Thiên Luân

Bảo Tàng Birmingham Triển Lãm 221 Tác Phẩm Gốm Sứ Việt Nam

4 bài viết trong chủ đề này

Bài viết sau đây được Văn lang, học viên Phong Thủy Lạc Việt gửi về từ Anh Quốc. Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương đăng lên đây để quý vị tiện theo dõi. Bài viết có nội dung thừa nhận nền văn minh Việt 6000 năm.



Bảo tàng Birmingham triển lãm 221 tác phẩm gốm sứ Việt Nam


Một trong những bộ sưu tập tốt nhất của gốm sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ sắp được đem ra trưng bày tại Bảo tàng nghệ thuật Birmingham (BMA).

Posted Image

Bình sứ tráng men thế kỷ 18 – Hình tượng hai Rồng đuổi nhau trên mây tượng trưng cho sự quyền lựcvà trí tuệ theo Phật giáo.


Với chủ đề "Rồng và Hoa sen", cuộc triển lãm này sẽ mở cửa vào chủ nhật tuần tới. Cuộc trưng bày sẽ cho thấy một truyền thống gốm sứ độc đáo 6.000 năm của Việt Nam bất chấp việc bị Trung Quốc và thực dân Pháp chiếm đóng cũng như những tàn phá do các cuộc chiến tranh.

Được đánh giá cao về vẻ đẹp tinh tế cũng như màu vàng rực rỡ, xanh lá cây, màu đỏ và màu nâu và các họa tiết trang trí hoa và động vật, những đồ gốm sứ của Việt nam như bát, lọ, bình, đĩa và một số loại khác đã được các thương nhân buôn bán nhiều thế kỷ qua. Một số đã được nung khắc với các ký tự Trung Quốc và các biểu tượng Phật giáo, một số đồ khác thì được sản xuất dành cho các buổi tiệc trà ở Nhật Bản. Một bình được đưa tới Đức để tặng cho các cử tri của bang Saxony vào năm 1590.
Những đồ sứ khoác trên mình một câu chuyện "Titanic". Từ những năm 1990, cuộc khai quật con tàu đắm thế kỷ 15 và 16 đã vớt lên hàng trăm hàng ngàn đồ gốm sứ dưới biển từ những con tàu buôn bị đắm. Một trong số đó đã trở thành hiện vật trong bộ sưu tập được triển lãm tại bảo tàng nghệ thuật Birmingham. Một cuộc tìm kiếm quan trọng năm 1997 thu được 240.000 hiện vật từ đống đổ nát dưới đáy biển ngoài Cù Lao Chàm Biển Đông. Thực tế số lượng hiện vật còn lớn hơn thế cũng đã được các ngư dân trục vớt từ trước năm 1997.
John Stevenson người đồng tổ chức và cũng là tác giả cuốn sách xuất bản năm 1997 “Gốm sứ Việtnam : Một sắc màu riêng biệt” cho biết “Là hàng hóa thương mại, những đồ gốm này được xuất khẩu vì thế ngay sau khi ra lò chúng lập tức được vận chuyển bằng đường biển đi tới phần còn lại của thế giới”. “Một con tàu buôn đã chở tới nửa triệu hiện vật và đã bị chìm không lâu sau khi rời cảng. Lý do bị đắm có lẽ là do chở quá nặng.”
Ông Don Wood người phụ trách bảo tàng nghệ thuật châu Á cho biết thêm 221 hiện vật được sản xuất trải dài trong 19 thế kỷ đã đưa ra một bức tranh lịch sử khá toàn diện về dòng gốm Việt. Một số đồ gốm được thu thập từ những bộ sưu tập của các nhà sưu tập đồ gốm ở Việt nam và một số khác được các nông dân tìm thấy trên đồng. "Bộ sưu tập bao gồm tất cả mọi thứ từ các đồ gốm dùng cho vua chúa trong các đền thờ và cung điện đến những đồ gốm sứ bình dân."


Posted Image

Bình sứ tráng men đựng nước thời Lý Trần, thế kỷ 12– 14 có nắp đậy, miệng bình hoa sen, tay cầm hình rồng.



Bộ sưu tập gốc và nhiều giá trị nghệ thuật

Các bên liên quan đã thực hiện một giao dịch với một nhà buôn tư nhân ở Bang kok và đã mang về Birmingham một bình đất sét 500 năm tuổi cao hơn 63 cm còn nguyên vẹn. Hiện vật này được mua bằng một nguồn tài trợ. Tạp chí nghệ thuật ở London, Apollo đã liệt kê nó đứng thứ 9 trong số 26 vụ mua bán các tác phẩm nghệ thuật hàng đầu thế giới năm 2011. Vụ mua bán đã đưa Bảo tàng nghệ thuật Birmingham (BMA) được liệt kê cùng với bảo tàng danh tiếng bên cạnh bảo tàng Louvre, Metropolitan, bảo tàng Anh và bảo tàng Rijksmuseum.
Được tạo hình bằng đất sét màu xám trắng tại đồng bằng sông Hồng của Việt Nam, chiếc bình minh họa giá trị gốm sứ Việt điển hình - một bề mặt được chạm khắc, đế màu xanh cô ban, men trang trí, có bốn quai xách được nung đính kèm. Nhưng không giống như nhiều tác phẩm khác, nó có một thêm những dòng chất lỏng đã khô và mô tả động vật trên thân bình.
Stevenson nói “Bạn không thể tìm thấy những điều đó trên đồ gốm sứ Trung Quốc” và “Khi người Pháp phát hiện ra những hiện vật này đầu tiên trong cuộc khai quật vào những năm 1920 và 1930, họ đã tưởng chúng làmột phần trong nghệ thuật gốm sứ Trung Quốc chứ không phải là của một truyền thống ViệtNam.”
Ông nói thêm “Trung Quốc cai trị Việt Nam trong hơn 1000 năm” và “Mặc cho sự thống trị đó, Việt Nam có thẩm mỹ nghệ thuật và bản sắc riêng của mình. Âm nhạc, văn học và gốm sứ tất cả rõ ràng là Việt Nam. "

(Source:http://www.al.com/entertainment/index.ssf/2012/01/vietnamese_ceramics_birmingham.html)






1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hy vọng rằng khi bảo tàng trưng bày những cổ vật này sẽ có người xem và chụp ảnh phổ biến những gía trị văn hiến Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Họ trưng bày từ 22/1-18/4/2002. Birmingham hơi xa chỗ con nên có thể con chưa đi được đợt này. Để con nhờ anh em ở thành phố đấy chụp ảnh rồi gửi về. Bức ảnh dưới con lấy ở trang chủ (http://artsbma.org/exhibitions/view-all-upcoming), hình như là hình Long Mã phải không ạ?

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 1/19/2012 at 13:14, 'hqt57968' said:

Họ trưng bày từ 22/1-18/4/2002. Birmingham hơi xa chỗ con nên có thể con chưa đi được đợt này. Để con nhờ anh em ở thành phố đấy chụp ảnh rồi gửi về. Bức ảnh dưới con lấy ở trang chủ (http://artsbma.org/e...ew-all-upcoming), hình như là hình Long Mã phải không ạ?

Posted Image

Chính xác là hình Long Mã thể hiện nhìn chếch từ trên cao và bên trái Long Mã.

Văn hóa Tây Phương có hình tượng con ngựa có sừng thể hiện điềm lành. Điều này tương tự với Long Mã - cũng là con thú bốn chân có sừng và cũng thể hiện điềm lành. Sự tương đồng này cho thấy một mối liên hệ cội nguồn từ rất xa xưa cho một nền văn hóa toàn cầu đã từng tồn tại vì tính tương đồng gần gũi của hai biểu tượng và nội dung của nó.

Share this post


Link to post
Share on other sites