Posted 30 Tháng 1, 2012 CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI Nguyễn Xuân Quang Bài viết này trả lời hai câu câu hỏi chúng ta thường đặt ra là tại sao con cóc là cậu ông trời? Và các tượng lưỡng cư ngồi ở mé trống đồng âm dương Đông Nam Á là những tượng cóc hay ếch? Mặt khác cũng cho thấy Tiếng Việt (thật là) Huyền Diệu có thể giúp người đọc Học Anh ngữ Bằng Tiếng Việt và ngược lại người ngoại quốc có thể học Tiếng Việt bằng Anh ngữ.Chúng ta có bài đồng dao Con cóc là cậu ông trời, Ai mà đánh nó thì trời đánh cho. Câu hỏi được đặt ra là tại sao con cóc lại là cậu ông trời? Trước hết ta hãy đi tìm bản thể của cóc qua Việt ngữ. Có người cho rằng con cóc có tên là cóc vì nó ở trong hang, trong hóc tối tăm, bẩn thỉu. Có bài hát:Trông kìa con cóc,nó ngồi trong hóc,nó đưa cái lưng ra ngoài,ấy là cóc con. Theo biến âm c=h như cùi = hủi, cóc = hóc. Con cóc là con sống trong hóc, trong góc. Theo tôi, giải thích con cóc là con hóc, con góc này mới chỉ là một diện, một phiến diện. Vì tên loài vật thường được gọi theo một đặc tính thể xác, sinh lý học của con vật hay một đặc tính biểu tượng theo vật tổ trong tín ngưỡng của loài người. Qua từ đôi điệp nghĩa gai góc, ta có góc = gai. Gai là những mấu nhọn, vật nhọn. Những cục, những hột nổi cộm lên ở da cũng được gọi là gai như nổi gai ốc ở da (gai da cộm lên như những con ốc, ốc đây là những con ốc nhỏ, ốc gạo). Ở đây cho thấy hột, hạt, cục cùng nghĩa với gai là vật nhọn, nọc nhọn và cùng mang dương tính như gai nhọn là những dạng nguyên tạo của nọc nhọn của gai. Nhìn dưới diện chữ nòng nọc (vòng tròn-que), âm dương thì hột, hạt, nhân, cục và gai đều thuộc về nọc. Hột hạt, là nọc ở dạng nguyên thể của nọc nhọn gai và gai mũi nhọn là nọc sinh động. Nọc hột, hạt là mầm dương diễn tả trong chữ nòng nọc là một dấu chấm (.), tôi gọi là nọc chấm hay chấm nọc nguyên tạo. Chấm nọc tách ra hai chấm, nối hai chấm lại thành nọc que (I). Hai nọc que hợp lại thành nọc mũi nhọn, mũi mác, răng sói, răng cưa (>) ở dạng sinh động (xem chương Chữ Nòng Nọc Trên Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á).Như thế con cóc là con góc, con gai, con vật có da sần sùi có những gai, những cục, những hột nổi lên. Con cóc là con cục, con hột. Chứng mụn nổi lên ở da to bằng hột cơm gọi là mụn cơm trông giống như những cục mụn ở da cóc nên cũng gọi là mụn cóc. Anh ngữ wart, mụn cóc. Theo biến âm w=h (như Mường ngữ wa = hoa), ta có wart = hạt. Wart là mụn hạt, mụn hột, mụn cơm, mụn cóc như ở da cóc. Mường ngữ cục là côc. Con cóc con cục là con cốc.Ta thấy rất rõ cóc biến âm với cọc [nọc, vật nhọn, gai, sừng (con cọc là con sừng, con hươu đực có sừng, xem Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc)], với cục, cốc (trái cốc = trái cóc, thứ quả có hột sần sùi như da cóc), liên hệ với Tầy ngữ coộc, sừng (vật nhọn, vật nhọn như gai), Quảng Đông ngữ coọc, sừng, với Hán Việt cốc là hột, hạt như các nông phẩm có hạt, hột gọi là cốc (mễ cốc, ngũ cốc).Rõ như ban ngày con cóc là con cọc, con cốc là loài có da sần sùi nổi gai, nổi cục, nổi côc, nổi hột (có chất) sừng mang dương tính.Điểm lý thú là da cóc mọc những hạt như lúa gạo mà lúa gạo cần có nước có mưa nên hiển nhiên con cóc liên hệ với nước, mưa, sấm.Chắc có nhiều người đọc còn nghi ngờ chưa tin. Tôi xin chứng minh thêm. Ta thấy Hán Việt giác là góc như tam giác và giác cũng có nghĩa là sừng (vật nhọn như gai) như tê giác. Giác là gai góc nên dùng vật sắc nhọn như gai để lể, để giác. Anh ngữ corner có nghĩa là góc và corn có nghĩa là sừng như Latin cornu, corna, sừng, Anh ngữ corneous, bằng sừng, giống sừng, cornea, màng sừng ở mắt và corn cũng có nghĩa là cục, hột chai cứng do lớp sừng ở da dầy lên vì cọ xát. Ta cũng thấy rõ Anh ngữ corn có nghĩa là hột, hạt, qua từ corn chỉ những hạt nông phẩm như lúa, ngô (bắp). Corn có một nghĩa là bắp, ngô. Acorn là hột, hạt cây sồi. Hiển nhiên, corn ở đây ruột thịt với Hán Việt cốc (mễ cốc, ngũ cốc). Điểm này giải thích tại sao người Bắc gọi xôi bắp là xôi lúa. Lúa ở đây hiểu theo nghĩa tổng quát có nghĩa là một thứ hột, hạt, một thứ mễ cốc cùng nghĩa với corn, ngô, bắp (cũng có một nghĩa là hột, hạt, hột ngô, bắp gọi là kernel). Ta cũng thấy có sự biến âm giữa Việt ngữ góc, hóc và Anh ngữ corner, góc. Corner có cor- = (coóc) = hóc = góc. Corner ruột thịt với Việt ngữ góc, hóc. Tiến xa hơn, cóc, corn liên hệ với gốc Aryan-Phạn ngữ gar-. Ta thấy gar liên hệ với Việt ngữ gã (con trai, đàn ông, người có nọc, cọc, c…c), Pháp ngữ garçon (con trai), với gharial loài cá sấu mõm dài như dao có cục u ghar trên mũi (cũng vì thế mà từ crocodile thường nói tắt là croc chính là từ cọc của Việt ngữ, croc là cá cọc mang dương tính biểu tượng cho ngành dương của loài cá, tộc nước. Cá sấu là cá sậu (sậu có nghĩa là cứng như ngô sậu là ngô cứng), cá sẩu (sẩu là sừng biến âm với sậu, cứng như xin khúc đầu những xương cùng sẩu), cá sào (cọc), cá gar, cá gạc (cá sừng), cá cọc, cá cóc (vì có vẩy sần sùi da cóc, có vi sừng), cá ngạc (Hán Việt ngạc ngư là cá sấu, theo g=ng như gấm ghé = ngấm nghé, gạc = ngạc) và theo g=h, gar = hạt (grain có gốc gar-), gar- = hart (hươu gạc, hươu sừng, hươu nọc), gar- liên hệ với gác, với góc…Tiến xa thêm tới tận nguồn cội của ngôn ngữ của con người được ghi lại bằng chữ nòng nọc thì con cóc là con cục, con cốc (có một nghĩa là cóc và một nghĩa là hột, hạt) diễn tả bằng chữ dấu chấm nọc (.) nguyên tạo có hình hột, hạt và con cóc là con cọc được diễn tả bằng chữ nọc mũi mác, răng cưa, răng sói (>) có nghĩa là nọc, đực, bộ phận sinh dục nam (xem bài viết Da Vinci Code và Chữ Viết Nòng Nọc Trên Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á). Ta thấy rõ như ban ngày chữ nọc mũi mác (>) có hình mũi nhọn (>), hình gai nhọn (>) và hình góc nhọn (>). Góc nhọn (>) có hình chiếc gai nhọn (>) đúng như thấy qua từ đôi điệp nghĩa gai góc, gai (>) = góc (>). Qua chữ nọc mũi mác, răng sói, răng cưa (>) trong chữ nòng nọc, ta giải thích được tại sao gai cùng nghĩa với góc, tại sao ta có từ đôi điệp nghĩa gai góc, tại sao Hán Việt giác là sừng (cùng nghĩa với nọc nhọn, gai nhọn) cũng là góc, tại sao corn- là sừng cũng là góc, tại sao gar- là gạc và cũng là góc. Gai góc, giác (sừng, góc), corn- (sừng, góc) gar- (gạc, góc) đều có gốc cội là nọc mũi nhọn (>). Chữ nọc trong chữ nòng nọc viết dưới ba dạng: dạng nọc chấm (.) nguyên tạo, dạng nọc que (I) và dạng nọc mũi nhọn mũi mác, răng sói, răng cưa. Những hạt, hột nổi cộm, nổi gai trên da cóc là dạng nọc chấm nguyên tạo. Con cóc có một khuôn mặt chính là con cọc mang dương tính có da nổi hột nọc gai sừng.Điểm này cũng cho thấy rõ dưới diện nòng nọc, âm dương, những hình thể có dạng que nọc, có góc cạnh, gai góc, hột hạt mang dương tính trong khi những hình thể có nét cong tròn mang âm tính (Chữ Nòng Nọc Trên Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á). Trên trống đồng âm dương những con vật lưỡng cư ngồi ở mé trống có mõm hình nọc mũi mác (>) và trên người có chấm nọc (.) cho biết rõ những con vật này là những con cóc (chứ không phải là con ếch). Tóm lại con cóc có một khuôn mặt chính là con cọc mang dương tính thuộc ngành dương của loài lưỡng cư, có da nổi hột nọc chấm gai sừng sần sùi và ở trong hóc, trong hang (ta cũng thấy Hán Việt cốc ngoài nghĩa là hột, hạt còn có nghĩa là hang, động như tịch cốc). Ta cũng thấy rõ ràng nghĩa hóc, hang là nghĩa phụ không phải là một đặc tính thể xác của con cóc, có nhiều loài vật sống trong hang trong hóc nhưng không gọi là con cóc.Một đặc tính nữa của con cóc là nhẩy. Cóc thuộc loài ếch nhái. Từ nhái biến âm với nhẩy. Cóc, ếch thuộc cùng loài con nhái là những con nhẩy. Con cóc là con nhẩy thấy rõ qua bài thơ con cóc: Con cóc trong hang,Con cóc nhẩy ra,Con cóc nhẩy ra,Con cóc ngồi đó,Con cóc ngồi đó,Con cóc nhẩy đi. Theo biến âm c=p (ở cuối chữ) như chóc, chốc (đầu) = chóp (đầu), bắn trúng ngay chóc (ngay chốc) = bắn trúng ngay chóp, ta có cóc = cóp. Theo c=h, cóc = hóc = cóp = Anh ngữ hop (nhẩy). Con cóc là con hop. Anh, Mỹ cũng gọi cóc, ếch là con nhẩy. Ta có thể dùng Việt ngữ để truy tầm nguồn gốc nghĩa ngữ của hai từ frog (ếch) và toad (cóc) của Anh ngữ (1). Theo biến âm f=b=ph như fỏng = bỏng = phỏng, ta có frog = f®og = phốc, phóc (nhẩy). Ta có từ đôi điệp nghĩa nhẩy phốc, nhẩy phóc với phốc, phóc = nhẩy. Vậy frog là con phốc, con phóc, con nhẩy, cùng loài con nhái. Ngoài ra cũng có một loài ếch nhái nhưng có mầu nâu vàng gọi là con chão chuộc, chẫu chuộc, cũng có nghĩa là nhẩy, ruột thịt với Phạn ngữ ças, nhẩy. Theo ç = ch, ças = chạc, choạc, chuộc, chẫu. Hán Việt tẩu (chậy) phát âm theo giọng Quảng Đông là “chẩu” liên hệ với chẩu, chẫu là nhẩy như thấy qua từ đôi chậy nhẩy. Con châu chấu cũng liên hệ với từ Phạn ngữ này, có nghĩa là con “ças ças“, con chẩu chẩu, con nhẩy nhẩy đúng với nghĩa của từ grasshopper. Từ cào cào cũng có thể là một dạng biến âm của “ças ças“ và con sạch sành (sạch sành là anh kẻ trộm), con chanh chách (thuộc loài châu chấu) có sạch, chách biến âm với ças. Còn toad phát âm là /tót/, Trung cổ Anh ngữ tode, con toad, con tode là con “tót”. Tót chính là Việt ngữ tót, thót có nghĩa là nhẩy. Ta có từ đôi điệp nghĩa nhẩy tót với nhẩy = tót. Đầu trọc lóc bình vôi,Nhẩy tót lên chùa ngồi.Ê a kinh một bộ,Lóc cóc mõ ba hồi. (không nhớ chắc chắn tên tác giả). Tót, thót là nhẩy cũng thấy qua câu nói “mới đó mà nó đã tót đi đâu rồi! “ hay “tót (thót) một cái, nó đã biến mất”. Con bò tót là con bò nhẩy tức bò đực dùng nhẩy cái, là con bò đực. Con toad là con tót, con thót, con nhẩy thuộc cùng loài con nhái. Theo t=d, tót = dọt, nhẩy, chạy nhanh như nó dọt đi mất rồi, chiếc xe rất dọt. Theo d=v, dọt = vọt, có cùng nghĩa. Theo d=nh, dọt = nhót có nghĩa nhẩy như nhẩy nhót. Do đó ta có từ nhẩy = nhót. Theo d=nh, dọt = nhót. Một lần du lịch đến Nga, một tối người hướng dẫn du lịch mời chúng tôi “lets go for a zhok”, Thổ ngữ Moldavian ở Nga zhok, dance. Zhok chính là Việt ngữ dọt, nhót. Chúng tôi đã được xem trình diễn vũ khúc Zhok của vũ sư I. Moisegev, giám đốc đoàn vũ Moisegev Dance Company of Moscow sáng tác theo âm nhạc của G. Fedov. Ta cũng thấy cóc, ếch ngồi ở tư thế sẵn sàng nhẩy tới trước, chồm tới trước nên thường nói con cóc, con ếch ngồi chồm chỗm. Từ đôi chồm chỗm ruột thịt với chồm có nghĩa là nhẩy tới như con chó chồm tới = con chó nhẩy tới. Theo ch=j như chà và = java, ta có chồm, chồm chỗm = Anh ngữ jump, chồm, nhẩy chồm lên, nhẩy chồm chồm, nhẩy. Anh ngữ tadpole là con nòng nọc có tad- là toad và -pole là poll, đầu người, người, đầu phiếu, biểu quyết, đếm theo đầu người, thăm dò dư luận. Theo p=b=m, poll = môn, mông, mống, mường. Mông, Mán, Mường có nghĩa là người. Mống là người như không có một mống = không có một người. Mông, mống, Mán, Mường liên hệ với Pháp ngữ monde, người. Tadpole là con (cá) có đầu (pole, poll) cóc (tad).Vì cóc liên hệ với cọc, nọc với chữ nòng nọc, âm dương, bây giờ ta đi tìm ý nghĩa biểu tượng của hai từ ếch và cóc trong Vũ Trụ giáo, trong Dịch lý dựa trên căn bản nòng nọc, âm dương. Việt ngữ ếch biến âm với ách, át, ạch đều liên hệ với nước. Ách là nước như óc ách là tiếng nước, át là nước như thấy qua từ đôi điệp nghĩa ướt át, ạch là ngã (ngã ạch một cái), ngã thường do trơn trượt vì mưa, nước. Ạch là ngã vì trơn trượt lúc có mưa biến âm với ếch nên khi ngã mới nói là vồ ếch. Ách, át, ạch, ếch liên hệ với Phạn ngữ ak-, aka nước. Ta thấy rất rõ Tây Ban Nha ngữ aqua- nước, ruột thịt với Phạn ngữ aka. Con ếch là con ách, con át có nghĩa là con nước. Hán Việt ếch gọi là oa. Từ oa vẫn cho là từ cóc gốc Hán ngữ, thật ra chưa hẳn là vậy vì ta thấy Maya ngữ ou là con ếch (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). Oa có nhiều nghĩa trong đó có nghĩa là nước, là con ếch. Oa là ếch là nước, rõ ràng ếch liên hệ với nước. Ếch là con ách, con nước, loài nhái sống dưới nước, biểu tượng cho nước, cho mưa: Ếch kêu uôm uôm, Ao chuôm đầy nước.(ca dao) Như thế con ếch có một khuôn mặt thái âm, nước âm, Khôn âm nghiêng về dòng nữ. Còn cóc có nghĩa là gì trong vũ trụ tạo sinh? Trong ngôn ngữ Việt cóc có một nghĩa là không như cóc cần là không cần, cóc biết là không biết, cóc có ai là không có ai… Ta có thể kiểm chứng lại bằng cách giải phẫn từ KHÔNG. Mổ xẻ từ KHÔNG cũng cho thấy rõ cóc = không:-Cắt bỏ chữ C đầu của KHÔNG còn lại HÔNG. Hông, hổng, hỏng cũng có nghĩa là không như đi mau mà về nghe hông?, hông biết, hỏng biết, hổng thèm, hổng có. . . Hỏng, hổng là rỗng, trống không như lỗ hổng ruột thịt với Hán Việt khổng là lỗ. Ta có hỏng, hổng, hông = khổng, không.-Cắt bỏ chữ H còn lại KÔNG. Kông, cong, còng có một nghĩa là tròn, vòng tròn O, ruột thịt với không có nghĩa là số không 0 như thấy qua từ cong vòng tức cong = vòng, cái cong, cái cóng (gạo) hình tròn vo, cái còng = cái vòng (đeo tay) có hình vòng tròn O.-Cắt bỏ chữ N còn lại KHÔG. Khog = cóc, cũng có nghĩa là không như đã nói ở trên.-Cắt bỏ chữ G cuối cùng còn lại KHÔN có một nghĩa là không như khôn lường, khôn dò, khôn nguôi. Từ Khôn này chính ta từ Khôn dùng trong Dịch nòng nọc. Quẻ Khôn viết bằng ba hào âm, viết theo chữ nòng nọc là ba vòng tròn nòng O tức OOO. Khôn là không, hư không. Khôn cũng có âm dương, Khôn O thái dương II là gió là Tốn OII. Khôn O thái âm OO là Khôn nước không gian, vũ tru âm OOO. Các tác giả Việt Nam khi viết về Dịch thường dựa theo Dịch Trung Hoa cho rằng Khôn là Đất. Càn Khôn là Trời Đất. Khởi đầu vũ trụ tạo sinh bắt nguồn từ âm dương càn khôn (lửa nước nguyên thể) chưa có đất. Dựa vào giải phẫu tiếng Việt ta thấy rõ gốc nghĩa của Khôn không có dính dáng gì tới đất cả. Hiểu Khôn là đất là hiểu theo Dịch Trung Hoa là thứ Dịch rất muộn màng, là thứ Dịch duy tục, vị nhân sinh dùng nhiều trong bói toán phong thủy, một thứ Dịch do những kẻ thống trị dùng như một thứ đòn phép để cai trị đám dân bị trị. Ta thấy rất rõ giải phẫu cắt bỏ bớt từ KHÔNG còn lại những từ đều có nghĩa là không và từ khog, cóc nằm trong từ không hiển nhiên cũng có nghĩa là không. CÓC là không, là cong, còng (O, số 0) là khôn. Không có một khuôn mặt là hư không, không gian, không khí. Khôn có hai mặt âm dương. Không dương là khí gió, Khôn âm là nước vũ trụ. Con cóc, con cọc mang dương tính vì thế cũng có hai khuôn mặt. Khuôn mặt dương tức Khôn dương biểu tượng cho khí gió, sấm dông. Khuôn mặt dương của âm tức dương của Khôn âm biểu tượng cho nước dương, sấm mưa. Cả hai khuôn mặt đều liên hệ với sấm.Mường Việt ngữ rạc: con cóc. Rạc là lạc (l=r) là lác là (nước dương), L là dạng dương hóa của N (Tiếng Việt Huyền Diệu), là nác, là nước dương. Con rạc là con nước-lửa, con nước dương. Cổ ngữ Việt rạc, rặc (dùng nhiều ở vùng đất tổ Phú Thọ) là nước như ‘ruộng rặc’ là ruộng nước. Ruộng “rộc” cũng là ruộng nước. Con rạc (con cóc) là con nước mang dương tính. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, cóc rạc, cóc Lạc là con cóc biểu của Mặt Trời Nước Lạc Long Quân. Cóc mang dương tính như đã thấy và vì sống nhiều trên cạn nên cũng mang nhiều dương tính hơn ếch vì thế cóc biểu tượng cho nước dương, nước lửa. Trong khi đó ếch sống nhiều dưới nước nên biểu tượng cho nước âm. Điều này đã thấy rõ qua tên ếch. Nhìn chung cóc với nghĩa là không, Khôn là thuộc ngành nòng, âm, Khôn. Theo duy dương, con cóc mang dương tính là thú biểu cho Khôn dương khí gió liên hệ với sấm dông và theo duy âm, cóc biểu tượng cho Nước Lửa, liên hệ với sấm mưa, Chấn. Trong khi đó ếch mang âm tính nhiều có biểu tượng chính cho nước thái âm, dòng nữ. Khuôn mặt dương của ếch (ếch-lửa, ếch đực) biểu tượng cho khuôn mặt dương của nước thái âm, dòng nữ. Hiểu rõ bản thể của cóc ếch rồi bây giờ ta thử đi tìm hiểu tại sao Con cóc là cậu ông trời, Ai mà đánh nó thì trời đánh cho? Trước hết tại sao tổ tiên chúng ta gọi con cóc là cậu ông trời, mà không nói con cóc là chú ông trời, là cô, là dì ông trời? Dĩ nhiên phải có nguyên cớ. Cậu là gì? Cậu là em trai của mẹ. Mẹ là phía ngoại, âm, Khôn. Cậu là em trai mang dương tính. Rõ ràng con cóc là Cậu nên mang dương tính, là khuôn mặt dương của Khôn. Khôn dương là khí gió. Qua từ Cậu cho thấy con cóc có khuôn mặt Khôn dương khí gió mang tính trội.Trong Việt ngữ từ Trời có nhiều nghĩa. Ông Trời ở đây đánh người tức ông Trời có búa thiên lôi, có lưỡi tầm sét. Bị trời đánh là bị sét đánh. Ông Trời đánh người là ông Trời có một khuôn mặt là Thần Sấm Sét. Vậy con cóc là cậu ông thần sấm sét ruột thịt với ông sấm sét. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, Lạc Long Quân là Mặt Trời Nước, Nước-lửa, mưa-chớp, có một khuôn mặt là Thần Sấm Mưa, ứng với Chấn trong Dịch, có hậu thân là ông Thần Sấm Dông Phù Đổng Thiên Vương (xem bài viết Ý Nghĩa Ngày Vía Phù Đổng Thiên Vương Mồng Chín Tháng Tư Âm Lịch). Con cóc là cậu Lạc Long Quân tức là em mẹ của Lạc Long Quân tức là em bà Thần Long, vợ của Vua Mặt Trời Đất-Lửa Kì Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân. Bà Thần Long là Rồng Nước có mạng Khảm là nước, mây viết theo chữ nòng nọc là quẻ Khảm OIO (giải tự OIO là nòng O thiếu âm IO, Nàng Gió, trong khi Vụ Tiên OOO là Nàng Nước, Âu Cơ OII là Nàng Lửa, vợ Hùng Vương OOI là Nàng Đất). Tại sao Thần Long Khảm, nước, mây lại là Nàng Gió. Thần Long mang dòng máu (gene) Nước vũ trụ của mẹ Vụ Tiên Khôn. Nước vũ trụ cộng với dòng máu Lửa vũ trụ của cha Đế Minh Càn. Di thể gene Nước được gene Lửa đốt bốc thành hơi, khí, gió, do đó mà Thần Long là Nàng Gió. Ta thấy rất rõ con cóc là em Thần Long, Nàng Gió nên Cậu cóc có cùng bản thể Không, khí, Gió với chị. Rõ như ban ngày con cóc có một nghĩa là không là con Không, Khôn với khuôn mặt Khôn dương mang tính trội như đã thấy. Ta có thể kiểm chứng lại qua một vài khuôn mặt cóc của Lạc Long Quân trong văn hóa Việt Nam. Thần Sấm mưa Lạc Long Quân là cháu Cậu Cóc nên cũng có dòng máu cóc trong người vì thế Lạc Long Quân có nhiều khuôn mặt cóc. Trước hết ta có từ cóc cụ. Cóc cụ là hình bóng Lạc Long Quân. Ta đã biết Lạc Long Quân là mặt Trời Nước, Mặt Trời Lặn (Lạc Dương), Mặt Trời Hoàng Hôn là một cụ già, có râu dài, thường mặc quần áo thụng trắng (trong khi Hùng Vương là Mặt Trời Mọc là chàng trai Lang, Đế Minh là Đế Ánh Sáng có một khuôn mặt thế gian là Mặt Trời Buổi Sáng, là một người trưởng thành và Kì Dương Vương là Vua Mặt Trời Giữa Trưa là một người đứng tuổi (xem Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc). Cùng hình bóng với Lạc Long Quân là Thần Osiris của Ai Cập cổ, vị thần này có một khuôn mặt là Mặt Trời Nước cũng là một người già có râu dài và Aztec cũng có một vị thần tổ râu dài mang hình bóng của Lạc Long Quân. Vì sao? Aztec có nghĩa là “Heron people” (Người Cò, Tộc Cò) liên hệ với cò Lang của Lang Việt Hán Việt (nên nhớ thổ dân Mỹ châu là những tộc có gốc gác từ vùng duyên hải Nam Á qua Mỹ châu). Khi chia tay Lạc Long Quân dặn dò các con khi hữu sự cứ gọi bố là Lạc Long Quân sẽ trở về cứu giúp. Mỗi lần gặp nguy khốn các con thường gọi “bố ở đâu, xin về cứu giúp chúng con”. Người Aztec cũng có một vị thần tổ da trắng râu dài, họ cũng tin vào lời dặn là vị thần tổ râu dài của họ sẽ về cứu giúp khi họ gặp nguy khốn. Cả một đế quốc Aztec đã sụp đổ vào tay một người da trắng Hernandez Cortez có râu dài với một nhóm lính viễn chinh Tây Ban Nha cũng chỉ vì họ cho rằng Cortez là vị thần da trắng râu dài của họ trở về cứu giúp họ (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). Tóm lại Lạc Long Quân là ông trời già và cóc cụ là vật biểu của trời già Lạc Long Quân. Theo duy dương ngành dương, Lạc Long Quân là Mặt Trời Hoàng Hôn, theo duy âm, ngành âm, Lạc Long Quân là Mặt Trời Đêm tức Ông Trăng. Vì thế mà ta có câu ca dao:Ông giăng mà lấy bà giời, Mồng năm dẫn cưới, mồng mười rước dâu. Ông trăng ở đây là Cha Tổ Lạc Long Quân và bà trời là Mẹ Tổ Âu Cơ. Tại sao lại chọn ngày năm và ngày mười? Số năm theo Dịch là số Li (Lửa đất, núi lửa, núi dương) tức là chọn theo bản thể Lửa, Núi của Mẹ Tổ Âu Cơ trong khi đó chọn số 10 là số Khảm, nước là chọn theo bản thể Nước, Biển của Cha Tổ Lạc Long Quân. Nước đi đôi với trăng, trăng nước. Chọn ngày 5 Li hôn phối với 10 Khảm là ngày hôn phối âm dương, nước lửa làm ngày dẫn hỏi và ngày cưới của ông trăng Lạc Long Quân với nàng non Âu Cơ hợp với bản thể hai người thật là chí lý.Người Việt chúng ta cũng thường gọi ông trăng là trăng già: Trăng bao nhiêu tuổi trăng già, Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.(cadao). Non là núi âm, nổng(gò nổng) là núi nống (trụ chống) tức núi dương. Từ núi chỉ chung cả núi âm non và núi dương nổng. Ngày nay núi thay thế cho nổng (Tiếng Việt Huyền Diệu). Rõ ràng trăng Lạc Long Quân có một khuôn mặt già, là một người già. Ta cũng thấy trăng già Lạc Long Quân đi đôi với núi âm non Âu Cơ. Trăng nước liên hệ với cóc như theo truyền thuyết Trung Hoa trên mặt trăng có con cóc ba chân. Con cóc có ba chân là khuôn mặt đối nghịch với con quạ ba chân thấy trên mặt trời. Ba chân là ba cọc, ba hào dương là siêu dương, càn, lửa, ngành dương. Trăng già Lạc Long Quân có vật biểu là con cóc già. Con cóc ba chân cũng cho thấy rõ con cóc là con cọc mang siêu dương tính. Ba chân là ba nọc tức Càn. Điểm này cho thấy người Trung Hoa theo phụ hệ cực đoan, họ có con cóc ba chân Lửa thái dương Càn đối nghịch với con ếch là con Nước thái âm Khôn. Chúng ta, nghiêng về dòng âm, nên khuôn mặt dương của ngành âm Khôn là khí gió Đoài vì thế con cóc có một nghĩa là không và được gọi là Cậu (em trai của mẹ, dương của Khôn).Tóm lại, Lạc Long Quân Mặt Trời Lặn là một cụ già, là trời già, trăng già nên cóc cụ chính là cóc Lạc Long Quân. Cũng nên biết thêm trong Việt ngữ cóc thì gọi là cóc cụ (có thể là cụ ông hay cụ bà) còn ếch thì chỉ gọi là ếch bà, không bao giờ gọi là ếch ông hay ếch cụ, điều này cho thấy rõ ếch nghiêng về dòng nữ, thái âm. Ta cũng có từ cóc tía, gan cóc tía, gan như gan cóc tía. Trước hết, tía hiểu là mầu tím. Tím là mầu hoàng hôn, mầu chiều tím, mầu mặt trời lặn, mầu của Vua Mặt Trời Lặn Lạc Long Quân. Cũng vì là Mặt Trời lặn, Mặt Trời Hoàng hôm chiều tím nên có vương hiệu là Lạc Long Quân, được gọi là Quân chứ không gọi là Vương. Quân là màu huân, màu hôn, màu hoàng hôn. Theo q= h (quả phụ = hóa phụ), huân = quân. Hán ngữ huân là ‘khói lửa bốc lên’ như thế huân là màu lửa pha màu khói đen. Huân ruột thịt với Việt ngữ hun (xông khói, đốt lửa), hùn. Màu hùn hùn là màu thâm thâm (Lê Ngọc Trụ, Giải Nghĩa Một Hai Tiếng Nói Trại, in lại trong Dòng Việt số 3 tr.103). Rõ hơn nữa ta thấy màu ‘quân’ trong tên quả hồng quân hay mồng quân (Flacourtia cataphracta, Roxb.), Huỳnh Tịnh Paulus Của, trong Đại Nam Quốc Âm Tự Vị ghi: “mồng quân, thứ cây có nhiều gai, có trái tròn mà nhỏ, người ta hay ăn, trái nó chín đỏ đen như màu huân cho nên cũng kêu là hồng huân…”, ở nơi từ huân ghi: ”huyền huân, màu đen tím”, ở đây huân là màu tím và “trái hồng huân, tiếng tục gọi là trái mùng quân”. Trái hồng quân, mùng quân, mồng quân được gọi theo màu da của quả màu tím đen, đỏ tím đen. Vậy quân là màu tím đen, màu mặt trời đêm, mặt trời hoàng hôn. Lạc Long được gọi là quân vì là vua Mặt Trời màu ‘quân’, màu tím đỏ Như thế qua từ Quân ta cũng thấy rõ Lạc Long Quân có khuôn mặt Mặt Trời Lặn, Mặt Trời Hoàng Hôn. Tóm tắt lại về mầu sắc có hai màu biểu của Mặt Trời Hoàng Hôn Lạc Long Quân là mầu vàng, mầu hoàng (chiều vàng) và màu tím đen ‘quân’ , mầu huân, mầu hôn (chiều tím) tức hai mầu hoàng hôn. Điểm này giải thích tại sao trước đây ở thành Thăng Long, nhà thường dân bị cấm không được sơn hay quét vôi mầu tím và mầu vàng vì được coi đó là hai mầu của vua và của rồng. Đây chính là hai mầu hoàng hôn của Vua Rồng Lạc Long Quân, Vua Mặt Trời Lặn Hoàng Hôn.Nếu hiểu tía là bố, là cha (Tía em hừng đông đi cầy bừa, má em hừng đông đi cầy bừa…) thì như đã biết dân Việt coi Lạc Long Quân là tổ phụ thường gọi là ‘bô’, là bố. Cóc tía là cóc bố! cóc Lạc Long Quân! Tuy nhiên từ tía gốc từ Quảng Đông ngữ thường được dùng nhiều trong Nam, người Bắc không dùng, nên giải thích theo tía là bố không được phổ quát như tía là mầu tím.Tóm lại dù hiểu cóc tía là cóc tím hay cóc bố thì cóc tía cũng là cóc Lạc Long Quân. Ca dao tục ngữ có câu “con cóc nghiến răng chuyển động bốn phương trời” cho thấy rất rõ cóc là cậu của Thần Sấm nên mỗi lần nghiến răng là nhắc nhở Thần Sấm làm ra sấm chuyển động bốn phương trời. Mỗi lần cậu cóc nghiến răng là nhắc cóc cháu Lạc Long Quân làm sấm, làm mưa. Cóc và Vũ Trụ Tạo Sinh. Nhìn dưới lăng kính Vũ Trụ giáo, Dịch lý, cóc mang trọn vẹn ý nghĩa của Vũ Trụ luận..Vô Cực: qua nghĩa cóc là Không, cóc có một khuôn mặt biểu tượng cho hư không, không gian..Thái Cực: Cóc mang nghĩa thái cực nghĩa là âm dương còn ở dưới dạng nhất thể thấy qua bản thể lưỡng cư, vừa sống trên cạn mang tính dương vừa sống dưới nước (lúc còn là nòng nọc) mang tính âm. Trứng cóc có nhân đen hình “vòng tròn nòng có chấm nọc” mang nghĩa nòng nọc, âm dương, thái cực, hình ảnh của Trứng Vũ Trụ. Con nòng nọc hiển nhiên có thân hình nòng và đuôi hình nọc mang tính âm dương thái cực..Lưỡng Nghi:-Cực dương: cóc có một khuôn mặt là cọc (dương, lửa vũ trụ, mặt trời, bộ phận sinh dục nam, cực dương) thấy rõ qua từ cóc biến âm với cọc, qua các hột mọc ở da mang hình ảnh những chấm nọc, qua vai vế cậu ông trời. Khuôn mặt cực âm thấy rõ qua từ cóc biến âm với hóc, hốc. Hang hóc có một khuôn mặt âm, bộ phận sinh dục nữ..Tứ Tượng-Tượng Lửa vũ trụ Càn: như trên đã thấy cóc biến âm với cọc. Cọc biểu tượng cho cực dương dĩ nhiên có một khuôn mặt biểu tượng cho tượng Lửa. Ta đã thấy rất rõ con cóc ba chân của Trung Hoa biểu tượng cho lửa Càn.-Tượng Đất dương tức Lửa thế gian Li.Cọc có một khuôn mặt biểu tượng cho núi nổng (núi dương), núi trụ, núi lửa biểu tượng cho tượng đất, đất dương thế gian. Con cóc có sừng (horned toad) có thể dùng làm biểu tượng cho tượng Đất dương.-Tượng Nước dương Chấn.Con cóc nghiến răng chuyển động bốn phương trời, là cậu ông trời sấm sét, liên hệ với với mặt trăng nên có một khuôn mặt biểu tượng cho mưa, sấm (lửa trong nước, chớp-mưa), Chấn (Chấn vi lôi, Chấn là sấm). Trong các tranh dân gian thường vẽ cóc ếch đôi lá che mưa, cóc đánh trống. Trống có một khuôn mặt biểu tượng cho Sấm.-Tượng Gió dương.Cóc có một nghĩa là không, theo duy dương, có một khuôn mặt biểu tượng cho gió. Trong các tranh dân gian thường thấy vẽ cóc đội dù, ô. Nếu dù ô, lọng có những chi tiết mang dương tính thì là những biểu tượng cho gió.. . . . . Tiến xa đến chữ viết cổ nhất của loài người, ta có thể kiểm chứng với chữ nòng nọc. Như trên đã biết Cóc biến âm với cọc nên có gốc nọc mũi mác, răng sói, răng cưa (>) trong chữ nòng nọc. Chữ nọc mũi mác (>) này mang trọn nghĩa vũ trụ luận của ngành dương (Chữ Nòng Nọc Trên Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á). Kết luận Tóm lại con cóc là con có da sần sùi nổi cục, nổi hột, nổi gai trông như những hạt mễ cốc thường ở trong hóc, trong hang, trong cốc, là con không, thuộc ngành Khôn, là con cọc mang dương tính, là loài con nhái, con nhẩy. Con cóc là cậu ông Trời sấm sét có búa thiên lôi. Con cóc liên hệ với nước, mưa, sấm. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, cậu cóc em bà Thần Long Nàng Gió thuộc ngành Không, Khôn, có mạng Khôn dương, khí gió là cậu của con cóc cụ, cóc tía, thú biểu của Lạc Long Quân, Vua Mặt Trời Nước có một khuôn mặt Thần Sấm mưa Chấn. Cóc Và Trống Đồng .Qua Việt ngữ, với nghĩa biểu tượng, cóc có nghĩa là không. Không có một nghĩa là trống (trống không). Trống có một nghĩa là trống (drum). Vậy cóc ruột thịt với với trống (drum). Trống (drum) là tiếng nói của hư không (tiếng trống thu không). Như thế con cóc là con không con trống, con cóc liên hệ với với hư không và với trống (drum)..Con cóc là con cọc, con nọc, con đực, con trống. Trống là đực và trống cũng là nhạc cụ bộ gõ nên cóc cũng ruột thịt với trống (drum). Trống là biểu tượng của ông thần sấm. Ông Thần Sấm thường cầm chiếc trống trong tay là vậy..Trong khi đó ếch không biến âm với trống nên không ruột thịt với trống..Cóc là cậu ông Thần Sấm nên cũng ruột thịt với trống.Như thế các tượng lưỡng cư trên trống đồng âm dương Đông Sơn là những tượng cóc. Trong khi đó, các trống đồng muộn của các tộc khác ở Đông Nam Á làm vào thời nông nghiệp mang biểu tượng cho mưa hay thuộc các tộc thái âm, mẹ có thể có những tượng ếch (xem Thế Giới Loài Vật Trên Trống Đồng Âm Dương trong Giải Đọc Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á).————————————–Ghi Chú (1) Ta có thể dùng Việt ngữ để truy tầm nghĩa ngữ của Anh ngữ nói riêng và của Ấn Âu ngữ nói chung. Tôi dùng Việt ngữ để học và nghiến cứu Ấn Âu ngữ nói riêng và ngôn ngữ loài người nói chung và ngược lại. Dựa vào Việt ngữ đi tầm nguyên nghĩa ngữ của ngôn ngữ loài người có thể khác với tầm nguyên nghĩa ngữ của các nhà tầm nguyên nghĩa ngữ thế giới. Bởi vì tầm nguyên nghĩa ngữ, ở mỗi ngôn ngữ, tùy theo mỗi nhà tầm nguyên nghĩa ngữ nhìn theo một góc cạnh khác nhau, có thể khác nhau. Ở đây ta thấy tầm nguyên của cóc ếch khác nhau. Con nhái, chẫu chuộc cùng nghĩa là con nhẩy với frog và toad là nhìn theo con mắt của dòng Ấn Âu ngữ. Trong khi tầm nguyên nghĩa ngữ của cóc và ếch của Việt ngữ nhìn theo chữ nòng nọc, theo Dịch lý lại khác. Ta thấy rõ nhất là con tadpole theo Anh ngữ là con (cá) đầu cóc nhưng trong Việt ngữ tadpole rõ ràng là con nòng nọc, con có thân hình vòng tròn nòng và đuôi hình nọc, gọi theo âm dương, Dịch lý. Theo tôi dựa vào chữ nòng nọc là thứ chữ cổ nhất của loài người ghi lại âm, tiếng nói cổ của loài người là đáng tin cậy nhất. Tôi giải tự linh tự Ai Cập cổ, chữ khoa đẩu thánh hiền của người Trung Hoa, hình ngữ Aztec, Maya… bằng chữ nòng nọc còn viết trên trống đồng âm dương Đông Sơn dĩ nhiên sẽ khác với lối giải tự hiện nay. Sự khác biệt này là chuyện dễ hiểu. Xin đừng quá tin vào các nhà ngôn ngữ học khoa bảng thế giới hiện nay mà đã vội vã cho rằng tôi sai. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites