futureprecedor

Hiểu Thế Nào Cho Đúng "tả Đạo"

18 bài viết trong chủ đề này

Future là thành viên mới xin được đóng góp một chủ đề mà lâu nay trăn trở chưa tự lý giải được. Đó là hiểu thế nào cho đúng từ "Tả Đạo"

1. Đầu tiên là cụm từ Bàng môn tả đạo có một cách lý giải như sau

Bàng: Bên cạnh. Môn: Cửa. Tả: Trái lẽ, không chánh. Ðạo: Tôn giáo.

Bàng môn là cửa hông, không phải cửa chánh. Tả đạo là tôn giáo sai trái. Bàng môn Tả đạo là chỉ chung các tôn giáo, học thuyết dẫn dắt con người vào đường tà vạy quanh co, có xu hướng trục lợi cầu danh, không đạt được kết quả chơn chánh.

theo đây thì TĐ là xấu (TĐ viết tắt của Tả Đạo)

2. Một tài liệu khác về dịch lý nói rằng

Theo Dịch thì phía trái là phía Dương, phía Sinh 生; phía phải là phía Âm, phía Sát 殺 . Cho nên văn thời đứng bên trái, võ thời đứng bên phải

theo đây thì TĐ lại là tốt

3. Theo chiều quay của các hành tinh nói chung thì hầu hết là tự quay về phía bên trái, như vậy quay trái là tương đối thuận tự nhiên

theo đây thì TĐ tạm coi là tốt

4. Theo chiều quay qui ước của ngành công nghệ thì quay phải là siết, quay trái là cởi.

theo đây thì TĐ tạm coi là trung tính

5. Một câu chuyện mà FT sưu tầm trên mạng

CÂU TRUYỆN “NGUYÊN ĐẠO”, “TẢ ĐẠO”

Trích báo “Lời Thăm” của địa phận Qui Nhơn

Số 1 tháng Tư 1936

Ngốc Tử

Đời vua Tự Đức có sắc chỉ truyền bắt các bổn đạo trong nước đem thích tự trên má. Một bên thích hai chữ tên bản tỉnh (người ở tỉnh nào thích tên tỉnh ấy). Một bên nữa, thì thích hai chữ “tả đạo”, mà có một đôi người lại thấy thích hai chữ “nguyên đạo”, nghĩa là đạo gốc, gốc đạo, còn chữ “tả đạo” nghĩa là đạo trái, trái đạo. Vì thế cho nên mấy năm trước kia, thấy ông già bà cả có khắc chữ trên má, thì có kẻ nhận theo nghĩa chữ mà hiểu lầm bậy quá, như có truyện sau đây làm chứng. Lúc ấy ở họ Vĩnh Thạnh về địa sở Nam Bình (Qui Nhơn) có một trai xuân thời tuổi độ 16, 17 (hiện nay vẫn còn mạnh khoẻ), học chữ Nho khá lắm, đã lẻm đẻm mang trại vô trường, chớ có phải lem luốc trầy trật đâu. Thế mà bữa kia đi xem lễ Chúa Nhựt, thấy một ông già tai to mặt lớn trong đám giáo hữu có khắc hai chữ “nguyên đạo” trên má, thì cậu ta cứ lòng ngay thật mà nhận nghĩa là đạo gốc, đạo chánh, nên tấm tắc khen thầm ông già ấy hữu phúc và trái lại buồn cho cha mẹ mình bất hạn đã phải mang hai chữ “tả đạo” là đạo trái, đạo tà. Từ ấy lòng cậu phát buồn rầu đau đớn lắm! Về đến nhà, thì lén dòm lại hai chữ “tả đạo” trên má cha, mà trong ý mong rằng: hoặc may ngày trước mình coi không kỹ, có sớn sác nhận lầm chữ “nguyên” làm chữ “tả” chăng. Song coi kỹ lại rồi, thì cũng thấy là hai chữ “tả đạo” mà thôi. Thành thử cậu lại càng phiền muộn cực sĩ trong lòng hơn nữa, vì nghĩ rằng: có lẽ cha mẹ mình ngày trước đã mang tiếng xuất giáo rồi. Dầu thế mặc lòng, cậu cũng không dám dở hơi gian lạnh mà phàn nàn trách móc chi cả. Mãi đến ba bốn ngày mới dò la nói chuyện với cha rằng: - Thưa cha! Ông Trùm X. ngó sướng quá đi cha! - Sướng sao? - Thưa ổng được khắc hai chữ “nguyên đạo” trên má - Cái thằng dốt quá! Mầy ăn học chi u mê vậy? - U mê sao? Cha ngang quá! Chớ “nguyên đạo” nghĩa là đạo gốc, thì không phải là chánh đạo sao? - Chánh gì? Đừng già họng nói bậy tao quánh cái chết bi giờ. Để tao nói cho mà nghe. Lúc vua quan bắt bổn đạo phân sáp, cấm cố, hễ ai quá khoá, là bước qua hình Thánh giá, thì quan dạy đem ra khắc hai chữ “nguyên đạo”, cốt ý để ban khen kẻ ấy đã tuân lịnh vua mà bỏ đạo Chúa. Còn ai vững lòng chịu khốn khổ vì đạo, bất khẳng quá khoá, thì quan ghét, lại truyền khắc hai chữ “tả đạo” có ý làm cho xấu hổ, và phỉ báng đạo Chúa là đạo trái, đạo tà. Chớ vua quan cho đạo Chúa là “nguyên đạo”, thì làm sao có sự bắt bớ cực khổ dường ấy? Nghĩ mầy ăn học uổng cơm quá! Cậu con nghe bấy lời, liền kiếm đường lủi mà trong lòng đầy sự vui mừng khoái lạc chẳng biết chừng nào! Lại cũng đâu lối thời ấy, ký giả gặp một người con của ông già mang chữ “nguyên đạo” trên đó, nói chuyện khoe khoang rằng: - Ông thân tôi đã phải khốn đốn vì đạo hung lắm, bị rạch má thích tự, hai chữ “nguyên đạo” còn rõ hoắc kìa! (khi ấy ông già còn tại thế) Bấy giờ ký giả bèn hỏi rằng: - “Nguyên đạo”nghĩa là chi? - Ủa, không hiểu sao? “Nguyên đạo” nghĩa là đạo gốc, tức là còn giữ gốc đạo, không bỏ. - Vậy thì mấy người mang chữ “tả đạo” thể nào? - Mấy chú đó ăn chung gì? “Tả đạo” tức là trái đạo rồi, còn đếm xỉa gì nữa? Cái đồ xuất giáo! Ấy độc giả nghĩ coi, họ hiểu lầm cho đến thế mà! Vậy cứ theo nghĩa chữ thì hai chữ “nguyên đạo” là tốt, hai chữ “tả đạo” là xấu. Mà cứ theo hoàn cảnh lúc đạo Chúa phải vua quan bắt bớ khủng hoảng, thì trong kẻ có đạo, ai được gọi là “nguyên đạo”, tức là theo “tả đạo”, còn ai bị mắng là “tả đạo”, tức là còn “nguyên đạo” mà chớ. Bởi vì vua quan có lòng ghét mà gọi đạo Thiên Chúa là “tả đạo”. Cũng như ngày nay vẫn còn có kẻ hoặc mù hoặc ghét dựa theo sắc lịnh xưa mà gọi đạo Thiên Chúa là “tả đạo”. Trong sách “Hán văn tân giáo khoa thơ lớp đồng ấu” do ông Lê Thước và Nguyễn Hiệt Chi soạn ra, cuối trang 12 có câu rằng: “tả đạo” nghĩa là đạo trái. Ta quen gọi đạo Gia-tô là “tả đạo”. Trong quyển lớp sơ đẳng, trang 33, lại viết rằng: “tả đạo” nghĩa là trái đạo, người ta quen gọi đạo Thiên Chúa. Nhưng mà trong lịch sử xưa nay đã có chứng tỏ tường rằng: dầu thế lực vua chúa thế gian, dầu quyền phép ma quỷ hoả ngục cũng không làm sao cho đạo Thiên Chúa hoá ra “tả đạo” là đạo trái, đạo tà được!theo đây thì phần chữ đậm tác giả nói rằng TĐ là Đạo của Trời là tốt

6. Việt Tộc thời xưa có triết lý Tả nhậm. Vua Hạ Vũ thuộc tộc Việt, chúng ta thử đọc đoạn này xem :

Đức Khổng viết trong Luận ngữ: «Vua Vũ nhà Hạ, ta chẳng chê trách được. Trong việc ăn uống, ngài giữ đạm bạc, nhưng trong việc cúng tế quỉ thần thì lại trọng hậu. Y phục ngài thường mặc thì xấu, nhưng áo mặc ngài trang sức trong dịp cúng tế thì lại rất đẹp. Cung thất của ngài thì nhỏ hẹp, nhưng ngòi lạch trong nước thì Ngài tận lực sửa sang... Vua Vũ nhà Hạ ta chẳng chê trách được.» [9]

Theo đây thì văn hóa Việt mà Tả nhậm là một nét cơ bản cũng như chiều quay các sinh vật trên trống đồng cũng là quáy trái mang nhiều sắc thái sống thuận tự nhiên.

Cho đến đây thì FT vẫn chưa thể tự trả lời xác đáng là Tả Đạo là thuận tự nhiên hay nghịch tự nhiên? Mong rằng các sư huynh tỷ muội sẽ chỉ giáo thêm.

Tks!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cũng cùng với ý trên FT hiện tại cũng không trả lời được chiều quay của biểu tượng âm dương chiều nào là đúng hay cả 2 đều đúng

1. Chiều nghịch

Posted Image

2. Chiều thuận

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Thiên Đồng,

Mình thấy chùa này được xây mãi sau này, trong khi biểu tượng âm dương có từ rất lâu rồi, sau này con cháu có thể hiểu sai cũng là điều có thể xảy ra.

Về di tích lịch sử chùa Bối KhêChùa Bối Khê được xây dựng vào năm 1338, thời nhà Trần tại thôn Bối Khê

Share this post


Link to post
Share on other sites

FT xin được post thêm bài này để chúng ta cùng tham khảo (NGUỒN http://thienvanbachk...en-van-hoc.html)

Tiến Động và Chương Động trong Thiên văn học

Friday, 17 September 2010 14:47 I. Tiến Động là gì? 1. Định nghĩa.

Tiến động hay tuế sai, là hiện tượng trong đó trục của vật thể quay (ví dụ một phần của con quay hồi chuyển) "lắc lư" khi mômen lực tác động lên nó. Hiện tượng này được quan sát phổ biến trong các con quay, tuy nhiên mọi vật thể quay cũng chịu tiến động.

Trong hiện tượng này, khi một vật thể xoay tròn, trục của nó nghiêng và quay theo vòng tròn ngược hướng với hướng quay của vật thể. Nếu như vận tốc góc và mômen lực tác động lên vật thể quay là các hằng số thì trục sẽ tạo ra một hình nón. Trên chuyển động này, vận tốc góc luôn vuông góc với mô men lực.

Posted Image

Chuyển động Tiến Động của vật thể quay

2. Đối với các thiên thể, điển hình là Trái Đất.

- Nguyên nhân: Do Trái Đất có chuyển động tự quay nên nó phình ra ở xích đạo, điều đó có nghĩa vật chất phân bố không phải ở dạng khối cầu hoàn hảo. Do đó lực hấp dẫn của Mặt Trời, Mặt Trăng và các thiên thể khác tương tác với Trái Đất không thể coi như là lực tác dụng lên 1 chất điểm ở tâm Trái Đất. Lực tác dụng này là tổng hợp của 3 lực: Lực F tác dụng lên khối phỏng cầu có tâm tại tâm Trái Đất. Lực F1 tác dụng lên phần nhô ra (đối với dạng cầu hoàn hảo) của nửa vành xích đạo nằm gần Mặt Trời. Lực F2 tác dụng lên phần nhô của nửa vành xích đạo phía xa Mặt Trời. Ta biết rằng cường độ lực hấp dẫn tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách nên F1 > F2.

- Hệ quả: Vì F1 > F2 nên các lực tác dụng của Mặt Trời tạo nên 1 lực có xu hướng làm cho Trái Đất có mặt phẳng xích đạo trùng với mặt phẳng Hoàng Đạo. Điều đó không thể xảy ra do Trái Đất còn có một chuyển động là chuyển động tự quay.

Điều đó khiến trục quay của Trái Đất không cố định mà xoay đảo xung quanh Hoàng Cực (trục vuông góc với mặt phẳng Hoàng Đạo) với 1 góc 23,5 độ theo chiều ngược chiều quay của trục tạo thành một hình nón trong không gian. Đó chính là hiện tương Tiến động - Precession của trục quay Trái Đất. Mặt Trăng cũng gây nên hiện tượng này nhưng ở mức độ yếu hơn. Nó sẽ khiến cho trục quay của Trái Đất di chuyển. Hiện nay trục quay đó nằm gần ngôi sao Bắc Cực (Polaris) nhưng nó sẽ thay đổi theo thời gian và chuyển đến nằm gần một ngôi sao khác.

.....

.....

Tổng hợp của Sự Tự quay, Tiến Động và Chương Động

Nguyễn Văn Tân_PAC

Tham khảo :

http://www.vatlyvietnam.org

http://vi.wikipedia.org

Share this post


Link to post
Share on other sites

FuturePrecedor, tên gì khó đánh vần quá! Bạn cho hỏi "bàng môn tả đạo" được nhắc đến ở đâu nhỉ? Mình mới thường nghe "bàng môn tà đạo" chứ đây là lần đầu tiên nghe đến chữ "tả đạo"!

Share this post


Link to post
Share on other sites

FuturePrecedor, tên gì khó đánh vần quá! Bạn cho hỏi "bàng môn tả đạo" được nhắc đến ở đâu nhỉ? Mình mới thường nghe "bàng môn tà đạo" chứ đây là lần đầu tiên nghe đến chữ "tả đạo"!

Ở đây bạn http://caodaism.org/CaoDaiTuDien/b/b1-062.htm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mình thử dùng google và wiki thấy toàn sử dụng "tà đạo" với ý nghĩa không chính, gian tà. Nếu mới chỉ 1 trang web đó dùng thì có lẽ nên nghiên cứu kỹ, có thể nó được dùng trong nội bộ giáo phái chứ không phải với ý nghĩa phổ thông, kiểu như "phép mầu nhiệm mân côi" trong đạo Thiên Chúa vậy!

Chữ "tả đạo", theo mình có thể hiểu theo nghĩa cánh tả, cánh hữu trong chính trị, hoặc Việt hơn, có 1 khái niệm là "lề phải, lề trái"

Trân trọng!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Mình thử dùng google và wiki thấy toàn sử dụng "tà đạo" với ý nghĩa không chính, gian tà. Nếu mới chỉ 1 trang web đó dùng thì có lẽ nên nghiên cứu kỹ, có thể nó được dùng trong nội bộ giáo phái chứ không phải với ý nghĩa phổ thông, kiểu như "phép mầu nhiệm mân côi" trong đạo Thiên Chúa vậy!

Chữ "tả đạo", theo mình có thể hiểu theo nghĩa cánh tả, cánh hữu trong chính trị, hoặc Việt hơn, có 1 khái niệm là "lề phải, lề trái"

Trân trọng!

Đấy chính là ý mình muốn truy tìm, hai từ "tà đạo" và "tả đạo" trong cụm từ "bàng môn tả(tà) đạo" thì từ nào mới là từ gốc có trước.Từ sau là từ bị sử dụng biến âm theo thời gian.

Mình thử dùng google và wiki thấy toàn sử dụng "tà đạo" với ý nghĩa không chính, gian tà. Nếu mới chỉ 1 trang web đó dùng thì có lẽ nên nghiên cứu kỹ, có thể nó được dùng trong nội bộ giáo phái chứ không phải với ý nghĩa phổ thông, kiểu như "phép mầu nhiệm mân côi" trong đạo Thiên Chúa vậy!

Chữ "tả đạo", theo mình có thể hiểu theo nghĩa cánh tả, cánh hữu trong chính trị, hoặc Việt hơn, có 1 khái niệm là "lề phải, lề trái"

Trân trọng!

Ngoài ra bạn có quan điểm gì về chiều quay trong hình âm dương không?

Edited by futureprecedor

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đấy chính là ý mình muốn truy tìm, hai từ "tà đạo" và "tả đạo" trong cụm từ "bàng môn tả(tà) đạo" thì từ nào mới là từ gốc có trước.Từ sau là từ bị sử dụng biến âm theo thời gian.

Ngoài ra bạn có quan điểm gì về chiều quay trong hình âm dương không?

Chữ "tà" và chữ "tả" chưa bao giờ được coi là giống nhau. Còn về đồ hình âm dương, mình chưa có ý kiến gì cả!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Chữ "tà" và chữ "tả" chưa bao giờ được coi là giống nhau. Còn về đồ hình âm dương, mình chưa có ý kiến gì cả!

Đây là chữ tà đạo

Tà đạo - Chánh đạo:

  • 邪道 - 正道
Vậy thì cụm từ đúng xuất hiện lần đầu tiên là "bàng môn tà đạo" hay "bàng môn tả đạo"?

Thậm chí phải chăng là cụm từ người phương Bắc dành cho người phương Nam từ thời xa xưa.

Nếu đúng thế thật mà mình vẫn dùng thì có lỗi với Tổ tiên quá.

Edited by futureprecedor

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Thiên Đồng,

Mình thấy chùa này được xây mãi sau này, trong khi biểu tượng âm dương có từ rất lâu rồi, sau này con cháu có thể hiểu sai cũng là điều có thể xảy ra.

Vậy theo Fu thì cái nào là đúng?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy theo Fu thì cái nào là đúng?

Mình đang bỏ công tìm hiểu vấn đề này. Tạm thời chưa có câu trả lời cuối cùng.

Tks!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là chữ tà đạo

Tà đạo - Chánh đạo:

  • 邪道 - 正道
Vậy thì cụm từ đúng xuất hiện lần đầu tiên là "bàng môn tà đạo" hay "bàng môn tả đạo"?

Hãy đi sâu vào nội hàm - ngoại diên của từng từ mà bỏ qua con chữ đi:

- Tả: đối nghĩa với hữu, nghĩa là bên trái, đối diện với bên phải. Tả với hữu là cặp khái niệm tương đương

- Tà: nghĩa đối với chính, nghĩa mang ý nghĩa gian, tiêu cực. Tà với chính là cặp khái niệm đối lập.

Nếu hiểu như vậy, có lẽ không cần phải mắc công tìm hiểu cái nào có trước cái nào có sau, cái nào thay thế cho cái nào vì hai khái niệm này hoàn toàn không tương đương và thay thế cho nhau. Ví như nhiệt độ và độ ẩm vậy!

Trân trọng!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hãy đi sâu vào nội hàm - ngoại diên của từng từ mà bỏ qua con chữ đi:

- Tả: đối nghĩa với hữu, nghĩa là bên trái, đối diện với bên phải. Tả với hữu là cặp khái niệm tương đương

- Tà: nghĩa đối với chính, nghĩa mang ý nghĩa gian, tiêu cực. Tà với chính là cặp khái niệm đối lập.

Nếu hiểu như vậy, có lẽ không cần phải mắc công tìm hiểu cái nào có trước cái nào có sau, cái nào thay thế cho cái nào vì hai khái niệm này hoàn toàn không tương đương và thay thế cho nhau. Ví như nhiệt độ và độ ẩm vậy!

Trân trọng!

Mình post thêm ý này là lý do mình tìm hiểu chủ đề này

Vậy thì cụm từ đúng xuất hiện lần đầu tiên là "bàng môn tà đạo" hay "bàng môn tả đạo"?

Thậm chí phải chăng là cụm từ người phương Bắc dành cho người phương Nam từ thời xa xưa.

Nếu đúng thế thật mà mình vẫn dùng thì có lỗi với Tổ tiên quá.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lấy từ ngữ chỉ sự miệt thị của dân gian đi gán ghép giải thích (làm bổ đề) cho sự đúng sai của một hiện tượng tự nhiên thì quá gượng ép. Khi quán xét chiều của âm dương như thế nào là đúng thì trước hết hãy xem mình đang đặt mình là người quan sát đang đứng ở đâu trong vũ trụ này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

FT là thành viên mới toe, còn nhiều bỡ ngỡ, mong rằng sẽ được các bậc tiền bối đi trước trong diễn đàn giúp đỡ.

Mục đích tham gia diễn đàn đơn giản chỉ là gia tăng sự hiểu biết, make life better và đem điều có ích tới cho cuộc sống.

Nếu có điều gì làm phật lòng ban quản trị, xin được bỏ qua cho và nếu không phù hợp FT sẽ dừng post bài.

Tks!

Edited by futureprecedor

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay