì ác liệt khiến giặc thua to bỏ cả đồn tháo chạy. Sau này bờ cõi Đại Việt được giữ vững, vua cho mở tiệc khao thưởng quân sĩ và nhân dân. Nhà vua dẫn quân trở về kinh đô, còn 5 ngài xin ở lại mãn tang cha mẹ sẽ về triều bái yết. (Tục thắp hương đen ở đền Cao xuất phát từ tích này. Hương màu đen tượng trưng cho 5 vị mặc quần áo đen để tang cha mẹ, thể hiện lòng chí hiếu của con cái).

Không ngờ ý trời linh hóa, đêm hôm đó trời đất tối tăm mờ mịt, mưa gió ầm ầm, 5 ngài đều thăng hóa về trời (đêm 24 tháng Giêng). Sáng hôm sau trời đất lại trong sáng trở lại, dân kéo đến xem thì đã thấy mối đất đùn thành những ngôi mộ lớn. Người dân liền lập biểu dâng lên triều đình.

Nhà vua nghe tin vô cùng thương xót bậc quân thần có công lao với đất nước, liền sai quan triều đình về tận nơi làm lễ phúng viếng và phong mĩ tự cho 5 ngài: Vương Thị Đào là “Đào hoa trinh thuận công chúa”. Vương Thị Liễu là “Liễu hoa linh ứng công chúa”. Vương Đức Minh là “Thiên Bồng Đại tướng quân đại Vương”. Vương Đức Xuân là “Dực thánh linh ứng đại vương”. Vương Đức Hồng là “Anh vũ dũng lược đại vương”. Năm vị được nhân dân tôn làm “Thượng đẳng phúc thần” và đã xây dựng đền thờ phụng.

Thanh Huyền Ngọc/PL&TĐ

đền cao nổi tiếng linh thiêng lắm, gia đình cháu cứ đi chùa lần nào xin lần nào cũng đều được như ý, đầu năm đi xin , cuối năm lại về trả lễPosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kỳ lạ hang động cho nước khi dậm chân đọc… thần chú!

Cách thành phố Hoà Bình tròn 100km giữa chốn rừng thiêng xóm Co Lai, xã Đồng Nghê, huyện Đà Bắc có một mó nước kỳ lạ.

Mó nước này người địa phương gọi là Mó Hốc. Người dân địa phương kể rằng, hễ ai đi qua đứng nghiêm trang trước mó nước rồi gọi: “Ông ơi, tôi khát nước quá, cho tôi xin tý nước uống đi”…

Trong khi đọc phải giậm chân mạnh 3 lần xuống đất. Sau hai phút, nước từ trong mó chảy ra. Nước chảy khoảng nửa tiếng rồi thôi. Người xin nước phải uống nước ở đó rồi mới được đi. Nếu gọi mà không uống thì về nhà sẽ bị ốm. Đã bao đoàn nghiên cứu có cả chuyên gia Liên Xô trước đây cũng không thể giải thích được hiện tượng bí ẩn này. Thực hư chuyện này ra sao?

Nước “nuôi” bản

Ông Đinh Công Sơn, Trưởng bản Co Lai dẫn chúng tôi ra Mó Hốc. Đứng từ xa nhìn lại, Mó Hốc nằm dưới chân núi đá cao sừng sững, dựng vách thành thẳng đứng. Mó nằm cạnh đường. Trước đây ở khu núi đá này, rừng nghiến, rừng đinh cổ thụ mọc phủ kín cả lối đi.

Giờ đây trên đỉnh núi chỉ còn cây bụi rậm rạp. Phía trước mó nước cũng chỉ còn vài cây nhỏ. Lại gần mó nước này cũng giống như bao mó nước khác ở miền núi đá. Nước từ trong lòng núi rỉ ra mát lạnh. Trên một khoanh đất rộng trước mặt, nước chảy thành vũng, cỏ mọc tốt um tùm. Tiến lại gần cửa mó nước chỉ là những cái hang nhỏ to bằng cột nhà sàn, người không chui vừa. Xung quanh cũng có nhiều hang đá nhỏ đã được bào mòn. Điều này chứng tỏ nước từng phun ra rất nhiều lần ở đây.

Ông Xa Văn Mạnh, Chủ tịch UBND xã Đồng Nghề bảo: Từ thời nhỏ tôi hay đi đuổi trâu qua Mó Hốc. Vào những ngày nắng nóng, tôi và đám trẻ trâu thường xuyên vào Mó Hốc xin nước uống. Đám trẻ trâu cùng đồng thanh đọc câu thần chú mà các cụ trong bản chỉ dạy. Chỉ khi nào khát nước thật hãy gọi, không được gọi đùa. Khi nước chảy ra là phải uống.Trước đây năm nào các cụ trong bản cũng sửa 1 cái lễ, gồm 1 con lợn, 1 chai rượu… vào ngày cuối cùng của năm dương lịch mang ra trước Mó Hốc đặt dưới gốc cây đinh cổ thụ tổ chức tế lễ. Người thầy cúng trong bản chịu tránh nhiệm lễ. “Việc này thể hiện lòng biết ơn với trời, với đất, với thần rừng, thần núi đã mang lại cuộc sống, ấm no hạnh phúc cho bà con. Cầu cho mưa thuận gió hòa, cho cây lúa nhiều hạt, cho cây ngô có bắp, cho bản trên, bản dưới sống hòa thuận…”.

Để chứng tỏ điều mình kể, ông Sơn bảo: Mùa này nước ra ít lắm. Phải sau đợt mưa lũ tới đến tháng 11 âm lịch hàng năm thì nước nhiều lắm. Rồi ông đứng trịnh trọng gọi nước. Một lúc sau nước từ từ chảy ra. Tuy không nhiều nhưng cũng đủ uống. Đến đúng mùa vào khoảng tháng 7 đến tháng 11 âm lịch thì mỗi lần gọi, nước chảy ra ngập cả đường, xe máy đi qua còn khó. Nhưng chỉ sau 30 phút là cạn. Cùng đi với chúng tôi là ông Xa Văn Thanh. Mọi người gọi ông là già làng nhưng ông Thanh mới ngoài 50 tuổi.

Ông bảo, Mó Hốc có từ bao giờ chưa ai khẳng định được, chỉ biết rằng người Mường, người Tày định cư ở đây đã có rồi. Ngay cả đời cụ kị nhà ông Thanh cũng bảo thế. Cái mó nước đó lạ lắm, bất cứ một người dân nào khát nước đi qua, chỉ cần đọc câu thần chú “ông ơi, tôi khát nước quá, cho tôi xin tý nước đi”, trong lúc nói kết hợp với việc giậm chân mạnh xuống đất 3 lần. Cứ làm như thế 2 lần rồi đợi vài phút là nước từ trong núi đá cứ thế tuôn trào ra. Ai uống nước xong cũng cám ơn trời đã ban tặng rồi đi. Từ bao đời nay, con cháu người Mường luôn bảo ban nhau câu thần chú nhiệm mầu đó.

Lời thần chú nhiệm mầu

Vì sao mó nước đó lại hiểu tiếng người ngay cả già làng cũng từng nhiều lần thắc mắc, các cụ đều bảo đó là do Giàng ban tặng cho cư dân Mường nơi đây. Ngày xưa nơi này rừng già còn trải dài vô tận, cây cổ thụ vài người ôm mọc sát chân nhà sàn. Thú hoang nhiều vô kể, đêm đêm hổ báo còn vào gầm sàn bắt trộm trâu bò của bà con. Sống ở nơi miền rừng, nên người dân nơi đây rất biết ơn đại ngàn. Rừng cho cây để làm nhà, cho củi đun, rừng giữ đất giữ nước. Suối nguồn quanh năm tuôn chảy nên người Mường mới có câu “lợn bưng nước vác”.

Posted Image

Bình thường Mó Hốc ít nước như thế này, nhưng khi gọi nước chảy ngập đường.

Ấy thế mà vào một năm nọ, suốt cả năm ông trời không cho mưa. Khắp mặt đất là một màu héo úa của cây cối. Suối cạn khô, trơ đá cuội. Trâu bò đói khát lăn ra chết hàng loạt. Người dân héo hon vì khát. Nếu tình trạng hạn hán mà kéo dài thêm một thời gian nữa, chắc không ai sống nổi. Khi đó bà con trong bản mới họp nhau lại tổ chức dâng lễ cầu khấn mong ông trời thương tình cho mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày, cho đầy bát cơm…

Lời khẩn cầu của bà con người Mường khi đó như thấu đến tận nơi trời xanh. Đêm hôm đó, Giàng đã báo mộng cho già làng một việc rất lạ. Sáng ra già làng kể lại giấc mơ đêm qua cho bà con. Giàng không cho mưa mà chỉ già làng ra đứng trước cái mó nước ở đầu bản, cạnh đó có gốc cây đinh cổ thụ. Khi nào đi đến nơi chỉ cần đọc câu thần chú “ông ơi, tôi khát nước quá, cho tôi xin tý nước uống đi” và Giàng cũng không quên dặn lại là khi đọc thần chú phải giậm chân mạnh 3 lần xuống đất.

Không biết có phải là giấc mơ bí ẩn đó dẫn đường, chỉ lối hay không, chứ khi đó bà con sắp chết khát cả nên già làng cùng bà con nhanh chóng đến đúng địa điểm có gốc cây đinh hương gốc to bằng cả gian nhà như Giàng bảo. Với một tấm lòng thành kính, già làng đọc đúng câu thần chú đó. Những giây phút nặng nề trôi qua, hàng trăm người dân chăm chú trông vào hốc đá nhỏ bằng cột nhà sàn dưới chân núi.

Lời của già làng vừa dứt, bỗng nhiên bà con nghe thấy tiếng nước chảy trong lòng núi. Nước di chuyển kêu ong óc như suối nguồn. Và chỉ lát sau nước từ trong núi đá cứ ào ào tuôn chảy ra như nước lũ. Nước từ trong lòng núi đá, qua các khe lỗ cứ tuôn chảy suốt như thế hàng canh giờ mới dừng. Hôm đó bà con được uống nước thỏa thích và vẫy vùng trong làn nước trong xanh, mát lạnh từ lòng đá chảy ra. Mó nước này được bà con đặt tên là Mó Hốc.

Từ hôm đó, hễ ai khát nước là lại ra Mó Hốc thành tâm cầu khấn là nước trong lòng núi lại tuôn ra. Nhờ có Mó Hốc mà bà con người Mường, người Tày nơi đây đã qua được cơn hạn hán. Suốt từ đó cho đến nay, trời đất đã trải qua bao lần biến chuyển, bao thế hệ người Mường sinh ra và lớn lên ở đất này đều được dạy bảo câu thần chú nhiệm mầu đó.

Cho đến tận ngày nay, Mó Hốc vẫn tiếp tục cho nước, nếu như người dân cần. “Câu chuyện về Giàng báo mộng không biết thật hư thế nào. Đến hôm nay, chúng tôi ra Mó Hốc gọi, nước vẫn cứ tuôn ra như suối ngàn… Đây quả là một điều lạ lẫm với bất kì một ai khi đến đất này”.

Rùa thiêng ngự trị?

Anh Châu, người lái máy xúc của đơn vị thi công đường vào bản Nghê đến giờ vẫn chưa hết bàng hoàng. Hôm đó, anh Châu có nhiệm vụ múc chân đường cũ đi để đổ đá và cát vào lu đường. Khi anh đưa máy tới trước Mó Hốc, bỗng nhiên anh thấy nước ở trong lòng núi đá cứ phun ra ầm ầm ngập ngang cả máy xúc.

Sợ quá, anh bỏ máy đó chạy thục mạng. Khi tới bản Nghê, anh mới dám dừng lại. Gặp già làng, anh mới hiểu do máy nổ mạnh nên đập vào vách núi khiến Mó Hốc lại phun trào. Hôm đó, anh Châu phải sửa một cái lễ nhờ già làng ra cúng. Mặc dù đã lễ tạ thần núi nhưng đơn vị của anh Châu phải vất vả lắm mới làm xong đoạn đường qua Mó Hốc. Suốt những ngày làm tại đó, Mó Hốc liên tục phun nước ra khiến đoạn đường thường xuyên ngập nước.

Posted Image

Ông Sơn đứng nghiêm trang khi gọi nước.

Ông Sơn, Trưởng bản Co Lai cho biết: Đến giờ chúng tôi cũng không thể biết được tại sao hiện tượng nước phun ra từ lòng núi và chỉ nghĩ rằng đó là Giàng đã ban cho xóm. Chúng tôi đang vận động bà con đến cuối năm nay quyên góp tiền để xây dựng một ngôi miếu nhỏ phía trước Mó Hốc để tạ ơn các thần linh, để con cháu người Mường, người Tày nơi đây đời đời phải tôn thờ Mó Hốc linh thiêng.

Những năm trước chuyên gia Liên Xô thi công Thủy điện Hòa Bình. Nghe địa phương kể về Mó Hốc bí ẩn, họ đã cử 1 đoàn gồm nhiều kĩ sư địa chất, mang theo đủ các phương tiện hiện đại. Trước khi già làng đọc thần chú, qua lời phiên dịch, mấy chuyên gia Liên Xô không tin là có chuyện “hô phong hoán vũ” như vậy. Hôm đó có cả ông Đinh Công Khiên (bố của ông Chi), Trưởng Công an xã cùng đông đảo cán bộ xã Đồng Nghê chứng kiến.

Khi già làng vừa đọc dứt câu thần chú, cả đoàn chuyên gia ngỡ ngàng. Họ còn hiên ngang đứng trước Mó Hốc bị nước phun vào ướt sũng, mặc dù trước đó đã được mọi người cảnh báo phải đứng xa nơi đó ra. Được tận mắt chứng kiến sự kì lạ của tự nhiên này, họ mới tin đó là sự thật. Họ bắt tay vào nghiên cứu địa chất, rồi khảo sát nguồn nước… Và họ cũng chỉ ngờ rằng trong Mó Hốc có 1 con rùa khổng lồ.

Khi mọi người đọc câu thần chú và giậm chân, con rùa đó giật mình rụt cổ lại. Và nước từ trong lòng núi sẽ tràn ra. Họ chỉ giải thích vậy và lấy mẫu 2 chai nước về lại Hòa Bình. Từ đó cho đến nay họ cũng chưa gửi thêm một lời kết luận nào về Mó Hốc bí ẩn này. Hi vọng các nhà khoa học Việt Nam sẽ sớm nghiên cứu để có thể giải thích được hiện tượng kỳ thú này.

Ông Đinh Công Chi, Trưởng ban Tư pháp xã Đồng Nghê kể: Cách đây khoảng 30 năm, ông cùng nhiều thanh niên ở bản Mọc lên bản Nghê tập dân quân. Trong lúc nghỉ giải lao, mọi người ngồi dưới gốc cây đinh gần Mó Hốc nghỉ ngơi. Giữa trưa trời nắng chang chang, 1 người trong đội chỉ vô tình bảo, ước gì được ngụp lặn trong làn suối mát lành cho bớt nóng.

Lời nói vừa dứt, mọi người nghe thấy tiếng suối chảy róc rách trong lòng núi đá gần đó. Lát sau, nước ở trong lòng núi đá phun ra ầm ầm chẳng ai kịp chạy, từ đầu đến chân ướt sũng. Nước phun từ trong núi ra kéo dài 30 phút mới dừng. Sau lần đó, mọi người vào trong bản hỏi và được nghe các cụ kể về Mó Hốc linh thiêng.

Theo vtc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí ẩn trong ngôi chùa không có... hòm công đức

giacngo.online

Tọa lạc trên lưng chừng núi, chùa Tiêu (Bắc Ninh) từ lâu không chỉ nổi tiếng là danh lam cổ tự mà ở đây còn có nhiều bí ẩn thú vị, có giá trị đối với việc nghiên cứu khảo cổ.

Nơi tìm thấy pho tượng táng gần... 300 tuổi

Theo Ni trưởng Thích Đàm Chính, trụ trì chùa Tiêu, thì cách đây hơn 60 năm, ở ngôi tháp trước tòa Tam Bảo có cốt một nhà sư. Ngày ấy, qua khe gạch nứt vỡ người ta đã nhìn rõ hình hài pho tượng táng (người viên tịch nhưng vẫn còn giữ nguyên hình thể - PV). Sau do chiến tranh và sợ bị động, nhà chùa đã xây bịt cửa tháp.

Posted Image

Pho tượng thiền sư Như Trí hiện được bảo quản trong hòm kính và được đặt ở nhà Tổ.

Cho đến ngày 5-3-2004, được sự đồng ý của chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn, cửa tháp đã được mở ra. Thông qua riềm bức họa gắn tại cửa chính có đắp nổi các chữ Hán (viết theo lối Triện) xác định được nhục thân trong ngôi tháp này là Hòa thượng Như Trí (sống cách đây 300 năm).

Hòa thượng Như Trí là người có công trùng san và in nhiều bộ sách Phật học, trong đó có “Thiền uyển tập anh” - cuốn sách cổ của Phật giáo Việt Nam ghi lại các tông phái Thiền học và sự tích các vị thiền sư nổi tiếng vào cuối thời Bắc thuộc cho đến thời Đinh, Lê, Lý, Trần. Đây là tác phẩm không những có giá trị về lịch sử Phật giáo mà còn là một tác phẩm truyền kỳ có giá trị về văn học, triết học và văn hóa dân gian.

“Giống như nhục thân hai vị thiền sư chùa Đậu (Thường Tín, Hà Nội), thiền sư Như Trí cũng tịch trong tư thế ngồi thiền kiết già và được các đệ tử phết bên ngoài bằng một lớp bồi gồm đất tổ mối, sơn ta, mùn cưa” - PGS.TS khoa học Nguyễn Lân Cường cho hay.

Cũng theo PGS. TS Cường thì điều khác biệt là trong lớp bồi không có thếp vàng, thếp bạc mà lại có những miếng đồng mỏng, có tác dụng đỡ cho nhục thân ngài qua nhiều năm không bị gục xuống. Từ các phát hiện này, chứng tỏ phương thức táng tượng của Việt Nam rất độc đáo và đạt trình độ rất cao.

Trước hiện tượng này, HT.Thích Gia Quang, Phó Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN nhận định: “Để có thể tượng táng được như thế cần nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là các ngài biết được quy luật (nhà Phật gọi là tu chứng), có nhân duyên nhiều công quả và những công phu khác thường. Đồng thời phải hiểu rõ thời điểm nào mình sẽ viên tịch để mà có chế độ ăn thích hợp”.

Theo truyền thuyết, Đức Phật sau khi nhập Niết-bàn cũng để lại xá-lợi như những viên ngọc ngũ sắc, ngay cả cho vào nhiệt độ rất cao cũng không thiêu huỷ được. Còn như thiền sư Như Trí là toàn thân xá lợi.

Gần 7 tháng sau khi được rước ra khỏi ngôi tháp cổ, ngày 26-9-2004 nhục thân thiền sư Như Trí đã được tu bổ và khôi phục xong. Tượng Thiền sư trở lại dáng vẻ gần như ban đầu và tiếp tục "ngồi kiết già" trong nhà thờ Tổ với sự bảo quản vô cùng kỹ lưỡng của khoa học hiện đại.

Và ngôi chùa chưa bao giờ có... hòm công đức

Đến chùa Tiêu, khách thập phương không chỉ chiêm bái pho tượng thiền sư Như Trí đầy bí ẩn và cực kỳ quý giá ở Việt Nam mà còn không khỏi “ngỡ ngàng” trước ngôi chùa chưa bao giờ có hòm công đức.

Posted Image

Các ban thờ ở chùa Tiêu không có một hòm công đức nào.

Điều đó trái với việc phổ biến hiện nay ở miền Bắc trong nhiều ngôi chùa, hầu như ban thờ nào cũng có hòm công đức lớn, nhỏ nhưng ở chùa Tiêu thì không. Các ban thờ khá “đơn giản” bởi hoa quả, bánh kẹo, đèn nhang...

Riêng “văn hóa giọt dầu” được tôn nghiêm và đúng mực hơn khi trên ban thờ chỉ có mấy đồng tiền lẻ 500 đồng, 1.000 đồng được đặt ngay ngắn trên đĩa nhựa.

Về trụ trì chùa Tiêu được hơn 60 năm, Ni trưởng Thích Đàm Chính cho hay: “Từ lúc Sư cụ về đây trụ trì đã không thấy có hòm công đức nào rồi. Ngay lúc đó, Sư cụ đã phát nguyện trước ban thờ Tam bảo là không đặt hòm công đức ở bất cứ chỗ nào trong chùa”.

Sư cụ Đàm Chính chia sẻ thêm là “hình thức” công đức ở đây là nhà chùa chỉ nhận tiền công đức khi đang xây dựng cơ sở hạ tầng cho chùa. Còn khi xây dựng xong hoặc không xây dựng gì thì nhà chùa không nhận bất kỳ tiền công đức nào, của ai.

“Việc nhà chùa không có hòm công đức không biết có từ khi nào và không ai lý giải nổi vì sao chùa lại không có hòm công đức? Nhưng khi xây dựng bất cứ cái gì, nhà chùa đều hoàn thiện và xây dựng khang trang. Tất cả là do chư Phật, chư Tổ gia hộ cho nhà chùa” - Một bà vãi ở chùa vui vẻ tâm sự.

Chùa Tiêu (Tiêu Sơn tự) nằm trên lưng chừng núi Tiêu, xã Tương Giang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ðây là nơi trụ trì của thiền sư Lý Vạn Hạnh - người đã có công nuôi dạy Lý Công Uẩn - vị vua đầu tiên của triều Lý. Mặt khác, chùa Tiêu còn được biết đến là chốn tu thiền huyền bí của người xưa và là một trung tâm Phật giáo cổ xưa của Việt Nam.

Bùi Hiền

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện khó tin: Xác chết ngồi 600 năm không phân hủy

Trong một ngôi nhà nhỏ xíu, là nhà cầu siêu, trên đỉnh một quả núi trơ trọi đá và lộng gió, có một thi hài vô cùng đặc biệt. Thi hài đã ngồi bó gối suốt 600 năm qua.

Tây Tạng vốn là vùng đất có nhiều huyền bí. Hàng trăm năm qua, các nhà khoa học phương Tây đã tốn không ít công sức, trí tuệ để nghiên cứu, tìm hiểu, song vẫn bó tay trước những bí ẩn. Nơi đây, có những chuyện phi lý không tưởng tượng nổi, đi ngược lại toàn bộ quy luật khoa học.

Trong vô vàn chuyện huyền bí, thì những xác ướp tự nhiên khiến các nhà khoa học quan tâm nhất. Ai cũng biết rằng, để giữ được xác ướp, phải sử dụng hóa chất, hoặc tạo môi trường đặc biệt. Thế nhưng, những xác ướp ở Tây Tạng lại chẳng theo quy trình khoa học nào cả.

Posted Image

Trong một ngôi nhà nhỏ xíu, là nhà cầu siêu, trên đỉnh một quả núi trơ trọi đá và lộng gió, có một thi hài vô cùng đặc biệt. Thi hài đã ngồi bó gối suốt 600 năm qua. Mặc cho thế sự xoay vần, mặc cho thuyết chuyển hóa vật chất, xác ướp vẫn ngồi đó thách thức thời gian, thách thức các nhà khoa học.

Trong giới Phật giáo Tây Tạng, thì chuyện các thiền sư lỗi lạc, các tăng ni khi hóa biến thành xác ướp không có gì lạ lùng. Nhiều thiền sư, khi biết mình không sống được nữa, thì họ vào hang đá ngồi thiền. Người khác sẽ xếp đá bít cửa hang lại, chỉ để hở một lỗ nhỏ bằng ngón tay để không khí lưu thông.

Posted Image

Trong nhiều tháng trời, họ không ăn gì, chỉ uống chút nước. Họ ngồi trong hang theo tư thế kiết già. Tinh thần của các thiền sư thoát khỏi thể xác. Vài tháng sau, nếu thấy cửa hang có mùi hôi, thì chắc chắn thiền sư đó đã chết thối, họ sẽ mở hang đem chôn. Nhưng nếu thấy mùi thơm lan tỏa, thì vị thiền sư đã biến thành xá lợi toàn thân. Thiền sư đã trở thành một pho tượng bất tử bằng thịt xương.

Nhưng các nhà khoa học phương Tây không tin đều đó. Họ nghĩ rằng, các thiền sư này đã sử dụng bí quyết nào đó để ướp xác mình. Có thể họ uống một loại độc tố đặc biệt, để vi trùng không sinh sôi được, xác khô quắt lại và biến thành xác ướp.

Posted Image

Tóc vẫn còn trên xác khô 600 năm

Việc tìm ra hóa chất trong các xác ướp kiểu này rất đơn giản với khoa học hiện đại. Thế nhưng, đến nay, các nhà khoa học phương Tây vẫn chưa phát hiện ra loại hóa chất gì tồn tại trong những xác ướp khô quắt này. Xác ướp trên đây là một ví dụ.

Xác ướp kể trên, theo người dân địa phương, theo các tăng ni, là của nhà sư Tây Tạng có tên Sangha Tenzin. Xác ướp này vốn ở trong một hang động tự tạo, giống như ngôi mộ, ở làng Ghuen, thung lung spiti. Đây là vùng đất cấm, nằm ở ranh giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Xác ướp này vốn được người dân trong làng phát hiện từ thập niên 70 của thế kỷ trước. Khi đó, khu vực này bị động đất mạnh, nhiều trái núi nứt toác, làm lộ ra hang mộ chứa xác ướp.

Vì là khu vực cấm, nên một thời gian dài, ngoài người dân làng Ghuen, thì không ai được biết đến. Chỉ đến gần đây, các nhà khoa học, những người leo núi mạo hiểm tìm đến, mới tiếp cận được xác ướp để nghiên cứu. Từ đó, thế giới mới biết đến sự tồn tại của xác ướp đặc biệt này.

Posted Image

Thấy được sự quý giá của xác ướp, các nhà khoa học phương Tây đã đề xuất chính quyền thực hiện phương pháp bảo quản. Chiếc lồng kính đã bọc xác ướp lại, rút chân không, để đảm bảo các điều kiện tự nhiên không tác động được đến xác ướp này.

Mặc dù đã trải qua 600 năm nằm trong hầm mộ, cùng với mấy chục năm lộ thiên, nhưng xác ướp vẫn còn rất tốt. Da khô lại, song vẫn giữ màu sắc tự nhiên. Xương cốt vẫn rất cứng. Thậm chí, tóc vẫn còn nguyên trên đầu. Răng, móng tay vẫn còn đủ.

Một số lý giải ban đầu như sau: Vào những ngày cuối đời, vị thiền sư này đã ngồi kiết già, không ăn uống gì cả. Do đó, lượng mỡ được đốt sạch. Các bộ phận của cơ thể cũng được tiêu đi, co lại còn rất nhỏ. Khi cơ thể thiền sư khô đét lại thì hóa. Trước khi chết, vị thiền sư này đã tự quấn dây vào cổ, nối với đùi, tay của mình. Khi chết, sợi dây đã giữ cho cơ thể trong tư thế ngồi bó gối.

Posted Image

Do cơ thể không còn nhiều năng lượng, nên hạn chế tối đa sự xâm chiếm của vi khuẩn. Cùng với đó là môi trường khô ráo, không có sự hoạt động của vi khuẩn. Chính vì thế, xác ướp được bảo quản một cách tự nhiên.

Tuy nhiên, lý giải này của các nhà khoa học được đánh giá là thiếu thực tế. Người Tây Tạng tin rằng, xác ướp này là thành tựu tu thiền đạt đến cảnh giới tối cao của các thiền sư.

Truyền thuyết của người dân kể rằng, 600 năm trước, ngôi làng xuất hiện rất nhiều bọ cạp. Loài bọ cạp tấn công giết gần hết dân làng. Vị sư này đã lên núi tu thiền rồi hóa. Khi ông chết, bầu trời xuất hiện cầu vồng, sấm chớp và bỗng dưng loài bọ cạp biến mất hoàn toàn.

Theo Diễm Bình

VTC

====================

Tôi nghĩ những người có tinh thần khoa học thực sự sẽ luôn đặt câu hỏi trước những hiện tượng bất bình thường: "Tại sao nó như vậy?". Đây chính là sự tiếp tục tiến hóa. Còn với những người mệnh danh khoa học, cứ hơi một tý thì "Khoa học giải thích rằng..." và ai trái ý họ thì bị gắn ngay cái mác "Mê tín dị đoan". Trong trường hợp này, mọi chuyện sẽ dừng ở đây.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Bernadette mất năm 1879, 35 tuổi , sau hơn 130 năm xác vẫn không hề bị hư hoại, hiện đang lưu giữ tại 1 nhà thờ ở Pháp

Hỏi : Có phải tưởng của họ đang hoạt động cho nên thân xác không hủy hoại?

Thầy Thích Thông lạc : Đúng vậy, tưởng của cô Bernadette đang hoạt động nên thân xác cô không hủy hoại

Có cách nào làm cho thân xác đang tươi như vậy tan rã không? Hay là cứ để theo thời gian sẽ tan rã?

Thầy Thích Thông lạc: Chỉ cần một người nhập vào Thức Vô Biên Xứ Tưởng thì sẽ bắt gặp tưởng thức của cô Bernadette giúp tưởng thức cô ngưng họat động thì thân xác cô tan rã tức khắc. Còn nếu để tưởng thức của cô Bernadette hoạt động thì thân xác cô không bao giờ tan rã

Trong lúc khẳng định, sau khi chết không còn 1 thức nào còn hoạt động, chỉ có nghiệp đi tái sinh thì chính ông lại khẳng định tưởng thức còn hoạt động. Spirit bóp trán tưởng tượng mãi vẫn không hình dung được cái tưởng thức của mình nếu còn hoạt động sau khi chết thì sẽ như thế nào?

Có lẽ nó giống như trạng thái ngủ nhưng cứng hết người,không cảm giác gì cả, mắt nhắm tuy nhiên ai vào ai ra những gì xung quanh vẫn biết tất cả song không có cảm giác gì và cũng chẳng có phản ứng gì và cũng không suy nghĩ gì ( trạng thái này spirit chứng vài lần rồi)

Posted Image

Thế rồi, thấy có 1 người ( người này đang nhập thức vô biên xứ tưởng để giúp), người này gọi dậy Berna dậy đi, nhìn kỹ đi, đó thấy không cô chết rồi, cô nên đi đi, cứ nằm mãi đây không giải quyết gì hãy hòa mình đến với Đức mẹ đi Berna, rồi ánh sáng hiện ra ...rồi tan biến vào 1 giấc ngủ ...rồi không biết gì nữa....rồi thân xác tan rã

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiếc nhẫn bạc “gieo tai họa” và những cái chết đầy bí ẩn

Kienthuc.net

Cập nhật lúc 11:00 13/01/2013 (GMT+7)

Trong căn hầm bí mật của một nhà băng ở Los Angeles có một chiếc nhẫn bạc không ai dám đeo vì nó mang theo một lời nguyền khủng khiếp.

Posted Image

Ảnh minh họa

Chiếc nhẫn này không chỉ là một chiếc nhẫn rất đẹp mà còn có giá trị đặc biệt. Người ta nói rằng sẽ chẳng bao giờ có ai dám đeo nó nữa. Chiếc nhẫn bị khóa chặt trong căn hầm kín, nó mang trong mình một trong những lời nguyền khủng khiếp nhất trong lịch sử trong thế giới thần bí.

Những chủ nhân liên tiếp của nó từng bị thương, gặp vận rủi hay thậm chí là bị chết. Và nhiều người vẫn còn tin rằng chính chiếc nhẫn này đã đưa Rudolph Valentino, diễn viên huyền thoại của thế kỷ XX, xuống mồ khi còn tuổi trẻ. Mặc dù vậy, những câu chuyện mang tính chất huyền bí xung quanh chiếc nhẫn này đã bị coi chỉ là những sự trùng hợp ngẫu nhiên thuần túy.

Posted Image

Rudolph Valentino (6/5/1895-23/8/1926)

Rudolph Valentino (6/5/1895-23/8/1926) là một diễn viên người Italy, một biểu tượng tình dục, và là một ngôi sao nhạc pop. Nổi tiếng với biệt danh Người tình Latin, ông là một trong những ngôi sao được yêu thích nhất trong thập niên 20, và là một trong những ngôi sao được công nhận rộng rãi nhất trong kỷ nguyên thể loại phim câm. Tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm mang tên The Shreik and The Four Horsemen of the Apocalypse.

Lúc chào đời Valentino được đặt tên là Rodolfo Alfonso Raffaello Piero Filiberto Guglielmi tại Castellaneta, Italy. Mẹ của ông là bà Marie Berthe Gabrielle Barbin, người Pháp (1856-1919) và cha ông là Giovanni Antonio Giuseppe Fidele Guglielmi, bác sĩ thú y. Ông đã bị chết bởi bệnh sốt rét, dịch bệnh sau đó đã tràn lan ra toàn miền nam Italy, khi Valentino mới 11 tuổi.

Ông có một người anh trai là Alberto (1892-1981), một người em gái tên Maria và một người chị gái là Beatrice bị chết khi chào đời. Lúc còn nhỏ, Valentino rất nghịch và bướng bỉnh. Mẹ cậu thì hay chiều chuộng trong khi người cha lại không ưa tính nghịch ngợm của cậu lắm. Ở trường cậu học kém và cuối cùng thì đăng ký vào một trường nông nghiệp mà sau này ở đó người ta cấp cho cậu một tấm bằng.

Sau khi chuyển đến sống ở Paris năm 1912, cậu nhanh chóng trở lại Italy. Không có việc làm, cậu phải tìm đến nước Mỹ vào năm 1913. Địa điểm cậu chọn làm đất sống là Ellis Island. Đó là ngày 23/12/1913, khi Valentino 18 tuổi.

Đến năm 1917, Valentino gia nhập một gánh hát mới đến bang Utah, nơi họ giải thể. Sau đó ông gia nhập đoàn làm phim Al Jolson đang làm bộ phim về Robinson Crusoe lưu diễn đến Los Angeles. Mùa thu năm đó, ông xuất hiện ở San Francisco với tư cách thành viên sản xuất vở kịch Nobody Home. Trong thời gian công tác tại đây ông đã gặp được diễn viên Norman Kerry, người sau đó đã thuyết phục ông gây dựng sự nghiệp trên màn ảnh, là thời kì hưng thịnh của thể loại phim câm.

Đến năm 1919, khi ở đỉnh cao sự nghiệp, Valentino khi lang thang bất chợt thấy một chiếc nhẫn bạc rất đẹp trong một tiệm trang sức ở San Francisco. Người chủ tiệm đã cảnh báo cho ông biết chiếc nhẫn đó sẽ chỉ mang lại những bất trắc mà thôi nhưng ông vẫn mua nó.

Trong vở diễn The Young Rajah tiếp sau đó, ông mang chiếc nhẫn và kể từ đó cho đến hai năm sau, Valentino thất bại thê thảm trong sự nghiệp phim ảnh. Ông đã không đeo lại chiếc nhẫn đó cho đến khi ông phải dùng đến nó làm trang phục diễn xuất trong vở The Son of the Shreik. Ba tuần sau khi kết thúc bộ phim, ông đi nghỉ ở New York, khi đang đeo chiếc nhẫn, ông phải nhập viện vì viêm ruột thừa cấp. Hai tuần sau, Valentino vĩnh biệt cõi đời. Khi đó là tháng 8/1926.

Ngay sau cái chết yểu mệnh của Valentino xảy ra, đã xuất hiện những câu chuyện huyền bí nói rằng hồn ma của Người tình Latin vĩ đại thường ghé thăm những nơi ông thường lui tới. Falcon Lair, ngôi nhà trong mơ mà ông đã xây cất trên đường Bella Drive cho cô dâu Natacha Rambova, đã trở thành khu vực được nhiều người báo cáo nhất rằng họ đã gặp hồn ma của Valentino quá cố.

Posted Image

Pola Negri, nữ minh tinh nổi tiếng một thời.

Pola Negri, một nữ minh tinh nổi tiếng thời đó xin được giữ một kỷ vật trong số tài sản của Valentino. Bà đã chọn chiếc nhẫn bạc, và gần như ngay lập tức sức khỏe của bà bị suy giảm trong thời gian dài mà suýt nữa làm bà đánh mất sự nghiệp. Một năm sau, trong khi dưỡng bệnh, bà gặp một diễn viên trông gần như bản sao của Valentino, đó là Russ Colombo.

Bà cảm thấy sững sờ trước sự giống nhau hoàn hảo này đến mức bà đã trả lại chiếc nhẫn của Rudolph cho Russ và nói “Đây, từ Valentino này đến Valentino khác”. Chỉ vài ngày sau khi nhận được món quà, Russ Colombo bị sát hại trọng một vụ bắn giết vô tình. Người cháu họ của ông đã trao chiếc nhẫn cho Joe Casino, người bạn thân nhất của Russ.

Nhưng may mắn hơn, ở đỉnh cao sự nghiệp diễn xuất, Casino chưa từng gặp vận đen với chiếc nhẫn. Thay vì đeo nó, ông cất nó trong một hộp thủy tinh để tưởng nhớ đến người bạn quá cố. Khi ông được đề nghị tặng chiếc nhẫn cho bảo tàng di sản Valentino, ông đã từ chối và nói rằng ông giữ nó như một báu vật vì những lý do về mặt tinh thần. Thời gian qua đi, Joe Casino đã không còn nhớ đến những câu chuyện ma quỷ của chiếc nhẫn và mang nó lại. Một tuần sau đó, một chiếc xe tải đã cướp đi mạng sống của Casino và vật được tìm thấy trên tay ông là chiếc nhẫn.

Lắp ghép chuỗi những sự kiện đã xảy ra, nhiều câu chuyện được thêu dệt và những câu chuyện về chiếc nhẫn bị nguyền rủa đó vẫn là tin tức được nhiều người quan tâm. Khi được hỏi về ý định với chiếc nhẫn, người em của Joe, Del, giải thích rằng ông không cho phép mình lo sợ trước những rủi ro, những câu chuyện ma quỷ hay bất cứ cái gì đó mà người ta gọi là lời nguyền cả.

Ông không tin những thứ như vậy. Del Casino đã có lúc mang chiếc nhẫn và chẳng có gì bất thường xảy ra. Ông đưa nó cho một nhà sưu tầm các di sản của Valentino. Người này sau đó cũng không có biểu hiện gì là gặp rủi ro hay bệnh tật. Điều này làm cho một số tờ báo suy đoán cuối cùng thì năng lực ma quỷ của chiếc nhẫn cũng đã tiêu tan hết. Và suy đoán đó đã làm trỗi dậy một làn sóng phản đối mạnh mẽ mới.

Một đêm sau đó, nhà của Del Casino bị đột nhập. Cảnh sát đã nhìn thấy tên trộm, một gã tên là James Willis chạy vọt ra ngoài. Một trong số cảnh sát đã bắn một viên đạn cảnh cáo nhưng viên đạn đi thấp và giết chết Willis. Trong số tang vật thu được có chiếc nhẫn của Valentino. Đó là lúc nhà làm phim của Hollywood Edward Small quyết định xây dựng một bộ phim dựa trên câu chuyện về sự nghiệp của Valentino.

Jack Dunn, bạn diễn cũ của ngôi sao trượt băng nghệ thuật Sonja Henie, có vẻ ngoài rất giống Rudolph, được mời tham gia một phần phim thử nghiệm. Ông mang trang phục của Valentino trong phần diễn thử và cũng mang chiếc nhẫn bị nguyền rủa đó. Chỉ mười ngày sau, Dunn chết vì căn bệnh lạ về máu. Lúc chết Dunn chỉ mới 21 tuổi. Sau thảm kịch này, chiếc nhẫn được cất kỹ và không có ai được mang nó lại nữa nhưng không vì thế mà ảnh hưởng chết người của nó hết tác dụng.

Một năm sau cái chết của Jack Dunn, một cuộc lùng sục táo bạo được tiến hành ngay tại một ngân hàng ở Los Angeles sau vụ việc những tên trộm đã cuỗm đi khoản tiền 200.000 USD. Tiến hành mai phục, hai tên trong băng trộm đã bị bắt và đồng thời cũng làm ba người qua đường bị thương nghiêm trọng.

Tên cầm đầu băng cướp ngân hàng, Alfred Hahn, nhận án tù chung thân. Tại phiên xét xử, Hahn, phải thốt lên: “Giá mà tôi biết trong căn hầm đó ngoài tiền còn có gì khác nữa thì tôi đã chọn ngân hàng khác rồi”. Bởi trong két sắt bí mật đó là chiếc nhẫn của Valentino. Từ đó, chiếc nhẫn được giấu kỹ và không ai còn nghe về nó nữa.

=======================

Chẳng có gì là huyền bí cả. Nó là một cấu trúc liên quan đến vấn đề mà Phong Thủy Lạc Việt gọi là "Yếu tố tương tác thứ 5", ngoài 4 yếu tố mà sách Tàu gọi là "Trường phái".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ly kỳ chuyện quái heo đi… khất thực

Vietnamnet_043104.jpg

Thứ bảy, ngày 12 tháng một năm 2013

Ngày nào cũng thế, bất kể nắng mưa, sáng sớm Năm Hợi dẫn đầu, 'đàn em' theo sau, xếp hàng thứ tự từ lớn đến nhỏ, lục tục ra khỏi sân chùa đi… khất thực.

Chúng cứ lặng lẽ đi dọc đường, qua các khu chợ, khu dân cư. Đoạn đường đàn heo đi khất thực dài hơn 3km, qua chợ Sóc Trăng, vào tận thành phố, rồi trở về chùa đúng lúc nhà chùa sắp tụng kinh.

“Thí chủ heo quy y”

Theo sư phó Tú Linh (chùa Mã Tộc, tức chùa Dơi, Sóc Trăng ), người Khmer rất sợ heo năm móng, ba giò, tức là heo dị tật, có tới năm móng thay vì bốn móng như bình thường. Còn heo ba giò thực ra không phải là dị tật, chỉ là một chân có màu đen, một chân có màu trắng.

Không rõ truyền thuyết này có từ khi nào, nhưng người Khmer tin rằng, những con heo đó là cốt tinh của người, nó là linh hồn của con người đầu thai. Những người đó vốn gây nhiều tội ác, nên bị đày làm kiếp heo. Chính vì mang linh hồn của kẻ ác, nên những gia đình nuôi nó sẽ phải gặp tai họa. Người Khmer tin rằng, gia đình nào nuôi phải con heo này thì sẽ gặp bất hạnh, gia đình lục đục, vì bị cốt tinh của con heo quấy phá. Tuy nhiêu, nếu giết heo thì cả nhà sẽ phải đền mạng. Chính vì thế, gia đình nào nuôi phải heo năm móng, ba giò, thì chỉ có nước cung phụng nó đến già. Khi heo chết, phải mai táng cẩn thận như người, mới mong thoát kiếp nạn.

Không biết nguyên do từ đâu, nhưng cách đây hơn 20 năm, những gia đình đen đủi nuôi phải heo năm móng, ba giò, đã nghĩ ra phương thức giải hạn cho mình bằng cách đẩy “heo quái thai” cho nhà chùa nuôi. Họ tin rằng, nhà chùa là nơi thích hợp, có thể nâng đỡ linh hồn tội lỗi, bị đày làm kiếp heo. Khi con heo quái thai được nuôi dưỡng, được nghe kinh phật sám hối thì không phá phách con người nữa và cũng vì thế mà hóa giải được tai họa. Vậy là nhà chùa biến thành “trang trại nuôi heo quái thai”, nơi nuôi những con heo bị tạo hóa “tặng” thêm một móng chân và một cái chân khác màu.

Sư phó Tú Linh cho biết, con heo đầu tiên mà chùa nuôi là vào năm 1989, cách nay đã 23 năm. Khi đó, chùa Dơi còn khá hoang vu, cây cối rậm rạp, dơi bay rợp trời, đậu dày đặc trong vườn cây cổ thụ. Trong chùa có bà cụ Khiên, là người trông nom, quét dọn chùa. Đêm ấy, sau một ngày mệt nhọc vì quét dọn chùa, dẫy cỏ ngoài vườn, thì bà Khiên nằm ngủ mê mệt. Trong giấc mơ, Bồ Tát hiển linh bảo với bà rằng, ngày mai, sẽ có một nữ thí chủ đến chùa xin quy y. Bà Khiên giật mình tỉnh giấc, toàn thân toát mồ hôi. Bà trở dậy, thắp hương trên chính điện. Bà Khiên tin rằng, Bồ Tát hiển linh đã thông báo với bà một tin trọng đại.

20130112102215_heo12.jpg

Nghĩa địa heo ở Chùa Dơi.

Sáng hôm sau, bà Khiên dậy sớm hơn thường lệ. Vừa quét chùa bà vừa ngó chừng ra cổng xem có ai đến không. Ngày đó, chùa Dơi rất vắng, lại chỉ có một cổng nhỏ, nên ai ra vào bà đều kiểm soát được. Gác cửa mãi đến tận trưa mà chẳng thấy nữ thí chủ nào như lời Bồ Tát báo mộng. Nghĩ rằng giấc mộng không hiển linh nên bà Khiên tiếp tục công việc quét dọn của mình. Bà Khiên ngỡ ngàng khi phát hiện ở phía sau chùa, trong vườn dơi, có một con heo cái rất lớn đang ngủ ngon lành. Không biết heo nhà ai xông vào chùa, làm ô uế không gian thanh tịnh, nên tức mình, bà Khiên cầm chổi đập nhẹ vào mông, đánh thức nó dậy. Tuy nhiên, bà Khiên làm đủ trò mà con heo không chịu dậy, cứ ủn ỉn, rồi rên la. Bà phải nhờ mấy du khách dùng que ngoáy vào tai, “cô nàng” mới chịu ngúc ngoắc cái đầu. Nhưng nó cứ đứng ì một chỗ, không chịu nhúc nhích. Một du khách bỗng hét lên: “Heo năm móng bà ơi! Heo này thiêng lắm, là cốt tinh của người đấy! Nó vào chùa là có duyên với nhà chùa rồi bà ạ”. Lúc này, bà Khiên mới nhìn xuống chân con heo ấy, hóa ra là heo năm móng thật. Khi ấy, bà mới giật mình nhớ lại giấc mộng đêm qua. Thì ra, nữ thí chủ đến chùa quy y chính là “nàng heo” này. Bà Khiên không đuổi heo đi nữa, mà dùng nước lá tắm cho vị khách kỳ lạ này như rửa bụi trần.

Nhà chùa nghe chuyện bà Khiên kể, rồi chứng kiến những biểu hiện lạ của “thí chủ mới đến cửa chùa”, cũng tin giấc mộng của bà Khiên là điềm báo của Phật. Vì thế, nhà chùa đã làm đủ các thủ tục cần thiết để nhận “cô heo” vào chùa. Bà Khiên chuẩn bị chỗ cho heo ở. Với nhà phật, con heo cũng là một kiếp sống, nên nhà chùa đối xử với heo như mọi thành viên trong chùa. Ngày nó chạy rong trong khuôn viên, tối chui vào ổ ngủ và đến bữa thì được các nhà sư mang đồ ăn cho. Thí chủ quy y kỳ lạ đó được mọi người đặt tên là Năm Hợi.

Đàn heo... khất thực

Chuyện “cô heo” năm móng quy y cửa phật đồn đại ầm ĩ khắp vùng, khiến nhiều người tò mò tìm đến. Thời điểm đó, mỗi ngày có cả trăm người kéo đến xem heo năm móng trong chùa Dơi. Người dân thêu dệt đủ thứ chuyện kỳ quái quanh con heo này. Nghĩ rằng nhà chùa có khả năng hóa giải nghiệp chướng heo năm móng, ba giò nên người dân quanh vùng dắt những con heo này đến gửi nhà chùa nuôi. Thế là trên trời có đàn dơi, dưới đất có đàn heo ủn à ủn ỉn suốt ngày. Cũng từ đấy “cô heo” Năm Hợi trở thành “đại tỉ” của đàn heo quái thai tới hơn chục con.

Điều đặc biệt là đàn heo không nghịch ngợm, không ủi đất, không phá hoại lung tung và rất lịch sự, không ị bậy bạ ra chùa. Ngày nào cũng thế, bất kể nắng mưa, sáng sớm Năm Hợi dẫn đầu, “đàn em” theo sau, xếp hàng thứ tự từ lớn đến nhỏ, lục tục ra khỏi sân chùa đi… khất thực. Chúng cứ lặng lẽ đi dọc đường, qua các khu chợ, khu dân cư. Đoạn đường đàn heo đi khất thực dài hơn 3km, qua chợ Sóc Trăng, vào tận thành phố, rồi trở về chùa đúng lúc nhà chùa sắp tụng kinh. Người dân hai bên đường thấy đàn lợn đi qua thì bố thí cho đồ ăn. Có lẽ đã “quy y cửa Phật” nên chúng rất hiền, tuyệt nhiên không càn quấy, phá phách gì ngoài đường, ngoài chợ. Người dân cũng rất… kính trọng đàn lợn. Nhiều bà lão khi thấy đàn lợn đi qua nhà mình liền mời dừng lại chơi rồi… dâng trầu và các chú ỉn thảnh thơi nhai bỏm bẻm, miệng đỏ tươi nhìn rất ngộ.

Ở chùa, đàn lợn cũng ăn theo chế độ ăn ngọ, tức là chỉ ăn uống trước 12h mỗi ngày, sau giờ đó là không ăn gì nữa. Khẩu phần ăn của chúng đơn giản như các nhà sư, khất thực được thứ gì thì ăn thứ đó. Đồ ăn chủ yếu là đồ chay. Thế nhưng chẳng hiểu sao chúng lại lớn rất nhanh. Cô “Năm Hợi” đạt kích cỡ khổng lồ nhất, nặng đến 400kg, trông lừng lững như một chú voi con. Năm Hợi ở chùa được 7 năm thì “viên tịch” vì tuổi già. Sư phó Tú Linh của chùa Mã Tộc cho biết, cuối năm 1996, “Năm Hợi” chọn một nơi yên tĩnh ở góc vườn chùa nằm nghỉ rồi “hóa” một cách thanh thản, như thể tránh cho du khách viếng chùa khỏi trông thấy hình ảnh buồn. Chính những biểu hiện kỳ lạ này mà khi "Năm Hợi" chết, nhiều người đã đến hương khói, cúng vái và họ đều xưng hô là “cô Năm Hợi”. Đêm đêm có nhiều tay ma đề cũng mò mẫm vào khu mộ lợn khấn xin trúng số. Trúng trật thế nào chẳng rõ.

Sau khi “Năm Hợi”, cũng như những anh, chị heo khác ở chùa chết, cũng đều được các sư chôn cất trong nghĩa địa sau chùa. Lễ mai táng cũng đầy đủ thủ tục, như mai táng người đã khuất. Sau khi Năm Hợi “hóa”, một ngày, có người đàn bà từ thành phố Hồ Chí Minh tìm đến chùa, nước mắt sụt sùi bảo với các nhà sư: “Nhiều lần người mẹ quá cố của con báo mộng rằng, mẹ con hóa kiếp thành heo, tên là Năm Hợi, sống ở chùa Mahatup (chùa Dơi, chùa Mã Tộc). Con mong các nhà sư cho con được làm lễ cầu hồn để linh hồn mẹ con được siêu thoát”. Nhà chùa đã đồng ý để người phụ nữ này đạt được ước nguyện. Lễ cầu siêu hoành tráng xong xuôi, thì người phụ nữ này chỉ đạo thở xây ngôi mộ, vẽ hình một con heo béo tốt lên bia, ghi tên Năm Hợi, với cả ngày “hóa”.

Sau lần đó, các chủ gửi heo năm móng, ba giò đến chùa cũng học theo. Khi nào lợn chết, được nhà chùa thông báo, họ đến làm lễ mai táng, rồi xây mồ yên mả đẹp cho heo. Thế là sau ngôi chùa Dơi huyền bí, xuất hiện một nghĩa địa heo rất kỳ lạ. Số lượng mộ heo mỗi ngày một nhiều. Ngoài nghĩa địa heo thì trong chùa vẫn còn một số con heo 5 móng, 3 giò. Tuy nhiên, chẳng biết do không có “đàn chị” Năm Hợi chỉ đạo hay bởi lẽ gì mà sinh hoạt đàn heo này không có quy củ. Chúng ủi đất , phá phách lung tung. Thành thử, nhà chùa phải xây chuồng trại nhốt lại. Những con heo trong chuồng đều rất to, chỉ nằm dài chờ ăn. Hàng ngày nhà chùa phải chia sẻ khẩu phần ăn vốn đã không nhiều nhặn của mình cho chúng. Nhà sư có thể nhịn đói nhưng những chú heo được gửi lên chùa này mà đói thì kêu inh ỏi. Buổi trưa, chúng nằm phưỡn mình ngủ, thở phì phò, hai răng nanh thò ra sắc nhọn như nanh hổ, trông phát ớn.

(Theo GĐ&CS)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tu sỹ 80 tuổi tắm nước sôi, nướng mình trên lửa

logo-vtcnews_082349.jpgVTC News – Thứ tư, ngày 02 tháng một năm 2013

Ít ai có thể tưởng tượng, dù đã 80 tuổi, một tu sỹ Ẩn Độ vẫn khiến mọi người choáng ngợp trước khả năng đặc biệt của mình nhờ sở hữu làn da miễn nhiễm với nhiệt độ. Sữa nóng, dầu sôi hay lửa cũng không thể làm da ông tấy đỏ hay bỏng rộp.

Hàng năm, người dân ở thành phố Varanasi, một trung tâm văn hóa và tôn giáo lớn ở Bắc Ấn Độ lại háo hức chờ đợi màn trình diễn ngoạn mục của một vị tu sỹ đã 80 tuổi. Vị tu sỹ này không chỉ có khả năng dội những bình sữa đang sôi sùng sục lên người, dùng tay không vớt bánh đang chiên trong những chảo ngập dầu, mà còn có thể hơ người trên lửa mà cơ thể vẫn hoàn toàn bình thường. Dịp duy nhất trong năm để tu sỹ này thể hiện khả năng phi thường của mình đó là vào lễ hội Navaratri, được tổ chức vào tháng 10 hàng năm. Trong tiếng Hindu, “nava” là chín, còn “ratri” là đêm tối, vì vậy lễ hội Navaratri còn có tên gọi khác là lễ chín đêm. Chín đêm tượng trưng cho 9 nữ thần và mỗi đêm, người dân sẽ tôn thờ 1 nữ thần.

tusy1.jpg

Vị tu sỹ với khả năng đặc biệt

Đây cũng là dịp người dân hào hứng hòa mình trong không khí lễ hội với âm nhạc, những điệu nhảy, các món ăn và nhiều nghi lễ tôn giáo truyền thống. Song, điều mà nhiều người mong chờ nhất lại là được mục sở thị những màn biểu diễn đặc biệt của lão tu sỹ tại ngôi đền Durga nổi tiếng ở thành phố Varanasi. Vị tu sỹ này cho biết ông đã có thâm niên nhiều năm trong việc tắm sữa đun sôi, nhưng khi hỏi danh tính, ông lại từ chối tiết lộ. Ông nói rằng đây là những nghi lễ mà ông vẫn thực hiện hàng năm, và ông không muốn trở lên nổi tiếng vì điều đó. Để chuẩn bị cho nghi lễ này, người ta mang đến 9 chiếc bình bằng đất nung có dung tích khoảng 3 lít, đựng đầy sữa, tượng trưng cho 9 nữ thần. Mỗi bình sữa được trang trí bằng 1 vòng hoa vàng rực. Sau đó, người ta xếp đá tạo thành 9 cái bếp hình tròn, rồi đổ đầy than củi đang cháy vào những cái bếp ấy. Những bình sữa được đặt lên bếp đun cho đến khi sủi bọt sùng sục. Khi những bình sữa vừa sôi, cũng là lúc vị lão tu sỹ hoàn thành xong những nghi lễ cúng tế trong đền Dugra. Ông nhanh nhẹn đến bên những bình sữa được đặt thẳng hàng trước cửa đền, nơi những người dân đã đứng chật kín, háo hức chờ đợi màn biểu diễn của lão tu sỹ. Ông ở trần, đeo tràng hoa vàng ở cổ, người quấn độc 1 chiếc khăn trắng như biết bao những tu sỹ trẻ tuổi khác. Song, sức khỏe và sự nhanh nhẹn của ông thì ít ai có thể sánh kịp. Lão tu sỹ té một ít sữa đang sôi từ trong bình ra để rửa tay. Rồi nhanh như cắt, ông bất ngờ cầm lấy bình sữa nóng cả trăm độ, giơ lên cao và dốc thẳng vào đầu. Sữa nóng chảy xuống khắp người ông và bốc khói nghi ngút. Đáng ngạc nhiên là dù đổ sữa đun sôi vào đầu và toàn thân, da ông vẫn không có bất cứ dấu hiệu nào của việc bị bỏng như đỏ rộp hay ngứa rát. Lão tu sỹ vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, bằng chứng là ông tiếp tục lấy thêm những bình sữa còn lại đang bốc khói nghi ngút trên bếp dội vào người.

Tu_s__80_tu_i_t_m-33a7829bf505029081db523a381d80a3.jpg

Đun sôi các bình sữa

Tu_s__80_tu_i_t_m-00efee06f95ae732b88fa6efd80b7c03.jpg

Đổ sữa sôi lên người

Tiếng chiêng trống, sự reo hò và cổ vũ của những người xem như tiếp thêm sức mạnh cho ông hoàn thành màn biểu diễn khó tin đến kinh ngạc. Mấy chục lít sữa sôi dường như chẳng thể làm gì lớp da được mệnh danh là thép của vị tu sỹ. Ông vẫn đi lại, vận động bình thường và thản nhiên như thể vừa mới tắm nước lạnh. Rồi như để chứng tỏ cho khán giả thấy da của mình còn chịu đựng được nhiệt độ cao hơn thế, vị tu sỹ lại tiếp tục biểu diễn thêm một màn ngoạn mục nữa. Ông đến bên 1 chảo dầu sôi sủi tăm đang dùng để rán bánh Puris, một loại bánh của Ấn Độ làm từ một mỳ có hình tròn, rồi vục bàn tay không vào chảo để vớt bánh. Vớt bánh xong, ông cầm những chiếc bánh vẫn còn nóng rát, mang ngay vào đền và để lên khu tượng thờ của các nữ thần. Người đàn ông ngoài 80 tuổi tiếp tục dùng tay không vớt bánh như vậy cho đến khi hết sạch mấy chục chiếc bánh Puris đang rán trong chảo dầu sôi. Nhiều người nhìn thấy vị tu sỹ nhúng tay không vào chảo dầu vớt bánh mà sởn gai ốc. Họ biết rằng chảo dầu sôi ấy phải nóng đến mấy trăm độ và chỉ cần 1 giọt dầu nhỏ bắn vào da cũng khiến đau rát nhiều ngày. Vậy mà, vị tu sỹ bình thản nhúng cả bàn tay vào chảo dầu mà không hề hấn gì.

Tu_s__80_tu_i_t_m-742cfa742620b970dfd9f6660945d1e0.jpg

Tu sỹ đang hơ mình trên lửa mà không hề hấn gì

Chưa dừng lại đó, vị tu sỹ vẫn để mình trần, chiếc khăn dùng để quấn thân còn chưa khô từ lúc tắm sữa, ông lại chạy đến bên đống lửa đang cháy rừng rực. Một tay ông cầm chiếc gậy gỗ làm từ đoạn thân cây. Lão tu sỹ chống chiếc gậy sang bên kia đống lửa rồi từ từ choãi người và dựa vào cây gậy, cơ thể ông bắc ngang qua đám lửa cho đến khi những ngọn lửa đang cháy chạm hẳn vào bụng ông. Ông cứ giữ như vậy 1 lúc lâu rồi mới đứng thẳng lên. Vị tu sỹ lặp lại động tác đó nhiều lần mà da ông vẫn không có dấu hiệu gì khác thường. Dường như ông đang muốn chơi đùa với những ngọn lửa khi biết chúng chẳng thể làm gì được làn da thép của mình. Hiện tại khoa học vẫn chưa thể giải thích được tại sao da của vị tu sỹ lại miễn nhiễm với sữa nóng, dầu sôi và lửa. Đối với người bình thường, nếu dám thử như vị tu sỹ trên, chắc chắn họ sẽ phải trả giá đắt có khi là cả mạng sống của mình. Lão tu sỹ cho biết ông không hề có bất cứ cảm giác đau đớn hay khó chịu nào trên da khi thực hiện những nghi lễ trên. Trước đó, sách kỷ lục Guiness của thế giới cũng công nhận khả năng đặc biệt của 1 người đàn ông Thái Lan đã dùng tay không vớt gà rán trong chảo mỡ mà không hề bị bỏng. Người đàn ông này là đầu bếp Kann, 50 tuổi. Ông cho biết phát hiện ra khả năng đặc biệt này của mình nhiều năm trước. Sau khi biết da miễn nhiễm với dầu sôi, ông thường dùng tay không để rán gà hoặc rang cơm cho tiện. Ông Kann cho biết khi cho tay vào chảo mỡ sôi, ông chỉ cảm thấy hơi nóng chứ không bị bỏng, phồng rộp da hay đau rát. Trong khi khả năng của vị lão tu sỹ hay anh Kann vẫn là câu hỏi khó với những nhà khoa học, thì rất nhiều người dân Ấn Độ đã tin rằng chính nữ thần ở đền Durga đã hóa thân vào vị tu sỹ và mang đến cho ông những khả năng thần kỳ đến vậy. Vị tu sỹ cho biết, cho dù khả năng đặc biệt mà ông có được là từ đâu đi chăng nữa, ông sẽ vẫn biểu diễn chúng vào những dịp lễ hội hàng năm. Ông tin rằng chúng không chỉ mang lại sự hứng khởi cho nhiều người tham gia lễ hội mà chúng con giúp ông thể hiện lòng tôn kính của mình với các nữ thần.

Theo Báo Gia đình và Cuộc sống

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Câu chuyện có thật và bí ẩn về phù thủy ám ở Mỹ



Câu chuyện về phù thuỷ Bell (Bell Witch) nổi tiếng trong lịch sử Mỹ.

Trong suốt 200 năm qua, câu chuyện về phù thuỷ Bell (Bell Witch) là một trong những chủ đề hấp dẫn và nổi tiếng nhất được đồn đại trong lịch sử Mỹ.

Không giống như Harry Potter hay Sabrina, Bell Witch được cho là kể về những nhân vật có thật, những địa danh có thật và cả những sự kiện có thật...


Những sự kiện có thật…

Năm 1804, gia đình John Bell chuyển từ Bắc Carolina đến thị trấn Adams, phía Bắc hạt Roberson, bang Tennessee, sống trong một trang trại giàu có rộng 130ha dọc theo sông. Cuộc sống của họ trôi qua bình lặng cho đến những ngày cuối mùa hè năm 1817.

Posted Image

Trong một lần đi săn gần nhà, hai cha con John và Drewry Bell nhìn thấy một con gà tây khổng lồ, nhưng ngay khi hai người định giơ súng bắn, nó đã bay đi và dường như tan vào trong không khí.

John và Drewry kể với những người khác là nó có vẻ “giống như người”, nhưng khuôn mặt lại không giống mặt người.


Gia đình Bell và hàng xóm còn nhiều lần nhìn thấy những sinh vật kỳ lạ khác tại trang trại nhưng lần nào nó cũng đột ngột biến mất trước khi mọi người tiếp cận được.

Posted Image

Đồng thời, cứ vào buổi tối, khu vực nhà Bell lại xuất hiện những âm thanh không rõ nguồn gốc, giống tiếng đập, tiếng chuột gặm hay tiếng cào cửa của một con vật khổng lồ.

Lũ trẻ bắt đầu nhìn thấy những chiếc bóng lượn qua lượn lại phía đầu giường. Mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn khi cô bé Betsy Bell (12 tuổi) trở thành mục tiêu, bị kéo tóc, tát vào mặt và nhiều lần bị đánh một cách bất ngờ.

Posted Image


Bất lực trước tất cả những sự tấn công vô hình đó, gia đình Bell đành phải nhờ sự trợ giúp từ Đức cha James Johnston. Đức cha đã trực tiếp nghe thấy những tiếng động kỳ lạ và bị tấn công bởi... một bàn tay vô hình nào đó.


Quá kinh hãi trước những sự kiện theo ông là ma quái, James Johnston đề nghị công khai những vụ quấy nhiễu bí ẩn này với mọi người.


Từ đó, nhiều cư dân thị trấn Adams cũng có thể nghe thấy những âm thanh kỳ quái. Càng ngày, những âm thanh đó càng trở nên to, rõ ràng đến mức có thể hiểu được. Nó có khi là tiếng hát, giọng đọc Kinh Thánh và nhiều khi còn là những câu nói khá thông thái.

Posted Image

Năm 1819, Tướng Andrew Jackson (sau này trở thành tổng thống thứ 7 của nước Mỹ) đã quyết định hành quân đến thăm người bạn cũ John Bell, mang theo trong đoàn tùy tùng của mình cả một pháp sư nhiều kinh nghiệm.

Khi đoàn người tiến đến gần khu nhà, bàn tán và vẽ ra kế hoạch họ sẽ đối phó thế nào với nhân vật bí hiểm thì đột nhiên cỗ xe giảm tốc độ và nhanh chóng dừng lại. Bất chấp mọi nỗ lực của cả người lái xe và đoàn ngựa, cỗ xe vẫn không thể nhúc nhích dù chỉ 1cm.


Bất lực, tướng Jackson nhún vai:
“Đúng là trò phù thủy” và ngay lập tức, từ bụi rậm vọng ra một giọng nói sắc nhọn: “Cỗ xe chuyển bánh được rồi, thưa tướng quân, tôi sẽ gặp lại ngài tối nay”.

Không ai giải thích được tiếng nói bí ẩn đó phát ra từ đâu, nhưng ngay sau đó, cỗ xe lại di chuyển nhẹ nhàng, bon bon trên đường như chưa hề có chuyện gì xảy ra.

Posted Image


Tối hôm đó, Jackson và tùy tùng nghỉ lại trang trại Bell, và gần như cả đêm không ngủ vì những tiếng la hét hoảng sợ của Betsy Bell.


Đến khi họ chạy đến với cô bé, thì chính họ cũng trở thành nạn nhân, bị đập, cấu và kéo tóc cho đến tận sáng. Họ quyết định rời khỏi Adams.


Lời nguyền của phù thủy?

Hầu như mọi người đều đưa ra những phỏng đoán về việc hiện tượng kỳ lạ này được tạo ra từ phù thủy. Tất cả đều để ý thấy, gần như tất cả những sự quấy nhiễu đối với gia đình Bell đều bắt đầu ít lâu sau cái chết của Kate Batts.

Khi còn sống, Kate và người chồng tật nguyền Benjamin không ngần ngại khẳng định với tất cả những người dân thị trấn Adams rằng, John Bell là một kẻ lừa đảo, bán nô lệ cho họ với giá quá đắt. Kể từ đó, nhân vật huyền bí này được gọi là Kate, hay "phù thủy ám nhà Bell".

Posted Image

Mâu thuẫn giữa họ trở nên sâu sắc đến độ, trong cơn hấp hối, Kate Batts đã thề sẽ trả thù, cho dù bà ta có phải đội mồ dậy đi nữa.

Và từ đó trong suốt ba năm, hồn ma của Kate đã hành hạ mọi thành viên của gia đình Bell gần như hàng ngày. Nhất là John Bell, sức khỏe của ông ngày một yếu.

Posted Image

Đầu tiên, ông bị sưng họng và thường xuyên có cảm giác bị đâm ở phía bên trong cổ họng. Tiếp đến là hàng loạt những cơn co giật dữ dội không rõ nguyên nhân, không tìm ra cách chữa.

Cuối cùng, ngày 20/12/1820, John Bell qua đời. Trong suốt đám tang của Bell, tất cả những người đến dự đều nghe được rất rõ tiếng cười, tiếng hát phấn khích của một ai đó. Phù thủy ám nhà Bell tuyên bố ra đi, nhưng hứa sẽ trở lại vào năm 1828.
Nỗi sợ không bao giờ cũ…
Cho đến nay, người ta vẫn không thể nào biết được điều gì đã thật sự xảy ra ở Adams vào những năm tháng đó. Người dân ở đây vẫn tin rằng, phù thủy Bell vẫn đang ám ảnh thị trấn Adams.

Posted Image


Một vài người khẳng định vào những đêm tối trời, nhất là có mưa, bạn có thể nhìn thấy những con ma kỳ quái nhảy múa trên cánh đồng.


Người ta cũng tin rằng, cả phù thủy Bell và nạn nhân của bà ta, John Bell, đều đang cư ngụ tại hang Bell Witch ở gần trang trại Bell.

Posted Image


Năm 1973, một nhóm lính hiếu kỳ, không tin vào ma quỷ đã rủ nhau đến thăm hang này. Một thành viên trong nhóm đã bị quật ngã bởi một sức mạnh vô hình ngay sau khi nói rằng, anh ta không tin vào phù thủy Bell.


Các bạn anh không sao kéo anh đứng lên được. Cho đến tận cả tiếng đồng hồ sau anh ta mới đứng dậy được bình thường. Tất cả bọn họ vội vã chạy khỏi hang trong sự sợ hãi tột độ…

Posted Image


Người dân ở đây, hết thế hệ này đến thế hệ khác, đều truyền tai nhau rằng nếu bạn không tin vào Bell Witch, hãy đến nhà tắm vào lúc nửa đêm, tắt điện, cầm đèn pin chiếu vào gương và nói: “Chẳng có Bell Witch nào cả” nhiều lần với những ngữ điệu khác nhau và rồi bạn sẽ tìm được câu trả lời...


Không có cách gì có thể khẳng định hay phủ nhận sự tồn tại của Bell Witch và có lẽ sẽ chẳng ai có thể tìm ra được câu trả lời cuối cùng. Bell Witch mãi mãi vẫn là một bí ẩn.

Sơn Hải (Theo MASK)

Edited by Hà Châu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay