wildlavender

15 Điều Đáng Ngẫm Trong Cuộc Sống

6 bài viết trong chủ đề này

15 điều đáng ngẫm trong cuộc sống

Danh vọng, địa vị, sự thành công và sự giàu có thường có khuynh hướng gia tăng cái tôi của người ta. Vì vậy, người ta sẽ lạc lối, giống như người lạc đường không thể về nhà được. Ai chứa đầy kiến thức thì điếc trước lời phải trái. Khi hai người tranh luận, một người thường đưa cái biết của mình vào. Cho nên rút lại chỉ nghe thấy tiếng của mình mà không học thêm được gì cả.

Posted Image

1. Sống trong hiện tại Phật hỏi đệ tử:

- Cuộc sống người ta được bao nhiêu?

Các đệ tử thay nhau trả lời:

- 80 năm.

- Sai.

- 70 năm.

- Còn sai.

- 60 năm.

- Sai.

- Vậy người ta sống bao lâu?

Phật mỉm cười đáp

- Đời người chỉ thuộc trong vòng hơi thở.

Lời bìnhĐừng ỷ vào quá khứ và cái sắp tới, hãy sống với thực tại.

Posted Image

2. Sau khi chết người ta đi về đâu?Hoàng đế Goyozer đang học thiền với thiền sư Gudo Toshoku.

- Bạch thầy, sau khi chết, người ta đi đâu?

- Tôi không biết.

- Tại sao thầy không biết?

- Vì tôi chưa chết.

Lời bình

Khi sống, con người nên thưởng thức những vẻ đẹp và bí ẩn của cuộc sống theo cái nhiều người sống. Không cần quan tâm đến thế giới sau khi chết. Hãy sống trọn hôm nay, đừng lo ngày mai vì chuyện ngày mai thì mai mới xảy ra.

Posted Image

3. Định mệnh nằm trong bàn tay

Thời xưa, có vị tướng quyết tấn công địch dẫu quân địch mạnh hơn gấp nhiều lần. Trên đường tiến quân, ông dừng chân ở một đền thờ cầu nguyện, xin giúp đỡ. Sau đó, ông rút ra một đồng

xu và nói lớn với quân sĩ:

- Bây giờ, ta sẽ lấy đồng xu để xin keo. Nếu là sấp, quân ta sẽ thắng còn ngửa thì quân ta sẽ bại.

Chúng ta phó mặc mạng sống cho định mệnh. Đồng xu bay lên, xoay mấy vòng và rơi xuống

đất.

- Sấp rồi ! Chúng ta sẽ thắng ! Hãy xông lên chà nát quân thù ! - Ba quân reo hò phấn khởi.

Sau trận chiến, toàn bộ quân địch hùng hậu đông đảo bị đánh bại hoàn toàn. Vị phó tướng vui vẻ nói với tướng quân:

- Không ai có thể thay đổi được bàn tay định mệnh.

Tướng quân chỉ mỉm cười không đáp. Ông xoè tay đưa đồng tiền ra. Cả hai mặt đồng xu đều là mặt sấp.

Lời bình

Thiên đàng rất công bằng đối với tất cả mọi người, không thiên vị dành riêng cho ai. Sự giúp đỡ duy nhất mà bạn có được là chính bản thân bạn !!!

Posted Image

4. Con sóng nhận thức

Nhìn thấy một con sóng cao lớn bên cạnh, con sóng nhỏ tỏ ra bực mình:

- Bực ghê. Sóng kia lớn quá, sao ta bé tí. Chúng mạnh mẽ xiết bao sao ta yếu đuối thế này.

Con sóng to cười đáp: - Đó là vì không nhận ra gốc gác của mình mà bạn buồn bực thế.

- Tôi không là sóng thế là gì?

- Sóng chỉ là hình thức tạm thời trong bản chất của bạn. Kỳ thực bạn là nước. Một khi nhận ra

bản chất của chính mình là nước, bạn sẽ không còn ấm ức với cái vỏ sóng này và không còn

buồn bực gì nữa.

Con sóng nhỏ hiểu ra, cười vui vẻ:

- À, bây giờ thì tôi hiểu. Bạn và tôi tuy hai mà một.

Lời bình

Con người cho rằng "ngã" là ta nên xảy ra phân biệt ta và người mà buồn khổ. Thực ra loài người được cấu tạo cùng một bản chất trong thiên nhiên bao la.

Posted Image

5. Thiên đường địa ngục

Một vị tướng quân đến gặp thiền sư Ekaku hỏi:

- Bạch thầy, thiên đường hay địa ngục có thật hay không?

- Thế ngài là ai?

- Tôi là tướng quân.

Bất ngờ, thiền sư cười lớn:

- A ha! Thằng ngốc nào cho ông làm tướng vậy, trông ông giống anh hàng thịt.

Tướng quân nổi giận, rút gươm:

- Tao băm xác mi ra !!!

Thiền sư vẫn điềm tĩnh:

- Này là mở cửa địa ngục.

Chợt giác ngộ, vị tướng sụp xuống lạy:

- Xin... xin thầy tha lỗi cho cử chỉ thô bạo vừa rồi của tôi.

- Này là mở cửa thiên đường - thiền sư Ekaku mỉm cười.

Lời bình

Thiên đường, địa ngục không phải là chỗ con người tới sau khi chết mà nó ở đây và bây giờ! Lành, dữ đều do tư tưởng. Cửa thiên đường địa ngục mở ra bất cứ lúc nào.

Posted Image

6. Thiên đàng địa ngục đều do tâm tạo

Có một bà lão biệt danh "mụ già hay khóc". Trời mưa, mụ cũng khóc, trời không mưa mụ cũng khóc. Có người hỏi bà:

- Bà lão ơi, sao bà lại khóc?

- Tôi có hai con gái, cô chị bán giày vải, cô em bán dù. Khi trời nắng ráo, lão nghĩ tới con em bán dù không được. Khi trời mưa, lão lại lo cho con chị, mưa gió không có khách nào chịu mua giày.

- Lão nên nghĩ rằng khi trời đẹp đứa lớn sẽ bán được, khi trời mưa đứa nhỏ bán dù rất chạy.

- À, ông có lý.

Từ đó, "mụ già hay khóc" thôi khóc. Bà lão cười suốt ngày dù trời mưa hay nắng.

Lời bình

Một điều lợi hay bất lợi sẽ tuỳ thuộc vào cách nhìn, cách suy nghĩ của bạn.

Posted Image

7. Phật tại giaYangpu về tỉnh Sichuan định tâm tìm kiếm Bồ Tát. Trên đường đi, Yangpu gặp một nhà sư. Nhà sư hỏi:

- Cậu đi đâu đấy?

- Tôi đi cầu Bồ Tát.

- Bồ Tát ở xa, chi bằng đi tìm Phật có hơn không?

- Tìm Phật ở đâu bây giờ?

- Khi cậu về nhà, thấy người đón cậu trên mình khoác cái mền, chân xỏ dép trái, đó chính là Phật.

Theo lời, cậu về nhà thì trời đã khuya. Mẹ cậu nghe con gọi cửa mừng quá vội khoác mền lên

người, xỏ dép trái. Bà chạy ào ra mở cửa và khi Yangpu thấy mẹ mình như vậy thì đứng chết lặng.

Lời bình

Người ta tìm chân lý nhưng điều cần là thực thi ngay trong lòng, không thì khó mà gặp được.

Posted Image

8. Ngón tay chỉ mặt trăngSư Wu Jincang hỏi Lục Tổ Huệ Năng:

- Con đọc kinh Đại Bát Niết Bàn bao năm rồi mà vẫn chưa hiểu. Xin tổ sư soi sáng cho.

Lục Tổ Huệ Năng cầm quyển kinh đưa cho ni sư, nói:

- Ta không đọc được chữ, con hãy đọc, ta sẽ giúp con hiểu.

- Tổ không đọc chữ sao ngài hiểu thông nghĩa được? - Jincang rất ngạc nhiên.

Lục Tổ Huệ Năng thủng thỉnh đáp:

- Chân lý không dựa vào chữ nghĩa. Nó giống như trăng soi trên trời. Trong trường hợp này,

chữ nghĩa giống như ngón tay trỏ vậy. Ngón tay chỉ trăng mà nó không phải là trăng. Xem trăng có cần ngón chỉ không?

Lời bình

Ngôn ngữ văn tự đều là biểu tượng diễn chân lý. Đừng lầm chữ nghĩa với chân lý như đã lầm ngón tay với mặt trăng.

Posted Image

9. Ai đó

Kitagaki, thống đốc bang Kyoto, đến viếng đền Tofuku để thăm Keichu - vị sư trưởng đền này.

Đệ tử của Keichu vào báo:

- Kitagaki, thống đốc Kyoto muốn diện kiến thầy.

- Ta không biết thống đốc nào cả - Sư trưởng trả lời.

Đệ tử chạy ra nói với Kitagaki:

- Thầy tôi yêu cầu ngài lui gót vì không quen thống đốc nào cả.

Kitagaki hiểu ra:

- Nếu vậy, hãy báo với thầy anh có Kitagaki

muốn diện kiến.

- Để tôi thử lần nữa.

Lần này, sư trưởng ra đón tận nơi:

- Ồ, Kitagaki đấy à. Mời vào nhà.Lời bình

Danh vọng, địa vị, sự thành công và sự giàu có thường có khuynh hướng gia tăng cái tôi của người ta. Vì vậy, người ta sẽ lạc lối, giống như người lạc đường không thể về nhà được.

Posted Image

10. Càng vội càng chậmMột thanh niên nọ lên núi tìm kiếm sĩ lừng danh để học kiếm thuật. Anh ta hỏi vị sư phụ:

- Thưa thầy, nếu con luyện tập chuyên cần thì phải bao lâu mới thành kiếm sư?

- Có lẽ 10 năm.

- Cha con đã già rồi và con phải chăm sóc ông. Nếu con luyện tập chuyên cần hơn nữa thì mất bao lâu?

Lặng yên suy tư một lúc, vị sư phụ đáp:

- Trường hợp này có lẽ phải 30 năm.

Anh thanh niên không giấu được vẻ nôn nóng:

- Trước thầy bảo 10 năm, bây giờ 30 năm. Con sẽ vượt qua mọi trở lực để nắm vững kiếm thuật với thời gian ngắn nhất.

- Thế thì anh cần phải ở lại đây 70 năm - Vị sư phụ mỉm cười. Lời bình

Những người quá nóng nảy muốn đạt đến kết quả thì hiếm khi thành công.

Posted Image

11. Đèn đã tắt

Một anh mù đến từ giã bạn mình. Người bạn cho anh một cây đèn lồng. Anh mù cười hỏi:

- Tôi đâu cần đèn lồng. Với tôi, sáng hay tối có gì khác.

- Tôi biết. Nhưng nếu không mang nó theo, trong bóng tối người khác có thể đụng vào anh.

- Ồ, vậy thì được.

Đi được một đoạn, bất ngờ anh mù bị một người đâm sầm vào. Bực mình, anh ta quát:

- Bộ không thấy đèn hả?

- Đèn của ông đã tắt từ lâu rồi mà.

Lời bình

Người nào dùng lời kẻ khác để dạy người có thể giống anh mù này. Đèn đã tắt từ lâu, tuy nhiên anh ta không biết điều đó.

Posted Image

12. Bình thường tâm- Bạch thầy, sống theo Đạo một cách siêng năng là thế nào?

- Khi đói hãy ăn, khi mệt hãy ngủ.

- Đó là những điều mà mọi người thường làm mà?

-Không, không ! Hầu hết mọi người đều không làm như vậy. Khi ăn, mọi người đầy những suy tư, ao ước và khi ngủ lại đầy những lo toan.

Lời bình

Có bao nhiêu người mà mỗi sáng thức dậy mà đầu óc không bận bịu những chuyện quá khứ?

Con người phải vứt bỏ những điều nguy đã gây ra bão tố nội tâm và sống theo bản chất nguyên thuỷ của họ vì Đạo nằm ngay trong đời sống hằng ngày.

Posted Image

13. Thiền trong chén trà

Vị giáo sư đại học đến gặp thiền sư Nan In để tìm hiểu Thiền. Nan In mời ông uống trà. Nan In rót đầy chén trà rồi mà cứ thế rót thêm. Giáo sư nhắc:

- Kìa thầy, chung trà đầy tràn rồi, xin đừng rót nữa.

Nan In cười đáp:

- Như chung trà này, ông cũng đầy ắp những quan niệm của ông. Nếu trước tiên, ông không

cạn chén thì sao tôi có thể bày tỏ Thiền cho ông được.

Lời bình

Ai chứa đầy kiến thức thì điếc trước lời phải trái. Khi hai người tranh luận, một người thường đưa cái biết của mình vào. Cho nên rút lại chỉ nghe thấy tiếng của mình mà không học thêm được gì cả.

Posted Image

14. Con quỷ bên trong

Nhà sư nọ mỗi khi bắt đầu nhập định đều thấy một con nhện khổng lồ làm ông bối rối. Nhà sư

liền vấn ý sư Tổ:

- Mỗi khi con bắt đầu nhập định thì luôn có một con nhện khổng lồ xuất hiện, dẫu có đuổi thế nào nó cũng không đi.

-Lần tới, nếu thấy con nhện xuất hiện, con hãy vẽ một vòng tròn to làm dấu xem nó từ đâu đến.

Nhà sư làm đúng như vậy. Khi ông vẽ vòng tròn to vào bụng con nhện, con nhện chạy đi, ông lại có thể tiếp tục thiền định. Sau buổi thiền định, nhà sư rất bối rối khi thấy vòng tròn nằm ngay trên bụng mình.

Lời bình

Trong cuộc sống, con người gặp phải nhiều xáo trộn và âu lo, phiền nhiễu. Nhưng âu lo tệ nhất thường là từ chính bản thân mình mà ra.

Posted Image

15. Đích tới có một đường đi không cùng Một tăng đồ hỏi Thiền sư Baling Haojian:

- Nghĩa lý của sư tổ và ý nghĩa của giáo lý có gì giống và có gì khác nhau?

- Khi vịt lạnh, chúng lội xuống nước. Khi gà lạnh chúng đậu trên cây.

Lời bình

Lạnh vẫn lạnh nhưng phương thức tránh lạnh lại khác nhau. Cùng một mục tiêu nhưng mỗi loài lại có cách riêng của chúng. Để đạt mục tiêu không chỉ có một con đường, không phải ai cũng đi theo một con đường. Hãy khéo chọn...

TimHieuDaoPhat.Com Theo Phattuvietnam.net

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

66 câu Phật học

1. Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.

2. Nếu anh không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho anh. Vì chính tâm anh không buông xuống nổi.

3. Anh hãy luôn cảm ơn những ai đem đến nghịch cảnh cho mình.

4. Anh phải luôn mở lòng khoan dung lượng thứ cho chúng sanh, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương anh, anh phải buông bỏ, mới có được niềm vui đích thực.

5. Khi anh vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi anh đau khổ, anh hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn.

6. Sự chấp trước của ngày hôm nay sẽ là niềm hối hận cho ngày mai.

7. Anh có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên.

8. Đừng lãng phí sinh mạng của mình trong những chốn mà nhất định anh sẽ ân hận.

9. Khi nào anh thật sự buông xuống thì lúc ấy anh sẽ hết phiền não.

10. Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành.

11.Người cuồng vọng còn cứu được, người tự ti thì vô phương, chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục chính mình, sửa đổi mình, mới có thể thay đổi người khác.

12. Anh đừng có thái độ bất mãn người ta hoài, anh phải quay về kiểm điểm chính mình mới đúng. Bất mãn người khác là chuốc khổ cho chính anh.

3. Một người nếu tự đáy lòng không thể tha thứ cho kẻ khác, thì lòng họ sẽ không bao giờ được thanh thản.

14. Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.

15. Hủy diệt người chỉ cần một câu, xây dựng người lại mất ngàn lời, xin anh “ đa khẩu hạ lưu tình”.

16.Vốn dĩ không cần quay đầu lại xem người nguyền rủa anh là ai? Giả sử anh bị chó điên cắn anh một phát, chẳng lẽ anh cũng phải chạy đến cắn lại một phát?

17. Đừng bao giờ lãng phí một giây phút nào để nghĩ nhớ đến người anh không hề yêu thích.

18. Mong anh đem lòng từ bi và thái độ ôn hòa để bày tỏ những nỗi oan ức và bất mãn của mình, có như vậy người khác mới khả dĩ tiếp nhận.

19. Cùng là một chiếc bình như vậy, tại sao anh lại chứa độc dược? Cùng một mảnh tâm tại sao anh phải chứa đầy những não phiền như vậy?

20. Những thứ không đạt được, chúng ta sẽ luôn cho rằng nó đẹp đẽ, chính vì anh hiểu nó quá ít, anh không có thời gian ở chung với nó. Nhưng rồi một ngày nào đó khi anh hiểu sâu sắc, anh sẽ phát hiện nó vốn không đẹp như trong tưởng tượng của anh.

21. Sống một ngày là có diễm phúc của một ngày, nên phải trân quý. Khi tôi khóc, tôi không có dép để mang thì tôi lại phát hiện có người không có chân.

22.Tốn thêm một chút tâm lực để chú ý người khác chi bằng bớt một chút tâm lực phản tỉnh chính mình, anh hiểu chứ?

23. Hận thù người khác là một mất mát lớn nhất đối với mình.

24. Mỗi người ai cũng có mạng sống, nhưng không phải ai cũng hiểu được điều đó, thậm chí trân quý mạng sống của mình hơn. Người không hiểu được mạng sống thì mạng sống đối với họ mà nói chính là một sự trừng phạt.

25. Tình chấp là nguyên nhân của khổ não, buông tình chấp anh mới.

26. Đừng khẳng định về cách nghĩ của mình quá, như vậy sẽ đỡ phải hối hận hơn.

27. Khi anh thành thật với chính mình, thế giới sẽ không ai lừa dối anh.

28. Người che đậy khuyết điểm của mình bằng thủ đoạn tổn thương người khác là kẻ đê tiện.

29. Người âm thầm quan tâm chúc phúc người khác, đó là một sự bố thí vô hình.

30. Đừng gắng sức suy đoán cách nghĩ của người khác, nếu anh không phán đoán chính xác bằng trí huệ và kinh nghiệm thì mắc phải nhầm lẫn là lẽ thường tình.

31. Muốn hiểu một người, chỉ cần xem mục đích đến và xuất phát điểm của họ có giống nhau không, thì có thể biết được họ có thật lòng không.

32. Chân lý của nhân sinh chỉ là giấu trong cái bình thường đơn điệu.

33. Người không tắm rửa thì càng xức nước hoa càng thấy thối. Danh tiếng và tôn quý đến từ sự chân tài thực học. Có đức tự nhiên thơm.

34. Thời gian sẽ trôi qua, để thời gian xóa sạch phiền não của anh đi.

35. Anh cứ xem những chuyện đơn thuần thành nghiêm trọng, như thế anh sẽ rất đau khổ.

36. Người luôn e dè với thiện ý của người khác thì hết thuốc cứu chữa.

37. Nói một lời dối dang thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì khổ như vậy?

38. Sống một ngày vô ích, không làm được chuyện gì, thì chẳng khác gì kẻ phạm tội ăn trộm.

39. Quảng kết chúng duyên, chính là không làm tổn thương bất cứ người nào.

40. Im lặng là một câu trả lời hay nhất của sự phỉ báng.

41. Cung kính đối với người là sự trang nghiêm cho chính mình.

42. Có lòng thương yêu vô tư thì sẽ có tất cả.

43. Đến là ngẫu nhiên, đi là tất nhiên. Cho nên anh cần phải “ tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên”.

44. Từ bi là vũ khí tốt nhất của chính anh.

45. Chỉ cần đối diện với hiện thực, anh mới vượt qua hiện thực.

46. Lương tâm là tòa án công bằng nhất của mỗi người, anh dối người khác được nhưng không bao giờ dối nỗi lương tâm mình.

47. Người không biết yêu mình thì không thể yêu được người khác.

48. Có lúc chúng ta muốn thầm hỏi mình, chúng ta đang đeo đuổi cái gì? Chúng ta sống vì cái gì?

49. Đừng vì một chút tranh chấp mà xa lìa tình bạn chí thân của anh, cũng đừng vì một chút oán giận mà quên đi thâm ân của người khác.

50. Cảm ơn thượng đế với những gì tôi đã có, cảm ơn thượng đế những gì tôi không có.

51. Nếu có thể đứng ở góc độ của người khác để nghĩ cho họ thì đó mới là từ bi.

52. Nói năng đừng có tánh châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cáng của mình, đừng phô điều xấu của người, tự nhiên sẽ hóa địch thành bạn.

53. Thành thật đối diện với mâu thuẩn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình.

54. Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, cho nên xin đừng oán trách nó.

55. Đa số người cả đời chỉ làm được ba việc: Dối mình, dối người, và bị người dối.

56. Tâm là tên lừa đảo lớn nhất, người khác có thể dối anh nhất thời, nhưng nó lại gạt anh suốt đời.

57. Chỉ cần tự giác tâm an, thì đông tây nam bắc đều tốt. Nếu còn một người chưa độ thì đừng nên thoát một mình.

58. Khi trong tay anh nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì anh chỉ có mỗi thứ này, nếu anh chịu buông xuống, thì anh mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.

59. Nếu anh có thể sống qua những ngày bình an, thì đó chính là một phúc phần rồi. Biết bao nhiêu người hôm nay đã không thấy được vầng thái dương của ngày mai, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành tàn phế, biết bao nhiêu người hôm nay đã đánh mất tự do, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành nước mất nhà tan.

60. Anh có nhân sinh quan của anh, tôi có nhân sinh quan của tôi, tôi không dính dáng gì tới anh. Chỉ cần tôi có thể, tôi sẽ cảm hóa được anh. Nếu không thể thì tôi đành cam chịu.

61. Anh hy vọng nắm được sự vĩnh hằng thì anh cần phải khống chế hiện tại.

62. Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Anh càng nguyền rủa họ, tâm anh càng bị nhiễm ô, anh hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của anh.

63. Người khác có thể làm trái nhân quả, người khác có thể tổn hại chúng ta, đánh chúng ta, hủy báng chúng ta. Nhưng chúng ta đừng vì thế mà oán hận họ, vì sao? Vì chúng ta nhất định phải giữ một bản tánh hoàn chỉnh và một tâm hồn thanh tịnh.

64. Nếu một người chưa từng cảm nhận sự đau khổ khó khăn thì rất khó cảm thông cho người khác. Anh muốn học tinh thần cứu khổ cứu nạn, thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn.

65. Thế giới vốn không thuộc về anh, vì thế anh không cần vứt bỏ, cái cần vứt bỏ chính là những tánh cố chấp. Vạn vật đều cung ứng cho ta, nhưng không thuộc về ta.

66. Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong thân có bảy báu bố thí:

- Một, con mắt chẳng tham các sắc đẹp, vật xinh, ấy là sắc bửu bố thí.

- Hai, tai chẳng tham nghe tiếng vui đờn ca xướng hát, là thinh bửu bố thí.

- Ba, mũi chẳng tham ngửi mùi thơm vật lạ, là hương bửu bố thí.

- Bốn, lưỡi chẳng tham vị ngon béo ngọt, là vị bửu bố thí.

- Năm, thân chẳng tham mặc áo quần tốt đẹp, là xúc bửu bố thí.

- Sáu, ý chẳng tham danh lợi, ân ái dục tình, là pháp bửu bố thí.

- Bảy, tâm chẳng đắm nhiễm dục lạc thế gian là Phật bửu bố thí.

Nếu ai biết đặng trong thân mình có bảy báu bố thí thì đặng phước đức hơn là đem bảy báu trong thế gian như: Kim ngân, lưu ly, trân châu, mã não, san hô, hổ phách, trăm ngàn muôn phần đem bố thí cũng chẳng bằng một phần nhẫn đến không thể đem gì so sánh được bảy báu kia. Thực hành pháp bố thí nầy thì mau chóng qua bờ sanh tử.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

20 ÐIỀU KHÓ TRONG CUỘC SỐNG

Phật dạy làm người có 20 điều khó:

1. Nghèo nàn bố thí là khó.

2. Giàu sang học đạo là khó.

3. Bỏ thân mạng quyết chết là khó.

4. Thấy được kinh Phật là khó.

5. Sanh vào thời có Phật là khó.

6. Nhẫn sắc, nhẫn dục là khó.

7. Thấy tốt không cầu là khó.

8. Bị nhục không tức là khó.

9. Có thế lực không dựa là khó.

10. Gặp việc vô tâm là khó.

11. Học rộng nghiên cứu sâu là khó.

12. Diệt trừ ngã mạn là khó.

13. Không khinh người chưa học là khó.

14. Thực hành tâm bình đẳng là khó.

15. Không nói chuyện phải trái là khó.

16. Gặp được thiện tri thức là khó.

17. Thấy tánh học đạo là khó.

18. Tùy duyên hoá độ người là khó.

19. Thấy cảnh tâm bất động là khó.

20. Khéo biết phương tiện là khó.

(Trích trong Kinh 42 chương).http://tuvahanh.com/...ngCuocSong.html
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có rất nhiều cách hóa giải hận thù. Hận thù làm cho con người tức giận và muốn trả thù. Hận thù làm cho con người mất đi lòng thương yêu, làm con người hao tốn năng lượng kể cả về tinh thần lẫn thể xác. Chính vì nuôi lòng thù hận, sự lo lắng, buồn phiền, sự bất toại nguyện, sự không bằng lòng mà con người dễ bệnh và đánh mất chính mình từ suy nghĩ, lời nói cho đến hành động dẫn đến làm khổ chính mình, làm khổ người và làm khổ muôn loài vạn vật khác.

  • Cách 1: Quán Nhân Quả:
Quán nhân quả là nhìn mọi việc với đôi mắt nhân quả. Tất cả mọi việc xảy ra đều có nhân của nó. Do chính mình đã gieo nhân hại người, lừa gạt người, dối người mà ngày nay mình lại bị quả có người hại, lừa gạt hay dối mình. Do biết quán xét như vậy, mình biết lỗi của mình cho nên tự hứa không hại người, lừa gạt người hay dối người nữa và biết chấp nhận nhân quả xảy ra hằng ngày, không thù hận ai, chỉ biết tha thứ cho người hại, lừa gạt hay dối mình. Bởi vì chỉ có tha thứ mới chuyển đối được nhân quả, chỉ có tha thứ mới chuyển thù thành bạn, chỉ có tha thứ mới làm cho tâm hồn chúng ta thanh thản, an vui và vô sự, chỉ có tha thứ mới đem lại hạnh phúc thật sự cho cuộc đời này. Có lúc chúng ta suy nghĩ rằng mình có bao giờ hại, lừa gạt hay dối người đó đâu mà sao mình lại bị người đó hại, lừa gạt hay dối gạt? Thưa không, nhân quả rất công bằng, không phải là mình chưa hại, lừa gạt hay dối người đó. Trong cuộc đời chỉ cần mình đã từng gieo nhân sống không thành thật, dối gạt, hay hại bất kỳ ai thì mình sẽ bị quả có người khác lừa gạt, dối gạt hay hại mình. Chính mỗi lần chúng ta gieo nhân xấu là chính chúng ta đã phát ra môi trường một từ trường ác, chính từ trường ác đó sẽ tương ưng với những người có từ trường ác có tính hãm hại, lừa gạt hay dối người.Chính từ trường ác của mỗi chúng ta sẽ giao cảm tương ưng với hàng chục hàng trăm người khác để bị quả báo. Do vậy chỉ cần chúng ta gieo một nhân ác thì không phải chúng ta chỉ bị một quả xấu, mà là rất nhiều quả ác. Giống như đối với cây thực vật, khi con người gieo một hạt giống xuống đất, khi hạt giống đó nảy mầm, lớn thành cây, đơm hoa kết trái, cây đó có rất nhiều trái. Một nhân sanh nhiều quả là quy luật của tự nhiên. Có khi chúng ta nghĩ rằng, đúng là trong cuộc sống có lúc chúng ta chỉ hãm hại, lừa gạt hay dối người một chút nhỏ, không đáng để lo, không ảnh hưởng gì nhưng tại sao chính chúng ta lại bị hãm hại, lừa gạt hay bị lừa dối thảm hại đến như vậy? Cũng giống như hạt và quả của cây thực vật, có hạt và quả nào là đồng lượng đâu, ai cũng muốn khi gieo một hạt nhỏ xuống đất thì có quả to. Quả có khi nặng gắp rất nhiều lần hạt. Nhân quả con người cũng vậy, chỉ cần gieo một nhân nhỏ, chúng ta phải bị chịu trả quả rất nặng nề và thảm khóc. Do hiểu rõ những đặc tính của nhân quả như vậy, chúng ta hãy chấp nhận nhân quả hiện tại. Hãy luôn thương yêu và tha thứ cho tất cả mọi người làm hại đến ta, không nên giữ lòng thù hận mà lại làm khổ chính mình và người nữa. Chính tha thứ sẽ chuyển quả mọi nhân quả xấu ác thành nhân quả thiện, chính tha thứ sẽ chuyển đổi cuộc đời của con người từ đau khổ thành hạnh phúc.
  • Cách 2: Quán tâm Từ:
Người quán tâm từ là người luôn sống với lòng thương yêu chân thật giống như một người mẹ thương yêu con cái, dù là con cái phạm tội lỗi gì người mẹ vẫn thương yêu và tha thứ bỏ qua tất cả mọi lỗi lầm của con cái. Do hiểu rõ cuộc sống của con người phải bôn ba kiếm sống từng chén cơm manh áo, chật vật suốt cả ngày. Người sống với lòng thương yêu chân thật là người không màng danh lợi, buông xả tất cả, đã từ bỏ mọi bản ngã. Do vậy dù ai gây hại gì cho mình, kể cả đánh đập hay giết mình người đó đều thương yêu và tha thứ. Họ không tiếc bỏ một vật gì, không bao giờ coi vật gì là của mình, ai là của mình, không chiếm hữu ai, tôn trọng mọi việc làm của người khác. Dù cho ai hãm hại, lừa gạt hay lừa dối, người có tâm từ đều thương yêu vì họ nghĩ rằng những người kia đều vì sự sống để lừa gạt, để dối trá, để hạm hại. Tóm lại người sống với tâm từ có lòng thương yêu rộng lớn, bao phủ tất cả như lòng thương yêu của một người mẹ, không phân biệt thân sơ, không phân biệt loài vật hay người, họ không bao giờ muốn hại ai, phạt ai, kiện ai. Tâm họ chỉ có lòng thương yêu đa hướng rộng lớn. Chính vì vậy mà họ có thể tha thứ cho tất cả mọi ai làm hại đến họ dễ dàng.
  • Cách 3: Quán tâm Bi:
Quán tâm bi là quán sự đau khổ của người khác để từ đó phát sinh ra lòng thương yêu của chúng ta. Giống như khi chúng ta thấy những người nghèo khổ, chúng ta liền muốn giúp đỡ, bố thí tiền bạc, v.v…Quán tâm bi chính là vậy. Người hãm hại, lừa gạt hay dối mình là người đã tạo nghiệp xấu, chính vì họ tạo nghiệp ác thì họ sẽ phải chịu hàng chục, hàng trăm quả báo xấu và nặng gắp chục trăm lần những gì họ đã gây cho người khác. Khi tư duy đến đây chúng ta sẽ thấy rõ những sự đau khổ của họ trong tương lai mà thương yêu họ. Đồng thời chúng ta cũng phải biết thương yêu chúng ta nữa. Bởi vì khi chúng ta bị hại, bị lừa gạt hay bị lừa dối, chúng ta nghĩ đến trả thù là chúng ta đã tự gieo thêm nhân xấu cho chính mình, chính vì lại gieo thêm nhân xấu thì phải bị gặt những quả xấu trong tương lại, khiến cho cuộc đời của chúng ta hết đau khổ này chồng lên những đau khổ khác. Khi chúng ta trả thù thì người khác lại tìm cách hãm hại mình nữa, oan oan tương báo lúc nào mới chấm dứt, nhân quả ác chồng chất lên, chưa trả hết cái này lại bị cái khác chồng lên biết chừng nào mới trả xong hết những nghiệp ác cũ. Hiểu rõ như vậy thì chúng ta hãy chấm dứt gieo những nhân hận thù, đó là cách giúp chúng ta tạo cuộc sống an vui, là cách giúp cho người khác không tạo thêm nhân quả ác nữa. Đó là cách quán tâm bi, đó là cách biết sống thương yêu chính mình và thương yêu người.
  • Cách 4: Quán tâm Hỷ:
Sau khi quán được tâm từ và tâm bi thì đến hỷ là vui vẻ không còn hận thù nữa thì mới gọi là quán hỷ. Nếu chưa thể vui vẻ được thì quán từ bi chưa xong.
  • Cách 5: Quán tâm Xả:
Khi tâm không còn nghĩ đến giận hờn hay thù hận ai nữa một cách thanh thản thì đã biết rằng đã buông xả tất cả. Người sống với tâm xả luôn chấp nhận tất cả mọi việc đến với tâm diệt ngã, buông xả, luôn nghĩ mọi người là người tốt, người thiện người lành. Không bao giờ nghi ngờ ai, nghĩ xấu về ai. Luôn tin tưởng mọi người. Dù ai hại mình họ đều nghĩ người đó đều đang giúp mình, đang thương yêu mình, đang tạo điều kiện tốt cho mình.
  • Cách 6: Chỉ nhìn lỗi mình, không nhìn lỗi người.
Người biết nhìn lỗi mình là người biết quán nhân quả, lỗi do mình đã tạo nhân xấu trong quá khứ cho nên ngày nay bị người khác hãm hại, lừa gạt hay dối trá với mình.Chỉ cần luôn thấy lỗi mình thì sẽ luôn thương yêu và tha thứ cho người hại mình.
  • Cách 7: Quán vô thường:
Là cách quán mọi việc trên đời này đều bất biến, không cố định, luôn thay đổi. Gọi là quán vô thường.Dù ai làm hại mình, dối gạt mình hay lừa gạt mình thì sau này người đó cũng thay đổi, trở nên người tốt, người thiện. Do vậy hãy thương yêu và tha thứ cho mọi người, đừng giữ trong lòng những điều xấu về họ nữa. Ai nhìn đời bằng con mắt nhân quả hay duyên hợp thì sẽ hiểu rõ mọi pháp đều vô thường. Khi tâm thực sự thấm nhuần lý vô thường này thì tâm sẽ luôn bất động thanh thản an lạc và vô sự. Tóm lại, có rất nhiều phương pháp để có thể sống trong thương yêu và tha thứ, mỗi người trong cuộc sống sẽ tự chọn cho mình một hoặc vài phương pháp thích hợp tùy hoàn cảnh, tâm trạng của mình. Miễn sao phương pháp đó giúp cho chính người đó không sống trong thù hận, sân giận hay ghen tức. Những cách trên là những cách hợp với tác giả bài viết. Mong rằng tất cả bạn đọc chia sẻ những phương pháp riêng của chính các bạn để tác gia được học hỏi thêm, nhằm giúp cho cuộc đời này thêm nhiều niềm vui và hạnh phúc, loại bỏ mọi thù hận, tức giận và ganh ghét.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quán Không.

Một vị thương gia lập nghiệp từ tay trắng, sau kiếm được rất nhiều tiền nhưng vì buôn bán trong thời kinh tế không ổn định, khiến anh ta trở nên phá sản, nợ nần chồng chất. Nghĩ mãi không tìm ra cách giải quyết, anh ta bèn ra bờ sông tự tử.Vào lúc canh ba một đêm nọ, anh ta đến trước bờ sông, bỗng nhiên nhìn thấy một thiếu nữ đang ngồi khóc thảm thiết, anh bèn đến hỏi cô gái:- Có chuyện gì mà đêm hôm khuya khoắt cô ngồi khóc một mình ở đây?

Cô gái buồn bã nói: - Tôi bị người yêu ruồng bỏ, tôi không muốn sống nữa, bởi vì không có anh ấy tôi không sống nỗi.

Vị thương gia vừa nghe xong lập tức nói:- Ồ! Lạ nhĩ, sao lúc chưa có bạn trai, cô có thể tự sống được.

Cô gái vừa nghe xong liền bừng tỉnh và bỏ ngay ý định tự tử.Ngay lúc đó vị thương gia nọ cũng chợt nhận ra rằng: Khi chưa giàu có ta vẫn sống bình thường, ta cũng tay trắng làm nên mà!

Lúc đó cô gái quay sang hỏi vị thương gia:- Đêm hôm lạnh lẽo như vậy, anh ra đây để làm gì?

Vị thương gia ậm ừ trả lời:- Ừ… đâu có làm gì, chỉ là tản bộ chút vậy thôi”.

Thì ra, dù đã mất tất cả nhưng thực sự cũng chỉ bằng lúc ta chưa có mà thôi.

Đây là một tuệ giác lớn! Phần lớn thế hệ chúng ta từng sinh ra trong chiến tranh, lớn lên trong giai đoạn đất nước đói nghèo, gia sản chỉ gói gọn trong một chiếc ba lô nhưng vẫn yêu đời, tin tưởng vào tương lai tươi sáng thì giờ đây rủi thời dẫu có thất thế sa cơ đến tay trắng cũng chẳng đến nỗi nào, vì trước đây ta có cái gì đâu!

Ai thấy được điều này là có trí tuệ. Vì khổ đau, vật vả, thù hận thậm chí quyên sinh khi mất mát xảy ra, xét cho cùng cũng chỉ thiệt cho mình.

Nhờ quán không nên người con gái trong câu chuyện trên khi mất người yêu nghĩ rằng không có người yêu thì không sống nỗi, chợt thấy rõ rằng trước khi chưa gặp “kẻ phản bội” kia thì ta vẫn sống vui, liền lập tức đổi ý không trầm mình xuống sông nữa.

Người thương gia trắng tay cũng đổi ý khi ngộ ra rằng trước đây ta cũng từ tay trắng mà lên. Bây giờ trắng tay nhưng cũng chỉ bằng ngày xưa chứ chưa mất mát tí gì.

Con người sinh ra đời với hai bàn tay trắng và dù thành công hay thất bại thì cũng trở về cát bụi với hai bàn tay không, vậy thì sá gì với được mất, có không, vì vô thường thay đổi vốn là bản chất của cuộc đời này. Chúng ta hãy quán chiếu thật sâu sắc vào sự chuyển biến vô thường của cuộc đời để sống bình thường trước mọi biến động có thể xảy đến với ta bất cứ lúc nào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay