Cóc Vàng

Những Câu Bí Ẩn

5 bài viết trong chủ đề này

Lạ kỳ cây thị tiêu diệt mọi xe ủi mon men lại gần

03/01/2012 12:51

Mọi máy ủi, máy xúc cứ đến gần định "triệt hạ" cây thị thì lần nào cũng vậy, khi thì xích bỗng nhiên đứt, khi thì máy móc đang gầm rú bỗng nhiên chết lặng...

Nhiều năm nay, du khách đi qua khu vực trung tâm thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) đều không khỏi tò mò đặt câu hỏi vì sao trước Trung tâm Văn hóa – Thông tin – Thể thao (TTVHTTTT) thành phố lại có một cây thị lù lù “án ngữ”. Lạ một điều là khu vực trước đây đầy bóng cây xanh, nhưng kể từ khi quy hoạch thì chỉ duy nhất cây thị này là không ai dám đụng đến, nay nằm chơ vơ giữa bãi đất trống thênh thang.

Mọi loại máy móc đều “quy hàng”

Câu chuyện bắt đầu từ hơn 10 năm trước đây, ngày ấy khu vực còn sum suê những cây cổ thụ tựa như một cánh rừng. Ông Lê Việt Cường, Phó Giám đốc trung tâm cho biết, tại khu đất định xây dựng nhiều công trình lớn này, máy móc ầm ào san bằng mọi chướng ngại vật, mọi cây cổ thụ đều đã được di dời nhưng riêng cây thị thì “có vấn đề”. Máy ủi, máy xúc cứ đến gần định “triệt hạ” cây thì lần nào cũng vậy, khi thì xích bỗng nhiên đứt, khi thì máy móc đang gầm rú bỗng nhiên chết lặng.

Posted ImageCây thị ma ám ở Móng Cái. Chuyện lạ này lặp đi lặp lại nhiều lần, đến khi cả khu vực đã hóa thành bãi đất trống thì riêng cây thị vẫn “kiên cường bám trụ”. Bỏ phương án dùng máy móc di dời cây, người ta thuê nhân công chặt gốc nhưng “có cho vàng cũng không ai dám làm”.

“Cuộc chiến” giữa cây và máy tiếp tục giằng co, cơ quan chức năng tiếp tục nhiều lần điều máy móc đến thì những chuyện lạ nêu trên cứ lặp lại. “Chỉ riêng trong năm 2011, chúng tôi đã 3 lần định di dời cây, một lần đầu năm, hai lần giữa năm nhưng lần nào cũng thế, cứ tiến đến gần cây là tự dưng máy… sinh bệnh”, ông Cường nói.

Ông Bùi Bá Quảng, Giám đốc Trung tâm xác nhận sự việc: “Một số cây cổ thụ lớn hơn cây thị rất nhiều đã được di dời đi nơi khác nhưng riêng cây thị thì bất di bất dịch”. Người ta tuân thủ nguyên tắc “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên đã thắp hương “xin cây” nhiều lần nhưng “thần cây” có lẽ không chấp nhận. “Lúc đầu chúng tôi cho rằng xe hỏng là do máy móc hoặc có vấn đề từ người lái xe.

Chúng thôi đã khắc phục bằng cách thay xe nhiều lần, đổi lái xe liên tục, vậy mà xe vẫn không sao đến gần được. Nếu có đến gần thì bỗng nhiên chết máy, nhưng khi đưa xe đến khu vực khác làm việc thì lại nổ ầm ầm bình thường như chưa từng có chuyện gì xảy ra”, vẫn lời ông Quảng.

Theo lời vị giám đốc này, thậm chí còn có lần xe đứt hẳn xích khiến người ta phải thay toàn bộ xích mới cho xe. Có lần người lái xe hoa mắt, khi đến gần cây bỗng nhiên rời vô lăng nhảy xuống đất ra về. Có người lái xe sau khi không “tấn công” được cây thì hoảng sợ nhất quyết xin chuyển công trình. “Vậy “tương lai” của cây thị sẽ ra sao?”. “Chúng tôi đành thống nhất giữ nguyên cây thị ở vị trí đó”, ông Giám đốc trả lời.

Cây gieo rắc tai họa?

Để phần nào “giải mã” những bí ẩn của cây thị, chúng tôi hỏi địa chỉ của gia đình đã từng sở hữu mảnh vườn có cây thị trên thì được biết, khi thành phố bồi thường để giải phóng mặt bằng, gia đình đó đã chuyển sang một vùng khác định cư.

Cụ Hoàng Xuân Thâm (80 tuổi, một người dân ngụ phường Hòa Lạc) là một trong số it người biết chuyện kể lại, cây thị vốn của một gia đình hàng xóm nhà bố mẹ vợ ông. Khi khu đất trên là khu dân cư, cụ thấy chủ nhân hay thắp hương bên gốc cây nhưng chưa khi nào thấy người chủ hái quả hay chặt cành.

Cụ Nguyễn Thị Bẩu (81 tuổi), người ngày trước từng ở gần khu vực cho biết trước đây khi vùng này chưa được quy hoạch, cây thị mọc trong vườn của một gia đình người Hoa Kiều. Lúc đó, cây sai trĩu trịt quả và to một cách lạ thường, có thể lớn như quả bưởi, tròn xoe thơm lừng cả xóm. Sau khi những người Hoa Kiều này rời đi thì một gia đình người Việt Nam đến ở. Bất thường xảy ra kể từ khi đến ở, người trong nhà ấy chẳng ai khỏe khoắn bình thường.

“Họ cứ suốt ngày ốm đau, có người bị dị tật. Bà mẹ già có một cái bướu rất to ở cổ, miệng thì méo xệch; cô cháu gái thì đôi chân dị dạng. Nhất là ông bố suốt ngày ho như muốn nổ phổi. Họ đã thuốc thang chạy chữa rất lâu, còn lập cả bát hương trên cây thị nhưng những căn bệnh ấy đã không thuyên giảm mà còn gây hoang mang, sợ hãi cho cả làng”, bà lão thuật lại.

Không hiểu những căn bệnh kỳ quái đó có phải do họ “sống chung” với cây thị lạ nên bị, hay đó chỉ là số đen đủi nên mắc bệnh? “Chẳng ai dám động đến cây thị dù hàng năm nó vẫn đơm hoa kết trái và cho rất nhiều quả”, cụ trầm tư nhớ lại.

Bí ẩn chưa lời giải

Không một người dân địa phương nào biết cây thị có từ lúc nào. Riêng cụ Khâm thì nhớ lại một vài chuyện lạ liên quan đến cái cây khẳng khiu “chẳng hiểu chứa điều thần bí gì mà quanh nó có những chuyện khó có thể giải thích”.

Ông cụ cho biết, những năm kháng chiến chống Pháp, ngày ấy Móng Cái còn có tên huyện Hải Ninh và bọn giặc “trời đánh” không có chuyện gì xấu xa là không làm, từ cướp của, giết người dân vô tội cho đến hãm hiếp con gái nhà lành. Rồi nghe người dân kháo nhau về cây thị linh thiêng mọc ở bên kia sông, chúng cười khẩy khinh bỉ, cho rằng đó chỉ là lời đồn đại của những kẻ nhát gan, yếu bóng vía.

Để ra oai, một tên quan Tây đã trèo lên bẻ cành thị rồi “phóng uế” ngay dưới gốc cây. Sáng ngày hôm sau, bọn lính giặc nháo nhác vì không thấy tên quan Tây đó đâu nữa. Chúng hò nhau đi tìm, lục tung từng con phố, từng nhà dân nhưng dấu vết đồng bọn vẫn biệt tăm.

Vài ngày sau đó, xác tên giặc được tìm thấy ở bờ sông cách cây thị một quãng đường. “Không ai rõ tên giặc chết vì du kích ta trừ khử hay hắn mất mạng vì nguyên nhân nào. Chỉ biết là đêm hôm đó, gió cứ rít lên từng cơn dài trên ngọn cây thị. Từ đó, quân Pháp cấm bọn lính bén mảng đến gần cây thị”, ông cụ thuật lại.

Chuyện xưa thì ít người chứng kiến nên dù sao cũng có hơi hướng truyền thuyết. Nhưng câu chuyện cách đây khoảng hai năm thì người dân sống xung quanh cây thị thì ai ai cũng quả quyết “Đừng có dại mà trêu vào cây thị”. Cuối năm 2009. Một tốp thanh niên địa phương kế bên đi qua, nghe người dân kể và để “chứng tỏ bản lĩnh” liền dừng xe trèo lên cây thị hái quả, rồi ra chơi ở bãi biển Trà Cổ cách đó không xa.

Ngay đêm đó, những tai ương liên tiếp xảy ra với họ, người thì bị đánh, bị cướp; người thì bỗng dưng lăn đùng ra ốm sốt vật vã. Tra hỏi rõ ngọn ngành câu chuyện, vài ngày sau người thân của các thanh niên vội vã đội “mâm lớn mâm bé” ra thắp hương nghi ngút bên gốc cây, còn mời cả “thầy cúng cao tay” về cúng giải hạn. “Nào là ngựa giấy, thuyền giấy, tiền vàng âm phủ và đồ vàng mã khác cứ cháy ngùn ngụt.

Những tưởng cúng khấn xong thì sẽ được bình an. Ai ngờ chính người thanh niên bị đánh và cướp xe ấy chưa đầy hai tháng sau mất mạng vì gặp tai nạn giao thông”, một người dân thuật lại. Cũng không ai kiểm chứng được việc nhóm thanh niên bị cây “trả thù” hay đó chỉ là những tai nạn rủi ro có thể gặp trong cuộc sống, nhưng từ đó cây cổ thụ ngày càng “nổi tiếng” hơn, ai ai cũng tránh xa.

Người ta cũng lấy làm lạ về sức sống diệu kỳ của cây: Toàn bộ gốc cây mục ruỗng, chỉ còn trơ phần vỏ dày khoảng nửa gang tay, bốn cành lớn thì đã gãy do nắng mưa dầu dãi, do gió bão quật đổ. Vào mùa rụng lá, cây như một cây chết với bốn “cánh tay” khẳng khiu vươn lên nền trời ở độ cao khoảng 8m.

Vậy mà đến mùa ra lá, “cây chết” này lại bật ra những mầm xanh li ti, những cành non lại đâm trồi nảy lộc như chứng tỏ sức sống bất diệt. Không ai rõ cây “có hồn” hay không, nhưng câu chuyện máy móc cứ đến gần cây là chết lặng thì có lẽ rất cần các nhà khoa học kiểm chứng, để du khách ngang qua khỏi phải đặt câu hỏi ngạc nhiên: “Vì sao hàng chục năm qua, cây vẫn “ngang nhiên án ngữ” như “trêu ngươi” con người giữa trung tâm thành phố?”.

Nguyễn Hường/PLVN

Tags: Phóng sự khám phá, chuyện lạ Việt Nam, chuyện không tin nổi, ngoại cảm tìm mộ, ma quái

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đôi trai gái chết trôi sông “đòi“ được chung mồ, xây mộ?

17-01-2012 00:30:54

Theo PLTD

Bên bờ đê hữu sông Đào chạy qua địa phận Đội 8, xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản (tỉnh Nam Định), ngôi mộ đôi của một cặp trai gái chết trôi sông 30 năm nay dù vô chủ nhưng không hiểu sao vẫn ngày càng to đẹp, “hoành tráng” hơn.

Vì những chuyện lạ chưa lý giải quanh ngôi mộ đôi này, lại thêm thương cảm cho mối tình ngang trái nên người dân đã xây mộ để “người chết khỏi quấy rối người sống”.Thần chết" không chia lìa được lứa đôi Ông Nguyễn Văn Hoàn, nguyên là Xã đội trưởng của xã những năm 1980 cho biết, chuyện xảy ra cách đây 30 năm. Một ngày cuối tháng 8/1981, người dân khu vực lên báo chính quyền xã về việc bất ngờ phát hiện hai xác người nổi lên tại bãi sông địa phương, nay nhờ xã hỗ trợ trục vớt, chôn cất người xấu số. Khi chính quyền xã có mặt tại hiện trường thì hai cái xác đã được dân vạn chài cột vào cọc tre ngay sát mép sông. Kinh nghiệm của người dân địa phương, cũng như xác định của cơ quan chức năng thì có thể hai cái xác đã trôi theo dòng nước dạt vào bãi sông này. Do xác đã lâu ngày ngâm trong nước nên gần như biến dạng, khi trục vớt kéo lên bờ thì mọi người nhận ra đó là một cặp trai gái. Hai thi thể không mặc quần áo, chỉ có một chiếc thắt lưng da thắt bụng hai người lại với nhau. Nhiều tiếng đồng hồ khám nghiệm tử thi, công an nhận thấy không có dấu hiệu của án mạng, có thể các nạn nhân đã tự tìm đến cái chết. Một trong những chứng cứ khác củng cố thêm nhận định này là bức thư tuyệt mệnh được cẩn thận gói vào bao ni-lon, gắn chặt vào chiếc thắt lưng nên không hề bị ướt dù đã nhiều ngày lênh đênh trôi sông. Ông Hoàn không nhớ chính xác từng câu chữ trong nội dung bức thư, nhưng đại ý là: “Chúng tôi từ một nơi rất xa đến, vì gia đình ngăn cản chuyện tình cảm mà không đến được với nhau. Hai chúng tôi đã không còn sự lựa chọn nào khác nên đã cùng nhau tự vẫn. Nếu ai thấy chúng tôi xin hãy chôn trong cùng một ngôi mộ để chúng tôi được mãi mãi bên nhau”.Công tác khám nghiệm hoàn tất cũng là lúc trời chiều. Chính quyền xã quyết định mai táng hai nạn nhân xấu số ngay tại bờ sông nơi xác họ trôi vào, và tất nhiên là chôn mỗi người mỗi mộ riêng. Dù đã lường trước được bất trắc nên chính quyền đã sắm sẵn hai cỗ áo quan quá khổ, nhưng người chết dường như không “vừa lòng” nên mọi nỗ lực đưa nạn nhân vào quan tài đều bất thành. Mọi người hò nhau xúm vào khiêng các nạn nhân mà vẫn không thể nhập quan được cho người xấu số. “Lúc thì nặng, lúc thì nhẹ, lại có lúc người chết như phình ra nên không đưa được vào hòm. Đến lần cố gắng thứ 5 thì mọi người hoảng thật sự, trời đã tối, mùi xú uế nồng nặc, lại thêm nỗi sợ “chẳng hiểu có ma tà gì hay không”, một nhân chứng trong làng nhớ lại.Posted Image

Ngôi mộ đôi của cặp trai gái chết trôi sông.Những người khâm liệm thảo luận nhanh rồi quyết định lầm rầm: “Thôi thì các anh chị đã muốn vậy thì chúng tôi đành chiều lòng”. Hai bộ quan tài được phá ngay tại chỗ, lấy các mảnh gỗ quây thành chiếc áo quan hình vuông và lúc bấy giờ hai xác chết được đưa vào nhẹ nhàng mà những người làng không gặp khó khăn gì.Những nấm đất vội vàng được đắp lên thành một cái nấm nho nhỏ. Cũng có người băn khoăn “chẳng hiểu chôn chung như vậy có sai phong tục tập quán gì không” nhưng thắc mắc đó nhanh chóng được mọi người gạt đi “Vẫn chưa sợ hay sao mà còn đòi bàn lùi?. Đó cũng là di nguyện của họ trước lúc chết mà”.Chuyện người chết trôi cũng chỉ xôn xao trong làng ít ngày, rồi làng lại trở về nhịp sống bình thường. Sau khi vụ việc xảy ra, cơ quan chức năng có đăng thông báo tìm thân nhân của những người xấu số nhưng không thấy hồi âm. Một năm, hai năm rồi nhiều năm sau đó mọi việc dần đi vào quên lãng, ngôi mộ trở thành mả vô chủ không người thừa nhận.Người đã chết vẫn… đòi được xây mộ Chuyện lạ xảy ra vài năm sau, khi ông Nguyễn Hữu Nam, một người dân địa phương là bảo vệ cánh đồng bãi bị “ma trêu” khi dựng lều cạnh mộ hoang. Ngày ấy còn là thời kỳ bao cấp, dân vạn chài thường lợi dụng đêm tối để lên lấy trộm khoai và các loại hoa màu khác, và hợp tác xã phải cắt cử bảo vệ hàng đêm trông coi hoa màu. Một đêm cuối đông năm 1984, để tránh gió rét ông căng bạt dựng lều áp ngay bên cạnh ngôi mộ, cửa lều hướng ra dòng sông. Màn đêm buông xuống trong cơn mưa phùn giăng giăng, đang co ro trong chiếc lều bạt, khi nửa tỉnh nửa mơ ông bỗng thấy có những đợt đất đá ném ào ào trên đỉnh lều. Tưởng lũ trộm trêu đùa, ông xách đèn pin lao ra truy đuổi nhưng lia khắp cánh đồng chẳng thấy một bóng người. Cứ ngỡ tai nghe nhầm, ông lại chui vào lều nhưng cứ ít phút sự việc lại lặp đi lặp lại như thế. Chột dạ “à thì ra mình đang nằm cạnh ngôi mộ đôi chết trôi”, lấy hết can đảm ông vác con dao mác chặt mạnh một nhát vào giữa ngôi mộ rồi “lu loa”: “Tao cũng là người lao động, không làm tổn hại gì đến nơi đây, nếu chúng mày còn trêu tao nữa thì tao sẽ phá tan nhà chúng mày”.Đến giờ nhớ lại chuyện cũ ông lão vẫn còn thấy sợ và cười: “Lúc đó sợ quá nên mới bạo gan như vậy. Nhưng lạ thay từ lúc đó tới sáng không còn những đợt đất đá ném vào lều nữa. Thú thật từ đó khi giăng lều ngoài bãi, tôi cũng tránh xa cái khu đó ra, đỡ phiền phức”.Hai năm sau, vào cuối năm 1986 một chuyện lạ khác lại xảy ra liên quan đến ngôi mộ. Một chiếc thuyền chở đồ gốm khi xuôi sông Hồng, đến khu vực trạm bơm Cốc Thành thì gặp nạn, đang đêm chiếc thuyền bị đánh chìm.Toàn bộ gia đình chủ thuyền thoát nạn nhưng tài sản thì chìm cả xuống đáy sông, trong đó giá trị nhất là chiếc hòm gỗ sồi đựng toàn bộ tiền bạc của nả của cả gia đình. Cả nhà lặn tìm sục sạo dưới đáy sông nơi thuyền đắm mà chẳng thấy chiếc hòm đâu, người chủ thuyền thơ thẩn đi xuôi theo bờ sông kiếm tìm trong tuyệt vọng. Khi đến bãi sông này, ông bàng hoàng nhận ra chiếc hòm gia sản nhà mình lại…. mắc trên ngôi mộ hoang. Mừng rỡ mở ra xem, người mất của không tin vào mắt mình khi thấy tiền vàng còn nguyên vẹn.Chiếc hòm có thể chỉ tình cờ do sóng đánh trôi dạt nên trôi vào ngôi mộ, nhưng người mất của thì nhất quyết “đền ơn” cái mả vô chủ. Từ đó, cứ dịp tết âm lịch là vị chủ thuyền năm nào lại cho thuyền đến bãi sông tu sửa ngôi mộ, thắp nhang như một sự tri ân cho “đôi trai gái giữ của”.Những ngày gần đây, làng lại thêm một lần xôn xao vào cuối năm 2011, khi đội thủy lợi 302 của huyện trúng thầu thi công kè đê qua bãi sông đoạn có ngôi mộ đôi. Ở chỗ khác thì thuận lợi, nhưng khi thi công đến đoạn này, cứ thả sọt đá nào xuống sông để làm móng thì ngày mai những sọt đá đều “mất tích”. Tưởng có kẻ phá hoại, người ta còn cử bảo vệ gác suốt đêm nhưng suốt nhiều ngày “điệp khúc” cứ diễn ra và đội thi công “dậm chân tại chỗ”.Một đêm cuối tháng 12/2011, ông Vũ Văn Nam, người chỉ huy công trường ngủ lại nơi thi công thì mơ thấy hai người một nam một nữ trên người quấn vải trắng đứng trước cửa lán nói: “Nếu muốn xây được đoạn kè đê này thì phải xây ngôi mộ đôi vững chắc trước đã”.Sáng hôm sau đem chuyện giấc mơ hỏi những cụ cao niên ở địa phương, người này giật mình kinh hãi vì giấc chiêm bao của mình lại trùng hợp với những câu chuyện của ngôi mộ hoang như vậy. Vậy là nhóm thợ ngày hôm ấy không đi thả đá mà có việc mới là xây ngôi mộ thành vuông vức, vững chắc. Ngày hôm sau tiếp tục thi công kè đá, kỳ lạ là công việc lại trôi chảy như chưa từng có bất trắc nào.Những câu chuyện lạ xung quanh ngôi mộ đôi có thể chỉ là sự tình cờ trùng lặp, có thể chỉ do thương cảm mối tình ngang trái của người dưới mồ nên người ta “thần hồn nát thần tính” mà ngỡ là có thật.Thế nhưng nhiều chủ tàu thuyền khi xuôi ngược qua đoạn sông này đều không ai bảo ai mà dừng lại thắp nén nhang thương cảm cho ngôi mộ đã hàng chục năm vô chủ, thương cảm cho cuộc tình của đôi trai gái đến chết vẫn không rời nhau, và cầu mong cho những chuyến hàng của mình được “xuôi gió thuận buồm”.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài 1:

Bí ẩn về ngôi đình 'xe tăng kéo không đổ'

Posted Image - Hơn 2 giờ đồng hồ, 4 chiếc xe tăng quần thảo gầm rú kéo nhưng ngôi đình vẫn đứng trơ trơ. Thấy ngôi đình không sập, bọn lính đi càn cứ tưởng ngôi đình quá thiêng nên sì sụp lạy trước khi lên xe kéo quân chạy ra khỏi làng...

Huyền thoại về ngôi đình cổ ẩn chứa bao điều bí ẩn cũng như cây rõi hàng trăm năm tuổi sừng sứng giữa trời xanh với bao chuyện hoang đường về cây cổ thụ biết tránh bom đạn để bảo vệ dân làng qua những biến cố đau thương những năm chiến tranh ác liệt vẫn là bí ẩn chưa có lời giải thích...Huyền thoại ngôi đình cổ

Ngôi đình làng cổ Thạch Tân (xã Tam Thăng, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam) xây dựng từ năm nào chẳng ai nhớ nổi. Trong ký ức của mình, những bậc cao niên nơi vùng cát này chỉ biết một điều rằng đình làng Thạch Tân xây cùng lúc với đình Chiên Đàn nổi tiếng chỉ cách làng Thạch Tân khoảng 1 km đường chim bay.

Posted ImageÔng Lê Khắc Phiến chỉ nơi dấu tích dây xích sắt xe tăng Mỹ kéo vẫn còn in dấu trên cột đình cổ Thạch Tân.

Ông Lê Khắc Phiến, nguyên Trưởng An ninh Thạch Tân, người bám trụ tại làng Thạch Tân suốt những năm chiến tranh ác liệt nhớ lại cảnh đạn bom cày xới và những trận càn kinh hoàng của lính Mỹ biến vùng đất cát này thành hoang mạc không một bóng cây."Đến mãi bây giờ tui vẫn không thể nào lý giải được vì sao ngôi đình cổ vẫn tồn tại. Tui không nói là mê tín, nhưng có những điều khó mà lý giải được vì sao...?” - ông Phiến kể.

Những kỳ tích nơi đình làng này dẫu lịch sử được ghi lại rõ ràng, nhưng vẫn còn đó nhiều bí ẩn mà rất ít người biết. Nơi ngôi đình cổ toạ lạc chỉ cách tỉnh đường Quảng Tín (nay là trụ sở UBND tỉnh Quảng Nam) chưa đầy 1,5 km đường chim bay.

Cách quốc lộ 1A và các cứ điểm chốt chặn của lính Mỹ khoảng hơn 800 m. Thế nhưng, ngay dưới đình làng này là kho chứa lương thực cùng trạm xá dã chiến của quân giải phóng và là cửa chính của hệ thống địa đạo dài hơn 38 km kéo dài qua nhiều làng xóm xuống tận sát biển.

Mặc dù nằm sát nách các đồn bốt, các cứ điểm chốt chặn và trung tâm đầu não của chế độ cũ, nhưng suốt nhiều năm dài, quân địch không hề hay biết dưới lòng đất đình làng Thạch Tân là cứ điểm quan trọng của lực lượng quân giải phóng và du kích địa phương bám trụ nơi vùng ven biển bị cày trắng này.

Sức mạnh kỳ bí từ ngôi đình cổ

Lục trong trí nhớ tuổi tác già nua của mình, ông Phiến cùng những cụ già nơi làng Thạch Tân này bắt đầu kể lại buổi chiều kinh hoàng mà mãi mãi ông không thể nào quên.

Đó là vào một buổi chiều tháng 2 sau tết Mậu thân 1968, trong số chiến sĩ của Huyện đội Bắc Tam Kỳ bất ngờ có một người tên Cẩm ra hàng giặc và khai báo toàn bộ cơ sở và hệ thống địa đạo dưới lòng đất đình làng Thạch Tân.

Posted ImageĐình làng cổ Thạch Tân với bao huyền thoại vẫn trường tồn qua hơn 300 năm

Ngay sau đó, một lực lượng lính Mỹ hùng hậu bắt đầu càn quét với mục tiêu san phẳng ngôi đình cổ và đánh bật khu địa đạo dưới lòng cát trắng để tiêu diệt quân giải phóng.Nhiều bậc cao niên nơi làng Thạch Tân vẫn còn nhớ như in trận càn quét kinh hoàng vào làng trong buổi sáng tháng 2 sau tết Mậu thân 1968.

Trên trời có máy bay yểm trợ, dưới đất thì chia thành 4 cánh quân, mỗi cánh có 6 xe bọc thép M113 dẫn đầu, hùng hổ tiến vào làng.

Trước khi càn quét, pháo từ căn cứ Chu Lai, Tuần Dưỡng cách đó hơn 10 km đường chim bay bắn cấp tập dọn đường. Cả làng Thạch Tân bé nhỏ bị cày xới.

Tên Cẩm dẫn lính Mỹ và một số lính Sài Gòn đi theo làm phiên dịch, xông thẳng tới nhà ông Tân nằm cạnh đình làng. Lúc này, ông Tân đã ngoài 68 tuổi, điềm nhiên ngồi chẻ tre đan rổ trước hiên nhà.

Toán lính Mỹ xông vào bắt trói ông Tân và cô con gái 12 tuổi lôi ra miệng địa đạo đánh đập dã man và bắt hai cha con ông phải gọi bộ đội dưới địa đạo lên hàng.

Bọn lính Mỹ đánh đập tra khảo cha con ông Tân từ sáng đến chiều khiến ông Tân như chết đi sống lại nhiều lần nhưng vẫn không khai thác được thông tin.

Cuối cùng, bọn chúng dùng dây dù trói giật cánh khuỷu và dòng dây buộc ông bò xuống địa đạo bảo du kích, bộ đội ra hàng.

Trên miệng hầm, chúng giữ dây dù và thả dần xuống; đồng thời cũng lăm lăm súng đe dọa, nếu ông Tân không nghe lời sẽ bắn tan xác cô con gái.

Còn ông Phiến nhớ lại: Lúc đó tui cùng ông Nguyễn Đinh ngồi ngoài gần miệng hầm nên nghe rõ bọn Mỹ tra tấn và yêu cầu cha con ông Tân 'kêu gọi Việt Cộng lên đầu hàng'.

Lúc đó tui bàn tính với anh Đinh là bằng mọi giá phải giải cứu cha con ông Tân. Nhưng bằng cách nào thì chưa nghĩ ra.

"Khi đối mặt với chuyện sinh tử của hai cha con ông Tân trên miệng hầm địa đạo, anh em tụi tui cũng đang cận kề với cái chết thế mà bình tĩnh đến lạ lùng. Đúng là trong cái khó ló cái khôn anh ạ...” - ông Phiến bồi hồi nhớ lại.

“Lúc đó tui và anh Đinh nhanh chóng hội ý phương án: Khi ông Tân xuống hầm, hai anh em sẽ đón ông Tân và bảo ông Tân quay lại lên, giả vờ khóc nói với bọn chúng là ở dưới hầm tối quá, mắt mờ không nhìn thấy nên cần có con gái bò trước dẫn đường để kêu gọi 'Việt cộng ra đầu hàng'... - ông Phiến kể.

Khi cha con ông Tân xuống địa đạo, ông giữ chặt dây trói ông Tân mà lần tới như thể ông Tân đang bò để giặc khỏi nghi ngờ, còn ông Đinh nhanh chóng dùng dao cắt dây trói cho ông Tân.

Sau đó ông Đinh đưa cha con ông Tân sang ngách hầm khác, dùng bao đất lấp lại.

“Khi miệng ngách thông chỉ còn vừa lọt người qua, tui cột dây dù vào rễ cây dưới địa đạo, rồi tuồn qua lỗ ngách lấy bao đất lấp kín lại kiên cố hơn. Sau đó, mọi người di chuyển trong địa đạo đi chỗ khác".

Posted ImageMột góc đình làng cổ Thạch Tân

Ở bên trên, giật dây một hồi không thấy cha con ông Tân quay lên, bọn giặc tập trung súng phun lửa bắn xuống, ném theo hàng trăm quả lựu đạn. Rồi đổ xuống mấy thùng chất độc hòng giết chết người dưới địa đạo.Nhưng, ngách thông đã lấp kín nên hàng nghìn người dưới địa đạo không hề ảnh hưởng.

Tức tối vì để thoát cha con ông Tân, cũng chẳng bắt được tên Việt cộng nào, bọn lính Mỹ đi càn bắt đầu dùng mìn dây và dây xích cột vào hai hàng cột gian giữa đình làng Thạch Tân rồi cho 4 xe bọc thép đồng loạt nổ máy kéo đánh sập đình làng.

Nhưng hơn 2 giờ đồng hồ 4 chiếc xe tăng quần thảo gầm rú kéo nhưng ngôi đình vẫn đứng trơ trơ giữa cát trắng.

Thấy ngôi đình không sập, bọn lính đi càn cứ tưởng ngôi đình quá thiêng nên sì sụp lạy trước khi lên xe kéo quân chạy ra khỏi làng...

Vũ Trung

(Còn tiếp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Rắn Thần” quẫy đạp, hàng loạt người chết? (kỳ 5)

13/03/2012 06:11

(VTC News) - Không hiểu do trùng khớp thế nào, mà hầu hết những gia đình tham gia phá núi Dưỡng Chân, chỗ hình đuôi con rùa đều gặp họa sát thân.

Tin liên quan

Cột điện giết người và những cái chết biết trước (kỳ 4)

Những cái chết kỳ lạ ở chân núi hình quy ẩn xà (kỳ 3)

Chặt đầu “Rùa Thần” khiến nhiều người chết đuối? (kỳ 2)

Lời đồn ngôi đền và quả núi thiêng ở Hải Phòng (kỳ 1)

Sự kiện:

Ông trưởng làng Mỹ Cụ (Chính Mỹ, Thủy Nguyên, Hải Phòng) Trần Văn Ngoang cũng xác nhận việc những gia đình sống ở phía Tây núi Rùa, được đồn đại là đuôi con rùa đều gặp cảnh chết chóc lạ lùng. Mấy thanh niên chết trẻ, mấy người vợ bỏ chồng về với đất lại là cháu ông. Ông Ngoang vạch cỏ dẫn tôi lên đỉnh núi Rùa, rồi vòng về hướng Tây. Phía đuôi con rùa này đã bị đào nham nhở, vẫn còn đất đỏ lộ ra, vết máy xúc cào. Nhiều chỗ vách núi dựng đứng cao tới 20m, sâu hoắm.

Posted Image

Vết tích móc núi lấy đất ở phía Tây núi Dưỡng Chân, nơi được đồn là đuôi rùa.

Dọc vách núi ấy, vô số đường hầm xây bằng gạch lộ ra. Có đường hầm bị máy xúc múc đi gần hết, có đường hầm mới bắt đầu lộ ra. Thậm chí, tôi đang đi với ông Ngoang ở sát vách núi, chân dẫm lên lớp đất đỏ, bỗng sụt một cái, lộ ra một ngôi mộ gạch.

Theo ông Ngoang, tất cả những gia đình phá núi lấy đất đều đã trúng mộ gạch và thu được ít nhiều đồ cổ. Sau khi lấy đồ cổ, họ cho máy xúc múc hết cả gạch chở đi làm nguyên liệu san lấp mặt bằng.

Posted Image

Ông M. dùng cả gạch lấy từ mộ Hán để chêm dây phơi.

Ngay sườn núi sát khu vườn nhà ông M. cũng lộ ra mấy dấu tích hầm mộ. Khắp vườn nhà ông vương vãi gạch từ mộ Hán. Thậm chí, ông buộc dây phơi quần áo cũng chêm bằng viên gạch cổ cho chắc chắn. Tôi đang chụp ảnh, nhòm ngó những vách mộ, thì một người đàn bà có khuôn mặt buồn rười rượi đi tới chào ông Ngoang và tôi. Hóa ra là bà Nguyễn Thị T., là vợ ông M.

Bà T. mời tôi và ông Ngoang vào nhà uống nước. Ngôi nhà trống hoác, chỉ có mấy bao thóc vứt chềnh ềnh giữa nhà. Bàn thờ ở góc nhà, khung ảnh chàng trai khôi ngô tuấn tú được phủ bởi tấm vải voan mỏng màu hồng.

Posted Image

Đau lòng trước cái chết của con nên có thời gian bà T. phát điên.

Bà T. kể với giọng buồn: “Đấy là cháu K. nhà tôi. Cháu mất 3 năm trước, lúc 26 tuổi. Cháu học giỏi lắm, nhưng nhà nghèo, nên không đi thi đại học được. Năm 18 tuổi, cháu nó to khỏe, nhanh nhẹn, chịu khó, nên được nhận làm công nhân ở nhà máy Lilama. Cả nhà trông mong vào cháu. Vậy mà…”.

Theo bà T., tối hôm đó, K. từ nhà máy về chơi, nên gọi hai cậu bạn cùng xóm đến nhà ăn uống vui vẻ. Lâu ngày không gặp nhau, nên trò chuyện khuya lắm. Tối ấy, hai cậu bạn ngủ luôn lại nhà. Sớm hôm sau, hai cậu bạn dậy ra về, nhưng K. vẫn ngủ. Ông Lê Văn M. thấy con ngủ muộn thì vào gọi. Nhưng gọi mãi không thấy K. thưa. Ông M. sờ vào người con thì con trai ông đã lạnh ngắt từ bao giờ.

Posted Image

Di ảnh con trai bà T.

Điều khủng khiếp tiếp tục xảy đến với gia đình, là đúng 49 ngày sau cái chết của K., gia đình lại đón nhận cái chết lạ lùng của anh L., 40 tuổi, cách nhà K. mấy mảnh vườn, là anh em con bá con dì với K.

Hôm trước, mọi người còn thấy anh L. đi lại ngoài đường, bơi bì bõm dưới sông. Thế nhưng, sớm hôm sau, bà D., là chị gái bà T., gọi mãi không thấy con dậy. Anh L. đã chết tự bao giờ, thân thể lạnh ngắt.

Rồi tiếp sau đó thời gian, anh N., cũng là người trong họ, khi bế con về ông ngoại chơi, chả hiểu sao đứa bé đang rất khỏe mạnh, bỗng chết ngay trên tay bố.

Làm tang ma cho con, cho cháu một thời gian, thì đến vợ ông M., tức bà T. phát điên. Việc bà T. phát điên do chính lời bà kể. Không hiểu do quá đau buồn vì cái chết của con, hay do “Thần Rùa, Thần Rắn” quở trách, mà bà lại lâm vào hoàn cảnh như vậy.

Bà Tâm dẫn chúng tôi ra bụi tre trên sườn núi sau nhà bà với dáng vẻ rón rén sợ sệt. Đứng trên bụi tre bà chỉ mấy nóc nhà nằm ngay sát đuôi rùa, từng phá núi đào đất đi bán. Dọc ven quả núi bị đào nham nhở, đứt long mạch đó là nơi trú ngụ của đại gia đình anh em, bố con ông Tr., R., S., X., N., Th., rồi các gia đình các anh T., N., xa hơn chút, phía sườn Bắc là nhà ông L.… Những gia đình này đều có người chết bất đắc kỳ tử.

Posted Image

Ông Ngoang chỉ dấu tích mộ Hán lộ ra do các gia đình đào đất núi Dưỡng Chân.

Khởi đầu cho sự thương tâm là gia đình ông Trần Văn R.. Ông R. đẻ được hai cậu con trai, thì một bị tật nguyền, khoèo tay, khoèo chân.

Nhà nghèo, nên khi có doanh nghiệp mua đất, ông R. bán tích cực nhất. Cách đây 6-7 năm gì đó, cậu con đòi lấy vợ bên xã Kỳ Sơn. Ông R. tổ chức cưới xin cho con đàng hoàng, chỉ thiếu có nhạc sống xập xình.

Đêm trước ngày cưới, cậu con trai đòi thuê dàn nhạc, bố bảo thôi, vì nhà nghèo, cưới xin tiết kiệm, nhạc nhẽo làm gì. Giận bố, tủi hổ với bạn bè, S. tu nguyên chai thuốc sâu và chết ngay tại chỗ.

Rạp đã mắc, cỗ bàn đã chuẩn bị xong xuôi, và mấy chục mâm cỗ cưới biến thành cỗ đám ma đầy nước mắt. Chuyện này, ông trưởng làng Mỹ Cụ Trần Văn Ngoang vẫn còn nhớ như in và nhắc lại ông vẫn rất buồn, bởi S. là cháu ông.

Chồng đào núi, vợ chết

Tiếp theo, bi kịch lan tới nhà ông chú của S., là anh Trần Văn X. Theo người dân trong xóm thì anh X. cũng đào núi hăng hái nhất, đục đuôi cụ rùa đến sát đỉnh, xúc đi hàng ngàn xe đất đá.

Anh X. đã đào tung mấy hầm gạch trong lòng núi, nhưng chẳng rõ có thu được nhiều của quý không. Ông Thớ kể rằng, ông từng xem máy xúc múc hết cả mộ gạch. Mỗi mộ gạch phải chở mấy xe tải mới hết.

Posted Image

Mộ Hán lộ ra khỏi vách núi.

Anh X. đào núi được 3 năm thì vợ anh qua đời. Lý do vợ anh qua đời là vì con chó hàng xóm cắn. Mà con chó có to lớn, dữ dằn gì cho cam, nó bé tý bằng cái hoa chuối. Con chó đớp một cái vào chân, chỉ xước nhẹ, nên chị vợ chả để ý. Thời gian sau, chị kêu mệt, rồi qua đời khi mới 37 tuổi, để lại 2 đứa con cho anh X. nuôi.<

Hàng xóm sát vách nhà anh X. là anh Trần Văn T. cũng gặp cảnh trớ trêu giống hệt anh X. Anh T. cũng tích cực đào đất đá ở núi Dưỡng Chân bán, một là kiếm tiền, hai là mở rộng vườn tược.

Đào đất được 2 năm, thì cô con gái mới chập chững biết đi của anh mắc bệnh lạ, cứ rụng tóc sạch sẽ, rồi bé bỏ bố mẹ về với tổ tiên.

Cái chết con gái không làm vợ chồng anh T. sợ hãi “Thần Rùa”. Chỉ đến khi vợ anh, chị Nguyễn Thị Ng., đột nhiên kêu mệt, nằm nghỉ trên giường vài hôm, rồi tắt thở không rõ nguyên nhân, mới khiến anh T. hoảng hồn, tin vào lời đồn bị “Thần Rùa” quở phạt.

Chị Ng. hoàn toàn khỏe mạnh, không mắc bất cứ căn bệnh gì. Chị mất đột ngột khi mới 30 tuổi. Sau cái chết của vợ và con, anh T. không dám đụng vào núi Rùa nữa, làm lễ cúng bái ghê lắm.

Posted Image

Ngôi mộ Hán này đã bị một gia đình múc gần hết, chỉ còn một chút vách mộ bám trong núi.

Cũng là hàng xóm với anh X., anh T., và cũng rơi vào thảm cảnh giống hệt là anh N. Anh N. cũng cho máy xúc vào vườn nhà mình đục núi múc đất bán. Thật thương tâm, vợ anh, chị Kh., cũng chết bất đắc kỳ tử khi mới 35 tuổi.

Chẳng ai rõ chị Kh. mắc bệnh gì. Chị Kh. là phụ nữ rất khỏe mạnh, xốc vác, làm lụng mọi việc từ trong nhà đến đồng áng, nên cái chết của chị gây sốc cho cả xóm. Người thì bảo “Thần Rùa” gọi đi, người thì bảo con rắn quẫy đuôi nên chết.

Sau vụ chết chóc hàng loạt xảy đến với tất cả những gia đình tham gia đào núi, những gia đình này đã tổ chức đi xem bói. Ông thầy bói tên Duy ở Trại Sơn cách làng 10km bảo quả núi này hình quy ẩn xà, tức con rắn quấn chặt con rùa. Do đó, việc các gia đình phá tung phần đất hình con rắn đã giết con rắn, làm động long mạch, nên không tránh được tai kiếp.

GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn Hóa Việt Nam: “Không nên kết luận một cách dễ dãi”.

Quan điểm về long mạch và chuyện trấn yểm để quyết định đời sống của một cộng đồng dân cư là có tồn tại. Trong dân gian cũng truyền tụng rất nhiều các câu chuyện về trấn yểm từ thời An Dương Vương xây thành cổ loa hay việc trấn yểm phía Tây thành Thăng Long…

Ngay cả trong cuộc sống hiện đại, rất nhiều người vẫn tin vào việc trấn yểm để xua đuổi tà khí mang lại điều tốt đẹp cho gia chủ, chính vì lẽ đó, “thầy phong thủy” và các “dịch vụ phong thủy” mỗi ngày thêm nở rộ.

Bản thân tôi đã từng chứng kiến không ít chuyện trấn yểm khi xây dựng chùa chiền, nhà cửa… Tuy nhiên, việc đúng - sai hoặc có - không chuyện trấn yểm hay long mạch có linh nghiệm không, ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của nhân dân, đến giờ phút này chưa một ai có đủ tri thức hoặc thẩm quyền để khẳng định.

Nhưng có một sự thật cần thừa nhận là đời sống tâm linh trong nhân dân đang trỗi dậy mạnh mẽ và cần được tôn trọng. Người dân có quyền bày tỏ niềm tin của mình trước những vấn đề mang tính tâm linh, tín ngưỡng; nhưng đối với các ngành khoa học thì chuyện "thánh vật" cần được tiếp tục nghiên cứu và thận trọng khi đưa ra những kết luận.

Tôi thấy xung quanh chuyện này có nhiều dư luận trái chiều. Nhiều người mặc dù không nói là không có trấn yểm nhưng cách nói và hướng nhìn nhận sự việc thực chất là phủ định. Tôi nghĩ không nên vội vã và dễ dãi như thế.

Lê Trang ghi

Còn tiếp…

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài 3:

Lý giải ngôi đình 'xe tăng kéo không đổ'

Posted Image - Lý giải bí hiểm xung quanh chuyện cả 4 chiếc xe tăng dùng dây xích và mìn dây cố đánh sập, nhưng ngôi đình vẫn không hề suy chuyển và cây thiêng biết tránh đạn ở Quảng Nam.

>> Bí ẩn về ngôi đình 'xe tăng kéo không đổ'

>> Huyền thoại cây thiêng biết tránh bom đạn

Giải mã bí ẩn ngôi đình thiêng và cây né đạn bomTrở lại chuyện ngôi đình xe tăng bắn không hỏng, dấu tích của dây xích và mìn dây được lính Mỹ quấn vào hai hàng cột giữa đình vẫn còn.

Tôi vẫn không thể nào tin được tại vì sao cả 4 chiếc xe tăng dùng dây xích và mìn dây cố đánh sập, nhưng ngôi đình vẫn không hề suy chuyển.

Ông Phiến giải thích, sở dĩ ngôi đình không đổ sập là nhờ sự liên kết chắc chắn của hệ thống cột và xuyên tránh.Những người thợ xây dựng nên ngôi đình này đã tính toán rất kỹ cho ngôi đình chịu được bão lớn nhất. Ngôi đình cổ này được xây dựng theo kiểu nhà rường 3 gian, 2 chái có tới 24 cột bằng gỗ mít khá lớn, chia thành 6 hàng, mỗi hàng 4 cột. Bên trên cột là những vì kèo và mái đình kết cấu với nhau thành một khối vững chắc.

Với 24 cột và sườn nhà liên kết chắc chắn, cộng với 3 bức tường, hai bên tả, hữu và phía hậu, xây dựng rất dày và kiên cố. Chính vì vậy mà lính Mỹ dùng tới sức kéo của 4 chiếc xe bọc thép cũng không thể kéo ngã.

"Đây là điều có thể minh chứng vì sao ngôi đình tồn tại hàng trăm năm qua với nhiều cơn bão khủng khiếp tràn qua vùng đất này mỗi năm vẫn không hề hấn gì với ngôi đình" - ông Phiến lý giải.

Posted ImageHàng năm, các trường học ở Tam Kỳ thường tổ chức những chuyến đi cho học sinh về thăm địa đạo Kỳ Anh và nghe kể chuyện đình thiêng và huyền thoại về cây rõi.

Còn chuyện cây rõi thiêng biết né đạn bom vẫn tồn tại đến ngày nay, tôi đã đi hỏi rất nhiều cụ bô lão trong làng Thạch Tân. Tất cả đều bảo với tôi rằng đó là cây rõi mà họ phong là cây thần của làng.Còn tại sao nó tồn tại, nhiều người bảo rất khó giải thích. Để đi tìm lời giải cho cây thiêng biết né đạn bom ở làng Thạch Tân, tôi may mắn gặp một sĩ quan chỉ huy lực lượng pháo binh chế độ cũ nay đã bước sang tuổi 80 trong một lần ông tình cờ về thăm quê Quảng Nam.

Ông nguyên là đại tá chỉ huy lực lượng pháo binh chế độ cũ đóng tại khu căn cứ Tuần Dưỡng. Hỏi chuyện về cây thiêng ở đình làng Thạch Tân biết né đạn bom, ông Ngọc cười và hỏi tôi có biết tại sao cây rõi cổ thụ đó vẫn tồn tại mà không bị bom đạn chiến tranh tàn phá không?

Tôi lắc đầu. Ông giải thích rằng: Trên bản đồ tác chiến của lực lượng pháo binh thường chấm tọa độ khi bắt đầu khai hỏa. Mà tọa độ phải được xác định bởi mốc. Chính cây rõi cổ thụ làng Thạch Tân là một mốc tọa độ trên bản đồ tác chiến.

Mỗi lần khai hỏa cho các loại pháo dọn đường đều lấy cây rõi làm mốc tọa độ. Mà trên bản đồ tác chiến, các mốc tọa độ phải được bảo vệ.

Chính vì vậy mà cây rõi làng Thạch Tân không hề trúng đạn bom suốt hai cuộc chiến tranh khốc liệt và trở thành cây thiêng với bao huyền thoại mà người dân làng Thạch Tân tin rằng cây biết né đạn bom.

Bí ẩn dưới lòng địa đạo

Bên cạnh cây thiêng và ngôi đình xe tăng kéo không đổ là địa đạo.

Chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình đi tìm những điều bí ẩn nơi vùng đất này. Theo tài liệu lịch sử được ghi lại, cả hệ thống địa đạo Kỳ Anh kéo dài hơn 38 km bắt đầu từ làng Thạch Tân xuống sát ven biển Vĩnh Bình, Kim Đới thuộc xã biển Tam Thăng.

Đây là địa đạo được đào sâu dưới lòng đất cát trong vòng 6 năm. Bắt đầu từ năm 1965 và kết thúc vào năm 1970.

Posted ImageMột miệng cửa hầm địa đạo nằm dưới đình làng Thạch Tân đã được trùng tu bằng bê tông. Tại đây có kho lương thực và trạm xá tiền phương

Anh Hồ Xuân Ấn, một người con của vùng đất Tam Thăng bảo với tôi rằng, ngay cả bản thân anh lúc đầu cũng đã từng đặt câu hỏi tại sao lớp cha anh mình lại đào được địa đạo dưới lòng bãi cát trắng?Khi lần từng bước chân trong lòng địa đạo quê mình, anh vẫn không thể nào tin và tự hỏi làm sao người dân quê anh đào được hơn 38 km địa đạo xuyên lòng bãi cát trắng

Đem câu chuyện hỏi ông Hồ Xuân Quang, một trong hàng nghìn người từng tham gia đào địa đạo trong những năm chiến tranh. Ông Quang bây giờ đã bước sang tuổi 70, nhưng vẫn nhớ như in ngày đầu đào địa đạo Kỳ Anh mà ông bảo mỗi m địa đạo thấm bao máu mồ hôi và nước mắt của người dân Tam Thăng.

“Bắt đầu từ ngày 1 tháng giêng năm 1965, quân và dân Tam Thăng bắt đầu công cuộc đào địa đạo để bám trụ chiến đấu…” - ông Quang nhớ lại.

Trong hồi ức của mình, ông Quang vẫn chưa quên những đau thương ngày đầu đào địa đạo. Đó là 12 du kích của địa phương anh dũng hy sinh khi 100 m địa đạo đầu tiên mới được đào.

Đó là vào cuối tháng giêng năm 1965, khi một lực lượng lớn lính Mỹ tràn vào làng, sau mấy trận giao tranh bất thân thắng bại.

Để bảo toàn lực lượng, 12 du kích rút xuống địa đạo mới được đào hơn 100 m.

Posted ImageHai giếng nước quan trọng cũng là hai cửa địa đạo. Đây là nơi người dân ra ám hiệu cho quân giải phóng dưới địa đạo biết địch đã rút.

Lính Mỹ phát hiện và bủa vây lực lượng bao vây ngay miệng địa đạo. Lựu đạn cay, chất độc bắt đầu được ném xuống. Cả 12 du kích quyết định ôm nhau ngồi chết ngạt không đầu hàng vì sợ lộ ý đồ đào địa đạo, bọn Mỹ sẽ cho xe tăng và phi pháo san bằng.Để đào được 38 km địa đạo xuyên qua bãi cát trắng và nối thông với các làng từ Thạch Tân xuống Kim Đới, Vĩnh Bình là cả một kỳ công.

"Ngay dưới lòng cát trắng là tầng đá cóc rất mềm, nhưng gặp gió là là trở nên rất cứng" -ông Quang giải thích.

Nhưng trên tầng đá cóc vẫn là cát rất dễ bị sạt lở? Ông Quang bảo rằng địa đạo khi đào qua bãi cát trắng họ dùng tre chống đỡ. Còn phần lớn địa đạo người dân đào dưới hàng rào tre quanh vườn.

"Chính nhờ rễ tre đan dày bện chặt nên không bị sạt lở. Cũng nhờ bờ rào tre và cây cối này đã che chắn và ngụy trang khiến địch không thể biết được địa đạo ở đâu…" - ông Quang giải thích.

Posted ImageMột góc địa đạo Kỳ Anh đã được trùng tù bằng bê tôngĐể hình thành địa đạo liên hoàn này, toàn bộ người dân Kỳ Anh từ già đến trẻ thức trắng suốt hơn 6 năm ròng từ nhà này đào nối thông với nhà kia trong làng và kéo dài hơn 38 km dưới lòng bãi cát trắng.

Mãi đến sau này, những bí ẩn dưới lòng bãi cát trắng Tam Thăng mới dần được hé lộ.

Rất nhiều lời giải thích cho những bí ẩn nơi ngôi đình cổ, địa đạo và cây rõi thiêng nơi đình làng Thạch Tân.

Nhưng với tôi vẫn nhớ như in trong chuyến đi về Thạch Tân, nhà báo Duy Hiển bảo rằng: ”Chính nền văn hóa nhân văn đã thắng nền văn minh vật chất bạo tàn, phi nghĩa”.

Không biết điều đó có đúng không. Tôi chỉ biết cây rõi linh thiêng, địa đạo và ngôi đình cổ đến nay vẫn trường tồn và là nhân chứng qua bao cuộc bể dâu nơi vùng đất đau thương này…

Vũ Trung

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay