Công Minh

Sinh Con Thế Này Thì Có Tốt Không !

11 bài viết trong chủ đề này

SINH CON THẾ NÀY THÌ CÓ TỐT KHÔNG !?
(Hay chuyện những đứa trẻ Hữu Hạnh )


Posted Image
Đây là hình ảnh 3 em bé bỏ rơi tại cổng một ngôi chùa quê, những ngày giáp Tết Nhâm Thìn 2012.

Posted Image
Bé lớn nằm ngoài được đặt trong một thùng xốp, nên tên tạm gọi là bé Xốp.

Posted Image
Hai bé nằm trong sinh đôi với tổng trọng lượng được hơn 2kg, bác sĩ chẩn đoán là thiếu tháng được đặt trong một vỏ thùng mì ăn liền trước cổng chùa – tên tạm gọi là bé Mì.


Chúng trông rất xinh xắn, có lẽ cha mẹ chúng là những người “ đẹp” vì mải chơi hay ham vui hay chót dại hay gì gì nữa bằng cái gọi của người đời để “có những con người do vô ý sinh ra” như thế này đây.
Sư cô Thích Nữ Minh Hải, trụ trì tịnh thất Từ Ân cho chúng tôi biết, khi đón những bé vào chùa thì chúng đã tím tái, phải đưa đi bệnh viện ngay – may mà chưa có kiến, chuột bò vào. Bác sĩ chần đóan chúng bị sinh non, thiếu tháng, sức rất yếu, phải thật giữ gìn. Bữa nay cuối năm, thấy chúng cũng ồn ồn, Sư Cô cho đón chúng về để ăn Tết với các anh chị trong nhà.

- Sinh con ra thế này thì có tốt không !?

Người huynh trưởng đi cùng tôi thở dài và buông một dấu lặng, như một câu hỏi và như một câu trả lời cho những tâm sự của anh ấy vào những ngày cuối năm con Mèo Vàng .

*****


Trước đó mấy bữa, anh tâm sự : Hồi này anh nhận được nhiều lời “nhờ vả” hỏi về chuyện sinh con đẻ cái của bạn hữu, em út gần xa. Đứa thì đã có 2 gái muốn kiếm thêm một một mũ gậy (1), đứa thì 1 gái muốm kiếm thằng con trai vào năm Nhâm Thìn cho có nếp có tẻ ; có đứa, vợ chồng cưới nhau gần chục năm mà chưa có gì. Lại có cặp vợ cứ cấn bầu vài tháng là lại xa xảy …. Thời buổi hiếm muộn tràn lan, vợ chồng trẻ có được đứa con là như có cục vàng, nên năm nào người ta cũng qui ra vàng hết, nào năm Tí thì gọi chuột vàng , năm sửu cho là trâu vàng, rồi mèo vàng, hổ vàng năm Thìn là rồng vàng, mai mốt là rắn vàng , chó vàng , gà vàng tuốt luốt. Cũng thông cảm, nhiều đứa có vàng rồi muốn thêm hột xoàn, kim cương như những trường hợp có 2 gái rồi muốn thêm 1 con trai để nối dõi tông đường hay có 1 con rồi thì muốn thêm đứa nữa nhưng muốn chọn sinh vào năm tốt , hợp tuổi bố mẹ. Nhưng có trường hợp, có vàng đem bỏ xó đường. Vừa rồi báo tuổi trẻ có loạt phóng sự về mấy đứa trẻ khuyết tật, trong đó có trường hợp bé Thiện Nhân bị người sinh ra bỏ rơi góc vườn, bị kiến ăn mất cả “chân chính ”, chú mày thấy có tội không. Tết nhất đến rồi, chú đi với anh, đến một nơi để mà chiêm nghiệm.
Và vào ngày cuối năm, chúng tôi đã đến thăm tịnh thất Từ Ân, để tặng các cháu chút quà mọn đón xuân, sau là để “tự nhiên cảm xúc” cho lời giải bài toán hiếm muộn.

*****

(còn tiếp)
4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

anh có thể cho em biết tịnh thất Từ Ân địa chỉ ở đâu ko ạ? Địa chỉ càng cụ thể càng tốt anh ạ. Cám ơn anh nhiều lắm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

anh có thể cho em biết tịnh thất Từ Ân địa chỉ ở đâu ko ạ? Địa chỉ càng cụ thể càng tốt anh ạ. Cám ơn anh nhiều lắm.

Nhóm từ thiện dự kiến sẽ đến Chùa Từ Ân vào thứ bảy tuần ngày 6/2/2012 nhằm đúng vào ngày 13 tiết lập Xuân để thăm và tặng quà cho các cháu, Cô không nhớ chính xác nhưng trên đường đi Vũng Tàu.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhóm từ thiện dự kiến sẽ đến Chùa Từ Ân vào thứ bảy tuần ngày 6/2/2012 nhằm đúng vào ngày 13 tiết lập Xuân để thăm và tặng quà cho các cháu, Cô không nhớ chính xác nhưng trên đường đi Vũng Tàu.

Cháu sẽ sớm gửi cô tiền qua đường Bưu điện tới trung tâm LHĐP, cô chuyển giùm tới các bé giúp cháu ạ. Cháu cám ơn cô nhiều.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin cám ơn sự qua tâm của các anh chị, các bạn.

Trước khi kể tiếp về những tâm tư xung quanh chuyện Con Cái của vị huynh trưởng kia, xin nói thêm vài thông tin về chùa Từ Ân để mọi người tiện liên hệ.

*****

Nằm khuất trong một đường nhánh lồi lõm vết bành xe, tịnh thất Từ Ân tại tổ 1, ấp Mỹ Tân, Xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành tỉnh BRVT, đây là mái nhà của các cháu cơ nhỡ gần 15 năm.

Posted Image

Không cây hoa, đèn giăng chuẩn bị đón xuân về Tết đến như nơi đô thị. Tết chùa quê nghèo có thế này thôi.

Sư cô trụ trì cho biết, tại đây chùa đang cưu mang 75 em có hoàn cảnh đặc biệt, bị bỏ rơi, không nơi nương tựa hay gia cảnh quá ngặt nghèo. Trong đó có nhiều em tật nguyền như mù, dị tật chất độc Dioxin, câm điếc bầm sinh … Có vài em đang học cấp 3, hơn 30 em đang học cấp 1-2, lại là tuổi nhi đồng, mẫu giáo Một vài em trong số đó đã thọ giới xuất gia, hiện ngoài giờ đi học còn phụ Cô trông các em nhỏ.

Bản thân mang bệnh trọng, là người bươn trải chính để lo lắng cho 75 đứa con thơ, từ ăn mặc, học hành, lúc đau ốm đến dạy dỗ các bé. Rồi tất cả các chuyện Phật sự lớn bé của chùa đều do một tay Sư cô lo toan gánh vác. Ngoài ra sư cô còn đảm đương chủ trì cho 1 bếp ăn từ thiện tại bệnh viện huyện Tân Thành, nơi có nhiều bệnh nhân nghèo.

Thành viên tham gia bếp ăn này là một số các em lớn ở chùa và một vài phật tử thân cận.

Posted Image

Tết ! Tết ! Tết sắp đến rồi.

Cám cảnh nhà lụp xụp đã chật mà người càng thêm đông, vừa qua có một chọ phật tử ờ gần chùa, hiến cho chùa một miếng đất kề cận. Được sự phát tâm giúp đỡ của bá tánh, nhà chùa đã khời công xây dựng một số phòng làm nơi ăn ở sinh hoạt cho các cháu. Nhưng quãng đường mới di được 1/3 thì khả năng sẽ phải ngưng dỡ dang vì hết kinh phí.

Sư cô kể giọng buồn buồn, khiến lòng chúng tôi chùng xuống.

Posted Image

Địa chỉ liên hệ :

Ni Sư Thích Nữ Minh Hải

Tịnh thất Từ Ân

Tổ 1, ấp Mỹ Tân, Xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT

ĐT : 0643.895090 – 0906.839241

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

CHUYỆN MUỘN CON THỜI @ - chấm nét như sony

Thời buổi kim tiền, vật chất hệ, chuyện Quan chuyện Lộc, chuyện ăn chơi hưởng thụ, việc lễ nghĩa trong xã hội và mỗi gia đình đã có thay đổi so với thời các cụ khá nhiều, có những mặt thoáng hơn, thoải mái hơn, hiện đại hơn. Nhưng (hình như là) chuyện sinh con đẻ cái thì không có chiều hướng như vậy.

Xưa các cụ đẻ hàng tá con, hàng lốc con, do mưu sinh do điều kiện , để vật vạ lăn lóc mà vẫn trưởng thành ngon lành. Thời nay phần thì do chính sách về phát triển dân số và phần lớn là do điều kiện sống nâng cao, đòi hỏi nhiều sự chăm sóc, đầu tư cho đứa trẻ nên việc sinh đẻ ít con là điều nhiều gia đình phải tự giác. Chuyện đe hàng lô hàng lốc như các cụ xưa không dám nghĩ đến, nhưng chỉ nhiều cặp trẻ mong mãi có 1 đứa, đúng một đứa con thôi mà như là tuyệt vọng. Căn bệnh Vô sinh – Hiếm muộn ngày nay rất phổ biến, nó làm tồn hao bao sinh lực, thần kinh, kinh tế và tình cảm của nhiều gia đình

Nho giáo có câu : “ trong trăm tội của con người ở đời tội bất hiếu là tội nặng nhất, trong tội bất hiếu thì tội không con nối dõi tông đường đứng đầu” Thời nay giá trị câu này có lẽ không còn nặng như vậy. Tuy nhiên chuyện sinh con đẻ cái trong mỗi gia đình nói chung và gia đình trẻ nói riêng phải nói là rất hệ trọng.

Về quan hệ hữu cơ : thì con cái là sợi dây kết nối tình cảm cha mẹ. Một đôi vợ chồng trẻ, cưới nhau năm bảy năm chưa sinh con, rất dễ trong tình cảm có nhiều mối nghi kỵ, và rất dễ dẫn đế đổ vỡ. Nào là do ích kỷ cá nhân, do biến đổi tâm lý phức tạp, do tác động môi trường ngọai cảnh và do cả bế tắc về sinh lý. Chỉ có chăng những cặp đôi với chữ tình mãnh liệt và cái nghĩa cao cả mới khoả lấp những khoảng trống do thiếu những đứa bé trong gia đình.

Về quan hệ xã hội : Không thoáng như tư tưởng Tây phương về chuyện con cái, người Đông phương trọng gia đình, trân qúi mối quan hệ huyết thống, sống có trách nhiệm với bậc sinh thành hay chữ Hiếu gánh nặng đôi vai. Nên chuyện con cái rất nặng nề trong giao tiếp là đằng khác.

Nhẹ thì như “lời thì thầm của mùa xuân” từ bậc sinh thành : “ Anh chị tính thế nào thì tính chứ, năm nay tôi cũng sắp thất thập cổ lai hy rồi, làm sao cho tôi có chút cháu bồng, mà có gì chân tay còn cứng còn đỡ đần cho anh chị. Chứ mai mốt mắt mờ tay run run rồi thì còn làm được cái gì nữa. Nói trộm chứ, rồi chả biết ngày nào trời gọi theo ông bà ông vải, thì … híc .. híc….hư ..hư”

Lại còn chuyện sĩ diện cá nhân, bản lãnh giống đực, tự hào giống cái như trung trung thì cười mà cay trong bụng, muốn đấm vào mặt thằng bạn một phát : “ Này có gì mới chưa, con thằng X nó sắp lấy chồng rồi đấy, tao nghe đâu vợ chồng mày hồi này rảnh rỗi đi luyện võ công phu hả, ừ cũng có lý, nếu mai mốt không có đứa nó cúng cơm thì cũng có miếng võ phòng thân mà tranh mồi với cô hồn các đảng, đỡ phải làm ma đói”

Thời buổi làm việc trên bàn nhậu, một cuộc “ chiến” có thể kéo dài từ 9 giờ sáng đến 12 giờ đêm, nhưng không dễ mà dứt anh chồng trẻ về nhà, bời : - Buồn quà mày ngồi uống với tao vài ly nữa đi, mày về thì còn có con chích chòe bé bỏng mà hú hí, còn tao về sớm biết làm gì bây giờ. Vợ chồng lấy nhau gần chục năm, mãi không có con, lúc chưa cưới thì háo hức, về rồi dăm tháng là con ong đã tỏ đường đi lối về, mãi cũng vậy. Xem Ti vi, video, phim bộ, phim lẻ xem riết cũng nhàm. Internet thì ở cơ quan cũng mờ cả mắt, vợ chồng hết bày trò em mát-xa cho anh, anh tẩm quất cho em, đêm khuya dở hết trò nhong nhong ngựa ông đã về đến đánh cờ tướng, đổ cá ngựa, thậm chí chơi tam cúc, tá lả , tổ tôm …. Đủ hết trò rồi rồi. Có bữa dở rượu ra nhậu, vợ chồng nâng bôi tửu chả vui gì đâu chỉ để cho say mà dễ ngủ. Hết giờ làm về nhà sớm, cái mặt quen rồi đập mãi vào nhau cũng chán ! Ngày xưa tao hay tặng nàng nước hoa Cha-li đẳng cấp, để mỗi khi đi chơi cùng khi nàng xức nước hoa đó và tao là người hưởng thụ, ôi cái mùi nước hoa quyện với cái hương của thân thể nàng khiến mỗi lần bắt gặp là tao lại ngây ngây như thằng Bờm mất cái quạt mo. Còn bây giờ mày biết tao thèm cái mùi gì không, mùi nước đái trẻ con, tao khát khao cái mùi khai khai ngai ngái mà ngầy ngậy đó trên áo quần vợ tao, trên thân thể vợ tao, trên giường cưới, trên gối chăn của vợ chồng tao mày ạ. Ngày mới cưới về, tao mua cho nàng hàng tập đĩa hát ru, bào rằng : “ em tập hát ru đi mai mốt mà ru con, những đứa bé được mẹ hát ru cho ngủ lúc nhỏ lớn lên ngoài thông minh, lanh lẹ như nghe nhạc So- panh thì nó còn hiếu nghĩa lắm đó em ”. Bây giờ thì, có những đêm nó gối đầu lên ngực tao mà thồn thức : - Anh ơi em thèm hát ru quá, mà ru ai, ru búp bê hả anh, mai mốt đây rồi giọng em khàn đi, tiếng em yếu xuống anh có còn muốn em hát ru nữa không anh ?? Đông Tây y vợ chồng kéo nhau đi hết lượt, mãi chả thấy gì. Mày bảo tao phải làm gi bây giờ ?????

- Reng, reng reng. Alô !

- Ba ơi ba…a, muộn rồi ba về với con đi ba, ba chưa về là con chưa chịu ngủ đâu. Ba về kể chuyện cô tiên cho con đi.

- Ừ con gái ngoan, xuống bảo mẹ đánh răng bỏ con sâu đi , ba về ngay bây giờ.

- Dạ….ạ con chờ ba ngen ba.

…………………

- Thôi ông uống đi mà về với mẹ con con chích chòe. Để tôi ngồi đây chút nữa.

- Uống không giải quyết được gì đâu, về đi mai tính. Tao hỏi này, vợ chồng mày thích nhất câu hát ru nào : “ Ví dầu cầu ván đóng đinh” “ Con cò đi đón cơn mưa “ hay “ Trăm năm trong cõi người ta” ???

- Không ! Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

- Với trường hợp này thì cần mà chưa đủ.

- Là sao ?

- Tao bảo này, về mà tập hát ru câu này đi, rồi sẽ có hướng giải

À ...à ời

À ....à ơi

Cây xanh thì lá cũng xanh

Ăn ở hiền lành, bòn phước sinh con.

**********

Bệnh muộn con :

Y học còn có các tên : Vô Sinh – Hiếm Muộn là nói về tình trạng các cặp vợ chồng chậm có, mãi chưa có con.

Vô là không, không sinh , không thể sinh, không có khả năng sinh . Dùng từ Vô Sinh nghe có vẻ trần trụi và nghiệt ngã

Nguyên nhân mà Y học tìm ra thì có nhiều và từ cả hai phía vợ hoặc chồng hay cả hai, không phải đổ đầu cho người phụ nữ như thời xưa bằng câu phủ quyết: “ Ngữ đàn bà không biết đẻ”

Chưa đẻ, chưa sinh thì từ từ sẽ đè sẽ sinh, chứ chắc gì đã là không thể sinh.

Nên đừng gọi vô sinh mà gọi là muộn sinh, muộn con cho xanh hy vọng.

Những ý kiến tiếp dưới đây là chủ quan của người viết, không đi sâu và bàn đến bệnh lý theo y học hiện đại mà chỉ kể lại những đối thọai, những câu chuyện, những tâm tư gợi ý với một vài vị hiền huynh trên bước đường cầu đạo, những người này đã có thời gian dài nghiên cứu về Phương Đông học và Tôn giáo (Phật Giáo). Hầu mong thử tìm một lối mở, giải tỏa căn bệnh này bằng quan điểm y dược và tâm linh học á đông.

Trong nội dung bài có những chuyện đã trải nghiệm ở đâu đó đến thành công, những gợi ý thực hành nhưng chưa phải là một phương pháp. Xin mong người đọc trong hoàn cảnh lấy làm tham khảo và sẽ tự tìm cho mình một lối đi.

Ngày 9 tháng giêng năm Nhâm Thìn

Tiết cận Lập Xuân

Lễ Khai kinh Hải Hội Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Vía Ngọc Hoàng Thượng Đế Nguyên Thủy Thiên Tôn.

Kính.

Công Minh.

Edited by Công Minh

Share this post


Link to post
Share on other sites

CHUYỆN THỨ 1

- Chú bảo, cứ sốt sồn sột mà tính khí thế thì anh đến chịu. Đường nào mà mách. Đàn bà muộn con nhưng phải qúy trẻ, có thế thì Giời mới thương, mới cho. Chứ đây thấy trẻ nít mà nó khều khều như đùa với chó cảnh thì thấy khó lắm. Với đàn bà, tây y chỉ ra đủ chứng nào trứng héo non, nào tắc ống dẫn trứng, nào tử cung lạnh, trơn khó bám víu…. Anh cứ quan điểm đông y là cái khí huyết xấu. Phật dạy : “Chúng sanh đa bệnh, y dược đa phương”. Cứ tìm cách mà đả thông cái khí bế huyết dư, bồi bổ chân huyết vững vàng, hảo nhuận thì trừ cái phúc nhà nó kém chứ gì thì sớm muộn vài tháng là dính bầu liền. Nhưng đấy là cái thân bệnh còn cái tâm bệnh nữa kia. Thích con thì phải mến trẻ con, đây thấy mấy đứa trẻ xà vào bấu víu thì sợ nhàu áo, nhúm váy mà ne né. Thấy nó sổ mũi mà không dám chùi, thấy trẻ ị đùn thì ngoảnh mặt đi . Nên đứa nào đưa vợ đến hỏi anh chuyện đẻ đái , anh cứ bảo chị mày cho mấy đứa cháu nội vào, cho nó bấu víu nhàu quần nhúm áo hay cho đái cho mấy bãi , xem cái phản ứng của nó ra sao đã rồi mới tính.

Muốn có con thì phải quý trẻ con – Nó là duy tâm mà cũng là biện chứng chú mày ngẫm xem phỏng ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

CHUYỆN THỨ 2 :

Một chiều tháng 5 năm 2002, tại bệnh viện phụ sản Từ Dũ :

- Bốn mươi tư tuổi mẹ cháu mới sinh cháu đầu lòng đấy chú ạ.

Người sản phụ trông già hơn cái tuổi 44, nằm cùng phòng với vợ anh bạn thân của tôi cũng mới sinh em bé, chị vừa âu yếm nựng con vừa hồ hởi kể chuyện cho tôi nghe về “kỳ tích” của vợ chồng mình..

- Ba mẹ chị là người bắc 54, ông bà vào đây nghèo khó phải ra vùng ven Sài Gòn khai đồng lập ấp với nghề trồng rau muống, rau má. Mẹ chị mất sớm, phải giúp bố thay mẹ chăm lo cho bầy em dại. Rồi thời gian trôi đi, khi các em đã trưởng thành, đứa nào cũng yên bề gia thất, nhìn lại mình thì cũng đã ngoài 30 tuổi. Cũng tính không lập gia đình nữa, nhưng các em nó khuyên nhủ, động viên quá lại cám cảnh cha già đau đáu nỗi thương con gái, nên cũng gượng lòng lập gia đình. Chú xem già và xấu như chị, hai bàn tay lúc nào cũng đen xì nhựa rau thì ai mà ham. May sao trời thương mà gặp được ống ấy, làm nghề chạy xe lam, muộn vợ mà được cái hiền lành. Nhưng rầu một cái là ở với nhau hơn chục năm mà chẳng sinh nở gì được. Mấy năm rồi thành phố phát triển rộng ra, những ao rau nhà chị tở thành những vị trí đắc địa ở khu vực, xẻ lô bán đi chia cho mỗi em một ít, còn lại hai vợ chồng thu gom cũng được một mớ khá khá. Buồn cảnh vợ chồng lớn tuổi mãi chẳng có con, vợ chồng bảo nhau thôi thì ăn chơi cho sướng. Nói là ăn chơi vậy chứ, có dám làm gì như người ta đi nhẩy đầm, ăn nhà hàng đâu. Chỉ là nghỉ làm ở nhà ăn tiền tiết kiệm. Năm rồi, thấy buồn quà hai vợ chồng rủ nhau ra bắc du lịch một chuyến, đi hết Hà nội , Lạng Sơn, SaPa rồi qua cả Trung Quốc rồi về thăm quê cha đất tổ. Ở quê hơn một tháng, chi đi thăm hết bà con nội ngoại, xóm làng giúp người này người kia mạnh lắm , tiền nhiều giữ làm gì em mình giúp bà con mình cho nó có nghĩa.- Cười .

Chị bỏ tiền tu bổ nhà thờ họ, xây mồ mả ông bà hàng mấy đời ấy, sang sửa chùa miễu trong làng, đi lên đi xuống, mua vật tư coi công thợ phụ với mấy ông bác ông chú họ, vui dữ, cứ như đàn ông vậy. – Cười.

Xong việc hai vợ chồng khi trở vô thì ghé vào Huế chơi mấy ngày – Cười

Nói thật với chú, chả nghĩ chuyện có con gì nữa đâu, đến chừng tuồi này rồi ai mà dám nghĩ.... Thế mà về nhà mới biết dính bầu, mà chị có biết đâu, mấy đứa em dâu nó phát hiện ra đấy. Nghĩ lại thấy trước cũng dại, chậm con vợ chồng cứ ngồi nhà mà ngắm nhau, đâu có được cái gì, cứ vô tư đi đây đó cho nó thay đổi không khí, thế mà lại được. Mấy ông bác ngoải bắc biết chuyện điện dô mừng lắm, ổng bảo : “ các con ra làm nhiều việc âm đức thế thì bề trên thương là phải rồi” .

Háo hức, ông xã chị còn bảo : Qua năm , con nhỏ này nó cứng cáp thì hai vợ chồng lại về miền tây quê ổng, lo cho dòng họ bên nội như vậy nữa, biết đâu ông bà thương cho xin thêm thằng cu nữa cho nó mười điểm. Giàu có số chú ơi, ngày xưa cắm mặt hái rau suốt ngày chị đâu có nghĩ là mai mốt mình có tiền đến như vậy, mà có của cứ khư khư để làm cái gì, vợ chông già không con mà giàu của thì cũnng rầu lòng lắm chú ơi. Có dư chút đỉnnh cứ giúp bà con mình, giúp người nghèo khó như mình khi xưa, rồi làm việc họ. Ông bà thương cho mấy cục vàng như thế này thì còn giàu gấp nhiều lần hơn nữa.

(lược ghi lại theo lời kể của anh T )

Edited by Công Minh
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sáng nay chúng tôi nhóm từ thiện Diễn Đàn Lý Học đã lên đường đến chùa Từ Ân để trao tặng quà cho 3 trẻ mồ côi bị từ bỏ vào những ngày giáp tết.Nhờ các ACE tham gia hôm nay đã ghi lại hình ảnh đưa bài lên tường thuật chuyến đi để mọi người cùng theo dõi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Wild đã chi mua quà cho 3 trẻ mồ côi tại chùa Từ Ân (biên nhận được tường minh bên Topic Quỹ Từ Thiện). Đề nghị những nhiếp ảnh gia của Diễn đàn bổ sung hình ảnh giúp Cô.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài dưới đây chép từ Blog của Ivan

(http://vn.360plus.yahoo.com/huynhvubmt/article?mid=41)

Vì điều kiện mạng không xin ý kiến , mong tác giả miễn chấp.

Xin cảm ơn

Vợ tôi.

Vợ tôi !

Người chưa được cùng tôi sánh vai vào thánh đường làm lễ. Người chưa có chiếc nhẫn lấp lánh nào trên tay để minh chứng cho một lời cầu hôn đúng nghĩa. Chúng tôi chỉ có với nhau tờ giấy đăng kí kết hôn đơn giản. Nhưng nàng đã sống cùng tôi, sống trong tâm trí tôi như một người vợ, hoàn hảo hơn cả một người vợ. Thời gian ấy kéo dài được 3 năm...

Vợ tôi.

Một năm sau khi sống chung không sinh được mụn con nào. Hai năm chạy chữa vẫn không có kết quả. Nàng buồn rầu héo hon, vàng võ. Tôi cũng buồn. Bạn có lẽ sẽ hiểu, khi ta thật sự muốn sống cùng ai đó đến cuối đời thì khao khát có được vài sinh linh bé nhỏ sẽ là khao khát cháy bỏng nhất. Chúng tôi cũng không ngoại lệ.

Vợ tôi.

Một đêm trăng, nàng nằm nghiêng người về phía cửa sổ, nói cùng tôi những lời nhẹ nhàng như gió:

- Nếu đợt cấy phôi này không thành công, em nghĩ mình nên để anh tìm một người khác, người có thể sinh con cho anh. Anh là con trai duy nhất trong nhà. Em không muốn vì em mà anh mang tiếng bất hiếu không có con nối dõi.

- Em nghĩ điên khùng gì vậy? Chúng ta vẫn chạy chữa. Sẽ có cách. Em phải kiên nhẫn chứ.

- Tốn thời gian, công sức và tiền bạc quá anh ạ. Mà chúng ta đã dư giả gì đâu?

- Anh nói không là không. Chúng ta đã phải tranh đấu cùng gia đình để có thể đến bên nhau. Lẽ nào giờ lại bỏ cuộc dễ dàng thế! Em ngủ đi, đừng suy nghĩ lung tung nữa.

Tôi giờ mới hay, cánh tay tôi gối dưới gáy nàng giờ ướt đẫm... Tôi quay qua ôm nàng thật chặt và hôn vào gáy nàng. Ngoài kia, trăng đang từ từ rơi xuống...

- A lô, em à, anh nghe đây!

- Anh à? Ôi, anh ơi! Em có mang rồi! Em có mang rồi...!!!

Tim tôi như muốn ngừng đập theo từng lời nghẹn ngào của nàng. Sau cùng điều chúng tôi chờ đợi rồi cũng đến. Những ngày tháng sau đó, chúng tôi sống rất hạnh phúc. Chưa bao giờ tôi nhìn thấy vợ tôi cười đùa nhiều đến thế. Và bản thân tôi bỗng tự nguyện trở thành "ông nội trợ" một cách vô tư. Tôi cố giúp vợ làm tất cả việc nhà mỗi khi đi làm về. Lúc nào tôi cũng lo sợ nàng sẽ va vấp khi làm việc rồi ảnh hưởng đến thai nhi.

Nhưng niềm vui ấy chẳng kéo dài được bao lâu. Tuần thứ 28 của thai kì, vợ tôi ra máu bất thường. Nàng gọi cho tôi khi đã tự đi vào bệnh viện một mình. Bác sĩ bảo: "Có lẽ phải sinh non, sắp có dấu hiệu sinh. Tử cung của cô ấy không giữ được đứa bé nữa... ". Tôi bước vào phòng nhìn thấy vợ tôi hai mắt sưng húp và tiều tụy một cách tội nghiệp. Tôi ôm nàng thật chặt. Đêm ấy vợ tôi phải mổ để lấy đứa bé ra. Nó nằm ngọ nguậy như con chuột, chỉ nặng 1kg và còn quá nhỏ để có thể khóc. Vài giờ sau, nó rời bỏ chúng tôi ra đi. Nhưng đau buồn hơn, có lẽ là điều mà chúng tôi phải đối mặt sau ca mổ: vợ tôi phải chờ thêm 3 năm hồi phục mới có thể cấy phôi vào cơ thể thêm lần nữa.

Chúng tôi đã không thể chờ thêm 3 năm...

Sau ca mổ ấy, tâm lý vợ tôi thay đổi hẳn. Chúng tôi mất dần những đêm mặn nồng trong tay nhau. Những lời ngọt ngào trước đây được thay bằng những cơn thịnh nộ triền miên của nàng. Tôi trở nên lầm lì và chán nản đến cùng cực. Những giây phút êm ấm xưa kia được thay bằng những giờ tôi bù khú cùng bạn bè khắp các quán nhậu.

Một đêm mưa phùn, tôi loạng choạng về nhà trong cơn say. Vợ tôi vẫn tư thế nằm nghiêng về phía cửa sổ, nàng nói cùng tôi:

- Anh có muốn tìm người khác thay em làm mẹ của những đứa con anh không?

- Sao em cứ phải lặp đi lặp lại điều quái quỷ ấy? Em muốn lắm sao? Anh nhịn em đủ rồi. Em thích làm gì thì làm. Đừng hỏi anh!

Vợ tôi nằm im. Tay tôi không còn gối dưới gáy nàng nên tôi cũng không biết nàng có rơi giọt nước mắt nào không. Tôi bật dậy, khoác áo mưa ra khỏi nhà mà cũng chưa biết mình đi đâu. Đi được một quãng, điện thoại reo. Đầu dây bên kia người hàng xóm nói trong hốt hoảng:

- Anh Phong đấy à? Anh đang ở đâu về ngay! Vợ anh khi không nửa đêm đi lang thang ngoài đường khi trời mưa. Có thằng khốn nào chạy xe ẩu đâm vào chị ấy, rồi nó chạy mất luôn. Tôi nghe tiếng phanh xe khiếp quá nên chạy ra xem. Giờ chị ấy đang trên đường đi cấp cứu rồi.

Vợ tôi nằm đó, thoi thóp thở trong ống dưỡng khí. Nàng không mở mắt nhìn tôi lấy một lần từ khi tôi xuất hiện. Bác sĩ nói cùng tôi lời ái ngại: "Tôi xin lỗi...". Đêm ấy vợ tôi xuất huyết não và ra đi...!

* * *

Sau đám tang vợ, tôi nhiều đêm liền thường nằm vào vị trí của nàng, theo hướng nghiêng về phía cửa sổ, và tôi hiểu hoàn toàn cảm giác của nàng khi nằm vào tư thế ấy. Cảm giác nói chuyện mà không dám nhìn thẳng vào mặt một người vì sợ ta sẽ xúc động không thể thốt nên lời. Có khi nửa đêm, tôi lần mò tìm một thân thể ấm áp để cuộn vào nhưng được đáp lại bằng cảm giác hụt hẫng...

Nhiều ngày sau đó, tôi chìm trong cơn say... Một đêm trong nhiều đêm say như thế, tôi nhìn thấy vợ tôi trong giấc ngủ, nàng ngồi cạnh tủ quần áo dưới chân giường và lấy cho tôi xem chiếc gối hình trái tim nhỏ xinh, nàng nói: "Gối này là dành cho con nè anh! Đẹp không?". Rồi đột nhiên nàng khóc uất ức...

Tôi choàng tỉnh khi trời rạng sáng. Nỗi sợ hãi lẫn nhớ thương làm tôi nghĩ đến những điềm báo huyền hoặc của thế giới tâm linh. Tôi tìm đến ngăn kéo sau cùng mà vợ tôi thường bảo là chỉ giữ những thứ đồ ít khi dùng đến. Rồi hồi hộp kéo nó ra... Tôi trơ người khi nhìn thấy chiếc gối hình trái tim nhỏ xinh đúng như trong giấc mơ, chiếc gối mà vợ tôi chưa bao giờ cho tôi xem khi nàng còn sống. Tay tôi run run cầm lên. Phía dưới chiếc gối ấy là một phong thư xanh được nàng nắn nót từng chữ:

"Anh thương yêu,

Khi anh đọc được những dòng này thì có lẽ em đã đi xa, xa lắm... Em từng nghĩ khi yêu một người, ta chỉ cần hết lòng với họ thì sẽ mang lại hạnh phúc. Nhưng em đã sai. Vẫn còn có rất nhiều, rất nhiều điều nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta anh ạ. Như vấn đề em và anh đang phải đối đầu. Em và anh có lẽ không ai muốn sống thế này đến cuối đời mà không con cái. Khi em nói với anh, em sẽ tìm một người có sức khỏe tốt hơn để sinh con cho anh, là em nói thật. Em cũng đau lòng, cũng bức bối. Nhưng em nghĩ, nếu em không làm thế thì ngày nào đó anh cũng sẽ tự tìm cho anh. Trong hàng trăm cuộc hôn nhân tồn tại ngoài kia, hầu hết họ đều gắn kết với nhau bằng những sinh linh máu mủ của chính họ, của tình yêu mà họ dành cho nhau. Thế nên anh ạ, hãy một lần nói thật với em, anh có thể yêu em mãi không nếu giữa chúng ta không có cùng nhau một đứa con nào?

Có lẽ bản thân anh cũng không thể trả lời chắc chắn, đúng không anh? Vậy thì hãy để em đi tìm câu trả lời ấy cho anh. Em may sẵn chiếc gối này, cho con của anh và có lẽ anh cũng sẽ cho em xem nó như con của em, được không anh? Hãy để chiếc gối này giữa hai chiếc gối to trong phòng ngủ của anh. Và hãy tìm một người đàn bà có thể đem đến cho anh chủ nhân của chiếc gối. Đó sẽ là trái tim chung của hai người, sẽ là mối gắn kết vô hình hai con người với nhau, sẽ giúp anh và người đàn bà ấy đi qua những đêm trăng rơi ngoài cửa sổ, những ngày mưa phùn ròng rã... và cả những chán chường. Rồi anh sẽ không phải tìm đến quán rượu khi buồn chán mà chỉ ở nhà chơi với con của anh, rồi anh sẽ không rời khỏi nhà lúc nửa đêm khi giận dỗi mà chỉ muốn qua phòng con ôm nó ngủ...

Hãy tạo ra trái tim nối liền hai chiếc gối.

Hãy làm chúng ngay bây giờ...

Em yêu anh..!"

Tôi buông lá thư nhòe nhoẹt nước mắt. Cầm lên tay hồ sợ bệnh án đầy đủ từ ngày vợ chồng tôi bắt đầu vào cuộc chữa trị vô sinh. Hồ sơ mà do sự vô tâm cố hữu của đàn ông, tôi chưa bao giờ chú tâm đến từ khi cùng vợ đi thử máu và lấy mẫu tinh dịch. Tôi chỉ nghe vợ bảo: "Là do em, em yếu sức khỏe...". Giờ đây, tôi cảm giác như ai đó ném vào đầu tôi một viên đá to từ trên không: "Vợ chồng bình thường. Vô sinh không rõ nguyên nhân"...

.......................................

.......................................

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay