futureprecedor

Gia Tăng Tế Bào Não - Thủ Phạm Làm Tăng Bệnh Tự Kỷ-

12 bài viết trong chủ đề này

+Gia tăng tế bào não - Thủ phạm làm tăng bệnh tự kỷ-

Nguồn: Theo báo Sức khỏe và Đời sống

Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia đại học California UOC, Mỹ phát hiện thấy, gia tăng tế bào não là thủ phạm làm tăng bệnh tự kỷ ở trẻ nhở. Cụ thể, nếu não của trẻ sản xuất quá nhiều tế bào, nhất là trong vùng thùy não trước, nơi đảm nhận xử lý cảm xúc và truyền thông sẽ làm tăng rủi ro mắc bệnh. Kết luận này trùng khớp với thực tế, những đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ thường có kích thước vùng não nói trên lớn hơn những đứa trẻ bình thường. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học còn phát hiện thấy bệnh tự kỷ phát triển ngay từ giai đoạn mang thai, nhất là từ tháng thứ 4 trở đi, khi các tế bào não ở vùng thùy trán trước phát triển mạnh. Nghiên cứu ở 6 đứa trẻ không mắc bệnh và 7 đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ, tất cả đã chết, nhóm đề tài đã phát hiện thấy vùng thùy não trước của những đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ có số lượng tế bào tăng tới 67% so với những đứa trẻ khỏe mạnh và từ sự gia tăng về số lượng tế bào này đã gây gián đoạn chức năng của não. Ngoài ra, có từ 10~20% số ca mắc bệnh là do yếu tố di truyền, yếu tố khách quan trong giai đoạn thai kỳ mà đến nay khoa học chưa giải thích được. Phát hiện trên mở ra một hướng đi mới, giúp hiểu thêm về căn bệnh tự kỷ, căn bệnh đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị.

Khắc Nam (theo MH, 12.2011)

Tham khảo thêm

Các biểu hiện thường thấy của trẻ tự kỷ

Bệnh tự kỷ theo nghiên cứu của các bác sĩ Viện nghiên cứu sức khoẻ tinh thần quốc gia Anh gồm có các biểu hiện cụ thể sau:

- Hành động bất thường: Trẻ em mắc bệnh tự kỷ thường có những hành động bất thường như bắt chước một số hành động của các trẻ em đặc biệt khác, chống lại sự thay đổi nếp sống hằng ngày, tránh giao tiếp bằng ánh mắt mà chủ yếu bằng lời, hò hét. Đôi khi trẻ khó ngủ, không kiểm soát được tình cảm của bản thân dẫn tới những hành động hung hăng, gây gổ đối với những người xung quanh.

- Khó khăn trong giao tiếp: Các giao tiếp xã hội của trẻ em tự kỷ bị cản trở rất lớn vì những khó khăn trong diễn đạt ngôn ngữ cũng như hiểu về ý nghĩa của ngôn ngữ. Chính vì thể trẻ em tự kỷ thường ngại tiếp xúc, tránh tiếp xúc với thế giới bên ngoài, sống khép kín.

- Lười vận động: Trẻ tự kỷ thường tránh những hoạt động và học tập mang tính tương tác cho dù là những hoạt động bình thường nhất. Chúng chỉ phát triển rất nhỏ những hành động bắt chước và mang tính chất tưởng tượng nhưng chúng lại gặp khó khăn trong việc thể hiện chúng.

- Các biểu hiện sớm của bệnh tự kỷ: Các triệu chứng của trẻ tự kỷ phát triển từ 3 đến 10 tuổi, tuy nhiên những biểu hịên đầu tiên của trẻ tự kỷ thường là ánh mắt đề phòng cảnh giác. Tuy nhiên các bác sĩ tại Viện nghiên cứu sức khoẻ tinh thần quốc gia Anh đã nghiên cứu trên những bệnh nhân điển hình và đưa ra những biểu hiện khác như:

  • Phản hồi trong giao tiếp chậm hoặc rất hạn chế
  • Kém ăn
  • Sự thay đổi mạnh mẽ trong biểu hiện cảm xúc
  • Hờ hững và không tự tin khi tiếp xúc với môi trường xung quanh.
  • Sự thay đổi đột ngột trong cách cư xử từ bình thường tới gây gổ, hay cáu giận hoặc sống khép mình cô lập.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sai lầm của lối tư duy bây giờ là phát triển não bằng mọi phương tiện, bằng mọi chất hóa họa, chất kích thích. Phát triễn não chẳng khác nào là phương thức tra tấn não, cưỡng áp não, cưỡng ép tâm thần, tinh thần con người, đưa con người vào sự tự kỷ từ ngay trong tiềm thức. Cũng như hiện nay, các sách phương tây và ta bắt chước theo dạy người trẻ làm giầu và thăng tiến đều cùng một chủ trương "Hãy nói như người thành đạt, ăn mặc như người thành đạt, ứng xử như người thành đạt...bạn sẽ là người thành đạt". Thật là nguy hại hết sức!

Thiên Đồng

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phải chăng đây mới thực đúng nghĩa của Thần giao cách Cảm?

Sai lầm của lối tư duy bây giờ là phát triển não bằng mọi phương tiện, bằng mọi chất hóa họa, chất kích thích. Phát triễn não chẳng khác nào là phương thức tra tấn não, cưỡng áp não, cưỡng ép tâm thần, tinh thần con người, đưa con người vào sự tự kỷ từ ngay trong tiềm thức. Cũng như hiện nay, các sách phương tây và ta bắt chước theo dạy người trẻ làm giầu và thăng tiến đều cùng một chủ trương "Hãy nói như người thành đạt, ăn mặc như người thành đạt, ứng xử như người thành đạt...bạn sẽ là người thành đạt". Thật là nguy hại hết sức!

Thiên Đồng

Nếu ý kiến này đc chấp nhận và phổ biến rộng thì mấy cái quảng cáo sữa DHA gì đó chắc hết chỗ dung nạp. Người Việt hiện tại bị ngoại cảnh tác động quá nhiều, triết lý cho ông quên hết rồi .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hiện tại FT đang ngờ rằng bệnh tự kỷ liên quan đến cụm từ "thần giao cách cảm". Không biết đã chính xác chưa? FT xin được mạo muội đưa ra diễn đàn mong được chỉ giáo thêm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong cụm từ "thần giao cách cảm" theo cách hiểu của FT là thần ở đây là cái thần của con mắt (như nói là con mắt thất thần), còn cảm ở đây nghĩa là cảm động, cảm rung.

Đối với bệnh tự kỷ, trẻ bị tăng động cái thần của con mắt (ánh mắt) nhanh hơn rất nhiều so với trẻ thường, và khi ánh mắt này giao chạm với một ánh mắt khác làm trẻ bị rung cảm, gây cường giao cảm, và ở trẻ cơ địa chưa vững thì hệ thần kinh bị ảnh hưởng nhiều dẫn tới mất kiểm soát.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tuyến yên nằm ở sàn não thất ba, trong hố yên của thân xương bướm. Kích thước rất nhỏ, khoảng 1 - 1,2cm. Cấu tạo: dựa vào hình thể, nguồn gốc thai và chức năng, người ta chia tuyến yên làm ba thùy: thùy trước, thuỳ giữa và thuỳ sau.

1.Thùy trước tuyến yên(tuyến yên bạch) Thùy trước được chia làm 3 phần: phần phễu, phần trung gian, và phần xa (hay phần hầu). Thùy trước tuyến yên có tính chất là một tuyến nội tiết thật sự, nó gồm hai loại tế bào:tế bào ưa acid tiết ra hormon GH và Prolactin,tế bào ưa kiềm tiết ra ACTH,TSH,FSH,LH,Lipoprotein...

Chức năng: các hormon này tham gia vào rất nhiều hoạt động quan trọng của cơ thể như: quyết định sự tăng trưởng của cơ thể(GH), sự tăng trưởng và phát triển các tuyến sinh dục(LH,FSH). Đặc biệt các hormon tiền yên còn có tác động điều hòa hầu hết các tuyến nội tiết khác, nên người ta gọi tuyến yên là đầu đàn trong các tuyến hệ nội tiết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image Posted Image Posted Image Posted Image E-mail Posted Image Bản In

Đứa con tự kỷ của mẹ

Là con bị cuốn hút vào những thứ lạ lùng. Mẹ vẫn nhớ ngày con tầm 3-4 tuổi, con dường như bị cái quạt mê hoặc vì chuyển động vòng tròn của cánh quạt. Con làm đổ quạt rất nhiều lần và làm gãy mấy thanh nhựa bảo vệ. Rồi con thò cái que vào khi cánh quạt quay....

Xưa có câu “đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại”, mẹ cũng không biết rõ những chia sẻ của mình như thế này sẽ nằm trong vế nào nữa. Dĩ nhiên, tự kỷ là khuyết tật, là không may mắn, nhưng tương lai của con và các bạn tự kỷ khác sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều nếu mọi người trong cộng đồng đều hiểu hơn về tự kỷ, và sẽ trợ giúp và nâng đỡ các con.

Nếu ai hỏi mẹ tự kỷ là gì, mẹ có thể vẫn chỉ nhắc lại cái định nghĩa khô khan rằng “tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển ảnh hưởng chủ yếu đến khả năng giao tiếp, tương tác và xã hội”. Mẹ cũng nghĩ rằng sẽ tốt đẹp hơn nhiều nếu ta nhìn mọi vụng dại, khác biệt của con bằng tấm lòng nhân ái, sự hiểu biết và yêu thương. Hoặc mẹ cũng chỉ lẩm nhẩm cho riêng mình rằng: bất kể tự kỷ là gì, thì nó vẫn là một phần trong con, và cũng là một phần của cuộc đời của mẹ…

Tự kỷ là gì? Câu hỏi ấy cứ lẩn quất đâu đó, con ạ, chứ nó chưa bao giờ, chưa từng mất đi. Ngày mới biết con như vậy, đây là câu hỏi đáng sợ nhất đối với mẹ, vì ngày đó, chưa có nhiều thông tin như bây giờ, mờ mịt lắm, mẹ đã thật hoảng loạn, và mẹ chẳng biết phải làm gì. Hiểu về nó hơn một chút, thì mẹ cũng định nghĩa nó khác đi. Rồi theo thời gian, con cũng lớn dần, tự kỷ dần thành một phần trong cuộc sống gia đình mình, có những tiến bộ, có những thoái lui, có những tiếng cười, và vô vàn nước mắt.

Để mà “tự hào” về nó, thì cũng có nhiều thứ để kể ra lắm nhé. Nào là nó được Liên hiệp quốc dành riêng hẳn một trang trên website của mình, và cũng là một trong vài ba vấn đề y tế được tổ chức này dành riêng một ngày để kỷ niệm: ngày 2/4, hay còn gọi là Ngày Thế giới Nhận biết về Chứng Tự kỷ. Nó được định nghĩa một cách giản dị là: một loại khuyết tật phát triển ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, xã hội, tương tác; và mới xuất hiện và được ghi nhận trên thế giới chừng gần 100 năm nay.

Rồi có một ngày nọ, nó cũng được xướng danh trong một bài phát biểu của tổng thống Mỹ rằng nó chính là 1 trong 3 vấn đề y tế nhức nhối nhất của đất nước này: bệnh tim, ung thư và tự kỷ.

Ở tầm “vĩ mô” thì là thế, còn ở tầm “vi mô” thì như thế nào đây nhỉ?

Với con, tự kỷ nghĩa là con đâu có được một cuộc sống bình an như bao đứa trẻ bình thường khác.

Là con chẳng biết nói ở tuổi các bạn cùng lứa đã biết nói, biết hát. Con không biết truyền đạt lại ý muốn, nên con như bị “tắc nghẽn”, con buồn bực, căng thẳng.

Là con đâu có một sức khỏe như bình thường. Con kén ăn. Con rất khó ngủ, đặc biệt là ngủ trưa (nhưng con vẫn còn hơn rất nhiều bạn khác chưa từng có một đêm ngon giấc đến sáng, hay bị động kinh và nhiều bất thường khác).

Là con có những ám ảnh chẳng giống ai, mà ngay cả mẹ cũng rất rất là lâu mới hiểu được. Những nỗi sợ vô cớ, những luật lệ con tự đặt ra, chẳng giống bình thường.

Là con chẳng biết giao tiếp, trao đổi, mà chỉ biết gào khóc mà những ngày mới đầu, mẹ không thể hiểu nổi và chỉ biết khóc theo.

Là con bị cuốn hút vào những thứ lạ lùng. Mẹ vẫn nhớ ngày con tầm 3-4 tuổi, con dường như bị cái quạt vuông mê hoặc vì cái chuyển động vòng tròn của cánh quạt. Con làm đổ quạt rất nhiều lần và làm gãy mấy thanh nhựa bảo vệ. Rồi con thò cái que vào khi cánh quạt quay. Chưa thỏa, con thò cả ngón tay vào. Cánh quạt chém vào tay con, hằn lên những vệt đỏ, con khóc lặng, rồi khi nín, và một lúc không ai để ý, con lại lầm lũi tiến đến cái quạt để rồi không thể cưỡng nổi, con lại đưa tay vào trong chịu thêm cái chém thật đau… Cái đau với trẻ bình thường đủ làm cho chúng sợ và tránh xa cái quạt, nhưng với con, nó đã không đủ để ngắt đi nỗi mê thích ám ảnh về chuyển động vòng tròn.

Còn với mẹ, tự kỷ là gì nhỉ?

Là cố gắng yêu thương con và chấp nhận con vô điều kiện. Là ép mình không la mắng con ngay cả những khi con nghịch ngợm quá đà, mà điều này thì xảy ra thường xuyên lắm và hậu quả cũng rất ... nặng nề.

Là nhiều đêm thức trắng hay ngủ chập chờn trong nước mắt. Mẹ già đi nhiều. Nhưng rồi mẹ cũng cố vươn lên, vì mẹ hiểu rõ rằng nếu mẹ không cố gắng, con sẽ thêm thiệt thòi.

Là cũng chẳng còn mấy thời gian cho bạn bè xưa. Cái hội mà biết rõ rằng nếu tụ tập buổi trưa ngày làm việc thì mẹ có thể đến, chứ buổi tối và cuối tuần là mẹ chẳng bao giờ rời nhà ra đi.

Là những lần đi xin học và chẳng thành công, hóa ra, hai từ tự kỷ còn rất đáng sợ với nhiều người khác nữa.

Là ngốn ngấu đọc hàng trăm, hàng nghìn trang tài liệu, đa phần bằng tiếng nước ngoài, với hy vọng mong manh sẽ tìm được điều gì đó áp dụng cho con vì tự kỷ ở các nước phát triển dường như có sớm hơn đến vài chục năm và có rất nhiều tài liệu. Và mẹ thậm chí đọc rất nhiều về y học – một lĩnh vực mà có lẽ nếu không có hai từ ấy, mẹ không thể đọc ngay cả khi là tiếng Việt mình. Và càng đọc, càng hiểu, mẹ càng thương con hơn, vì tự kỷ nó phức tạp lắm và đeo đẳng lắm. Cuối cùng, mẹ cũng quyết tâm hơn, ta chẳng bao giờ chùn bước, chẳng bao giờ.

Là thêm những đêm trắng ngẫm về tương lai. Sau này ấy, bố mẹ chắc sẽ ra đi trước, và con sẽ ở lại. Về tiền bạc, thì bố sẽ lo cho con chu đáo, nhưng còn nhiều thứ nữa phức tạp trong cuộc sống, liệu con có xoay xở được không... Mẹ quen biết vài cô bác có con bị Down, các bạn ấy yếu hơn con về thể lực nhiều lắm, và chăm sóc rất vất vả. Và đôi khi, mẹ chẳng thể ghìm mình khi so sánh rằng các bạn Down ấy, mà theo thống kê thì thường có tuổi thọ ngắn hơn bình thường, sẽ ra đi trước, và thế thì cũng ... đỡ hơn chăng ? Nghĩ thì nghĩ vậy thôi, chứ mẹ cũng không dám nói với các bác, các cô ấy như vậy, sợ lại chạm vào nỗi buồn của họ. Đúng là đứng núi này còn trông núi nọ, dở hơi quá, phải không con?

Là có thêm bao người bạn cùng cảnh ngộ. Những người mà trong mắt họ, dù là đang cười, mẹ vẫn thấy phảng phất một nỗi buồn. Một nỗi buồn có tên là “tự kỷ”. Những người mà mẹ luôn thấy gần gũi thế và luôn sống với nhau ấm áp tình người.

Là mong mỏi, đợi chờ rồi con sẽ lớn khôn như bao người. Mẹ hiểu rằng tự kỷ rất có thể đi liền với chậm phát triển tâm thần, nghĩa là không bao giờ đếm tuổi con theo … lịch! Và tự kỷ cũng làm con khó bộc lộ, giải thích, giải tỏa bản thân hơn so với bình thường. Mẹ chấp nhận cái sự “chậm” này. Còn khi mà đọc được rằng khoảng 70% người tự kỷ có IQ dưới mức trung bình, mẹ vẫn thấy còn cơ hội, vì người ta không dùng hết công suất của não mà, nên kể cả khi con nằm trong số 70% đó, mẹ sẽ cố gắng giúp con vượt được cửa ải này, IQ đi đôi với rèn luyện, về vấn đề này, mẹ của con chẳng đến nỗi tệ đâu!

Là cố gắng trở thành “người phát ngôn” hay “đại diện và bảo vệ hình ảnh” cho con. Khi ra ngoài xã hội, con nhiều khi có nhiều hành vi “ngộ nghĩnh” lắm, và mẹ phải có lời giải thích hoặc xử lý kịp thời. Có nhiều người không thể hiểu được tự kỷ là như thế nào, mà con lại hành xử như thế, và đại loại họ sẽ hỏi rằng “thế tự kỷ là gì?” và mẹ sẽ phải vắt óc ra để trả lời cho hợp với hoàn cảnh đó.

Bây giờ, con đã bước chân vào lớp 1, lớp 1 hòa nhập của trường Xã Đàn, thỏa ước mơ mà cách đây không lâu mẹ vẫn còn chưa dám nghĩ đến. Mẹ biết con rất vất vả để theo học cùng các bạn, và con đã cố gắng rất nhiều. Với mẹ, mẹ luôn lập 1 danh sách gồm 2 cột về con: những điều con làm được, và những điều con chưa làm được, cần trợ giúp. Và hai từ “tự kỷ” giờ đây cũng như bước sang một trang mới, có lẽ không hề đỡ vất vả hơn, nhưng lại chứa chan hy vọng về những điều mà hai chữ “hòa nhập” giản dị đó mang lại. Mẹ cầu mong cho mọi em bé tự kỷ như con cũng sẽ có một mái trường.

Xưa có câu “đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại”, mẹ cũng không biết rõ những chia sẻ của mình như thế này sẽ nằm trong vế nào nữa. Dĩ nhiên, tự kỷ là khuyết tật, là không may mắn, nhưng tương lai của con và các bạn tự kỷ khác sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều nếu mọi người trong cộng đồng đều hiểu hơn về tự kỷ, và trong khả năng của mình, mọi người sẽ trợ giúp và nâng đỡ các con nói riêng và những người khuyết tật nói chung. Có thể đó chỉ là những hành động vô cùng nhỏ nhoi và dễ dàng, nhưng con cần nhiều những điều như thế lắm. Có thể chỉ là một nụ cười. Có thể chỉ là một ánh mắt khích lệ. Có thể chỉ là lờ đi khi con lỡ làm một điều gì đó ảnh hưởng đến họ. Có thể chỉ đơn giản là mọi người hiểu tự kỷ là một thứ phức tạp và có thể là bất kỳ vấn đề nào khác với bình thường.

Và giờ đây, sau rất nhiều năm tháng sống cùng con và hai chữ tự kỷ, đã và vẫn đang tìm hiểu, tự suy ngẫm khá nhiều, nếu ai hỏi mẹ tự kỷ là gì, mẹ có thể vẫn chỉ nhắc lại cái định nghĩa khô khan rằng “tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển ảnh hưởng chủ yếu đến khả năng giao tiếp, tương tác và xã hội”. Mẹ cũng nghĩ rằng tự kỷ có thể là rất nhiều thứ khủng khiếp, nhưng sẽ tốt đẹp hơn nhiều nếu ta nhìn mọi vụng dại, khác biệt của con bằng tấm lòng nhân ái và sự hiểu biết và yêu thương. Hoặc mẹ cũng chỉ lẩm nhẩm cho riêng mình rằng: bất kể tự kỷ là gì, thì nó vẫn là một phần trong con, và cũng là một phần của cuộc đời mẹ. Mẹ không phải là tuýp người hay than thân trách phận, nhưng có một điều mẹ muốn con luôn luôn ghi nhớ rằng tự kỷ, nó càng đáng ghét bao nhiêu, thì mẹ lại yêu con thêm vạn, vạn lần.

Yêu con, và chúc con một năm mới mạnh khỏe, học tập tốt, và đầy may mắn.

Hà Dương

CLB gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội

"Lên đồng không phải là trạng thái bệnh lí mà chỉ là trạng thái biến đổi ý thức đặc biệt mà các ông đồng, bà đồng chủ động tự đưa mình vào.Chính trong môi trường tự biến đổi ý thức đó, cái vô thức trỗi dậy giúp ông đồng, bà đồng giải tỏa nhiều tâm lí ức chế tâm thần. Đó chính là nguồn gốc của nhiều hiện tượng tâm sinh lí như điên loạn, bệnh tật, kết tóc, cơ đày... Và cũng không có gì ngạc nhiên khi ra đồng và thường xuyên lên đồng, thì trong môi trường tự biến đổi ý thức do tự kỷ ám thị mà các ức chế vô thức được giải tỏa, dần khỏi bệnh, khắc phục dần được hành vi lệch chuẩn và tái hòa nhập cộng đồng như những người bình thường khác".GS Ngô Đức Thịnh

Share this post


Link to post
Share on other sites

BS Hoàng Xuân Ba có chữa bệnh tự kỷ, trầm cảm rất thành công ở Mỹ. Tại hạ nghĩ bạn thử tìm hiểu các thông tin liên quan xem. Nghe đâu 1 BS trầm cảm nổi tiếng ở Mỹ, nhưng ở bang bên cạnh bang BS Ba có điện hỏi BS Ba là Thế ông thực ra là chữa ung thư hay là tự kỷ

Bởi vì thấy BS Ba rất nổi tiếng về chữa ung thư thì ai cũng biết rồi, mà thấy đợt đó bệnh nhân của ông ta ít đi và tự họ nói với nhau về BS Ba.

Sau đó, BS Ba có nhận lời sang bang bên cạnh thảo luận chuyên môn. Và ông BS Mỹ đó phục sát đất, và được BS Ba dạy lại phương pháp của mình.

Từ đó, ông BS ng Mỹ với kiến thức sẵn có về tự kỷ, trầm cảm, phát triển hơn nữa và đã chữa bệnh này thành công hơn trước rất nhiều.

Chia sẻ thêm là, việc gia tăng tế bào não dẫn tới sự kích thích thái quá của màng tế bào ko những dẫn tới tư kỷ, trầm cảm mà cũng là nguyên nhân chính gây ra ung thư.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

BS Hoàng Xuân Ba có chữa bệnh tự kỷ, trầm cảm rất thành công ở Mỹ. Tại hạ nghĩ bạn thử tìm hiểu các thông tin liên quan xem. Nghe đâu 1 BS trầm cảm nổi tiếng ở Mỹ, nhưng ở bang bên cạnh bang BS Ba có điện hỏi BS Ba là Thế ông thực ra là chữa ung thư hay là tự kỷ

Bởi vì thấy BS Ba rất nổi tiếng về chữa ung thư thì ai cũng biết rồi, mà thấy đợt đó bệnh nhân của ông ta ít đi và tự họ nói với nhau về BS Ba.

Sau đó, BS Ba có nhận lời sang bang bên cạnh thảo luận chuyên môn. Và ông BS Mỹ đó phục sát đất, và được BS Ba dạy lại phương pháp của mình.

Từ đó, ông BS ng Mỹ với kiến thức sẵn có về tự kỷ, trầm cảm, phát triển hơn nữa và đã chữa bệnh này thành công hơn trước rất nhiều.

Chia sẻ thêm là, việc gia tăng tế bào não dẫn tới sự kích thích thái quá của màng tế bào ko những dẫn tới tư kỷ, trầm cảm mà cũng là nguyên nhân chính gây ra ung thư.

Mình nghĩ ở trẻ tự kỷ một cái vòng luẩn quẩn về tâm lý kích thích bị lặp đi lặp lại. Nên chăng tìm ra những gì trẻ thấy hào hứng và thường xuyên hướng hoạt động của trẻ vào các hành động đó, lâu ngày trẻ sẽ có các vòng tâm lý tích cực thế chỗ cho các thói quen tiêu cực cũ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mình nghĩ ở trẻ tự kỷ một cái vòng luẩn quẩn về tâm lý kích thích bị lặp đi lặp lại. Nên chăng tìm ra những gì trẻ thấy hào hứng và thường xuyên hướng hoạt động của trẻ vào các hành động đó, lâu ngày trẻ sẽ có các vòng tâm lý tích cực thế chỗ cho các thói quen tiêu cực cũ.

Nếu bạn thực sự quan tâm muốn tìm hiểu, TP nghĩ bạn nên search trên google từ khóa "năng lượng sinh học thần kinh", sẽ có rất nhiều điều bổ ích cho bạn khám phá.

Thân mến

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu bạn thực sự quan tâm muốn tìm hiểu, TP nghĩ bạn nên search trên google từ khóa "năng lượng sinh học thần kinh", sẽ có rất nhiều điều bổ ích cho bạn khám phá.

Thân mến

Cảm ơn bạn, như vậy các bác sỹ trên TG và qua bác sỹ Ba đã chứng minh màng tế bào bị kích thích quá mức là nguyên nhân chính dẫn tới tự kỷ, trầm cảm và ung thư.

Tks a lot!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn bạn, như vậy các bác sỹ trên TG và qua bác sỹ Ba đã chứng minh màng tế bào bị kích thích quá mức là nguyên nhân chính dẫn tới tự kỷ, trầm cảm và ung thư.

Tks a lot!

Gửi FT

TP thấy bạn thật sự có nhiều hứng thú trong việc tìm hiểu về y dược học. Posted Image Theo TP, bạn có thể đọc và tìm hiểu phương pháp, phác đồ điều trị của BS.TS Hoàng Xuân Ba. Diễn đàn m cũng có giới thiệu về BS Ba rồi đó.

http://diendan.lyhoc...nh/page__st__40

Khi bạn thấm nhuần cơ chế bệnh lý theo những gì BS Ba đưa ra rồi, bạn sẽ thấy 1 điều vô cùng kỳ diệu, là ta có thể giải quyết đại đa số các bệnh nan y tưởng chừng vô cùng khó khăn phức tạp một cách đơn giản tới không ngờ. Posted ImagePosted Image

Năng lượng sinh học thần kinh và dinh dưỡng tế bào đã được các nhà khoa học đưa ra từ lâu, BS Ba lại là người phát triển thêm vượt bậc và quan trọng nhất là đã phát triển về mặt ứng dụng, khiến ta có thể áp dụng nó mà giải quyết rất nhiều bệnh mạn tính.

Vài dòng chia sẻ.

Thân mến

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay