Thiên Sứ

Y Phục "đĩ Đánh Bồng "& Bức Phù Điêu Cổ Việt

3 bài viết trong chủ đề này

Y phục "Đĩ đánh bồng " ở làng Triều Khúc và hình tượng trên bức phù điêu ở đình cổ Việt Nam

Có một sự trùng hợp không thể coi là ngẫu nhiên giữa ý phục trong lễ hội cổ truyền ở làng Triều khúc và bức phù điêu ở đình cô Việt Nam. Từ những hình tượng này cho chúng ta một mối liên hệ rất rõ ràng về y phục cổ của ông cha ta từ thời lập quốc Văn Lang đến ngay nay.

Bức phù điêu này có thể có sau nghi thức lễ hội của làng Triều khúc về niên đại. Những rõ ràng nó lại mô tả những sự kiện mang tính thần thoại từ lâu đời so với nghi lễ đánh bồng ở làng Triều Khúc.

Dưới đây là những hình ảnh so sánh:

Posted Image

Phù điêu trên đình làng cổ Việt.

Địa chỉ sẽ bổ sung sau.

===============================

Bài viết:

“Con đĩ đánh bồng” trong lễ hội làng Triều Khúc

31/01/2012 22:56:46

Posted Image- Cứ đến ngày 10 tháng Giêng, làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) lại mở hội rước Sắc của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng về Đại Đình.

Truyền thuyết của làng kể rằng Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng từ xứ Đoài đưa quân về giải phóng thành Đại La (Hà Nội ngày nay) khỏi tay quân đô hộ nhà Đường (vào năm 791) đã từng đóng bản doanh ở chính địa điểm Gò Cây Táo này. Vì vậy dân làng Triều Khúc thờ Phùng Hưng làm thành hoàng.

Lễ hội kéo dài 3 ngày, có các nghi thức quen thuộc ở các hội làng đồng bằng Bắc bộ như rước kiệu, múa rồng, múa sư tử… và đặc biệt nhất là nghi thức múa “con đĩ đánh bồng” mà chỉ làng này mới có.

Anh Thành, một trong 8 thanh niên giả gái múa “con đĩ đánh bồng” cho biết: “Theo các cụ cao niên trong làng kể lại thì ngày xưa Bố Cái Đại Vương có đóng doanh trại ở đây nhưng trong quân chỉ toàn đàn ông nên trước khi xuất quân, Bố Cái Đại Vương cho một số binh sĩ giả gái múa bồng để làm tăng sỹ khí toàn quân. Về sau dân làng Triều Khúc đã đưa chi tiết này vào thành một nghi thức đặc biệt trong lễ rước Sắc đầu năm”.

Những đồ thờ sẽ mang đi rước như cỗ kiệu, hương án, 3 lá cờ vía, 5 lá cờ ngũ hành, đôi tàn, đôi tán, 6 gươm cẩn, 8 gươm trường, 8 bát bửu, chiêng trống và đôi ngựa bạch thắng đại cương, yên bành được bày ra ngoài phương đình.

Hình ảnh Lễ hội làng Triều Khúc

Posted Image

…và đặc biệt là “múa bồng” - con đĩ đánh bồng

Posted Image

…do các chàng trai giả gái là một nghi thức đặc sắc của lễ hội

Posted Image

Không nơi nào có thể sánh bằng...

Thu Hiền

===============================

Còn đây là hình ảnh "Đĩ đánh bồng" được vẽ lại trong tranh Ký họa của một học giả Pháp tại Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Posted Image

===============================

Một đoạn trích trong bài viết dưới đây cho thấy múa "Đĩ đánh bồng", rất phổ biến trong các đoàn hát dùng trong các lễ hội xưa trong văn hóa truyền thống Việt, trong bài này sử dụng lại hình ảnh của tập ký họa nói trên:

Nguồn Google

Múa trống ngày xưa được nhắc nhở tới là một điệu trống có tên múa trống cơm mà ta thường nghe trong câu dân ca cổ : "Tình bằng có cái trống cơm, khen ai khéo vỗ ấy bông mà nên bông..." Múa trống cơm hay trống bồng thì ngày nay vẫn còn các thiếu nữ múa trong những dám rước, gọi là "đĩ đánh bồng".

Posted Image

Đĩ đánh bồng trong các đám rước

Vào cuối thập niên 60, tôi cũng đã thử thách phục hồi và canh tân dân ca cổ truyền với hai nhạc sinh đàn tranh trong ban HOA SIM là Thúy Hoan và Quỳnh Hạnh... cùng tôi hoà tấu khúc Lý Chim Khuyên với tiếng trống bồng phụ họa.

===============================

Ngoài ra còn nhiều tượng , tranh rải rác trong các đình chùa cổ Việt Nam và cả Nhật Bản miêu tả y phục cổ tương tự cho thấy y phục loại này có từ thời tối cổ. Chúng tôi sẽ lần lượt bổ sung thành một bài viết hoàn chỉnh.

Như vậy, giữa thần phả làng Triều Khúc và phong tục còn sót lại nơi đây: Tiết mục "Đi đánh bồng" chỉ do nam giới hóa trang nữ đảm nhiệm và thực tế bài múa này khá phổ biến trong văn hóa truyền thống Việt do người nữ đóng vai chính cho chúng ta một luận điểm hợp lý sau đây:

Vũ điệu lưu truyền mà sau này dân gian gọi là "Đĩ đánh bồng" đó thực chất nguyên thủy của nó là "Tiên nữ múa trống" lưu truyền trong nền văn hiến Việt từ thời lập quốc của dân tộc Việt ở nam Dương Tử với quốc hiệu Văn Lang. Bạn đọc xem lại bức phù điêu mà tôi đã giới thiệu ở trên: Người nữ được mô tả như một vị tiên với y phục và động tác múa trống tương tự. Từ đó so sánh với vũ điệu trong lễ hội làng Triều Khúc toàn do nam đóng giả và là nghi thức bắt buộc với các tranh vẽ mô tả vũ điệu này .

Từ những thực tế khách quan này (Với những hình ảnh còn tiếp tục bổ sung) cho chúng ta thấy rằng: Từ thế kỷ thứ V sau CN, Ngài Phùng Hưng đã sử dung vũ điệu này trong quân ngũ như là một yếu tố tinh thần nhằm khích lễ văn hóa truyền thống Việt và tất yếu nó phải có từ lâu. Nhưng trong quân ngũ chỉ toàn nam, nên Ngài mới cho mặc y phục giả gái để thực hiện vũ điệu và trở thành phong tục độc đáo của làng Triều Khúc. Còn trên thực tế cho thấy vũ điệu này phải có từ trước đời Bố Cái Đại Vương - thế kỷ thứ V - chính vì sự liên hệ y phục của vũ điệu này với hình ảnh những ý phục cổ còn lại ở Việt Nam và Nhật Bản cổ. Tất nhiên, mẫu y phục này không thể gọi là "Ảnh hưởng văn hóa Hán" - như những kẻ tư duy "Ở trần đóng khố" và vô liêm sỉ trâng tráo phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt vẫn rêu rao.

Việc Ngài Bố Cái Đại Vương phục hồi vũ điệu với nam giả trang trong quân đội, là Ngài muốn chứng tỏ cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Đường có mục đích phục hưng nhà nước của dân tộc Việt manh tính chính danh và tính chính thống của cuộc khởi nghĩa, qua hành động duy trì và bảo tồn văn hóa Việt từ vũ điệu này trong quân ngũ. Có thể nói rằng: Tất cả các thể chế cai trị dân tộc nào đó đều phải chứng tỏ tính chính danh và tính chính thống bằng việc bảo vệ bản sắc văn hóa của dân tộc đó. Ngay cả Hitle khi bị quân Liên Xô tấn công vào nước Đức và bắt đầu thua trân thì bộ thông tin của ông ta cũng cho dân tộc Đức nghe nhiều lần các bản nhạc của Beethoven, để chứng tỏ chế độ của ông ta gắn liền với văn hóa dân tộc Đức. Bảo tồn và giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc là một yếu tố cực kỳ cần thiết cho sự tồn vong của mọi dân tộc, mặc dù chưa phải là yếu tố đủ, nhưng rất cần thiết.

Sẽ chẳng có một sự hoàn hảo nào nếu một dân tộc tự sát về văn hóa bởi một đám "trí điên" (Tệ hơn "trí ngủ" và tất nhiên không thể gọi là "trí thức " được) tự phủ nhận những gía văn hóa truyền thống của dân tộc mình một cách trơ tráo và vô liêm sỉ.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không rõ bức phù điêu trên là ở đình nào?

Tôi thì thấy điệu "con đĩ đánh bồng" do nam giả gái diễn có phần giống với ... múa trống của người Chăm. Phùng Hưng nối tiếp khởi nghĩa của Mai Thúc Loan từ vùng Nghệ An, rất có khả năng quân sĩ là người Chăm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không rõ bức phù điêu trên là ở đình nào?

Tôi thì thấy điệu "con đĩ đánh bồng" do nam giả gái diễn có phần giống với ... múa trống của người Chăm. Phùng Hưng nối tiếp khởi nghĩa của Mai Thúc Loan từ vùng Nghệ An, rất có khả năng quân sĩ là người Chăm.

Đáng trống, múa trống thì nhiều dân tộc có. Kể cả dân tộc Thượng ở Tây Nguyên và ở một số dân tộc ở châu Phi. Nhưng y phục "Tiên nữ đánh bồng" thì không thể giống người Chăm và các dân tộc khác được - chưa nói đến vũ điệu khác hẳn. Anh thử tìm hình ảnh người Chăm múa trống có y phục tương tự đưa lên đây để chứng minh. Còn bức phủ điêu ở đình nào thì bây giờ dù tôi có nói rằng: Cái đình này bị đập mất tích rồi thì đó cũng là hình ảnh chụp không thể phủ nhận được bởi mối liên hệ y phục liên quanđến nó ở nhiều di sản có y phục cổ liên quan. Nhiều đình chùa cổ bị đập lắm vì nhiều nguyên nhân. Vì vậy cái đám tư duy "ở trần đóng khố" mới quang quác lên là : Nói Việt sử 5000 năm văn hiến thì chứng cứ đâu?
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites