Thiên Sứ

Thế Nào Là Trí Thức?

41 bài viết trong chủ đề này

Trí thức và phản biện xã hội

(tuanvietnamnet.vn) Nhưng nói Không phản biện xã hội thì không phải là trí thức lại là võ đoán thiếu bao dung, không có lợi cho việc động viên đa số giới trí thức.

"Cuộc tranh luận đang diễn ra hiện nay về vấn đề trí thức với phản biện xã hội không chỉ đề cập tới trách nhiệm phản biện của giới trí thức mà còn từ góc độ nào đó đề cập tới sự lãnh đạo chính trị ở Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà một số trí thức gốc Việt ở nước ngoài, thậm chí cả trí thức Pháp [1] lại hăng hái phát biểu về chủ đề trên. Vì thế cuộc tranh luận này nên có thêm nhiều người tham gia."

"Phong hàm" trí thức...

Trí thức là một khái niệm rất rộng. Mỗi xã hội, mỗi thời, mỗi người hiểu theo cách khác nhau, khó có thể nhất trí với một định nghĩa nào đó.

Chẳng hạn trong khi Nghị quyết số 27-NQ/TW: Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội, thì Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ mới đây đăng bài "65 trí thức trẻ đầu tiên tốt nghiệp lớp bồi dưỡng làm Phó Chủ tịch xã nghèo". Các trí thức này đều là sinh viên mới ra trường! Đây là cách hiểu dân dã rất phổ biến.

Thời xưa khi mặt bằng dân trí thấp thì một ông đồ làng, một anh giáo tiểu học cũng được coi là trí thức. Tại Trung Quốc hồi thập niên 50-70 bất cứ ai có trình độ văn hóa cấp III (trung học phổ thông) trở lên, đều bị coi là trí thức và bị xếp hạng ở dưới "công nông binh": Thời Cách mạng văn hóa, học sinh sinh viên đều bị gọi là Thanh niên trí thức và bị xua về nông thôn lao động cải tạo.

Thời nay trí thức ta không còn bị coi rẻ nữa nhưng cũng chẳng mấy ai tự nhận là trí thức, trừ người được phong hàm GS, Phó GS kèm theo tiêu chuẩn đãi ngộ cao (kể cả khi chết - chuyện chỉ có ở ta). Vì thế sẽ thật khó hiểu nếu ai đó định dựa vào tiêu chuẩn hoặc định nghĩa này nọ để "phong hàm" trí thức cho người khác.

Có một cái luật bất thành văn: Trí thức có trách nhiệm nặng nề hơn với xã hội, có nghĩa vụ hướng dẫn dư luận. Theo cách nghĩ phổ biến hiện nay, họ phải phản biện xã hội - được hiểu là công khai lên tiếng về các vấn đề tồn tại trong xã hội.

Thực ra ai cũng đều có nghĩa vụ phản biện xã hội. Đây là hành động dấn thân vào cuộc đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn. Trí thức, nhất là trí thức ngành xã hội- nhân văn lại càng nên gánh vác nghĩa vụ này. Điều đó sẽ làm tăng giá trị của họ. Các cán bộ lãnh đạo, các đại biểu dân cử (đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân) và đảng viên cộng sản- những người trong đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc, lại càng không thể thoái thác nhiệm vụ phản biện xã hội.

Nhưng do vai trò đặc biệt của mình, người trí thức cần rất tỉnh táo và thận trọng khi phản biện xã hội.

Có những vấn đề chính trị và xã hội đơn giản và đã rõ ràng, bạn có thể nhanh chóng phát biểu quan điểm. Nhưng có lắm vấn đề bạn nhất thiết phải dành ra nhiều tâm trí và thời gian để tìm hiểu, theo dõi và suy ngẫm. Chưa hiểu đến nơi đến chốn mà đã phản biện thì có khi lại gây hại cho xã hội và cho chính mình, nhất là với nhà trí thức có địa vị cao.

Posted Image

Trí thức có trách nhiệm nặng nề hơn với xã hội, có nghĩa vụ hướng dẫn dư luận.

Hiển nhiên, giá trị chủ yếu của bất cứ người nào được đánh giá qua cống hiến của người đó cho xã hội, thể hiện ở khối lượng và chất lượng sản phẩm làm được trong chuyên ngành của mình.

Người trí thức trước hết phải giỏi chuyên môn, phải có cống hiến về chuyên môn. Phản biện xã hội là một nghĩa vụ nên làm nhưng không bắt buộc, càng không thể coi là tiêu chuẩn phân loại trí thức. Bác sĩ phẫu thuật nhất thiết phải giỏi cầm dao mổ; không phản biện cũng vẫn là trí thức thứ thiệt.

Vì phản biện mà chuyên môn kém lại càng không nên. Kém năng lực phản biện, hoặc thấy chỉ làm chuyên môn sẽ cống hiến tốt hơn thì chẳng nên phản biện. Thiếu tỉnh táo dấn thân phản biện hoặc làm những việc ngoài chuyên môn có khi lại có hại.

Tóm lại có thể thấy câu nói của GS Ngô Bảo Châu: "Giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm người đó làm ra, không liên quan gì đến vấn đề phản biện xã hội... Những người có học, có tri thức thật ra cần phải rất tỉnh táo khi tham gia việc phản biện xã hội." tuy có lý nhưng chưa đủ sức thuyết phục.

GS Chu Hảo nói Không có tư duy phản biện thì không phải là trí thức cũng chẳng sai. Ở đây GS chỉ nói về tư duy phản biện mà thôi. Trí thức thứ thiệt dĩ nhiên phải có tư duy phản biện- nghĩa là dám nghi ngờ, xét lại lý thuyết, thành tựu của người đi trước- nó không liên quan gì tới hành động phản biện xã hội.

...Và không thể tước "hàm" trí thức

Nhưng nói Không phản biện xã hội thì không phải là trí thức lại là võ đoán thiếu bao dung, không có lợi cho việc động viên đa số giới trí thức.

Lịch sử cho thấy phần đông trí thức thời nào cũng không thích tham gia chính trị và phản biện xã hội. Họ làm thế có thể vì nhiều lý do như ngại mất thời giờ làm công tác chuyên môn, ngại bị trù úm, quyền lợi tinh thần vật chất của mình và gia đình bị suy suyển v.v...

Từng có những nhà trí thức suốt đời chẳng biết gì ngoài chuyên môn của mình, đến mức bị coi là khờ dại, ngớ ngẩn. Cũng có trí thức coi chính trị là chuyện vô bổ và lắm cạm bẫy khôn lường, chớ dại gì dính vào mà mất thời gian, thậm chí tiêu ma sự nghiệp chuyên môn của mình.

Chẳng nên đơn giản quy kết họ ích kỷ, không yêu nước thương dân. Bạn có thể gọi họ là trí ngủ hoặc trí thức trùm chăn, nhưng bạn không thể tước được cái "hàm" trí thức của họ. Và đừng nghĩ họ cống hiến kém những người hăng hái phản biện xã hội.

GS Tương Lai có lý khi nói "Người trí thức phải hành động. Nhưng hành động như thế nào là tùy theo bản lĩnh, trí tuệ, nhận thức và vị thế của họ."

Cùng vì một mục đích lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp nhưng Phan Bội Châu chủ trương bạo động còn Phan Châu Trinh lại muốn nhờ Pháp giúp nâng cao dân trí, song cả hai cụ đều được dân tộc ta tôn vinh là hai nhà yêu nước vĩ đại.

Tôi có biết một anh bạn đang tham gia nghiên cứu một lĩnh vực cần thiết, công việc bận tới mức anh chẳng có thì giờ nói hoặc viết bài bàn luận chuyện này nọ như chúng tôi. Nhưng rõ ràng người "trùm chăn" vùi đầu làm chuyên môn như anh thì hữu ích cho Tổ quốc hơn chúng tôi cả nghìn lần. Và chắc mọi người sẽ dễ dàng đồng ý anh nên dành thời gian rảnh để đọc thêm tài liệu chuyên môn chứ chẳng nên... phản biện xã hội.

Giá trị của người trí thức cũng không liên quan lắm đến thân phận xã hội của họ.

Phạm Quỳnh vì phục vụ chính quyền Pháp và triều đình Huế mà bị các trí thức yêu nước lên án, nhưng ông vẫn có cống hiến lớn cho văn hóa dân tộc ta. Thời ấy rất ít trí thức dám phản biện xã hội. Phần lớn an phận làm công chức cho chính quyền Pháp, nhưng không thể vì thế mà phủ nhận địa vị trí thức và đóng góp của họ.

Không ít chuyên gia làm vũ khí cho nước Đức phát xít (như Werner Braun) đã có cống hiến lớn về khoa học, sau Thế chiến II được Mỹ trọng dụng chẳng kém các nhà trí thức chống phát xít. Dĩ nhiên sẽ tốt hơn nếu Phạm Quỳnh không làm việc cho thực dân, phong kiến, Braun không phục vụ Hitler. Nhưng ai dám bảo họ không phải là trí thức và không có giá trị?

Phải chăng nên cảnh giác với những người hăng hái phản biện vì các mục đích... khó hiểu? Nghe đâu ở Pháp có ông Henri Lévy, một trí thức đẹp trai có tài ăn nói, hay lên tiếng phê phán đủ thứ chuyện trên đời, nhưng bị chê là thực tài xoàng, chỉ giỏi tự đánh bóng tên tuổi bằng cách luôn xuất hiện trên báo đài. Năm 2006 có hai nhà báo từng viết cuốn Một vụ lừa bịp ở Pháp [2] nhằm hạ bệ thần tượng này.

Cũng chớ nên quên ý kiến của GS Phạm Quang Tuấn : "Biết bao giờ người Việt (ít ra là người Việt có học thức) mới biết tranh luận cho ra hồn" [3]. Quả thật trong một số cuộc tranh luận trước đây đôi khi có người tỏ ra thiếu bao dung, luôn khẳng định quan điểm của mình là chân lý mà chưa thấy tranh luận là một dịp tốt để học hỏi.

Có người còn lợi dụng tranh luận để phê phán, thậm chí động chạm đến chuyện riêng tư của người khác. Trong lần tranh luận này chẳng rõ vì động cơ nào mà có phát ngôn bóng gió nhắc tới chuyện GS Ngô Bảo Châu từng nhận những ân huệ này nọ của Nhà nước, vì thế mà bị mất tự do và phải từ bỏ truyền thống phản biện trước đây của mình.

Cách phát ngôn ấy dễ dẫn tới hiểu nhầm và làm người khác nhụt chí, trong khi lẽ ra cần cố gắng khuyến khích mọi người nói ra quan điểm của họ. Rõ ràng tranh luận kiểu như thế thì không "ra hồn" và chẳng bổ ích cho ai cả.

Hồ Anh Hải

  Quote

Có người còn lợi dụng tranh luận để phê phán, thậm chí động chạm đến chuyện riêng tư của người khác. Trong lần tranh luận này chẳng rõ vì động cơ nào mà có phát ngôn bóng gió nhắc tới chuyện GS Ngô Bảo Châu từng nhận những ân huệ này nọ củaNhà nước, vì thế mà bị mất tự do và phải từ bỏ truyền thống phản biện trước đây của mình.

Cách phát ngôn ấy dễ dẫn tới hiểu nhầm và làm người khác nhụt chí, trong khi lẽ ra cần cố gắng khuyến khích mọi người nói ra quan điểm của họ. Rõ ràng tranh luận kiểu như thế thì không "ra hồn" và chẳng bổ ích cho ai cả.

Chú thích :

[1] Tiến sĩ Jean-Francois Sabouret, Giám đốc Viện Nghiên cứu Thế Giới Châu Á (của Pháp).

[2] Une imposture francaise. Tác giả : Nicolas Beau và Olivier Toscer.

[3] Xem : http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/dien-dan/58775/nghia-hien-nay-cua-tu--tri-thuc-.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người ta nói thì rất nhiều thứ để nói, đều đao to búa lớn cả. Nhưng cuối cùng thì chẳng hiểu mình đang nói gì. Nói về khoa học thì nào là: "tin khoa học", nào là "Khoa học chưa công nhận"; nào là "cần phải chứng minh khoa học"....Nhưng khoa học là gì? Cho đến nay chưa có định nghĩa rõ ràng. Nhưng thấy thiên hạ nói nhiều quá. Rồi đến văn hóa. Ôi thôi thì tùm lum văn hóa. Đi đâu cũng thấy văn hóa, diễn văn, tham luận cứ nhắc đến văn hóa ầm ầm, rôi các phạm trù văn hóa được phân loại. Nào là "văn hóa ẩm thực"; "văn hóa chửi"; "khu phố văn hóa"....Ở Việt Nam còn có hẳn một công trình nghiên cứu văn hóa của một danh nhân bậc thầy là ông Đào Duy Anh, viết hẳn một cuốn "Việt Nam văn hóa sử cương" và dõng dạc tuyên bố: "Văn hóa là sinh hoạt". Híc! Thế thì con chó cũng có văn hóa. Bây giờ lại nói về trí thức, nhưng trí thức là gì thì ....chưa biết!?

Người ta chỉ cảm nhận được những gì người ta nói - (thế là cũng tốt lắm rồi, có thằng nói mà chẳng hiểu mình nói cái gì nữa, mới khổ những thằng nghe) - nhưng vấn đề là cần hiểu minh đang nói gì! Vậy phải định nghĩa lại những khái niệm đã. Cần có tiêu chí để xác định một định nghĩa về một khái niệm mà danh từ thể hiện đúng. Nếu không thì cả thế giới này loạn cào cào hết.

=========================

PS: Bởi vậy anh chị em Phong Thủy Lạc Việt biết vì sao tôi phải định nghĩa rõ ràng về - sơn - hướng - tọa - khí - trạch...vv....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Theo cháu thật ra định nghĩa ko cần nói nhiều, nói nhiều đâm ra mỗi người hiểu theo 1 ý, và dần dần thành loạn, kiểu như lắm thầy thối ma, lắm cha con khó lấy chồng vậy

Nhiều khi ý nghĩ nó rất đơn giản nhưng ta cứ làm phức tạp hóa vấn đề, cũng như vui miệng gắn nó vào 1 cái gì đó, là cho xã hội rối tung rối bét lên

Để định nghĩa được từ khoa học theo cháu đầu tiên phải hội tụ các điều kiện tiên quyết sau

- Cơ sở khoa học: Muốn là khoa học thì ông phải dựa trên cơ sở nào, tiêu chí nào, tức là trước khi nói đến từ khoa học thì nó phải đáp ứng được những tiêu chí nào để làm cơ sở

- Dựa vào cơ sở biện luận và biện chứng như thế nào?

- Ít ra nó phải là những công trình nghiên cứu: Không thể mang ý kiến cá nhân ra rồi bảo là khoa học được, mà nó phải dựa vào số liệu, vào sự thật và các kết quả đo lường

- Cần những bằng chứng khoa học: đó là những kết quả và dữ liệu nghiên cứu đã được công bố và công nhận trên rộng dãi cộng đồng, đã được thông qua phản biện, và được xã hội công nhận nó (Tức là tính kế thừa), dựa vào bằng chứng khoa học đã có trước thì ít sai hơn là dựa vào ý kiến cá nhân cũng như kinh nghiệm và niềm tin duy ý chí

- Tất cả những gì liên quan tới khoa học cần tính tái xác nhận, tức là áp dụng trên 1 số lượng lớn, hoặc áp dụng trên nhiều trường hợp nó phải cho ra 1 kết quả, chứ ko thể là hôm nay kết quả này, ngày mai kết quả kia, hoặc 1 kết quả mơ hồ nào đó (Tức là nó phải có công thức cụ thể)

- Và 1 vài điều kiện khác ...

Sau khi hội tụ đủ các yếu tối thì mới có thể coi là khoa học được

-

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cách vật trí trí - nếu giải thích chắc hiểu được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phản biện xã hội và lối sống "tiểu xảo"

Tác giả: Trần Anh Tuấn

Nếu như trên thế giới, người ta coi bậc trí thức sinh ra để nghiên cứu, sáng tạo và phản biện xã hội thì tại Việt Nam, hình như phần nhiều các trí thức chỉ bắt đầu học cách phản biện khi thôi làm quan chức. Vì cơ chế này không khuyến khích họ đánh đổi giữa những ham muốn cá nhân và lợi ích cộng đồng.

Đương nhiên, một xã hội chậm phát triển là một xã hội thiếu nhiều ... cơ sở cho sự phát triển. Trong đó, không thể không nhắc tới "phản biện xã hội". Thậm chí đây còn là một tiền đề tối quan trọng trong việc mãi dẫm chân dưới vũng lầy hay cất cánh bay lên.

Vì sao phản biện vẫn là khái niệm xa xỉ?

Bài viết này xin mạo muội nêu lên một giả thuyết, lý giải tại sao ở nhiều quốc gia, từ lâu "phản biện xã hội" là một phần không thể thiếu trong cuộc sống thì tại Việt Nam, nó vẫn là một khái niệm xa xỉ của đa số trí thức, đừng nói là nhân dân.

Hãy bắt đầu từ câu chuyện văn hóa. Có đứa bé 5 tuổi nhất định đòi cha nó phải giữ lời hứa từ tuần trước, là chủ nhật này đưa cả gia đình đi chơi Thảo cầm viên. Oái oăm thay, người bố lại coi việc tụ tập, bù khú với bạn bè trong ngày nghỉ quan trọng hơn là giữ lời với con trẻ. Thế là ông mắng "Im ngay! Để tao nói mẹ mày ra chợ mua đền cho món đồ chơi!". Nó vẫn không chịu.

A! Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư!... Thế là thằng bé bị nọc ra tặng cho mấy con lươn vào mông đít. Lần này nó xin tha rối rít để tránh bị ăn thêm đòn chứ chẳng còn chút ý kiến ý cò gì về việc đi sở thú nữa, và thấy mong muốn ấy là một sai lầm khiến phải mang vạ vào thân.

Văn hóa ứng xử tại Việt Nam cơ bản là thế. Người trẻ buộc phải nghe người già, kẻ dưới tự nguyện với người trên, mặc nhiên coi những phát biểu của bậc đi trước là "chân lý".

Thế mới có chuyện cả nghìn năm nay, chúng ta coi đạo Nho là khuôn vàng thước ngọc mà chẳng thèm để ý đến những tì vết dù là nho nhỏ trong cái hệ thống ấy.

Cho mãi tới thời đại ngày nay mới mang máng nhận ra sự bất hợp lý, ví như quan điểm ủng hộ chế độ độc tài (Vua là con trời), cổ súy cho cách học tầm chương trích cú, hay khuyến khích lối ứng xử mang nặng tính bất bình đẳng giới (trọng nam khinh nữ), v...v...

Trở lại với câu chuyện trên, giả sử đây là trường hợp xảy ra tại một quốc gia phương Tây, chắc chắn người hạ roi xuống đứa trẻ sẽ phải lo sốt vó, vì biết đâu chừng, thằng nhóc lại nhấc điện thoại lên nhờ cảnh sát can thiệp vào hành động trấn áp vô lý của người sinh ra nó.

Posted Image

Lối sống "tiểu xảo" hay "con đường ứng xử"?

Câu chuyện về văn hóa lại kéo theo câu chuyện về giáo dục. Một nền học mà cái "danh" nhiều hơn cái thực, đã khiến cho nhà trường đôi khi lại trở thành cha mẹ của các bậc phụ huynh có con em từ lớp Chồi tới bậc tiểu học.

Để khi xin được cho chúng nó vào trường rồi thì lại muốn "con của tớ là đứa học giỏi nhất nhì lớp". Mà trong muôn ngàn cách lấy thành tích học tập thì việc ngoan ngoãn nghe lời giáo viên vẫn là một "tiểu xảo" phổ biến. Lâu dần, "tiểu xảo" ấy mặc nhiên được chấp nhận như là một dạng của thiết chế. - thầy đã nói thì cấm có sai!

Thế là tiếng nói độc lập của cá nhân khi còn trẻ lại bị vùi thêm một lớp sóng nữa.

Được biết, sự hình thành một nhân cách phụ thuộc rất nhiều vào quá trình "xã hội hóa" của cá nhân giai đoạn còn nhỏ tuổi. Ở Thụy Điển, người ta coi đây là "thời kỳ vàng của cuộc đời". Tại Nhật Bản, học sinh đến trường tưởng chơi nhiều mà hóa ra lại học chất lượng. Từ mỗi trò nghịch ngợm mà các em tự xây dựng tư duy và cách tiếp nhận kiến thức cho riêng mình để không trở thành bản sao của ai hết,...

Do vậy, hình thành hay không hình thành tư duy phản biện cũng manh nha từ lứa tuổi này.

Văn hóa Việt Nam, giáo dục Việt Nam góp phần tạo nên xã hội Việt Nam. Một xã hội mà "câu chuyện cơ chế" luôn là một đề tài nóng hổi. Trong nhiều trường hợp, đường lối của Nhà nước (có thể) đúng đắn nhưng cấp thi hành lại thực hiện ngả nghiêng.

Bởi họ không có hay không dám cất lên tiếng nói phản biện công khai nên chỉ dám "bày tỏ ý kiến" thông qua việc chui qua những lỗ hổng của cơ chế để làm lợi cho bản thân.

Câu khẩu hiệu: "Phê bình, tự phê bình" chúng ta nghe đã quá quen, song thử hỏi có mấy tổ chức hay cá nhân làm tốt? Bởi nền văn hóa và kinh nghiệm trong môi trường giáo dục trước đó đã cho họ những "con đường" ứng xử rồi.

Nếu như trên thế giới, người ta coi bậc trí thức sinh ra để nghiên cứu, sáng tạo và phản biện xã hội thì tại Việt Nam, hình như phần nhiều các trí thức chỉ bắt đầu học cách phản biện khi thôi làm quan chức. Vì cơ chế này không khuyến khích họ đánh đổi giữa những ham muốn cá nhân và lợi ích cộng đồng.

Đương nhiên, một xã hội muốn phát triển phải cần rất nhiều yếu tố, song không thể không có sự song hành của "phản biện xã hội". Khi nào để điều đó không còn là một khái niệm xa xỉ tại Việt Nam? Như trên vừa nói, với nền văn hóa ấy, với đặc điểm giáo dục ấy, với cơ chế ấy... tôi nghĩ là còn lâu lắm.

Nhưng vẫn mong nhận xét trên chỉ là võ đoán.

  Quote

Câu khẩu hiệu: "Phê bình, tự phê bình" chúng ta nghe đã quá quen, song thử hỏi có mấy tổ chức hay cá nhân làm tốt? Bởi nền văn hóa và kinh nghiệm trong môi trường giáo dục trước đó đã cho họ những "con đường" ứng xử rồi.

http://tuanvietnam.v...oi-song-tieu-xa

Phản biện xã hội: Ai?

Tác giả: Nguyễn Phương

Bài đã được xuất bản.: 23/02/2012 05:00 GMT+7

Chính thói quen chấp nhận mặc nhiên thiếu vắng hoài nghi trong khoa học đã kìm hãm sự phát triển của nước nhà? Đó cũng chính là lý do tại sao sinh ra nghịch lý là các kỹ sư Hai Lúa ... sáng chế ra máy nọ máy kia để giảm bớt cực nhọc cho nông dân. Còn các "đề tài khoa học" của viện nghiên cứu tốn không biết bao nhiêu cơm của nhân dân thì chỉ đẻ ra... đề tài để nghiên cứu.

Nhiều kiểu trí thức?

Trong một dịp công tác, người viết bài này có may mắn được làm việc cùng gần 100 "đại trí thức" của nước nhà... Về mặt hình thức, đối với tôi và đối với xã hội Việt Nam hiện tại, những người này mặc nhiên được coi là đại trí thức vì hầu hết họ là GS, TS,... đến từ các trường đại học và học viện trên khắp cả nước.

Đã có nhiều định nghĩa khác nhau thế nào là "trí thức", nhưng tôi mặc nhiên coi họ là trí thức để khỏi cần định nghĩa lại từ này.

Do đặc thù công việc, tại nơi làm việc, nguồn thông tin duy nhất là VTV, không có bất cứ phương tiện thông tin nào khác.

Mọi chuyện trôi đi êm ả, mỗi nhóm một chuyên ngành, tưởng chừng chẳng còn việc gì khác là làm ra "sản phẩm tri thức" đến hạn thì nộp là xong, hết giờ làm việc thì đi thả bộ,....

Vào giờ giải lao, chủ đề các câu chuyện phần nhiều xoay quanh những chuyện đại loại như con (ôtô) của mình mấy chấm, hiện nay Việt Nam có bao nhiêu con Rolls-Royce Phantom và ai đang sở hữu chúng,... hay cô ca sỹ X đang có xì-can-đan vì vừa bị các paparazzi tóm được "lộ hàng",...

Tôi thì chẳng biết mô tê gì về ôtô và không thích đọc báo nên ngồi nghe như vịt nghe sấm. Có vị thì khoe mình dạy thêm mỗi tháng được gần hai chục .

Tối đến thì các trí thức trẻ túm lại đánh phỏm (chơi bài). Tôi hiểu không phải chỉ có những vị có mặt ở đây như vậy.

Nhưng bỗng một hôm, vụ việc ở Tiên Lãng làm xáo động cái cộng đồng nhỏ này. Đúng giờ ăn trưa hôm ấy, khi thấy VTV trong bản tin trưa đầu tiên đưa tin Đoàn Văn Vươn "dùng vũ khí chống người thi hành công vụ...", một số người trong phòng ăn mặt đỏ lự, không biết vì men hay vì tức giận, nói oang oang: "Mấy thằng chống người thi hành công vụ này phải cho chung thân là ít!"

Những người khác bình tĩnh thì lẳng lặng tiếp tục bữa trưa. Một ông khác tóc bạc thấy chướng tai quá bèn nói qua vai: "Chưa biết đúng sai thế nào sao các vị đã đòi trị tội người ta?"

Sau đó, những kẻ "tội phạm" kia còn được các vị mang ra bàn tán trong giờ giải lao hay đi thả bộ. Một ông dạy Sử còn mạnh dạn nhận xét: "Dân Hải Phòng là đầu gấu lắm. Lần này thì phải trị cho chừa đi."

Vẫn là thói vơ đũa cả nắm!?

Tôi cứ lẩn thẩn tự hỏi không hiểu làm sao mà các vị ấy vội vàng thế? Thái độ này ông bà ta gọi là hồ đồ?

Thật phúc đức cho nhân dân là mấy đại trí thức này không nắm giữ cương vị cầm cân nảy mực.

Từ lúc nghe các vị ấy phán như thế, tự nhiên tôi thấy buồn buồn và cứ hình dung họ là những bộ complet biết đi và phía trong những bộ cánh phẳng phiu ấy là những cái dạ dày lổn nhổn thức ăn và những cốc bia chưa kịp tiêu hóa, hệt như Người vô hình của Herbert George Wells.

Posted Image

Trí thức với những đặc thù của mình phải một tầng lớp đi tiên phong trong hoạt động phản biện xã hội. Ảnh minh họa

Sự thiếu vắng tư duy phân tích

Từ xưa, ông bà ta đã dạy: "Khi nghe thì phải nghe bằng cả hai tai". Như thế, tiền nhân đã dạy chúng ta tư duy phân tích và tư duy phê phán để tránh hồ đồ. Lời dạy đó cho đến nay vẫn là một chân lý.

Thói quen mặc nhiên chấp nhận thông tin một chiều làm biến dạng trí tuệ con người và chỉ thích hợp với những thân phận nô bộc, sản phẩm của giáo dục ngu dân của chế độ thực dân phong kiến? Thói quen ấy thể hiện tình trạng thiếu vắng tư duy phân tích và tư duy phê phán. Người nghe chẳng bao giờ tự hỏi: "Có đúng thế không?" và "Tại sao?"

Thiếu vắng những câu tự vấn như thế sẽ dẫn đến ngộ nhận - ngộ nhận về thế giới khách quan và cả về bản thân mình. Họ nhìn thế giới khách quan qua lăng kính không đổi của mình là bộ não đã hóa thạch. Họ tự nhốt mình vào cái giếng kiến thức và tin rằng bên ngoài không còn gì để biết thêm hay học thêm nữa, trên đầu họ bầu trời cũng chỉ còn bằng cái nia, cả bồ chữ của thiên hạ trong đây cả rồi.

Chính thói quen chấp nhận mặc nhiên thiếu vắng hoài nghi trong khoa học đã kìm hãm sự phát triển của nước nhà? Đó cũng chính là lý do tại sao sinh ra nghịch lý là các kỹ sư Hai Lúa... sáng chế ra máy nọ máy kia để giảm bớt cực nhọc cho nông dân. Còn các "đề tài khoa học" của viện nghiên cứu tốn không biết bao nhiêu cơm của nhân dân thì chỉ đẻ ra... đề tài để nghiên cứu.

Là những "nhà" khoa học mà họ tư duy như thế thì nền khoa học nước nhà vẫn loay hoay nghiên cứu để tái phát minh ra cái bánh xe là điều tất yếu.

Tuy trong thiên hạ họ là những người có nhiều chữ nhưng có vẻ ít... nghĩa.

Trí thức "nửa mùa"?

"Phản biện xã hội" là cụm từ nghe có vẻ hiện đại. Thực ra, ông bà ta từ xa xưa đã dạy: "Thấy ngang tai trái mắt thì phải lên tiếng." Như thế còn cao hơn cả phản biện, người bình thường còn làm vậy, huống hồ trí thức.

Một khi ai cũng mũ ni che tai, cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, chỉ co lại một cách ích kỷ để bảo vệ lợi ích riêng, người ngay ắt càng sợ kẻ gian, nhắm mắt hoặc quay đi khi trông thấy kẻ gian móc túi người khác... thì cái ác sẽ lên ngôi.

Như vậy, ông bà mình thực hành phản biện xã hội từ lâu rồi, không nhất thiết chỉ có trí thức mới phản biện xã hội. Có những anh lái xe ôm nhận thức về xã hội còn cao hơn một số người có bằng cấp cao.

Sản phẩm tri thức không chỉ là những phát minh sáng chế, những công thức toán học, hóa học, những con robot, những giống cây mới.... Phản biện xã hội cũng là sản phẩm tri thức đích thực nhưng tất nhiên không phải chỉ là sản phẩm và trách nhiệm của riêng trí thức. Song, trí thức với những đặc thù của mình phải một tầng lớp đi tiên phong trong hoạt động này. Không lên tiếng đóng góp cho xã hội tiến bộ thì đó chỉ là Trí thức nửa mùa [1].

Xin dẫn một ví dụ, nghệ sỹ Ai Weiwei, ngoài những sản phẩm nghệ thuật nổi tiếng, ông không ngừng tiếng mạnh mẽ về nạn tham nhũng dẫn đến cái chết oan uổng cho bao nhiêu học sinh ở Tứ Xuyên, Trung Quốc do xây trường học vật liệu kém chất lượng.

Tôi không dám nhận mình là trí thức. Sinh thời, cha tôi có lần mắng: "Trí thức gì ngữ các anh; vừa hèn, vừa dốt!"

Từ đó, cứ ai gọi tôi là một... trí thức thì tôi lại nghĩ người ấy đang quở mắng mình.

---------

[1] Về trí thức Nga, NXB Tri Thức, Hanoi, 2009

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phí đường cao tốc quá cao!

28/02/2012 3:42

Chỉ sau 3 ngày tiến hành thu phí, lượng xe lưu thông trên đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương lập tức sụt giảm gần 50%.

Nguyên nhân là do mức phí đường cao tốc được đánh giá là quá cao, thậm chí cao hơn cả các nước tiên tiến nơi có GDP gấp hàng chục lần VN.

Đầu tư không hiệu quả, bắt dân gánh

Với mức phí chủ đầu tư đưa ra, xe lưu thông trên 40 km đường cao tốc sẽ chịu mức phí thấp nhất là 40.000 đồng/lượt (với ô tô dưới 12 chỗ) và cao nhất là 320.000 đồng/lượt (với xe tải từ 18 tấn trở lên và container 40 feet). Ông Nguyễn Minh Đồng, Việt kiều Đức, chuyên gia giao thông nhận xét, mức phí này không chỉ quá cao so với chất lượng thực tế của con đường, mà còn quá đắt đỏ và bất hợp lý khi so sánh với các nước tiên tiến. Tại Mỹ, lưu thông vào đường cao tốc Chicago dài hơn 45 km chỉ mất 80 cent (tương đương 16.000 đồng), còn nếu mua thẻ tự động trừ tiền thì được giảm chỉ còn 40 cent (8.000 đồng). Mức giá này là rất thấp (so với cả Mỹ lẫn VN) song chất lượng đường Chicago cực kỳ tốt mà không con đường nào tại VN có thể sánh được. Tại bang Florida (Mỹ), hàng loạt đường cao tốc nối liên bang, tiểu bang đều đưa ra mức phí rất thấp. Chẳng hạn, đường I75 dài hơn 85 mile (hơn 140 km) chỉ thu 2,5 USD/lượt (tương đương 50.000 đồng), nếu mua thẻ trả trước chỉ còn 2 USD/lượt (40.000 đồng). Hay đường I595 dài 264 mile (433 km) chỉ mất 18,2 USD/lượt (364.000 đồng), nếu mua thẻ trả trước chỉ còn 14,4 USD/lượt (288.000 đồng). Đường I4 dài 53,5 mile (gần 90 km) chỉ thu 3,25 USD/lượt (65.000 đồng), nếu mua thẻ trả trước chỉ có 3 USD (60.000 đồng). Hàng loạt tuyến cao tốc (high way, free way) khác tại Mỹ cũng chỉ áp dụng mức phí tương đương.

“Có thể thấy, phí trên các tuyến cao tốc của Mỹ trung bình chỉ 355 - 357 đồng/km, cao nhất cũng chỉ khoảng 840 đồng/km. Ngoài ra, chênh lệch giữa xe con và xe tải chỉ ở mức tương đối, chứ không phải gấp 8 lần lên như kiểu VN đang áp dụng. Đáng nói, GDP bình quân đầu người của VN chỉ bằng 1/49 của Mỹ, vậy mà lại bắt người dân đóng phí đường cao tốc đắt gấp 3 - 10 lần thì quá đắt đỏ, khó lòng chấp nhận. Nhất là, vào thời điểm bắt đầu thu phí, đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương chỉ mới sửa chữa được 70% vị trí hư hỏng, còn lại 30% “ổ gà” vẫn tồn tại tiềm ẩn tai nạn cho người lưu thông. Bắt người dân bỏ phí đi đường kém chất lượng, rồi lấy tiền phí đó sửa chữa các hư hỏng là một kiểu áp đặt ngược đời, không sòng phẳng” - ông Đồng nói.

Ông Phan Phùng Sanh - Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Khoa học kỹ thuật xây dựng TP.HCM - cho rằng một trong những nguyên nhân khiến mức phí đường cao tốc quá cao là do tổng vốn đầu tư đội lên đến gần 10.000 tỉ đồng (cho 40 km đường cao tốc và 22 km đường nối). Trên thực tế, suất đầu tư này tương đương hoặc cao hơn cả suất đầu tư cho bình quân 1 km đường ô tô cao tốc ở Đức (6,7 triệu euro/km, tương đương 160 tỉ đồng/km), Hunggari (8,2 triệu euro/km, tương đương 196 tỉ đồng/km), Bồ Đào Nha (7,5 triệu euro/km, tương đương 180 tỉ đồng/km), Áo (10,2 triệu euro/km, tương đương 255 tỉ đồng/km). Tuy nhiên, suất đầu tư của các nước nêu trên là tổng số tiền cho 1 km đường cao tốc tiêu chuẩn gồm 16 làn xe, cộng đầy đủ các chi phí xây lắp các trạm nghỉ, trạm cấp xăng, trạm thu phí... Trong khi đó, đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương chỉ có 4 làn xe (và 2 làn dừng khẩn cấp), chưa bao gồm các trạm nghỉ, trạm cấp xăng... Cho nên, tính sơ bộ, suất đầu tư đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương cao gấp 4 - 5 lần các nước. Theo ông Sanh, việc đầu tư không hiệu quả, để đội vốn rồi lại bắt người dân gánh mức phí đắt đỏ là không công bằng. Tận thu trái luật

Tuy nhiên, điều làm dư luận bức xúc là việc Tổng công ty đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (Cửu Long CPIM, Bộ GTVT) - chủ đầu tư - đề xuất xây thêm trạm thu phí trên QL1A (thuộc TP.Tân An, tỉnh Long An) nhằm thu phí cả những xe không lưu thông trên đường cao tốc. Luật sư Trần Vũ Hải (Văn phòng luật sư Trần Vũ Hải) cho rằng, đề xuất trên là một hình thức tận thu trái luật. Bởi, căn cứ theo pháp lệnh Phí và lệ phí (của Ủy ban Thường vụ Quốc hội), chủ đầu tư không được phép thu phí đối với các xe không sử dụng dịch vụ. Hay nói cách khác, thu phí hoàn vốn cho đường cao tốc mà lại đặt trạm trên QL1A là thu sai đối tượng. Pháp lệnh Phí và lệ phí là văn bản pháp lý cao nhất hiện nay, do đó các văn bản liên quan đến việc thu phí nếu trái với pháp lệnh thì không có hiệu lực.

Chưa kể, từ trước đến nay, QL1A (từ đường Nguyễn Văn Linh - Trung Lương) không thu phí, nay không đầu tư thêm dự án mới nào trên trục đường này mà tự nhiên dựng trạm thu phí là vi phạm luật Giao thông đường bộ. Việc đặt thêm trạm thu phí phải đảm bảo các quy định pháp luật hiện hành chứ không phải thích thì chọn đại một tuyến đường sẵn có rồi cứ thế mà xây thêm trạm thu phí. Ngoài ra, trên QL1A đoạn An Sương - Trung Lương đã có trạm thu phí An Sương - An Lạc (Q.Bình Tân), nay lại xây trạm thu phí cách đó chỉ 40 km là vi phạm Thông tư 90/2004 của Bộ Tài chính, trong đó quy định khoảng cách tối thiểu giữa 2 trạm thu phí phải từ 70 km trở lên” - luật sư Hải phân tích. Ông Nguyễn Ngọc Lự - nguyên Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM - cho rằng, việc đầu tư thêm 80 tỉ đồng để xây trạm thu phí trên QL1A nhằm dồn ép xe lưu thông vào đường cao tốc là hết sức vô lý. Bởi, người dân đóng thuế thì phải được đảm bảo quyền đi lại cơ bản. Ông Lự bức xúc: "QL1A là tuyến lưu thông bắc - nam độc đạo mà cứ “đè” người dân ra thu phí là không công bằng, không cho họ có quyền lựa chọn.

Đường quốc lộ đầu tư từ ngân sách - tức tiền thuế của dân. Bắt người dân phải trả tiền để lưu thông trên con đường do chính họ bỏ tiền xây dựng là bất hợp lý. Nhất là, người dân sẽ còn phải è cổ đóng cả chi phí xây dựng, chi phí vận hành trạm thu phí lẫn lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp. Trong tương lai, khi bán quyền thu phí đường cao tốc, thì toàn bộ tiền thu phí trên đường cao tốc và trên QL1A đều vào túi tư nhân.

Thật vô lý khi doanh nghiệp được thu phí cả trên tuyến đường mà họ không tốn chi phí đầu tư. Điều này sẽ tạo ra tiền lệ xấu khi doanh nghiệp ồ ạt nhảy vào đầu tư các công trình hạ tầng không hiệu quả rồi đề xuất đặt trạm thu phí trên những con đường đông đúc xe cộ xung quanh để hoàn vốn. Tình trạng bất công này đã từng xảy ra tại trạm thu phí xa lộ Hà Nội (TP.HCM) hoàn vốn cho đường Điện Biên Phủ nhưng lại đặt trên xa lộ Hà Nội nên gần chục năm qua đã thu nhầm một lượng xe khổng lồ không hề sử dụng đường Điện Biên Phủ, gây bất công và kiện tụng kéo dài".

“Thu phí quốc lộ 1A để tạo sự công bằng

27/02/2012 12:04

(TNO) Trao đổi với Thanh Niên Online qua điện thoại vào trưa 27.2, ông Nguyễn Văn Phòng, Phó tổng giám đốc Tổng công ty đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (Tổng công ty Cửu Long), cho biết qua 3 ngày áp dụng thu phí, lượng xe vào đường cao tốc giảm khoảng 20-25% so với trước đây.

Theo ông Phòng, việc lập trạm thu phí trên quốc lộ 1A đã được Thủ tướng chấp thuận về chủ trương và Bộ GTVT cũng đã có văn bản giao cho Tổng công ty Cửu Long thực hiện.

Theo đó, trạm thu phí này sẽ đặt tại km 1953+200 quốc lộ 1A thuộc phường Khánh Hậu, TP.Tân An, tỉnh Long An (giáp ranh với xã Tân Hương, Tiền Giang).

Trước phản ánh của các doanh nghiệp vận tải và tài xế, mức thu phí đường cao tốc quá cao, đặc biệt là đối với xe tải và container, ông Phòng cho rằng mức thu phí đường cao tốc được điều chỉnh bởi thông tư 14.

Ông Phòng giải thích: Sự khác nhau dựa trên cơ sở tổng mức đầu tư của đường cao tốc rất lớn, đến hơn 9.800 tỉ đồng. Mức phí này do Bộ Tài chính quy định dựa trên đề xuất trước đây của Công ty CP phát triển đường cao tốc BIDV thu phí trong thời hạn 25 năm.

“Trước khi đề xuất mức giá thu phí, các cơ quan chức năng cũng có so sánh với các nước trong khu vực và thấy rằng giá này chỉ bằng mức trung bình ở các nước trong khu vực”, ông Phòng nói.

PS: Nếu đúng như ông Phòng nói thì quả là đáng buồn. Một trạm thu phí nhỏ bé ở tít phía nam xa xôi mà Thủ Tướng cũng phải quyết!."Trí thức" đâu hết mà không biết đúng biết sai; sợ sai lại đùn đẩy cho Thủ Tướng. Nếu công việc thường ngày của Thủ Tướng mà như thế này thì lấy thời gian đâu mà tập trung vào chiến lược phát triển đất nước, tập hợp nhân tài, xây dựng bộ máy, xây dựng văn hóa công chức. Giải pháp nào cho Thủ Tướng đây ?!!!!!?

Share this post


Link to post
Share on other sites

GS Mỹ luận bàn vai trò trí thức

Posted ImageTrong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, sẽ rất rủi ro nếu một xã hội nào đó chỉ tạo ra giới trí thức của những người có kiến thức nhưng lại biệt lập với nhau. Những con người biệt lập có thể có tri thức tuyệt vời, nhưng họ không thực sự nhận ra tri thức của mình có ảnh hưởng như thế nào đối với thực tiễn. Các trí thức sẽ có ích nhất khi họ có thể dạy cho thế giới những gì họ biết, và cũng qua đó rút ra những bài học từ thế giới.

Trí thức là gì?

Những ai theo dõi tin tức chắc hẳn đều biết ít nhiều về các trí thức. Nhưng chính xác thì họ làm gì, hay quan trọng hơn, họ nên làm gì? Ngay lúc này, không chỉ ở Việt Nam, mà ở nhiều nơi khác trên thế giới, người ta vẫn đang tranh luận gay gắt về định nghĩa trí thức và vị trí cụ thể của họ trong xã hội.

Nhiều người nghĩ rằng cuộc tranh luận chỉ xoay quanh vấn đề là liệu trí thức có nên chủ động tham gia vào các công việc chung, cố gắng thay đổi thế giới theo cách chính trị nhất hay không, hay họ chỉ nên dành thời gian cho những cuốn sách và phòng thí nghiệm, nói chuyện với học giả và sinh viên, và cố gắng mở rộng chân trời tri thức?

Theo quan điểm của tôi, không nhất thiết phải chọn một cách duy nhất này hay cách khác. Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng, một số cảnh sát nên dành thời gian giải quyết vụ phạm tội vừa xảy ra, trong khi số khác nên tập trung phòng ngừa tội phạm sẽ xảy ra trong tương lai. Do đó, các trí thức khác nhau cũng sẽ đóng những vai trò khác nhau.

Tương tự, trong thế giới hiện nay, hầu hết chúng ta đều đồng ý giáo viên nên dạy cho trẻ những kiến thức cơ bản, đồng thời cố gắng vun đắp nhân cách cá nhân của các em. Như thế, một trí thức có thể dành một phần thời gian cho các vấn đề chung và một phần thời gian khác cho các vấn đề học thuật.

Tuy nhiên, rắc rối là ở chỗ: Trong trường hợp cảnh sát hay thầy giáo, chúng ta khá dễ đi đến thống nhất về công việc của họ và những gì họ nên làm. Nhưng với các trí thức, vấn đề không rõ ràng như vậy. Chúng ta có thể định nghĩa họ như thế nào? Sau khi biết trí thức là gì, chúng ta mới có thể biết vai trò họ nên đóng góp cho xã hội ra sao.

Theo tôi, cách tốt nhất để định nghĩa hai chữ "trí thức" là nhìn lại cách người ta sử dụng từ này trong lịch sử. Tôi là người Mỹ, tôi không thể nói nhiều về việc từ này được sử dụng ra sao ở từng khu vực khác nhau. Nhưng tôi nghĩ, sẽ rất thú vị cho cuộc tranh luận ở Việt Nam nếu biết thêm một chút về lịch sử từ "trí thức" ở phương Tây.

Posted Image

Điều đầu tiên cần lưu ý là dù hình tượng được người ta liên tưởng đến các trí thức đã tồn tại từ rất lâu, nhưng ý niệm về một nhóm những con người cụ thể được gọi là "trí thức" còn tương đối mới mẻ.

Tôi chắc chắn sẽ rất vui nếu các trí thức có thể đóng góp vào việc phổ biến kiến thức và vì sự tiến bộ của xã hội. Tuy nhiên, lý tưởng này không dễ đạt được. Nó đòi hỏi những người có kiến thức phải thực sự hết mình vì việc truyền bá tri thức và hiểu biết mới.

Xã hội phải sẵn sàng xem xét ý những quan điểm mới, và tất cả các bên phải duy trì các chuẩn mực phê phán cao. Nhiều xã hội, trong đó có Mỹ, gặp khó khăn lớn trong việc nhận ra các mục tiêu này.

Từ xa xưa, luôn có những người cố gắng giải thích các sự vật cho người khác, cũng giống như việc có những người luôn tự nhận là hiểu biết nhiều hơn người khác. Tuy nhiên, ngay cả khi các sử gia đôi khi vẫn viết về các trí thức thời xưa, họ hiểu rằng con người (rất nhiều người) thời đó đều thuộc trường phái tư tưởng này hay khác. Họ chủ yếu dành thời gian và sức lực cố gắng phô diễn sự ưu tú của phe mình hơn so với những người còn lại.

Dù chúng ta vẫn làm điều đó hôm nay, nhưng các trí thức đã cố gắng trở nên độc lập hơn, ngay cả khi họ rất trung thành với một nhóm nào đó. Bước ngoặt tạo ra kiểu trí thức mới ở phương Tây là thời kỳ Khai sáng thế kỷ 18. Thời đó, người có học vấn thấy mình mâu thuẫn sâu sắc với các tín ngưỡng giáo hội của thời đại, và họ thường bị nhà thờ hay hoàng gia ám sát hay bắt giữ, bởi dám phản đối các truyền thống đang và đã có sẵn.

Trí thức có ích nhất khi nào?

Tuy nhiên, điều vẫn hay bị bỏ quên là, ngay cả khi chủ nghĩa cá nhân đã biến các nhà tư tưởng thời kỳ Khai sáng trở thành các trí thức phương Tây hiện đại đầu tiên, họ vẫn thường nghĩ cần phải hợp tác với nhau vì cùng một mục đích chung. Thực tế, một trong những thành tựu lớn nhất của thời kỳ Khai sáng châu Âu là cuộc phối hợp để tạo ra cuốn Bách khoa toàn thư về những tri thức hữu ích và tư duy phê phán. Công việc được tiến hành từ năm 1751-1772.

Tuy nhiên, chúng ta không thể định nghĩa "trí thức" ngày nay chỉ bằng cách liên tưởng tới các nhà tư tưởng thế kỷ 18. Chúng ta cũng nên xem xét những gì đã xảy ra với những con người có kiến thức ở Nga thế kỷ 19. Trong giai đoạn này, một thuật ngữ quan trọng nữa là "giới trí thức" đã ra đời để chỉ nhóm người bao gồm các trí thức.

Tuy nhiên, họ là những trí thức có nhận thức rằng họ sẽ không còn ý nghĩa gì trong thế giới này trừ khi họ hết mình chống lại thực tiễn xung quanh. Với các điều kiện khắc nghiệt của nước Nga vào thời điểm đó, dễ hiểu tại sao giới trí thức lại nổi lên, và tại sao họ sẽ tiếp tục bùng nổ ở những nơi các nhà trí thức bị cấm không được truyền bá những kiến thức bổ ích và tư duy phê bán. Tuy nhiên, không phải mọi trí thức theo định nghĩa này đều thuộc giới trí thức.

Điều này đưa chúng ta đến đâu? Tôi chắc chắn sẽ rất vui nếu các trí thức có thể đóng góp vào việc phổ biến kiến thức và vì sự tiến bộ của xã hội. Tuy nhiên, lý tưởng này không dễ đạt được. Nó đòi hỏi những người có kiến thức phải thực sự hết mình vì việc truyền bá tri thức và hiểu biết mới.

Xã hội phải sẵn sàng xem xét ý những quan điểm mới, và tất cả các bên phải duy trì các chuẩn mực phê phán cao. Nhiều xã hội, trong đó có Mỹ, gặp khó khăn lớn trong việc nhận ra các mục tiêu này.

Có một điều luôn khắc sâu trong tôi: Trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, sẽ rất rủi ro nếu một xã hội nào đó chỉ tạo ra giới trí thức của những người có kiến thức nhưng lại biệt lập với nhau. Những con người biệt lập có thể có tri thức tuyệt vời, nhưng họ không thực sự nhận ra tri thức của mình có ảnh hưởng như thế nào đối với thực tiễn. Các trí thức sẽ có ích nhất khi họ có thể dạy cho thế giới những gì họ biết, và cũng qua đó rút ra những bài học từ thế giới.

GS David Pickus (ĐH Arizona)

nguồn: vietnamnet

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cuối cùng cũng chẳng hiểu trí thức là cái gì qua các bài viết đại loại như thế này!?Posted Image

  On 2/29/2012 at 14:48, 'DaiThuc' said:

GS Mỹ luận bàn vai trò trí thức

Posted ImageTrong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, sẽ rất rủi ro nếu một xã hội nào đó chỉ tạo ra giới trí thức của những người có kiến thức nhưng lại biệt lập với nhau. Những con người biệt lập có thể có tri thức tuyệt vời, nhưng họ không thực sự nhận ra tri thức của mình có ảnh hưởng như thế nào đối với thực tiễn. Các trí thức sẽ có ích nhất khi họ có thể dạy cho thế giới những gì họ biết, và cũng qua đó rút ra những bài học từ thế giới.

  Quote

Trí thức là gì? Những ai theo dõi tin tức chắc hẳn đều biết ít nhiều về các trí thức. Nhưng chính xác thì họ làm gì, hay quan trọng hơn, họ nên làm gì? Ngay lúc này, không chỉ ở Việt Nam, mà ở nhiều nơi khác trên thế giới, người ta vẫn đang tranh luận gay gắt về định nghĩa trí thức và vị trí cụ thể của họ trong xã hội.

Nhiều người nghĩ rằng cuộc tranh luận chỉ xoay quanh vấn đề là liệu trí thức có nên chủ động tham gia vào các công việc chung, cố gắng thay đổi thế giới theo cách chính trị nhất hay không, hay họ chỉ nên dành thời gian cho những cuốn sách và phòng thí nghiệm, nói chuyện với học giả và sinh viên, và cố gắng mở rộng chân trời tri thức?

Theo quan điểm của tôi, không nhất thiết phải chọn một cách duy nhất này hay cách khác. Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng, một số cảnh sát nên dành thời gian giải quyết vụ phạm tội vừa xảy ra, trong khi số khác nên tập trung phòng ngừa tội phạm sẽ xảy ra trong tương lai. Do đó, các trí thức khác nhau cũng sẽ đóng những vai trò khác nhau.

Tương tự, trong thế giới hiện nay, hầu hết chúng ta đều đồng ý giáo viên nên dạy cho trẻ những kiến thức cơ bản, đồng thời cố gắng vun đắp nhân cách cá nhân của các em. Như thế, một trí thức có thể dành một phần thời gian cho các vấn đề chung và một phần thời gian khác cho các vấn đề học thuật.

Tuy nhiên, rắc rối là ở chỗ: Trong trường hợp cảnh sát hay thầy giáo, chúng ta khá dễ đi đến thống nhất về công việc của họ và những gì họ nên làm. Nhưng với các trí thức, vấn đề không rõ ràng như vậy. Chúng ta có thể định nghĩa họ như thế nào? Sau khi biết trí thức là gì, chúng ta mới có thể biết vai trò họ nên đóng góp cho xã hội ra sao.

Theo tôi, cách tốt nhất để định nghĩa hai chữ "trí thức" là nhìn lại cách người ta sử dụng từ này trong lịch sử. Tôi là người Mỹ, tôi không thể nói nhiều về việc từ này được sử dụng ra sao ở từng khu vực khác nhau. Nhưng tôi nghĩ, sẽ rất thú vị cho cuộc tranh luận ở Việt Nam nếu biết thêm một chút về lịch sử từ "trí thức" ở phương Tây.

Posted Image

Điều đầu tiên cần lưu ý là dù hình tượng được người ta liên tưởng đến các trí thức đã tồn tại từ rất lâu, nhưng ý niệm về một nhóm những con người cụ thể được gọi là "trí thức" còn tương đối mới mẻ.

Tôi chắc chắn sẽ rất vui nếu các trí thức có thể đóng góp vào việc phổ biến kiến thức và vì sự tiến bộ của xã hội. Tuy nhiên, lý tưởng này không dễ đạt được. Nó đòi hỏi những người có kiến thức phải thực sự hết mình vì việc truyền bá tri thức và hiểu biết mới.

Xã hội phải sẵn sàng xem xét ý những quan điểm mới, và tất cả các bên phải duy trì các chuẩn mực phê phán cao. Nhiều xã hội, trong đó có Mỹ, gặp khó khăn lớn trong việc nhận ra các mục tiêu này.

Từ xa xưa, luôn có những người cố gắng giải thích các sự vật cho người khác, cũng giống như việc có những người luôn tự nhận là hiểu biết nhiều hơn người khác. Tuy nhiên, ngay cả khi các sử gia đôi khi vẫn viết về các trí thức thời xưa, họ hiểu rằng con người (rất nhiều người) thời đó đều thuộc trường phái tư tưởng này hay khác. Họ chủ yếu dành thời gian và sức lực cố gắng phô diễn sự ưu tú của phe mình hơn so với những người còn lại.

Dù chúng ta vẫn làm điều đó hôm nay, nhưng các trí thức đã cố gắng trở nên độc lập hơn, ngay cả khi họ rất trung thành với một nhóm nào đó. Bước ngoặt tạo ra kiểu trí thức mới ở phương Tây là thời kỳ Khai sáng thế kỷ 18. Thời đó, người có học vấn thấy mình mâu thuẫn sâu sắc với các tín ngưỡng giáo hội của thời đại, và họ thường bị nhà thờ hay hoàng gia ám sát hay bắt giữ, bởi dám phản đối các truyền thống đang và đã có sẵn.

GS David Pickus (ĐH Arizona)

nguồn: vietnamnet

Share this post


Link to post
Share on other sites

PS: Nếu đúng như ông Phòng nói thì quả là đáng buồn. Một trạm thu phí nhỏ bé ở tít phía nam xa xôi mà Thủ Tướng cũng phải quyết!."Trí thức" đâu hết mà không biết đúng biết sai; sợ sai lại đùn đẩy cho Thủ Tướng. Nếu công việc thường ngày của Thủ Tướng mà như thế này thì lấy thời gian đâu mà tập trung vào chiến lược phát triển đất nước, tập hợp nhân tài, xây dựng bộ máy, xây dựng văn hóa công chức. Giải pháp nào cho Thủ Tướng đây ?!!!!!?

trong các buổi cafe, nói chuyện trên trời dưới đất rồi cũng quay lại Mr. trí thức thời nay, mọi người thường gọi tên từ trên cho tới dưới: Trí thức lưu manh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Trí Thức" sao?!!!

=====================

Tiến sĩ giảng bài bằng văng tục và bằng...quan hệ vợ chồng

(Nguoiduatin.vn) - Những ngày gần đây, cộng đồng mạng đang xôn xao và tỏ ra vô cùng bất bình khi xem đoạn video ghi lại cảnh Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh sử dụng hàng loạt những ngôn từ thô tục, chợ búa… để giảng bài cho các học viên Quản trị Kinh doanh FSB.

Tiến sĩ giảng kinh tế lẫn chuyện "nam nữ"

Đoạn video trên được tung lên mạng ghi lại rất rõ buổi giảng về quản trị doanh nghiệp của TS. Lê Thẩm Dương.

“Doanh nghiệp không vay nợ thì không gọi là ông giám đốc, nhà doanh nghiệp được mà gọi là “cái chòi” doanh nghiệp, thằng lều doanh nghiệp. Nhưng mày vay nhiều quá thì gọi là thằng Lã Bố, gọi là đòn bẩy tài chính bị giảm…” – trích trong video bài giảng của TS. Lê Thẩm Dương.

Khi đang nói đến vấn đề các doanh nghiệp bất động sản vay nợ đầm đìa thì ông chuyển sang một câu chuyện không liên quan là rằng chuyện gái đẹp khó lấy chồng, gái xấu như Thị Nở và gái tầm chung chung là “đắt hàng lắm”.

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=8SY9jIp7L2I

Đồng hành cùng những vấn đề liên quan đến kinh tế luôn là những lời chửi tục “m..”, “thằng” hay những nội dung liên quan đến phụ nữ, quan hệ nam nữ… và đôi khi là những câu nói không ăn nhập kiểu như: “Tâm hồn nó là đàn ông thì ra thằng đàn ông chứ còn đo với lọ nước mắm, đếm củ dưa hành không khi được. Rồi nói về người đàn ông có ham “chuyện ấy” không? Còn nói dối là quy vào cái tội lừa thầy, phản bạn”.

Để tăng thêm phần sôi nối, vị Tiến sĩ này còn đặt ra những câu hỏi để đối thoại với sinh viên, để họ trao đổi về sự “hơn kém so sánh về độ “nhậy” của một người đàn ông và cá nhân vị Tiến sĩ”. Câu trả lời thì ai đương nhiên ai cũng biết rằng học trò sẽ nịnh thầy là hơn. Và cuối cùng hùa theo đó là sự tán thưởng của cả lớp bằng một tràng pháo tay giòn tay.

Đoạn video trên được một độc giả tên là Kim Tân cung cấp. Độc giả này cho biết, trong suốt phần bài giảng được quay và đưa lên mạng, TS. Lê Thẩm Dương liên tục kể chuyện bậy bạ, dùng những từ ngữ tục tĩu thay cho phần chuyên môn chính. Độc giả này cũng tỏ ra vô cùng bức xúc và đánh giá điều này đã làm mất đi tư cách của một người giảng viên.

Sinh viên: Vị Tiến sĩ quá lố bịch

Sau khi xem xong đoạn clip, không ít bạn sinh viên lập tức lên tiếng phản đối phương pháp giảng dạy và “chất vấn” đạo đức của vị Tiến sĩ trên.

Nguyễn Thị Huyền- sinh viên năm thứ 4, Khoa Chính trị, ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng vị Tiến sĩ này quá lố bịch và mất đi văn hóa người giảng viên và đây là cách giảng dạy “chém gió”. Trong 4 năm học trong trường sư phạm, có nhiều thầy có tuổi dạy thoải mái, những ví dụ, câu nói gần gũi với đời sống và gây cười nhiều cho sinh viên nhưng chưa bao giờ tục tĩu như bài giảng của vị này".

Vũ Hồng Hán - sinh viên năm cuối Đại học Giao thông vận tải Hà Nội cho rằng: " Tôi thấy rất bất ngờ với những lời lẽ của vị Tiến sĩ này. Nếu như đây là cuộc chuyện phiếm ngoài quán trà đá thì đã đành, còn đây là trên bục giảng của một trường đại học thì không thể chấp nhận được.

Nhưng tôi còn bất ngờ hơn với những người ngồi ở dưới, họ đường đường là những người thuộc tầng lớp trí thức mà họ lại hưởng ứng và cười đùa với những lời lẽ như vậy của ông TS Dương, nếu như họ chỉ cần có người đứng lên có ý kiến về cách dùng từ ngữ thì chắc TS Dương sẽ phải suy nghĩ trước khi tiếp tục bài giảng của mình."

TS Lê Thẩm Dương: "Văng tục để học viên dễ hiểu!"

Posted Image

Xoay quanh video trên, trả lời trên PV, vị tiến sĩ này cho biết, video trên ghi lại buổi trao đổi về quản trị thực hành cho những người đang làm trong ngành ngân hàng và một số doanh nghiệp. Đây không phải là bài giảng mà là buổi trò chuyện, trao đổi như ngồi uống cafe với nhau .

“Tôi nghĩ đây là buổi trao đổi thành công rực rỡ vì trong lớp không ai phản ứng gì cả. Sau buổi đó, ông Viện trưởng Viện Quản trị Kinh doanh FSB còn mời tôi trở lại giảng hai ba buổi khác nữa nhưng tôi từ chối do bận nhiều việc quá”.

Ông Dương cũng nói thêm, đây là buổi giảng về quản trị thực hành nên khi đó ông đã lấy những ví dụ minh chứng có hơi ấn tượng quá trớn.

Nguyên thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Ông thầy đó không đủ tư cách dạy ai cả

Trao đổi với PV, GS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên thứ trưởng Bộ GD&ĐT, phó chủ tịch Hội khuyến học VN, phó chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH-CĐ ngoài công lập cho biết, ông “quá đau lòng” khi xem đoạn video về TS. Dương.

Posted Image

GS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên thứ trưởng Bộ GD&ĐT

Theo ông, ở bất cứ một cấp học nào, một môi trường nào, những người thầy cũng phải nghiêm túc, phải gương mẫu và không được phép nói bậy hay dùng những lời lẽ thô tục thiếu văn hóa.

“Tôi nhiều năm làm trong việc đào tạọ đội ngũ thầy giáo. Tôi không muốn nền giáo dục Việt Nam lại có những người thầy như vậy. Thầy giáo lại có thể dùng những ngôn ngữ thiếu văn hóa để dạy học sinh thì thật đau lòng. Tôi nghĩ người đó không đủ tư cách để làm người thầy giáo” – GS.TS Trần Xuân Nhĩ giãi bày.

Bàn về hành vi của những học viên trong lớp, GS Nhĩ cũng đưa ra ý kiến không đồng tình: “Trong lớp thầy nói mà học sinh cười là cũng không đúng, không coi trọng thầy cô. Nhưng một khi thầy đã giảng bài linh tinh khiến học sinh cười thì đó là tiếng cười của sự chế nhạo. Đó là thầy giáo dạy không đúng, không tốt, không nghiêm túc. Chính người thầy giáo mới dẫn đến học sinh như vậy”.

“Với tư cách là một người quản lý giáo dục, tôi sẽ nghiêm khắc xử lý hiện tượng này. Không thể để hiện tượng đó làm hỏng mất nền giáo dục Việt Nam được”.

P. Thanh (lược theo GDVN)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Định nghĩa vui về trí thức:

Đương nhiên là trí thức không thể chửi người khác kiểu văng tục, chửi thề như những hạng người "vô văn hóa" được, vậy thì trí thức là những người "chửi 1 cách có văn hóa".

(Just for fun, LOL :lol: )

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 3/13/2012 at 05:00, 'Lan Anh' said:

Định nghĩa vui về trí thức:

Đương nhiên là trí thức không thể chửi người khác kiểu văng tục, chửi thề như những hạng người "vô văn hóa" được, vậy thì trí thức là những người "chửi 1 cách có văn hóa".

(Just for fun, LOL :lol: )

Ơ cái cô bé này, dạo này luyện môn phái gì mà ăn với nói, toàn chí phải không à Posted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 3/13/2012 at 06:07, 'Hạt gạo làng' said:

Ơ cái cô bé này, dạo này luyện môn phái gì mà ăn với nói, toàn chí phải không à Posted ImagePosted ImagePosted Image

Dạ, chả giấu gì huynh, dạo này muội đang luyện bí kíp "chém gió tuyệt kỹ" của sư phụ Lê Quốc Vinh, MC của talk show "Nói ra đừng sợ" trên Fansipan TV.:lol:

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại gia bỏ 66 triệu đồng học làm... chó chăn cừu

- Khóa học làm chó chăn cừu tại trang trại Wiltshire (Anh) đang thu hút rất đông người tham gia.

Những người tham gia khóa học “Raising the Baa” tại trang trại sẽ phải hành động như những con chó chăn cừu, chạy vòng quanh để dồn cừu vào những bãi rào kín. Sau khi xem đoạn phim ghi lại cảnh này, những học viên sẽ xác định được vị trí và vai trò của mỗi người.

Posted Image

Những người tham gia khóa học “Raising the Baa” tại trang trại sẽ phải hành động như những con chó chăn cừu, chạy vòng quanh để dồn cừu vào những bãi rào kín

Hoạt động này rất tốt cho việc giải tỏa căng thẳng. Thêm vào đó, khóa học còn giúp phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và cho thấy ai có tư chất lãnh đạo.

Chính vì vậy mà khóa học này thu hút rất đông người tham gia, từ những chủ ngân hàng, giám đốc điều hành đến nhân viên bình thường.

Trang web của công ty tổ chức khóa học có dòng chữ: “Liệu nhóm của bạn có phải nhóm giỏi nhất?” và "Liệu bạn là cừu, người chăn cừu hay chó trong cuộc sống?". Ngoài ra, công ty cam kết sẽ tìm ra những nhân viên có tư chất lãnh đạo.

Posted Image

Trang web của công ty tổ chức khóa học có dòng chữ: “Liệu nhóm của bạn có phải nhóm giỏi nhất?” và "Liệu bạn là cừu, người chăn cừu hay chó trong cuộc sống?"

Chris Farnsworth và Caroline Palmer là người tổ chức các khóa học này. Chris đã từng là một người chăn cừu và giám đốc kinh doanh, còn Caroline làm việc ở phòng marketing. Họ đều cảm thấy rõ sự căng thẳng của nhịp sống bận rộn, tấp nập. Do đó, Chris và Caroline đã quyết định mở khóa học. Công ty tổ chức nhiều khóa học như khóa Lamb, Ewe và Ram với lệ phí từ 400 đến 2.000 bảng Anh (tương đương 13 triệu đến 66 triệu đồng).

Posted Image

Công ty tổ chức nhiều khóa học như khóa Lamb, Ewe và Ram với lệ phí từ 400 đến 2.000 bảng Anh

Chris cho biết: "Hoạt động này giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp, tăng sự tự tin, nâng cao các phẩm chất lãnh đạo và khơi nguồn cảm hứng. Thêm vào đó, khi tham gia khóa học, bạn sẽ có thêm nhiều niềm vui”.

Caroline nói thêm: "Chúng tôi cố gắng giúp người học rút ra các bài học trên thương trường thông qua cách họ ứng phó với đàn cừu”.

Nguyễn Ngọc Khanh (Theo Mail)

------------------------------------

. Đây chính là tri thức đời thường của nông dânPosted Image. Nhưng cũng lắm người "Trí thức" bỏ tiền ra để tham gia tìm tòi học hỏi nhằm rút ra bài học và áp dụng vào lĩnh vực khác.

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 3/16/2012 at 09:59, 'tranlong07' said:

Đại gia bỏ 66 triệu đồng học làm... chó chăn cừu

- Khóa học làm chó chăn cừu tại trang trại Wiltshire (Anh) đang thu hút rất đông người tham gia.

Những người tham gia khóa học “Raising the Baa” tại trang trại sẽ phải hành động như những con chó chăn cừu, chạy vòng quanh để dồn cừu vào những bãi rào kín. Sau khi xem đoạn phim ghi lại cảnh này, những học viên sẽ xác định được vị trí và vai trò của mỗi người.

Posted Image

Những người tham gia khóa học “Raising the Baa” tại trang trại sẽ phải hành động như những con chó chăn cừu, chạy vòng quanh để dồn cừu vào những bãi rào kín

Hoạt động này rất tốt cho việc giải tỏa căng thẳng. Thêm vào đó, khóa học còn giúp phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và cho thấy ai có tư chất lãnh đạo.

Chính vì vậy mà khóa học này thu hút rất đông người tham gia, từ những chủ ngân hàng, giám đốc điều hành đến nhân viên bình thường.

Trang web của công ty tổ chức khóa học có dòng chữ: “Liệu nhóm của bạn có phải nhóm giỏi nhất?” và "Liệu bạn là cừu, người chăn cừu hay chó trong cuộc sống?". Ngoài ra, công ty cam kết sẽ tìm ra những nhân viên có tư chất lãnh đạo.

Posted Image

Trang web của công ty tổ chức khóa học có dòng chữ: “Liệu nhóm của bạn có phải nhóm giỏi nhất?” và "Liệu bạn là cừu, người chăn cừu hay chó trong cuộc sống?"

Chris Farnsworth và Caroline Palmer là người tổ chức các khóa học này. Chris đã từng là một người chăn cừu và giám đốc kinh doanh, còn Caroline làm việc ở phòng marketing. Họ đều cảm thấy rõ sự căng thẳng của nhịp sống bận rộn, tấp nập. Do đó, Chris và Caroline đã quyết định mở khóa học. Công ty tổ chức nhiều khóa học như khóa Lamb, Ewe và Ram với lệ phí từ 400 đến 2.000 bảng Anh (tương đương 13 triệu đến 66 triệu đồng).

Posted Image

Công ty tổ chức nhiều khóa học như khóa Lamb, Ewe và Ram với lệ phí từ 400 đến 2.000 bảng Anh

Chris cho biết: "Hoạt động này giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp, tăng sự tự tin, nâng cao các phẩm chất lãnh đạo và khơi nguồn cảm hứng. Thêm vào đó, khi tham gia khóa học, bạn sẽ có thêm nhiều niềm vui”.

Caroline nói thêm: "Chúng tôi cố gắng giúp người học rút ra các bài học trên thương trường thông qua cách họ ứng phó với đàn cừu”.

Nguyễn Ngọc Khanh (Theo Mail)

------------------------------------

. Đây chính là tri thức đời thường của nông dânPosted Image. Nhưng cũng lắm người "Trí thức" bỏ tiền ra để tham gia tìm tòi học hỏi nhằm rút ra bài học và áp dụng vào lĩnh vực khác.

Thế mà có người bảo học Phong Thủy Lạc Việt 700. 000VND / Tháng khóa cơ bản bản là mắc. So với ngay cả học thôi miên 299 triệu đồng tháng với 66 triệu học làm chó chăn cừu thì học thôi miên vẫn còn rẻ chán.

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 3/13/2012 at 05:00, 'Lan Anh' said:

Định nghĩa vui về trí thức:

Đương nhiên là trí thức không thể chửi người khác kiểu văng tục, chửi thề như những hạng người "vô văn hóa" được, vậy thì trí thức là những người "chửi 1 cách có văn hóa".

(Just for fun, LOL :lol: )

Thiện Trí Thức nói gọn là Trí Thức.

Thức là ý thức, sự phân biệt, thuộc cấp Hạ.

Trí là kết quả rèn luyện chuyển đổi ý thức, thuộc cấp Trung.

Thiện là thiện tâm, sự phát tâm đem Trí thức ứng dụng làm lợi ích cho xã hội, thuộc cấp Thượng.

Sự chuyển Thức thành Trí, chuyển Trí thành Thiện, người thể nghiệm và nội chứng thì tự nhiên trở thành Thiện Trí Thức, cũng gọi là Trí Thức.

Nói đến chửi, người khen ta không đúng thì tức là họ đang chửi ta đó, ta khen ta không đúng thì tức là tự chửi Posted Image. (Những cái này là cảnh giới cục bộ của thế giới mà ở đó chúng nó tự diệt lẫn nhau).

Trở lại chủ đề Posted Image:

Thiện Trí Thức chẳng phải là Thiện Trí Thức cho nên là Thiện Trí Thức.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay