Posted 27 Tháng 1, 2012 Kính bác Hà Uyên. Vậy tháng Hai ngày Giáp Tuất chắc có nhiều sự kiện bất thường trên trái Đất này do con người gây ra? Ngày Giáp Tuất và Quí Hợi tháng Quý Mão chính là ngày 22 và 23. Nếu là tại họa do con người gây ra - thí dụ là chiến tranh - thì bên khai chiến trước dù có thắng, hoặc đạt được mục đích chiến tranh thì cũng tan hoang, hoặc thiệt hại nặng. Lịch sử có thể lặp lại với cuộc chiến Iraq khi Hoa Kỳ tấn công vào ngày 18. 2 Quí Mùi Việt lịch. Xin được nghe cao kiến của bác. Chào anh Thiên Sứ Sau ngày 12 tết, Anh cho phép chúng ta sẽ quay trở lại chủ đề này, để hội đủ thêm thông tin về thiên thời, thêm nữa ngày 04/02/2012 là ngày Ất Mùi lại khởi khí Lập Xuân vào giờ Dậu, chu kỳ ngày Ất Mùi ứng hào Sơ quẻ Khôn, thật là Lý sương vậy. Cũng không có cao kiến gì đâu anh Thiên Sứ, chỉ là sự ham thích cá nhân, mà Tôi đã dành tạm gọi là đủ thời gian về cái lẽ "hư huyền" trong Đông Phương Học vậy. Năm Nhâm Dần 1962 cho đến năm Nhâm Thìn 2012, một chu kỳ của số 5 thuộc Trung cung quay trở lại. Nhưng tại thời của hiện tại, cái dẫn hướng và cái dẫn động đã không đẩy loài người phải hồi hộp lo sợ cao độ, chờ đợi sự "bấm nút" của chiến tranh lạnh giữa Nga và Mỹ. Ở vào thời hiện tại này, cái dẫn hướng thì phương không còn "trực", cái dẫn động thì tiềm lực có phần thái quá, ... Tôi không phải là người chuyên bình luận về mảng này, Ta tạm dùng ngôn ngữ là như vậy ! Trong tình trạng "hàm", thì ngôn ngữ của Con người đối xử với nhau, còn gọi nhau thật là thân thương. Khi tiềm năng, tiềm lực, tiềm long, ... chuyển thành kháng nghị , kháng cáo, kháng long, ... thanh âm chẳng thể hòa được nữa. Thang âm đã không hòa, thì quái Chấn ở Nội quái hay ở Ngoại quái đều cho ta biết về "Lôi điện giai chí, Triết ngục chí hình" (雷 電 皆 至, 折 獄 致 刑) vậy. Hà Uyên Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 1, 2012 Chào anh Thiên Sứ Sau ngày 12 tết, Anh cho phép chúng ta sẽ quay trở lại chủ đề này, để hội đủ thêm thông tin về thiên thời, thêm nữa ngày 04/02/2012 là ngày Ất Mùi lại khởi khí Lập Xuân vào giờ Dậu, chu kỳ ngày Ất Mùi ứng hào Sơ quẻ Khôn, thật là Lý sương vậy. Cũng không có cao kiến gì đâu anh Thiên Sứ, chỉ là sự ham thích cá nhân, mà Tôi đã dành tạm gọi là đủ thời gian về cái lẽ "hư huyền" trong Đông Phương Học vậy. Năm Nhâm Dần 1962 cho đến năm Nhâm Thìn 2012, một chu kỳ của số 5 thuộc Trung cung quay trở lại. Nhưng tại thời của hiện tại, cái dẫn hướng và cái dẫn động đã không đẩy loài người phải hồi hộp lo sợ cao độ, chờ đợi sự "bấm nút" của chiến tranh lạnh giữa Nga và Mỹ. Ở vào thời hiện tại này, cái dẫn hướng thì phương không còn "trực", cái dẫn động thì tiềm lực có phần thái quá, ... Tôi không phải là người chuyên bình luận về mảng này, Ta tạm dùng ngôn ngữ là như vậy ! Trong tình trạng "hàm", thì ngôn ngữ của Con người đối xử với nhau, còn gọi nhau thật là thân thương. Khi tiềm năng, tiềm lực, tiềm long, ... chuyển thành kháng nghị , kháng cáo, kháng long, ... thanh âm chẳng thể hòa được nữa. Thang âm đã không hòa, thì quái Chấn ở Nội quái hay ở Ngoại quái đều cho ta biết về "Lôi điện giai chí, Triết ngục chí hình" (雷 電 皆 至, 折 獄 致 刑) vậy. Hà Uyên Dạ! Vâng! Xin cảm ơn bác có lời chỉ dạy. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 1, 2012 - Ngày 4 tết - Bính Tuất - sao Giác - hào 4 Cấn - cung Thìn - Ngày 5 tết - Đinh Hợi - sao Cang - hào 4 Đoài - cung Thìn - Ngày 6 tết - Mậu Tý - sao Đê - hào 6 Khảm - cung Mão - Ngày 7 tết - Kỷ Sửu - sao Phòng - hào 2 Ly - cung Mão - Ngày 8 tết - Canh Dần - sao Tâm - hào 2 Chấn - cung Mão - Ngày 9 tết - Tân Mão - sao Vĩ - hào 6 Tốn - cung Dần - Ngày 10 tết - Nhâm Thìn - sao Cơ - hào 3 Càn - cung Dần Nếu chúng ta dùng các sao trong Nhị thập bát tú đã được định vị trên bộ lịch hàng năm như năm nay 2012 thì có khả năng đã bị sai, vì theo thời gian các ngôi sao này đã di chuyển vị trí quan sát kể từ thời cổ đại hoặc thời gian quan sát gần nhất?. Cứ mỗi 2.160 năm, vòng Hoàng Đạo quay 30 độ so với vị trí quan sát từ trái đất. Nếu dùng chúng làm các quy ước tương tác thì chưa thấy đề cập đến. Kính. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 1, 2012 @ hoangnt: Lệch đi 63 độ, theo đó mà tính Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 2, 2012 @ hoangnt: Lệch đi 63 độ, theo đó mà tính Lại thêm, tháng Quý Mão, thì chi Mão có biệt danh là "như", ... cho nên, biệt danh của tháng Hai âm lịch Quý Mão là "cực như" Cảm ơn bác Hà Uyên. Cực như có phải là vô xác định chăng?. Kính. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 2, 2012 @ hoangnt: Lệch đi 63 độ, theo đó mà tính Lại thêm, tháng Quý Mão, thì chi Mão có biệt danh là "như", ... cho nên, biệt danh của tháng Hai âm lịch Quý Mão là "cực như" Cảm ơn bác Hà Uyên. Cực như có phải là vô xác định chăng?. Hoangnt thân mến Hơn 300 năm nay, cánh cửa đã mở ra rất nhiều khái niệm mới, theo đó hình thành trào lưu định nghĩa lại những học thuyết hay những khái niệm của Người xưa, với cá nhân Tôi cũng không ngoại lệ, ví như thuyết cái mang, hay là thuyết hỗn mang, hay là thuyết Thái cực tổng bằng Không, .v.v... Năm Nhâm Thìn, theo Lịch pháp xưa, khi Thái Tuế cưỡi lên chi Thìn thì được gọi là "Chấp Từ", như vậy biệt danh của năm Nhâm Thìn còn được gọi là Huyền Chấp Từ, tháng Hai là 1 trong 12 tháng thuộc 1 năm, nên "Cực Như" cũng nằm trong "Huyền Chấp Từ" vậy. Xét về bề mặt chữ nghĩa, thì chúng ta nên hiểu như thế nào? Những sách vở được ghi chép lại từ lời chú giải của ngài Trịnh Khang Thành (Trịnh Huyền) khi chú sách Chu Lễ nói: "Nhật bảo rằng từ Giáp đến Quý; Thời bảo rằng từ Tí đến Hợi; tháng bảo rằng từ Châu đến Đồ; Tuế bảo rằng từ Nhiếp Đề Cách đến Xích Phấn Nhược; Tinh Tú bảo rằng từ Giác đến Chẩn". Hay theo ngài Dương Hùng lập thuyết Thái Huyền Kinh nói: "Gộp số của Luật Lữ hoặc Hoàn, hoặc Phủ, hễ là số của 78 là số của Hoàng Chung lập ở đó. Lấy nó làm độ, đều sinh Hoàng Chung”, vậy chữ "chung" của tháng Nhâm Dần này được hiểu như thế nào? Qua đây, Ta thấy rất nhiều khái niệm cần phải định nghĩa lại là vậy. Cũng như anh VuiVui đang đưa ra lời bình: như thế nào được hiểu là đúng - như thế nào được hiểu là sai, về thuyết Thái cực tổng bàng Không tại trang web: http://tuvilyso.org/forum/topic/7384-cung-doi-cung/page__st__60 Thế hệ những người như Tôi không kịp nắm bắt những kiến thức mới, còn nhiều hạn chế, đành chấp nhận ở một góc độ nào đó. Hoangnt cùng với Thế hệ của mình hãy vững tin đưa ra những kiến giải mới, Tôi xin lắng nghe và suy ngẫm vậy. Hà Uyên Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 2, 2012 Thái cực tổng bàng Không? Thái cực được xem là trạng thái khởi thủy của vũ trụ và sự bắt đầu xuất hiện một sự vật, hiện tượng mới. "0" là một quy ước cho chúng ta đặt ra và dùng nó làm mốc mang tính so sánh, đối chiếu. Do "tự nhiên" luôn luôn và mãi mãi hiện hữu, cho nên không có cái gì bằng "0" mà chỉ là sự biến đổi "dịch". Khi thiết lập quy ước "0" phải xây dựng một loại các điều kiện tương ứng thường gọi là điều kiện biên. Dĩ nhiên, khi nói "0" chắc chắn nó phải được liên tưởng tới một sự vật, hiện tượng khác nữa mới có giá trị, ví dụ Không có ánh sáng, hai lực cộng lại bằng 0 (chỉ xét lực - tạo điều kiện biên)... Nghiên cứu sự khởi nguyên từ các tôn giáo trên nền tảng Lý học Đông phương thấy rằng: Thái cực giống như một vùng nước nguyên chất rộng lớn đến vô cùng chưa có những biến đổi, mỗi phần tử nước là đơn vị nhỏ nhất của "vật chất" không thể phân chia nhưng lại liên kết với nhau bằng "các loại lực ban đầu", chúng hình thành một vùng nước nguyên sơ, dĩ nhiên chúng sẽ phải có những thuộc tính ban đầu ở trạng thái tiềm ẩn (Tiên thiên). Còn Thái cực xuất hiện trong giai đoạn Hậu thiên thấy rõ nhất là thực vật, động vật, con người mới. Trong đường hình SIN giữa hai miền âm dương có điểm cân bằng gọi là "0" cũng không ngoại lệ, về lý thuyết điểm này xuất hiện trong khoảng thời gian tiệm cận bé đến vô cùng, nhưng nó cũng có thể xem như "0" = 1 năm nếu ta chọn đơn vị nhỏ nhất là 1 năm.Vậy thì, 1 tháng trong năm vẫn có thể quy ước về "0" như thường.Điều này cũng có thể rút ra từ hiện tượng vạn vật luôn vận động không ngừng nghỉ. Ngay sau khi vượt qua trạng thái "0" thì trạng thái này sẽ có các thuộc tính vượng, suy... tùy quy luật, như vậy sẽ tạo ra một vùng tạm gọi là "Mờ", cung Càn mang thuộc tính Kim đới Thủy chính là do tính vượng của Kim hơn bởi vì nếu xét bình thường thì cung Càn phải là hành Thủy. Do hiện tượng vận động xoáy trôn ốc, rõ ràng chu kỳ lớn tuế sai 25.920 năm cũng phải được xem xét hiệu chỉnh từ một chu kỳ vận động lớn hơn, có thể là từ chu kỳ 129.600 năm nhưng vì chu kỳ này quá lớn cho nên tại thời điểm này có vẽ chưa xét tới.Mặc dù vậy, bài toán Thái Ất lại lấy mốc chuẩn >10 triệu năm là một câu hỏi rất cần xem xét, nó mang những đặc trưng âm dương ngũ hành gì và tạo ra các tương tác ban đầu nào tới trái đất, con người mà được chọn như vậy. Tinh Tú bảo rằng từ Giác đến Chẩn: vẫn nằm trong chu kỳ 25.920 năm. Theo nhà ngoại cảm Rachel thì ngày Đông Chí năm nay tương ứng lịch Maya 21/12/2012 sẽ kết thúc chu kỳ tuế sai?. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 2, 2012 Chào Hoangnt Bạn có thể chú giải rõ thêm khi Ta thay đổi chữ tổng bằng chữ toàn được không? Có nghĩa là Thái cực toàn Không Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 2, 2012 Bạn có thể chú giải rõ thêm khi Ta thay đổi chữ tổng bằng chữ toàn được không? Có nghĩa là Thái cực toàn Không Chào Bác Hà Uyên. Theo ý kiến cá nhân thì: - Thái cực là một định nghĩa cực kỳ chuẩn xác rồi. - Không cũng là một khái niệm nhưng chắn chắn phải sau khái niệm Thái cực. - Tổng và Toàn khác nhau về ý nghĩa của mỗi từ. Như vậy, sự kết hợp cả 3 từ (trạng thái) ở trên là không thể. Kính. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 2, 2012 Cái "không cùng" vốn đồng thời là "giới hạn tột cùng" (vô cực nhi thái cực). Chỉ vì Nó không có điểm tận cùng nên Nó luôn có thể đi tới cùng. Nó không đạt được cái gì cả nếu Nó không đi tới tận cùng. Đồng thời, Nó không đạt được cái gì cả nếu Nó có một điểm tận cùng. Hiện thực được miêu tả dưới góc nhìn của tương lai ! Hư từ "nhi" = cái đang đến, bắt đầu với, ... thực tại hóa - nhi - phía trước / thực tại hóa - nhi - phía sau. Hư từ này, nó biểu hiện không thay đổi sự vận hành của nó trong hiện thực. Nó chứng minh kích thước của tương lai. Nó cho ta chức năng phát triển của hiện thực. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 2, 2012 Cái "không cùng" vốn đồng thời là "giới hạn tột cùng" (vô cực nhi thái cực). Chỉ vì Nó không có điểm tận cùng nên Nó luôn có thể đi tới cùng. Nó không đạt được cái gì cả nếu Nó không đi tới tận cùng. Đồng thời, Nó không đạt được cái gì cả nếu Nó có một điểm tận cùng. Hiện thực được miêu tả dưới góc nhìn của tương lai ! Hư từ "nhi" = cái đang đến, bắt đầu với, ... thực tại hóa - nhi - phía trước / thực tại hóa - nhi - phía sau. Hư từ này, nó biểu hiện không thay đổi sự vận hành của nó trong hiện thực. Nó chứng minh kích thước của tương lai. Nó cho ta chức năng phát triển của hiện thực. Trong một số sách có đề cập Vô cực sinh Thái cực hoặc trước Thái cực là Vô cực. Thái cực là cái mốc khởi thủy của vũ trụ, đây là một quy ước được đặt ra, mặt khác hiện thực khách quan cho ta nhận thức sự biến đổi của vật chất (vạn vật hữu hình và vô hình, bao hàm cả tâm linh) đưa ta một nhận định sự tự thân tồn tại của vạn vật và tính quy luật vận động của vũ trụ. Sự biến dịch của vạn vật (sinh thành diệt) cùng sự tự thân tồn với tính vô hạn về mặt không gian, trạng thái vật chất của vũ trụ cho phép có sự nhận định về Thái cực như đã trình bày qua kinh sách tôn giáo và lý học là hợp lý (lúc này Bigbang là trật lấc, thuyết này không phù hợp, luận giải đơn giản thôi), kết quả là vũ trụ cũng sẽ bị phân rã nhưng thời gian rất lâu xa nhưng không phải vô cùng (chúng ta không thể xác định). Tuy nhiên vì quá lớn so với lẽ biến dịch của vạn vật, giả sử so cả Thiên hà nên cũng tạm cho nó là vô cùng. Sự tan rã không hàm nghĩa mọi thứ "biến mất" mà chỉ quay về như "trạng thái khởi nguyên mới nhưng không giống khởi nguyên ban đầu về thuộc tính" và vòng quay mới lại tiếp tục. Vậy thì, Vô cực không thể trước Thái cực hoặc nó có thể là một quy ước xác định tính vô hạn về mặt không thời gian qua vòng lặp vận động của vũ trụ. Kính. Share this post Link to post Share on other sites