Lãn Miên

Tổ Chức (2)

1 bài viết trong chủ đề này

Tổ chức (2)

Chữ Tổ 組 viết bằng ghép chữ Tơ 糸 với chữ To 且( Tơ To=Tổ), là nói cái tổ của con chim. Con chim tìm rơm rác, cũng giống như là những sợi tơ rất nhỏ nhoi, tập hợp lại kết nối to dần lên thành cái Ổ để chuẩn bị đẻ trứng (Tìm rơm lót Ổ=Tổ), vì vậy của động vật có vú thì gọi là Ổ, của chim thì gọi là Tổ. Chim đan tổ rất khéo léo bằng cách tập hợp có chủ đích những cọng rơm rác: Tổ=Rổ=Dổ=Dệt=Dày (theo chiều mặt phẳng)=Dầy (theo chiều sâu tức chiều hậu, Sâu=Hậu)=Đầy=Đức=Chức, quá trình đan, nối như vậy đến khi hoàn thành mãn ý chim thì Nối đến khi Thôi=Nôi, cái Tổ chim là cái Nôi để chim đẻ trứng. Chính từ Tổ Chức là do con chim (tức dòng Tiên, dòng Mẹ, dậy cho người Việt). Khi có sự tập hợp yếu tố Đực với yếu tố Cái thì sẽ có hậu quả là To, tức cái bụng to dần lên vì chửa. Thô=To, chữ Thô 粗 có cái âm là chữ To 且, thời cổ đọc nó là To. Chữ Tơ 糸 ghép với chữ To 且 thành chữ Tổ 組, người Việt dùng chữ Tổ 組 này để nói cái Tổ chim, mà totem chim - Tiên. Còn Tổ của Rồng viết khác, dù cũng gọi là Tổ祖. Bởi Rồng ở dưới nước tức ở trong cái Ao, dù là Thái Bình Dương hay biển Đông thì cũng là cái Ao nước, nó là cái Ao, Ổ=Ao=Áo (vì nó là nước), người Việt dùng chữ Tổ Tiên là dùng chữ Tổ 祖 này, Tổ của Rồng, nhưng còn kèm thêm chữ Tiên nữa, vì mẹ là Tiên, đó là ý nghĩa từ Tổ Tiên mà mọi người Việt thường nói khi cúng Tổ Tiên. Chữ Tổ 祖 của Rồng gồm chữ Aó 衤 và chữ To 且 (Áo To=Ổ). Aó=Y 衣. Áo 衤 là một chữ tượng hình, giống như cây rơm. Khi xây cây rơm người ta trồng trước tiên một cây cột (Cột=Cốt), xếp rơm dần xung quanh, để nước mưa khỏi thấm theo thân cột thì trên chốc cột người ta úp một cái nồi đất. Aó To=Ổ, nên ta cũng hay gọi là cái ổ rơm ( biết bao cặp nam thanh nữ tú đã từng ngồi dựa cây rơm mà tình tự). Chữ To 且 là cái tượng hình phồn thực: Linhga ở trên, là hình cây cột, còn có cả khấc nữa, mà là hai khấc chứ không phải một; Yonni ở dưới, là một gạch ngang tượng trưng. Đây chính là câu chuyện cổ tích về ba đầu rau, một bà lấy hai ông, cái cột có hai khấc là vẽ lồng hai cái Linga làm một. Đầu Rau vì Đầu là cái đầu tiên, khi đẻ thì Đầu là cái chui ra trước tiên, nó gọi là cái Trốc. “Trước về thời gian mà là cái Ốc”=Trốc. Rau=Nhau , Nhau là cái Nhi của bào thai. Chuyện cổ tích hai ông một bà ( ba đầu rau) thì Tàu không hề có. Trốc là cái Gáo (“Gom bộ óc bên trong bằng cái Áo”=Gáo). Gáo=Gốc, Gốc là sự bắt nguồn (của Người hay của Động vật hay của Cây đều thế cả).

“Con gì thì cái trứng của nó cũng phải kêu là vzậy chớ, như con gà thì cái trứng của nó gọi là trứng gà, con vịt thì cái trứng của nó gọi là trứng vịt. Tại sao con đó kêu bẳng vzậy mà cái trứng của nó lại không kêu bằng vzậy?”. Đến nước này thì phải “ný nuận pha học” rồi. Rồng đương nhiên phải đẻ ra trứng Rồng (“Trứng Rồng lại nở ra Rồng, liu điu chỉ nở ra dòng liu điu”, con Rồng cháu Tiên lưu truyền giống mãi mãi, không phai mờ bản sắc được). Vì cha là Rồng nên trứng của nó là trứng Giống (Rồng=Giống). Cái Giống ấy đẻ phát triển mãi thành Dòng (Giống=Dòng). Dòng con cháu ấy là có Dính nhau về huyết thống (Dòng=Dính). Cái Dính ấy vượt biển Thái Bình Dương, cho Tây mượn, họ mượn vội cái tơi “D” (cũng là tơi của chữ Dân tức người Việt) và họ gọi là Den (Dính=Gen), đó chính là sự hình thành người da đỏ ở Mỹ. Còn lại cái rỡi “Inh” thì người Việt phải lấy tơi khác lắp vào cho nó, nhanh nhất là lấy cái tơi “T” của Tổ (của dòng giống Rồng Tiên) mà lắp vào, thành ra Tinh (Dính=Tinh). Cái trứng ấy nó phải ở trong cái Ổ=Ao=Áo=Âu vốn chứa đựng nó. Âu ấy chính là Âu Lạc, cái Âu để đựng Nước. Cái Âu ấy có từ trong rất sâu xa của lịch sử nhân loại, nên nó là Uyên (Ổ=Ao=Áo=Âu=Uyên). Áo Uyên nghĩa là rất sâu xa,vì nó là từ đôi. Hán ngữ mượn từ này, viết ngược lại là Uyên Aó [ Nếu dùng QT tạo từ Việt như Lãn Miên nêu thì cũng có thể tìm ra lịch sử các địa danh. Ví dụ Thuận An thuộc Bình Dương, Đông Nam Bộ là nơi xưa kia có dòng họ Phạm và nhiều họ khác từ An Nhơn Bình Định theo chân các tướng lãnh nhà Nguyễn vào khai hoang lập nghiệp, Theo Chân=Thuận, của các tướng lãnh từ An Nhơn, nên khai phá được vùng đó thì đặt tên là Thuận An, sau đó dân đông lên, khai phá tiếp sâu hơn vào rừng hoang, nên nơi mới khai phá gọi là Tân, sâu vào rừng hơn, gọi là Uyên, thành huyện Tân Uyên liền kề]. Cái Áo là cái Vỏ bọc ngoài, như cái gáo, như cái Ốc, như cái nhà (“Vỏ để bọc Ngoài”=Vải), vì là bọc cái trứng Rồng, là trứng Giống (“Giống trong Vải”=Dái). Vì dái có cấu tạo là cái hột tròn nên gọi là hòn (Hột Tròn=Hòn), và cái hòn giống quí ấy phải được giữ an ( “Hòn giống quí phải giữ An”=Hoàn). Hòn Dính được viết bằng chữ nho Hoàn Tinh, Hán ngữ mượn và đổi ngược lại là Tinh Hoàn. Trứng Rồng thì gọi là trứng Dái, còn cái “công cụ” để có thể thụ tinh lại không gọi là con Dái, vì nó là cái Cọc, mà khi thụ tinh phải cứng chắc mới thụ tinh được, nên nó là cái cọc chắc (Cọc Chắc=Cặc), nên nhớ Chắc là con số 1, là Dương, là cứng; Chăng là con số 0, là Âm, là mềm. Kẻ di truyền giống rộng khắp (Dính=Di) thành ra Bách Việt gọi là Kẻ Dính (Kẻ Dính=Kinh), là người Kinh . Người Việt thờ Mẫu vì mẹ là dòng Tiên. Thời còn mẫu hệ, nam nữ vẫn bình đẳng binh quyền, "Đàn ông Kinh"=Đinh, "Đàn bà Kinh"=Đinh (chỉ sau khi thành phụ hệ người ta mới quan niệm chỉ có đàn ông là Đinh). Chữ Đinh 丁 thời mẫu hệ cũng lại là hình tượng linga-yonny, nhưng yonny được viết là cái gạch ngang đặt trên , còn linga chỉ gọn là cái gạch dọc.Tóm lại nghiên cứu từ Tổ Chức mới càng thấy rõ là khỏi cần chủ nghĩa gì cho nó to tát, muốn bồi dưỡng tình yêu Tổ Quốc bắt đầu từ cho trẻ vỡ lòng , đầu tiên hãy dạy cho nó biết yêu tổ cò. “Con cò lặn lội bờ sông…”.

Share this post


Link to post
Share on other sites