Thiên Sứ

Nhà Ngoại Cảm Nguyễn Thị Nghi

2 bài viết trong chủ đề này

Tới thăm nhà ngoại cảm được Thủ tướng tặng bằng khen Cập nhật lúc :8:02 AM, 29/01/2012

(ĐVO) Sau khi nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Nghi đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi đến tìm gặp bà ở thôn Phương Quất, xã Lạc Long, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Rất nhiều người dân ở đây sẵn sàng kể các câu chuyện về khả năng ngoại cảm của bà Nghi, phần nhiều trong đó vẫn chưa thể lý giải bằng khoa học. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn thuật lại một phần, ngõ hầu làm tư liệu để các chuyên gia về tiềm năng con người nghiên cứu thêm.

>>Thủ tướng tặng bằng khen nhà nữ ngoại cảm

Tìm nhà bà Nghi cũng không khó vì bà đã quá nổi tiếng, đến huyện Kinh Môn hỏi không ai là không biết. Chuyện bà biết chữa bệnh, đến đáp ứng nhiều mong mỏi của con người, từ tìm mộ, đến xây dựng hạnh phúc, làm giàu… mọi người đều tỏ tường.

Tuy nhiên, không may cho chúng tôi là đến nhà bà đúng ngày bà không tiếp khách và không được chứng kiến cảnh khách tứ phương nườm nượp tới diện kiến bà như nhiều lời đồn.

Tìm đến nhà anh trưởng thôn Nguyễn Văn Cường, cách nhà bà Nghi không xa, chúng tôi mới được anh cho biết bà Nghi chỉ ở nhà từ mùng ngày mùng 1 và 15 âm lịch, còn đa phần thời gian còn lại bà lên Hà Nội làm việc tại Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA).

Posted Image Bà Nguyễn Thị Nghi (trái) vinh dự nhận Bằng khen của Thủ tướng.

Trở lại câu chuyện, anh Cường cho biết: “Nhà bà Nghi mỗi hôm mùng 1 và hôm rằm là rất đông người từ các nơi tới nhờ bà tìm mộ, chữa bệnh, giải hạn... Không kể xe máy, có ngày phải có tới 20 chiếc ô tô sang trọng đỗ dọc từ cổng nhà bà, làm chật cứng lối đi vào làng”.

Posted Image Lịch làm việc của nhà ngoại cảm.

Là người trước đây từng làm xây dựng cho bà Nghi, anh Cường cũng cho biết: “Bà Nghi là người dễ gần, có tấm lòng hảo tâm với làng xã. Bà vừa đóng góp xây dựng khu quần thể đình làng, giếng nước, nhà thổ thần trị giá 20 tỷ đồng”.

Anh trưởng thôn cũng kể cái hồi dân trong thôn nghe tin bà Nghi có khả năng đặc biệt, ai cũng tới xem, một phần vì tò mò. Anh cũng là một trong số những người tò mò muốn đến xem thực hư ra sao. Chính tận mắt anh chứng kiến bà Nghi xem cho nhiều gia đình có người thân gặp nạn hay chữa bệnh cho nhiều người điên. Theo anh Cường được biết, hiện có 20 người ở nơi khác được chữa vẫn theo bà, còn trong thôn có hai người cũng đang được bà điều trị nhưng vẫn chưa khỏi. Trong thôn làng có nhiều người tìm được mộ nhờ sự giúp đỡ của bà Nghi.

Nói xong câu chuyện, anh Cường dẫn chúng tôi sang nhà bà Nghi qua lối cổng phụ. Thực tế, cổng phụ của trong ngõ nhỏ mới là lối đi chính vào ngôi biệt thự của bà Nghi, còn cổng lớn thường khóa. Bên trong khuôn viên khá khang trang, dù bà Nghi không có nhà nhưng ở sân trước vẫn tấp nập người qua lại. Nhà bà Nghi luôn có khoảng 20 đệ tử thay phiên nhau giúp mọi việc khi bà vắng nhà. Các đệ tử của bà cho hay bà Nghi dặn khi bà không có nhà thì không được tiếp khách, nhưng thấy anh trưởng thôn dẫn chúng tôi đến nên họ cũng có vẻ thoải mái hơn.

Posted Image Mọi người đến cầu cúng được hướng dẫn các thủ tục rất cụ thể. Cũng theo các đệ tử của bà Nghi, trước ít khách thập phương đến thì còn được diện kiến trực tiếp bà Nghi, nhưng giờ ngày càng đông nên có muốn gặp trực tiếp bà Nghi cũng không được. Tùy vào trường hợp mới được gặp trực tiếp bà.

Ông Tăng Bá Sách, người làm công việc lưu giữ và phát sổ Phúc Tâm Đức - nơi người đến cầu ghi mong ước, đã lôi ra một chồng sổ cho chúng tôi xem. Bên ngoài sổ là tên tuổi, địa chỉ và số điện thoại của người cần giúp đỡ như muốn chữa bệnh, tìm mộ, cai nghiện, muốn có con vì hiếm muộn..., bên trong là ghi nguyện vọng cần cầu xin, lời người âm. Những ai đạt được mong ước thì viết vào trang cuối quyển sổ lời cảm ơn.

Thấy một số người giúp việc trong nhà bà Nghi có vẻ không hài lòng về sự xuất hiện của chúng tôi nên chúng tôi cũng xin hẹn hôm sau sẽ tới tìm hiểu thêm.

Posted Image Ông Tăng Bá Sách.

Để nắm thêm thông tin về công việc của bà Nghi trong thôn xã, chúng tôi đã tới gặp ông Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Lạc Long. Ông Quang cho biết: “Bà Nghi là người có nhiều đóng ghóp cho địa phương. Mới đây bà đã đóng góp xây dựng một ngôi nhà tình nghĩa trị giá 70 triệu đồng và tặng 26 xuất quà cho người tàn tật trị giá 40 triệu đồng”.

“Việc bà Nghi tìm được mộ liệt sĩ và góp công tu tạo các di tích văn hóa đã được công nhận và được Thủ tướng Chính phủ trao Bằng khen, còn việc bà chữa bệnh xã cũng không nắm rõ vì việc đó cũng chưa được ghi nhận. Nước ta mới chỉ cấp phép cho cơ sở y tế khám chữa bệnh và đông y gia truyền. Khả năng của bà Nghi còn phải để cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu”.

Posted Image Ông Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Lạc Long.

Để tìm hiểm thêm về khả năng của bà Nghi, chúng tôi đã tìm đến Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người (NCTNCN) và được cung cấp một số tài liệu về khả năng của các nhà ngoại cảm, trong đó có cả bà Nguyễn Thị Nghi. Theo nhóm nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm NCTNCN, bà Nghi là một nhà ngoại cảm hội tụ nhiều khả năng đặc biệt như chữa bệnh, tìm mộ...

Năm 2005, nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm NCTNCN đã có sự khảo sát bước đầu về những người có khả năng đặc biệt. Bà Nguyễn Thị Nghi là một trong những nhà ngoại cảm được khảo sát lần đó. Năm 2010, Trung tâm đi sâu nghiên cứu về khả năng của bà Nghi và bước đầu lý giải nguyên nhân. Bà Nghi hiện là cán bộ triển khai ứng dụng của Trung tâm.

Theo tài liệu của Trung tâm, nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Nghi đã tìm được hàng ngàn mộ liệt sĩ và giúp tìm được rất nhiều ngôi mộ tổ của các dòng họ, trong đó có những ngôi mộ hàng trăm năm. Bà Nghi đã giúp xây dựng, tôn tạo nhiều đình, chùa, miếu mạo, tôn tạo lại những di tích lịch sử thiêng liêng. Gần đây nhất, bà Nghi đã giúp khảo sát, xây dựng lại đền thờ Ngài Lý Nhật Quang, con trai Lý Thái Tổ. Bà Nghi được Bộ Văn hóa tặng Bằng khen về thành tích xây dựng, tôn tạo các công trình văn hóa lịch sử, được Bộ LĐ-TB-XH trao tặng Bằng khen vì tìm được nhiều mộ liệt sĩ...

Trong tài liệu của Trung tâm còn lưu bức thư cảm ơn của ông Tạ Văn Bình, 56 tuổi, tại đường Trường Chinh, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Trong thư ông có viết: "...Một việc hết sức kỳ diệu là việc tìm mộ kỵ 9 đời của tôi. Cô chỉ ngồi ở Điện thờ, với hai đồng xu gieo xuống chiếc đĩa liên tục, cô đã vẽ sơ đồ mộ, trong tiểu mộ thế nào, sông ngòi đường xá... nơi phần mộ. Gia đình tôi đã tìm được mộ với đúng những dữ kiện mà cô miêu tả và vẽ".

Để có thể bước đầu lý giải về khả năng của bà Nghi, nhóm cán bộ khoa học đã phối hợp với một số chuyên gia trong lĩnh vực đo đạc năng lượng đến khảo sát trực tiếp về phong thủy, môi trường sống của bà. Kết quả cho thấy nơi bà sống và làm việc có năng lượng rất cao. Nhóm khảo sát đã kiểm nghiệm thì thấy chỉ có một số người có đủ năng lượng mới ngồi được nơi có năng lượng cao.

Tôi cũng được Trung tâm giới thiệu gặp Thư ký Hội đồng Khoa học của Trung tâm và có những trao đổi ngắn gọn về bà. Thư ký Hội đồng Khoa học (xin được giấu tên) cho biết một số thông tin về bà Nghi.

Theo người Thư ký này, bà Nguyễn Thị Nghi đã thực hiện ngoại cảm 27 năm nay. Lúc đầu, công việc của bà gặp khó khăn nhưng sau được nhiều người bết đến.

Bà Nguyễn Thị Nghi mới đây đã vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có nhiều công sức đóng góp cho việc tôn tạo di tích lịch sử văn hóa và tìm mộ liệt sĩ sau khi tỉnh Hải Dương đề nghị trao Bằng khen cho bà.

  Quote

Posted ImageBằng khen của Thủ tướng tặng bà Nghi. Được biết, trong buổi nói chuyện tại một Hội thảo khoa học của Trung tâm NCTNCN, bà Nghi có giới thiệu bản thân sinh ra và lớn lên ở nông thôn, chỉ được học hết lớp 7 vì hoàn cảnh gia đình đông anh chị em. Bà đã hai lần lập gia đình, hiện nay bà được hai đứa con, một trai một gái. Khi con gái vừa ra đời được 15 ngày thì cũng đồng thời nhận được tin chồng hy sinh, thế là bà trở thành vợ của hai liệt sĩ. Sau khi chồng bà mất được 5 năm, vào năm 1986 bà bị một trận ốm nặng, bệnh viện đã trả về. Suốt mấy tháng trời bà chỉ uống được ít nước cháo. Đến tháng thứ tư bị nôn, từ đó bà chỉ còn uống được nước dừa, nước trà và nước giếng. Ngoài ra không thể ăn hoặc uống bất cứ thứ gì khác vào người, người bà gầy xọp, yếu đến nỗi không tự ngồi dây được, phải có người nâng đỡ.

Sang tháng thứ năm, một hôm đang nằm ở giường, không hiểu một sức mạnh ở đâu tiếp vào người, tự nhiên bà bật dậy và nhảy lên cái xà nhà ngay đầu giường cao chừng 2m và ngồi trên đó. Từ đó bà bắt đầu tụng kinh niệm Phật. Khi tìm mộ, chỉ cần cho bà biết tên người mất, ngày mất, bà chỉ ngồi ở nhà gieo tiền xu xuống đĩa là có thể nhìn thấy rõ hiện trường, sơ đồ đường đi và hiện trạng của ngôi mộ đó nằm ở đâu, đồ vật xung quanh ngôi mộ ra sao. Bà đã không nhớ rõ đã giúp cho bao nhiêu người, chỉ biết mọi người đến với bà ngày một đông thêm. Đã có rất nhiều người viết thư cảm ơn và hài lòng với việc làm của bà.

Minh Khuê

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà ngoại cảm Bích Hằng chuyển lời vua Quang Trung

Nhà ngoại cảm Phan Bích Hằng tại Đàn cầu siêu. Ảnh: Phật giáo Bình Định Cuối tháng 7 vừa qua, tại Bình Định đã diễn ra Đại lễ cầu siêu các liệt sĩ, đặc biệt là liệt sĩ nhà Tây Sơn. Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đã cảm nhận được tín hiệu từ hai cụ thân sinh vua Quang Trung, và cả Đức vua Quang Trung.

Trong những ngày cuối tháng 7, cùng với đồng bào cả nước làm lễ tri ân với những người đã ngã xuống hy sinh, những người đã sẻ chia xương máu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, mang lại hoà bình cho đất nước, tại tỉnh Bình định, một đại lễ Cầu siêu cho các liệt sỹ đã hy sinh tại nơi đây, đặc biệt, những nghĩa sỹ nhà Tây Sơn đã được diễn ra rất trang trọng, với sự góp mặt của Nhà Ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng.

Đến Bình định, chúng tôi đến ngay khu tưởng niệm anh em nhà Tây Sơn tại Làng Gò, cách Thành phố Quy Nhơn khoảng 50km, nơi có nhà thờ Tổ của Nhà Tây Sơn. Đó là một ngôi nhà thờ dòng họ giản dị năm gian như biết bao nhà thờ họ khác tại Việt với 3 ban thờ chính và 2 ban thờ nhỏ hai bên. Phía ngoài có mấy cây thị xanh tốt, chắc cũng có tuổi thọ trên trăm năm. Con đường đất nhỏ chạy ngang cửa đi vào khoảng sân rộng, xung quanh um tùm cỏ cây.

Các sư thầy tại đây đã sắp đàn lễ rất long trọng cho buổi lễ sẽ diễn ra trong hai ngày tới. Chúng tôi quỳ lạy trước bàn thờ Liệt tổ Liệt tông nhà Tây Sơn, kính mời các vị tiền hiền về dự đàn lễ cùng con cháu.

Bất ngờ nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cảm nhận được sự hiện diện của hai cụ thân sinh của Đức Vua Quang Trung, cô quay sang:

- Hai cụ nói rất hài lòng vì đàn lễ chuẩn bị long trọng, người đời thường nhắc đến tam kiệt Tây sơn. Nhưng thực ra các cụ có 4 người con trai, mà cậu con cả là Nguyễn Hoa, chỉ ở nhà với bố mẹ, khi mất lúc 19 tuổi không làm nên công trạng gì, có để lại một cậu con trai tên là Quang Hiển, được ông bà nuôi, các con nhớ ghi tên để khấn và kêu cho người con cả này. Hai cụ tiếc vì sự nghiệp nhà Tây sơn không được lâu dài.

Vua Quang Trung nói :

- Âu cũng là số mệnh rồi, việc này cũng đã được ghi trong áo bào vua Càn Long ban tặng:

Xa tâm chiết trục đa điền thử (có nghĩa là Bụng xe gãy trục, nhiều chuột đồng, nhưng khi ghép chữ lại thì có nghĩa là Nguyễn Huệ sẽ mất năm Nhâm Tý)

Cho nên cũng không cần phải oán than nữa. Nhân dịp này ta cũng muốn mời nhạc phụ của ta là vua Lê Hiển Tông và Chiêu Nghi Nguyễn Thị Huyền đến dự đàn lễ này. Lúc sinh thời, chưa kịp mời nhạc phụ ta vào Quy Nhơn chơi.

Sau đó Vua Quang Trung nói: Nhạc phụ của ta cứ muốn ta mời cả anh vợ ta vào nữa. Ta không đồng ý ghi là Lê Chiêu Thống mà chỉ được ghi là Lê Duy Kỳ với tư cách là anh vợ thôi chứ không phải là là ông Hoàng đâu đấy.

Có người cứ hỏi ta về ngày mất, đúng là ngày cuối cùng của tháng 7, ngày 29 tháng 7, nhưng giỗ vào ngày 1/8 cũng được vì tháng 7 này là tháng thiếu, năm mất là năm Nhâm tý.

Bà thân sinh ra Hoàng đế nói rằng:

- Đàn lễ tuy đủ nhưng vẫn thiếu một thứ. Đó là một mâm trầu, được bày theo kiểu trong này, lá trầu có têm vôi. Vì trước đây, khi Ngọc Hân công chúa về làm dâu, nhà tôi cũng chưa kịp mang trầu cau ra để làm lễ hỏi, nay muốn mang trầu ra mời thông gia.

Xưa kia nhà ta cũng làm nghề buôn trầu nên trầu cau là thứ không thể thiếu được trong đàn lễ này. Ta cũng muốn có thêm một đĩa gừng cay và muối để ta dạy con cháu biết đoàn kết, bảo ban nhau..

Vua Quang Trung lại mong muốn:

- Nhân có nhạc phụ ta vào chơi, ta muốn khởi đàn lễ bằng một hồi trống trận và một màn múa võ Bình Định. Ngày xưa ta thích nghe Ngọc Hân hát Quan họ lắm, nếu thu xếp được một màn hát Quan họ cho song thân và quân sỹ của ta nghe thì ta thật toại nguyện.

Chỉ với vài lời dặn dò như vậy, chúng tôi đã nhận ra được mấy điều còn khiếm khuyết của việc chuẩn bị và vội chia nhau đi lo:

Anh Hà đi lo mời đoàn quan họ ở tận Bắc Ninh và đưa họ vào Bình Định, cô Hằng nhờ bên Bảo Tàng Quang Trung tiết mục trống trận và múa võ Bình Định, anh Quang lo hai mâm xôi và lợn quay để khao quân, tôi thì lo đặt thêm hoa kết theo kiểu Chàm , cổng chào hoa và ba mâm cau, các Thầy trị sự thì lo đôn đốc hơn 120 nhà Sư đến dự và hành lễ…

Sau đó chúng tôi đã được anh Thiện – Bí thư tỉnh Uỷ mời cơm và báo cáo toàn bộ công việc, Khi trở về phòng, ngã được ra giưòng thì đã gần 11 giờ đêm.

Sáng hôm sau, đàn lễ dành cho liệt tổ liệt tông nhà Tây sơn và lễ cầu siêu các liệt sỹ bắt đầu, mở màn bằng hồi trống trận hào hùng, sau đó là những màn múa võ đậm đặc chất Bình định. Những chàng trai, cô gái Bình định múa gậy, múa đao…. từng tràng vỗ tay nổi lên như sấm khi được thưởng thức hơn một tiếng biểu diễn võ thuật tràn đầy hào khí Tây Sơn. Rồi phần lễ tụng của các tăng ni phật tử.

Buổi chiều, đoàn Quan họ vào đến nơi, các diễn viên nói: bị huy động đi mà không biết là đi đâu, ra sân bay mới biết là đi Bình Định. Nói vậy thôi, nhưng các liền anh liền chị đều đã cháy hết mình với các điệu hát quê mình. Người dân Bình Định ngồi chật cứng để xem các tiết mục văn nghê đặc biệt này.

Chiều nay, đoàn của chị Loan Hà nội đã mang vào góp lễ thêm bao nhiêu hoa quả, bánh trái sẳn vật xứ Kinh bắc, vàng mã chất cao… Cũng may, tôi đã mang vào theo hai thùng gíây to đựng tiền vàng, hương trầm, quần áo bộ đội, các vật dụng mà bộ đội ta khi xưa rất thích như; điếu cày, thuốc lào, tam cúc, tú lơ khơ, tổ tôm… góp phần cho lễ vật thêm phong phú. Gạo khao quân đổ đầy các mâm…

Lễ cúng dược sư bắt đầu vào 1.30 sáng , chúng tôi cùng các sư thầy khấn chữa chạy các vết thương cho những người chết ở nơi trận mạc, những người bị đau đớn vì bệnh tật…

Đã chuyển sang rạng sáng ngày 27/7, ngồi quỳ lạy đọc kinh mà nước mắt rơi lã chã, nghĩ đến những máu xương của cha ông đã đổ xuống trên mảnh đất Việt nam để có ngày hôm nay, nghĩ đến những vết thương đang hành hạ các bạn tôi, những người đã tham gia tại các chiến trường ác liệt năm xưa, Các sư làm lễ cũng không ngừng đưa vạt áo lau nước mắt, tôi tin chắc trong số họ, ai cũng có người thân bị chết trận, bị thương tật trong chiến tranh, có người đã là trẻ mồ côi nương nhờ cửa Phật …đặc biệt ở khúc ruột miền Trung này. Nghĩ đến sự tàn khốc của số phận các quân sỹ Tây sơn: người bị truy sát, người bị quật mộ, người bị voi dày, người bị mạng thủ cấp giam trong ngục tối.. biết bao chua sót và bi ai của một thời oanh liệt…

Chúng tôi chỉ mong sao phần nào xoa dịu được các vết thương, những nỗi đau tan nát da thịt, những sân si, thù hận.. để dân Việt được yên vui trong thái bình vững bền.

Buổi lễ cầu siêu kéo dài đến chiều và kết thúc bằng một trận mưa to khủng khiếp, sau đó chúng tôi có sang đền Đô Đốc Bùi Thị Xuân cách đó chừng một km. Nơi đây vẫn hoàn toàn yên tĩnh chỉ lất phất vài hạt mưa bay không đủ ướt áo. Có lẽ các quân sỹ đều đã tập hợp tại đàn lễ hò reo và chứng đàn, chắc Đô Đốc cũng đẫ sang đó cùng các tướng sỹ rồi.

Đây là lần đầu tiên, một lễ cầu siêu hoành tráng dành cho quân sỹ nhà Tây sơn được tổ chức ngay tại mảnh đất địa linh đã sinh ra vị Hoàng Đế bách chiến bách thắng Quang Trung - người anh hùng của dân tộc Việt nam.

Lá cờ Đào năm xưa nay lại được kéo lên trên đỉnh cột với hình mặt trời vàng ở giữa bay phần phật, Hào khí Tây sơn lại một lần nữa được khơi dậy trong lòng người dân nơi đây.

Chùm ảnh cầu siêu (Phật giáo Bình Định):

/files/2011/07/s1_950770959.jpg

/files/2011/07/s2_674617675.jpg

/files/2011/07/s3_543969306.jpg

/files/2011/07/s4_661911570.jpg

/files/2011/07/s5_703211651.jpg

/files/2011/07/s6_863205381.jpg

/files/2011/07/s7_433564134.jpg

/files/2011/07/s8_521710596.jpg

/files/2011/07/s9_654117917.jpg

/files/2011/07/s10_362677720.jpg

/files/2011/07/s11_345174604.jpg

/files/2011/07/s12_313164369.jpg

/files/2011/07/s13_809211833.jpg

Theo: phunutoday.com

Thiết nghĩ các Anh Hùng Liệt Sỹ hy sinh vi nước thì phải Siêu thoát lâu rồi mới phải chứ họ có chết oan đâu mà phải cầu siêu nhỉ ? Tại sao trong một bài nói chuyện Bà Bích Hằng nói không dùng vàng mã nữa mà ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay